Báo cáo thực tập tại Tổng Công ty dệt may Hà Nội..DOC

30 2.3K 10
Báo cáo thực tập tại Tổng Công ty dệt may Hà Nội..DOC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Báo cáo thực tập tại Tổng Công ty dệt may Hà Nội

Trang 1

MỤC LỤC

Lời nói đầu: 1

I/ Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty dệt may Hà Nội 4

II/ Các đặc điểm chủ yếu của Tổng công ty Dệt May Hà Nội 5

2.1.Đặc điểm máy móc, thiết bị 5

2.2.Đặc điểm về nguyên vật liệu 6

2.3 Đặc điểm về nguồn vốn: 6

2.4 Đặc điểm lao động 7

2.5 Đặc điểm sản phẩm 8

2.6 Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty 9

2.6.1 Cơ cấu tổ chức sản xuất của Tổng công ty: 9

2.6.2 Bộ máy quản trị của Tổng công ty 10

2.7 Định hướng, mục tiêu chung đến năm 2010 của Tổng công ty Dệt May Hà nội 12

III Đánh giá tổng quát tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 13

3.1 Kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty trong những năm qua: 13

3.2 Hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty 15

IV Một số hoạt động quản trị chủ yếu của công ty 15

4.1 Hoạt động Marketing 15

4.1.1 Thị trường 15

4.1.2 Biện pháp xúc tiến,quảng cáo 16

4.1.3 Hoạt động định vị, tìm kiếm thị trường và dự báo nhu cầu khách hàng 17

4.1.4 Chính sách sản phẩm 18

4.1.5 Chính sách giá của công ty 19

4.2 Hoạt động quản trị nguồn nhân lực: 20

4.2.1 Số lượng và chất lượng: 20

4.2.2 Nguồn lao động cung cấp cho công ty 23

4.2.3 Chính sách phát triển đối với nguồn lao động: 23

4.2.4 Chính sách tuyển dụng 24

Trang 2

4.2.5 Chính sách đãi ngộ 25

4.2.6.Tiền lương và phụ cấp: 26

4.3 Hoạt động quản lý chất lượng của Tổng công ty Dệt May Hà nội: 28

Kết luận: 30

Trang 3

Lời nói đầu:

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, trong những năm qua ngànhcông nghiệp Dệt May đã đạt được những thành tựu đáng kể Liên tục trong nhiều năm,công nghiệp Dệt May luôn là ngành có giá trị xuất khẩu cao, mang lại ngoại tệ nhiềucho đất nước, đồng thời là ngành thu hút được nhiều lao động, khoảng 2 triệu người,góp phần giải quyết tốt vấn đề công ăn việc làm…Là một thành viên trực thuộc củaTập đoàn Dệt may Việt Nam, Tổng công ty Dệt May Hà nội góp phần không nhỏ vàosự phát triển chung của toàn ngành Trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển,Tổng công ty dệt may Hà nội không ngừng lớn mạnh cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.

Được sự hướng dẫn của Thạc sỹ Mai Xuân Được và sự giúp đỡ của phòng kinhdoanh cùng các phòng ban khác trong Tổng công ty dệt may Hà nội, sau một thời gianthực tập ở Tổng công ty, tôi đã hoàn thành Báo cáo thực tập tổng hợp của mình Quađó tôi đã có được cái nhìn tổng quan về toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh củaTổng công ty Dệt May Hà nội Tuy nhiên do trình độ còn hạn chế và thời gian có hạn,tôi không tránh khỏi thiếu sót trong báo cáo của mình, tôi rất mong nhận được sự góp ýcủa thầy cô và các bạn.

Hà Nội tháng 01/2008

Trang 4

I/ Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty dệt may Hà Nội.

Tên đầy đủ: Tổng công ty dệt may Hà Nội.Tên giao dịch: Hanosimex.

Trụ sở chính: Số 1 Mai Động – Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội.Điện thoại: 8621463 – 8622335

Fax: 84 – 4 – 8622334

- E-mail: hanosimex @hn.vnn.vn hanosimex@fpt.vn

- Webside: www.hanosimex.com.vn

Tổng công ty dệt may Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước, một thành viêntrực thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam Tổng công ty hoạt động theo luật doanhnghiệp nhà nước, các quy định của pháp luật và điều lệ tổ chức hoạt động được chủtịch Tập đoàn Dệt May Việt Nam phê chuẩn.

Tiền thân của Tổng công ty Dệt May Hà Nội là Nhà máy sợi Hà nội, được khởi công xây dựng từ tháng 2/1979

+ Đến ngày 21/11/1984 Nhà máy sợi chính thức được hoàn thành.

+ Sau một thời gian phát triển, tháng 6/1995 nhà máy đổi tên thành xí nghiệp thành công Hà nội,.

+ Năm 1999 chuyển đổi tên thành công ty Dệt May Hà nội.

+Tháng 3/2007 Công ty Dệt May Hà nội đổi tên thành Tổng công ty Dệt May Hà nội.Hiện nay, Tổng công ty Dệt May Hà nội gồm các đơn vị thành viên sau:

- Nhà máy dệt Demin.- Nhà máy may 1.- Nhà máy may 2.

- Công ty may thời trang.

- Công ty Cổ phần Dệt Hà Đông Hanosimex.- Công ty Cổ phần Dệt Hoàng Thị Loan.

- Công ty Cổ phần Thương mại Hải phòng Hanosimex.- Công ty Cổ phần Yên Mỹ.

- Công ty Cổ phần may Đông mỹ.

- Công ty Cổ phần Thương mại Hải phòng.

Trang 5

- Công ty Cổ phần Thương mại Coffee Indochina.- Siêu thị Vinatex Hà đông…

Với mục tiêu coi chất lượng là ưu tiên hàng đầu, cùng với thiết bị - công nghệtiên tiến, đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực, lực lượng công nhân lành nghề, sản phẩmcủa Tổng công ty luôn đạt chất lượng cao, đạt được nhiều bằng khen và huy chương tạicác hội chợ triển lãm.

II/ Các đặc điểm chủ yếu của Tổng công ty Dệt May Hà Nội.

2.1.Đặc điểm máy móc, thiết bị.

Với 2 nhà máy Sợi 1 và 2 được trang bị hoàn toàn bằng thiết bị của các nướcnhư Italia, Đức, Bỉ, Hàn Quốc…sản xuất từ các năm 1982 đến những năm 1990, do đógiá trị còn lại của máy móc thiết bị khoảng 73% So với thế giới thì máy móc thiết bịcủa Tổng công ty Dệt May Hà nội còn nhiều hạn chế nhưng so với mặt bằng chung củacả nước thì hệ thống máy móc thiết bị này là tương đối hiện đại.

Các loại máy móc mà công ty dùng để sản xuất những sản phẩm chủ yếu trongnhững năm gần đây:

Hàng năm Tổng công ty Dệt May Hà nội vẫn tiếp tục đầu tư đổi mới công nghệcho phù hợp với nhu cầu của khách hàng Hơn 10 năm qua, công ty đã đầu tư 554 tỷđồng cho công cuộc đổi mới công nghệ như dây chuyền chải thô CX – 4000 của Italia,máy ghép của Thụy Sĩ, máy lạnh CIAT của Pháp…

Khâu dệt nhuộm có máy nhuộm cao áp của Đài Loan, Nhật Bản… Trong khâumay đầu tư gần 500 máy khâu, máy sén, máy thiết kế mẫu, dây chuyền may quần

Trang 6

Jeans… Giá trị đầu tư của nhà máy trong những năm gần đây vào công nghệ máy mócthiết bị được thể hiện ở bảng sau:

Bảng giá trị đầu tư của Tổng công ty Dệt May Hà nội

Ngoài các nguyên liệu chính, công ty còn nhập khẩu một số nguyên liệu khác như hóa chất, thuốc nhuộm và các chất phụ gia khác.

Nguồn: Phòng tài chính – kế toán.

Qua số liệu từ bảng trên ta thấy tổn vốn của Tổng công ty Dệt May Hà nội quacác năm đều tăng Năm 2007 tăng 6.85%, tương ứng với số tiền là 7550 triệu đồng.Trong đó vốn lưu động tăng 1.24%, tương ứng với số tiền là 1100 triệu đồng, vốn cốđịnh tăng 4.76% tương ứng với số tiền là 6450 triệu đồng Điều này chứng tỏ công tyđã sử dụng nguồn vốn lưu động có hiệu quả hơn so với những năm trước đây Nguồn

Trang 7

vốn cố định của công ty tương đối lớn sẽ giúp cho hoạt động xuất khẩu phát triển Điềunày còn do công ty trong những năm qua đã đầu tư những trang thiết bị hiện đại, dâychuyền sản xuất mới để nâng cao năng lực của máy móc thiết bị, nâng cao khả năngcạnh tranh của công ty.

2.4 Đặc điểm lao động.

Hiện nay công ty có trình độ lao động đông đảo và có trình độ cao Số lượng laođộng luôn ổn định trong các năm gần đây Các lao động luôn được đào tạo bồi dưỡngtay nghề cho phù hợp với yêu cầu của chất lượng và mẫu mã sản phẩm ngày nay.

Số lượng lao động trong những năm qua:

Đơn vị: NgườiLao động bình

Khu vực HàĐông

Khu vực ĐôngMỹ

Tổng số laođộng

Nguồn: Phòng tổ chức hành chính

Ngoài số lượng lao động đông đảo, công ty còn có một thế mạnh vô cùng to lớnso với các doanh nghiệp khác là trong doanh nghiệp có số lượng lao động có trình độtay nghề cao, ngoài những lao động trực tiếp tham gia sản xuất còn có một lực lượngđông đảo lao động gián tiếp tham gia có hiệu quả công tác điều hành sản xuất, hoạchđịnh chiến lược có trình độ cao.

2.5 Đặc điểm sản phẩm.

Tổng công ty có nhiều loại sản phẩm, bao gồm các sản phẩm dưới dạng nguyênliệu sản xuất như: các loại sợi cotton, sợi Peco, PE với các chỉ số khác nhau…Mặt

Trang 8

hàng quan trọng khác của Tổng công ty là các sản phẩm hàng tiêu dùng như sản phẩmdệt kim, khăn, vải Denim…

- Sản phẩm sợi:

Công ty có sản lượng trên 1500 tấn mỗi năm với nhiều chủng loại sợi nhưcotton, sợi PE… Sản phẩm sợi là sản phẩm truyền thồng và chiếm tỷ trọng chủ yếu củaTổng công ty dệt may Hà nội Nguyên liệu đầu vào cho sản xuất là bông xơ Sản phẩmsợi được bán cho các công ty sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước Các loại sợicủa Tổng công ty có chất lượng cao và đạt các chỉ tiêu chất lượng như: Chỉ số rộng ( từNe 06 đến Ne 60 ), độ đều cao, điểm dày – mỏng kết hợp ở mức độ cho phép.

Một số sản phẩm sợi chủ yếu của Tổng công ty dệt may Hà nội là: Ne30( 63/35), Ne 45 (65/35), Ne 8 OE, Ne 11 OE, Ne20 cotton, Ne 45(83/17), Ne20 CK…- Sản phẩm dệt kim:

Gồm các sản phẩm như vải dệt kim các loại: RIB, Lacost,Single,Interlok… Sảnlượng hàng dệt kim khoảng 500 tấn mỗi năm và các sản phẩm may dệt kim như quầnáo cho người lớn, trẻ em với sản lượng khoảng trên 8 triệu sản phẩm mỗi năm Trongsố đó có hơn 7 triệu sản phẩm xuất khẩu mỗi năm Đặc điểm của hàng dệt kim là vảidệt kim có độ co dãn cao, nguyên liệu đầu vào là sợi chất lượng cao chải kỹ, công đoạnnhuộm khá phức tạp Sản phẩm dệt kim của công ty có 3 chủng loại chính là áo dệtkim có cổ (poloshirt), áo dệt kim cổ bo ( T – shirt + Hineck), quần áo thể thao.

Sản phẩm dệt kim của công ty có chất lượng khá tốt so với các sản phẩm dệtkim trong nước Tuy nhiên đối với thị trường nước ngoài, sản phẩm của công ty chỉ đạtchất lượng trung bình.

- Sản phẩm khăn:

Bao gồm khăn tắm, khăn ăn, khăn mặt với sản lượng khoảng 800 tấn mỗi năm.Đây là sản phẩm Tổng công ty sản xuất chủ yếu theo đơn đặt hàng của những kháchhàng quen thuộc.

- Sản phẩm lều bạt du lịch:

Đây là sản phẩm mới của Tổng công ty Dệt May Hà nội đưa ra nhằm đáp ứngnhu cầu du lịch ngày càng cao Chất lượng may gia công của sản phẩm này tốt, tuynhiên năng suất chưa cao Hiện nay sản phẩm này chủ yếu để xuất khẩu.

2.6 Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty.

Trang 9

2.6.1 Cơ cấu tổ chức sản xuất của Tổng công ty:

Trong tổng ty dệt may Hà nội, bộ phận sản xuất chính là các nhà máy may vàdệt vải Bộ phận sản xuất phụ trợ là các nhà máy sợi, dệt nhuộm Bên cạnh đó tổngcông ty còn có các bộ phận sản xuất phụ, đó là các phân xưởng sản xuất tận dụng cácloại nguyên vật liệu với sản phẩm như khăn, lều du lịch, mũ ở các nhà máy may Bộphận sản xuất là nhà máy cơ khí, hệ thống cơ sở hạ tầng và bộ phận vận chuyển nội bộ,vận tải bên ngoài công ty.

Hoạt động của tổng công ty được tổ chức theo mô hình: Nhà máy – phân xưởng– nơi làm việc.

Về mặt không gian, tại các nhà máy và một số trung tâm, tiểu ban các bộ phậnsản xuất được tổ chức theo nguyên tắc đối tượng Mỗi phân xưởng chỉ chế tạo một loạisản phẩm hoặc một chi tiết nhất định cho sản phẩm.

Quá trình chế biến kể từ khi đưa nguyên vật liệu vào cho đến khi sản xuất ra sảnphẩm đều ở trong cùng phân xưởng Quãng đường đi của sản phẩm kể từ khi bắt đầuđến khi kết thúc được rút ngắn nhất, sử dụng ít phương tiện vận chuyển, kho, diện tíchsản xuất.

Quá trình tổ chức sản xuất của công ty bao gồm: sợi – dệt – may.

Các bộ phận trong tổng công ty có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và được mô tảtheo sơ đồ sản xuất: nguyên vật liệu từ kho được đưa đến các nhà máy sợi, từ đó sợi lạiđược đưa đến các nhà máy dệt để tạo sản phẩm vải, sau đó được đưa đến các nhà máymay để tạo thành phẩm Sau khi được kiểm tra chất lượng, sản phẩm đạt chất lượng sẽđược nhập kho và sau đó sẽ được đưa ra thị trường tiêu thụ - đây là quá trình sản xuấtchính.

Trong quá trình sản xuất này, mỗi công đoạn đều có bán thành phẩm được côngty xuất bán phục vụ thị trường trong và ngoài nước Tuy nhiên cũng có trường hợp quátrình sản xuất không diễn ra theo sơ đồ sản xuất trên khi sản phẩm dệt và sợi đượcnhập từ bên ngoài.

Hoạt động sản xuất của Tổng công ty diễn ra dưới sự cung cấp phụ tùng thiết bịcủa nhà máy cơ khí động lực Mối quan hệ giữa các bộ phận hiện nay đã khá cân đối,tuy nhiên không gian tổ chức sản xuất phân tán cũng ảnh hưởng đến chi phí vậnchuyển, lưu thông, đôi khi còn không kịp thời trong quá trình chuyển tiếp sản phẩm.

Trang 10

2.6.2 Bộ máy quản trị của Tổng công ty.

Tổng công ty dệt may Hà nội thực hiện chế độ quản lý theo hình thức trực tuyến chứcnăng, chế độ một thủ trưởng, trên cơ sở thực hiện quyền làm chủ tập thể của người laođộng.

Trang 11

Sơ đồ tổ chức bộ máy của Tổng công ty dệt may Hà nội:

Tổng giám đốc

Phó tổng giám đốc điều hành

Phó tổng giám đốc - điều

hành dệt

Phó tổng giám đốc - điều

Phó tổng giám đốc điều hành

Phó tổng giám đốc - điều hành tiêu thụ

nội địa

Phó tổng giám đốc - Điều hành QTNS và

hành chính

Trung tâm KT chất lượng sản

hoạch thị trường

Phòng

KTTC Phòng XNK Phòng Thương mại

Nhà máy dệt Demin

Trung tâm dệt kim PN

Trung tâm cơ khí TĐH

CT CP Dệt Hà Đông HANOSIMEX

TT TN & KTCLSP

Nhà máy may 1

Nhà máy may 2

Nhà máy may 3

May thời trang

Siêu thị VINATEX Hà

Chi nhánh TP

Công ty cổ phần Yên Mỹ

Công ty cổ phần may Đông MỹCTCPT M HP

(May HP)

Phòng Nhân

sự

Trang 12

2.7 Định hướng, mục tiêu chung đến năm 2010 của Tổng công ty Dệt May Hà nội.

Với mục tiêu “ Chất lượng sản phẩm là yếu tố quyết định khả năng cạnh tranhcủa doanh nghiệp” Tổng công ty Dệt May Hà nội đã và đang cải tiến bộ máy quản lý,sắp xếp và sử dụng lao động một cách hợp lý, dần dần thâm nhập vào thị trường quốctế và tạo niềm tin cho khách hàng Xác định các mặt hàng chủ lực là sợi, dệt kim, vảiDenim, khai thác triệt để thế mạnh sản phẩm sợi, tăng cường công suất sản phẩm nàynhằm đáp ứng nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu, Theo dự đoán tốc độ tăngtrưởng của sản phẩm sợi trong giai đoạn 2005 – 2010 là từ 5% - 7% với công suấttrung bình của các nhà máy sẽ tăng lên khoảng 4500 tấn/năm.

Mục tiêu của Tổng công ty Dệt May Hà nội đến năm 2010 là: * Chi phí sản xuất may thấp, giảm từ 500 – 1000đ/ sp may/năm.

Các biện pháp được áp dùng là:+ Đổi mới công nghệ may.

+ Giảm lượng bông xơ tồn kho (nhập nguyên vật liệu xuống 1 tuần/1lần đối với bôngxo thường dùng)

+ Tận dụng vải thừa may quần áo trẻ em, mũ, khăn.

+ Giảm tỷ lệ tái chế (giảm từ 2% so với các mức hiện tại; tái chế sau may từ 4% xuống2%, trước bao gói từ 7% xuống 5%, sau bao gói từ 3% xuống 1%)

*Phân phối thay đổi, dự tính tăng lợi nhuận lên 5 tỷ đồng đến năm 2010 Biện pháp đặtra là:

+ Tăng kênh trực tiếp đối với bạn hàng truyền thống, người bán lẻ.

+ Tăng kênh tiếp giáp đối với hàng dệt kim tới các khu vực miền Trung và miền Nam.+ Phân phối qua Tập đoàn Dệt May Việt Nam và Việt Kiều ở nước ngoài.

* Chất lượng sản phẩm dự tính tăng lợi nhuận từ 7 – 10 tỷ đồng nhờ:+ Thiết kế nhiều loại sản phẩm dệt kim, sợi.

+ Cải tiến kiểu dáng các sản phẩm dệt kim cho đa dạng.+ Giảm tỷ lệ lỗi ở các lô hàng theo đơn hàng.

* Chiến lược đối với từng khách hàng nhằm thu hút 4% thị phần ( đối với các sản phẩmdệt kim và sản phẩm sợi).

+ Thu nhập cao: Thiên về kiểu dáng thời trang.

+ Thu nhập trung bình: Thiên về độ bền của vải và đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã.

Trang 13

+ Thu nhập thấp: Giá rẻ, chất lượng bình thường.

*Tận dụng tối đa công suất máy móc, nâng từ 75% lên 80%-85% bằng cách:

+ Đầu tư nâng cao cải tiến hệ thống máy móc hiện đại phù hợp với nhu cầu thị trường.+ Nâng cao chất lượng công nhân kỹ thuật, cán bộ quản lý; vi tính hóa toàn bộ thiết bịdây chuyền; tăng nồng độ chất xám trong đội ngũ lao động thay vì chủ yếu công nhânbậc3,4,5 mà sẽ là bậc 4,5 là chủ yếu; tăng cường lao động có trình độ Đại học và trênĐại học.

III Đánh giá tổng quát tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

3.1 Kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty trong những năm qua:

1.Tổng doanh thuTrong đó: DTXK

Ln sau thuế

Trang 14

Biều đồ phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của công ty

Qua số liệu phân tích ở bảng trên ta thấy tổng doanh thu của Tổng công ty DệtMay Hà Nội luôn tăng qua các năm, năm sau luôn cao hơn năm trước.

Cụ thể: doanh thu năm 2006 tăng 260511 trđ so với năm 2004, với tỷ lệ tăng30,08% Năm 2007 so với năm 2006 tăng 197975 trđ với tỷ lệ tăng 17,57% Doanh thucủa công ty tăng là do sản lượng tiêu thụ sản phẩm các mặt hàng sợi, dệt, may qua cácnăm đều tăng Trong đó doanh thu xuất khẩu chiếm tỷ trọng khá cao, năm 2005 là64,17%, năm 2006 là 70,69%, năm 2007 là 79,19% và đều tăng qua các năm ( năm2006 tăng 43,3% so vớiư năm 2005, năm 2007 tăng 31,71% so với năm 2006).

Chi phí qua các năm cũng tăng Cụ thể năm 2006 tăng 193654 triệu đồng so vớinăm 2005 tương ứng với tỷ lệ tăng 28,94%, năm 2007 tăng 103556 triệu đồng so vớinăm 2006, tương ứng với tỷ lệ tăng 12% Điều này là hợp lý vì trong những năm gầnđây công ty đang đầu tư để mở rộng quy mô sản xuất ở các khâu: sợi, dệt, may Mặtkhác chi phí tăng còn do chi phí bán hàng được công ty đầu tư tương đối nhiều để tăngdoanh số bán hàng Xét về tổng thể tỷ lệ tăng chi phí thấp hơn so với tỷ lệ tăng doanhthu Điều này chứng tỏ công ty quản lý và sử dụng chi phí tương đối tốt.

Cùng với sự tăng lên của tổng doanh thu thì lợi nhuận trước thuế hàng năm cũngtăng lên Cụ thể lả năm 2006 tăng 66857 triệu đồng so với năm 2005, tương ứng với tỷlệ tăng là 33,95% Năm 2007 lợi nhuận tăng lên 94419 triệu đồng so với năm 2006,tương ứng với tỷ lệ tăng là 35,8%.

Sau khi nộp thuế cho ngân sách nhà nước, lợi nhuận sau thuế của công ty qua các nămlà: năm 2005 là 196190 triệu đồng, năm 2006 là 262721 triệu đồng, năm 2007 là

Trang 15

356716 triệu đồng Lợi nhuận sau thuế của công ty qua các năm đều tăng Cụ thể lànăm 2006 tăng 66561 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 33,93%, năm 2006 tăng93995 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 35,78%

Xét về tổng thể ta thấy tỷ lệ tăng lợi nhuận sau thuế của công ty lớn hơn tỷ lệtăng chi phí Điều này chứng tỏ trong thời gian qua công ty đã kinh doanh có hiệu quả.Công ty nên phát huy điểm này trong thời gian tới.

3.2 Hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty.

Tỷ suất lợi nhuận của Tổng công ty đều tăng qua các năm Năm 2007, tỷ suất lợinhuận cao hơn năm 2005 và 2006 lần lượt là 4,28 và 3,61 Điều này chứng tỏ hiệu quảsản xuất kinh doanh của công ty ngày càng được nâng cao Năm 2007, công ty cứ 100đồng doanh thu thì thu được 26,93 đồng lợi nhuận Đây là một con số tương đối cao,đặc biệt là đối với những công ty hoạt động trong lĩnh vực dệt may.

IV Một số hoạt động quản trị chủ yếu của công ty.

4.1 Hoạt động Marketing.

4.1.1 Thị trường.

Thị trường của Tổng công ty Dệt May Hà nội có thể chia ra làm 2 khu vựcchính là thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu, trong đó thị trường xuất khẩu đangđược tập trung tăng cường.

Trong khu vực thị trường nội địa, sản phẩm tiêu thụ chủ yếu ở thị trường miềnNam Các sản phẩm mũi nhọn như: sợi, sản phẩm dệt kim, sản phẩm khăn, mũ Bạnhàng chủ yếu của Tổng công ty Dệt May Hà nội là các công ty dệt vải, các Công tyTNHH, tư nhân Với việc đầu tư nhiều dây chuyền công nghệ mới, đặc biệt là việc mớixây dựng công ty Dệt – Nhuộm tại khu công nghiệp dệt may Phố Nối Tổng công tyđang mở rộng thị trường ở miền Bắc và thị trường tiềm năng ở miền Trung Hiện nay,Tổng công ty đang thâm nhập hướng vào sản xuất các loại đồ Jeans với hy vọng mởrộng thị phần tại thị trường này.

Đối với thị trường xuất khẩu, Tổng công ty đang cố gắng đẩy mạnh kim ngạchxuất khẩu Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Mỹ, EU, Nhật Bạn hàng trên các thịtrường này chiếm 85% sản lượng xuất khẩu của Tổng công ty Ngoài ra Tổng công ty

Ngày đăng: 04/10/2012, 16:33

Hình ảnh liên quan

III. Đánh giá tổng quát tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp - Báo cáo thực tập tại Tổng Công ty dệt may Hà Nội..DOC

nh.

giá tổng quát tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Xem tại trang 12 của tài liệu.
Bảng giá bán một số sản phẩm quần áo xuất khẩu: - Báo cáo thực tập tại Tổng Công ty dệt may Hà Nội..DOC

Bảng gi.

á bán một số sản phẩm quần áo xuất khẩu: Xem tại trang 19 của tài liệu.
Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy, hầu hết nguồn lao động của công ty đều ở độ tuổi trẻ, có 2179 người dưới 30 tuổi, 1890 người ở độ tuổi 30-40, còn lại 1122 người ở  độ tuổi 40-50 và trên 50 thì chỉ có 66 người - Báo cáo thực tập tại Tổng Công ty dệt may Hà Nội..DOC

a.

vào bảng số liệu trên ta thấy, hầu hết nguồn lao động của công ty đều ở độ tuổi trẻ, có 2179 người dưới 30 tuổi, 1890 người ở độ tuổi 30-40, còn lại 1122 người ở độ tuổi 40-50 và trên 50 thì chỉ có 66 người Xem tại trang 20 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan