Nội dung giáo dục trong tư tưởng hồ chí minh tiểu luận cao học

43 395 0
Nội dung giáo dục trong tư tưởng hồ chí minh  tiểu luận cao học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1.tính cấp thiết của đề tài Hiện nay đất nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNHHĐH nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng văn minh. Điều này đòi hỏi phải tiến hành đồng bộ nhiều vấn đề lớn, trong đó việc đẩy mạnh phát triển giáo dục đào tạo được coi là quốc sách hàng đầu, là động lực để thúc đẩy đất nước phát triển, nhanh, mạnh, ổn định, bền vững. Lịch sử đã để lại cho chúng ta một nền giáo dục què quặt,nghèo nàn,lỗi thời,phản đông.vì vậy để đáp ứng được yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước,phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội quan tâm và phát triển giáo dục lại càng trỏ nên quan trọng hơn bao giờ hết. Chủ tịch hồ chí minh vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc việt nam là một nhà chính trị nhà văn hóa vô cùng kiệt xuất ,người đã để lại cho nhân loại một tài sản vô giá, trường tồn và bất diệt đó là “tư tưởng hồ chí minh”, tư tưởng ấy trở thành kim chỉ nam ngọn cờ soi đường cho đảng ,nhân dân ta tiến lên xây dựng và phát triển đất nước, với mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. Trong di sản to lớn ấy “tư tưởng hồ chí minh về giáo dục và đào tạo là một bộ phận có giá trị hết sức quan trọng cả về mặt lí luận và thực tiễn. tư tưởng đó không chỉ là cơ sở lí luận cho việc xác định chiến lược đào tạo con người ,chủ trương đường lối chỉ đạo phát triển nền giáo dục việt nam của đảng qua các thời kì cách mạng, mà còn là những bài học,những kinh nghiệm thực tiễn giáo dục hết sức sinh động, thiết thực, hiệu quả đối với người làm công tác giáo dục nói riêng,nghành giáo dục nói chung hiện nay. Ngay sau khi đất nước được độc lập, trong thư gửi học sinh nhân ngày khai giảng đầu năm, Người viết “non song việt nam có trở nên tươi đẹp được hay không, dân tộc việt nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”. có thể thấy chủ tịch hồ chí minh rất quan tâm đến vấn đề giáo dục,đào tạo và rèn luyện con người, bởi vì theo Người con người vừa là mục tiêu,vừa là động lực của cách mạng vừa là trung tâm trong phát triển kinh tế xã hội của đát nước và đào tạo ra những nhân tài cho quốc gia, dân tộc thì giáo dục đóng vai trò bậc nhất. Bài học thành công trong quá trình phát triển một nền sản xuất công nghiệp và thực hiện công nghiệp hóa dựa trên sự phát triển giáo dục của nhiều nước trên thế giới đã chỉ ra rằng: việc xây dựng một nền giáo dục theo hướng mở, hoànthiện,phát triển đồng bộ.. là con đường ngắn nhất, hiệu quả nhất, quyết định thành công của quy trình phát triển công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước,tạo tiền đề vững chắc để xây dựng thành công chủ nghia xã hội. trong bối cảnh đó việc nghiên cứu và vận dụng đúng đắn sáng tạo những tư tưởng giáo dục của chủ tịch hồi chí minh vào thực tiễn tổ chức, xây dựng nền giáo dục việt nam hiện nay càng là vấn đề có ý nghĩa quan trọng.Trong khuôn khổ sự hiểu biết và tìm hiểu của bản thân, em lựa chọn đề tài: “Nội dung giáo dục trong tư tưởng hồ chí minh”

Ngày đăng: 30/06/2016, 13:31

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan