Tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly, ý nghĩa của nó đối với chính sách đổi mới ở nước ta hiện nay

56 521 5
Tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly, ý nghĩa của nó đối với chính sách đổi mới ở nước ta hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly, ý nghĩa của nó đối với chính sách đổi mới ở nước ta hiện nay Tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly, ý nghĩa của nó đối với chính sách đổi mới ở nước ta hiện nay Trước sự tiến bộ của xã hội loài người, cái mới của hôm nay sẽ là cái cũ của ngày mai, nếu chúng ta không bắt nhịp, không thay đổi để hòa nhập vào dòng chảy của thời đại thì chúng ta sẽ trở nên lạc hậu lỗi thời. Vì vậy mà buộc chúng ta phải thay đổi. Sự thay đổi ấy có thể bằng một cuộc cách mạng, một cuộc đổi mới hay chí ít cũng phải bằng một cuộc cải cách. Tùy từng điều kiện hoàn cảnh cụ thể của mỗi thời kỳ lịch sử, mỗi quốc gia dân tộc để người ta tiến hành, mục đích cuối cùng vẫn là thay đổi cái cũ, cái lạc hậu, cái không còn thích nghi bằng cái mới, cái tiến bộ thích nghi và phát triển. Trong lịch sử dân tộc và thế giới đã từng xuất hiện không ít các cuộc cách mạng, đổi mới hay cải cách. Có những cuộc cải cách mang lại thành công và tiến bộ, bảo vệ những thành quả mà trước đây đã đạt được như cuộc cải cách của Khúc Hạo (907 918), của Lê Thánh Tông (1460 1497), của Quang Trung (1788 1792) và gần đây là thành công của cuộc đổi mới của Đảng ta từ 1986 đến nay. Nhưng cũng không ít những cuộc cải cách vì lí do gì đây mà mang lai hậu quả thụt lùi của xã hội, làm mất đi những thành quả mà thế hệ trước đã đạt được. Chẳng hạn như cuộc cải cách của vua Minh Mạng trong nhưng năm 30 của thế kỷ XIX, nó đã kéo dài thêm cái trì trệ bảo thủ của xã hội phong kiến đã suy tàn chứ không đưa lịch sử tiến lên. Hay cuộc cải tổ của nước Nga Xô Viết trong nhưng năm 90 của thế kỷ XX đã làm sụp đổ mô hình xã hội chủ nghĩa đưa con người quay về với chế độ người bóc lột người của chủ nghĩa tư bản Những cuộc cải cách được nói ở trên mang lại thành công hay thất bại thì đã rõ ràng, nhưng trong lịch sử tư tưởng Việt Nam đã từng có một nhân vật lịch sử đã đưa ra tư tưởng cải cách toàn diện và táo bạo ở những năm cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV đó là Hồ Quý Ly. Cho đến nay vẫn tồn tại hai luồng ý kiến khen, chê về cả thành công và thất bại. Chỉ biết rằng khi ông đưa ra tư tưởng cải cách của mình thì nước ta vẫn còn là một nhà nước quân chủ, nhưng nó đã vượt tầm thời đại, tiến bộ hơn hẳn so với tư tưởng cải cách của thời đại lúc bấy giờ. Chỉ trong vòng 25 năm cuối thời Trần và chưa đầy 7 năm đời Hồ nhưng việc làm thực tế của Quý Ly cho thấy ông đã vạch ra và quyết tâm thực hiện cải cách khắp mọi lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, giáo dục Thuở ấy tư tưởng nào của ông cũng mới mẻ, hành động nào của ông cũng trọng đại. Song cuối cùng công cuộc cải cách ấy đã thất bại, dòng họ bị mất ngôi, dân tộc bị mất nước. Nhưng đánh giá đúng về mặt giá trị thì tư tưởng cải cách của ông vẫn còn nguyên giá trị mà các thế hệ tiếp theo và cho cả đến hôm nay người ta vẫn còn kính phục. Cho đến ngày nay, khi bàn về những cuộc cải cách người ta không thể không nhắc đến tên ông vua hai họ ấy. Giá trị tư tưởng của ông ngày càng được đánh giá xác đáng, thông qua hàng loạt các công trình nghiên cứu bài viết khoa học của giới nghiên cứu từ trước đến nay. Họ đã tìm hiểu về sự nghiệp cuộc đời về con người ông nói chung và tư tưởng cải cách của ông nói riêng. Tuy nhiên để đánh giá đúng hay sai, tiến bộ hay hạn chế về tư tưởng cải cách của ông, các luồng ý kiến còn chưa thống nhất. Một vấn đề đặt ra là phải nhìn vào sự tiến bộ và đi tìm hiểu nguyên nhân của những hạn chế, phải có phương pháp luận trong cách nhìn nhận vấn đề để thấy được ý nghĩa tư tưởng cải cách của ông. Như V.I. Lênin từng nói: Các công lao lịch sử được xem xét, đánh giá không phải theo cái mà các nhà hoạt động lịch sử không đem lại so với yêu cầu đương thời, mà là theo cái gì mới mà họ đã đem lại so với những bậc tiền bối của mình. Trên cơ sở tôn trọng lịch sử, tiếp thu ý kiến đánh giá của các nhà nghiên cứu, phê bình, tôi chọn đề tài Tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly, ý nghĩa của nó đối với chính sách đổi mới ở nước ta hiện nay để làm khóa luận tốt nghiệp. Tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly, ý nghĩa của nó đối với chính sách đổi mới ở nước ta hiện nay Thu Vien Luan Van kinh te, luan van marketing, luan van cong nghe thong tin, luan van thac si, luan van tot nghiep, de tai thuc tap, luan van co khi, luan van ngoai ngu, luan van tai chinh

Ngày đăng: 23/06/2016, 22:31

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan