Sử dụng công cụ thống kê nhằm giảm tỉ lệ lỗi của sản phẩm nhựa tại nhà máy 1, Công ty Đại Đồng Tiến.doc

4 1.6K 60
Sử dụng công cụ thống kê nhằm giảm tỉ lệ lỗi của sản phẩm nhựa tại nhà máy 1, Công ty Đại Đồng Tiến.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Sử dụng công cụ thống kê nhằm giảm tỉ lệ lỗi của sản phẩm nhựa tại nhà máy 1, Công ty Đại Đồng Tiến

Trang 1

1.1 Lý do hình thành đề tài

Nước ta đang trong tiến trình hội nhập, tham gia tổ chức quốc tế như: APEC, AFTA, WTO, các hiệp định thương mại song phương Đây chính là cơ hội cho các doanh nghiệp xây dựng một chiến lược kinh doanh hướng về xuất khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng mở rộng Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ đối đầu với nhiều thử thách to lớn, môi trường kinh doanh biến động liên tục, cạnh tranh quốc tế ngày càng trở nên gay gắt, nhu cầu khách hàng ngày càng cao Trong xu thế đó, chất lượng sản phẩm, sự hợp lý về giá cả và dịch vụ thuận tiện, … sẽ là những yếu tố quyết định sự thành bại của các công ty.

Thực tiễn cho thấy rằng: Để đảm bảo năng suất cao, giá thành hạ và tăng lợi nhuận, một trong những con đường mà các nhà sản xuất thường theo đuổi là ưu tiên cho chất lượng.

Công ty nhựa Đại Đồng Tiến là một trong những công ty chuyên sản xuất các mặt hàng về nhựa phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu Các đơn hàng mà công ty sản xuất luôn có sự đòi hỏi chặt chẽ của khách hàng về mặt chất lượng sản phẩm: màu sắc, ngoại quan, bao bì, đóng gói

Tuy nhiên, bảng thống kê sau về các lỗi của sản phẩm nhựa dựa trên sự than phiền, khiếu nại của khách hàng trong thời gian vừa qua cho thấy tình trạng chất lượng vẫn chưa ổn định:

Trang 2

Khi các lỗi này xảy ra sẽ gây nhiều tốn kém cho nhà máy do: chi phí loại bỏ do khách hàng trả lại, chi phí làm lại, lãng phí nguyên vật liệu, năng suất lao động giảm, … Nghiêm trọng hơn nó ảnh hưởng đến uy tín và hình ảnh của Công ty đến khách hàng.

Những lỗi trên là do khách hàng phản ánh lại Còn trong quá trình sản xuất sản phẩm còn những lỗi nào khác? Lỗi nào là nghiêm trọng? Hiện tại nhà máy vẫn chưa có quy trình rõ ràng để theo dõi và thống kê trong quá trình sản xuất

Trong thời gian thực tập tốt nghiệp, được sự giúp đỡ của các anh chị phòng QA, em có mong muốn được áp dụng những kiến thức đã học về quản lý chất lượng để kiểm soát quá trình sản xuất sản phẩm nhựa nhằm giảm tỉ lệ lỗi của sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất cho nhà máy.

Với các lý do trên, em quyết định chọn đề tài: Sử dụng công cụ thống kê nhằmgiảm tỉ lệ lỗi của sản phẩm nhựa tại nhà máy 1, Công ty Đại Đồng Tiến.

1.2 Mục tiêu đề tài

 Thống kê các dạng lỗi xảy ra trong toàn bộ quá trình sản xuất bằng cách sử dụng số liệu của phòng sản xuất kết hợp với quan sát dây chuyền  Tìm ra các lỗi nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến chất lượng làm giảm

hiệu quả sản xuất bằng cách sử dụng biểu đồ Pareto.

 Tìm ra các nguyên nhân gây ra các lỗi này bằng cách sử dụng biểu đồ nhân quả.

 Đề xuất một số biện pháp nhằm giảm tỉ lệ lỗi của sản phẩm.

1.3 Ýù nghĩa đề tài

 Đề tài nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho Công ty, nhìn nhận lại thực trạng hiện tại đã và đang diễn ra tại nhà máy 1  Đề tài góp phần quản lý chất lượng một cách khoa học nhằm cải tiến sự

ổn định hệ thống chất lượng của Công ty.

 Giúp cho bản thân có được những kinh nghiệm thực tiễn bổ ích trong quá trình làm đề tài

Trang 3

1.4 Phạïm vi đề tài

Hình thức tổ chức sản xuất đang được áp dụng tại nhà máy là hình thức chuyên môn hóa, sản phẩm được sản xuất theo từng công đoạn tương ứng với các khu vực sản xuất:

 Xưởng A: gồm các máy ép phun, được sắp xếp theo sơ đồ song song chuyên sản xuất các loại hộp nhựa da dụng, móc áo, vỏ bình đá…mỗi máy đều tổ chức cho một hoặc hai nhân viên đứng máy.

 Xưởng B: gồm các máy ép phun bố trí theo sơ đồ song song, sản xuất các mặt hàng nhựa về bao bì thực phẩm như: hộp vuông, hộp tròn, ly nhựa…  Xưởng C: gồm các máy ép điều khiển Robot tự động, chuyên sản xuất

hàng công nghiệp với số lượng lớn và sản lượng đạt cao như: bàn, ghế, pallet…

Trong ba phân xưởng trên thì phân xưởng B thường sản xuất các đơn hàng phục vụ cho xuất khẩu, đem lại lợi nhuận hơn 40% cho Công ty nên các sản phẩm này được Công ty theo dõi đầy đủ nhất về số liệu, nên em sẽ chọn phân xưởng này để khảo sát Số liệu các lỗi sản phẩm nhựa được thu thập là từ tháng 5 đến tháng 10 (năm 2007).

1.5 Phương pháp thực hiện

1.5.1 Phương pháp thu thập thông tin

 Thu thập thông tin thứ cấp: Thu thập các loại lỗi của sản phẩm đã được thống kê trong quá khứ bởi bộ phận sản xuất và bộ phận QC.

 Thu thập thông tin sơ cấp: Thu thập lỗi bằng cách quan sát, theo dõi và ghi lại các lỗi xảy ra trên chuyền thông qua bảng kiểm tra của Công ty Qua quá trình quan sát thực tế, ta có thể hiểu rõ hơn về sản phẩm, lỗi của sản phẩm và có thêm thông tin cần thiết cho việc phân tích, đồng thời tham khảo thêm ý kiến của những người có liên quan là các anh chị ở bộ phận sản xuất, bộ phận QC (kiểm soát chất lượng sản phẩm), bộ phận QA để tìm hiểu vấn đề cần giải quyết.

Trang 4

1.5.2 Quá trình thực hiện

Hình 1.1: Sơ đồ quá trình thực hiện

Kết hợp thông tin thứ cấp và thông tin sơ cấp để thống kê các lỗi thường xảy ra của sản phẩm, sử dụng biểu đồ kiểm soát để kiểm soát quá trình xem xét sự ổn định của hệ thống chất lượng, phát hiện ra tình trạng ngoài vùng kiểm soát  đưa ra các biện pháp khắc phục phòng ngừa để ổn định quá trình Các lỗi nghiêm trọng cần khắc phục được xác định thông qua biểu đồ Pareto Sau đó, biểu đồ xương cá sẽ được sử dụng để phân tích nguyên nhân của vấn đề và cuối cùng là đề xuất một số giải pháp nhằm giảm tỷ lệ sản phẩm lỗi hiện tại của Công ty dựa trên các nguyên nhân đã tìm hiểu trong quá trình phân tích.

Kết quả phân tích

Nhận xét & kiến nghị

Ngày đăng: 29/09/2012, 23:52

Hình ảnh liên quan

1.1. Lý do hình thành đề tài - Sử dụng công cụ thống kê nhằm giảm tỉ lệ lỗi của sản phẩm nhựa tại nhà máy 1, Công ty Đại Đồng Tiến.doc

1.1..

Lý do hình thành đề tài Xem tại trang 1 của tài liệu.
Hình 1.1: Sơ đồ quá trình thực hiện - Sử dụng công cụ thống kê nhằm giảm tỉ lệ lỗi của sản phẩm nhựa tại nhà máy 1, Công ty Đại Đồng Tiến.doc

Hình 1.1.

Sơ đồ quá trình thực hiện Xem tại trang 4 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan