Lí luận văn học Chuyên đề lí luận văn học

6 689 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Lí luận văn học Chuyên đề lí luận văn học

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trang 1

Chuyên đề này được thiết kế nhằm giúp học sinh củng cố những vấn đề lí luận văn học cơ bản liên quan tới các tác phẩm trong chương trình THPT.

Cấu trúc mỗi vấn đề bao gồm:- Định nghĩa, mô tả.

- Ví dụ.- Ứng dụng.

Các kiến thức trình bày dưới dạng tinh giản với các dẫn chứng cụ thể, thiết thực, sinh động, lấy tính ứng dụng làm tiêu chí cao nhất, hi vọng có thể được các em lĩnh hội nhuần nhuyễn, sáng tạo trong quá trình làm bài nghị luận văn học.

KIẾN THỨC CƠ BẢN

1 Quan điểm/ quan niệm sáng tác

+ Là gì:

- Chỗ đứng, điểm nhìn để nhà văn sáng tác.- Phải được hiện thực hoá trong quá trình sáng tác.

- Được phát biểu trực tiếp hay thể hiện gián tiếp qua các tác phẩm.

- Nhà văn nào cũng có quan điểm/quan niệm sáng tác nhưng để tạo thành một hệ thống có giá trị thì không phải ai cũng làm được.

Trang 2

- Phong cách nghệ thuật Tố Hữu: mang tính chất thơ trữ tình chính trị sâu sắc; đậm tính sử thi và cảm hứng lãng mạn; giọng điệu tâm tình ngọt ngào tha thiết; đậm đà tính dân tộc

- Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân: tài hoa, uyên bác; cảm quan sắc nhọn phong phú; chữ nghĩa giàu có; tuỳ búttài hoa => “Ngông”.

- Biểu hiện qui luật có tính nghịch lí trong sáng tạo nghệ thuật: qui mô nhỏ nhưng khả năng phản ánh lớn.+ Vai trò:

- Khắc hoạ tính cách nhân vật, thể hiện tư tưởng nghệ sĩ.

- Xuất phát từ đặc trưng truyện ngắn: dung lượng nhỏ, thể hiện nhân vật qua một khoảnh khắc ngắn ngủi của đời sống (tiểu thuyết: dài, theo sát toàn bộ cuộc đời, số phận nhân vật…) => Tình huống phải giống như thứ nước rửa ảnh làm nổi lên hình sắc nhân vật và tư tưởng nhà văn => Xây dựng được tình huống truyện độc đáo là dấu hiệu của:

• Một tác phẩm có giá trị• Một tác giả tài năng.

Trang 3

+ Ví dụ: tình huống đợi tàu ám ảnh (Hai đứa trẻ), tình huống cuộc gặp gỡ đầy éo le, oái oăm giữa quản ngục và Huấn Cao (Chữ người tử tù), tình huống nhận thức (Chiếc thuyền ngoài xa)…

• Mang tới cho bạn đọc những tri thức sâu rộng về thế giới

• Giúp con người khám phá, nhận thức, thấu hiểu sâu sắc chính bản thân mình.- Giá trị giáo dục

• Đem đến những bài học quí giá về lẽ sống

• Về tư tưởng: Hình thành cho con người những tư tưởng tiến bộ, có thái độ và quan điểm sống đúng đắn.• Về tình cảm: Giúp con người biết yêu ghét đúng đắn, tâm hồn trở nên lành mạnh, trong sáng.

- Giá trị thẩm mĩ:• Nội dung:

Vẻ đẹp muôn hình vẻ của cuộc đời Vẻ đẹp bản thân con người.

• Hình thức: những biện pháp, thủ pháp xây dựng hình tượng nghệ thuật sinh động, giàu sức gợi.- Mối quan hệ của 3 giá trị:

• Giá trị nhận thức: tiền đề của giá trị giáo dục.• Giá trị giáo dục: làm sâu sắc hơn giá trị nhận thức

• Các giá trị nhận thức và giá trị giáo dục đều được phát huy tích cực nhất qua giá trị thẩm mĩ.+ Ví dụ:

Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu mở rộng phạm vi nhận thức về một hiện thực bề bộn, phức tạp thời hậu chiến với những nghịch lí đầy ngang trái, đồng thời khám phá vẻ đẹp bên trong người đàn bà tưởng như chỉ biết cam chịu, khơi gợi ở bạn đọc một thái độ sống, một cách nhìn cuộc đời sâu sắc, tỉnh táo hơn thông qua những hình ảnh có tính chất biểu tượng, qua lối kể chuyện đa dạng.

+ Ứng dụng:

Trang 4

Đánh giá giá trị của một tác phẩm văn học.

5 Nhà văn – văn bản – bạn đọc

+ Nhà văn: người sáng tạo ra văn bản => thực hiện quá trình kí mã => Ý đồ nghệ thuật, cách lí giải của nhà văn về văn bản chỉ là một khả năng hiểu văn bản.

+ Bạn đọc: ngưòi tiếp nhận văn học => thực hiện quá trình giải mã.

+ Văn bản: là một bộ mã, có thể chấp nhận nhiều cách giải khác nhau nhưng phải phù hợp với các mã đã được nhà văn kí gửi.

6 Hình tượng nhân vật trữ tình trong thơ

+ Mô tả (so sánh với hình tượng nhân vật trong tác phẩm tự sự)

Hiện ra qua giọng điệu, trạng thái tâm hồn, cảm xúc (nhân vật trong tác phẩm tự sự: có diện mạo, tính cách, hành động cụ thể)

Trang 5

+ Vai trò:

- Thể hiện cái nhìn hiện thực sâu sắc hay hời hợt của nhà văn.- Dấu hiệu của một tác phẩm có giá trị.

+ Ứng dụng:

- Phân tích giá trị hiện thực trong tác phẩm (Chí Phéo, Vợ chồng A Phủ, Vợ nhặt…)

- Phân tích nhân vật làm rõ giá trị hiện thực mới mẻ và độc đáo trong một tác phẩm (nhân vật Chí Phèo, nhân vật Mị, nhân vật người phụ nữ vợ nhặt…)

8 Giá trị nhân đạo

+ Là gì:

- Hạt nhân: lòng yêu thương con người.- Đối tượng: thường là nỗi khổ.

+ Biểu hiện: 3 khía cạnh cơ bản.

- Cảm thông với số phận đau khổ của những con người nhỏ bé, bất hạnh.- Tố cáo các thế lực gây ra đau khổ cho con người.

- Phát hiện, khám phá và ngợi ca vẻ đẹp tiềm ẩn trong những con người bất hạnh.

Ở mỗi tác phẩm khác nhau, những khía cạnh có sự biến đổi phong phú, linh hoạt Chẳng hạn, cùng viết về người phụ nữ với cái nhìn trân trọng, yêu thương sâu sắc, Ngô Tất Tố khám phá ở Chị Dậu vẻ đẹp truyền thống, thuỷ chung, không tì vết; Kim Lân phát hiện ra nét nữ tính và khát vọng hạnh phúc bất diệt trong tâm hồn người vợ nhặt, còn Tô Hoài thì khơi tìm sức sống tiềm tàng, mãnh liệt nơi cô gái vùng cao - Mị…

Trang 6

+ Vai trò:

- Thể hiện tầm vóc tư tưởng của nhà văn

“Nhà văn chân chính là nhà nhân đạo từ trong cốt tuỷ” (Biêlinxki)

- Là một trong những dấu hiệu của một tác phẩm giàu giá trị (Văn học là nhân học Nghệ thuật chỉ có nghĩa khi hướng tới con người, yêu thương con người).

+ Ứng dụng:

- Phân tích giá trị nhân đạo trong một tác phẩm (Vợ nhặt, Vợ chồng A Phủ, Chí Phèo…)

- Làm rõ giá trị nhân đạo độc đáo và mới mẻ của một tác phẩm qua việc phân tích nhân vật (Phân tích nhân vật Tràng, phân tích nhân vật Mị, phân tích nhân vật Chí Phèo…)

+ Mối quan hệ giữa giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo:- Gắn bó hài hoà trong một tác phẩm.

- Các khía cạnh biểu hiện nhìn chung tương đồng chỉ khác biệt ở chỗ: nếu nói giá trị hiện thực là nhắc tới sự trình bày, miêu tả hiện thực một cách tương đối khách quan thì nói tới gía trị nhân đạo tức là đã bao hàm thái độ của nhà văn (cảm thông, thương xót, đồng tình, ngợi ca…)

Ngày đăng: 09/05/2016, 09:56

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan