SKKN cách thức tổ chức cho học sinh chủ động học tập trong các giờ ôn tập về văn học của chương trình ngữ văn nâng cao THPT

12 379 0
SKKN cách thức tổ chức cho học sinh chủ động học tập trong các giờ ôn tập về văn học của chương trình ngữ văn nâng cao THPT

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAI TRƯỜNG THPT CHUYÊN TỈNH LÀO CAI Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2013 - 2014 Đề tài: CÁCH THỨC TỔ CHỨC CHO HỌC SINH CHỦ ĐỘNG HỌC TẬP TRONG CÁC GIỜ ÔN TẬP VỀ VĂN HỌC CỦA CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN NÂNG CAO THPT Họ tên giáo viên: BÙI THỊ PHƯƠNG THÚY Chức vụ: Giáo viên Tổ chuyên môn: Ngữ Văn Lào Cai, ngày 10 tháng năm 2014 Tên đề tài: Cách thức tổ chức cho học sinh chủ động học tập các giờ ôn tập về văn học của chương trình Ngữ văn Nâng cao THPT Người viết: Bùi Thị Phương Thúy Đơn vị: Trường THPT chuyên Lào Cai MỤC LỤC Nội dung …………………………………………………… Trang Phần 1: Đặt vấn đề …………………………………………… Phần 2: Giải vấn đề …………………………………… I Cơ sở lí luận: Mục đích, yêu cầu, tầm quan trọng của một giờ Ôn tập về văn học chương trình Ngữ văn …………… II Thực trạng ……………………………………… III Biện pháp tiến hành : Cách thức tổ chức cho học sinh chủ động học tập giờ ôn tập về văn học …………………… IV Hiệu SKKN …………………………… 10 Phần 3: Kết luận …………………………………………… 11 Danh mục TLTK …………………………………………… 12 Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ Giảng dạy một bài ôn tập là công việc quen thuộc của mỗi giáo viên Trong mọi môn học, mọi cấp học, mọi chương trình sách giáo khoa thì bài ôn tập là bài học quan trọng trước kết thúc một phần kiến thức, một học kì hay một năm học Việc thiết kế một bài giảng ôn tập không phải quá khó khăn phức tạp so với các dạng bài khác, bởi các đơn vị kiến thức tương đối rõ ràng, nội dung là kiến thức củng cố, hầu không có kiến thức mới… Tuy nhiên, để có được một giờ ôn tập thực sự hiệu quả, thành công thì không phải nào giáo viên cũng có thể đạt được Chương trình Ngữ văn Nâng cao chủ yếu dành cho đối tượng học sinh được học tập, nghiên cứu sâu hơn, rộng so với chương trình Cơ bản Vì thế, việc dạy chương trình Nâng cao cho thật hiệu quả là yêu cầu tất yếu đặt với giáo viên dạy bộ môn Ngữ văn Trong chương trình Ngữ văn Nâng cao, một khối lớp (10, 11, 12) có hai bài ôn tập về văn học Một bài cuối học kì một và một bài trước kết thúc chương trình của học kì 2, với thời lượng của mỗi bài là tiết (lớp 10, 11) hoặc tiết (lớp 12) Nội dung của hai bài ôn tập thâu tóm toàn bộ nội dung văn học được học một học kì, vì vậy, việc thiết kế dạy hai bài ôn tập cho có hiệu quả là việc làm rất quan trọng, có liên quan trực tiếp đến việc nắm bắt kiến thức của học sinh, đến kết quả học tập thể hiện các bài thi học kì, thi tốt nghiệp và đại học Dạy học Văn không chỉ là dạy kiến thức về văn bản, ngôn ngữ… mà quan trọng là hình thành học sinh cách tư duy, ứng xử nhân văn; giáo dục để các em hoàn thiện kĩ sống, trở nên chủ động, động, ham hiểu biết, có ý thức vươn lên Nhiệm vụ này phụ thuộc nhiều vào việc tổ chức dạy học cho học sinh Với phạm vi một đề tài nghiên cứu KH sư phạm ứng dụng, người viết đề xuất một số kinh nghiệm đã áp dụng việc tổ chức các giờ ôn tập về văn học môn Ngữ văn chương trình Nâng cao theo cách thức tổ chức hướng dẫn cho học sinh chủ động ôn tập, củng cố và nâng cao kiến thức Phần II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I Cơ sở lí luận: Tầm quan trọng, mục đích yêu cầu của một giờ Ôn tập về văn học chương trình Ngữ văn Nâng cao THPT Đối với chương trình môn Ngữ văn THPT hiện hành, lượng kiến thức được lựa chọn giảng dạy của phân môn Văn học tương đối phong phú và toàn diện, được kết cấu theo trình tự hợp lí và khoa học Song chính vì tính chất phong phú của kiến thức đòi hỏi người học phải có khả khái quát, tổng hợp, quy nạp kiến thức để nắm được mạch kiến thức cả hệ thống các bài học Để giúp học sinh hình thành và thực hiện tốt kĩ này, giáo viên cần biết phát huy triệt để vai trò của bài văn học sử (các bài khái quát) và đặc biệt là các bài ôn tập Tổ chức tốt các giờ ôn tập về văn học giúp học sinh nhớ lại và biết cách hệ thống kiến thức, hình thành kĩ vận dụng kiến thức đã học vào học tập và cuộc sống, giúp cho kiến thức văn học của học sinh không chỉ chắc chắn mà còn rộng và sâu sắc, điều này sẽ góp phần đáng kể nâng cao chất lượng các bài kiểm tra, thi cử của các em Giờ ôn tập Văn học giúp học sinh nắm được một cách hệ thống các kiến thức về Văn học Việt Nam, Văn học nước ngoài, Lí luận văn học; biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo những kiến thức vào thực tiễn học tập và đời sống; giúp học sinh có lực phân tích văn học theo từng cấp độ: sự kiện, tác giả, tác phẩm, hình tượng, ngôn ngữ văn học… Giờ ôn tập văn học thành công là một giờ học tạo được hứng thú cho học sinh, để học sinh chủ động, tích cực tự ôn tập hệ thống hóa và nâng cao kiến thức II Thực trạng Đặc điểm nội dung kiến thức của bài Ôn tập văn học chương trình Ngữ văn Nâng cao THPT Đặc điểm chung: Phần Nội dung bài học hệ thống toàn bộ kiến thức văn học đã được học một kì thông qua mục Câu hỏi hướng dẫn ôn tập hoặc Nội dung ôn tập Đó là một lượng kiến thức khá đồ sộ, ví dụ ở bài ôn tập văn học lớp 12 Nâng cao học kì gồm 30 bài được học 64 tiết học Bài ôn tập chia phần nội dung ôn tập thành các đơn vị kiến thức bản: Văn học Việt Nam, Văn học nước ngoài, Văn bản nhật dụng và Lí luận văn học Từ đó, nhóm thành các vấn đề từ khái quát đến cụ thể Phần Phương pháp ôn tập yêu cầu đọc kĩ các bài học và các phần Tri thức đọc - hiểu, làm đề cương giải đáp các câu hỏi ôn tập, đến lớp thảo luận dưới sự hướng dẫn của giáo viên Thực trạng giảng dạy các bài Ôn tập về văn học chương trình Ngữ văn Nâng cao THPT hiện Thực tế những vấn đề, câu hỏi mà SGK nêu để hướng dẫn học sinh ôn tập khá đầy đủ, mang tính trọng tâm và tương đối hệ thống Vì thế, cách làm hiện của đa số giáo viên dạy ngữ văn Nâng cao là giúp học sinh giải quyết các vấn đề đã được nêu đó bằng cách thuyết giảng hoặc phát vấn Thực chất, khai thác nội dung SGK là việc làm cần thiết, song vấn đề chưa hợp lí ở đậy là : - Với thời lượng đến tiết học cho một bài ôn tập, nếu giáo viên giảng lại hay hướng dẫn học sinh giải quyết tuần tự các vấn đề được nêu bài học thì chắc chắn sẽ không đủ thời gian - Việc học sinh chuẩn bị bài theo cách trả lời các câu hỏi (soạn đề cương) mục Phương pháp ôn tập bài học yêu cầu là việc làm quá sức Bởi các câu hỏi dài, phức tạp ( một câu hỏi có thể tương đương một câu điểm đề thi tuyển sinh đại học mà bài ôn tập đưa gần 20 câu hỏi - bài ôn tập về văn học lớp 12 NC học kì 1), học sinh sẽ không thể hoàn thành khoảng thời gian soạn bài thường lệ - Học sinh sẽ cảm thấy giờ học khô khan, khó tiếp thu, nhàm chán, nặng nề, dẫn đến hạn chế hiệu quả của việc ôn tập Với chủ trương đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn, chú trọng việc phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh học tập bộ môn, khơi gợi và nuôi dưỡng niềm say mê, hứng thú của học sinh đối với giờ học môn Văn, cho rằng việc thay đổi cách thức tổ chức giờ ôn tập về văn học so với cách làm truyền thống đã đặt vấn đề ở là việc làm cần thiết để học sinh khắc sâu được kiến thức trọng tâm, hệ thống hóa kiến thức, nâng cao kết quả ôn tập III Biện pháp tiến hành : Cách thức tổ chức cho học sinh chủ động học tập giờ ôn tập về văn học của chương trình Ngữ văn Nâng cao THPT Với quan điểm giờ ôn tập là giờ làm việc của học sinh, cần phát huy tối đa tính chủ động và trí tuệ của học sinh, vì thế, giờ học này giáo viên là người có vai trò hướng dẫn, tổ chức, giúp học sinh giải quyết các vấn đề kiến thức phức tạp… Để làm được điều đó, đòi hỏi thầy cô giáo phải chuẩn bị kĩ lưỡng kế hoạch lên lớp, lường trước các tình huống có thể nảy sinh quá trình ôn tập của học sinh để giờ học diễn đúng dự kiến Tinh thần chủ đạo: tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm Các nhóm luân phiên giữ vai trò điều khiển, tổ chức ôn tập cho các nhóm khác tập thể lớp Chuẩn bị - Giáo viên: + Chuẩn bị quá trình dạy học: quá trình dạy học, sau mỗi bài văn học cần yêu cầu học sinh học bài theo câu hỏi và nội dung hướng dẫ ôn tập bài ôn tập cuối kì Việc làm này rất thiết thực vì đã giúp học sinh định hướng rõ nội dung trọng tâm cần nắm bắt của bài học, cũng là tiền đề quan trọng để giáo viên có thể dạy tốt bài ôn tập và học sinh có thể ôn tập tốt sau này + Chuẩn bị trước lên lớp: bài soạn, phiếu học tập, bảng trình chiếu Power point… - Học sinh: nội dung thảo luận được phân công, vở soạn, vở ghi Cách thức tiến hành Như đã đề cập, lượng kiến thức lớn, thời lượng một hai tiết học giáo viên không thể hướng dẫn học sinh trả lời lần lượt các câu hỏi, giải quyết thấu đáo các vấn đề Đó cũng không phải là việc làm cần thiết vì nội dung kiến thức là những gì học sinh đã học qua, không phải kiến thức mới Bởi thế, người viết cho rằng hiệu quả ôn tập sẽ được thể hiện ở việc học sinh nhớ lại được kiến thức cũ, vận dụng vào học ngữ văn và cuộc sống, phản ứng linh hoạt và nhạy bén, biết cách tổ chức cho tập thể làm việc… đó là những kĩ thực dụng và rất cần thiết 2.1 Tổ chức cho học sinh trả lời câu hỏi ôn tập Theo hình thức bốc thăm trả lời Tất cả học sinh cần tự rà soát lại kiến thức, ghi các ý chính (sơ lược) vở soạn Giáo viên giao cho học sinh chuẩn bị nội dung trả lời câu hỏi theo phân công nhóm 2, 3, hoặc học sinh/ một câu hỏi tùy theo sĩ số lớp học và độ phức tạp của câu hỏi ( Để tiện chuẩn bị, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh đánh số thứ tự các câu hỏi SGK từ đến hết, giáo viên chỉ cần ghi thăm các số tương ứng.) Cho học sinh đại diện bốc thăm và trả lời câu hỏi Yêu cầu nhóm học sinh được giao nhiệm vụ chuẩn bị câu hỏi đó nhận xét, bổ sung… Phần này giáo viên có thể kết luận vấn đề, đánh giá, cho điểm cả hai nhóm Nên tổ chức giải quyết 3- vấn đề mang tính trọng tâm chương trình Yêu cầu học sinh trình bày thật trọng tâm, ngắn gọn, rõ ý Ví dụ: Câu hỏi bài ôn tập về văn học 12 NC kì 1: Nêu tên, miêu tả và giải thích nguyên nhân ba đặc điểm bản của VHVN 1945 - 1975 Yêu cầu trả lời: - Ba đặc điểm bản: + Văn học phục vụ cách mạng, cổ vũ chiến đấu (1) + Nền VH hướng về đại chúng (2) + Nền VH chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn (3) - Miêu tả: + (1): VH là vũ khí phục vụ trực tiếp các chặng đường cách mạng + (2): Đại chúng là đối tượng thể hiện và là công chúng của VH, là nguồn cung cấp lực lượng sáng tác cho VH + (3): Tầm vóc thời đại và người lớn lao kì vĩ; niềm lạc quan vượt mọi gian khổ hướng đến ngày mai toàn thắng… Cách làm này gần với cách làm truyền thống nhất, song điểm khác biệt bản là giáo viên không cần thuyết giảng hay hướng dẫn cụ thể mà học sinh tự chủ động hỏi - trả lời và nhận xét dựa kết quả ôn lại kiến thức của bản thân 2.2 Tổ chức cho học sinh thể hiện khiếu Tổ chức hoạt động cá nhân Giáo viên cần gợi ý trước cho học sinh chuẩn bị thể hiện khiếu Không nhất thiết mọi thành viên lớp đều phải tham gia phần này Có những học sinh thể hiện khiếu tốt, các học sinh khác không thể hiện khiếu thì cũng có thể ôn lại kiến thức, cảm thụ văn chương… với vai trò là khán giả, thính giả hay độc giả Ví dụ, với lớp 12, các khiếu mà giáo viên có thể gợi ý cho cho học sinh thể hiện: - Ngâm một bài, một đoạn thơ mà anh (chị) yêu thích số các bài thơ đã học (Tây Tiến, Việt Bắc, Đất nước, Sóng, Đàn ghi- ta của Lor ca…) - Đọc diễn cảm một đoạn văn xuôi hay (ví dụ tùy bút Người lái đò sông Đà - Nguyễn Tuân; bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường…) - Thể hiện lại hình tượng văn học: dòng sông Đà, sông Hương, chiến khu Việt Bắc, Chiếc thuyền ngoài xa… cảm nhận riêng dưới hình thức một bức tranh - Diễn một đoạn kịch ngắn vở Hồn Trương Ba da Hàng thịt Ở phần này giáo viên cần linh hoạt cách tổ chức và cần đảm bảo tính chất lượng, nếu không sẽ dẫn đến phản tác dụng, gây phản cảm cho học sinh Giáo viên cần để tâm tìm hiểu trước học sinh lớp đó nổi trội những khiếu gì, từ đó đưa những gợi ý và yêu cầu phù hợp, có chọn lọc Phần này nếu tổ chức khéo sẽ rất hấp dẫn, gây hứng thú đối với giờ học và khơi gợi niềm yêu thích văn chương cho học sinh Tuy nhiên cần khống chế chặt chẽ về mặt thời gian, không biến tiết ôn tập thành giờ học ngoại khóa 2.3 Tổ chức cho học sinh chơi đố vui hoặc chơi ô chữ Hiệu quả của cách tổ chức này là vừa giúp cho học sinh ôn lại, biết cách vận dụng kiến thức đã học vừa đặc biệt thu hút sự chú ý của học sinh vào bài học Cách tiến hành sau: - Giao nhiệm vụ trước tiến hành dạy học: + Giáo viên chia lớp thành các nhóm + Giao cho mỗi nhóm thiết kế các câu đố vui hoặc một khung ô chữ với chủ đề thuộc các nội dung ôn tập, ở lớp 12: Thơ 1945 - 1975, Văn xuôi 1945 - 1975, Văn xuôi sau 1975, Văn học nước ngoài, Lí luận VH… Yêu cầu học sinh đánh máy, chuẩn bị USB, (hoặc kẻ giấy Tô- ki A0), giữ bí mật câu đố hoặc khung chữ nhóm mình thiết kế - Tiến hành dạy học: + Lần lượt gọi đại diện của một số nhóm lên bảng, sử dụng máy chiếu (hoặc bảng phụ) tổ chức cho các nhóm cả lớp giải câu đố hoặc giải ô chữ của nhóm mình + Giáo viên có thể cứ vào chất lượng của câu đố, ô chữ và khả điều dẫn của người tổ chức để cho điểm (cả nhóm hoặc cá nhân) Ví dụ: ôn tập phần nội dung Văn học nước ngoài của bài ôn tập về văn học học kì lớp 12, học sinh có thể thiết kế ô chữ sau: Cho Bảng ô chữ: T A N G B Ă N G T R X Ô C Ô V C A A Q C N S Ô L Ô K H Ô P Ô I Ô C I I B H P H Â N C O N N G Ư Ơ I P A Ê N E A M M H T R U Y Ê N N P T R Ư Ơ N G Sử dụng các câu hỏi gợi ý: (1) - 14 ô chữ: Tên một tác phẩm đề cập đến bi kịch, những nỗi đau của người sau chiến tranh cùng tình yêu thương và nghị lực sống của họ? (2) - 12 ô chữ: Nguyên lí sáng tác của Hê - Minh - Uê? (3) - ô chữ: Tên một nhân vật một truyện ngắn đã học, với cuộc đời vốn là một người lao động bình thường bị xoáy vào bão táp của lịch sử? (4) - ô chữ: Câu chuyện của những người quán trà cho thấy thái độ của học thế nào trước cái chết của Hạ Du? (5) - ô chữ: Hình tượng biểu trưng cho vẻ đẹp và sức mạnh kì vĩ của đại dương Ông già và biển cả? (6) - 13 ô chữ: Tên một tác phẩm nổi tiếng của Lỗ Tấn (7) - ô chữ: Ông già và biển cả là tác phẩm có ý nghĩa quyết định để Hê - Minh - Uê đạt giải thưởng này? (8) - 10 ô chữ: Nhân vật Lão Hoa Thuyên truyện Thuốc của Lỗ Tấn đã đến đâu để lấy thuốc về chữa bệnh cho con? Ô hàng dọc - ô chữ: Nhà văn Xô viết đã dũng cảm, táo bạo nhìn thẳng vào sự thật khắc nghiệt của chiến tranh và đề cập số phận người sau chiến tranh? Ưu điểm của cách làm này là không tốn nhiều thời gian lớp, đề cập đến nhiều vấn đề kiến thức và khơi gợi được hứng thú của nhiều học sinh Trong quá trình học sinh chuẩn bị để biên soạn câu đố hay thiết lập phông chữ học sinh có điều kiện ôn lại và vận dụng rất nhiều những kiến thức đã học Tuy nhiên cách làm này đòi hỏi sự công phu và cần tương đối nhiều thời gian để chuẩn bị Cách làm tổ chức cho học sinh chơi đố vui hoặc chơi ô chữ thích hợp cho việc giúp học sinh ôn tập nội dung Văn học Việt Nam và Văn học nước ngoài 2.4 Thi giảng Dạy học là một khoa học, song văn chương lại là một nghệ thuật Nếu chỉ áp dụng những cách làm đã nêu ở thì giờ văn học sẽ hầu không có khác biệt gì so với giờ học của các môn khoa học xã hội khác (như giở sử, địa, giáo dục công dân…), vì thế, việc thể hiện chất văn, khơi gợi cảm xúc văn chương là một việc làm không thể thiếu một giờ ôn tập ngữ văn để nâng cao hiệu quả ôn tập cho học sinh Việc tổ chức thi giảng có thể tiến hành khoảng thời gian 15 - 25 phút Và ở khâu này nếu chỉ giáo viên đảm nhiệm sẽ không thực sự hiệu quả bởi dễ dẫn đến tình trạng học sinh có cảm giác giáo viên độc diễn, áp đặt cảm nhận của cá nhân Vì thế, giáo viên nên giao cho học sinh tự làm, giáo viên quan sát, góp ý, điều chỉnh và chốt vấn đề Cách làm: - Giao nhiệm vụ trước tiến hành dạy học: + Giáo viên lựa chọn các vấn đề trọng tâm của các bài học phần nội dung ôn tập Ví dụ: Mâu thuẫn bản của vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt qua đoạn trích được học, đặc sắc riêng của các bài thơ chương trình Ngữ văn 12 Nâng cao tập 1; Sáng tạo tình huống Vợ nhặt (Kim Lân) và Chiếc thuyến ngoài xa (Nguyễn Minh Châu), đổi mới quan niệm về hiện thực và người văn xuôi sau 1975 qua Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu) và Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) chương trình Ngữ văn 12 Nâng cao tập 2… + Chia lớp thành các nhóm 4, chú ý dựa phân loại học sinh để chia nhóm cho phù hợp, đảm bảo một nhóm có các học sinh thuộc trình độ khác nhau: có đối tượng học sinh khá, giỏi, có học sinh trung bình hay nhận thức chưa tốt Giao mỗi nhóm đảm nhiệm việc chuẩn bị soạn giảng và yêu cầu cử đại diện thi giảng lớp - Tiến hành dạy học: + Yêu cầu đại diện của một số nhóm lên giảng, khuyến khích sử dụng ngôn ngữ nói và kết hợp trình bày bảng + GV nhận xét, góp ý, cho điểm cá nhân Thực chất việc giảng đối với học sinh là trình bày lại kiến thức cho người khác nghe, hiểu và cảm nhận được một cách thấm thía Vì thế không phải học sinh nào cũng có thể làm tốt Do vậy, đối với phần này giáo viên cũng không nên đặt yêu cầu quá cao, và nên có định hướng khâu chuẩn bị của học sinh, khuyến khích sau mỗi phần giảng của các em Trong hoạt động này giáo viên cần quan tâm sát đến khâu chuẩn bị của học sinh Hướng dẫn học sinh chuẩn bị tốt giúp cho giáo viên có thể hạn chế việc giảng lại, sửa lại sau mỗi kiến thức học sinh đã trình bày, học sinh giảng xong coi đã định hướng giải quyết xong một vấn đề nội dung bài học cho cả lớp học Trên là những cách làm mà bản thân đã áp dụng thực tiễn giảng dạy của năm học này Theo quan điểm của tôi, giáo viên không nhất thiết phải sử dụng đủ bốn cách tiến hành một giờ ôn tập mà nên linh hoạt, cứ vào nội dung cụ thể của từng phần kiến thức để lựa chọn cách tổ chức cho học sinh làm việc hiệu quả nhất Đây là cách làm hoàn toàn mới so với cách dạy học bài ôn tập truyền thống Học sinh được chủ động và giữ vai trò trung tâm hầu hết các khâu, được phát huy cao tính tích cực giờ học IV Hiệu quả của SKKN Khi áp dụng sáng kiến Tổ chức cho học sinh chủ động làm việc các giờ ôn tập về văn học chương trình Ngữ văn 12 Nâng cao THPT, đã thu được những kết quả khả quan: Nâng cao hứng thú của học sinh đối với môn học Qua khảo sát bằng phiếu điều tra, kết quả mà thu được qua khảo sát về thái độ của học sinh đối với cách học mới ở một số lớp học nâng cao môn Ngữ văn: Lớp khảo sát Sĩ số Học sinh ủng hộ Học sinh không ủng hộ (số lượng, tỉ lệ) (số lượng, tỉ lệ) 12 Văn 28 37 (100%) 12 Anh 37 28 (100%) 11 Trung 20 20 (100%) 10 Anh 35 35( 100%) - Học sinh hào hứng các tiết ôn tập , chuẩn bị kỹ lưỡng , hợp tác tốt với và với giáo viên - Tổ chức cho học sinh chủ động làm việc kích thích niềm say mê học tập đối với bộ môn Ngữ văn , trí thông minh , đặc biệt phát huy khiếu sẵn có học sinh Nâng cao hiệu quả ôn tập của học sinh: Đơn vị trường có 03 lớp 12 học chương trình ngữ văn Nâng Cao là lớp 12 chuyên Văn, chuyên Anh và chuyên Trung Tôi áp dụng cách dạy mới này ở hai lớp 12 Văn và 12 Anh Sau đó tiến hành khảo sát ở cả lớp với 10 cùng một câu hỏi thu hoạch sau bài ôn tập về văn học cuối học kì để kiểm chứng và so sánh, kết quả thu được: Lớp Số bài Giỏi Khá TB Yếu 12 Văn 28 15 (54%) 12 (43%) 1(3%) 12 Anh 37 18 (49%) 17 (46%) (5%) 12 Trung 20 (35%) 10 (50%) (15%) Việc phải chuẩn bị bài kĩ lưỡng cùng với hoạt động hiệu quả lớp, kết quả ôn tập của các em có sự cải thiện rõ rệt Giúp học sinh rèn luyện kĩ sống Giúp học sinh có hội tốt để rèn luyện các kĩ sống cần thiết: kĩ làm việc theo nhóm, làm việc độc lập, kĩ thuyết trình, kĩ điều dẫn tổ chức, kĩ phản biện… Tôi đã áp dụng sáng kiến thực tiễn giảng dạy và đưa trao đổi sinh hoạt chuyên môn Sáng kiến của được đồng nghiệp áp dụng và đánh giá cao Phần III KẾT LUẬN Thực tế giáo dục đã chứng minh, cách dạy tiên tiến nhất, tích cực nhất là hướng dẫn cho học sinh chủ động tiếp cận và khám phá kiến thức Đó cũng là nhiệm vụ đổi mới đặt cho nền giáo dục nước nhà hiện này Việc làm này không dễ dàng, song nếu quyết tâm và đồng bộ ở tất cả các môn học của chương trình giáo dục, các bài học của một môn học thì chúng ta sẽ tiến gần đến thành công đổi mới phương pháp Từ quan điểm đó, với phạm vi của một chuyên đề nghiên cứu hẹp, người viết đề xuất một cách làm đổi mới việc dạy học một kiểu bài học cụ thể Từ đó có thể góp phần nâng cao kết quả học tập môn Ngữ văn cho học sinh Việc áp dụng chuyên đề này đòi hỏi người giáo viên dạy văn phải có tâm với công việc, vì thời gian lớp giáo viên có thể không phải làm việc quá nhiều, song cần rất tập trung và linh hoạt, quá trình đưa các yêu cầu và hướng dẫn học sinh chuẩn bị ôn tập đòi hỏi rất công phu, cần có sự đầu tư về thời gian, công sức Trước thực tế ngày càng ít học sinh thích học văn và có đam mê thực sự với môn ngữ văn, cách tổ chức dạy học một giờ ôn tập về văn học là một việc làm thiết thực, hiệu quả để thu hút và khơi gợi, kích thích say mê với văn học của học sinh, cũng là cách làm phù hợp với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học môn ngữ văn trường THPT nói riêng, đổi mới giáo dục nói chung ……………… Hết ………………………… 11 Danh mục Tài liệu tham khảo Phương pháp dạy học Ngữ văn THPT những vấn đề cập nhật Nguyễn Thanh Hùng (Cb) NXB ĐHSP - 2007 Những bài giảng tác gia của VHVN hiện đại - Nguyễn Đăng Mạnh NXB ĐHSP - 2005 Một số phương pháp dạy học tích cực - Ebook.edu.vn Kĩ thuật thiết kế phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa - PGS, TS Đặng Thành Hưng - Tạp chí GD số 102(chuyên đề) quý IV - 2004 Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn - Trần Đình Sử Trang cá nhân ( trandinhsu.wordpress.com) Phương pháp và công nghệ dạy học môi trường sư phạm tương tác - Phó Đức Hòa NXB ĐHSP 2011 Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa - Trần Bá Hoành NXB ĐHSP 2010 12 [...]... dẫn học sinh chuẩn bị ôn tập đòi hỏi rất công phu, cần có sự đầu tư về thời gian, công sức Trước thực tế ngày càng ít học sinh thích học văn và có đam mê thực sự với môn ngữ văn, cách tổ chức dạy học trong một giờ ôn tập về văn học như trên là một việc làm thiết thực, hiệu quả để thu hút và khơi gợi, kích thích say mê với văn học của học sinh, cũng... cứu hẹp, người viết đề xuất một cách làm đổi mới trong việc dạy học một kiểu bài học cụ thể Từ đó có thể góp phần nâng cao kết quả học tập môn Ngữ văn cho học sinh Việc áp dụng chuyên đề này đòi hỏi người giáo viên dạy văn phải có tâm với công việc, vì thời gian trên lớp giáo viên có thể không phải làm việc quá nhiều, song cần rất tập trung... cực nhất là hướng dẫn cho học sinh chủ động tiếp cận và khám phá kiến thức Đó cũng là nhiệm vụ đổi mới đặt ra cho nền giáo dục nước nhà hiện này Việc làm này không dễ dàng, song nếu quyết tâm và đồng bộ ở tất cả các môn học của chương trình giáo dục, các bài học của một môn học thì chúng ta sẽ tiến gần đến thành công trong đổi mới phương pháp... Giúp học sinh có cơ hội tốt để rèn luyện các kĩ năng sống cần thiết: kĩ năng làm việc theo nhóm, làm việc độc lập, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng điều dẫn tổ chức, kĩ năng phản biện… Tôi đã áp dụng sáng kiến trên trong thực tiễn giảng dạy và đưa ra trao đổi trong sinh hoạt chuyên môn Sáng kiến của tôi được đồng nghiệp áp dụng và đánh giá cao Phần... thích say mê với văn học của học sinh, cũng là cách làm phù hợp với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học môn ngữ văn trong trường THPT nói riêng, đổi mới giáo dục nói chung ……………… Hết ………………………… 11 Danh mục Tài liệu tham khảo 1 Phương pháp dạy học Ngữ văn THPT những vấn đề cập nhật Nguyễn Thanh Hùng (Cb) NXB ĐHSP - 2007 2 Những bài giảng tác gia của VHVN hiện... bài ôn tập về văn học cuối học kì 1 để kiểm chứng và so sánh, kết quả thu được: Lớp Số bài Giỏi Khá TB Yếu 12 Văn 28 15 (54%) 12 (43%) 1(3%) 0 12 Anh 37 18 (49%) 17 (46%) 2 (5%) 0 12 Trung 20 7 (35%) 10 (50%) 3 (15%) 0 Việc phải chuẩn bị bài kĩ lưỡng cùng với hoạt động hiệu quả trên lớp, kết quả ôn tập của các em có sự cải thiện rõ rệt 3 Giúp học sinh. .. Tạp chí GD số 102(chuyên đề) quý IV - 2004 5 Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn - Trần Đình Sử Trang cá nhân ( trandinhsu.wordpress.com) 6 Phương pháp và công nghệ dạy học trong môi trường sư phạm tương tác - Phó Đức Hòa NXB ĐHSP 2011 7 Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa - Trần Bá Hoành NXB ĐHSP 2010 12 ... một giờ Ôn tập về văn học chương trình Ngữ văn Nâng cao THPT Đối với chương trình môn Ngữ văn THPT hiện hành, lượng kiến thức được lựa cho n giảng dạy của phân môn Văn học... với chương trình Cơ bản Vì thế, việc dạy chương trình Nâng cao cho thật hiệu quả là yêu cầu tất yếu đặt với giáo viên dạy bộ môn Ngữ văn Trong chương trình Ngữ văn Nâng cao, ... dục công dân…), vì thế, việc thể hiện chất văn, khơi gợi cảm xúc văn chương là một việc làm không thể thiếu một giờ ôn tập ngữ văn để nâng cao hiệu quả ôn tập cho học sinh

Ngày đăng: 12/12/2015, 18:28

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan