GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU THỦY SẢN SANG NHẬT BẢN

66 617 9
GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU THỦY SẢN SANG NHẬT BẢN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Xuất khẩu hàng hoá là hoạt động đưa hàng hoá ra khỏi một nước (từ nước này sang nước khác) để bán trên cơ sở dùng tiền làm phương tiện thanh toán

MỤC LỤC MỤC LỤC 1 CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ VÀ VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU , XUẤT KHẨU THỦY SẢN ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 4 1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU .4 1.1.1. Khái niệm xuất khẩu và vai trò của xuất khẩu đối với một quốc gia .4 1.1.1.1 Khái niệm xuất khẩu 4 1.1.1.2 Vai trò của xuất khẩu đối với một quốc gia .5 1.1.2. Các hình thức xuất khẩu 7 1.1.3 Các công cụ và biện pháp thúc đẩy xuất khẩu .8 1.1.3.1 Các công cụ và biện pháp của Nhà nước .8 1.1.3.2 Các biện pháp của doanh nghiệp .12 1.2. VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 14 1.2.1 Vai trò của xuất khẩu hàng hóa đối với nền kinh tế Việt Nam 14 1.2.2. Vai trò của xuất khẩu thủy sản đối với nền kinh tế nước ta 15 1.2.2.1. Ngành Thuỷ sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia .15 1.2.2.2. Vai trò của ngành thuỷ sản trong việc mở rộng quan hệ thương mại quốc tế 18 1.2.2.3. Vai trò của ngành thuỷ sản trong an ninh lương thực quốc gia, tạo việc làm, xoá đói giảm nghèo: 18 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢNTHỰC TRANG XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG NHẬT 20 2.1. Tổng quan về kinh tế và ngành thủy sản tại Nhật Bản 20 1 2.1.1. Tổng quan chung nền kinh tế Nhật Bản 20 2.1.2. Khái quát về ngành thủy sản tại Nhật Bản 21 2.1.2.1 Khái quát chung .21 2.1.2.2. Khai thác thủy sản .22 2.1.2.3. Nuôi trồng thủy sản 24 2.1.2.4. Chế biến thủy sản .24 2.1.2.5. Tiêu thụ .26 2.1.3. Khái quát mối quan hệ thương mại Việt Nam-Nhật Bản 32 2.2. Thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Nhật Bản .34 2.2.1. Những quy định về nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản .34 2.2.1.1 Các quy định thương mại chung của Nhật Bản .34 2.2.1.2. Hệ thống thuế quan của Nhật Bản .35 2.2.1.3. Hệ thống phi thuế quan của Nhật Bản 39 2.2. Thực trạng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản 48 2.2.1. Cơ cấu sản phầm thủy sản Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Nhật bản 48 2.2.2.Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt nam vào Nhật Bản 50 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU THỦY SẢN SANG NHẬT BẢN 53 3.1 Khó khăn và thách thức từ thị trường Nhật Bản 53 3.2 Những giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản .55 3.2.1. Phía nhà nước 55 3.2.1.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO 55 3.2.1.2. Hỗ trợ các doanh nghiệp hơn nữa về thông tin thị trường và các hoạt động xúc tiến thương mại 56 2 3.2.2. Phía các doanh nghiệp .57 3.2.2.1. Cần đặc biệt quan tâm đến việc đăng ký thương hiệu tại Nhật cho các sản phẩm thủy sản của mình 57 3.2.2.2. Sử dụng có hiệu quả hệ thống Internet phục vụ cho hoạt động xuất khẩu .57 3.2.3. Tăng cường nghiên cứu nhu cầu và thị hiếu của khách hàng .58 3.2.3.1. Nâng cao hiệu quả thu thập thông tin .58 3.2.3.2. Thành lập bộ phận nghiên cứu và phân tích dữ liệu 59 3.2.4. Đa dạng mẫu mã chủng loại, nâng cao chất lượng và hạ giá thành .60 3.2.5. Nâng cao chất lượng sản phẩm .60 3.2.6. Giảm chi phí sản xuất để giảm giá thành sản phẩm - nâng cao khả năng cạnh tranh .61 3.2.6.1. Đảm bảo nguyên liệu, giảm chi phí gia tăng do giá nguyên liệu đầu vào có xu hướng tăng .61 3.2.6.2. Tận dụng tối đa các lợi thế .61 3.2.7. Tăng cường quảng cáo, khuếch trương sản phẩm .62 3.2.8. Xâm nhập thị trường Nhật Bản bằng thương hiệu .63 3.2.9. Nâng cao vai trò của hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam VASEP .64 3.2.10. Xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp trên thị trường Nhật Bản .66 3 CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU HÀNG HỐ VÀ VAI TRỊ CỦA XUẤT KHẨU , XUẤT KHẨU THỦY SẢN ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU 1.1.1. Khái niệm xuất khẩu và vai trò của xuất khẩu đối với một quốc gia 1.1.1.1 Khái niệm xuất khẩu Theo nhà kinh tế học Adam Smith, phân cơng lao động xã hội dẫn đến chun mơn hố sản xuất, sẽ tạo ra một khối lượng hàng hố lớn đáp ứng khơng chỉ đủ nhu cầu trong nước mà còn có thể xuất khẩu ra nước ngồi để trao đổi với hàng hố mà trong nước sản xuất khơng hiệu quả. Còn theo học thuyết “lợi thế so sánh” của David Ricardo thì khi một quốc gia sản xuất mặt hàng có lợi thế so sánh và trao đổi nó với quốc gia khác thì vẫn đem lại lợi nhuận cho cả hai quốc gia. Như vậy, xuất khẩu hàng hố là một hoạt động tất yếu xảy ra khi phân cơng lao động xã hội đạt được một trình độ nhất định. Ta có nhiều cách hiểu khác nhau về xuất khẩu như: Xuất khẩu hàng hố là hoạt động đưa hàng hố ra khỏi một nước (từ nước này sang nước khác) để bán trên cơ sở dùng tiền làm phương tiện thanh tốn (tiền ở đây có thể là ngoại tệ đối với một quốc gia hay đối với cả hai quốc gia) hoặc trao đổi lấy một hàng hố khác có giá trị tương đương. Theo điều 2 NĐ57/1998 của Chính phủ Việt Nam: Hoạt động xuất khẩu hàng hố là hoạt động bán hàng của thương nhân Việt Nam với thương nhân nước ngồi theo các hợp đồng mua bán hàng hố, bao gồm cả hoạt động tạm nhập tái xuất và chuyển khẩu hàng hố. Tóm lại, xuất khẩu nói một cách đơn giản nhất là việc bán một sản phẩm hay một dịch vụ ra thị trường nước ngồi để thu ngoại tệ. Xuất khẩu thuần t là một chức năng của hoạt động thương mại. Hoạt động xuất khẩu 4 có thể đem lại những lợi nhuận lớn cho nền sản xuất trong nước, tuy nhiên cũng có thể gặp nhiều rủi ro. 1.1.1.2 Vai trò của xuất khẩu đối với một quốc gia Cùng với chiến lược hội nhập và phát triển, thương mại quốc tế là một bộ phận quan trọng, gắn liền với tiến trình hội nhập và có vai trò quyết định đến lợi thế của một quốc gia trên thị trường khu vực và thế giới. Vì vậy việc đẩy mạnh giao lưu thương mại quốc tế nói chung và thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá nói riêng là mục tiêu phát triển kinh tế hàng đầu của mỗi quốc gia, đóng vai trò vô cùng quan trọng. Những vai trò của xuất khẩu hàng hoá trong nền kinh tế đó là: Thứ nhất, xuất khẩu tạo điều kiện cho các quốc gia tận dụng được lợi thế so sánh của mình. Trong xu thế thế giới đang dần tiến tới quá trình chuyên môn hoá thì việc tận dụng được lợi thế so sánh của riêng mình đóng vai trò tiên quyết quyết định đến vị trí của từng quốc gia trên thị trường quốc tế. Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam thì lợi thế so sánh chính là điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, giá nhân công rẻ v v Dựa trên những lợi thế so sánh này, sản xuất ra những sản phẩm xuất khẩu nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường thế giới, từ đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao vị thế của quốc gia trên trường quốc tế. Thứ hai, hoạt động xuất khẩu tạo nguồn dự trữ ngoại tệ quan trọng và tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu công nghệ, máy móc và những nguyên nhiên vật liệu cần thiết phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Ngày nay, việc dự trữ ngoại tệ nhất là các ngoại tệ mạnh là điều rất quan trọng, vì trong quan hệ mua bán trên thị trường thế giới hiện nay các nước đều sử dụng các ngoại tệ mạnh trong giao dịch để đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Dự trữ ngoại tệ dồi dào còn là điều kiện cần thiết để giúp cho quá trình ổn định nội tệ và chống lạm phát. Ngoại tệ thu được từ hoạt động xuất khẩu sẽ là nguồn tăng dự trữ ngoại tệ chủ yếu. Bên cạnh đó, hoạt động xuất khẩu còn kích thích các ngành kinh tế phát triển, góp phần tạo nguồn vốn để các 5 quốc gia có thể nhập khẩu máy móc thiết bị và công nghệ hiện đại phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá đất nước. Thứ ba, hoạt động xuất khẩu góp phần định hướng sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Ngày này, quá trình phân công lao động quốc tế ngày càng phát triển đã thúc đẩy hoạt động chuyên môn hoá, hợp tác hoá ở tầm quốc tế, điều này đòi hỏi mỗi quốc gia cần lựa chọn mặt hàng xuất khẩu sao cho đạt hiệu quả kinh tế cao nhất, từ đó sẽ giúp các quốc gia có định hướng chiến lược đối với các ngành sản xuất trong nước. Đây là một điều có ý nghĩa quan trọng vì việc định hướng các ngành sản xuất trong nước là một điều không dễ làm và không ít các quốc gia đã có những bước đi sai lầm trong việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế. Định hướng vào các ngành sản xuất có lợi thế sẽ dần dẫn tới việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao dần tỷ trọng của ngành công nghiệp chế biến phục vụ xuất khẩu mang lại nguồn thu cho ngân sách Nhà nước từ hoạt động xuất khẩu. Thứ tư, hoạt động xuất khẩu góp phần giải quyết công ăn việc làm, tạo thu nhập và nâng cao mức sống của nhân dân. Xuất khẩu tác động tới đời sống con người trên rất nhiều mặt. Đầu tiên, sản xuất hàng xuất khẩu sẽ là nơi thu hút rất nhiều lao động vào làm việc với thu nhập cao. Xuất khẩu còn tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu những sản phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ cho đời sống và nhu cầu ngày càng phong phú của nhân dân. Đồng thời xuất khẩu còn góp phần thay đổi thói quen làm việc và nâng cao tay nghề cho những người lao động sản xuất hàng xuất khẩu. Cuối cùng, hoạt động xuất khẩu góp phần mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại, nâng cao uy tín hàng hoá trong nước trên thị trường thế giới, nâng cao vị thế của một quốc gia trên trường quốc tế. Trong quá trình hội nhập quốc tế, hoạt động giao lưu buôn bán ngày càng phát triển đã góp phần thặt chặt quan hệ kinh tế đối ngoại giữa các quốc gia, giúp các quốc gia ngày càng hiểu rõ hơn về nhau. Bên cạnh đó, để có thể không ngừng nâng cao tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu đòi hỏi các nhà sản xuất luôn phải tận dụng được lợi thế 6 so sánh của mình đồng thời phải đầu tư đổi mới điều kiện sản xuất để từ đó nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trong nước trên thị trường thế giới. Việc các sản phẩm xuất khẩu có một vị thế nhất định trên thị trường, chiếm được lòng tin của khách hàng cũng là một hình thức chúng ta quảng cáo về quốc gia mình, từ đó góp phần nâng cao được vị thế của quốc gia trên trường quốc tế. 1.1.2. Các hình thức xuất khẩu Hoạt động xuất khẩu hàng hoá diễn ra vô cùng phong phú và đa dạng, những hình thức xuất khẩu hàng hoá chủ yếu là: * Xuất khẩu trực tiếp Là hình thức xuất khẩu, trong đó người bán (người sản xuất, người cung cấp) và người mua quan hệ trực tiếp với nhau (bằng cách gặp mặt, qua thư từ, điện tín) để bàn bạc thoả thuận về hàng hoá, giá cả và các điều kiện giao dịch khác. * Xuất khẩu qua trung gian: Là hình thức mua bán quốc tế được thực hiện nhờ sự giúp đỡ của trung gian thứ ba, và người thứ ba này sẽ được hưởng một khoản tiền nhất định. Người trung gian phổ biến trong các giao dịch quốc tế là đại lý và môi giới. * Xuất khẩu tại chỗ: Là hình thức xuất khẩu ngay tại đất nước mình để thu ngoại tệ. Đó là việc bán hàng và thực hiện các dịch vụ cho người nước ngoài,và thanh toán bằng ngoại tệ. Hàng xuất khẩu tại chỗ có thể dùng ngay tại chỗ hoặc được người mua đem ra nước ngoài. * Hình thức tái xuất khẩu Là hình thức thực hiện xuất khẩu trở lại sang các nước khác những hàng hoá đã mua ở nước ngoài nhưng chưa qua chế biến ở nước tái xuất. Mục đích của thực hiện giao dịch tái xuất khẩu là mua rẻ hàng hoá ở nước này bán đắt hàng hoá ở nước khác và thu số ngoại tệ lớn hơn số vốn bỏ ban đầu. 7 Hoạt động tái xuất khẩu có thể chia làm hai hình thức: hình thức tạm nhập - tái xuất và hình thức chuyển khẩu, trong đó: Hình thức tạm nhập – tái xuất được hiểu là việc mua hàng của một nước để bán cho nước khác trên cơ sở hợp đồng mua bán ngoại thương, làm thủ tục nhập khẩu hàng hoá vào, rồi sau đó làm thủ tục xuất khẩu mà không qua gia công chế biến. Hàng hoá chuyển khẩu được chia thành hai loại. Một là, hàng hoá sau khi nhập cảnh xin với hải quan cho vận chuyển đến một địa điểm hải quan khác để làm thủ tục hải quan nhập khẩu. Hai là, hàng hoá ở nơi vận chuyển ban đầu đã làm thủ tục hải quan xuất nhập khẩu vận chuyển đến một nơi xuất cảnh, do hải quan nơi xuất cảnh giám sát quản lý cho qua. * Gia công xuất khẩu Là phương thức sản xuất hàng xuất khẩu, trong đó người đặt hàng gia công ở nước ngoài cung cấp: máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu hoặc bán thành phẩm theo mẫu và định mức cho trước. Người nhận gia công trong nước tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm theo yêu cầu của khách. Toàn bộ sản phẩm làm ra người nhận gia công sẽ giao lại cho người đặt gia công để nhận tiền công. 1.1.3 Các công cụ và biện pháp thúc đẩy xuất khẩu 1.1.3.1 Các công cụ và biện pháp của Nhà nước a. Trợ cấp xuất khẩu Là hình thức khuyến khích xuất khẩu bằng cách Nhà nước giành sự ưu đãi về mặt tài chính cho xuất khẩu thông qua trợ cấp trực tiếp hoặc gián tiếp. Mục đích của trợ cấp là giúp các nhà kinh doanh giảm được chi phí hàng hoá xuất khẩu, để bán hàng với giá hạ, tăng cường sức cạnh tranh cho sản phẩm. * Trợ cấp trực tiếp: Là thực hiện sự ưu đãi cho các nhà kinh doanh sản xuất hàng xuất khẩu được sử dụng đầy đủ với giá hạ các công trình hạ tầng 8 (điện, nước, phương tiện thông tin liên lạc, phương tiện vận tải ) cũng như thực hiện bù giá (trợ giá) xuất khẩu. * Trợ cấp gián tiếp: Là hình thức Nhà nước sử dụng các biện pháp kinh tế vĩ mô kết hợp với bảo hộ bằng các biện pháp quản lý hành chính để hỗ trợ cho xuất khẩu. Ví dụ ở các nước trong vùng Đông Nam Á (như: Malaysia, Indonesia, Thái Lan…), Chính phủ sử dụng biện pháp gián tiếp như điều hoà cung cầu bằng cách hỗ trợ về tài chính và thông qua hệ thống kho đệm của Chính phủ, đẩy mạnh việc mua hàng vào lúc giá rẻ….Ngoài ra, Nhà nước còn sử dụng các biện pháp giảm hoặc miễn thuế xuất khẩu, giúp các nhà xuất khẩu tìm kiếm thị trường, đầu tư vào khoa học kỹ thuật… Trong quá trình tự do hoá thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, vai trò của trợ cấp trực tiếp ngày càng bị thu hẹp và vai trò của trợ cấp gián tiếp đối với các nhà xuất khẩu ngày càng gia tăng. Trợ cấp trực tiếp bị thu hẹp như vậy một mặt do cuộc đấu tranh quyết liệt giữa các Chính phủ. Ví dụ như Mỹ đòi EC phải giảm mạnh trợ cấp nông sản cho nông dân ở EC từ 30%-50% trong 15 năm tới nếu không Mỹ sẽ áp dụng biện pháp trả đũa cứng rắn. Mặt khác, trợ cấp trực tiếp bị thu hẹp còn là để đảm bảo có sự cạnh tranh công bằng giữa nhà sản xuất trong nước và các nhà sản xuất nước ngoài. b. Chính sách tỷ giá hối đoái để thúc đẩy xuất khẩu Tỷ giá là giá cả của đơn vị tiền tệ của một quốc gia tính bằng tiền tệ của một nước khác, đó là quan hệ so sánh sức mua giữa hai đồng tiền của hai quốc gia khác nhau. Tỷ giá hối đoái thường xuyên biến động do nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng. Nếu tỷ giá hối đoái giảm tức là sức mua của đồng tiền nội tệ so với ngoại tệ bị giảm. Khi ấy, nếu như các điều kiện khác thay đổi giá cả hàng hoá sản xuất trong nước chuyển đổi ra ngoại tệ sẽ thấp hơn trước, tức là trở nên rẻ đi một cách tương đối. Điều đó sẽ làm cho sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu tăng lên. Như vậy tỷ giá hối đoái giảm sẽ làm cho hoạt động xuất khẩu trở lên thuận lợi hơn. Và ngược lại, nếu tỷ giá hối đoái tăng sẽ làm cho hoạt động xuất khẩu trở lên khó khăn hơn. 9 Tuy nhiên, tỷ giá chỉ giảm đến một mức độ nào đó thì mới có lợi cho nhà xuất khẩu vì nhà xuất khẩu cũng sẽ đồng thời là nhà nhập khẩu nguyên vật liệu. Tỷ giá hối đoái tăng sẽ khiến giá sản phẩm nhập khẩu tăng lên gây ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh sản xuất. Vì vậy để kinh doanh xuất nhập khẩu hiệu quả, doanh nghiệp phải quan tâm đến hai loại tỷ giá, đó là tỷ giá xuất khẩu và tỷ giá nhập khẩu. Tỷ giá xuất khẩu: Được xác định bằng tỷ số giữa giá bán buôn công nghiệp cộng với thuế xuất khẩu bằng tiền nội tệ và giá bán hàng xuất khẩu theo điều kiện FOB tính bằng ngoại tệ. Tỷ giá nhập khẩu: Được xác định bằng tỷ số giữa giá bán buôn hàng nhập khẩu tại cảng bằng tiền nội địa và giá nhập khẩu theo điều kiện CIF tính bằng ngoại tệ. Nhà kinh doanh xuất nhập khẩu chỉ có lợi khi tỷ giá hối đoái công bố trên thị trường hối đoái nhỏ hơn tỷ lệ giá nhập khẩu và lớn hơn tỷ giá xuất khẩu. c. Tín dụng xuất khẩu * Nhà nước là người đảm bảo tín dụng xuất khẩu: Là hình thức khuyến khích xuất khẩu bằng cách Nhà nước đứng ra lập quỹ bảo hiểm xuất khẩu, quỹ này thực hiện việc gánh vác mọi rủi ro, mạo hiểm cho các nhà xuất khẩu bán hàng hoá cho nước ngoài với phương thức thanh toán trả chậm hoặc tín dụng dài hạn. Tác dụng của hình thức đảm bảo tín dụng xuất khẩu là: - Khi khả năng thanh toán ngay đối với hàng nhập khẩu có giá trị lớn bị hạn chế thì việc bán chịu hay bán trả chậm với lãi suất nhẹ cho phép tăng khả năng cạnh tranh cho hàng xuất khẩu. Việc Nhà nước lập ra các quỹ bảo hiểm xuất khẩu cho phép thương nhân mạnh dạn bán chịu cho khách hàng nhờ vậy mà gia tăng kim ngạch xuất khẩu. - Nâng được giá trị hàng xuất khẩu vì giá bán chịu hàng hoá bao gồm: giá bán trả tiền ngay cộng với phí tổn trả chậm. 10 [...]... trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Nhật Bản 2.2.1 Những quy định về nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản 2.2.1.1 Các quy định thương mại chung của Nhật Bản Để xúc tiến mở cửa thị trường, phát triển chế độ mậu dịch tự do, Nhật Bản đã cắt giảm và bãi bỏ thuế nhập khẩu, chấm dứt và nới lỏng các biện pháp hạn chế số lượng, cải thiện hệ thống cấp giấy chứng nhận… Nhờ đó kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản đã... trong các hoạt động bán lẻ thuỷ sản, nữ giới chiếm tỉ lệ lên đến 90% Từ những phân tích trên cho thấy việc xuất khẩu mặt hàng thuỷ sản đối với nước ta có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng 19 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢNTHỰC TRANG XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG NHẬT 2.1 Tổng quan về kinh tế và ngành thủy sản tại Nhật Bản 2.1.1 Tổng quan chung nền kinh tế Nhật Bản Với dân số 127,2 triệu... GDP của Nhật Bản như sau: công nghiệp chiếm 30,9%, nông nghiệp chỉ chiếm 1,4%, dịch vụ chiếm 67,7% ( 2005) Cán cân thương mại của Nhật Bản luôn nghiêng về xuất khẩu Nhật Bản xuất khẩu chủ yếu là các loại thiết bị điện, điện tử, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải trong khi nhập khẩu lớn nguyên, nhiên liệu và nông sản Sản xuất công nghiệp của Nhật Bản chủ yếu phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu ( khoảng... của Nhật Bản phải nhập từ nước ngoài, đặc biệt là dầu mỏ) Thành tựu kinh tế Nhật Bản chủ yếu tập trung trong ngành chế tạo Nhật Bản đứng đầu thế giới về sản xuất ô tô, xe máy và là một trong những nước hàng đầu về đóng tầu, sản xuất sắt thép, sợi tổng hợp, hóa chất, xi măng Các đối tác thương mại lớn của Nhật Bản là các nước Châu Á, Bắc Mỹ ( chủ yếu là Hoa Kỳ) và EU Nhật Bản xuất khẩu chủ yếu sang. .. khuyến khích các nhà xuất khẩu xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài để từ đó ổn định kim ngạch xuất khẩu 11 1.1.3.2 Các biện pháp của doanh nghiệp Các công cụ và biện pháp của Nhà nước đóng vai trò như những điều kiện nền tảng giúp tạo môi trường thuận lợi để các nhà xuất khẩu thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá Tuy nhiên, để sản phẩm có một chỗ đứng bền vững trên thị trường nước ngoài, giá trị xuất khẩu ngày càng tăng... ,nhất là trong ngành sản xuất cho hàng hoá xuất khẩu ,xuất khẩu làm gia tăng đầu tư trong ngành sản xuất hàng hoá xuất khẩu => Là nhân tố kích thích nền kinh tế tăng trưởng 1.2.2 Vai trò của xuất khẩu thủy sản đối với nền kinh tế nước ta 1.2.2.1 Ngành Thuỷ sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia Theo số liệu đã công bố của Tổng Cục Thống kê, GDP của ngành Thuỷ sản giai đoạn 1995 -... - Sản lượng khai thác hải sản - 1.000.000 1.454.784 - Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản - 600.000 720.000 Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản triệu USD 900 - 1.000 1.478,6 nghìn người 3.000 3.400 Thu hút lao động thuỷ sản Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thuỷ sản tương đương với các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ Điều đó chứng tỏ ngành thuỷ sản đang dần chuyển từ sản xuất mang nặng tính nông nghiệp sang sản. .. đại Nguồn vốn ngoại tệ chủ yếu từ các nguồn :xuất khẩu ,đầu tư nước ngoài ,vay vốn ,viện trợ ,thu từ hoạt động du lịch ,các dịch vụ có thu ngoại tệ ,xuất khẩu lao động Xuất khẩu là nguồn vốn chủ yếu để nhập khẩuXuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế ,thúc đẩy sản xuất phát triển Xuất khầu tạo điều kiện cho các ngành khác phát triển Xuất khẩu không chỉ tác động làm gia tăng nguồn thu... hưởng xấu tới ngành thuỷ sản Nhật Bản thì một quy định ngoại lệ sẽ được ban hành nhằm hoãn áp dụng chế độ ưu đãi thuế quan cho các mặt hàng thuỷ sản nhập khẩu vào Nhật Bản Nếu hàng thuỷ sản nhập khẩu vào Nhật Bản có đủ điều kiện để áp dụng mức thuế ưu đãi thì trước tiên phải xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ, sau đó làm thủ tục xin hưởng ưu đãi thuế quan của Nhật Bản Giấy chứng nhận xuất xứ chỉ có giá trị... phát triển ở Nhật Bản 23 2.1.2.3 Nuôi trồng thủy sảnSản lượng nuôi trồng thuỷ sản Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản (bao gồm cả khai thác thuỷ sản nước ngọt) của Nhật Bản tăng trưởng hàng năm với mức kỷ lục 1,4 triệu tấn năm 1994, sau đó có xu hướng giảm nhẹ do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và tiền tệ đặc biệt vào năm 1998 Trong mấy năm gần đây, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản của Nhật Bản giữ ở mức

Ngày đăng: 28/04/2013, 17:56

Hình ảnh liên quan

Bảng 1: Tổng sản lượng nghề cá 1992-2003, triệu tấn - GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU THỦY SẢN SANG NHẬT BẢN

Bảng 1.

Tổng sản lượng nghề cá 1992-2003, triệu tấn Xem tại trang 22 của tài liệu.
Bảng 2: Sản lượng khai thác TS của Nhật Bản, 1980-2003 - GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU THỦY SẢN SANG NHẬT BẢN

Bảng 2.

Sản lượng khai thác TS của Nhật Bản, 1980-2003 Xem tại trang 22 của tài liệu.
Bảng 4: Các sản phẩm thuỷ sản chế biến của Nhật Bản, 2002-2003 - GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU THỦY SẢN SANG NHẬT BẢN

Bảng 4.

Các sản phẩm thuỷ sản chế biến của Nhật Bản, 2002-2003 Xem tại trang 26 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan