Báo cáo thực tập công ty cổ phần container việt nam (viconship)

41 3.2K 12
Báo cáo thực tập công ty cổ phần container việt nam (viconship)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Báo cáo thực tập công ty cổ phần container việt nam (viconship)

Mục Lục Mục Lục 1 Chương 3 Đi sâu nghiên cứu về cơ cấu thay đổi tầm với của cần cẩu TUKAN 1500 32 3.1 Sơ đồ bản vẽ chính của cơ cấu thay đổi tầm với 32 Xem phụ lục cuối chương 32 3.2 Giới thiệu phần tử 32 3.2.1 Phần động lực 32 3.2.2 Phần điều khiển .34 3.3 Nguyên lý hoạt động 36 3.3.1 Quá trình thu vươn cần 36 3.3.2 Quá trình phanh hãm .37 3.4 Các bảo vệ của cơ cấu thay đổi tầm với .37 Chương 1 Tổng quan về công ty cổ phần Container Việt Nam VICONSHIP 1.1 Giới thiệu chung về công ty Công ty cổ phần Container Việt Nam (VICONSHIP) là một trong những Hãng đại lý tàu biển và vận tải hàng đầu chính thức hoạt động từ năm 1985 VICONSHIP có hệ thống cảng Container, kho bãi, đội xe riêng phục vụ cho các dịch vụ vận chuyển hàng hóa thông thường và hàng container ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam Công ty cung cấp đầy đủ phương tiện cho tất cả các phương thức dịch vụ hàng hóa Phương châm hoạt động của công ty là “ Luông nỗ lực hết mình để giải quyết mọi vấn đề liên quan đến vận chuyển hàng hóa của khách hàng” Với đội ngũ nhân viên và các nhà quản lý được đào tạo chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệp trong lĩnh vực tàu biển và tiếp vận, VICONSHIP đã ứng dụng thành công Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001 – 2000 và được chứng nhận bởi SGS – UKAS (Thụy Sĩ) từ tháng 5/2001 Với kinh nghiệm và uy tín trong lĩnh vực quản lý cảng biển và kho bãi Công ty đã được Chính phủ Việt Nam cấp giấy phép cho thành lập địa điểm thông quan vào ngày 10/9/1999 Địa điểm thông quan này có chức năng quản lý hoạt động kê khai hải quan đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu qua khu vực Hải Phòng Trụ sở chính tại: 11 Võ Thị Sáu – Quận Ngô Quyền – Thành phố Hải Phòng – Việt Nam Tóm tắt lịch sử: - 1985: Ngày 27/7/1985 Công ty được thành lập, tên ban đầu “Công ty Container Việt Nam” - 1992: Mở chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh, sau đó tách ra và trở thành công ty độc lập trực thuộc Vinalines (Viconship Sài Gòn), Công ty Container Việt Nam đổi tên thành “ Công ty container Phía Bắc Việt Nam” (Viconchip Hải Phòng) - 1995: Thành lập Công ty liên doanh với 5 hãng Nhật Bản: (Kanematsu – Honda Trading Corp – Suzue Corp – Meiko Tran Corp – Kamigumi Corp) “Công ty liên doanh Việt – Nhật) (VIJACO) 2 - 1996: Tháng 4/1996 thành lập Công ty thành viên tại Hải Phòng “Công ty dịch vụ giao nhận vận chuyển Container Quốc tế” - 1997: Mở chi nhánh mới tại TP Hồ Chí Minh tái thành lập mang tên “Viconship Hồ Chí Minh” - 2000: Thành lập công ty thành viên tại Đà Nẵng “Công ty TNHH Container Miền Trung” - 2001: Thành lập công ty thành viên tại TP Hồ Chí Minh “Công ty đại lý MSC” - 2002: Tháng 4/2002 Viconship Hải Phòng được cổ phần hóa và trở thành Công ty cổ phần với tên gọi “Công ty CP Container Việt Nam” - 2004: Tháng 3/2004 Thành lập “Công ty TNHH tuyến TS” - 2004: Tháng 9/2004 đưa cảng của Viconship (GreenPort) vào hoạt động - 2006: Tháng 8/2006 Thành lập “Công ty TNHH vận tải Toàn Cầu Xanh” - 2007: Tháng 10/2007 đổi tên “Công ty dịch vụ giao nhận vận chuyển Container Quốc tế” thành “Công ty TNHH vận tải biển Ngôi Sao Xanh” - 2008: Tháng 1/2008 chính thức giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM - 2008: Tháng 2/2008 đưa thêm cầu sà lan với chiều dài 51,5m nằm liền kề với cầu cảng số 1 và số 2 vào khai thác - 2009: Góp vốn vào “Công ty cổ phần Tiếp Vận Tương Lai” - 2009: Tháng 4/2009 Mở chi nhánh mới tại Quảng Ninh - 2012: Tháng 1/2012 đưa sà lan trọng tải 72 TEUs đầu tiên (GS05) vào khai thác, và tháng 3/2012 đưa sà lan số 2 (GS11) cùng trọng tải vào khai thác - 2012: Tháng 9/2012 Thành lập Công ty TNHH MTV Bến Xanh (Green Depot) - 2012: Tháng 11/2012 đưa trung tâm Logicstics xanh (diện tích 8,6 Ha) tại khu công nghiệp Đình Vũ vào khai thác 1.2 Cảng GREENPORT GreenPort là công ty thành viên của Công ty cổ phần Container Việt Nam Cầu cảng có vị trí tại vĩ độ 20o51’ Bắc, 106o43’ kinh Đông, cách phao số 0 20 hải lí 3 Green Port có tổng chiều dài cầu tàu là 480m (gồm cả 3 cầu và 1 cầu sà lan) với độ sâu mớn nước tại cầu tàu là 8m Cầu số 1 đã đưa vào hoạt động từ tháng 3/2006 Tháng 1 năm 2008 đưa thêm cầu sà lan vào hoạt động 1.2.1 Sơ đồ cầu cảng Hình 1.1 Sơ đồ Cảng GreenPort 1.2.2 Luồng tàu Từ điểm hoa tiêu (phao số 0) tại cửa Nam Triệu đến cảng Green Port qua sông Bạch Đằng, Hải Phòng: Điểm hoa tiêu: 20040’00N – 106050’00E Chiều dài luồng: 30km Thủy triều: Nhật triều, chênh lệch cao nhất 4,23 m Cỡ tàu lớn nhất có thể tiếp nhận: 10000 DWT/cầu 1.2.3 Cầu bến Bảng 1.1 Thông số kĩ thuật cầu bến Thành phần Đơn vị Số lượng Chiều dài Chiều rộng Cầu cảng Trọng tải cầu GreenPort Độ sâu nước Cần cẩu trên đường ray tại cầu tàu (Trọng tải 40 tấn) Xe nâng khung mang (Trọng tải 40 tấn) tính m m Tấn/m2 m Chiếc Chiếc 480 25 4 8 5 17 4 Diện tích bãi sau cầu M2 50550 Hình 1.2 Cần cẩu chân đế tại cầu tàu tại cảng GREENPORT Hình 1.2 Hệ thống cẩu chân đế trên cầu tàu cảng GREENPORT 5 Hình 1.3 Tàu vào Cảng GREENPORT 1.3 Kho bãi 1.3.1 Kho CFS Với hệ thống kho bãi rộng gần 5000 m 2 ở cảng Container Chùa Vẽ Hải Phòng, Viconship sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng về lưu kho, vận chuyển và phân phối hàng hóa thông qua hệ thống vận tải toàn quốc Cung cấp dịch vụ kho bãi và đóng hàng xuất nhập theo yêu cầu của tất cả các khách hàng trong và ngoài nước Các dịch vụ của Công ty bao gồm sắp xếp và đóng rút hàng vào ra cho các loại Container, kể cả Container khung và Container phẳng 1.3.2 Khai thác bến bãi Container Với dây chuyền đóng gói và bốc dỡ hàng hóa hiện đại, cách thức quản lí chuyên nghiệp, địa thế an toàn, Bến bãi Container Viconship (với diện tích 90000 m 2) đã được chính phủ Việt Nam cấp giấy phép thông quan Bãi Viconship quản lý hàng Container cho hầu hết các hãng tàu chính hoạt động tại Việt Nam Với nhiều năm kinh nghiệm trong dịch vụ khai thác kho bãi, bãi Viconship đảm 6 nhận việc đóng và lưu kho tất cả các loại hàng Container, sắt thép, thiết bị hóa chất và xăng dầu, chuyên chở những thiết bị này từ tàu đến kho chứa và ngược lại Hình 1.5 Xe xếp container trên bãi GREENPORT Hình 1.6 Xe khung mang làm việc tại bãi Container GREENPORT 7 Hình 1.7 Xe nâng container làm việc tại bãi GREEENPORT Hình 1.8 Bãi Container a Khu vực bãi chùa vẽ Bảng 1.2 Thông số kĩ thuật của bãi Thành phần Diện tích bốc xếp Công suất bốc xếp Tải trọng Đơn vị ha Tấn Tấn/m2 Số lượng 6 2000 4 8 Kho số 1 Kho số 2 Diện tích kho CFS (5000 m2) Kho số 3 Xe nâng Container hàng Xe nâng khung mang Xe nâng con m m m Chiếc Chiếc Chiếc 60x15x6 60x15x6 102x24x6 4 17 15 b Bãi GreenPort Bảng 1.3 Thông số kĩ thuật của bãi Thành phần Tổng diện tích bãi (gồm Đơn vị ha Số lượng 9 3 bãi) Công suất bãi tối đa Tải trọng Cổng vào ra teu Tấn/m2 Làn xe 6372 4 2 c Bãi Green Logictics Centre Hình 1.9 Sơ đồ kho bãi Bảng 1.4 Thông số kĩ thuật Thành phần Tổng diện tích bãi Công suất bãi tối đa Tải trọng Cổng vào ra Đơn vị ha teu Tấn/m2 Làn xe Số lượng 8,6 6248 4 4 1.4 Phương tiện vận tải Ở khu vực Hải Phòng xe vận chuyển container thường xuyên: 60 xe 1.5 Sơ đồ tổ chức 9 Hình 1.10 Sơ đồ tổ chức Chương 2: Giới thiệu về các trang thiết bị của Cảng GREENPORT 2.1 Tổng quan về hệ thống cung cấp điện cho Cảng Trạm biến áp là một trong những phần tử quan trọng nhất của hệ thống cung cấp điện Trạm biến áp dùng để biến đổi từ cấp điện áp này sang cấp điện áp khác 10 DIN 4212…………………….83,8 kN Áp lực lên bánh xe – cần ở vị trí II (cần ở phía trên góc B) Áp lực tối đa theo DIN 4212…………………….220,0 kN Áp lực tối thiểu theo DIN 4212…………………….64,7 kN Lực tối đa theo phương ngang lên một ray Khi cần cẩu không hoạt động, theo hướng di chuyển là 182,8 kN Khi cần cẩu không hoạt động, vuông góc với hướng di chuyển là 187,7 kN Tổng chiều cao cần cẩu (trong điều kiện tầm với tối thiểu) là 48m 2.5.4 Thông số nguồn điện Nguồn điện : 380V, 50Hz Động cơ của các cơ cấu truyền động : 380V, 50Hz Bộ nâng phanh : 380V, 50Hz Điện áp điều khiển : 220V, 50Hz Simovert Masterdrives : 24VDC Hệ thống chiếu sáng : 220V, 50Hz Hệ thống sưởi/thông gió buồng lái : 380V, 50Hz Điện áp nhỏ cho các đèn hiệu : 24VDC Hệ thống sưởi khi cần cẩu không hoạt động : 380V, 50Hz Các bảng điện : 220V, 50Hz Các động cơ cơ cấu truyền động : 220V, 50Hz Hệ thống rửa và gạt kính : 24VDC Hệ thống ngắt chùng cáp : 24VDC, 50Hz a Công suất Công suất lắp đặt : 480 kW Dòng trung bình : 660A, hệ số công suất 60% Dòng cực đại : khoảng 730 A Các cơ cấu truyền động chính : nâng, quay, thay đổi tầm với và di chuyển – các động cơ ba pha 27 Công suất truyền động Cơ cấu nâng hạ : 2 * 100kW, hệ số công suất 60% Cơ cấu quay : 2 * 45kW, hệ số công suất 60% Cơ cấu thay đổi tầm với : 1 * 45kW, hệ số công suất 60% Cơ cấu di chuyển : 7 * 7,5kW, hệ số công suất 40 % b Cơ cấu nâng Các động cơ Số lượng :2 Loại : 1LG4 313 – 4AA60 – Z Hãng sản xuất : Siemens Bánh răng Loại : bánh răng hành tinh SVGA–1090 Tỉ số truyền I : i = 112 Số lượng :2 Loại : phanh đĩa RST 2-450 x 30-121/6 Momen phanh : 2000Nm Giá trị ma sát : 0.4 Hãng sản xuất : Hãng SHB SP Phanh c Cơ cấu quay Các động cơ Số lượng :2 Loại : 1LG4 253-4AA61-Z Hãng sản xuất : Siemens Bánh răng Loại : bánh răng quay ZHP 3.29 Hãng sản xuất : Zollern Tỉ số truyền : i = 129,9 Số lượng các răng của vành răng phía ngoài: 15 28 Cơ cấu quay bánh răng ổ đũa Loại : V92 3259 000 21 45 3020 Hãng sản xuất : Galperti Tech Số lượng các bánh răng : 134 Loại : phanh trống Phanh EBE 315 – 50/6S EBE 315 – 50/6 Momen phanh : 500Nm 500Nm Giá trị ma sát : 0.4 0.4 Thời gian hạ phanh : 5s Hãng sản xuất : SHB SHB d Cơ cấu thay đổi tầm với Động cơ Số lượng :2 Loại : 1LG4 253-4AA60-Z Hãng sản xuất : Siemens Bánh răng Loại : bánh răng trụ tròn K4KM11-H-160 Hãng sản xuất : Flender Tỉ số truyền : I = 160 Số lượng :2 Loại : phanh trống RT 315-50/6 Momen phanh : 700Nm Giá trị ma sát : 0.4 Hãng sản xuất : SHB Phanh e Cơ cấu di chuyển Truyền động Số lượng Loại :8 : động cơ truyền động bánh răng nón 29 KAD108-LA132M4W-L150/125MHA Hãng sản xuất : Flender Tỉ số truyền : I = 44,44 Momen phanh : 150Nm Các bánh xe di chuyển Số lượng : 28 Đường kính : 500mm Kẹp ray Số lượng :2 Loại : kẹp ray thủy lực CTHV-LH-150-045-LE06 2.5.5 Các điều kiện vận hành Nhiệt độ môi trường: max 45oC min 0oC Báo hiệu khi sức gió >180 N/m2 = 18 m/s Áp lực gió cho phép: Khi cần cẩu hoạt động: < 250 N/m2 = 20 m/s Khi cần cẩu không hoạt động: 1320 N/m2 = 46 m/s 2.5.5 Cơ khí Độ cao nâng trên đỉnh ray: 18.0m (gầu ngoạm) 25m (tâm móc cẩu) Độ sâu hạ tính từ đỉnh ray: 12m (gầu ngoạm mở) 12m (tâm móc cẩu) Các tốc độ làm việc (±5%) a Nâng hạ Sử dụng gầu ngoạm Gầu rỗng : v = 55m/phút 20t : v = 45m/phút Bốc xếp hàng bách hóa 10t : v = 55m/phút 25t : v = 40m/phút 30 32t : v = 32m/phút 40t : v = 25m/phút b Quay < 20t : v = 1.5 vòng/phút < 25t : v = 1.2 vòng/phút > 25t; 20t : v = 40 m/phút Di chuyển : v = 32.0 m/phút 31 Chương 3 Đi sâu nghiên cứu về cơ cấu thay đổi tầm với của cần cẩu TUKAN 1500 Cơ cấu nâng hạ cần hay cơ cấu tầm với của cần trục TUKAN (ký hiệu trong bản vẽ =4) hệ truyền động theo trục vít bằng một động cơ không đồng bộ 3 pha roto lồng sóc công suất 45kw, tốc độ 1475vg/ph Cơ cấu tầm với hãm dừng bằng hai phanh thủy lực Động cơ tầm với được cấp nguồn từ biến tần SIMOVERT qua sự điều khiển của PLC đặt trong cabin 3.1 Sơ đồ bản vẽ chính của cơ cấu thay đổi tầm với Xem phụ lục cuối chương 3.2 Giới thiệu phần tử 3.2.1 Phần động lực K1(1.2): Tiếp điểm động lực công tắc tơ cấp nguồn 3 pha cho biến tần L1: Cuộn kháng chống xung cho động cơ biến tần A20: Biến tần 55kw, 124A, 380-420v/50-60hz D-M1: Động cơ của cơ cấu tầm với Hình 3.6 Động cơ của cơ cấu tầm với D-M1-B01: Encoder chuyển đổi tốc độ thành dạng xung và truyền về PLC và biến tần 32 Hình 3.7 Encoder của động cơ cơ cấu tầm với D-R1: Điện trở tiêu tán năng lượng hãm tái sinh Hình 3.8 A30: Khối điều khiển năng lượng trả về từ động cơ Hình 3.9 D-Y1, D-Y2: Hai phanh thủy lực F51, F52: Aptomat cấp nguồn cho phanh Y1, Y2 F5: Aptomat cấp nguồn chung cho 2 phanh Y1, Y2 33 K5: Công tắc tơ cấp nguồn cho hai phanh Y1, Y2 3.2.2 Phần điều khiển KS-S1: Tiếp điểm báo vị trí không của tay điều khiển Hình 3.10 Tay điều khiển =0+KE1-X1: Điện trở điều khiển nằm trên bảng điện ở cabin của cơ cấu cấp nguồn F511: Khối quan sát, cảnh báo nhiệt độ động cơ M1 K80: Rơle trung gian báo ví trí “0” của tay điều khiển K08: Rơle trung gian báo quá tốc độ K1: Công tắc tơ cấp nguồn cho biến tần của động cơ Kx: Rơle trung gian dự phòng =0+EE1-F4: Đóng cấp nguồn điện cho toàn bộ cơ cấu nâng hạ =60+KE1-K61: Báo quá trọng tải của cơ cấu tầm với =0+EE2-K0: Tín hiệu xác nhận lỗi Khi không có tín hiệu xác nhận lỗi đưa về PLC => K0(=4/3.3)=1 cho phép cấp nguồn điều khiển K0: Công tác tơ cấp nguồn cho mạch điều khiển phanh +D-S08: Chốt khóa an toàn cho cơ cấu tầm với 34 Hình 3.11 Chốt khóa an toàn K010: Rơle bảo vệ cần vào hết mức K011: Rơle bảo vệ cần ra quá mức =0+EE2-K03: Bỏ qua hạn vị để đưa cần vào gần hơn mức nhỏ nhất để phục vụ cho công tác bảo dưỡng K00: Điều khiển bật công tắc tơ K0 cấp nguồn điều khiển cho phanh Hình 3.12 Các công tắc tơ K00, K060, K50, KY +EE5-K50: điều khiển nâng phanh 35 =60+KE1-K60: Bảo vệ quá tải trọng của cơ cấu tầm với +EE5-K060: Bảo vệ quá tải khi thu cần =0+EE2-K005: Cắt khẩn cấp khi có sự cố 3.3 Nguyên lý hoạt động Khi vận hành cần trục, người vận hành mở khóa điện S1, aptomat cấp nguồn chính Q1(=0/1.7) cấp nguồn cho toàn bộ hệ thống cần trục Nếu không có sự cố nào thì tiếp điểm của S1(=0 đi/1.5) và và K80 đóng lại (tay điều khiển ở vị trí “0” K80 có điện) Tiếp điểm =0+EE1-F4 aptomat cấp điện cho cơ cấu tầm với Khối lượng hàng hóa trong giới hạn cho phép, tiếp điểm =60+KE1-K61=1 Tiếp điểm của rơle xác nhận không có lỗi trong hệ thống =0+EE2-K0=1 Tầm với trong giới hạn cho phép K010=1, K011=1 hoặc là công tắc tơ =0+EE2-K03 (=0/34.4) đóng lại Tiếp điểm ly tâm K08 vẫn đóng Rơle K00 điều khiển K0 có điện đóng các tiếp điểm của nó lại: - K0(3.4) tự nuôi - K0(4.3) gián tiếp cấp nguồn cho phanh thủy lực thông qua công tắc tơ K5 - K0(7.2) tiếp điểm phản hồi về PLC báo công tắc tơ K0 có điện Trong giai đoạn này PLC cũng đưa tín hiệu ra để điều khiển biến tần hoạt động Tuy nhiên lúc này guốc phanh vẫn kẹp chặt trục động cơ, tín hiệu đặt biến tần vẫn là 0 nên động cơ vẫn chưa được cấp điện để quay và tầm với chưa được thay đổi 3.3.1 Quá trình thu vươn cần a Vươn cần: Tay điều khiển dời vị trí 0 +K5-S1=0 nên K80(3.3)=0 Tuy nhiên nhờ tiếp điểm tự nuôi K0(3.4) nên vẫn duy trì K0=1 Để vươn cần ta đưa tay điều khiển S1 lên phía trên Vị trí của tay điều khiển được chuyển thành giá trị điện áp tương ứng, điện áp này sau đó được mã hóa thành giá trị 8 bit Trong 8 bit mã hóa thì 6 bit xác định độ lớn của tín hiệu và 2 bit xác định chiều thu hoặc vươn cần tín hiệu ra của bộ mã hóa encoder được đưa tới PLC tại địa chỉ E3.0 đến E3.7 của modul EB thuộc =01+KE1A10.0 PLC nhận tín hiệu này để xử lý và đưa ra tín hiệu đặt tốc độ gửi đến biến tần qua mạng Profibus-dp Biến tần sẽ hoạt động theo tín hiệu đặt này, cấp nguồn cho động cơ hoạt động theo tốc độ và chiều mong muốn Nếu: - Biến tần được cấp nguồn => K1(4.5)=1 36 - Không quá tải =>+EE5-K060(4.6)=1 và =60+KE1-K60=1 - Rơle an toàn K005 không có sự cố => K005(4.7)=1 Nếu các tiếp điểm trên có điện thì PLC => K50(4.4)=1 =>K5 có điện K5(1.7)=1 cấp điện cho hai phanh Y1, Y2 để giải phóng trục động cơ không bị ma sát trong quá trình khởi động b Thu cần: Đưa tay điều khiển xuống dưới hoạt động của hệ thống tương tự khi vươn cần chỉ khác là lúc này các bit xác định chiều đưa đến các đầu vào E3.6 và E3.7 sẽ thay đổi trạng thái để xác định chiều chuyển động của cần trong quá trình điều khiển PLC luôn thu thấp các tín hiệu về trạng thái của các phần tử trong hệ thống để từ đó dựa vào chương trình phần mềm quyết định lệnh điều khiển các tín hiệu PlC thu thập gồm có thông tin trạng thái các phần tử, tín hiệu tốc độ, độ vươn cần, tải trọng, tốc độ gió… Trong quá trình hoạt động biến tần cũng nhận phản hỗi tốc độ động cơ do B01 gửi về để thực hiện điều chỉnh tốc độ động cơ theo yêu cầu 3.3.2 Quá trình phanh hãm Việc điều khiển phanh thủy lực được thực hiện thông qua công tắc tơ K5, khi K5 được cấp nguồn thì tiếp điểm động lực K5 mở ra làm động cơ lai bơm thủy lực của phanh không được cấp nguồn nên guốc phanh hạ xuống kẹp chặt trục động cơ lại Kiểu phanh này còn gọi là phanh cơ khí Khi giảm tốc, trong hệ thống sẽ xẩy ra quá trình hãm Để phục vụ cho quá trình hãm hệ thống được trang bị khỗi phanh A30 và các điện trở phanh kèm theo biến tần để thực hiện hãm điện (hãm tái sinh) 3.4 Các bảo vệ của cơ cấu thay đổi tầm với Bảo vệ quá tải cho cơ cấu tầm với Cơ cấu tầm với bị quá tải khi nâng tải trọng lớn hơn định mức, sử dụng hạn chế tải trọng Khi có hiện tương quá tải tín hiệu báo bằng đèn và đưa tín hiệu đến PLC để ngắt cơ cấu nâng hạ hàng bằng tiếp điểm +K60+KE1-K61 Công tắc tơ mạch động lực động cơ mất điện Bảo vệ ngắn mạch bằng cầu chì, aptomat Nếu các cơ cấu bị ngắn mạch thì cầu chì =0-F4 tác động với I=250A, toàn bộ nhóm cơ cấu nâng hạ bị mất điện 37 Bảo vệ quá nhiệt cho động cơ thực hiện Khi động cơ +D-M1 bị quá nhiệt thì rơle F511 tác động nhả tiếp điểm thường đóng F511(8.3) gửi tín hiệu đến PLC qua khối EB181 PLC xử lý và gửi tín hiệu đến công tắc tơ K1 làm toàn bộ hệ thống mất điện đồng thời báo hiệu đèn ở buồng điều khiển Bảo vệ quá tải cho động cơ điện phanh thủy lực Nếu động cơ điện phanh thủy lực của cơ cấu bị quá tải, rơle nhiệt =4-F51 hay =4-F52 sẽ tác động cắt aptomat F5(10A) tác động ngắt nguồn của động cơ phanh Bảo vệ quá tốc cho động cơ bằng công tắc ly tâm M1-B03 gắn trên trục động cơ Phương pháp điều chỉnh tốc độ động cơ bằng cách thay đổi tần số có thể làm cho tốc độ động cơ vượt quá tốc độ định mức nên phải bảo vệ quá tốc cho động cơ Bảo vệ hành trình tầm với bằng các công tắc hành trình loại cam có 2 mức báo: + Mức 1: cảnh bảo trước tầm hoạt động trong khoảng từ 8 đến 27m gần đến mức này máy tính sẽ thông báo lỗi và cơ cấu tầm vẫn có thể hoạt động + Mức 2: khi ra ngoài khoảng giới hạn từ 8 đến 27m thì hạn vị mức 2 tác động, cơ cấu tầm với sẽ bị khóa cứng ngay lập tức hoặc dừng lại toàn bộ hệ thống Hình 3.13 Hạn vị bảo vệ điện quá tầm với 38 Hình 3.14 Bảo vệ quá tầm với bằng 2 đệm thủy lực Bảo vệ an toàn cho tầm với bằng chốt khóa an toàn D-S08 khi cơ cấu tầm với ngừng hoạt động Bảo vệ sự cố bằng các nút dừng khẩn cấp đưa tới K005 Hình 3.15 Nút dừng khẩn cấp đặt tại cơ cấu tầm với Bảo vệ quá trọng tải khi nâng cần nhờ tiếp điểm K060 Bảo vệ không cho cơ cấu tầm với bằng K0, K00 39 Kết luận Sau thời gian gần hai tháng thực tập tại Cảng dưới sự hướng dẫn của cán bộ kĩ thuật tại Cảng em đã được bổ sung nhiều kiến thức bổ ích: + Hiểu biết được cách thức hoạt động cũng như quy trình làm hàng của các thiết bị chuyên dụng tại Xí nghiệp Cảng GreenPort – Viconship + Thấy được vai trò to lớn của ngành điện trong các nhà máy xí nghiệp sản xuất nói chung và trong việc khai thác cảng biển của xí nghiệp Cảng Greenport nói riêng + Hiểu được nguyên lí làm việc chung của các thiết bị nâng chuyển tại Cảng: - Hệ thống cần cẩu chân đế tại cầu tàu - Xe nâng container tại bãi container - Xe khung mang tại bãi container - Xe nâng điện dùng trong các kho hàng + Biết được cách bố trí lắp đặt một hệ thống cung cấp điện cho một xí nghiệp trên thực tế Hải Phòng, ngày 5 tháng 10 năm 2013 Tài liệu tham khảo 40 [1] Hướng dẫn sử dụng VCS II – Hồ sơ kĩ thuật [2] Tập bản vẽ KE KRANBAU EBERSWALDE AG [3] Website của công ty viconship: www.viconship.com 41

Ngày đăng: 14/05/2016, 22:18

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Mục Lục

  • Chương 3. Đi sâu nghiên cứu về cơ cấu thay đổi tầm với của cần cẩu TUKAN 1500

    • 3.1. Sơ đồ bản vẽ chính của cơ cấu thay đổi tầm với

    • Xem phụ lục cuối chương

    • 3.2. Giới thiệu phần tử

      • 3.2.1. Phần động lực

      • 3.2.2. Phần điều khiển

      • 3.3. Nguyên lý hoạt động

        • 3.3.1. Quá trình thu vươn cần

        • 3.3.2. Quá trình phanh hãm

        • 3.4. Các bảo vệ của cơ cấu thay đổi tầm với

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan