Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu chè của tỉnh Phú Thọ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

86 609 1
Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu chè của tỉnh Phú Thọ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Cây chè có lịch sử phát triển lâu đời trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Nhiều năm qua, cây chè luôn được xác định là cây kinh tế mũi nhọn đối với các huyện trong vùng sản xuất chè nói riêng và tỉnh Phú Thọ nói chung

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cây chè có lịch sử phát triển lâu đời trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Nhiều năm qua, cây chè luôn được xác định là cây kinh tế mũi nhọn đối với các huyện trong vùng sản xuất chè nói riêng và tỉnh Phú Thọ nói chung. Chính vì vậy phát triển cây chèmột trong những chương trình kinh tế trọng điểm của tỉnh Phú Thọ. Ngành sản xuấtxuất khẩu chè đang ngày càng đóng vai trò quan trọng và trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, với 80% sản lượng chè của tỉnh được dành cho xuất khẩu. Lợi nhuận từ xuất khẩu chè đã góp phần không nhỏ trong việc phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. Không những thế, xuất khẩu chè và tạo thói quen uống chè cho người nước ngoài là một trong những biện pháp hữu hiệu trong việc xây dựng và quảng bá hình ảnh về đất nước và con người Việt Nam nói chung và quê hương Đất tổ nói riêng. Tuy nhiên một thực tế cho thấy chè xuất khẩu của tỉnh chưa thực sự có uy tín, chưa có chất lượng cao so với các nước trong khu vực và thế giới, thậm chí ngay cả trong nước. Nguyên nhân cơ bản của vấn đề này nằm ngay trong những khâu đầu của quy trình sản xuất, từ xây dựng vùng nguyên liệu, chọn giống, công nghệ chế biến,… Hầu hết các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu chè đều gặp khó khăn về nguồn nguyên liệu đầu vào, giá cả biến động, sản xuất manh mún, thậm chí phải đối mặt với nguy cơ mất thị trường. Mặc dù phần lớn sản lượng chè của tỉnh sản xuất ra dành cho xuất khẩu song chủ yếu dưới dạng nguyên liệu, chưa định vị được thương hiệu, giá thành thấp, dẫn đến thu nhập của người trồng và sản xuất chè còn chưa cao. Ngành sản xuấtxuất khẩu chè chưa phát huy được tiềm năng thế mạnh, khẳng định là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. PHAN DIỆU LINH Kế hoạch 47A Trong tiến trình hôi nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay, với tư cách là ngành sản xuấtxuất khẩu mũi nhọn của tỉnh Phú Thọ, ngành chè cũng không thể đứng ngoài cuộc. Tham gia vào thị trường chè thế giới đòi hỏi chè của tỉnh Phú Thọ phải chủ động tìm biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu. Xuất phát từ những lý do trên, việc thực hiện đề tài: “ Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu chè của tỉnh Phú Thọ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” là hết sức cần thiết. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung: Đưa ra một số các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu chè của tỉnh Phú Thọ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Mục tiêu cụ thể: Hệ thống hoá cơ sở lý luận về hoạt động xuất khẩu. Đánh giá thực trạng xuất khẩu chè của tỉnh Phú Thọ hiện nay. Thông qua những nghiên cứu đề ra những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu chè của tỉnh Phú Thọ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. 3. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động sản xuất, chế biến và xuất khẩu sản phẩm chè của tỉnh Phú Thọ. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp thống kê số liệu, đánh giá thực trạng xuất khẩu chè của tỉnh Phú Thọ, kết hợp với biện pháp tổng hợp dữ liệu, phân tích thị trường và dự báo từ đó đưa ra một số giải pháp cơ bản đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu chè của tỉnh Phú Thọ. PHAN DIỆU LINH Kế hoạch 47A 5. Phạm vi nghiên cứu Về mặt nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động xuất khẩu Về mặt không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và tham khảo một số tỉnh lân cận. Về mặt thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2002 đến nay và đưa ra một số giải pháp cho giai đoạn tới. 6. Kết quả dự kiến đạt được Về mặt lý luận: Đề tài làm rõ các vấn đề về xuất khẩu, hoạt động xuất khẩu sản phẩm. Phân tích một cách tổng quát tình hình hoạt động sản xuất, chế biến và xuất khẩu chè của Phú Thọ hiện nay và những cam kết và yêu cầu của các thị trường chính đối với sản phẩm chè trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Về mặt thực tiễn: Đề tài đi phân tích, đánh giá thực trạng xuất khẩu sản phẩm chè của tỉnh Phú Thọ Về mặt giải pháp: Từ đó đưa ra một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu chè của tỉnh Phú Thọ. PHAN DIỆU LINH Kế hoạch 47A Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẨT KHẨU HÀNG HỐ 1.1. LÝ THUYẾT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU 1.1.1. Khái niệm về xuất khẩuxuất khẩu hàng hố Xuất khẩu được hiểu là hoạt động bán hàng hố, dịch vụ sản xuất trong nước cho người nước ngồi. Nếu hiểu theo nghĩa rộng nhất, xuất khẩu bao gồm việc bán hàng hố, dịch vụ cho người nước ngồi (một mặt là thương mại hàng hố) và xuất khẩu các yếu tố sản xuất. Xuất khẩu hàng hố là hoạt động đưa hàng hố ra khỏi một nước ( từ nước này sang nước khác) để bán, trên cơ sở dùng tiền làm phương tiện thanh tốn ( tiền có thể là ngoại tệ đối với một quốc gia hoặc đối với cả hai quốc gia) hoặc trao đổi láy một hàng hố khác có giá trị tương đương. Theo điều 2, Nghị định số 57/1998 NĐ-CP của Chính phủ nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Hoạt động xuất khẩu hàng hố là hoạt động bán hàng hố của thương nhân Việt Nam với thương nhân nước ngồi theo các hợp đồng mua bán hàng hố, bao gồm cả hoạt động tạm nhập tái xuất và chuyển khẩu hàng hố. Theo khoản 1 điều 28 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005: Xuất khẩu hàng hố là việc hàng hố được đưa ra ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật. Dù hiểu theo nghĩa nào thì hoạt động xuất khẩu nói chung và xuất khẩu hàng hố nói riêng đều có những tác động to lớn đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của mỗi quốc gia. PHAN DIỆU LINH Kế hoạch 47A 1.1.2. Các hình thức xuất khẩu hàng hoá Hiện nay trên thế giới có rất nhiều hình thức xuất khẩu khác nhau nhưng nhìn chung có các hình thức chủ yếu sau: Một là, xuất khẩu trực tiếp, Đây là hoạt động xuất khẩu các hàng hoá dịch vụ do chính doanh nghiệp sản xuất ra hoặc đặt mua từ các doanh nghiệp sản xuất trong nước, sau đó xuất khẩu những sản phẩm này sang các quốc gia khác với danh nghĩa là hàng của mình. Ưu điểm của hình thức này là giúp các doanh nghiệp hay quốc gia khẳng định được uy tín trên thị trường quốc tế bởi sự gắn kết giữa hàng hoá đó và thương hiệu của doanh nghiệp, quốc gia. Đồng thời thu được lợi nhuận cao, giảm các chi phí trung gian tạo điều kiện thâm nhập thị trường, chủ động trong sản xuấtxuất khẩu. Tuy vậy, hình thức này đòi hỏi một lượng vốn khá lớn và tiền ẩn nhiều rủi ro khó có thể báo trước. Hai là, xuất khẩu gia công uỷ thác. Đây là hình thức các doanh nghiệp đứng ra nhập nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm cho các doanh nghiệp gia công, sau đó thu hồi thành phẩm để xuất cho bên nước ngoài. Doanh nghiệp đóng vai trò trung gian, là cầu nối giữa đơn vị gia công và đơn vị uỷ thác. Kết thúc hợp đồng doanh nghiệp được hưởng tỷ lệ phần trăm nhất định theo giá của lô hàng. Hình thức này không đòi hỏi doanh nghiệp phải bỏ vốn đầu tư nhưng phần trăm thu được không nhiều. Ba là, xuất khẩu uỷ thác. Đây là hình thức doanh nghiệp đóng vai trò trung gian xuất khẩu, làm thay cho các doanh nghiệp có hàng những thủ tục cần thiết để xuất khẩu hàng và hưởng phần trăn theo giá trị hàng xuất khẩu đã được thoả thuận. Hình thức này có ưu điểm là mức độ rủi ro thấp, không cần vốn mua hàng nhưng lợi nhuận bị phân chia, mất sự liên hệ trực tiếp với thị PHAN DIỆU LINH Kế hoạch 47A trường đồng thời đòi hỏi doanh nghiệp phải có cán bộ kinh doanh có kinh nghiệm về nghiệp vụ xuất nhập khẩu. Bốn là, buôn bán đối lưu. Đây là phương thức giao dịch trao đổi hàng hoá trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua, lượng hàng giao dịch đi có giá trị tương ứng với lượng hàng nhận về. Thực chất của hình thức này là sự mở rộng của phương thức giao dịch hàng đổi hàng. Năm là, xuất khẩu theo nghị định thư. Hình thức xuất khẩu này nhằm mục đích thực hiện những thoả thuận đã được ký kết giữa chính phủ của các quốc gia với nhau. Hình thức xuất khẩu nầy đảm bảo được khả năng thanh toán là rất cao nhưng đi kèm với nó là liên quan đến uy tín, lợi ích của quốc gia trên thị trường quốc tế mà không phải doanh nghiệp nào cũng có thể đáp ứng được. Sáu là, xuất khẩu tại chỗ. Đây là hình thức mà hàng hoá và dịch vụ có thể chưa vượt ra khỏi biên giới quốc gia nhưng ý nghĩa kinh tế của nó cũng giống như hoạt động xuất khẩu. Đó là việc cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho các đoàn ngoại giao, khách du lịch quốc tế,…Hoạt động xuất khẩu này đang được phổ biến có nhiều ưu điểm như giảm được chi phí vận chuyển, độ rủi ro thấp. Bảy là, gia công xuất khẩu. Đâymột hình thức kinh doanh theo đó một bên nhập nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm từ bên đặt gia công sau đó chế biến thành thành phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công.Hình thức này giúp bên nhận gia công tạo công ăn việc làm cho người lao động, nhận được các thiết bị công nghệ tiên tiến để phát triển sản xuất. tuy nhiên doanh nghiệp sẽ bị động, chất lượng sản phẩm không đều. PHAN DIỆU LINH Kế hoạch 47A Tám là, tạm nhập tái xuất. Đây là việc xuất khẩu những hàng hoa trước đây đi nhập khẩu về nhưng vẫn chưa tiến hành các hoạt động chế biến. Mục đích của việc tái xuất khẩu là mua rẻ hàng hoá ở nước này sau đó bán đắt ở nước khác và thu số ngoại tệ lớn hơn số vốn bỏ ra. Hàng hoá có thể đi từ nước xuất khẩu đến nước tái xuất rồi sang nước thứ ba hoặc có thế đi thẳng từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu. 1.1.3. Nội dung của hoạt động xuất khẩu: a. Quy mô xuất khẩu Xác định quy mô xuất khẩu một mặt hàng bao gồm việc xác định sản lượng cũng như doanh thu của mặt hàng đó. Về mặt logic, sản phẩm có sức cạnh tranh cao, dễ bán trên thị trường thì sẽ có doanh thu cao. Ngược lại, sức cạnh tranh của sản phẩm thấp thì doanh thu thu được từ hoạt động thương mại cũng nhỏ hơn. Việc xác định quy mô, tốc độ xuất khẩu nói chung phụ thuộc vào quy mô, tốc độ tăng trưởng kinh tế và sự biến động trên thị trường quốc tế. Khi nhu cầu thị trường tăng lên, doanh thu xuất khẩu cao và tốc độ xuất khẩu cũng tăng trưởng đều đặn với cùng xu hướng phản ánh khả năng thỏa mãn nhu cầu và thị hiếu thị trường cũng như sức cạnh tranh của hàng hóa so với các đối thủ khác. b. Chi phí sản xuất và giá sản phẩm xuất khẩu Chi phí để tạo ra một hàng hóa là chi phí tính trên một đơn vị sản phẩm có xem xét tương quan với chất lượng sản phẩm đó. Chi phí sản xuất hàng hóa, đặc biệt là nông sản dựa trên lợi thế so sánh của mỗi quốc gia, khu vực. Các nước có lợi thế so sánh trong hoạt động sản xuất nông sản, nhờ tích lũy kinh nghiệm qua nhiều thế hệ, cũng như điều kiện tự nhiên thuận lợi cho các giống cây phát triển Tuy nhiên, hiện nay cạnh tranh nhằm giảm chi phí sản xuất nông sản xuất khẩu không chỉ dựa vào điều kiện tự nhiên thuận lợi và PHAN DIỆU LINH Kế hoạch 47A kinh nghiệm trong sản xuất, mà phải dựa trên hiệu quả của tất cả các khâu: sản xuất, thu mua, vận chuyển, chế biến, kho bãi, cầu cảng… Bên cạnh đó, chi phí sản xuất chỉ là điều kiện cần chứ chưa đủ để nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu, vì nông sản xuất khẩu muốn cạnh tranh với các đối thủ khác còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chiến lược kinh doanh, marketing, quản trị xuất khẩu, khả năng dự báo và đối phó với những thay đổi bất thường của thị trường quốc tế… Giá cả của bất kỳ loại hàng hóa xuất khẩu nào cũng phục thuộc vào các yếu tố như: chi phí, nhu cầu, mức độ cạnh tranh, các quy định về luật và thuế xuấtnhập khẩu, khả năng thống trị thị trường của mặt hàng… Thông thường, cùng một mặt hàng với cùng chất lượng, kiểu dáng bao bì… người tiêu dùng sẽ chọn lựa dựa trên tiêu chuẩn về giá. Giá hàng hóa của hãng càng rẻ càng có lượng tiêu thụ lớn. Tuy nhiên, giá cao cũng có tác dụng kích thích người mua, vì nó hàm ý giá trị của hàng hóa cao hơn. Giá cả của nông sản đặc biệt phụ thuộc vào công đoạn chế biến. Càng gia tăng công đoạn chế biến với kỹ thuật hiện đại, giá trị nông sản càng cao dẫn đến giá bán cũng sẽ gia tăng. c. Cơ cấu và chất lượng hàng xuất khẩu Chủng loại nông sản trên thế giới rất đa dạng, với nhiều kiểu, tên gọi và chất lượng khác nhau. Hơn thế, nông sản mà mỗi vùng miền với đặc điểm khí hậu, đất đai, nguồn nước, chế độ canh tác và giống lâu đời đã tạo nên rất nhiều loại đặc sản của từng địa phương. Việc xác định loại nông sản xuất khẩu chính phải dựa trên lợi thế so sánh của mỗi quốc gia (lợi thế về điều kiện tự nhiên, nguồn lực, về kinh nghiệm…) cũng như yêu cầu của các thị trường tiềm năng. PHAN DIỆU LINH Kế hoạch 47A d. Thị trường và thương hiệu nông sản xuất khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Việc xác định chỉ tiêu cho từng thị trường xuất khẩu nằm trong định hướng xuất khẩu của các quốc gia dưới áp lực cạnh tranh toàn cầu. Định hướng thị trường xuất khẩu không những giúp các quốc gia xác định lợi thế so sánh và yêu cầu từ thị trường từ đó tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa mà còn hỗ trợ các nhà quản lý xác định và dự báo được quy mô và chủng loại nông sản xuất khẩu làm cơ sở để đề xuất kế hoạch sản xuất cho kỳ tiếp theo. Do đó, định hướng thị trường xuất khẩutính quyết định tính khả thi của chiến lược. Xác định chỉ tiêu thị trường xuất khẩu bao gồm: dự báo nhu cầu gạo trên thị trường quốc tế (các thị trường truyền thống và các thị trường tiềm năng), xác định các yêu cầu về đảm bảo an toàn vệ sinh, các quy định kiểm tra, các yêu cầu về thời gian số lượng. 1.1.3. Các yếu tố tác động đến hoạt động xuất khẩu a. Quan hệ chính trị ngoại giao Một quốc gia muốn phát triển thị trường hàng hoá xuất khẩu phải có đường lối chính trị mở cửa hội nhập với thế giới một cách nhất quán và ổn định lâu dài, có quan hệ ngoại giao cởi mở được thể hiện cụ thể cụ thể bằng các hiệp định được ký kết và triển khai cụ thể cho từng thời kỳ. Việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa các nước là điều kiện tiên quyết thúc đẩy hoạt động xuất khẩu và tìm thị trường đối tác. b. Chính sách thương mại của Nhà nước Chính sách mậu dịch tự do: một nước theo đuổi chính sách mậu dịch tự do thì ở đó Nhà nước sẽ không can thiệp trực tiếp và quá trình điều tiết ngoại thương, Nhà nước sẽ mở cửa hoàn toàn thị trường nội địa để cho hàng hoá và PHAN DIỆU LINH Kế hoạch 47A vốn đầu tư tự do lưu thông và tạo điều kiện cho hoạt động thương mại quốc tế tự do phát triển. Chính sách bảo hộ mậu dịch: khi sử dụng chính sách này Nhà nước thường áp dụng các công cụ, biện pháp thuế quan và phi thuế quan để tránh cho hàng hoá và doanh nghiệp trong nước khỏi cạnh tranh trực tiếp với hàng hoá và doanh nghiệp nước ngoài. c. Thuế quan Thuế quan được hiểu là loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu hoặc quá cảnh. Thuế xuất khẩu sẽ tác động đến giá cả của hàng hoá bán ra nước ngoài. Nếu Nhà nước đánh thuế vào hàng xuất khẩu sẽ làm cho giá cả của mỗi đơn vị hàng hoá xuất khẩu cao hơn so với khi không có thuế và sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hoá trên trường quốc tế. Do vậy, để khuyến khích hoạt động xuất khẩu, Nhà nước cần có những chính sách linh hoạt, miễn giảm thuế xuất khẩu cho các loại hàng hoá để mở rộng thị trường, tăng GDP cho nền kinh tế. d. Hạn ngạch xuất khẩu Hạn ngạch là quy định của Nhà nước về số lượng và giá trị của một loại hàng hoá hoặc một nhóm hàng hoá được phép xuất khẩu. Đây là công cụ quan trọng thứ hai sau thuế tác động trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu hàng hoá. Trên thực tế thì để khuyến khích xuất khẩu, cách tốt nhất là Nhà nước không nên áp dụng hạn ngạch xuất khẩu trừ những trường hợp các mặt hàng có liên quan đến an ninh quốc gia như lúa gạo hoặc các hàng hoá xuất khẩu sang những thị trường mà tại đó có quy định hạn ngạch nhập khẩu. e. Tỷ giá hối đoái PHAN DIỆU LINH Kế hoạch 47A [...]... ẢNH HƯỞNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐẾN XUẤT KHẨU CHÈ: 1.3.1 Ảnh hưởng của hội hập kinh tế quốc tế đến xuất khẩu chè Hội nhập kinh tế quốc tế với việc Việt Nam gia nhập WTO là một sự kiện trọng đại, nó đánh dấu một mốc lịch sử quan trọng của đất nước trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới Sự kiện này vừa mở ra cơ hội đồng thời cũng chứa đựng nhiều thách thức đối với nền kinh tế nói chung... sinh trong thời gian tới 1.3.3 Sự cần thiết đẩy mạnh xuất khẩu chè của tỉnh Phú Thọ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế đang diễn ra sâu sắc, phân công lao động quốc tế được hình thành, các quốc gia phải dựa vào nhau để cùng phát triển Với điều kiện là một tỉnh miền núi, Phú Thọ có diện tích hơn 10 ngàn ha trồng chè, chè đã trở thành mặt hàng xuất khẩu. .. xuất khẩu chè của tỉnh Phú Thọ a Quan hệ chính trị ngoại giao PHAN DIỆU LINH Kế hoạch 47A Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ảnh hưởng mạnh mẽ tới xuất khẩu chè của Việt Nam nói chung và chè của Phú Thọ nói riêng Việc hội nhập quốc tế thông qua các hiệp định thương mại song phương và đa phương, tham gia vào các định chế kinh tế khu vực và quốc tế sẽ tạo ra những cơ hội thuận lợi để đưa sản phẩm chè của. .. trường quốc tế 1.2 TỔNG QUAN NGÀNH CHÈ VÀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CHÈ CỦA TỈNH PHÚ THỌ 1.2.1 Lịch sử hình thành ngành chè của tỉnh Phú Thọ Nói đến chè Phú Thọ là người ta liên tưởng tới một sản phẩm có truyền thống lịch sử lâu đời, gắn liền với truyền thuyết Vua Hùng và lịch sử ngành chè Việt Nam Phú Thọ được xem như cái nôi của ngành chè Việt Nam Năm 1885 Pháp đã tiến hành khảo sát về cây chè trên đất Phú Thọ. .. tượng văn hoá của mảnh đất Phú Thọ, gắn bó chặt chẽ với đời sống của người dân Phú Thọ Nói đến Phú Thọ, người ta nghĩ ngay đến “Rừng cọ, đồi chè, đồng xanh ngào ngạt”… 1.2.2 Những đặc trưng cơ bản của chè của tỉnh Phú Thọ - Về hương vị Với các thành phần hoá học củachè tại Phú Thọ đã làm cho các sản phẩm chế biến chè Phú Thọ có hương vị đặc biệt khác hẳn cây chè ở những vùng đất khác là Chè ngọt mát,... động xuất khẩu mà phân công lao động quốc tế ra đời Từ đó làm các quốc gia phụ thuộc vào nhau nhiều hơn Các quốc gia sẽ đặt mục tiêu kinh tế lên hàng đầu thúc đẩy quan hệ ngoại giao phát triển Đến lượt nó, quan hệ ngoại giao là điều kiện tiền đề thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế, đẩy mạnh xuất khẩu b Đới với quốc gia nhập khẩu Không chỉ có vai trò to lớn đối với quốc gia xuất khẩu, hoạt động xuất khẩu. .. ngạch xuất khẩu Giá trị xuất khẩu: Năm 2007, giá trị xuất khẩu chè trên địa bàn đạt 37.500 ngàn USD, tăng 2,78 lần so với năm 2002 Tỷ trọng giá trị xuất khẩu chiếm 25% so với tổng giá trị xuất khẩu trên địa bàn, tăng 6% so với năm 2002 Bảng 4: Cơ cấu giá trị xuất khẩu chè tỉnh Phú Thọ năm 2002 Nguồn: Niên giám thống kê 2006 tỉnh Phú Thọ Bảng 5: Cơ cấu giá trị xuất khẩu chè tỉnh Phú Thọ năm 2007 Nguồn:... phường Hồng Châu, Thị xã Phú Thọ Vì vậy, Chè trở thành biểu tượng văn hoá của mảnh đất Phú Thọ, gắn bó chặt chẽ với đời sống của người dân Phú Thọ Nói đến Phú Thọ, người ta nghĩ ngay đến Chè bổ ngập dao phay” Trong dân gian, nhiều thứ được gắn với Chè như: Con gái xứ Chè, Mắt đen hạt Chè, Mùi thơm hương Chè, Giọng nói ngọt như vị Chè - Về tính kinh tế nhờ quy mô lớn: Phú Thọ với địa hình chủ yếu... quan trọng nhất để nhập khẩu máy móc, công nghệ để phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là từ xuất khẩu Xuất khẩu vừa là tiền đề, là động lực của nhập khẩu Thúc đẩy xuất khẩu để tăng khả năng nhập khẩu mở rộng sản xuất và tăng trưởng kinh tế Đây chính là sự kết hợp giữa nội lực và PHAN DIỆU LINH Kế hoạch 47A ngoại lực trong tăng trưởng kinh tế Ngoại tệ thu được từ xuất khẩu còn là nguồn tăng... Giang, Yên Bái, Sơn La,…phát triển mạnh việc trồng và tiêu thụ chè, trở thành các đối thủ trực tiếp, chia sẻ thị trường và cạnh tranh với chè Phú Thọ Tuy nhiên, chè Phú Thọ vẫn chiếm thị phần lớn nhất, giá bán tương đương một số loại chè trong cả nước, chỉ thấp hơn so với chè Thái Nguyên; thực tế vẫn đóng vai trò dẫn đầu thị trường chè trong nước Sản phẩm chè của tỉnh Phú Thọ đã khá nổi tiếng, được người

Ngày đăng: 26/04/2013, 15:15

Hình ảnh liên quan

Bảng 1: So sánh các đối thủ cạnh tranh ở thị trường  các tỉnh Phía Bắc - Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu chè của tỉnh Phú Thọ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Bảng 1.

So sánh các đối thủ cạnh tranh ở thị trường các tỉnh Phía Bắc Xem tại trang 26 của tài liệu.
Bảng 10: Tỷ trọng xuất khẩu của từng loại chè của Phú Thọ giai đoạn (1990-2007) - Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu chè của tỉnh Phú Thọ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Bảng 10.

Tỷ trọng xuất khẩu của từng loại chè của Phú Thọ giai đoạn (1990-2007) Xem tại trang 40 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan