Đề án nâng cao hiệu quả quản l‎ý dự án đầu tư xây dựng của ban QLDA giao thông Bắc Kạn giai đoạn 2015 2020

53 662 1
Đề án nâng cao hiệu quả quản l‎ý dự án đầu tư xây dựng của ban QLDA giao thông Bắc Kạn giai đoạn 2015  2020

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐỀ ÁN: NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN L‎Ý DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CỦA BAN QLDA GIAO THÔNG BẮC KẠN GIAI ĐOẠN 20152020” I. MỞ ĐẦU 1. Lý do xây dựng đề án: Xây dựng cơ bản và đầu tư xây dựng cơ bản là những hoạt động với chức năng tạo ra tài sản cố định cho nền kinh tế thông qua các hình thức xây dựng mới, mở rộng, hiện đại hoá hoặc khôi phục các tài sản cố định. Bất cứ một ngành, một lĩnh vực nào để đi vào hoạt động đều phải thực hiện đầu tư cơ sở vật chất, tài sản cố định, vì vậy đầu tư xây dựng cơ bản luôn là vấn đề đặc biệt được quan tâm. Trong những năm qua, đầu tư xây dựng đã góp phần không nhỏ đối với tăng trưởng và phát triển nền kinh tế của nước ta nói chung và tỉnh Bắc Kạn nói riêng. Đối với Bắc Kạn là một tỉnh miền núi có những tiền năng phát triển chưa được khai thác và sử dụng hết thì việc đầu tư vào xây dựng công trình là một nhiệm vụ quan trọng và cần thiết trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà, trong đó việc đầu tư xây dựng các công trình giao thông chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu đầu tư xây dựng. Tỉnh đã chú trọng đầu tư và nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư xây dựng và đã có những thành quả nhất định, nhờ đó mà tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đã đạt được khá cao so với mức bình quân chung của cả nước trong nhiều năm. Tuy vậy, công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng nói chung và công tác quản lý của Ban quản lý dự án (QLDA) giao thông Bắc Kạn nói riêng đã bộc lộ không ít hạn chế, thiếu sót gây ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư cần phải được khắc phục. Bên cạnh đó mô hình hoạt động của Ban QLDA giao thông Bắc Kạn hiện tại không còn phù hợp với quy định của pháp luật, cụ thể là Luật Xây dựng số 502014QH13, có hiệu lực 01 tháng 01 năm 2015. Từ đó, việc nghiên cứu đánh giá hiện trạng công tác QLDA đầu tư xây dựng của Ban QLDA giao thông Bắc Kạn và đưa ra các giải pháp thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả quản lý các dự án đầu tư xây dựng của Ban là hết sức cần thiết. Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn nội dung “ Nâng cao hiệu quả quản l‎ý dự án đầu tư xây dựng của Ban QLDA giao thông Bắc Kạn giai đoạn 20152020” làm đề án tốt nghiệp lớp cao cấp chính trị của mình. 2. Mục tiêu của đề án: 2.1. Mục tiêu chung: Khắc phục các hạn chế, sai sót trong công tác quản lý của Ban QLDA giao thông Bắc Kạn nhằm nâng cao hiệu quả QLDA đầu tư xây dựng của Ban QLDA trong giai đoạn 2015 2020. 2.2. Mục tiêu cụ thể: Chuyển đổi mô hình Ban QLDA giao thông Bắc Kạn từ Ban QLDA với chức năng làm đại diện Chủ đầu tư sang Ban QLDA thực hiện chức năng của Chủ đầu tư. Nâng cao năng lực quản lý của Ban QLDA. Đổi mới phương pháp quản lý của Ban QLDA. 3. Giới hạn của đề án: 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu hiệu quả QLDA đầu tư xây dựng; 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: Nghiên cứu các dự án do Ban QLDA giao thông Bắc Kạn quản lý và được triển khai trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; Về thời gian: + Số liệu nghiên cứu từ năm 2012 2014; + Đề án thực hiện 2015 2020. II. NỘI DUNG 1. Cơ sở xây dựng đề án: 1.1. Cơ sở lý luận của đề án: 1.1.1. Khái niệm về dự án đầu tư: Theo định nghĩa tại Khoản 15, Điều 3 của Luật Xây dựng số 502014QH13 thì “Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định. Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng”. 1.1.2. Khái niệm QLDA: QLDA là tác động quản lý của chủ thể quản lý thông qua quá trình lập kế hoạch, điều phối thời gian, nguồn lực và giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách được duyệt và đạt các yêu cầu đã định về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm dịch vụ, bằng những phương pháp và điều kiện tốt nhất cho phép. 1.1.3. Hiệu quả quản lý dự án đầu tư: Từ khái niệm về QLDA ta thấy rằng hiệu quả QLDA là kết quả tác động quản lý của chủ thể quản lý vào dự án, bằng những phương pháp và điều kiện tốt nhất cho phép nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách được duyệt và đạt các yêu cầu đã định về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm dịch vụ theo mục tiêu định trước. Nâng cao hiệu quả QLDA chính là đảm bảo quá trình hoạt động quản lý dự án trong tương lai hướng tới kết quả đầu ra của dự án tốt hơn hiện tại. 1.1.4. Các tiêu chí để đánh giá hiệu quả và nội dung QLDA đầu tư: 1.1.4.1. Các tiêu chí để đánh giá hiệu quả QLDA đầu tư xây dựng bao gồm: Tiêu chí về thời gian (hay tiến độ) thực hiện dự án, tiêu chí về chất lượng sản phẩm đầu ra của dự án và tiêu chí về chi phí (hay giá thành) của dự án. Về tiến độ thực hiện dự án: Xét trong điều kiện các tiêu chí khác liên quan đạt yêu cầu của dự án thì thời gian thực tế thực hiện dự án, tính từ khi bắt đầu triển khai đến khi kết thúc dự án bằng với thời gian dự kiến khi quyết định đầu tư thì dự án được xem là có hiệu quả. Thời gian thực hiện càng ngắn thì hiệu quả càng cao và ngược lại. Về chất lượng sản phẩm đầu ra của dự án: Thước đo về chất lượng chính là các tiêu chuẩn quy định về chất lượng sản phẩm. Xét trong điều kiện các tiêu chí khác liên quan đạt yêu cầu của dự án thì sau khi kết thúc dự án sản phẩm đầu ra tuân thủ theo các tiêu chuẩn quy định thì dự án đó được đánh giá là có hiệu quả. Tiêu chí về giá thành: Cũng như hai tiêu chí trên, trong điều kiện tiêu chí về thời gian và tiêu chí về chất lượng đạt yêu cầu của dự án thì chi phí thực tế để thực hiện dự án bằng với chi phí dự kiến khi quyết định đầu tư thì dự án được xem là có hiệu quả. Chi phí thực hiện càng nhỏ thì hiệu quả càng cao và ngược lại. 1.1.4.2. Nội dung quản lý dự án đầu tư: Để đánh giá hiệu quả QLDA đầu tư xây dựng công trình đối với Ban QLDA giao thông theo các tiêu chí, cần nghiên cứu các nội dung quản lý, đó là: Quản lý về công tác khảo sát là quản lý hoạt động thu thập số liệu về tự nhiên và xã hội để phục vụ việc thiết kế xây dựng công trình. Quản lý công tác thiết kế là quản lý các hoạt động tạo ra các thuyết minh, bản vẽ, các bản tính toán ... phục vụ xây dựng công trình. Quản lý quá trình thi công xây dựng là quản lý quá trình sản xuất ra sản phẩm theo thiết kế. Chi tiết của mỗi nội dung quản lý trên là công tác quản lý về tiến độ, về chất lượng và về chi phí. 1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả QLDA đầu tư xây dựng: Nhân tố khách quan: + Nhân tố kinh tế: Những nhân tố kinh tế đó như tình hình lạm phát, giá cả hàng hóa đặc biệt là giá cả của các nguyên vật liệu, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho quá trình thực hiện đầu tư xây dựng. Ngoài ra còn có các yếu tố khác như lãi suất ngân hàng, tốc độ tăng trưởng kinh tế của địa phương v.v… + Nhân tố về điều kiện tự nhiên, văn hóa xã hội: Các nhân tố về điều kiện tự nhiên như thời tiết mưa nắng, lũ lụt, địa chất có ảnh hưởng đến quá trình thực hiện dự án đầu tư. Các yếu tố thuộc về văn hóa xã hội của khu vực cũng có ảnh hưởng đến quá trình thực hiện dự án đầu tư, chẳng hạn như trình độ dân trí, phong tục tập quán của người dân. + Yếu tố về quản lý vĩ mô của Nhà nước: Hoạt động đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn chịu sự chi phối bởi các quy định của pháp luật về đầu tư, về sử dụng ngân sách… Nhân tố chủ quan: Đó là năng lực của Ban QLDA. Năng lực đó thể hiện ở trình độ chuyên môn và thể chất của từng cá nhân trong mỗi đơn vị, bao gồm năng lực của người lãnh đạo đứng đầu, năng lực của các lãnh đạo của phòng ban có liên quan. Nếu có năng lực tốt và sự phối hợp nhịp nhàng trong hoạt động đầu tư thì hoạt động đầu tư sẽ được thực hiện với tiến độ thời gian, chi phí và chất lượng công trình hợp lý hơn. Năng lực còn thể hiện ở không gian làm việc, máy móc, công nghệ áp dụng ... 1.2. Cơ sở chính trị, pháp lý của đề án: 1.2.1. Cơ sở chính trị: Nghị quyết số 13NQTW ngày 16012012, Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020; Nghị Quyết số 39NQCP ngày 04102010 của Chính phủ về việc triển khai xây dựng Quy hoạch phát triển nhân lực các Bộ, ngành, địa phương giai đoạn 20112020; Nghị quyết số 11NQCP ngày 24022011 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội; Nghị quyết số 10NQCP ngày 2442012 của Chính phủ ban hành chương trình hành động chủa Chính phủ thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 2020 và Phương hướng, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm 2011 – 2015; Nghị quyết số 16NQCP ngày 862012 của Chính phủ Ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 13NQTW ngày 16012012, hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020; Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn lần thứ X, nhiệm kỳ 20102015. 1.2.2. Cơ sở pháp lý: Luật Ngân sách Nhà nước số 012002QH11; Luật Đầu tư công số 492014QH13; Luật Xây dựng số 502014QH13; Nghị định số 122009NĐCP ngày 1222009 của Chính phủ về QLDA đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 152013NĐCP ngày 06022013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng; Nghị định số 322015NĐCP ngày 25032015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng; Nghị định số 462015NĐCP ngày 12052015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng; Nghị định số 592015NĐCP ngày 18062015 của Chính phủ về QLDA đầu tư xây dựng; Quyết định số 352009QĐTTg ngày 0332009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Chiến lược phát triển giao thông vận tải (GTVT) đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định số 1327QĐTTg ngày 2482009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển GTVT đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; Quyết định số 1890QĐTTg ngày 14102010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Kạn thời kỳ đến năm 2020; Quyết định số 335QĐTTg ngày 25022013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Chiến lược phát triển GTVT Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định số 397QĐUBND ngày 2232012 của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bắc Kạn về việc phê duyệt quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Bắc Kạn giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; Quyết định số 493QĐSGTVT ngày 28102011 của Sở GTVT tỉnh Bắc Kạn về việc thành lập Ban QLDA giao thông Bắc Kạn. 1.3. Cơ sở thực tiễn: QLDA là một quá trình phức tạp, không có sự lặp lại, nó khác hoàn toàn so với việc quản lý công việc thường ngày của một nhà hàng, một công ty sản xuất hay một nhà máy – bởi tính lặp đi lặp lại, diễn ra theo các quy tắc chặt chẽ và được xác định rõ ràng công việc. Trong khi đó công việc của QLDA và những thay đổi của nó mang tính duy nhất, không lặp lại, không xác định rõ ràng và không có dự án nào giống dự án nào. Mỗi dự án có địa điểm khác nhau, tiến độ khác nhau, con người khác nhau... và thậm chí trong quá trình thực hiện dự án còn có sự thay đổi mục tiêu, ý tưởng từ Chủ đầu tư. Cho nên, việc điều hành QLDA cũng luôn thay đổi linh hoạt, không có công thức nhất định. Hiện nay, công tác QLDA đang ngày càng được chú ý và mang tính chuyên nghiệp hơn, nó tỷ lệ thuận với quy mô, chất lượng công trình và năng lực cũng như tham vọng của chính Chủ đầu tư. Kinh nghiệm đã cho thấy công trình có yêu cầu cao về chất lượng, hoặc công trình được thiết kế xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế, liên kết với các đơn vị tư vấn quốc tế... sẽ đòi hỏi một Ban QLDA có năng lực thực sự, làm việc với cường độ cao, chuyên nghiệp và hiệu quả. Những yêu cầu khách quan đó vừa là thách thức lại vừa là cơ hội cho các cá nhân và tổ chức tư vấn trong nước học hỏi kinh nghiệm QLDA từ nước ngoài, đó chính là động lực phấn đấu và tích luỹ kinh nghiệm trong lĩnh vực QLDA còn mới mẻ và nhiều tiềm năng ở Việt Nam. Trong những năm gần đây, tỉnh Bắc Kạn với cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ còn nghèo nàn đã và đang được đầu tư xây dựng từ các nguồn vốn khác nhau. Ban QLDA giao thông Bắc Kạn là một trong những đơn vị chính giúp việc cho Sở GTVT quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, kinh nghiệm quản lý các dự án lớn, phức tạp của Ban còn chưa có nhiều, phương pháp quản lý còn hạn chế cần được hoàn thiện để có thể quản lý các dự án một cách có hiệu quả hơn, đáp ứng được yêu cầu trước mắt cũng như trong tương lai. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả công tác QLDA tại Ban QLDA giao thông Bắc Kạn là rất cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn cao cần được các cấp, ngành quan tâm trong thời gian tới. 2. Nội dung thực hiện của Đề án 2.1. Bối cảnh thực hiện đề án 2.1.1. Khái quát chung về tỉnh Bắc Kạn Bắc Kạn là tỉnh một tỉnh miền núi nằm sâu trong nội địa vùng Đông Bắc, cách thủ đô Hà Nội 170 km về phía Bắc; phía Nam giáp Thái Nguyên, phía Bắc giáp Cao Bằng, phía Đông giáp Lạng Sơn và phía Tây giáp Tuyên Quang. Bắc Kạn nằm án ngữ quốc lộ 3 đi từ Hà Nội lên Cao Bằng trục Quốc lộ quan trọng của vùng Đông Bắc, đồng thời nằm giữa các tỉnh có tiềm năng phát triển kinh tế lớn. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 4868,4 km2. Vùng núi chiếm 100% diện tích tự nhiên, với điểm cao nhất gần 1.700m và điểm thấp nhất cao khoảng 40m so với mực nước biển. Vùng núi đá vôi lớn của tỉnh ở huyện Ba Bể và huyện Na Rì còn tiềm ẩn nhiều nguồn gen động vật quý hiếm và nhiều hang động để phát triển du lịch. Hệ thống núi phía Đông là phần cuối của cánh cung Ngân Sơn – Yến Lạc, địa hình hiểm trở, dân cư thưa thớt, không có những thung lũng phù sa rộng, phát triển nông nghiệp khó khăn. Bắc Kạn có 8 đơn vị hành chính, bao gồm: Thành phố Bắc Kạn, huyện Bạch Thông, huyện Ba Bể, huyện Ngân Sơn, huyện Pác Nặm, huyện Na Rì, huyện Chợ Mới và huyện Chợ Đồn. Dân số là 301.500 người, với nhiều dân tộc cùng sinh sống, điều này tạo cho Bắc Kạn có sự đa dạng về bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số, được thể hiện qua ẩm thực, trang phục, lễ hội, tập quán rất đặc sắc. Bên cạnh đó, nơi đây có nhiều sản phẩm văn hóa đặc sắc từ truyền thống lâu đời của 7 dân tộc, kết tinh từ truyền thống văn hóa độc đáo của đồng bào miền núi như dân tộc Tày, Kinh, Dao, Nùng, Mông, Hoa và Sán Chay. Bắc Kạn là tỉnh nằm ở trung tâm chiến khu Việt Bắc nổi tiếng, có nhiều di tích lịch sử, di tích cách mạng đã được xếp hạng; là tỉnh giàu tiềm năng du lịch bởi sự phong phú của tài nguyên, khoáng sản và nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc miền núi đông bắc Việt Nam. Trong những năm qua, dưới sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và các bộ, ngành Trung ương, sự chỉ đạo sát sao của cấp ủy, chính quyền tỉnh, Bắc Kạn đã từng bước có những nỗ lực vượt bậc, đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong giai đoạn 2012 2014 đạt 11,43%. Tỉnh Bắc Kạn có thế mạnh phát triển ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng, nông lâm nghiệp và du lịch. Trong đó đặc biệt quan trọng là nguồn tài nguyên từ rừng, với sản lượng gỗ khai thác hàng năm trên 63.000 m3. Về thu, chi ngân sách: Tổng thu ngân sách trong 3 năm từ năm 2012 đến năm 2014 tăng bình quân 28,14%năm, tổng chi ngân sách địa phương tăng 6,5%năm. Chi cho đầu tư xây dựng cơ bản trong 3 năm 20122014 tăng bình quân 26,8%năm (năm 2012 chi 470.883 triệu đồng, năm 2013 chi 538.255 triệu đồng, năm 2014 chi 757.874 triệu đồng). Năm 2014 thu ngân sách trên địa bàn tỉnh đạt kết quả khá, tăng 31% so với năm 2013. Giá trị sản xuất ngành xây dựng trong những năm vừa qua tăng trưởng đều đặn cùng các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành xây dựng trong 10 năm qua bình quân đạt 26,47%năm. Giá trị sản xuất ngành xây dựng năm 2014 tính theo giá so sánh 1994 đạt 276,6 tỷ đồng tăng 13,1% so với năm 2013. Do vậy, cùng với việc chi phí đầu tư xây dựng tăng hàng nằm đòi hỏi trình độ quản lý, hiệu quả quản lý trong đầu tư xây dựng của các cơ quan quản lý ngày càng phải nâng cao đáp ứng yêu cầu thực tế. 2.1.2. Khái quát về Sở GTVT và Ban QLDA giao thông Bắc Kạn: 2.1.2.1. Sở GTVT: Sở GTVT là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh có chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về GTVT, bao gồm: Đường bộ, đường thủy nội địa, vận tải và an toàn giao thông trên địa bàn. Có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ GTVT. 2.1.2.2. Ban QLDA giao thông: Ban QLDA giao thông Bắc Kạn được thành lập theo quyết định số 342QĐUB ngày 0481997 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc thành lập Ban QLDA giao thông và được thành lập lại theo quyết định số 493QĐSGTVT ngày 28102011 của Sở GTVT Bắc Kạn về việc thành lập Ban QLDA giao thông Bắc Kạn thuộc Sở GTVT Bắc Kạn theo quy định tại Nghị định số 122009NĐCP ngày 12022009 của Chính phủ về QLDA đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 832009NĐCP ngày 15102009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 122009NĐCP ngày 12022009 của Chính phủ về QLDA đầu tư xây dựng công trình. Ban QLDA giao thông Bắc Kạn là đơn vị trực thuộc Sở GTVT Bắc Kạn có chức năng tham mưu, giúp Sở GTVT thực hiện nhiệm vụ chuyên môn được UBND tỉnh giao đối với dự án xây dựng công trình giao thông trên địa bàn tỉnh và thực hiện nhiệm vụ của Chủ đầu tư đối với các dự án được Sở GTVT ủy quyền. Cơ cấu tổ chức: Tổng số cán bộ, công nhân viên chức lao động của Ban QLDA giao thông hiện tại có 33 người (trong đó có 2833 cán bộ có trình độ Đại học và trên Đại học) được chia thành Ban Giám đốc và 03 phòng chuyên môn với chức năng nhiệm vụ riêng phù hợp với yêu cầu của công tác QLDA xây dựng. Ban Giám đốc gồm: 01 Giám đốc và 03 Phó Giám đốc; Phòng Kế hoạch kỹ thuật; Phòng Hành chính kế toán; Phòng TVGS, giải phóng mặt bằng (GPMB). 2.2. Thực trạng công tác QLDA tại Ban QLDA giao thông Bắc Kạn: 2.2.1. Khái quát chung về công tác QLDA tại Ban QLDA giao thông Bắc Kạn: Tại Ban QLDA giao thông Bắc Kạn, các dự án đều được quản lý theo các lĩnh vực khác nhau do đặc trưng riêng của các dự án. Trong các lĩnh vực đó ba lĩnh vực quan trọng đó là: Quản lý về khảo sát, quản lý về thiết kế và quản lý về thi công xây dựng. Các dự án được Chủ đầu tư và Ban QLDA thực hiện theo trình tự sau: Theo phụ lục 01 2.2.2. Quản lý công tác khảo sát: Khảo sát xây dựng là hoạt động thị sát, đo vẽ, thăm dò, thu thập và tổng hợp những tài liệu về điều kiện tự nhiên, địa lý xây dựng để phục vụ thiết kế. Khảo sát xây dựng bảo gồm khảo sát địa hình, khảo sát địa chất công trình, khảo sát thủy văn, khảo sát hiện trạng công trình và các công việc khảo sát phục vụ cho hoạt động xây dựng. Công việc này được Ban QLDA giao thông Bắc Kạn thuê đơn vị tư vấn để thực hiện. Để thực hiện công tác này, Ban QLDA giao thông Bắc Kạn đưa ra các yêu cầu cần phải đảm bảo như sau: Khối lượng, nội dung, yêu cầu kỹ thuật đối với khảo sát xây dựng phải phù hợp với đề cương, nhiệm vụ khảo sát được phê duyệt, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng; Nhiệm vụ khảo sát phải phù hợp với từng yêu cầu từng loại công việc, từng bước thiết kế; Bảo đảm tính trung thực, khách quan, phản ánh đúng thực tế; Đối với khảo sát địa chất công trình thì ngoài các yêu cầu như trên còn phải xác định độ xâm thực, mức độ giao động của nước ngầm theo mùa đề đề xuất các biện pháp phòng, chống thích hợp. Đối với những công trình có quy mô lớn, công trình quan trọng phải có khảo sát quan trắc tác động của môi trường đến công trình trong quá trình xây dựng, sử dụng và tác động ngược lại; Kết quả khảo sát phải được đánh giá, nghiệm thu theo quy định của pháp luật; Tiến độ công tác khảo sát phải đảm bảo thời gian theo quy định của hợp đồng; Chi phí cho công tác khảo sát phải đáp ứng được các yêu cầu nhiệm vụ và đảm bảo theo đúng các quy định của Nhà nước. Trên thực tế một số sản phẩm của Tư vấn khảo sát chưa đáp ứng được yêu cầu do năng lực, kinh nghiệm của tư vấn và do quá trình quản lý còn chưa bài bản chưa mang tính chuyên nghiệp. 2.2.3. Quản lý công tác thiết kế: Thiết kế xây dựng là khâu quan trọng trong hoạt động xây dựng. Nó có vai trò chủ yếu quyết định hiệu quả kinh tế xã hội của dự án đầu tư. Để thực hiện công việc này trong các dự án, Ban QLDA giao thông Bắc Kạn thuê đơn vị Tư vấn thiết kế thực hiện. Quản lý công tác thiết kế của Ban QLDA giao thông Bắc Kạn dựa trên các yêu cầu sau: Nội dung thiết kế xây dựng công trình phải phù hợp với yêu cầu của từng bước thiết kế, thỏa mãn yêu cầu và công năng sử dụng, bảo đảm mỹ quan giá thành hợp lý đồng thời cũng phải đảm bảo các yêu cầu của đề cương thiết kế được duyệt; Phù hợp với quy hoạch xây dựng, cảnh quan, điều kiện tự nhiên và các quy định về kiến trúc, dự án đầu tư xây dựng công trình đã được duyệt; Sự hợp lý của các giải pháp kết cấu công trình; Sự tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng; Đánh giá mức độ an toàn công trình; Sự hợp lý của việc lựa chọn dây chuyền và thiết bị công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ; Sự tuân thủ các quy định về môi trường, phòng cháy, chữa cháy và những tiêu chuẩn liên quan; An toàn, tiết kiệm, phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng, đối với những công trình công cộng phải đảm bảo thiết kế theo tiêu chuẩn cho người tàn tật; Đồng bộ trong từng công trình, đáp ứng yêu cầu vận hành, đồng bộ với các công trình liên quan; Tiến độ công tác thiết kế phải đảm bảo thời gian theo quy định của hợp đồng; Chi phí thiết kế phải đảm bảo theo đúng các định mức, tỷ lệ quy định. Cũng như công tác khảo sát, trên thực tế một số sản phẩm của Tư vấn thiết kế chưa sát thực tế còn phải điều chỉnh, bổ sung gây ảnh hưởng chung tới dự án. 2.2.4. Công tác quản lý thi công xây dựng: 2.2.4.1. Quản lý tiến độ thi công xây dựng: Quản lý thời gian, tiến độ thực hiện dự án tại Ban QLDA giao thông Bắc Kạn là quá trình quản lý bao gồm việc thiết lập mạng lưới công việc, xác định thời gian thực hiện từng công việc cũng như toàn bộ dự án và quản lý tiến trình thực hiện các công việc dự án trên cơ sở các nguồn lực cho phép và những yêu cầu đã định về chất lượng. Tiến độ thi công xây dựng là nội dung chủ yếu của kế hoạch dự án có xây dựng công trình. Tiến độ thi công xây dựng được lập chủ yếu dựa trên các số liệu và tính toán của thiết kế tổ chức xây dựng và thiết kế tổ chức thi công cùng với những kết quả khảo sát bổ sung về đặc điểm của công trường. Kế hoạch tiến độ tổ chức thi công xây dựng do nhà thầu lập và phải được trình cho đơn vị TVGS, Ban QLDA trước khi triển khai thi công. Kế hoạch tiến độ tổ chức thi công đó phải phù hợp với thời gian cụ thể được nêu trong hồ sơ mời thầu (hồ sơ yêu cầu) hoặc trong hợp đồng thi công xây dựng. Kế hoạch sau khi lập được theo dõi, giám sát việc thực hiện kế hoạch đó một cách chặt chẽ, cập nhật thường xuyên thông tin để có thể nắm bắt và báo cáo đột xuất (ví dụ như % hoàn thành so với kế hoạch đã định một công việc nào đó tại bất kỳ thời điểm nào, hay công việc nào đó được hoàn thành trước bao nhiêu ngày so với kế hoạch đã định). Trong một số trường hợp nào đó cần điều chỉnh, Ban QLDA giao thông Bắc Kạn sẽ báo cáo Chủ đầu tư xem xét và ra quyết định điều chỉnh. Quản lý tiến độ cũng là cơ sở để Ban QLDA giao thông Bắc Kạn giám sát chi phí thực hiện dự án. Mỗi nội dung công việc đều phê duyệt cùng với giá trị dự toán cho công việc đó. Xem xét tiến độ chung của toàn dự án hoàn thành có thể xác định được chi phí đã thực hiện được cho dự án là bao nhiêu, bao nhiêu đã hoàn thanh toán cho nhà thầu, bao nhiêu còn chưa trả. Đối với các dự án tại Ban QLDA giao thông Bắc Kạn được giao ủy quyền quản lý, hầu hết các dự án đều gặp vấn đề liên quan đến việc quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình. 2.2.4.2. Quản lý về chất lượng thi công xây dựng: Quản lý chất lượng dự án tại Ban QLDA giao thông Bắc Kạn là quá trình triển khai giám sát những tiêu chuẩn chất lượng cho việc thực hiện dự án, đảm bảo chất lượng sản phẩm dự án phải đáp ứng mong muốn của Chủ đầu tư. Quản lý chất lượng dự án bao gồm việc xác định được chính sách chất lượng, mục tiêu, trách nhiệm và việc thực hiện chúng thông qua các hoạt động: Lập kế hoạch chất lượng, kiểm soát và đảm bảo chất lượng trong hệ thống. Trong quá trình thực hiện dự án, quản lý chất lượng trong quá trình thi công có tính chất tổng hợp và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của dự án sau này. Quản lý chất lượng của dự án nói chung và quản lý chất lượng trong quá trình thi công nói riêng tại Ban QLDA giao thông Bắc Kạn quán triệt phải đảm bảo: Chất lượng các dự án phù hợp với tiêu chuẩn quy định về đầu tư xây dựng, phù hợp với hệ thống tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam. Chất lượng công trình xây dựng được hình thành ngay từ trong các giai đoạn đầu tiên của quá trình đầu tư xây dựng công trình đó. Nghĩa là, nó được quan tâm ngay từ khi hình thành ý tưởng về xây dựng công trình, từ khâu quy hoạch, lập dự án, đến khảo sát, thiết kế, thi công đến giai đoạn khai thác, sử dụng hoặc dỡ bỏ công trình sau khi đã hết thời hạn phục vụ, … Chất lượng công trình không chỉ đảm bảo ở thời điểm nghiệm thu, quan trọng hơn, nó luôn luôn đảm bảo trong quá trình khai thác, sử dụng công trình. Chất lượng tổng thể phải được hình thành từ chất lượng của nguyên vật liệu, cấu kiện, chất lượng các công việc xây dựng riêng lẻ, của các bộ phận, hạng mục công trình. Các tiêu chuẩn kỹ thuật không chỉ thể hiện ở các kết quả thí nghiệm, kiểm định nguyên vật liệu, cấu kiện, máy móc thiết bị mà còn ở quá trình hình thành và thực hiện các bước công nghệ thi công, chất lượng các công việc của đội ngũ kỹ sư, công nhân lao động trong quá trình thực hiện các hoạt động xây dựng. Công tác quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình tại Ban QLDA giao thông Bắc Kạn cụ thể bao gồm các hoạt động sau: Quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng; giám sát thi công xây dựng công trình và nghiệm thu công trình của Chủ đầu tư, giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình. Ban QLDA giao thông Bắc Kạn có thể trực tiếp giám sát hoặc thuê tổ chức TVGS có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng. Nhưng những nội dung về quản lý chất lượng chủ yếu vẫn là: Lập hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với với yêu cầu, tính chất, quy mô công trình xây dựng, trong đó quy định trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận thi công xây dựng trong việc quản lý chât lượng công trình xây dựng; Thực hiện các thí nghiệm kiểm tra vật liệu, cấu kiện, vât tư, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ trước khi xây dựng và lắp đặt vào công trình xây dựng theo tiêu chuẩn và yêu cầu thiết kế; Lập và kiểm tra thực hiện biện pháp thi công và tiến độ thi công; Lập và ghi nhật ký thi công xây dựng công trình theo quy định; Kiểm tra an toàn lao động, vệ sinh môi trường bên trong và bên ngoài công trường thi công; Nghiệm thu nội bộ và lập bản vẽ hoàn công cho bộ phận công trình xây dựng, hạng mục công trình xây dựng và công trình xây dựng hoàn thành; Báo cáo Chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng, khối lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường thi công xây dựng theo yêu cầu của Chủ đầu tư; Chuẩn bị tài liệu làm căn cứ nghiệm thu theo quy định và lập phiếu yêu cầu Chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu. Trong thời gian gần đây vấn đề quản lý về chất lượng luôn được Ban QLDA giao thông coi là khâu trọng điểm, nên các công trình do làm đại diện Chủ đầu tư khi nghiệm thu bàn giao đều được đánh giá là đảm bảo các yêu cầu về chất lượng. Tuy vậy, vẫn còn có hạng mục công việc phải phá đi làm lại. 2.2.4.3. Quản lý về chi phí thi công xây dựng: Quản lý chi phí thi công xây dựng trong các dự án xây dựng, cải tạo do Ban QLDA giao thông Bắc Kạn thực hiện là quá trình giám sát thực hiện từng hạng mục chi phí theo tiến độ của từng hạng mục, công việc sao cho phù hợp với tiến độ thi công đã được phê duyệt và giá hợp đồng giao nhận thầu đã ký kết. Căn cứ vào khối lượng thực hiện của nhà thầu Ban QLDA thanh toán cho nhà thầu khi có đề nghị của nhà thầu và có đủ biên bản nghiệm thu và tài liệu chứng minh kèm theo. Đối với những trường hợp chi phí phát sinh không đúng như giá hợp đồng ban đầu (do khối lượng xây dựng phát sinh hoặc chế độ chính sách của nhà nước thay đổi), các bộ phận chức năng liên quan đến khoản chi phí đó giải trình phát sinh và đề nghị cấp có thẩm quyền chấp thuận điều chỉnh. Quá trình quản lý chi phí được thể hiện thông qua việc phê duyệt các nội dung chi phí, giá trị tạm ứng, thanh toán khối lượng thực hiện được. Quản lý chi phí thi công được hoàn thành khi khối lượng, giá trị thực hiện theo hợp đồng phù hợp với quy định quản lý chi phí của Nhà nước. Chi phí chi tiết cho từng hạng mục công trình đều được kiểm soát chặt chẽ theo đúng các quy định. Nhưng nhìn tổng thể thì vấn đề quản lý về chi phí xây dựng công trình còn chưa thực sự đáp ứng yêu cầu, hầu hết các dự án đều phải bổ sung kinh phí để chi trả cho xây lắp, tăng tổng mức đầu tư. 2.2.5. Quản lý công tác lựa chọn nhà thầu tư vấn và nhà thầu thi công xây dựng: Lựa chọn nhà thầu là việc tìm được nhà thầu có đủ năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng phù hợp với loại và cấp công trình. Công tác lựa chọn nhà thầu được tiến hành trong tất cả các hạng mục công việc của dự án như trong công việc khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng và trong các hạng mục phục vụ công tác GPMB (tư vấn rà phá bom mìn, tư vấn thiết kế các công trình di chuyển, TVGS di chuyển, tư vấn lập bản đồ trích đo địa chính, tư vấn cắm cọc GPMB, nhà thầu thi công di chuyển công trình kỹ thuật ...). Trong thời gian từ năm 2012 – 2014 Ban đã thực hiện lựa chọn 119 gói thầu với tổng giá trị trúng thầu là 734,85 tỷ đồng. Trong đó đấu thầu 29 gói thầu với giá trị trúng thầu 691,34 tỷ đồng và chỉ định thầu 90 gói thầu với giá trị trúng thầu 43,51 tỷ đồng. Quá trình lựa chọn nhà thầu tại Ban QLDA giao thông Bắc Kạn được thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật. 2.2.6. Các nội dung quản lý khác. Cùng với việc đảm bảo chất lượng, tiến độ, chi phí trong quá trình thi công xây dựng, các nội dung quản lý về an toàn lao động vệ sinh môi trường, an toàn giao thông cũng được Ban QLDA giao thông quan tâm đảm bảo tuân thủ theo các quy định hiện hành. 2.3. Đánh giá hiệu quả QLDA tại Ban QLDA giao thông Bắc Kạn: 2.3.1. Thành tựu đạt được: Trong 3 năm từ 2012 đến 2014, Ban QLDA giao thông đã thực hiện việc quản lý điều hành 39 dự án với tổng mức đầu tư 6.983 tỷ đồng. Đã hoàn thành đưa vào khai thác 199 km đường 30 công trình cầu. Các công trình hoàn thành đều được Hội đồng Nghiệm thu đánh giá đảm bảo về chất lượng, đủ điều kiện để đưa vào vận hành khai thác. Các công trình hoàn thành đã từng bước phát huy được hiệu quả đầu tư. Hoàn thành tốt công tác giải ngân vốn đầu tư với kinh phí 1.999 tỷ đồng. Ban QLDA là một trong những đơn vị trong nhiều năm được Sở GTVT công nhận là đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Xét về hiệu quả QLDA, trong những năm qua, Ban QLDA giao thông Bắc Kạn luôn có nhiều nỗ lực và sáng kiến để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác QLDA. Do đó các dự án hoàn thành đều đảm bảo chất lượng, phát huy được hiệu quả đầu tư. Các tuyến đường sau hoàn thành đã đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Tạo ra sự giao thương thông suốt giữa các huyện trong tỉnh và giữa tỉnh Bắc Kạn và các tỉnh lân cận trong khu vực. Từ những phân tích thực trạng và các kết quả đạt được trong công tác QLDA tại Ban QLDA giao thông Bắc Kạn, có thể khải quát một số mặt làm được trong công tác QLDA tại Ban như sau: Thứ nhất, Ban QLDA giao thông Bắc Kạn đã xây dựng được bộ máy phân chia theo cơ cấu các phòng chức năng linh hoạt. Và ngay trong từng phòng, cơ chế linh hoạt về nhân sự giúp việc điều phối nguồn lực QLDA được thực hiện nhanh hơn, hiệu quản hơn. Thứ hai, Ban QLDA giao thông Bắc Kạn đã góp phần xây dựng cơ sở vật chất trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, đóng góp đáng kể vào công cuộc xóa đói giảm nghèo phát triển kinh tế xã hội, củng cố quốc phòng an ninh của địa phương. Các công trình hoàn thành đều đảm bảo các yêu cầu về chất lượng và khi đưa vào khai thác sử dụng đã phát huy tốt hiệu quả đầu tư. Thứ ba, đã xây dựng được đội ngũ cán bộ Ban QLDA giao thông Bắc Kạn ngày càng chất lượng hơn, được quan tâm đầu tư phát triển theo chiều sâu, xây dựng được phong trào cán bộ nhân viên tích cực học tập và tự học tập nâng cao chuyên môn nghiệp vụ về mọi mặt để đáp ứng yêu cầu công việc. Bên cạnh những kết quả làm được trong thời gian qua vẫn còn tồn tại những hạn chế ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý của Ban QLDA giao thông Bắc Kạn, các hạn chế được thể hiện cụ thể dưới đây. 2.3.2. Những hạn chế: 2.3.2.1. Những hạn chế liên quan đến cơ chế quản lý: Trên phương diện vĩ mô, công tác QLDA hiện vẫn chựa thực sự hoàn thiện còn chồng chéo trong hệ thống văn bản pháp luật và vẫn tiếp tục điều chỉnh, hoàn thiện. Những thủ tục hành chính cồng kềnh cơ chế làm việc quan liêu hiện nay vẫn là một trong những rào cản ảnh hưởng lớn đến hoạt động QLDA. Ban QLDA giao thông Bắc Kạn là một đơn vị sự nghiệp Nhà nước do đó cũng gặp phải những khó khăn trên. Cơ chế về đầu tư, huy động vốn không thực tế dẫn đến đầu tư không tập trung, không dứt điểm, nhiều dự án phải dừng khi đang triển khai dở dang gây lãng phí lớn và ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của nhân dân. Giám sát, thanh tra, kiểm tra trong đầu tư xây dựng cơ bản còn nhiều bất cập. Có quá nhiều cơ quan kiểm tra giám sát như Kiểm toán, Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Nhà nước tại địa phương, Thanh tra chuyên ngành (Bộ GTVT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng), giám sát của ngành Công an, giám sát cộng đồng ... thực hiện thanh, kiểm tra chồng chéo, kém hiệu quả. Ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các đơn vị tham gia quá trình đầu tư xây dựng. 2.3.2.2. Hạn chế thể hiện ở từng lĩnh vực quản lý: Về quản lý khảo sát, thiết kế: Công tác khảo sát thiết kế còn hạn chế như: Khảo sát địa chất, địa hình, điều tra thủy văn không sát với thực tế dẫn đến phải điều chỉnh kết cấu công trình để phù hợp với địa chất; điều chỉnh hướng tuyến, điều chỉnh thiết kế chi tiết cho phù hợp với địa hình thực tế. Công tác điều tra, thu thập số liệu phục vụ thiết kế (số liệu về xã hội, dân cư các công trình hiện có ...) thiếu tỉ mỷ, độ chính xác không cao dẫn đến chất lượng thiết kế chưa cao, dự toán tính toán không sát ảnh hưởng đến chi phí đầu tư và tiến độ thực hiện đầu tư. Thiếu kinh nghiệm thiết kế dẫn đến giải pháp thiết kế, giải pháp thi công không phù hợp (không phù hợp với địa hình, với điều kiện của địa phương, với khả năng của đơn vị thi công ...) dẫn tới phải sửa chữa, điều chỉnh, phát sinh. Khả năng dự báo kém dẫn đến tăng chi phí đầu tư, điển hình là dự báo về khối lượng GPMB, về trượt giá. Chi phí GPMB hầu hết các dự án đều tăng rất nhiều so với dự kiến, có khi tăng tới 200% đến 300%; tổng mức đầu tư tăng có khi tới 100%. Về thi công xây dựng: Đối với quản lý tiến độ thực hiện: + Ban QLDA giao thông Bắc Kạn đã lập và theo dõi tiến độ thực hiện chung toàn dự án nhưng trong quá trình thực hiện việc cập nhật thông tin về những vướng mắc khách quan chưa kịp thời để điều chỉnh tiến độ chung toàn dự án. + Hầu hết các dự án đều chậm tiến độ so với dự kiến do phải giải quyết nhiều vướng mắc (khách quan và chủ quan) như: GPMB chậm, điều chỉnh thiết kế trong quá trình thi công, vật liệu khan hiếm, thiên tai, năng lực của nhà thầu hạn chế, thiếu vốn ... Một trong những nguyên nhân phổ biến gây chậm tiến độ hiện nay chính là công tác GPMB. Sự chậm chễ trong việc giải quyết GPMB là do có nhiều vướng mắc về chế độ chính sách không thực tế hoặc không cụ thể, để giải quyết được thì phải qua quá nhiều công đoạn. Công tác thẩm định đất đai cũng hết sức khó khăn giữa việc phân định đất thổ cư, đất vườn, đất lâm nghiệp, … Một số người lợi dụng để chuyển đổi mục đích đất sử dụng để nhằm tăng tiền bồi thường GPMB. Do đó, công tác của những cán bộ đi thẩm định tiền bồi thường là rất khó khăn. Mâu thuẫn dễ xảy ra giữa các bên và thường kết thúc bằng những vụ khiếu nại kéo dài. Bên cạnh đó, cũng có những dự án khi GPMB xong thì dừng, giãn tiến độ do thiếu vốn đầu tư gây lãng phí rất lớn. Đối với quản lý chi phí: + Toàn bộ chi phí thực hiện dự án đã được tập hợp đầy đủ và chia theo nội dung chi phí (chi phí thiết bị, chi phí xây lắp, chi phí tư vấn, chi phí GPMB và chi phí khác), nhưng quá trình lập dự toán chưa thật sự sát với thực tế do đó khi thực hiện thường xảy ra phát sinh. + Do thủ tục hành chính còn khá nhiều khâu, đi qua nhiều cấp, công trình đang thi công bị thiếu vốn cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến quản lý chi phí. Mặt khác, để dự án tiến hành đúng tiến độ thì kế hoạch giải ngân vốn phải đúng thời điểm. Thực tế cho thấy, tiến độ giải ngân vốn thường đi sau so với tiến độ công trình. Như vậy, các nhà thầu không đủ vốn ứng trước mà đợi hỗ trợ vốn thì công trình sẽ kéo dài. + Một khó khăn khác nữa trong ngành giao thông hiện nay là sự biến động của giá nguyên vật liệu, sự thay đổi chính sách của Nhà nước. Một số vật liệu chính như nhựa đường, sắt, thép, xăng dầu, … phụ thuộc vào biến động trên thị trường làm cho công tác dự trù vốn bị sai lệch. Đa số các dự án phải điều chỉnh tổng mức đầu tư. Điều đó, không chỉ gây lãng phí công sức mà còn mất rất nhiều thời gian để hoàn thành kế hoạch được giao. + Công tác thanh quyết toán công trình không đảm bảo như tiến độ đã ký kết. Nguyên nhân một phần là do Chủ đầu tư không bố trí vốn kịp thời cho dự án một phần nữa là khâu thanh quyết toán khối lượng hoàn thành qua nhiều phòng, kiểm tra chồng chéo, kéo dài thời gian. Đối với công tác quản lý chất lượng: Công tác quản lý chất lượng là một trong những nội dung quản lý quan trọng nhất trong công tác QLDA. Hiện nay công tác quản lý chất lượng của Ban QLDA giao thông cũng gặp nhiều bất cập, cần phải khắc phục, cụ thể: + Chất lượng về khảo sát, thiết kế chưa cao do năng lực của cán bộ thực hiện, năng lực công tác của cán bộ giám sát, theo dõi; năng lực bộ phận thẩm tra, thẩm định. + Đơn vị TVGS chủ yếu dùng các kỹ sự mới ra trường hoặc chưa có kinh nghiệm. Thực hiện nhiệm vụ TVGS chưa tốt. hàm lượng TVGS chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu. + Sự phối kết hợp giữa TVGS hiện trường với cán bộ của Ban QLDA giao thông cũng còn nhiều bất cập, thiếu thường xuyên, thiếu kế hoạch. + Hệ thống quản lý chất lượng, kiểm tra chất lượng nội bộ của nhà thầu cũng mang tính hình thức khi đấu thầu, vào thực tế nhà thầu thường thực hiện không nghiêm, nhất là trong điều kiện thi công khó khăn ở vùng sâu vùng xa, công tác nội nghiệp của nhà thầu chưa thật sự được trú trọng cộng với điều kiện TVGS thiếu và yếu, hạn chế trong việc phối kết hợp quản lý với cán bộ QLDA của Ban… dẫn đến khối lượng hoàn thành thường thiếu thủ tục nghiệm thu thanh toán. + Kinh nghiệm cán bộ hiện trường của Ban QLDA giao thông chưa cao, đôi khi chưa thực hiện đúng, đủ vai trò nhiệm vụ của cán bộ QLDA. Đối với công tác lựa chọn nhà thầu. + Công tác lựa chọn nhà thầu kết quả chưa cao, chưa tạo được hiệu quả thực sự. Năng lực một số nhà thầu tư vấn, nhà thầu xây lắp trên thực tế không như hồ sơ, không đáp ứng yêu cầu công việc. Điều kiện làm việc của Ban QLDA: Với số lượng cán bộ là 33 người chia làm 03 phòng chuyên môn và 04 lãnh đạo, theo quy định về tiêu chuẩn định mức sử dụng trụ sở làm việc thì diện tích làm việc và diện tích bộ phận phục vụ, phụ trợ của Ban QLDA cần khoảng 500m2 . Trong khi đó tổng diện tích làm việc hiện có của Ban khoảng 207m2, trong đó có khoảng 20% diện tích để tài liệu. Bên cạnh đó, kho lưu trữ hồ sơ tài liệu chỉ đáp ứng 40% nhu cầu. Do đó, không gian làm việc của cán bộ không đáp ứng nhu cầu tối thiểu đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả công việc của các cá nhân. Đây là vấn đề nóng và khó giải quyết đối với điều kiện hiện có của Ban QLDA. 2.3.3. Các nguyên nhân: 2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan: Một là, các văn bản pháp quy, pháp luật về QLDA đầu tư XDCB, QLDA thay đổi liên tục. Các văn bản đó thay đổi để hoàn thiện phù hợp với thực tế, phù hợp với những biến động trong nền kinh tế xã hội nhưng bên cạnh đó cũng là nguyên nhân khiến các đơn vị QLDA khó theo dõi, và phải mất một thời gian dài để vận dụng, áp dụng. Nguyên nhân từ phía tầm nhìn quy hoạch đầu tư xây dựng còn hạn chế. Hai là, thủ tục hành chính liên quan đến công tác xây dựng, QLDA còn phức tạp, mất nhiều thời gian. Những thủ tục trong nội bộ Sở GTVT rườm rà, chồng chéo gây lãng phí về thời gian và chi phí. Không những vậy, những thủ tục liên quan bên ngoài cũng phức tạp không kém. Ban chưa có quyền chủ động trong việc điều hành dự án, nhiều việc còn phụ thuộc vào các phòng của Chủ đầu tư. Ba là, hiện nay quá trình toàn cầu hòa diễn ra rất nhanh, kinh tế xã hội biến động theo nền kinh tế thị trường. Chúng ta chưa có một cơ chế linh hoạt để thích ứng đối với các biến đổi, vì vậy nhiều dự án sẽ bị lỡ kế hoạch mất cơ hội đầu tư. Bốn là, Sự khắc nghiệt của tự nhiên như khí hậu, địa chất; các yếu tố kinh tế xã hội như giá cả, lãi suất, dân trí ... cũng là một nguyên nhân đáng kể ảnh hưởng đến hiệu quản quản lý. 2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan: Nguyên nhân về trình độ quản lý: Trình độ, nhân lực luôn là một thách thức với Ban QLDA. Đa số cán bộ Ban QLDA giao thông Bắc Kạn là các cán bộ trẻ, chưa có tầm nhìn xa, khả năng dự báo hạn chế, thiếu kinh nghiệm nên việc kiểm soát quá trình thực hiện và sản phẩm của các đơn vị tư vấn còn nhiều thiết sót; thái độ làm viêc còn chưa chủ động, nhất là khi có vướng mắc xảy trong quá trình thực hiện dự án. Hơn nữa, giữa các phòng trong Ban QLDA nhiều khi còn chưa có sự phối hợp chặt chẽ trong quá trình giải quyết các vấn đề liên quan đến dự án; giữa các phòng chưa có sự liên đới trách nhiệm làm cản trở quá trình thực hiện dự án. Nguyên nhân về kỹ thuật và các công cụ quản lý: Các công cụ và kỹ thuật để QLDA chưa phát huy được hiệu quả, chẳng hạn một số công cụ quan trọng trong QLDA như hệ thống quản lý chất lượng ISO, phần mềm QLDA ... chưa được sử dụng một cách phổ biến, chưa khai thác triệt để. Đây là những công cụ rất hữu ích. Việc áp dụng những thành tựu khoa học còn chậm chễ là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng của dự án. Nguyên nhân về công tác phối hợp của Ban QLDA với các Sở, ngành liên quan: Vấn đề này thể hiện rõ nhất khi các cơ quan quản lý các dự án có liên quan với nhau. Khi triển khai thực hiện các dự án đó thường nảy sinh sự sai khác về thiết kế, sự điều chỉnh khối lượng, sự chồng chéo về quy hoạch, … gây nên rất nhiều khó khăn trong quá trình quản lý. Một vấn đề nữa là sự phối hợp giữa các cơ quan trong quá trình GPMB, đây vẫn được coi là một khấu rất phức tạp, đòi hỏi phải có sự đồng bộ, phối hợp thực hiện nhất quán giữa các cơ quan. 2.4. Nội dung cụ thể đề án cần thực hiện 2.4.1. Chiến lược phát triển của Ban QLDA giao thông Chiến lược phát triển chung của Ban QLDA giao thông là “xây dựng và phát triển bền vững với đội ngũ cán bộ, công nhân viên có tính chuyên nghiệp cao, có trình độ khoa học kỹ thuật vững vàng, phương pháp quản lý tiên tiến, có sức cạnh tranh lớn. Tổ chức quản lý có hiệu quả, lấy hiệu quả công tác làm trọng tâm và là thước đo chủ yếu cho sự phát triển bền vững”. Đầu tư phát triển trình độ năng lực cán bộ được xác định là mục tiêu chiến lược của Ban. Từng bước triển khai và phát huy những thành quả đã đạt được trong những năm qua, đẩy nhanh tốc độ phát triển Ban QLDA giao thông bền vững trên cơ sở phát huy tối đa sức mạnh nội lực, đổi mới công tác quản lý, tăng năng xuất lao động và hiệu quả công tác đưa Ban phát triển ổn định và bền vững. Đây là vấn đề mang tính chiến lược xuyên suốt quá trình phát triển của Ban trong thời gian tới. Tập trung mọi nguồn lực để hoàn thành nhiệm vụ QLDA đầu tư có hiệu quả cao. Xây dựng và phát triển nguồn lực con người đủ về số lượng, có chất lượng cao để đảm bảo hoàn thành tốt kế hoạch đề ra. Không ngừng nâng cao tính chuyên nghiệp từ đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành đến nhân viên. Không ngừng ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao hiệu quả công tác tạo bước đột phá phát triển. Thường xuyên chăm lo nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần cho cán bộ, nhân viên. Phát huy sức mạnh tập thể, tạo nên sự đoàn kết thống nhất từ ý chí đến hành động, tranh thủ thời cơ, tận dụng sự hợp tác giúp đỡ từ bên ngoài, góp phần hoàn thành kế hoạch. 2.4.2. Nội dung thực hiện cụ thể trong giai đoạn 2015 2020 Trên cơ sở các quy định của pháp luật có liên quan đến quản lý dự án đầu tư xây dựng như Luật Xây dựng số 502014QH13, Nghị định 592015NĐCP ngày 1862015 của Chính phủ ... Để thực hiện chiến lược phát triển chung và mục tiêu nâng cao hiệu quả QLDA đầu tư xây dựng của Ban QLDA giao thông Bắc Kạn giai đoạn 2015 2020, các nội dung cần phải thực hiện như sau: Chuyển đổi mô hình Ban QLDA: Chuyển đổi từ mô hình Ban QLDA thành lập theo Nghị định 122009NĐCP, với chức năng là đại diện Chủ đầu tư quản lý điều hành dự án, sang mô hình Ban QLDA chuyên ngành theo Luật Xây dựng số 502014QH13 và Nghị định 592015NĐCP, với chức năng làm Chủ đầu tư và chức năng QLDA. Nâng cao năng lực: Nâng cao năng lực chuyên môn, năng lực quản lý đối với đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Giám đốc quản lý dự án, cá nhân trực tiếp tham gia quản lý dự án phải có chuyên môn phù hợp, kinh nghiệm công tác và chứng chỉ hành nghề phù hợp với quy mô, loại dự án. Đầu tư cải thiện các thiết bị công nghệ: Thay các thiết bị cũ, lỗi thời về công nghệ (máy tính, máy pho tô, scan, máy chiếu ...). Đầu tư thêm các thiết bị số, thiết bị thí nghiệm hiện đại phục vụ công tác quản lý chất lượng. Đổi mới phương pháp quản lý: Áp dụng các phương pháp quản lý mới tiên tiến trong hoạt động chuyên môn, kết hợp giữa sức mạnh con người và sức mạnh của khoa học công nghệ. Chuyên môn hóa công tác quản lý theo nội dung quản lý. Phối hợp tốt giữa các bộ phận chuyên môn trong qua trình làm việc. Cải thiện điều kiện làm việc của Ban: Bố trí sắp xếp trụ sở làm việc để đảm bảo đủ không gian làm việc cho cán bộ, nhân viên trong cơ quan, đảm bảo cho việc lưu trữ hồ sơ, tài liệu và không gian hoạt động cho toàn bộ máy của Ban. 2.5. Các giải pháp, biện pháp để thực hiện đề án: 2.5.1. Các giải pháp về tổ chức: Xây dựng đề án chuyển đổi mô hình Ban: Nội dung chủ yếu của đề án: Ban QLDA được UBND tỉnh quyết định chuyển đổi mô hình (hoặc thành lập) là Ban QLDA chuyên ngành và là tổ chức sự nghiệp công lập có tư cách pháp nhân đầy đủ, được sử dụng con dấu riêng, được mở tài khoản riêng; thực hiện chức năng làm Chủ đầu tư và chức năng QLDA; có đủ năng lực làm tư vấn QLDA; sử dụng nhân sự hiện có, sắp xếp lại cơ cấu tổ chức cho phù hợp với các chức năng theo quy định. Ban QLDA xây dựng quy chế hoạt động của Ban theo hướng dẫn của Bộ xây dựng. Trong đó quy định rõ về các quyền, trách nhiệm giữa bộ phận thực hiện chức năng Chủ đầu tư và bộ phận thực hiện nghiệp vụ quản lý dự án phù hợp với quy định của Luật Xây dựng năm 2014 và pháp luật có liên quan. Về quản lý nhân lực: Đội ngũ cán bộ trong Ban QLDA chính là linh hồn của Ban QLDA. Một Ban QLDA dù có được thiết kế cơ cấu tốt đến đâu mà không có những cán bộ quản lý có đủ năng lực, có khả năng chuyên môn, có các tiêu chuẩn xã hội và hành vi ứng xử phù hợp, khả năng làm việc tập thể … thì Ban đó cũng khó có thể hoạt động hiệu quả. Năng lực, phong cách làm việc, tinh thần tập thể là những điểm mấu chốt cần xem xét, khắc phục. Đội ngũ cán bộ QLDA cần thiết phải được chuẩn hóa, sau đây tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ QLDA tại Ban QLDA giao thông Bắc Kạn như sau: Không ngừng nâng cao năng lực của cán bộ QLDA, cả năng lực chuyên môn và năng lực quản lý. Ban QLDA phải có kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, phải luôn luôn có đội ngũ cán bộ nhân lực kế cận, số lượng tăng tương ứng với khối lượng công việc, nhưng chất lượng nhân lực cũng cần phải đề cao phát triển. Để thực hiện kế hoạch đó Ban QLDA trước tiên phải tận dụng hết năng lực của nguồn nhân lực sẵn có vì mỗi cá nhân đều có những sở trường để phát huy. Cần thiết, có thể tuyển dụng những cán bộ từ bên ngoài. Việc tuyển dụng nên thành lập một hồi đồng tuyển dụng, có những tiêu chí đề ra và nên thực hiện công khai. Bên cạnh đó cũng cần khuyến khích các cán bộ tham gia các khóa đào tạo, bổ sung những kiến thức mới và nên tạo cơ hội để họ phát huy, vận dụng được những kiến thức mới vừa được đào tạo cho công việc. Người quản lý cần phải biết phối hợp các cá nhân lại thành một tổ chức mạnh, một tập thể mạnh. Nhiều cá nhân giỏi nhưng không đoàn kết, không biết hỗ trợ và phối hợp thì cũng không thể tạo nên một sức mạnh tập thể. Kết hợp giữa sức mạnh con người với sức mạnh của công nghệ hiện đại. Xây dựng một cơ chế trả lương, thưởng phù hợp với đặc thù công việc QLDA. Có thể xây dựng cơ chế trả lương riêng đối với các dự án có tính chất đặc biệt trên cơ sở qui định của Nhà nước và đặc thù của từng dự án. Có một cơ chế đãi ngộ xứng đáng với những cán bộ nhân viên tương ứng với những gì họ đã công hiến cho Ban QLDA và những cán bộ có thành tích đặc biệt xuất sắc. Giao việc cụ thể cho các cán bộ phụ trách các dự án, đồng thời phải có chế độ khen thưởng hợp lý; Ban QLDA khi giao việc cho các cán bộ phụ trách cần kèm theo phiếu giao việc. Trong đó nêu rõ nội dung công việc, thời gian bắt đầu thời gian hoàn thành, ý kiến, kiến nghị và các nội dung khác … Chú trọng các kỹ năng QLDA, nhất là kỹ năng giao tiếp, đàn phán và thương lượng. Hoạt động QLDA liên quan đến nhiều tổ chức, đối tượng phải tiếp xúc v

1 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I TÊN ĐỀ ÁN: NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN L‎Ý DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CỦA BAN QL‎DA GIAO THÔNG BẮC KẠN GIAI ĐOẠN 2015-2020” ĐÊ ÁN TỐT NGHIỆP CAO CẤP L‎Ý L‎UẬN CHÍNH TRỊ BẮC KẠN, THÁNG NĂM 2015 I MỞ ĐẦU L‎ý xây dựng đề án: Xây dựng đầu tư xây dựng hoạt động với chức tạo tài sản cố định cho kinh tế thông qua hình thức xây dựng mới, mở rộng, đại hố khôi phục tài sản cố định Bất ngành, lĩnh vực để vào hoạt động phải thực đầu tư sở vật chất, tài sản cố định, đầu tư xây dựng vấn đề đặc biệt quan tâm Trong năm qua, đầu tư xây dựng góp phần khơng nhỏ tăng trưởng phát triển kinh tế nước ta nói chung tỉnh Bắc Kạn nói riêng Đối với Bắc Kạn tỉnh miền núi có tiền phát triển chưa khai thác sử dụng hết việc đầu tư vào xây dựng cơng trình nhiệm vụ quan trọng cần thiết công phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà, việc đầu tư xây dựng cơng trình giao thông chiếm tỷ trọng lớn cấu đầu tư xây dựng Tỉnh trọng đầu tư nâng cao hiệu hoạt động đầu tư xây dựng có thành định, nhờ mà tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh đạt cao so với mức bình quân chung nước nhiều năm Tuy vậy, công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng nói chung công tác quản lý Ban quản lý dự án (QLDA) giao thơng Bắc Kạn nói riêng bộc lộ khơng hạn chế, thiếu sót gây ảnh hưởng đến hiệu đầu tư cần phải khắc phục Bên cạnh mơ hình hoạt động Ban QLDA giao thơng Bắc Kạn khơng cịn phù hợp với quy định pháp luật, cụ thể Luật Xây dựng số 50/2014/QH13, có hiệu lực 01 tháng 01 năm 2015 Từ đó, việc nghiên cứu đánh giá trạng công tác QLDA đầu tư xây dựng Ban QLDA giao thông Bắc Kạn đưa giải pháp thực nhằm nâng cao hiệu quản lý dự án đầu tư xây dựng Ban cần thiết Chính vậy, lựa chọn nội dung “ Nâng cao hiệu quản lý dự án đầu tư xây dựng Ban QLDA giao thông Bắc Kạn giai đoạn 2015-2020” làm đề án tốt nghiệp lớp cao cấp trị Mục tiêu đề án: 2.1 Mục tiêu chung: Khắc phục hạn chế, sai sót cơng tác quản lý Ban QLDA giao thông Bắc Kạn nhằm nâng cao hiệu QLDA đầu tư xây dựng Ban QLDA giai đoạn 2015 - 2020 2.2 Mục tiêu cụ thể: - Chuyển đổi mơ hình Ban QLDA giao thông Bắc Kạn từ Ban QLDA với chức làm đại diện Chủ đầu tư sang Ban QLDA thực chức Chủ đầu tư - Nâng cao lực quản lý Ban QLDA - Đổi phương pháp quản lý Ban QLDA Giới hạn đề án: 3.1 Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu hiệu QLDA đầu tư xây dựng; 3.2 Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: Nghiên cứu dự án Ban QLDA giao thông Bắc Kạn quản lý triển khai địa bàn tỉnh Bắc Kạn; - Về thời gian: + Số liệu nghiên cứu từ năm 2012 - 2014; + Đề án thực 2015 - 2020 II NỘI DUNG Cơ sở xây dựng đề án: 1.1 Cơ sở lý luận đề án: 1.1.1 Khái niệm dự án đầu tư: Theo định nghĩa Khoản 15, Điều Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 “Dự án đầu tư xây dựng tập hợp đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo cơng trình xây dựng nhằm phát triển, trì, nâng cao chất lượng cơng trình sản phẩm, dịch vụ thời hạn chi phí xác định Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án thể thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng” 1.1.2 Khái niệm QLDA: QLDA tác động quản lý chủ thể quản lý thơng qua q trình lập kế hoạch, điều phối thời gian, nguồn lực giám sát trình phát triển dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành thời hạn, phạm vi ngân sách duyệt đạt yêu cầu định kỹ thuật chất lượng sản phẩm dịch vụ, phương pháp điều kiện tốt cho phép 1.1.3 Hiệu quản lý dự án đầu tư: Từ khái niệm QLDA ta thấy hiệu QLDA kết tác động quản lý chủ thể quản lý vào dự án, phương pháp điều kiện tốt cho phép nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành thời hạn, phạm vi ngân sách duyệt đạt yêu cầu định kỹ thuật chất lượng sản phẩm dịch vụ theo mục tiêu định trước Nâng cao hiệu QLDA đảm bảo trình hoạt động quản lý dự án tương lai hướng tới kết đầu dự án tốt 1.1.4 Các tiêu chí để đánh giá hiệu nội dung QLDA đầu tư: 1.1.4.1 Các tiêu chí để đánh giá hiệu QLDA đầu tư xây dựng bao gồm: Tiêu chí thời gian (hay tiến độ) thực dự án, tiêu chí chất lượng sản phẩm đầu dự án tiêu chí chi phí (hay giá thành) dự án - Về tiến độ thực dự án: Xét điều kiện tiêu chí khác liên quan đạt yêu cầu dự án thời gian thực tế thực dự án, tính từ bắt đầu triển khai đến kết thúc dự án với thời gian dự kiến định đầu tư dự án xem có hiệu Thời gian thực ngắn hiệu cao ngược lại - Về chất lượng sản phẩm đầu dự án: Thước đo chất lượng tiêu chuẩn quy định chất lượng sản phẩm Xét điều kiện tiêu chí khác liên quan đạt yêu cầu dự án sau kết thúc dự án sản phẩm đầu tuân thủ theo tiêu chuẩn quy định dự án đánh giá có hiệu - Tiêu chí giá thành: Cũng hai tiêu chí trên, điều kiện tiêu chí thời gian tiêu chí chất lượng đạt yêu cầu dự án chi phí thực tế để thực dự án với chi phí dự kiến định đầu tư dự án xem có hiệu Chi phí thực nhỏ hiệu cao ngược lại 1.1.4.2 Nội dung quản lý dự án đầu tư: Để đánh giá hiệu QLDA đầu tư xây dựng cơng trình Ban QLDA giao thơng theo tiêu chí, cần nghiên cứu nội dung quản lý, là: - Quản lý cơng tác khảo sát quản lý hoạt động thu thập số liệu tự nhiên xã hội để phục vụ việc thiết kế xây dựng cơng trình - Quản lý cơng tác thiết kế quản lý hoạt động tạo thuyết minh, vẽ, tính tốn phục vụ xây dựng cơng trình - Quản lý q trình thi cơng xây dựng quản lý trình sản xuất sản phẩm theo thiết kế Chi tiết nội dung quản lý công tác quản lý tiến độ, chất lượng chi phí 1.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu QLDA đầu tư xây dựng: - Nhân tố khách quan: + Nhân tố kinh tế: Những nhân tố kinh tế tình hình lạm phát, giá hàng hóa đặc biệt giá nguyên vật liệu, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho q trình thực đầu tư xây dựng Ngồi cịn có yếu tố khác lãi suất ngân hàng, tốc độ tăng trưởng kinh tế địa phương v.v… + Nhân tố điều kiện tự nhiên, văn hóa - xã hội: Các nhân tố điều kiện tự nhiên thời tiết mưa nắng, lũ lụt, địa chất có ảnh hưởng đến q trình thực dự án đầu tư Các yếu tố thuộc văn hóa - xã hội khu vực có ảnh hưởng đến trình thực dự án đầu tư, chẳng hạn trình độ dân trí, phong tục tập quán người dân + Yếu tố quản lý vĩ mô Nhà nước: Hoạt động đầu tư xây dựng cơng trình địa bàn chịu chi phối quy định pháp luật đầu tư, sử dụng ngân sách… - Nhân tố chủ quan: Đó lực Ban QLDA Năng lực thể trình độ chun mơn thể chất cá nhân đơn vị, bao gồm lực người lãnh đạo đứng đầu, lực lãnh đạo phịng ban có liên quan Nếu có lực tốt phối hợp nhịp nhàng hoạt động đầu tư hoạt động đầu tư thực với tiến độ thời gian, chi phí chất lượng cơng trình hợp lý Năng lực cịn thể khơng gian làm việc, máy móc, cơng nghệ áp dụng 1.2 Cơ sở trị, pháp lý đề án: 1.2.1 Cơ sở trị: - Nghị số 13-NQ/TW ngày 16/01/2012, Hội nghị lần thứ Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng nhằm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng đại vào năm 2020; - Nghị Quyết số 39/NQ-CP ngày 04/10/2010 Chính phủ việc triển khai xây dựng Quy hoạch phát triển nhân lực Bộ, ngành, địa phương giai đoạn 2011-2020; - Nghị số 11-NQ/CP ngày 24/02/2011 Chính phủ giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội; - Nghị số 10/NQ-CP ngày 24/4/2012 Chính phủ ban hành chương trình hành động chủa Chính phủ thực Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 Phương hướng, nhiệm vụ phát triển đất nước năm 2011 – 2015; - Nghị số 16/NQ-CP ngày 8/6/2012 Chính phủ Ban hành Chương trình hành động thực Nghị số 13-NQ/TW ngày 16/01/2012, hội nghị lần thứ Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng nhằm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng đại vào năm 2020; - Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh Bắc Kạn lần thứ X, nhiệm kỳ 2010-2015 1.2.2 Cơ sở pháp lý: - Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11; - Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13; - Luật Xây dựng số 50/2014/QH13; - Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 Chính phủ QLDA đầu tư xây dựng cơng trình; - Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 Chính phủ quản lý chất lượng cơng trình xây dựng; - Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/03/2015 Chính phủ quản lý chi phí đầu tư xây dựng; - Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 Chính phủ quản lý chất lượng bảo trì cơng trình xây dựng; - Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 Chính phủ QLDA đầu tư xây dựng; - Quyết định số 35/2009/QĐ-TTg ngày 03/3/2009 Thủ tướng Chính phủ việc phê duyệt điều chỉnh Chiến lược phát triển giao thông vận tải (GTVT) đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; - Quyết định số 1327/QĐ-TTg ngày 24/8/2009 Thủ tướng Chính phủ việc phê duyệt Quy hoạch phát triển GTVT đường Việt Nam đến năm 2020 định hướng đến năm 2030; - Quyết định số 1890/QĐ-TTg ngày 14/10/2010 Thủ tướng Chính phủ việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn thời kỳ đến năm 2020; - Quyết định số 335/QĐ-TTg ngày 25/02/2013 Thủ tướng Chính phủ việc phê duyệt điều chỉnh Chiến lược phát triển GTVT Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; - Quyết định số 397/QĐ-UBND ngày 22/3/2012 Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bắc Kạn việc phê duyệt quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Bắc Kạn giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2020 định hướng đến năm 2030; - Quyết định số 493/QĐ-SGTVT ngày 28/10/2011 Sở GTVT tỉnh Bắc Kạn việc thành lập Ban QLDA giao thông Bắc Kạn 1.3 Cơ sở thực tiễn: QLDA trình phức tạp, khơng có lặp lại, khác hồn tồn so với việc quản lý cơng việc thường ngày nhà hàng, công ty sản xuất hay nhà máy – tính lặp lặp lại, diễn theo quy tắc chặt chẽ xác định rõ ràng cơng việc Trong cơng việc QLDA thay đổi mang tính nhất, khơng lặp lại, khơng xác định rõ ràng khơng có dự án giống dự án Mỗi dự án có địa điểm khác nhau, tiến độ khác nhau, người khác chí q trình thực dự án cịn có thay đổi mục tiêu, ý tưởng từ Chủ đầu tư Cho nên, việc điều hành QLDA thay đổi linh hoạt, khơng có cơng thức định Hiện nay, công tác QLDA ngày ý mang tính chun nghiệp hơn, tỷ lệ thuận với quy mơ, chất lượng cơng trình lực tham vọng Chủ đầu tư Kinh nghiệm cho thấy cơng trình có u cầu cao chất lượng, cơng trình thiết kế xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế, liên kết với đơn vị tư vấn quốc tế đòi hỏi Ban QLDA có lực thực sự, làm việc với cường độ cao, chuyên nghiệp hiệu Những yêu cầu khách quan vừa thách thức lại vừa hội cho cá nhân tổ chức tư vấn nước học hỏi kinh nghiệm QLDA từ nước ngồi, động lực phấn đấu tích luỹ kinh nghiệm lĩnh vực QLDA cịn mẻ nhiều tiềm Việt Nam Trong năm gần đây, tỉnh Bắc Kạn với sở hạ tầng giao thơng đường cịn nghèo nàn đầu tư xây dựng từ nguồn vốn khác Ban QLDA giao thông Bắc Kạn đơn vị giúp việc cho Sở GTVT quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình giao thơng địa bàn tỉnh Tuy nhiên, kinh nghiệm quản lý dự án lớn, phức tạp Ban cịn chưa có nhiều, phương pháp quản lý cịn hạn chế cần 10 hồn thiện để quản lý dự án cách có hiệu hơn, đáp ứng yêu cầu trước mắt tương lai Vì vậy, việc nâng cao hiệu công tác QLDA Ban QLDA giao thông Bắc Kạn cần thiết có ý nghĩa thực tiễn cao cần cấp, ngành quan tâm thời gian tới Nội dung thực Đề án 2.1 Bối cảnh thực đề án 2.1.1 Khái quát chung tỉnh Bắc Kạn Bắc Kạn tỉnh tỉnh miền núi nằm sâu nội địa vùng Đông Bắc, cách thủ đô Hà Nội 170 km phía Bắc; phía Nam giáp Thái Nguyên, phía Bắc giáp Cao Bằng, phía Đơng giáp Lạng Sơn phía Tây giáp Tuyên Quang Bắc Kạn nằm án ngữ quốc lộ từ Hà Nội lên Cao Bằng - trục Quốc lộ quan trọng vùng Đông Bắc, đồng thời nằm tỉnh có tiềm phát triển kinh tế lớn Diện tích tự nhiên tồn tỉnh 4868,4 km2 Vùng núi chiếm 100% diện tích tự nhiên, với điểm cao gần 1.700m điểm thấp cao khoảng 40m so với mực nước biển Vùng núi đá vôi lớn tỉnh huyện Ba Bể huyện Na Rì cịn tiềm ẩn nhiều nguồn gen động vật quý nhiều hang động để phát triển du lịch Hệ thống núi phía Đơng phần cuối cánh cung Ngân Sơn – Yến Lạc, địa hình hiểm trở, dân cư thưa thớt, khơng có thung lũng phù sa rộng, phát triển nơng nghiệp khó khăn Bắc Kạn có đơn vị hành chính, bao gồm: Thành phố Bắc Kạn, huyện Bạch Thông, huyện Ba Bể, huyện Ngân Sơn, huyện Pác Nặm, huyện Na Rì, huyện Chợ Mới huyện Chợ Đồn Dân số 301.500 người, với nhiều dân tộc sinh sống, điều tạo cho Bắc Kạn có đa dạng sắc văn hóa dân tộc thiểu số, thể qua ẩm thực, trang phục, lễ hội, tập quán đặc sắc Bên cạnh đó, nơi có nhiều sản phẩm văn hóa đặc sắc từ truyền thống lâu đời dân tộc, kết tinh 39 Tuy nhiên, giai đoạn thường xảy phát sinh, điều chỉnh khối lượng (mặc dù hạn chế) Từ đó, dẫn đến điều chỉnh hợp đồng, dự tốn xây dựng cơng trình Thậm chí có cơng trình cịn điều chỉnh tổng mức đầu tư Để ứng phó với trường hợp phát sinh, điều chỉnh Ban QLDA cần đưa điều khoản rõ ràng pháp luật vấn đề phát sinh khối lượng ký hợp đồng thi công với nhà thầu xây lắp Đưa điều kiện để phần khối lượng phát sinh hợp lý, để thuận tiện trình tốn khối lượng hồn thành - Cán phụ trách cần nắm Luật, Nghị định, Thông tư, văn hướng dẫn chế độ, sách Nhà nước quản lý chi phí đầu tư xây dựng cơng trình - Hồ sơ, chứng từ dự án phải thể lơgic, trình tự thủ tục đầy đủ thành phần liên quan xác nhận Ví dụ như: Các biện nghiệm thu, biên trường, … - Thực điều khoản ghi hợp đồng - Cán phụ trách cần trung thực, sáng suốt, minh bạch để khơng xảy sai sót khâu toán khâu nhạy cảm, dễ bị mua chuộc để làm sai, trục lợi cá nhân gây thiệt hai cho Chủ đầu tư Do vậy, đạo đức cán phụ trách cần đặt lên hàng đầu 2.5.6 Giải pháp không gian làm việc: Sắp xếp lại phòng làm việc Mua giá đựng hồ sơ xếp tài liệu lưu kho loại bỏ tài liệu khơng cần thiết Khi có điều kiện huy động nguồn lực để xây dựng trụ sở Ban với tổng diện tích phịng làm việc khoảng 500m2 40 Tổ chức thực đề án: 3.1 Phân công trách nhiệm thực đề án: Để tổ chức thực đề án, Ban QLDA giao thông Bắc Kạn cần phân công cho phận chuyên môn thực công việc sau: - Xây dựng đề án chuyển đổi mơ hình hoạt động Ban QLDA Chuyển từ mơ hình sang mơ hình Ban QLDA chuyên ngành, thực chức Chủ đầu tư chức QLDA theo quy định pháp luật Báo cáo Sở GTVT, Sở Xây dựng trình UBND tỉnh phê duyệt - Sau có đinh chuyển đổi mơ hình hoạt động Trên sở hướng dẫn Bộ Xây dựng, Ban QLDA xây dựng quy chế hoạt động trình UBND tỉnh phê duyệt làm sở để hoạt động - Xây dựng quy hoạch nhân theo đề án chuyển đổi mơ hình Xây dựng kế hoạch tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán đảm bảo lực hoạt động Ban QLDA chuyên ngành tổ chức Tư vấn QLDA - Đầu tư thiết bị, công nghệ cần thiết phục vụ hoạt động Ban bước nâng cao chất lượng hoạt động - Sắp xếp lại trụ sở làm việc, tạo điều kiện đủ không gian làm việc cho cán 3.2 Tiến độ thực đề án 3.2.1 Từ tháng 7/2015 đến tháng 12/2015: Lập đề án, trình UBND tỉnh phê duyệt; 3.2.2 Từ tháng 3/2016 đến 12/2020: Triển khai thực đề án với giai đoạn cụ thể sau đây: * Giai đoạn 1: Từ năm 2016 đến năm 2017 + Chuyển đổi mơ hình hoạt động từ Ban QLDA thực chức làm đại diện Chủ đầu tư sang Ban QLDA chuyên ngành GTVT thực chức Chủ đầu tư chức QLDA 41 + Cử cán tham gia lớp học nghiệp vụ QLDA, giám đốc dự án, nghiệp vụ đấu thầu, TVGS, kỹ sư định giá đảm bảo cấp chứng chuyên môn đủ điều kiện lực tổ chức cá nhân tham gia QLDA Dự kiến 60 - 70% cán cấp chứng chuyên môn Cử cán tham gia hội thảo chuyên môn, tham gia lớp tập huấn phương pháp quản lý, công nghệ + Sắp xếp lại nơi làm việc Ban QLDA + Đầu tư thay thiết bị cũ, lỗi thời Nâng cấp hệ thống máy tính làm việc Nâng cấp phần mềm QLDA * Giai đoạn 2: Từ năm 2018 đến năm 2020 + Tiếp tục cử cán lại Ban tham gia lớp học nghiệp vụ QLDA, giám đốc dự án, nghiệp vụ đấu thầu, TVGS, kỹ sư định giá Cử cán tham gia hội thảo chuyên môn, tham gia lớp tập huấn phương pháp quản lý, công nghệ + Đầu tư mua sắm số thiết bị số, thiết bị thí nghiệm + Ổn định hoạt động bước tham gia hoạt động tư vấn QLDA cho Chủ đầu tư khơng có đủ lực chun mơn QLDA địa bàn tỉnh 3.3 Kinh phí thực hoạt động đề án * Dự trù tổng kinh phí thực đề án: 795 triệu đồng Việt Nam * Dự trù kinh phí cho hoạt động cụ thể đề án là: - Kinh phí chi cho chuyển đổi mơ hình hoạt động (xây dựng quy chế, hồ sơ tài liệu, lệ phí thẩm định ): 15 triệu đồng - Chi cho hoàn thiện nghiệp vụ lãnh đạo cán Ban, hội thảo, tập huấn nghiệp vụ: 250 triệu đồng - Chi xếp lại trụ sở làm việc, kho lưu trữ tài liệu (lắp đặt giá đựng tài liệu, vận chuyển tài liệu xếp lại kho): 80 triệu đồng 42 - Chi nâng cấp hệ thống máy tính, thay máy phơ tô, máy scan, máy chiếu: 200 triệu đồng - Mua thiết bị số (máy toàn đạc điện tử), thiết bị thí nghiệm, nâng cấp phần mềm QLDA: 250 triệu đồng * Dự trù nguồn kinh phí - Trích từ nguồn chi phí QLDA - Nguồn tài trợ từ chương trình, dự án Dự kiến hiệu đề án 4.1 Ý nghĩa thực tiễn đề án Mục tiêu QLDA nói chung hồn thành công việc dự án theo yêu cầu kỹ thuật chất lượng, phạm vi ngân sách duyệt theo tiến độ thời gian cho phép Việc thực đề án nâng cao hiệu QLDA đầu tư xây dựng hoàn thiện cấu tổ chức, máy quản lý Ban QLDA chuyên ngành xây dựng giao thông đáp ứng yêu cầu thực tiễn tuân thủ quy định pháp luật Thực giải pháp quản lý bước nâng cao lực quản lý Ban QLDA cá nhân tham gia vào hoạt động QLDA đầu tư xây dựng Việc đáp ứng điều kiện cần thiết sở vật chất cải thiện đáng kể điều kiện làm việc phòng chuyên môn cá nhân cán Từ nội dung việc thực đề án đảm bảo cấu máy đơn vị chuyên môn tham mưu giúp việc cho UBND tỉnh, nâng cao chất lượng quản lý đầu tư xây dựng tỉnh Từ nâng cao hiệu đầu tư cơng trình xây dựng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh địa phương 43 4.2 Đối tượng hưởng lợi đề án 4.2.1 Đối tượng trực tiếp hưởng lợi - Các cán bộ, công chức, viên chức công tác Ban QLDA giao thông Bắc Kạn, - Các đơn vị tư vấn, nhà thầu xây dựng ký hợp đồng với Ban QLDA, tổ chức, cá nhân có liên quan đến dự án Ban QLDA tham gia quản lý, điều hành 4.2.2 Đối tượng hưởng lợi gián tiếp Việc nâng cao hiệu QLDA đầu tư xây dựng Ban QLDA giao thông giao làm đại diện Chủ đầu tư Chủ đầu tư nâng cao hiệu đầu tư dự án Mang lại lợi ích thiết thực, lâu dài cho phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh địa phương Góp phần bước nâng cao cao đời sống vật chất, tinh thần nhân dân tỉnh Bắc Kạn khu vực Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế Quốc gia 4.3 Những thuận lợi, khó khăn thực tính khả thi đề án 4.3.1 Thuận lợi - Đề án bám sát quan điểm chủ trương phát triển GTVT, phát triển nguồn nhân lực nước tỉnh Bắc Kạn - Đề án xây dựng phù hợp với quy định pháp luật hành như: Luật Xây dựng số 50/2014/QH13, Nghị định số 59/2015/NĐ-CP - Các nội dung đề án phù hợp với yêu cầu thực tế địa phương 4.3.2 Khó khăn - Việc chuyển đổi mơ hình hoạt động Ban QLDA trước mắt gặp khó khăn việc chuyển đổi nhân theo định biên UBND tỉnh 44 - Khi chuyển sang hoạt động theo mơ hình Ban QLDA chun ngành địi hỏi phải có trụ sở ổn định Ban QLDA chưa có trụ sở riêng 4.3.3 Tính khả thi Đề án có tính khả thi cao áp dụng với Ban QLDA có điều kiện tương tự Để khắc phục khó khăn nhằm thực đề án cần có tâm tập thể Ban QLDA giao thông Bắc Kạn; quan tâm ủng hộ, hỗ trợ UBND tỉnh Sở ngành liên quan 45 III KIẾN NGHỊ, KẾT L‎UẬN Kiến nghị Việc thực đề án nâng cao hiệu QLDA đầu tư xây dựng Ban QLDA giao thông Bắc Kạn giai đoạn 2015 - 2020 cơng việc cấp bách có ý nghĩa thiết thực phát triển Ban QLDA ngành GTVT giai đoạn tiếp theo, góp phần hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế xã hội tỉnh Để đề án thực tốt phát huy hiệu lâu dài, tác giả xin đề xuất số kiến nghị sau: 1.1 Kiến nghị với Chính phủ Bộ liên quan - Đến thời điểm tại, phần lớn Luật liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng ban hành như: Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13, Luật Đất đai số 45/2013/QH13, Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13, Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 Để hướng dẫn thi hành Luật có Nghị định Chính phủ, Thơng tư Bộ, quy định địa phương cấp tỉnh Khi Luật có hiệu lực thi hành cần thiết phải có văn Luật hướng chi tiết, cụ thể nội dung quy định Luật Tuy nhiên nay, văn hướng dẫn chi tiết thiếu nhiều, dẫn đến việc thực thi vướng mắc, lúng túng làm ảnh hưởng lớn đến hiệu quản lý dự án đầu tư Đề nghị Chính phủ, Bộ kịp thời hướng dẫn để tháo gỡ khó khăn - Các Nghị định, Thông tư lĩnh vực hướng dẫn chi tiết thi hành Luật cần có quán vấn đề liên quan Tránh tượng vấn đề cụ thể quy định nhiều văn hướng khác mà khơng có đồng quán, khó khăn cho việc thi hành - Một số dự án sử dụng vốn đầu tư ngân sách nhà nước, thực dở dang gây lãng phí Đề nghị tiếp tục bố trí vốn để sớm hồn thành đưa vào vận hành khai thác phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương củng cố lòng tin nhân dân vào đường lối sách Đảng, tin vào chế độ 46 - Đề nghị xem xét lại công tác tra kiểm tra, tránh chồng chéo gây lãng phí thời gian, nhân lực Tạo áp lực tâm lý cho quan quản lý đầu tư xây dựng đơn vị tham gia trình đầu tư ảnh hưởng đến uy tín máy quản lý nhà nước tra, giám sát 1.2 Kiến nghị với UBND tỉnh Bắc Kạn - Đề nghị UBND tỉnh quan tâm phê duyệt đề án chuyển đổi mơ hình hoạt động Ban QLDA Tạo điều kiện bố trí đủ biên chế để Ban tiếp tục hoạt động với máy nhân có - Ban hành chế tạo điều kiện cho Ban Bồi thường GPMB cấp huyện chủ động giải vướng mắc GPMB dự án đầu tư xây dựng Tránh giải lòng vòng gây ảnh hưởng đến tiến độ thực dự án, làm giảm hiệu đầu tư, giảm uy tín mơi trường đầu tư - Tiếp tục đạo quan quản lý nhà nước tỉnh lĩnh vực có liên quan đến đầu tư xây dựng, UBND cấp huyện sở quy đinh pháp luật tạo điều kiện cho dự án đầu tư xây dựng địa phương triển khai thuận lợi, đặc biệt lĩnh vực tác GPMB 1.3 Kiến nghị quan tỉnh * Sở GTVT Đề nghị Sở GTVT đảm bảo điều kiện trụ sở làm việc cho Ban QLDA Tiếp tục đạo Ban QLDA hoàn thành dự án, cơng trình dở dang thực theo Luật Xây dựng 2003 Tạo điều kiện để hoàn thiện trình UBND tỉnh phê duyệt đề án chuyển đổi mơ hình quy chế hoạt động Ban * Sở Xây dựng Đề nghị Sở Xây dựng hướng dẫn Ban QLDA xây dựng đề án chuyển đổi mơ hình hoạt động quy chế hoạt động Tạo điều kiện để UBND phê duyệt đề án chuyển đổi mơ hình quy chế hoạt động Ban 47 * Sở Nội vụ Đề nghị hướng dẫn Ban QLDA xây dựng quy hoạch nhân sự, trình UBND tỉnh phê duyệt Tạo điều kiện cho Ban QLDA việc chuyển đổi, xếp định biên tổ chức Ban để đảm bảo hoạt động liên tục Kết luận Trên sở vấn đề lý luận thực tiễn công tác QLDA đầu tư xây dựng cơng trình; nghiên cứu bối cảnh, điều kiện thực tế địa phương, đơn vị có liên quan đến cơng tác QLDA Qua nghiên cứu, phân tích thực trạng hoạt động quản lý Ban QLDA giao thơng Bắc Kạn gắn với q trình đổi chế quản lý chung; gắn với yêu cầu chuyển dịch cấu kinh tế theo chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; gắn với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế ngày sâu rộng với xử lý vấn đề hạn chế quản lý xây dựng nói chung Từ đó, tác giả đề án đưa quan điểm giải pháp nhằm tiếp tục nâng cao hiệu hoàn thiện công tác QLDA đầu tư xây dựng Ban QLDA giao thông Bắc Kạn Tác giả tin tưởng rằng, đề án vào thực tế, tổ chức máy Ban QLDA hoàn thiện hoạt động ổn định Năng lực quản lý đơn vị cá nhân bước nâng cao đáp ứng yêu cầu trước mắt lâu dài công tác QLDA đầu tư xây dựng Mặc dù có nhiều cố gắng, song hạn chế thân hạn chế thời gian, phạm vi nghiên cứu vấn đề Mặt khác, vấn đề phức tạp thực tiễn cần phải bàn luận nhiều nên không tránh khỏi khiếm khuyết Tác giả xin chân thành cảm ơn ý kiến đóng góp q báu tiến sỹ Hồng Ngọc Hải q thầy, giáo Học viện Chính trị Khu vực I bạn bè, đồng nghiệp để tác giả có hiểu biết thực đề án Tác giả mong muốn tiếp tục nhận nhiều ý kiến đóng góp, hồn thiện đề án Trân trọng cảm ơn ! PHỤ L‎ỤC 01 Trình tự thực dự án TT Tên giai đoạn thực Đơn vị thực A GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ Chủ trương đầu tư (hoặc định đầu tư) Lựa chọn nhà thầu khảo sát, lập dự án đầu Chủ đầu tư (Sở GTVT) tư ủy quyền cho Ban QLDA Thực khảo sát lâp dự án đầu tư Nhà thầu khảo sát thiết kế, Chủ đầu tư giám sát Thực hiên thủ tục môi trường Chủ đầu tư ủy quyền cho Ban QLDA Thẩm định dự án đầu tư, trình duyệt dự án Cơ quan đầu mối Người Quyết định đầu tư (Sở KH&ĐT vụ KH) Phê duyệt dự án đầu tư Người định đầu tư (UBND Tỉnh Bộ GTVT) B GIAI ĐOẠN ĐẦU TƯ Giao nhiệm vụ QLDA Chủ đầu tư Lập kế hoạch đấu thầu cho dự án Ban QLDA Phê duyệt kế hoạch đấu thầu Người định đầu tư Thành lập tổ chuyên gia đầu thầu (trực Ban QLDA trình Chủ đầu thuộc Ban QLDA) định B1 Người định đầu tư (UBND tỉnh, Bộ GTVT) Quản lý khảo sát Lập đề cương khảo sát, nhiệm vụ khảo sát Ban QLDA dợ tốn trình Chủ đầu tư phê duyệt Lựa chọn nhà thầu khảo sát (lập hồ sơ mời Ban QLDA (Bên mời thầu) thầu/hồ sơ yêu cầu trình chủ đầu tư phê tổ chuyên gia đấu thầu duyệt; đánh giá hồ sơ dự thầu/hồ sơ đề xuất; trình thẩm định phê duyệt) Thẩm định phê duyệt hồ sơ mời thầu/hồ Chủ đầu tư sơ yêu cầu, kết quản lựa chọn nhà thầu Thông báo trúng thầu, thương thảo ký Ban QLDA hợp đồng với nhà thầu thực Quản lý trình thực hợp đồng Ban QLDA nhà thầu khảo sát (tiến độ, chất lượng, chi phí, an tồn vệ sinh mơi trường; nghiệm thu kết khảo sát) B2 Quản lý thiết kế Lập dự tốn trình Chủ đầu tư phê duyệt Ban QLDA Lựa chọn nhà thầu thiết kế (lập hồ sơ mời Ban QLDA (Bên mời thầu) thầu/hồ sơ yêu cầu trình chủ đầu tư phê tổ chuyên gia đấu thầu duyệt; đánh giá hồ sơ dự thầu/hồ sơ đề xuất; trình thẩm định phê duyệt) Thẩm định phê duyệt hồ sơ mời thầu/hồ Chủ đầu tư sơ yêu cầu, kết quản lựa chọn nhà thầu Thông báo trúng thầu, thương thảo ký Ban QLDA hợp đồng với nhà thầu thực Quản lý trình thực hợp đồng Ban QLDA nhà thầu (tiến độ, chất lượng, chi phí, an tồn vệ sinh môi trường; nghiệm thu thiết kế) Lựa chọn tư vấn thẩm tra thiết kế, dự toán; ký hợp đồng quản lý trình thẩm tra, nghiệm thu kết Trình Chủ đầu tư: hồ sơ thiết kế - dự toán, Ban QLDA báo cáo thẩm tra Thẩm định phê duyệt thiết kế - dự tốn Chủ đầu tư cơng trình Ban QLDA B3 Quản lý thi công xây dựng B3.1 GPMB Thực công việc phục vụ công tác Ban QLDA nhà thầu GPMB (đo vẽ đồ, cắm cọc giới, di tư vấn, nhà thầu di chuyển dời hệ thống cơng trình hạ tầng kỹ thuật), bao gồm: Lựa chọn nhà thầu thực hiện, theo dõi quản lý trình thực hợp đồng, trình duyệt hồ sơ, nghiệm thu kết Thành lập hội đồng Bồi thường GPMB; Tổ Ban QLDA trình UBND cấp công tác thống kê GPMB huyện định thành lập Xác định số liệu, sở pháp lý đất đai, Tổ công tài sản GPMB Lập phương án thu hồi đất phương án bồi Ban QLDA phối hợp thực thường, hỗ trợ tái định cư với Hội đồng Bồi thường GPMB cấp huyện Phê duyệt phương án bồi thường thiệt hại tái định cư Thực tái định cư, trả tiền bồi thường, Ban QLDA phối hợp thực bàn giao đất cho chủ dự án với Hội đồng Bồi thường GPMB cấp huyện tác thống kê UBND cấp huyện B3.2 Đấu thầu xây lắp, lựa chọn Tư vấn giám sát (TVGS) Phê duyệt kế hoạch đấu thầu dự án; Người định đầu tư thành lập Tổ Chuyên gia đấu thầu (theo Chủ đầu tư Điểm Mục B) Hồ sơ mời thầu xây lắp, hồ sơ mời thầu/hồ Ban QLDA sơ yêu cầu TVGS Thẩm định phê duyệt hồ sơ mời thầu/hồ Chủ đầu tư sơ yêu cầu Thông báo mời thầu Ban QLDA (Bên mời thầu) Tổ chức hội nghị mở thầu (mở thầu xây lắp Ban QLDA (Bên mời thầu) TVGS tổ chức riêng) Đánh giá hồ sơ dự thầu/hồ sơ đề xuất Tổ chuyên gia đấu thầu, Ban trình báo cáo đánh giá hồ sơ (xây lắp tư QLDA vấn thực riêng) Thẩm định phê duyệt kết lựa chọn Chủ đầu tư nhà thầu Thông báo trúng thầu, thương thảo ký Ban QLDA hợp đồng xây lăp hợp đồng TVGS B3.3 Thực hợp đồng thi công xây dựng Ban QLDA nhà thầu thi công Bảo lãnh thực hợp đồng Nhà thầu trúng thầu Bảo lãnh tiền tạm ứng Nhà thầu trúng thầu Bàn giao trường Ban QLDA nhà thầu thi công, đơn vị quản lý sử dụng tuyến đường (nếu tuyến đường khai thác) Kiểm tra điều kiện khởi cơng cơng trình Ban QLDA, TVGS, Nhà thầu xây lắp Thông báo thực thi cơng cơng Ban QLDA trình/lệnh khởi cơng Hồ sơ phịng thí nghiệm chấp thuận TVGS, Ban QLDA phịng thí nghiệm TVGS Chấp thuận phương án/kế hoạch thi công TVGS, Ban QLDA Nhà thầu đệ trình Nghiệm thu vật liệu, nghiệm thi cơng việc TVGS, Nhà thầu thi công xây dựng Nghiệm thu giai đoạn thi công xây lắp kèm TVGS, Ban QLDA, Nhà theo hồn cơng thầu 10 Xử lý cố, phát sinh Nhà thầu, TVGS, Ban trường; quản lý an tồn giao thơng, an tồn QLDA, Chủ đầu tư lao động, môi trường 11 Hồn cơng cơng trình Nhà thầu, QLDA TVGS, Ban 12 Nghiệm thu bàn giao đưa cơng trình vào Chủ đầu tư, Ban QLDA, khai thác, sử dụng TVGS, nhà thầu thi công đơn vị quản lý sử dụng 13 Thanh toán C KẾT THÚC ĐẦU TƯ Theo dõi công tác bảo hành Ban QLDA, đơn vị khai thác Quyết tốn cơng trình Ban QLDA, nhà thầu Ban QLDA TÀI L‎IỆU THAM KHẢO Ban QLDA giao thông Bắc Kạn (2012), Báo cáo tổng kết công tác năm 2012 Ban QLDA giao thông Bắc Kạn (2013), Báo cáo tổng kết công tác năm 2013 Ban QLDA giao thông Bắc Kạn (2014), Báo cáo tổng kết công tác năm 2014 Ban QLDA giao thông Bắc Kạn (2013), Quy chế làm việc Ban QLDA Bộ GTVT, Bộ Nội vụ (2014), Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cấu tổ chức quan chuyên môn GTVT thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện, Hà Nội Lê Công Hoa (2010), Quản trị xây dựng, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội Luật xây dựng số 50/2014/QH13 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP Nguyễn Cúc (2014), Tập giảng Quản lý nhà nước kinh tế, Lý luận trị, Hà Nội 10 Sở GTVT tỉnh Bắc Kạn (2011), Quyết định việc thành lập Ban quản lý dự án giao thông Bắc Kạn 11 Sở GTVT tỉnh Bắc Kạn (2012), Báo cáo tổng hợp quy hoạch phát triển ngành GTVT giai đoạn 2010 ÷ 2020 tầm nhìn đến năm 2030 12 Thủ tướng Chính phủ (1999), Quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc quan nhà nước, đơn vị nghiệp 13 Thủ tướng Chính phủ (2006), sửa đổi, bổ sung quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc quan nhà nước, đơn vị nghiệp 14 Từ Quang Phương (2012), Giáo trình Quản lý dự án, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội

Ngày đăng: 08/07/2016, 23:41

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan