Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch sản xuất tại Nhà máy số 2 – Công ty cổ phần thiết bị bưu điện.DOC

65 766 2
Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch sản xuất tại Nhà máy số 2 – Công ty cổ phần thiết bị bưu điện.DOC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch sản xuất tại Nhà máy số 2 – Công ty cổ phần thiết bị bưu điện

Trang 1

Mở đầu

Kế hoạch sản xuất là một nội dung không thể thiếu trong hoạt độngquản lí sản xuất của bất cứ doanh nghiệp nào Nó góp phần giúp doanh nghiệpthỏa mãn tốt nhất nhu cấu thị trường trên cơ sở sử dụng tối ưu các yếu tố sảnxuất đầu vào Cũng giống như các kế hoạch khác quy trình kế hoạch sản xuấtbao gồm các bước: xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, đánh giáthực hiện kế hoạch trong đó xây dựng kế hoạch là khâu mở đầu có ý nghĩaquyết định đến công tác kế hoạch hóa sản xuất Sau một thời gian thực tập tạiNhà máy số 2 – Công ty cổ phần thiết bị bưu điện em nhận thấy hoạt độngxây dựng kế hoạch sản xuất của Nhà máy trong thời gian qua tuy đã đạt đượcnhững kết quả đáng ghi nhận song vẫn còn một số hạn chế Trong điều kiệncạnh tranh ngày càng gay gắt, ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia vàosản xuất, kinh doanh các sản phẩm bưu điện, để nâng cao khả năng cạnh tranhcủa mình đòi hỏi Nhà máy phải đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốtnhất, không ngừng đa dạng hóa sản phẩm, cung cấp sản đúng thời hạn hợpđồng, … Công tác xây dựng kế hoạch sản xuất càng có ý nghĩa quan trọngtrong việc quản trị sản xuất và thực hiện mục tiêu sản xuất kinh doanh của

Nhà máy, vì vậy em đã đi sâu tìm hiểu và chọn đề tài “Hoàn thiện công tácxây dựng kế hoạch sản xuất tại Nhà máy số 2 – Công ty cổ phần thiết bịbưu điện” Trong chuyên đề này em sẽ phân tích thực trạng công tác xây

dựng kế hoạch sản xuất cuả Nhà máy, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế từ đóđề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác này của Nhà máy.Ngoài phần mở đầu và kết luận chuyên đề gồm 3 phần, mỗi phần làmột chương, cụ thể như sau:

Trang 2

+ Chương 1: Tổng quan về Nhà máy số 2 – Công ty cổ phần thiết bịbưu điện.

+ Chương 2: Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch sản xuất tại Nhàmáy số 2 – Công ty cổ phần thiết bị bưu điện.

+ Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch sản xuấtcủa Nhà máy số 2 – Công ty cổ phần thiết bị bưu điện.

Trang 3

Chương 1

Tổng quan về Nhà máy số 2 – Công ty cổ phần thiết bị bưu điện1.1 Giới thiệu về Nhà máy số 2 - Công ty cổ phần thiết bị bưu điện

- Tên công ty: Công ty cổ phần thiết bị bưu điện.

- Tên tiếng Anh: Post Telecomunication Equiment Joint Stock Company.- Tên giao dịch: Công ty cổ phầnthiết bị bưu điện.

- Tên viết tắt: Postef

Địa chỉ: Trụ sở chính: 61 Phố Trần Phú – Phường Điện Biên Phủ Quận Ba Đình – TP Hà Nội.

- Tài khoản tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam, số tài khoản:710A0009 - 710B.0009 VNĐ và 3001.101.001.009 USD.

- Giấy phép kinh doanh xuất - nhập khẩu số 1031004, do Bộ ThươngMại cấp.

- Cơ sở thành lập:

*Căn cứ vào cơ chế thành lập và giải thể doanh nghiệp Nhà Nước banhành kèm theo Quyết định số 338 – HĐBT ngày 20/01/1992 và Nghị Định156 – HĐBT ngày 07/02/1992 của Hội Đồng Bộ Trưởng.

Trang 4

*Căn cứ vào thông báo thành lập doanh nghiệp Nhà Nước thuộc TCBĐsố 64 – Nhà máy Thiết bị bưu điện ngày 13/4/1994 của Thủ tướng Chính Phủ.*Quyết định thành lập số 202 QĐ/ TCBĐ ngày 15/03/1993 do ôngĐặng Văn Thân, Tổng cục trưởng Tổng cục bưu điện kí.

1.2 Quá trình hình thành, phát triển của Nhà máy số 2 - Công ty cổ phầnthiết bị bưu điện

Công ty cổ phần thiết bị bưu điện mà tiền thân là Nhà máy thiết bị bưuđiện Hà Nội là một doanh nghệp Nhà Nước thuộc Tập đoàn Bưu Chính ViễnThông Việt Nam, được thành lập năm 1954 với tên gọi ban đầu là Nhà máythiết bị truyền thanh Nhà máy có nhiệm vụ sản xuất và lắp ráp các sản phẩm,linh kiện, thiết bị phục vụ cho ngành bưu chính viễn thông Trong giai đoạnban đầu sản phẩm của Nhà máy bao gồm: Nam châm, loa truyền thanh, mộtsố thiết bị thô sơ khác.

Đến cuối những năm 60 của thế kỉ trước do yêu cầu của phát triển kinhtế Miền Bắc và kháng chiến chống Mỹ ở Miền Nam, Tổng Cục Bưu Điện đãtách Nhà máy thiết bị truyền thanh ra thành bốn Nhà máy trực thuộc là: Nhàmaý 1, Nhà máy 2, Nhà máy 3 và Nhà máy 4.

Sau khi đất nước được hoàn toàn giải phóng, do yêu cầu của công cuộcxây dựng đất nước Tổng Cục Bưu Điện lại sáp nhập Nhà máy 1, Nhà máy 2 vàNhà máy 3 thành một Nhà máy Trong giai đoạn này sản phẩm do Nhà máycung cấp đã phong phú, đa dạng hơn như: Các thiết bị hữu tuyến, thiết bịtruyền thanh và thu thanh, một số sản phẩm chuyên dùng cho các cơ sở sảnxuất của ngành và một số sản phẩm khác Các sản phẩm của Nhà máy đã đápứng được một phần nào nhu cầu phát triển của ngành bưu chính viễn thông.

Đến tháng 2 năm 1986 do yêu cầu của Tổng Cục Bưu Điện Nhà máylại một lần nữa tách thành hai Nhà máy là: Nhà máy thiết bị bưu điện ở 61Trần Phú – Ba Đình – Hà Nội và Nhà máy vật liệu điện từ loa nam châm ởThanh Xuân – Hà Nội.

Trang 5

Bước sang thập niên 90 của thế kỉ 20 trước yêu cầu của tình hình mới,tháng 03 năm 1993 Tổng Cục Bưu Điện lại sáp nhập hai Nhà máy trên thànhNhà máy thiết bị bưu điện.

Ngày 26/06/2004 Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam đã chính thứcthông qua quyết định cổ phần hoá Nhà máy thành Công ty cổ phần thiết bị bưuđiện theo đó tổng số vốn điều lệ của Công ty là 120 tỉ đồng trong đó vốn NhàNước là 61,2 tỉ đồng, vốn góp cổ đông khác là 58,8 tỉ đồng Năm 2007 Công tycổ phần thiết bị bưu điện đã phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng.

Hiện nay Công ty cổ phần thiết bị bưu điện là một trong những nhàcung cấp các sản phẩm cho ngành bưu điện và bưu chính viễn thông có uy tínhàng đầu ở nước ta Hầu hết các doanh nghiệp trong ngành bưu chính và cácbưu điện đều sử dụng sản phẩm của Công ty Để đáp ứng yêu cầu của thịtrường Công ty đã không ngừng mở rộng quy mô sản xuất cả về chiều rộng vàchiều sâu, đầu tư vào đổi mới công nghệ, nâng cao tay nghề người lao độngvà trình độ của đội ngũ cán bộ quản trị Trong quan hệ với khách hàng Côngty là một doanh nghiệp luôn lấy khách hàng là động lực cho sự phát triển Trong quan hệ với nhà cung ứng Công ty là một khách hàng đáng tin cậy,Công ty đã mở rộng mối quan hệ với các nhà cung cấp ngoài nước để đảmbảo cung ứng nguyên vật liệu cho Công ty

Lĩnh vực kinh doanh chính hiện nay:

- Máy móc linh kiện kĩ thuật chuyên ngành bưu chính viễn thông, cácsản phẩm điện, điện tử, tin học, cơ khí và các mặt hàng khác trong ngành bưuchính

- Sản xuất kinh doanh các loại ống nhựa và các sản phẩm chế biến từnhựa, kim loại màu

- Xuất nhập khẩu máy móc vật tư kĩ thuật chuyên ngành bưu chính viễnthông

Trang 6

- Lắp đặt, bảo hành, sửa chữa các thiết bị bưu chính viễn thông.

- Sản xuất thiết bị cho ngành điện và một số ngành công nghiệp khác.Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần thiết bị bưu điệnghi nhận những cố gắng, đóng góp to lớn của các thế hệ công nhân viên vàđội ngũ quản trị viên của Công ty Trong một khoảng thời gian không lâuCông ty đã thực hiện một loạt các biện pháp chiến lược khác nhau để pháttriển như đa dạng hoá sản phẩm, mở rộng quan hệ với các nhà cung ứng ngoàinước, đổi mới máy móc thiết bị công nghệ để nâng cao chất lượng sảnphẩm… Nhờ những bước đi mạnh dạn ấy mà công ty đã đứng vững trướcnhững khó khăn và ngày càng phát triển Sau hơn 50 năm hoạt động, được sựquan tâm của Nhà Nước, của Tổng Cục Bưu Điện trước đây nay là Bộ Thôngtin và truyền thông, của Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam, công ty đãđạt được những thành tựu đáng ghi nhận Đời sống vật chất và tinh thần củangười lao động không ngừng được nâng cao

1.3 Một số đặc điểm kinh tế kĩ thuật chủ yếu của Nhà máy số 2 ảnhhưởng tới công tác xây dựng kế hoạch sản xuất

1.3.1 Đặc điểm sản phẩm

Đặc điểm của sản phẩm là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới côngtác xây dựng kế hoạch sản xuất Các khiá cạnh của sản phẩm cần phải xemxét tới khi lập kế hoạch sản xuất là: số lượng sản phẩm sản xuất, hoạt độngnghiên cứu chế tạo sản phẩm mới, tình hình tiêu thụ sản phẩm, Trước đâyNhà máy số 2 chủ yếu thực hiện chức năng sản xuất, việc tiêu thụ sản phẩmđược tiến hành thông qua hệ thống các chi nhánh của công ty Mặc dù Nhàmáy có phòng kinh doanh nhưng việc tiêu thụ sản phẩm trực tiếp tại Nhà máycòn khá hạn chế, phòng kinh doanh thực hiện vai trò là cầu nối giữa Nhà máyvà các chi nhánh bán hàng của Công ty Hiện nay ngoài việc sản xuất Nhàmáycòn trực tiếp thực hiện việc tiêu thụ sản phẩm, Nhà máy đẩy mạnh việc

Trang 7

chủ động tìm kiếm khách hàng và nghiên cứu sản xuất sản phẩm đáp ứng nhucầu thị trường Có thể hình dung ra những khách hàng tiêu thụ sản phẩm củaCông ty và Nhà máy là các bưu điện trong cảc nước, các công ty kinh doanhtrong ngành bưu chính viễn thông, các doanh nghiệp trong ngành điện, điệntử, …

Nhà máy số 2 là một trong 5 Nhà máy thuộc Công ty cổ phần thiết bịbưu điện và đúng như tên gọi là Công ty cổ phần thiết bị bưu điện, các sảnphẩm của Nhà máy chủ yếu là các sản phẩm dùng trong ngành bưu điện vàbưu chính viễn thông Hiện nay Nhà máy sản xuất rất nhiều sản phẩm và chitiết khác nhau các sản phẩm này được nhóm vào thành từng nhóm sản phẩm,được thể hiện qua bảng 1.1

Bảng 1.1 - Các nhóm sản phẩm chủ yếu của Nhà máy số 2

1 Sản phẩm cáp và thiết bị quang2 Sản phẩm đấu nối

3 Sản phẩm nội đài

4 Sản phẩm phụ kiện mạng cáp5 Sản phẩm bưu chính

6 Sản phẩm gia công và sản phẩm công nghiệp

7 Sản phẩm và bán thành phẩm cung cấp cho các Nhà máy

“ Nguồn: Phòng Kinh doanh”

Các sản phẩm của Nhà máy mang tính chuyên dụng, trước đây Nhàmáy chủ yếu cung cấp cho hệ thống các bưu điện trong nước Hiện nay ngoàicác bưu điện thì khách hàng của Nhà máy còn là các doanh nghiệp kinhdoanh thiết bị bưu chính viễn thông, Nhà máy cũng thực hiện sản xuất theođơn đặt hàng của các doanh nghiệp trong nền kinh tế Sản phẩm của Nhàmáy mang hàm lượng khoa học công nghệ cao, được sản xuất trên dây

Trang 8

chuyền công nghệ tiên tiến Từ năm 2005 Nhà máy đã xây dựng và áp dụnghệ thống quản lí chất lượng ISO 9001

Ngoài việc sản xuất nhiều loại sản phẩm thì hàng năm Nhà máy cũngthực hiện việc sản xuất sản phẩm mới Khi có một sản phẩm mới nghiệm thuthì cần được đưa vào trong kế hoạch sản xuất.Trong năm 2007 Nhà máy cócác sản phẩm mới được nghiên cứu hoàn thành và đưa vào kế hoạch sản xuấtlà: Thiết bị chống sét cho mạng lan, Bảo an 5 điểm- 3 cấp MDF, điện thoại cốđịnh VN525, Phiến đấu nối 8 đôi cat 5, măng xông cáp quang, khay đấu nối Các sản phẩm đang thử nghiệm là dự án sản xuất thiết bị sợi cáp quang, tủđấu nối kiểu cánh mở và khung xoay

Sau khi công ty chuyển sang mô hình Công ty cổ phần và tác động củaviệc nước ta gia nhập WTO thì việc nghiên cứu phân, đoạn thị trường càng cóý nghĩa quan trọng với công ty và các nhà mày thành viên trong đó có Nhàmáy số 2 Mối quan hệ giữa Nhà máy và các chi nhánh tiêu thụ càng trở nêngắn bó hơn Ngoài chi nhánh tại Hà Nội hiện Nhà máy còn có hai chi nhánhtiêu thụ ở thàh phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng Đây là hai thành phố mà lượngtiêu thụ chiếm một tỉ trọng lớn trong tổng doanh thu của Nhà máy và cũng làcơ sở để Nhà máy thực hiện các biện pháp mở rộng thị trường.

1.3.2 Đặc điểm nguyên vật liệu

Khi xây dựng kế hoạch sản xuất cần căn cứ vào đặc điểm của nguyênvật liệu, khả năng cung ứng nguyên vật liệu Là một Nhà máy sản xuất cácsản phẩm công nghiệp nên vai trò của nguồn nguyên vật liệu với Nhà máy làvô cùng quan trọng Duy trì một mối quan hệ ổn định, lâu dài với các nhàcung cấp và việc xây dựng hệ thống bảo đảm nguyên vật liệu hoạt động hiệuquả là một nhiệm vụ luôn được đặt ra với Nhà máy Để đảm bảo cho việc ổnđịnh chất lượng sản phẩm thì việc đảm bảo tính đồng nhất và tiêu chuẩn hoánguyên liệu là rất quan trọng Để thực hiện các mục tiêu chất lượng nội bộ mà

Trang 9

Nhà máy đã xây dựng thì cần tổ chức tốt hệ thống cung ứng nguyên vật liệucho quá trình sản xuất Hệ thống này phải đáp ứng được việc cung ứngnguyên vật liệu trên các phương diện số lượng, chất lượng, thời gian và phảigiảm thiểu ở mức thấp nhất các chi phí cho việc bảo quản, dự tữ vật liêu.

Hiện nay nguyên liệu của Nhà máy được cung cấp bởi cảc các đối táctrong nước và ngoài nước, trong đó nguồn nguyên liệu nhập khẩu có vị tríquan trọng ( chiếm khoảng 60% tổng lượng nguyên liệu Nhà máy sử dụng ).Nhà máy sử dụng một số lượng lớn chủng loại nguyên vật liệu, trong danhmục quản lí của phòng Vật tư thì có tới hơn 100 các loại nguyên vật liệu khácnhau, bao gồm:

- Kim khí, sắt thép cho nhóm bưu chính, sản phẩm công nghiệp, cácsản phẩm kim khí.

- Các loại nhựa như nhựa PVC, PE, PA, ABS, … - Linh kiện điện tử, đồng hồ, bảo an, …

- Đồng ca tốt, vật liệu phụ trợ khác, …

- Các nhà cung cấp lớn trong nước như: Xí nghiệp bao bì Hà Nội,Tổng công ty nhựa Việt Nam, công ty nhựa Phú Mỹ, Công ty cổ phầnhoá chấtHà Việt, …

Đối với các mặt hàng điện tử phải nhập các linh kiện điện tử của cáccông ty nước ngoài như:

- Bột nhựa PVC nhập của Bayer ( Singapore ), Sumitomo ( Nhật Bản),Lanxess ( Hồng Kông )

- Thiết bị linh kiện điện tử nhập của Sankosha ( Nhật Bản ), Elcon( Pháp), Hitech ( Trung Quốc ), …

- Đồng ca tốt nhập của BHP, UST ( Úc )

Chất lượng của các nguyên vật liệu này ảnh hưởng lớn tới chất lượngcủa sản phẩm vì vậy việc cung ứng vật tư là vấn đề quan trọng với Nhà máy.

Trang 10

Việc sử dụng nhiều loại nguyên liệu khác nhau làm cho việc quản trị vật tưgặp nhiều khó khăn Do vậy Nhà máy cần quan tâm tới việc: Tìm kiếm vàcủang cố các mối quan hệ với các nhà cung ứng nguyên vật liệu, xây dựng hệthống quản lí nguyên vật liệu đảm bảo cung ứng đúng lúc, kịp thời với chi phíthấp nhất

1.3.3 Đặc điểm lao động

Xây dựng kế hoạch sản xuất cần xem xét tới đặc điểm lao động trên cácphương diện như số lượng lao động, chất lượng lao động, kế hoạch tuyển mộvà sử dụng lao động, tinh thần thái độ làm việc của người lao động Khôngchỉ trú trọng đến việc đổi mới công nghệ Nhà máy cũng dành sự quan tâm đặcbiệt tới việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và nâng cao đời sống của côngnhân Chiến lược phát triển về con người luôn là một trong các chiến lượctrọng tâm của Nhà máy Mỗi năm Nhà máy dành một phần lợi nhuận để chicho việc đào tạo và động viên khen thưởng người lao động Nhờ những việclàm ấy mà người công nhân gắn bó hơn với Nhà máy, năng suất lao độngđược nâng cao qua từng năm

Số lao động hiện nay của Nhà máy khoảng gần 300 người trong đó laođộng gián tiếp khoảng 25 người Phân lớn công nhân của Nhà máyđược đàotạo qua các trường nghề về điện tử, điện, rất ít lao động phổ thông, tình hìnhlao động của Nhà máy thể hiện ở bảng 1.2

Bảng 1.2 - Thống kê lao động của Nhà máy số 2

Trang 11

lượng lao động và nâng cao trình độ của công nhân, điều này xuất phát từ yêucầu khách quan của quá trình phát triển của Nhà máy Với các máy móc hiệnđại thì cần đòi hỏi đội ngũ cán bộ công nhân viên có tay nghề cao Trước đâysố công nhân của Nhà máy là khá đông nhưng do trình độ tay nghề không đồngđều nên đã gây nhiều khó khăn cho sản xuất, tình trạng thiếu lao động có trìnhđộ tay nghề cao nhưng lại thừa lao động giản đơn Vận dụng Nghị quyết 176-HĐBT và từ những đòi hỏi của việc phát triển Nhà máy trong giai đoạn mớiNhà máy đã thực hiện những bước đi táo bạo để cải tạo về chất lực lượng laođộng của mình.Trình độ của ngưòi lao động được nâng cao rõ rệt, hiên nay

- Số lao động có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học là 64 người( Chiếm 26 % tổng số lao động toàn Nhà máy).

- Số lao động có trình độ trung cấp là 139 người ( chiếm 56% tổng sốlao động toàn Nhà máy)

- Số lao động có trình độ dưới trung cấp là 45 người ( Chiếm 18 %tổng số lao động toàn Nhà máy)

Nhà máy cũng rất quan tâm tới đời sống vật chất và tinh thần của ngườilao động, tiền lương bình quân tăng lên qua từng năm, điều đó thể hiện quabảng 1.3

Bảng 1.3: Thống kê thu nhập của người lao động

Trang 12

Chế độ làm việc của Nhà máy là mỗi công nhân ngày làm 8 giờ, trongmột số trường hợp có thể huy động làm thêm giờ Toàn Nhà máy tuỳ từng thờiđiểm mà thực hiện làm việc một ca, hai ca hay ba ca Mỗi công nhân có một thẻchấm công và tự mình thực hiện việc chấm công dưới một cơ chế kiểm soátnhất định Trong ngày làm việc công nhân có thời gian ăn ca, nghỉ đi vệ sinh,…

1.3.4 Đặc điểm công nghệ, máy móc thiết bị

Máy móc thiết bị, công nghệ là nhân tố có ảnh hưởng lớn tới công tácxây dựng kế hoạch sản xuất Ảnh hưởng này thể hiện trên các khía cạnh côngsuất của máy móc thiết bị, tình trạng của máy móc, các sự cố hỏng hóc, môitrường làm việc trong các phân xưởng, các bước công việc trong quy trìnhcông nghệ chế tạo sản phẩm.

Do bưu chính viễn thông là một ngành có vai trò quan trọng đối với sựphát triển của nền kinh tế nên Công ty cổ phần thiết bị bưu điện nói chung vàNhà máy số 2 nói riêng đã nhận được nhiều sự quan tâm của Nhà Nứơc, củaTập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam Các chính sách ưu đãi trong nhậpkhẩu công nghệ và máy móc thiết bị bằng nguồn vốn ngân sách, vốn vay, vốncủa bản thân Công ty đã giúp công ty có những dây chuyền công nghệ hiệnđại, được nhập từ nhiều nước khác nhau, thể hiện qua bảng 1.4 và 1.5

Trang 13

Bảng 1.4: Một số máy móc của Nhà máy số 2

Bảng 1.5: Một số dây chuyền công nghệ của Nhà máy số 2

Chi phí( Triệuđồng )1 Dây chuyền sản xuất máy điện thoại theo

công nghệ SMT

2 Dây chuyền lắp ráp dùng cho máy viễn thông Ngành 21503 Dây chuyền sản xuất ống sóng PVC 2 lớp Nhà máy 10500

5 Dây chuyền lắp ráp thiết bị nguồn điện SKD Ngành 1000

“Nguồn: Phòng công nghệ”

Từ bảng trên ta có thể nhận thấy Nhà máy2 sử dụng nhiều loại máymóc thiết bị khác nhau điều này là do việc Nhà máy sản xuất nhiều loại sảnphẩm khác nhau Để đáp ứng yêu cầu hội nhập với nền kinh tế quốc tế trong

Trang 14

những năm gần đây Nhà máy đã đẩy mạnh việc đổi mới máy móc thiế bị vàcông nghệ, loại bỏ những máy móc đã lạc hậu và nhập về những máy mới từcác nước có ngành công nghiệp điện tử phát triển như Đức, Nhật Bản,…

Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm cũng là nhân tố phải xem xétkhi xây dựng kế hoạch sản xuất vì đây là căn cứ xác định định mức sử dụngmáy móc thiết từ đó xác định nhu cầu máy móc cho sản xuất Với mỗi sảnphẩm thì quy trình sản xuất là khác nhau Sơ đồ 1.1 thể hiện quy trình côngnghệ sản xuất một sản phẩm điển hình của Nhà máy là sản phẩm Ô chia thư

Sơ đồ 1.1: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Ô chia thư

Quy trình trên thể hiện các bước công việc cần thiết để sản xuất sảnphẩm Ô chia thư, ngoài việc kiểm tra tổng thể cuối cùng thì tại mỗi bước đềucó hoạt động kiểm tra loại bỏ các bán thành phẩm không đạt tiêu chuẩn Nhìnvào quy trình công nghệ sẽ biết được cần những máy móc nào để sản xuất sảnphẩm, thời gian sử dụng máy móc là bao nhiêu

Vật tư: Tôn, sắt Cắt theo thiết kế Đột theo thiết kế

Uốn

Xử lí bề mặt

Kiểm tra tổng thêvà nghiệm thu

Trang 15

1.3.5 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị tại Nhà máy số 2

Nhằm thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của mình cơ cấu quản lívà tổ chức sản xuất của Nhà máy số 2 được sấp xếp thành 6 phòng ban và 10phân xưởng sản xuất theo kiểu trực tuyến - chức năng Các bộ phận thực hiệnnhiệm vụ của mình dưới sự giám sát chỉ đạo của cấp trên đồng thời giữa cácbộ phận có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, phối hợp lẫn nhau trong quá trìnhthực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, điều đó thể hiện qua sơ đồ 1.2

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức của Nhà máy số 2

Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận như sau:

* Giám đốc Nhà máy:

Hiện nay là ông Lê Xuân Hải, là người quản lí tất cả các mặt hoạt độngsản xuất kinh doanh của Nhà máy Chịu trách nhiêm trước Công ty về kết quảhoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy

Giám đốc

PhòngTổ chức

Lao độngtiền lương

PhòngKinh doanh

PhòngKế hoạch điều độ

Vật tư PhòngCông nghệ

PhòngKế toán tài chính

Các phân xưởng

PX 1

PX 2

PX 5

PX 6

PX 8

PX 9

PX 10

Trang 16

* Phòng Tổ chức lao động tiền lương:

- Thực hiện việc quản lí nhân sự cuả Nhà máy cụ thể là: - Điều hoà, bố trí, tuyển dụng, đào tạo lao động

- Giải quyết những vấn đề về tiền lương, bảo hiể, cho người lao động.- Xây dựng bảng lương cho các bộ phận, giải quyết chính sách vớingười lao động.

- Thực hiện các công việc về theo dõi sức khoẻ, bảo hộ lao động - Xây dựng các bảng biểu về định mức lao động.

- Phối hợp với các phòng ban khác trong việc thực hiện các nhiệm vụcủa Nhà máy.

*Phòng Kinh doanh:

- Tiếp nhận các đơn đặt hàng từ các chi nhánh tiêu thụ và của khác hàng - Thực hiện việc cung cấp sản phẩm cho khác hàng và các chi nhánhtiêu thụ của Công ty.

- Hỗ trợ giám đốc trong việc xây dựng kê hoạch kinh doanh cuả Nhà máy.- Tìm kiếm khách hàng cho Nhà máy.

- Phối hợp với các phòng ban khác để thực hiện các nhiệm vụ của Nhà máy

* Phòng Kế hoạch điều độ:

- Xây dựng kế hoạch sản xuất cho Nhà máy và các phân xưởng.- Thực hiện công tác điều độ sản xuất

- Tổ chức công tác bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị

- Phối hợp với các phòng ban khác trong việc thực hiện các nhiệm vụcủa Nhà máy.

* Phòng Vật tư

- Mua nguyên vật liệu cho Nhà máy.

- Thực hiện việc bảo quản, dự trữ nguyên vật liệu - Cung ứng nguyên vật liệu cho các phân xưởng.

Trang 17

- Phối hợp với các phòng ban khác trong việc thực hiện các nhiệm vụsản xuất kinh doanh của Nhà máy.

* Phòng Công nghệ:

- Lập, theo dõi, giám sát việc thực hiện quy trình công nghệ của mỗisản phẩm, nhóm sản phẩm.

- Thực hiện việc nghiên cứu chế tạo sản phẩm mới.

- Thực hiện việc tìm kiếm, chọn lựa công nghệ khi Nhà máy cần đổimới công nghệ.

- Theo dõi việc thực hiện các mục tiêu chất lượng nội bộ của Nhà máy.Theo dõi việc áp dụng hệ thống quản lí chất lượng ISO 9001:2000 tạiNhà máy.

- Phối hợp với các phòng ban khác thực hiện các mục tiêu nhiệm vụcủa Nhà máy.

*Phòng Kế toán, Ttài chính:

- Phụ trách công tác kế toán, tài chính của Nhà máy.

- Theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty dưới hình tháitiền tệ.

- Thực hiện các quan hệ tài chính, tiền tệ giữa Nhà máy với Công ty, cơquan - Nhà Nước, các tổ chức, cá nhân bên ngoài.

- Phối hợp với các phòng ban khác trong việc thực hiện các nhiệm vụcủa Nhà máy.

Trang 18

điện thoại G phone, khuôn phiến PF2- 10CAT5, sửa chữa khuôn mẫu theoyêu cầu của các phân xưởng.

- PX 2: Là phân xưởng ép nhựa, sản xuất các sản phẩm nhựa to như:đáy tủ KP 200, Chi tiết loa, Chi tiết phích F250.

- PX 3: Là phân xưởng nam châm, chuyên sản xuất các loại nam châm - PX 4: Là phân xưởng cơ khí có nhiệm vụ chế tạo các sản phẩm cơkhí, gia công chi tiết như: thiết kế gia công trạm BTS, thùng thư các loại, chitiết phích F250, giá phiến các loại, lắp ráp hoàn chỉnh tủ KP200 PCS.

- PX 5: Là phân xưởng đúc áp lực, ép các sản phẩm từ nhựa PCS ví dụ:sản xuất chi tiết tủ KP200 PCS như thân tủ, nóc tủ, cánh tủ, bệ tủ.

- PX6: Là phân xương ép nhựa như phân xưởng 2 nhưng các sản phẩm cókích thước lớn hơn ví dụ: chi tiết hộp HC2, chi tiết loa các loại, chi tiết phích, …

- PX 7: Là phân xưởng bưu chính có nhiệm vụ sản xuất kìm bưu chính,dấu máy các loại, dấu bưu chính, …

- PX8: Là phân xưởng lắp ráp có nhiệm vụ là lắp ráp các loại loa như:loa 25w, loa 30w và một số sản phẩm khác

- PX 9: Là tổ cơ khí điện tử có nhiệm vụ sản xuất chi tiết cơ khí nhỏ cóhàm lượng công nghệ cao và sửa chữa các máy móc của Nhà máy như sửachữa máy ép 16T ở phân xưởng 4, sửa máy tiện CNC ở phân xưởng 1

- PX 10: Là phân xưởng khuôn mẫu có nhiệm vụ chế tạo khuôn mẫunhư phân xưởng 1 nhưng sản phẩm có kích thước lớn hơn ví dụ: Sản xuấtkhuôn đột IE, … và cưa phôi theo yêu cầu các phân xưởng.

1.3.6 Cơ cấu sản xuất tại Nhà máy số 2

Nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất và thực hiện các nhiệm vụ khác hiệnNhà máy đang áp dụng cơ cấu sản xuất sau:

Trang 19

Sơ đồ 1.3: Sơ đồ cơ cấu sản xuất của Nhà máy số 2

Nhà máy: Là một thành viên của Công ty cổ phần thiết bị bưu điện Nhà máy sản xuất các sản phẩm trong lĩnh vực bưu điện, bưu chính viễn thông Sản phẩm của Nhà máy được chuyển đến các chi nhánh tiêu thụ của công ty vàmột phần được tiêu thu trực tiếp tại Nhà máy Nhà máy bao gồm 10 phân xưởngsản xuất trong đó có một tổ cơ khí điện tử có vai trò như là phân xưởng

Phân xưởng: Là bọ phận sản xuất chính của Nhà máy Là nơi chế tạosản phẩm, chi tiết sản phẩm, lắp ráp sản phẩm Mỗi phân xưởng là một khunhà riêng được lắp đặt máy móc thiết bị Mỗi phân xưởng có một quản đốcđứng đầu, số công nhân trong mỗi phân xưởng nhiều hay ít tuỳ thuộc vàonhiệm vụ, chức năng của phân xưởng Phân xưởng có thể sản xuất ra sản phẩmhoàn chỉnh hay sản xuất ra các chi tiết, bộ phận hoặc làm nhiệm vụ lắp ráp cácchi tiết mà các phân xưởng khác sản xuất tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh.

- Nơi làm việc: Là một phần không gian trong phân xưởng nơi côngnhân thực hiện các thao tác của mình Số nơi làm việc trong mỗi phân xưởnglà khác nhau phụ thuộc vào quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm

1.4 Một số kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của Nhà máysố 2 trong những năm gần đây

1.4.1 Kết quả về doanh thu, lợi nhuận và nộp ngân sách Nhà Nước

Là một đơn vị sản xuất chủ yếu thuộc Công ty cổ phần thiết bị bưuđiện, trong những năm qua hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy số 2đạt được những kết quả rất đáng khích lệ Nhà máy đã luôn phấn đấu khôngngừng thực hiện các mục tiêu đề ra Những kết quả Nhà máy đạt được thểhiện qua bảng 1.6

Trang 20

Bảng 1.6: Báo cáo kết quả kinh doanh của Nhà máy số 2

“ Nguồn: Phòng Kế toàn, Tài chính”

Một số nhận xét về tình hình hoạt động kinh doanh của Nhà máy: * Sự tăng trưởng ổn định về mặt sản xuất kinh doanh của Nhà máy: - Doanh thu bán hàng liên tục tăng qua các năm từ 64.49 tỷ đồng năm2003 lên 73.89 tỷ đồng năm 2007 Năm sau so với năm trước tăng khoảng1.06 lần, năm 2007 so với năm 2003 tăng 1.14 lần

- Doanh thu thuần tăng liên tục trong 5 năm gần đây từ 64.53 tỷ đồngnăm 2003 lên 73.13 tỷ đồng năm 2007 Năm sau so với năm trứơc tăngkhoảng 1.058 lần, năm 2007 so với năm 2003 tăng 1.13 lần

Trang 21

- Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh liên tục tục tăng trong 5năm gần đây, năm 2003 đạt 12.42 tỷ đồng đến năm 2007 đạt 15.40 tỷ đồng.Năm sau so với năm trước tăng khoảng 1.064 lần, năm 2007 so với năm 2003tăng 1.214 lần

- Lợi nhuận sau thuế của Nhà máycũng tăng liên tục trong 5 năm gầnđây từ 7.81 tỷ đồng năm 2003 lên 9.48 tỷ đồng năm 2007 Năm sau so vớinăm trước tăng khoảng 1.064 lần, năm 2007 so với năm 2003 tăng 1.215 lần Biểu đồ 1.1 sẽ cho thấy rõ hơn điều này

Biểu đồ 1.1: Biểu đồ doanh thu và lợi nhuận trước thuếcủa Nhà máy số 2

Tỷ đồng

Doanh thu bán hàngLợi nhuận trước thuế

Qua biểu đồ trên có thể nhận thấy sự tăng trưởng ổn định về mặt sảnxuất và kinh doanh của Nhà máy, biểu hiện là doanh thu bán hàng và lợi nhuậntrước thuế đều tăng lên tương đối đều qua các năm Kết quả này có được lànhờ những cố gắng của toàn thể các bộ công nhân viên Nhà máy, ngoài ra còncó một nguyên nhân quan trọnglà việc Nhà máy đã xây dựng và áp dụng hệthống quản lí chất lượng ISO 9001:2000, tiêu chuẩn hoá các quy trình làm việcnhờ đó mà sản phẩm của Nhà máy sản xuất có chất lượng ổn định và ngày mộtnâng cao, tạo uy tín đối với bạn hàng và người tiêu dùng

Trang 22

7.81 8.11 8.56

9.11 9.48

Biểu đồ 1.2: Biểu đồ lợi nhuận sau thuế của Nhà máy số 2

Biểu đồ 1.3: Thuế thu nhập doanh nghiệp của Nhà máy số 2

00.511.522.533.54

Trang 23

1.4.2 Thu nhập và đời sống của người lao động

Xuất phát từ quan điểm cho rằng Nhà máy muốn phát triển cần có sựnỗ lực đóng góp của tất cả mọi người lao động, nhà máy đã đặt ra mục tiêutạo mối hệ gắn bó lâu dài giữa người lao động và Nhà máy, ban lãnh đạo Nhàmáyluôn cố gắng nâng cao thu nhập của người lao động ngoài tiền lương thìNhà máy còn có một quỹ tiền thưởng khá lớn dành cho những sáng kiến cảitiến kĩ thuật, những tấm gương lao động tích cực Tình hình thu nhập củangười lao động thể hiện ở bảng 1.7

Bảng 1.7: Thu nhập của người lao động Nhà máy số 2

« Đơn vị tính: Triệu đồng »

“ Nguồn: Phòng Kế toán, Tài chính”)

Ta thấy quỹ tiền thưởng, Tiền lương bình quân và thu nhập bình quânđều tăng trong 5 năm gần đây Tiền lương bình quân của Nhà máy hiện naylà ở mức khá cao so với mặt bằng mức lương bình quân của các doanh nghiệpcông nghiệp nước ta Tiền lương bình quân tăng từ 1.5 triệu đồng năm 2003lên 2.62 triệu đồng năm 2007 Năm so với năm trước tăng khoảng 1.2 lần,năm 2007 so với năm 2003 tăng 1.86 lần, điều này thể hiện qua biểu đồ 1.4

Trang 24

Biểu đồ 1.4: Thu nhập bình quân của người lao động

1.4.3 Đánh giá khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanhcủa Nhà máy số 2 qua một số chỉ tiêu tài chính cơ bản

Trong những năm qua hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy đạtkết quả cao nên tình hình tài chính của Nhà máy cũng khá tốt, điều này đượcthể hiện qua bảng 1.8

Trang 25

Bảng 1.8: Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động của Nhà máy số 2

1.Cơ cấu TS ( % )TSCĐ / TSSTSLĐ/ TSS

33.5166.492 Cơ cấu nguồn vốn ( % )

Nợ / TNVVốn CSH/ TNV

46.8053.203 Khả năng thanh toán

Tiền mặt/ Nợ ngắn hạnTSS/ Tổng nợ

TSLĐ/ Nợ ngắn hạn

0.212.541.174.Khả năng sinh

lời (% )

LNTT/ DT thuầnLNST/ DT thuầnLNST/ Vốn CSH

“Nguồn: Phòng kế toán tài chính”

Qua bảng 1.8 ta thấy :

- Về cơ cấu tài sản thì TSLĐ luôn chiếm một tỷ trọng lớn tuy nhiên cóxu hướng giảm dần TSCĐ Chiếm khoảng trên 20% trong tổng tài sản vàđang có xu hướng tăng lên Điều này có thể là do Nhà máy đầu tư nhiều vàoTSLĐ để sản xuất sản phẩm còn sự tăng lên của TSCĐ là do 2 năm gần đâyNhà máy đã mua một số máy móc thiết bị mới và đặc biệt là đang xây dựngmột phân xưởng mới là phân xưởng cáp quang.

- Về cơ cấu nguồn vốn: Nguồn vố chủ sở hữu chiếm một tỷ trọng nhỏtrong tổng nguồn vốn còn chủ yếu là nợ Tỷ trọng nợ đang có xu hướng giảmdần so với vốn chủ sở hữu, điều này là do chính sách sử dụng đòn cân nợ củaNhà máy, Nhà máy vay nợ để đầu tư vào TSLĐ còn vốn chủ sở hữu dùng để

Trang 26

đầu tư vào TSCĐ Tuy nhiên do môi trường kinh doanh có nhiều rủi ro tronghai năm gần đây và việc kinh doanh tốt nên Nhà máy đã giảm bớt tỷ trọngnợ Nguồn vốn chủ sở hữu tăng còn do việc Công ty đã hát hành cổ phiếu racông chúng trong năm 2007.

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán: Do việc giảm tỷ trọngnợ trong tổng nguồn vốn mà nhóm chỉ tiêu này của Nhà máy khá tốt Khảnăng trả nợn gắn hạn của Nhà máy luôn được đảm bảo bằng tài sản lưu độngcó khả năng luân chuyển cao Tuy nhiên lượng dự trữ tiền mặt của Nhàmáycòn ở mức khá thấp, trong trường hợp xảy ra các rủi ro của thị trườnghoặc cần trả nợ gấp thì Nhà máy sẽ gặp khó khăn.

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời: Các chỉ tiêu trong nhómchỉ tiêu này đều tăng trong 4 năm qua Chỉ tiêu về LNTT / DT thuần vàLNST / DT thuần đều ở mức cao Đặc biệt là chỉ tiêu về LNST / vốn CSH ởmức rất cao Nếu lấy mức lãi suất ngân hàng là 10% một năm thì khả năngsinh lời vốn các chủ sở hữu đầu tư vào Nhà máy luôn gấp gần 2 lần.

Trang 27

- Kế hoạch sản xuất là căn cứ để xây dựng kế hoạch mua sắm và cungứng nguyên vật liệu Dựa vào các chỉ tiêu trong kế hoạch sản xuất như sốlượng sản phẩm sản xuất, thời gian sản xuất, mà phòng Vật tư cuả Nhà máysẽ xây dựng kế hoạch mua sắm, dự trữ và cung ứng nguyên vật liệu

- Kế hoạch sản xuất là cơ sở xây dựng kế hoạch mua sắm, sử dụng máymóc thiết bị.

Như vậy ta thấy kế hoạch sản xuất có mối quan hệ chặt chẽ với các kếhoạch khác của Nhà máy, nó vừa chi phối các kế hoạch khác tuy nhiên cũngvừa lệ thuộc vào các kế hoạch khác Mối quan hệ này cho thấy rằng mục tiêukinh doanh của Nà máy muốn thực hiện tốt thi cần phải thực hiện tốt tất cảcác kế hoạch về nguyên vật liệu, nhân lực, tiêu thụ

Ngoài ra trong quá trình sản xuất kinh doanh của Nhà máy thì kế hoạchsản xuất cũng cho biết Nhà máy có nhận them các đơn dặt hàng mới không,có nên mở rộng quy mô sản xuất hay không, … Kế hoạch được duyệt cũng làphương án có hiệu quả nhất bởi là phương án có chi phí thấp nhất.

Trang 28

Kế hoạch sản xuất là cơ sở để triển khai thực hiện các hoạt động sảnxuất tạo ra các sản phẩm cụ thể Bên cạnh đó kế hoạch sản xuất cũng là căncứ để đánh giá kết quả thực hiện hoạt động sản xuất của Nhà máy.

Kế hoạch sản xuất có vai trò quan trọng như vậy nên công tác xây dựngkế hoạch sản xuất có vai trò càng quan trọng vì đây là khâu mở đầu của việchình thành kế hoạch sản xuất làm tốt công tác này sẽ cho ra một bản kế hoạchcó chất lượng tốt từ đó góp phần vào nâng cao hiệu quả thực hiện kế hoạchcủa Nhà máy.

2.2 Đặc điểm của hệ thống thông tin phục vụ cho công tác xây dựng kế hoạchsản xuất và sự phối hợp giữa các phòng ban trong quá trình xây dựng kếhoạch sản xuất

Thông tin là yếu tố quan trọng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanhnói chung và công tác xây dựng kế hoạch sản xuất nói riêng Các thông tin nhanhchóng , cập nhật, chính xác, đầy đủ sẽ giúp cho việc lập kế hoạch được thuận lợi,có hiệu quả cao Do đó việc xây dựng hệ thống thông tin phục vụ cho công táckế hoạch hóa sản xuất và lập kế hoạch sản xuất là điều quan trọng Trong đó cầnxác định các yếu tố chủ đạo là nguồn cung cấp thông tin, nội dung của thông tin,mối quan hệ giữa các bộ phận trong hệ thống Hệ thống thông tin phục vụ chocông tác xây dựng kế hoạch sản xuất của Nhà máy thể hiện qua sơ đồ 1.4

Trang 29

Sơ đồ 2.1: Hệ thống thông tin trong công tác xây dựng kế hoạch sảnxuất của Nhà máy số 2

Thông tin đi tới:

Thông tin phản hồi:

Sơ đồ trên phản ánh mối liên hệ thông tin giữa các phòng ban trong quátrình lập kế hoạch, các nguồn thông tin và nội dung các thông tin phục vụ chocông tác lập kế hoạch của Nhà máy là:

+ Phòng Kinh doanh cung cấp các thông tin về thị trường, tình hình tiêuthụ sản phẩm, kế hoạch tiêu thụ của các chi nhánh bán hàng và của Nhà máy.

+ Phòng Vật tư cung cấp thông tin về tình hình nguyên vật liệu, định mứcsử dụng vật liệu.

+ Phòng Công nghệ cung cấp thông tin về tình hình máy móc thiết bị, quytrình công nghệ, định mức sử dụng máy móc thiết bị.

Phân xưởngP Kinh doanh

P TC – LĐ - TL

P Kế hoạch điều độ( Bộ phận lập

kế hoạch )

P Công nghệ

Trang 30

+ Phòng Tổ chức – Lao động – Tiền lương cung cấp thông tin về tình hìnhlao động của Nhà máy, số lao động của phân xưởng, thời gian lao động,

+ Bộ phận kho thành phẩm cung cấp thông tin về tình hình tồn kho sảnphẩm hàng thàng, năm

+ Các phân xưởng báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch sản lượng thángcủa phân xưởng.

Sơ đồ hệ thống thông tin trong xây dựng kế hoạch sản xuất của Nhà máy làkhá hoàn thiện, có sự tương tác hai chiều giữa các phòng ban trong xây dựng vàthực hiện kế hoạch sản xuất.

Để hệ thống thông tin hoạt động hiệu quả thì cần có sự phối hợp chặt chẽgiữa các phòng ban của Nhà máy Nhiệm vụ xây dựng kế hoạch là của Phòng Kếhoạch điều độ nhưng để thực hiện được công việc của mình Phòng Kế hoạch điềuđộ cần có sự phối hợp của các phòng ban khác để hoạt động thu thập dữ liệu thuậnlợi làm cơ sở xây dựng kế hoạch Trách nhiệm của các phòng ban đã được quyđịnh tuy nhiên trên thực tế không phải lúc nào giữa Phòng Kế hoạch điều độ vàcác phòng khác cũng có sự phối hợp nhịp nhàng Nhiều trường hợp tình hình sốlượng lao động của phân xưởng không được cung cấp kịp thời Trên thực tế chỉkhi nào Phòng Kế hoạch yêu cầu thì các phòng ban mới cung cấp các dữ liệu Thái độ làm việc của các phòng ban trong nhiều trường hợp không cao biểu hiệnlà việc chỉ trú trọng làm tốt phần việc của mình mà thiếu sự hợp tác với bộ phậnkhác trong thực hiện nhiệm vụ Những hạn chế này đã làm giảm hiệu quả củacông tác xây dựng kế hoạch sản xuất của Nhà máy

2.3 Trình độ chuyên môn của nhân viên phụ trách công tác kế hoạch sảnxuất và quy trình xây dựng kế hoạch sản xuất

Chất lượng của công tác xây dựng kế hoạch sản xuất phụ thuộc nhiều vàotrình độ chuyên môn của các nhân viên thực hiện công việc này Nhân viên cótrình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm, kĩ năng lập kế hoạch sẽ thực hiện

Trang 31

việc xây dựng kế hoạch tốt và ngược lại sự hạn chế vền năng lực, kiến thức thìviệc phân tích các dữ liệu sẽ không chính xác, tốc độ xử lí thông tin sẽ chậm làmcho chất lượng của kế hoạch sản xuất bị giảm đi

Ở Nhà máy số 2 Phòng Kế hoạch điều độ thực hiện việc xây dựng kếhoạch sản xuất tình hình lao động và phân công công việc như sau:

+ Số lao động: 4 người gồm một trưởng phòng và 3 nhân viên

+ Trong bốn nhân viên thì một người làm nhiệm vụ trông coi, quản lí khobán thành phẩm nên số nhân viên thực hiện việc quản lí, điều độ sản xuất là 3nhân viên

+ Nhiệm vụ xây dựng kế hoạch sản xuất: Trong 3 nhân viên làm việc trênphòng thì kế hoạch sản xuấtdo ba người cùng xây dựng trong đó chủ yếu là domột nhân viên có trình độ cao nhất đảm nhiệm

+ Trình độ chuyên môn và năng lực của các nhân viên: Trong bốn nhânviên thì một người có trình độ đại học, một người có trình độ trung cấp, 2 dớitrung cấp (Là các công nhân làm việc dưới phân xưởng sau đó được đào tạo thêmvà điều lên Phòng Kế hoạch điều độ làm việc )

Do chỉ có một người có đủ kiến thức nên phần lớn các kế hoạch là do nhânviên này đảm nhiệm tuy nhiên do Nhà máy sản xuất nhiều sản phẩm khác nhau vàcó tới 10 phân xưởng nên khối lượng công việc tính toán là rất nhiều, do đó nênnhiều khi dẫn tới sự quá tải trong công việc Nhiều chỉ tiêu kế hoạch đưa ra dựatrên kinh nghiệm chứ không phải các tính toán khoa học Do trình độ chuyênmôn của nhân viên còn hạn nên đã làm giảm hiệu quả xây dựng kế hoạch sản xuấtcủa Nhà máy.

Bên cạnh năng lực của nhân viên thì công tác xây dựng kế hoạch sản xuất cònphụ thuộc vào quy trình xây dựng kế hoạch, phương pháp xây dưng kế hoạch Mộtquy trình hợp lí, khoa học sẽ nâng cao hiệu quả xây dựng kế hoạch và ngược lại Hiện tại quy trình xây dựng kế hoạch sản xuất của Nhà máy gồm các bước sau:

Trang 32

- Xác định căn cứ xây dựng kế hoạch sản xuất: Các căn cứ bao gồm + Kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất qua các giai đoạn trước + Kế hoạch tiêu thụ của Nhà máy

- Phê duyệt kế hoạch sản xuất: Sau khi xây dựng xong kế hoạch sản xuấtsẽ được trình phê duyệt theo quy định của Công ty và Nhà máy, theo đó kếhoạch sản xuất năm do lãnh đạo công ty phê duyệt, kế hoạch sản xuất thángdo Giám đốc Nhà máy phê duyệt

2.4 Các bộ phận cấu thành kế hoạch sản xuất của Nhà máy số 2

2.4.1 Kế hoạch sản xuất năm

Kế hoạch sản xuất năm còn được gọi là kế hoạch sản xuất tổng thể Kếhoạch này được xây dựng cho Nhà máy trong khoảng thời gian một năm Xétvề mặt thời gian thì đây là kế hoạch dài nhất của Nhà máy

- Bộ phận xây dựng kế hoạch: Kế hoạch sản xuất năm do Phòng Kếhoạch điều độ xây dựng

Ngày đăng: 04/10/2012, 16:34

Hình ảnh liên quan

Bảng 1. 1- Các nhóm sản phẩm chủ yếu của Nhà máysố 2 - Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch sản xuất tại Nhà máy số 2 – Công ty cổ phần thiết bị bưu điện.DOC

Bảng 1..

1- Các nhóm sản phẩm chủ yếu của Nhà máysố 2 Xem tại trang 7 của tài liệu.
9 Rancom 3T Máy chép hình Rancom 3T 2004 Nhật Bản - Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch sản xuất tại Nhà máy số 2 – Công ty cổ phần thiết bị bưu điện.DOC

9.

Rancom 3T Máy chép hình Rancom 3T 2004 Nhật Bản Xem tại trang 13 của tài liệu.
Bảng 1.4: Một số máy móc của Nhà máysố 2 - Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch sản xuất tại Nhà máy số 2 – Công ty cổ phần thiết bị bưu điện.DOC

Bảng 1.4.

Một số máy móc của Nhà máysố 2 Xem tại trang 13 của tài liệu.
Bảng 1.6: Báo cáo kết quả kinh doanh của Nhà máysố 2 - Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch sản xuất tại Nhà máy số 2 – Công ty cổ phần thiết bị bưu điện.DOC

Bảng 1.6.

Báo cáo kết quả kinh doanh của Nhà máysố 2 Xem tại trang 20 của tài liệu.
Bảng 1.7: Thu nhập của người lao động Nhà máysố 2 - Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch sản xuất tại Nhà máy số 2 – Công ty cổ phần thiết bị bưu điện.DOC

Bảng 1.7.

Thu nhập của người lao động Nhà máysố 2 Xem tại trang 23 của tài liệu.
Bảng 1.8: Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động của Nhà máysố 2 - Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch sản xuất tại Nhà máy số 2 – Công ty cổ phần thiết bị bưu điện.DOC

Bảng 1.8.

Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động của Nhà máysố 2 Xem tại trang 25 của tài liệu.
+ Phòng Kinh doanh cung cấp các thông tin về thị trường, tình hình tiêu thụ sản phẩm, kế hoạch tiêu thụ của các chi nhánh bán hàng và của Nhà máy. - Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch sản xuất tại Nhà máy số 2 – Công ty cổ phần thiết bị bưu điện.DOC

h.

òng Kinh doanh cung cấp các thông tin về thị trường, tình hình tiêu thụ sản phẩm, kế hoạch tiêu thụ của các chi nhánh bán hàng và của Nhà máy Xem tại trang 29 của tài liệu.
Bảng 2.1: Kếhoạch sản xuất năm của Nhà máysố 2 - Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch sản xuất tại Nhà máy số 2 – Công ty cổ phần thiết bị bưu điện.DOC

Bảng 2.1.

Kếhoạch sản xuất năm của Nhà máysố 2 Xem tại trang 33 của tài liệu.
Bảng 2.2: Kếhoạch sản xuất tháng (Tháng 4 năm 2007 ) - Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch sản xuất tại Nhà máy số 2 – Công ty cổ phần thiết bị bưu điện.DOC

Bảng 2.2.

Kếhoạch sản xuất tháng (Tháng 4 năm 2007 ) Xem tại trang 35 của tài liệu.
Bảng 2.3: Kếhoạch sản xuất tháng phân xưởng - Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch sản xuất tại Nhà máy số 2 – Công ty cổ phần thiết bị bưu điện.DOC

Bảng 2.3.

Kếhoạch sản xuất tháng phân xưởng Xem tại trang 36 của tài liệu.
Bảng 2.4: Giá trịsản lượng sản xuất của Nhà máysố 2 - Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch sản xuất tại Nhà máy số 2 – Công ty cổ phần thiết bị bưu điện.DOC

Bảng 2.4.

Giá trịsản lượng sản xuất của Nhà máysố 2 Xem tại trang 38 của tài liệu.
Bảng 2.5: Kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất theo nhóm sản phẩm của Nhà máysố 2 - Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch sản xuất tại Nhà máy số 2 – Công ty cổ phần thiết bị bưu điện.DOC

Bảng 2.5.

Kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất theo nhóm sản phẩm của Nhà máysố 2 Xem tại trang 40 của tài liệu.
Kết quả thực hiện kế hoạch tháng của Nhà máy thể hiện qua bảng 2.6 - Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch sản xuất tại Nhà máy số 2 – Công ty cổ phần thiết bị bưu điện.DOC

t.

quả thực hiện kế hoạch tháng của Nhà máy thể hiện qua bảng 2.6 Xem tại trang 41 của tài liệu.
Bảng 2.7: Tình hình không hoàn thành kế hoạch sản xuất cuả phân xưởng ( 6 tháng cuối năm 2007 ) - Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch sản xuất tại Nhà máy số 2 – Công ty cổ phần thiết bị bưu điện.DOC

Bảng 2.7.

Tình hình không hoàn thành kế hoạch sản xuất cuả phân xưởng ( 6 tháng cuối năm 2007 ) Xem tại trang 44 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan