Luận văn tốt nghiệp về hoạt động tín dụng về ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long.

88 823 6
Luận văn tốt nghiệp về hoạt động tín dụng về ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận văn tốt nghiệp về hoạt động tín dụng về ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QTKD  LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Đề tài: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG PHÒNG GIAO DỊCH SA ĐÉC ĐỒNG THÁP Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Th.S ĐÀM THỊ PHONG BA HUỲNH ĐINH THÁI MSSV: 4043157 Lớp: Kế Toán 01 Khóa 30 Cần Thơ – 2008 GVHD:Th.s Đàm Thị Phong Ba Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Đinh Thái Trang 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Đồng Tháp là một Tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, và có thể nói là tỉnh nghèo, kinh tế nông nghiệp còn chiếm phần chủ yếu, cơ sở hạ tầng chưa phát triển mạnh, tốc độ tăng trưởng chậm so với yêu cầu, nhà cửa còn nhiều vách tre mái lá, thường xuyên bị ngập khi lũ về, không ổn định nơi ăn chỗ ở. Với chủ trương của Đảng và Nhà nước, để đưa đất nước nói chung tỉnh Đồng Tháp nói riêng từng bước thoát khỏi nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu tiến tới công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, tạo cho người dân có nhà ở kiên cố ổn định, đẩy mạnh cơ sở hạ tầng, tập trung các dự án lớn để tạo động lực phát triển kinh tế tỉnh. Ngày nay ít có thiết chế nào tác động đến đời sống con ngườivà xã hội mạnh mẽ bằng hoạt động Ngân hàng. Cùng với sự đi lên của đất nước, hệ thống ngân hànghoạt động của nó được tôn vinh như những cơ sở, những động lực cho sự phát triển của nền kinh tế hiện đại. Và trong nền kinh tế thị trường thì Ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng. Hệ thống Ngân hàng với chức danh nổi bật là huy động tài chính nhàn rỗi và các nguồn lực khan hiếm của xã hội để cung ứng một cách tốt nhất, lợi ích nhất cho nhu cầu sản xuất, trao đổi, thanh toán góp phần thúc đẩy lưu thông hàng hoá, nhanh chóng, điều tiết và kiểm soát thị trường tiền tệ và thị trường vốn. Với vai trò như vậy thì hoạt động Ngân hàng rất cần cho sự phát triển kinh tế cả nước cũng như của tỉnh Đồng Tháp nói riêng. Nó có vị trí tiên phong trong công việc phát triển toàn diện nền kinh tế. Vì vậy mà các Ngân hàng ngày càng nổ lực hơn trong hoạt động kinh doanh của mình trên mọi lĩnh vực của tỉnh Đồng Tháp. Đến nay, với hơn 7 năm thành lập Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long (MHB) - Phòng giao dịch Sa Đéc đã không ngừng phấn đấu nổ lực hoạt động và với chức năng nhiệm vụ thực hiện huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn của các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước, tiếp nhận uỷ thác đầu tư từ chính phủ, Ngân hàng Nhà Nước và tổ chức quốc tế và đầu tư GVHD:Th.s Đàm Thị Phong Ba Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Đinh Thái Trang 2 cho vay trên mọi lĩnh vực mà pháp luật cho phép. Tín dụng là khoản mục sử dụng vốn lớn nhất và cũng là hoạt động mang lại thu nhập lớn nhất của Ngân hàng. Vì vậy sự thành công hay thất bại của Ngân hàng phụ thuộc rất lớn vào hoạt động tín dụng. Vì những lẽ trên nên em chọn đề tài “Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long Phòng giao dịch Sa Đéc Tỉnh Đồng Tháp” làm luận văn tốt nghiệp. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Luận văn Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long Phòng giao dịch Sa Đéc tìm ra những mặt mạnh yếu để đưa ra những phương hướng khắc phục và phát huy góp phần nâng cao chất lượng tín dụng, thu hút ngày càng nhiều khách hàng. Mặt khác, tìm ra những biện pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng và hạn chế rủi ro trong cho vay. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Phân tích tình hình hoạt động vốn vay của Ngân hàng trong 3 năm 2005-2007. - Phân tích tình hình sử dụng vốn,dư nợ, thu nợ, nợ quá hạn, của Ngân hàng trong 3 năm 2005-2007. - Đánh giá hoạt động tín dụng của Ngân hàng thông qua các chỉ tiêu tài chính từ năm 2005-2007. - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng. - Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng. 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Câu 1: Tình hình hoạt động kinh doanh của MHB Sa Đéc qua ba năm như thế nào? Câu 2: Những thuận lợi và khó khăn của MHB Sa Đéc ? GVHD:Th.s Đàm Thị Phong Ba Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Đinh Thái Trang 3 Câu 3: Năng lực cạnh tranh của MHB Sa Đéc đối với các Ngân hàng khác trong cùng địa bàn như thế nào? Câu 4: Giải pháp nào để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của MHB Sa Đéc ? Câu 5: Qua những nghiên cứu và phân tích về hoạt động tín dụng của MHB Sa Đéc thì rút ra được những kết luận và kiến nghị gì ? 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1. Không gian Đề tài chủ yếu phân tích hoạt động tín dụng của Ngân hàng trong địa bàn hoạt động, do đó chỉ tập trung phân tích trong 3 huyện là Lai Vung, Châu Thành và Thị Xã Sa Đéc. 1.4.2. Thời gian Luận văn được thực hiện trong khoản thời gian từ ngày 11/02/2008 đến ngày 25/04/2008. Số liệu sử dụng trong đề tài là số liệu trong 3 năm 2005-2007. 1.4.3. Đối tượng nghiên cứu Do thời gian thực tập có hạn, nên luận văn này chỉ nghiên cứu xoay quanh những vấn đề sau: - Tình hình kinh doanh thực tế tại Ngân hàng - Các báo cáo tài chính: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và một số chỉ tiêu phản ảnh tình hình tín dụng tại Ngân hàng. 1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI *“Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Đông Á”.SVTH: Đinh Quốc Việt-ĐHKT TPHCM năm 2004-2006. Nội dung chính: Đề tài chủ yếu tập trung phân tích tình hình huy động vốn và sử dụng vốn, từ đó là việc đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng, đề xuất các biện pháp và kiến nghị đối với Ngân hàng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng. GVHD:Th.s Đàm Thị Phong Ba Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Đinh Thái Trang 4 Phương pháp được tác giả sử dụng trong đề tài là phương pháp thống kê, so sánh các số liệu qua các năm để tìm ra sự biến động các chỉ tiêu phân tích. Điểm khác biệt giữa bài phân tích này và bài luận văn của em là: + Thời gian phân tích + Đối tượng nghiên cứuNgân hàng TMCP, Ngân hàng này đang áp dụng cơ chế một cửa. Còn bài luận của em thì đối tượng nghiên cứuNgân hàng TMNN đang áp dụng cơ chế hai cửa. *“Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh”-TS.Lê Hùng. Nội dung chính: Bài báo cáo chủ yếu tập trung phân tích , đánh giá và làm rõ hiện trạng năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng TMCP trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh. Từ đó đề xuất các giải pháp, cơ chế, chính sách để nâng cao năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng TMCP trên địa bàn Thành Hồ Chí Minh. Điểm khác biệt giữa bài báo cáo này và bài luận văn của em là: + Thời gian nghiên cứu, thời gian được sử dụng trong bài báo cáo là từ 2000-2004. Còn bài luận văn của em chỉ nghiên cứu trong khoảng 3 năm là từ 2005-2007. + Phương pháp được sử dụng trong bài báo cáo về “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh” là phương pháp duy vật biện chứng về tự nhiên và xã hội của chủ nghĩa Mac-Lenin. Ngoài ra báo cáo còn sử dụng thêm phương pháp chuyên gia nhằm thu thập ý kiến qua các cuộc hội thảo và thực hiện phỏng vấn một số Ngân hàng được chọn nhằm đánh giá khả năng cạnh tranh của Ngân hàng về mặt định tính. * “Tài liệu Quản lý khoản vay và thu hồi nợ của MHB Đồng Tháp”. Nội dung chính: Tài liệu chủ yếu đưa ra quy trình cho vay để cán bộ tín dụng MHB thực hiện. Bên cạnh đó, tài liệu còn đưa ra các nguyên nhân của các khoản vay có vấn đề. Từ đó tiến hành giám sát và cảnh báo sớm các dấu hiệu có GVHD:Th.s Đàm Thị Phong Ba Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Đinh Thái Trang 5 vấn đề. Cuối cùng tiến hành xử lý các khoản vay có vấn đề theo một quy trình qua 5 giai đoạn. Giai đoạn 1: Xem xét trong nội bộ Giai đoạn 2: Gặp khách hàng Giai đoạn 3: Xác minh tính xác thực các thông tin Giai đoạn 4: Chọn kế hoạch hành động Giai đoạn 5: Thực hiện kế hoạch hành động . GVHD:Th.s Đàm Thị Phong Ba Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Đinh Thái Trang 6 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1. Các khái niệm về tín dụng 2.1.1.1. Khái niệm về tín dụng Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật, trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định. Quan hệ này được thể hiện qua 3 đặc điểm cơ bản như sau: Có sự chuyển giao quyền sử dụng một lượng giá trị từ người này sang người khác. Sự chuyển giao này mang tính chất tạm thời. Khi hoàn lại giá trị đã chuyển giao cho người sở hữu phải kèm theo một lượng giá trị dôi thêm gọi là lợi tức. 2.1.1.2 .Chức năng của tín dụng a) Chức năng phân phối lại tài nguyên Tín dụng là sự chuyển nhượng vốn từ chủ thể này sang chủ thể khác, thông qua sự chuyển nhượng này tín dụng góp phần phân phối lại tài nguyên, thể hiện ở chỗ: Người cho vay có một số tài nguyên tạm thời chưa dùng đến, thông qua tín dụng, số tài nguyên đó được phân phối lại cho người đi vay. Ngược lại, người đi vay cũng thông qua quan hệ tín dụng nhận được phần tài nguyên phân phối lại. b) Chức năng thúc đẩy lưu thông hàng hóa và phát triển sản xuất Nhờ tín dụng mà quá trình chu chuyển tuần hoàn vốn trong từng đơn vị nói riêng và trong toàn bộ nền kinh tế nói chung được thể hiện một cách bình thường và liên tục. GVHD:Th.s Đàm Thị Phong Ba Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Đinh Thái Trang 7 2.1.2. Phân loại tín dụng 2.1.2.1. Căn cứ vào thời hạn tín dụng a) Tín dụng ngắn hạn Là loại tín dụng có thời hạn dưới một năm được xác định phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng, loại tín dụng này chiếm chủ yếu trong các ngân hàng thương mại. Tín dụng ngắn hạn thường được dùng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động và cho vay phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân. b) Tín dụng trung hạn Là loại tín dụng có thời hạn từ 1 đến 5 năm dùng để cho vay vốn mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ có thời hạn thu hồi vốn nhanh. c) Tín dụng dài hạn Là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm được sử dụng để cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn. 2.1.2.2. Căn cứ vào đối tượng tín dụng a) Tín dụng vốn lưu động Là loại tín dụng cung cấp nhằm hình thành vốn lưu động như cho vay để dự trữ hàng hóa, mua nguyên vật liệu cho sản xuất. b) Tín dụng vốn cố định Là loại tín dụng cung cấp nhằm hình thành vốn cố định, loại tín dụng này được thực hiện dưới hình thức cho vay trung và dài hạn. Tín dụng vốn cố định thường được cấp phát phục vụ cho việc đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng sản xuất, xây dựng các xí nghiệp và công trình mới. GVHD:Th.s Đàm Thị Phong Ba Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Đinh Thái Trang 8 2.1.2.3. Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn a) Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa Là loại tín dụng cung cấp cho các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân để tiến hành sản xuất kinh doanh. b) Tín dụng tiêu dùng Là hình thức tín dụng cấp phát cho cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng: mua sắm nhà cửa, xe cộ,…Tín dụng tiêu dùng được thể hiện bằng hình thức tiền hoặc bán chịu hàng hóa, việc cấp tín dụng bằng tiền thường do các ngân hàng, quỹ tiết kiệm, Hợp tác xã tín dụng và các tổ chức tín dụng khác cung cấp. Bên cạnh hình thức tín dụng bằng tiền còn có hình thức tín dụng được biểu hiện dưới hình thức bán hàng trả góp do các công ty, cửa hàng thực hiện. 2.1.3. Các hình thức huy động vốn 2.1.3.1. Vốn tiền gởi a)Tiền gửi khách hàng - Tiền gửi không kỳ hạn: Tiền gửi thanh toán là loại tiền gửi không kỳ hạn, khách hàng có thể rút ra bất cứ lúc nào mà không cần phải báo trước cho ngân hàng biết và ngân hàng phải đáp ứng yêu cầu đó của khách hàng, khách hàng cũng có thể ký séc để thanh toán nên gọi là tài khoản giao dịch. - Tiền gửi có kỳ hạn: Tiền gửi có kỳ hạn là loại tiền gửi mà người gửi tiền chỉ được rút ra trong một thời gian nhất định. Về nguyên tắc khách hàng chỉ được rút ra khi đến hạn. Tuy nhiên, do tính cạnh tranh và khuyến khích khách hàng gửi tiền cho nên ngân hàng cho phép khách hàng rút tiền trước hạn với điều kiện khách hàng không được hưởng lãi suất hoặc được trả lãi suất thấp hơn mức lãi suất có kỳ hạn khi rút tiền đúng hạn. Điều này còn tùy thuộc vào chính sách huy động vốn của ngân hàng và loại tiền gửi định kỳ. b) Tiền gửi tiết kiệm Tiền gửi tiết kiệm là loại tiền gửi mà khi khách hàng gửi vào thì được ngân hàng cấp cho một quyển sổ gọi là sổ tiết kiệm. Khách hàng có trách nhiệm quản lý sổ và mang theo khi đến ngân hàng để giao dịch. Hiện nay một số ngân hàng [...]... luật cho phép. Tín dụng là khoản mục sử dụng vốn lớn nhất và cũng là hoạt động mang lại thu nhập lớn nhất của Ngân hàng. Vì vậy sự thành cơng hay thất bại của Ngân hàng phụ thuộc rất lớn vào hoạt động tín dụng. Vì những lẽ trên nên em chọn đề tài “Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng sơng Cửu Long Phịng giao dịch Sa Đéc Tỉnh Đồng Tháp” làm luận văn tốt nghiệp. 1.2.... việc thu nợ của Ngân hàng. Cụ thể sẽ được thể hiện qua hình sau: GVHD:Th.s Đ àm Thị Phong Ba Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Đinh Thái Trang 21 CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG 3.1. GIỚI THIỆU 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 3.1.1.1. Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long Tên đầy đủ: NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Tên tiếng... được sử dụng làm cơ sở để Ngân hàng thiết lập quan hệ tín dụng và giám sát hoạt động của các Ngân hàng vay vốn trong q trình hoạt động có sử dụng vốn vay Ngân hàng. GVHD:Th.s Đ àm Thị Phong Ba Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Đinh Thái Trang 28 trọng, một thước đo hiệu quả để đánh giá về một Ngân hàng. Lợi nhuận của Ngân hàng chịu sự tác động trực tiếp của thu nhập và chi chí của Ngân hàng. ... hoạt động vốn vay của Ngân hàng trong 3 năm 2005- 2007. - Phân tích tình hình sử dụng vốn,dư nợ, thu nợ, nợ quá hạn, của Ngân hàng trong 3 năm 2005-2007. - Đánh giá hoạt động tín dụng của Ngân hàng thơng qua các chỉ tiêu tài chính từ năm 2005-2007. - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng. - Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng. ... phục vụ khách hàng. Trong những năm tới, MHB sẽ tiếp tục nâng cao hiệu quả trong tất cả các mặt kinh doanh của Ngân hàng cũng như nâng cao phong cách phục vụ khách hàng. 3.1.1.2. Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long(ĐBSCL) – Phịng giao dịch Sa Đéc a. Lịch sử hình thành Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL Phòng giao dịch Sa Đéc trực thuộc Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL Chi nhánh Đồng Tháp... 1.2.1. Mục tiêu chung Luận văn Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sơng Cửu Long Phịng giao dịch Sa Đéc tìm ra những mặt mạnh yếu để đưa ra những phương hướng khắc phục và phát huy góp phần nâng cao chất lượng tín dụng, thu hút ngày càng nhiều khách hàng. Mặt khác, tìm ra những biện pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng và hạn chế rủi... 2.1.6. Một số vấn đề trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng 2.1.6.1. Các nguyên tắc của tín dụng Hoạt động của tín dụng Ngân hàng tuân thủ theo các nguyên tắc sau: * Nguyên tắc 1: Tiền vay được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng. Theo nguyên tắc này, tiền vay phải được sử dụng đúng cho các nhu cầu đã được bên vay trình bày với Ngân hàng và được Ngân hàng cho vay chấp nhận.... của Ngân hàng. Trong hoạt động tín dụng, mục tiêu chủ yếu của Ngân hàng là kiếm được lợi nhuận, trên cơ sở phục vụ nhu cầu tín dụng của cộng đồng. Nhà quản trị Ngân hàng cũng phải quyết định phân chia nguồn vốn trong phạm vi các khoản mục cho vay, nghĩa là vốn phải được phân thành các khoản cho vay như: tín dụng sản xuất kinh doanh, tín dụng sản xuất nơng nghiệp, tín dụng tiêu dùng, tín dụng khác…nếu... sắm nhà cửa, xe cộ, Tín dụng tiêu dùng được thể hiện bằng hình thức tiền hoặc bán chịu hàng hóa, việc cấp tín dụng bằng tiền thường do các ngân hàng, quỹ tiết kiệm, Hợp tác xã tín dụng và các tổ chức tín dụng khác cung cấp. Bên cạnh hình thức tín dụng bằng tiền cịn có hình thức tín dụng được biểu hiện dưới hình thức bán hàng trả góp do các cơng ty, cửa hàng thực hiện. 2.1.3. Các hình thức huy động. .. động vốn và sử dụng vốn, từ đó là việc đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng, đề xuất các biện pháp và kiến nghị đối với Ngân hàng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng. GVHD:Th.s Đ àm Thị Phong Ba Luận văn tốt nghiệp SVTH: Huỳnh Đinh Thái Trang 22 các vùng trọng điểm trên khắp cả nước. Tuy là một Ngân hàng non trẻ, MHB đã và đang thực hiện dự án hiện đại hóa Ngân hàng theo hướng tự động . LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Đề tài: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG PHÒNG GIAO DỊCH SA ĐÉC ĐỒNG THÁP. Ngân hàng phụ thuộc rất lớn vào hoạt động tín dụng. Vì những lẽ trên nên em chọn đề tài “Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng phát triển nhà Đồng

Ngày đăng: 01/10/2012, 13:54

Hình ảnh liên quan

Bảng 3: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN - Luận văn tốt nghiệp về hoạt động tín dụng về ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long.

Bảng 3.

TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN Xem tại trang 33 của tài liệu.
Hình 3: TỶ TRỌNG NGUỒN VỐN CỦA MHB SA ĐÉC - Luận văn tốt nghiệp về hoạt động tín dụng về ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long.

Hình 3.

TỶ TRỌNG NGUỒN VỐN CỦA MHB SA ĐÉC Xem tại trang 35 của tài liệu.
3.2.2. Phân tích hiệu quả hoạt động cho vay qua 3 năm gần đây 3.2.2.1. Phân tích doanh s ố cho vay  - Luận văn tốt nghiệp về hoạt động tín dụng về ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long.

3.2.2..

Phân tích hiệu quả hoạt động cho vay qua 3 năm gần đây 3.2.2.1. Phân tích doanh s ố cho vay Xem tại trang 36 của tài liệu.
Bảng 5: DOANH SỐ CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ - Luận văn tốt nghiệp về hoạt động tín dụng về ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long.

Bảng 5.

DOANH SỐ CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ Xem tại trang 36 của tài liệu.
Hình 4: DOANH SỐ CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ - Luận văn tốt nghiệp về hoạt động tín dụng về ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long.

Hình 4.

DOANH SỐ CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ Xem tại trang 38 của tài liệu.
Bảng 6: DOANH SỐ CHO VAY THEO KỲ HẠN - Luận văn tốt nghiệp về hoạt động tín dụng về ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long.

Bảng 6.

DOANH SỐ CHO VAY THEO KỲ HẠN Xem tại trang 39 của tài liệu.
Bảng 7: DOANH SỐ CHO VAY THEO NGÀNH KINH TÊ - Luận văn tốt nghiệp về hoạt động tín dụng về ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long.

Bảng 7.

DOANH SỐ CHO VAY THEO NGÀNH KINH TÊ Xem tại trang 40 của tài liệu.
Hình 6: TỶ TRỌNG DOANH SỐ CHO VAY THEO NGÀNH  KINH TẾ - Luận văn tốt nghiệp về hoạt động tín dụng về ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long.

Hình 6.

TỶ TRỌNG DOANH SỐ CHO VAY THEO NGÀNH KINH TẾ Xem tại trang 41 của tài liệu.
Bảng 8: DOANH SỐ THU NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ - Luận văn tốt nghiệp về hoạt động tín dụng về ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long.

Bảng 8.

DOANH SỐ THU NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ Xem tại trang 42 của tài liệu.
Bảng 9: DOANH SỐ THU NỢ THEO KỲ HẠN - Luận văn tốt nghiệp về hoạt động tín dụng về ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long.

Bảng 9.

DOANH SỐ THU NỢ THEO KỲ HẠN Xem tại trang 43 của tài liệu.
Bảng 10: DOANH SỐ THU NỢ THEO NGÀNH KINH TẾ - Luận văn tốt nghiệp về hoạt động tín dụng về ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long.

Bảng 10.

DOANH SỐ THU NỢ THEO NGÀNH KINH TẾ Xem tại trang 45 của tài liệu.
Hình 9: DOANH SỐ THU NỢ THEO NGÀNH KINH TẾ - Luận văn tốt nghiệp về hoạt động tín dụng về ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long.

Hình 9.

DOANH SỐ THU NỢ THEO NGÀNH KINH TẾ Xem tại trang 46 của tài liệu.
Hình 10: DOANH SỐ DƯ NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ - Luận văn tốt nghiệp về hoạt động tín dụng về ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long.

Hình 10.

DOANH SỐ DƯ NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ Xem tại trang 47 của tài liệu.
Bảng 12: DƯ NỢ THEO KỲ HẠN - Luận văn tốt nghiệp về hoạt động tín dụng về ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long.

Bảng 12.

DƯ NỢ THEO KỲ HẠN Xem tại trang 48 của tài liệu.
a. Tình hình nợ quá hạn theo thành phần kinh tế - Luận văn tốt nghiệp về hoạt động tín dụng về ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long.

a..

Tình hình nợ quá hạn theo thành phần kinh tế Xem tại trang 51 của tài liệu.
b. Tình hình nợ quá hạn theo kỳ hạn - Luận văn tốt nghiệp về hoạt động tín dụng về ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long.

b..

Tình hình nợ quá hạn theo kỳ hạn Xem tại trang 52 của tài liệu.
Hình 13: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN THEO KỲ HẠN - Luận văn tốt nghiệp về hoạt động tín dụng về ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long.

Hình 13.

TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN THEO KỲ HẠN Xem tại trang 53 của tài liệu.
Bảng 16: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN THEO NGÀNH KINH TẾ - Luận văn tốt nghiệp về hoạt động tín dụng về ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long.

Bảng 16.

TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN THEO NGÀNH KINH TẾ Xem tại trang 54 của tài liệu.
Bảng 1 7: CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA MHB SA ĐÉC - Luận văn tốt nghiệp về hoạt động tín dụng về ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long.

Bảng 1.

7: CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA MHB SA ĐÉC Xem tại trang 55 của tài liệu.
Bảng 18: NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DOANH SỐ CHO VAY Số lần cho vay/ngành  - Luận văn tốt nghiệp về hoạt động tín dụng về ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long.

Bảng 18.

NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DOANH SỐ CHO VAY Số lần cho vay/ngành Xem tại trang 58 của tài liệu.
Bảng 19: TỔNG HỢP MỨC ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN TỐ - Luận văn tốt nghiệp về hoạt động tín dụng về ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long.

Bảng 19.

TỔNG HỢP MỨC ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN TỐ Xem tại trang 59 của tài liệu.
Bảng 20: TỔNG HỢP MỨC ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN TỐ - Luận văn tốt nghiệp về hoạt động tín dụng về ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long.

Bảng 20.

TỔNG HỢP MỨC ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN TỐ Xem tại trang 61 của tài liệu.
4.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình dư nợ - Luận văn tốt nghiệp về hoạt động tín dụng về ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long.

4.2.

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình dư nợ Xem tại trang 62 của tài liệu.
Bảng 22: TỔNG HỢP MỨC ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ - Luận văn tốt nghiệp về hoạt động tín dụng về ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long.

Bảng 22.

TỔNG HỢP MỨC ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ Xem tại trang 64 của tài liệu.
Bảng 23: TỔNG HỢP MỨC ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ - Luận văn tốt nghiệp về hoạt động tín dụng về ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long.

Bảng 23.

TỔNG HỢP MỨC ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ Xem tại trang 66 của tài liệu.
Bảng 24: NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DOANH SỐ THU NỢ - Luận văn tốt nghiệp về hoạt động tín dụng về ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long.

Bảng 24.

NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DOANH SỐ THU NỢ Xem tại trang 67 của tài liệu.
Bảng 26: TỔNG HỢP MỨC ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN TỐ - Luận văn tốt nghiệp về hoạt động tín dụng về ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long.

Bảng 26.

TỔNG HỢP MỨC ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN TỐ Xem tại trang 71 của tài liệu.
Bảng 27: NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ QUÁ HẠN - Luận văn tốt nghiệp về hoạt động tín dụng về ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long.

Bảng 27.

NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ QUÁ HẠN Xem tại trang 72 của tài liệu.
Bảng 28: TỔNG HỢP MỨC ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ - Luận văn tốt nghiệp về hoạt động tín dụng về ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long.

Bảng 28.

TỔNG HỢP MỨC ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ Xem tại trang 73 của tài liệu.
Bảng 29: TỔNG HỢP MỨC ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ - Luận văn tốt nghiệp về hoạt động tín dụng về ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long.

Bảng 29.

TỔNG HỢP MỨC ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ Xem tại trang 75 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan