Bài giảng Sinh học 10 bài 15: Thực hành một số thí nghiệm về enzim

11 1.6K 6
Bài giảng Sinh học 10 bài 15: Thực hành một số thí nghiệm về enzim

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bài 15 : THỰC HÀNH : MỘT SỐ THÍ NGHIỆM VỀ ENZIM I. THÍ NGHIỆM VỚI ENZIM CATALAZA : 1. Mục tiêu bài học : Sau khi thực hành xong bài này, học sinh phải : - Biết cách bố trí thí nghiệm và tự đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố môi trường lên họt tính của enzim catalaza. - Tự tiến hành được thí nghiệm theo quy trình đã cho trong SGK. 2. Chuẩn bị : a. Mẫu vật : - 4 củ khoai tây sống. - 4 củ khoai tây đã nấu chín. b. Dụng cụ: - Dĩa petri. - Dao cắt. - Ống nhỏ giọt. Gồm 4 bộ dụng cụ. c. Hóa chất : - Dung dịch H 2 O 2 : 4 chai nhỏ - Nước đá. 3. Phương pháp : - Chia HS thành 4 nhóm, mỗi nhóm 10 HS. - Dặn HS đọc bài trước ở nhà. - GV chuẩn bị trước dụng cụ, hóa chất, mẫu vật. 4. Nội dung và cách tiến hành : - Kiểm tra kiến thức cũ. - Phát dụng cụ, hóa chất và mẫu vật cho từng nhóm, lưu ý HS tuyệt đối tuân thủ nội quy phòng thí nghiệm và chú ý sự an toàn trong quá trình thực hành. - Cho HS tiến hành thực hiện thí nghiệm và ghi nhận kết quả, GV quan sát, hướng dẫn thêm cho HS. - GV cho một nhóm đại diện lên trình bày kết quả, các nhóm còn lại so sánh với kết quả của nhóm mình và nhận xét. - GV đánh giá kết quả thực hành của các nhóm. - Yêu cầu các nhóm hoàn thành bài tường trình theo nội dung yêu cầu trong SGK. II. THÍ NGHIỆM SỬ DỤNG ENZIM TRONG QUẢ DỨA TƯƠI ĐỂ TÁCH CHIẾT ADN: 1. Mục tiêu bài học : Sau khi thực hành thí nghiệm bài này, học sinh phải : - Tự mình tiến hành tách chiết được AND ra khỏi tế bào bằng các hóa chất và dụng cụ đơn giản theo quy trình đã cho. - Rèn luyện các kĩ năng thực hành (sử dụng các dụng cụ thí nghiệm, pha hóa chất,…) 2. Chuẩn bị : a. Mẫu vật : - Dứa tươi : 1 quả - Gan gà hoặc gan lợn : 1 buồng gan gà cho một nhóm học sinh b. Dụng cụ : - Ống nghiệm : 3 ống/ bộ - Pipet : 1 cái/ bộ - Cốc thủy tinh : 2 cái/ bộ - Máy xay sinh tố : 1 cái. - Vải lọc : 1 miếng - Ống đong : 1 cái/ bộ - Đủa thủy tinh : 1 cái/ bộ - Que tre : 1 cái/ bộ c. Hóa chất : - Cồn Êtanol 70 0 – 90 0 : 1 lít - Nước lọc : 4 lít - Nước rửa chén Sunlight : 1 chai. 3. Phương pháp : - Chia HS thành 4 nhóm, mỗi nhóm 10 HS. - Dặn HS đọc bài trước ở nhà. - GV chuẩn bị trước dụng cụ, hóa chất, mẫu vật. 4. Nội dung và cách tiến hành : - Kiểm tra kiến thức cũ. - Phát dụng cụ, hóa chất và mẫu vật cho từng nhóm, lưu ý HS tuyệt đối tuân thủ nội quy phòng thí nghiệm và chú ý sự an toàn trong quá trình thực hành. - Cho HS tiến hành thực hiện thí nghiệm và ghi nhận kết quả, GV quan sát, hướng dẫn thêm cho HS. - GV cho một nhóm đại diện lên trình bày kết quả, các nhóm còn lại so sánh với kết quả của nhóm mình và nhận xét. - GV đánh giá kết quả thực hành của các nhóm. - Yêu cầu các nhóm hoàn thành bài tường trình theo nội dung yêu cầu trong SGK. III. TỔNG KẾT : - GV nhận xét kết quả thực hành qua kết quả đạt được của các nhóm. - GV nhận xét thái độ học tập của HS trong giờ học, biểu dương các nhóm và cá nhân điển hình, nhắc nhở những điều còn tồn tại ở học sinh trong giờ học. BÀI 15 THỰC HÀNH MỘT SỐ THÍ NGHIỆM VỀ ENZIM THÍ NGHIỆM VỚI ENZIM CATALAZA I Mục tiêu - Biết cách bố trí thí nghiệm tự đánh giá mức độ ảnh hưởng yếu tố môi trường lên hoạt tính enzim catalaza - Tự tiến hành thí nghiệm theo qui trình cho sách giáo khoa II Chuẩn bị Mẫu vật: - củ khoai tây sống - củ khoat tây luộc chín Dụng cụ hoá chất: - Dao, ống nhỏ giọt ( Cho nhóm) - Nước đá, dung dịch H2O2, III Nội dung cách tiến hành Thí nghiệm với enzim catalazaban - Cắt khoai tây sống khoai tây chín thành lát mỏng, dày mm - Cho số lát khoai tây sống vào khay đựng đá trước thí nghiệm 30 phút - Lấy lát khoai tây sống để nhiệt độ phòng thí nghiệm, lát luộc chín,1 lát lấy từ tủ lạnh - Dùng ống nhỏ giọt nhỏ lên lát khoai tây giọt H2O2 - Quan sát xem có tượng xảy lát khoai tây giải thích tượng III Nội dung cách tiến hành Kết quả: - Lát khoai tây sống: sủi nhiều bọt trắng→ c nhiều enzim catalaza - Lát khoai tây chín: bọt → không enzim catalaza bị phá huỷ nhiệt độ cao - Lát khoai tây ngâm lạnh: sủi bọt trắng → hoạt tính catalaza giảm điều kiện nhiệt độ thấp TN sử dụng enzim dứa tươi để tách chiết ADN I Mục tiêu - Tự tách chiết AND khỏi tế bào hóa chất dung cụ đơn giản theo quy trình SGK - Rèn luyện kĩ thực hành (thao tá thí ngiệm, sử dụng dung cụ,pha hóa chất…) TN sử dụng enzim dứa tươi để tách chiết ADN II Chuẩn bị Mẫu vật: - Dứa tươi xay nhỏ - Gan gà tưoi gan lợn: 200g xay nhỏ Dụng cụ hoá chất: - Ống nghiệm, pipet, que khuấy (cho nhóm) - Cồn 70- 90o chất tẩy rửa III Nội dung cách tiến hành - Mỗi nhóm thực bước SGK: Bước 1: Nghiền mẫu vật Bước 2: Tách AND khỏi tế bào nhân tế bào Bước 3: Kết tủa AND dịch tế bào cồn Bước 4: Tách AND khỏi lớp cồn - Quan sát tượng: thấy phân tử AND dạng sợi trắng đục kết tủa lơ lửng → vớt quan sát THU HOẠCH Viết tường trình thí nghiệm trả lời câu hỏi: * Giải thích: - Cho nước rửa chén vào dịch nghiền tế bào gan nhằm mục đích gì? (phá vỡ màng màng có chất lipit) - Dùng enzim qủa dứa nhằm mục đích gì? (để thủy phân protein giải phóng AND khỏi protein) Hướng dẫn về nhà  Hoàn thành báo cáo thí nghiệm (buổi sau nộp) Chuẩn bị trước 16: Hô hấp CHÂN THÀNH CẢM ƠN CHÚC CÁC EM HỌC TỐT Tiết 15: THỰC HÀNH- MỘT SỐ THÍ NGHIỆM VỀ ENZIM I. Mục tiêu Sau khi học xong bài, HS có khả năng: - Chứng minh được vài trò xúc tác của enzim trong việc làm tăng tốc độ của phản ứng. - Biết cách bố trí thí nghiệm, rèn các kĩ năng thực hành. - Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, khả năng kết hợp nghe – quan sát - thực hành – phân tích tổng hợpđể bài thực hành có kết quả tôt. II. Thiết bị. 1. Mẫu vật: SGK 2. Dụng cụ và hoá chất: SGK III. Nội dung bài mới 1.Ổn định lớp. 2.Kiểm tra bài cũ: câu 1,2,3,4 SGK Tr 59 3.Các bước tiến hành thí nghiệm. * Do điều kiện chưa có phòng thí nghiệm, nên chỉ tiến hành thí nghiệm với enzimcatalaza. * Thí nghiệm sử dụng enzim trong quả dứa tươi để tách chiết ADN chỉ hướng dẫn cho HS làm ở nhà - Chia nhóm khoảng 10HS/nhóm - Yêu cầu: a) Với Học sinh +HS phải tiến hành thực hành theo đúng quy định về trình tự các bước, khoảng thời gian giữa các bước và tuân thủ nội quy giờ học. + HS tiến hành các bước thí nghiệm như trong SGK a) Với Giáo viên + Theo dõi các nhóm thực hành, kiệp thời uốn nắn phần sai sót của HS. + Giải đáp thắc mắc HS nếu có. IV. Thu hoạch: Tất cả các nhóm đều phải viết tường trình thí nghiệmvà trả lời một số câu hỏi sau: - Cho nước rửa chén bát vào dịch nghiền tế bào nhằm mục đích gì? Giải thích. - Dùng enzim trong quả dứa trong thí nghiệm này nhằm mục đích gì? Giải thích. V.Bài tập về nhà - Viết tường trình, nộp vào tiết tới. - Soạn bài 16 1/ Kiến thức: - Biết cách làm 1 số TN đơn giản. - Củng cố lại kiến thức đã học về enzim. - HS làm được TN về ảnh hưởng của nhiệt độ, pH của đối với enzim & TN về tính đặc hiệu của enzim. 2/ Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng phân tích - tổng hợp, so sánh giải quyết vấn đề. - Rèn luyện thao tác thực hành TN, tính tỉ mỉ trong công việc, tư duy sáng tạo cho HS. 3/ Thái đo: - Qua việc thực hành, HS có thể yêu thích môn học. - Thấy được tính liên thông kiến thức vật lí – hoá học – sinh học. B À I 27 : THỰC HÀNH: MỘT SỐ THÍ NGHIỆM VỀ ENZIM. I. M  C TIÊU : I I. CHU  N B  : 1/ GV: a) Phương pháp: diễn giảng, hỏi đáp, thảo luận nhóm, thực hành TN. b) Phương tiện: - SGK, SGV, tài liệu tham khảo. - Các dụng cụ – hoá chất TN & nguyên liệu theo y/c SGK. 2/ HS : - Đọc bài trước ở nhà. Xem lại bài cũ “Enzim & vai trò của enzim trong sự chuyển hóa vật chất trong tế bào”. 1/ Ổn định lớp – Kiểm diện (1’). 2 / Kiểm tra bài cũ : Không KT bài cũ vì bài thực hành dài. Y/c HS nêu lại KN, bản chất, cơ chế hoạt động của enzim. Ảnh hưởng của nhiệt độ, độ pH đến hoạt tính của enzim. 3/ Tiến trình bài mới : NỘI DUNG HĐGV HĐHS HĐ 1: TN về ảnh hưởng của nhiệt độ, pH đối với hoạt tính của enzim amilaza (20’) (TN 1) a) Cách tiến hành : - Lấy 4 ống nghiệm, cho vào mỗi ống 2 ml dd hồ tinh bột 1%: + Ống 1: Đun cách thủy. GV đã phân công các nhóm thực hiện TN trước ở nhà (mỗi nhóm 6 – 8 HS). - Y/c HS nhắc lại các thao tác tiến hành TN. HS nhắc lại các thao tác tiến hành TN. III. N  I DUNG &TI  N TRÌNH BÀI D  Y: + Ống 2: Cho vào tủ ấm 40 0 C. + Ống 3: Đặt trong nước đá. + Ống 4: Nhỏ vào 1ml dd HCl 5%. - Sau 5 phút, cho vào mỗi ống nghiệm 1ml amilaza (nước bọt pha loãng). Sau đó, để nhiệt độ phòng 15 phút. - Dùng dd Iốt 0,3 % để xác định mức độ thủy phân tinh bột ở 4 ống. Quan sát màu sắc của các ống nghiệm & giải thích. b) Thu hoạch: Theo mẫu bảng (1)/ SGK trang 90. HĐ 2: TN về tính đặc hiệu của enzim (TN 2): a) Cách tiến hành: - Lấy 4 ống nghiệm: + Cho vào ống 1 & 2 mỗi ống 1 ml tinh bột 1%, ống 3 & 4 mỗi ống 1 ml saccarôzơ 4%. Thêm vào ống 1 & 3 mỗi ống 1 ml nước bọt pha loãng, thêm vào ống 2 & 4 1 ml dd saccaraza nấm men. - Nhắc nhở HS thực hành thí nghiệm cẩn thận các ống nghiệm dễ vỡ, đảm bảo an toàn lao động, nghiêm túc, trật tự. - Y/c HS nêu kết quả TN (1). GV cũng y/c HS nêu các bước tiến hành TN (2). - Nhắc nhở, theo dõi HS thực hành nghiêm túc, đúng quy trình, trật tự, đảm bảo an toàn lao động, TN có độ chính xác cao. HS tiến hành TN (1). HS nêu KQ TN theo bảng (1). HS nêu các bước tiến hành TN (2). Đặt 4 ống nghiệm vào tủ ấm ở 40 0 C trong 15 phút. + Sau đó, lấy ra cho thêm ống 1 & 2 mỗi ống 3 giọt Lugol, ống 3 & 4 thuốc thử Phêlinh, đun trên ngọn lửa đèn cồn cho đến sôi. - Quan sát màu sắc & giải thích. b) Thu hoạch: Theo mẫu bảng (2)/ SGK trang 90. Y/c HS nêu kết quả TN (2) theo bảng (2)/ SGK trang 90. HS nêu kết quả TN (2). 4/ Thu hoạch: Làm bảng tường trình về KQ TN theo các y/c phần IV/ SGK trang 90. Bảng 1 : TN về ảnh hưởng của nhiệt độ, độ pH đối với hoạt tính của enzim amilaza. Ống 1 Ống 2 Ống 3 Ống 4 ĐK thí nghiệm - 2 ml dd hồ tinh bột 1%. - Đun cách thủy. - 2 ml dd hồ tinh bột 1%. - Cho vào tủ ấm 40 0 C. - 2 ml dd hồ tinh bột 1%. - Đặt trong nước đá. - 2 ml dd hồ tinh bột 1%. - Nhỏ vào 1ml dd HCl - Sau 5 phút cho thêm 1 ml amilaza. - Sau 5 phút cho thêm 1 ml amilaza. - Sau 5 phút cho thêm 1 ml amilaza. 5%. - Sau 5 phút cho thêm 1 ml amilaza. Kết quả - Màu xanh. - Không màu. - Màu xanh. - Màu xanh. Giải thích Enzim bị biến tính bởi nhiệt độ nên không Ngày soạn: 19/11/2010 Ngày dạy /11/2010 /11/2010 /11/2010 /11/2010 Lớp B7 B8 B9 B10 Tiết 15: THỰC HÀNH: MỘT SỐ THÍ NGHIỆM VỀ ENZIM 1. Mục tiêu. Sau khi học xong bài này HS cần: a.Kiến thức: - Biết cách bố trí thí nghiệm và tự đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố môi trường lên hoạt tính của enzim catalaza. - Tự tiến hành được thí nghiệm theo qui trình đã cho trong SGK. b. Kĩ năng: - Rèn khả năng thực hành. 3.Thái độ: - Tính cẩn thận tỉ mỉ, cẩn thận trong nghiên cứu khoa học. 2. Chuẩn bị. a. Thầy: - Ống nghiệm, ống hút, cốc thuỷ tinh, cối sứ nghiền mẫu, dao, thớt, phiễu, lưới lọc, que tre, ống đong. - cồn Etanol 90 0 , nước lọc lạnh, nước rửa bát, dung dịch H 2 O 2 , iốt loãng. -Khoai tây sống ngâm nước đá 30’. b.Trò: - Khoai tây sống, khoai tây chín, dứa tươi chín vừa, gan lợn, gan gà. 3. Tiến trình bài dạy. a. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. b. Dạy bài mới: Hoạt động 1( 10’) Thí nghiệm sử dụng quả dứa tươi để tách chiết AND Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung + GV tiến hành thí nghiệm sử dụng quả dứa tươi để tách chiết AND cho HS quan sát. + Trong khi chờ kết quả GV hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm 2. + HS quan sát. - Nghiền mẫu vật - Tách AND ra khỏi TB và nhân TB - Kết tủa AND trong dịch TB bằng cồn - Tách AND ra khỏi lớp cồn. Hoạt động 2 (30’) Thí nghiệm với enzim Catalaza Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung + GV chia nhóm HS và dụng cụ thí nghiệm. + Hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm. + GV yêu cầu các nhóm giới thiệu kết quả, giải thích. + Nhận xét, đánh giá. + Yêu cầu HS viết báo cáo thu hoạch và trả lời các câu hỏi ở mục 4 trang 61 SGK. + Tiến hành thí nghiệm: - Quan sát hiện tượng, giải thích. + Đại diện các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm, giải thích: + Các nhóm viết báo cáo thu hoạch và thảo luận trả lời các câu hỏi. - Cắt 1 lát khoai tây sống để ở nhiệt độ thường, 1 lát khoai tây chín, 1 lát khoai tây sống để ở ngăn đá tủ lạnh(dày khoảng 5mm). - Dùng ống hút nhỏ lên giữa mỗi lát khoai 1 giọt H 2 O 2 . - Lát khoai tây sống : có bọt khí bay lên. - Lát khoai tây chín không có hiện tượng gì. - Lát khoai tây sống để lạnh: có bọt khí bay ra rất ít. c. Củng cố (3’) - Nhận xét giờ học về ý thức, thái độ. - Đánh giá kết quả của từng nhóm và cho điểm. d. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (2’) - Hướng dẫn HS về nhà hoàn thành báo cáo. - Về nhà ôn tập kiến thức về quang hợp, tự dưỡng, dị dưỡng. BÀI 15 THỰC HÀNH MỘT SỐ THÍ NGHIỆM VỀ ENZIM THÍ NGHIỆM VỚI ENZIM CATALAZA THÍ NGHIỆM VỚI ENZIM CATALAZA I. Mục tiêu - Tự tiến hành được thí nghiệm theo qui trình đã cho trong sách giáo khoa Biết cách bố trí thí nghiệm và tự đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố môi trường lên hoạt tính của enzim catalaza II. Chuẩn bị 1. Mẫu vật: - 5 củ khoai tây sống - 5 củ khoat tây đã luộc chín 2. Dụng cụ và hoá chất: - Dao, ống nhỏ giọt ( Cho 4 nhóm) - Nước đá, dung dịch H 2 O 2, III. Nội dung và cách tiến hành Thí nghiệm với enzim catalazaban Cắt khoai tây sống và khoai tây chín thành các lát mỏng, dày 5 mm - Cho 1 số lát khoai tây sống vào khay đựng đá trước khi thí nghiệm 30 phút - Lấy 1 lát khoai tây sống để ở nhiệt độ phòng thí nghiệm, một lát đã luộc chín,1 lát lấy từ tủ lạnh ra. - Dùng ống nhỏ giọt nhỏ lên mỗi lát khoai tây 1 giọt H 2 O 2 -Quan sát xem có hiện tượng gì xảy ra trên lát khoai tây và giải thích hiện tượng. III. Nội dung và cách tiến hành Kết quả: - Lát khoai tây sống: sủi nhiều bọt trắng c nhiều enzim catalaza. - Lát khoai tây chín: không có bọt  không còn enzim catalaza do đã bị phá huỷ bởi nhiệt độ cao. - Lát khoai tây ngâm lạnh: sủi ít bọt trắng hoạt tính catalaza giảm trong điều kiện nhiệt độ thấp. TN sử dụng enzim trong quả dứa tươi để tách chiết ADN I. Mục tiêu - Rèn luyện kĩ năng thực hành (thao tá thí ngiệm, sử dụng dung cụ,pha hóa chất…) - Tự tách chiết AND ra khỏi tế bào bằng các hóa chất và dung cụ đơn giản theo quy trình trong SGK. II. Chuẩn bị 1. Mẫu vật: - Dứa tươi 1 quả xay nhỏ - Gan gà tưoi hoặc gan lợn: 200g xay nhỏ 2. Dụng cụ và hoá chất: - Cồn 70- 90 o chất tẩy rửa - ống nghiệm, pipet,que khuấy ( Cho 4 nhóm) TN sử dụng enzim trong quả dứa tươi để tách chiết ADN - Mỗi nhóm thực hiện 4 bước như SGK: Bước 1:Nghiền mẫu vật Bước 2: Tách AND ra khỏi tế bào và nhân tế bào. Bước 3: Kết tủa AND trong dịch tế bào bằng cồn. Bước 4: Tách AND ra khỏi lớp cồn - Quan sát hiện tượng: thấy được phân tử AND dạng sợi trắng đục và kết tủa lơ lửng  vớt ra quan sát. III. Nội dung và cách tiến hành THU HOẠCH. Viết tường trình thí nghiêm và trả lời câu hỏi: * Giải thích: - Cho nước rửa chén vào dịch nghiền tế bào gan nhằm mục đích gì? ( phá vỡ màng vì màng có bản chất là lipit). - Dùng enzim trong qủa dứa nhằm mục đích gì? - ( để thủy phân protein và giải phóng AND ra khỏi protein). Hướng dẫn về nhà  1. Hoàn thành báo cáo thí nghiệm (buổi sau nộp). 2. Chuẩn bị trước bài 16: Hô hấp [...]...CHÂN THÀNH CẢM ƠN CHÚC CÁC EM HỌC TỐT

Ngày đăng: 23/06/2016, 03:33

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan