Ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển kinh tế xã hội của huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.pdf

132 2.3K 9
Ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển kinh tế xã hội của huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển kinh tế xã hội của huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

Trang 1

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: TS Đỗ Quang Quý

Thái Nguyên, năm 2009

Trang 2

NGÔ THỊ MỸ

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN PHỔ YÊN,

TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Thái Nguyên, năm 2009

Trang 4

Người hướng dẫn khoa học: TS Đỗ Quang Quý

Phản biện 1:

Phản biện 2:

Luận văn sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận văn

Vào hồi: giờ ngày tháng năm 2009

Có thể tìm hiểu Luận văn tại Trung tâm Học liệu Đại học Thái Nguyên và Thư viện Trường Đại học Kinh tế & QTKD

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Luận văn “Ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển kinh tế xã hội của

huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên” được thực hiện từ tháng 10/2008 đến

tháng 5/2009 Luận văn sử dụng những thông tin từ nhiều nguồn khác nhau Các thông tin này đã được chỉ rõ nguồn gốc , có một số thông tin thu thập từ điều tra thực tế ở địa phương, số liệu đã được tổng hợp và xử lý

Tôi xin cam đoan rằng , số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và mọi thông tin trong khóa luận đã được chỉ rõ nguồn gốc

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2009

Học viên

Ngô Thị Mỹ

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian thực hiện luận văn , em đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ quý báu của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài trường

Trước hết, em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu , Ban Chủ nhiệm khoa Sau đại học cùng các thầy cô giáo trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh

doanh đã tận tình giảng dạy và giú p đỡ em trong suốt quá trình học tập tại trường

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Đỗ Quang Quý - Giảng viên

trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh , người đã tận tình chỉ bảo , giúp đỡ em trong thời gian thực hiện luận văn

hoạch huyện Phổ Yên , phòng Thống kê huyện Phổ Yên , UBND xã Đắc Sơn , UBND xã Trung Thành , UBND thị trấn Ba Hàng , Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên , Phòng Thống kê T P Thái Nguyên và các hộ nông dân đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thu thập thông tin để thực hiện Luận văn

Cuốc cùng em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, tạo điều kiện và động viên em trong suốt quá trình học tập của mình

Em xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2009

Học viên

Ngô Thị Mỹ

Trang 7

Tiêu đề Trang

MỞ ĐẦU Error! Bookmark not defined.1 Tính cấp thiết của đề tài Error! Bookmark not defined.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Error! Bookmark not defined.

2.1 Mục tiêu chung Error! Bookmark not defined

2.2 Mục tiêu cụ thể Error! Bookmark not defined

3 Phạm vi nghiên cứu Error! Bookmark not defined.

3.1 Thời gian nghiên cứu Error! Bookmark not defined

3.2 Địa bàn nghiên cứu Error! Bookmark not defined

3.3 Đối tượng nghiên cứu Error! Bookmark not defined

3.4 Nội dung nghiên cứu Error! Bookmark not defined

4 Ý nghĩa khoa học của luận văn Error! Bookmark not defined.5 Bố cục của luận văn Error! Bookmark not defined.Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Error! Bookmark not defined.1.1 CƠ SỞ KHOA HỌC Error! Bookmark not defined.1.1.1 Cơ sở lý luận Error! Bookmark not defined.

1.1.1.1 Một số khái niệm cơ bản về tăng trưởng và phát triển kinh tếError! Bookmark not defined

1.1.1.2 Đô thị hóa - Các vấn đề lý luận về đô thị hóa Error! Bookmark not defined

1.1.2 Cơ sở thực tiễn Error! Bookmark not defined.

1.1.2.1 Quá trình đô thị hóa trong nước Error! Bookmark not defined

1.1.2.2 Kinh nghiệm về quá trình đô thị hóa trên thế giớiError! Bookmark not defined

1.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Error! Bookmark not defined.1.2.1 Các câu hỏi nghiên cứu Error! Bookmark not defined.1.2.2 Phương pháp nghiên cứu Error! Bookmark not defined.

1.2.2.1 Phương pháp nghiên cứu chung Error! Bookmark not defined.1.2.2.2 Phương pháp thống kê Error! Bookmark not defined.1.2.2.3 Phương pháp so sánh Error! Bookmark not defined.1.2.2.4 Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo Error! Bookmark not defined.1.2.2.5 Phương pháp quan sát trực tiếp Error! Bookmark not defined.1.2.2.6 Phương pháp phân tích hồi quy tương quan Error! Bookmark not defined.

1.2.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu Error! Bookmark not defined.

1.2.3.1 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá quá trình đô thị hóa

Trang 8

1.2.3.3 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động sản xuấtError! Bookmark not defined

Chương 2:THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA TẠI HUYỆN PHỔ YÊNError! Bookmark not defined.2.1 KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨUError! Bookmark not defined.

2.1.1 Điều kiện tự nhiên Error! Bookmark not defined.

2.1.1.1 Vị trí địa lý Error! Bookmark not defined

2.1.1.2 Địa hình Error! Bookmark not defined

2.1.1.3 Điều kiện về khí hậu và thuỷ văn Error! Bookmark not defined

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội Error! Bookmark not defined.

2.1.2.1 Tăng trưởng kinh tế Error! Bookmark not defined

2.1.2.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Error! Bookmark not defined

2.1.2.3 Thực trạng các ngành kinh tế huyện Phổ Yên Error! Bookmark not defined

2.1.2.4 Tình hình sử dụng đất Error! Bookmark not defined

2.1.2.5 Hệ thống cơ sở hạ tầng Error! Bookmark not defined

2.1.2.6 Dân số, lao động và việc làm Error! Bookmark not defined

2.1.2.7 Thực trạng mức sống dân cư Error! Bookmark not defined

2.1.2.8 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên KT-XH của huyện Phổ YênError! Bookmark not defined

2.2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Error! Bookmark not defined.2.2.1 Thực trạng quá trình đô thị hoá Error! Bookmark not defined.

2.2.1.1 Mô tả về thời gian, không gian của quá trình ĐTHError! Bookmark not defined

2.2.1.2 Tốc độ ĐTH và các dự án đã được đầu tư vào huyệnError! Bookmark not defined

2.2.1.2 Ảnh hưởng của ĐTH đến phát triển KT-XH của huyện Phổ Yên … Error! Bookmark not defined

2.2.1.3 Đánh giá ảnh hưởng của ĐTH qua phương pháp phân tích SWOTError! Bookmark not defined

2.2.2 Ảnh hưởng của ĐTH đến phát triển kinh tế của hộ nông dânError! Bookmark not defined.

2.2.2.1 Đặc điểm của các hộ nông dân điều tra Error! Bookmark not defined

2.2.2.2 Thực trạng quá trình ĐTH Error! Bookmark not defined

2.2.2.3 Ảnh hưởng của ĐTH đến sinh kế của hộ Error! Bookmark not defined

2.2.2.4 Ảnh hưởng của ĐTH đến hoạt động đầu tư và HQSX của hộError! Bookmark not defined

2.2.2.5 Tình hình sử dụng số tiền đền bù của hộ Error! Bookmark not defined

2.2.2.6 Đánh giá của hộ về ảnh hưởng của quá trình ĐTHError! Bookmark not defined

2.2.2.7 Mức độ tác động của đô thị hoá Error! Bookmark not defined

2.2.2.8 Ảnh hưởng của ĐTH đến thu nhập của hộ (sử dụng hàm hồi quy)Error! Bookmark not defined

2.3 Những đánh giá chung về ảnh hưởng của đô thị hoáError! Bookmark not defined.Chương 3:PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP Error! Bookmark not defined.

Trang 9

3.1.1 Quan điểm về đô thị hóa hiện nay Error! Bookmark not defined

3.1.2 Phương hướng thực hiện đô thị hóa của huyện Phổ YênError! Bookmark not defined

3.1.3 Mục tiêu của quá trình đô thị hóa Error! Bookmark not defined

3.2 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY NHỮNG MẶT TÍCH CỰC VÀ HẠN

CHẾ NHỮNG ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA ĐÔ THỊ HOÁError! Bookmark not defined.

3.2.1 Giải pháp chung Error! Bookmark not defined

3.2.2 Những giải pháp cụ thể Error! Bookmark not defined

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Error! Bookmark not defined.1 KẾT LUẬN Error! Bookmark not defined.2 KIẾN NGHỊ Error! Bookmark not defined.DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Error! Bookmark not defined.Phụ lục Error! Bookmark not defined.

Trang 10

Ký hiệu Tên viết tắt

Trang 11

Tên bảng biểu Trang

Bảng 1.1: Tỷ lệ dân số đô thị các khu vực trên thế giới theo các

Bảng 2.4: Qui mô và tăng trưởng GTSX nông, lâm, thuỷ sản

Bảng 2.5: GTSX nông nghiệp của Huyện Phổ Yên giai đoạn

Bảng 2.7: Thực trạng dân số - lao động - cơ cấu lao động của

Bảng 2.10: Thực trạng các dự án đầu tư đã được cấp giấy phép

Bảng 2.11: Hiệu quả đầu tư của các dự án đã triển khai thực

Bảng 2.13: Biến động thu nhập và chi phí sản xuất nông nghiệp

Bảng 2.16: Ý kiến của các hộ điều tra đánh giá sự thay đổi của

Bảng 2.17: Ý kiến của các hộ điều tra về mức độ tác động của

Bảng 2.19 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới thu nhập hỗn hợp

viii

Trang 12

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu 2.1: Tăng trưởng giá trị sản xuất các ngành giai đoạn 2001 - 2008 35

Biểu 2.3 Cơ cấu và biến động giá trị ngành công nghiệp & XD 38 Biểu 2.4: Biến động về giá trị DA được cấp phép đầu tư, 2006 - 2008 56 Biểu 2.5: Sự thay đổi về giá trị SX của huyện giai đoạn 2000 - 2008 57

Biểu 2.7: Cơ cấu sử dụng số tiền đền bù của hộ nông dân sau ĐTH 74

Trang 13

MỞĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài

Đô thị hoá là xu thế tất yếu trên con đường phát triển của hầu hết các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam Tính đến giữa năm 2008, trên phạm vi cả nước đã có gần 200 khu công nghiệp, phân bố trên địa bàn 52 tỉnh, thành phố với trên 6.000 dự án đầu tư trong, ngoài nước, thu hút hơn 1.000.000 lao động Phần lớn diện tích các khu công nghiệp, khu chế xuất là đất nông nghiệp và lực lượng chủ yếu bổ sung vào đội ngũ lao động công nghiệp là nông dân

Sự hình thành trên địa bàn nông thôn những khu công nghiệp, khu chế xuất các trung tâm dịch vụ, các khu đô thị mới đã nâng giá trị sử dụng của đất đai, tạo những ngành nghề và việc làm mới, nâng cao giá trị lao động, tạo môi trường ứng dụng rộng rãi khoa học, công nghệ… Đô thị hoá kích thích và tạo cơ hội để con người năng động, sáng tạo hơn trong tìm kiếm và lựa chọn các phương thức, hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh, vươn lên làm giàu chính đáng Kinh tế phát triển, đời sống của người lao động được cải thiện - đó là xu hướng chủ đạo và là mặt tích cực của đô thị hoá

Không nằm ngoài sự phát triển chung đó, Phổ Yên - một huyện trung du thuộc tỉnh Thái Nguyên - với những lợi thế sẵn có của mình đã thu hút được rất nhiều các dự án đầu tư lớn cả về quy mô lẫn giá trị Các khu công nghiệp, khu chế xuất,… mọc ra nhiều đồng nghĩa với quá trình đô thị hoá của huyện diễn ra nhanh chóng Chỉ tính trong năm 2008, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện đạt 16,5%, giá trị sản xuất CN & TTCN đạt 2235 tỷ đồng và GDP bình quân trên người đạt 20,4 triệu đồng Đặc biệt hơn, chính nhờ các khu công nghiệp, khu chế xuất,… sau khi đi vào hoạt động đã giải quyết được rất nhiều việc làm cho lao động địa phương (cụ thể đã giải quyết được 6580

Trang 14

việc làm cho người dân trong huyện) Nhìn chung đời sống của người dân địa phương đang từng bước được cải thiện Vì lẽ đó chúng tôi đã chọn đề tài:

“Ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển kinh tế xã hội của huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên” để đi sâu nghiên cứu những tác động tích cực cũng

như những hạn chế của ĐTH đối với các hộ nông dân mất đất nói riêng và tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện nói chung

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

2.1 Mục tiêu chung

Nghiên cứu thực trạng của quá trình đô thị hoá rồi từ đó tìm ra những ảnh hưởng của nó đến phát triển kinh tế - xã hội của huyện Phổ Yên Đặc biệt là nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến thu nhập của người dân bị mất đất trong huyện

2.2 Mục tiêu cụ thể

 Tổng kết cơ sở lý luận và thực tiễn về quá trình đô thị hoá

 Phân tích thực trạng để tìm ra những lợi ích cũng như những tác hại mà quá trình đô thị hoá mang lại cho đời sống người dân địa phương nói riêng và phát triển kinh tế xã hội toàn huyện nói chung

 Trên cơ sở đó, đề ra những định hướng và giải pháp phù hợp thúc đẩy kinh tế xã hội của huyện không ngừng phát triển

3 Phạm vi nghiên cứu

3.1 Thời gian nghiên cứu

- Về nguồn số liệu thứ cấp: Đề tài sử dụng số liệu về tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện Phổ Yên qua nhiều năm, cụ thể từ năm 2001 đến 2008

Trang 15

- Về nguồn số liệu sơ cấp (số liệu điều tra trực tiếp từ các hộ nông dân): với mốc thời gian đánh dấu quá trình ĐTH nhanh hay chậm là năm 2005 Vì vậy nguồn số liệu này được thu thập ở hai thời điểm trước và sau quá trình ĐTH

3.2 Địa bàn nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu tại huyện Phổ Yên, trong đó trọng điểm là xã Trung Thành, xã Đắc Sơn và thị trấn Ba Hàng - nơi quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh nhất

3.3 Đối tượng nghiên cứu

 Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Phổ Yên

 Hoạt động đầu tư và hiệu quả sản xuất của các hộ nông dân bị mất đất tại các xã của huyện

 Nghiên cứu những ảnh hưởng (tích cực, tiêu cực) mà đô thị hoá mang lại cho phát triển kinh tế xã hội của huyện Phổ Yên

3.4 Nội dung nghiên cứu

 Thực trạng phát triển kinh tế xã hội của huyện Phổ Yên  Thực trạng về quá trình đô thị hoá tại huyện Phổ Yên  Ảnh hưởng của đô thị hóa đến thu nhập của hộ

 Những tác động tích cực và tiêu cực do đô thị hoá mang lại

 Phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển

4 Ý nghĩa khoa học của luận văn

Trang 16

Luận văn nhằm đi sâu nghiên cứu về thực trạng quá trình đô thị hoá đang điễn ra và những ảnh hưởng của nó đến đời sống - kinh tế - xã hội tại huyện Phổ Yên Trên cơ sở đó, đưa ra một số giải pháp cụ thể cho hộ nông dân (bị thu hồi đất), cho huyện và cho tỉnh nhằm phát huy những mặt mạnh và hạn chế những mặt chưa tốt do quá trình đô thị hoá mang lại

5 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận thì luận văn được chia thành 3 chương cụ thể như sau:

- Chương 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu đề tài

- Chương 2: Thực trạng quá trình đô thị hoá tại huyện Phổ Yên

- Chương 3: Phương hướng và giải pháp

Trang 17

Chương 1

TỔNGQUANTÀILIỆUNGHIÊNCỨUVÀPHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨUĐỀTÀI

1.1.CƠSỞKHOAHỌC 1.1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1.1 Một số khái niệm cơ bản về tăng trưởng và phát triển kinh tế

Khái niệm về tăng trưởng kinh tế

- Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

hoặc tổng sản lượng quốc gia (NGP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định Hoặc:

- Tăng trưởng kinh tế là sự tăng thêm về quy mô, sản lượng trong một

thời kỳ nhất định (thường là 1 năm)

Qui mô của một nền kinh tế thể hiện bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản phẩm quốc gia (NGP), hoặc tổng sản phẩm bình quân

đầu người hoặc thu nhập bình quân đầu người (Per Capita Income, PCI)

Trong đó:

- Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Products, GDP) hay tổng

sản sản phẩm trong nước là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất, tạo ra trong phạm vi một nền kinh tế trong một thời gian nhất định (thường là một năm tài chính)

- Tổng sản phẩm quốc gia (Gross National Products, NGP) là giá trị

tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được tạo ra bởi công dân một nước trong một thời gian nhất định (thường là một năm) Tổng sản phẩm quốc dân bằng tổng sản phẩm quốc nội cộng với thu nhập ròng

- Tổng sản phẩm bình quân đầu người là tổng sản phẩm quốc nội chia cho dân số Tổng thu nhập bình quân đầu người là tổng sản phẩm quốc gia chia cho dân số

Trang 18

Sau khi nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế của các nước phát triển lẫn các nước đang phát triển, những nhà kinh tế học đã phát hiện ra rằng động lực của phát triển kinh tế phải được đi cùng trên bốn bánh xe, hay bốn nhân tố của tăng trưởng kinh tế là nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên, tư bản và công nghệ Bốn nhân tố này khác nhau ở mỗi quốc gia và cách phối hợp giữa chúng cũng khác nhau đưa đến kết quả tương ứng

Như vậy, tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của GDP hoặc NGP hoặc thu nhập bình quân đầu người trong một thời gian nhất định Tăng trưởng kinh tế thể hiện sự thay đổi về lượng của nền kinh tế Tuy vậy ở một số quốc gia, mức độ bất bình đẳng kinh tế tương đối cao nên mặc dù thu nhập bình quân đầu người cao nhưng nhiều người dân vẫn sống trong tình trạng nghèo khổ

Khái niệm về phát triển kinh tế

Phát triển kinh tế là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế

trong một thời kỳ nhất định Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô, sản lượng và sự tiến bộ về mọi mặt của xã hội để hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý Do đó, phát triển kinh tế mang nội hàm rộng hơn tăng trưởng kinh tế Nó bao gồm tăng trưởng kinh tế cùng với những thay đổi về chất của nền kinh tế (như phúc lợi xã hội, tuổi thọ, v.v.) và những thay đổi về cơ cấu kinh tế (giảm tỷ trọng của khu vực sơ khai, tăng tỷ trọng của khu vực chế tạo và dịch vụ) Phát triển kinh tế là một quá trình hoàn thiện về mọi mặt của nền kinh tế bao gồm kinh tế, xã hội, môi trường, thể chế trong một thời gian nhất định nhằm đảm bảo rằng GDP cao hơn đồng nghĩa với mức độ hạnh phúc hơn

Mối quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển kinh tế

Các chỉ tiêu đo lường mức tăng trưởng kinh tế được sử dụng làm thước đo trình độ phát triển nền kinh tế một cách cụ thể, dễ hiểu và nó trở thành mục

Trang 19

tiêu phấn đấu của một chính phủ vì nó là tiêu chí để người dân đánh giá hiệu quả điều hành đất nước của chính phủ

Ở một góc độ nào đó tăng trưởng kinh tế không phản ảnh được chính xác phúc lợi của các nhóm dân cư khác nhau trong xã hội, chênh lệch giàu nghèo có thể tăng lên, chênh lệch giữa nông thôn và thành thị có thể tăng cao và bất bình đẳng xã hội cũng có thể tăng Tăng trưởng có thể cao nhưng chất lượng cuộc sống có thể không tăng, môi trường có thể bị hủy hoại, tài nguyên bị khai thác quá mức, cạn kiệt, nguồn lực có thể sử dụng không hiệu quả, lãng phí Như vậy giữa tăng trưởng và phát triển có mối quan hệ mật thiết với nhau Tăng trưởng là điều kiện, tiền đề cho sự phát triển và ngược lại sự phát triển về mọi mặt của nền kinh tế sẽ là động lực để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng

Phát triển bền vững

Phát triển bền vững là: “Con người có khả năng tạo phát triển bền

vững - để đảm bảo rằng sự phát triển đó đáp ứng nhu cầu của hiện tại mà không làm hại tới khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai” Phát triển bền vững đã được thế giới chấp nhận và từng bước thực hiện từ hơn 30 mươi năm trước đây Tuy nhiên mức độ phát triển đô thị bền vững phụ thuộc vào tỷ lệ đô thị hóa của từng quốc gia Đối với các quốc gia công nghiệp phát triển ở mức độ cao như Tây Âu, Mỹ, Nhật, tỷ lệ dân tập trung ở các đô thị trên 80% thì xây dựng phát triển đô thị đã đi vào ổn định và từng bước đáp ứng được các yêu cầu về phát triển bền vững đô thị

1.1.1.2 Đô thị hóa - Các vấn đề lý luận về đô thị hóa

 Lý luận về đô thị

Xã hội không ngừng phát triển, hai hình thái không gian nguyên thuỷ theo sự tiến bộ của XH và phát triển kinh tế ngày càng mở rộng, nên đã giao

Trang 20

hoà nhau ở vào một trạng thái môi cảnh mới và hình thành nên một hình thức có tính đa dạng và có kết cấu phức tạp đó là đô thị Có 2 loại đô thị

+ Đô thị có qui hoạch: (phát triển từ trên xuống dưới) theo một nguyên

tắc theo một khống chế và yêu cầu nghiêm ngặt

+ Đô thị tự do phát triển: (phát triển từ dưới lên trên) được gọi là đô thị

nhân tạo phát triển tự do ở thời kỳ đầu, nhưng sau đó phát triển có trật tự và có hệ thống dưới tác động của con người

Đô thị mang các đặc tính sau:

+ Là tập trung tổng hợp hay tập trung chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển KTXH của một vùng lãnh thổ nhất định

+ Qui mô dân số nhỏ nhất là 4.000 người (vùng núi, có thể thấp hơn…)

thị, là nơi có sản xuất và dịch vụ thương mại hàng hoá phát triển

+ Có cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các công trình công cộng phục vụ dân cư đô thị

+ Mật độ dân cư được xây dựng tuỳ theo từng loại đô thị phù hợp với đặc điểm từng vùng

Như vậy đô thị là điểm dân cư tập trung với mật độ cao, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, có hạ tầng kỹ thuật cơ sở thích hợp; là trung tâm chuyên ngành hay tổng hợp, có vai trò thúc đẩy sự phát triển KTXH của một nước hoặc một Vùng miền hoặc một Tỉnh, Huyện, hoặc một Vùng trong huyện

Nếu nhìn từ góc độ phát triển đô thị, đô thị là biểu hiện tập trung của sự phát triển XH và kinh tế Dưới đây là lý giải hai khái niệm “thành” và “thị” Thành: mang tính phòng ngự- xây dựng mang mục đích chính trị, quân sự của XH, có ranh giới rõ ràng, có hình thái đóng kín, hướng nội

Trang 21

Thị: là mậu dịch, giao dịch - cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh tế, không có ranh giới rõ ràng, có hình thái mở, hướng ngoại

Đô thị có thể phân loại nhƣ sau:

Đô thị loại đặc biệt

Thủ đô hoặc đô thị với chức năng trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, đào tạo du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước Số dân trên 1,5 triệu người Tỉ lệ lao động phi NN trên 90% Mật độ dân cư trên 15.000 người/km2

Đô thị loại I (rất lớn)

Đô thị rất lớn, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội, khoa học kĩ thuật, du lịch, dịch vụ, giao thông, công nghiệp, giao dịch quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển của cả nước, có tỷ suất hàng hoá cao, có cơ sở hạ tầng kĩ thuật và mạng lưới công trình công cộng được xây dựng đồng bộ Số dân trên 500.000 người Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp trên 85% Mật độ dân cư trên 12.000 người/km2

Đô thị loại II (Lớn)

Đô thị lớn, là trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội, sản xuất công nghiệp, du lịch, dịch vụ, giao thông, giao dịch quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển của một vùng lãnh thổ Dân số trên 250.000 người Tỉ lệ lao động phi nông

Đô thị loại III (Trung bình lớn)

Đô thị trung bình lớn, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội, là nơi sản xuất công nghiệp, tập trung du lịch, dịch vụ, có vai trò thúc đẩy phát triển của một tỉnh hoặc từng lĩnh vực đối với vùng lãnh thổ Sản xuất hàng hoá tương đối phát triển Cơ sở hạ tầng kĩ thuật và mạng lưới công trình công cộng được xây dựng từng mặt Dân số trên 100.000 người (miền núi có thể

Trang 22

thấp hơn) Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp lớn hơn hoặc bằng 75% Mật độ dân cư trên 8.000người/km2 (vùng núi có thể thấp hơn)

Đô thị loại IV (Trung bình nhỏ)

Đô thị trung bình nhỏ, là trung tâm tổng hợp chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội hoặc trung tâm chuyên ngành sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp, có vai trò thúc đẩy sự phát triển của một tỉnh hay một vùng kinh tế Đã và đang đầu tư xây dựng từng phần hạ tầng kĩ thuật và các công trình công cộng Dân số trên 50.000 người (miền núi có thể thấp hơn) Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp lớn hơn hoặc bằng 70% Mật độ dân cư trên 6.000người/km2

(vùng núi có thể thấp hơn)

Đô thị loại V (nhỏ)

Đô thị nhỏ, là trung tâm tổng hợp kinh tế- xã hội hoặc trung tâm chuyên ngành sản xuất tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp, có vai trò thúc đẩy sự phát triển của một huyện hay một vùng trong huyện Bước đầu xây dựng được một số công trình công cộng và hạ tầng kĩ thuật Dân số từ 4000 người (miền núi có thể thấp hơn) Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp lớn hơn hoặc bằng 65% Mật độ dân cư trên 2.000người/km2 (vùng núi có thể thấp hơn)

 Lý luận về đô thị hóa

 Khái niệm đô thị hóa: có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về

ĐTH như sau:

Đô thị hoá là một quá trình tập trung dân cư đô thị Đồng thời đó là

quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất nông nghiệp giảm, sản xuất phi nông nghiệp tăng Bộ mặt đô thị ngày càng hiện đại, không gian đô thị mở rộng Trong đó, dân cư đô thị là một điểm dân cư tập trung phần lớn những người dân lao động phi nông nghiệp, sống và làm việc theo kiểu thành thị

Đô thị hoá là một quá trình kinh tế - xã hội, mà biểu hiện của nó là sự

tăng nhanh về số lượng và quy mô của các điểm dân cư đô thị, sự tập trung

Trang 23

của dân cư trong các thành phố, nhất là các thành phố lớn, là sự phổ biến rộng rãi lối sống nơi thành thị

Đô thị hóa là một quá trình định cư của dân số nông nghiệp sang phi nông nghiệp, với những chỉ số biểu trưng như: tỷ số dân số đô thị tăng lên trong khi tỷ lệ dân số nông thôn giảm đi kèm theo sự mở rộng diện tích và không gian của các đô thị đã có và sự xuất hiện các đô thị mới

Đô thị hóa là sự biến đổi toàn diện kinh tế - xã hội nhiều mặt, trên cái

nhìn hẹp hơn đó là hiện tượng dịch cư nghề nghiệp từ lĩnh vực nông nghiệp sang phi nông nghiệp với tất cả các hệ quả của nó Và đô thị hóa là quá trình kinh tế - xã hội tất yếu sẽ xảy ra mà không ngoại trừ bất kỳ quốc gia nào

Nói một cách đầy đủ hơn thì đô thị hoá là một quá trình biến chuyển kinh tế-xã hội-văn hoá và không gian, gắn liền với những tiến bộ về khoa học kỹ thuật của xã hội loài người, trong đó diễn ra sự phát triển nghề nghiệp mới, sự chuyển dịch cơ cấu lao động, sự chuyển đối lối sống ngày càng văn minh hơn cùng với sự mở rộng không gian thành hệ thống đô thị, song song với việc tổ chức ranh giới hành chính lãnh thổ và quân sự Ở những nước có trình độ phát triển kinh tế xã hội càng cao thì tỷ lệ đô thị hoá càng cao

 Đặc điểm của đô thị hóa

Quá trình đô thị hoá thể hiện ở ba đặc điểm chính:

- Xu hướng tăng nhanh dân số thành thị

- Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn

Số lượng các thành phố có số dân trên 1 triệu người ngày càng nhiều Hiện nay, toàn thế giới có hơn 270 thành phố từ 1 triệu dân trở lên, 50 thành phố có số dân vượt quá 5 triệu người

- Lối sống thành thị phổ biến rộng rãi

Cùng với sự phát triển của quá trình đô thị hoá, lối sống thành thị được phổ biến rộng rãi và có ảnh hưởng đến lối sống của dân cư nông thôn về nhiều mặt

Trang 24

 Ảnh hưởng của đô thị hoá đến sự phát triển kinh tế - xã hội và

môi trường

- Ảnh hưởng tích cực

Đô thị hoá không những góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động mà còn làm thay đổi sự phân bố dân cư và lao động, thay đổi các quá trình sinh, tử và hôn nhân ở các đô thị…

- Ảnh hưởng tiêu cực

ĐTH nếu không xuất phát từ công nghiệp hoá, không phù hợp, cân đối với quá trình công nghiệp hoá, thì việc chuyển cư ồ ạt từ nông thôn ra thành phố sẽ làm cho nông thôn mất đi một phần lớn nhân lực Trong khi đó thì nạn thiếu việc làm, nghèo nàn ở thành phố ngày càng phát triển, điều kiện sinh hoạt ngày càng thiếu thốn, môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, từ đó dẫn

đến nhiều hiện tượng tiêu cực trong đời sống kinh tế - xã hội

Sự mở rộng tự nhiên của dân cư hiện có, thông thường quá trình này không phải là tác nhân mạnh vì mức độ tăng trưởng dân cư tự nhiên của thành phố thường thấp hơn nông thôn Sự chuyển dịch dân cư từ nông thôn ra thành thị, hoặc như là sự nhập cư đến đô thị ĐTH có các tác động không nhỏ đến sinh thái và kinh tế khu vực Đô thị học sinh thái cũng quan sát thấy dưới tác động đô thị hóa, tâm lý và lối sống của người dân thay đổi Sự gia tăng quá mức của không gian đô thị so với thông thường được gọi là "sự bành trướng đô thị" (urban sprawl), thông thường để chỉ những khu đô thị rộng lớn mật độ thấp phát triển xung quanh thậm chí vượt ngoài ranh giới đô thị Những người chống đối xu thế ĐTH cho rằng nó làm gia tăng khoảng cách giao thông, tăng chi phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật và có tác động xấu đến sự phân hóa xã hội do cư dân ngoại ô sẽ không quan tâm đến các khó khăn của khu vực trong đô thị ĐTH nông thôn thúc đẩy phát triển xã hội

Trang 25

Những hạn chế

Một là, sự mất cân đối nghiêm trọng giữa đô thị và nông thôn Quá

trình công nghiệp hoá và đô thị hoá đã dẫn đến tình trạng di dân từ nông thôn lên thành thị Sự chênh lệch này còn thể hiện ở chất lượng giáo dục, cơ hội nâng cao thu nhập gia đình, chất lượng các phúc lợi xã hội và các dịch vụ công cộng khác giữa vùng nông thôn và thành thị

Hai là, sự mất cân đối trong cơ cấu kinh tế Quá trình công nghiệp hoá,

hiện đại hoá đất nước đã dẫn đến mức độ đô thị hoá nhanh chóng, dẫn theo quy mô và vị trí của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế bị giảm dần Do không chú trọng đúng mức đến phát triển nông nghiệp, khu vực nông thôn đã gặp phải các vấn đề như ô nhiễm môi trường sinh thái do chất thải công nghiệp và phân hoá học, năng suất nông nghiệp thấp do đất đai bị ô nhiễm, mức sống của nông dân không được nâng cao Chính sách cơ giới hoá nông nghiệp đã khiến nông dân lâm vào cảnh nợ nần do gánh nặng về vốn nông nghiệp, chi phí thuê lao động do thiếu nhân công ở vùng nông thôn, cùng các chi phí sinh hoạt

Ngoài ra, ĐTH còn làm nảy sinh sự phân hoá xã hội giữa thành thị và nông thôn Mặc dù ở hầu hết các quốc gia đã cố gắng thực hiện công bằng xã hội trong tăng trưởng kinh tế, nhưng hiện tượng phân hoá xã hội ngày càng tăng đã trở thành nguy cơ lớn, đòi hỏi phải giải quyết kịp thời và nhất quán

Ba là, nhiều thành phố không phát huy tác dụng Bất kỳ tỉnh hay vùng

nào cũng quy hoạch, vay tiền để xây dựng các đô thị mới với kỳ vọng các thành phố này sẽ trở thành đòn bẩy kinh tế của tỉnh Nhưng thực tế là không phải thành phố nào cũng thu hút được đầu tư Do đó đã xảy ra tình trạng mà các chuyên gia gọi là các thành phố “bong bóng” (bubble cities) Nhiều thành phố không tăng dân số mà chững lại và bị giảm dần khi không còn khả năng phát triển

Trang 26

Qua đây cho thấy, ĐTH cũng có những mặt tốt và mặt không tốt Nó có thể góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội của một vùng hoặc một quốc gia phát triển nhưng nó cũng có thể phá vỡ cấu trúc phát triển của các quốc gia Vì vậy khi quy hoạch đô thị cần có một kế hoạch cụ thể và thống nhất về quy mô, không gian, cấu trúc,…

1.1.2 Cơ sở thực tiễn

1.1.2.1 Quá trình đô thị hóa trong nước

ĐTH là một quá trình phát triển tất yếu của bất kỳ quốc gia nào, trong đó có Việt Nam Tuy nhiên, ĐTH tự phát, thiếu quy hoạch khoa học sẽ làm

nảy sinh và để lại rất nhiều hậu quả tiêu cực, lâu dài, gây lãng phí lớn và cản

trở sự phát triển của đất nước Mà đặc điểm đô thị hoá ở nước ta: là thấp với nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu bị kéo dài, nặng nề tính bao cấp cùng với chiến tranh cho nên tốc độ đô thị hoá diễn ra rất chậm chạp kể từ thập kỷ 80 trở về trước Có thời kỳ đô thị hoá bị âm tính do di dân và di tản dân cư đô thị về nông thôn Không gian đô thị luôn có sự đan xen và phát triển theo kiểu "da báo" giữa đô thị và nông thôn Do vậy tính gắn bó truyền thống và cả huyết thống giữa đô thị-nông thôn khá rõ rệt và khác với nhiều nước Đồng thời tạo ra tính bảo thủ, giằng dai giữa đô thị-nông thôn không phân biệt quá rõ ràng, lối sống nông thôn còn ngập tràn trong đô thị Nông thôn có lúc còn "chế ngự đô thị" Do tốc độ đô thị hoá chậm nên tính thời gian cũng không mấy ý nghĩa, hàng thập kỷ trôi đi mà đô thị thì rất ít thay đổi

Chính vì vậy, chiến lược đô thị của Việt Nam phải hướng tới mục tiêu bảo đảm cân đối giữa tính hiện đại với tính bền vững của tự nhiên - con người - xã hội, thông qua việc lựa chọn các mô hình định cư tiên tiến, phù hợp đặc thù của Việt Nam ở đô thị, nông thôn, miền núi, các vùng biên giới, hải đảo; bảo đảm sự hài hòa giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài của dân tộc, trên

Trang 27

cơ sở tìm kiếm những phương thức phát triển đô thị tiết kiệm đất, đô thị xanh, đô thị sinh thái thay thế cho mô hình đô thị còn tồn tại nhiều bất cập hiện nay của chúng ta

Quá trình ĐTH nông thôn ở Việt Nam trong những năm gần đây diễn ra với tốc độ khá nhanh, làm biến đổi bộ mặt kinh tế, văn hóa, xã hội và kiến trúc trên cả nước Năm 1999, cả nước có khoảng 400 thị trấn, nay tăng lên khoảng 651 thị trấn Cuối những năm 90 của thế kỷ XX, dân số của thị trấn từ 2.000 đến 30.000 người, nay khoảng dao động này từ 2.000 - 50.000 người Tỷ lệ dân số phi nông nghiệp của thị trấn phổ biến ở mức 30-40% vào cuối những năm 90, nay đã lên mức 50-60% Năm 1998 có khoảng 60 đô thị loại 4, nay tăng lên 84 đô thị

Dưới chế độ phong kiến, giữa nông thôn và thành thị là một khoảng cách quá xa Thời gian gần đây, đặc biệt trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, chúng ta thấy nông thôn đang xích lại gần hơn với thành thị Quá trình ĐTH nông thôn đã biến nền sản xuất nông nghiệp độc canh trở thành nền sản xuất hàng hóa đa ngành nghề Lối sống thành phố du nhập vào nông thôn rất nhanh, tác động lớn tới cuộc sống, phong tục tập quán thôn quê Việt Nam và những giá trị văn hóa truyền thống lâu đời

Nếu như ở nông thôn trước kia còn nhiều hủ tục, mê tín dị đoan thì nay đã bớt đi nhiều Quá trình ĐTH nông thôn đã đem lại rất nhiều thành tựu cho đất nước Cái được là rất lớn Những gì tốt đẹp mà đời sống vật chất đem lại cho con người đã nảy sinh dần dần trong nông thôn Đời sống được nâng cao đã khiến cho người ta xây dựng lại nhà cửa đẹp, khang trang hơn Đường sá nông thôn được trải nhựa, bê-tông sạch sẽ, đi lại thuận tiện Người nông dân trước kia chỉ quanh quẩn trong thôn làng, giờ mở rộng quan hệ ra bên ngoài Tuy nhiên, những nét đẹp truyền thống trong gia đình, họ hàng, làng xóm

Trang 28

láng giềng cũng có phần bị tổn hại; một bộ phận thanh niên ăn chơi ,đua đòi; quan hệ con cái với cha mẹ trong một số gia đình ngày càng xa dần; thế hệ trẻ tiếp thu nhanh xu thế hiện đại, ngược lại với đa phần người cao tuổi cố giữ những giá trị truyền thống, dẫn tới những mâu thuẫn mới

Quá trình ĐTH nông thôn hiện nay tập trung mạnh tại các đô thị lớn và diễn ra không đồng đều giữa các vùng trong cả nước Chất lượng và trình độ đô thị hóa nông thôn còn thấp Cơ sở hạ tầng xã hội và kỹ thuật đô thị còn yếu kém về chất lượng phục vụ so với yêu cầu Định hướng phát triển không gian khu vực được ĐTH chưa rõ nét, đặc biệt còn phát triển một cách tùy tiện, mang nặng tính hình thức đô thị, chưa thực sự giải quyết vấn đề cốt lõi của đô thị hóa đối với khu vực dân cư hiện có: chưa gắn kết chất lượng đô thị với giữ gìn bản sắc, kiến trúc truyền thống trên cơ sở đảm bảo điều kiện tiện nghi

cuộc sống đô thị cho người dân và đảm bảo phù hợp về cảnh quan đô thị

Nói tóm lại, ĐTH là một hiện tượng xã hội liên quan tới những dịch chuyển kinh tế - xã hội - văn hoá - không gian - môi trường sâu sắc gắn liền với những tiến bộ khoa học - kỹ thuật tạo đà thúc đẩy sự phân công lao động, sự chuyển đổi nghề nghiệp và hình thành các nghề nghiệp mới đồng thời tạo ra nhu cầu dịch cư vào các trung tâm đô thị Qua đó nhằm đẩy mạnh sự phát triển kinh tế làm điểm tựa cho các thay đổi trong đời sống xã hội và văn hoá, nâng cao mức sống, biến đổi lối sống và hình thức giao tiếp,… làm nền cho sự phân công dân cư hợp lý nhằm đáp ứng những nhu cầu xã hội ngày càng phong phú và đa dạng để tạo thế cân bằng giữa môi trường xây dựng và môi trường xã hội với thiên nhiên

1.1.2.2 Kinh nghiệm về quá trình đô thị hóa trên thế giới

ĐTH là quá trình tăng dân số ở khu vực thành thị trong tương quan so sánh với dân số của một vùng, một quốc gia hay thậm chí toàn cầu Kể từ

Trang 29

cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất tại nước Anh năm 1750, người ta đã bắt đầu chuyển từ nông thôn ra thành thị sinh sống và làm việc Theo báo cáo năm 2005 của Tổ chức Viễn cảnh Đô thị hoá của Liên hợp quốc thì thế kỷ 20 chứng kiến tốc độ đô thị hoá rất nhanh Theo các chuyên gia nghiên cứu về đô thị hoá thì trong tiến trình đô thị hoá nửa sau thế kỉ 20, các quốc gia kém phát triển có chung một đặc điểm là: ở giai đoạn đầu, tỉ trọng dân số đô thị trên tổng dân số thấp và tốc độ phát triển dân số đô thị nhanh, nhanh hơn rất nhiều so với các quốc gia phát triển Chúng ta có thể thấy sự chuyến dịch về dân số khi diễn ra quá trình ĐTH cụ thể như sau:

Biểu 1.1: Sự chuyển dịch dân số theo thời gian

Theo sơ đồ trên quá trình ĐTH được diễn ra ở tất cả các quốc gia trong

đó mạnh nhất ở các nước đang phát triển Cùng với sự phát triển của ĐTH là sự di cư của dân số từ nông thôn ra đô thị Ở các nước kém phát triển, sản xuất nông nghiệp đóng vai trò chủ yếu (xã hội nông thôn) thì dân số nông

Trang 30

thôn chiếm chủ yếu Đối với các nước đang phát triển đã có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp (xã hội đô thị) thì dân số nông thôn đã chuyển lên các khu đô thị làm việc và sinh sống Còn phát triển là những nước có công nghiệp và dịch vụ phát triển mạnh - người dân được sử dụng những dịch vụ được cho là tốt nhất (xã hội đô thị) thì dân số chủ yếu là dân số đô thị Và để thấy rõ hơn sự thay đổi về dân số đô thị ta cùng nghiên

Nguồn: World urbanization prospect: 1996, New York 1997

Trong cùng một khoảng thời gian 50 năm từ 1950 - 2000, tỉ lệ dân số đô thị toàn thế giới là từ 29,7% lên đến 47,4%, khu vực kém phát triển từ 17,8% lên 40,5% trong khi khu vực phát triển là từ 54,99% lên 76,1%

Hiện tại tỉ lệ đô thị hoá châu Á là 35%, châu Âu là 75%, châu Phi là 45%, Bắc Mỹ trên 90% và 80% ở Mỹ La tinh Theo báo cáo của Liên hợp quốc, trong 1/4 thế kỷ tới, việc tăng dân số hầu như sẽ chỉ diễn ra ở các thành phố mà phần lớn thuộc các nước kém phát triển Đến năm 2030, hơn 60% dân số thế giới sống ở các đô thị

Tiến trình phát triển đô thị đã góp phần to lớn vào sự nghiệp CNH-HĐH Song sự bùng nổ đô thị quá tải đã tạo ra hàng loạt vấn đề gay cấn đối với cuộc sống con người, tạo ra sự thiếu cân bằng trong phân bố dân cư và vùng lao động theo vùng lãnh thổ, khả năng cung ứng lương thực, thực phẩm ven đô

Trang 31

tiêu hao nhiên liệu, năng lượng Nếu trong năm 1990, bình quân diện tích đất canh tác trên đầu người ở mức 0,27 ha thì con số này dự báo sẽ tụt xuống 0,17 ha vào năm 2025 Chiến lược chung của vấn đề đô thị hiện nay là:

1 Hạn chế việc di cư từ nông thôn ra đô thị trong đó yêu cầu nhất thiết phải nâng cao mức sống nông thôn

2 Khi tập trung quá tải, cùng với việc hạn chế nhập cư vào các tụ điểm lớn thì đồng thời phải tạo nên sự cân bằng hài hoà dân số đô thị, khuyến khích các đô thị vừa và nhỏ, tăng cường đầu tư hệ thống dịch vụ, xây dựng cơ sở hạ tầng, có cơ sở xã hội thoả đáng

Dưới đây là kinh nghiệm về ĐTH ở một số quốc gia trên thế giới:

 Hà Lan

Hà Lan là một quốc gia phát triển Theo Joanna Wilbers, để khắc phục những tác động tiêu cực của quá trình đô thị hoá, năm 1994, các nhà hoạch định cuộc sống thuộc bộ tài nguyên môi trường đã đưa ra “Chính sách hiệp ước” Theo chính sách này, các khu vực nông thôn vẫn giữ nguyên là nông thôn đồng thời cũng quy hoạch phát triển đô thị làm các khu dân cư, trung tâm tài chính và thương mại Chính sách này cũng đưa ra những nguy hại đối với việc đô thị hoá các khu vườn ven thành phố

Ngay từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Amsterdam đã bắt đầu tiến trình đô thị hoá và nhanh chóng trở thành một thành phố có tầm ảnh hưởng lớn đến kinh tế, chính trị của Hà Lan Tuy mật độ dân số hiện nay ở thành phố có những nơi đạt trên 20.000 người/km2

nhưng xung quanh thành phố vẫn tồn tại khoảng 600 khu vườn Diện tích vườn ở Amsterdam chiếm đến 300 ha trong tông số diện tích 21.907 ha của thành phố

Những người nông dân ở thành phố Amsterdam đã thành lập các tổ chức gọi là “Hội những người nông dân đô thị” và “Hiệp hội những người làm

Trang 32

vườn ở Amsterdam” (BVV) Các hiệp hội đại diện cho tầng lớp nông dân thương lượng với Chính phủ trong việc duy trì sự tồn tại của các khu vườn trong quá trình ĐTH Hiệp hội những người làm vườn đã đưa ra lí luận về sự đa chức ngành của các khu vườn Các khu vườn được sử dụng để sản xuất lương thực, thực phẩm cung cấp cho nhu cầu của thành phố, đồng thời còn thực hiện nhiều chức năng khác nhau để bình đẳng hoá các nhóm lợi ích như: cung cấp cho thị dân một không gian mới, giáo dục cho trẻ em về thiên nhiên và môi trường; làm gia tăng số lượng loài động vật, côn trùng và cây cỏ; duy trì “không gian xanh” cho thành phố, làm trong sạch khí hậu thành phố

Vào năm 1995, khoảng 170 nông dân đã tổ chức “Diễn đàn đối thoại của nông dân vùng đất xám” Họ đã đưa ra những phân tích cuả mình về triển vọng kinh tế dài hạn của vùng đất này nếu tiếp tục sản xuất nông nghiệp và thay đổi phương pháp sử dụng đất Họ đã đối thoại trực tiếp với chính phủ và các tổ chức môi trường nhằm giữ vững và phát triển sản xuất nông nghiệp Bản thân những người nông dân đã trở thành người quản lý, giáo dục và hoạt động kinh tế ở địa phương mình

Một số nông trang quanh các khu đô thị đã thấy rõ tầm quan trọng của nông nghiệp đối với thành phố trong quá trình ĐTH Họ nhận thức được tính đa chức năng của một nền nông nghiệp đô thị Do đó trong quá trình ĐTH, sản xuất nông nghiệp vẫn không mất đi mà tiếp tục tồn tại hài hoà, kết hợp với sự phát triển bền vững của kinh tế đô thị

 Trung Quốc

Trung Quốc là nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh và tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh Nếu vào năm 1949, Trung Quốc có 136 thành phố với số dân khoảng 54 triệu người, chiếm khoảng 10,6% dân số cả nước thì đến năm 2005, dân số đô thị nước này đã đạt tới 800 triệu người sống ở trên 700 thành phố, tỷ lệ bằng 37% Có những dự đoán cho rằng đến năm 2050, tỷ lệ

Trang 33

ĐTH sẽ đạt 75% Tính trung bình mỗi năm có 12 triệu người ở nông thôn vào sinh sống ở đô thị

Như vậy là một lượng lớn nhân công đã di chuyển khỏi vòng nông thông lạc hậu và hiệu quả kém sang các thành phố - nơi có trình độ tiên tiến hơn, năng suất cao, hiệu quả cao Không những bản thân người lao động có mức sống khá hơn mà gia đình họ cũng đỡ gặp khó khăn trong sản xuất nông nghiệp, có thể trang trải các khoản ăn mặc, học hành, thiết bị sản xuất, tình trạng đói nghèo ở nông thôn được giảm bớt Tuy nhiên, mặt trái của vấn đề di chuyển nhân công từ nông thôn ra thành phố là rất rõ rệt, trở thành mâu thuẫn chủ yếu của quá trình ĐTH ở Trung Quốc Nhiều hậu quả kinh tế-xã hội nghiêm trọng đang thách đố các giải pháp và khả năng quản lý của Nhà nước như thiếu nhà ở cho người nghèo, sự phân hoá xã hội, việc sinh để không thể kiểm soát, trật tự trị an kém, môi trường ô nhiễm, kết cấu hạ tầng thiếu thốn

Mặt khác, trước đây ở Trung Quốc đã có một thời kỳ công nghiệp hương trấn phân bố quá phân tán, xây dựng các thành phố nhỏ và thị trấn một cách bừa bãi, thiếu quy hoạch làm lãng phí nguồn lực của nông thôn, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và làm mất đi đặc điểm, ưu thế của nông thôn

Để đối phó với tình hình trên, Nhà nước Trung Quốc đã coi trọng tiếp tục giữ vững nguyên tắc phát triển hài hoà, tiên tiến, tránh tình trạng mở rộng ào ạt các đô thị lớn, làn sang nhân công lưu động tràn vào thành phố quá lớn, làm xáo trộn hoạt động kinh tế Tư tưởng chiến lược ĐTH của Trung Quốc nay là: khai thác tiềm lực các thành phố lớn, mở rộng và xây dựng các thành phố loại vừa, phát triển có lựa chọn và thích hợp các thành phố nhỏ và thị trấn

Đối với quá trình ĐTH nông thôn, Trung Quốc chủ trương tiếp tục xây dựng xí nghiệp hương trấn theo hướng khắc phục dần tình trạng thô sơ, phân tán trong phân công lao động giữa công nghiệp và nông nghiệp, thực hiện khẩu hiện “ly điền bất ly hương”, “ly hương bất ly điền”, dần dần tiến tới

Trang 34

phân công lao động theo chiều sâu Nhà nước cũng chủ trương phải có chính sách giảm bớt bạn đồng hành của việc phát triển các đô thị nhỏ, đó là sự tụt hậu về văn hoá, giáo dục, trình độ quản lý, ô nhiễm môi trường, lấn chiếm nhiều đất canh tác

 Hàn Quốc

Là một trong những quốc gia được đánh giá có tốc độ đô thị hóa cao nhất ở châu Á, Hàn Quốc đã gặt hái được nhiều thành tựu cũng như nhìn ra được những mặt trái của quá trình đô thị hóa Đây là những bài học kinh nghiệm đối với các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam

Ngay từ những năm 70, chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra chính sách điều chỉnh nhanh chóng chiến lược phát triển đô thị bằng cách mở rộng vùng đô thị, nâng cấp mở rộng các đô thị đã có Một loạt các thành phố vệ tinh mới có quy mô vừa và nhỏ lần lượt được xây dựng Các thành phố mới đều là các trung tâm công nghiệp lớn, tạo thành hành lang đô thị nối từ thành phố trung tâm thông ra các cảng biển nằm ở miền Nam của Hàn Quốc

Những thành phố này có tốc độ tăng trưởng rất nhanh Chẳng hạn như thành phố Un-xan vào năm 1960 còn là một làng chài nhỏ bé với vài ngàn dân, nhưng sau 20 năm (đến năm 1980) đã trở thành thành phố lớn thứ 7 của Hàn Quốc, nơi có công ty Hun-đai và tổ lọc dầu lớn nhất Hàn Quốc Việc xây dựng các đô thị vừa và nhỏ một cách kịp thời đã khiến Hàn Quốc tránh khỏi những đổ vỡ lớn mà các quốc gia khác gặp phải trong tiến trình đô thị hoá nhanh như ở châu Á và châu Phi

ĐTH ở Hàn Quốc gắn liền với quá trình công nghiệp hoá và là hệ quả trực tiếp của quá trình này Sau 5 năm đầu thực hiện ĐTH nhanh chóng, các thành phố lớn như Xơ-un, Pu-san của Hàn Quốc đã trở thành “khối nam châm” khổng lồ thu hút nguồn tài nguyên và lao động từ các vùng miền khác nhau trên cả nước Chỉ trong vòng 15 năm (1975-1990), các thành phố vệ tinh của Xơ-un đã tăng từ 4 (Kung-nam, Ư-giông-bu, An-yang, Bu-chon) với số

Trang 35

dân là 7.514 người lên 11 thành phố (thêm các thành phố Koan-mi-ung, che-on, Ku-ri, Si-hung, Kun-po, I-oan, Ha-nam) với dân số là 13.431 người Đây là một kỳ tích mà chưa quốc gia châu Á nào đạt được Các thành phố vệ tinh của Xơ-un nằm cách trung tâm 40km, được nối bằng hệ thống tàu điện ngầm và đường cao tốc Cho đến năm 1990, 45% dân số của Hàn Quốc tập trung sống ở vùng đô thị Xơ-un Những khu định cư mới dành cho tầng lớp trung lưu được hình thành xung quanh Xơ-un từ sau năm 1980 như vùng Bun-dang, I-li-xan, Py-ung-chon, hình thành nên một khuynh hướng mới trong việc sử dụng các chung cư cao tầng

Koa-Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa ở Hàn Quốc đã có những tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường, đến quá trình đô thị hóa nông thôn và tỷ lệ dân cư đô thị, đánh dấu trình độ văn minh hóa của đất nước Kinh tế đô thị phát triển đã góp phần vào tăng trưởng kinh tế nông nghiệp và nông thôn ven đô của các đô thị lớn Cơ cấu kinh tế nông thôn được chuyển dịch theo hướng gia tăng tỷ trọng dịch vụ và các ngành phi nông nghiệp Điều này góp phần điều chỉnh cơ cấu các ngành kinh tế của các đô thị lớn theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa, giảm tỷ trọng khu vực nông nghiệp, tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp và khu vực dịch vụ trong giá trị tổng sản phẩm quốc nội Các đô thị là đầu tàu phát triển kinh tế của cả nước, thúc đẩy tỷ trọng GDP ngày càng tăng Chỉ tính riêng một số vùng đô thị lớn như Xơ-un, Pu-san và Kung-nam đã cung cấp 66% vào GDP chung của cả nước

Sau hơn 35 năm đô thị hóa (1970 - 2007), Hàn Quốc đã đạt được những thành tựu đáng kể: xây dựng và phát triển những khu đô thị lớn, trung tâm công nghiệp khổng lồ với hơn 88% dân số sống ở đô thị

Đi cùng với tốc độ đô thị hóa ở Hàn Quốc là sự gia tăng dân số tại các thành phố lớn như Xơ-un (năm 1960 tăng 2.445 người, đến năm 1990 tăng 10.613 người), Pu-san (những con sô tương ứng là 1.163 người, và 3.798

Trang 36

người), Ti-gu (là 676 người, và 2.229 người); các thành phố còn lại có tốc độ tăng dân số đô thị từ 3 đến 5 lần kể từ năm 1970

Đô thị hóa bền vững góp phần vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo, gia tăng xã hội hóa giáo dục, dịch vụ y tế và văn hoá xã hội, mở rộng quy mô và chất lượng của hệ thống cơ sở hạ tầng ở nông thôn Hàn Quốc đạt được những

thành công nhất định như vậy, trước hết phải kể đến vai trò chỉ đạo của chính

phủ trong việc tập hợp mọi nguồn lực trong nước cho công cuộc đô thị hóa

đất nước Thứ hai là những chiến lược phát triển cụ thể được vạch định phù

hợp với khả năng của từng địa phương, tận dụng mọi cơ hội để tăng trưởng kinh tế, lấy mục tiêu tăng trưởng và xuất khẩu làm nhiệm vụ trọng tâm của

mọi kế hoạch kinh tế Thứ ba là vai trò quan trọng của văn hóa truyền thống

đã tạo nên một đội ngũ lao động giỏi, tính kỷ luật cao, một nền công nghiệp đồ sộ có cơ cấu quản lý chuyên biệt

Tóm lại, kinh nghiệm ở một số nước cho thấy ĐTH không được bó hẹp trong phạm vi đô thị mà phải bao gồm cả địa bàn nông thôn Chúng ta còn phải phát triển mạng lưới đô thị hợp lý, xây dựng các đô thị có quy mô vừa phải, gắn kết với hệ thống đô thị vệ tinh Ngay từ bây giờ, chúng ta phải gắn ĐTH với quá trình CNH-HĐH đất nước Do vậy, khi làm quy hoạch phát triển 1 thành phố cụ thể cần có kế hoạch xây dựng đồng bộ về nhà ở, kết cấu hạ tầng, hệ thống dịch vụ, hệ thống xử lý nước thải

1.2.PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU 1.2.1 Các câu hỏi nghiên cứu

- Các khu vực đang xảy ra quá trình đô thị hoá trên địa bàn huyện Phổ Yên? - Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện thay đổi theo hướng nào? Có phù hợp không?

- Thu nhập của những hộ nông dân bị mất đất nông nghiệp có sự thay đổi như thế nào?

- Sau khi được đền bù, người dân sẽ sử dụng tiền đền bù đó ra sao?

Trang 37

- Những ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến phát triển kinh tế xã hội như thế nào?

- Những mặt tích cực và tiêu cực, những cơ hội và nguy cơ mà đô thị hóa mang lại cho người dân nói riêng và cho toàn huyện nói chung là gì?

1.2.2 Phương pháp nghiên cứu

1.2.2.1 Phương pháp nghiên cứu chung

Đề tài được nghiên cứu dựa trên quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Từ các hiện tượng, các biểu hiện đơn lẻ của các đối tượng cần nghiên cứu được tập hợp lại, chuẩn hóa một số yếu tố, đơn giản hoá một số tiêu thức và tiến hành phân tích đánh giá Dựa vào các thống kê bằng các con số định lượng cụ thể và các thống kê định tính qua một quá trình thời gian có sự biến đổi không ngừng (tính lịch sử) để rút ra một xu hướng nhằm đánh giá chính xác các tác động nhiều chiều, xem xét đến sự tác động của nhiều nhân tố ảnh hưởng từ đó dự báo một xu hướng thực tế cho đối tượng nghiên cứu và đề xuất các giải pháp giải quyết, các định hướng thực hiện

1.2.2.2 Phương pháp thống kê

(1) Chọn mẫu nghiên cứu:

Chọn 90 hộ tại 2 xã và 1 thị trấn đại diện là Trung Thành, Đắc Sơn và thị trấn Ba Hàng (mỗi nơi chọn 30 hộ đại diện để tiến hành điều tra)

Căn cứ chọn mẫu là: Huyện Phổ Yên là nơi có quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, có môi trường đầu tư thuận lợi với nhiều tiềm năng, thế mạnh Vì thế trong vài năm trở lại đây hàng loạt các dự án đầu tư về kết cấu hạ tầng, các khu công nghiệp lớn nhỏ không ngừng tăng lên Trong đó xã Trung Thành, xã Đắc Sơn và thị trấn Ba Hàng là 3 địa phương đang tập trung những dự án đầu tư với quy mô lớn và số vốn nhiều tỷ đồng Đồng thời với việc thực hiện các dự án đó là quá trình giải phóng mặt

Trang 38

bằng (tức là "lấy đất" của người dân trong xã) Vì thế các hộ được lựa chọn đều có chung đặc điểm là "mất đất" nông nghiệp để thực hiện các dự án Tiến hành điều tra thử sau đó so sánh với các số liệu thứ cấp, tính toán độ tin cậy khi suy rộng kết quả bằng các phương pháp kiểm định phù hợp

(2) Điều tra thực tế

Thiết kế form điều tra mẫu dựa trên các thông tin yêu cầu trong phần kết quả nghiên cứu cần đánh giá và phân tích Thực hiện điều tra trực tiếp, giám sát chặt chẽ về kỹ thuật điều tra và chất lượng thông tin

(3) Thu thập thông tin

Việc thu thập tài liệu thông tin bao gồm việc sưu tầm và thu thập những tài liệu, số liệu liên quan đã đươc công bố và những tài liệu, số liệu mới tại địa bàn nghiên cứu

a Tài liệu thứ cấp

Đây là các số liệu từ các công trình nghiên cứu trước được lựa chọn sử dụng vào mục đích phân tích, minh họa rõ nét về nội dung nghiên cứu Nguồn gốc của các tài liệu này đã được chú thích rõ trong phần “Tài liệu tham khảo” Nguồn tài liệu này bao gồm:

- Các sách, báo, tạp chí, các văn kiện Nghị quyết, các chương trình nghiên cứu đã được xuất bản, các kết quả nghiên cứu đã công bố của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học trong và ngoài nước, các tài liệu trên internet

- Tài liệu, số liệu đã được công bố về tình hình kinh tế, xã hội nông thôn, kinh tế của các ngành sản xuất, đời sống của các nông hộ nông nghiệp nằm trong khu vực đô thị hoá… các số liệu này thu thập từ phòng Thống kê Huyện Phổ Yên, Sở Tài nguyên Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các Sở, ban,

Trang 39

ngành có liên quan Trên cơ sở đó tiến hành tổng hợp các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác nghiên cứu

b.Tài liệu sơ cấp

Thực hiện điều tra chọn mẫu ở các hộ gia đình trên địa bàn 2 xã và thị trấn của huyện Phổ Yên Từ đó thu thập được các thông tin mang tính thực trạng, nắm bắt được tiếng nói, nhu cầu cụ thể của từng hộ dân

Các thông tin này còn được thu thập qua các cuộc Hội thảo, các chương trình hội nghị có chuyên đề liên quan đến các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

(4) Tổng hợp và phân tích thông tin

Các thông tin điều tra được nhập vào máy tính và rút số liệu lần 1 dựa vào phần mềm Excell cung cấp số liệu cho Chương 2, Chương 3 Thực hiện một số phân tích thống kê, kinh tế lượng và quy hoạch tuyến tính nhằm đánh giá về mặt khoa học và đối chứng thực tế các quan hệ thể hiện trong các vấn đề nghiên cứu đã đặt ra

1.2.2.3 Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh được sử dụng để đánh giá kết quả, xác định vị trí của đối tượng hoặc số liệu nghiên cứu, từ đó phát hiện các xu hướng biến động của đối tượng cần nghiên cứu

1.2.2.4 Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo

Phương pháp chuyên gia: Phương pháp thu thập dựa trên cơ sở thu thập ý kiến của các chuyên gia trong từng lĩnh vực, các nhà lãnh đạo, các cán bộ các cán bộ quản lý, người sản xuất giỏi có kinh nghiệm, các cán bộ về kỹ thuật thông qua các tài liệu hoặc trao đổi trực tiếp với họ để ta có kết luận chính xác

Trang 40

Phương pháp chuyên khảo: Nghiên cứu các tài liệu mang tính chất lý luận về ĐTH và những tác động của ĐTH

1.2.2.5 Phương pháp quan sát trực tiếp

Đây là phương pháp rất sinh động và thực tế vì qua phương pháp này tất cả các giác quan của người phỏng vấn đều được sử dụng: mắt nhìn, tai nghe qua đó các thông tin được ghi lại trong trí nhớ, qua ghi chép, chụp một cách cụ thể, thực tế, phong phú và khách quan

1.2.2.6 Phương pháp phân tích hồi quy tương quan

Trong đề tài này chúng tôi sử dụng mô hình kinh tế lượng và phân tích sự ảnh hưởng của ĐTH đến đời sống của các hộ nông dân trong khu vực ĐTH Đối với hộ nông dân thì thu nhập là một tiêu chí quan trọng, do đó chúng tôi nghiên cứu ảnh hưởng của đô thị hoá tới thu nhập của các hộ nông dân trong quá trình ĐTH Và hàm hồi quy được đưa ra là hàm sản xuất CobbDouglas và dạng tổng quát của nó như sau:

Yi: Thu nhập hỗn hợp của hộ (Biến phụ thuộc)

Xji(j=1 k,i=1 n): Các biến độc lập trong nghiên cứu này, dựa vào những nghiên cứu tiền nghiệm và ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực phát triển nông thôn Trong đó, các biến ảnh hưởng đến thu nhập của hộ bao gồm: Diện tích đất nông nghiệp, số lao động, nhân khẩu ăn theo, vốn lưu động, trình độ văn hoá của chủ hộ, giới tính chủ hộ, ảnh hưởng của các chương trình tập huấn ngành nghề và khoa học kỹ thuật

aj(j=1 k): Các hệ số của biến độc lập

bh(h=1 m): Biến giả định (quá trình đô thị hóa)

Các hệ số của biến phải được kiểm định với mức ý nghĩa đạt ở mức 5% và thấp hơn

Ngày đăng: 04/10/2012, 11:57

Hình ảnh liên quan

Bảng 2.2: Tăng trƣởng Cụng nghiệp, TTCN và Xõy dựng huyện Phổ Yờn - Ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển kinh tế xã hội của huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.pdf

Bảng 2.2.

Tăng trƣởng Cụng nghiệp, TTCN và Xõy dựng huyện Phổ Yờn Xem tại trang 49 của tài liệu.
Bảng 2.3: Tăng trƣởng giỏ trị sản xuất Cụng nghiệp - TTCN theo thành phần kinh tế - Ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển kinh tế xã hội của huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.pdf

Bảng 2.3.

Tăng trƣởng giỏ trị sản xuất Cụng nghiệp - TTCN theo thành phần kinh tế Xem tại trang 51 của tài liệu.
Bảng 2.4: Qui mụ và tăng trƣởng GTSX ngành Nụng nghiệp của Huyện Phổ Yờn  giai đoạn 2001 - 2008  - Ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển kinh tế xã hội của huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.pdf

Bảng 2.4.

Qui mụ và tăng trƣởng GTSX ngành Nụng nghiệp của Huyện Phổ Yờn giai đoạn 2001 - 2008 Xem tại trang 54 của tài liệu.
Bảng 2.5: GTSX nụng, lõm, thuỷ sản Huyện Phổ Yờn giai đoạn 2000-2008 - Ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển kinh tế xã hội của huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.pdf

Bảng 2.5.

GTSX nụng, lõm, thuỷ sản Huyện Phổ Yờn giai đoạn 2000-2008 Xem tại trang 55 của tài liệu.
Bảng 2.7: Thực trạng dõn số - lao độn g- cơ cấu lao động của huyện Phổ Yờn  - Ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển kinh tế xã hội của huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.pdf

Bảng 2.7.

Thực trạng dõn số - lao độn g- cơ cấu lao động của huyện Phổ Yờn Xem tại trang 62 của tài liệu.
Bảng 2.8: Cỏc chỉ tiờu đỏnh giỏ mức sống dõn cƣ tại huyện Phổ Yờn giai đoạn 2004 - 2008  - Ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển kinh tế xã hội của huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.pdf

Bảng 2.8.

Cỏc chỉ tiờu đỏnh giỏ mức sống dõn cƣ tại huyện Phổ Yờn giai đoạn 2004 - 2008 Xem tại trang 64 của tài liệu.
Bảng 2.10: Thực trạng cỏc DA đầu tƣ đó đƣợc cấp giấy phộp trờn địa bàn huyện Phổ Yờn  - Ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển kinh tế xã hội của huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.pdf

Bảng 2.10.

Thực trạng cỏc DA đầu tƣ đó đƣợc cấp giấy phộp trờn địa bàn huyện Phổ Yờn Xem tại trang 68 của tài liệu.
Bảng 2.11: Hiệu quả đầu tƣ của cỏc DA đó triển khai thực hiện trờn địa bàn huyện Phổ Yờn, 2006 - 2008  - Ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển kinh tế xã hội của huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.pdf

Bảng 2.11.

Hiệu quả đầu tƣ của cỏc DA đó triển khai thực hiện trờn địa bàn huyện Phổ Yờn, 2006 - 2008 Xem tại trang 72 của tài liệu.
Bảng 2.13: Biến động thu nhập và chi phớ sản xuất nụng nghiệp bỡnh quõn của hộ nụng dõn do ảnh hƣởng của ĐTH  - Ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển kinh tế xã hội của huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.pdf

Bảng 2.13.

Biến động thu nhập và chi phớ sản xuất nụng nghiệp bỡnh quõn của hộ nụng dõn do ảnh hƣởng của ĐTH Xem tại trang 81 của tài liệu.
Bảng 2.14: Tỏc động của ĐTH đến hoạt động phi nụng nghiệp - Ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển kinh tế xã hội của huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.pdf

Bảng 2.14.

Tỏc động của ĐTH đến hoạt động phi nụng nghiệp Xem tại trang 83 của tài liệu.
Bảng 2.15: Đỏnh giỏ hiệu quả SXKD của hộ trƣớc và sau ĐTH - Ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển kinh tế xã hội của huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.pdf

Bảng 2.15.

Đỏnh giỏ hiệu quả SXKD của hộ trƣớc và sau ĐTH Xem tại trang 84 của tài liệu.
Bảng 2.16: Ý kiến của cỏc hộ điều tra đỏnh giỏ sự thay đổi của thu nhập do tỏc động của ĐTH   - Ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển kinh tế xã hội của huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.pdf

Bảng 2.16.

Ý kiến của cỏc hộ điều tra đỏnh giỏ sự thay đổi của thu nhập do tỏc động của ĐTH Xem tại trang 87 của tài liệu.
ĐTH đến đời sống của họ. Bảng dưới đõy cho thấy mức độ tỏc động của ĐTH đến đời sống của người dõn địa phương - Ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển kinh tế xã hội của huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.pdf

n.

đời sống của họ. Bảng dưới đõy cho thấy mức độ tỏc động của ĐTH đến đời sống của người dõn địa phương Xem tại trang 88 của tài liệu.
Bảng 2.19: Phõn tớch cỏc nhõn tố ảnh hƣởng tới thu nhập hỗn hợp của cỏc hộ nụng dõn bị mất đất do quỏ trỡnh đụ thị hoỏ  - Ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển kinh tế xã hội của huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.pdf

Bảng 2.19.

Phõn tớch cỏc nhõn tố ảnh hƣởng tới thu nhập hỗn hợp của cỏc hộ nụng dõn bị mất đất do quỏ trỡnh đụ thị hoỏ Xem tại trang 90 của tài liệu.
Bảng 2.18. Mụ tả biến dựng trong hàm sản xuất Coo-Douglas (CD) - Ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển kinh tế xã hội của huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.pdf

Bảng 2.18..

Mụ tả biến dựng trong hàm sản xuất Coo-Douglas (CD) Xem tại trang 118 của tài liệu.
Bảng Kết quả chạy hàm hồi quy dạng hàm CD - Ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển kinh tế xã hội của huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.pdf

ng.

Kết quả chạy hàm hồi quy dạng hàm CD Xem tại trang 119 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan