Báo cáo ngành vận tải biển

9 535 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Báo cáo ngành vận tải biển

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đề tài:Báo cáo ngành vận tải biển

BÁO CÁO NGÀNH VẬN TẢI BIỂNvận+tải+biển+2012.htm' target='_blank' alt='báo cáo ngành vận tải biển 2012' title='báo cáo ngành vận tải biển 2012'>BÁO CÁO NGÀNH VẬN TẢI BIỂNvận+tải+biển+2011.htm' target='_blank' alt='báo cáo ngành vận tải biển 2011' title='báo cáo ngành vận tải biển 2011'>BÁO CÁO NGÀNH VẬN TẢI BIỂN - 1 - Tp.HCM,ngày 15 tháng 8 năm 2011 BÁO CÁO NGÀNH VẬN TẢI BIỂN BÁO CÁO NGÀNH VẬN TẢI BIỂN - 2 - Khoản Mục NỘI DUNG Tổng quan về ngành vận tải biển Việt Nam: khoảng 80%/ tổng khối lượng hàng hóa vận chuyển là bằng đường biển - Vận tải biển đóng vai trò quan trọng trong việc xuất nhập khẩu hàng hóa (Việt Nam có kim ngạch xuất nhập khẩu tăng trưởng với tốc độ gần 20%/năm) nhất là khi thương mại quốc tế của Việt Nam đã tăng trưởng nhanh chóng trong vòng 15 năm trở lại đây từ sau khi mở cửa, hội nhập với nền kinh tế thế giới, đặc biệt từ sau khi Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO). - Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế đều đặn khoảng 8% năm và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu khoảng từ 20% đến 25% năm. Giao thương hàng hóa tăng trưởng nhanh chóng, và trong đó chủ yếu được vận chuyển bằng đường biển (khoảng 80% tổng khối lượng hàng hóa vận chuyển) là những tiền đề quan trọng trong phát triển ng ành vận tải biển của Việt Nam . - Điểm nhấn quan trọng của ngành hàng hải nói chung và vận tải biển nói riêng là bộ luật hàng hải 2005 được ban hành (quy định về quy định về tàu biển, thuyền bộ, cảng biển, vận tải biển, thuê tàu, bảo hiểm hàng hải, dịch vụ hàng hải, an toàn hàng hải, an ninh hàng hải .). Nó có ý nghĩa rất quan trọng đối với tiến trình phát triển, hội nhập của nền kinh tế quốc dân và Ngành Hàng hải nói riêng. Đây là sự kiện đánh dấu bước phát triển mới của pháp luật hàng hải nước ta, đặc biệt là trước xu thế toàn cầu hóa hoạt động hàng hải thế giới đang ngày càng gia tăng và vai trò “đầu mối”, vừa là “cầu nối” của kinh tế hàng hải đối với nền kinh tế quốc dân cũng như kinh tế biển nói riêng đang đòi hỏi được phát huy. Theo Cục Hàng Hải Việt Nam thì tổng kết thành quả sau 05 năm hoạt động từ năm 2006-2010, ngành vận tải biển của Việt Nam đã có những bước tiến mạnh mẽ và bền vững. Trong đó, số lượng tàu, hàng hóa được vận chuyển thông qua đường biện ngày càng tăng qua các năm. 62,291 86,619 98,593 108,016 119,744 53,756 0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 Số lượng tàu vào, rời cảng biển giai đoạn 2006-Q2/2011 (đvt: lượt) - Nguồn: Cục hàng hải VN 2006 2007 2008 2009 2010 Q2/2011 BÁO CÁO NGÀNH VẬN TẢI BIỂN - 3 - 154,497,732 181,116,296 196,579,572 251,218,000 259,144,580 144,125,364 0 50,000,000 100,000,000 150,000,000 200,000,000 250,000,000 300,000,000 Số lượng hàng hóa qua cảng biển giai đoạn 2006-Q2/2011 (đvt: tấn) - Nguồn: cục hàng hải VN 2006 2007 2008 2009 2010 Q2/2011 Các loại hình vận tải biển thông dụng: có 03 loại hình là vận tải hàng rời, vận tải hàng lỏng và vận tải container. Có 03 loại vận tải biển thông dụng như: + Vận tải hàng rời: Loại hàng hóa được xem là đối tượng vận chuyển chính của hoạt động vận tải biển là quặng sắt (phục vụ cho ngành công nghiệp thép) và than đá (nhiên liệu đốt).Trong các cỡ tàu, loại tàu Capesize (trọng tải > 134.000 DWT) vận chuyển 50% - 60% sản lượng là quặng sắt trong khi tỷ lệ này đối với loại tàu Panamax (59.000 DWT – 89.000 DWT) là 30% đối với quặng sắt và 30% đối với than. + Vận tải hàng lỏng: Đối tượng vận chuyển chủ yếu của ngành là dầu thô với hơn 60% khối lượng vận chuyển, còn lại là các sản phẩm khác từ dầu như xăng, gas, khí đốt hóa lỏng, .Nhu cầu tiêu thụ toàn cầu đặc biệt là tại các thị trường chính Bắc Mỹ và Châu Âu (>50% tổng tiêu thụ toàn cầu) luôn có vai trò quan trọng đối với diễn biến giá dầu cũng như giá cước vận tải các loại hàng này. Doanh nghiệp vận tải dầu Việt Nam sẽ gặp khó khăn hơn khi nhà máy lọc hóa dầu Dung Quất đã bắt đầu đi vào hoạt động (dự kiến sẽ cung cấp 30% nhu cầu tiêu thụ xăng dầu ở Việt Nam, và đây cũng chính là số lượng giảm trong việc nhập khẩu xăng dầu). + Vận tải container: Đối tượng vận tải là các hàng hóa được chứa trong container với những kích thước, tiêu chuẩn khác nhau theo quy định quốc tế. Sự ra đời và tiêu chuẩn hóa của container như công cụ mang hàng đã giúp tiết kiệm đáng kể chi phí vận tải, đảm bảo tính thuận tiện và khả thi của việc sử dụng kết hợp nhiều phương thức vận tải. Cũng từ đó cho ra đời khái niệm vận tải đa phương thức, theo đó hàng hóa không cần phải dỡ ra và xếp lại vào công cụ mang hàng (container) khi chuyển tiếp giữa các hình thức vận tải (chẳng hạn từ tàu lên xe tải). BÁO CÁO NGÀNH VẬN TẢI BIỂN - 4 - Thực trạng đội Tàu Biển Việt Nam: Đến hết quý 2/2011, Việt Nam có 1.689 tàu với tổng trọng tải trên 7,5 triệu DWT - sau khi bộ luật hàng hải 2005 được ban hành đã tạo điều kiện thuận lợi đối với hoạt động của các loại hình dịch vụ hàng hải (đại lý, hoa tiêu, cung ứng, lai dắt, giao nhận, môi giới, bảo hiểm, cứu hộ, logistic .). Năm 2005 có 413 doanh nghiệp cung cấp các loại hình dịch vụ hàng hải nhưng đến năm 2010 thì con số này đã tăng lên 649 doanh nhiệp thuộc các thành phần kinh tế tham gia (nhà nước: 121, trách nhiệm hữu hạn: 314, cổ phần :197, liên doanh: 09 .). - Hàng năm đội tàu biển của các công ty kinh doanh vận tải biển đều được đầu tư phát triển bổ sung thêm cả về số lượng, tổng trọng tải theo hướng trẻ hóa, hiện đại hóa và chuyên dụng hóa nên đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu lưu thông hàng hóa, hành khách trong nước và tham gia vận tải quốc tế so với thời kỳ trước đây. - Theo thống kê của Cục Hàng hải Việt Nam đến hết tháng 06/2011 thì Việt Nam gồm 1.689 tàu với tổng trọng tải trên 7,5 triệu DWT (trọng tải an toàn), tổng dung tích gần 4,4 triệu GT; tổng số thuyền viên hiện có gần 41,4 nghìn người, trong đó có 2.956 thuyền trưởng, 2.523 máy trưởng các hạng trong độ tuổi lao động. Xét về tổng trọng tải, đội tàu mang quốc tịch Việt Nam đứng thứ 60/152 trên thế giới và đứng thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á. Nhờ nỗ lực đầu tư đội tàu của các doanh nghiệp trong nước gần đây, độ tuổi trung bình của đội tàu Việt Nam được cải thiện đáng kể. Hiện nay, với độ tuổi trung bình khoảng 12,9 năm, đội tàu Việt Nam đứng thứ 2 sau Singapore trong khu vực ASEAN. 3,447,474 4,384,880 5,579,524 6,218,397 7,182,775 7,512,561 0 2,000,000 4,000,000 6,000,000 8,000,000 Tổng trọng tải đội tàu biển Việt Nam giai đoạn 2006-Q2/2011 (Đtv: tấn)- Nguồn: cục hàng hải VN 2006 2007 2008 2009 2010 Q2/2011 - Cùng với sự phát triển mạnh về đội tàu, sản lượng hàng hoá do tàu biển Việt Nam vận chuyển hàng năm đều tăng so với thời kỳ trước đây. Năm 2005 đạt 42 triệu tấn, trong đó vận tải trong nước đạt 16 triệu tấn, vận tải quốc tế đạt 26 triệu tấn. Đến quý 02/2011 sản lượng vận chuyển hàng hóa đạt trên 44 triệu tấn - tăng gần 16,8 %, trong đó vận tải quốc tế đạt trên 30 triệu tấn - tăng trên 13,7 %, vận tải trong nước đạt 14,5 triệu tấn - tăng 24,9 %. BÁO CÁO NGÀNH VẬN TẢI BIỂN - 5 - 49,480,000 61,350,000 69,284,522 81,056,074 88,919,900 44,121,351 0 10,000,000 20,000,000 30,000,000 40,000,000 50,000,000 60,000,000 70,000,000 80,000,000 90,000,000 Sản lượng vận tải biển giai đoạn 2006-Q2/2011 Đvt: tấn - nguồn: cục hàng hải VN 2006 2007 2008 2009 2010 Q2/2011 Doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển Việt Nam: Trong những năm qua, việc cạnh tranh giành thị phần vận tải của các hãng tàu trong nước gặp nhiều khó khăn. Hiện có đến 90% hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam được vận chuyển bằng đường biển. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong nước mới chỉ đáp ứng chuyên chở được 18% tổng lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, đó là do nguyên nhân: + Đội tàu của chúng ta chủ yếu là tàu hàng khô, trừ một số tàu mới được đầu tư gần đây, đa số các tàu từ thế hệ cũ, trọng tải nhỏ nên sức cạnh tranh kém, năng lực khai thác của đội tàu trong nước chưa cao. Mặc khác lượng hàng nội địa khan hiếm, chi phí trên một đơn vị vận tải cao, hiện trạng thiếu sự hợp tác giữa các doanh nghiệp vận tải biển với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam đã hạn chế sự tiếp cận của đội tàu đối với ngay cả hàng hóa trong nước. + Trong khi các hãng tàu nước ngoài (hiện có khoảng 40 tàu) với tiềm lực tài chính mạnh, tuyến hoạt động dài, chi phí cho đơn vị sản phẩm thấp. Thị phần thị trường vận tải biển tại Việt Nam 70% 30% Thị phần DN trong nước Thị phần DN nước ngoài BÁO CÁO NGÀNH VẬN TẢI BIỂN - 6 - Theo tổng hợp thông tin dựa trên báo cáo tài chính của các DN thì tổng doanh thu đạt được của các DN vận tải trong nước vào năm 2010 là vào khoảng 10.000 tỷ đồng. Trong đó có các DN lớn như công ty cổ phần đại lý liên hiệp vận chuyển, công ty vận tải biển Việt Nam, công ty vận tải và thuê tàu biển Việt Nam . Vosco Vitranschart Vinaship Vipco Vitaco Số lượng tàu 27 16 18 8 11 Trọng tải ( Ngìn WDT) 556 318 205 172 187 Tuổi tàu (Năm) 12 13.6 21.9 18.1 16.2 Nhu cầu xuất khẩu hàng hóa. - Nền kinh tế ngày càng phát triển đã tạo cơ hội cho các DN phát triển mạnh mẻ, có nhiều cơ hội kinh doanh nhằm đem loại nguồn lợi nhuận cao nhất là khi tham gia nhập WTO. Số lượng hàng hóa xuất khẩu thông qua các năm đều tăng và ổn định. - Theo báo cáo của tổng cục thống kê thi 07 tháng đầu năm 2011, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 44 tỷ USD, chiếm 61%/tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2010. Việt Nam Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu thời kỳ 2006 - 2010 trung bình đạt 56 tỷ USD/năm, bằng 2,5 lần thời kỳ 2001 - 2005 và tăng 17,2%/năm. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng ngày càng tăng, từ 4 mặt hàng có kim ngạch trên 3 tỷ USD năm 2006 tăng lên 8 mặt hàng năm 2010. Với nhu BÁO CÁO NGÀNH VẬN TẢI BIỂN - 7 - cầu xuất khẩu hàng hóa càng gia tăng thì đó chính là cơ hội để cho ngành vận tải biển phát triển (90% hàng hóa xuất khẩu là thông qua đường biển). 39.8 48.5 62.6 56.6 71 44 0.0 10.0 20.0 30.0 40.0 50.0 60.0 70.0 80.0 Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam 2006-07/2011 Đvt: tỷ USD - nguồn: Tổng cục thống kê 2006 2007 2008 2009 2010 7 tháng/2011 Thuận lợi, hạn chế và rủi ro của thị trường vận tải biển Việt Nam: Thuận lợi: - VN có bờ biển dài trải dọc khắp chiều dài đất nước, hệ thống sông ngòi chằng chịt , đặc biệt VN có vị trí địa lý thuận lợi trong khu vực, đây là lợi thế cạnh tranh tuyệt đối của VN để phát triển lĩnh vực kinh doanh vận tải biển trong nước cũng như trở thành cảng trung chuyển của thế giới. - Tất cả các bến cảng và khu vực chuyển tải thuộc hệ thống cảng biển ngày càng đáp ứng tốt nhu cầu lưu thông hàng hóa, hành khách trong nước và quốc tế, đặc biệt hiện tại có một số cảng, bến cảng đủ điều kiện tiếp nhận tàu biển loại lớn. Năm 2005 nước ta có 35 cảng biển lớn, nhỏ với 126 bến cảng có tổng chiều dài cầu cảng trên 35 km, năng lực thông qua trên 150 triệu tấn/năm và thực tế đạt: gần 57 nghìn lượt tàu vào, rời cảng; trên 142 triệu tấn hàng hóa thông qua và trên 75 nghìn lượt hành khách đến cảng. Năm 2010 có 37 cảng biển lớn, nhỏ với trên 190 bến cảng có tổng chiều dài cầu cảng gần 41 km, năng lực thông qua gần 300 triệu tấn/năm và thực tế đạt: trên 120 nghìn lượt tàu vào, rời cảng; trên 259 triệu tấn hàng hóa thông qua (tăng gần 82,4 % so với năm 2005) và trên 20 nghìn lượt hành khách đến cảng. Thực tế này cho thấy, trong giai đoạn 2006 - 2010 kết cấu hạ tầng của hệ thống cảng biển nước ta phát triển mạnh và tất cả các chỉ tiêu đạt được hàng năm đều tăng, đặc biệt mức tăng trưởng đạt rất cao so với các thời kỳ trước đây Hạn chế: - Do hạn chế về vốn đầu tư nên hiện tại hệ thống cầu cảng của VN còn quá nhỏ, chưa có các cảng nước sâu đủ lớn để đón các tàu quốc tế có trọng tải lớn. Một số tàu lớn vẫn phải chuyển qua các cảng Singapore, Hồng Kông… để trungchuyển hàng hoá gây tốn kém về chi phí và thất thoát nguồn thu. - Khoảng 60% cầu cảng VN hiện do Vinalines quản lý, không tránh khỏi tình trạng trì trệ và hạn BÁO CÁO NGÀNH VẬN TẢI BIỂN - 8 - chế tính cạnh tranh tác đọng không tốt đến công tác dầu tư, nâng cao năng lực phục vụ. - Thiếu vốn, kinh nghiệm quản lý cũng như hạn chế về công nghệ cũng là một điểm yếu của ngành.Đôi khi do thủ tục quản lý thiếu linh hoạt làm tăng thời gian lưu kho của hàng hoá, giảm lượng hàng hoá trung chuyển. - Xu hướng vận chuyển hàng container hiện nay phát triển mạnh trong khi ở VN vẫn chủ yếu bốc xếp hàng rời, chưa đáp ứng được nhu cầu hiện tại. Rủi ro: - Rủi ro về nền kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến tốc độ gia tăng nhu cầu sử dụng dịch vụ vận tải h àng hải. Đặc biệt Chính phủ cũng đã có chiến lược phát triển cho ngành hàng hải đến giai đoạn năm 2020. Trong những năm trở lại đây, nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang hứng chịu những tác động không tốt về kinh tế như tình hình lạm phát tăng cao ( tính đến tháng 06/2011 là 13.3%) và tình hình lãi suất cao ảnh hưởng nhiều lên cán cân thanh toán nợ của DN. - Rủi ro về tài chính: Đặc điểm chung của các doanh nghiệp vận tải biển là có cơ cấu vốn nợ trên vốn chủ sở hữu cao (trung bình ngành thì chỉ tiêu nợ phải trả/ vốn CSH là 2.7) do việc đóng mới tàu đòi hỏi lượng vốn lớn. Vì vậy, sự biến động về lãi suất có thể sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả đến hoạt động của các doanh nghiệp trong ng ành. Ngoài ra, khi ầu tư tài sản cố định như phát triển đội tàu hay xây dựng kho, cảng container thì nhu cầu vay vốn dài hạn sẽ cần thiết để tài trợ cho các dự án. Việc dừng cho vay các dự án đang triển khai, trong một số thời điểm như vừa qua do chính sách thắt chặt cung tiền có tác động ất lớn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành. - Rủi ro biến động giá nhiên liệu: Chi phí cho hoạt động vận tải biển phụ thuộc khá lớn vào giá cả nhiên liệu như xăng, dầu. Trong giai đoạn gần đây, giá dầu trên thế giới luôn biến động theo chiều h ướng tăng do những biến động về kinh tế chính trị tại Trung Đông, n ơi tập trung các nước xuất khẩu dầu mỏ chủ yếu. Những biến động đó l àm ảnh hưởng không tốt tới hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành. - Rủi ro chính sách, pháp luật: Vận tải biểnngành kinh tế liên quan đến môi trường luật pháp của nhiều quốc gia và các tổ chức trên thế giới. Ở Việt Nam, luật và các văn bản dưới luật trong lĩnh vực này đang trong quá trình hoàn thiện, sự thay đổi về mặt chính sách luôn có thể xảy ra và khi xảy ra thì sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động quản trị, kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực vận tải biển cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ các chính sách của Nhà nước như định hướng phát triển ngành hàng hải và những tác động khác như biến động giá xăng dầu. Định hướng phát triển ngành vận tải biển Việt Nam: Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến 2030: + Các định hướng phát triển hàng hải và cảng biển Việt Nam tập trung: Về vận tải biển, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải biển, đáp ứng nhu cầu vận tải biển nội địa, nâng cao thị phần vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu đạt 27-30%, kết hợp chở thuê hàng hóa nước ngoài trên các tuyến vận tải biển xa. BÁO CÁO NGÀNH VẬN TẢI BIỂN - 9 - + Khối lượng do đội tàu Việt Nam đảm nhận khoảng 110-126 triệu tấn vào năm 2015; 215-260 triệu tấn vào năm 2020 và đến năm 2030 tăng gấp 1,5-2 lần so với năm 2020; số lượng hành khách đạt 5 triệu năm 2015; 9-10 triệu năm 2020 và năm 2030 tăng 1,5 lần so với năm 2020. + Phát triển đội tàu biển Việt Nam theo hướng hiện đại, chú trọng phát triển các loại tàu chuyên dùng (tàu container, hàng rời, dầu .) và tàu trọng tải lớn. Năm 2010 có tổng trọng tải 7.5 triệu DWT; năm 2015 có tổng trọng tải 8,5-9,5 triệu DWT đến năm 2020 đạt 11,5-13,5 triệu DWT. + Từng bước trẻ hóa đội tàu biển Việt Nam đến năm 2020 đạt độ tuổi bình quân 12 năm. Về công nghiệp tàu thủy, đến năm 2020, phát triển ngành công nghiệp tàu thủy nước ta đạt mức tiên tiến trong khu vực, đóng mới được tàu hàng trọng tải đến 300.000 DWT, các tàu khách, tàu dịch vụ dầu khí, tàu cứu hộ cứu nạn, bảo đảm hàng hải, công trình . + Về định hướng phát triển hệ thống cảng biển trong giai đoạn tới, ngoài việc nâng cấp, đầu tư chiều sâu, phát huy hết công suất, hiệu quả của các cảng hiện hữu, cần tập trung vào việc xây dựng cảng trung chuyển quốc tế, cảng cửa ngõ quốc tế tại các vùng kinh tế trọng điểm, một số cảng nước sâu chuyên dụng xếp dỡ container, than quặng và dầu quy mô lớn, trang thiết bị hiện đại . ð Thương mại quốc tế giữa Việt Nam và thế giới đã có những sự phát triển mạnh mẽ, và đây thực sự trở thành một điều kiện rất thuận lợi cho sự phát triển ngành vận tải biển của Việt Nam. Và trong quá trình phát triển đó, yêu cầu về việc phát triển vận tải biển theo hướng hiện đại hóa với chất lượng ngày càng cao, chi phí hợp lý, an toàn, hạn chế ô nhiễm môi trường và tiết kiệm năng lượng; tăng sức cạnh tranh của vận tải biển là rất cần thiết để ngành vận tải biển Việt Nam có thể chủ động hội nhập và mở rộng thị trường vận tải biển trong khu vực và trên thế giới. . 03 loại hình là vận tải hàng rời, vận tải hàng lỏng và vận tải container. Có 03 loại vận tải biển thông dụng như: + Vận tải hàng rời: Loại. cảng biển Việt Nam tập trung: Về vận tải biển, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải biển, đáp ứng nhu cầu vận tải biển nội địa, nâng cao thị phần vận chuyển

Ngày đăng: 27/04/2013, 11:19

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan