Chương 6 - Kỹ thuật nuôi nhuyễn thể

5 662 6
Chương 6 - Kỹ thuật nuôi nhuyễn thể

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Chương 6 - Kỹ thuật nuôi nhuyễn thể

37 CHƯƠNG VI KỸ THUẬT NUÔI BÀO NGƯ Bào ngư là loài có giá trị kinh tế bởi vì hàm lượng dinh dưỡng trong thịt của chúng rất cao. Bào ngư có khoảng gần 100 loài, tất cả đều thuộc giống Haliotis. Chùng có mặt ở nhiều vùng trên trái đất, một số loà i hiện nay đang được nuôi như Haliotis disversicolor, H. asinina, H. oliva . Hình 6.1: Hình dạng của Bào ngư (Haliotis) 1 ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC 1.1 Phân bố Các loài Bào ngư phân bố rộng khắp thế giới nhưng chúng phát triển phong phú về số lượng ở vùng ôn đới. Bào ngư thích sống ở vùng biển cạn, môi trường nước xáo động mạnh và hàm lượng oxy hòa tan cao. Vì vậy, chúng thường phân bố ở nền đáy cứng, trên các mõm đá. Bào ngư không phân bố ở các vùng cửa sông bởi vì cửa sông nồng độ muối thấp, có nhiều bùn, nhiệt độ cao và oxy hòa tan thấp. Bào ngư thích nghi trong khoảng nhiệt độ từ 10-35oC và nồng độ muối từ 25-35%o. Ở Việt Nam Bào ngư phân bố ở đảo Cô Tô, Hạ Long, các đảo ở Bắc và Trung Bộ. Ở Nam Bộ Bào ngư có ở đảo Phú Quốc. 1.2 Phương thức sống Phương thức sống của Bào ngư có liên quan đến cấu tạo của chân. Bào ngư dùng chân để bò từ nơi này đến nơi khác giống như những loài ốc khác. Nhưng chân của Bào ngư không thích hợp để bò hoặc bám trên cát. Trên mặt cát chùng dể bi lật ngửa và dể bị địch hại tấn công. Vì vậy, chỉ thấy Bào ngư phân bố ở vùn g đáy đá. Khi gặp kẻ thù, Bào ngư dùng chân bám chặt trên đá và hạ thấp vỏ xuống để che đậy phần cơ thể và chân. Chân của bào ngư có thể bám chắc trên đá, khi chúng 38 nhận thấy bị đe đọa thì chúng bám rất chắc và khó có thể tách chúng ra khỏi mặt đá. Bào ngư sợ ánh sáng nên chúng thường ẩn nấp trong các hốc đá vào ban ngày và ban đêm thì bò ra để tìm mồi. 1.3 Thức ăn Bào ngư là loài ăn thực vật. Thức ăn của Bào ngư thay đổi theo giai đoạn phát triển. Trong giai đoạn đầu của chu kỳ sống thì ấu trùng của Bào ngư sống trôi nổi. Chúng dường như không ăn trong giai đoạn ấu trùng. Ở Mỹ người ta đã thành công ương ấu trùng trong nước vô trùng (sterile water). Tuy nhiên, theo qui trình truyền thống của Nhật Bản thì ấu trùng Bào Ngư được ương trong môi trường có cung cấp tảo sống và cho kết quả tốt hơn. Một nghiên cứu khác cho rằng ấu trùng có thể hấp thu chất dinh dưỡng trực tiếp từ môi trường ngoài cho hoạt động sống của chúng. Khi kết thúc giai đoạn ấu trùng phù du chúng chuyển sang sống bám. Ấu trùng bám dùng lưỡi sừng để cạp các tảo san hô (coralline) hoặc lớp chất nhầy trên bề mặt đá (slime) lấy thức ăn. Chất nhầy trên mặt đá bao gồm các tảo đơn bào và vi khuẩn tạo thành. Giai đoạn trưởng thành thức ăn của Bào ngư là rong biển (seaweed). Bào ngư thích ăn rong đỏ (red algae), loại rong nâu (brown algae) và vài loại rong lục (green algae). Nhiệt độ có ảnh hưởng đến cường độ bắt mồi của bào ngư. Ở 8oC bào ngư không bắt mồi, 12oC bào ngư ăn với lượng thức ăn là 6% trọng lượng cơ thể, 20oC bào ngư ăn với lượng bằng 15% trọng lượng cơ thể. Bào ngư ăn nhiều rong nâu Laminaria (53%), một ít rong lục (6% Ulva, 2% Porphyra). Bào ngư bắt mồi tích cực về đêm, đặc biệt là lúc mặt trời sắp lặn và sắp mọc. 1.4 Sinh Trưởng Bào ngư sinh trưởng tương đối chậm, bào ngư Vành tai (Haliotis asinina) đạt 3,5cm sau 6 tháng, 55cm trong 1 năm và 7,5 cm trong 3 năm. Bào ngư Nhật (H. discus) đạt 3 cm trong năm đầu, 5,5 cm, 7,5 cm và 9,5 cm cho năm thứ 2, 3 và măm thứ 4. Bào ngư sinh trưởng đều, không thay đổi tỉ lệ hình học theo thời gian (b=3). Các yếu tố di truyền, môi trường, thức ăn . ảnh hưởng đến sinh trưởng của bào ngư. 39 1.5 Sinh sản Bào ngư phân tính đực, cái riêng biệt và chúng ta có thể phân biệt dựa vào màu sắc của chúng trong mùa sinh sản. Con cái thường có màu xanh đen, con đực có màu vàng. Trứng của Bào ngư thụ tinh ngoài, cho nên tỉ lệ thụ tinh rất thấp. Tuy nhiên Bào ngư cũng có một tập tính sinh sản đặc biệt nhằm làm tăng tối đa khả năng gặp nhau giữa tinh trùng và trứng. Khi sinh sản chúng thường tập trung thành từng đàn trên trong một nơi với mật độ cao, như vậy đảm bảo trứng có cơ hội thụ tinh cao. Trong tự nhiên Bào ngư thường thành thục sinh dục ở một thời điểm nhất định trong năm. Thí dụ ở Australia loài Bào ngư Haliotis rubra (blacklip abalone) thành thục vào cuối mùa hè đầu mùa thu, thời gian còn lại trong năm thì không thành thục. Ở Việt nam Bào ngư thường thành thục từ tháng 4-8. Bào ngư khoảng 2 tuổi có thể thành thục tham gia sinh sản lần đầu. Bào ngư thường đẻ vào lúc chiều tối và rạng sáng, con đực thường phóng tinh trước sau đó con cái mới đẻ trứng. Sản phẩm sinh dục cũng có vai trò kích thích các cá thể khác trong quần thể sinh sản. Tế bào trứng có đường kính khoảng 150-180m (H. asinina), trứng chưa chín khi đẻ ra sẽ không có màng tế bào hay màng keo (không thụ tinh). Tinh trùng có đầu hình lưỡi mác, đuôi dài 8-50 m và có khả năng thụ tinh trong 2 giờ sai khi được phóng thích ra môi trường nước, trứng bắt dầu phân cắt 10 phút sau thụ tinh. Trứng bào ngư phân cắt hoàn toàn không đều theo kiểu xoắn ốc. 2 KỸ THUẬT NUÔI. Trong nghề nuôi Bào ngư giống được cung cấp chủ yếu từ hai nguồn, giống tự nhiên và giống nhân tạo 2.1 Giống tự nhiên Bãi giống tự nhiên thường là những bãi đá có Bào ngư bố mẹ phân bố, trên nền đá thường có nhiều rong biển phát triển. Cao trình của bãi từ tuyến triều thấp trở xuống và có nồng độ muối từ 25-35%o. Sau mùa sinh sản, theo dõi trên bãi giống khi thấy có nhiếu Bào ngư con kích thước 0,5-1cm (ấu thể) thì có thể tiến hành thu giống. Cách thu giống đơn giản là dùng tay và móc để bắt giống. 2.2 Giống nhân tạo Hiện nay có nhiều cách cho Bào ngư sinh sản nhân tạo. Dùng các kích thích bằng hóa chất hoặc vật lý để kích thích Bào ngư sinh sản như: tia cực tím, oxy già, gây sốc nhiệt, sốc pH . Qui trình sản xuất giống của Nhật và Trung Quốc tương đối đơn gian và dể áp dụng đó là dùng nước chảy để kích thích Bào ngư sinh sản. Quy trình sản xuất giống của Nhật bản: 40 - Dụng cụ, thiết bị: dụng cụ để chứa Bào ngư bố mẹ khi sinh sản là một thuyền gổ dài khoảng 3,5m, rộng 1m và chiều cao mực nước trong thuyền là 1,5m. Trên thuyền có chia nhiều ô, xung quanh có nhiều lỗ bọc lưới để cho nước lưu thông nhưng ngăn không cho ấu trùng ra ngoài. Sau khi chuẩn bị xong thì mang đến bãi biển nước sạch để bắt đầu cho sinh sản. - Tuyển chọn bố mẹ và cho sinh sản: chọc các cá thể khoẻ mạnh, sinh trưởng nhanh, không bị dị tật và tuyến sinh dục thành thục (dựa vào màu sắc). Lấy tế bào sinh dục kiển tra dưới kính hiển vi. Trứng chín hình tròn rời rạc và có thể nhìn thấy nhân, tinh trùng vận động mạnh khi cho vào môi trường nước. Sau khi tuyển chọn xong đưa bố mẹ vào các ô thuyền với tỉ lệ 2-3 cái/1 đực. Trong các ô thuyền nước lưu thông và điều kiện môi trường nước sạch sẽ, có hàm lượng oxy hòa tan cao sau một thời gian ngắn Bào ngư sẽ đẻ. Thường xuyên theo dõi nếu Bào ngư sinh sản xong chúng ta vớt bố mẹ ra khỏi các ô thuyền sau đó chuyển thuyền đến nơi ương (điều kiện môi trường ổn định và ít sóng gió hơn). - Ương ấu trùng: theo dõi quá trình phát triển phôi, khi xuất hiện ấu trùng phù du chúng ta cần cung cấp thêm các loài tảo Silic, tảo Giáp làm thức ăn cho ấu trùng. Khi xuất hiện ấu trùng diện bàn chúng ta thả giá thể vào. Giá thể thường dùng là đá sỏi hoặc các loại giá thể khác, trước khi thả giá thể vào giá thể nên được rửa sạch. Khi xuất hiện ấu trùng bò lê thì chúng ta cho rong mơ non vào cho ấu trùng ăn - Chăm sóc: trong quá trình ương thường xuyên theo dõi và duy trì nhiệt độ từ 28-30oC. Nồng độ muối 30%o và pH là 7,5. Cần chú ý ở giai đoạn ấu trùng hình thành nắp vỏ phải giữ môi trường ương thật ổn định, nếu không ấu trùng sẽ không trãi qua được giai đoạn mất nắp vỏ và ấu trùng sẽ chết. - Vận chuyển giống: dụng cụ dùng vận chuyển chủ yếu là thùng gổ với kích thước F=45-50cm, cao 30-40cm. Mật độ vận chuyển khoảng 100 con/thùng. Trong quá trình vận chuyển phải thay nước và giữ cho Bào ngư không bị chồng lên nhau, nêu Bào ngư bám vào nhau sẽ làm bít lỗ hút nước của con bên dưới, Bào ngư sẽ bị chết. Quy trình sản xuất giống bào ngư Haliotis oliva tại Việt Nam (Theo Lê Đức Minh, 2002): - Chuẩn bị bố mẹ: Bố mẹ cho sinh sản lấy từ 2 nguồn tự nhiên và nuôi vỗ. Bố mẹ tự nhiên được chọn dựa vào màu sắc tuyến sinh dục và vận chuyển theo phương pháp giữ ẩm (5 giờ). Bố mẹ có thể nuôi vỗ trong bể có các điều kiện sau: Nhiệt độ nước: 27-29oC Độ mặn: 30-34%o pH: 7,6-8,4 Thức ăn: Rong Gracilaria, Ulva, Sargassum, Laminaria Sục khí mạnh, thay nước 100% Siphon đáy ( hút cặn) Cung cấp vật bám làm nơi trú ẩn cho bào ngư 41 Kiểm tra thường xuyên quá trình phát triển của tuyến sinh dục để tiến hành cho sinh sản - Kích thích sinh sản: Kích thích bằng chiếu tia cực tím: dùng đèn có công suất 10W chiếu vào nước trong 10-20 phút bào ngư sẽ đẻ, nêu không thì lặp lại vài lần Kích thích nhiệt khô: bọc bào ngư trong một lớp gạc thầm nước đặt ngửa trên khay phơi trong 30-60 phút,sau đó cho và bể nước trở lại sẽ kích thích bào ngư sinh sản. Kích thích nhiệt nước: Nâng nhiệt độ nước lên 4oC trong 4 giờ sau đó hạ nhiệt đột ngột bằng nhiệt độ ban đầu, lặp lại vào lần bào ngư sẽ đẻ Kích thích bằng oxy già: Bọc bào ngư trong tấm gạc thấm nước, đặt ngửa trên khai men phơi trong 10 phút sau đó cho vào bể nước có chứa H2O2 4 mM trong 30-60 phút, thay nước mới 30 phút sau thì bào ngư sẽ đẻ Kích thích bằng cách kết hợp chiếu tia cực tím với kích thích nhiệt khô và nhiệt nước: Phơi bào ngư 30-60 phút sau đó cho vào nước có chiếu tia cực tím, nâng nhiệt độ lên 4oC (từ 27 lên 31oC), tiếp đến hạ nhiệt độ đột ngột bằng nhiệt độ ban đầu. Kích thích bằng cách thay đổi chu kỳ ánh sáng: Che tối bể đẻ bằng vải bạt đen vào ban ngày và chiếu sáng bằng đèn neon 40W vào ban đêm trong vòng 27-20 ngày bào ngư sẽ sinh sản. - Ương ấu trùng: 5-7 giờ sau thụ tinh có thể thu ấu trùng vào bể ương. Giai đoạn này ấu trùng không ăn thức ăn ngoài nên chủ yếu là quản lý chất lượng nước tốt. Giữ nhiệt độ khoảng 27-30oC, độ mặn >30%o và oxy > 4 mg/L. Giai đoạn ấu trùng bám bào ngư ăn tảo khuê sống bám như Nitzschia, Navicula nên cần phài nuôi tảo cung cấp cho ấu trùng. Dùng các tầm nhựa mỏng làm vật bám đặt trong môi trường có bón phân để nuôi tảo bám sau đó chuyển vào bể ương ấu trùng để cho ăn. Sau 1 tháng ương ấu trùng đạt cỡ 2mm thì chuyển sang ương giống, giai đoạn này có bổ sung thêm thức ăn lá rong tươi băm nhỏ (Rong có kích thước lớn). Khi ấu trùng đạt 10-15 mm thì chuyển ra lồng để nuôi thịt. 2.3 Nuôi lớn Bãi nuôi lớn được chọn ở tuyến triều thấp, có nồng độ muối 25-35%o và có nhiều rong đỏ, rong nâu. Dùng đá làm giá thể xếp sao cho trên bãi có nhiều hốc đá cho Bào ngư ẩn nấp. Khi nước triều đứng (không có dòng chảy) mang giống Bào ngư đến và rải đều trên bãi. Nên rải nơi cạn vì sau khi rải Bào ngư có khuynh hướng di chuyển xuống sâu. Mật độ thả từ 5-10 con/m2. Trong quá trình nuôi nên thường xuyên sắp xếp lại các giá thể và thả thêm rong bổ sung thức ăn cho Bào ngư. Sau 2-3 năm nuôi thì Bào ngư có thể đạt kích cỡ thương phẩm có thể tiến hành thu hoạch. . pháp giữ ẩm (5 giờ). Bố mẹ có thể nuôi vỗ trong bể có các điều kiện sau: Nhiệt độ nước: 2 7-2 9oC Độ mặn: 3 0-3 4%o pH: 7 , 6- 8,4 Thức ăn: Rong Gracilaria,. diện bàn chúng ta thả giá thể vào. Giá thể thường dùng là đá sỏi hoặc các loại giá thể khác, trước khi thả giá thể vào giá thể nên được rửa sạch. Khi

Ngày đăng: 02/10/2012, 10:04

Hình ảnh liên quan

Hình 6.1: Hình dạng của Bào ngư (Haliotis) 1 ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC  - Chương 6 - Kỹ thuật nuôi nhuyễn thể

Hình 6.1.

Hình dạng của Bào ngư (Haliotis) 1 ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC Xem tại trang 1 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan