Chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam (Lấy thực tế từ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam).

262 368 0
Chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam (Lấy thực tế từ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam).

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bé GI¸O DôC Vµ §µO T¹O Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n ♦ NGUYÔN THÞ BÝCH V¦îNG CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM (LẤY THỰC TẾ TỪ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM) Hµ Néi – 2016Bé GI¸O DôC Vµ §µO T¹O Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n ♦ NGUYÔN THÞ BÝCH V¦îNG CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM (LẤY THỰC TẾ TỪ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM) Chuyªn ngµnh: Tài chính Ngân hàng M· sè: 62340201 Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Nguyễn Đắc Hưng 2. PGS.TS Lê Đức Lữ Hµ Néi – 2016i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của bản thân với sự giúp đỡ của các giáo viên hướng dẫn. Những thông tin, dữ liệu, số liệu đưa ra trong luận án được trích dẫn rõ ràng, đầy đủ về nguồn gốc. Những số liệu thu thập và tổng hợp của cá nhân đảm bảo tính khách quan và trung thực. Các kết quả nghiên cứu của luận án đã được tác giả công bố trên tạp chí, không trùng với bất kỳ công trình nào khácii LỜI CẢM ƠN Tác giả xin bày tỏ sự biết ơn tới Giáo viên hướng dẫn khoa học PGS.TS Nguyễn Đắc Hưng và PGS.TS Lê Đức Lữ đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo và đồng hành cùng tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án. Tác giả cũng xin cảm ơn các đồng nghiệp của Trường Đại học Kinh tế quốc dân đặc biệt Viện Ngân hàng Tài chính và Viện đào tạo sau đại học đã hỗ trợ trong việc tìm kiếm tài liệu cũng như góp ý cho Tác giả sửa chữa Luận án. Xin trân trọng cảm ơn các Quý ÔngBà lãnh đạo và các cán bộ thẩm định của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đã hỗ trợ, giúp đỡ tác giả trong việc thu thập các dữ liệu, thông tin phục vụ cho Luận án . Cuối cùng, Tác giả xin được gửi lòng tri ân sâu sắc tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn quan tâm, động viên và khích lệ cho Tác giả có thêm động lực phấn đấu để hoàn thành Luận án này. Xin trân trọng cảm ơniii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................ii MỤC LỤC ....................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................. vi DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ............................................................... vii PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG HOẠT ĐỘNG ...................................... 10 CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ......................................... 10 1.1. Nghiên cứu về dự án đầu tư ............................................................................ 10 1.1.1. Khái niệm dự án đầu tư.................................................................................... 10 1.1.2. Phân loại dự án đầu tư...................................................................................... 10 1.2. Cho vay theo dự án đầu tư của Ngân hàng thương mại ................................. 11 1.2.1. Hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại ............................................. 11 1.2.2. Cho vay theo dự án đầu tư của Ngân hàng thương mại .................................. 11 1.3. Thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của các Ngân hàng thương mại ...................................................................................................... 13 1.3.1. Thẩm định dự án đầu tư ................................................................................... 13 1.3.2. Thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại ................................................................................................................ 24 1.4. Chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của các Ngân hàng thương mại...................................................................................... 38 1.4.1. Khái niệm về chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư.............................. 38 1.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại ................................................................ 39 1.4.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại ........................................................... 44 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM ................................................................................................................ 50 2.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam ......... 50 2.1.1. Khái quát về lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng thương mạiiv cổ phần Công thương Việt Nam ................................................................................ 50 2.1.2. Hoạt động chủ yếu của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam ......................................................................................................................... 63 2.2. Thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam .................... 66 2.2.1. Quy trình thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam. .................................................. 66 2.2.2. Phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam ........................................ 73 2.2.3. Thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam ............................................................................................. 74 2.2.4. So sánh thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam với các NHTM khác qua một số chỉ tiêu định lượng . 77 2.2.5.Thẩm định dự án cụ thể tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam ......................................................................................................................... 81 CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ TỚI ........... 86 CHÂT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ .................. 86 TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM ......................... 86 3.1. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết ............................................................. 86 3.2. Quy trình nghiên cứu ....................................................................................... 87 3.2.1. Nghiên cứu thử nghiệm .................................................................................... 87 3.2.2. Phân tích kết quả nghiên cứu chính thức .......................................................... 91 3.3. Đánh giá chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam ................................................... 112 3.3.1. Những kết quả đạt được ................................................................................. 112 3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ................................................................................ 116 CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI . 128 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM .............................................................................................................. 128 4.1. Định hướng hoạt động của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam ...... 128 4.1.1. Định hướng phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam đến năm 2020 .................................................................................................. 128 4.1.2. Định hướng về hoạt động cho vay theo dự án đầu tư của Ngân hàng thươngv mại cổ phần Công thương Việt Nam đến năm 2020. ................................................ 129 4.2. Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam .................... 130 4.2.1. Giải pháp về Cán bộ thẩm định ..................................................................... 131 4.2.2. Giải pháp về Nguồn thông tin ........................................................................ 135 4.2.3. Giải pháp về Phương pháp thẩm định ............................................................ 137 4.2.4. Giải pháp về Quy trình thẩm định .................................................................. 142 4.2.5. Giải pháp về Tổ chức công tác thẩm định ...................................................... 151 4.2.6. Giải pháp về Chỉ tiêu thẩm định ..................................................................... 152 4.2.7. Giải pháp về Nội dung thẩm định................................................................... 153 4.2.8. Giải pháp kỹ thuật thẩm định ......................................................................... 155 4.2.9. Các giải pháp khác ......................................................................................... 156 4.3. Một số kiến nghị.............................................................................................. 157 4.3.1. Đối với Chính Phủ ......................................................................................... 157 4.3.2. Đối với các Bộ ngành liên quan ..................................................................... 158 4.3.3. Đối với Ngân hàng Nhà nước ........................................................................ 159 4.3.4. Đối với các chủ đầu tư ................................................................................... 160 4.4. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................................ 161 KẾT LUẬN ................................................................................................... 163 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH Đà ĐƯỢC CÔNG BỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤCvi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Agribank Ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn VN BEP Điểm hòa vốn (Break Event Point) BHXH Bảo hiểm xã hội BIDV Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam DAĐT Dự án đầu tư DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ ĐSVN Đường sắt Việt Nam GTCG Giay tờ có giá IRR Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (Internal Rate of Return) NH Ngân hàng NHĐTPT Ngân hàng đầu tư và phát triền NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NPV Giá trị hiện tại ròng (Net Present Value) NSNN Ngân sách Nhà nước PCCC Phòng cháy chữa cháy PI Chỉ số doanh lợi (Profitability Index) PP Thời gian hòa vốn (Payback of Period) SPSS Statistical Package for Socia Sciences SXKD Sản xuất kinh doanh TCTD Tổ chức tín dụng TMCP Thương mại cổ phần TNHH Trách nhiệm hữu hạn TSCĐ Tài sản cố định VCB Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương VN Vietinbank Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương VN WACC Chi phí vốn bình quân WB Ngân hàng thế giới (World Bank) XDCB Xây dựng cơ bản XNK Xuất nhập khẩuvii DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Tóm tắt quy trình thẩm định dự án tư ........................................................... 19 Bảng 2.1. Các chỉ số tài chính cơ bản ....................................................................... 63 Bảng 2.2. Tỷ lệ dự án triển khai thành công giai đoạn 2010 – 2014.................................... 74 Bảng 2.3. Tỷ lệ số dự án phải điều chỉnh lại các chỉ tiêu giai đoạn 2010 – 2014..................... 75 Bảng 2.4. Tỷ lệ nợ quá hạn giai đoạn 2010 – 2014........................................................ 75 Bảng 2.5. Tỷ suất lợi nhuận giai đoạn 2010 – 2014....................................................... 76 Bảng 3.1 Kết quả đánh giá độ tin cậy của dữ liệu ......................................................... 93 Bảng 3.2 Kết quả phân tích nhân tố cho nhóm biến độc lập ............................................. 96 Bảng 3.3 Kết quả phân tích nhân tố cho biến phụ thuộc.................................................. 97 Bảng 3.4 Kết quả phân tích đánh giá về chất lượng cán bộ thẩm định................................. 98 Bảng 3.5 Kết quả phân tích đánh giá về nguồn thông tin dự án......................................... 99 Bảng 3.6. Kết quả phân tích đánh giá về tổ chức công tác thẩm định ................................ 100 Bảng 3.7 Kết quả phân tích đánh giá về quy trình thẩm định.......................................... 100 Bảng 3.8 Kết quả phân tích đánh giá về chỉ tiêu thẩm định........................................... 101 Bảng 3.9 Kết quả phân tích đánh giá về phương pháp thẩm định..................................... 101 Bảng 3.10 Kết quả phân tích đánh giá về phương tiện thẩm định.................................... 102 Bảng 3.11 Kết quả phân tích đánh giá về chất lượng công tác thẩm định ........................... 102 Bảng 3.12. Kết quả phân tích tương quan................................................................ 103 Bảng 3.13. Kết quả phân tích hồi quy ..................................................................... 104 Bảng 3.14 Kết quả phân tích phương sai giữa hai nhóm giới tính .................................... 106 Bảng 3.15 Kết quả phân tích phương sai giữa các nhóm kinh nghiệm............................... 107 Bảng 3.16. Kết quả phân tích phương sai giữa các nhóm trình độ.................................... 108 Bảng 4.1. Định hướng các chỉ tiêu cơ bản đến năm 2020.............................................. 128 Bảng 4.2. Nội dung của bảng thu nhập và chi phí ....................................................... 145 Bảng 4.3. Bảng tính sản lượng và doanh thu ............................................................. 146 Bảng 4.4. Bảng tính chi phí hoạt động .................................................................... 147 Bảng 4.5. Bảng tính khấu hao TSCĐ...................................................................... 147 Bảng 4.6. Bảng tính lãi vay ................................................................................. 148 Bảng 4.7. Báo cáo kết quả kinh doanh .................................................................... 150 Bảng 4.8. Bảng cân đối trả nợ .............................................................................. 150viii BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ dự án bị từ chối cho vay của 4 Ngân hàng lựa chọn .................. 78 nghiên cứu ............................................................................................................. 78 Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ dự án phải điều chỉnh lại của 4 Ngân hàng lựa chọn ................. 79 nghiên cứu ............................................................................................................. 79 Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ dư nợ trung dài hạn của 4 Ngân hàng lựa chọn nghiên cứu ....... 80 Biểu đồ 2.4. Tỷ lệ lợi nhuận trung dài hạn của 4 Ngân hàng lựa chọn nghiên cứu . 81 Biểu đồ 3.1 Thông tin đối tượng khảo sát .............................................................. 92 Biểu đồ 3.2 Phân phối chuẩn ............................................................................... 105 SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Quy trình tổng quát thẩm định dự án đầu tư vay vốn ........................... 20 Sơ đồ 1.2: Quy trình thẩm định dự án tại các Ngân hàng thương mại ................... 22 Sơ đồ 2.1. Mô hình quản trị của Vietinbank ........................................................... 52 Sơ đồ 2.2. Quy trình thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng .................... 66 Sơ đồ 3.1 Mô hình nghiên cứu ............................................................................... 861 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong thời gian qua cũng như hiện nay hoạt động thẩm định dự án đầu tư nói chung và thẩm dịnh tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của các Ngân hàng thương mại Việt Nam nói riêng đang nổi lên trở thành một chủ đề thời sự nóng hổi, thu hút sự quan tâm lớn của các nhà khoa học, các cơ quan nghiên cứu, kể cả các nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý và chủ các doanh nghiệp, trên diễn đàn Quốc hội, các hội thảo khoa học, trên các phương tiện thông tin đại chúng. Trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài, hàng loạt dự án đầu tư mặc dù đã được cấp giấy phép, nhưng lại để thời gian dài chưa triển khai được phải gia hạn giấy phép, phải điều chỉnh thu hẹp quy mô dự án hay là dự án triển khai còn dở dang chưa hoàn tất theo đúng kế hoạch. Nguyên nhân hàng đầu của tình trạng đó là năng lực tài chính của nhà đầu tư không đảm bảo, các Ngân hàng tài trợ vốn không thực hiện đúng quy định của thẩm định dự án hay không thu xếp được vốn. Tình trạng đó không những làm thất thoát vốn cho các Ngân hàng mà còn gây lãng phí lớn cho nền kinh tế. Trong lĩnh vực đầu tư của doanh nghiệp trong nước cũng xảy ra tình trạng tương tự. Hàng loạt dự án của các nhà đầu tư trong nước đăng ký đầu tư vào đảo Phú Quốc, thủ đô Hà Nội…, ở nhiều địa phương khác cũng bị rút giấy phép, thay đổi chủ đầu tư, thu hồi đất,... do không đảm bảo năng lực tài chính của dự án. Trong lĩnh vực đầu tư của Nhà nước, hàng loạt dự án có nguồn vốn đầu tư từ Ngân sách nhà nước, vốn ODA, vốn phát hành trái phiếu Chính phủ phải kéo dài thời gian do không đảm bảo về vốn, phải điều chỉnh tăng vốn đầu tư, vốn phát sinh ngoài dự án quá lớn,...có nguyên nhân hàng đầu do công tác thẩm định tài chính dự án không tốt, không đáng giá đầy đủ những chi phí phát sinh, dự báo những diễn biến kinh tế vĩ mô làm ảnh hưởng đến tình hình tài chính dự án,...Điển hình là các dự án giao thông, dự án xây dựng nhà máy điện, dự án xây dựng bệnh viện, trường học,... Tòa nhà Trung tâm của Đại học Kinh tế quốc dân là một ví dụ điển hình. Trong lĩnh vực cho vay vốn của các Ngân hàng thương mại, tình trạng nợ xấu, nợ phát sinh, đặc biệt nợ khê đọng đang ngày càng lớn về quy mô, tăng cao về giá trị và tỷ trọng. Chỉ riêng đối với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam thôi, nếu như cuối năm 2012 nợ xấu dừng ở con số 2204 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ 1,46% thì đến hết năm 2014 đã tăng lên gấp đôi 4905 tỷ đồng lên 2,95%. Một trong số các nguyên nhân quan trọng hàng đầu của tình trạng đó là chất lượng thẩm định tài2 chính dự án đầu tư trước khi quyết định cho vay. Một số ví dụ cụ thể đó là hàng loạt dự án đầu tư của Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam được các NHTM cho vay, đầu tư,....đến nay dẫn đến tình trạng không biết bao giờ mới thu hồi được nợ thì trách nhiệm hay vai trò thẩm định tài chính dự án ở đâu để xẩy ra tình trạng đó..... Trước thực tế đó, tác giả đã nghiên cứu vấn đề “Chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam (Lấy thực tế từ Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam” cho luận án của mình. 2. Mục đích nghiên cứu 2.1. Về mặt lý thuyết Trả lời rõ câu hỏi: “Làm thế nào để nâng cao chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn của các NHTM? ” và “Những nhân tố nào ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tài chính dự án vay vốn của NHTM?” 2.2. Về mặt thực tiễn Trả lời câu hỏi vai trò thẩm định tài chính dự án đối với tình trạng chất lượng tín dụng thời gian qua tại các NHTM Việt Nam nói chung và tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam nói riêng như thế nào? Nguyên nhân thuộc về chất lượng cán bộ, thuộc về quy trình thẩm định, thuộc về tổ chức thẩm định hay thuộc về nguyên nhân nào khác? Trách nhiệm thẩm định tài chính dự án của cơ quan chủ quản, cơ quan phê duyệt dự án, chủ dự án với trách nhiệm của NHTM là người cho vay như thế nào? 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là chất lượng thẩm định về mặt tài chính các dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của các NHTM bị chi phối bởi các nhân tố như: năng lực của đội ngũ cán bộ thẩm định, thông tin phục vụ cho việc thẩm định, chi phí và thời gian thẩm định, quy trình và phương pháp thẩm định, phương tiện thẩm định 4. Phạm vi nghiên cứu Về thời gian: Số liệu sơ cấp: được thu thập vào 2 năm 2013 và 2014 thông qua các phiếu điều tra được gửi đến từng chi nhánh Ngân hàng. Số liệu thứ cấp: được thu thập cho giai đoạn từ 2000 – 2014 đối với những dự án đã hết thời hạn vay.3 Về không gian: Vì Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam là NHTM Nhà nước đã cổ phần hóa có quy mô lớn nhất về nhiều mặt, lớn hơn cả Ngân hàng đầu tư phát triển (BIDV) và Ngân hàng ngoại thương Việt Nam (VCB), có số lượng khách hàng doanh nghiệp nói chung và số lượng dự án vay vốn cần thẩm định lớn nhất trong toàn bộ các NHTM Việt Nam. Các dự án thẩm định tài chính vay vốn của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đa dạng trên nhiều lĩnh vực, trải rộng trên địa bàn cả nước,... do đó, tác giả chọn Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam có tính đại diện, tính phổ cập cho các NHTM Việt Nam. Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam với 1 Sở giao dịch, 149 chi nhánh và hơn 1000 phòng giao dịch được bố trí rộng khắp các tỉnh và thành phố của Việt Nam, nhưng ở đây tác giả chỉ tập trung nghiên cứu 50 dự án đầu tư mà Ngân hàng đã cho vay trong giai đoạn 2000 – 2014 và những dự án này đã hết thời hạn cho vay. Và một cuộc điều tra khảo sát sẽ được tiến hành trực tiếp trong 2 năm 2013 và 2014 với hơn 50 lãnh đạo của các chi nhánh Ngân hàng và hơn 200 cán bộ thẩm định tại các chi nhánh Ngân hàng trên toàn quốc. 5. Phương pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu phổ biến như phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê …. Nghiên cứu được tiến hành thông qua ba giai đoạn chính: (1) Năm 2014 tiến hành thu thập điển hình bốn dự án đầu tư thuộc các ngành nghề lĩnh vực khác nhau tại các thời điểm khác nhau trong giai đoạn từ năm 2000 2014 mà NHTMCP Công thương Việt Nam đã thẩm định xong, duyệt cho vay và trong bốn dự án này có 3 dự án là đã hết thời hạn vay mà Vietinbank đã thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi, một dự án đang trong giai đoạn giải ngân để làm rõ thực trạng về quy trình, nội dung, phương pháp và cách thức tổ chức công tác thẩm định tại Vietinbank trong thời gian từ 2000 – 2014 (Tác giả sẽ thu thập đủ các bộ hồ sơ mà Vietinbank đã thẩm định) (2) Năm 2013 và 2014 thực hiện nghiên cứu định tính thông qua các cuộc điều tra, khảo sát dựa vào bảng hỏi tập trung vào hai đối tượng chính phục vụ cho nghiên cứu là các cán bộ trực tiếp thực hiện công việc thẩm định dự án đầu tư và các lãnh đạo tại các chi nhánh Ngân hàng. Cuộc khảo sát được tiến hành trên toàn quốc. Dự kiến sẽ khảo sát dựa trên hơn 50 dự án đầu tư mà Ngân hàng TMCP Công thương đã thẩm định xong, duyệt cho vay và đã hết thời hạn cho vay (Tác giả chỉ thu thập tên của dự án và một số dữ liệu phù hợp với thang đo của biến độc lập)4 (3) Năm 2014 thực hiện nghiên cứu định lượng có sử dụng phần mềm SPSS 20.0 nhằm phân tích dữ liệu thứ cấp và sơ cấp đã thu thập, khảo sát cũng như ước lượng và kiểm định mô hình đánh giá sự ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam qua đó càng thấy rõ được thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng.. 6. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong ngoài nước và khoảng trống nghiên cứu 6.1. Những nghiên cứu nước ngoài: Thẩm định tài chính dự án vay vốn của các NHTM theo các nghiên cứu ở nước ngoài tập trung nhiều vào phân tích đánh giá dự án vay vốn: CurrySteve John Weiss trong: “Project Analysis in Developing Countries Phân tích dự án trong các nước đang phát triển” (2000) London Newyork , St Martin xem xét kỹ thuật phân tích chi phí và lợi ích của dự án đầy đủ hơn đứng trên cả góc độ tiếp cận về lý thuyết và thực tiễn của các nước đang phát triển, chủ yếu là ở châu Mỹ La Tinh và các nước Đông Âu trước đây, chưa có tính đặc thù cho các nước khu vực châu Á 63. Little Ian M.D James A.Mirrlees trong “Introduction of Project Analysis in Developing Countries Hướng dẫn phân tích dự án trong các nước đang phát triển” OECD (1968). Nhóm tác giả đề cập đến phân tích dự án, vấn đề giá ảo được sử dụng trong đánh giá tất cả các hàng hoá và dịch vụ.. Quan điểm của các tác giả là đánh giá dự án bằng phân tích chi phí và lợi ích, là sự ước lượng và so sánh các ảnh hưởng lợi ích của đầu tư với các chi phí của nó. Hai tác giả chưa đi sâu vào thẩm định tài chính của dự án đầu tư 69. Trong khi đó, Hassan Hakimian Erhun Kula khi bàn về công tác thẩm định dự án vay vốn trong “Invesment and Project Appraisal Đầu tư và thẩm định dự án” (1996) London, cho rằng thẩm định dự án vay vốn là kỹ thuật phân tích đánh giá dự án vay vốn. Bản chất của thẩm định dự án vay vốn chính là việc đánh giá các đề xuất bằng cách đưa ra các tính toán lợi ích và chi phí của dự án. Phân tích lợi ích và chi phí của dự án được xem xét trên hai quan điểm từ phía nhà nước và tư nhân. Đặc biệt là phân tích lợi ích và chi phí được đề cập nhiều và áp dụng trong lĩnh vực công cộng. Chính vì vậy, việc phân tích của các tác giả tập trung nhiều vào các phân tích đánh giá dự án. Các phương diện khác của công tác thẩm định dự án vay vốn không hoặc ít được đề cập đến như: yêu cầu về đội ngũ cán bộ thẩm định, yêu cầu về tổ chức công tác thẩm định, thời gian và chi phí thẩm định, tái thẩm5 định, thuê tổ chức thẩm định chuyên nghiệp, rủi ro tài chính của dự án,.... 66 Lumby Stephen trong “Investment Appraisal and Financial decisions Thẩm định đầu tư và các quyết định tài chính” (2003), Nhà xuất bản Chapman Hall, London Newyork, cũng tập trung vào phân tích lợi ích và chi phí của dự án vay vốn. Đặc biệt tác giả đề cập nhiều đến các phương pháp thẩm định truyền thống như phương pháp tính lợi nhuận trên vốn, phương pháp hoàn vốn, cách tiếp cận dòng tiền chiết khấu. Kỹ thuật phân tích đánh giá dự án vay vốn phục vụ cho việc ra các quyết định tài chính được tác giả tập trung xem xét. Tác giả chưa đề cấp đến những biến động của môi trường kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến những vấn đề tài chính cần thẩm định của dự án 70. Avarham Shtub, Jonathan F.Bard, Shlomo Floberson(1994) “Project Mangament – Quản lý dự án đầu tư “, Nhà xuất bản Prentice Hall, United States of America. Tác giả đề cập đến các khía cạnh quản lý dự án đầu tư dưới góc độ của giám đốc tài chính dự án, quản lý các dòng tiền của dự án, thu xếp các nguồn tài chính của các nhà tài trợ cho dự án, chưa đứng trên góc độ thẩm định tài chính dự án của các NHTM cả về mặt lý thuyết và thực tiễn 61. Charles J.Corrado Bradford D.Jordan (2000) “Fundementals of Investment – Valuation and Management: Quản lý và đánh giá các nền tảng của đầu tư”. Nhà xuất bản Mc Graw Hill London. Tác giả phân tích các khía cạnh tài chính của dự án đầu tư, đặc biệt tính toán chu kỳ của dự án, chu kỳ thu hồi vốn của dự án, xác định hiệu quả của dự án trong môi trường biến động. Tuy nhiên công trình nghiên cứu này thiên về mặt lý thuyết, không đưa ra được các ví dụ, khả năng áp dụng tại các nền kinh tế mới nổi, các nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi 62. Kendar N.kohli (1993) “Economic Analysis of Invesment Project: phân tích kinh tế dự án đầu tư” Oxford University. Tác giả tập trung phân tích khía cạnh tài chính, đặc biệt phân tích các yếu tố kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến tài chính dự án như: lạm phát, tỷ giá, giá dầu thô, giá các nguyên liệu chính chi phí cho dự án, giá nhân công và những rủi ro khác về tài chính của dự án, như: rủi ro chính trị, rủi ro thiên tai, rủi ro thị trường,....Tác giả chưa làm rõ việc thẩm định tài chính của các tổ chức trung gian tài chính, nhất là các NHTM 68. Don Dayananda, Richard Irons, Steve Harrision, John Herbohn, Patrick Rowland (2002) “Financial Appraisal of Investment Project : Thẩm định tài chính dự án đầu tư” Cambridge University. Nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp định6 tính (phân tích kịch bản – Scenario Analysis và phương pháp Delphi) và định lượng (phương pháp hồi quy đơn hồi quy bội – SimpleMultiple Regression) và mô hình OLS để phân tích dòng tiền của dự án đối với vốn Ngân sách chứ lại không tập trung vào việc thẩm định tài chính dự án của các NHTM 64. R.Ganesh, Sr.Faculty, Hyd (2011) “Financial Appraisal Techniques: Kỹ thuật thẩm định tài chính dự án”. Nhóm tác giả chỉ tập trung vào kỹ thuật phân tích tài chính dự án của Ngân hàng Nhà nước Ấn Độ thông qua các chỉ tiêu NPV (Net Present Value), PI (Profitbility Index), DPP (Discounted Payback Period), NPW (Net Present Worth), BCR (Benefit Cost Ratio) 72. Bên cạnh đó, Warsaw (2009) “Economic and Financial analysis Technique: Kỹ thuật phân tích kinh tế tài chính dự án”. Tác giả cũng chỉ tập trung vào phân tích lợi nhuận và chi phí của dự án thông qua các chỉ tiêu tài chính và kinh tế như: FNPV (Financial Net Present Value), FIRR (Financial Internal Rate of Return), ENPV(Economic Net Present Value), EIRR (Economic Internal Rate of Return), BC Ratio 77. Sawakis C.Sawides (Cyprus Development Bank) “Risk Analysis in Investment Financial Appraisal: phân tích rủi ro trong thẩm định tài chính dự án đầu tư” , Project Appraisal Journal, Volume 9 Number 1 March 1994. Tác giả đã sử dụng kỹ thuật mô phỏng Monte Carlo để phân tích và đánh giá rủi ro trong thẩm định tài chính dự án 74. Đặc biệt, trong “Economic and Financial Appraisal of Railway Investment Project” do ADBank thẩm định cho công ty TNHH Poyry Bắc Kinh thuộc dự án đường sắt Nghi Xương của Trung Quốc năm 2008 cũng chỉ cung cấp các phương pháp tiếp cận và thẩm định toàn diện về mặt kinh tế tài chính đối với dự án đường sắt đầu tư phức tạp 60. Nhìn chung, các công trình nước ngoài nghiên cứu về thẩm định tài chính dự án vay vốn của các doanh nghiệp nói chung và thẩm định của các NHTM nói riêng thường tập trung vào kỹ thuật và phương pháp phân tích đánh giá lợi ích, chi phí và dòng tiền của dự án phục vụ cho mục đích tối đa hoá lợi nhuận tức là tối đa hoá lãi cổ tức cho các cổ đông hoặc tiến hành phân tích đánh giá lợi ích và chi phí đối với dự án, chương trình thuộc lĩnh vực công cộng của Nhà nước. 6.2. Những nghiên cứu trong nước: Các công trình nghiên cứu ở trong nước về thẩm định dự án vay vốn của các DNVVN đã có song chủ yếu tập trung vào một ngành, một lĩnh vực hoặc một số nội7 dung chủ yếu: Nguyễn Hồng Minh trong “Phương hướng và những biện pháp chủ yếu nhằm đổi mới công tác lập và thẩm định dự án đầu tư trong ngành công nghiệp đồ uống của Việt nam”. Luận án tiến sỹ kinh tế, bảo vệ tại Đại học Kinh tế quốc dân năm 2003. Công trình xem xét công tác thẩm định dự án ở tầm vĩ mô trong ngành công nghiệp chế biến. Về mặt thực tiễn, đây là lĩnh vực hẹp, về mặt lý thuyết tác giả chưa đi sâu vào thẩm định về mặt tài chính của dự án đầu tư 41. Lưu Thị Hương trong cuốn giáo trình: “Thẩm định tài chính dự án” xuất bản năm 2004 tập trung vào nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư như dự toán vốn đầu tư, phân tích rủi ro của dự án, các chỉ tiêu thẩm định tài chính. Công trình này thiên về giới thiệu lý thuyết thẩm định tài chính dự án đầu tư 21. Vũ Công Tuấn với cuốn sách tham khảo“ Thẩm định dự án đầu tư”, do Nhà xuất bản Thống kê phát hành năm 1998 và “Thẩm định dự án đầu tư” do NXB thành phố Hồ Chí Minh phát hành năm 2002 đều tập trung nhiều vào kỹ thuật phân tích, đánh giá dự án đầu tư và các văn bản pháp luật có liên quan. Các văn bản này đến nay hầu hết đã lạc hậu 56, 57. Luận án tiến sĩ kinh tế “Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư thuộc các Tổng công ty xây dựng trong điều kiện phân cấp quản lý đầu tư hiện nay”. Tác giả Trần Thị Mai Hương xem xét công tác thẩm định dự án ở tầm vĩ mô trong ngành xây dựng trên cả 5 phương diện kinh tế, tài chính, thị trường, khoa học công nghệ và pháp lý chứ không tập trung đi sâu vào thẩm định mặt tài chính của dự án, và đây không phải là thẩm định của Ngân hàng 55. Luận án tiến sĩ kinh tế “Hiệu quả dự án đầu tư bằng vốn Ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Giang”. Tác giả Lê Thế Sáu đã sử dụng mô hình kinh tế lượng để đánh giá tác động của các dự án đầu tư đến tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội chứ không nghiên cứu về khía cạnh thẩm định tài chính dự án của Ngân hàng 22. Luận án tiến sĩ kinh tế “Thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng ngoại thương Lào”. Tác giả Diengkham SENGKEOMYSAY mặc dù cũng đã nghiên cứu các nhân tố tác động đến chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư ở NHTM để giảm nợ tồn đọng và chỉ ra ba nhân tố đó là: (1) Nhân tố thuộc về NHTM: Người lãnh đạo, đội ngũ cán bộ thẩm định, quy trình, nội dung và phương pháp thẩm định, thông tin phục vụ công tác thẩm định, tổ chức điều hành công tác thẩm định và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác thẩm định. (2) Nhân tố thuộc về nhà đầu tư:8 Việc soạn thảo thông tin phục vụ cho lập dự án ban đầu và (3) Nhân tố vĩ mô: Môi trường pháp lý, cơ chế chính sách nhà nước, tác động của lạm phát, tỷ giá hối đoái, môi trường chính trị, môi trường tự nhiên…. nhưng chưa lượng hóa được các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án vay vốn của các NHTM để ra quyết định cho vay 11. Một số các công trình nghiên cứu của luận văn thạc sỹ kinh tế xem xét công tác thẩm định dự án vay vốn trong các ngân hàng thương mại ở Việt Nam, trong đó chú trọng nhiều đến kỹ thuật nghiệp vụ mà các ngân hàng áp dụng. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu này mới dừng ở mức độ khái quát về lý thuyết và phân tích thực tiễn ở phạm vi hẹp của một chi nhánh NHTM hay một NHTM nào đó. 6.3. Đánh giá chung và đưa ra khoảng trống cần nghiên cứu Các công trình đã nghiên cứu chủ yếu đề cập đến khía cạnh kỹ thuật thẩm định mà chưa đi sâu vào khía cạnh thẩm định về mặt tài chính dự án đầu tư. Các công trình chỉ đề cập đến thẩm định dự án đầu tư nói chung, chưa đứng trên giác độ của NHTM với vai trò là người cho vay. Ở một số công trình, có đề cập đến chất lượng thẩm định dự án đầu tư nhưng chưa nêu rõ chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của NHTM. Một số công trình cũng đề cập đến những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định dự án đầu tư nhưng còn chung chung, chưa lượng hóa được cụ thể mức độ ảnh hưởng của mỗi nhân tố đó đến đâu. Ví vậy, điểm khác biệt căn bản của luận án tiến sỹ so với các công trình đã nghiên cứu trước đây là lượng hóa các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án vay vốn của các NHTM để ra quyết định cho vay ở tầm vi mô, trong đó Ngân hàng với vai trò là người cho vay. Việc xem xét này không chỉ dừng lại ở việc phân tích, đánh giá dự án mà còn đề cập đến các khía cạnh khác của công tác thẩm định tài chính dự án vay vốn của các NHTM như quy trình thẩm định, nội dung thẩm định, phương pháp thẩm định. 7. Những đóng góp mới của luận án Trên cơ sở kế thừa nền tảng lý luận và thực tiễn của nhiều nghiên cứu từ trước về chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của các NHTM, luận án có một số đóng góp mới khác biệt với các nghiên cứu trước đây: (1)Hệ thống hóa và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại các NHTM nói chung và tại Ngân hàng TMCP Công thương9 Việt Nam nói riêng. (2)Trên cơ sở nguồn số liệu thứ cấp là 50 dự án đầu tư mà Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đã thẩm định xong, xét duyệt cho vay và hết thời hạn vay từ 2000 – 2014 tác giả đã tiến hành một cuộc điều tra phỏng vấn tập trung vào 2 đối tượng là hơn 50 cán bộ lãnh đạo tại các chi nhánh Ngân hàng trong toàn hệ thống và hơn 200 cán bộ trực tiếp thẩm định các dự án đó tại các chi nhánh và hội sở chính của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam để thấy được thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. (3) Lượng hóa mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Từ đó đề xuất các giải pháp hướng tới các nhân tố để phù hợp với mức độ tác động của từng nhân tố đó. (4)Tác giả đã sử dụng tối đa nguồn số liệu thứ cấp thông qua phân tích một dự án đầu tư điển hình gần đây mà Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đã thẩm định và xét duyệt cho vay để đánh giá được thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng trong giai đoạn 2000 – 2014. Từ đó, đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư cho Ngân hàng. 8. Kết cấu của luận án Ngoài lời mở đầu và kết luận, luận án được kết cấu thành 4 chương như sau: Chương 1: Tổng quan về chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại . Chương 2: Thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam. Chương 3: Đánh giá tác động của các nhân tố tới chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam. Chương 4: Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam.10 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Nghiên cứu về dự án đầu tư 1.1.1. Khái niệm dự án đầu tư Bây giờ ta sẽ đi sâu xem xét khái niệm về dự án đầu tư. Với các quan điểm khác nhau có thể có các khái niệm khác nhau về dự án đầu tư. Sau đây là một số khái niệm về dự án đầu tư: Dự án đầu tư là tập hợp các hoạt động nhằm thực hiện một mục tiêu nhất định mà trong quá trình thực hiện mục tiêu đó cần có các nguồn lực đầu vào (inputs) và kết quả thu được là các đầu ra (outputs) 15 Theo góc độ quản lý: Dự án đầu tư là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn, vật tư, lao động để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế xã hội trong một thời gian dài 52. Trên góc độ kế hoạch hóa: Dự án đầu tư là một công cụ thể hiện kế hoạch chi tiết, của một công việc đầu tư sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế xã hội, là tiền đề để ra các quyết định đầu tư và tài trợ vốn. Như vậy, nếu xét theo góc độ này thì dự án đầu tư là một hoạt động kinh tế riêng biệt nhỏ nhất trong công tác kế hoạch hóa nền kinh tế nói chung (một đơn vị sản xuất kinh doanh cùng một thời kỳ có thể thực hiện nhiều dự án) 14. Trong “Quy chế đầu tư và xây dựng” (2002) : Dự án đầu tư là một tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng hoặc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ trong khoảng thời gian xác định 1. 1.1.2. Phân loại dự án đầu tư Các dự án đầu tư thường rất đa dạng về cấp độ, quy mô, loại hình và thời hạn và được phân loại theo nhiều tiêu thức với các quan điểm khác nhau: Theo hình thức đầu tư 43, 44: gồm 3 loại là: (i) dự án đầu tư có công trình xây dựng, (ii) dự án đầu tư không có công trình xây dựng là những dự án quy hoạch, chuyển giao công nghệ, (iii) dự án hỗn hợp gồm cả đầu tư và xây dựng, loại này hiện nay là phổ biến đối với hầu hết các dự án đầu tư. Theo quy mô đầu tư 42: gồm 2 loại là: dự án đầu tư theo chiều rộng đòi hỏi lượng vốn đầu tư lớn, thời gian dài, độ rủi ro cao. Dự án đầu tư theo chiều sâu thì lượng vốn bỏ ra ít hơn, thời gian không dài, độ rủi ro thấp hơn.11 Theo lĩnh vực hoạt động 42, 21: có thể phân thành dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư phát triển khoa học công nghệ, dự án phát triển cơ sở hạ tầng.... Theo thời gian thực hiện 42, 21: dự án đầu tư ngắn hạn (dưới 1 năm), dự án trung hạn (1 – 3 năm), dự án dài hạn (3 năm trở lên). Theo sự phân cấp quản lý 1 : thù theo tầm quan trọng và quy mô của dự án mà được chia thành 4 nhóm là dự án nhóm A, nhóm B, nhóm C, nhóm D. 1.2. Cho vay theo dự án đầu tư của Ngân hàng thương mại 1.2.1. Hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại 13 1.2.1.1. Khái niệm “Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào một mục đích nào đó trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”. Thông qua các khoản tín dụng, NHTM đáp ứng nhu cầu tài chính của các chủ thể, nhờ vậy nó thúc đẩy sự tăng trưởng và tạo sức sống cho nền kinh tế. Danh mục cho vay thường chiếm khoảng trên dưới 50% danh mục tài sản và đem lại từ 12 đến 23 tổng thu nhập của NHTM, do đó nó có vai trò quyết định cho sự tồn tại và phát triển của NHTM. 1.2.1.2. Các hình thức cho vay của NHTM: Theo mục đích vay: cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay tiêu dùng, cho vay chính sách… Theo tài sản đảm bảo: cho vay có tài sản đảm bảo và cho vay không có tài sản đảm bảo. Theo nguồn tài trợ: cho vay hoàn toàn bằng vốn của Ngân hàng và cho vay đồng tài trợ (hợp vốn của nhiều Ngân hàng) Theo thời hạn vay: cho vay ngắn hạn (đến 12 tháng), cho vay trung hạn (trên 12 tháng đến 36 tháng), cho vay dài hạn (trên 36 tháng). Ngoài ra còn có cho vay trả góp, cho vay htheo hạn mức thấu chi, cho vay bảo lãnh, cho vay chiết khấu các giấy tờ có giá…. 1.2.2. Cho vay theo dự án đầu tư của Ngân hàng thương mại 15 1.2.2.1. Khái niệm cho vay theo dự án đầu tư của Ngân hàng thương mại Dự án đầu tư của các NHTM là dự án được tài trợ trên cơ sở nghiệp vụ tín dụng của NHTM hay nói cách khác đó chính là khoản tiền mà NHTM cho các12 doanh nghiệp hay các chủ đầu tư vay theo những điều khoản mà hai bên đã thỏa thuận nhằm thực hiện một dự án đầu tư nào đó của chủ đầu tư. Trên thế giới, hoạt động cho vay theo dự án đầu tư đã trở thành một hoạt động tín dụng cơ bản của hầu hết các NHTM. Với khả năng và uy tín trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ của mình các NHTM có thể thực hiện cho vay đơn lẻ nhưng cũng có thể cho vay theo hình thức đồng tài trợ đối với những khoản vay lớn nhằm phân tán rủi ro. Nhưng dù dưới hình thức nào đi chăng nữa thì một công việc quan trọng không thể thiếu trước khi thực hiện cho vay là việc thẩm định dự án đầu tư . 1.2.2.2. Quy trình cho vay theo dự án đầu tư của các Ngân hàng thương mại Việc cho vay theo dự án đầu tư của các NHTM điển hình gồm 3 giai đoạn: thẩm định dự án, giải ngân và cuối cùng là thu nợ. a. Thẩm định dự án đầu tư Sau khi nhận hồ sơ đề nghị cấp tín dụng do khách hàng gửi đến, NHTM phải thực hiện thẩm định dự án trên các mặt như: kinh tế, thị trường, cơ sở pháp lý, khoa học công nghệ đặc biệt là phải thẩm định về mặt tài chính của dự án để xem xét tính khả thi của dự án. Nếu dự án không khả thi, NHTM sẽ trả lời khách hàng bằng văn bản trong đó có nêu rõ lý do từ chối cấp tín dụng. Còn nếu dự án có tính khả thi thì NHTM sẽ nhận hồ sơ và tiến hành ký kết hợp đồng cho vay. b. Thực hiện cho vay Sau khi ký kết hợp đồng và công bố khoản đầu tư thì NHTM phải chuẩn bị sẵn sàng các khoản vốn để giải ngân theo đúng tiến độ đã thỏa thuận trong hợp đồng. Và trong quá trình thực hiện đầu tư, NHTM phải luôn giám sát việc triển khai dự án của chủ đầu tư để có biện pháp xử lý kịp thời khi xảy ra điều bất trắc. c. Thu nợ Trước khi đến hạn thanh toán 10 ngày, NHTM phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết số tiền phải trả cả gốc, lãi và phí. Căn cứ vào thông báo đó của Ngân hàng chủ đầu tư sẽ tiến hành tính toán lại toàn bộ số tiền gốc, lãi và phí đó. Nếu trùng khớp thì hai bên sẽ tiến hành thanh lý hợp đồng và NHTM thực hiện thu nợ ngay, còn nếu có điều gì sai lệch với thỏa thuận trong hợp đồng thì hai bên phải tiếp tục dàn xếp để giải quyết nhanh chóng. Trong ba giai đoạn trên thì thẩm định dự án đầu tư được coi là giai đoạn quan trọng nhất và là nền tảng của quá trình đầu tư cho vay đặc biệt là việc thẩm định tài chính của dự án đầu tư.13 1.3. Thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của các Ngân hàng thương mại 1.3.1. Thẩm định dự án đầu tư 1.3.1.1. Khái niệm thẩm định dự án đầu tư Thẩm định dự án đầu tư là công việc được tiến hành trong hoạt động đầu tư theo phương thức dự án ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Tùy theo đặc thù, điều kiện kinh tế xã hội cũng như thể chế kinh tế của mỗi nước mà quan niệm cũng như cách thức tổ chức thẩm định dự án đầu tư có sự khác biệt. Ngay cả trong một nước, với các chủ thể thẩm định khác nhau thì quan điểm về thẩm định dự án đầu tư cũng không hoàn toàn đồng nhất. Ở nhiều nơi trên thế giới, quan niệm về thẩm định dự án đầu tư đi cùng với việc phân tích lợi ích và chi phí của một dự án 14, tr9. Ngày nay, quan niệm về thẩm định dự án đầu tư cũng như các phương pháp phân tích lợi ích và chi phí của dự án càng được hoàn thiện để thích ứng với nhu cầu lớn hơn trong việc lựa chọn các dự án đầu tư tốt nhất. Khi nghiên cứu về công tác thẩm định dự án đầu tư trên cơ sở khoa học, tác giả đã tổng kết những khái niệm cũng như cách hiểu của các nhà nghiên cứu và các nhà lãnh đạo, tổ chức trên thế giới về công tác thẩm định dự án đầu tư: Theo mục đích quản lý, thẩm định dự án đầu tư được hiểu là việc xem xét, phân tích, đánh giá dự án đầu tư trên các nội dung cơ bản nhằm giúp cho việc ra quyết định đầu tư 5 ÷ 8. Như thế, thẩm định dự án đầu tư được xem như là một công cụ quản lý để góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư. Người có thẩm quyền quyết định đầu tư sẽ ra quyết định trên cơ sở kết quả thẩm định. Do vậy mà công tác thẩm định dự án đầu tư có vai trò quan trọng trong quy trình lập, thẩm định và phê duyệt dự án. Trên góc độ kỹ thuật, thẩm định dự án đầu tư được xem là một trong những kỹ thuật phân tích dự án. Trong cuốn “Thẩm định dự án đầu tư” (2002) tác giả Vũ Công Tuấn cho rằng “Thẩm định dự án đầu tư là hoạt động chuẩn bị dự án được thực hiện bằng kỹ thật phân tích dự án đã được thiết lập để ra quyết định thỏa mãn các quy định về thẩm định của Nhà nước” 57, tr59. Theo ông, thẩm định dự án đầu tư là một trong những kỹ thuật để phân tích, đánh giá dự án. Quan niệm này của ông cũng đồng nghĩa với quan niệm của một số nhà lãnh đạo Ngân hàng và các tác giả khác trên thế giới. Tóm lại, từ những phân tích trên đây, tác giả cho rằng khái niệm về thẩm định dự án đầu tư cần được xây dựng và hiểu thống nhất trên cơ sở khoa học. Với14 tinh thần đó, tác giả đã mạnh dạn xây dựng khái niệm về thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của NHTM: “Thẩm định dự án đầu tư vay vốn NHTM là quá trình NHTM xem xét, phân tích, đánh giá dự án một cách khách quan, khoa học và toàn diện trên các nội dung từ đó lựa chọn dự án đưa ra quyết định đầu tư tối ưu nhất” 1.3.1.2. Nội dung của thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại 1 – 4, 14 Thẩm định DAĐT đối với các dự án vay vốn của ngân hàng phải tuân theo các quy định trong các văn bản quản lý của ngân hàng theo từng giai đoạn. Song nhìn chung các nội dung thẩm định đều gắn chặt với việc xác định tính khả thi của DAĐT và thường bao gồm những nội dung cơ bản mà cán bộ thẩm định thường phân tích để đánh giá dự án vay vốn. Tuỳ theo quy mô đầu tư, hình thức và nguồn vốn đầu tư, yêu cầu về nội dung thẩm định của từng loại dự án có sự khác biệt nhau, tuy nhiên có thể cần được xem xét, đánh giá hai nội dung quan trọng như: Thẩm định chung bản thân dự án và thẩm định khách hàng vay vốn: a) Thẩm định bản thân dự án vay vốn Ngân hàng kiểm tra thẩm định lại toàn bộ hồ sơ phần thuyết minh và thiết kế của dự án thì khách hàng nộp cho ngân hàng có đủ tiểu chuẩn theo quy định của ngân hàng hay không? Như: Về phương diện pháp lý; về phương diện thị trường; về phương diện kỹ thuật; về phương diện tổ chức quản trị; về phương diện tài chính; về phương diện môi trường và về phương diện kinh tế xã hội. Về phương diện pháp lý : Thẩm định tư cách pháp nhân: (Thẩm định hồ sơ pháp lý: Ngân hàng sẽ yêu cầu doanh nghiệp gửi cho Ngân hàng hồ sơ pháp lý theo mẫu để Ngân hàng xem xét như: Đối với khách hàng là doanh nghiệp: Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp được thành lập theo luật công ty, giấy phép đầu tư đối với doanh nghiệp hoạt động theo luật đầu tư nước ngoài, biên bản thành lập, giấy đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp, giấy đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp nhà nước, quyết định bổ nhiệm Giám đốc, quyết định bổ nhiệm Kế toán trưởng... Đối với khách hàng là tư nhân: Phải đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự theo quy định của bộ luật dân sự, có xác nhận về thân nhân cũng như là giấy tờ tùy thân.15 Thẩm định khía cạnh thị trường của dự án: Mọi sản phẩm làm ra đều nhằm đáp ứng nhu cầu nào đó của xã hội. Các nhu cầu này rất đa dạng và có tầm quan trọng khác nhau đối với mỗi cá nhân và xã hội. Vì vậy, phân tích thị trường tổng thể giúp chủ đầu tư có cái nhìn tổng quan về thị trường nói chung và thị trường của dự án nói riêng thông qua việc: Thẩm định tình hình cung cầu thị trường hiện tại về sản phẩm của dự án dựa trên các số liệu thống kê sau: Số lượng sản phẩm do các doanh nghiệp trong nước sản xuất và cung ứng cho thị trường, khối lượng sản phẩm đó nhập khẩu hàng năm, mức tồn kho cuối năm của sản phẩm, giá cả sản phẩm. Xác định loại thị trường và loại sản phẩm của dự án Phân đoạn thị trường và xác định thị trường mục tiêu Xác định sản phẩm của dự án Dự báo cung cầu thị trường về sản phẩm của D A trong tương lai Nghiên cứu vấn đề tiếp thị sản phẩm của dự án Nghiên cứu khả năng cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường của dự án Thẩm định về kỹ thuật công nghệ của dự án Xem xét kỹ những phần liên quan đến nhập khẩu như công nghệ thiết bị vật tư, kể cả nhân lực. Những yếu tố nhập khẩu do lượng thông tin không đầy đủ hoặc thiếu kinh nghiệm các nhà soạn thảo thường dễ bị sơ hở, nhất là giá cả. Phân tích địa điểm xây dựng: Trong phân tích địa điểm xây dựng, cán bộ thẩm định cần xem xét đánh giá địa điểm có thuận lợi về mặt giao thông hay không, có gần các nguồn cung cấp nguyên vật liệu, nước và thị trường tiêu thụ thay không, có nằm trong quy hoạch hay không ? Cơ sở vật chất, hạ tầng hiện có của địa điểm đầu tư thế nào ? Đánh giá so sánh về chi phí đầu tư so với các dự án tương tự ở địa điểm khác. Địa điểm đầu tư có ảnh hưởng lớn đến vốn đầu tư của dự án cũng như ảnh hưởng đến giá thành, sức cạnh tranh của sản phẩm. Tính phù hợp của công nghệ, thiết bị đối với dự án, đối với điều kiện nước đầu tư (trình độ, khí hậu,...), khả năng phát triển trong tương lai, tỷ lệ phụ tùng thay thế, điều kiện vận hành, bảo trì. Quy mô sản xuất và sản phẩm của dự án, công suất thiết kế: Cán bộ thẩm định phải tiến hành phân tích về quy mô, công suất thiết kế của dự án dự kiến là bao nhiêu? Có phù hợp với khả năng tài chính, trình độ quản lý, địa điểm, thị16 trường tiêu thụ hay không? Sản phẩm của dự án là sản phẩm mới hay sản phẩm đang có sẵn trên thị trường. Yêu cầu kỹ thuật đối với sản phẩm như thế nào ?... Thẩm định công nghệ kỹ thuật, thiết bị máy móc: Cán bộ thẩm định tiến hành phân tích quy trình công nghệ xem có tiên tiến hay không ? Ở mức độ nào của thế giới ? Công nghệ có phù hợp với trình độ hiện tại của Lào hay không ? Có đảm bảo cho chủ đầu tư nằm bắt và vận hành được công nghệ hay không? Xem xét đánh giá về số lượng, công suất, quy cách, chủng loại, danh mục máy móc thiết bị và tính đồng bộ của dây chuyền sản xuất. Giá cả thiết bị và phương thức thanh toán có hợp lý hay không? Quy mô giải pháp xây dựng, kiến trúc: Việc thẩm định máy móc, thiết bị tương đối phức tạp và đòi hỏi phải hiểu biết trên nhiều phương diện kỹ thuật. Cán bộ thẩm định phân tích, thu thập thông tin về giải pháp xây dựng xem có phù hợp với dự án hay không, xem xét có hạng mục nào cần được đầu tư mà chưa được dự tính hay không? Có hạng mục nào chưa cần thiết hoặc không cần thiết phải đầu tư hay không? Tiến độ thi công có phù hợp với việc cung cấp máy móc thiết bị hay không? Phân tích các tác động môi trường, phòng cháy chữa cháy: Đánh giá các giải pháp về môi trường, PCCC của dự án có đầy đủ, phù hợp chưa, đã được chủ quan có thẩm quyền c

Bộ GIáO DụC Và ĐàO TạO Trờng đại học kinh tế quốc dân - - NGUYễN THị BíCH VƯợNG CH T L NG TH M NH TI CHNH D N U T TRONG HO T NG CHO VAY T I CC NGN HNG THNG M I VI T NAM (L Y TH C T T NGN HNG THNG M I C PH N CễNG THNG VI T NAM) Hà Nội 2016 Bộ GIáO DụC Và ĐàO TạO Trờng đại học kinh tế quốc dân - - NGUYễN THị BíCH VƯợNG CH T L NG TH M NH TI CHNH D N U T TRONG HO T NG CHO VAY T I CC NGN HNG THNG M I VI T NAM (L Y TH C T T NGN HNG THNG M I C PH N CễNG THNG VI T NAM) ngành: Chuyên ngành Ti chớnh - Ngõn hng Mã số: 62340201 Ngi hng dn khoa hc: PGS.TS Nguyn c Hng PGS.TS Lờ c L Hà Nội 2016 i LI CAM OAN Tụi xin cam oan õy l cụng trỡnh nghiờn cu c lp ca bn thõn vi s giỳp ca cỏc giỏo viờn hng dn Nhng thụng tin, d liu, s liu a lun ỏn c trớch dn rừ rng, y v ngun gc Nhng s liu thu thp v tng hp ca cỏ nhõn m bo tớnh khỏch quan v trung thc Cỏc kt qu nghiờn cu ca lun ỏn ó c tỏc gi cụng b trờn chớ, khụng trựng vi bt k cụng trỡnh no khỏc ii LI CM N Tỏc gi xin by t s bit n ti Giỏo viờn hng dn khoa hc PGS.TS Nguyn c Hng v PGS.TS Lờ c L ó nhit tỡnh hng dn, ch bo v ng hnh cựng tỏc gi sut quỏ trỡnh nghiờn cu v hon thnh lun ỏn Tỏc gi cng xin cm n cỏc ng nghip ca Trng i hc Kinh t quc dõn c bit Vin Ngõn hng - Ti chớnh v Vin o to sau i hc ó h tr vic tỡm kim ti liu cng nh gúp ý cho Tỏc gi sa cha Lun ỏn Xin trõn trng cm n cỏc Quý ễng/B lónh o v cỏc cỏn b thm nh ca Ngõn hng TMCP Cụng thng Vit Nam ó h tr, giỳp tỏc gi vic thu thp cỏc d liu, thụng tin phc v cho Lun ỏn Cui cựng, Tỏc gi xin c gi lũng tri õn sõu sc ti gia ỡnh, bn bố, ng nghip ó luụn quan tõm, ng viờn v khớch l cho Tỏc gi cú thờm ng lc phn u hon thnh Lun ỏn ny Xin trõn trng cm n! iii MC LC LI CM N ii MC LC iii DANH MC CC CH VIT TT vi DANH MC BNG BIU, S vii PHN M U CHNG TNG QUAN V CHT LNG THM NH TI CHNH D N U T TRONG HOT NG 10 CHO VAY CA NGN HNG THNG MI 10 1.1 Nghiờn cu v d ỏn u t 10 1.1.1 Khỏi nim d ỏn u t 10 1.1.2 Phõn loi d ỏn u t 10 1.2 Cho vay theo d ỏn u t ca Ngõn hng thng mi 11 1.2.1 Hot ng cho vay ca Ngõn hng thng mi 11 1.2.2 Cho vay theo d ỏn u t ca Ngõn hng thng mi 11 1.3 Thm nh ti chớnh d ỏn u t hot ng cho vay ca cỏc Ngõn hng thng mi 13 1.3.1 Thm nh d ỏn u t 13 1.3.2 Thm nh ti chớnh d ỏn u t hot ng cho vay ca Ngõn hng thng mi 24 1.4 Cht lng thm nh ti chớnh d ỏn u t hot ng cho vay ca cỏc Ngõn hng thng mi 38 1.4.1 Khỏi nim v cht lng thm nh ti chớnh d ỏn u t 38 1.4.2 Cỏc ch tiờu ỏnh giỏ cht lng thm nh ti chớnh d ỏn u t hot ng cho vay ca Ngõn hng thng mi 39 1.4.3 Cỏc nhõn t nh hng n cht lng thm nh ti chớnh d ỏn u t hot ng cho vay ca Ngõn hng thng mi 44 CHNG THC TRNG CHT LNG THM NH TI CHNH D N U T TRONG HOT NG CHO VAY TI NGN HNG THNG MI C PHN CễNG THNG VIT NAM 50 2.1 Tng quan v ngõn hng thng mi c phn Cụng thng Vit Nam 50 2.1.1 Khỏi quỏt v lch s hỡnh thnh v c cu t chc ca Ngõn hng thng mi iv c phn Cụng thng Vit Nam 50 2.1.2 Hot ng ch yu ca Ngõn hng thng mi c phn Cụng thng Vit Nam 63 2.2 Thc trng cht lng thm nh ti chớnh d ỏn u t hot ng cho vay ti Ngõn hng thng mi c phn Cụng thng Vit Nam 66 2.2.1 Quy trỡnh thm nh ti chớnh d ỏn u t hot ng cho vay ti Ngõn hng thng mi c phn Cụng thng Vit Nam 66 2.2.2 Phng phỏp thm nh ti chớnh d ỏn u t hot ng cho vay ti Ngõn hng thng mi c phn Cụng thng Vit Nam 73 2.2.3 Thc trng cht lng thm nh ti chớnh d ỏn u t ti Ngõn hng TMCP Cụng thng Vit Nam 74 2.2.4 So sỏnh thc trng cht lng thm nh ti chớnh d ỏn u t ti Ngõn hng TMCP Cụng thng Vit Nam vi cỏc NHTM khỏc qua mt s ch tiờu nh lng 77 2.2.5.Thm nh d ỏn c th ti Ngõn hng thng mi c phn Cụng thng Vit Nam 81 CHNG NH GI TC NG CA CC NHN T TI 86 CHT LNG THM NH TI CHNH D N U T 86 TI NGN HNG TMCP CễNG THNG VIT NAM 86 3.1 Mụ hỡnh nghiờn cu v cỏc gi thuyt 86 3.2 Quy trỡnh nghiờn cu 87 3.2.1 Nghiờn cu th nghim 87 3.2.2 Phõn tớch kt qu nghiờn cu chớnh thc 91 3.3 ỏnh giỏ cht lng thm nh ti chớnh d ỏn hot ng cho vay ca Ngõn hng TMCP Cụng thng Vit Nam 112 3.3.1 Nhng kt qu t c 112 3.3.2 Hn ch v nguyờn nhõn 116 CHNG GII PHP NNG CAO CHT LNG THM NH TI CHNH D N U T TRONG HOT NG CHO VAY TI 128 NGN HNG THNG MI C PHN CễNG THNG VIT NAM 128 4.1 nh hng hot ng ca Ngõn hng TMCP Cụng thng Vit Nam 128 4.1.1 nh hng phỏt trin ca Ngõn hng thng mi c phn Cụng thng Vit Nam n nm 2020 128 4.1.2 nh hng v hot ng cho vay theo d ỏn u t ca Ngõn hng thng v mi c phn Cụng thng Vit Nam n nm 2020 129 4.2 Gii phỏp nõng cao cht lng thm nh ti chớnh d ỏn u t hot ng cho vay ca Ngõn hng TMCP Cụng thng Vit Nam 130 4.2.1 Gii phỏp v Cỏn b thm nh 131 4.2.2 Gii phỏp v Ngun thụng tin 135 4.2.3 Gii phỏp v Phng phỏp thm nh 137 4.2.4 Gii phỏp v Quy trỡnh thm nh 142 4.2.5 Gii phỏp v T chc cụng tỏc thm nh 151 4.2.6 Gii phỏp v Ch tiờu thm nh 152 4.2.7 Gii phỏp v Ni dung thm nh 153 4.2.8 Gii phỏp k thut thm nh 155 4.2.9 Cỏc gii phỏp khỏc 156 4.3 Mt s kin ngh 157 4.3.1 i vi Chớnh Ph 157 4.3.2 i vi cỏc B ngnh liờn quan 158 4.3.3 i vi Ngõn hng Nh nc 159 4.3.4 i vi cỏc ch u t 160 4.4 Hn ch v hng nghiờn cu tip theo 161 KT LUN 163 DANH MC CC CễNG TRèNH C CễNG B TI LIU THAM KHO PH LC vi DANH MC CC CH VIT TT Agribank BEP Ngõn hng nụng nghip & phỏt trin nụng thụn VN im hũa (Break Event Point) BHXH BIDV DAT DNVVN Bo him xó hi Ngõn hng u t v phỏt trin Vit Nam D ỏn u t Doanh nghip va v nh SVN GTCG IRR ng st Vit Nam Giay t cú giỏ T sut hon ni b (Internal Rate of Return) NH NHT&PT NHNN NHTM Ngõn hng Ngõn hng u t v phỏt trin Ngõn hng Nh nc Ngõn hng thng mi NPV NSNN PCCC Giỏ tr hin ti rũng (Net Present Value) Ngõn sỏch Nh nc Phũng chỏy cha chỏy PI PP SPSS SXKD Ch s doanh li (Profitability Index) Thi gian hũa (Payback of Period) Statistical Package for Socia Sciences Sn xut kinh doanh TCTD TMCP TNHH T chc tớn dng Thng mi c phn Trỏch nhim hu hn TSC VCB Vietinbank WACC Ti sn c nh Ngõn hng thng mi c phn Ngoi thng VN Ngõn hng thng mi c phn Cụng thng VN Chi phớ bỡnh quõn WB XDCB XNK Ngõn hng th gii (World Bank) Xõy dng c bn Xut nhp khu vii DANH MC BNG BIU, S BNG BIU Bng 1.1: Túm tt quy trỡnh thm nh d ỏn t 19 Bng 2.1 Cỏc ch s ti chớnh c bn 63 Bng 2.2 T l d ỏn trin khai thnh cụng giai on 2010 2014 74 Bng 2.3 T l s d ỏn phi iu chnh li cỏc ch tiờu giai on 2010 2014 75 Bng 2.4 T l n quỏ hn giai on 2010 2014 75 Bng 2.5 T sut li nhun giai on 2010 2014 76 Bng 3.1 Kt qu ỏnh giỏ tin cy ca d liu 93 Bng 3.2 Kt qu phõn tớch nhõn t cho nhúm bin c lp 96 Bng 3.3 Kt qu phõn tớch nhõn t cho bin ph thuc 97 Bng 3.4 Kt qu phõn tớch ỏnh giỏ v cht lng cỏn b thm nh 98 Bng 3.5 Kt qu phõn tớch ỏnh giỏ v ngun thụng tin d ỏn 99 Bng 3.6 Kt qu phõn tớch ỏnh giỏ v t chc cụng tỏc thm nh 100 Bng 3.7 Kt qu phõn tớch ỏnh giỏ v quy trỡnh thm nh 100 Bng 3.8 Kt qu phõn tớch ỏnh giỏ v ch tiờu thm nh 101 Bng 3.9 Kt qu phõn tớch ỏnh giỏ v phng phỏp thm nh 101 Bng 3.10 Kt qu phõn tớch ỏnh giỏ v phng tin thm nh 102 Bng 3.11 Kt qu phõn tớch ỏnh giỏ v cht lng cụng tỏc thm nh 102 Bng 3.12 Kt qu phõn tớch tng quan 103 Bng 3.13 Kt qu phõn tớch hi quy 104 Bng 3.14 Kt qu phõn tớch phng sai gia hai nhúm gii tớnh 106 Bng 3.15 Kt qu phõn tớch phng sai gia cỏc nhúm kinh nghim 107 Bng 3.16 Kt qu phõn tớch phng sai gia cỏc nhúm trỡnh 108 Bng 4.1 nh hng cỏc ch tiờu c bn n nm 2020 128 Bng 4.2 Ni dung ca bng thu nhp v chi phớ 145 Bng 4.3 Bng tớnh sn lng v doanh thu 146 Bng 4.4 Bng tớnh chi phớ hot ng 147 Bng 4.5 Bng tớnh khu hao TSC 147 Bng 4.6 Bng tớnh lói vay 148 Bng 4.7 Bỏo cỏo kt qu kinh doanh 150 Bng 4.8 Bng cõn i tr n 150 viii BIU Biu 2.1 T l d ỏn b t chi cho vay ca Ngõn hng la chn 78 nghiờn cu 78 Biu 2.2 T l d ỏn phi iu chnh li ca Ngõn hng la chn 79 nghiờn cu 79 Biu 2.3 T l d n trung di hn ca Ngõn hng la chn nghiờn cu 80 Biu 2.4 T l li nhun trung di hn ca Ngõn hng la chn nghiờn cu 81 Biu 3.1 Thụng tin i tng kho sỏt 92 Biu 3.2 Phõn phi chun 105 S S 1.1: Quy trỡnh tng quỏt thm nh d ỏn u t vay 20 S 1.2: Quy trỡnh thm nh d ỏn ti cỏc Ngõn hng thng mi 22 S 2.1 Mụ hỡnh qun tr ca Vietinbank 52 S 2.2 Quy trỡnh thm nh ti chớnh d ỏn u t ti Ngõn hng 66 S 3.1 Mụ hỡnh nghiờn cu 86 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected Item- Cronbach's Alpha if Total Correlation Item Deleted NTT1 6.90 3.110 786 744 NTT2 7.02 3.532 692 834 NTT3 6.87 3.109 716 815 Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items 817 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Corrected ItemItem Deleted Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted TCCT1 11.00 3.025 679 750 TCCT2 11.07 3.332 621 778 TCCT3 11.11 3.093 645 767 TCCT4 11.06 3.409 610 783 Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items 835 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha if Deleted Item Deleted Total Correlation Item Deleted QT1 3.44 1.062 719 a QT2 3.39 1.204 719 a a The value is negative due to a negative average covariance among items This violates reliability model assumptions You may want to check item codings Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items 793 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Scale Variance if Corrected Item- Cronbach's Alpha if Deleted Item Deleted Total Correlation Item Deleted CT1 3.57 849 659 a CT2 3.62 710 659 a a The value is negative due to a negative average covariance among items This violates reliability model assumptions You may want to check item codings Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items 792 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted Corrected ItemTotal Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted PP1 2.88 779 655 a PP2 2.79 800 655 a a The value is negative due to a negative average covariance among items This violates reliability model assumptions You may want to check item codings Reliability Statistics Cronbach's Alpha 903 N of Items Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Corrected ItemItem Deleted Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted PT1 3.8450 805 824 a PT2 3.7000 864 824 a a The value is negative due to a negative average covariance among items This violates reliability model assumptions You may want to check item codings Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items 611 Item-Total Statistics Scale Mean if Item Scale Variance if Deleted Item Deleted Corrected Item- Cronbach's Alpha if Total Correlation Item Deleted CLTD1 3.81 215 444 a CLTD2 3.34 286 444 a a The value is negative due to a negative average covariance among items This violates reliability model assumptions You may want to check item codings KMO and Bartlett's Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy Bartlett's Test of Sphericity Approx Chi-Square 735 2000.058 df 210 Sig .000 Total Variance Explained Initial Eigenvalues Comp % of Cumulative onent Total Variance % Extraction Sums of Squared Loadings Total % of Variance Rotation Sums of Squared Loadings Cumulative % Total % of Variance Cumulative % 4.351 20.720 20.720 4.351 20.720 20.720 4.186 19.933 19.933 3.068 14.608 35.329 3.068 14.608 35.329 2.626 12.507 32.440 2.361 11.244 46.573 2.361 11.244 46.573 2.369 11.283 43.722 1.915 9.118 55.691 1.915 9.118 55.691 1.846 8.789 52.511 1.580 7.526 63.217 1.580 7.526 63.217 1.728 8.229 60.740 1.514 7.211 70.428 1.514 7.211 70.428 1.678 7.988 68.728 1.314 6.259 76.687 1.314 6.259 76.687 1.671 7.958 76.687 612 2.915 79.601 547 2.605 82.206 10 475 2.262 84.469 11 419 1.996 86.465 12 410 1.952 88.418 13 389 1.853 90.271 14 361 1.720 91.991 15 311 1.482 93.473 16 299 1.422 94.895 17 263 1.253 96.148 18 237 1.129 97.277 19 215 1.024 98.302 20 198 944 99.246 21 158 754 100.000 Extraction Method: Principal Component Analysis Rotated Component Matrixa Component CanBo5 838 CanBo2 845 CanBo4 847 CanBo3 850 CanBo1 851 CanBo6 743 TCCT1 824 TCCT3 802 TCCT4 785 TCCT2 772 NTT1 912 NTT3 864 NTT2 843 PT2 949 PT1 947 QT1 924 QT2 904 PP2 900 PP1 894 CT1 901 CT2 894 Extraction Method: Principal Component Analysis Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization a Rotation converged in iterations KMO and Bartlett's Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy Bartlett's Test of Sphericity 500 Approx Chi-Square 43.445 df Sig .000 Total Variance Explained Initial Eigenvalues Component Total % of Variance Extraction Sums of Squared Loadings Cumulative % % of Variance Total 1.444 72.218 72.218 556 27.782 1.444 Cumulative % 72.218 72.218 100.000 Extraction Method: Principal Component Analysis Component Matrixa Component CLTD2 850 CLTD1 850 Extraction Method: Principal Component Analysis a components extracted Correlations CanBo NTT CanBo Pearson Correlation NTT Pearson Correlation QT CT PP PT ChatLuongTD 147* 027 091 026 -.055 038 431** 038 706 199 713 436 595 000 200 200 200 200 200 200 200 200 147* 041 207** 042 067 045 487** 567 003 552 348 526 000 200 200 200 200 200 200 Sig (2-tailed) N TCCT Sig (2-tailed) 038 N 200 200 TCCT Pearson Correlation 027 041 Sig (2-tailed) 706 567 N 200 200 Pearson Correlation 093 228** 197** 128 412** 000 200 200 200 200 200 200 091 207** 093 054 074 027 450** 199 003 192 445 300 704 000 200 200 200 200 200 200 200 200 Pearson Correlation 026 042 228** 054 -.029 116 329** 713 552 001 445 688 101 000 N 200 200 200 200 200 200 200 -.055 067 197** -.023 366** Sig (2-tailed) 436 348 005 300 688 744 000 N 200 200 200 200 200 200 200 200 Pearson Correlation 038 045 128 027 116 -.023 301** Sig (2-tailed) 595 526 072 704 101 744 N PT 072 Sig (2-tailed) PP 005 N CT 001 Sig (2-tailed) QT 192 200 200 200 200 200 200 431** 487** 412** Pearson Correlation ChatLu Pearson ongTD Correlation 200 074 -.029 450** 329** 000 200 200 366** 301** Sig (2-tailed) 000 000 000 000 000 000 000 N 200 200 200 200 200 200 200 * Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed) ** Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed) 200 Model Summaryb Mod el Change Statistics R Std Error Squar Adjusted of the R Square F e R Square Estimate Change Change df1 df2 R 886a 786 778 20002 786 100.667 Sig F Change 192 DurbinWatson 000 1.880 a Predictors: (Constant), PT, PP, CanBo, CT, QT, NTT, TCCT b Dependent Variable: ChatLuongTD ANOVAb Model Sum of Squares Regression df Mean Square 28.193 4.028 7.682 192 35.875 Sig 100.667 000a 040 199 Residual Total F a Predictors: (Constant), PT, PP, CanBo, CT, QT, NTT, TCCT b Dependent Variable: ChatLuongTD Coefficientsa Standardize d Coefficients Unstandardized Coefficients Model (Constant) B Std Error -.019 143 CanBo 200 019 NTT 159 TCCT Beta Collinearity Statistics t Sig Tolerance VIF -.136 892 354 10.428 000 968 1.033 017 327 9.454 000 935 1.070 163 026 223 6.298 000 891 1.123 QT 124 015 289 8.403 000 943 1.060 CT 118 018 223 6.457 000 933 1.072 PP 163 018 310 9.002 000 943 1.061 PT 106 016 218 6.423 000 972 1.029 a Dependent Variable: ChatLuongTD Descriptive Statistics N Minimum Maximum Mean Std Deviation CanBo1 200 3.75 916 CanBo2 200 3.60 850 CanBo3 200 3.54 955 CanBo4 200 3.67 875 CanBo5 200 3.74 880 CanBo6 200 3.66 943 CanBo 200 1.83 5.00 3.6633 75169 NTT1 200 3.50 987 NTT2 200 3.37 931 NTT3 200 3.52 1.042 NTT 200 1.33 5.00 3.4650 87070 TCCT1 200 3.75 757 TCCT2 200 3.67 694 TCCT3 200 3.64 758 TCCT4 200 3.69 675 TCCT 200 2.00 5.00 3.6862 58024 QT1 200 3.39 1.097 QT2 200 3.44 1.030 QT 200 1.00 5.00 3.4150 98622 CT1 200 3.61 843 CT2 200 3.57 922 CT 200 1.50 5.00 3.5925 80369 PP1 200 2.79 894 PP2 200 2.88 883 PP 200 1.00 5.00 2.8350 80842 PT1 200 2.00 5.00 3.7000 92969 PT2 200 2.00 5.00 3.8450 89722 PT 200 2.00 5.00 3.7725 87224 CLTD1 200 3.34 535 CLTD2 200 3.81 464 ChatLuongTD 200 2.00 5.00 3.5750 42459 Valid N (listwise) 200 Group Statistics GioiTinh N ChatLuongTD Nam Mean Std Deviation Std Error Mean 74 41676 04845 126 N 3.5878 3.5675 43060 03836 Independent Samples Test Levene's Test for Equality of Variances F ChatLuo Equal ngTD variances assumed Sig .656 419 t-test for Equality of Means t Std Mean Error Sig (2- Differe Differen tailed) nce ce df 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper 198 744 02038 06232 -.10253 14328 330 Equal variances not assumed 327 157.1 54 742 02038 06180 -.10168 14243 Descriptives ChatLuongT D 95% Confidence Interval for Mean N Mean Std Deviation Std Error Lower Bound Upper Bound Minimum Maximum nm 14 3.6071 56086 14990 3.2833 3.9310 2.00 4.00 nm 31 3.4839 37603 06754 3.3459 3.6218 3.00 4.00 nm 32 3.6875 32996 05833 3.5685 3.8065 3.00 4.50 nm 48 3.5417 47078 06795 3.4050 3.6784 2.00 5.00 nm 45 3.5556 41591 06200 3.4306 3.6805 2.00 4.00 nm 30 3.6167 42918 07836 3.4564 3.7769 2.50 4.50 Total 200 3.5750 42459 03002 3.5158 3.6342 2.00 5.00 Test of Homogeneity of Variances ChatLuongTD Levene Statistic df1 df2 577 Sig 194 718 ANOVA ChatLuongTD Sum of Squares Between Groups df Mean Square 799 160 Within Groups 35.076 194 35.875 Sig .181 Total F 884 493 199 Descriptives ChatLuongTD 95% Confidence Interval for Mean N Cao ng Mean Std Deviation Std Error Lower Bound Upper Bound Minimum Maximum 23 3.4130 49203 10260 3.2003 3.6258 2.00 4.50 i hc 132 3.5909 40426 03519 3.5213 3.6605 2.00 5.00 Thc s 45 3.6111 43809 06531 3.4795 3.7427 2.00 4.50 200 3.5750 42459 03002 3.5158 3.6342 2.00 5.00 Total Test of Homogeneity of Variances ChatLuongTD Levene Statistic 241 df1 df2 Sig 197 786 ANOVA ChatLuongTD Sum of Squares 695 35.180 35.875 Between Groups Within Groups Total df Mean Square 348 197 179 199 F 1.947 Sig .145 Descriptives ChatLuongTD 95% Confidence Interval for Mean Std Deviation Std Error Lower Bound Upper Bound N Mean Di triu 46 3.7065 37381 05512 3.5955 3.8175 3.00 5.00 T 6-8 triu 97 3.5722 39522 04013 3.4925 3.6518 2.50 4.50 T n 10tr 43 3.4186 51095 07792 3.2614 3.5759 2.00 4.00 Trờn 10 triu 14 3.6429 36314 09705 3.4332 3.8525 3.00 4.00 200 3.5750 42459 03002 3.5158 3.6342 2.00 5.00 Total Minimum Maximum Test of Homogeneity of Variances ChatLuongTD Levene Statistic 325 df1 df2 Sig 196 808 ANOVA ChatLuongTD Between Groups Within Groups Total Sum of Squares 1.913 33.962 35.875 df Mean Square 638 196 173 199 F 3.679 Sig .013 Descriptives ChatLuongT D 95% Confidence Interval for Mean N Std Deviation Std Error Mean Lower Bound Upper Bound Minimum Maximum ngy 20 3.7500 30349 06786 3.6080 3.8920 3.00 4.00 ngy 19 3.6053 26765 06140 3.4763 3.7343 3.00 4.00 ngy 20 3.7250 44352 09917 3.5174 3.9326 3.00 5.00 10 ngy 32 3.6406 47915 08470 3.4679 3.8134 2.00 4.50 11 ngy 25 3.4600 49833 09967 3.2543 3.6657 2.00 4.50 12 ngy 29 3.5000 35355 06565 3.3655 3.6345 3.00 4.00 13 ngy 28 3.6429 38145 07209 3.4949 3.7908 3.00 4.00 14 ngy 23 3.4130 38883 08108 3.2449 3.5812 2.50 4.00 15 ngy 3.0000 70711 35355 1.8748 4.1252 2.00 3.50 200 3.5750 42459 03002 3.5158 3.6342 2.00 5.00 Total Test of Homogeneity of Variances ChatLuongTD Levene Statistic df1 df2 1.205 Sig 191 298 ANOVA ChatLuongTD Sum of Squares Between Groups df Mean Square 3.766 471 Within Groups 32.109 191 168 Total 35.875 199 F 2.800 Sig .006 Descriptives ChatLuongT D ngi ngi ngi ngi Total Std Mean Deviation Std Error 3.4833 45998 05938 3.6012 45773 04994 3.6300 31639 04474 3.6667 25820 10541 3.5750 42459 03002 N 60 84 50 200 95% Confidence Interval for Mean Lower Upper Bound Bound Minimum Maximum 3.3645 3.6022 2.00 4.00 3.5019 3.7005 2.00 5.00 3.5401 3.7199 3.00 4.00 3.3957 3.9376 3.50 4.00 3.5158 3.6342 2.00 5.00 Test of Homogeneity of Variances ChatLuongTD Levene Statistic 1.020 df1 df2 Sig 196 385 ANOVA ChatLuongTD Sum of Squares Between Groups df Mean Square 763 254 Within Groups 35.112 196 179 Total 35.875 199 F 1.421 Sig .238

Ngày đăng: 06/07/2016, 17:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan