Ảnh hưởng của nhân tố năng lực cạnh tranh đến kết quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn TP hồ chí minh

241 452 0
Ảnh hưởng của nhân tố năng lực cạnh tranh đến kết quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn TP  hồ chí minh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC Trang bìa phụ Trang Lời cam đoan Mục lục Danh mục chữ viết tắt Danh mục Hình, Bảng và Biểu đồ CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU....................................................................................... 1 1.1. Cơ sở nghiên cứu .............................................................................................. 1 1.1.1. Sự cần thiết của nghiên cứu............................................................................ 1 1.1.2. Khái quát tình hình cạnh tranh của ngân hàng thương mại Việt Nam ........... 3 1.2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án .................................................. 10 1.2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài .............................................................. 10 1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước .............................................................. 12 1.3. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 16 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................... 17 1.5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 17 1.6. Đóng góp mới của luận án ................................................................................ 19 1.7. Bố cục của luận án ............................................................................................ 20 Tóm tắt chương 1.................................................................................................... 21 CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ KHOA HỌC ....................................................................... 22 2.1. Khái niệm cạnh tranh và năng lực cạnh tranh .............................................. 22 2.1.1. Cạnh tranh..................................................................................................... 22 2.1.2. Lợi thế cạnh tranh ......................................................................................... 23 2.1.3. Năng lực cạnh tranh ...................................................................................... 25 2.2. Tổng quan lý thuyết về năng lực cạnh tranh .................................................. 28 2.2.1. Năng lực cạnh tranh tiếp cận từ nguồn lực nội tại của doanh nghiệp .......... 29 2.2.1.1. Tiếp cận năng lực cạnh tranh theo trường phái kinh tế học .................. 29 2.2.1.2. Tiếp cận dựa trên nguồn lực (Resourcebased View) ............................ 31 2.2.1.3. Tiếp cận dựa trên năng lực (CompetenceBased View) ........................ 35 2.2.1.4. Tiếp cận từ chuỗi giá trị (Value chain) .................................................. 45 2.2.2. Tiếp cận dựa trên định hướng thị trường (Market Orientation) ................... 52 2.2.3. Xác định khe hổng nghiên cứu ..................................................................... 57 2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại ......................... 58 2.3.1. Định nghĩa kết quả hoạt động kinh doanh .................................................... 58 2.3.2. Các chỉ tiêu đo lường kết quả hoạt động kinh doanh của NHTM ................ 60 2.4. Mô hình nghiên cứu lý thuyết về năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại ................................................................................................................ 63 2.4.1. Các khái niệm nghiên cứu ............................................................................ 63 2.4.1.1. Khả năng quản trị (Manangement capability MC) ............................. 63 2.4.1.2. Khả năng marketing (Marketing Capability – MAC) ........................... 67 2.4.1.3. Khả năng tài chính (Financial Capapbility – FC) ................................. 69 2.4.1.4. Khả năng đổi mới sản phẩm – dịch vụ (Innovation ProductsServices Capability IPSC) ............................................................................................... 71 2.4.1.5. Khả năng tổ chức phục vụ (Organization Service Capability – OSC) .. 72 2.4.1.6. Khả năng quản trị rủi ro ( Risk Management Capability – RMC) ........ 73 2.4.2. Mô hình nghiên cứu lý thuyết ...................................................................... 76 Tóm tắt chương 2 .................................................................................................... 77 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................... 78 3.1. Nghiên cứu định tính ........................................................................................ 78 3.1.1. Mục đích ....................................................................................................... 78 3.1.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 79 3.1.3. Kết quả nghiên cứu định tính ....................................................................... 79 3.2. Xây dựng và phát triển thang đo..................................................................... 80 3.2.1. Phương pháp xây dựng thang đo.................................................................. 80 3.2.2. Phát triển thang đo năng lực cạnh tranh ....................................................... 81 3.2.2.1. Thang đo khả năng quản trị................................................................... 81 3.2.2.2. Thang đo khả năng marketing ............................................................... 83 3.2.2.3. Thang đo khả năng tài chính .................................................................. 85 3.2.2.4. Thang đo khả năng đổi mới sản phẩm – dịch vụ ................................... 85 3.2.2.5. Thang đo khả năng tổ chức phục vụ ...................................................... 86 3.2.2.6. Thang đo khả năng quản trị rủi ro ......................................................... 87 3.2.3. Phát triển thang đo kết quả kinh doanh của NHTM ..................................... 88 3.2.4. Thiết kế phiếu khảo sát dự thảo.................................................................... 89 3.3. Nghiên cứu định lượng sơ bộ ........................................................................... 90 3.3.1. Mẫu nghiên cứu và phương pháp thu thập dữ liệu ....................................... 90 3.3.2. Phương pháp phân tích sơ bộ thang đo......................................................... 91 3.4. Nghiên cứu định lượng chính thức .................................................................. 93 3.4.1. Mẫu nghiên cứu ............................................................................................ 93 3.4.2. Đối tượng khảo sát ........................................................................................ 94 3.4.3. Phương pháp và thời gian khảo sát............................................................... 94 3.4.4. Phương pháp phân tích dữ liệu..................................................................... 95 3.5. Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ ............................................................. 98 3.5.1. Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha ................................................................. 98 3.5.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA ................................................................ 99 3.5.2.1. Kết quả EFA khả năng quản trị ............................................................. 99 3.5.2.2. Kết quả EFA khả năng marketing ........................................................ 100 3.5.2.3. Kết quả EFA các khái niệm đơn hướng ............................................... 101 3.5.2.4. Kết quả EFA kết quả kinh doanh của NHTM ...................................... 103 Tóm tắt chương 3 .................................................................................................. 104 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................ 105 4.1. Mô tả đặc điểm mẫu nghiên cứu ................................................................... 105 4.2. Kết quả phân tích nhân tố khẳng định CFA .... Error Bookmark not defined. 4.2.1. Kết quả CFA các thang đo đa hướng .......................................................... 108 4.2.1.1. Kết quả CFA thang đo khả năng quản trị............................................ 108 4.2.1.2. Kết quả CFA thang đo khả năng Marketing ........................................ 113 4.2.2. Kết quả CFA các thang đo đơn hướng ....................................................... 116 4.2.2.1. Thang đo khả năng tài chính ................................................................ 116 4.2.2.2. Thang đo khả năng đổi mới sản phẩm – dịch vụ ................................. 117 4.2.2.3. Thang đo khả năng tổ chức phục vụ .................................................... 119 4.2.2.4. Thang đo khả năng quản trị rủi ro ....................................................... 119 4.2.3. Kết quả CFA năng lực cạnh tranh của NHTM ........................................... 120 4.2.4. Kết quả CFA kết quả hoạt động kinh doanh của NHTM ........................... 123 4.2.5. Kết quả CFA đo lường mô hình tới hạn ..................................................... 124 4.3. Kiểm định mô hình lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu bằng SEM ........... 127 4.3.1. Kiểm định mô hình lý thuyết ...................................................................... 127 4.3.2. Kiểm định ước lượng mô hình lý thuyết bằng Bootstrap ........................... 129 4.3.3. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu ............................................................... 130 4.4. Kiểm định giá trị trung bình mẫu tổng thể .................................................. 135 4.4.1. Giá trị trung bình mẫu tổng thể của các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của các NHTMCP trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh ................................................ 135 4.4.2. Kiểm định giá trị trung bình mẫu của các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh theo đặc điểm mẫu nghiên cứu .................................................................... 138 4.4.2.1. Theo giới tính ....................................................................................... 139 4.4.2.2. Theo độ tuổi ......................................................................................... 141 4.4.2.3. Theo trình độ chuyên môn .................................................................... 142 4.4.2.4. Theo thâm niêm làm việc ..................................................................... 143 4.4.2.5. Theo thâm niên quản lý ........................................................................ 144 Tóm tắt chương 4 .................................................................................................. 146 CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý ............................................................... 147 5.1. Kết quả nghiên cứu ......................................................................................... 147 5.1.1. Kết quả mô hình đo lường .......................................................................... 147 5.1.2. Kết quả kiểm định mô hình lý thuyết ......................................................... 149 5.2. Hàm ý quản trị ................................................................................................ 151 5.2.1. Nâng cao khả năng tài chính ...................................................................... 151 5.2.2. Nâng cao khả năng tổ chức và quản trị con người .................................... 154 5.2.3. Nâng cao khả năng marketing .................................................................... 158 5.2.4. Đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng ....... 161 5.2.5. Nâng cao khả năng quản trị rủi ro .............................................................. 164 5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ...................................... 167 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 168 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ........................................... 170 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Cơ sở nghiên cứu 1.1.1. Sự cần thiết của nghiên cứu Toàn cầu hoá và tự do hoá thương mại nhanh chóng trong những năm vừa qua đã tạo ra nhiều thay đổi to lớn về môi trường kinh tế quốc tế. Các công ty đa quốc gia và xuyên quốc gia đã mở rộng lãnh thổ hoạt động của mình và ngày càng có nhiều ảnh hưởng đến các quốc gia trên thế giới. Do vậy, để có thể tồn tại và đứng vững ngay trên “sân nhà” đòi hỏi các doanh nghiệp của trong nước phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh so với doanh nghiệp trong nước mà còn cả với các doanh nghiệp nước ngoài. Các ngân hàng không có khả năng cạnh tranh sẽ được thay thế bằng các ngân hàng có năng lực tốt hơn, điều này cho thấy chỉ có các ngân hàng có năng lực cạnh tranh cao nhất mới có lợi thế về cạnh tranh. Ở Việt Nam quá trình thực hiện cơ cấu lại hệ thống ngân hàng trong giai đoạn 1990 – 2010 và đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 – 2015 theo Quyết định số 254QĐTTg ngày 0132012 của Thủ tướng Chính phủ, đã tạo ra cho ngành ngân hàng nhiều thay đổi lớn cả về số lượng, quy mô và chất lượng, đây là những tiền đề cơ bản ban đầu đáp ứng các cam kết đã ký trong lộ trình hội nhập của lĩnh vực ngân hàng và tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống ngân hàng bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công trong quá trình hội nhập, các ngân hàng thương mại Việt Nam đã bộc lộ một số bất cập như trình độ quản trị, nguồn nhân lực còn yếu, tỷ lệ nợ xấu gia tăng, thanh khoản thấp…dẫn đến năng lực cạnh tranh chưa cao. Thực trạng này đặt ra vấn đề cấp bách phải tái cấu trúc hệ thống các ngân hàng thương mại từ đó năng cao năng lực cạnh tranh. Do vậy, trong môi trường cạnh tranh và đòi hỏi của hội nhập như hiện nay, hệ thống ngân hàng không những phải duy trì được sự ổn định trong hoạt động của mình mà còn phải có năng lực cạnh tranh đối với các tổ chức tài chính phi ngân hàng và các định chế tài chính khác. Các ngân hàng thương mại (NHTM) trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh cũng không nằm ngoài những đòi hỏi này. Mặt khác, khủng hoảng tài chính toàn cầu đang diễn ra rất phức tạp và nhiều ngân hàng thương mại tại Mỹ và Châu Âu đã phải đóng cửa, phá sản hoặc hợp nhất. Từ năm 2000 đến nay, theo thống kê của Bảo hiểm tiền gửi liên bang của Mỹ (2014) (FDIC Federal Deposit Insurance Corporation) đã có 538 ngân hàng trên thế giới phá sản, chỉ riêng giai đoạn 2011 – 2014 đã có 183 ngân hàng tuyên bố phá sản. Đây cũng là một vấn đề mà các NHTM Việt Nam nói chung và các ngân hàng trên địa bàn TP.HCM nói riêng cũng bị tác động không nhỏ và đó cũng là bài học thiết thực cho các NHTM trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của mình trong quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế. Với vai trò quan trọng của năng lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh và đạt được mục tiêu chiến lược, nghiên cứu này sẽ xem xét các vấn đề có liên quan trong quản lý chiến lược và năng lực cạnh tranh. Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh theo quan điểm dựa trên năng lực (CBV Competencebased View) và tác động của nó đến kết quả kinh doanh nhằm phác hoạ nên bức tranh về năng lực cạnh tranh dựa trên năng lực của doanh nghiệp. Jackson, Hitt DeNisi (2003) cho rằng, trong bất kỳ bối cảnh cạnh tranh thì nguồn lực vô hình có khả năng tạo ra năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, môi trường năng động với những thay đổi nhanh chóng và khó lường thì nguồn lực đã trở nên dễ dàng truy cập, bắt chước và thay thế nên rất khó có các nguồn lực đáp ứng đầy đủ các tiêu chí có giá trị, hiếm, không thể thay thế và khó bắt trước (VRIN Value, Rare, Inimitable, Nonsubstitutale) của Barney đề ra. Sanchez (2008) cho rằng, thành công của doanh nghiệp theo lý thuyết nguồn lực chủ yếu dựa vào lợi thế so sánh thay vì tập trung vào nguồn gốc lợi thế cạnh tranh dài hạn của doanh nghiệp đó là bản chất cấu trúc nguồn lực công ty được đưa ra bởi khả năng năng động và hội nhập của doanh nghiệp. Ngoài ra, sự kết hợp mới các nguồn lực và mối quan hệ hệ thống các nguồn lực của doanh nghiệp là nguồn lợi thế cạnh tranh bền vững mà các đối thủ cạnh tranh sẽ khó có thể bắt chước hoặc cải tiến (Galunic Rodan, 1998). Theo Sanchez Heence (1996, 2004) thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dựa trên khả năng kết hợp các nguồn lực của doanh nghiệp nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh. “Năng lực cạnh tranh của một công ty là khả năng duy trì, triển khai, phối hợp các nguồn lực và khả năng theo cách giúp công ty đạt được mục tiêu của nó” (Sanchez Heene, 1996, 2004). Như vậy, tiếp cận dựa trên nguồn lực dựa vào lợi thế nguồn lực của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh còn tiếp cận dựa trên năng lực thì dựa vào khả năng kết hợp các nguồn lực để tạo ra năng lực đòi hỏi doanh nghiệp phải năng động, hệ thống, nhận thức và toàn diện trong quản lý chiến lược (Sanchez, 2008). Bản chất của năng lực cạnh tranh đã được chuyển hướng chú trọng vào năng lực thay vì nguồn lực (Sanchez Heence, 1996, Sanchez, 2001; Freiling ctg, 2008). Theo quan điểm dựa trên năng lực của doanh nghiệp thì năng lực là chìa khóa để duy trì lợi thế cạnh tranh bền vững và đạt hiệu quả cao (Grant, 1996; Jackson, Hitt DeNisi, 2003; Teece, Pisano Shuen, 1997; Sanchez Heence, 1996, 2004; Sanchez, 2008). Như vậy, năng lực cạnh tranh trở thành một tiêu chí quan trọng để đánh giá sự tồn tại và phát triển của một ngân hàng trong môi trường cạnh tranh quốc tế ngày càng gia tăng. Ngoài ra, để đặt vấn đề nghiên cứu trong một bối cảnh cụ thể, ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam và các chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần tại Thành phố Hồ Chí Minh được lựa chọn để nghiên cứu bởi vì còn thiếu những nghiên cứu thực nghiệm về năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng và TP. Hồ Chí Minh là thành phố tập trung hầu hết tất cả các ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) Việt Nam đang hoạt động tại đây. 1.1.2. Khái quát tình hình cạnh tranh các ngân hàng thương mại Việt Nam Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã có sự phát triển nhanh chóng cả về số lượng lẫn quy mô. Số lượng ngân hàng từ 9 ngân hàng vào năm 1991 lên 74 ngân hàng vào năm 2001 và tới thời điểm 31122013 là 98 ngân hàng. Trong đó, 1 ngân hàng thương mại quốc doanh, 37 ngân hàng TMCP, 4 ngân hàng liên doanh, 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài và 51 chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa kể văn phòng đại diện của các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Như vậy, số lượng ngân hàng tăng lên tập trung vào 2 khối là NHTMCP và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho thấy sức hấp dẫn của ngành Ngân hàng Việt Nam đối với các nhà đầu tư trong nước cũng như các tổ chức tài chính quốc tế. Ngoài các ngân hàng, thị trường tài chính Việt Nam còn khoảng 30 công ty tài chính và cho thuê tài chính, hơn 1.000 quỹ tín dụng. Như vậy, sau khi ký kết Hiệp định thương mại Việt – Mỹ (2001) và gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (2007), Việt Nam đã mở cửa thị trường đối với các ngân hàng nước ngoài. Sự hiện diện của ngân hàng nước ngoài đang tăng lên đáng kể. Trước cuộc đổ bộ này, các ngân hàng nội buộc phải có những chuẩn bị như tăng vốn, hợp tác với nước ngoài để hạn chế mất thị phần.

Ngày đăng: 30/06/2016, 14:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan