Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty May 10

34 707 2
Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty May 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tiền thân của công ty May 10 ngày nay là các xưởng mayquân trang được thành lập ở các chiến khu trong toàn quốc từ năm 1946, đến nay sau hơn 50 năm thành lập công ty May 10

LỜI MỞ ĐẦU Từ những năm 1980, Việt Nam bắt đầu bước vào công cuộc đổi mới nền kinh tế theo định hướng của Đáng và Nhà nước. Công cuộc đổi mới và chính sách mở cửa đã khiến nền kinh tế có những bước chuyển mình lớn sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá, mở rộng các lĩnh vực kinh doanh và các thành phần kinh tế để hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Trong điều kiện đó các luồng đầu tư nước ngoài chảy vào Việt Nam rất mạnh kết hợp với nguồn lực tiềm năng trong nước đã thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế. Ở tất cả các thành phần kinh tếchúng ta đều có thể tìm được những mô hình sản xuất kinh doanh năng động có hiệu quả cao. Đặc biệt là ngay trong thành phần kinh tế nhà nước vốn gắn bó lâu năm với cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp thì nay cũng đã có nhiều biến đổi mạnh mẽ thích nghi và trụ vững trong cơ chế hoạt động của nền kinh tế thị trường. Công ty May 10 là một DNNN với chức năng chính là sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu hàng may mặc đã có cố gắng nắm bắt những cơ hội và vượt qua những khó khăn mà xu thế chung của nền kinh tế mang lại để phát triển và vươn lên. Trong quá trình thực tập tại Công ty may 10, với sự giúp đỡ nhiệt tình của cán cán bộ các phòng ban trong Công ty, em đã hoàn thành “Báo cáo thực tập tổng hợp” phản ánh về thực trạng, những mặt thuận lợi, khó khăn, những kết quả đã đạt được cũng như những tồn tại cần khắc phục trong công tác kế hoạch tại Công ty may 10. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của PGS.TS Phạm Văn Vận và các cô, chú, anh, chị trong ban lãnh đạo Công ty, các phòng ban đã hướng dẫn chỉ bảo, góp ý, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành tốt bản Báo cáo thực tập tổng hợp này. Báo cáo thực tập tổng hợp 1 PHẦN I. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CÔNG TY MAY 10 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty May 10 Tiền thân của công ty May 10 ngày nay là các xưởng mayquân trang được thành lập ở các chiến khu trong toàn quốc từ năm 1946, đến nay sau hơn 50 năm thành lập công ty May 10 đã trở thành một trong những công ty hàng đầu của Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực may mặc. Để có được những thành tựu như vậy cho đến ngày nay Công ty May 10 đã trải qua các giai đoạn phát triển sau : * Giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1946-1954) : Sau cách mạng tháng 8/1945 do nhu cầu quần áo, mũ… phục vụ bộ đội hình thành nên các tổ may. Ngày 19/12/1946 sau lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh các xưởng, các nhà máy ở thủ đô Hà Nội nhất loạt rời lên núi rừng Việt Bắc tổ chức thành hai hệ xưởng sản xuất quân trang: hệ chủ lực và hệ bán công xưởng. Gọi là hệ chủ lực vì trong các xưởng này thợ may hầu hết là bộ đội và công nhân quốc phòng. Còn hệ bán công xưởng là loại xưởng chỉ có một số ít thợ thuộc diện công nhân quốc phòng làm nòng CSE cốt cho sản xuất, còn lại là thợ thuê từ ngoài vào làm. Trong thời gian đầu của cuộc kháng chiến từ năm 1947 đến năm 1949 việc may quân trang không chỉ tiến hành ở Việt Bắc mà còn ở các nơi khác như: miền tây tỉnh Thanh Hoá, Ninh Bình, Hà Đông. Các xưởng may được đặt tên theo các bí số: X1, X30, AM1 …chính là những đơn vị tiền thân của xưởng May 10 sau này. Trong những năm 1951-1952, Nha Quân nhu đã tiến hành giải thể các bán công xưởng may ở Nghệ An, Thanh Hoá, Ninh Bình. X30 – nguyên là xưởng may của Liên khu III đóng ở Cầu Vang (Yên Định – Thanh Hoá) và một số cơ sở may khác được sát nhập vào xưởng may chủ lực Yên Sinh (Thanh Hoá ) để thành lập xưởng may chủ lực X40 (đến năm 1956 xưởng X40 sát nhập với xưởng X 10). Tại Việt Bắc các xưởng may nhỏ là AK1,CK1 được sát nhập thành xưởng may Hoàng Văn Thụ sau đó thành xưởng May 1. Báo cáo thực tập tổng hợp 2 Trong số công nhân may ở xưởng may X1 ở Việt Bắc có một số thợ quê ở làng Cổ Nhuế (ngoại thành Hà Nội) tình nguyện bỏ làng theo kháng chiến. Họ được Nha Quân nhu tuyển mộ, tập trung rồi tổ chức thành nòng cốt X1. Đến năm 1952, Xưởng X1 ở Việt Bắc được đổi thành Xưởng May 10 với bí số là X10. Đây chính là tiền thân của công ty May 10 ngày nay. Năm 1952, do qui mô lớn hơn nên xưởng X10 di chuyển về Đinhj Hóa (Bộc Nhiêu – Thái Nguyên). * Giai đoạn 1954 – 1960: Năm 1954 kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc, Xưởng May 10 được lệnh trở về Hà Nội để có điều kiện sản xuất tập trng hơn. Đồng thời, Cục Quân nhu cũng quyết định ghép Xưởng May 40 ở Thanh Hoá vào Xưởng May 10. Với việc ghép hai đơn vị và trở về Thủ Đô, May 10 đã bước vào một giai đoạn phát triển mới cao hơn. Sau một thời gian tìm hiểu, xã Hội Xá thuộc tỉnh Bắc Ninh cũ, nay là Phường Sài Đồng, quận Long Biên, thành phô Hà Nội được chọn làm cơ sở mới của May 10, vì nơi đây đáp ứng được 2 điều kiện cơ bản: - Thứ nhất, Hội Xá là cửa ngõ Thủ Đô, tuận tiện về giao thông (sát đường quốc lộ số 5 và đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, gần sân bay Gia Lâm). - Thứ hai, Hội Xá có khu đất hoang (trước là bãi pháo cua quân đội Pháp và Nhật) rộng gần 20 ha, đủ để xây dựng xí nghiệp lớn, lại không ảnh hưởngđến sản xuất của bà con nông dân quanh vùng. Tháng 10/1955, Tổng cục hậu cần tiến hành biên chế cho Xưởng May 10 số lượng 564 cán bộ, công nhân viên. Ngày 26/7/1956, Xưởng May 10 và Xưởng May 40 được hợp nhất. Cuối quý IV năm 1956, một bộ phận của May 10 được tách ra để thành lập Xưởng May 20 chuyên may đo quần áo cán bộ trung, cao cấp của quân đội đóng ở khu vực Hà Nội. Riêng Xưởng May 10 được Tổng cục hậu cần giao nhiệm vụ may sẵn quần áo cấp phát từ cấp uý trở xuống. Đến cuối năm 1956 đầu năm 1957, quy mô Xưởng May 10 được mở rộng, máy móc được trang bị nhiều hơn với 253 chiếc máy bay, trong đó có 236 chiếc chạy bằng điện . Nhiệm vụ chủ yếu của Xưởng May 10 vẫn là may Báo cáo thực tập tổng hợp 3 quân trang cho quân đội. Yêu cầu về số lượng mặt hàng tuy có nhiều và phức tạp hơn so với thời kỳ kháng chiến, nhưng với sự cố gắng của toàn bộ cán bộ công nhân, Xưởng May 10 đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, sản xuất thêm được nhiều loại hàng quân trang đáp ứng nhu cầu của các binh chủng trong quân đội. * Giai đoạn từ bao cấp đến làm quen với hạch toán kinh tế (1961 -1964): Nhằm góp phần thực hiện nhiệm vụ xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa, tháng 2/1961, xưởng May 10 được chuyển về bộ Công nghiệp nhẹ. Toàn bộ nhà Xưởng, máy móc thiết bị va 1092 cán bộ công nhân Xưởng May 10 được Tổng cục hậu cần, Cục Quân nhu bàn giao về đơn vị quản lý mới. Ngày 20/2/1961, đồng chí Trần Quí Hai (Chủ nhiệm Tổng Cục Hậu Cần) thay mặt Quân uỷ Trung ương Bộ Quốc phòng tặng “cờ thi đua khá nhất ” cho tập thể chiến sĩ Xưởng May 10. Từ thời điểm này, nhiệm vụ của Xí nghiệp là sản xuất theo kế hoạch của Bộ Công nghiệp nhẹ giao. Tuy chuyển đổi cơ quan chủ quản, nhưng hàng năm, Xí nghiệp May 10 vẫn dành từ 90 – 95% năng lực sản xuất quan trang phục vụ quan đội, 5 – 10% năng lực sản xuất còn lại cho mặt hàng phục vụ cho xuất khẩu và dân dụng. Trong thời kỳ thuộc quân đội quản lý, May 10 sản xuất theo chế độ cung cấp, ít tính toán chi ly, thiếu thì xin thêm, thừa thì để lại, vốn hết bao nhiêu cũng được, có cấp trên lo, miễn đảm bảo kế hoạch và thời gian giao hàng cho quân đội. Sau khi chuyển sang Bộ Công nghiệp nhẹ, chế độ bao cấp dần được thay thế bằng cơ chế sản xuất kinh doanh có tính toán đến hiệu quả kinh tế, phải thực hiện hạch toán lỗ, lãi rõ ràng. Đây là sự chuyển đổi không hề dễ dàng, vì nhiều cán bộ, công nhân May 10 đã quen với nếp sản xuất theo cơ chế bao cấp trong nhiều năm liền. Như vậy là chỉ sau ba năm (từ tháng 2/1961 đến tháng 1/1964), kể từ khi chuyển sang bộ Công nghiệp nhẹ quản lý, May 10từ một đơn vị sản xuất theo chế độ bao cấp, cách làm ăn vốn theo nếp cũ, đã kịp thích ứng với cơ chế quản lý mới, sản xuất đã tính đến hiệu quả kinh tế: giá thành sản phẩm phải rẻ, chất lượng phải tốt. Thời gian đầu Xí nghiệp gặp không ít khó khăn về tổ Báo cáo thực tập tổng hợp 4 chức, nhất là về mặt tư tưởng. nhưng chính truyền thống xây dựng và trưởng thành trong kháng chiến của tập thể cán bộ công nhân May 10 đã giúp Xí nghiệp từng bước vượt qua các kho khăn, luôn hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch sản xuất Nhà Nước giao và xứng đáng là một trong những lá cờ đầu nghành may mặc trong xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa. * Giai đoạn 1965 – 1975 : Năm 1965 giặc Mỹ đem không quân ồ ạt đánh phá Miền Bắc để ngăn chặn nguồn chi viện cho Miền Nam, xí nghiệp May 10 nằm cạnh trục đường 5 cong đường giao thông huyết mạch, gần kho xăng dầu, cạnh sân bay Gia Lâm nên đã trở thành mục tiêu đánh phá của không quân Mỹ. Trước tình hình đó xí nghiệp đã hiểu rõ nhiệm vụ mới và nhanh chóng chuyển hướng hoạt động, nhiệm vụ chủ yếu vẫn là sản xuất quân trang phục vụ bộ đội. Năm 1973 sau khi hiệp định Pari được ký kết, nhận thức rõ cuộc đấu tranh thống nhất đất nước của nhân dân ta sắp đến ngày kết thúc, cán bộ công nhân May 10 được cấp trên giao nhiệm vụ may nhiều quân trang phục vụ quân giải phóng. * Giai đoạn từ 1975 đến 1986: Bắt đầu tư giai đoạn này khi đất nước hoàn toàn độc lập, môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh có nhiều biến đổi khác trước. Cuộc kháng chiến đã kết thúc nên việc sản xuất phục vụ cho quân sự không còn mang nặng tính chất bắt buộc như trước. Các doanh nghiệp nói chung và May 10 nói riêng phải tự nỗ lực tìm kiếm thị trường tiêu thụ, nghiên cứu phát triển sản phẩm và doanh thu lúc này là mục tiêu rất được quan tâm. Phương châm hoạt động lúc này của công ty là chuyên sản xuất gia công và làm hàng xuất khẩu. Hoạt động sản xuất kinh doanh lúc này đặt doanh thu và lợi nhuận làm mục tiêu. Mọi nỗ lực của công ty là phải tìm cách tháo gỡ các khó khăn và tìm ra hướng phát triển mới cho hoạt động kinh doanh của công ty. Tuy nhiên trong thực tế, giai đoạn này công ty phải đối mặt với nhiều khó khăn do mất đi thị trường xuất khẩu chủ yếu là Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu. Muốn đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao của Báo cáo thực tập tổng hợp 5 thị trường may mặc thế giới, công ty phải tự mình vươn lên. Tuy nhiên, nhìn lại quá trình hoạt động của công ty, sản phẩm May 10 dần được phát triển và ngày càng hoàn thiện về chất lượng, tiêu chuẩn đáp ứng được yêu cầu của hàng xuất khẩu từ màu áo, chỉ, tay áo, cổ áo đến bao gói. Kết quả là chất lượng, số lượng sản phẩm cứ tăng dần hàng năm. Đặc biệt, trong năm 1984, hai mặt hàng xuất khẩu sang Cộng hòa dân chủ Đức và Bungary được đặt gấp đôi so với năm 1983. Từ năm 1986, mỗi năm xí nghiệp May 10 đã xuất sang thị trường các nước xã hội chủ nghĩa từ 4 đến 5 triệu áo sơ mi. Mặc dù vậy, hoạt động của công ty vẫn gặp phải một số vướng phải rất nhiều khó khăn: tay nghề người lao động chưa cao, thiết bị của xí nghiệp so với nhiều nước có kĩ thuật tiên tiến trên thế giới còn lạc hậu, khả năng cạnh tranh chưa cao. Công tác quản lí –kinh doanh còn non yếu dẫn đến chỗ năng suất thấp, chất lượng sản phẩm chưa thỏa mãn được thị hiếu của khách hàng. Bên cạnh đó trong những năm này, nền kinh tế nước ta mới thoát khỏi chiến tranh, thực hiện chế độ bao cấp tràn lan, đời sống của nhân dân chưa được cải thiện, nhiều hiện tượng tiêu cực xuất hiện. tất cả những điều này ảnh hưởng đến lòng tin và nhiệt tình lao động của công nhân viên chức. * Giai đoạn từ 1986 đến nay : Năm 1986 được xem là một cột mốc lịch sử phát triển kinh tế của Việt Nam. Đại hội lần thứ VI của Đảng đã đề ra đường lối đổi mới xây dựng đất nước trong tình hình mới. Trong đó Đại hội khẳng định phải đổi mới cơ bản về chính sách và cơ chế quản lí kinh tế, từng bước tạo lập trật tự và cơ chế kinh tế mới cho nước ta. Trước yêu cầu của cuộc đổi mới, các ngành kinh tế -kĩ thuật nói chung và ngành dệt may nói riêng phải vươn lên rất nhiều để tranh thủ những thuận lợi do đường lối đổi mới tạo ra, phát huy và khai thác mọi tiềm năng đồng thời phải vượt qua những khó khăn, thử thách lớn. Phương châm hoạt động của công ty là phải thực hiện đổi mới và phát triển toàn diện, chú trọng đến công tác chất lượng sản phẩm và nâng cao năng suất lao động. Báo cáo thực tập tổng hợp 6 Trong giai đoạn này hoạt động kinh doanh của Công ty đã có sự thay đổi lớn từ nhóm thị trường mục tiêu. Vào những năm 1990-1991, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ, nhiều doanh nghiệp của Việt Nam nói chung và May 10 nói riêng đã bị chao đảo do mất đi thị trường truyền thống. Trong khi đó tình hình của May 10 có rất nhiều vấn đề bất cập: nhà xưởng cũ nát, máy móc lạc hậu, tay nghề công nhân thấp, vốn thiếu, bộ máy hoạt động cồng kềnh, năng suất lao động thấp… đã trở thành những trở ngại lớn trên bước đi của doanh nghiệp. Trước tình hình đó, lãnh đạo của công ty đã chuyển mạnh thị trường chủ đạo sang thị trường “khu vực II” – thị trường có nhiều yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm và mẫu mã mặt hàng như: Liên bang Đức, Nhật Bản, Bỉ, Đài Loan, Hồng Kông, Canada… Để đáp ứng được các yêu cầu đó đòi hỏi công ty phải đổi mới trang thiết bị, thay thế 2/3 thiết bị cũ, lạc hậu bằng các thiết bị mới, hiện đại hơn. Đồng thời với đó, công ty thay đổi lại cơ cấu hoạt động của công ty, đào tạo lại các cán bộ công nhân viên của công ty để nâng cao tay nghề sản xuất kinh doanh của công ty. Từ tháng 11 năm 1992, Bộ Công nghiệp nhẹ đã quyết định chuyển xí nghiệp may 10 thành công ty may 10 có tên quốc tế là : GARCO 10. Cùng với đó, công ty đã mạnh dạn đầu tư trang bị thêm các thiết bị kĩ thuật, công nghệ mới, đào tạo công nhân kĩ thuật và cán bộ quản lí, xây dựng thêm các nhà xưởng mới, cải thiện điều kiện làm việc của công nhân và mở rộng thị trường quốc tế. Kết quả đạt được của May 10: Từ năm 1986 đến 1990, mỗi năm công ty sản xuất cho thị trường “khu vực I” (Liên Xô và Đông Âu) từ 4 đến 5 triệu sơ mi theo nội dung các nghị định hàng hóa kí kết giữa Việt Nam và các nước trong hội đồng tương trợ kinh tế (SEV). Sản phẩm gia công sơ mi xuất khẩu cho Cộng hòa dân chủ Đức và Cộng hòa Hungary của công ty đã được Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng khu vực I xét cấp dấu chứng nhận chất lượng Nhà nước cấp I và cấp cao. Trước những sức ép cạnh tranh trong nước và quốc tế, May 10 đã xây dựng chiến lược phát triển lâu dài đến năm 2010, trọng tâm là đầu tư chiều Báo cáo thực tập tổng hợp 7 sâu, đổi mới công nghệ, kết hợp đầu tư mở rộng và đầu tư mới, tận dụng hết cơ sở vật chất hiện có phát triển thị trường lao động ở các điạ phương Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Quảng Bình… Mặt khác chú trọng đào tạo bồi dưỡng nguồn lực con người. Công ty kết hợp với các trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Kinh tế quốc dân, Mỹ thuật công nghiệp tổ chức đào tạo chuyên ngành kĩ sư công nghiệp may, cử nhân quản trị kinh doanh, cử nhân mỹ thuật công nghiệp nhằm nâng cao trình độ quản lí cho cán bộ hiện tại và lâu dài. 2. Đặc điểm của công ty May 10 * Thị trường và nghành nghề kinh doanh của công ty Công ty May 10 có một thị trường tiêu thụ rộng khắp cả nước, trải dài từ các tỉnh miền Bắc tới các tỉnh miền Nam và rất nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, thị trường của công ty mới chỉ phát triển mạnh ở thị trường quốc tế còn thị trường nội địa thì chỉ mới phát triển ở khu vực phía Bắc và phía Nam. Sản phẩm của Công ty có mặt trên thị trường với cơ cấu đa dạng, chất lượng và mẫu mã phù hợp đã phần nào đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của mọi tầng lớp nhân dân. Hiện nay, danh mục sản phẩm của Công ty bao gồm hơn 100 chủng loại sản phẩm may mặc các loại. * Đặc điểm máy móc, thiết bị và công nghệ của Công ty Công ty May 10 rất chú trọng vào cong tác đầu tư đổi mới trang thiêt bị công nghệ, hiện đại hoá sản xuất. Tính cho đến nay, do nhu câu thị trường ngày càng phong phú thì ngoài những thiết bị đã có công ty còn đầu tư thêm các dây chuyền thiết bị hiện đại của Đức, Italia, Pháp, Ba Lan, Đan Mạch… Việc đầu tư đó không chỉ làm tăng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn đóng góp lớn vào việc đa dạng hoá sản phẩm. Tại các phân xưởng việc sản xuất các sản phẩm được bố trí theo dây chuyền nước chảy, các bộ phận của sản phẩm may sau khi được cắt sẽ được chuyển sang may lần lượt từng bước từ đầu đến cuối dây chuyền hình thành nên sản phẩm hoàn chỉnh. Như vậy các bước công việc được dây chuyền hoá, Báo cáo thực tập tổng hợp 8 phân chia rõ ràng do vậy người quản lý có thể dễ dàng đánh giá được chất lượng thực hiện của mỗi bước công việc. Qui trình sản xuất của Công ty được chuyên môn hoá cao, sản phẩm được sản xuất theo một qui trình khoa học * Đặc điểm lao động của doanh nghiệp Do hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng phát triển để đáp ứng nhu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh lực lượng lao động của Công ty không ngừng được nâng lên về số lượng và củng cố về chất lượng. Về mặt số lượng: từ một công ty chỉ có gần 1000 lao động đến nay đã lên tới khoảng 7800 người và số lượng này đã không ngừng tăng thêm mỗi năm chủ yếu là công nhân sản xuất. Do số lượng lao động không ngừng tăng mỗi năm trong khi đó diện tích mặt bằng của công ty lại không tăng nên Công ty đã đầu tư xây dựng một số các xí nghiệp ở các địa phương khác như: Thái Bình, Hải Phòng, Nam Định, Quảng Bình…Do đặc điểm của Công nghiệp may nên lao động của Công ty chủ yếu là lao động nữ chiếm khoảng 80% tổng số lao động của toàn công ty. Về mặt chất lượng: ban giám đốc rất chú trọng đến chât lượng lao động để nhằm nâng cao tay nghề, kiến thức chuyên môn cho cán bộ công nhân viên. Công ty thường xuyên mở các lớp đào tạo tại doanh nghiệp và gửi đi học bên ngoài về quản lý kinh tế, an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp, ngoại ngữ, nâng cấp bậc cho công nhân. 3. Chức năng nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Công ty May 10 Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty May 10 Báo cáo thực tập tổng hợp 9 Báo cáo thực tập tổng hợp 10 P h ò n g T C K T Tổng GĐ CT HĐQT ĐDLĐ về ATSK Phó tổng GĐGĐ điều hànhĐDLĐ về MT ĐDLĐ về CL GĐ điều hành GĐ điều hành P . K i n h d o a n h P h ò n g Q A T ổ k i ể m h o á T ổ q u ả n t r ị T r ư ở n g c a A P h ò n g k ế h o ạ c h 5 x í n g h i ệ p m a y T ổ h ò m h ộ p T r ư ở n g c a B V ă n p h ò n g B a n đ ầ u t ư C á c P X p h ụ t r ợ X N đ ị a p h ư ơ n g P h ò n g k h o v ậ n T r ư ờ n g đ à o t ạ o Tổ cắt A Tổ là ACác tổ cắtmay Các tổ may Tổ cắt B Tổ là B Nguồn: Ban tổ chức hành chính công ty May 10 P h ò n g k ĩ t h u ậ t Sơ đồ: Cơ cấu tổ chức công ty may 10 [...]... quả trong công tác quản lý Báo cáo thực tập tổng hợp 20 Tăng cường hơn nữa sự hợp tác các đơn vị bạn trong nghành Cải tiến quy trình làm việc của các bộ phận trong Công ty Tăng cường tính chủ động và hợp tác chặt chẽ giữa các đơn vị trong Công ty Tránh chồng chéo hoặc bỏ xót trong công tác quản lý Luôn lấy hiệu quả làm thước đo các công việc của các đơn vị trong Công ty Báo cáo thực tập tổng hợp 21 PHẦN... VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CÔNG TY MAY 10 .2 1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty May 10 2 2 Đặc điểm của công ty May 10 8 3 Chức năng nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Công ty May 10 .9 PHẦN II THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI 15 1 Thực Trạng Sản Xuất Kinh Doanh .15 2 Định hướng và các giải pháp chính mà Công ty đã đề ra: .20 PHẦN... xuất khẩu hàng may măc sang thị trường Nhật Bản là vấn đề cần thiết và lâu dài trong sự phát triển của nghành may mặc Việt Nam nó chung và nhất là với công ty cổ phần May 10 Vì vậy để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của Công ty sang thị trường Nhật Bản em chọn hướng đê tài nghiên cứu thứ hai là: “Phát triển thị trường Nhật bản của Công ty cổ phần may 10 ” Báo cáo thực tập tổng hợp 31 KẾT LUẬN... Hiện nay, Công ty có hơn 7800 cán bộ công nhân viên trong đó tại các Xí nghiệp địa phương có hơn 4500 lao động, tỷ lệ lao động từ các tỉnh đến làm việc tại Công ty chiếm 70% Lao động không ổn định, thiếu về số lượng và chất lượng, tay nghề chưa đáp ứng với nhu cầu phát triển của Doanh nghiệp Nguyên nhân do thị trường lao động biến động mạnh, Công ty gần Báo cáo thực tập tổng hợp 15 các khu công nghiệp... trình thực tập bước đầu em đã được làm quen với công việc Sau những ngày bỡ ngỡ ban đầu tiếp xúa thực tế công việc đã qua, thay vào đó em đã làm quen với công việc lập kế hoạch ở công ty Em nhận thấy đây là công việc khá là bận rộn và đòi hỏi tính cẩn thận, chặt chẽ trong việc đề ra các kế hoạch Và có thể nói công việc này thực sự rất quan trọng và cần thiết Qua thời gian thực tập tìm hiểu tại Công ty. .. Sinh viên Nguyễn Quang Huy A Báo cáo thực tập tổng hợp 32 NHẬN XÉT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10 Báo cáo thực tập tổng hợp MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ... lao động tièn lương có sự sắp xếp lại, khối lượng công việc tăng nhiêu tuy nhiên nhân sự không được bổ sung Báo cáo thực tập tổng hợp 14 PHẦN II THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI 1 Thực Trạng Sản Xuất Kinh Doanh Công ty cổ phần May 10 có rất nhiều thuận lợi về địa thế, nằm ở cửa ngõ Thủ đô, gần trung tâm chính trị, văn hóa –xã hội công nghiệp của cả nước, giao thông thuận lợi gần... các đơn vị trong toàn Công ty, xây dựng cơ chế khuyến khích các dơn vị thực hành tiết kiệm chống lãnh phí Giao việc hạch toán cho các xí nghiệp của địa phương, tiến tơi thành lập các công ty con, chuyển công ty thành tổng Công ty Xây dựng cơ chế khuyến khích sự sáng tạo của mỗi cá nhân ở từng vị trí công việc Tập trung đầu tư cho bộ phận sáng chế, thiết kế mẫu phù hợp để Công ty có đủ năng lực cạnh... bộ máy móc thiết bị công nghệ cao và mở rộng năng lực sản xuất.Thiết bị được sử dụng ở may 10 hầu hết là những công nghệ tiên tiến được nhập khẩu từ năm 2004 từ Nhật Bản, Mỹ và một số từ Trung Quốc Công ty có đầy đủ các chủng loại thiết bị hiện đại đủ phục vụ cho quá trình sản xuất đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng Báo cáo thực tập tổng hợp 17 Máy móc thiết bị của công ty bao gồm: STT Tên... triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất của Tổng giám đốc, đảm bảo sản phẩm sản xuất đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, quản lý va sử dụng hiệu quả các nguồn lực, thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động, chăm lo bảo vệ quyền lợi người lao động, thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo quy định của Tổng giám đốc Báo cáo thực tập tổng hợp 12 * Trường công nhân kỹ thuật may thời trang: là đơn vị trực thuộc cơ quan,

Ngày đăng: 27/04/2013, 09:39

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan