Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch sản xuất tại Nhà máy Quy chế II – Công ty cổ phần kinh doanh thiết bị công nghiệp.docx

140 1.1K 8
Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch sản xuất tại Nhà máy Quy chế II – Công ty cổ phần kinh doanh thiết bị công nghiệp.docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch sản xuất tại Nhà máy Quy chế II – Công ty cổ phần kinh doanh thiết bị công nghiệp

Trang 1

MỞ ĐẦU1.Tính cấp thiết của đề tài

Xây dựng kế hoạch là khâu đầu tiên trong chu trình quản trị doanh nghiệp với việc phác thảo nhiệm vụ và phương án thực hiện góp phần quan trọng vào việc xác định đúng các mục tiêu, hướng đi , xác lập, đánh giá , lựa chọn các phương án phối hợp các nguồn lực bên trong và bên ngoài để thực hiện thành công các mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Kế hoạch là căn cứ cho công tác tổ chức, quản trị hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nhiệm vụ của công tác xây dựng kế hoạch là hoạch định các tác nghiệp kinh tế trong doanh nghiệp và hướng tới cực tiểu hoá chi phí , tối đa hoá lợi nhuận là mục tiêu của doanh nhiệp Vì vậy nó chú trọng vào các hoạt động hiệu quả và đảm bảo tính phù hợp Kế hoạch thay thế sự manh mún , không được phối hợp bằng sự nỗ lực chung , thay thế những luồng hoạt động bất thường bởi một luồng đều đặn có tính ổn định cao và thay thế những phán xét vội vàng bằng những quyết định có cân nhắc kỹ lưỡng Ở phạm vi doanh nghiệp, vai trò của kế hoạch đối với các hoạt động tác nghiệp kinh tế càng rõ nét Quá trình sản xuất sản phẩm và dịch vụ thường được chia thành nhiều công đoạn , nhiều chi tiết có liên quan chặt chẽ , mang tính dây chuyền với nhau , quá trình đó cần phải được phân chia thành các tác nghiệp kinh tế , kỹ thuật chi tiết theo thời gian và không gian Công tác xây dựng kế hoạch trong doanh nghiệp tạo cơ sở cho việc nhìn nhận khoa học các nội dung hoạt động có liên quan chặt chẽ với nhau trong quá trình tiến tới mục tiêu sản xuất sản phẩm và dịch vụ cuối cùng Trên nền tảng đó các nhà quản trị thực hiện việc phân công , điều độ, tổ chức các hoạt động cụ thể , chi tiết theo đúng trình tự , đảm bảo cho quá trình sản xuất ổn định ít bị rối loạn và ít bị tốn kém

Nhà máy Quy chế II – Công ty cổ phần kinh doanh thiết bị công nghiệp là đơn vị chuyên sản xuất hàng quy chế có uy tín tại thị trường phía Nam Sản phẩm chính

Trang 2

của nhà máy là bu lông, đai ốc, gu giông… cung cấp cho các đơn vị trong ngành xây dựng điện, xây dựng công trình, nhà xưởng, cấp nước, đường sắt, dầu khí, kết cấu thép, xi măng, công nghiệp sản xuất thép,chế tạo cơ khí v.v.

Với nhận thức về tầm quan trọng của công tác xây dựng kế hoạch sản xuất trong việc xác định cơ hội và thách thức của doanh nghiệp trong tiến trình nước ta hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới và mong muốn áp dụng những kiến thức đã được học tập, nghiên cứu có thể vận dụng vào thực tiễn ở doanh nghiệp mình góp phần vào công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá của đất nước tác giả chọn đề tài : “ Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch sản xuất tại Nhà máy Quy chế II – Công ty cổ phần kinh doanh thiết bị công nhiệp “ để viết luận văn.

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Trên cơ sở hệ thống hoá lý luận về công tác xây dựng kế hoạch sản xuất, tiến hành phân tích thực trạng công tác xây dựng kế hoạch sản xuất tại một doanh nghiệp cơ khí để từ đó đề xuất về giải pháp hoàn thiện.

3 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu công tác xây dựng kế hoạch sản xuất hàng năm của một doanh nghiệp cơ khí : Nhà máy Quy chế II – Công ty cổ phần kinh doanh thiết bị công nghiệp

4 Phạm vi nghiên cứu.

Kế hoạch sản xuất là một lĩnh vực rộng liên quan đến nhiều lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, để đáp ứng yêu cầu của chuyên ngành quản trị kinh doanh và phù hợp với thực tế tại doanh nghiệp tác giả lựa chọn phạm vi nghiên cứu của đề tài là công tác xây dựng kế hoạch sản xuất năm tại Nhà máy Quy chế II – Công ty cổ phần kinh doanh thiết bị công nghiệp giai đoạn 2002-2006.

5 Phương pháp nghiên cứu

Trong luận văn tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích và tổng hợp: - Tổng hợp lý luận chung về kế hoạch sản xuất trong doanh nghiệp.

Trang 3

- Phân tích thực trạng công tác xây dựng kế hoạch sản xuất tại Nhà máy Quy chế II – Công ty cổ phần kinh doanh thiết bị công nghiệp.

Trên cơ sở lý luận chung, tổng hợp lại những ưu nhược điểm để đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch sản xuất của Nhà máy.

6 Những đóng góp chính của Đề tài

Việc nghiên cứu thực trạng công tác xây dựng kế hoạch sản xuất tại Nhà máy Quy chế II – Công ty Cổ phần kinh doanh thiết bị công nghiệp từ trước đến

nay chưa có ai thực hiện Vì vậy , đề tài “Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạchsản xuất tại Nhà máy Quy chế II – Công ty cổ phần kinh doanh thiết bị côngnghiệp” có những đóng góp sau :

- Hệ thống hoá lý luận chung về xây dựng kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp trong đó có đi sâu vào những đặc thù xây dựng kế hoạch sản xuất của một doanh nghiệp cơ khí.

- Phân tích thực trạng công tác xây dựng kế hoạch sản xuất tại Nhà máy Quy chế II – Công ty cổ phần kinh doanh thiết bị công nghiệp, chỉ ra những ưu điểm cũng như những hạn chế trong công tác xây dựng kế hoạch của nhà máy.

- Đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch sản xuất của Nhà máy Quy chế II.

7 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn kết cấu thành 3 chương :

Chương 1 : Lý luận chung về công tác xây dựng kế hoạch sản xuất tạidoanh nghiệp.

Chương 2 : Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch sản xuất tại Nhà máyQuy chế II.

Chương 3 : Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác xây dựng kếhoạch sản xuất tại Nhà máy Quy chế II

Trang 4

CHƯƠNG 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH SẢN XUẤT TẠI DOANH NGHIỆP1.1 Hệ thống kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp

1.1.1 Phân loại kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp1.1.1.1 Kế hoạch sản xuất theo thời gian

Nếu lấy các mốc thời gian theo lịch để xây dựng kế hoạch sản xuất thì doanh nghiệp xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất theo 3 hình thức cơ bản là : Kế hoạch sản xuất dài hạn, kế hoạch sản xuất trung hạn, kế hoạch sản xuất ngắn hạn.

Kế hoạch sản xuất dài hạn

- Khái niệm : Kế hoạch sản xuất dài hạn của doanh nghiệp là những kế hoạch sản xuất được doanh nghiệp xây dựng cho khoảng thời gian từ 3 đến 5 năm hoặc xa hơn nữa Do yêu cầu thực tế khách quan doanh nghiệp phải xây dựng kế hoạch sản xuất dài hạn để thực hiện một số nhiệm vụ cần giải quyết trong thời gian dài như kế hoạch đầu tư đổi mới công nghệ nâng cao trình độ kỹ thuật và hiệu quả sản xuất.v.v.

- Nội dung chủ yếu của kế hoạch sản xuất dài hạn : Kế hoạch sản xuất dài hạn của doanh nghiệp là nhằm thực hiện những mục tiêu, định hướng chiến lược phát triển doanh nghiệp Nội dung của kế hoạch sản xuất dài hạn phải xác định được những chỉ tiêu chính : Sản phẩm, cơ cấu sản phẩm và giá trị sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp ; Các tiến bộ về đổi mới kỹ thuật, công nghệ, năng suất lao động ; Vốn đầu tư cho mở rộng , phát triển sản xuất của doanh nghiệp trong kỳ kế hoạch.

- Vai trò của kế hoạch sản xuất dài hạn : Kế hoạch sản xuất dài hạn là cơ sở để các nhà lãnh đạo doanh nghiệp hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và là một trong những nội dung quan trọng trong việc triển khai thực hiện chiến lược phát triển của doanh nghiệp Vì vậy mục tiêu , nhiệm vụ của kế

Trang 5

hoạch sản xuất dài hạn bao trùm lên tất cả các hoạt động chính của doanh nghiệp Việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch sản xuất dài hạn tập trung vào các lĩnh vực có liên quan trực tiếp đến tương lai của doanh nghiệp chính vì vậy mà vai trò của kế hoạch sản xuất dài hạn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với vị thế, sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp.

Kế hoạch sản xuất trung hạn

- Khái niệm : Kế hoạch sản xuất trung hạn của doanh nghiệp là những kế hoạch sản xuất có thời hạn từ 1 đến 3 năm Kế hoạch sản xuất trung hạn của doanh nghiệp được xây dựng trên cơ sở định hướng của kế hoạch sản xuất dài hạn nhằm cụ thể hoá những mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch sản xuất dài hạn

- Nội dung chủ yếu của kế hoạch sản xuất trung hạn : Nội dung chủ yếu của kế hoạch sản xuất trung hạn là triển khai thực hiện các mục tiêu của kế hoạch sản xuất dài hạn Doanh nghiệp tự quyết định thứ tự ưu tiên triển khai thực hiện các nhiệm vụ để hoàn thành mục tiêu của kế hoạch sản xuất dài hạn đề ra tuỳ theo tình hình môi trường kinh doanh và phù hợp với điều kiện thực tế tại doanh nghiệp.

- Vai trò của kế hoạch sản xuất trung hạn : Kế hoạch sản xuất trung hạn là một bước đi nhằm cụ thể hoá những mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch sản xuất dài hạn và là cơ sở để xác định những nhiệm vụ, chỉ tiêu chi tiết, cụ thể của kế hoạch sản xuất ngắn hạn Việc triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất trung hạn có ý nghĩa quyết định đến thành công của kế hoạch sản xuất dài hạn Trên cơ sở kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất trung hạn, doanh nghiệp sẽ có những giải pháp điều chỉnh phù hợp với thị trường và điều kiện năng lực thực tế sản xuất để thực hiện thành công kế hoạch sản xuất dài hạn.

Kế hoạch sản xuất ngắn hạn

- Khái niệm : Kế hoạch sản xuất ngắn hạn là những kế hoạch sản xuất được xây dựng cho thời gian ngắn hạn 1 năm và dưới 1 năm như kế hoạch năm, quý, tháng, tuần , ngày, ca, giờ Kế hoạch sản xuất ngắn hạn còn được gọi là kế hoạch

Trang 6

sản xuất hàng năm Kế hoạch sản xuất hàng năm của doanh nghiệp thường gắn với kế hoạch tiêu thụ và được gọi là kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Kế hoạch sản xuất hàng năm do các nhà quản trị cao cấp của doanh nghiệp hoạch định còn kế hoạch sản xuất ngắn hạn dưới 1 năm thường do những nhà quản trị tác nghiệp ở các phân xưởng, tổ hoặc đội sản xuất của doanh nghiệp xây dựng

- Nội dung chủ yếu của kế hoạch sản xuất ngắn hạn : So với kế hoạch sản xuất dài hạn, trung hạn, nội dung của kế hoạch sản xuất hàng năm mang tính chất toàn diện và cụ thể hơn về các mặt sản xuất trong toàn doanh nghiệp Nội dung chủ yếu của kế hoạch sản xuất ngắn hạn tập trung chủ yếu vào 3 lĩnh vực chính là : năng suất lao động; quy mô nhân lực ; lượng hàng tồn kho Năng suất lao động được thể hiện qua các chỉ tiêu : số lượng từng loại sản phẩm được sản xuất trong toàn doanh nghiệp; giá trị sản lượng hàng hoá và tổng giá trị sản lượng; mức độ sử dụng khai thác máy móc trang thiết bị, nhà xưởng Quy mô nhân lực được thể hiện qua chỉ tiêu quy mô, số lượng lao động huy động cho kế hoạch sản xuất trong kỳ Lượng hàng tồn kho được thể hiện qua mức tồn kho cuối kỳ kế hoạch của từng loại thành phẩm , từng loại bán thành phẩm và từng loại vật tư, nguyên nhiên vật liệu

- Vai trò của kế hoạch sản xuất ngắn hạn : Trong ngắn hạn năng lực sản xuất của doanh nghiệp là cái có sẵn, cố định có thể hoạch định một cách chính xác và phụ thuộc vào tính chất phương thức sản xuất tích trữ hàng , thuộc yếu tố tiềm năng Trong ngắn hạn do chi phí khấu hao trang thiết bị nhà xưởng cao, vì vậy vai trò của kế hoạch sản xuất ngắn hạn là vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp Mặt khác , kế hoạch sản xuất ngắn hạn là công cụ quản lý giúp doanh nghiệp thực hiện tốt công tác quản trị quá trình sản xuất góp phần tiết kiệm các nguồn lực cần thiết trong sản xuất, giảm giá thành, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng và tạo nên vị thế và sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

Kế hoạch sản xuất dài hạn, kế hoạch sản xuất trung hạn và kế hoạch sản xuất ngắn hạn có mối liên hệ hữu cơ mật thiết với nhau, kế hoạch ngắn hạn là kế hoạch

Trang 7

bộ phận và phải có đóng góp cho việc thực hiện kế hoạch dài hạn Vì vậy, trong việc triển khai thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ của ba loại kế hoạch sản xuất dài hạn, trung hạn và ngắn hạn cần phải tập trung vào việc giải quyết các mối quan hệ giữa các loại kế hoạch theo thời gian để làm cho chúng phải được liên kết chặt chẽ với nhau, không được phủ nhận nhau Kế hoạch sản xuất dài hạn giữ vai trò trung tâm chỉ đạo trong hệ thống kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp và là cơ sở để xây dựng những nhiệm vụ và nội dung của kế hoạch sản xuất trung hạn, ngắn hạn Mặt khác, thông qua việc xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất hàng năm có thể phát hiện được những chỗ chưa cân đối, không hợp lý của kế hoạch sản xuất dài hạn để kịp thời có những điều chỉnh, giải pháp thích hợp với điều kiện thực tế khách quan Như vậy, xét về tổng thể kế hoạch sản xuất hàng năm không phải là một bộ phận mang tính chất tỷ lệ đơn thuần , máy móc của kế hoạch sản xuất trung hạn và dài hạn.

Trong điều kiện môi trường kinh doanh hiện nay những tiến bộ nhanh chóng về kinh tế , xã hội dẫn đến sự biến đổi không ngừng của nhu cầu, thị trường luôn biến động, sự phát triển của khoa học công nghệ làm cho chu kỳ thay đổi công nghệ , vòng đời của sản phẩm ngày càng ngắn v.v và đặc biệt là trong nền kinh tế tri thức việc tiếp cận và phổ biến các thành tựu khoa học kỹ thuật trên toàn cầu luôn được cập nhật hàng ngày, giờ thậm chí từng phút Vì vậy , việc phân chia thời hạn của các kế hoạch sản xuất theo lịch thời gian chỉ mang tính tương đối Một số ngành có tốc độ phát triển nhanh như điện tử, viễn thông , công nghệ thông tin, thời trang v.v thì thời hạn 1 năm cũng là quá dài Mặt khác , trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp chủ động trong công tác xây dựng kế hoạch sản xuất của mình trên cơ sở phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp, tốc độ phát triển của ngành, chế độ chính sách của Nhà nước, mức độ cạnh tranh trên thị trường, nhu cầu khách hàng v.v Vì vậy , độ dài thời gian kế hoạch đối với doanh nghiệp chỉ mang tính tương đối.

Trang 8

1.1.1.2 Kế hoạch sản xuất không theo thời gian

- Kế hoạch sản xuất không theo thời gian của doanh nghiệp thường được gọi với tên gọi là dự án, chương trình hoặc hợp đồng Đó là một tập hợp các hoạt động có liên quan đến nhau được tổ chức theo một trật tự lôgíc nhằm thực hiện những mục tiêu cụ thể trong khoảng thời gian xác định và được thực hiện bằng những giới hạn nguồn lực như nhân lực và tài lực Thời gian thực hiện các kế hoạch này rất khác nhau phụ thuộc vào khối lượng công việc, mức độ phức tạp, ý chí của doanh nghiệp, thời gian thực hiện có thể vài ngày hoặc có thể kéo dài hàng năm, thậm chí vài năm

- Lập kế hoạch cho dự án, chương trình hay hợp đồng sản xuất là cụ thể hoá những mục tiêu đã được hoạch định thành các nhiệm vụ cụ thể và xây dựng các chương trình thực hiện các nhiệm vụ Vì vậy , kế hoạch chủ yếu tập trung hướng vào việc phân bổ thời gian và các nguồn lực để thực hiện Nhiệm vụ của lập kế hoạch là phải xác định rõ những nội dung sau :

+ Mục tiêu cụ thể của dự án, chương trình hay hợp đồng.

+ Cần thực hiện những nhiệm vụ, hoạt động cụ thể gì để thực hiện các mục tiêu

+ Các nhiệm vụ, hoạt động cần được thực hiện theo thời gian và trình tự như thế nào, khi nào cần tiến hành và khi nào cần kết thúc

+ Tiến độ thực hiện : Thời gian sớm nhất có thể hoàn thành kế hoạch; Những nhiệm vụ , hoạt động nào có vai trò quan trọng quyết định tới tiến độ thực hiện kế hoạch ; Những nhiệm vụ, hoạt động nào có thể lùi lại mà không ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện kế hoạch và thời gian trì hoãn có thể là bao nhiêu lâu.

+ Kế hoạch chỉ đạo và cân đối năng lực sản xuất : Xác định lịch trình thực hiện các nhiệm vụ của kế hoạch và để thực hiện các nhiệm vụ thì tại từng thời điểm, giai đoạn cần những loại nguồn lực gì ( trang thiết bị, nhân lực, tài chính, diện tích thi công, ) với số lượng, khối lượng là bao nhiêu và nguồn cung cấp.

Trang 9

+ Chi phí : Chi phí cần thiết để thực hiện kế hoạch, chi phí dự phòng trượt giá, tỷ giá hối đoái, biến động của thị trường, ; Chi phí tăng thêm khi cần đẩy nhanh tiến độ rút ngắn thời gian thực hiện kế hoạch và lợi ích của việc rút ngắn thời gian thực hiện ; Chi phí , thiệt hại khi kế hoạch bị kéo dài thời gian thực hiện.

1.1.2 Kế hoạch sản xuất nămKhái niệm

- Kế hoạch sản xuất hàng năm của doanh nghiệp còn được gọi là kế hoạch sản xuất tổng hợp , thời gian kế hoạch của nó thường là một năm ,vì vậy rất nhiều doanh nghiệp còn gọi là kế hoạch sản xuất năm

- Các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch sản xuất năm : Khối lượng sản xuất cho từng loại sản phẩm ; Các sản phẩm khác nhau được sản xuất tại mỗi đơn vị sản xuất ( nhà máy, phân xưởng, dây chuyền, tổ sản xuất v.v ) ; Lượng dự trữ cần thiết đối với thành phẩm và bán thành phẩm ; Sử dụng các yếu tố sản xuất ; Cung ứng nguyên vật liệu và bán thành phẩm ; Các kế hoạch thuê ngoài ( gia công ).

- Cơ sở để xây dựng kế hoạch sản xuất năm : Dự báo mức tiêu thụ sản phẩm , đơn đặt hàng của khách hàng, nhu cầu dự phòng của khách hàng và các đơn vị trong nội bộ doanh nghiệp trong kỳ kế hoạch ; Khả năng cung ứng nguyên vật liệu ; Mức tồn kho thành phẩm, bán thành phẩm, sản phẩm dở dang ; Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và năng lực sản suất tại các khâu, đơn vị sản xuất của doanh nghiệp ; Số lượng lao động có thể huy động trong kỳ kế hoạch ; Chi phí sản xuất và các ràng buộc khác

Các bộ phận của kế hoạch sản xuất hàng năm

Kế hoạch sản xuất hàng năm của doanh nghiệp bao gồm các kế hoạch chức năng tương quan lẫn nhau : Kế hoạch năng lực sản xuất ; Kế hoạch nhu cầu nguyên nhiên vật liệu; Kế hoạch tác nghiệp.

Kế hoạch năng lực sản xuất

Trang 10

- Khái niệm : Trong ngắn hạn năng lực sản xuất của doanh nghiệp là cố định , vì vậy kế hoạch năng lực sản xuất trong kế hoạch sản xuất năm là kế hoạch khai thác sử dụng trang thiết bị sẵn có của doanh nghiệp Kế hoạch năng lực sản xuất phản ánh năng lực sản xuất mà doanh nghiệp mong muốn đạt được trong điều kiện xác định về trang thiết bị, nhà xưởng hiện có , chủng loại sản phẩm, phương pháp sản xuất, điều kiện duy tu bảo dưỡng và các yêu cầu về chất lượng sản phẩm Kế hoạch năng lực sản suất là cầu nối giữa kế hoạch sản xuất và kế hoạch nhu cầu nguyên nhiên vật liệu và là sự đảm bảo của kế hoạch sản xuất Đối với hầu hết các doanh nghiệp năng lực sản xuất được xác định trực tiếp bằng số lượng sản phẩm tối đa trong một khoảng thời gian nhất định ngày, giờ, phút v.v Tuy nhiên việc xác định năng lực sản xuất khó khăn hơn đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ.

- Các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch năng lực sản xuất : Mục tiêu của kế hoạch năng lực sản xuất là tận dụng cao nhất năng lực sản xuất của tài sản cố định của doanh nghiệp sao cho chi phí khinh doanh không tải là nhỏ nhất có thể Vì vậy , các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch năng lực sản xuất là : Mức độ sử dụng và mức hiệu quả của hệ thống sản xuất Mức độ sử dụng là tỷ lệ phần trăm của công suất thiết kế đang được huy động để sản xuất ra sản phẩm Còn mức hiệu quả là tỷ lệ phần trăm của công suất thực tế hiện đang được huy động

Mức độ sử dụng = ( Công suất thực tế/ Công suất thiết kế ) x 100% Mức hiệu quả = ( Công suất thực tế/ Công suất hiệu quả ) x 100%

Trong thực tế các doanh nghiệp sử dụng các trang thiết bị ở mức thấp hơn công suất lý thuyết vì họ cho rằng hiệu quả hoạt động sẽ tốt hơn khi các nguồn lực của doanh nghiệp không bị căng ra tới mức tới hạn và được gọi là công suất thực tế Trong thực tế tại các doanh nghiệp công suất thiết kế khó huy động được 100% , do vậy năng lực sản xuất thường được đánh giá qua mức hiệu quả sử dụng

Trang 11

- Cơ sở để xây dựng kế hoạch năng lực : Kế hoạch năng lực sản xuất phản ánh mức độ khả thi của kế hoạch sản xuất Để xây dựng kế hoạch năng lực sản xuất doanh nghiệp phải căn cứ vào các yếu tố chính của quá trình sản xuất : Công suất thiết kế của trang thiết bị mà doanh nghiệp có thể huy động vào quá trình sản xuất ; chất lượng nguồn nhân lực ; khả năng cung ứng nguyên nhiên vật liệu ; đặc điểm sản phẩm, dịch vụ; quy trình công nghệ sản xuất chế tạo sản phẩm và phương pháp tổ chức sản xuất , bố trí kết cấu nhà xưởng, hạ tầng tại doanh nghiệp

- Mối quan hệ giữa kế hoạch sản xuất và kế hoạch năng lực sản xuất : Kế hoạch năng lực sản xuất là sự bảo đảm cho việc thực hiện kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp Kế hoạch sản xuất đảm bảo cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp và sự phối hợp giữa các bộ phận sản xuất được diễn ra một cách chặt chẽ, nhịp nhàng, khai thác tối ưu và tiết kiệm những nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp Trong thực tế thường xẩy ra 3 trường hợp Trường hợp thứ nhất là kế hoạch sản xuất vượt quá mức hạn chế của năng lực sản xuất, trong trường hợp này để đảm bảo thực hiện kế hoạch sản xuất doanh nghiệp phải trả thêm các chi phí thay đổi năng suất, chi phí tăng ca, chi phí quản lý gia công ngoài v.v các chi phí này cao hơn chi phí thông thường để sản xuất ra sản phẩm và dịch vụ, vì vậy làm tăng giá thành sản phẩm làm ảnh hưởng trực tiếp tới công tác tiêu thụ sản phẩm và ảnh hưởnh tới kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp Trường hợp thứ hai là kế hoạch sản xuất phù hợp với kế hoạch năng lực sản xuất đây là trường hợp lý tưởng đối với doanh nghiệp Trường hợp thứ ba là kế hoạch sản xuất thấp hơn kế hoạch năng lực sản xuất, trong trường hợp này doanh nghiệp không tận dụng được hết công suất máy móc, trang thiết bị do vậy chí phí không tải lớn làm giá thành sản phẩm sản xuất ra cao làm giảm mức tiêu thụ sản phẩm ảnh hưởng tới kế hoạch sản xuất

Kế hoạch nhu cầu nguyên vật liệu

- Khái niệm : Một doanh nghiệp sản xuất rất nhiều các loại sản phẩm khác nhau và có xu hướng ngày càng đa dạng hoá những sản phẩm của mình, mỗi sản

Trang 12

phẩm lại bao gồm nhiều chi tiết khác nhau Vì vậy, để tiến hành sản xuất doanh nghiệp cần sử dụng nhiều chủng loại nguyên nhiên vật liệu với số lượng, quy cách và thời gian cung cấp thường xuyên thay đổi Kế hoạch nhu cầu nguyên nhiên vật liệu có vai trò đặc biệt quan trọng đối với hoạt động sản xuất và là công cụ giúp doanh nghiệp quản lý tốt nguồn vật tư, nguyên nhiên vật liệu góp phần quan trọng đảm bảo sản xuất diễn ra đúng tiến độ, liên tục, đáp ứng, thoả mãn nhu cầu của khách hàng, thị trường và là giải pháp quan trọng giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm vì nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu giá thành sản phẩm ( thường chiếm tỷ trọng 60 – 80% ).

- Các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch nguyên nhiên vật liệu : Các chỉ tiêu chính của kế hoạch nhu cầu nhiên nguyên vật liệu của doanh nghiệp là lượng nguyên nhiên vật liệu cần dùng; lượng nguyên nhiên vật liệu cần dự trữ; lượng nguyên nhiên vật liệu cần mua sắm Lượng nguyên nhiên vật liệu cần dùng là lượng nguyên nhiên vật liệu được sử dụng một cách hợp lý và tiết kiệm trong kỳ kế hoạch, lượng nguyên nhiên vật liệu cần dùng phải đảm bảo hoàn thành kế hoạch sản xuất sản phẩm cả về mặt hiện vật và giá trị, đồng thời cũng phải tính đến nhu cầu nguyên nhiên vật liệu cho chế thử sản phẩm mới, tự trang tự chế, sửa chữa máy móc, thiết bị v.v Lượng nguyên nhiên vật liệu dự trữ ( còn gọi là định mức dự trữ nguyên nhiên vật liệu ) là lượng nguyên nhiên vật liệu tồn kho cần thiết được quy định trong kỳ kế hoạch để đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiến hành liên tục và bình thường Lượng nguyên nhiên vật liệu cần mua sắm trong kỳ kế hoạch được căn cứ vào lượng nguyên nhiên vật liệu cần dùng; lượng nguyên nhiên vật liệu dự trữ đầu kỳ và lượng nguyên nhiên vật liệu dự trữ cuối kỳ kế hoạch sản xuất

- Cơ sở để xây dựng kế hoạch nguyên vật liệu : Để xây dựng kế hoạch nhu cầu nguyên vật liệu doanh nghiệp phải căn cứ vào các chỉ tiêu của các kế hoạch trong hệ thống kế hoạch sản xuất là kế hoạch sản xuất , kế hoạch năng lực sản xuất Những thông tin cần thiết cho công tác xây dựng kế hoạch nhu cầu nguyên vật liệu

Trang 13

có trong các tài liệu : Lịch trình sản xuất; bảng danh mục nguyên vật liệu; hồ sơ dự trữ nguyên vật liệu.

- Mối quan hệ giữa kế hoạch sản xuất và kế hoạch nhu cầu nguyên vật liệu : Đối với những sản phẩm vật chất thì nguyên vật liệu là yếu tố chính cấu thành trong sản phẩm, vì vậy kế hoạch nguyên vật liệu là cơ sở để kế hoạch sản xuất được triển khai thực hiện Việc cung ứng nguyên vật liệu đúng thời hạn, chất lượng đảm bảo ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình sản xuất , chất lượng sản phẩm, việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu, tiết kiệm chi phí tồn kho làm giảm giá thành sản phẩm sẽ làm tăng lượng hàng hoá tiêu thụ , tăng số lượng sản phẩm sản xuất Mặt khác, kế hoạch sản xuất tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp triển khai thực hiện kế hoạch nhu cầu nguyên vật : Chủ động trong việc tìm kiếm, lựa chọn nguồn cung cấp ổn định, đảm bảo chất lượng, thời hạn giao hàng, giá cả hợp lý

Kế hoạch sản xuất tác nghiệp

- Khái niệm : Sau khi xây dựng kế hoạch sản xuất năm, để cụ thể hoá và đảm bảo việc thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu doanh nghiệp tiến hành xây dựng kế hoạch sản xuất tác nghiệp Kế hoạch sản xuất tác nghiệp có mối quan hệ mật thiết với kế hoạch sản xuất năm của doanh nghiệp, kế hoạch sản xuất tác nghiệp là kế hoạch tiến độ thực hiện của kế hoạch sản xuất năm bằng cách phân chia nhỏ nhiệm vụ của kế hoạch sản xuất năm cho các đơn vị, khâu sản xuất của doanh nghiệp ( phân xưởng, ngành, tổ, đội sản xuất, công nhân ) , quy định nhiệm vụ của họ trong từng tháng, tuần, ngày thậm chí là từng ca, giờ nội dung của nó là quy định sản xuất cái gì, sản xuất ở đâu, sản xuất bao nhiêu , khi nào thì sản xuất và khi nào phải hoàn thành Vì vậy công tác xây dựng kế hoạch tác nghiệp sản xuất là một công việc hết sức phức tạp Thông qua kế hoạch sản xuất tác nghiệp, chức năng kế hoạch hoá hoạt động của doanh nghiệp đã trở thành chức năng quản lý, chỉ đạo sản

Trang 14

xuất, những dự kiến kế hoạch trở thành những mệnh lệnh sản xuất, bắt buộc mọi bộ phận, mọi cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp phải chấp hành

Kế hoạch sản xuất hàng năm của doanh nghiệp được biểu thị trong hình 1.1 Sơ đồ 1.1 KẾ HOẠCH SẢN XUẤT HÀNG NĂM CỦA DOANH NGHIỆP

Kế hoạch năng lực sản xuất

Kế hoạch tác nghiệp sản xuất

Kế hoạch nhu cầu nguyên vật liệu

Trang 15

- Các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch tác nghiệp : Các chỉ tiêu của kế hoạch tác nghiệp về cơ bản giống như các chỉ tiêu của kế hoạch sản xuất chính nhưng cụ thể chi tiết hơn đối với từng bộ phận, cá nhân tham gia vào quá trình sản xuất tại doanh nghiệp , đó là số lượng các chủng loại sản phẩm, số lượng mỗi chủng loại sản phẩm, tiến độ gia công chế tạo và thời gian hoàn thành sản xuất của mỗi đơn vị , cá nhân trong doanh nghiệp

- Cơ sở để xây dựng kế hoạch sản xuất tác nghiệp : Mục đích của việc xây dựng kế hoạch tác nghiệp là phải xác định được nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị sản xuất chính, các đơn vị sản xuất phụ trợ và các đơn vị phục vụ sản xuất trong doanh nghiệp Để xác định được chính xác các nhiệm vụ doanh nghiệp phải căn cứ vào các căn cứ chính sau : Các chỉ tiêu về sản phẩm của kế hoạch sản xuất chính, kế hoạch sản xuất hàng năm ; quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm ; các định mức kinh tế kỹ thuật của doanh nghiệp ; thời gian gia công hoặc thời hạn cung ứng ra thị trường ; năng lực sản xuất ở từng khâu, từng bộ phận sản xuất ; mức dự trữ hiện có và kế hoạch; thời gian vận chuyển và một số các căn cứ khác có tính đặc thù đối với doanh nghiệp

- Mối quan hệ giữa kế hoạch sản xuất và kế hoạch tác nghiệp sản xuất : Kế hoạch sản xuất và kế hoạch tác nghiệp sản xuất có mối quan hệ mật thiết hữu cơ và phụ thuộc lẫn nhau Kế hoạch tác nghiệp sản xuất có nhiệm vụ cụ thể hoá những mục tiêu nhiệm vụ của kế hoạch sản xuất Các nhiệm vụ, chỉ tiêu của kế hoạch tác nghiệp sản xuất được xây dựng trên cơ sở nhiệm vụ, chỉ tiêu của kế hoạch sản xuất cho từng quý, tháng, tuần, ngày, ca Kế hoạch tác nghiệp sản xuất là những chương trình hành động cụ thể của các bộ phận trong doanh nghiệp và là cơ sở vững chắc cho việc thực hiện thành công kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp Kế hoạch tác nghiệp sản xuất đảm bảo cho hoạt động sản xuất của các bộ phận trong toàn doanh nghiệp được phối hợp chặt chẽ, diễn ra liên tục , đều đặn, nhịp nhàng góp phần quan trọng vào việc hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu của

Trang 16

kế hoạch sản xuất Ngoài ra, kế hoạch sản xuất tác nghiệp còn có vai trò quan trọng giúp doanh nghiệp khai thác các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất như : lao động, nguyên vật liệu, công suất trang thiết bị một cách có hiệu quả nhất góp phần làm tăng chất lượng, giảm giá thành sản phẩm do đó làm tăng lượng sản phẩm tiêu thụ tác động trực tiếp tới kế hoạch sản xuất Trong quá trình thực hiện kế hoạch tác nghiệp sản xuất giúp doanh nghiệp phát hiện ra những điểm tích cực , hạn chế và những hiện tượng mất cân đối của hệ thống sản xuất, trên cơ sở đó doanh nghiệp có những giải pháp trong việc điều chỉnh , cải tiến, nâng cao chất lượng kế hoạch sản xuất và ứng phó được với sự biến động của thị trường

1.2 Vị trí của kế hoạch sản xuất trong kế hoạch sản xuất – kinh doanh củadoanh nghiệp

1.2.1 Khái niệm kế hoạch sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp

Nhiệm vụ của doanh nghiệp là sản xuất ra các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng và thoả mãn những nhu cầu thị trường Công cụ quản lý hữu hiệu doanh nghiệp sử dụng để hoàn thành nhiệm vụ của mình đó chính là kế hoạch sản xuất kinh doanh ( trước đây được gọi là kế hoạch sản xuất – kỹ thuật – tài chính ) Kế hoạch sản xuất - kinh doanh là hệ thống kế hoạch hàng năm của doanh nghiệp, là hệ thống các chỉ tiêu, nhiệm vụ, chương trình cụ thể triển khai toàn bộ các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với các nguồn lực và biện pháp bảo đảm thực hiện

1.2.2 Các bộ phận của kế hoạch sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp

Hệ thống kế hoạch sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm các bộ phận kế hoạch sau hợp thành :

- Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm - Kế hoạch khoa học và công nghệ.

- Kế hoạch xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn - Kế hoạch lao động tiền lương.

Trang 17

- Kế hoạch cung ứng vật tư - Kế hoạch giá thành sản phẩm - Kế hoạch tài chính

Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

- Khái niệm : Trong thực tế tại doanh nghiệp khi xây dựng kế hoạch, kế hoạch sản xuất hàng năm có quan hệ mật thiết và gắn với kế hoạch tiêu thụ sản phẩm và được gọi là kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm phản ánh khả năng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đáp ứng, thoả mãn các nhu cầu của khách hàng, thị trường của doanh nghiệp trong kỳ kế hoạch Trong nền kinh tế thị trường , doanh nghiệp phải bán những sản phẩm mà thị trường cần chứ không phải là những sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra, chức năng tiêu thụ sản phẩm là trung tâm của mọi hoạt động của doanh nghiệp và đặc biệt chức năng sản xuất phải gắn liền với chức năng tiêu thụ Vì vậy , các doanh nghiệp luôn gắn liền kế hoạch sản xuất đi liền với kế hoạch tiêu thụ sản phẩm.

- Nội dung : Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm bao gồm hai bộ phận chính là kế hoạch sản xuất và kế hoạch tiêu thụ sản phẩm Nội dung của kế hoạch sản xuất được phản ánh qua các chỉ tiêu : Số lượng của từng chủng loại sản phẩm, dịch vụ được sản xuất ở từng bộ phận và trong toàn doanh nghiệp ; lượng tồn kho cuối kỳ của thành phẩm, bán thành phẩm và vật tư nguyên vật liệu; mức độ sử dụng các yếu tố sản xuất tại doanh nghiệp như trang thiết bị, lao động, cơ sở hạ tầng v.v ; nhu cầu vật tư nguyên nhiên vật liệu, bán thành phẩm cho sản xuất ; kế hoạch thuê gia công Nội dung của kế hoạch tiêu thụ sản phẩm được phản ánh qua các chỉ tiêu : Số lượng mỗi loại sản phẩm tiêu thụ được ; số lượng dịch vụ cung cấp cho các đơn vị bên ngoài doanh nghiệp; giá trị hàng hoá và doanh thu thực hiện và các giải pháp, chi phí cho các hoạt động tiêu thụ sản phẩm.

- Vai trò : Trong hệ thống kế hoạch sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp thì kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giữ vị trí quan trọng nhất, nó là bộ phận

Trang 18

chủ đạo và là trung tâm của kế hoạch hàng năm , là mục tiêu của mọi hoạt động trong doanh nghiệp và là cơ sở , căn cứ để tính toán các chỉ tiêu của mọi bộ phận kế hoạch khác trong doanh nghiệp

Kế hoạch khoa học và công nghệ

- Khái niệm : Kế hoạch khoa học công nghệ phản ánh khả năng nghiên cứu và ứng dụng những tiến bộ khoa học công nghệ, phát huy cải tiến kỹ thuật vào thực tế sản xuất của đội ngũ cán bộ công nhân kỹ thuật của doanh nghiệp nhằm nâng cao năng suất lao động ; rút ngắn chu kỳ sản xuất ; nâng cao chất lượng sản phẩm; tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu ; cải tiến, phát triển sản phẩm mới ; khả năng đảm bảo sản xuất liên tục của doanh nghiệp v.v

- Nội dung chủ yếu của kế hoạch khoa học và công nghệ được thể hiện trong các lĩnh vực công tác : Tổ chức nghiên cứu và ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật , phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật vào quá trình sản xuất ; nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới; tổ chức xây dựng ,giám sát, thực hiện các định mức kinh tế kỹ thuật, tiêu chuẩn đo lường, chất lượng , quy trình, quy phạm kỹ thuật đảm bảo chất lượng sản phẩm trong toàn doanh nghiệp; tổ chức công tác duy tu , bảo dưỡng trang thiết bị và quản lý hồ sơ tài liệu kỹ thuật.

- Vai trò của kế hoạch khoa học công nghệ : Hoạt động của khoa học công nghệ có mặt ở hầu hết các khâu của quá trình sản xuất, vì vậy kế hoạch khoa học công nghệ là sự đảm bảo cho việc thực hiện kế hoạch năng lực sản xuất của doanh nghiệp và cũng chính là khả năng thực hiện thành công và có hiệu quả các mục tiêu của kế hoạch sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp Ngoài ra , với việc triển khai ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật, phương pháp cải tiến, phát triển sản phẩm mới v.v kế hoạch khoa học công nghệ có vai trò rất lớn đối với chất lượng sản phẩm , sự phát triển , vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong tương lai.

Kế hoạch xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn

Trang 19

- Khái niệm : Trong quá trình hoạt động tài sản cố định của doanh nghiệp như máy móc trang thiết bị, nhà xưởng, vật kiến trúc v.v bị hao mòn ảnh hưởng tới việc thực hiện kế hoạch sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp Kế hoạch xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn là bộ phận kế hoạch bảo đảm công tác phát triển và mở rộng sản xuất – kinh doanh trên cơ sở xác định hợp lý và hợp pháp vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn tài sản cố định như nhà xưởng, máy móc thiết bị của doanh nghiệp.

- Nội dung chủ yếu của kế hoạch xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn : Kế hoạch xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn chủ yếu tập trung vào tập trung vào mở rộng sản xuất theo chiều sâu Vì vậy nội dung chủ yếu của kế hoạch xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn được phản ánh qua các chỉ tiêu : Số lượng máy móc trang thiết bị sửa chữa theo định kỳ và mức tăng thêm năng lực sản xuất mới đưa vào sử dụng ; khối lượng diện tích nhà xưởng, kho tàng, công trình kiến trúc v.v được sửa chữa được đưa vào sử dụng ; chi phí, nhu cầu vật tư nguyên vật liệu và lao động; thời gian tiến và tiến độ thực hiện.

- Vai trò của kế hoạch xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn : Kế hoạch xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn đảm bảo cho các bộ phận cũng như toàn doanh nghiệp luôn ở trong trạng thái hoạt động tốt và đáp ứng nhu cầu phát triển mở rộng sản xuất của doanh nghiệp phù hợp với khả năng và điều kiện thực tế tại doanh nghiệp Xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn góp phần đảm bảo chất lượng sản phẩm , tăng sản lượng, nâng cao hệ số sử dụng tài sản, thiết bị, giảm chi phí kinh doanh không tải, giảm giá thành và tiết kiệm đầu tư.

Kế hoạch lao động - tiền lương

- Khái niệm : Lao động là yếu tố quan trọng hàng đầu và không thể thiếu được trong hoạt động của mỗi doanh nghiệp và nhiệm vụ của các nhà quản trị là làm sao sử dụng lực lượng lao động một cách hợp lý có hiệu quả nhất đảm bảo việc thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp và người lao động Kế hoạch lao động tiền

Trang 20

lương là bộ phận kế hoạch đảm bảo số lượng và chất lượng lao động để thực hiện các mặt hoạt động của doanh nghiệp , trên cơ sở vận dụng sáng tạo nguyên tắc phân phối theo lao động và tạo động lực cho người lao động thông qua quỹ tiền lương và tiền thưởng.

- Nội dung chủ yếu của kế hoạch lao động – tiền lương được phản ánh qua các chỉ tiêu : Năng suất lao động ; Số lượng, cơ cấu và chất lượng lao động ; định mức lao động; tổng quỹ tiền lương, tiền thưởng ; phát triển, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công nhân viên chức ; công tác an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp

- Vai trò của kế hoạch lao động – tiền lương : Kế hoạch lao động tiền lương đóng một vai trò quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ không những của kế hoạch sản xuất – kinh doanh năm mà còn kế hoạch trung và dài hạn của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp có khả năng chủ động đối phó với những biến động của thị trường , nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả sản xuất kinh doanh Kế hoạch lao động – tiền lương giúp cho doanh nghiệp bố trí, sắp xếp và sử dụng nguồn nhân lực một cách hợp lý , cũng như xác định được số tiền công để trả cho người lao dộng và có những biện pháp khuyến khích người lao động tăng năng suất mang lại hiệu quả cao cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Kế hoạch cung ứng vật tư

- Khái niệm : Trong quá trình sản xuất , vật tư nguyên vật liệu là yếu tố cấu thành chính trong sản phẩm không thể thiếu được đối với hoạt động sản xuất của doanh nghiệp Kế hoạch cung ứng vật tư là bộ phận kế hoạch đảm bảo việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thông qua việc cung ứng những chủng loại vật tư nguyên vật liệu đúng chủng loại, quy cách, thời hạn Kế hoạch cung ứng vật tư thể hiện khả năng quản lý, thu mua , sử dụng hợp lý và tiết kiệm vật tư, nguyên vật liệu để đảm bảo việc thực hiện thành công và có hiệu quả kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Trang 21

- Nội dung chủ yếu của kế hoạch cung ứng vật tư được thể hiện qua các chỉ tiêu chính là : Số lượng và thời hạn cung cấp nguyên nhiên vật liệu cần dùng; số lượng và thời hạn cung cấp nguyên nhiên vật liệu cần dự trữ; số lượng nguyên nhiên vật liệu cần mua sắm trong kỳ kế hoạch

- Vai trò của kế hoạch cung ứng vật tư : Kế hoạch cung ứng vật tư là bộ phận kế hoạch đảm bảo cho việc thực hiện kế hoạch sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp Kế hoạch cung ứng vật tư đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục, giảm thời gian gián đoạn , thời gian chờ, nâng cao mức độ sử dụng máy móc, trang thiết bị, tài sản cố định của doanh nghiệp đáp ứng , thoả mãn nhu cầu của khách hàng, đồng thời làm giảm chi phí tồn kho, lưu kho , giảm giá thành sản phẩm

Kế hoạch giá thành sản phẩm

- Khái niệm : Để tiến hành sản xuất ra sản phẩm doanh nghiệp phải chi trả cho rất nhiều loại chi phí như chi phí về nguyên vật liệu, lương công nhân, vốn, chi phí quản lý, chi phí cho thiết bị, tài sản cố định, chi phí bán hàng v.v tất cả những chi phí này hình thành lên giá thành sản phẩm Kế hoạch giá thành sản phẩm là bộ phận kế hoạch đảm bảo việc xác định hợp lý và tiết kiệm các loại chi phí sản xuất và tiêu thụ cho một đơn vị và toàn bộ các loại sản phẩm trên cơ sở khai thác và sử dụng triệt để các nguồn lực tiềm tàng của doanh nghiệp về lao động, thiết bị, vật tư, tiền vốn nhằm hạ giá thành, tăng tích luỹ Kế hoạch giá thành sản phẩm phản ánh khả năng tiết kiệm các loại chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh và nói lên chất lượng hoạt động của doanh nghiệp.

- Nội dung chủ yếu của kế hoạch giá thành được thể hiện qua các chỉ tiêu : Giá thành đơn vị sản phẩm chính ; giá thành toàn bộ sản lượng hàng hoá ; dự toán chi phí sản xuất ; mức và tỷ lệ giảm gía thành sản lượng hàng hoá so sánh được.

- Vai trò của kế hoạch giá thành : Kế hoạch giá thành giúp cho doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả các yếu tố của quá trình sản xuất như vật tư, nguyên vật liệu, lao động, trang thiết bị v.v qua đó tiết kiệm được chi phí , hạ giá thành sản phẩm,

Trang 22

tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường , hiệu quả sản xuất kinh doanh và chất lượng quản lý của doanh nghiệp được nâng lên

Kế hoạch tài chính

- Khái niệm : Hoạt động tài chính là những hoạt động xác định và tạo ra các nguồn vốn tiền tệ cần thiết để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành liên tục với hiệu quả cao Kế hoạch tài chính là bộ phận kế hoạch tổng hợp toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp dưới hình thức tiền tệ Kế hoạch tài chính phản ánh tổng số chi phí cho các phương án sản xuất kinh doanh và hiệu quả kinh tế sẽ đạt được của các phương án đó ; các phương án tổ chức và khai thác nguồn vốn; các phương án phân phối thu nhập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp.

- Nội dung chủ yếu của kế hoạch tài chính được phản ánh qua các chỉ tiêu chủ yếu : Khấu hao tài sản cố định ; định mức vốn lưu động ; mức và tỷ lệ lãi về tiêu thụ sản phẩm ; tích luỹ và phân phối lợi nhuận; trích lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp; tín dụng ngắn hạn và bảng tổng hợp thu chi tài chính.

- Vai trò của kế hoạch tài chính : Kế hoạch tài chính là kế hoạch bộ phận quan trọng của hệ thống kế hoạch trong doanh nghiệp , kế hoạch tài chính xác định chi phí và đảm bảo nguồn tài chính cho việc thực hiện các kế hoạch của doanh nghiệp Mặt khác, kế hoạch tài chính xác định các nhu cầu sử dụng nguồn lực tài chính , nguồn và cơ cấu vốn giúp lãnh đạo doanh nghiệp đưa ra các quyết định về việc thu hút nguồn tài chính từ bên ngoài , xây dựng cơ chế phân bổ nguồn tài chính một cách hợp lý cho các nhu cầu trong doanh nghiệp đồng thời xác định các mối quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các đơn vị bên ngoài : Ngân sách Nhà nước, các cơ quan quản lý, khách hàng, nhà cung cấp, ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác.

Các bộ phận thuộc kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có mối quan hệ mật thiết , hữu cơ với nhau, trong đó bộ phận kế hoạch quan trọng nhất là

Trang 23

kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là căn cứ , cơ sở để tính toán các chỉ tiêu của các kế hoạch khác Vì vậy, về mặt thời gian, kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm phải được xây dựng sớm nhất Công tác chỉ đạo xây dựng kế hoạch của doanh nghiệp phải tập trung hướng vào việc đảm bảo thực hiện tốt các mối quan hệ giữa các kế hoạch bộ phận.

1.2.3 Vị trí của kế hoạch sản xuất

Mối quan hệ giữa kế hoạch sản xuất và kế hoạch tiêu thụ sản phẩm

Sản xuất là hoạt động trực tiếp tạo ra sản phẩm của doanh nghiệp, song hoạt động tiêu thụ sản phẩm là điều kiện tiền đề không thể thiếu để doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất Trong hệ thống kế hoạch của doanh nghiệp, kế hoạch sản xuất và kế hoạch tiêu thụ sản phẩm có quan hệ chặt chẽ, mật thiết với nhau chính vì vậy chúng được xếp chung với nhau gọi là kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Xét về mặt thời gian thì kế hoạch tiêu thụ sản phẩm được xây dựng sớm hơn

Trong ngắn hạn, với khoảng thời gian một năm và dưới một năm thì một kế hoạch tiêu thụ sản phẩm đúng đắn của doanh nghiệp luôn là cơ sở để xây dựng một kế hoạch sản xuất khả thi và ngược lại, nếu kế hoạch tiêu thụ sản phẩm không phù hợp với tiến trình phát triển của thị trường sẽ tác động trực tiếp tới tính khả thi của kế hoạch sản xuất, sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ được sẽ làm tăng chi phí, ứ đọng dẫn đến thua lỗ thậm chí phá sản doanh nghiệp Trong thực tế , nhịp độ cũng như các diễn biến của hoạt động sản xuất phụ thuộc vào nhịp độ và các diễn biến của hoạt động tiêu thụ sản phẩm trên thị trường Vì vậy, trong nền kinh tế thị trường kế hoạch tiêu thụ sản phẩm là cơ sở để doanh nghiệp quyết định sản xuất sản phẩm gì, cho ai và ở thời gian nào Khi xây dựng kế hoạch sản xuất và kế hoạch tiêu thụ sản phẩm các chỉ tiêu kế hoạch có quan hệ hữu cơ với nhau, chỉ tiêu của kế hoạch này là cơ sở để xây dựng để xây dựng chỉ tiêu của kế hoạch kia và ngược lại Ví dụ như để xác định các chỉ tiêu tiêu thụ cần căn cứ vào năng lực sản xuất đối với doanh nghiệp sản xuất; năng lực sản xuất và năng lực phục vụ khách

Trang 24

hàng đối với những doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ hoặc để tiêu thụ những sản phẩm mới có chất lượng cao cần căn cứ vào khả năng chế tạo, tiến độ sản xuất , giá thành sản phẩm v.v

Trong thực tế khi xây dựng kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm xẩy ra ba trường hợp Trường hợp thứ nhất là kế hoạch sản xuất phù hợp với khả năng tiêu thụ , trường hợp này là đơn giản nhất doanh nghiệp không cần phải xem xét gì hơn Trường hợp thứ hai là khả năng tiêu thụ lớn hơn năng lực sản xuất , trong trường hợp này doanh nghiệp có hai sự lựa chọn là giảm bớt chỉ tiêu tiêu thụ hoặc có kế hoạch gia công, mua ngoài , đầu tư mở rộng sản xuất trong điều kiện tài chính có thể Trường hợp thứ ba là khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp thấp hơn năng lực sản xuất, trong trường hợp này doanh nghiệp cần có các biện pháp điều chỉnh kế hoạch sản xuất và tăng cường tiêu thụ sản phẩm để khai thác sử dụng năng lực sản xuất giảm chi phí kinh doanh không tải.

Khả năng tiêu thụ quy định mức sản xuất của doanh nghiệp.Mặt khác, khả năng sản xuất sản phẩm càng đa dạng, phong phú với chất lượng cao càng tác động tích cực đến khả năng tiêu thụ bấy nhiêu Việc tăng lượng sản xuất của mỗi mặt hàng và tăng nhiều nhóm loại mặt hàng sản xuất lại tác động ngược trở lại làm tăng khả năng tiêu thụ Sở dĩ như vậy là do tăng lượng sản xuất tất yếu dẫn đến giảm chi phí kinh doanh không tải, giảm giá thành sản xuất đối với từng loại sản phẩm, tạo ra lợi thế cạnh tranh về giá cả, mặt khác với việc nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và do đó dẫn đến tăng lượng tiêu thụ sản phẩm trong kỳ kế hoạch.

Vì vậy, khi xây dựng kế hoạch sản xuất và đưa ra các quyết định sản xuất phải căn cứ vào các chỉ tiêu và tình hình tiêu thụ sản phẩm để có những biện pháp tránh tổn thất cho doanh nghiệp và để đạt được kết quả tốt cần có có sự trợ giúp của các chương trình máy tính để tìm ra được phương án tối ưu nhất thoả mãn các mục tiêu

Trang 25

tối đa hoá lợi nhuận, tăng khả năng cạnh tranh, tận dụng năng lực sản xuất, giảm chi phí kinh doanh và giá thành sản xuất

Mối quan hệ giữa kế hoạch sản xuất và các kế hoạch khác

- Mối quan hệ giữa kế hoạch sản xuất và kế hoạch khoa học và công nghệ : Mục tiêu của hoạt động khoa học công nghệ trong doanh nghiệp là nhằm phục vụ quá trình sản xuất , vì vậy nó có vai trò, ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện thành công các chỉ tiêu của kế hoạch sản xuất Khi kế hoạch khoa học và công nghệ được thực hiện tốt sẽ góp phần nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp có thể đưa ra thị trường nhiều sản phẩm mới, chi phí hoạt động không tải của doanh nghiệp giảm làm hạ giá thành sản phẩm , điều này trực tiếp ảnh hưởng tới lượng sản phẩm tiêu thụ và ảnh hưởng tới kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp Mặt khác , khi kế hoạch sản xuất được triển khai thì kế hoạch khoa học công nghệ mới có điều kiện áp dụng và chính trong quá trình sản xuất doanh nghiệp đã đào tạo được một đội ngũ cán bộ công nhân kỹ thuật có trình độ, kinh nghiệm đáp ứng được yêu cầu thực tiễn sản xuất.

- Mối quan hệ giữa kế hoạch sản xuất và kế hoạch xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn : Kế hoạch xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn nhằm đảm bảo cho các bộ phận trong toàn doanh nghiệp hoạt động tốt góp phần đảm bảo chất lượng sản phẩm, tăng sản lượng, nâng cao hệ số sử dụng thiết bị , tiết kiệm đầu tư Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới việc thực hiện chỉ tiêu tổng sản lượng là chỉ tiêu quan trọng nhất của kế hoạch sản xuất hàng năm và trong ngắn hạn Ngược lại , với việc thực hiện thành công các chỉ tiêu của kế hoạch sản xuất thì mới có kinh phí tài trợ cho kế hoạch xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn

- Mối quan hệ giữa kế hoạch sản xuất và kế hoạch lao động tiền lương : Kế hoạch lao động tiền lương có vai trò đặc biệt đối với kế hoạch sản xuất vì nó đảm bảo việc cung cấp số lượng và chất lượng lao động cho việc thực hiện kế hoạch sản xuất Nếu kế hoạch lao động tiền lương được thực hiện tốt sẽ mang lại hiệu quả cao

Trang 26

không chỉ trong việc thực hiện kế hoạch sản xuất ngắn hạn mà còn trong cả trung và dài hạn Trong trường hợp kế hoạch lao động tiền lương không được thực hiện tốt sẽ không khuyến khích được người lao động , việc thực hiện kế hoạch sản xuất khó có thể thành công Việc thực hiện thành công kế hoạch sản xuất thì mới có điều kiện nâng cao đời sống tinh thần, vật chất cho người lao động.

- Mối quan hệ giữa kế hoạch sản xuất và kế hoạch cung ứng vật tư : Kế hoạch cung ứng vật tư đảm bảo cho việc thực hiện kế hoạch sản xuất thông qua công tác cung ứng vật tư đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục, giảm thời gian chờ, giảm chi phí tồn kho hạ giá thành sản phẩm làm tăng lượng tiêu thụ sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp tới kế hoạch sản xuất Mặt khác, kế hoạch sản xuất tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện kế hoạch cung ứng vật tư Với số lượng sản xuất lớn, doanh nghiệp chủ động và có lợi thế trong đàm phán về giá cả, thời hạn cung ứng với các nhà cung cấp.

- Mối quan hệ giữa kế hoạch sản xuất và kế hoạch giá thành sản phẩm : Chỉ tiêu giá thành sản phẩm phản ánh khả năng cạnh tranh, chất lượng quản lý của doanh nghiệp Khi kế hoạch giá thành của doanh nghiệp được thực hiện tốt , điều này chứng tỏ khả năng quản lý của doanh nghiệp tốt, chất lượng sản phẩm đảm bảo, giá thành sản phẩm giảm làm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường tác động tích cực đến kế hoạch hoạch sản xuất của doanh nghiệp Ngược lại , nếu kế hoạch sản xuất được thực hiện tốt thì cũng tạo điều kiện thuận lợi cho kế hoạch giá thành vì doanh nghiệp sẽ giảm được giá thành bằng cách tận dụng những lợi thế của quy mô sản xuất và đường cong kinh nghiệm.

- Mối quan hệ giữa kế hoạch sản xuất và kế hoạch tài chính : Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì tài chính là nguồn lực không thể thiếu được đối với doanh nghiệp Kế hoạch tài chính đảm bảo nguồn tài chính cho việc thực hiện kế hoạch sản xuất và ngược lại việc thực hiện kế hoạch sản xuất là để tạo ra những

Trang 27

nguồn thu chi trả cho hoạt động tài chính và là cơ sở để doanh nghiệp xây dựng kế hoạch nhằm thu hút các nguồn tài trợ và đưa ra các quyết định sản xuất.

1.3 Quy trình và phương pháp xây dựng kế hoạch sản xuất1.3.1 Quy trình xây dựng kế hoạch sản xuất hàng năm

Quy trình xây dựng kế hoạch sản xuất hàng năm của doanh nghiệp được tiến hành qua bốn bước sau :

Bước 1, chuẩn bị xây dựng kế hoạch , đánh giá và phân tích nhu cầu sản xuất

của doanh nghiệp Công tác chuẩn bị xây dựng kế hoạch sản xuất có tầm quan trọng và quyết định chất lượng cuả kế hoạch sản xuất Nội dung chính của bước 1 gồm:

- Chuẩn bị các cơ sở dữ liệu và công cụ phục vụ cho công tác xây dựng kế hoạch sản xuất năm.

- Dự báo nhu cầu sản xuất sản phẩm được thực hiện thông qua việc đánh giá, phân tích : Dự báo nhu cầu thị trường; kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp; hợp đồng đặt hàng của khách hàng; kế hoạch phát triển sản phẩm của doanh nghiệp; những chỉ tiêu của kế hoạch sản xuất trung hạn mà doanh nghiệp cần đạt được trong kỳ kế hoạch.

- Phân tích giá cả, khả năng cung ứng nguồn nguyên liệu cho sản xuất.

Các chỉ tiêu chính cần xác định trong bước 1 là : Số lượng, chủng loại, thời

gian có nhu cầu của thị trường, khách hàng đối với từng chủng loại sản phẩm.

Bước 2, xây dựng kế hoạch sơ bộ đối với các chỉ tiêu chính của kế hoạch sản

xuất năm Xây dựng kế hoạch sơ bộ đối với các chỉ tiêu chính của kế hoạch sản xuất năm gồm các công việc sau :

- Phân tích kết quả sản xuất của những năm trước.

- Phân tích số lượng sản phẩm tồn kho, sản phẩm dở dang, năng lực sản xuất của từng bộ phận và toàn doanh nghiệp, số lượng nhân công có thể huy động , chi

Trang 28

phí sản xuất, chi phí tồn kho sản phẩm, nguyên vật liệu , chi phí phạt do chậm giao hàng, khả năng gia công, thuê ngoài v.v.

Các chỉ tiêu chính của kế hoạch sản xuất năm cần xác định trong bước 2 :

Trên cơ sở kết quả phân tích tổng hợp của bước 1, các chỉ tiêu chính của kế hoạch sản xuất được xác định trong bước 2 là tổng số lượng từng chủng loại sản phẩm được sản xuất ở từng bộ phận sản xuất và trong toàn doanh nghiệp; số lượng lao động cần huy động; mức tồn kho cuối kỳ của từng loại thành phẩm, bán thành phẩm , vật tư.

Bước 3, hoạch định tổng hợp Hoạch định tổng hợp là công tác triển khai phát

triển kế hoạch sản xuất nhằm biến đổi năng lực sản xuất của doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu của khách hàng, thị trường với hiệu quả kinh tế cao Nội dung chính của bước 3 gồm :

- Hoạch định kế hoạch năng lực sản xuất : Năng lực sản xuất của doanh nghiệp là khả năng của hệ thống sản xuất cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ cho thị trường trong một khoảng thời gian nhất định Trong phạm vi kế hoạch sản xuất hàng năm thì năng lực sản xuất là yếu tố không thể thay đổi được, thông thường năng lực sản xuất của hệ thống sản xuất do khả năng sản xuất của khâu yếu nhất hay còn gọi là nút cổ chai quyết định Vì vậy, các công việc chủ yếu của hoạch định kế hoạch năng lực sản xuất là : Xác định bảng nguồn lực sản phẩm ; tiến hành dự tính phụ tải đối với thiết bị sản xuất chủ chốt hay còn gọi là nút cổ chai; tiến hành cân đối phụ tải thông qua việc xây dựng đường cong phụ tải của máy móc trang thiết bị.

- Thiết lập các phương án sản xuất - kế hoạch sản xuất tác nghiệp : Căn cứ vào đường cong phụ tải doanh nghiệp tiến hành hiệu chỉnh kế hoạch sản xuất Kết quả là sẽ thiết lập được nhiều phương án sản xuất để đảm bảo tiến độ của kế hoạch sản xuất Với sự trợ giúp của các chương trình máy tính các phương án sản xuất – kế

Trang 29

hoạch sản xuất tác nghiệp được phân tích , so sánh để phục vụ cho việc lựa chọn phương án sản xuất có hiệu quả, khả thi nhất.

- So sánh và lựa chọn phương án sản xuất khả thi : Trên cơ sở kết quả so sánh các phương án sản xuất doanh nghiệp sẽ chọn được phương án sản xuất khả thi nhất Phương án sản xuất được lựa chọn và phê chuẩn phải là phương án phù hợp với năng lực sản xuất và khai thác, tận dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp

Các chỉ tiêu chính của kế hoạch sản xuất năm cần được xác định trong bước 3

: Mức độ khai thác sử dụng máy móc, trang thiết bị, lao động, diện tích sản xuất, kho tàng, cơ sở hạ tầng ; Kế hoạch hợp đồng gia công thuê ngoài

Bước 4, hoạch định kế hoạch nhu cầu nguyên vật liệu cho sản xuất Sau khi đã

lựa chọn được kế hoạch sản xuất năm doanh nghiệp tiến hành công tác hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu Nhu cầu nguyên vật liệu cho sản xuất năm được xây dựng theo phương pháp kế hoạch nhu cầu nguyên vật liệu ( MRP ) Nhu cầu mà MRP xử lý là những nhu cầu phụ thuộc được xác định thông qua những nhu cầu độc lập của kế hoạch sản xuất năm Các bước tiến hành công tác hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cho kế hoạch sản xuất năm gồm :

- Phân tích kết cấu sản phẩm để xác định chi tiết nhu cầu độck lập và nhu cầu phụ thuộc thông qua bảng vật liệu ( Bill of Material – BOM ).

- Xác định nhu cầu nguyên vật liệu chi tiết cho việc sản xuất sản phẩm, nhu cầu cho việc thay thế, sửa chữa trang thiết bị , máy móc, nhà xưởng.

- Xác định thời điểm đặt hàng.

Các chỉ tiêu chính của kế hoạch sản xuất năm cần được xác định trong bước 4

: Số lượng, chủng loại vật tư , nguyên vật liệu , bán thành phẩm, bộ phận chi tiết doanh nghiệp cần cho sản xuất và thời gian cung ứng.

1.3.2 Một số phương pháp xây dựng kế hoạch sản xuất

Phương pháp dự báo nhu cầu

Trang 30

Phương pháp chuyên gia : Là phương pháp dự báo định tính sử dụng kinh

nghiệm, trí tuệ , hệ thống những giá trị của những chuyên gia liên quan đến hoạt động thực tiễn sản xuất kinh doanh để dự báo nhu cầu Theo phương pháp này, công tác dự báo nhu cầu được thực hiện thông qua lấy ý kiến của các chuyên gia liên quan trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và được tiến hành theo trình tự sau :

- Gửi các câu hỏi đến các chuyên gia.

- Thu thập các câu trả lời từ các chuyên gia và gửi lại đến các chuyên gia cùng với ý kiến trả lời của các chuyên gia khác.

- Trong trường hợp các chuyên gia cùng có chung ý kiến thì doanh nghiệp sẽ lấy đó làm cơ sở dự báo

Tham gia vào phương pháp này gồm có ba nhóm đối tượng : những người ra quyết định là các chuyên gia ; nhân viên là những người giúp việc cho các chuyên gia ; những người quan sát là những người đưa ra đánh giá để các chuyên gia tham khảo trước khi đưa ra các kết quả dự báo cuối cùng.

một nhóm nhỏ các cán bộ quản lý điều hành cao cấp sử dụng tổng hợp các số liệu thống kê phối hợp với các kết quả đánh giá của các cán bộ điều hành để đưa ra những dự báo về nhu cầu sản phẩm trong thời gian tương lai.

Phương pháp sử dụng đường xu thế : Là phương pháp dự báo định lượng sử

dụng các mô hình toán học trong việc phân tích các dữ liệu trong quá khứ để dự báo nhu cầu trong tương lai Tính xu thế của nhu cầu là sự thay đổi mức cơ sở của nhu cầu theo thời gian.

Trang 31

Các phương pháp dự báo nhu cầu đều có hạn chế, không có phương pháp nào vượt trội, hoàn hảo Trong thực tế để đạt được hiệu quả cao trong công tác dự báo nhu cầu các doanh nghiệp thường kết hợp sử dụng cả hai phương pháp dự báo trên Phương pháp chuyên gia thường được sử dụng trong dự báo trung và dài hạn, phương pháp xu hướng thường được sử dung trong dự báo ngắn hạn.

Để tiến hành dự báo , người ta xây dựng đường thẳng xu thế cầu bằng phương pháp bình quân tối thiểu như hình 1.2 dưới đây.

Hình 1.1 Đường xu thế cầu

Nhu cầu ( Y )

Phương pháp xác định sản lượng tối ưu

Kết quả đánh giá, phân tích và dự báo nhu cầu sản phẩm không bao giờ phù hợp hoàn toàn với khả năng sản xuất của doanh nghiệp Vì vậy, để đạt mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, doanh phải tiến hành xây dựng phương án sản xuất phù hợp với điều kiện thực tế tại doanh nghiệp với mục tiêu là giao hàng đúng kỳ hạn, đảm bảo chất lượng và chi phí kinh doanh là nhỏ nhất Phương pháp được doanh nghiệp sử dụng nhiều là phương pháp xác định sản lượng tối ưu Phương pháp xác định sản

Trang 32

lượng tối ưu được thực hiện thông qua việc kết hợp của hai phương pháp là : Sử dụng bài toán quy hoạch tuyến tính và phương pháp xác định loạt sản xuất tối ưu.

Sử dụng bài toán quy hoạch tuyến tính

Khái niệm : Trong thực tế khi xây dựng kế hoạch sản xuất , doanh nghiệp có

thể lựa chọn sản xuất những loại sản phẩm khác nhau với những chi phí nguồn lực khác nhau và những giới hạn đó là mức sản xuất sản phẩm, giới hạn về nguồn lực Công tác xây dựng kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp chính là xác định sản lượng tối ưu cần sản xuất để thu được lợi nhuận thô là lớn nhất thông qua việc giải bài toán quy hoạch tuyến tính sau :

- aij : Chi phí nguồn lực loại i để sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm loại j - Bi : Giới hạn về nguồn lực loại i của doanh nghiệp.

- Qj : Nhu cầu thị trường.

Bài toán quy hoạch tuyến tính được giải thông qua việc ứng dụng các phần mềm chuyên dụng và được thực hiện qua 4 bước sau :

- Bước 1, chọn bài toán quy hoạch tuyến tính phù hợp

- Bước 2, xác định các hệ số, tham số của bài toán quy hoạch tuyến tính.- Bước 3, giải bài toán quy hoạch tuyến tính.

- Bước 4, phân tích , đánh giá kết quả thu được

Phương pháp xác định loạt sản xuất tối ưu

Trang 33

Khái niệm : Sau khi xác định được số lượng sản phẩm của kế hoạch sản xuất,

để đáp ứng nhu cầu đa dạng của sản phẩm về chủng loại, số lượng, thời hạn giao hàng v.v doanh nghiệp phải tiến hành phân chia kế hoạch sản xuất thành các lô sản xuất có quy mô khác nhau Số lượng sản phẩm có thể đạt được mà không cần thiết phải ngừng quá trình sản xuất để điều chỉnh lại thiết bị, không phải lặp lại quá trình chuẩn bị công nghệ sản xuất, sản xuất thử đối với sản phẩm v.v gọi là loạt sản xuất Sở dĩ các doanh nghiệp phải tiến hành phân chia và thực hiện kế hoạch sản xuất theo lọat sản phẩm tối ưu là để giải quyết các nhiệm vụ sau :

- Đáp ứng nhu cầu của khách hàng, thị trường và nắm bắt được cơ hội kinh doanh.

- Giảm chi phí kinh doanh chuyển loạt cố định : Chi phí kinh doanh chuyển loạt cố định bao gồm chi phí chuẩn bị sản xuất, phế phẩm do sản xuất thử, chi phí phát sinh v.v

- Giảm chi phí kinh doanh chuyển loạt biến đổi : Chi phí kinh doanh chuyển loạt biến đổi bao gồm các chi phí về vốn, lưu kho, thuế, bảo hiểm, hao hụt, hư hỏng, rủi ro trong kinh doanh v.v.

Hình1.2 Mô hình loạt sản xuất tối ưu

Trang 34

Nội dung và các bước của phương pháp xác định loạt sản xuất tối ưu

Bước 1, xác định điều kiện để áp dụng phương pháp và các chỉ tiêu chính.

Các chỉ tiêu được xác định ở bước 1 : - Số loạt sản xuất L

- Chi phí kinh doanh chuyển loạt cố định FC - Chi phí kinh doanh chuyển loạt biến đổi VC..

Bước 2 , xác định lượng sản xuất tối ưu

Chỉ tiêu được xác định ở bước 2 : Lượng sản xuất tối ưu QL*

Phương pháp MRP ( Material Requirement Planning )

Khái niệm : Phương pháp MRP được ra đời vào những năm 60 và được sử

dụng lần đầu tiên ở Mỹ vào những năm 70 của thế kỷ 20 Ngày nay ,phương pháp MRP được các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp áp dụng rộng rãi trong việc kế hoạch hoá sản xuất Với sự trợ giúp của các chương trình máy tính MRP ngày càng được hoàn thiện và trở thành một công cụ hết sức hiệu quả đặc biệt là các doanh nghiệp là đối với doanh nghiệp sản xuất sản phẩm có kết cấu phức tạp bao gồm nhiều bộ phận , chi tiết, linh kiện hợp thành trong việc xây dựng kế hoạch sản xuất MRP là một phương pháp tính toán theo chiều ngược với chiều của quy trình công nghệ để tính nhu cầu nguyên vật liệu, MRP bắt đầu từ số lượng và thời hạn yêu cầu cho những sản phẩm cuối cùng đã được xác định trong kế hoạch tác nghiệp sản xuất để xác định nhu cầu các chi tiết, bộ phận cần có để đáp ứng kế hoạch tiến độ sản xuất

MRP dược thiết kế nhằm trả lời các câu hỏi :

- Doanh nghiệp cần sản xuất cái gì và khi nào ? Câu trả lời có trong Kế hoạch sản xuất tác nghiệp

- Cần có những chi tiết gì và cần bao nhiêu để sản xuất ? Câu trả lời có trong bảng nguyên vật liệu ( BOM ).

Trang 35

- Có bao nhiêu chi tiết đã được lập kế hoạch sẵn sàng cho mỗi thời kỳ ? Câu trả lời có trong tồn kho chi tiết.

- Cần phải sản xuất bao nhiêu sản phẩm, chi tiết trong kỳ kế hoạch ? Câu trả lời có đuợc từ 2 câu hỏi trên.

- Khi nào cần sản xuất hay đặt hàng ? Tuỳ thuộc vào phương thức sản xuất, đặt hàng.

Nội dung và các bước xây dựng MRP

Phương pháp MRP chia nhu cầu về nguyên vật liệu thành hai loại , nhu cầu độc lập và nhu cầu phụ thuộc Nhu cầu độc lập là nhu cầu về sản phẩm cuối cùng và các chi tiết bộ phận khách hàng hoặc các đơn vị trong nội bộ doanh nghiệp đặt hoặc dùng để thay thế , nhu cầu độc lập được xác định thông qua công tác dự báo và đơn đặt hàng Nhu cầu phụ thuộc là những bộ phận , chi tiết cấu thành nhu cầu độc lập, đó là những bộ phận, chi tiết , nguyên vật liệu dùng trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm cuối cùng Các nhu cầu độc lập chỉ có thể được đánh giá bằng các dự báo, đơn hàng thì các nhu cầu phụ thuộc được xác định bằng tính toán Tính toán nhu cầu là nội dung chủ yếu của phương pháp MRP Phương pháp MRP được tiến hành thông qua các bước sau :

Bước 1, phân tích kết cấu sản phẩm

Nội dung chính của bước 1 là xác định chi tiết nhu cầu độc lập và nhu cầu phụ thuộc qua sơ đồ cấu trúc sản phẩm hình cây

Bước 2, xác định nhu cầu nguyên vật liệu chi tiết cho việc sản xuất sản phẩm

Nội dung chính của bước 2 là xác định nhu cầu thực nguyên vật liệu chi tiết cho kế hoạch sản xuất

Bước 3, xác định thời điểm đặt hàng, phát lệnh sản xuất.

Nội dung chính của bước 3 là xác định thời gian đặt hàng và thời gian phát lệnh sản xuất

Trang 36

Sơ đồ 1.2 Sơ đồ cấu trúc sản phẩm hình cây

Trang 37

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY QUY CHÊ II

2.1 Giới thiệu khái quát về Nhà máy Quy chế II – Công ty cổ phần kinhdoanh thiết bị công nghiệp

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Công ty Kinh doanh thiết bị công nghiệp thuộc Tổng công ty Máy và Thiết bị công nghiệp – Bộ công nghiệp được thành lập ngày 27/12/1990 , được thành lập lại ngày 17/6/1993 theo Nghị định 388 của Chính phủ trong bối cảnh nền kinh tế Việt nam đang dần chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xắp xếp và đổi mới doanh nghiệp Nhà nước Công ty kinh doanh thiết bị công nghiệp đã tiến hành cổ phần hoá năm 2003 trong đó Nhà nước nắm giữ 51% Trong quá trình hoạt động , Công ty luôn đạt hiệu quả cao trong kinh doanh qua các chỉ tiêu kinh tế như doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách Nhà nước, thu nhập của người lao động năm sau cao hơn năm trước , tăng trưởng bình quân 20% /năm cao hơn mức tăng trưởng chung của ngành công nghiệp là 16%/năm.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ công nghiệp và Tổng công ty Máy và Thiết bị công nghiệp , năm 1999 Công ty Kinh doanh thiết bị công nghiệp đã tiếp nhận Công ty Quy chế II nay là Nhà máy Quy chế II thành đơn vị thành viên trực thuộc Công ty Kinh doanh thiết bị công nghiệp.

Nhà máy Quy chế II là doanh nghiệp chuyên sản xuất bu lông ốc vít, hàng quy chế có uy tín tại thị trường phía Nam Trước năm 1975 , Nhà máy Quy chế II có tên cũ là Tân Hưng thuộc sở hữu của chủ tư nhân người Hoa xây dựng từ năm 1964, sau ngày giải phóng miền Nam ( 30/4/1975 ) , xí nghiệp Tân Hưng được Bộ Cơ khí và Luyện kim quản lý và đổi tên thành Nhà máy Quy chế II theo quyết định số 922/ CL-CB ngày 04/11/1977 của Bộ Cơ khí và Luyện kim, từ ngày 27/10/1999 Nhà

Trang 38

máy được sáp nhập vào Công ty Kinh doanh thiết bị công nghiệp theo quyết định số 70//1999/QĐ-BCN của Bộ Công nghiệp Trang thiết bị đồng bộ của Nhà máy được nhập khẩu từ Đài loan, Nhật bản và được đánh giá cao tại thời điểm đó , sản phẩm bu lông ốc vít của nhà máy có uy tín và được khách hàng khu vực miền Trung, Nam đánh giá cao Trong những năm trước của thế kỷ 20, là doanh nghiệp cơ khí Nhà máy Quy chế II gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản phẩm của mình do máy móc, thiết bị bị hư hỏng không được sửa chữa , duy tu kịp thời, bộ máy quản lý cồng kềnh, chồng chéo lên nhau, sản phẩm làm ra không đạt chất lượng, không đáp ứng được nhu cầu của thị trường Sau khi sáp nhập vào Công ty cổ phần kinh doanh thiết bị công nghiệp đã hỗ trợ Nhà máy Quy chế II trong các lĩnh vực : Tổ chức lại bộ máy điều hành, công tác nghiên cứu thị trường, đảm bảo nguồn cung ứng vật tư đầu vào, vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, cử cán bộ biệt phái vào giúp đỡ Nhà máy Từ năm 2000 , Nhà máy đã bắt đầu sản xuất kinh doanh có lãi, doanh thu, sản xuất công nghiệp tăng bình quân 30%/năm, thu nhập của người lao động tăng Sự tăng trưởng và thành công của Nhà máy Quy chế II là cơ sở để Công ty Cổ phần kinh doanh thiết bị công nghiệp quyết định đầu tư để tiếp tục phát triển ngành hàng quy chế truyền thống của Nhà máy góp phần vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

2.1.2 Lĩnh vực sản xuất kinh doanh

- Lĩnh vực kinh doanh của Công ty cổ phần kinh doanh thiết bị công nghiệp : + Xuất nhập khẩu hàng kim khí, kim loại mầu, vật tư, nguyên liệu, phụ tùng, thiết bị công nghiệp.

+ Kinh doanh các loại vòng bi dùng cho công nghiệp và dân dụng + Thiết bị , dụng cụ đo điện và cơ khí.

+ Pa lăng, cầu trục và các thiết bị nâng.

+ Thép chế tạo , vật tư, hoá chất cho sản xuất của nhà máy

- Lĩnh vực sản xuất của Công ty cổ phần kinh doanh thiết bị công nghiệp :

Trang 39

+ Sản xuất hàng quy chế : Bu lông, đai ốc, vít , các chi tiết lắp xiết, tiêu chuẩn dung trong công nghiệp dân dụng, công nghiệp, xây dựng, chế tạo máy Bu lông đai ốc từ M5 – M42 theo các tiêu chuẩn JIS ( Nhật ), DIN ( Đức ), ASTM/ASME ( Mỹ ), BS ( Anh ), ISO và TCVN ( Việt nam ) , bu lông móng các loại theo tiêu chuẩn JIS, ASTM, TCVN ngoài các tiêu chuẩn trên Nhà máy còn sản xuất các laọi sản phẩm đặc chủng theo yêu cầu của khách hàng.

+ Kéo thép : Gia công, phục vụ cho sản xuất hàng quy chế của Nhà máy, cung cấp cho các đơn vị sản xuất hàng bu lông, ốc vít, phụ tùng, chi tiết của các ngành xe đạp, xe máy, ô tô, đồ gỗ

+ Mạ nhúng kẽm nóng : Gia công bu lông cho sản phẩm của Nhà máy , các chi tiết, sản phẩm cho các đơn vị sản xuất hàng quy chế, xây lắp điện Tiêu chuẩn hàng mạ nhúng kẽm nóng TCVN, AS/NZS, ASTM.

+ Nhiệt luyện : Nhiệt luyện cho các sản phẩm cấp bền cao của nhà máy và sản phẩm của các đơn vị sản xuất hàng phụ tùng, dụng cụ cơ khí.

2.1.3 Cơ cấu tổ chức của Nhà máy Quy chế II

2.1.3.1 Giới thiệu cơ cấu tổ chức của Công ty CP kinh doanh TBCN

Theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty cổ phần kinh doanh thiết bị công nghiệp được Đại hội cổ đông lần thứ nhất thông qua ngày 24/12/2003, Bộ máy quản trị của Công ty cổ phần kinh doanh thiết bị công nghiệp gồm :

- Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty , có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích , quyền lợi của Công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông HĐQT quyết định kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm và chiến lược phát triển của Công ty và những vấn đề theo thẩm quyền được quy định trong Điều lệ.

- Bộ máy lãnh đạo Công ty gồm Tổng giám đốc và các phó Tổng giám đốc giúp việc Tổng giám đốc là người trực tiếp điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Công ty.

Trang 40

Công ty cổ phần kinh doanh thiết bị công nghiệp có trụ sở chính tại Hà nội và 3 đơn vị thành viên là : Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh , Nhà máy Quy chế II, Nhà máy Quy chế III.

2.1.3.2 Cơ cấu tổ chức của Nhà máy Quy chế II

Sơ đồ 2.1 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC NHÀ MÁY QUY CHẾ II

Quan hệ trực tuyến.

Quan hệ chức năng.

Nhìn chung , mô hình tổ chức của Nhà máy Quy chế II là mô hình tổ chức truyền thống được áp dụng rộng rãi ở các doanh nghiệp nước ta hiện nay là mô hình tổ chức quản lý theo mục tiêu ( by obiect ) Về cơ bản , mô hình trên đã đáp ứng được yêu cầu gọn nhẹ, hiệu quả phù hợp với điều kiện thực tế sản xuất kinh doanh của Nhà máy Với việc quy định trách nhiệm và quyền hạn cụ thể cho mỗi

Ngày đăng: 02/10/2012, 15:50

Hình ảnh liên quan

Qua bảng 2.11 ta thấy, tổng số lao động của Nhà máy biến đổi hầu như không đáng kể năm 2006 tăng 7,3% so với năm 2002 ( tương ứng 6 người ) phù hợp với  quy mô sản xuất của nhà máy - Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch sản xuất tại Nhà máy Quy chế II – Công ty cổ phần kinh doanh thiết bị công nghiệp.docx

ua.

bảng 2.11 ta thấy, tổng số lao động của Nhà máy biến đổi hầu như không đáng kể năm 2006 tăng 7,3% so với năm 2002 ( tương ứng 6 người ) phù hợp với quy mô sản xuất của nhà máy Xem tại trang 63 của tài liệu.
Bảng 2.6 Báo cáo tài chính của Nhà máy giai đoạn 2002 – 2006 - Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch sản xuất tại Nhà máy Quy chế II – Công ty cổ phần kinh doanh thiết bị công nghiệp.docx

Bảng 2.6.

Báo cáo tài chính của Nhà máy giai đoạn 2002 – 2006 Xem tại trang 66 của tài liệu.
I. Giá trị SX Công nghiệp - Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch sản xuất tại Nhà máy Quy chế II – Công ty cổ phần kinh doanh thiết bị công nghiệp.docx

i.

á trị SX Công nghiệp Xem tại trang 72 của tài liệu.
Bảng 2.8 Chỉ tiêu của kế hoạch sản xuất năm 2006 - Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch sản xuất tại Nhà máy Quy chế II – Công ty cổ phần kinh doanh thiết bị công nghiệp.docx

Bảng 2.8.

Chỉ tiêu của kế hoạch sản xuất năm 2006 Xem tại trang 74 của tài liệu.
hàng đã ký. Các căn cứ khác là năng lực sản xuất và tình hình thực hiện kế hoạch các năm trước của các phân xưởng, số lượng hàng tồn kho.v.v. - Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch sản xuất tại Nhà máy Quy chế II – Công ty cổ phần kinh doanh thiết bị công nghiệp.docx

h.

àng đã ký. Các căn cứ khác là năng lực sản xuất và tình hình thực hiện kế hoạch các năm trước của các phân xưởng, số lượng hàng tồn kho.v.v Xem tại trang 81 của tài liệu.
Bảng 2.16 Kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất sản phẩm giai đoạn 2002-2006 - Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch sản xuất tại Nhà máy Quy chế II – Công ty cổ phần kinh doanh thiết bị công nghiệp.docx

Bảng 2.16.

Kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất sản phẩm giai đoạn 2002-2006 Xem tại trang 88 của tài liệu.
Bảng 2: Định mức sản phẩm đai ốc - Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch sản xuất tại Nhà máy Quy chế II – Công ty cổ phần kinh doanh thiết bị công nghiệp.docx

Bảng 2.

Định mức sản phẩm đai ốc Xem tại trang 138 của tài liệu.
Nguồn : Bảng định mức lao động, bậc thợ, sản phẩm 2003, Phòng Kỹ thuật-sản xuất - Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch sản xuất tại Nhà máy Quy chế II – Công ty cổ phần kinh doanh thiết bị công nghiệp.docx

gu.

ồn : Bảng định mức lao động, bậc thợ, sản phẩm 2003, Phòng Kỹ thuật-sản xuất Xem tại trang 138 của tài liệu.
Nguồn : Bảng định mức lao động, bậc thợ, sản phẩm 2003, Phòng Kỹ thuật-sản xuất - Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch sản xuất tại Nhà máy Quy chế II – Công ty cổ phần kinh doanh thiết bị công nghiệp.docx

gu.

ồn : Bảng định mức lao động, bậc thợ, sản phẩm 2003, Phòng Kỹ thuật-sản xuất Xem tại trang 140 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan