Sáng kiến kinh nghiệm xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”nhất là việc giáo dục kĩ năng sống cho các em học sinh tiểu học

23 535 0
Sáng kiến kinh nghiệm xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”nhất là việc giáo dục kĩ năng sống cho các em học sinh tiểu học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC Mục lục 1 Đặt vấn đề 2 Giải quyết vấn đề 3 1 Cơ sở lý luận 2.Thực trạng của việc tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục rèn kĩ năng sống trong các nhà trường 3 Một số biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục rèn kĩ năng sống cho học sinh trong và ngoài giờ lên lớp 3.1 Nâng cao nhận thức về hoạt động rèn kĩ năng sống trong và ngoài giờ lên lớp 3.2 Kế hoạch hoạt động giáo dục kĩ năng sống trong và ngoài giờ lên lớp 3.3 Bồi dưỡng kĩ năng tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ năng sống trong và ngoài giờ lên lớp 3.4 Kĩ năng xác định mục tiêu cho Hoạt động giáo dục kĩ năng sống trong và ngoài giờ lên lớp 3.5 Kĩ năng thiết kế Hoạt động giáo dục kĩ năng sống trong và ngoài giờ lên lớp 3.6 Kĩ năng hạch toán kinh tế và thời gian phục vụ Hoạt động giáo dục kĩ năng sống trong và ngoài giờ lên lớp 3.7 Tổ chức thực hiện Hoạt động giáo dục rèn kĩ năng sống trong và ngoài ngoài giờ lên lớp 3.8.Vận động các tổ chức xã hội, phụ huynh học sinh cùng tham gia vào các hoạt động rèn kĩ năng sống trong và ngoài giờ lên lớp 3.9 Động viên khen thưởng kịp thời đối với mỗi hoạt động 3.10.Tuyên truyền về ý nghĩa giáo dục và tác dụng cho mỗi hoạt động kĩ năng sống trong và ngoài giờ lên lớp 4 Kết quả 3 8 8 9 9 12 12 13 13 15 19 19 19 20 5 Bài học kinh nghiệm 20 Kết luận 22 ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Đổi mới và nâng cao hiệu quả dạy học ở tiểu học là xu thế tất yếu để nâng cao chất lượng dạy - học trong xã hội phát triển hiện nay Từ nhiều năm nay phong trào đổi mới phương pháp dạy học đã được dấy lên trong trường tiểu học trên cả nước, song việc rèn kĩ năng sống cho học sinh vẫn còn nhiều trường chưa coi trọng Thực tế cho thấy học sinh trong các nhà trường hiện còn hạn chế nhiều mặt hoạt động trong cuộc sống như: kĩ năng tham gia an toàn giao thông , kĩ năng giao tiếp, kĩ năng chiếm lĩnh kiến thức Việc rèn kĩ năng sống cho học sinh là một trong những nội dung giáo dục toàn diện cho học sinh có tác dụng đặc biệt đến sự hình thành và phát triển các kĩ năng vận động, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tổ chức các hoạt động, kĩ năng ứng xử, kĩ năng phòng tránh các tai nạn của học sinh trong nhà trường tiểu học Trong thực tế cho thấy, việc thực hiện các hoạt động giáo dục rèn kĩ năng sống vẫn còn nhiều bất cập như thiếu kiến thức cũng như kĩ năng cần thiết, tổ chức quản lí chất lượng giáo dục Với trách nhiệm và suy nghĩ trăn trở của một cá nhân trong một nhà trường, tôi mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm rèn kĩ năng sống cho học sinh nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện cho học sinh trong nhà trường tiểu học Mong được sự đóng góp ý kiến để sáng kiến có hiệu quả cao hơn ! GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2 1 Cơ sở lý luận Trong hệ thống giáo dục, giáo dục tiểu học đóng vai trò quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đức, trí, thể, mỹ cho học sinh nhất là về kĩ năng sống Mục đích của giáo dục là đào tạo con người có cả tài và đức để phục vụ cho sự tiến bộ của xã hội Năm học 2015-2016 là năm học tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục, thực hiện tốt cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” với các yêu cầu: Thực hiện tốt quy định về đạo đức nhà giáo, mỗi nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục có một đổi mới trong dạy học hoặc quản lý Tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và rèn kĩ năng sống cho học sinh Đổi mới và nâng cao hiệu quả dạy học ở Tiểu học là một xu thế tất yếu để nâng cao chất lượng dạy- học trong xã hội phát triển Từ nhiều năm nay, phong trào đổi mới phương pháp dạy học đã được dấy lên trong các trường tiểu học trên cả nước Song việc rèn kĩ năng sống cho học sinh vẫn còn nhiều trường chưa được coi trọng Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong đó có việc rèn kĩ năng sống cho học sinh là một dạng hoạt động nhằm thoả mãn sở thích, hứng thú và nhu cầu phát triển thể chất, trí tuệ, ý chí, tình cảm của cá nhân; là một dạng hoạt động giải trí, giao lưu xã hội để phát triển tính cộng đồng, tình yêu thương đồng loại, qua đó rèn luyện các kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hoạt động và kĩ năng sống cho học sinh Việc rèn kĩ năng sống cho học sinh nhằm phát triển tình cảm, niềm tin đạo đức, xúc cảm thẩm mĩ của cá nhân Hoạt động ngoài giờ lên lớp luôn được xen kẽ việc rèn kĩ năng sống với các hoạt động được tổ chức khoa học, hợp lí trong và ngoài nhà trường góp phần hỗ trợ, nâng cao chất lượng học tập các giờ chính khoá trên lớp Với mục đích tiếp nối, hoạt động dạy học trên lớp nhằm khắc sâu kiến thức các bộ môn văn hoá và các hoạt động khác nhất là trong cuộc sống hằng ngày của các em Việc rèn kĩ năng sống cho học sinh là một trong những nội dung giáo dục toàn diện cho học sinh, có tác dụng đặc biệt đến sự hình thành và phát triển các kĩ năng vận động hoạt động, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tổ chức, kĩ năng ứng xử, hợp tác, kĩ năng thích nghi và kĩ năng phòng tránh các tai nạn rủi ro của học sinh tiểu học Nếu chỉ thông qua con đường dạy học trên lớp thì rất khó có thể hình thành cảm xúc, tình cảm cho học sinh và sẽ đặc biệt khó khăn trong việc rèn luyện kĩ năng hoạt động cho trẻ Tổ chức tốt các hoạt động giáo dục kĩ năng 3 sống cho các em sẽ rèn cho học sinh tiểu học hàng loạt các kĩ năng quan trọng và cần thiết Trẻ em thường hiếu động, ham hiểu biết, hay bắt chước Vì vậy nếu không tổ chức cho các em tham gia một số hoạt động kĩ năng giao tiếp như: vui chơi, thể dục thể thao, kĩ năng làm việc, văn nghệ thì các em cũng tự phát một số hoạt động Việc để các em tự phát một số hoạt động, đặc biệt là hoạt động vui chơi, ngoài việc ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ, thời gian học tập còn dễ dẫn đến sự mạo hiểm, cám dỗ của trẻ trước những hiện tượng không lành mạnh ngoài xã hội Do đó tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ năng sống hợp lí, khoa học có ý nghĩa xã hội sâu sắcvà thiết thực trong cuộc sống của các em Năm học 2015 - 2016, Bộ GD&ĐT tiếp tục triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”nhất là việc giáo dục kĩ năng sống cho các em học sinh tiểu học là nhằm nâng cao trong giáo dục toàn diện cho học sinh Hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho các em học sinh tiểu học là một nội dung lớn để thực hiện có hiệu quả phong trào này Sau đây là một số hình ảnh hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh 4 5 6 7 2 Thực trạng của việc tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục rèn kĩ năng sống trong các nhà trường Hoạt động giáo dục rèn kĩ năng sống trong và ngoài giờ lên lớp đã được các nhà trường quan tâm và có sự chỉ đạo tương đối rõ ràng, tuy nhiên trong quá trình hoạt động còn bộc lộ nhiều bất cập Cụ thể một số cán bộ quản lý và giáo viên chưa có nhận thức đúng đắn và đầy đủ về việc rèn kĩ năng sống trong và ngoài giờ lên lớp Một số nhà trường chưa có sự chỉ đạo thống nhất cũng như sự quan tâm thoả đáng với các hoạt động rèn kĩ năng sống cho học sinh Nói một cách khác, hoạt động rèn kĩ năng sống cho học sinh trong và ngoài giờ lên lớp chưa nằm trong kế hoạch của các tổ chuyên môn một cách rõ ràng và hiệu quả Giáo viên - những người trực tiếp triển khai thường thực hiện theo kinh nghiệm và khả năng, các hoạt động chủ yếu mang tính bề nổi chưa đảm bảo chiều sâu và hiệu quả giáo dục Giáo viên chưa có thói quen soạn giáo án hay xây dựng kế hoạch cho một hoạt động giáo dục kĩ năng sống vào các hoạt động trong và ngoài giờ lên lớp hoặc có chỉ gọi là chương trình, trong đó không xác định rõ mục tiêu cũng như nội dung chi tiết khác Đặc biệt khi tổ chức cho học sinh các hoạt động giáo dục kĩ năng sống ở ngoài trời hoặc đi thăm quan danh lam thắng cảnh, giáo viên chưa chú ý khai thác đầy đủ đến mục tiêu giáo dục khác Hạn chế rõ rệt nhất là giáo viên còn lúng túng trong việc xác định mục tiêu của việc rèn kĩ năng sống vào các hoạt động ngoài giờ lên lớp một cách phù hợp Giáo viên luôn gặp khó khăn và lúng túng trong việc lựa chọn, xác định mục tiêu phù hợp với đối tượng học sinh, với điều kiện thực hiện.Việc thiết kế chương trình và kế hoạch hoạt động, lựa chọn hình thức tổ chức, nội dung cho các hoạt động còn đơn điệu, hay có khi lại quá cầu kỳ, không phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học Trên thực tế nhiều hoạt động còn quá chung chung, không có mục tiêu cụ thể, có những hoạt động lại đề cập đến vấn đề rộng lớn, không phù hợp với thực tế do đó hiệu quả thường không cao Thực tế cho thấy, việc thực hiện các hoạt động giáo dục rèn kĩ năng sống cho học sinh trong và ngoài giờ lên lớp bước đầu còn gặp một số khó khăn bất cập như thiếu kiến thức cũng như kĩ năng cần thiết, tổ chức, quản lí, chất lượng giáo dục Điều này đòi hỏi phải có những biện pháp và sáng kiến để tháo gỡ Với trách nhiệm và suy nghĩ của một cá nhân trong một nhà trường, tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả và chỉ đạo tốt các hoạt động rèn kĩ năng sống cho học sinh tiểu học trong và ngoài giờ lên lớp 3 Một số biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục rèn kĩ năng sống cho học sinh trong và ngoài giờ lên lớp 8 3.1 Nâng cao nhận thức về hoạt động rèn kĩ năng sống trong và ngoài giờ lên lớp Mét trong nh÷ng yÕu tè dÉn ®Õn viÖc thùc hiÖn thµnh c«ng vµ hiÖu qu¶ cña ho¹t ®éng rèn kĩ năng sống trong và ngoµi giê lªn líp lµ nhËn thøc ®óng ®¾n cña c¸c bé qu¶n lý vµ gi¸o viªn trong nhà trường Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên trong nhà trường được nâng lên nhờ sự chỉ đạo, ủng hộ và quan tâm của cấp quản lí cao hơn Do đó cần có sự chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện công tác giáo dục kĩ năng sống trong và ngoài giờ lên lớp trong trường học một cách thống nhất, cụ thể Hoạt động giáo dục kĩ năng sống trong và ngoài giờ lên lớp phải trở thành nội dung trong kế hoạch năm học của nhà trường Ngoài ra, cần thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị tập huấn cho đội ngũ giáo viên nhằm giúp họ nhận thức rõ hơn tầm quan trọng và ý nghĩa của hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong và ngoài giờ lên lớp Nhà trường cần có kế hoạch cụ thể cho từng hoạt động, từng tuần, tháng, nội dung các hoạt động, người phụ trách, kết quả hoạt động Đây là cơ hội để họ được giao lưu, chia sẻ thông tin, hiểu biết cũng như tầm nhìn về công tác giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong và ngoài giờ lên lớp 3.2 Kế hoạch hoạt động giáo dục kĩ năng sống trong và ngoài giờ lên lớp STT Thời gian 1 T8 2 T9 Nội dung các hoạt động Người phụ trách Kết quả Giáo dục giáo viên và học sinh kĩ năng tham gia các hoạt động - Chuẩn bị cơ sở vật chất - Bồi dưỡng chuyên môn, tuyên truyền, lên kế hoạch thực hiện - Tổ chức tốt lễ khai giảng Giáo dục cho giáo viên và học sinh có kĩ năng tham gia các hoạt động múa hát tập thể, Tết Trung thu cho học sinh và con giáo viên Ban giám hiệu, công đoàn, tổng phụ trách và giáo viên chủ nhiệm Tốt Ban giám hiệu, tổng phụ trách và giáo viên chủ nhiệm, công đoàn, hội cha mẹ học sinh Tốt 9 Tồn tại 3 T10 4 T11 5 T12 6 T1 Giáo dục cho giáo viên và học sinh có kĩ năng tham gia các hoạt động Tổ chức kỉ niệm ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, ngày giải phóng thủ đô, tham gia các hoạt động văn hoá văn nghệ, các hoạt động dã ngoại, thăm quan bảo tàng Giáo dục cho giáo viên và học sinh có kĩ năng tham gia các hoạt động Tổ chức kỉ niệm chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam, tổ chức hội vui học tập, thi văn nghệ, tổ chức các hoạt động uống nước nhớ nguồn, tôn sư trọng đạo Giáo dục cho giáo viên và học sinh có kĩ năng tham gia các hoạt động Tổ chức kỉ niệm ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam 22/12 Tổ chức hội khoẻ Phù Đổng, hoạt động từ thiện, giúp gia đình thương binh , liệt sĩ Giáo dục cho giáo viên và học sinh có kĩ năng tham gia các hoạt động tổ chức thăm quan hướng về cội nguồn, thăm quan các di tích lịch sử địa phương, tổ chức văn hoá văn nghệ phục vụ sơ kết học kì I, tổ chức 10 Ban giám hiệu, chủ tịch công đoàn, đoàn thanh niên, giáo viên chủ nhiệm Tốt Ban giám hiệu, chủ tịch công đoàn, đoàn thanh niên, giáo viên chủ nhiệm Tốt Ban giám hiệu, công đoàn, đoàn thanh niên, giáo viên chủ nhiệm Tèt Ban giám hiệu, đoàn thanh niên, công đoàn, giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh học sinh Khá tốt Kĩ năng giao lưu chưa tốt 7 T2 8 T3 9 T4 10 T5 tuyên truyền phòng tránh các tệ nạn xã hội, tìm hiểu về văn hoá Têt cổ truyền của Việt Nam, kĩ năng tham gia giao thông trong dịp tết Giáo dục cho giáo viên và học sinh kĩ năng tham gia các hoạt động Tổ chức kỉ niệm ngày thành lập Đảng 3/2, tổ chức trồng cây bảo vệ môi trường, tổ chức kỉ niệm ngày thầy thuốc Việt Nam 27/2 Tổ chức hoạt động nữ công và văn nghệ nhân kỉ niệm ngày quốc tế Phụ nữ 8/3 ngày thành lập Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh 26/3… Tổ chức lễ kết nạp Đội thiếu niên tiền phong Giáo dục cho giáo viên và học sinh có kĩ năng tham gia các hoạt động Tổ chức kỉ niệm ngày giải phóng Miền Nam 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5, tổ chức cho học sinh đi thăm quan bảo tàng địa phương Giáo dục cho giáo viên và học sinh có kĩ năng tham gia các hoạt động Tổ chức văn nghệ kỉ niệm ngày sinh nhật Bác 19/5, ngày thành 11 Ban giám hiệu, chủ tịch công đoàn, đoàn thanh niên, giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh học sinh Ban giám hiệu, cán bộ công nhân viên, công đoàn, giáo viên Ban giám hiệu, Đoàn thanh niên, Giáo viên chủ nhiệm Ban giám hiệu, Đoàn thanh niên, Công đoàn ,Tổ trưởng Tốt Tốt lập Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, tổ chức long trọng lễ tổng kết năm học 11 T6 Giáo dục cho giáo viên và học sinh có kĩ năng tham gia các hoạt động Tổ chức long trọng buổi bàn giao học sinh về sinh hoạt tại địa phương trong dịp hè, tổ chức cho giáo viên đi thăm quan du lịch trong hè Giáo dục cho học sinh phòng tránh các tệ nạn trong hè, tránh đuối nước, giao thông, các tệ nạn khác …giáo dục các em làm một số việc giúp gia đình … chuyên môn Phụ huynh học sinh Giáo viên chủ nhiệm , các cơ quan có liên quan Ban giám hiệu, Đoàn thanh niên , Công đoàn ,Tổ trưởng chuyên môn Phụ huynh học sinh Giáo viên chủ nhiệm , các cơ quan có liên quan 3.3 Bồi dưỡng kĩ năng tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ năng sống trong và ngoài giờ lên lớp Để tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ năng sống trong và ngoài giờ lên lớp đạt kết quả, giáo viên cần có một hệ thống các kĩ năng tổ chức từ xác định mục tiêu của hoạt động đến việc thiết kế chương trình và kế hoạch tổ chức hoạt động, từ kĩ năng thực hiện triển khai hoạt động, kĩ năng tiếp cận và huy động lực lượng quần chúng đến kĩ năng kiểm tra đánh giá và điều chỉnh hoạt động 3.4 Kĩ năng xác định mục tiêu cho Hoạt động giáo dục kĩ năng sống trong và ngoài giờ lên lớp Muốn xác định được mục tiêu của hoạt động giáo dục trong và ngoài giờ lên lớp, giáo viên cần căn cứ vào: Mục tiêu chung của sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo mà Nghị quyết Hội nghị lần thứ II Ban chấp hành TW Đảng (khoá VIII) đã đề ra: “Yêu cầu, nhiệm vụ của năm học đòi hỏi nhà giáo dục phải biết xác định mục tiêu cho thích hợp mà vẫn đảm bảo thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ đó, đặc điểm, 12 tình hình của địa phương, tình trạng của lớp Giáo viên cần xây dựng mục tiêu hoạt động giáo dục sao cho vừa sức với học sinh.” Mục tiêu của Hoạt động giáo dục kĩ năng sống trong và ngoài giờ lên lớp phải trả lời các câu hỏi: Học sinh cần có những khả năng gì? ( Kiến thức, hành động, thái độ ) sau khi tham gia vào các hoạt động giáo dục? Mục tiêu đưa ra có rõ ràng và chính xác không, có đề cập đến một vấn đề cụ thể không? Có thực tế về mặt thời gian, nguồn lực và khả năng của học sinh không? ( mục tiêu có tính thực thi không?) Có đánh giá được tác dụng và hiệu quả của hoạt động không? 3.5 Kĩ năng thiết kế Hoạt động giáo dục kĩ năng sống trong và ngoài giờ lên lớp Một hoạt động dù đơn giản hay phức tạp đều cần phải có ý tưởng, với mục tiêu rõ ràng, hình thức thực hiện phong phú, đa dạng để đạt hiệu quả cao Thiết kế chương trình, hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục thực chất là lập kế hoạch một hoạt động 3.6 Kĩ năng hạch toán kinh tế và thời gian phục vụ Hoạt động giáo dục kĩ năng sống trong và ngoài giờ lên lớp Để các hoạt động có hiệu quả, việc trang trí và thi đua, các giải thưởng cũng rất quan trọng nhằm khích lệ và tạo sự hấp dẫn cho các hoạt động Vì vậy việc hạch toán kinh tế cho mỗi hoạt động đạt hiệu quả là vô cùng quan trọng Như việc chuẩn bị trang phục cho hoạt động biểu diễn, thời gian cho mỗi hoạt động Sau đây là mẫu thiết kế, kế hoạch một hoạt động: Tên hoạt động: Vui Trung Thu - Học giỏi chăm ngoan Người thiết kế: Hiệu trưởng - Đoàn thanh niên - hội cha mẹ học sinh GVCN và các ban ngành có liên quan * Mục tiêu: - Kiến thức: Giúp học sinh hiểu ý nghĩa Tết Trung Thu Một số trò chơi dân gian trong đêm Trung thu - Kĩ năng: Có kĩ năng giao tiếp – kĩ năng vui chơi giải trí - Thái độ: Yêu quí thầy cô, ông bà, cha mẹ, bạn bè, yêu quí nét đặc trưng văn hoá của dân tộc - Tinh thần: thoải mái trong đêm Trung Thu * Thời gian: Tối 14.8 âm lịch * Kinh phí: 20.000000đ ( Hai mươi triệu đồng ) * Hình thức và phương pháp tổ chức - Khung cảnh: Sân trường 13 - Hình thức tổ chức: Ngoài trời - Phương pháp: Giao lưu văn nghệ và tìm hiểu một số trò chơi dân gian truyền thống dân tộc, một số nghề liên quan đến tết Trung Thu - Kĩ năng tham gia một số trò chơi * Chuẩn bị - Các điều kiện cơ sở vật chất chung: Phông, chữ, trang phục, trang trí, loa đài , ánh sáng, dàn nhạc, văn nghệ, hoa quả, bánh kẹo, diễn văn khai mạc, khách mời, các cơ quan có liên quan, kĩ năng tham gia các trò chơi, đội Múa Lân - Chuẩn bị của giáo viên: Hướng dẫn học sinh văn nghệ, vui chơi, trò chơi dân gian, nền nếp, kĩ năng vui chơi, kĩ năng quản lí học sinh … - Chuẩn bị của học sinh: Văn nghệ, một số trò chơi, cách chơi, tìm hiểu truyền thống , nghề truyền thống và ý nghĩa đêm Trung Thu - Chuẩn bị của phụ huynh học sinh: đưa đón học sinh, cùng tham gia vào việc chia quà bày cỗ - Chuẩn bị của tổ bảo vệ : Treo phông bạt, đảm bảo ánh sáng, bảo vệ cơ sở vật chất, phòng chống cháy nổ, cùng với công an phường giữ an ninh trật tự, đảm bảo an toàn giao thông khu vực sân và cổng trường * Các bước tiến hành * Hoạt động 1: - Mục tiêu: Nêu ý nghĩa và sự quan tâm của Bác Hồ, các thầy cô giáo, cha mẹ học sinh và các ban ngành đoàn thể đối với các em Thiếu nhi nhân dịp tết Trung Thu - Cách tiến hành: Hiệu Trưởng hoặc Chủ tịch Công đoàn nêu ý nghĩa - Kết quả cần đạt được Học sinh hiểu ý nghĩa, vui chơi thoải mái và có kĩ năng chơi tốt * Hoạt động 2: - Văn nghệ , múa hát tập thể - Các trò chơi dân gian (nặn Tò He, gấp đèn lồng …) - Tìm hiểu về các loại bánh cổ truyền dân tộc và địa phương - Các loại bánh nào được làm vào dịp Trung Thu - Các nghề được làm vào dịp Trung Thu ( nghề làm đồ chơi, làm bánh ) * Hoạt động 3 : - Thi bày cỗ – Chấm điểm bày cỗ - Phá cỗ – Giao lưu thưởng thức cỗ * Đánh giá tổng kết Đánh giá: Kết quả của đêm Trung Thu đã đạt bao nhiêu % từ nhiều góc ®é 14 - Về khâu chuẩn bị cơ sở vật chất của nhà trường, Phụ huynh học sinh, sự quan tâm của các ban ngành, đoàn thể - Về khâu tổ chức của nhà Trường - Ý thức trách nhiệm của giáo viên - Vốn kiến thức hiểu biết về văn hoá dân tộc của học sinh - Kĩ năng sống, vui chơi của học sinh Bài học kinh nghiệm: Từ các ưu nhược điểm trên, các bộ phận tổ chức rút ra bài học kinh nghiệm cho các hoạt động sau * Chú ý: Người thiết kế cần làm rõ thêm ý tưởng của mình sao cho người khác không thể hiểu lầm được về nội dung, các bước thực hiện và tiêu chí đánh giá 3.7 Tổ chức thực hiện Hoạt động giáo dục rèn kĩ năng sống trong và ngoài ngoài giờ lên lớp - Hoạt động ngoài giờ lên lớp chủ yếu tổ chức triển khai dựa trên kế hoạch đã định sẵn theo kế hoạch năm học và kế hoạch cụ thể của từng thời gian đã định sẵn và kế hoạch phát sinh do khách quan Ví dụ : hoạt động từ thiện do thiên tai bão lụt, tai nạn rủi ro … - Cơ sở khoa học của cách tiếp cận này là dựa trên sự chỉ đạo của cấp trên, các ban ngành đoàn thể, quy luật tâm, sinh lý của lứa tuổi: Cái mới được hình thành và phát triển dựa trên kinh nghiệm sẵn có của bản thân mỗi học sinh Thông qua các hoạt động giáo dục mà học sinh tự hoàn thiện những khái niệm đã có hoặc hình thành khái niệm mới thông qua chuỗi tình cảm - tư duy - hành động - đánh giá và làm giàu kinh nghiệm sống - Đối với trường tiểu học, hoạt động giáo dục kĩ năng sống trong và ngoài giờ lên lớp rất đa dạng và phong phú - Dưới đây là một số hình thức hoạt động mà trường tôi đã thực hiện mang lại hiệu quả cao: * Tổ chức các cuộc thi: - Các cuộc thi tìm hiểu có thể khai thác theo nhiều chủ đề khác nhau như: vẽ tranh; viết báo cáo; hùng biện; văn nghệ; đóng vai; biểu diễn, đi dã ngoại , tìm hiểu kĩ năng kiến thức, kĩ năng sống, kĩ năng giao tiếp, giao lưu với người nước ngoài , những người nổi tiếng Hoạt động này nhằm kích thích hoạt động tâm lí tích cực của học sinh vì các em rất muốn có cơ hội khẳng định mình Hoạt động này có thể vận dụng kiến thức của tất cả các môn học, kinh nghiệm sống của ông, cha, những người lớn và bản thân học sinh * Tổ chức các hoạt động xanh: 15 - Thành lập câu lạc bộ xanh, đội hành động xanh Các loại hình trồng cây, chăm sóc cây sẽ đạt hiệu quả nếu được tổ chức khoa học và thực hiện một cách có kế hoạch Hoạt động này sẽ được gắn với môn học Khoa học; Tự nhiên và Xã hội, chủ chương của ngành, địa phương và kế hoạch đã định sẵn phải đúng thời điểm thì hiệu quả mới cao Ví dụ : Hưởng ứng Tết Trồng cây nhân dịp đầu xuân Giữ vệ sinh môi trường – Thu gom rác thải … * Tổ chức các chiến dịch : - Hình thức chiến dịch không chỉ tác động tới học sinh mà còn tác động tới cả cộng đồng Thông qua các hoạt động này hình thành và phát triển cho các em học sinh ý thức “ mình vì mọi người, mọi người vì mình” Các chiến dịch mang tính định hướng cao như : Vì màu xanh quê hương; Vì các bạn nghèo; Bảo vệ và tiết kiệm nguồn nước; An toàn giao thông Hoạt động này gắn với môn Đạo đức; Mĩ thuật, gắn với các chủ đề trong năm học Giúp các em có kĩ năng sử dụng nguồn nước một các hợp vệ sinh và tiết kiệm * Tổ chức các hoạt động nghiên cứu đơn giản: - Học sinh với vai trò như một nhà nghiên cứu, thu thập và xử lý thông tin, đưa ra các quyết định về một vấn đề hay nội dung được nghiên cứu Ví dụ: Quan sát côn trùng; rác thải trên đường phố, xung quanh trường; Ô nhiễm và bụi Hoạt động này sẽ giúp các em củng cố và khắc sâu kiến thức môn Khoa học; Tự nhiên và Xã hội em tập làm Bác sĩ … nhân dịp kỉ niệm ngày thầy thuốc Việt Nam 27- 2 * Kĩ năng tổ chức các hoạt động trong lớp học: - Giáo dục tư tưởng cho học sinh có một thái độ đúng đắn đối với mỗi hoạt động - Cung cấp sẵn cho học sinh chủ đề và nội dung hoạt động của tuần, tháng, học kỳ, năm học - Giáo dục tư tưởng không chỉ chú ý đến đối tượng học sinh mà cần phải chú ý đến mối quan hệ gia đình và xã hội để phối hợp có hiệu quả tốt hơn trong việc học tập của các em * Xây dựng đội ngũ ban cán sự lớp - Cứ 2-3 em chịu trách nhiệm chính trong việc lựa chọn đề cử, giao nhiệm vụ cho thành viên trong từng tổ thực hiện kế hoạch của giáo viên chủ nhiệm - Đội ngũ ban cán sự luân phiên nhau làm việc, chỉ đạo tất cả các thành viên cùng tham gia hoạt động Giáo viên chủ nhiệm kiểm tra việc chuẩn bị kế hoạch hoạt động của ban cán sự để giúp đỡ điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp 16 * Tạo môi trường tổ chức hoạt động - Cần thay đổi không gian, vị trí của từng tổ trong mỗi hoạt động, đảm bảo nhóm hoạt động hiệu quả, đôi bạn cùng tiến Khi tổ chức nên sắp xếp bàn ghế theo từng hoạt động, không nên lặp lại một kiểu chỗ ngồi dễ dẫn đến sự nhàm chán đối với các em học sinh - Trong quá trình tổ chức, cần tạo không khí thoải mái, tự tin, mạnh dạn để các em tự do phát biểu những suy nghĩ riêng của mình Giáo viên không nên áp đặt theo một ý kiến duy nhất, bất biến mà cần lắng nghe ý kiến của học sinh, phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của các em, giúp các em có kĩ năng nói trước đám đông , biết cách sắp xếp các hoạt động một cách khoa học và có hiệu quả * Đổi mới nội dung tổ chức chương trình - Đặc trưng của học sinh tiểu học là học mà chơi, chơi mà học, luôn ưa thích những điều mới lạ, sát thực với cuộc sống Giáo viên chủ nhiệm cần định hướng, đổi mới nội dung hoạt động của chương trình sao cho phù hợp với nguyện vọng lứa tuổi, đối tượng học sinh Có thể toạ đàm, thảo luận, thi hỏi đáp, giao lưu nhưng phải phù hợp với thời điểm tổ chức Thường xuyên thay đổi các hình thức hoạt động, tạo nên nội dung hoạt động phong phú * Cần có sự chuẩn bị chu đáo khi thực hiện hoạt động: - Khâu chuẩn bị chu đáo - Luyện tập nội dung hoạt động - Chuẩn bị phương tiện, thiết bị cần thiết - Định lượng thời gian - Chạy thử chương trình hoạt động - Dự kiến các tình huống xảy ra trong chương trình * Ví dụ: Chủ điểm tháng 12 “ Uống nước nhớ nguồn” Nội dung và hình thức hoạt động + Tìm hiểu về những người con anh hùng của quê hương đất nước + Biểu diễn văn nghệ + Kể chuyện lịch sử + Hội vui học tập + Tổ chức hội khoẻ Phù Đổng + Trò chơi ( Học tập và làm theo tấm gương anh Bộ đội Cụ Hồ ) … Sau mỗi chủ đề, mỗi nội dung hoạt động nên cho học sinh viết báo cáo thu hoạch (nhận định kết quả đạt được và những ý kiến đề xuất, kiến nghị ) Nên đưa hoạt động này vào nội dung đánh giá ý thức rèn luyện nhân cách của học 17 sinh để các em phát huy những mặt mạnh đã làm được, khắc phục những tồn tại từ đó các em làm tốt hơn * Kĩ năng tổ chức các hoạt động ở ngoài trời: - Hoạt động giáo dục này diễn ra trong môi trường thiên nhiên thực sự bổ ích và lí thú đối với các em học sinh tiểu học Các em có cơ hội được quan sát, thực nghiệm, được tham gia vào các hoạt động tìm hiểu, khám phá những điều mới lạ, mang lại cho các em một thái độ tích cực với kĩ năng đó Khơi dậy tình cảm gắn bó, trân trọng từ đó giúp các em có kĩ năng hành động đúng đắn - Giáo dục kĩ năng sống ngoài trời có liên quan chặt chẽ tới việc đổi mới giáo dục, trong đó, học sinh dựa trên kinh nghiệm, học tập thông qua giải quyết vấn đề Giáo dục kĩ năng sống ngoài trời có thể được thực hiện ở nhiều địa điểm khác nhau Tuy nhiên ở bất cứ địa điểm nào, giáo viên cũng cần có những kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm nhất định thì mới tạo ra một quá trình học tập có hiệu quả Khi tiến hành một hoạt động giáo dục kĩ năng sống ngoài trời hay tổ chức chuyến tham quan dã ngoại cho học sinh, công tác chuẩn bị là rất quan trọng Giáo viên cần thực hiện những việc sau đây để chuẩn bị cho hoạt động: - Về nhận thức: Xác định tầm quan trọng và ý nghĩa của hoạt động đối với chương trình giáo dục chung Từ đó, xác định mục tiêu của hoạt động (về mặt kiến thức , kĩ năng và thái độ), lựa chọn những nội dung phù hợp với đối tượng và thiết kế những hoạt động cụ thể, lí thú cho học sinh - Về thủ tục hành động, cơ sở vật chất: Báo cáo kế hoạch với cấp trên, tài liệu, phiếu giao việc và các thiết bị cần thiết, phương tiện đi lại, liên hệ địa điểm - Nơi nghỉ và thực hành thử: Đây là một việc làm rất cần thiết trong khâu chuẩn bị, nhằm đảm bảo thành công cho mọi kĩ năng hoạt động ngoài trời hay một chuyến tham quan của học sinh Việc làm này giúp giáo viên làm quen với hoạt động và điều kiện địa điểm diễn ra hoạt động, từ đó có sự thiết kế và điều chỉnh hoạt động một cách phù hợp, tự tin và chủ động hơn khi tiến hành hoạt động - Ngoài ra, khâu chuẩn bị còn có những yếu tố sau: thời gian, đảm bảo an toàn, sự hỗ trợ của đồng nghiệp và phụ huynh, đánh giá hoạt động Giáo viên nên tổ chức công tác chuẩn bị tại lớp, tại trường cùng với học sinh và các giáo viên khác, huy động sự tham gia của tất cả của học sinh cũng như mọi đối tượng có liên quan - Như vậy, tổ chức hoạt động ngoài trời đạt mục tiêu giáo dục một cách hiệu quả thông qua kinh nghiệm thực tế, khai thác thiên nhiên như một nguồn tư liệu sinh động mà nếu tổ chức trong lớp thì khó có thể đạt được Hoạt động này sẽ hỗ 18 trợ các em học sinh ở tất cả các môn học nhất là các môn học về xã hội và kĩ năng sống 3.8.Vận động các tổ chức xã hội, phụ huynh học sinh cùng tham gia vào các hoạt động rèn kĩ năng sống trong và ngoài giờ lên lớp Thông qua hoạt động giáo dục kĩ năng sống trong và ngoài giờ lên lớp tuyên truyền, vận động sâu rộng trong nhân dân, phụ huynh, các tổ chức xã hội để mọi người nhận thức rõ vị trí, tầm quan trọng của hoạt động này chứ không đơn thuần là hoạt động vui chơi, giải trí Người quản lí phải biết huy động có hiệu quả sự tham gia của học sinh, thầy cô giáo, cha mẹ học sinh, các đơn vị kinh tế và nhân dân địa phương nơi trường đóng cùng đồng lòng đồng sức tham gia hỗ trợ cho nhà trường nói chung và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nói riêng 3.9 Động viên khen thưởng kịp thời đối với mỗi hoạt động - Hiểu và nắm bắt tâm lí của đối tượng nhất là đối với học sinh tiểu học, động viên, khích lệ, khen thưởng kịp thời là một trong những biện pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động giáo dục kĩ năng sống , hoạt động trong và ngoài giờ lên lớp - Sau mỗi hoạt động nhà trường nên trích một phần kinh phí để thưởng hoặc bằng hình thức tuyên dương, đưa vào tiêu chí thi đua của tập thể, cá nhân, thông báo trên bảng tin của nhà trường để các em thấy được những mặt mạnh mà mình hay tập thể lớp mình đã làm được, từ đó giúp các em phấn khởi thi đua tham gia vào mọi hoạt động Không phải chỉ động viên khích lệ các em học sinh mà còn phải động viên khích lệ các thầy, cô giáo và các bậc phụ huynh học sinh, các đoàn thể có liên quan đến các hoạt động Có như vậy mới động viên được mọi tầng lớp trong xã hội tham gia có hiệu quả vào các hoạt động 3.10.Tuyên truyền về ý nghĩa giáo dục và tác dụng cho mỗi hoạt động kĩ năng sống trong và ngoài giờ lên lớp - Hiệu quả của mỗi hoạt động giáo dục kĩ năng sống trong và ngoài giờ lên lớp là những người tham gia phải hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động đó Thông qua mỗi hoạt động sẽ giúp học sinh phát triển về trí tuệ, thể lực và đạo đức như thế nào Nếu mọi người tham gia không hiểu được tác dụng của mỗi hoạt động thì hoạt động đó sẽ không có hiệu quả hoặc hiệu quả không cao Khi đưa ra một hoạt động, người chủ thể phải tuyên truyền sâu rộng cho hoạt động đó và phải đúng thời điểm 4 KẾT QUẢ Khố số Số HS Số HS Hoạt động 19 Kết Kết Ghi i 5 HS 350 350 350 350 350 350 350 350 350 350 tham gia 330 130 240 340 350 230 2250 250 200 280 không tham gia 20 220 110 10 0 quả học tập Số học sinh tham tốt gia một số hoạt động Dã ngoại Văn nghệ Trò chơi Thăm quan du lịch Múa hát TT số học sinh tham gia tốt hết các hoạt động Văn nghệ Thăm quan du lịch Trò chơi múa hát TT Dã ngoại quả sức khoẻ Tốt chú tốt nhanh nhẹn Tác phong nhanh nhẹn Thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp, rèn cho học sinh tính chủ động, tích cực Các em được bộc lộ quan điểm, được rèn luyện, hình thành quan hệ tốt đẹp trong giao tiếp với thầy cô, bạn bè và xã hội ,có sức khoẻ tốt, nhanh nhẹn và tiếp thu tốt kiến thức 5 BÀI HỌC KINH NGHIỆM Để thực hiện tốt các kĩ năng, hoạt động trong và ngoài giờ lên lớp trong nhà trường có hiệu quả cao, chúng ta cần lưu ý một số vấn đề sau: *Đối với nhà trường - Cần tổ chức tốt khâu tuyên truyền vận động các tổ chức xã hội có liên quan, các thầy, cô giáo, các bậc phụ huynh học sinh, các em học sinh hiểu ý nghĩa, tác dụng của hoạt động rèn kĩ năng sống trong và ngoài giờ lên lớp - Chuẩn bị tốt điều kiện, kiến thức, kĩ năng và cơ sở vật chất để phục vụ cho các hoạt động - Có kế hoạch cụ thể, chi tiết cho từng hoạt động theo các chủ đề và theo nhiệm vụ năm học và các biến động đột xuất theo khách quan và có chủ trương - Có biện pháp thực hiện có hiệu quả các hoạt động - Có thi đua khen thưởng và uốn nắn kịp thời đối với các hoạt động * Đối với học sinh 20 - Hiểu ý nghĩa và tầm quan trọng của các hoạt động rèn kĩ năng sống trong và ngoài giờ lên lớp - Có kĩ năng tham gia vào các hoạt động và tham gia một cách nhiệt tình * Đối với xã hội - Định hướng đường lối cho nhà trường thực hiện có hiệu quả - Hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động KẾT LUẬN - Hoạt động giáo dục rèn kĩ năng sống cho học sinh trong và ngoài giờ lên lớp là một nội dung quan trọng trong nhà trường nhằm góp phần giáo dục toàn diện , nâng cao nhận thức, hình thành và phát triển cho học sinh các năng lực cơ bản của con người Việt Nam trong sự nghiệp Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước - Hoạt động giáo dục rèn kĩ năng sống trong và ngoài giờ lên lớp là hoạt động tổ chức học của các môn học trên lớp Nó là sự nối tiếp rất quan trọng của hoạt động dạy học trên lớp, góp phần củng cố, khắc sâu những kiến thức đã học ở trên lớpvà thực tế ngoài xã hội, là con đường gắn lý thuyết với thực tiễn, tạo sự thống nhất giữa nhận thức và hành động của học sinh, nâng cao kĩ năng sống cho học sinh 21 - Tổ chức tốt các hoạt động giáo dục kĩ năng sống trong và ngoài giờ lên lớp, học sinh sẽ cảm nhận được sự thoải mái khi việc học của mình vừa gắn với kiến thức trong sách vở, vừa thông qua sự thâm nhập, trải nghiệm của chính bản thân trong các hoạt động ngoại khoá, trong các trò chơi dân gian, các hoạt động tập thể vui mà học Như thế mỗi ngày học sinh đến lớp là một ngày vui, các em thêm yêu trường lớp, tạo tinh thần thoải mái học tập cho các em Hoạt động rèn kĩ năng sống trong và ngoài giờ lên lớp gắn bó chặt chẽ với việc phát huy tính tích cực của học sinh Tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ năng sống trong và ngoài giờ lên lớp là tạo môi trường phát triển toàn diện cho học sinh.Trong môi trường đó, học sinh học tập hứng thú, chủ động tìm hiểu kiến thức dưới sự dìu dắt của người thầy, gắn chặt giữa học và hành, biết thư giãn khoa học, rèn luyện kĩ năng và phương pháp học tập, trong đó những yếu tố hết sức quan trọng là khả năng tự tìm hiểu khám phá, sáng tạo Trên đây là một số kinh nghiệm chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong và ngoài giờ lên lớp của tôi cũng như của trường chúng tôi Tôi rất mong sự tham gia đóng góp của các bạn đồng nghiệp để hiệu quả của chuyên đề cũng như nghiệp vụ chuyên môn của bản thân tôi và nhà trường ngày một nâng cao 22

Ngày đăng: 18/06/2016, 14:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan