Y học dự phòng vừa đi vừa kể

117 592 0
Y học dự phòng vừa đi vừa kể

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Y học dự phòng vừa đi vừa kể là cuốn sách hay chia sẻ kinh nghiệm thực tế của anh Cactus sau quá trình học và đi làm thu lượm được và viết lại thành cuốn sách này.Dành cho các bạn sinh viên đam mê và muốn tìm hiểu về ngành này

Y học dự phòng, vừa đi vừa kể Cactus | 2015 www.drcactus.tk LỜI NÓI ĐẦU Cactus bắt đầu viết Y học dự phòng, vừa đi vừa kể từ đầu năm 2013, sau những lần theo chân các bác sĩ ở Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Thừa Thiên Huế đi thực địa Hồi đó, Cactus viết thân thích viết, muốn qua những dòng mình viết ra sẽ giúp bạn bè nhìn thấy được những thứ mà mình đã quan sát được, hiểu được những điều mà mình đã cảm thấy trong quá trình đi thực địa Nhưng ban đầu, Cactus sử dụng cách viết tường thuật với thứ nên câu chữ nặng nề lắm, nhiều khi thử ngồi đọc lại những thứ mình đã viết mà thấy chẳng muốn đọc luôn Mãi đến năm 2014, Cactus tình cờ biết đến tác giả Tony Buổi sáng (TnBS) cùng những bài viết tác giả Cactus đọc viết thấy mê, mê vì tác giả đã gửi đến cho người đọc những thông điệp về cách sống đẹp, người tử tế, Cactus mê cách viết của TnBS đầy dí dỏm và thu hút người đọc Đọc các viết TnBS làm Cactus nhận ra, cách viết, cách nói chuyện này là thứ mình đã tìm kiếm lâu nay Kể từ đó, lấy cảm hứng từ cách viết của TnBS, Cactus đã đưa vào những bài viết của mình những câu chuyện kể được kể giọng điều hài hước, nói chí hư cấu Những mẩu chuyện mà Cactus kể với bạn đọc chuyện lắp ghép từ nhiều câu chuyện nhỏ khác, từ điều Cactus nghe kể, từ việc mà Cactus đã trải qua… và chẳng có chuyện nào thật 100% cả Với Y học dự phòng, vừa đi vừa kể, Cactus mong muốn gửi tới những người bạn, những người em của mình những điều mà Cactus đã được thấy, được nghe trên chặng đường y học dự phòng mà Cactus đang đi, để qua đó các bạn, các em có thể hiểu hơn về ngành y học dự phòng rồi yêu mến nó như Cactus đã và đang yêu Cũng qua đó, Cactus mong các bạn, các em nhìn thấy những điều mà bản thân còn thiếu sót trong kiến thức, kỹ năng chuyên môn để từ đó tích cực trau dồi, rèn luyện rồi mai này sẽ làm cho ngành y học dự phòng trở nên tốt hơn Hy vọng Y học dự phòng, vừa đi vừa kể sẽ được đón nhận tích cực TÁC GIẢ Cactus MỤC LỤC Đi đo môi trường lao động…………………………………… 1 Đi khám sức khỏe định kỳ cho công nhân……………… 3 Chuyện sinh viên Y học dự phòng………………………… 7 Chuyện định hướng…………………………………………… 12 Tôi là ai? Tôi muốn gì?……………………………………… 14 Chuyện ở quán cà phê……………………………………… 19 Mèo con đi học………………………………………………… 24 Chuyện xin việc………………………………………………… 28 Chuyện tiêm chủng…………………………………………… 32 Đi giám sát tiêm chủng……………………………………… 35 Bác sĩ giấy……………………………………………………… 38 Chuyện đồng nghiệp………………………………………… 43 Một cuộc phỏng vấn………………………………………… 48 Nên học Y học dự phòng hay học y đa khoa………… 54 Chuyện bắt muỗi……………………………………………… 65 Chuyện con ngựa……………………………………………… 72 Chuyện viết chuyện lách…………………………………… 80 Chuyện ở làng Méo Phần 1: Điều tra dịch………………………………………… 87 Phần 2: Xử lý dịch…………………………………………… 92 Phần 3: Phòng chống dịch tái phát…………………… 106 ĐI ĐO MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG Cactus cầm tờ hợp đồng trên tay mà không khỏi ngạc nhiên, trị giá của nó đến hơn 10 triệu đồng trong khi việc phải làm là cầm mấy cái máy đi đo môi trường lao động trong xí nghiệp X nọ, đem về phân tích, tính toán và trả kết quả cho họ Đoàn làm việc có tất cả 5 người, nếu không tính Cactus là sinh viên xin theo để thực tập anh lái xe, người làm chuyên môn chỉ có 1 bác sĩ và 2 anh kỹ thuật viên của khoa Sức khoẻ nghề nghiệp (SKNN) ở trung tâm y tế dự phòng Đồ nghề mang theo gồm có máy đo vi khí hậu để đo nhiệt độ và độ ẩm, máy đo tiếng ồn, máy đo bụi, máy đo ánh sáng, máy đo độ rung và máy đo hơi khí độc Theo lời mọi người thì trong số đó chẳng có máy nào trị giá dưới trăm triệu cả, bởi thế mà trước đây mỗi lần đám sinh viên như Cactus tới trung tâm y tế dự phòng học thì chỉ được đứng từ xa ngó mà không được sờ chứ chưa nói đến việc tập cách sử dụng máy móc Cho nên với Cactus những chuyến đi như thế này thực sự là rất hữu ích Công việc của đoàn cũng khá đơn giản, chỗ nào cần đo, đo những mẫu nào, đo bao nhiêu mẫu thì cứ nhìn vào hợp đồng rồi xách máy tới chỗ cần đo mà đo; các thông số hiện lên trên màn hình ghi lại đem tính toán sau Theo kinh nghiệm của một anh kỹ thuật viên thì ngay khi bước vào nhà máy, người đi đo môi trường cần có cái nhìn tổng quát xem yếu tố độc hại ở đây là gì, là bụi, là tiếng ồn, ánh sáng hay là rung chuyển…, nếu chúng ta nắm bắt được những yếu tố đó từ đầu thì khi vào đo ta sẽ tập trung vào những yếu tố độc hại đó hơn Anh cũng cho biết hằng năm các cơ quan xí nghiệp phải đo môi trường lao động và khám sức khoẻ cho công nhân lần nên khoa SKNN luôn bận rộn, đi đo đi khám về thì phải xử lý kết quả, nhập hồ sơ sức khoẻ cho công nhân vào máy nên chân luôn tay Đặc biệt là những tháng cuối năm lại càng bận rộn vì nhiều xí nghiệp chưa đo, chưa khám vào những tháng đầu năm, giữa năm nên phải hoàn thành vào những tháng cuối này, do đó công việc của khoa SKNN càng dày hơn Đi đo môi trường lao động phải vào tận nơi người ta đang làm việc để đo tiếng ồn, đo bụi, khí độc, phóng xạ… Thấy Cactus có vẻ lo lắng, anh kỹ thuật viên mới trấn an: “em đừng lo, vào môi trường trang bị bảo hộ cho người lao động, nên em không cần lo sức khỏe hay nhan sắc đâu, người đẹp trai thanh tú như em có đi cả năm về vẫn cứ đẹp hoài à” Nói xong anh còn đá lông nheo một cái làm Cactus thấy bồi hồi trong dạ Buổi đầu tiên theo chân các tiền bối đã giúp Cactus có nhiều trải nghiệm thực tế hơn những lý thuyết được học suốt mấy năm qua, càng đi Cactus càng vỡ lẽ ra nhiều thứ mà trước giờ mình không để ý Ngày mai, khoa SKNN đi khám sức khoẻ định kỳ cho công nhân ở công ty Z và những trải nghiệm mới đang chờ đón Cactus ở phía trước *** ĐI KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ CHO CÔNG NHÂN Người lao động trong các công ty, xí nghiệp phải khám sức khoẻ ít nhất là 1 năm 1 lần, ở những nơi môi trường độc hại thì có thể là 6 tháng 1 lần Thông thường, các công ty, xí nghiệp này hợp đồng với các đơn vị y tế (có đủ thẩm quyền) trên địa bàn để khám sức khoẻ cho công nhân, bệnh viện đa khoa, trung tâm y tế dự phòng, trung tâm y học lao động… Việc các công ty, xí nghiệp có hợp đồng với trung tâm y tế dự phòng (TT YTDP) hay không thì tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó cái quan trọng là sự phát triển của khoa SKNN ở TT YTDP, khoa SKNN phải có nhân lực, máy móc cần thiết cũng như uy tín trong công việc, mà những điều này lại còn tuỳ thuộc vào ban lãnh đạo của trung tâm, của khoa nữa: họ phải là người dám nghĩ dám làm, có sự đầu tư lớn để mở các dịch vụ Bởi vậy không phải ở đâu sự phát triển của TT YTDP cũng giống nhau, có nơi thì SKNN là khoa bận rộn, có nhiều việc để làm trong khi khoa Kiểm dịch y tế lại nhàn hạ, nhưng có nơi lại ngược lại, SKNN không phát triển mà hoạt động chính lại là về phòng chống bệnh truyền nhiễm Thông thường các TT YTDP có 3 dạng hoạt động chính: 1 Hoạt động theo kế hoạch: đây là những hoạt động được lên kế hoạch từ đầu năm, kinh phí từ ngân sách, ví dụ như hoạt động giám sát dịch, tiêm chủng mở rộng hàng tháng; Hoạt động dịch vụ: Các hoạt động này không phải TT YTDP nào cũng có mà nó tuỳ theo sự năng động của ban lãnh đạo cơ quan, nếu các hoạt động phát triển thu nhập người làm y tế dự phòng tăng lên phần nào, hoạt động dịch vụ TT YTDP thường tiêm chủng dịch vụ, đo môi trường lao động, khám sức khoẻ định kỳ hay khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động…; 3 Hoạt động dự án: Cũng như hoạt động dịch vụ, các dự án do cấp trên chỉ định hoặc do ban lãnh đạo cơ quan xin được từ bên ngoài cũng góp phần bổ sung thu nhập cho cán bộ y tế dự phòng Cactus mở đầu dài dòng, phải để có được những kiến thức này thì Cactus cũng mất nhiều ngày tìm hiểu, viết cho bạn dễ hiểu Cactus nói sau Còn câu chuyện chính của chúng ta hôm nay vẫn là chuyện khám sức khoẻ định kỳ cho công nhân xí nghiệp Z Cactus đã nói từ đầu 7h sáng xe ô tô đưa rời quan để lên đường, đoàn khám lần này đi khoảng 20 người, chúng tôi sẽ khám cho 500 công nhân trong một xí nghiệp may ở cách trung tâm thành phố 15 km Tới nơi chúng tôi được dẫn vào một khu nhà lớn vốn nhà ăn công nhân, bàn ăn dọn qua bên để chúng tôi tiện làm việc, các bàn khám được dựng lên, máy móc bày la liệt, người công nhân phát phiếu khám để điền thông tin cá nhân rồi cầm theo để lần lượt đi qua các bàn khám, nào là đo huyết áp, khám nội, da liễu, nội tiết, tai mũi họng, răng hàm mặt, mắt…; về cận lâm sàng thì có lấy mẫu máu, thử nước tiểu nhưng cũng tuỳ theo từng hợp đồng với từng công ty mà có sự khác biệt: những nơi có ít lao động hoặc người lao động có những nguy cơ đặc trưng thì người ta có thể yêu cầu làm thêm siêu âm bụng, phim phổi thẳng, điện tâm đồ… những nơi có hàng trăm, hàng ngàn lao động thì kinh phí không cho phép họ làm đại trà nên họ thường làm các xét nghiệm cơ bản và/hoặc dành những xét nghiệm cần thiết cho các bộ phận sản xuất có nguy cơ Việc khoa SKNN đến tận công ty để khám cho công nhân hay công nhân đến khám tại khoa SKNN là tuỳ theo từng hợp đồng do điều kiện thuận lợi của mỗi bên Cactus là sinh viên nên được xếp vào bàn đo huyết áp, cùng đi mua một con trâu đực rồi mời thầy cúng tới đâm trâu làm lễ cúng, mời cả làng tới uống rượu tưng bừng Hiết bị ong đốt đến phát sốt, hai mắt sưng húp chẳng nhìn thấy gì, hai môi chẳng thể mấp máy, Hiết nằm buồng khóc tức tưởi, Hiết thèm thịt trâu, Hiết thèm được cùng thằng Bỉu, thằng Tương, cùng lũ trẻ trong làng đứng xem cảnh người ta làm thịt trâu và chỉ trỏ Rồi mãi gần một tháng sau, khuôn mặt Hiết mới trở lại bình thường, anh Hả và chị Mết biết ơn thần linh nhiều lắm, ôi thần linh ơi Cactus tới chào đoàn cán y tế, người vui vẻ giới thiệu, hỏi han Cactus đủ thứ Qua lời giới thiệu của mọi người, Cactus biết dẫn đầu đoàn công tác lần bác sĩ Lý, người vốn bác sĩ chuyên khoa nội chuyển qua làm công tác dự phòng trong mấy năm gần đây Bởi bác sĩ Lý vừa có chuyên môn sâu điều trị, lại có kinh nghiệm về y tế dự phòng nên bác ấy được lãnh đạo trung tâm y tế huyện tin tưởng giao phó nhiệm vụ quan trọng Cùng tham gia với bác sĩ Lý là nhiều bác sĩ, y sĩ khác nữa, họ đều là những người đã công tác lâu năm, có nhiều kinh nghiệm và đã quá quen với việc ăn ở trong vùng dịch, sống cùng bà con thôn Trong đoàn có hai nữ y tá, một chị tên Hoà lớn hơn Cactus vài tuổi còn một em gái nhỏ tuổi hơn Cactus tên Na, hai người thầm với cười ré lên Chị Hoà vẫy Cactus rồi chỉ vào Na, vừa cười vừa bảo “bé Na nhờ chị hỏi bác Cactus giúp nó xem bí quyết nào mà bác Cactus có làn da đẹp thế, nó muốn hỏi lắm nhưng mà ngượng” Bé Na xấu hổ, hai má ửng hồng, cười ngượng nghịu không nói Rồi Cactus được nghe kể về những ngày qua Ngày đầu tiên lên làng Méo làm công tác chống dịch, đoàn cán bộ y tế đã gặp không ít khó khăn, muốn tập trung cả làng lại đã khó mà đến lúc tập trung được rồi thì lại chẳng ai chịu uống thuốc, ai cũng đứng từ xa nhìn với ánh mắt thăm dò, e ngại Bảo người lớn tới uống thuốc họ cười cười, lắc đầu, cán y tế nhắc thêm lần nữa thì họ đẩy con cái của họ ra, bảo cho mấy đứa nhỏ này uống là được rồi Tụi nhỏ khép nép núp sau chân người lớn, tròn xoe mắt nhìn ra Các y bác sĩ mới nghĩ ra cách mua kẹo, mua sữa về để dỗ bọn trẻ Con nít mà, thấy có kẹo là bị dụ ngay, một đứa, hai đứa tất xúm vào, chờ đến lượt uống thuốc để nhận kẹo, có kẹo rồi bọn trẻ chạy ra khoe với nhau ai nhiều kẹo hơn, đó thật sự là những món quà quý giá đối với bọn trẻ vùng cao này Đợi bọn trẻ uống thuốc xong, bác sĩ Lý gọi chị Mết tới uống thuốc và nhận phần thuốc cho anh Hả luôn vì hôm nay anh Hả làm rẫy, chị Mết uống thuốc xong mà nấn ná chẳng chịu đi Bác sĩ Lý tinh ý bảo bé Na đưa cho chị Mết một cái kẹo, nhưng chị Mết bảo “hai vợ chồng đều có thuốc mà”, ý muốn có 2 cái kẹo cho 2 vợ chồng Mọi người nhìn nhau cười ồ, đưa luôn cho chị Mết 3 cái kẹo Sau chị Mết thì chị Lèn, anh Trị, chị Vá và tất cả người lớn trong làng đều được nhận kẹo sau khi uống thuốc xong, ai vui vẻ, vừa ngậm kẹo vừa cười khoe những hàm răng đen nhánh Trời đã về chiều, người lớn, trẻ con trong làng đều đã uống thuốc nhận kẹo, người rẫy chưa gửi lại phần thuốc cho vợ hoặc chồng mang về, và tất nhiên là phải kèm theo phần kẹo cho họ Bác sĩ Lý vừa chăm xem xét danh sách người uống thuốc vừa nhăn trán bảo “thế là còn nhà Mái với nhà bố Biên nữa” Nhà chị Hồ Thị Mái và anh Hồ Văn Cang có cháu Hồ Thị Vải được 14 tháng tuổi, đã mấy hôm cháu Vải có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi anh Cang và chị Mái không chịu để bác sĩ khám, lấy thuốc cho Vải Vải được mẹ địu trên lưng suốt ngày, trong nắng chiều hai mẹ mồ hôi nhễ nhại, sợi tóc mai bết vào mặt, vào trán Vải làm cho khuôn mặt thêm lờ đờ, thiếu sức sống Suốt ngày nay, hết người đến người khác đoàn tới nhà chị Mái vận động nhưng anh chị vẫn kiên quyết không cho cháu khám bệnh, uống thuốc, chí anh Cang xách dao rựa đứng chống nạnh tuyên bố “nhà cúng, chưa hết cữ, đưa tiêm chém chết”, người khuyên can anh bảo “nó chết đẻ đứa khác lo gì” Thấy người lảng xa dần, bác sĩ Lý kiên trì tiếp cận, 20 năm nghề giúp bác sĩ Lý có nhiều kinh nghiệm khi tiếp xúc với người dân Bác sĩ Lý tới vỗ vai anh Cang nói Cang nóng nghe, có làm mày đâu, bác vào nhà ngồi xuống bên chị Mái thủ thỉ Chẳng biết bác sĩ Lý đã làm cách nào mà được một lúc thì thấy chị Mái xoay bé Vải trước bụng, bác Lý lấy ống nghe khám kỹ càng, lấy đèn pin soi mũi, họng cho bé Vải cẩn thận Vẻ hớn hở, bác chạy ra cửa bảo “may quá, viêm phổi thôi chứ không phải bạch hầu”, rồi bác kêu chị Hoà pha thuốc, nói lấy gói Hapacol Kids ấy, chứ thuốc kia đắng uống vào nó nôn ra hết Chị Hoà với bé Na mừng húm, nhanh nhẹn chạy lấy thuốc Đoàn kết thúc công việc lúc trời nhá nhem tối, người thu dọn đồ đạc ra về, ai nấy đều thấy lòng nhẹ nhàng hơn Tối hôm đó, trong căn nhà gỗ được xây dựng làm chỗ nghỉ cho nhân viên ở phía sau khuôn viên trạm y tế, mọi người quây quần ăn cơm tối Ở xã này chưa có điện lưới quốc gia, riêng trạm y tế và một số hộ gia đình may mắn có được nguồn điện từ máy tuabin thuỷ điện đặt dưới con suối Trong ánh điện lờ mờ, chiếu được trải sàn nhà, cơm canh bày ra, bữa tối có măng rừng, rau lủi (một loại rau đặc sản của địa phương), trứng chiên canh đu đủ Chị trạm trưởng ngại ngùng nói “về muộn nên không chuẩn bị nhiều, toàn nhà vườn thôi, bác Cactus thành phố quen rồi, chịu khó bữa bác nghe, mai rồi chị cải thiện”, rồi chị cười bảo thêm “thức ăn thì cơm không thiếu đâu, chị bắc thêm nồi bếp kìa” Bếp lửa nhà gỗ ấy, chiếc kiềng sắt ba chân là một nồi đuyra, cơm nấu trong nồi này mà để cháy ăn ngon Bên cạnh bếp, mèo mun ngái ngủ, hai mắt lim dim mặc kệ tiếng nổ lách tách của củi cháy Bữa cơm tối hôm ấy diễn ra ấm cúng và ngon lành dù thức ăn rất đạm bạc, mọi người vừa ăn vừa nói chuyện, chốc chốc lại đùa trêu Cactus, bảo Cactus lên miền núi ở cho vui đi, lên đây thì bao nhiêu cô gái xin theo đó, người khác lại đùa Cactus mà lên đây thì chẳng mấy chốc làn da trắng trẻo ấy sẽ bị nắng gió làm cho đen nhẻm thôi, cô thèm mê Cactus đã cười rất nhiều, thấy trong lòng sao mà vui quá Bác sĩ Lý vui vẻ kể lại những năm tháng khi bác hãy còn là một thanh niên năng động, bác bảo bây giờ mỗi lần được phân công xuống xã ăn ngủ với nhân dân để chống dịch bác luôn sẵn sàng lên đường, dù biết rằng mình phải đi vào chỗ nguy hiểm, dù biết rằng nếu có công lao trong công tác chống dịch thì người được khen thưởng có thể không phải là mình mà là những lãnh đạo ở sở, ở tỉnh, ở huyện nhưng bác vẫn vui vẻ làm bởi vì mình đang làm những việc có ích cho nhân dân, khi sống cùng nhân dân thì những so đo tính toán, những tị nạnh hơn thua hằng ngày ở phố huyện chợt tan biến hết, khi đó trong lòng mình chỉ còn lại sự lo toan cho công việc, cho nhân dân mà thôi, để rồi thấy dân khoẻ, thấy dịch khống chế niềm vui lớn không gì có thể sánh bằng Sau bữa cơm, các bác trong đoàn cùng Cactus ngồi lại bên bếp lửa, cùng thảo luận kế hoạch cho ngày mai Ngày mai, mọi người vẫn sẽ tiếp tục công việc vận động mọi người uống thuốc, vệ sinh môi trường, riêng Cactus phải rẫy chuyến Tình hình dịch ở làng Méo có vẻ đã yên ắng nhiều rồi, cách làng khoảng leo núi khu vực làm rẫy người dân làng, hộ gia đình trụ lại, gia đình bố Biên, người đứng đầu làng Méo Bố Biên cùng vợ và 3 đứa con dắt díu nhau lên rẫy chẳng phải vì bố muốn làm thế, cũng chẳng phải vì bố là trưởng làng, bố đưa vợ con lên chòi ở là vì lệ làng buộc phải thế Đứa con gái lớn của bố Biên đã mất mấy hôm trước vì bạch hầu, nó mất vì không phát điều trị sớm, nhà nó vẫn phải khổ sở theo Theo lệ làng, theo phong tục của người Giẻ Triêng, gia đình có người chết phải làm lễ cúng trâu rồi mời cả làng tới dự, không có trâu cúng thì phải đi khỏi làng, hết thời gian 10 ngày hay gọi hết “cữ” mới được về lại làng sinh sống Ngày xe bệnh viện huyện đưa thi thể con gái bố Biên về bên kia con dốc đầu làng, người làng đã ra ngăn lại, bắt bố Biên phải đưa thi thể con bé đi đường khác chứ không được khiêng qua đất của làng Thanh niên trong làng chẳng ai ra giúp bố, chỉ có vợ chồng bố cùng thằng con 14 tuổi cùng nhau khiêng thi thể chị gái nó đi đường vòng, leo núi đưa lên trên rẫy để chôn Đã được 3 ngày rồi, phải hết 7 ngày nữa gia đình bố Biên mới được trở lại làng Nhưng những người cán bộ y tế không thể chờ khi bố Biên cùng vợ con trở lại làng mới khám và cấp phát thuốc cho họ, chúng ta làm y tế dự phòng thì phải chủ động tự tìm đến với họ thôi, nhất là khi họ lại là những người tiếp xúc gần với nguồn bệnh Nhiệm vụ người tin tưởng giao phó cho Cactus, Cactus bác sĩ, Cactus là một nam thanh niên trẻ trung chứ mấy bác trong đoàn hầu hết lớn tuổi, leo núi đâu phải dễ Lúc người thảo luận và hỏi ý kiến Cactus về việc này, ai cũng tỏ vẻ lo ngại vì thấy Cactus mặc dầu là nam nhi nhưng có vẻ thư sinh trắng trẻo quá, lại sợ ở thành phố sướng quen rồi nên leo núi hổng được Cactus đã trấn an mọi người bằng cách nói cho họ hay rằng quê Cactus miền núi, từ nhỏ Cactus thường xuyên trèo đèo lội suối, biết lần theo dấu chân của thú rừng, biết nhìn mặt trời, nghe hướng gió để biết hướng đi, hằng đêm biết coi trăng coi sao để chắc chắn là đêm hôm sau trời sẽ không có nắng, rằng Cactus có đôi chân dẻo dai, có hai đầu gối mỏi, Cactus hoàn thành nhiệm vụ, người đừng có lo Nghe Cactus nói xong mà niềm tin của mọi người tăng lên gấp bội, mọi người lại cùng nhau thảo luận những việc cần làm, ấy phải mang bình phun thuốc lên chòi để phun Cloramin B, mang theo kháng sinh và những thuốc, vật tư thiết yếu khác như bông cồn, thuốc chữa đau bụng, thuốc nhỏ mắt… và cả thức ăn, nước uống để sử dụng dọc đường Cactus sẽ đi cùng một anh y sĩ trạm y tế dân quân xã làm nhiệm vụ dẫn đường với khuân hàng Xong xuôi, mọi người bảo nhau đi ngủ sớm để có sức khoẻ cho ngày mai bận rộn Cactus ưu dành hẳn phòng vốn là phòng nghỉ của nhân viên trực trạm với chăn mền đầy đủ Sau một ngày dài di chuyển nhiều nơi nên Cactus cũng thấm mệt, vừa nằm xuống đã muốn ngủ ngay Nhưng vừa mới mơ màng vào giấc ngủ có tiếng chuông điện thoại đâu đó làm Cactus bừng tỉnh Ở nhà trong, bác sĩ Lý đang nói chuyện với ai đó mà giọng điệu khẩn trương lắm, “có thêm 2 ca ở thôn 8 à… triệu chứng sao… đau họng, khó nuốt à” Những đoạn hội thoại ngắt quãng ấy đã làm cho tất cả mọi người chẳng ai bảo ai cùng rời khỏi giường và đi ra tập trung xung quanh bác sĩ Lý chờ đợi Ngắt điện thoại, bác sĩ Lý tặc lưỡi bảo “bệnh viện huyện mới tiếp nhận 2 ca ở thôn 8, 2 đứa trẻ cùng một nhà, bị đau họng, khó nuốt, làng Méo vừa mới tạm lắng mà dịch lại lan sang thôn 8 nữa thì gay to lắm” Tất cả mọi người đều hiểu nếu dịch lan rộng sang thôn khác công tác chống dịch thêm muôn phần khó khăn, ai nấy lộ rõ vẻ lo lắng trên nét mặt Nhưng từ trạm y tế tới thôn 8 không phải là gần, đường sá đi lại khó khăn, lại đêm hôm nữa thì càng nguy hiểm Vừa lúc đó trời đổ mưa rào rào Bác sĩ Lý bảo mọi người đi ngủ, ngày mai bác sẽ ra bệnh viện huyện và qua thôn 8 điều tra xem sao Cactus trở về giường, nằm thao thức không ngủ được, chắc mọi người đều vậy cả, đêm khuya vắng nên chốc chốc Cactus lại nghe rõ những tiếng trở phòng bên cạnh Khuya, mưa gió vùng cao nắm tay nhau gào thét ù ù bên song cửa sổ Mọi người lục đục thức dậy vào khoảng rưỡi sáng, trời đã hết mưa, có tiếng gà rừng gáy văng vẳng lúc xa lúc gần Sau khi mỗi người ăn một bát mỳ tôm, chúng tôi chia làm 3 để đi lo 3 việc khác nhau, bác sĩ Lý đi điều tra dịch ở thôn 8, tôi và anh y sĩ Đông sẽ cùng dân quân xã đi lên chòi bố Biên, còn đoàn công tác lại tiếp tục trở vào làng Méo, phải tranh thủ sớm trước khi người dân lên rẫy Cactus cùng anh Đông lên đường, vốn quen với việc rừng nên lần Cactus mang một đôi dép tổ ong, vài vật dụng và các thứ thuốc men cần thiết, quần áo dài tay nhưng đủ rộng và thoáng để di chuyển và không quên mang theo bánh nước uống để sử dụng dọc đường Anh Đông bước trước với bước chân nhẹ nhàng dù trên vai đang mang bình phun thuốc và hộp đựng hoá chất, anh vốn người mang hai dòng máu, bố anh người Kinh còn mẹ anh là người Giẻ Triêng, anh thông thạo tiếng Kinh lẫn tiếng người Giẻ Triêng, anh có làn da rám nắng, đôi mắt sâu đầy vẻ hoang dã nhưng cách nhìn nhận về cuộc sống lại rất tiến Đi được một quãng tới ngã tư thì thấy có 2 anh thanh niên trong trang phục dân quân xã đứng đợi sẵn Mọi người chào hỏi nhanh chóng tiếp, anh dân quân cầm mác dài đi trước, anh chỉ vào cây mác bảo cái này rất hữu ích khi đi rừng đấy, anh lại mang bình phun thuốc giúp anh Đông, Cactus giữ túi đựng thuốc, thực phẩm nước uống, anh Đông không còn phải mang bình phun thuốc nữa, rảnh tay xách hộp đựng Cloramin B đi cuối đoàn Bốn người càng đi càng thấy con đường thêm khó và dốc càng cao dần, con đường mòn hẹp dần và trơn trượt vì trận mưa đêm qua Ban đầu chúng tôi còn hăng say nói chuyện nhưng khi những con dốc càng cao thì càng ít nói dần để giữ sức, Cactus đã lâu không leo núi nên cũng cảm thấy đầu gối bị đeo đá tảng, mồ hôi vã tắm, muốn ngồi xuống mà nghỉ ngơi cho đã, người cắm cúi bước đi, chốc chốc tiếng chim “bắt cô trói cột” lại vang lên ở phía trước như muốn dẫn đường nên Cactus cũng tự động viên mình cố gắng đi tiếp Đi được gần 2 giờ đồng hồ thì Cactus bắt đầu nghe thấy những tiếng ầm ầm xa xa nên ngẩng lên nghe ngóng, anh Đông bảo là “bãi vàng đấy, người ta đưa máy móc vào trong núi này để khai thác vàng, có khi lát nữa dọc đường này bác Cactus sẽ được gặp những người dân đi gánh hàng thuê cho phu vàng đấy, họ khoẻ lắm, gánh xăng dầu, gạo và thịt cá vào bãi vàng mà nơi đồng vậy” Đi thêm quãng lên tới rẫy, đất đai phẳng hơn, nhìn ra xung quanh thì thấy dấu vết của những mảnh ruộng trồng lúa cạn, những cái cây bị đốn ngã có khắc đầy những dấu dao, dấu rìu Bỗng anh dân quân cầm mác chỉ tay ra xa và bảo “là chòi bố Biên đấy, gia đình bố thôi”, nhìn theo hướng ấy Cactus thấy một cái chòi nhỏ được lợp bằng lá cọ, xung quanh che chắn bằng phên nứa và những tấm vỏ cây to bản nhưng đầy vẻ tuềnh toàng, tạm bợ Vợ chồng bố Biên đi vắng cả, chỉ có thằng con út ở lại chòi Thằng Dúi con trai út bố Biên thằng bé gầy gò, năm khoảng tuổi, anh Đông dùng ngôn ngữ Giẻ Triêng bảo gọi bố mầm (bố và mầm là cách gọi cha và mẹ, cũng dùng để gọi những ông già, bà già của người Giẻ Triêng), nó chẳng trả lời mà vụt chạy đi, cái dáng gầy gò ấy càng thêm vẻ liêu xiêu trong sương sớm Đợi khoảng 20 phút bố Biên vợ trở về, theo sau thằng Tráng với con bé Nậm, thằng cu Dúi đi sau cùng Chờ mọi người tập trung đông đủ, Cactus giới thiệu nói rõ mục đích chuyến đi lần này Rồi lấy dụng cụ đè lưỡi và đèn pin ra, Cactus lần lượt soi họng khám cho từng người, thật may là không ai có triệu chứng bạch hầu cả, người kêu đau vai, người nói bị nhức đầu, người khác nói chân bị bong gân rồi nè Hỏi sao bố với mầm không về nhà dưới kia, ở với làng cho vui lên chi cho cực, cho buồn? Bố Biên lắc đầu bảo làng không cho bố về, chưa hết cữ mà, 7 ngày nữa hết cữ bố mới về Biết là không thể thay đổi được quyết định của bố Biên, Cactus lôi hộp thuốc lấy cho mỗi người 7 ngày uống kháng sinh, cho gia đình thêm một tuýp thuốc kem xoa bóp, lọ dầu gió Trường Sơn, ít bông băng với thêm một hộp thuốc trị tiêu chảy Cactus không quên dặn thêm chưa hết cữ mà trong nhà có ai đau ốm gì thì bố không cần về làng nữa mà đưa ngay qua trạm xá bố nghe Nãy giờ anh Đông cũng đã pha thuốc và phun xong rồi nên cả đoàn tạm biệt gia đình bố Biên rồi ra về, đi được một quãng ngoái đầu lại còn thấy bóng dáng 5 người đứng nhìn theo Người xưa có câu “khi đi kiến bò, khi về cò bay” ý nói về nhanh hơn so với lúc đi, thực ra là do cảm giác người đi mà thôi, lúc ra đi còn chưa thông thạo đường đi nên cảm thấy lâu, lúc về thì sẽ thấy sao mà nhanh thế Nhưng với Cactus và các anh trong đoàn đi lần này thì khi về đi nhanh hơn thật, ấy là bởi vì đường về đi xuống dốc, dốc mãi không hết, đường sá thì trơn trượt, mỗi người nắm trong tay một cây gậy mà vẫn cứ đi như lao xuống dốc phăng phăng vậy Khoảng 3h chiều tới trạm y tế, bác sĩ Lý cũng mới trở về trước đó ít phút và đang rửa chân ngoài giếng, đoàn cán vào làng phát thuốc chưa Bác sĩ Lý vừa múc nước vừa vui vẻ cho biết 2 ca bệnh ở thôn 8 là viêm họng cấp thôi, không phải bạch hầu, 2 ca này đều là học sinh nội trú ngoài thị trấn, mới trở về nhà ngày hôm qua thôi Cactus nghe nói ca bệnh bạch hầu thấy mừng vô Tới khoảng 4h30 thì đoàn phát thuốc cũng trở lại trạm y tế, chị Hòa phấn khởi bảo hôm nay mọi việc đều trôi chảy cả, bé Vải nhờ có uống thuốc nên tươi tỉnh nhiều Chị Hòa trêu chọc bé Na, nói hôm nay Na nó lo cho anh Cactus lắm, chỉ sợ anh Cactus đi rừng không quen, có khi lại bị cô nào trên rừng giữ lại Mọi người hùa vào người câu trêu chọc, tiếng cười vang lên rộn rã, ai nấy đều vui Tối hôm đó chúng tôi tổ chức bữa tiệc nho nhỏ, gọi là mừng cho những việc đã làm được Mấy cô, mấy chị trong đoàn tài tình lắm, mới thấy gọi điện một tí mà đã có người chở đến mấy ký thịt rừng, có người vừa đi ra đầu ngõ đã thấy quay vào với bao nhiêu thứ rau quả tươi ngon Các cô bảo bao nhiêu năm ăn ở cùng dân nơi này rồi, biết rõ nhà ai có cái gì nên chỉ cần hỏi tới là có món gì ngon người ta sẽ cho hoặc đem bán cho mình với giá cả phải chăng nhất Bữa tiệc có thịt rừng được chế biến đủ món, có rau măng, rau lủi vô số ngon khác mà Cactus chẳng thể nhớ hết Bên mâm cơm, mọi người quây quần đông đủ, hôm nay có thêm 2 anh dân quân xã nữa nên càng có thêm tiếng nói, tiếng cười Bé Na bị cô bắt ngồi cạnh Cactus, bảo ngồi đấy chăm lo cho anh Cactus để anh ấy xem có đảm đang không để còn dẫn về thành phố Nakhông uống được rượu, anh Đông vừa rót ra thì Na chỉ nhấp môi được một tí thì kêu chịu thôi, thế là mấy chị kêu em để đấy, ngồi bên cạnh trai đẹp lẽ không giúp đỡ mà em phải lo Tiếng cười lại vang lên, Cactus chẳng nhớ uống chén, thấy mặt mũi nóng phừng phừng, Cactus vốn uống ít khi uống rượu bia nên uống đâu uống dè chừng Nhưng hôm vui mà, uống say nằm ngủ có phải đi đâu mà sợ, thế là Cactus lại uống Anh Rây dân quân xã cầm chén rượu trên tay, ra dấu cho mọi người im lặng rồi trịnh trọng nói “tôi lớn lên ở đất này, ngọn núi nào tôi cũng đã từng leo, con suối nào tôi cũng đã từng lội qua, thanh niên đất này ai cũng vậy cả nên anh Đông hay trai vùng này có leo núi, đi rừng giỏi là chuyện bình thường, tôi chẳng phục gì đâu Nhưng hôm chứng kiến bác Cactus rừng mà nể, không ngờ người dáng vóc thư sinh, mặt mũi trắng trẻo, sống ở thành phố mà lại đi rừng thành thạo chẳng kém gì anh em chúng tôi Nói thật bụng là tôi rất nể, xin phép cho tôi mời riêng bác Cactus một chén” Mọi người vỗ tay rào rào, sau anh Rây thì mỗi người lại kiếm một lý do khác để cùng cạn chén với Cactus lần Cactus vui quá, nơi rừng núi mỗi câu nói ấy đều là thật lòng chứ chẳng hề chứa đựng những lời lẽ ngầm khích bác hay những lời nịnh bợ giả tạo Và Cactus lại uống, lại cười, niềm vui nở rộ trong lòng Rồi Cactus chẳng nhớ làm cách nào mà mình trở về phòng được nữa, chỉ nhớ mang máng rằng trong lúc mơ màng, Cactus chạm phải bàn tay đó, bàn tay nhỏ nhắn mà ấm áp Đêm đó, Cactus đã ngủ rất say *** Phần 3: Phòng chống dịch tái phát Triển khai các chiến dịch tiêm chủng chưa bao giờ là dễ dàng mà triển khai ở những vùng xưa nay chưa bao giờ biết đến mũi tiêm lại càng khó khăn hơn Làng Méo là một vùng đất như Sau 14 ngày kể từ ca bệnh cuối xuất hiện, ngành y tế không ghi nhận thêm ca bệnh nào mới nên dịch bạch hầu ở làng Méo được coi là đã bị khống chế thành công Nhiệm vụ tiếp theo là triển khai tiêm vắc xin phòng bệnh cho toàn bộ người dân nơi đây nhằm ngăn chặn dịch tái phát, một nhiệm vụ không hề dễ dàng Người Giẻ Triêng đã bao đời quen với việc cúng bái, họ sợ mũi kim, họ sợ tiêm thuốc, thuyết phục được họ uống thuốc dự phòng trong thời gian qua đã là một sự cố gắng lớn của ngành y tế và chính quyền, giờ mà làm cho họ chịu tiêm thuốc lại khó lên trời Nhưng khó phải làm, người làm dự phòng nếu cứ thấy khó lại thôi, thấy dân thiếu hợp tác lại mặc kệ thì chẳng thể nào hoàn thành nhiệm vụ được, rồi dịch bệnh lại cứ bùng phát ầm ầm ngay thôi Ở làng Méo, người ta không chỉ sợ tiêm mà người ta cũng chẳng thể nhớ tên tuổi của bản thân, tên tuổi của những người trong gia đình nữa Nhà anh Cương chị Nêm có 2 thằng con, hỏi anh Cương bao nhiêu tuổi rồi nhỉ, anh bảo chẳng nhớ, hỏi thế tụi nhỏ nhà anh mấy tuổi rồi thì anhlắc đầu, hỏi có nhớ tụi nó sinh năm không chị Nêm nói thằng Cứ sinh cách đây 3, 4 mùa rẫy gì đấy, còn thằng Căn thì sinh vào cái hồi cây duối đầu làng bị chết hạn đó Tuổi, năm sinh thì chẳng nhớ, mà cái tên cũng có lắm điều hay, tên khai sinh của 2 đứa là Cứ và Căn, thế mà chẳng hiểu sao vào một buổi chiều đi ra thị trấn trở anh Cương ngẫu hứng đổi lại tên thành Nokia Kim Tan, rồi ít lâu sau anh lại chán 2 cái tên đó, ai mà hỏi tên con anh thì anh bảo đứa lớn là San San còn đứa nhỏ là Su Su Có lần anh Cương đi họp phụ huynh, nói tôi là phụ huynh của cháu San San và cháu Su Su, hỏi cô giáo biết con tôi học lớp nào không, cô giáo lục hết danh sách học sinh cả trường cũng chẳng thấy 2 cái tên ấy nên anh Cương phải trở về, hôm sau Cứ và Căn học bị cô chủ nhiệm phê bình bố mẹ không họp phụ huynh, 2 đứa về khóc um sùm nên từ đó anh Cương mới để tụi nhỏ mang tên khai sinh vốn có Ở nhà anh Cương chị Nêm mà nhà anh Tý, anh Sơn, nhà chị Bo, chị Mán cũng đã từng có chuyện đổi tên con cái như vậy Tên tuổi bọn trẻ nhiều bố mẹ chúng chẳng nhớ có những người lại biết và nhớ rất rõ, ấy là các cán bộ ở trạm y tế xã Các chị ở trạm y tế chính là những người đỡ đẻ, có khi còn làm thêm công việc đặt tên cho bọn trẻ nữa, nên đứa nhà ai thì mấy chị nhớ như in Chẳng biết từ bao giờ, người Giẻ Triêng tất cả đều mang họ Hồ, phụ nữ thì Hồ Thị, đàn ông thì Hồ Văn, nên bây giờ chỉ cần biết tên anh đó là Tý thì có nghĩa tên đầy đủ của anh là Hồ Văn Tý, là chồng của chị Hồ Thị Vi Đợt này, chiến dịch tiêm vắc xin phòng chống dịch bạch hầu sẽ sử dụng tới 3 loại vắc xin: vắc xin Quinvaxem cho trẻ dưới 1 tuổi, vắc xin DPT cho trẻ từ 1 tới 6 tuổi và vắc xin Td cho trẻ từ tuổi trở lên Ba ngày trước chiến dịch diễn ra, đoàn cán bộ cấp cao từ WHO, Viện Pasteur, Sở Y tế, Trung tâm Y tế dự phòng cùng lên làng Méo kiểm tra, đánh giá tình hình trước khi triển khai chiến dịch Lên tới làng, đoàn cán bộ đi gặp từng người bảo ít bữa nữa xã tiêm vắc xin thì nhớ đi tiêm để phòng bệnh nghe, tiêm vào để khỏe người đâu… Bà con nghe thế chỉ cười cười lảng tránh, bảo không tiêm đâu, tiêm chết đấy, không tiêm thì vẫn khỏe mà Cán bộ nói hết nước hết cái mà bà con vẫn chỉ cười cười, lúc lắc cái đầu Anh Đông hôm đoàn làm nhiệm vụ phiên dịch anh biết nói tiếng người Giẻ Triêng, anh bảo vừa bà báo một tin quan trọng, mọi người hãy đi theo anh Nói rồi anh đi lên trước dẫn đường, đoàn cán bộ và một số bà con đi theo, đi quãng tới bìa rừng thấy chòi nhỏ che chắn rất cẩu thả bằng lá cây Anh Đông bảo một tuần trước anh Bùng chồng chị Váo đã làm cái chòi này để cho vợ nằm ổ sinh con, 2 hôm trước chị Váo đã sinh được một thằng cu rồi Lệ làng là vậy, phụ nữ đến ngày sinh đẻ thì phải ra ngoài làng để sinh, hết 10 ngày mới được bồng con về Chị Váo sinh mà chẳng ai báo lên trạm y tế cả, mẹ chị Váo chính là người đỡ đẻ và cắt rốn, mẹ nằm chòi rộng chưa đầy mét vuông ấy, người lạ bên ngoài không được phép vào thăm Nghe anh Đông nói mà đoàn cán bộ nhìn nhau lắc đầu, cứ ngỡ những tập tục này giờ chỉ còn trong các tài liệu tham khảo mà thôi chứ, sao mà ngày nay vẫn đang còn tồn tại những hủ tục như vầy nè Rồi người ta cùng nhau ngồi lại bàn bạc, hỏi giờ có cách gì để bà con chịu tiêm vắc xin không? Ai cũng vò đầu bứt tai, đăm chiêu suy nghĩ, cuối cùng cũng nghĩ ra một cách thật hay Người ta qua thôn 7, thôn nơi triển khai tiêm chủng thường xuyên, lấy điện thoại quay lại quang cảnh tiêm chủng, cảnh kim tiêm đâm vào bắp tay thằng cu Long, hỏi tiêm đau không, thằng Long bảo chẳng đau tí nào, còn thua kiến cắn nữa Người ta quay lại cảnh bà thôn 7, thôn nô nức tiêm chủng đem đưa lên máy chiếu, đưa máy phát điện từ ngoài thị trấn vào nữa, đêm đó bà con làng Méo được xem chiếu phim cả đêm Anh Đông đứng bên cạnh màn hình lớn, mỗi cảnh trên phim lại được anh giảng giải lại cho bà con bằng tiếng Giẻ Triêng, bà ngồi xem nhận bố Sang thôn đưa thằng cu Long tiêm, thằng Long bảo tiêm không đau, tiêm không bằng kiến đốt nữa Bà con không ngớt chỉ trỏ những người quen mặt, bảo người lên phim kìa, sướng thật Anh Đông nói cho dân làng hay người trên khắp trái đất đều tiêm vắc xin cả, người Hà Nội cũng tiêm, người Sài Gòn cũng tiêm, người thành phố cũng tiêm rồi cả người nước ngoài cũng tiêm nữa Bà con bảo nhau cán bộ nói hay quá, tiêm thuốc đáng sợ, tiêm thuốc cho khỏe đó, mà biết, cảm ơn cán nhiều lắm Khác hẳn với những buổi tối trước kia, tối nay làng Méo không chìm bóng đêm tịch mịch nữa, tối làng Méo có ánh điện, bà làng Méo xem phim, biết tiêm vắc xin sẽ không có chết mà lại làm cho người mình phòng bệnh tật Trên sườn núi cheo leo đầy bãi vàng bị khai thác dở dang ấy, đêm nay có một góc sáng rực, nhiều bóng người đứng ngồi, lại nhộn nhịp, tiếng cười tiếng nói vang vang khắp rừng ***

Ngày đăng: 21/07/2016, 13:17

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan