Đôi điều về Chu Nguyên Chương

4 756 0
Đôi điều về Chu Nguyên Chương

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tiểu sử CHU NGUYÊN CHƯƠNG Chu Nguyên Chương xuất thân từ tầng lớp tá điền nghèo khổ, từng giữ dê chăn bò cho địa chủ. Đời Nguyên năm Chí Chính thứ 4 (1344), vùng đất Hoài Bắc phát sinh hạn hán và châu chấu tàn hại cùng với dịch bệnh nên cha mẹ, các anh đều nối tiếp nhau chết cả. Chu Nguyên Chương không biết lấy gì để sống, tới chùa Hoàng Giác làm thầy tu, từng khuất thực ba nam tới phía tây của tỉnh An Huy, phía đông tỉnh Hà Nam, trải qua gian khổ tôi luyện. Năm Chí Chính thứ 12 (1352), Chu Nguyên Chương tham gia quân Hồng Cân (khăn đỏ) của Quách Tử Hưng, được Tử Hưng tin cậy, nhậm chức Tả phó Nguyên soái nghĩa quân. Năm Chí Chính thứ 16 (1356), Chu Nguyên Chương đánh chiếm Tập Khánh (Nam Kinh ngày nay), được Tiểu Minh vương Hàn Lâm Nhi tiến phong làm Ngô Quốc công. Chu Nguyên Chương lấy Ứng Thiên (Nam Kinh) làm trung tâm, phát triển rất nhanh. Từ năm 1363 đến 1367, lần lượt tiêu diệt tập đoàn Trần Hữu Lượng (tương truyền ông này là con của Chiêu Quốc vương Trần Ích Tắc của triều Trần ở Việt Nam) ở trung lưu Trường Giang và Trương Sĩ Thành ở hạ lưu Trường Giang, bao gồm cả hai bờ nam bắc. Năm 1368, ông xuất quân Bắc phạt, đặt quốc hiệu là Minh. Cùng năm đó, công phá Đại đô (Bắc Kinh), lật đổ ách thống trị của nhà Nguyên, từng bước thực hiện thống nhất đất nước. Năm Hồng Vũ thứ 31 (1398), Chu Nguyên Chương bệnh chết, thọ 70 tuổi, ở ngôi 31 năm, chôn tại Hiến Lăng ở phía nam chân núi Chung Sơn thành phố Nam Kinh. Vai trò lịch sử Hiến LăngChu Nguyên Chương là một nhân vật có nhiều sắc thái truyền kỳ. Trong lịch sử Trung Quốc, Trần Thắng cuối đời Tần đã từng hô khẩu hiệu chiến đấu "Vương hầu hay tướng tá cũng đều như nhau mà thôi", khích lệ bao nhiêu nhân tài hào kiệt đua nhau tranh đoạt giang sơn. Nhưng người thành công nào được mấy ai, tuy có anh hùng áo vải Lưu Bang khai sinh ra triều Hán là tiền lệ, nhưng giống như Chu Nguyên Chương lúc thiếu thời nhà tan, người mất, lưu lạc long đong trong cảnh khốn cùng lại không hề có tiền lệ. Chu Nguyên Chương là người đầu tiên được tôi luyện trong gian khổ, biểu hiện tập trung là từ nhà sư mà xưng Hoàng đế. Trong chùa Long Hưng huyện Phụng Dương tỉnh An Huy có một cặp đối khái quát khá thần tình cả cuộc đờiChu Nguyên Chương nếm trải: "Sinh trên đất Bái, học hành đất Tứ, lớn lên châu Hào, khí Thiên tử một đúc từ quận Phượng; Lúc đầu làm sư, tiếp theo làm vương, cuối cùng xưng đế, dáng thánh nhân chiêm ngưỡng tại chùa Long." Nguyên quán của Chu Nguyên Chương vốn thuộc huyện Bái, Từ Châu tỉnh Giang Tô, về sau dời về Tứ Châu, rồi lại dời về Hào Châu tức Phụng Dương. Cả gia đình Chu Nguyên Chương trôi nổi lênh đênh, do sinh kế thúc bách, không thể không đi khắp chốn mưu sinh. Cha mẹ ông rất đông con, anh chị em cả thảy có tám người, nhưng hai người đã chết yểu, còn lại sáu người, bốn trai hai gái. Chu Nguyên Chương là con út, thuở nhỏ gọi là Trọng Bát, ngay cả tên họ chính thức cũng không có, mãi đến sau khi khi gia nhập nghĩa quân Quách Tử Hưng, mới lấy tên là Chu Nguyên Chương, tên chữ là Quốc Thụy. Chu Nguyên Chương là người có tính quật cường, từ nhỏ chí khí đã chẳng tầm thường. Do sức ép của cuộc sống nên ông phải xuất gia đi tu, nhưng không muốn làm nhà sư nhỏ bé, vào chùa mới được 15 ngày thì đã làm kiểu thầy tu chu du khắp chốn. Trong lúc bôn ba bốn phương, ông đã bí mật tiếp xúc với giáo phái Bạch Liên đương thời, hiểu được tình thế trong thiên hạ, lòng người muốn đổi thay, khí vận triều Nguyên sắp hết. Chu Nguyên Chương ngẫu hứng ngâm một bài thơ rằng: "Lấy đất làm chiếu, trời làm màn, Trăng sao quây quần giấc ngủ an. Đêm dài chả dám đưa chân duỗi, Chỉ sợ non sông bị thủng toang." Bài thơ này đã toát lên được ý chí kiên cường, nỗi lòng sôi sục muốn ngoi lên vị trí tối cao của Chu Nguyên Chương. Về sau, cuối cùng ông đã thành công, bản thân không có một tấc đất nương thân, nhưng qua tự lực NguyÔn Huy Thµnh (su tÇm) 1 phấn đấu mà khai sáng được giang sơn Đại Minh gần 300 năm, vì vậy trong dân gian lưu truyền nhiều giai thoại lạ lùng về ông, chính là thuật lại một cách tôn kính về sự nghiệp và mức độ thông minh tài trí của ông. Tuy vậy, sự lạc hậu của Trung Quốc so với phương Tây bát đầu từ đời Minh. Để tạo nên sự lạc hậu này thì có nhiều nguyên nhân, mà trong đó có biện pháp thống trị chuyên chế bảo thủ của Chu Nguyên Chương, đặc biệt là thể chế chính trị tập quyền cao độ, quyền lực về kinh tế nằm dưới cực quyền chính trị, mà các chế độ về cửa ải bến sông, chế độ cấm buôn bán trên biển, chế độ hộ làm nghề thủ công, chế độ lưu thông hàng hóa . là nguyên nhân chủ yếu kìm hãm sự phát triển của kinh tế. Ngoài ra, cách chọn nhân tài bằng lối văn bát cổ (một thể văn dùng trong các kỳ thi thời phong kiến, chỉ chuộng phô trương hình thức, ít chuộng giá trị đích thực của nội dung) và chủ trương văn hóa chuyên chế của triều Minh cũng là nguyên nhân chủ yếu để tạo nên sự đình trệ của xã hội Trung Quốc. Công và tội của Chu Nguyên Chương đối với lịch sử đều đáng được suy ngẫm. Thống nhất đất nước Kế sách Đối với chính thể chuyên chế của Trung Quốc, quân đội là trụ cột của chính quyền. Cho nên hầu hết các vua khai quốc đều lập được nhiều chiến công hiển hách. Cũng có thể nói, chiến tranh đã tôi luyện nên trí dũng và tầm nhận thức của một vĩ nhân. Chu Nguyên Chương vạch ra chiến lược Bắc phạt, đã nói rõ ông là người thông minh tài trí hơn người. Đại tướng quân Từ Đạt, Thường Ngộ Xuân kiến nghị dùng đại quân đánh thẳng vào Kinh đô triều Nguyên ngay từ đầu, Chu Nguyên Chương đã nhận thấy không thích hợp. Ông đã chỉ ra: "Quân Nguyên vốn còn hơn mấy chục vạn, không thể khinh địch. Huống hồ thành trì kinh đô của nhà Nguyên kiên cố, nếu như chỉ có quân tác chiến đi sâu vào, sẽ kẹt lại dưới chân thành, lúc ấy quân Bắc phạt sẽ lọt vào vòng vây, quân Nguyên từ bốn hướng tới cứu viện, há không phải là thất bại cả sao ?" Đạo quân đơn độc đánh sâu vào lòng địch thực tế là một điều cấm kỵ của nhà quân sự Xem xét kỹ tình thế, Chu Nguyên Chương đã vạch ra chiến lược cẩn thận mà tất thắng: "Đầu tiên chiếm Sơn Đông, triệt chỗ phên rậu che chắn; xoay qua chiếm Hà Nam, chặt đứt vây cánh; lấy huyện Đồng Quan để phòng thủ, chặn trước ngạch cửa, hình thế thiên hạ đã lọt vào tay ta. Sau đó xuất quân đánh Kinh đô triều Nguyên lúc ấy lẻ loi không ai cứu viện, không cần đánh ắt cũng chiếm được; giục trống tiến về phía Tây, Vân Trung, Cửu Nguyên cùng với Quan Lũng sẽ bị hạ gọn như cuốn chiếu." Việc phân tích và bố trí chiến lược kiệt xuất này, hoàn toàn căn cứ theo dự liệu mà phát triển, việc Bắc phạt vì vậy đã thành công. Nguyên nhân thắng lợi Bất cứ sự thành công nào của một vĩ nhân, không phải chỉ ngồi đợi ơn ban, mà là nắm lấy vận mệnh của mình không ngừng buông thả. Chu Nguyên Chương đã không có quyền thế, lại không có trình độ văn hóa, ông ta mượn quân đội của Quách Tử Hưng để thâu tóm thiên hạ, sự thành công của ông khái quát lên trong ba điểm chủ yếu: Hoãn xưng vương Nghĩa quân các lộ phá thành chiếm đất, chưa lập được căn cứ ổn định đã vội xưng vương. Chu Nguyên Chương đã sử dụng lời khuyên của nho sĩ Chu Thăng: "Xây tường cho cao, trữ lượng cho nhiều, chớ vội xưng vương." Năm 1359, Chu Nguyên Chương đã sớm trở thành một trang hào kiệt ngất ngưởng binh hùng tướng mạnh, nhưng ông vẫn không xưng vương mà nhận sự thụ phong của Tiểu Minh vương Hàn Lâm Nhi chính quyền nhà Tống, làm Tả thừa tướng hành tỉnh Giang Tây, năm 1361 được tấn phong tước Ngô Quốc công. Năm 1363, Chu Nguyên Chương rước Tiểu Minh vương về an trí ở Trừ Châu, mượn tay thiên tử ban lệnh cho chư hầu, nhưng vẫn không xưng vương. Năm 1364, Chu Nguyên Chương tiêu diệt tập đoàn quân sự lớn nhất ở lưu vực Trường Giang của Trần Hữu Lượng, lúc này mới xưng là Anh vương, nhưng vẫn tôn trọng Hoàng đế Tiểu Minh vương nhà Tống. Đợi thời cơ tránh mũi nhọn của quân địch Trước kia, khi thực lực của Chu Nguyên Chương chưa lớn mạnh, ông luôn tránh chạm trán với quân chủ lực nhà Nguyên. Ông đã từng đánh bại quân Nguyên ở huyện Lục Hợp (tỉnh An Huy), nhưng đương thời lực lượng của ông rất yếu, không thể đánh nhau với quân chủ lực nhà Nguyên, thế là nộp lại chiến lợi phẩm thu được, hướng dẫn quân Nguyên đi tấn công quân Trương Sĩ Thành, ông luôn giữ mối giao hảo với nhà Nguyên, uyển chuyển tránh né các cánh quân hùng mạnh, sách lược này được vận dụng rất thành công. Nắm chắc thời cơ để nuốt dần miền Giang Nam NguyÔn Huy Thµnh (su tÇm) 2 Chu Nguyên Chương lợi dụng các cánh quân lớn phản Nguyên ở các lộ làm yểm trợ, không để mất thời cơ phát triển ở vùng trung lưu Trường Giang. Ông mượn vây cánh của "Đại Tống", cam chịu phận dưới của Tiểu Minh vương, không xuất đầu lộ diện, mà âm thầm tích lũy phát triển lương thực, mở rộng địa bàn. Ông chọn Tập Khánh làm trung tâm, phía Bắc có Lưu Phúc Thông chống trả quân Nguyên, phía Đông lại có Từ Huy Thọ che chắn. Chu Nguyên Chương lợi dụng thời cơ này để phát triển vùng Giang Nam trước, đánh chiếm những vùng bỏ trống. Trong lúc quân Nguyên đang bận truy quét quân Lưu Phúc Thông và Từ Huy Thọ thì Chu Nguyên Chương cũng đã thống nhất được Giang Nam. Thời kì cường thịnh của triều Minh Khi nhà Minh mới thành lập, do hậu quả của chính sách cai trị của triều Nguyên và gần 20 năm chiến tranh, nền kinh tế Trung Quốc bị phá hoại nghiêm trọng, đời sống nhân dân rất khốn khổ. Trước tình hình ấy, mặc dầu từ lâu không còn là đại biểu của giai cấp nông dân nữa, nhưng Minh Thái tổ (Chu Nguyên Chương) vẫn thông cảm được các nổi khổ của nhân dân đồng thời cũng hiểu rỏ sức mạnh của quần chúng. Vì vậy ông nói: "Thiên hạ mới định, tài lực trăm họ còn khó khăn, giống như con chim mới tập bay, không thể nhổ lông nó, như cây mới trồng không thể lay gốc nó mà phải nâng niu nuôi dưỡng .". Quán triệt tư tưởng đó, Minh Thái tổ đã thi hành những chính sách sau đây: Trả tự do cho những người bị biến thành nô tì trong thời gian loạn lạc, đồng thời cấm cưỡng bức hoặc mua bán dân tự do làm nô tì. Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc khôi phục và phát triển sản xuất nông nghiệp như kêu gọi nhân dân khai khẩn đất hoang, cho họ có quyền sở hữu vĩnh viễn và không đánh thuế; kêu gọi dân lưu tán trở về quê quán, cấp cho họ ruộng hoang đồng thời cấp bò cày, nông cụ, thóc giống, lương thực để gíup họ vượt qua những khó khăn ban đầu. Nhà nước còn chú ý đến vấn đề thủy lợi, giảm nhẹ thuế khóa, cứu tế cho dân những nơi bị mất mùa. Bỏ những hình phạt tàn khốc thời Nguyên như thích chữ vào mặt, cắt mũi, chặt chân, thiến .đồng thời dùng nguyên tắc khoan hồng trong xét xử. Nghiêm trị bọn quan lại tham ô bằng các cực hình như chém bêu đầu, tùng xẻo, giết cả họ . Nhờ những chính sách nói trên, trong vòng 30 năm đầu đời Minh, kinh tế được khôi phục nhanh chóng và bước đầu phát triển, tình hình chính trị được ổn định, đời sống nhân dân bước đầu được cải thiện. Tập trung quyền lực Quan chế Để cho vương triều Minh của họ Chu kế tục lâu dài, Chu Nguyên Chương trước mắt tăng cường chế độ trung ương tập quyền. Năm Hồng Vũ thứ 9 (1376) bãi bỏ Hành trung thư tỉnh, thiết lập Bố chính sứ ty, Đề hình Án át sứ ty, Đô chỉ huy sứ ty phân ra để quản lý hành chính tư pháp, quân sự. Năm Hồng Vũ thứ 13 (1380) hủy bỏ chức Trung thư tỉnh ở trung ương, bãi bỏ chế độ Tể tướng, phân quyền cho sáu bộ Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công. Thiết lập Đô sát viện giám sát trăm quan, lập Cẩm y vệ là những cơ cấu đặc vụ có nhiệm vụ khống chế thần dân. Sát hại công thần Chu Nguyên Chương còn gây ra nhiều vụ án văn chương và gây ra nhiều án liên lụy đến nhiều người nhằm diệt trừ hậu họa cho con cháu. Chu Nguyên Chương nhận thấy Thái tử nhu nhược, khó mà điều khiển nổi những công thần bướng bỉnh không thuần, trước khi ông ta chết còn giúp cho con cháu diệt trừ tận gốc. Tống Liêm là thầy của Thái tử, từ những năm đầu đã theo làm tham mưu cho Chu Nguyên Chương vào sinh ra tử chốn quân trường, lập được nhiều công to, làm quan đến chức Học sĩ Thừa chỉ tri chế cáo. Chu Nguyên Chương cũng viện cớ để giết ông ta, Thái tử thấy thầy bị kết án chém, rơi lệ cầu xin cho NguyÔn Huy Thµnh (su tÇm) 3 thầy. Để dạy bảo Thái tử, ông cho mang một cây roi lớn có đầy gai nhọn quẳng xuống đất, bảo Thái tử nhặt lên. Thái tử có vẻ lúng túng, Chu Nguyên Chương liền dạy rằng: "Cây roi có gai ngươi không nhặt, vậy để ta róc hết cái gai nhọn thay ngươi nhé ?" Thái tử thông minh hiểu được ý của cha, nhưng cũng không cho là đúng, liền khuyên giải phụ hoàng một cách khéo léo rằng: "Trên mà có vua Nghiêu Thuấn, thì dưới sẽ có dân Nghiêu Thuấn" Ngụ ý là làm vua không được tàn bạo. Chu Nguyên Chương cực kỳ giận dữ, liền tóm lấy ghế quẳng về hướng Thái tử. Việc này cho thấy Chu Nguyên Chương sau khi đã ngồi trên ngai rồng đã xem công thần là những gai nhọn cần phải loại bỏ. Ông ta suy nghĩ rất sâu, muốn đoạt thiên hạ phải ngồi trên lưng ngựa, muốn giữ thiên hạ phải xuống ngựa. Thỏ khôn chết, chó săn phải giết thịt. Thống nhất thiên hạ rồi, không thể dùng võ tướng nữa, Chu Nguyên Chương đã tính kỹ cho con cháu, nên phải giúp họ khai đao. Dùng quan văn để trị thiên hạ, Chu Nguyên Chương vẫn không an tâm, cho nên quyền lực từ trung ương đến địa phương hầu hết đều tập trung trong tay Hoàng đế, phát triển chế độ Trung ương tập quyền đến đỉnh cao, trở thành một trong những ông vua có quyền lực nhất trong lịch sử. Chu Nguyên Chương tạo nên những vụ án lớn, văn thần võ tướng, tất cả đều bị càn quét triệt để. Năm Hồng Vũ thứ 13 (1380), Thừa tướng Hồ Duy Dung bị kết tội mưu phản, làm liên lụy đến hơn 3 vạn người vô tội. Năm Hồng Vũ thứ 26 (1393), Lam Ngọc cũng chịu chung số phận như vậy cung với 2 vạn người. Chu Nguyên Chương đã cuốn một loạt "gai góc" đến hơn 6, 7 vạn người. Chu Nguyên Chương còn để cho cơ quan đặc vụ Cẩm y vệ hoạt động công khai, từ sau bức rèm the lại nhảy lên tiền đài. Những năm cuối đời, Chu Nguyên Chương còn ban bố điều lệ Hoàng Minh tổ huấn, yêu cầu con cháu cùng các công thần phải tuân thủ "phép tắc của tổ tông", quy định đời sau kẻ nào sửa đổi điều tổ tông đặt ra thì giết không tha. Chu Nguyên Chương đã giữ chính sách bế quan tỏa cảng, trở thành "tổ huấn", dĩ nhiên là "tổ huấn" đó đã được giữ khư khư một cách tiêu cực, làm cho nền chính trị của vương triều Minh bị ảnh hưởng một cách lâu dài. Nếu nhà Minh không bị vương triều Thanh tiêu diệt, mà vẫn theo chính sách bế quan kiên trì giữ lấy Trường thành, thì Trung Quốc có được lãnh thổ được như ngày nay không, lại là một dấu hỏi lớn. Kết cục Chu Nguyên Chương đã vì giang sơn muôn đời của Đại Minh mà khổ tâm sắp đặt, trừ hậu họa cho con cháu, ban bố tổ huấn, nhưng sự việc cuối cùng lại không theo như ý muốn. Sau khi Chu Nguyên Chương chết mộ phần chưa ráo, thì chú cháu tranh đoạt quyền lực lẫn nhau, "tổ huấn" của ông đã bị người con thứ tư của ông là Chu Đệ phá hoại, chính là Minh Thành Tổ sau này. Ông ta chiếm ngôi Hoàng đế, dời đô về Bắc Kinh. Chu Nguyên Chương mưu sát công thần, không còn ai để giao việc, tự mình chọn trưởng tôn Chu Doãn Văn làm người kế vị nhưng đã bị chết trong binh lửa. Ông ta dựng bảng sắt cấm chỉ hoạn quan can dự chính sự, mà đến đời Thành tổ có đến 24 nha môn lọt vào tay hoạn quan, hoạn quan đã nắm giữ cơ quan đạc vụ, triều Minh đã trở thành triều đại mà hoạn quan gây họa kịch liệt nhất. Chu Nguyên Chương đặt cánh quân hùng mạnh trấn giữ Liêu Đông, dặn dò con cháu trấn thủ biên cương phía bắc, đúng lúc mà triều Minh bị một dân tộc thiểu số ngoài quan ải vào lật đổ là người Nữ Chân. Thông thường mọi việc đều không theo ý chí của một cá nhân xoay chuyển được. Lịch sử đã chứng minh, tất cả những mơ mộng hão huyền của vua hùng chúa bạo đều không thể tồn tại lâu dài, vì những dục vọng chủ quan của họ đều rất đỗi mạnh mẽ, quá cách xa thực tế khách quan. Tiểu thuyết hoá Chu Nguyên Chương được tiểu thuyết hoá trở thành một nhân vật trong truyện Ỷ Thiên Đồ Long Ký của Kim Dung. Trong truyện này ông là một giáo chúng của Minh giáo, có quen biết sâu sắc với giáo chủ Trương Vô Kỵ và tham gia khởi nghĩa chống quân Mông Cổ. Khi khởi nghĩa sắp thắng lợi ông lập mưu lừa Trương Vô Kỵ từ bỏ ngôi vị giáo chủ, ép giáo chủ tiếp theo là Dương Tiêu từ chức. Cuối cùng khi khởi nghĩa thành công, Chu Nguyên Chương tự mình lên ngôi hoàng đế NguyÔn Huy Thµnh (su tÇm) 4 . Tiểu sử CHU NGUYÊN CHƯƠNG Chu Nguyên Chương xuất thân từ tầng lớp tá điền nghèo khổ, từng giữ dê chăn bò cho địa chủ. Đời Nguyên năm Chí Chính. tại chùa Long." Nguyên quán của Chu Nguyên Chương vốn thuộc huyện Bái, Từ Châu tỉnh Giang Tô, về sau dời về Tứ Châu, rồi lại dời về Hào Châu tức Phụng

Ngày đăng: 29/05/2013, 23:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan