Tiểu luận phát triển kinh tế vùng ở tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2011 2020

109 953 8
Tiểu luận phát triển kinh tế vùng ở tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2011 2020

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tiểu luận: Phát triển kinh tế vùng ở tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 20112020 Thuộc các chuyên đề: Phát triển kinh tế vùng lãnh thổ ở phía Bắc giai đoạn 20112020. Lớp Cao cấp lý luận chính trị A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài tiểu luận Phát triển kinh tế vùng là nhằm thúc đẩy và bảo đảm sự phát triển cân đói, bền vững của đất nước, có tính đến các yếu tố đặc Thủ và cơ hội của toàn lãnh thổ và của các vùng, giảm bớt những khác biệt giữa các vùng, không phải bằng cào bằng, kìm hãm nhau, mà bằng bảo tồn và phát huy những đặc tính riêng về môi trường tự nhiên, văn hóa và tiềm năng phát triển của các vùng. Tỉnh Bắc Kạn là một tỉnh miềm núi thuộc Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh và đói ngoại của cả nước, có vai trò quan trọng đói với môi trường sinh thái của cả vùng Bắc Bộ; có tiềm năng và lợi thế phát triển về nông nghiệp, lâm nghiệp, khai khoảng, du lịch và kinh tế; là địa bàn có nhiều đồng bào các dân tộc cùng sinh sống gắn bó lâu đời với bản sắc văn hóa riêng, có truyền thống yêu nước, đoàn kết, kiên cường chống giặc ngoại xâm, có nhiều di tích lịch sử, văn hóa, căn cứ cách mạng. Trong các tiểu vùng kinh tế của cả nước hiện nay, tỉnh Bắc Kạn là một tiểu vùng có nhiều tiềm năng, có vị trí địa lỷ chiến lược quan trọng nhưng hiện nay lại là vùng nghèo và kém phát triển nhất, tỷ lệ hộ nghèo cao, đời sổng nhân dân còn nhiều khó khăn, thu nhập thấp; các vấn đề yề xã hội, về anh ninh dân tộc, tôn giáo tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp... . Một trong những những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, là những hạn chế trong việc vận dụng những kiến thức về phát triển kinh tế vùng lãnh thổ của các tỉnh trong vùng Trung du và Miền núi phía Bắc nói riêng và cùng các khu vực nói chung; các tiềm năng lợi thế và những nét riêng biệt của tỉnh chưa được phát huy hiệu quả việc liên kết, hỗ trợ và cùng nhau phát triển chưa thực sự được quan tâm và đẩy mạnh. Kể từ khi tái lập tỉnh đến nay, kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Kạn đã có những bước phát triển và đạt được những tiến bộ quan trọng. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau mà nền kinh tế xã hội Bắc Kạn vẫn ở một trình độ thấp so với mặt bằng chung của cả vùng Trung du và Miền núi phía Bắc nói riêng và của cả nước nói chung. Cuộc sống của một bộ phận dân cư đặc biệt là các dân tộc ít người còn gặp nhiều khó khăn. Việc phát triển kinh tế xã hội để đưa tỉnh Bắc Kạn ra khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu, nâng cao đời sổng của ngươi dân là một nhiệm vụ quan trọng với Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Kạn. Thực tế chỉ ra rằng để làm tốt nhiệm vụ đó, việc việc nhìn nhận đánh giá các thành công, tồn tại của những việc đã làm là vô cùng quan trọng góp phần định hướng thực hiện tháng lợi những nhiệm vụ sắp tới. Từ những vấn đề nêu trên, Em đã lựa chọn đề tài: Phát triển kình tế vùng ở tính Bắc Kạn giai đoạn 20112020 làm đề tài tiểu luận thuộc chuyên đề bắt buộc Khối kiến thức thứ 4. 2. Mục đích Trên cơ sở lý luận Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, định hướng của Đảng, Nhà nước ta về phát triển kinh tế vùng và liên kết vùng, phân tích làm sáng tỏ các tiềm năng và thực trạng phát triển kinh tế của tỉnh Bắc Kạn, từ đó đề xuất các giải pháp chủ yếu đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Kạn và liên kết vùng trong thời gian tới. 3. Giới hạn 3.1. Đói tượng nghiên cứu Tiểu luận tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Bắc Kạn, đề ra những nhiệm vụ và giải pháp phát triển của tỉnh cho phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của cả vùng Trung du và Miền núi phía Bắc trong thời gian tới. 3.2. Không gian: Nghiên cứu trên phạm vi tỉnh Bắc Kạn. 3.3. Thời gian: Nghiên cứu từ năm 2010 đến nay, đặc biệt là từ ngày 14102010 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1890QĐTTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Kạn và ngày 0872013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1064QĐTTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng Trung du và Miền núi phíã Bắc đến năm 2020. 4. Phương pháp nghiên cứu Cơ sở nghiên cửu của đề tài: Dựa trên cơ sở lý luận, quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, định hướng và chiến lược phát triển kinh tế vùng của Đảng và Nhà nước ta; các học thuyết về phát triển kinh tế lãnh thổ của các nhà nghiên cứu, chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước. Phương pháp nghiên cứu: Tiểu luận sử dụng phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, phương pháp lịch sử và lôgíc, phân tích tổng hợp, so sánh, hệ thống... + Phương pháp thu thập tài liệu: Các tài liệu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau: các giáo trình, số liệu thống kê, công trình nghiên cứu có liên quan, thông tin từ báo chí, Intemet,... + Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh: Các tài liệu sau khi thu thập cần được xử lí qua các bước: phân tích, tổng hợp, so sánh để trở thành những tài liệu, dẫn chứng phục vụ cho mục đích nghiên cứu cùa đề tài. 5. Ý nghĩa thực tiễn Ỷ nghĩa lý luận: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về phát triển kinh tế vùng ở tỉnh Bắc Kạn. Qua đó góp phần làm sáng tỏ hơn những yêu cầu đặt ra trong phát triển kinh tế cho vùng tỉnh Bắc Kạn. Góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Kạn nói riêng và của cả nước nói chung. Ỷ nghĩa thực tiễn: Đảnh giá được thực trạng sự phát triển kinh tế xã hội của tình Bắc Kạn trong những năm cần đây. Qua sự phân tích về các nguồn lực ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Kạn, từ đó cho ta thấy được những mặt mạnh và mặt hạn chế của tỉnh Bắc Kạn. Đề xuất một số định hướng và giải pháp hợp lý cho sự phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Kạn trong thời gian tới 6. Cấu trúc tiểu luận: A. Mở đầu B. Nội dung C. Kết luận D. Tài liệu tham khảo. B. NỘI DUNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Vùng kinh tế. Vùng kinh tế là một không gian kinh tế xác định đặc thủ của quốc gia, là một tố hợp kinh tế lãnh thổ tương đói hoàn chỉnh có chuyên môn hóa kết hợp chặt chẽ với phát triển tổng hợp Đặc trưng của vùng kinh tế: + Có tính chuyên môn hóa theo ngành được hợp thành theo một tỷ lệ về lượng nó phản ánh vị trí, trình độ chuyển môn hóa trong quả trình phân công lao động của vùng. + Vùng kinh tế là vùng phát triển tổng hợp một số ngành chính trong liên kết khai thác tiềm năng của vùng tạo thành chuỗi sản xuất mang tính đặc trưng của vùng nó phản ánh mức độ liên kết trong quá trình phân công lao động của vùng. + Vùng kinh tế gắn với nền kinh tế mờ nó phản ánh mức độ liên kết của vùng: Phát triển vùng kình tế phải gắn với yếu tố hội nhập từ yểu tố kỹ thuật công nghệ đến yếu tố quản lý, từ cách thức tố chức sản xuất trong việc phân công sản xuất và phân bổ các nguồn lực một cách có hiệu quả. + Vùng kinh tế thể hiện tính linh động của vùng trong phát triển nó phản ánh mức độ năng động của vùng: cơ cấu vùng không phải là có định, bất biến, mạ là có sự thay đổi thương xuyên, liên tục. Vì vậy, mọi cách nhìn bất biến đổi với vùng sẽ kìm hãm sự phát triển của vùng. Hiện nay căn cứ vào văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX và Nghị định số 922006NĐCP, hiện nay nước ta chia thành 6 vùng kinh tế lớn: 1. Trung du và Miền núi phía bắc (gồm Đông Bắc Bộ và Tây Bắc Bộ) gồm 15 tỉnh (Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình với tổng đỉện tích 101.377,9 km2 và dân số 12.244,6 nghìn người (mật độ 110,5 ngựờikm2). 2. Đồng bằng Sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc bao gồm 10 tỉnh (Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Hái Phòng, Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình) với diện tích tự nhiên toàn vùng là 14.492,4 km2 và dân số 18.478,4 nghìn người (mật độ dân sổ 1.275 ngườikm2); 3. Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ (Vùng Duyên hải Trung Bộ), trong đó: vùng Bắc Trung Bộ gồm 6 tỉnh (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tỉnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế) với diện tích 51.524,6 km2 và 10.090,4 nghìn người; vùng Duyên hải Nam Trung Bộ gồm có 8 tỉnh (Thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận) với diện tích tự nhiên 44.360,5 km2 và dân số 8.780,0 nghìn người (mật độ 197 ngườikm2); 4. Tây nguyên gồm 5 tỉnh (Kom Xum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng) với diện tích tự nhiên 54.640,6 km2 và dân số 5.124.900 người; 5. Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam bao gồm 06 tỉnh (Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước và Tây Ninh) với diên tích 23.605,2km2 và dân số 14.095,7 nghìn người (mật độ 547 ngườikm2); 6. Đồng bằng Sông Cừu Long gồm 13 tỉnh (An Giang, Bến Tre, Bạc Liêu, Cà Mau, Thành phố cần Thơ, Đồng Thảp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh và Vĩnh Long) với diện tích là 40.548,2 km2 và tổng dân số là 17.232,9 nghìn người (mật độ 425 ngườikm2). Tỉnh Bắc Kạn là một tỉnh miềm núi thuộc vùng Trung du và Miền núi phía Bắc. 2. Quan nỉệm về phát triển kinh tế. Khái niệm phát triển kinh tế: Phát triển kinh tế có thể hiểu là một quá trình lớn lên (hay tăng tiến) mọi mặt về kinh tế trong một thời điểm nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng (tăng trưởng) và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tể xã hội. II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TỈNH BẮC KẠN 1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưỏng đến phát triển kinh tế vùng ở tỉnh Bắc Kạn. 1.1. Vị trí địa lý Bắc Kạn là tỉnh miền núi, có tọa độ địa lý 21048 đến 22044 độ vĩ Bắc, 105o26 đến 106o15 độ kinh Đông. Phía Đông giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang, phía Nam giáp tỉnh Thái Nguyên và phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng. Bắc Kạn có diện tích tự nhiên 4.859,41 km2 chiếm 1,47% diện tích cả nước; dân số khoảng 303 nghìn người chiếm 0.34% dân số cả nước. So với các tỉnh Bắc Kạn có điện tích đứng thứ 27, là tỉnh có dân số thấp nhất cả nước Thành phố Bắc Kạn là trung tâm kinh tế xã hội của tỉnh cách thủ đô Hà Nội 170 km về phía Bắc. Quốc lộ 3 nối từ Hà Nội qua thành phố Bắc Kạn đến Cao Bằng ra các của khẩu biên giới với Trung Quốc là tuyến giao thông quan trọng để giao lưu kinh tế, xã hội của Bắc Kạn với Hà Nội và các tỉnh khác trong vùng. Bắc Kạn nằm trên đường vành đai 2 với quốc lộ 279 từ Hạ Long (Quảng Ninh), qua Đồng Mỏ về Bình Gia (Lạng Sơn) đến Chợ Rã (Bắc Kạn) đến Tuyên Quang rồi kéo dài qua Yên Bái, Lai Châu và Điện Biên Phủ đến của khẩu Tây Trang tỉnh Điện Biên. Đây là tuyến nối Bắc Kạn với các tỉnh trong vùng Trung du miền núi Bắc Bộ. Vị trí địa lý của Bắc Kạn ở vào thế khó khăn so với nhiều tỉnh khác trong vùng, xa trung tâm phát triển kinh tế cùa vùng, lại không có của khẩu biên giới nên việc giao lưu kinh tế, thu hút nguồn lực để đầu tư còn khó khăn. 1.2. Các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên a. Địa hìnhđịa mạo Tỉnh Bắc Kạn có địa hình tương đói phức tạp, đa dạng, độ chia cắt mạnh gồm nhiều dạng địa hình như: Thung lũng, đồi cao, núi thấp, núi trung bình và núi đá vôi... Núi đá xen lẫn núi đất đễ gây sạt lở. Phía Tây có độ cạo thấp dần từ Đông Bắc xuống Đông Nam, có nhiều đỉnh cao trên 1000 m, địa hình chia cắt mạnh, độ dốc bình quân 26o30oC, nhiều dãy núi đá đồ sộ nằm ở phía Bắc huyện Chợ Đồn và phía Nam huyện Ba Bể xen kẽ núi đất tạo thành những thung lũng hẹp. Phía Đông địa hình hiểm trở nằm trong phần cuối của cánh cung Ngân Sơn Yên Lạc, có dãy núi đá vôi Kim Hỉ là khối đá đồ sộ. b. Khí hậu Bắc Kạn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng Đông Bắc Việt Nam, một năm có 2 mùa rõ rệt: mùa đông lạnh và mùa hè nóng ẩm. Nhiệt độ bình quân năm khoảng 22,50C, tháng 2 có nhiệt độ thấp nhất khoảng 15,70C, tháng nóng nhất là tháng 6 có nhiệt độ khoảng 280C. Do địa hình phức tạp nên đã hình thành các vùng tiểu khí hậu khác nhau, nhìn chung khí hậu của Bắc Kạn tương đói thuận lợi cho việc phát triển một hệ sinh thái đa dạng. c. Tài nguyên đất Diện tích đất tự nhiên của Bắc Kạn là 485.941 ha, trong đó đất nông nghiệp (bao gồm cả đất lâm nghiệp) là 371.767 ha chiếm 76,4%, đất phi nông nghiệp là 18.582 ha chiếm 3,8% và đất chưa sử dụng là 96.492 ha chiếm 19,8%. Nhìn chung đất đai trong tỉnh Bắc Kạn tương đói màu mỡ, nhiều nơi tầng đất dầy, có lượng bùn cao, thích hợp cho sản xuất nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên ở một số nơi như Ngân Sơn, Bạch Thông do lớp thảm thực vật bị mất trong nhiều năm nên đất bị sói mòn, thoái hoá làm cho tầng đất mỏng, nghèo dinh dưỡng, khô cằn. d. Tài nguyên rừng Bắc Kạn có 333.564 ha đất lâm nghiệp, trong đó đất có rừng là 263.503,9 ha, (rừng tự nhiên 224.151,4 ha, rừng trồng là 39.352,5 ha) và đất chưa có rừng là 70.060,1 ha. Diện tích rừng tự nhiên của Bắc Kạn chiếm tới 85% , trong đó rừng glàu và rừng trung bình chỉ chiếm có khoảng 9%, diện tích rừng phục hồi và rừng nghèo chiếm khoảng 50% và rừng tre nứa hỗn giao khoảng 20%. Rừng của Bắc Kạn có vị trí quan trọng, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp, môi trường sinh thái và đời sống nhân dân. Diện tích rừng sản xuất của Bắc Kạn chiếm khoảng 64%; diện tích rừng phòng hộ chiếm khoảng 26% và rừng đặc dụng chiếm khoảng 10%. Bắc Kạn có vị trí địa lý nằm ở vùng giao lưu giữa 2 khu hệ động, thực vật của vủng núi Tây Bắc và Đông Bắc. Rừng Bắc Kạn có hệ động thực vật phong phú với nhiều nguồn gen quý hiếm, hiện có khoảng 34 bộ, 110 họ và 336 loài chùn, thú, bò sát, lưỡng cư đang sinh sống, trong đó có 64 loài đã được đưa vào sách đỏ Việt Nam, đặc biệt là có 10 loài đặc hữu của Việt Nam. về thực vật có 148 họ, 537chi và 826 loài, trong đó có 52 loài được xếp vào sách đỏ Việt Nam Tóm lại, rừng Bắc Kạn là một tài nguyên quý, phong phú và đa dạng, ngoài khả năng cung cấp gỗ và các loại lâm sản, đây còn là một trong những trung tâm bảo tồn gien động, thực vật quý hiếm của các tỉnh vùng Đông Bắc Việt Nam. e. Tài nguyên khoáng sản Do đặc điểm lãnh thổ tỉnh Bắc Kạn nằm trong hai kiểu kiến trúc địa chất có chế độ địa động khác nhau đã tạo cho Bắc Kạn có tài nguyên khoáng sản tương đói đa dạng, phong phú rất đặc trưng. Trong đó vàng, chì, kẽm, quặng sắt là khoáng sản có tiềm năng lớn nhất. Vàng: có 2 loại vàng gốc và vàng sa khoáng gồm 19 mỏ và điểm quặng với tổng trữ lượng dự báo khoảng 30 50 tấn, Chì, kẽm: Quặng chì kẽm gồm 77 mỏ và điểm khoáng sản với tổng trữ lượng khoảng 4,8 triệutấn, Sắt và sắt mangan: Có 24 mỏ và điểm quặng vơi trữ lượng đự báo khoảng l0 triệu tấn và 7 điểm quặng sắt mangan Antimon có tại Bắc Kạn chủ yếu là các điểm quặng, trữ lượng không lớn, tập trung chủ yếu tại huyện Chợ Mới và Na Rì. Thiếc dự báo cấp P2 khoảng có khoảng 2.385 tấn Sn. Các khoáng sản phi kim loại. Tiềm năng khá lớn bao gồm sét gạch ngói, vôi và graphit. Đá quý và nửa quý: Có các hạt đá quý Rubi và saphia sa khoáng. Tóm lại, tài nguyên khoáng sản tại Bắc Kạn tương đói phong phú, đa dạng và giầu tiềm năng, trong đó quặng chìkẽm, quặng vàng, quặng sắt và khoáng sản làm vật Ịiệu xây dựng là có trữ lượng công nghiệp. f. Tài nguy ên du lịch Bắc Kạn là một trong những tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch tự nhiên cũng như du lịch nhân văn. Về tài nguyên du lịch tự nhiên đáng chú ý nhất là khu du lịch Hồ Ba Bể với các loại hình du lịch sinh thái, văn hóa. Ở đây có thể tạo thành quần thể với 20 địa điểm có sức thu hút cao với du khách, đó là hồ Ba Bể (cách Hà Nội 254km), vườn quốc gia Ba Bể, động Puông, Ao Tiên... Ngoài ra, Bắc Kạn còn một số thắng cảnh khác nằm rải rác ở các huyện Bạch Thông, Chợ Đồn, Na Rì, như thác Roọm, cách thàiứi phố Bắc Kạn 8km theo tửứi Ịộ 257 (Bắc Kạn Ghợ Đồn), thuộc xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông, Ở huyện Na Rì có tháe Nà Đăng (xã Lương Thành); Động Nàng Tiên (xã Lựcmg Hạ). Tài nguyên du lịch nhân văn cũng khá đa dạng với 181 di tích (văn hóa, lịch sử), trong đó có 24 di tích gắn với hoạt động của Bác Hồ. Di tích Pò Két thuộc xã Văn Học, huyện Na Rì là nợi đồng chí Phùng Chí Kiên và các đồng chí cách mạng thường dừng chân trên đường La Hiên Văn Học Ngân Sơn vào thời kì 1931 1941. Di tích hầm bí mật Dốc Tiệm ở thành phố Bắc Kạn, là nơi đồng chí Trường Chinh thoát hiểm. Về di tích văn hóa, có chùa Thạch Long nằm trong một hang đá vôi ở xã Cao Kỳ, huyện Chợ Mới. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, hang này đã từng là xưởng quân giới. Đền Thắm nằm ở thị trấn Chợ Mới, huyện Chợ Mới, một nửa ẩn trong núi, một nửa nhô ra ngoài, trước đền lả dòng sông Cầu quanh co, uốn khúc... Bắc Kạn là nơi có nhiều lễ hội văn hóa có khả năng hấp dẫn du khách, các lễ hội thường được tố chức vào sau Têt âm lịch với nhiều trò chơi đậm đà bản sắc dân tộc. 1.3. Dân sổ và nguồn nhân lực. Thực trạng dân số và việc làm: Năm 2015 dân số toàn tỉnh khoảng 303 nghìn người, chiếm 0,34% dân số cả nước và 3,2% dân số vùng Đông Bắc. Như vậy, Bắc Kạn là tỉnh có dân số ít nhất trong 63 tỉnh, thành của Việt Nam. Xét về cơ cấu tuổi, dân số Bắc Kạn thuộc loại trẻ, mật độ dân số bình quân 63 ngườikm2, dân số nông thôn chiếm 84,88% và dân số thành thị 15,12 % Trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn hiện nay có 7 dân tộc đang sinh sống bao gồm Tày, Nùng, Kinh, Dao, Hoa, Mông, Sán Chay. Mặc dù mỗi dân tộc có một phong tục tập quán sinh hoạt khác nhau nhưng các dân tộc luôn sống trong sự đoàn kết, hòa đồng, tạo nên bức tranh văn hóa vô cùng phong phú và đặc sắc của Bắc Kạn. Trong đó ngưòi Tày chiếm tỷ lệ đông nhất với 52,9% dân số toàn tỉnh. Kết cấu dân số trẻ dẫn đến nguồn lao động dồi dào, lao động trong độ tuổi là 203.010 người, chiếm 67%. Nguồn lao động dồi dào dẫn tới giá thành lạo động rẻ, cũng là một lợi thế để phát triển kinh tế xã hội, nhưng mặt khác nó đòi hỏi phải đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đa dạng hóa các hoạt động để tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, chăm lo đến các vấn đề y tế, giáo dục, nâng cao đời sống vật chất cũng như tỉnh thần cho từng thành viên trong xã hội. 1.4.Nguồn lực kinh tế xã hội. a.Cơ sở hạ tầng Giao thông: Mạng lưới đường bộ gồm hệ thống quốc lộ, đựờng tỉnh, đường huyện, đường đô thị, đường xã và đường thôn xóm với tổng chiều dài 1166 km, trong đó: Quốc lộ với tổng chiều dài 160 km với 42 cầu; đường tỉnh gồm với tổng chiều dài 367 km với 47 cầu; đường huyện có tổng chiều dài 673 km với 106 cầu. Do địa hình vùng núi phức tạp nên hệ thống đường giao thông của tỉnh rất nhiều cầu, cống, với trên 1000 km đường bộ đã có tới 195 cây cầu và 1673 cống. Về giao thông đói ngoại, Bắc Kạn có quốc lộ 3 nối với Cao Bằng ra biên giới với Trung Quốc và với Thái Nguyên, Hà Nội; Quốc lộ 279 là tuyến giao thông nối Bắc Kạn với Lạng Sơn và Tuyên Quang. Về giao thông đói nội, ngoài tuyến quốc lộ 3 và quốc lộ 279 hình thành trục dọc và trục ngang, còn có quốc lộ 3B, các đường tỉnh lộ 251; 252; 253; 254; 254B; 255; 255B; 256; 257; 258; 258B và 259. Về Điện: Tổng số vốn mà ngành điện lực tỉnh Bắc Kạn đã đầu tư để xây dựng các cơ sở điện năng. Tính đến hết tháng 112010, toàn tỉnh Bắc Kạn đã có 100% số phường, xã, thị trấn và trên 83% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia, trong đó, 83,5% số hộ dân khu vực nông thôn có điện lưới quốc gia. b. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho phát triển các ngành và lĩnh vực kinh tế xã hộỉ Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho ngành nông nghiệp: Chi cục thủy lợi Bắc Kạn cho biết: Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 755 công trình thủy lợi, chủ yếu được thực hiện từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, ODA, JBIC…. Trong đó có 29 hồ chứa, 23 trạm bơm, 488 kênh mương phục vụ tưới tiêu. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho ngành công nghiệp: Toàn tỉnh hiện nay có 1563 cơ sở sản xuất công nghiệp. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục cho ngành dịch vụ: Hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh đã có 66 chợ, chủ yếu là chợ phiên, hiện nay ở tỉnh Bắc Kạn có 2 siêu thị nằm tại trung tâm thành phố. Toàn tỉnh có trên 2500 hộ kinh doanh dịch vụ buôn bán, đã góp phần vào việc phục vụ nhu cầu về hàng hóa cho nhân dân trong tỉnh. Cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch đã từng bước được quan tâm đầu tư xây dựng. Mạng lưới giao thông phục vụ cho phát triển du lịch đang được đầu tư nâng cấp; hệ thống thông tin liên lạc đã phát triển đến tất cả các huyện và hầu hết các khu, đỉểm du lịch đáp ứng cho nhu cầu phát triển du lịch. c. Bối cảnh trong nước và khu vực Bối cảnh quốc tế và khu vực Hội nhập tạo cho thị trường xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ của nước ta nói chung trong đó có Bắc Kạn ngày càng được mở rộng hơn về quy mô, phong phú hơn về chủng loại, nhạy cảm hơn về giá cả. Nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ, công nghệ thông tin với việc Intemet kết nối cả thế giới với nhau, cơ hội phát triển, tìm kiếm việc làm và thu nhập không còn phụ thuộc đơn thuần vào yếu tố địa lý nữa, mà là vào sự đầu tư đành cho giáo dục, học tập. Bối cảnh trong nước Bắc Kạn là tỉnh thuộc vùng Trung du Miền núi Bắc Bộ có mối liên hệ chặt chẽ với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đặc biệt là với Thủ đô Hà Nội gắn với việc khai thác trực tiếp hành lang đường 3, các đường vành đai 2. Bắc Kạn nằm trong tuyến hành lang kinh tế Việt Nam Trung Quốc, sẽ tạo ra động lực mới, cơ hội mới cho các địa phương trên tuyến hành lang, trong đó có Bắc Kạn. Bộ Chính trị đã có Nghị quyết 37NQTW ngày 01 tháng 7 năm 2004 về phương hướng phát triển kinh tể xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Trung du miền núi phía Bắc dến năm 2010, Chính phủ đã có chương ữình hành động để thực hiện Nghị quyết 37 của Bộ Chính trị. Mục tiêu định hựớng chủ yếu phát triển vùng là tập trung đầu tư phát triển các ngành, lĩhh vực, sản phẩm có lợi thế so sánh của từng địa bàn trong vùng Trung du miền núi phía Bắc, cải thiện cơ bản hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, phát triển mạnh kinh tế của khẩu, mở rộng giao lưu qua biên giới với Trung Quốc; hình thành tuyến hành lang Côn Minh Lào Cai Hà Nội Hải Phòng và Nam Nịnh Lạng SơnHà Nội Hải Phòng. 1.5. Đánh giá tổng quát về những lợi thế và hạn chế của tỉnh Bắc Kạn. a. Tiềm năng, lợi thể chủ yếu Bắc Kạn có tài nguyên thiên nhiên không lớn nhưng đa dạng và phong phú. Các tài nguyên khoáng sản như thiếc, chì, vàng và các tài nguyên về vật liệu xây dựng có trữ lượng khá, nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng là tiềm năng là lợi thế quan trọng và cơ sở để ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản khẳng định là ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh. Bắc Kạn là một tỉnh có diện tích đất nông lâm nghiệp lớn (chiếm 87% diện tích tự nhiên, đặc biệt là đất lâm nghiệp), quy mô điện tích bình quân trên 1 hộ gia đình cao; điều kiện khí hậu, thời tiết lại thuận lợi cho việc phát triển một tập đoàn cây trồng, vật nuôi đa dạng và phong phú, diện tích rừng còn nhiều lại phân bố thành các vùng tập trung. Đây là một lợi thế quan trọng cho việc phát triển nền nông lâm nghiệp đa dạng và hình thành kinh tế trang trại của Bắc Kạn. Bắc Kạn có Hồ Ba Bể, một cảnh quan thiên nhiên đẹp, nên thơ đang là tiềm năng lớn để phát triển du lịch. Bắc Kạn ở vị trí trung độ từ các của khẩu biên giới ViệtTrung của Cao Bằng về Hà Nội, nằm trong hành lang Kinh tế Nam NinhLạng SơnHà Nội Hải Phòng và Quảng Ninh, trong tương lai gần khi đường cao tốc Hà Nội Thái Nguyên Chợ Mới (Bắc Kạn) và được kéo dài đến Bắc Kạn sẽ giúp rút ngắn thời gian giao lưu giữa Bắc Kạn và Hà Nội tạo cho Bắc Kạn điều kiện thuận lợi và một lợi thế nhất định để tìm hút đầu tự. b. Những khó khăn, thách thức chủ yếu Điểm xuất phát của kinh tế thấp, kinh tế thuần nông, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, thu nhập và sửc mua của dân cư còn thấp, vốn tự có nhỏ bé nên sự chủ động có hạn chế; nguồn thu ngân sách hạn hẹp, lao động chưa qua đào tạo còn lớn; cơ cấu kinh tế vẫn chủ yếu là nông nghiệp; năng suất lao động thấp, công nghiệp còn nhỏ bé và kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội còn yếu. Nguồn lao động đông nhưng chất lượng lao động còn thấp và cán bộ quản lý có năng lực ở địa phương chưa nhiều. Vị trí địa lý không thuận lợi, xa các trung tâm kinh tế lớn, xa các của khẩu, địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn... đã ảnh hưởng không nhỏ đến sức hấp dẫn đầu tư cùa Bắc Kạn. Số doanh nghiệp đầu tư lớn trên địa bàn còn ít, chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ và số lượng còn thấp so với tiềm năng và bình quân cả nước. Hầu hết doanh nghiệp còn nhỏ bé, chưa có doanh nghiệp lớn, vốn ít, sức cạnh tranh yếu, đội ngũ doanh nhân của tỉnh Bắc Kạn chưa phát triển mạnh. Kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội của tỉnh yếu kém, đặc biệt là hệ thống giao thông, cả giao thông đối ngoại và giao thông nội bộ trong tỉnh đến các vùng sâu, vùng xa còn khó khăn cách trở, gây khó khăn cho việc tố chức sản xuất, đặc biệt là việc giao lưu hàng hóa, tiêu thụ các sản phẩm, phục vụ đời sống nhân dân. Yêu cầu đầu tư lớn song địa hình phức tạp, bị chia cắt manh mún và thường bị lũ lụt, sạt lở núi về mùa mưa, suất đầu tư kết cấu hạ tầng lớn hơn so với các tỉnh đồng bằng, nhưng lại thiếu vốn. Việc cung cấp nước sạch, cấp điện, thông tin liên lạc cho vùng sâu, vùng núi cao còn nhiều khó khăn; hệ thống trạm y tế xã vừa chưa đủ, vừa thiếu điều kiện làm việc, chưa đáp ứng được công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân; hệ thống trường học, dạy nghề cũng chưa đáp ứng được yêu cầu... Bắc Kạn là tỉnh trong vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, nơi có trình độ dân trí còn thấp, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu sổ sống ở vùng sâu, vùng xa, cho nên việc tiếp thu kiến thức văn hóa, quản lý kinh tế và tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất bị hạn chế. Trong sản xuất còn nặng về tự cấp tự túc, tư tưởng ỷ lại còn lớn, ý thức vươn lên chưa cao; tỷ lệ đổi nghèo còn lởn. Chất lượng nguồn nhân lực thấp, tỷ lệ lao động qua đào tạo vào loại thấp so với mức bình quân của cả nước, mạng lưới đào tạo nghề của tỉnh vừa yếu lại vừa thiếu... Như vậy xem xét một cách tổng thể, mặc dù có rất nhiều nó lực, nhưng đến nay điểm xuất phát của nền kinh tế Bắc Kạn vẫn còn khá thấp so với mặt bằng chung và nền kinh tế phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế hiện có của tỉnh. 2. Hiện trạng phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Kạn đến năm 2015. 2.1. Đánh giá tổng quát về nền kinh tế Bắc Kạn Từ năm 1997 đến nay, cùng với xu thế chung đổi mới và mờ của của cả nước, sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Kạn đã đạt được những thành tựu đáng kể trên mọi lĩnh vực: qui mô nền kinh tế từng bước lớn mạnh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đáng kể theo hướng tiến bộ, cơ sở hạ tầng bước đầu được cải thiện, các lĩnh vực văn hóa xã hội và đời sống vật chất, tỉnh thần của nhân dân từng bước được nâng cao. Nền kinh tế Bắc Kạn tuy còn gặp nhiều khó khăn song đang từng bước phát huy các thế mạnh về phát triển công nghiệp, du lịch và kinh tế rừng v.v... Tiềm lực kinh tế từng bước được củng có và phát triển, đang tạo những nền tẳng cơ bản cho giai đoạn phát triển tiếp theo. 2.1.1. Các chỉ tiêu chủ yếu a. Về kinh tế + Tổng GRDP theo giá hiện hành dự ước đạt 7.600.000 triệu đồng trong đó: khu vực NLTS chiếm 36,1%; CNXD chiếm 16,1%; Dịch vụ chiếm 44,9%; + Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 20112015 đạt 13,5% (theo giá có định năm 1994) trong đó Nông, Lâm nghiệp, Thủy sản: 10,5%; Công nghiệp Xây đựng cơ bản đạt 9,3%; Dịch vụ đạt 18%; tăng 5,5% (theo giá cố định năm 2010) GRDP bình quân đầu người năm 2015 ước đạt 24,4 triệu đồng người (theo giá hiện hành) tương đương 1.111,3 USD (tăng gấp 1,75 lần so với 2010). Cơ cấu chuyển dịch theo hướng tích cực là tăng tỷ trọng Nông, Lâm nghiệp, giảm tỷ trọng Công nghiệp Xây dựng cơ bản; so với 2010 tỷ trọng Nông, Lâm nghiệp tăng 7,47%; Công nghiệp Xây dựng cơ bản giảm 5,5%.; dịch vụ giảm 2,03%. Thu ngân sách trên địa bàn tỉnh tăng 9,6%năm (456 tỷ đồng) b. Kết quả thực hiện các mục tiêu về xã hội, môi trường Tỷ lệ lao động được qua đào tạo nghề năm 2015 đạt 30%, Tỷ lệ hộ nghèo năm 2015 còn 11,67%, Tỷ lệ che phủ rừng đạt 70,8%, 2.2. Thực trạng các ngành, lĩnh vực kinh tế và sản phẩm chủ yếu 2.2.1. Nông, Lâm nghiệp Thửy sản 2. 2.1.1. về nông nghiệp a) Trồng trọt Từng bước hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung mang lại hiệu quả kinh tế cao như: Vùng trồng dong riềng 1.500 ha, thuốc lấ 1.200 ha, cam quýt 2.179 ha (trong đó trồng mới 849 ha), hồng không hạt 1.000 ha (trong đó trồng mới 553 ha). Có 3.000 ha canh tác đạt giá tri 70 triệu đồngha. Từ năm 2010 đến nay có 5 sản phẩm được Cục sở hữu trí tuệ Bộ Khoa học và Công nghệ cấp văn bằng bảo hộ gồm 2 sản phẩtn chỉ dẫn địa lý và 3 nhãn hiệu tập thể bao gồm: Nhãn hiệu tập thể gạo bao thai Chợ Đồn, nhãn hiệu tập thể miến dong Bắc Kạn, nhãn hiệu tập thể Khẩu nua lẹch Ngân Sơn; chỉ dẫn địa lý hồng không hạt và chỉ dẫn địa lý quýt Bắc Kạn, tạo điều kiện phát triển sản xuất hàng hóa. Sản xuất lương thực: Tổng sản lượng lương thực có hạt tăng hàng năm, đến năm 2015 đạt 175 nghìn tấn, bình quân lương thực đầu người trên 600 kgngườinăm đã góp phần quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực và giảm nghèo trong giai đoạn 20112015 trên địa bàn tỉnh. Diện tích lúa hàng năm ổn định khoảng 2324 nghìn ha; Năng xuất lúa bình quân đạt khoảng 47tạhanăm là khá cao so với một số địa phương khác trong vùng. Diện tích ngô năm 2015 diện tích ngô khoảng 16,65 nghìn ha; sản lượng đạt khoảng 68 nghìn tấn. Ngoài lúa và ngô là cây lương thực chính thì cây sắn cũng được trồng khá lớn và có quy mô tăng dần, năm 2015 khoảng 3.000 ha. Năng xuất trung bình khoảng 107110 tạhanăm. Cây hàng năm: Đỗ Tương, Thuốc lá đạt khá Gây lâu năm: Diện tích trồng cây lâu năm trên địa bàn tỉnh năm 2014 có 12.568 ha trong đó cây cam, quýt, hồi, chè, quế, hồng không hạt là những cây trồng chủ yếu. Cây quýt là cây đặc sản của tỉnh đã xây dựng được thương hiệu quýt Bắc Kạn và được thị trường ưa chuộng. b) Chăn nuôi Trong giai đoạn vừa qua, mặc dù có nhiều bất lợi do tác động của thời tiết, khí hậu, thiên tại, dịch bệnh nhưng ngành chăn nuôi của tỉnh vẫn phát triển khá. Giá trị sản xuất chăn nuôi (tính theo giá so sánh 2010) tăng từ 452,1 tỷ đồng năm 2010, đến năm 2015 ước đạt 740,7 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bìiứi quân giai đoạn 2011¬2015 ước đạt khoảng 10,4%năm. Tổng đàn trâu bò suy giảm; Tăng trưởng cao nhất là đàn dê, đàn gia cầm, đàn lợn. 2.2.1.2. Lâm nghiệp: Phát triển lâm nghiệp là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược quan trọng của tỉnh Bắc Kạn. Trong giai đoạn vừa qua lâm nghiệp đã phát triển khá tốt do thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án và các chính sách khuyến khích đầu tự, thúc đẩy phát triển nghề rừng, trồng rừng gắn với đẩy mạnh công tác quản lý, bảo vệ rừng. Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân hàng năm giai đoạn 2011 2015 dự ước đạt 10,4%năm. Tổng điện tích rừng trồng mới cả giai đoạn 20112015 đạt 55.320 ha, bình quân 11.064 hanăm, tăng 6.000 ha so với giai đoạn 20062010. Trong những năm đầu nhiệm kỳ, diện tích trồng rừng mới đạt cao, trên 12.000 hanăm. Điểm nổi bật trong công tác trồng rừng giai đoạn 2011 2015 là nhân dân đã ý thức được lợi ích từ trồng rừng và đã tự đầu tư vốn trồng rừng, thu nhập từ rừng của người dân ngày càng tăng. Độ che phủ rừng đến năm 2015 ước đạt 70,8% tăng 13,2% so với năm 2010 đưa Bắc Kạn trở thành một trong những tỉnh có độ che phủ rừng cao nhất toàn quốc. 2.2.1.3. Thủy sản: Nuôi trồng thủy sản không phải là thế mạnh của tỉnh miền núi nhưng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, song nuôi trồng thủy sân cũng phát triển khá ổn định. Diện tích nuôi trồng thủy sản của tỉnh hàng năm ổĩi đỉnh khoảng 1.100 ha. Tổng sản lượng thủy sản nuôi trồng và đánh bắt năm 2015 ước đạt 996 tấn. 2.2.2. Công nghiệp và xây dựng 2.2.2.1. Công nghiệp: Trong giai đoạn 20112015, do khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp trên địa bàn. Giá nguyên, nhiên liệu đầu vào, chi phi cho sản xuất tăng cao trong khi giá thành sản phẩm giảm mạnh dẫn đến các doanh nghiệp hoạt động cầm chừng, không ổn định. Do vậy, ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn vừa qua đã phát triển không được như mong muốn. Một số dự án công nghiệp, nhất là các dự án chế biến sâu khoáng sản triển khai chậm tiến độ hoặc chưa triển khai ảnh hưởng rất lớn đến công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế của ngành và của tỉnh. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành công nghiệp của tỉnh cả giai đoạn 20112015 (theo giá so sánh 2010) dự ước đạt 7,5%năm. Tuy nhiên, ngành công nghiệp của tỉnh trong giai đoạn vừa qua cũng đã đạt được những thành tựu nhất định: Bước đầu đã hình thành các phân ngành công nghiệp như: Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, đã sản xuất được những sản phẩm kim loại cuối cùng như: chì thỏi, sắt xốp, kẽm thỏi...; Trong công nghiệp chế biến gỗ, với nòng cốt là Nhà máy chế biến gỗ của Công ty cổ phần SAHABAK đã sản xuẩt được sản phẩm ván ghép thanh, chi tiết đồ mộc, ván dăm và thời gian tới là sản phẩm ván MDF; Hệ thống các cơ sở chế biến dong riềng với khả năng đáp ứng hàng nghìn tấnnăm... là điều kiện để hình thành và phát triển một số làng nghề như chế biến miến dong, chế biến chè, sảm xuất rượu thủ công truyền thống... Khu công nghiệp Thanh Bình đã hoàn thành giai đoạn I và chuẩn bị đầu tư giai đoạn II; một số cụm công nghiệp đang triển khai thiết kế chi tiết để mời gọi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như cụm công nghiệp Huyền Tụng, TP.Bắc Kạn và cụm công nghiệp Pù pết, Ngân Sơn. Một số dự án công nghiệp có quy mô đã và đang được đầu tư xây dựng như Dự án xây dựng Nhà máy sản xuất gỗ MDF công suất 108.000m3năm của Công ty có phần SAHABAK; Nhà máy sản xuất sắt xốp của công ty Matexim. Một số cơ sở công nghiệp đầu tư từ giai đoạn trước nhưng sản xuất không hiệu quả đang được khẩn trương tái cơ cấu, chuyển đổi hình thức kinh doanh. Bên cạnh đó, các cơ sở sản xuất có quy mô vừa và nhỏ hình thành và phát triển chủ yếu trong lĩnh vực chế biến nông lâm sàn, kịp thời tiêu tìiụ sản phẩm nông, lâm nghiệp của bà con nông dân, đem lại doanh thu cho doanh nghiệp góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu ngân sách, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân. 2.2.2.2. Xây dựng cơ bản: Trong giai đoạn 20112015, tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 18.000 tỷ đồng, toong đó vốn đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước ước đạt trên 8.000 tỷ đồng. Hàng năm, kế hoạch vốn đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước đã được các cấp, các ngành tập trang chỉ đạo và cơ bản hoản thành kế hoạch đã giao cả về khối lượng thực hiện vầ giá trị giải ngân (nếu không tính kế hoạch vốn ODA giải ngân luôn vượt kế hoạch được giao, tỷ lệ giải ngân các nguồn vốn đều đạt bìiửi quân trên 8095%năm). Công tác đầu tư xây dựng cơ bản được tố chức thực hiện tốt, qua đó đã khắc phục được tình trạng đầu tư dàn trải, giảm dần nợ đọng xây dựng cơ bản trên địa bàn. Công tác quản lý nhà nước về chất lượng công trình được quan tâm, thực hiện nghiêm túc các chính sách của Trung ương. Trong công tác phân bổ kế hoạch vốn hàng năm tỉnh thực hiện theo nguyên tắc tập trung bố trí vốn trả nợ quyết toán; ưu tiên bố trí vốn cho các dự án đầu tư dự kiến hoàn thành trong năm và chỉ bố trí vốn cho các dự án đầu tư mới thật sự cấp bách và có đủ thủ tục đầu tư. Công tác thu hút vốn đầu tư đạt kết quả còn hạn chế. Hiện tại có 06 dự án đang triển khai tại Khu Công nghiệp Thanh Bình với tổng vốn đăng ký trên 3.500 tỷ đồng, diện tích sử dụng đất là 41,5ha (đạt tỷ lệ lấp đầy 97% điện tích). Trong 5 năm 20112015 tỉnh Bắc Kạn đã vận động, thực hiện 26 dự án ODA với tổng mức đầu tư khoảng 2.935 tỷ đồng, cảc dự án tập trung vào các lĩnh vực giao thông, thủy lợi, cấp thoát nước và vệ sinh môi trường, y tế và các lĩnh vực khác. Một số dự án lớn đã hoàn thành, dự kiến hoàn thành như: Dự án quan hệ đói tác vì người nghèo trong phát triển nông, lâm nghiệp tỉnh Bắc Kạn, dự án đã hỗ trợ xây dựng trên 240 công trình hạ tầng nhỏ, hỗ trợ vốn vay sản xuất cho cần 12.000 hộ gia đình,...; Dự án xây dựng, nâng cấp cải tạo đường giao thông nông thôn đến các xã miền núi đặc biệt khó khăn đã được đưa vào sử dụng với tổng chiều dài 45 km;... Nhìn chung, các dự án đã thực hiện đúng mục tiêu, tiến độ đề ra đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Công tác vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài (NGO) được triển khai tích cực. Dự kiến đến năm 2015, tỉnh tiếp nhận 25 dự án với tổng vốn viện trợ khoảng 5,3 triệu USD và dự kiến giải ngân 100%. Công tác quản lý, giám sát hoạt động của các tố chức phi chính phủ nước ngoài đã được thực hiện tốt. Vốn đầu tư của khu vực ngoài nhà nước liên tục tăng qua các năm, trong giai đoạn 2011 2015, tổng vốn đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và dân cư ước 9.100 tỷ đồng, tăng bình quân 2%năm. Đến nay thành phố Bắe Kạn, các thị ừấn trang tâm huyện lỵ đều được đầu tư xây dựng tương đói hoàn chỉnh, đồng bộ các trụ sở cơ quan, các công trình y tế, văn hóa, giáo dục, thương mại, dịch vụ công cộng, công viên cây xanh, công trình thể thao, … đáp ứng tiêu chuẩn và chức năng của đô thị là trung tâm tỉnh lỵ, huyện lỵ và thị trấn khu vực. Tỉnh Bắc Kạn đã ưu tiên đầu tư xây đựng phát triển kết cấu hạ tầng khu vực nông thôn, ưu tiên bố trí các nguồn vốn đầu tư xây dựng nâng cấp các công trình thiết yếu như: Trụ sở Đảng ủy, HĐND, UBND xã, trạm y tế, trường học, mầm non, bưu điện, nhà văn hóa xã; công trình giao thông nông thôn, kênh mương thủy lợi, hệ thống cung cấp điện năng, thông tin liên lạc, cung cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh, vệ sinh môi trường...nâng cao đời sống kinh tế, văn hóa xã hội cho nhân dân. 2.2.3. Khu vực dịch vụ và các săn phẩm dịch vụ Mặc đù tình hình thị trường trong giai đoạn vừa qua có nhiều biến động đo ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trên thế giới; hàng hoá sản xuất ra tiêu thụ khó khăn dẫn đến tồn kho cao, giá cả không ổn định, nhất là giá nguyên liệu đầu vào cho sản xuất liên tục tăng đã tác động đến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp cũng như sức mua tiêu dùng của nhân dân; hạ tầng dịch vụ thương mại chưa được đầu tư đúng mức; doanh nghiệp kinh doanh thương mại năng lực còn yếu cả về cơ cấu tố chức và nguồn lực; sản xuất hàng hóa còn manh mún chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường khi có những đơn hàng lớn; chất lượng, mẫu mã sản phẩm chưa đáp ứng tốt yêu cầu của thị trường phân phối hiện đại và xuất khẩu, song khu vực dịch vụ của tỉnh Bắc Kạn vẫn phát triển khá, tốc độ tăng giá trị sản xuất khu vực dịch vụ giai đoạn 20112015 (theo giá so sánh 2010) bình quân tăng 15,6% năm, luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu kinh tế của tỉnh từ năm 2010 đến nay trên 40% tổng GRDP). Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ đều tăng qua các năm, đến năm 2015 dự ước đạt 3.928,2 tỷ đồng, bình quân giai đoạn 20112015 tăng 15%năm. 2.2.4. Về Xuất nhập khẩu và các mặt hàng chủ yếu Hoạt động xuất, nhập khẩu đạt tốc độ tăng trưởng thấp; 2.2.5. Về du Lịch Ngành du lịch của tỉnh có bước phát triển khá, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch từng bước được đầu tư xây dựng, năm 2015 đạt trên 300.000 lượt khách, Tỉnh đã hoàn thành và công bố quy hoạch phát triển du lịch Hồ Ba Bể đến năm 2030 và đang hợp tác với Tổng công ty du lịch Sài Gòn đầu tư phát triển du lịch Hồ Ba Bể với quy mô lớn và mang tính chuyên nghiệp hơn. Tuy nhiên, ngành du lịch của tỉnh nhìn chung vẫn còn nhiều hạn chế, chưa khai thác hết tiềm năng lợi thế của tỉnh: Cung cầu dịch vụ không cân đói, còn thiếu nhiều loại hình dịch vụ, chất lượng dịch vụ còn kém, chưa thu hút được khách so với tiềm nặng; thời gian lưu giữ khách du lịch ngắn, xuất chi tiêu của du khách trên một ngày rất thấp. Đầu tư kết cấu hạ tầng chưa theo kịp với nhu cầu phát triển kinh tế du lịch; công tác quản lý nhà nước về du lịch chưa đáp ứng xu hướng phát triển chung. Việc kêu gọi, xúc tiến đầu tư phát triển du lịch còn hạn chế; các tố chức, doanh nghiệp, nguồn nhân lực hoạt động trong ngành du lịch thiếu cả về số lượng và chất lượng, tính chuyên nghiệp chưa cao. 2.3. Thực trạng các lĩnh vực Văn hóa Xã hội 2.3.1. Giáo dục và đào tạo 2.3.1.1. Về Giáo dục Đến năm 2015 trên địa bàn tỉnh có 68 trường đạt chuẩn quốc gia, tăng 39 trường so với năm 2010. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục tiếp tục được tăng cường đầu tư theo hướng chuẩn hóa, cơ bản đáp ứng yêu cầu dạy và học trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, đội ngũ giáo viên mầm non còn thiểu so với yêu cầu. Chất lượng giáo dục các cấp ngày càng được nâng cao: Tỉnh được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi trong năm 2012; duy trì và nâng cao kết quả phổ cập giáo dục THCS, đến nay đã có 122122 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục THCS (tăng 04 xã so với năm 2010). Đã hoàn thành mục tiêu xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ lổi và đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì ngành giáo dục của tỉnh vẫn còn những khó khăn, hạn chế cần sớm được khắc phục: Chất lượng giáo dục đã được nâng lên song còn thấp so với mặt bằng chung của cả nước. Cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học mặc đù đã được cải thiện nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Một số phòng học đã xuống cấp; một số trường THCS đến nay chưa có phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm; việc tố chức ăn bán trú tại trường chưa đáp ứng được nhu cầu. Một số giáo viên chưa thực sự tích cực đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá; một số học sinh chưa thật sự có gắng, chưa có thái độ, động cơ đúng đắn trong học tập; một số gia đình chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em. 2.3.1.2. Về Đào tạo Giáo dục chuyên nghiệp, dạy nghề phát triển gắn với nhu cầu xã hội. Trên địa bàn tỉnh có 1 trường trung cấp chuyên nghiệp và có 1 trường cao đẳng. Có 78 huyện, thị xã có trung tâm dạy nghề cấp huyện. Các cơ sở đào tạo, dạy nghề từng bước được đầu tư nâng cấp. Trung bình hàng năm đào tạo ra trường khoảng 250 học sinh trung cấp chuyên nghiệp và khoảng 170 sinh viên cao đẳng. Trên địa bàn tỉnh không có trường ngoài công lập. 2.3.2. Về Y tế Nhìn chung, mạng lưới y tế được củng có và phát triển; nhiều dịch bệnh được khống chế, đẩy lùi; khả năng tiếp cận dịch vụ y tế của người dân được nâng cao; một số công nghệ mới được ứng dụng; cung ứng thuốc cho các cơ sở y tế công lập đã có nhiều cố gắng. Đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa được quan tâm khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Tỉnh đang tích cực triển khai xây dựng và chuẩn bị nguồn nhân lực cho xây dựng mới tnrờng Trung cấp y Bệnh viện đa khoa tỉnh với quy mô 500 giường bệnh, dự kiến hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm 2016. Mạng lưới y tế cơ sở từng bước được củng cố toàn diện, cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư cải tạo, xây mới; trang thiết bị y tế được quan tâm đầu tư chuyển giao với kỹ thuật khá hiện đại; Đã có 88 huyện, thị xã có bệnh viện tuyến huyện; 2 cụm xã có phòng khám đa khoa khu vực; 122 xã, phường, thị trấn có trạm y tế, có cán bộ chuyên trách và cộng tác viên dân số; 1.4151.421 thôn bản, tố phố có nhân viên y tế hoạt động đáp ứng cơ bản điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực trong công tác khám, chữa bệnh phục vụ nhân dân. Mạng lưới truyền thông giáo dục sức khỏe nâng cao nhận thức và kiến thức cho nhân dân từng bước được kiện toàn góp phần giảm tỷ lệ mắc và tử vong do dịch bệnh trên địa bàn. Tuy nhiên, y tế trên địa bàn tỉnh còn một số hạn chế sau: Nhiều trạm y tế xã đã xuống cấp nhưng chậm được sửa chữa nâng cấp; bệnh viện ở tuyến huyện nhìn chung chưa đồng bộ về thiết bị; ở tuyến cơ sở nhìn chung còn thiếu và yếu. Các trung tâm truyền thông, tư vấn và cơ sở dữ liệu dân số kế hoạch hóa gia đình cấp tỉnh và huyện còn chưa đáp ứng được yêu cầu. Hệ thống xử lý chất thải của các trung tâm chuyên môn tuyến tỉnh và một số bệnh viện tuyến huyện (huyện Ngân Sơn) chưa được đầu tư. Chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh còn hạn chế. Công tác xã hội hóa về y tế còn hạn chế, 2.3.3. Dân số, lao động việc làm và an sinh xã hội Công tác lao động, giải quyết việc làm gắn với chương trình xoá đổi giảm nghèo được quan tâm thường xuyên, tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 19% năm 2010 lên 30% năm 2015. Chương trình giảm nghèo được đặc biệt quan tâm. Các chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ sản xuất, hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, tín dụng ưu đãi, hỗ trợ nhà ở, y tế... đã tác động tích cực đến phát triển kinh tế xã hội và giảm nghèo. Tuy nhiên, tốc độ giảm tỷ lệ hộ nghèo còn chậm, kết quả giảm nghèo chưa bền vững. Nguyên nhân là do triển khai áp dụng một số mô hình giảm nghèo chưa thực sự hiệu quả; còn có tâm lý trông chờ, ỷ lại, không muốn thoát nghèo để được hưởng chế độ của Nhà nước. Ngoài ra, một bộ phận người dân thiếu đất canh tác, phương tiện sản xuất là đối tượng bảo trợ xã hội, không có việc làm, ốm đau nên không thể thoát nghèo. Về thực hiện chính sách đối với các đối tượng chính sách thường xuyên được quan tâm: Toàn tỉnh hiện có 3.500 đối tượng người có công đang hưởng trợ cấp hàng tháng. Tuy nhiên, việc giải quyết chế độ cho người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học còn gặp khó khăn do chế độ, chính sách còn nhiều bất cập. Công tác quản lý nhà nước về tôn giáo được thực hiện tốt, đến nay trong toàn tỉnh có 5377 điểm nhóm theo đạo Tin lành được cấp giấy chứng nhận sinh hoạt đạo tập trung. Tuy nhiên, tình hình hoạt động tôn giáo trái pháp luật vẫn tiếp tục dỉễn biến phức tạp. Các ngành chức năng và địa phương đang tích cực phối hợp để đấu tranh, xử lý theo quy định pháp luật. 2.3.4. Văn hỏa Thể dục thể thao. Các hoạt động van hóa, thể thao được quan tâm đầu tư, phong trào văn hóa, văn nghệ quần chứng ngày càng phát triển. Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sổng văn hoá được triển khai rộng khắp và có hiệu quả ở các địa phương, có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội. Đên năm 2015: Tỷ lệ hộ dân cư đạt chuẩn văn hoá ước đạt 80%; Tỷ lệ làng, bản, tố phố đạt danh hiệu làng văn hoá đạt 60%; Tỷ lệ cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hoá đạt 90% và Tỷ lệ thôn, bản có nhà văn hóa, nhà họp thôn đạt 95%; Tỷ lệ xã, phường có nhà văn hóa là 20%; Khoảng 60% xã, phường, thị trấn có trụ sở xã đạt chuẩn; không có xã nào đạt tiêu chuẩn nông thôn mới theo bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới (Đến nay, toàn tỉnh có 20 xã đạt từ 10 14 tiêu chí, 76 xã đạt từ 5 9 tiêu chí, số xã còn lại đạt dưới 5 tiêu chí; bình quân đạt 7,2 tiêu chíxã); Phong trào thể dục thể thao quần chúng, thể thao cho mọi người tiếp tục duy trì và phát triển sâu rộng trên địa bàn tỉnh. Tỷ lệ người tập luyện TDTT thường xuyên đạt 28% dân sổ; 100% số trường học đảm bảo chương trình giáo dục thể chất theo quy định. 2.3.5. Khoa học công nghệ Tỉnh đã chú trọng đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống. Hầu hết các nhiệm vụ khoa học và công nghệ được triển khai bám sát nhiệm vụ kinh tế, chính trị, giải quyết kịp thời các vấn đề bức thiết của địa phương, nhiều kết quả nghiên cứu ứng dụng đã tạo động lực cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, đồng thời là cơ sở cho việc định hướng phát triển kinh tế xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Trong nông nghiệp, từng bước công nghiệp hoá các khâu trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt việc đưa các loại giống cây, giống con có năng suất, chất lượng cao đưa vào sản xuất. Tập trung phát triển, nhân rộng các mô hình đã khẳng định thành công; nghiên cứu chọn tạo các giống cây trồng mới; xây dựng thương hiệu các sản phẩm địa phương, nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập, ổn định đời sống nhân dân như các dự án phát triển cây Cam, Quýt, Hồng không hạt Bắc Kạn, xác định bộ giống lúa thuần năng suất cao, chất lượng tốt; phục tráng giống lúa bản địá Khẩu Nua Lếch Ngân Sơn, lúa Bao Thai Chợ Đồn ... Công tác khuyến nông, chuyển giao kỹ thuật cho đồng bào các xã yỉuig sâu, vùng xa, vùng khó khăn cũng được quan tâm, chú trọng. Các đề tài về y dược đã góp phần chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ cùa nhân dân như Đề tài nghiên cứu về bệnh tiểu đường; nghiên cứu các loài nấm độc và xây dựng được các biện pháp dự phòng, chẩn đoán, cấp cứu và điều trị ngộ độc nấm v.v; Các đề tài khoa học xã hội nhân văn đã góp phần cung cấp cơ sở lý luận cho việc định hướng phát triển kinh tếxã hội bền vững ở địa phương. Công nghệ tin học được áp dụng rộng rãi trong các hoạt động quản lý và sản xuất, đặc biệt là trong ngành giáo dục và giữa các phòng, ban chuyên môn của các sở, UBND tỉnh và huyện... Việc ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hoá phương tiện làm việc trong các cơ quan, đan vị, trường học, trạm y tế đã mang lại hiệu quả rõ rệt, nâng cao hiệu quả và năng suất lao động. Ngoài ra việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ khoa học kỹ thuật cũng được quan tâm đúng mức để có thể tiếp thu và làm chủ được một số công nghệ mới khi được chuyển giao. Các cơ sở sản xuất CN TTCN thực hiện cải tiến quy trình sản xuất nhằm giảm chi phí, hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm. Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ khoa học ngày càng được nâng lên. Tuy nhiên, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ nghiên cứu khoa học vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, nhất là trong nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao. Đội ngũ nhân lực KHCN chưa đồng bộ về cơ cấu, còn thiếu nhân lực trình độ cao chuyên sâu. Việc đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh còn chậm, nhiều doanh nghiệp không có năng lực đầu tư đổi mới công nghệ, vẫn đang sử dụng công nghệ lạc hậu. 2.4. Những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân chủ yếu Bên cạnh những kết quả đạt được, tỉnh hình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Kạn vẫn còn những hạn chế, yếu kém chủ yếu trên các lĩnh vực: 2.4.1. Về kinh tế 1) Nền kinh tế của tỉnh đã được được một số thành tựu lớn nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, thách thức. Tăng trưởng kinh tế chưa bền vững; khu vực công nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, nhiều cơ sở nhà máy chưa sản xuất ra được sản phẩm hoặc sần xuất ra sản phẩm nhưng tiêu thụ khó khăn. Nguyên nhân: Thứ nhất, đỉều kiện xuất phát của tỉnh còn thấp, nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển và thu hút các nhà đầu tư. Thứ hai, năng lực dự báo của tỉnh còn nhiều hạn chế, chưa dự báo đầy đủ các biến động của nền kinh tế, công tác quản lý nhà nước đã có nhiều chuyển biến tích cực, s

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I TÊN TIỂU LUẬN Phát triển kinh tế vùng tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2011-2020 CHUYÊN ĐỀ BẮT BUỘC Phát triển kinh tế vùng - lãnh thổ phía Bắc giai đoạn 2011-2020 THUỘC CHUYÊN ĐỀ SỐ: 07 Họ tên học viên: Đào Minh Thuyết Lớp: Cao cấp lý luận trị tỉnh Bắc Kạn Khóa học: 2014-2016 Hà Nội, tháng năm 2016 Họ tên học viên: Đào Minh Thuyết Ngày sinh: 27 tháng 01 năm 1972 Lớp: Cao cấp lý luận trị hệ không tập chung tỉnh Bắc Kạn; Khóa học 2014-2016 Mã số học viên: 14CCKTT1378 Tên Tiểu luận: Phát triển kinh tế vùng tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2011-2020 Khối kiến thức thứ IV thuộc chuyên đề bắt buộc: Phát triển kinh tế vùng - lãnh thổ phía Bắc giai đoạn 2011-2020 Chuyên đề số: 07 Học viên ký ghi rõ họ tên Đào Minh Thuyết Điểm kết luận tiểu luận Bằng số Bằng chữ Chữ kí xác nhận CB chấm tiểu luận Cán chấm Cán chấm A MỞ ĐẦU Lý chọn đề tài tiểu luận Phát triển kinh tế vùng nhằm thúc đẩy bảo đảm phát triển cân đói, bền vững đất nước, có tính đến yếu tố đặc Thủ hội toàn lãnh thổ vùng, giảm bớt khác biệt vùng, cào bằng, kìm hãm nhau, mà bảo tồn phát huy đặc tính riêng môi trường tự nhiên, văn hóa tiềm phát triển vùng Tỉnh Bắc Kạn tỉnh miềm núi thuộc Vùng Trung du Miền núi phía Bắc địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh đói ngoại nước, có vai trò quan trọng đói với môi trường sinh thái vùng Bắc Bộ; có tiềm lợi phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, khai khoảng, du lịch kinh tế; địa bàn có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống gắn bó lâu đời với sắc văn hóa riêng, có truyền thống yêu nước, đoàn kết, kiên cường chống giặc ngoại xâm, có nhiều di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng Trong tiểu vùng kinh tế nước nay, tỉnh Bắc Kạn tiểu vùng có nhiều tiềm năng, có vị trí địa lỷ chiến lược quan trọng lại vùng nghèo phát triển nhất, tỷ lệ hộ nghèo cao, đời sổng nhân dân nhiều khó khăn, thu nhập thấp; vấn đề yề xã hội, anh ninh dân tộc, tôn giáo tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp Một những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, hạn chế việc vận dụng kiến thức phát triển kinh tế vùng - lãnh thổ tỉnh vùng Trung du Miền núi phía Bắc nói riêng khu vực nói chung; tiềm lợi nét riêng biệt tỉnh chưa phát huy hiệu việc liên kết, hỗ trợ phát triển chưa thực quan tâm đẩy mạnh Kể từ tái lập tỉnh đến nay, kinh tế xã hội tỉnh Bắc Kạn có bước phát triển đạt tiến quan trọng Tuy nhiên nhiều nguyên nhân khác mà kinh tế xã hội Bắc Kạn trình độ thấp so với mặt chung vùng Trung du Miền núi phía Bắc nói riêng nước nói chung Cuộc sống phận dân cư đặc biệt dân tộc người gặp nhiều khó khăn Việc phát triển kinh tế xã hội để đưa tỉnh Bắc Kạn khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu, nâng cao đời sổng dân nhiệm vụ quan trọng với Đảng nhân dân dân tộc tỉnh Bắc Kạn Thực tế để làm tốt nhiệm vụ đó, việc việc nhìn nhận đánh giá thành công, tồn việc làm vô quan trọng góp phần định hướng thực tháng lợi nhiệm vụ tới Từ vấn đề nêu trên, Em lựa chọn đề tài: "Phát triển kình tế vùng tính Bắc Kạn giai đoạn 2011-2020" làm đề tài tiểu luận thuộc chuyên đề bắt buộc Khối kiến thức thứ Mục đích Trên sở lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, định hướng Đảng, Nhà nước ta phát triển kinh tế vùng liên kết vùng, phân tích làm sáng tỏ tiềm thực trạng phát triển kinh tế tỉnh Bắc Kạn, từ đề xuất giải pháp chủ yếu đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn liên kết vùng thời gian tới Giới hạn 3.1 Đói tượng nghiên cứu Tiểu luận tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn, đề nhiệm vụ giải pháp phát triển tỉnh cho phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du Miền núi phía Bắc thời gian tới 3.2 Không gian: Nghiên cứu phạm vi tỉnh Bắc Kạn 3.3 Thời gian: Nghiên cứu từ năm 2010 đến nay, đặc biệt từ ngày 14/10/2010 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1890/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn ngày 08/7/2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1064/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du Miền núi phíã Bắc đến năm 2020 Phương pháp nghiên cứu - Cơ sở nghiên cửu đề tài: Dựa sở lý luận, quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, định hướng chiến lược phát triển kinh tế vùng Đảng Nhà nước ta; học thuyết phát triển kinh tế lãnh thổ nhà nghiên cứu, chuyên gia kinh tế nước - Phương pháp nghiên cứu: Tiểu luận sử dụng phương pháp chủ nghĩa vật biện chứng chủ nghĩa vật lịch sử, phương pháp lịch sử lôgíc, phân tích tổng hợp, so sánh, hệ thống + Phương pháp thu thập tài liệu: Các tài liệu thu thập từ nhiều nguồn khác nhau: giáo trình, số liệu thống kê, công trình nghiên cứu có liên quan, thông tin từ báo chí, Intemet, + Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh: Các tài liệu sau thu thập cần xử lí qua bước: phân tích, tổng hợp, so sánh để trở thành tài liệu, dẫn chứng phục vụ cho mục đích nghiên cứu cùa đề tài Ý nghĩa thực tiễn - Ỷ nghĩa lý luận: Hệ thống hóa vấn đề lý luận phát triển kinh tế vùng tỉnh Bắc Kạn Qua góp phần làm sáng tỏ yêu cầu đặt phát triển kinh tế cho vùng tỉnh Bắc Kạn 10 - Tạo điều kiện cho doanh nghiệp: tham gia hội chợ, triển lãm nước quốc tế, trưng bày giới thiệu sản phẳm, đẩy mạnh hoạt động quảng cáo, chào hàng, khuyến hữu hiệu, thực tốt chế độ hậu 95 C KÉT LUẬN Qua trình thực đề tài Em có số kết luận sau: Bắc Kạn có nhiều tiềm đề phát triển kinh tế xã hội, nhiên tiềm chưa khai thác cách có hiệu Bắc Kạn có tài nguyên rừng phong phú, đất dành cho lâm nghiệp tương đối lớn tài nguyên đất rừng rừng lợi lớn mà tỉnh Bắc Kạn có cho phát triển kinh tế tỉnh Bắc Kạn thiên nhiên ban tặng cho Hồ Ba Bể có cảnh quan đẹp, 20 hồ nước tự nhiên lớn giới, thêm vào Bắc Kạn có nhiều di tích lịch sử cấp tỉnh, cấp quốc gia xếp hạng khẳng định tiềm du lịch sinh thái gắn với du lịch văn hoá - lịch sử Bắc Kạn lớn Nguồn tài nguyên khoáng sản Bắc Kạn không lớn, không tập trung song đa dạng Đây lợi bước đầu phát triển kinh tế tỉnh 96 Bắc Kạn vị trí địa lý thuận lợi song tương lai lâu dài Bắc Kạn có vị trí trung chuyển vùng, trung chuyển tỉnh miền xuôi với biên giới Việt Trung lợi hành lang kinh tế Việt Nam - Trung Quốc phát triển toàn diện Nhưng Bắc Kạn gặp nhiều khó khăn: sở hạ tầng yếu kém, trình độ dân trí chưa cao, lao động với chất lượng thấp nhân tố kìm hãm phát triển kinh tế xã hội Kể từ tái lập tỉnh đến nay, Bắc Kạn đạt nhiều thành tựu lĩnh vực kinh tế xã hội Đó nhờ nỗ lực toàn thể Đảng bộ, quyền, nhân dân dân tộc tỉnh Bắc Kạn 97 Về kinh tế: Tổng sản phẩm quốc nội tỉnh năm 2008 gấp 7,9 lần so vói năm 1998 Thu nhập bình quân đầu người tỉnh Bắc Kạn từ năm 1997 đến tăng lên đáng kể, năm 1997 GDP bình quân đầu người tỉnh Bắc Kạn 1,35 triệu đồng/người/năm (tương đương 100 USD), đến năm 2015 GDP bình quân đầu người ước đạt đến số 24,4 triệu đồng/ người (theo giá hành) tương đương 1.111,3 USD Cơ cấu cảc ngành kinh tế có chuyển dịch từ năm 1997 đến năm 2015 theo hướng tích cực tăng tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, giảm tỷ trọng Công nghiệp - Xây dựng Nhìn chung cấu ngành kinh tế có chuyển dịch theo hướng tích cực, chậm Về lĩnh vực xã hội giáo dục đào tạo, xóa đổi giảm nghèo, y tế đạt kết khả quan 98 Tuy nhiên, xét cách toàn diện Bắc Kạn tỉnh nghèo đất nước, kinh tế xã hội nhiều yếu hạn chế: GDP toàn tỉnh so với nước chiếm tỷ lệ nhỏ; thu nhập bình quân đầu người thấp so với mặt chung tỉnh; tăng trưởng thiếu bền vững nhiều vấn đề xã hội chưa giải triệt để: giáo dục, y tế chưa đảm bảo Trong trình thực đề tài, khả nghiên cứu, nguồn tài liệu, đồng thời phạm vi nội dung rộng nên tránh khỏi thiếu sót tồn hi vọng có nghiên cứu sâu hơn, hoàn chỉnh Đề tài tiểu luân: "Phát triển kinh tế vùng tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 20112020" hệ thống hóa vấn đề lý luận phảt triển kinh tế tỉnh Bắc Kạn Qua góp phần làm sáng tỏ yêu cầu đặt phát triển kinh tế cho vùng tỉnh Bắc Kạn Đồng thời đánh giá đựợc thực trạng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn năm gần Qua phân tích nguồn lực ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn, từ cho ta thấy mặt mạnh mặt hạn chế tỉnh Bắc Kạn Trên sở đề xuất số 99 định hướng giải pháp hợp lý cho phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn thời gian tới 100 101 102 D TÀI LIỆU THAM KHẢO Ban Chấp hành Đẳng tỉnh ủy Bắc Kạn (2015), Báo cáo trị Ban Chấp hành Đảng tỉnh khoá X trình Đại hội đại biểu Đảng tỉnh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2015-2020 Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020 103 Cục Thống kê tỉnh Bắc Kạn (1999, 2005 2014) Niên giám Thống kê tỉnh Bắc Kạn từ năm 1999 đến năm 2014 Tổng Cục Thống kê (1999, 2005 2014), Niên giám Thống kê tỉnh, Nxb Thổng kê Định hướng chiến lược phát triển bền vững Việt Nam (Chương trình nghị 21 cùa Việt Nam) H.2004 Học Viên trị quốc gia Hồ Chí Minh (2014); Các chuyên đề bổ trợ, 104 Giáo trình Cao cấp lý luận trị, Khối kiến thức thứ Nguyễn Văn Nam Ngô Thắng Lợi (2010), Chính sách phát triển bền vững vùng kinh tế trọng điểm Việt Nam, Nxb Thông tin Truyền thông, Hà Nội Ngô Doãn Vịnh (2005), Bàn phát triển kinh tế (Nghiên cứu đường dẫn tới giàu sang), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Nguyễn Minh Tuệ Lê Thông (2012), Địa lý Nông - Lâm - Thủy sản 105 Việt Nam, Nxb Đại học Sư phạm 10 Nguyễn Văn Thường (2005), Tăng trưởng kinh tế Việt Nam, rào cản cần phải vượt qua, Nxb Lý luận trị 11 Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) - Nguyễn Viết Thịnh - Lê Thông (2006), Địa lý kinh tế - xã hội đại cương, Nxb ĐHSP, Hà Nội 12 Lê Thông (chủ biên (2002), Địa lí tỉnh thành phố Việt Nam, Nxb Giáo dục 106 13 Lê Thông (chủ biên (2008), Nguyễn Văn Phú, Nguyễn Minh Tuệ, Địa lý kinh tế- xã hội Việt Nam, Nxb ĐHSP, Hà Nội, 2008 14 Lê Thông (2012), Địa lý Kinh tế - Xã hội Việt Nam, Nxb Đại học Sư phạm 15 Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 1890/QĐ-TTg việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn thời kỳ đến năm 2020 107 16 UBND tỉnh Bắc Kạn (2015), Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội năm 2015 17 UBND tỉnh Bắc Kạn (2015), Báo cáo tình hình thực nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng năm 2015); Nhiệm vụ giải pháp phát triển kinh tế - xã hội bảo đảm an ninh - quốc phòng năm 2016 tỉnh Bắc Kạn 18 Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn (2009), Báo cáo tóm tắt Quy hoạch phát triển lâm nghiệp tỉnh Bắc Kạn (giai đoạn 2008-2015, định hướng đến năm 2020) 108 19 http://www.cpv.org.vn / Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam 20 http://www.baobackan.org.vn/ Báo điện tử Bắc Kạn 21 http://www.backan.gov.vn/ Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Kạn 22 http://www.gso.gov.vn/ Website Tổng cục Thống Kê 109

Ngày đăng: 30/07/2016, 23:13

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan