DI VẬT ĐƯỜNG THỞ.PPT

11 1.2K 18
DI VẬT ĐƯỜNG THỞ.PPT

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Cách sơ cứu trẻ bị hóc dị vật đường thở? Có nhiều trường hợp trẻ em bị hóc dị vật đường thở mà người lớn không hay biết, hoặc xử lý không đúng cách gây ra tình trạng nặng hơn cho trẻ. Vậy dấu hiệu nhận biết trẻ bị dị vật đường thở là gì? Cách sơ cứu trẻ bị hóc dị vật như thế nào? Một khảo sát gần đây của Bệnh viện (BV) Nhi đồng 1 (TP.HCM) cho thấy, chỉ có 40% người nhà phát hiện được hoặc nghi ngờ trẻ bị dị vật đường thở. Bác sĩ (BS) Trần Anh Tuấn, Trưởng khoa Hô hấp, BV Nhi đồng 1 cho biết: “Không ít trường hợp nhập viện cấp cứu vì dị vật đường thở, trong số đó có nhiều trường hợp người lớn không hay biết, hoặc xử lý không đúng cách gây ra tình trạng nặng hơn cho trẻ”. Thông thường, trẻ ở lứa tuổi mầm non hay bị hóc dị vật đường thở nhất. BS Tuấn dẫn chứng về một trẻ (hơn 1 tuổi, ngụ Q.Tân Bình, TP.HCM), khi người nhà cho bé ăn cháo, vì sơ ý chưa lấy hết vụn xương ra nên bé bị sặc. Người nhà cố tìm cách móc họng để lấy xương, nhưng chẳng những không lấy được mà bé có biểu hiện trở nặng, tím tái. Lúc này gia đình mới đưa bé đi cấp cứu. Khi nhập viện, bé đã trong tình trạng thiếu ô xy nặng. Mặc dù được BS nội soi lấy dị vật ra nhưng vẫn bị biến chứng thiếu ô xy lên não, làm bé mất khả năng nhận thức bên ngoài. BV Nhi đồng 1 cũng từng tiếp nhận một bé trai 9 tuổi nhập cấp cứu dị vật đường thở do ngậm đầu bút bi, bị mảnh nhựa từ bút bi lọt vào cuống phổi. Ban đầu, trẻ không có triệu chứng rõ rệt, và trẻ sợ bị gia đình rầy la nên giấu biệt… Một trường hợp khác là bé trai 18 tháng tuổi nuốt phải một miếng ống nhựa nhỏ trong đồ chơi. Người giữ trẻ sau đó lại giấu phụ huynh, nên bé đã phải 2 lần nhập viện vì bị suyễn nặng (do hóc dị vật kéo dài), các BS phải tiến hành nội soi để lấy dị vật. Phát hiện sớm, xử trí đúng BS Tuấn lưu ý, phụ huynh cần để ý đến hội chứng xâm nhập trong hóc dị vật. Đó là, bé đang ăn mà đột ngột xuất hiện ho sặc sụa, tím tái khó thở thì phải nghĩ ngay đến dị vật đường thở, cần kịp thời đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất. Ngoài ra, cần lưu ý không cho trẻ chơi đồ chơi có mảnh lắp ráp nhỏ. Khi hầm xương nấu cháo cho trẻ, cần phải lấy hết các mảnh vụn xương trước khi trẻ ăn, phải để ý khi trẻ ăn trái cây có hạt, ăn các loại hạt. “Khi trẻ bị hóc, người lớn thường có thói quen móc họng để lấy dị vật, nhưng cách này có nguy cơ đẩy dị vật vào sâu”, BS Tuấn cảnh báo. Nếu sau khi hóc dị vật, trẻ vẫn tỉnh táo bình thường, cần để trẻ ngồi, sau đó đưa đến khám ở cơ sở y tế. Đối với trường hợp xuất hiện hội chứng xâm nhập cần đưa ngay trẻ đến BV, không được móc họng hoặc gây ói cho trẻ để lấy dị vật. Bài 2: DỊ VẬT ĐƯỜNG THỞ SƠ CẤP CỨU DỊ VẬT ĐƯỜNG THỞ • Đường thở? • Dị vật đường thở ? DẤU HIỆU NHẬN BIẾT • Tắc không hoàn toàn: Hội chứng xâm nhập Ho: nạn nhân cố ho khạc để tống dị vật Mặt đỏ, chảy nước mắt, mũi Có thể có biểu khó thở thở bất thường DẤU HIỆU NHẬN BIẾT • Tắc hoàn toàn: Nạn nhân không nói được, tay ôm lấy cổ Nạn nhân tình trạng khó thở, cố gắng thở, mắt trợn ngược, vẻ mặt hoảng hốt Mặt đỏ, mạch máu cổ phồng Môi lưỡi nạn nhân tím tái NGUYÊN NHÂN Đối với trẻ em: • • • Do trẻ bị sặc sữa, bột, thuốc, Do chất nôn trào ngược vào đường thở Do trẻ nhỏ thường cho tất thứ vào miệng, mũi đặc biệt đồ vật có kích thước nhỏ, loại hạt hạt đậu, ngô, Đối với người lớn: • • • Do ăn uống bị sặc, nghẹn Do chất nôn trào ngược vào đường thở Do tai nạn: Máu, dịch, răng, bùn, đất, rơi vào đường thở,… Nguy cơ: Tử vong XỬ TRÍ DỊ VẬT ĐƯỜNG THỞ • Trẻ > tuổi - người lớn: Xử trí: Động viên nạn nhân ho Nếu không hiệu Dùng tay vỗ mạnh vào lưng Ép bụng (HeimLich )  Gọi cấp cứu XỬtrí TRÍdịDỊvật VẬT ĐƯỜNG THỞ Xử đường thở • Trẻ 1- tuổi: Xử trí: Động viên nạn nhân ho Nếu không hiệu Dùng tay vỗ mạnh vào lưng Ép bụng (HeimLich )  Gọi cấp cứu Xử TRÍ trí dị thở XỬ DỊvật VẬTđường ĐƯỜNG THỞ • Trẻ < tuổi: Trẻ nằm sấp, đầu thấp, cổ ngửa Vỗ vào lưng Nếu không hiệu dùng tay ấn ngực Gọi cấp cứu XỬ TRÍ DỊ VẬT ĐƯỜNG THỞ Vỗ vào lưng Vỗ lưng • Người nạn nhân cúi thấp, miệng há • Vỗ xương bả vai (5 lần) • Kiểm tra dị vật thường xuyên Ép bụng : Heimlich Maneuver • Dị vật không HEIMLICH MANEUVER: • Trẻ lớn người lớn : ÉP BỤNG • < Tuổi & phụ nữ mang thai : ÉP NGỰC Dấu hiệu nhận biết trẻ bị dị vật đường thở? Có nhiều trường hợp trẻ em bị hóc dị vật đường thở mà người lớn không hay biết, hoặc xử lý không đúng cách gây ra tình trạng nặng hơn cho trẻ. Vậy dấu hiệu nhận biết trẻ bị dị vật đường thở là gì? Cách sơ cứu trẻ bị hóc dị vật như thế nào? Một khảo sát gần đây của Bệnh viện (BV) Nhi đồng 1 (TP.HCM) cho thấy, chỉ có 40% người nhà phát hiện được hoặc nghi ngờ trẻ bị dị vật đường thở. Bác sĩ (BS) Trần Anh Tuấn, Trưởng khoa Hô hấp, BV Nhi đồng 1 cho biết: “Không ít trường hợp nhập viện cấp cứu vì dị vật đường thở, trong số đó có nhiều trường hợp người lớn không hay biết, hoặc xử lý không đúng cách gây ra tình trạng nặng hơn cho trẻ”. Người lớn khó phát hiện sớm khi trẻ nhỏ (chưa biết nói) bị hóc dị vật. BS Tuấn dẫn chứng về một trẻ (hơn 1 tuổi, ngụ Q.Tân Bình, TP.HCM), khi người nhà cho bé ăn cháo, vì sơ ý chưa lấy hết vụn xương ra nên bé bị sặc. Người nhà cố tìm cách móc họng để lấy xương, nhưng chẳng những không lấy được mà bé có biểu hiện trở nặng, tím tái. Lúc này gia đình mới đưa bé đi cấp cứu. Khi nhập viện, bé đã trong tình trạng thiếu ô xy nặng. Mặc dù được BS nội soi lấy dị vật ra nhưng vẫn bị biến chứng thiếu ô xy lên não, làm bé mất khả năng nhận thức bên ngoài. BV Nhi đồng 1 cũng từng tiếp nhận một bé trai 9 tuổi nhập cấp cứu dị vật đường thở do ngậm đầu bút bi, bị mảnh nhựa từ bút bi lọt vào cuống phổi. Ban đầu, trẻ không có triệu chứng rõ rệt, và trẻ sợ bị gia đình rầy la nên giấu biệt… Một trường hợp khác là bé trai 18 tháng tuổi nuốt phải một miếng ống nhựa nhỏ trong đồ chơi. Người giữ trẻ sau đó lại giấu phụ huynh, nên bé đã phải 2 lần nhập viện vì bị suyễn nặng (do hóc dị vật kéo dài), các BS phải tiến hành nội soi để lấy dị vật. Phát hiện sớm, xử trí đúng BS Tuấn lưu ý, phụ huynh cần để ý đến hội chứng xâm nhập trong hóc dị vật. Đó là, bé đang ăn mà đột ngột xuất hiện ho sặc sụa, tím tái khó thở thì phải nghĩ ngay đến dị vật đường thở, cần kịp thời đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất. Ngoài ra, cần lưu ý không cho trẻ chơi đồ chơi có mảnh lắp ráp nhỏ. Khi hầm xương nấu cháo cho trẻ, cần phải lấy hết các mảnh vụn xương trước khi trẻ ăn, phải để ý khi trẻ ăn trái cây có hạt, ăn các loại hạt. “Khi trẻ bị hóc, người lớn thường có thói quen móc họng để lấy dị vật, nhưng cách này có nguy cơ đẩy dị vật vào sâu”, BS Tuấn cảnh báo. Nếu sau khi hóc dị vật, trẻ vẫn tỉnh táo bình thường, cần để trẻ ngồi, sau đó đưa đến khám ở cơ sở y tế. Đối với trường hợp xuất hiện hội chứng xâm nhập cần đưa ngay trẻ đến BV, không được móc họng hoặc gây ói cho trẻ để lấy dị vật. Cách sơ cứu trẻ bị hóc dị vật tùy theo độ tuổi. Đối với trẻ dưới 2 tuổi thì làm biện pháp vỗ lưng, ấn ngực. Nếu trẻ vẫn tím tái thì phải làm động tác hà hơi thổi ngạt và chuyển ngay đến BV. Cách xử trí với dị vật đường thở Sự cố dị vật đường thở rất nguy hiểm, nhẹ thì bị ho sặc tím tái, viêm phổi, nặng sẽ tử vong. Nếu không được cấp cứu kịp thời và đúng mức, bệnh nhân có thể tử vong do ngưng thở. Bất kỳ tuổi nào cũng có thể bị dị vật đường thở, song phổ biến nhất là từ 1 đến 3 tuổi, nam nhiều hơn nữ. Dị vật có thể là thực vật như hột dưa, hột đậu phộng, hột mãng cầu , hoặc có nguồn gốc động vật như xương cá, đốt sống cá, vỏ tép. Ngoài ra còn có dị vật kim loại như kim ghim vải, đinh hoặc thậm chí chất lỏng như sữa, cháo Các vị trí của dị vật: - Dị vật to thường mắc ở thượng thanh môn, như hột chôm chôm. - Dị vật nhỏ hơn có thể bị kẹt ở thanh môn, như xương cá. - Dị vật có thể đi xuống dưới thanh môn, khí quản hay phế quản. - Dị vật có thể nằm im trong khí quản hay phế quản như hột mãng cầu; di động lên xuống theo nhịp thở như hột dưa; ghim vào thành khí phế quản như lưỡi câu, kim Các hội chứng của người bị dị vật đường thở: - Hội chứng xâm nhập: trẻ đang ăn hoặc chơi tự nhiên thì bị ho sặc, khó thở, tím tái cần nghĩ ngay đến dị vật lọt vào đường thở. - Khó thở thanh quản: thở hước, thở rít, trẻ ráng sức hít vào, bứt rứt, vật vã do đường thở bị bít tắc. - Nếu dị vật không gây các triệu chứng trên, hoặc có song thoáng qua, có thể bị bỏ qua khiến bệnh nhân sau đó bị viêm phổi tái phát. - Khám phổi bằng ống nghe có thể phát hiện tiếng thở rít do đường thở bị hẹp hay một số triệu chứng của viêm phổi, khí thũng phổi, hoặc dấu cờ bay lật phật do dị vật di chuyển theo nhịp thở. Cách xử trí: - Nếu dị vật là chất lỏng: bệnh nhân khó thở do phản xạ co thắt thanh môn. Để cấp cứu, đặt trẻ nằm sấp trên lòng bàn tay hay trên đùi rồi vỗ mạnh vào lưng 2-3 cái. Nếu trẻ lớn hơn, để trẻ nằm ngửa rồi ấn tay vào thương vị, nhồi 2-3 cái để trẻ ho bắn ra và thở trở lại. Nếu trẻ vẫn chưa thở được, phải hà hơi thổi ngạt và xoa bóp tim ngoài lồng ngực nếu ngưng tim. - Nếu dị vật cứng: + Trường hợp bệnh nhân không khó thở thì đưa ngay đến bệnh viện để kiểm tra, nếu có sẽ tiến hành soi gắp dị vật. + Khi người bệnh khó thở tím tái, cách xử trí giống như khi bị sặc chất lỏng. Nếu bệnh nhân lớn có thể làm nghiệm pháp Heimlic: để bệnh nhân đứng, người cúi ra trước, người cấp cứu đứng phía sau, hai tay bắt vào nhau thành một nắm đấm để vào vùng thượng vị của bệnh nhân, sau đó giật mạnh từ trước ra sau và từ dưới lên trên để làm tăng áp lực trong lồng ngực nhằm có thể tống dị vật ra. Nếu không kết quả phải tìm cách đưa bệnh nhân đến ngay bệnh viện để soi gắp dị vật. + Nếu bệnh nhân lờ đờ, vật vã, phải thọc tay móc ngay dị vật ra vì thường đây là dị vật to gây bít tắc thanh môn. Còn với vật nhỏ hơn, có thể thổi miệng đẩy luôn dị vật xuống sâu để bệnh nhân có thể thở được, sau đó chuyển đến bệnh viện. Sau khi soi, bệnh nhân cần dùng thuốc kháng viêm và kháng sinh trong 7-10 ngày. ĐẶT VẤN ĐỀ Dị vật đường thở để chỉ các trường hợp có dị vật rơi vào và mắc lại trên đường thở từ thanh quản đến phế quản phân thùy. Đây là một cấp cứu Tai Mũi Họng thường gặp ở trẻ em, đòi hỏi phải xử trí kịp thời, nếu không có thể đưa đến tử vong. Trên thế giới, các phương pháp chẩn đoán và điều trị dị vật đường thở ngày càng đạt được nhiều thành tựu to lớn, từ việc mở khí quản lấy dị vật bằng kẹp (đầu thế kỷ XIX), đến việc chế tạo ra ống nội soi kết hợp với nguồn sáng cho phép nhìn rõ trong lòng khí phế quản (1905). Được thừa hưởng các thành tựu đó, ngành soi nội quản (thanh, khí, phế, thực quản) ở Việt Nam ngày càng phát triển, hàng năm đã cứu sống nhiều bệnh nhân bị dị vật đường thở. Các nghiên cứu về dị vật đường thở đã bắt đầu được cuối thế kỷ XVIII bởi các tác giả nước ngoài như Louis, Edison, G. Kilian, Chevalier – Jackson… Và các tác giả trong nước như Lương Sĩ Cần, Nguyễn Văn Đức, Phạm Khánh Hòa, Ngô Ngọc Liễn, Lê Xuân Cành, Lương Thị Minh Hương… [3], [5], [7], [13]. Ngày nay, cùng với sự phát triển của chuyên ngành nội soi, gây mê hồi sức đã cho phép áp dụng nội soi rộng rãi để chẩn đoán và xử trí dị vật đường thở. Mặt khác, mạng lưới chuyên khoa Tai Mũi Họng đã được phát triển rộng khắp, việc tuyên truyền giáo dục ý thức, chăm sóc sức khỏe của người dân được nâng cao góp phần làm giảm tỷ lệ tử vong và biến chứng do dị vật đường thở gây ra. Ở nước ta, dị vật đường thở có những đặc thù riêng. Những năm trước với xu hướng dùng bút bi nhiều thì trẻ thường mắc dị vật đuôi bút bi; hoặc là 1 ở miền núi, người dân thường uống nước suối nên lại hay gặp dị vật là con tắc te, con vắt; hoặc thói quen ăn trái cây hay các loại hạt thực vật cũng là một yếu tố chính gây dị vật đường thở… Hiện nay còn có thực trạng dị vật đường thở do viên pin đồng hồ hoặc do các mảnh đồ chơi mà trẻ ngậm trong miệng rồi chơi đùa, khóc hoặc giật mình… gây nên. Ngoài tình trạng khó thở, ngạt thở nguy hiểm đến tính mạng, dị vật đường thở còn có thể gây tình trạng viêm mà rất dễ nhầm với viêm đường hô hấp làm cho việc chẩn đoán và điều trị gặp nhiều khó khăn [3], [4], [5], [28]. Chính vì các lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đối chiếu đặc điểm lâm sàng, nội soi và chẩn đoán hình ảnh của dị vật đường thở tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương” với hai mục tiêu: 1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, nội soi, chẩn đoán hình ảnh của dị vật đường thở. 2. Đối chiếu kết quả chẩn đoán và điều trị dị vật đường thở qua lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và nội soi. 2 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Thế giới - Dị vật đường thở bắt đầu nghiên cứu từ cuối thế kỷ XVIII, Louis (1758) lần đầu tiên đã mô tả trường hợp dị vật phế quản [6], [10], [15], [20]. - Đầu thế kỷ XIX, người ta đã mở khí quản ở trẻ em mắc DVĐT và lấy dị vật bằng kẹp. Đây là một tiến bộ về kỹ thuật và phương pháp điều trị DVĐT. Theo Quenec (1891), Hartmann (1895) tỷ lệ tử vong là 52% [10], [15], [20]. - Năm 1879, Edison – nhà quang điện tử, nghiên cứu đưa nguồn sáng vào lòng khí phế quản để tìm dị vật. Đến năm 1884, Freud và Koller là những người đầu tiên ứng dụng kỹ thuật mới này trên bệnh nhân và dần dần hình thành nên ngành nội soi [17], [20], [22]. - Ngày 30/5/1897, G. Killian đã dùng ống soi thực quản kiểu Rosenheim, sau khi gây tê thanh quản bằng dung dịch cocain đã lấy ra một mảnh xương ở lòng phế quản của một người lớn [10], [15], [20]. - Năm 1905, Chevalier – Jackson là người có công lớn trong chế tạo ống nội soi kết hợp với nguồn sáng cho phép nhìn rõ dị vật trong lòng phế quản. Và năm 1914, lần đầu tiên ông mô tả một trường hợp DVĐT là một cái đinh ốc nằm trong phế quản 20 năm [10], [20], [52]. - Năm 1908, theo báo cáo của Vaneiken, tỷ lệ chết do dị vật là 13% trong tổng số 300 trường hợp và tỷ lệ này giảm xuống 2% vào năm 1938 [19], [20]. 3 - Năm 1940, DỊ VẬT ĐƯỜNG THỞ 1. Đại cương. Mọi lứa tuổi có thể bị dị vật đường thở, hay gặp nhất là trẻ dưới 4 tuổi. Dị vật đường thở là những chất vô cơ hay hữu cơ mắc vào thanh quản, khí quản hoặc phế quản. Hay gặp nhiều nhất là hạt lạc, rồi đến hạt ngô, hạt dưa, hạt na, hạt hồng bì mẩu xương, vỏ tôm, cua, đốt xương cá, mảnh đồ nhựa, kim, cặp tóc Dị vật đường thở là những tai nạn có thể nguy hiểm ngay đến tính mạng và phải được xử trí cấp cưú. Thường gặp ở trẻ em nhiều hơn ở người lớn, gặp nhiều nhất ở trẻ nhỏ tuổi. Trên 25% gặp ở trẻ dưới 2 tuổi (Lemariey), 95% gặp ở trẻ dưới 4 tuổi (khoa Tai Mũi Họng - Bệnh viện Bạch Mai - 1965) 2. Nguyên nhân. - Trẻ em thường có thói quen đưa các vật cầm ở tay vào mồm. Người lớn trong khi làm việc cũng có những người quen ngậm một số những dụng cụ nhỏ vào mồm, đó là điều kiện dễ đưa tới dị vật rơi vào đường thở hay vào thực quản. - Dị vật bị rơi vào đường thở khi hít vào mạnh hoặc sau một một trận cười, khóc, ngạc nhiên, sợ hãi - Dị vật bị rơi vào đường thở do bị liệt họng, thức ăn rơi vào đường thở. - Do tai biến phẫu thuật: khi gây mê, răng giả rơi vào đường thở, mảnh V.A khi nạo, khi lấy dị vật ở mũi bị rơi vào họng và rơi vào đường thở. Vị trí của dị vật mắc ở đường thở: thanh quản, khí quản hoặc phế quản. 3.Triệu chứng. Trẻ em ngậm hoặc đang ăn (có khi cũng là lúc trẻ đang nhiễm khuẩn đường hô hấp) đột nhiên ho sặc sụa, tím tái, ngạt thở trong chốc lát. Đó là hội chứng xâm nhập xảy ra khi dị vật qua thanh quản, niêm mạc bị kích thích, chức năng phản xạ bảo vệ đường thở của thanh quản được huy động để tống dị vật ra ngoài. Hội chứng xâm nhập: - Đó là cơn ho kịch liệt như để tống dị vật ra ngoài, bệnh nhân khó thở dữ dội có tiếng thở rít, co kéo, tím tái, vã mồ hôi có khi ỉa đái cả ra quần. - Căn nguyên do hai phản xạ của thanh quản: phản xạ co thắt thanh quản và phản xạ ho để tống dị vật ra ngoài. - Tuỳ theo vị trí mắc kẹt của dị vật, tính chất của dị vật và thời gian bệnh nhân đến khám, sẽ có các triệu chứng khác nhau. Dị vật ở thanh quản. - Dị vật dài, to hoặc sù sì không đều, có thể cắm hoặc mắc vào giữa hai dây thanh âm, băng thanh thất, thanh thất Morgagni, hạ thanh môn. - Dị vật tròn như viên thuốc (đường kính khoảng từ 5 - 8mm) ném vào mắc kẹt ở buồng Morgagni của thanh quản, trẻ bị ngạt thở và chết nếu không được xử lý ngay lập tức. - Dị vật xù xì như đốt sống cá: trẻ em khàn tiếng và khó thở, mức độ khó thở còn tuỳ thuộc phần thanh môn bị che lấp. - Dị vật mỏng như mang cá rô don nằm dọc đứng theo hướng trước sau của thanh môn: trẻ khản tiếng nhẹ, bứt rứt nhưng không hẳn là khó thở. Dị vật ở khí quản. Thường là dị vật tương đối lớn, lọt qua thanh quản không lọt qua phế quản được. Có thể cắm vào thành khí quản, không di động, nhưng thường di động từ dưới lên trên, hoặc từ trên xuống dưới, từ cửa phân chia phế quản gốc đến hạ thanh môn. Dị vật ở phế quản. Thường ở phế quản bên phải nhiều hơn vì phế quản này có khẩu độ to hơn và chếch hơn phế quản bên trái. Ít khi gặp dị vật phế quản di động, thường dị vật phế quản cố định khá trắc vào lòng phế quản do bản thân dị vật hút nước chương to ra, niêm mạc phế quản phản ứng phù nề giữ chặt lấy dị vật. Dị vật vào phế quản phải nhiều hơn phế quản trái. Sau hội chứng xâm nhập ban đầu có một thời gian im lặng khoảng vài ba ngày, trẻ chỉ húng hắng ho, không sốt nhưng chỉ hâm hấp, nghe phổi không có mấy dấu hiệu, thậm chí chụp X-quang phổi, 70 - 80% trường hợp gần như bình thường. Đó là lúc dễ chẩn đoán nhầm, về sau là các [...]...Vỗ lưng • Người nạn nhân cúi thấp, miệng há • Vỗ giữa 2 xương bả vai (5 lần) • Kiểm tra dị vật thường xuyên Ép bụng : Heimlich Maneuver • Dị vật không ra HEIMLICH MANEUVER: • Trẻ lớn và người lớn : ÉP BỤNG • < 1 Tuổi & phụ nữ mang thai : ÉP NGỰC ... TRÍdịD vật VẬT ĐƯỜNG THỞ Xử đường thở • Trẻ 1- tuổi: Xử trí: Động viên nạn nhân ho Nếu không hiệu Dùng tay vỗ mạnh vào lưng Ép bụng (HeimLich )  Gọi cấp cứu Xử TRÍ trí dị thở XỬ D vật VẬTđường... SƠ CẤP CỨU DỊ VẬT ĐƯỜNG THỞ • Đường thở? • Dị vật đường thở ? DẤU HIỆU NHẬN BIẾT • Tắc không hoàn toàn: Hội chứng xâm nhập Ho: nạn nhân cố ho khạc để tống dị vật Mặt đỏ, chảy nước... uống bị sặc, nghẹn Do chất nôn trào ngược vào đường thở Do tai nạn: Máu, dịch, răng, bùn, đất, rơi vào đường thở,… Nguy cơ: Tử vong XỬ TRÍ DỊ VẬT ĐƯỜNG THỞ • Trẻ > tuổi - người lớn: Xử trí: Động

Ngày đăng: 27/04/2016, 00:05

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Slide 1

  • Slide 2

  • SƠ CẤP CỨU DỊ VẬT ĐƯỜNG THỞ

  • DẤU HIỆU NHẬN BIẾT

  • DẤU HIỆU NHẬN BIẾT

  • NGUYÊN NHÂN

  • XỬ TRÍ DỊ VẬT ĐƯỜNG THỞ

  • Xử trí dị vật đường thở

  • Xử trí dị vật đường thở

  • Slide 10

  • Slide 11

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan