Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần Thuỷ sản Cửu Long – Trà Vinh.pdf

95 3.4K 10
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần Thuỷ sản Cửu Long – Trà Vinh.pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần Thuỷ sản Cửu Long – Trà Vinh.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QTKD

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THUỶ SẢN

CỬU LONG – TRÀ VINH

MSSV: 4053654

Lớp: Kế toán tổng hợp-K31

Cần Thơ 2009

Trang 2

GVHD:HỒ HỒNG LIÊN SVTH: NGUYỄN THỊ HUYỀN TRÂN

LỜI CẢM TẠ

Trong suốt thời gian thực hiện, để bài luận văn có thể hoàn thành, bản thân tôi đã nhận được sự giúp đỡ, sự đóng góp ý kiến rất nhiều từ các thầy cô và các anh chị trong Công ty Nay, tôi xin chân thành cảm ơn

- Các quí thầy cô Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, các thầy cô thư viện trường Đại học Cần Thơ, và đặc biệt là giáo viên đã hướng dẫn tôi thực hiện bài luận văn này!

- Các anh chị, cô chú trong các phòng ban của Công ty cổ phần Thuỷ sản Cửu Long đặc biệt là phòng kế toán đã góp ý kiến và hướng dẫn tôi hoàn thành bài luận văn này!

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện bài luận văn, do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan, cũng như những hạn chế về mặt thời gian nên bài luận văn không thể tránh khỏi vẫn còn một vài sai sót Mong quí thầy cô và các bạn thông cảm!

Tôi rất mong sẽ nhận được sự đóng góp ý kiến từ các thầy cô v à các bạn để giúp cho bài luận văn càng được hoàn thiện hơn Tôi xin chân thành cảm ơn!

Cuối cùng, chúc thầy cô và các bạn luôn dồi dào sức khỏe, học tập tốt và đạt nhiều thành công trong công việc

Ngày tháng năm 2009 Sinh viên thực hiện

NGUYỄN THỊ HUYỀN TRÂN

Trang 3

GVHD:HỒ HỒNG LIÊN SVTH: NGUYỄN THỊ HUYỀN TRÂN

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bài luận văn do chính tôi thực hiện, số liệu được thu thập tại Công ty cổ phần Thuỷ sản Cửu Long hoàn toàn trung thưc và có sự đồng ý của Ban lãnh đạo Công ty Đề tài không trùng với đề tài nào

Ngày tháng năm 2009 Sinh viên thực hiện

NGUYỄN THỊ HUYỀN TRÂN

Trang 5

GVHD:HỒ HỒNG LIÊN SVTH: NGUYỄN THỊ HUYỀN TRÂN

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Họ và tên người hướng dẫn: Hồ Hồng Liên Chuyên ngành: Kế toán kiểm toán

Cơ quan công tác: Trường Đại Học Cần Thơ Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Huyền Trân Mã số sinh viên: 4053654

Chuyên ngành: Kế toán tổng hợp

Tên đề tài: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Cổ phần Thuỷ Sản Cửu Long – Trà Vinh

NỘI DUNG NHẬN XÉT 1 Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo

Trang 6

4 Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn

-

7 Kết luận -

HỒ HỒNG LIÊN

Trang 7

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

Trang 8

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ……… 3

1.3.1 Không gian nghiên cứu ……… 3

1.3.2 Thời gian nghiên cứu ……… 3

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ……… 3

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……… 4

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN ……… 4

2.1.1 Mô hình nghiên cứu ……… 4

2.1.2 Khái niệm về lợi nhuận ……… 5

2.1.3 Các bộ phận cấu thành lợi nhuận ……… 5

2.1.4 Một số chỉ tiêu về lợi nhuận ……… 6

2.1.4.1 Tổng mức lợi nhuận ……… 6

2.1.4.2 Tỉ suất lợi nhuận ……… … 7

2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đế lợi nhuận ……… 7

2.1.5.1 Chỉ tiêu tuyệt đối ……… 7

2.1.5.2 Chỉ tiêu tương đối ……… 11

2.1.6 Ý nghĩa của việc phân tích lợi nhuận ……… 12

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……… 13

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ……… 13

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ……… 13

2.2.2.1 Phương pháp so sánh ……… 13

2.2.2.2 Phương pháp thay thế liên hoàn ……… 14

2.2.2.3 Phương pháp phân tính số chênh lệch ……… 15

Trang 9

CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN

THUỶ SẢN CỬU LONG – TRÀ VINH……… 16

3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY……… 16

3.1.1 Thông tin tổng quan về công ty ……… 16

3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty ……… 16

3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC TẠI CÔNG TY ……… 18

3.2.1 Cơ cấu tổ chức ……… 18

3.2.2 Chức năng của các phòng ban ……… 20

3.2.2.1 Chức năng nhiệm vụ của Ban Giám Đốc và kế toán Trưởng …… 20

3.2.2.2 Chức năng nhiệm vụ của phòng hành chánh ……… 21

3.2.2.3 Chức năng nhiệm vụ của phòng kinh doanh ……… 22

3.2.2.4 Chức năng nhiệm vụ của phòngkỹ thuật và kiểm nghiệm …… 23

3.2.2.5 Chức năng nhiệm vụ của nhà máy Đông lạnh ……… 24

3.3 TÌNH HÌNH NHÂN SỰ ……… 25

3.4 LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG VÀ NĂNG LỰC SẢN XUẤT ……… 25

3.5 CHÍNH SÁCH CHẤT LƯỢNG VÀ MỤC TIÊU CHẤT LƯỢNG …… 25

3.6 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY ……… 22

3.6.1 Thuận lợi ……… 26

3.6.2 khó khăn ……… 26

3.7 PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY ……… 26

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN ……… 28

4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DOANH THU, CHI PHÍ, LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY ……… 28

4.1.1 Tình hình biến động doanh thu ……… 28

4.1.2 Tình hình biến động chi phí ……… 30

4.1.3 Tình hình biến động lợi nhuận ……… 33

4.1.4 Phân tích doanh thu – chi phí – lợi nhuận ……… 35

4.2 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN …… 39

4.2.1 Khối lượng hàng hoá tiêu thụ ……… 39

4.2.1.1 Tình hình tiêu thụ theo các nhóm mặt hàng ……… 39

Trang 10

4.2.1.2 Tình hình tiêu thụ theo phương thức bán nội địa ……… 44

4.2.1.3 Tình hình tiêu thụ theo phương thức xuất khẩu ……… 44

4.2.1.4 Tình hình doanh thu theo nhóm các mặt hàng ……… 46

4.2.1.5 Tình hình doanh thu theo phương thức bán hàng nội địa ………… 47

4.2.1.6 Tình hình doanh thu theo phương thức xuất khẩu ……… 47

4.2.1.7 Phân tích doanh thu, số lượng và giá cả ……… 50

4.2.2 Nhân tố giá vốn hàng bán ……… … 56

4.2.3 Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp ……… 59

4.2.4 Nhân tố kết cấu hàng hoá tiêu thụ ……… 61

4.3 MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY ……… 64

CHƯƠNG 5: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM LÀM GIẢM CHI PHÍ VÀ TĂNG LỢI NHUẬN CHO CÔNG TY ……… 69

6.2.1 Đối với Nhà nước ……… 73

6.2.2 Đối với công ty ……… 74

Trang 11

DANH MỤC BIỂU BẢNG

Bảng 1: Tình hình biến động doanh thu từ năm 2006 - 2008……… 29 Bảng 2: Biến động chi phí từ năm 2006 - 2008……… 32 Bảng 3: Tình hình lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận từ năm 2006 - 2008… 34 Bảng 4: Doanh thu – Chi phí – Lợi nhuận từ năm 2006 - 2008……… 36 Bảng 5: Tình hình tiêu thụ theo từng mặt hàng từ năm 2006 - 2008…… 42 Bảng 6: Tình hình tiêu thụ theo hình thức bán nội địa và xuất khẩu

từ năm 2006 - 2008……… 43 Bảng 7: Tình hình doanh thu theo từng mặt hàng từ năm 2006 – 2008……… 48 Bảng 8: Tình hình doanh thu theo hình thức bán nội địa và

xuất khẩu từ năm 2006 – 2008……… 49 Bảng 9: Doanh thu – Số lượng – Giá cả mặt hàng tôm từ năm 2006 – 2008… 51 Bảng 10: Các yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu của mặt hàng tôm từ

năm 2006 – 2008……… 52 Bảng 11: Doanh thu – Số lượng – Giá cả mặt hàng cá từ năm 2006 – 2008… 53 Bảng 12: Các yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu của mặt hàng cá

từ năm 2006 – 2008……… ……… 54 Bảng 13: chi phí giá vốn hàng bán từ năm 2006 – 2008……… 57 Bảng 14: Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

từ năm 2006 – 2008……… 60 Bảng 15: Tỷ suất lãi gộp/doanh thu từ năm 2006 -2008.……… 62 Bảng 16: Tỷ suất giá vốn hàng bán các mặt hàng từ năm 2006 – 2008… 62 Bảng 17: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 2006 – 2008… 65 Bảng 18: Tổng kết các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất

kinh doanh từ năm 2006 – 2008……….67

Trang 12

DANH MỤC HÌNH

Trang

Sơ đồ1: Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty ……… … 19

Biểu đồ 1: Tình hình Doanh thu – Chi phí – Lợi nhuận……… 38

Biểu đồ 2: Tỷ trọng (%) từng mặt hàng tiêu thụ năm 2006……… 40

Biểu đồ 3: Tỷ trọng (%) từng mặt hàng tiêu thụ năm 2007……… 40

Biểu đồ 4: Tỷ trọng (%) từng mặt hàng tiêu thụ năm 2008 ……… 40

Biểu đồ 5: Tỷ trọng tiêu thụ sản phẩm của công ty năm 2006……….45

Biểu đồ 6: Tỷ trọng tiêu thụ sản phẩm của công ty năm 2007……….45

Biểu đồ 7: Tỷ trọng tiêu thụ sản phẩm của công ty năm 2008……… 46

Trang 13

CHÚ THÍCH

LN: lợi nhuận DT: doanh thu CP: chi phí

GVHB: giá vốn hàng bán CPBH: chi phí bán hàng

CPQLDN: chi phí quản lý doanh nghiệp

Trang 14

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Bùi Văn Trịnh (2006) Bài giảng Phân tích hoạt động kinh doanh, Đại học

Trang 16

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU

1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Những cải cách kinh tế mạnh mẽ trong gần hai thập kỷ đổi mới vừa qua đã mang lại cho Việt Nam những thành quả bước đầu rất đáng phấn khởi Việt Nam đã tạo ra được một môi trường kinh tế có tính cạnh tranh và năng động hơn bao giờ hết Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần được khuyến khích phát triển, tạo nên tính hiệu quả trong việc hoạt động các nguồn lực x ã hội phục vụ cho tăng trưởng kinh tế Các quan hệ kinh tế đối ngoại đã trở nên thông thoáng hơn, thu hút được ngày càng nhiều các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, mở rộng thị trường cho hàng hóa xuất khẩu và phát triển thêm một số lĩnh vực hoạt động tạo ra nguồn thu ngoại tệ ngày càng lớn như du lịch dầu thô, xuất khẩu thuỷ sản, xuất khẩu lao động, tiếp nhân kiều hối…

Hiện nay, Việt Nam được biết đến như là một đất nước của nông nghiệp Trong đó ngành ngư nghiệp (đánh bắt và nuôi trồng) là ngành mũi nhọn hàng đầu mang lại hiệu quả kinh tế cho Việt Nam hàng triệu USD mỗi năm Khi đó, ngành thủy sản là một trong những ngành đầu tiên tham gia vào câu lạc bộ “tỷ USD” trong nhiều năm và là một trong những ngành tham gia xóa đói giảm nghèo, tạo nên nhiều tỷ phú chân đất trong cả nước Chính nguồn lợi được thiên nhiên ưu đãi cùng với điều kiện tự nhiên phù hợp với các đối tượng nuôi như cá da trơn, tôm sú đang là nhu cầu của giới sành điệu trên thế giới Và dĩ nhiên rằng chính phủ tạo mọi điều kiện tốt nhất để ngành thủy sản vươn cao, bay xa hơn nữa

Chính những thành quả đã đạt được mà việc gia tăng sản lượng xuất khẩu cũng chính là một thách thức không nhỏ cho các nhà chăn nuôi , nhà xuất khẩu về đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng khi tiêu thụ trên thế giới Cũng như nhiều ngành khác, thủy sản không chỉ có thuận lợi, từ khi Việt Nam gia nhập WTO, không dưới mười lần ngành thủy sản phải đối phó với các rào cản kỹ thuật của các nước trên thế giới nhằm cảnh báo hoặc hạn chế kim ngạch xuất khẩu của việt nam

Và trong nền kinh tế thị trường điều tiết của Nhà nước như Việt Nam hiện nay, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải năng động nắm bắt thị

Trang 17

trường để kịp thời đáp ứng nhu cầu của thị trường, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường về tất cả các mặt hoạt động của doanh nghiệp

Mỗi công ty là một đơn vị sản xuất kinh doanh, là một tế bào trong nền kinh tế với chức năng sản xuất và phân phối sản xuất của chính công ty làm ra Để bán được nhiều sản phẩm, công ty phải thõa mãn một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng mình Vì vậy, trong quá trình sản xuất kinh doanh một khi đã làm khách hàng ưa chuộng sản phẩm của công ty, thì công ty tiêu thụ được số lượng sản phẩm đáng kể với giá hợp lý, từ đó thu lợi nhuân cao tạo cơ sở phát triển vững mạnh cho chính công ty Đồng thời giải quyết được việc làm tại địa phương

Tuy nhiên, lợi nhuận Công ty nhận được trong quá trình sản xuất kinh doanh cũng chịu nhiều sự ảnh hưởng của các nhân tố như: khối lượng hàng hoá tiêu thụ, giá vốn, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp…

Lợi nhuận là kết quả quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển tại công ty, đây cũng là vấn đề được nhiều nhà kinh doanh quan tâm Nhận thức được tầm quan trọng của việc tạo lợi nhuận cho công ty, kết hợp với kiến thức học trên lớp

em quyết định chọn đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần Thuỷ sản Cửu Long – Trà Vinh” làm đề tài cho mình

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.2.1 Mục tiêu chung

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận tại Công ty cổ phần Thuỷ sản Cửu Long – Trà Vinh

Trang 18

 Đưa ra các giải pháp cụ thể, đặt ra những mục tiêu và hướng đi sắp tới nhằm nâng cao lợi nhuận và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.3.1 Không gian nghiên cứu

Tại Công ty cổ phần Thuỷ sản Cửu Long – Trà Vinh

1.3.2 Thời gian nghiên cứu

Số liệu phân tích từ năm 2006 đến năm 2008

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận tại công ty nhằm giúp công ty có thể giảm tối đa các nhân tố ảnh hưởng xấu, và phát huy mạnh các nhân tố tạo lợi nhuận cao

Trang 19

2.1.1 Mô hình nghiên cứu

Dựa vào mô hình về lợi nhuận ta thấy rõ lợi nhuận phụ thuộc vào hai yếu tố cơ bản là doanh thu và chi phí Theo biểu thức về lợi nhuận thì lợi nhuận tăng giảm cùng chiều với doanh thu, còn đối với chi phí thì ngược lại.Tuy nhiên doanh thu và chi phí lại phụ thuộc các yếu tố khác như:

Doanh thu

Khối lượng Đơn giá

Chi phí

Giá vốn hàng bán

Chi phí bán hàng

Chi phí quản lý doanh nghiệp Lợi nhuận

Trang 20

- Doanh thu phụ thuộc vào hai yếu tố là khối lượng sản phẩm bán ra và giá bán Nếu Doanh nghiệp có nhiều sản phẩm thì doanh thu còn phụ thuộc vào cơ cấu sản phẩm bán ra

- Về mặt chi phí thì phụ thuộc vào giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp

Những yếu tố này có mối quan hệ phụ thuộc với nhau, nếu có yếu tố nào thay đổi sẽ làm cho lợi nhuận thay đổi theo Để hiểu rõ hơn ta tiến hành phân tích ba biểu thức theo mô hình nghiên cứu

2.1.2 Khái niệm về lợi nhuận

Trong mỗi thời kỳ khác nhau người ta có những khái niệm khác nhau, từ đó có những cách tính khác nhau về lợi nhuận Ngày nay, lợi nhuận được hiểu theo một cách đơn giản là khoản tiền dôi ra giữa doanh thu và tổng chi phí trong hoạt động của doanh nghiệp hoặc có thể là phần dôi ra của một hoạt động sau khi đã trừ mọi chi phí cho hoạt động đó

2.1.3 Các bộ phận cấu thành lợi nhuận

- Lợi nhuận hoạt động kinh doanh: là số chênh lệch giữa doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trừ giá thành toàn bộ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ và thuế theo quy định của pháp luật

Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí

Doanh thu = Khối lượng x Đơn giá

Chi phí = Giá vốn hàng bán + Chi phí bán hàng + chi phí quản lý Doanh nghiệp

=

Trang 21

- Lợi nhuận hoạt động tài chính: là số thu lớn hơn số chi của các hoạt động tài chính, bao gồm các hoạt động cho thuê tài sản, mua bán trái phiếu, chứng khoán ngắn hạn, dài hạn, mua bán ngoại tệ, lãi tiền gởi ngân hàng thuộc vốn kinh doanh, lợi nhuận tham gia góp vốn liên doanh, …

- Lợi nhuận hoạt động khác: là những khoản lợi nhuận mà Doanh nghiệp không dự tính được trước, hoặc có dự tính nhưng ít có khả năng thực hiện, hoặc những khoản thu không mang tính chất thường xuyên Những khoản lợi nhuận này có thể do chủ quan hay khách quan đưa tới

2.1.4 Một số chỉ tiêu về lợi nhuận

Lợi nhuận là thước đo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp, là một dữ liệu tổng hợp đánh giá quá trình sản xuất kinh doanh Do thuế suất qua các năm không ổn định nên việc phân tích dựa trên các chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế

 Tỷ suất lợi nhuận/Doanh thu

Tỷ suất lợi nhuận/Doanh thu là chỉ tiêu tương đối phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận và doanh thu Chỉ tiêu này phản ánh một đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận

 Tỷ suất lợi nhuận/nguồn vốn kinh doanh

Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1 đồng vốn hoạt động bình quân trong kỳ sẽ mang về bao nhiêu đồng lợi nhuận

Tổng mức lợi nhuận của Doanh nghiệp bao gồm từ hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động khác

LNtrước thuế = LNthuần + LNtc + LNbt Trong đó:

LN : lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh

Trang 22

LNtc: lợi nhuận từ hoạt động tài chính LNbt: lợi nhuận bất thường

LNthuần = DTthuần – GVHB - CPBH – CPQLDN Trong đó:

DTthuần: doanh thu thuần GVHB: giá vốn hàng bán CPBH: chi phí bán hàng

CPQLDN: chi phí quản lý doanh nghiệp

2.1.4.2 Tỉ suất lợi nhuận

Tỉ suất lợi nhuận là chỉ tiêu tương đối phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận và doanh thu, phản ánh một phần hiệu quả trong hoạt động của doanh nghiệp

ln  100%

Pln: tỉ suất lợi nhuận

2.1.4.3 Các chỉ tiêu khác

 Tỉ suất lãi gộp 100%

PLG: tỉ suất lãi gộp  Tỉ suất giá vốn hàng bán

PGVHB:Tỉ suất giá vốn hàng bán

2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đế lợi nhuận

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận dựa vào các chỉ tiêu tuyệt đối và các chỉ tiêu tương đối

2.1.5.1 Chỉ tiêu tuyệt đối

Ta có công thức:

LN qjpjqjpjtj  qjzjzBHzQLDN

Hay LN = DT – GVHB – CPBH – CPQLDN LN = LG – (CPBH + CPQLDN)

Trang 23

Trong đó qj; pj; tj; zj lần lượt là khối lượng, giá bán, thuế suất, giá thành sản xuất hàng hoá, dịch vụ

Dựa vào công thức trên ta thấy lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố:

 Doanh thu bán hàng (trong đó có khối lượng và giá bán hàng hoá, dịch vụ)  Giá vốn hàng bán

Phân tích các mức độ ảnh hưởng đến lợi nhuận là xác định mức độ ảnh hưởng của kết cấu các mặt hàng, khối lượng hàng hoá tiêu thụ, giá thành sản xuất, giá bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

Lợi nhuận kỳ này

Lợi nhuận kỳ trước

q0jp0jq0jp0jt0jq0jz0jzBH0 zQLDN0LN

 Nhân tố khối lượng

Nhân tố khối lượng là toàn bộ khối lượng hàng hoá đã được bán ra tiêu thụ theo các phương thức khác Đây là nhân tố nói lên quy mô của sản xuất kinh doanh Khi giá cả hàng hoá ổn định khối lượng hàng hoá trở thành nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến lợi nhuận, lợi nhuận tăng giảm tỉ lệ với hàng hoá tiêu thụ

Thay đổi khối lượng hàng hoá tiêu thụ trong điều kiện giả định kết cấu mặt hàng và các nhân tố khác không đổi Lợi nhuận trong trường hợp này tăng, giảm tỉ lệ thuận với khối lượng hàng hoá tiêu thụ kỳ này so với kỳ trước Mục đích của việc thay thế này nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của yếu tố khối lượng hàng hoá tiêu thụ đến lợi nhuận

Trang 24

K (hằng số): là tỉ lệ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ

Trang 25

Thay đổi giá vốn hàng bán kỳ trước bằng giá vốn hàng bán kỳ này Mục đích của việc thay thế này nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố giá vốn hàng bán đến lợi nhuận Lợi nhuận Trong trường hợp này là LN03

 Nhân tố chi phí quản lý doanh nghiệp

Chi phí quản lý doanh nghiệp là toàn bộ những chi phí chi ra cho việc tổ chức và toàn bộ doanh nghiệp bao gồm: chi phí hành chính, kiểm toán, quản lý chung

Thay chi phí quản lý kỳ trước bằng chi phí quản lý kỳ này Mục đích việc thay thế này nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố chi phí quản lý doanh nghiệp đến lợi nhuận Lợi nhuận trong trường hợp này là LN05

Trang 26

 Nhân tố giá bán hàng hoá

Thay giá bán hàng hoá kỳ trước bằng giá bán hàng hoá kỳ này Mục đích của việc làm này nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố giá bán đến lợi nhuận Lợi nhuận trong trường hợp này là LN06

2.1.5.2 Chỉ tiêu tương đối

Phân tích các nhân tố dựa trên các chỉ tiêu tuyệt đối giúp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận nhưng để đánh giá chính xác phải dựa vào các chỉ tiêu tương đối tức là các tỷ suất lợi nhuận, chi phí, lãi gộp….Việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận dựa vào các chỉ tiêu tương đối giúp ta tìm ra những nhân tố thực sự ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp

 Nhân tố khối lượng tiêu thụ

LN * 0 * 0

Trong đó:

 = khối lượng hàng hoá tiêu thụ năm nay - khối lượng hàng hoá tiêu thụ năm trước

G0bj:Giá bán hàng hoá của năm trước

P0LNj: tỷ suất lợi nhuận hàng hoá j năm trước

Trang 27

 Nhân tố giá cả hàng hoá tiêu thụ

LN  1  1

G1bj: Giá bán hàng hoá j của năm nay

 Nhân tố chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

BHQLDNbjbj

LN  &  1  1

q1bj: khối lượng hàng hoá j năm nay

2.1.6 Ý nghĩa của việc phân tích lợi nhuận

Lợi nhuận của xí nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ sản phẩm thặng dư do kết quả lao động của người lao động mang lại

Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp biểu hiện kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh Nó phản ánh đầy đủ mặt số lượng và chất lượng hoạt động của xí nghiệp, phản ánh kết quả việc sử dụng các yếu tố cơ bản của sản xuất như lao động, vật tư, tài sản cố định,…

Lợi nhuận là nguồn vốn quan trọng để tái sản xuất mở rộng toàn bộ nền kinh tế quốc dân và xí nghiệp Bởi vì lợi nhuận là nguồn vốn hình thành nên thu nhập của Nhà nước, thông qua việc thu thuế thu nhập doanh nghiệp, trên cơ sở đó giúp cho Nhà nước phát triển nền kinh tế xã hội Một bộ phận lợi nhuận khác được để lại xí nghiệp thành lập các quỹ, tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên

Trang 28

Lợi nhuận là đòn bẩy kinh tế quan trọng có tác dụng khuyến khích người lao động và các đơn vị ra sức phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp trên cơ sở phân phối đúng đắn lợi nhuận

Với những ý nghĩa đó thì nhiệm vụ của phân tích lợi nhuận bao gồm: - Đánh giá tình hình lợi nhuận của từng bộ phận và toàn xí nghiệp

- Phân tích những nguyên nhân, xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình biến động lợi nhuận

- Đề ra các biện pháp khai thác khả năng tiềm tàng của xí nghiệp nhăm không ngừng nâng cao lợi nhuận

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập số liệu thứ cấp: dựa trên các bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, những tài liệu trên website và ý kiến của các anh chị cán bộ từ các phòng ban của công ty

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

Khi tiến hành phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình lợi nhuận của công ty thì ta chủ yếu dựa vào các phương pháp phân tích sau:

2.2.2.1 Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh được sử dụng nhiều trong quá trình phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Khi sử dụng phương pháp này cần chú ý các nội dụng sau:

- Lựa chọn tiêu chuẩn để so sánh

Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu của một kỳ được lựa chọn làm căn cứ để so sánh, được gọi là gốc so sánh Tuỳ theo mục đích của nghiên cứu mà lựa chọn góc so sánh thích hợp Các gốc so sánh có thể là:

+ Tài liệu năm trước (kỳ trước), nhằm đánh giá xu hướng phát triển của các chỉ tiêu

+ Các mục tiêu đã dự kiến (kế hoạch, dự toán, định mức) nhằm đánh giá tình hình thực hiện so với kế hoạch, dự toán định mức

+ Các chỉ tiêu trung bình của ngành, khu vực kinh doanh, nhu cầu đơn đặt hàng… Nhằm khẳng định vị trí của doanh nghiệp và khả năng đáp ứng nhu cầu…

Trang 29

Các chỉ tiêu của kỳ được so sánh với kỳ gốc được gọi là chỉ tiêu kỳ thực hiện, và là kết quả mà doanh nghiệp đã đạt được

- Điều kiện so sánh được

Để phép so sánh có ý nghĩa thì điều kiện tiên quyết là các chỉ tiêu được sử dụng phải đồng nhất Trong thực tế thường điều kiện có thể so sánh được giữa các chỉ tiêu kinh tế cần được quan tâm cả về thời gian và không gian

+ So sánh bằng số tương đối: Là kết quả của phép chia, giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức phổ biến của các hiện tượng kinh tế

2.2.2.2 Phương pháp thay thế liên hoàn

Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phân tích (đối tượng phân tích) Quá trình thực hiện phương pháp thay thế liên hoàn gồm các bước sau:

- Xác định đối tượng phân tích là mức chênh lệch chỉ tiêu kỳ phân tích so với kỳ gốc

- Thiết lập mối quan hệ của các nhân tố với chỉ tiêu phân tích và sắp xếp các nhân tố theo trình tự nhất định, từ nhân tố lượng đến nhân tố chất

- Lần lượt thay thế các nhân tố kỳ phân tích vào kỳ gốc, lấy kết quả thay thế lần sau so với kết quả thay thế lần trước sẽ được mức độ ảnh hưởng của nhân tố vừa biến đổi Các lần thay thế hình thành một mối quan hệ liên hoàn Tổng đại số mức độ ảnh hưởng của các nhân tố phải đúng bằng đối tượng phân tích

Giả sử 1 chỉ tiêu kinh tế Q bao gồm có 4 nhân tố ảnh hưởng là a, b, c, d Ta có:

Q = a x b x c x d

Nếu gọi Q1 là kỳ phân tích Nếu gọi Q0 là kỳ gốc

Trang 30

a1b1c1d1 - a0b0c0d0 = a + b + c + d Q = Q1 – Q0

2.2.2.3 Phương pháp phân tính số chênh lệch

Phương pháp phân tính số chênh lệch là một dạng đặc biệt của phương pháp thay thế liên hoàn, nhằm phân tích các nhân tố thuận, ảnh hưởng đến sự biến động của các chỉ tiêu kinh tế

Là dạng đặc biệt của phương pháp thay thế liên hoàn, nên phương pháp tính số chênh lệch tôn trọng đầy đủ nội dung các bước tiến hành của phương pháp liên hoàn Chúng chỉ khác ở chổ là khi xác định các nhân tố ảnh hưởng đơn giản hơn, chỉ việc nhóm các số hạn và tính chênh lệch các nhân tố sẽ cho ta mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích Như vậy, phương pháp số chênh lệch chỉ áp dụng được trong trường hợp các nhân tố có quan hệ với chỉ tiêu bằng tích số và cũng có thể áp dụng trong trường hợp các nhân tố có quan hệ chỉ tiêu bằng thương số

Phương pháp tính + (a1 – a0)b0c0d0 + a1(b1 – b0)c0d0+ a1b1(c1 – c0)d0 + a1b1c1(d1 – d0)

Trang 31

Fax: +84(74)852078 Ngành nghề hoạt động

- Thu mua, nuôi trồng và chế biến các mặt hàng thuỷ sản, nông súc sản đông lạnh

- Kinh doanh trong nước và ngoài nước các mặt hàng thuỷ hải sản

- Nhập khẩu nguyên liệu, vật tư máy móc thiết bị và thức ăn tôm cá phục vụ nuôi trồng, chế biến hàng xuất khẩu

3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

Công ty cổ phần Thuỷ sản Cửu Long tiền thân là xí nghiệp đông lạnh 2-9 được thành lập và bắt đầu hoạt động vào năm 1986 Năm 1989, khi liên hiệp các xí nghiệp thuỷ sản Cửu Long được thành lập và có chức năng kinh doanh xuất – nhập khẩu trực tiếp, các xí nghiệp đông lạnh 2-9 là một trong ba đơn vị trực thuộc có nhiệm vụ sản xuất giao thành phẩm xuất khẩu qua liên hiệp

Cùng với việc tái lập tỉnh Trà Vinh năm 1992, ngành thuỷ sản tỉnh Trà Vinh tiến hành sắp xếp lại các đơn vị trực thuộc, trong đó có xí nghiệp 2-9 (công suất 1.500 tấn sản phẩm/năm) được xác nhập vào liên hiệp và chuyển thành Công ty Cổ phần Thuỷ sản Cửu Long theo quyết định số 423/QĐ-UBT ngày 22-10-1992 của Chủ tịch Uỷ Ban nhân dân tỉnh Trà Vinh

Năm 1998 trước yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh thực phẩm của thị trường nước ngoài, tỉnh uỷ Uỷ Ban nhân dân tỉnh là sở thuỷ sản đã chỉ đạo củng cố toàn diện Công ty cổ phần Thuỷ sản Cửu Long Cuối năm 1998 Uỷ Ban nhân dân ra quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng mới phân xưởng 2 Từ đó

Trang 32

năng lực sản xuất của công ty đã được nâng lên Công ty đã chế biến được những mặt hàng thuỷ sản có giá trị gia tăng, tạo bước ngoặt mới trong việc thực hiện chỉ tiêu kinh ngạch xuất khẩu

Để tiếp tục phát triển sản xuất kinh doanh, năm 2002 công ty đã xây dựng kho đông lạnh 300 tấn và cải tạo, nâng cấp phân xưởng 1 để hoàn thiện nhà xưởng sản xuất, hệ thống máy móc thiết bị đảm bảo các chỉ tiêu vi sinh, chất lượng của các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm và thoả mãn ngày càng tốt hơn các yêu cầu của khách hàng tạo bước phát triển bền vững cho doanh nghiệp

Ngày3-07-2003 Uỷ Ban nhân dân tỉnh Trà Vinh có quyết định số 61/2003/QĐ-UBT về việc tiến hành cổ phần hoá Công ty thuỷ sản Cửu Long tỉnh Trà Vinh Đến đầu năm 2005 Công ty đã hoàn tất quá trình cổ phần hoá và được đăng ký kinh doanh tỉnh Trà Vinh cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 583000019 ngày 22-02-2005

Năm 2006 tiếp tục chủ trương giảm tỷ lệ vốn chủ sở hữu Nhà nước trong vốn điều lệ của Công ty nhằm gia tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp và tăng cường các cổ đông chiến lược đặc biệt các cổ đông đầu vào và đầu ra, Công ty tổ chức bán đấu giá cổ phần sở hữu Nhà nước.Cổ phần sở hữu của Nhà nước đã giảm từ 86,44% xuống còn 46,44% trong vốn điều lệ

Năm 2007 Công ty đã xây dựng xong và đưa vào sử dụng kho dự trữ đông công suất 1.000 tấn, nâng cao năng suất trữ đông lên 1.450 tấn, từ đó chất lượng thành phẩm trong quá trình trữ đông luôn được đảm bảo

Thực hiện kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh giai đoạn 2006 đến 2010, trong năm 2007 Công ty đã phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ Hiện nay tỉ lệ vốn thuộc sở hữu Nhà nước chỉ còn chiếm 30,65% trong vốn điều lệ Công ty

Trang 33

3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC TẠI CÔNG TY 3.2.1 Cơ cấu tổ chức

Công ty có cơ cấu tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng Đứng đầu là Ban Giám Đốc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, các phòng ban vừa làm tham mưu cho Ban Giám Đốc, vừa thực hiện nghiệp vụ cấp trên giao phó

Bộ máy gọn nhẹ, cơ cấu hợp lý, giữa các phòng ban có sự phối hợp chặt chẽ với nhau làm cho hoạt động của công ty nề nếp và đồng bộ

Trang 34

SƠ ĐỒ 1: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY

Hội đồng quản trị Đại hội đồng cổ đông

Ban kiểm soát

Tổng giám đốc

Phòng Kinh doanh

Phòng TCHC

BGĐ NM ĐL Phòng

Kế toán

Phòng Kiểm nghiệm Phòng

KTCN

BGĐ NT nuôi cá

Trang 35

Ghi chú: : quan hệ chỉ đạo

: Quan hệ phối hợp 3.2.2 Chức năng của các phòng ban

3.2.2.1 Chức năng nhiệm vụ của Ban Giám Đốc và kế toán Trưởng

a/ Ban Giám Đốc (gồm một Giám Đốc và hai phó Giám Đốc)

- Quản lý, điều hành và quyết định toàn bộ hoạt động hàng ngày của công ty, chuyên sâu công tác tổ chức, bảo vệ nội bộ, thi đua khen thưởng, tiền lương và quan hệ đối ngoại

- Quyết định giá cả và ký kết các hợp đồng quan trọng, xét duyệt các khoản thu, chi tài chính thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước

- Tổ chức thực hiện các quyết định, nghị quyết của Hội đồng Quản Trị theo điều lệ của công ty

- Giám Đốc điều hành công việc theo chế độ thủ trưởng, trường hợp có bất đồng ý kiến trong Ban Giám Đốc thì quyết định sau cùng thuộc về Giám Đốc, các phó Giám Đốc phải thi hành Giám Đốc chịu trách nhiệm trước Hội đồng Quản Trị về thực hiện nhiệm vụ được giao và kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm

b/ Phó Giám Đốc phụ trách sản xuất kinh doanh

- Tham mưu giúp việc cho Giám Đốc trong lĩnh vực thu mua nguyên liệu và kinh doanh nhập khẩu

- Quyết định giá cả và ký kết hợp đồng khi được uỷ quyền của Giám Đốc Xét duyệt các khoản thu, chi tài chính trong phạm vi cho phép

- Theo dõi đôn đốc nhà máy đông lạnh sản xuất đúng tiến độ và yêu cầu của các hợp đồng đã ký

- Thay mặt Giám Đốc xử lý các công việc khi Giám Đốc đi vắng Chịu trách nhiệm trước Giám Đốc về kết quả công việc được phân công và được uỷ quyền thực hiện

c/ Phó Giám Đốc phụ trách kỹ thuật sản xuất

- Tham mưu và giúp việc cho Giám Đốc trong lĩnh vực vận hành và cải tiến liên tục hệ thống quản lý chất lượng

- Giúp việc cho Giám Đốc trong việc vận hành bảo dưỡng, bảo trì, sữa chữa hệ thống máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất

Trang 36

- Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật vào quy trình sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm

- Nghiên cứu và cải tiến quy trình sản xuất trên cơ sở điều kiện sản xuất hiện tại của công ty để đạt hiệu quả cao nhất

- Xét duyệt các khoản thu, chi tài chính trong phạm vi cho phép, chịu trách nhiệm trước Giám Đốc về kết quả công việc được phân công và được uỷ quyền thực hiện

d/ Kế toán Trưởng

- Tham mưu, giúp việc cho Giám Đốc trong lĩnh vực tài chính và kế toán - Lãnh đạo bộ phận kế toán, phân công phân nhiệm từng cán bộ nhân viên thuộc quyền phù hợp chức năng chuyên môn, phát huy hiệu quả nguồn nhân lực để đảm bảo hoàn thành công việc

- Chịu trách nhiệm chỉ đạo bộ phận kế toán thực hiện đúng nguyên tắc tài chính Doanh nghiệp, kiểm tra giám sát đề xuất thu chi, thanh quyết toán, hạch toán kế toán đúng quy định hiện hành

- Theo dõi các khoản vay ngắn hạn, trung và dài hạn Tham mưu và đề xuất cho Giám Đốc các biện pháp thu đối với các khoản thu, và cân đối nguồn vốn để trả đối với các khoản phải trả

- Cân đối nguồn vốn, đảm bảo khả năng huy động và chuyển đủ vốn cho việc thu mua nguyên liệu phục vụ chế biến hàng xuất khẩu, tham mưu đề xuất cho Giám Đốc trong vệc sử dụng vốn đúng mục đích

- Theo dõi nguồn tiền thanh toán từ các hợp đồng xuất khẩu, chỉ đạo bộ phận xuất nhập khẩu về thủ tục tạm nhập tái xuất của các lô hàng nhập khẩu từ lúc nộp hồ sơ cho tới lúc hoàn tất

3.2.2.2 Chức năng nhiệm vụ của phòng hành chánh

- Giúp việc cho Ban Giám Đốc về: công tác tổ chức và quản lý nhân sự; bảo vệ nội bộ; lao động và tiền lương; công tác tuyển, đào tạo và qui hoạch cán bộ; công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật theo đúng quy định của pháp luật và của công ty; công tác lao động chính trị tư tưởng đối với cán bộ, công nhân viên

- Thực hiện công tác bảo vệ an ninh trật tự nội bộ; đề xuất giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo của cán bộ, công nhân viên và quần chúng nhân dân có liên

Trang 37

quan; đề xuất các biện pháp nhằm ngăn chặn những tiêu cực trong quản lý, bảo vệ tài sản Công ty và giải quyết các vụ việc tiêu cực phát sinh

- Xây dựng nội quy cơ quan, nội quy lao động Thực hiện các quy định về bảo hộ lao động, giải quyết các chế độ chính sách có liên quan đến người lao động Quản lý khu tập thể và lực lượng bảo vệ cơ quan, dân quân tự vệ, tổ tự quản; tổ chức thực hiện công tác phòng chống cháy nổ, phòng chống lụt bão

- Kết hợp với các phòng ban kiểm tra và cải thiện điều kiện làm việc; môi trường lao động trong toàn công ty

- Tiếp nhận công văn đến và trình công văn, phát hành công văn đi, bảo quản và lưu trữ tài liệu, hồ sơ Tổng hợp báo cáo tình hình trong tuần

- Chịu trách nhiệm về công tác quản trị, quản lý tái sản chung của văn phòng

- Thực hiện các nghiệp vụ khác theo yêu cầu của Ban Giám Đốc Công ty

3.2.2.3 Chức năng nhiệm vụ của phòng kinh doanh

- Giúp việc cho Ban Giám Đốc về xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh (bao gồm kế hoạch ngắn – trung và dài hạn), kế hoạch sửa chữa lớn hoặc đầu tư xây dựng cơ bản, đầu tư mở rộng và đầu tư mới

- Tham mưu đề xuất cho Ban Giám Đốc giá mua nguyên liệu, thị trường tiêu thụ, theo dõi tiến bộ sản xuất kinh doanh (tháng, quý, năm), tiến độ thực hiện các hợp đồng kinh tế, chỉ đạo thực hiện công tác xuất – nhập khẩu hàng hoá

- Lập và đề xuất mức nguyên, nhiên, vật liệu, cung ứng vật tư, bao bì và hoá chất cho sản xuất Quản lý kho, điều vận thông dịch, phiên dịch, fax, email Truy cập thông tin phục vụ yêu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh

- Kết hợp với phòng kỹ thuật và kiểm nghiệm thiết kế in ấn, kiểm tra các thông tin trên bao bì và đặt bao bì phục vụ sản xuất Kết hợp với nhà máy đông lạnh để nắm tiến độ sản xuất hàng theo hợp đồng nhằm tham mưu cho Ban Giám Đốc ra quyết định thu mua nguyên liệu, đảm bảo chuyển đầy đủ và kịp thời cho sản xuất nhằm đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất

- Chỉ đạo tổ thu mua nguyên liệu hoạt động theo đúng quy chế hoạt động đã ban hành

- Chịu trách nhiệm thống kê số liệu sản xuất kinh doanh hàng ngày để tổng hợp báo cáo theo từng tháng, quý năm cho cấp trên và các ngành có liên quan

Trang 38

Theo dõi tiến độ sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ bản để phân tích và báo cáo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp Nghiên cứu đề xuất và xây dựng các phương án chiến lược và hoạch định sách lược kinh doanh cho Doanh nghiệp

- Chịu trách nhiệm trước Ban Giám Đốc về việc thực hiện nghiệp vụ hạch toán, các chế độ chính sách về quản lý tài chính, pháp lệnh thống kê kế toán,… tổ chức kiểm tra và điều hành bộ phận nghiệp vụ kế toán, báo cáo quyết toán đúng, đầy đủ theo quy định, chịu trách nhiệm cân đối nguồn vốn, chủ động t ìm kiếm và lập kế hoạch, huy động vốn kịp thời cho hoạt động kinh doanh, cân đối vòng quay vốn và báo cáo kết quả kinh doanh cho từng kỳ và từng thương vụ

3.2.2.4 Chức năng nhiệm vụ của phòng kỹ thuật và kiểm nghiệm

- Xây dựng, biên soạn các tài liệu hướng dẫn công việc, tài liệu đào tạo, các phương pháp kiểm tra, kiểm soát quy trình Thu thập xây dựng các tiêu chuẩn, quá trình, quy định liên quan đế hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm theo luật định

- Xây dựng hệ thống bảo đảm chất lượng sản phẩm, giám sát việc thực hiện và tuân thủ tiêu chuẩn, quy trình và yêu cầu của khách hàng Giám sát hoạt động kiểm soát chất lượng tại nhà máy đông lạnh và tổ chức quản lý chất lượng để đạt được hiệu quả cao nhất trong quy trình sản xuất kinh doanh của Công ty

- Tiến hành nghiên cứu thử nghiệm những vấn liên quan đến chất lượng sản phẩm, cải tiến quy trình công nghệ Phát hiện và phân tích các vấn đề phát sinh trong quá trính sản xuất, đề xuất cải tiến các biện pháp khắc phục phòng ngừa nhằm mục đích nâng cao hiệu quả sản xuất

- Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, xây dựng quy trình, làm hàng mẫu đáp ứng theo yêu cầu của Công ty và khách hàng, sau đó chuyển giao công nghệ cho nhà máy đông lạnh

- Kiểm tra giám sát điều kiện an toàn vệ sinh của nhà máy đông lạnh, các đại lý chuyển nguyên liệu cho Công ty và những nơi Công ty gởi hàng gia công

- Biên soạn tài liệu, bổ sung hiệu chỉnh các tài liệu, tiêu chuẩn quy trình, quy định hướng dẫn công việc và điều kiện thực tế sản xuất của Công ty

- Tham gia kiểm hàng ở nơi khác khi Công ty có yêu cầu mua hàng ở các Công ty khác

Trang 39

- Lấy mẫu phân tích kiểm nghiệm vi sinh, kháng sinh đối với các công đoạn trong quy trình sản xuất và mẫu vệ sinh công nghiệp, nước sử dụng của nhà máy đông lạnh

- Kiểm soát vi sinh 100% các lô hàng do nhà máy sản xuất

- Phối hợp các phòng kinh doanh và nhà máy chuẩn bị cho việc kiểm định lô hàng trước khi xuất theo quy định đối với cơ quan chức năng

- Báo cáo kết quả kiểm nghiệm đến Ban Giám Đốc và các phòng ban có liên quan

- Giám sát việc thực hiện các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm của nhà máy đông lạnh và những nơi Công ty gửi hàng gia công Kết hợp với các bộ phận liên quan, xác định, phân tích tìm nguyên nhân gây mất an toàn cho sản phẩm và báo cáo Ban Giám Đốc Trưởng phòng có trách nhiệm xin ý kiến chỉ đạo và tổ chức thực hiện hành động khắc phục, phòng ngừa khi các tiêu chuẩn về vi sinh/kháng sinh vượt quá giới hạn cho phép

- Xác định các nguyên nhân đề xuất hành động khắc phục, phòng ngừa đế Ban Giám Đốc và các bộ phận có liên quan khi phát hiện sản phẩm có nguy cơ mất an toàn yêu cầu vệ sinh thực phẩm

- Bảo mật thông tin theo quy định hiện hành của Công ty

- Cập nhật thẩm tra hồ sơ theo quy định cung cấp các hồ sơ kết quả kiểm nghiệm đến các bộ phận liên quan và cho khách hàng theo yêu cầu Truy xuất nguồn gốc xuất lô hàng sản xuất

- Tham gia vào các chương trình đánh giá từ các đoàn đánh giá bên ngoài và đánh giá nội bộ theo hệ thống quản lý chất lượng chung của Công ty

3.2.2.5 Chức năng nhiệm vụ của nhà máy Đông lạnh

- Sản xuất, chế biến các mặt hàng thuỷ hải sản theo hợp đồng sản xuất được triển khai theo chỉ đạo của Ban Giám Đốc, theo tiêu chuẩn kỹ thuật của ngành và tiêu chuẩn của từng khách hàng

- Kiểm tra chất lượng sản phẩm theo hệ thống quản lý chất lượng đang áp dụng tại Công ty Quản lý sản phẩm trong suốt quy trình sản xuất từ khâu tiếp nhận nguyên liệu sản phẩm, bảo quản hàng hoá trong kho lưu trữ đông theo đúng quy định

Trang 40

- Điều hành sản xuất, quản lý lao động trong nhà máy, thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động, từng bước cải thiện điều kiện làm việc và nâng cao tay nghề cho công nhân

- Thường xuyên kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng các loại máy móc, thiết bị hệ thống điện chiếu sáng, nước đá, cấp thoát nước, dụng cụ vật tư bảo đảm tốt cho sản xuất

3.3 TÌNH HÌNH NHÂN SỰ

Tổng số lao động đến 30/11/2008: 1.037 người

- Phân theo loại lao động: gián tiếp: 66 người; trực tiếp và phụ trợ: 971 người

- Phân theo giới tính: nam: 185 người; nữ 852 người

- Phân theo trình độ: Đại học/ Cao đẳng: 71 người; Trung cấp: 62 người; Công nhân chế biến, công nhân kỹ thuật từ bậc 1 đến bậc 6: 904 người

3.4 LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG VÀ NĂNG LỰC SẢN XUẤT

- Hình thức sỡ hữu vốn: là loại hình Công ty cổ phần - Lĩnh vực kinh doanh: sản xuất và chế biến thuỷ hải sản - Ngành nghề kinh doanh:

+ Thu mua, nuôi trồng và chế biến các mặt hàng thuỷ sản, nông súc sản đông lạnh

+ Kinh doanh trong nước và ngoài nước các mặt hàng thuỷ hải sản

+ Nhập khẩu nguyên liệu, vật tư máy móc thiết bị và thức ăn tôm cá phục vụ nuôi trồng, chế biến hàng xuất khẩu

3.5 CHÍNH SÁCH CHẤT LƯỢNG VÀ MỤC TIÊU CHẤT LƯỢNG

Ngày nay các Doanh nghiệp thuỷ hải sản phải đạt được tiêu chuẩn HACCP, khuyến khích xây dựng tiêu chuẩn ISO 900 Ngoài ra còn nhiều tiêu chuẩn khắc khe khác buộc các Doanh nghiệp phải đáp ứng để đưa hàng hoá tiêu thụ trong nước và xuất khẩu

Đặc biệt, trong thời gian gần đây các mặt hàng thuỷ hải sản của Việt nam khi xuất khẩu ra nước ngoài liên tục bị phát hiện có dư lượng kháng sinh vì vậy Công ty luôn đưa ra những mục tiêu để đảm bảo chất lượng sản phẩm:

- Tiếp tục duy trì các vùng nguyên liệu tạo được dây chuyền khép kín trong sản xuất từ nguyên liệu đầu vào đến đầu ra của sản phẩm, không những

Ngày đăng: 04/10/2012, 16:35

Hình ảnh liên quan

2.1.1 Mô hình nghiên cứu - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần Thuỷ sản Cửu Long – Trà Vinh.pdf

2.1.1.

Mô hình nghiên cứu Xem tại trang 19 của tài liệu.
BẢNG 2: BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ TỪ NĂM 2006 – 2008 - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần Thuỷ sản Cửu Long – Trà Vinh.pdf

BẢNG 2.

BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ TỪ NĂM 2006 – 2008 Xem tại trang 47 của tài liệu.
BẢNG 3: TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN VÀ TỶ SUẤT LỢI NHUẬN TỪ NĂM 2006 – 2008 - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần Thuỷ sản Cửu Long – Trà Vinh.pdf

BẢNG 3.

TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN VÀ TỶ SUẤT LỢI NHUẬN TỪ NĂM 2006 – 2008 Xem tại trang 49 của tài liệu.
BẢNG 4: DOANH THU – CHI PHÍ – LỢI NHUẬN TỪ NĂM 2006 -2008 - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần Thuỷ sản Cửu Long – Trà Vinh.pdf

BẢNG 4.

DOANH THU – CHI PHÍ – LỢI NHUẬN TỪ NĂM 2006 -2008 Xem tại trang 51 của tài liệu.
BẢNG 4: DOANH THU – CHI PHÍ – LỢI NHUẬN TỪ NĂM 2006 -2008 - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần Thuỷ sản Cửu Long – Trà Vinh.pdf

BẢNG 4.

DOANH THU – CHI PHÍ – LỢI NHUẬN TỪ NĂM 2006 -2008 Xem tại trang 51 của tài liệu.
BIỂU ĐỒ1: TÌNH HÌNH DOANH THU – CHI PHÍ – LỢI NHUẬN - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần Thuỷ sản Cửu Long – Trà Vinh.pdf

1.

TÌNH HÌNH DOANH THU – CHI PHÍ – LỢI NHUẬN Xem tại trang 53 của tài liệu.
BẢNG 5: TÌNH HÌNH TIÊU THỤ THEO TỪNG MẶT HÀNG TỪ NĂM 2006 -2008 - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần Thuỷ sản Cửu Long – Trà Vinh.pdf

BẢNG 5.

TÌNH HÌNH TIÊU THỤ THEO TỪNG MẶT HÀNG TỪ NĂM 2006 -2008 Xem tại trang 57 của tài liệu.
BẢNG 6: TÌNH HÌNH TIÊU THỤ THEO HÌNH THỨC BÁN NỘI ĐỊA VÀ XUẤT KHẨU TỪ NĂM 2006 -2008 - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần Thuỷ sản Cửu Long – Trà Vinh.pdf

BẢNG 6.

TÌNH HÌNH TIÊU THỤ THEO HÌNH THỨC BÁN NỘI ĐỊA VÀ XUẤT KHẨU TỪ NĂM 2006 -2008 Xem tại trang 58 của tài liệu.
4.2.1.4 Tình hình doanh thu theo nhóm các mặt hàng - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần Thuỷ sản Cửu Long – Trà Vinh.pdf

4.2.1.4.

Tình hình doanh thu theo nhóm các mặt hàng Xem tại trang 61 của tài liệu.
BẢNG 7: TÌNH HÌNH DOANH THU THEO TỪNG MẶT HÀNG TỪ NĂM 2006 – 2008 - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần Thuỷ sản Cửu Long – Trà Vinh.pdf

BẢNG 7.

TÌNH HÌNH DOANH THU THEO TỪNG MẶT HÀNG TỪ NĂM 2006 – 2008 Xem tại trang 63 của tài liệu.
BẢNG 8: TÌNH HÌNH DOANH THU THEO HÌNH THỨC BÁN NỘI ĐỊA VÀ XUẤT KHẨU TỪ NĂM 2006 -2008 - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần Thuỷ sản Cửu Long – Trà Vinh.pdf

BẢNG 8.

TÌNH HÌNH DOANH THU THEO HÌNH THỨC BÁN NỘI ĐỊA VÀ XUẤT KHẨU TỪ NĂM 2006 -2008 Xem tại trang 64 của tài liệu.
BẢNG 9: DOANH THU – SỐ LƯỢNG – GIÁ CẢ MẶT HÀNG TÔM TỪ NĂM 2006 – 2008 - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần Thuỷ sản Cửu Long – Trà Vinh.pdf

BẢNG 9.

DOANH THU – SỐ LƯỢNG – GIÁ CẢ MẶT HÀNG TÔM TỪ NĂM 2006 – 2008 Xem tại trang 66 của tài liệu.
BẢNG 10: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DOANH THU CỦA MẶT HÀNG TÔM TỪ NĂM 2006 -2008 - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần Thuỷ sản Cửu Long – Trà Vinh.pdf

BẢNG 10.

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DOANH THU CỦA MẶT HÀNG TÔM TỪ NĂM 2006 -2008 Xem tại trang 67 của tài liệu.
BẢNG 11: DOANH THU – SỐ LƯỢNG – GIÁ CẢ MẶT HÀNG CÁ TỪ NĂM 2006 – 2008 - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần Thuỷ sản Cửu Long – Trà Vinh.pdf

BẢNG 11.

DOANH THU – SỐ LƯỢNG – GIÁ CẢ MẶT HÀNG CÁ TỪ NĂM 2006 – 2008 Xem tại trang 68 của tài liệu.
BẢNG13: CHI PHÍ GIÁ VỐN HÀNG BÁN TỪ NĂM 2006 – 2008 - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần Thuỷ sản Cửu Long – Trà Vinh.pdf

BẢNG 13.

CHI PHÍ GIÁ VỐN HÀNG BÁN TỪ NĂM 2006 – 2008 Xem tại trang 72 của tài liệu.
BẢNG 14: CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIÊP TỪ NĂM 2006 – 2008 - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần Thuỷ sản Cửu Long – Trà Vinh.pdf

BẢNG 14.

CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIÊP TỪ NĂM 2006 – 2008 Xem tại trang 75 của tài liệu.
BảNG 16: TỶ SUẤT GIÁ VỐN HÀNG BÁN CÁC MẶT HÀNG TỪ NĂM 2006 -2008 - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần Thuỷ sản Cửu Long – Trà Vinh.pdf

16.

TỶ SUẤT GIÁ VỐN HÀNG BÁN CÁC MẶT HÀNG TỪ NĂM 2006 -2008 Xem tại trang 77 của tài liệu.
BảNG 15: TỶ SUẤT LÃI GỘP/DOANH THU TỪ NĂM 2006 -2008 - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần Thuỷ sản Cửu Long – Trà Vinh.pdf

15.

TỶ SUẤT LÃI GỘP/DOANH THU TỪ NĂM 2006 -2008 Xem tại trang 77 của tài liệu.
BẢNG 17: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TỪ NĂM 2006 – 2008 - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần Thuỷ sản Cửu Long – Trà Vinh.pdf

BẢNG 17.

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TỪ NĂM 2006 – 2008 Xem tại trang 80 của tài liệu.
BẢNG 18: TỔNG KẾT CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TỪ NĂM 2006 -2008 - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần Thuỷ sản Cửu Long – Trà Vinh.pdf

BẢNG 18.

TỔNG KẾT CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TỪ NĂM 2006 -2008 Xem tại trang 82 của tài liệu.
BẢNG 18: TỔNG KẾT CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TỪ NĂM 2006 -2008 - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần Thuỷ sản Cửu Long – Trà Vinh.pdf

BẢNG 18.

TỔNG KẾT CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TỪ NĂM 2006 -2008 Xem tại trang 82 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan