Báo cáo thực tập về công ty cổ phần tập đoàn tiến bộ.doc

59 1.7K 9
Báo cáo thực tập về công ty cổ phần tập đoàn tiến bộ.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Báo cáo thực tập về công ty cổ phần tập đoàn tiến bộ

Trang 1

TRƯỜNG ĐH KINH TẾ &

-Thái Nguyên ngày 26 tháng 05 năm 2010

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANHKHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẾ MÔN HỌC

Cơ sở thực tập: CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TIẾN BỘGiáo viên hướng dẫn: TH.S PHẠM THỊ THANH MAI

Họ và tên sinh viên: HOÀNG XUÂN TRƯỜNGLớp: K4-QTDNCNB

Trang 2

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Họ và tên sinh viên: HOÀNG XUÂN TRƯỜNGLớp: K4-QTDNCNB

Địa điểm thực tập: CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TIẾN BỘ1 TIẾN ĐỘ THỰC TẬP CỦA SINH VIÊN:

- Mức độ liên hệ giáo viên:………- Thời gian thực tập và quan hệ với cơ sở:……… - Tiến độ thực hiện:………

2 NỘI DUNG BÁO CÁO:

- Thực hiện các nội dung thực tập và quan hệ với cơ sở:………

Chất lượng báo cáo (Tốt-Khá-Trung bình):………

K4-QTDNCNB 2 Thực hiện: HOÀNG XUÂN TRƯỜNG

Thái nguyên, Ngày … Tháng 6 Năm 2010Giáo viên hướng dẫn

Trang 3

Xác nhận sinh viên Hoàng Xuân Trường, lớp K4 QTDNCN_B của Trường Đại Học Kinh tế và Quản Trị Kinh Doanh Thái nguyên đã thực tế môn học tại Công Ty Cổ Phần Tập đoàn Tiến Bộ trong khoảng thời gian từ ngày

Trang 4

HỆ THỐNG KẾ HOẠCH & CÁC CHÍNH SÁCH CỦA DN

1Hệ thống kế hoạch và quá trình xây dựng kế hoạch của

2Các chỉ tiêu kinh tế áp dụng để tính toán24 - 29

PHẦN IV

HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA DOANH NGHIỆP

1Hoạt động nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp33 - 362Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh36 -38

Trang 5

của doanh nghiệp

PHẦN V

NỘI DUNG VỀ QUẢN TRỊ SẢN XUẤT

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TIẾN BỘ PHẦN MỞ ĐẦU

Là sinh viên ai cũng biết lý thuyết phải luôn đi đôi với thực hành Đúngvậy, để có thể hiểu cặn kẽ một vấn đề nào đó thì không chỉ tìm hiểu nó trên sáchvở mà phải tìm hiểu trên thực tế nữa Chuyên ngành quản trị cũng vậy, thực tếlà những điều còn mới mẻ đối với mỗi sinh viên trước khi ra trường, nhất lànhững sinh viên năm thứ 3 chúng em Đợt thực tế này là dịp giúp chúng em bướcđầu làm quen, có điều kiện tiếp xúc với thực tế sản xuất kinh doanh của mộtdoanh nghiệp cụ thể Qua việc tìm hiểu về CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀNTIẾN BỘ em hy vọng sẽ củng cố, hiểu đúng sách vở và lời thầy cô và làm phongphú thêm kiến thức đã học ở trường, bước đầu làm quen với công tác quản trịtrong doanh nghiệp, nắm được nhiều kiến thức về quản lý, giúp chúng em có mộtcái nhìn đúng về nghành học của mình, tạo nền tảng cho việc sau này ra trường.

Và để đạt được những điều trên thì trong đợt thực tập này chúng em đã đinghiên cứu tất cả các phòng ban trong công ty và hoạt động của công ty Bởi cónhư thế mới có thể giúp chúng em nắm bắt được kiến thức quản trị một cách

Trang 6

tổng hợp nhất Qua thời gian thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀNTIẾN BỘ, được sự hướng dẫn tận tình của cô giáo PHẠM THỊ THANH MAI vàcác cô chú trong phòng kinh doanh của công ty, đặc biệt là anh Lê trưởng phòngkinh doanh đã giúp đỡ em đã hiểu được phần nào tầm quan trọng cũng như sựcần thiết và phức tạp của công việc quản trị và hoạt động của công ty Em xinchân thành cảm ơn!

Sinh viên

HOÀNG XUÂN TRƯỜNGPHẦN I

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY

I TÓM TẮT QUÁ TRÌNH HÌNH THANH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY1 Vài nét về công ty

1.1 Giới thiệu chung về công ty

Tên tiêng việt: CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TIẾN BỘ

Trụ sở: Tổ 2, phường Hoang Văn Thụ, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái nguyênĐiện thoại: (84.280).3.750.791/ 3.654.222

Fax: (84.280).3.651.754Email: tienbotn@vnn.vn Wedsite: www.tienbo.vn

Ngành nghề kinh doanh: Theo giấy chưngd nhận đăng kí kinh doanh số4600359768 do Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên cấp lần đầu ngày05/03/2008 thay đổ lần thứ 04 ngày 09/07/2009 các ngành nghề kinh doanh của

Trang 7

- Mua bán đồ điện, bảo hộ lao động, đồ dùng gia dụng, gas, bếp gas, nướcuống, nước giải khát đóng chai, bia, rượu, lương thực, thực phẩm, hàng tiêudùng, thiết bị, dụng cụ máy móc và trang phục ngành y tế, thiết bị điện, hàngđiện tử, ôtô, xe máy, thiết bị thể thao, chăm sóc sức khỏe

- Sản xuất cốp pha, giàn giáo, thép định hình, cửa hoa, cửa sắt, hàng ràosắt, khung bằng thép, đồ gỗ nội thất, bàn, ghế, giường, tủ, kệ, đồ thép mỹ nghệbằng sắt, cấu kiện thép

- Đầu tư xây dựng và kinh doanh chung cư, khu đô thị, siêu thị, văn phòng,bất động sản, nhà máy thủy điện, Xây dựng nhà cho sinh viên, làng sinh viên;Kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà nghỉ, vui chơi giải trí (trừ vui chơi cóthưởng)

- Dịch vụ hỗ trợ giáo dục, đào tạo nghề; Xây dựng dân dụng, giao thông,thủy lợi, trạm điện đến 35 KV

- Vốn điều lệ đăng ký kinh doanh: 20.500.000.000 đồng (Hai mươi ty

năm trăm triệu đồng)

1.2 Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển công ty

Công ty Cổ phần Tập đoàn Tiến Bộ, tiền thân là công ty Doanh Nghiệptư nhân Tiến Bộ, được thành lập năm 2000 Qua gần 10 năm hoạt động, côngty đã không ngừng phát triển và lớn mạnh Khi mới thành lập, công ty chỉ làmột doanh nghiệp nhỏ hoạt động trong ngành nghề sản xuất cơ khí và sắtthép Để đáp ứng được sự phát triển của doanh nghiệp, năm 2004, Công tyđược chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn Tiến Bộ Ngày 5/3/2008,Công ty chính thức chuyển đổi thành Công ty cổ phần tập đoàn Tiến Bộ.

Đến nay công ty đã mở rộng rất nhiều chi nhánh, cửa hàng, đại lý Và làmột trong những công ty hàng đầu sản xuất các sản phẩm phục vụ cho xây dựng

Trang 8

chủ yếu là coppha, giàn giáo, thiết bị xây dựng cho hầu hết các công trình trọngđiểm quốc gia trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh lân cận Ngoài ra khôngthể thiếu là sản phẩm cầu lông hiện đại phục vụ cho các cuộc thi thể thao đạt giảilớn Công ty đã phát triển không ngừng với quy mô ngày một lớn hơn văn phòngkhang trang hệ thống showroom trải khắp bao gồm cơ sở chính nằm tại Ngõ 1 -đường Bắc Kạn – Tp Thái Nguyên, một số đơn vị thành viên gồm chi nhánh số166 - Phạm Văn Đồng – Hà nội, công ty cổ phần tư vấn xây dựng Quốc Tế ViệtPháp, trường trung cấp nghề Tiến Bộ, Siêu thị thể thao, và một số cửa hàng đạilý ở các tỉnh.

Các ngành nghề kinh doanh chủ yếu của Công ty là mua bán đồ điện, đồdùng gia dụng, hàng tiêu dùng, trang thiết bị ngành y tế; sản xuất cốp pha, giàngiáo; kinh doanh dịch vụ khách sạn, du lịch, vui chơi giải trí; xây dựng, kinhdoanh nhà ở cho sinh viên.

MỘT SỐ MỐC PHÁT TRIỂN QUAN TRỌNG

 Năm 20020, Công ty Doang Nghiệp tư nhân Tiến Bộ được thành lập vớingành nghề sản xuất chính là sản xuất cơ khí và sắt thép.

 Ngày 18/06/2004: Công ty được Sở kế hoạch Đầu tư tỉnh Thái Nguyêncấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với hình thức công ty trách nhiệm hữuhạn có hai thành viên trở lên, vốn điều lệ đăng ký được nâng lên 1.500.000.000đồng.

 Ngày 29/08/2007: Công ty thay đổi giấy đăng ký kinh doanh tăng vốnđiều lệ lên 8.000.000.000 đồng.

Trang 9

 Ngày 05/03/2008: Chuyển đổi từ Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tiến Bộthành Công ty Cổ phần Tập đoàn Tiến Bộ với vốn điều lệ đăng ký là30.000.000.000 đồng.

 Ngày 16/02/2009 Do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, Côngty quyết định giảm vốn điều lệ, các thành viên sáng lập nhất trí rút vốn, số vốnsau khi thành viên sáng lập rút là 20.000.000.000 đồng.

 Ngày 09/07/2009: Công ty thay đổi giấy đăng ký kinh doanh với vốn điềulệ là 20.500.000.000 đồng.

 Ngày 02/02/2010 công ty tăng vốn điều lệ lên 26.000.000.000 đồng.

Qua quá trình hoạt động, Công ty đã đạt được những kết quả tốt thể hiệnbước đi vững chắc, không ngừng vươn cao khẳng định thương hiệu, chỗ đứng củaCông ty trên thị trường Với những kết quả đã đạt được, Công ty đã vinh dự đượccác Bộ, Ngành tặng bằng khen:

 Bằng khen của UBNH Tỉnh Thái Nguyên năm 2005 Bằng khen của Bộ Thương mại năm 2006

 Bằng khen của Trung ương Hội doanh nghiệp trẻ Việt Nam

 Bằng khen của UB hội liên hiệp Thanh Niên Việt Nam 2005, 2006 và 2007tặng Đ/c Phùng Văn Bộ chủ tịch HĐQT Tổng Giám Đốc danh hiệu thanh niêntiên tiến.

 Bằng khen hai năn niền 2007- 2008 của liên đoàn lao động tỉnh TháiNguyên tặng công ty vì đã hoàn thành xuất sắc kế hoạch kinh doanh về trước kếhoạch.

 Bằng khen của h tỉnh Thái Nguyên ngày 1/1/2008 tặng công ty vì có thànhtích cao trong phong trào chữ thập đỏ.

Trang 10

Định hướng phát triển của Công ty là trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh ởViệt Nam, hoạt động kinh doanh đa ngành nghề với các công ty thành viên như:

 Công ty CP tư vấn xây dựng quốc tế Việt Pháp Công ty thiết bị thể thao Tiến Bộ

 Làng sinh viên TBCO

 Trường trung cấp nghề Tiến Bộ TB.CO

 CN I công ty cổ phần tập đoàn Tiến Bộ Hà Nội

Trong thời gian tới Công ty sẽ thành lập chi nhánh , Chi nhánh Công ty Cổphần Tập đoàn Tiến Bộ Tp Hồ Chí Minh, siêu thị thể thao chăm sóc sức khỏeTIENBO SPORT lớn nhất phía Bắc, dự án nhà máy sản xuất cầu lông tiến bộ888, nhà máy sản xuất cốp pha, giàn giáo tại Bắc Giang và một số các dự án đầutư khác…

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TIẾN BỘ

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

Trang 11

CƠ CẤU BỘ MÁY QUẢN LÝ CÔNG TY ĐƯỢC TỔ CHỨC THEO MÔ HÌNHCÔNG TY CỔ PHẦN NHƯ SAU

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

Trang 12

Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty gồm tất cảcác cổ đông có quyền biểu quyết, họp ít nhất mỗi năm một lần ĐHĐCĐ quyết địnhnhững vấn đề được Luật pháp và Điều lệ Công ty quy định ĐHĐCĐ thông qua cácbáo cáo tài chính hàng năm của Công ty và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo,bầu miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểmsoát của Công ty Đại hội đồng cổ đông có các quyền và nhiệm vụ sau đây:

 Thông qua định hướng phát triển của Công ty

 Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyềnchào bán; quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần

 Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viênBan kiểm soát

 Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50%tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của Công ty

 Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công ty, trừ trường hợp điều chỉnhvốn điều lệ do bán thêm cổ phần mới trong phạm vi số lượng cổ phần đượcquyền chào bán quy định tại Điều lệ Công ty;

 Thông qua báo cáo tài chính hàng năm;

 Quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại;

 Xem xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát gâythiệt hại cho công ty và cổ đông công ty;

 Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty;

Trang 13

 Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp2005.

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị Công ty, có toàn quyền nhân danhCông ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty không thuộcthẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông Hội đồng Quản trị có các quyền và nhiệmvụ sau:

 Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinhdoanh hàng năm của Công ty

 Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán củatừng loại

 Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyềnchào bán của từng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác

 Quyết định giá chào bán cổ phần và trái phiếu của Công ty

 Quyết định mua lại cổ phần theo quy định tại khoản 1 Điều 91 của LuậtDoanh nghiệp 2005

 Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giớihạn theo quy định của Luật Doanh nghiệp

 Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ; thôngqua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc nhỏhơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của Côngty, trừ hợp đồng và giao dịch quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 120 của LuậtDoanh nghiệp 2005

Trang 14

 Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chầm dứt hợp đồng đốivới Giám đốc; quyết định mức lương và lợi ích khác của những người quản lýđó; cử người đại diện theo ủy quyền thực hiện quyền sở hữu cổ phần hoặc phầnvốn góp ở công ty khác, quyết định mức thù lao và lợi ích khác của những ngườiđó

 Giám sát, chỉ đạo Giám đốc và người quản lý khác trong điều hành côngviệc kinh doanh hằng ngày của Công ty

 Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, quyết địnhthành lập công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổphần của doanh nghiệp khác

 Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ đông,triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông hoặc lấy ý kiến để Đại hội đồng cổ đông thôngqua quyết định

 Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên Đại hội đồng cổ đông Kiến nghị mức cổ tức được trả; quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tứchoặc xử lý lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh

 Kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty

 Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp2005 và Điều lệ Công ty.

BAN KIÊM SOÁT

Ban Kiểm soát là cơ quan có chức năng hoạt động độc lập với Hội đồngquản trị và Ban Giám đốc, Ban Kiểm soát do ĐHĐCĐ bầu ra và thay mặt ĐHĐCĐ

Trang 15

giám sát mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, báo cáo trực tiếpĐHĐCĐ Quyền và nhiệm vụ của Ban kiểm soát: Ban kiểm soát thực hiện giám sátHội đồng quản trị, Giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty; chịu tráchnhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong thực hiện các nhiệm vụ được giao.

 Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọngtrong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán,thông kê và lập báo cáo tài chính

 Thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính hằng nămvà sáu tháng của Công ty, báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội đồng quảntrị Trình báo cáo thẩm định báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanhhằng năm của Công ty và báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội đồng quảntrị lên Đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp thường niên.

 Xem xét sổ kế toán và các tài liệu khác của Công ty, các công việc quảnlý, điều hành hoạt động của công ty bất cứ khi nào nếu xét thấy cần thiết hoặctheo quyết định của Đại hội đồng cổ đông hoặc theo yêu cầu của cổ đông hoặcnhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều 79 của Luật Doanh nghiệp 2005

 Khi có yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2Điều 79 của Luật Doanh nghiệp 2005, Ban kiểm soát thực hiện kiểm tra trongthời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu Trong thời hạn mườilăm ngày, kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Ban kiểm soát phải báo cáo giải trình vềnhững vấn đề được yêu cầu kiểm tra đến Hội đồng quản trị và cổ đông hoặcnhóm cổ đông có yêu cầu Việc kiểm tra của Ban kiểm soát quy định tại khoản

Trang 16

này không được cản trở hoạt động bình thường của Hội đồng quản trị, khônggây gián đoạn điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty

 Kiến nghị Hội đồng quản trị hoặc Đại hội đồng cổ đông các biện phápsửa đổi, bổ sung cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh củaCông ty

 Khi phát hiện có thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc vi phạm nghĩavụ của người quản lý công ty quy định tại Điều 119 của Luật Doanh nghiệp 2005thì phải thông báo ngay bằng văn bản với Hội đồng quản trị, yêu cầu người cóhành vi vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm và có giải pháp khắc phục hậu quả

 Thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật Doanhnghiệp 2005 và quyết định của Đại hội đồng cổ đông

 Ban kiểm soát có quyền sử dụng tư vấn độc lập để thực hiện các nhiệmvụ được giao

 Ban kiểm soát có thể tham khảo ý kiến của Hội đồng quản trị trước khi trình báo cáo, kết luận và kiến nghị lên Đại hội đồng cổ đông.

BAN GIÁM ĐỐC

Tổng Giám đốc là người điều hành và có quyền quyết định cao nhất về tất cảnhững vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty Tổng Giám đốcchịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị về việc tổ chứcsản xuất kinh doanh, thực hiện các biện pháp để đạt được các mục tiêu phát triểnCông ty do Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị đề ra Tổng giám đốc có cácquyền và nhiệm vụ sau đây:

Trang 17

 Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngàycủa công ty mà không cần phải có quyết định của Hội đồng quản trị

 Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị

 Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của Côngty

 Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty,trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị

 Quyết định lương và phụ cấp (nếu có) đối với người lao động trong côngty kể cả người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Tổng Giám đốc

 Tuyển dụng lao động

 Kiến nghị phương án trả cổ tức và xử lý lỗ trong kinh doanh

 Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và quyết địnhcủa Hội đồng quản trị.

PHÒNG HÀNH CHINH TỔ CHỨC

Có chức năng tham mưu giúp HĐQT và Giám đốc Công ty thực hiện cáccông việc cụ thể sau:

 Tổ chức nhân sự sản xuất

 Quy hoạch, đào tạo, đề bạt, miễn nhiệm và nhận xét công nhân viênhàng năm theo đúng tiêu chuẩn và quy chế Công ty

 Thực hiện công tác tuyển dụng, quản lý và sử dụng lao động

Trang 18

 Thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện nội dung kỷ luậtlao động của công nhân viên các khối cơ quan Công ty.

Là bộ phận chức năng trợ giúp Giám đốc trong các lĩnh vực cụ thể sau:

 Lập kế hoạch và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh theo các đơnđặt hàng

 Nghiệm thu sản phẩm, kiểm tra chất lượng kỹ thuật

 Quản lý sản xuất, giám định chất lượng ở các phân xưởng và kiểm soátlượng hàng trong kho.

PHÒNG KỸ THUẬT

Là bộ phận chức năng trợ giúp Giám đốc trong các lĩnh vực cụ thể sau:

 Tham mưu cho Tổng Giám đốc Công ty trong công tác quản lý kỹ thuậtvà tổ chức nghiên cứu khoa học kỹ thuật phục vụ cho sản xuất kinh doanh củaCông ty

 Xây dựng các định mức vật tư kỹ thuật trong sản xuất và kinh doanh

PHẦN II

Trang 19

HỆ THỐNG KẾ HOẠCH & CÁC CHÍNH SÁCH CỦA DN II Hệ thống kế hoạch của doanh nghiệp.

2.1 Hệ thống kế hoạch và quá trình xây dựng kế hoạch của doanhnghiệp.

a- Hệ thống kế hoạch

Hệ thống kế hoạch được lập ra nhằm mục đích qui định trình tự vàtrách nhiệm theo dõi và thực hiện của các phòng ban, liên qua đến quá trìnhsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Quy trình này cũng qui định việc theodõi, tổng hợp tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạc chi tiết trong hoạt độngsản xuất kinh doanh Hệ thống kế hoạc được lập và áp dụng cho tất cả cácphòng ban, xí nghiệp và các bộ phận trực thuộc công ty, áp dụng cho tất cả cáckế hoạch bao gồm kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tái chính, kế hoạchvật tư, kế hoạch đầu tư bảo hộ lao động và các kế hoạch khác Hệ thống kếhoạch của công ty bao gồm các kế hoạch:

- Kế hoạch năm: Tập hợp bao gồm tất cả các kế hoạch vế mọi hoạtđộng của công ty liên quan đến sản xuất kinh doanh Kế hoạch năm bao gồmtất cả kế hoạch sản xuất kinh doanh tổng hợp, kế hoạch tài chính kế hoạch vậttư, kế hoạc đầu tư.

- Kế hoạch nhà nước: Là kế hoạch bao gồm các chỉ tiêu kế hoạch đượccác sở, ban, ngành yêu cầu công ty lập đăng ký với ủy ban nhân dân tỉnh đểgiao kế hoạch hàng năm

- Kế hoạch hướng dẫn: Là các chỉ tiêu chính để hướng dẫn, chỉ đạo cácxí nghiệp trực thuộc lập các kế hoạch chi tiết của đơn vị mình trình công tyduyệt.

- Kế hoạch chi tiết: Là các kế hoạch hàng năm được lập chi tiết theogợi ý của kế hoạch hướng dẫn để cụ thể các số liệu cho từng bộ phận

Trang 20

- Kế hoạch tổng hợp: Là kế hoạch sản xuất kinh doanh tổng hợp, baogồm các chỉ tiêu chính của hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm kếhoạch.

- Kế hoạch tháng quý: Là bảng do bộ phận phân bổ các chỉ tiêu kếhoạch hàng năm cho phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của công ty.

- Báo cáo kế hoạch tháng: Là tổng hợp các chỉ tiêu về thực hiện kếhoạch trong tháng và dự kiến cho tháng tiếp theo.

- Kế hoạch chức năng: Là các kế hoạch do các phòng, ban lập theochức năng chuyên môn quy định tại quyết định của chủ tịch-giám đốc công ty.

b- Quá trình xây dựng kế hoạch.

Phòng kế hoạch đầu tư có trách nhiệm lập kế hoạch hướng dẫn,cùngcác bộ phận, đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch chi tiết và tổng hợp kế hoạchnăm cho toàn công ty Khi xét thấy yêu cầu cần điều chỉnh kế hoạch thì phòngnày kịp thới đưa ra các chỉ tiêu điều chỉnh Các bộ phận tham gia lập kế hoạchchi tiết theo nhiệm vụ được phân công và có nghĩa vụ phấn đấu hoàn thành vàvượt chỉ tiêu kế hoạch được giao Các kế hoạch năm khác do các phòng, bantheo chức năng lập, trình duyệt để thực hiện Sau khi kế hoạch được phê duyệtcác phòng gửi kế hoạch được phê duyệt cho phòng kế hoạch đầu tư để theodõi, tổng hợp, báo cáo Các kế hoạch chức năng và niêm độ lập như sau:

+ Kế hoạch tái chính được phòng kế toán tái chính lập hàng năm.

+ Kế hoạch bảo hộ lao động, phòng chống cháy nổ do phòng kỹ thuậtlập hàng năm.

+ Kế hoạch đào tạo, nâng cao bậc do phòng tổ chức hành chính lậptheo hàng năm.

+ Kế hoạch đầu tư do phòng kế hoạch đầu tư lập hàng năm.

+ Kế hoạch vật tư do phòng kế hoạch đầu tư lập hàng năm và điềuchỉnh hàng tháng để phù hợp với tính hình sản xuất kinh doanh.

Trang 21

Phòng kế hoạch đầu tư có quyến đô đốc, kiểm tra việc thực hiện kếhoạch của xí nghiệp, bộ phận trực thuộc để tổng hợp báo cáo với chỉ tịch giámđốc.

1 Thu thập dữ liệu lập kế hoạch

- Phòng KHĐT công ty có trách nhiệm thu thập những dữ liệu, số liệu,thông tin liên quan phục vụ cho việc lập kế hoạch (Kế hoạch, chiến lược pháttriển, kế hoạch nhà nước giao, kết quả thực hiện kế hoạch những năm trước,biến động của thị trường, chủ trương của nhà lãnh đạo…).

- Các bộ phận liên quan có trách nhiệm cung cấp số liệu lập kế hoạchtheo yêu cầu của phòng kế hoạch đầu tư

2 Lập kế hoạch nhà nước/Kế hoạch hướng dẫn.

-Từ các dữ liệu kế hoạch, phòng KHĐT lập kế hoạch hướng dẫn cácđơn vị gồm các chỉ tiêu chính thức, kế hoạch hướng dẫn phải được lập vàduyệt xong trước ngày 15 thàng 12 hàng năm.

- Kế hoạch Nhà Nước lập theo biểu mẫu và thời gian do cơ quan quảnlý nhà nước yêu cầu.

- Chủ tịch- giàm đốc công ty có trách nhiệm phê duyệt kế hoạch hướngdẫn, phê duyệt kế hoạch Nhà nước.

3 Kế hoạch chi tiết

- Căn cứ và kế hoạch hướng dẫn và thực tế tại đơn cị mình, và xínghiệp, bộ phận theo chức năng, nhiệm vụ được giao lập kế hoạch và chậmnhất sau 20 ngày kể từ ngày nhận được kế hoạch hướng dẫn phải gửi kế hoạchchi tiết cho phòng KHĐT

- Căn cứ vào kế hoạch chi tiết, các bộ phận lập kế hoạch vật tư sử dụngcho thực hiện kế hoạch chi tiết của bộ phận mình theo đuổi.

4 Kế hoạch SXKD tổng hợp

Trang 22

- Phòng KHĐT căn cứ vào các kế hoạch chi tiết, lập kế hoạch tổng hợptheo mẫu BM.10.05

- Căn cứ vào kế hoạch chi tiết, kế hoạch tổng hợp, kế hoạch vật tư củacác bộ phận Phòng KHĐT lập kế hoạch vật tư theo mẫu BM.10.06, Kế hoạchđầu tư theo biểu mẫu BM.10.04

- Chỉ tịch- giám đốc công ty xem xét và tổ chức họp thông qua kế hoạchsau cuộc họp này, phòng KHĐT chỉnh sửa các chỉ tiêu chưa phù hợp sau đóchủ tịch-giám đốc công ty phê duyệt các kế hoạch thực hiện.

5 Thực hiện kế hoạch.

- Căn cứ vào kế hoạch tổng hợp chính thức, các bộ phận cân đối và lậpkế hoạch chi tiết từng tháng theo biểu mẫu BM.10.09 để hoàn thành các chỉtiêu kế hoạch được giao.

- Kế hoạch chi tiết từng tháng có thể điều chỉnh theo yêu cầu của sảnxuất trên nguyên tắc đảm bảo kế hoạch hàng năm công ty giao Khi cần điềuchỉnh kế hoạch, các bộ phận lập báo cáo đế nghị điều chỉnh theo BM.10.12 gửicho phòng KHĐT công ty để tổng hợp.

- Chủ tịch- giám đốc công ty quyết định việc điều chỉnh kế hoạch chocác bộ phận.

6 Đôn đốc, kiểm tra

- Phòng kế hoạch đấu tư có kế hoạch nhiệm vụ thường xuyên kiểm tra,đôn đốc các bộ phận thức hiện nhiệm vụ theo kế hoạch được giao, báo cáogiám đốc nếu các bộ phận không thực hiện hoặc thực hiện kế hoạch chậm, đểcó phương án sử lý.

7 Đánh giá, phân tích, giao ban KH tháng sau.

- Niêm độ kế hoạch tháng tính từ ngày 26 tháng trước đến 25 thángsau, các chỉ tiêu liên qua đến công tác xây lắp được tính tứ 24 tháng trước đến

Trang 23

23 tháng sau Các chỉ tiêu kế hoạch được xây dựng xác định và 25 hàng tháng,riêng các chỉ tiêu xây lắp được xác nhận vào 23 hàng tháng.

- Hàng tháng, các bộ phận thực hiện xác nhận kết quả thực hiện các chỉtiêu kế hoạch Các chỉ tiêu thực hiện phải được các phòng ban chức năngnghiêm thu, xác nhận thì mới được công nhận.

- Căn cứ kết quả thực hiện nhiệm vụ, các phòng ban, xí nghiệp và cácphân xưởng trực thuộc phải tự đánh giá tính hình thực hiện kế hoạch giao vàlập báo cáo Báo cáo kết quả thực hiện chỉ tiêu kế hoạch tháng lập theo biểumẫu BM.10.10 Báo cáo thực hiện nhiệm vụ tháng lập theo mẫu BM.10.11.Tổng hợp tiêu thụ khách hàng theo mẫu BM.10.13 Báo cáo tổng hợp đồng hồteo mẫu BM.10.14,BM.10.14b Báo caosanr lượng nước thương phẩm theobiểu mẫu BM10.15 và gửi cho giám đốc và phóng KHĐT.

- Ngoài ra các bộ phận có thể lập các báo cáo chi tiết, phân tích hoạchđộng thuộc chức năng, nhiệm vụ của mình để báo cáo tại hội nghị giao banhàng tháng.

- Nếu thực hiện đạt và vượt kế hoạch tháng được giao, kế hoạch thángsau sẽ giao căn cứ vào kế hoạch chi tiết từng tháng đã đăng ký, nếu các chỉ tiêuthực hiện không đạt kế hoạch được giao tháng đó, các bộ phận sẽ đăng ký bổsung phần thiếu hụt vào tháng khác trong năm kế hoạch đó.

- Căn cứ nội dung họp tại hội nghị giao ban, giám đốc kết luận các chỉtiêu kế hoạch giao trong tháng và kết luận của giám đốc được phòng tổ chứchành chính thông báo cho các bộ phận trong công ty bằng văn bản sau ngàyhọp giao ban.

8 Cập nhận và lưu hồ sơ

- Sau khi cuộc họp đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch trong tháng, phòng KHĐT và các bộ phận phải lưu hồ sơ ghi nhận kết quả thực hiện kế hoạch theo từng tháng và kết quả thực hiện kế hoạch từng năm.

Trang 24

2.2 Các chính sách của Doanh Nghiệp

 Chính sách chất lượng

- Công ty cổ phần tập đoàn Tiến Bộ luôn cam kết cung cấp các sản phẩmgiàn giáo, cốp pha thép cùng các sản phẩm và dịch vụ với chất lượng cao, giáđúng, phục vụ tận tình, chu đáo Đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của kháchhàng.

- Tạo mọi điều kiện tốt nhất cho công nhân viên không ngừng nâng caotrình độ chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng được yêu cầu đổi mới công nghệ và sựphát triển liên tục của thị trường.

Hàng năm sau khi thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước, lợinhuận được phân bổ như sau:

+ Quỹ dự trữ bắt buộc: 5%+ Quỹ phúc lợi tập thể:5%

+ Quỹ phát triển sản xuất kinh doanh: 10%+ Quỹ khen thưởng:5%

- Kiểm tra chặt chẽ nguồn nguyên liệu đầu vào, quy trình sản xuất và sảnphẩm cuối cùng Thường xuyên cải tiến để sản phẩm ngày càng tốt hơn.

- Xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO9001÷2000, không ngừng nâng cao hiệu lực của hệ thong quản lý chất lượng.

 Chính sách đào tạo tuyển dụng

- Có chính sách đào tạo và bồi dưỡng tay nghề cho cán bộ công nhân viên,sẽ tăng năng suất lao động và chất lượng công việc của nhân viên Khuyến khích

Trang 25

họ học hỏi nhiều hơn Các thành viên thi đua nhau rèn luyện kỹ năng tay nghề,tạo cơ sở vững chắc làm thành sức mạnh để phát triển công ty.

- Tạo điều kiện cho nhân viên tiếp tục đi học để nâng cao trình độ từ trungcấp, cao đẳng lên trình độ đại học, từ đại học lên cao học.

 Chính sách phân phối và marketing

- Chủ yếu sử dụng bán hàng trực tiếp: Có các chương trình trao đổi trựctiếp với khách hàng tiềm năng

- Công ty hỗ trợ khách hàng cước phí vận chuyển, không tính vào hoá đơnbán hàng

- Đưa vào lòng dân hình ảnh thương hiệu của công ty bằng cách: tổ chứccác hội thi thể thao, các giải thi đấu cầu lông của tỉnh…

PHẦN III:

NỘI DUNG VỀ PHÂN TÍCH VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN

THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN

Dự án làng Sinh viên TBCO tại tổ 02 phường Hoang Văn Thụ, TP TháiNguyên, Tinh Thái Nguyên.

Dự kiến xây dựng như sau:

Nhà A1: 5 tầng, diện tích chiếm đất: 1.033 m2, Tổng diện tích sàn xâydựng: 5.165 m2.

Nhà A2,A3: 4 tầng, diện tích chiếm đất: 441,5 m2, diện tích sàn xây dựng:1.766 m2.

Trang 26

Ngoài công trình chính như trên, khu vự còn có các công trình phụ trợ vàhệ thống hạ tầng kỹ thuật như sau:

Trạm biến áp: 560 KVA

Bể nước ngầm: 305 m3

Trạm xử lý nước sạch: 300 m3/ ngày đêm

Khu cây xanh, bãi đỗ xe công cộng

Đường quy họch, sân nội bộ

Hệ thong hạ tầng kỹ thuật: Cấp điện, cấp nước, thoát nước, PCCC.Yêu cầu thiết kế quy hoạch phù hợp với công trình xung quanh khi vự vàđáp ứng được quy hoạch lâu dài của thành phố, đảm bảo các yếu tố cấp – thoátnước… đã được xác định chung cho cả khu quy hoạch.

Bố cục mặt bằng công trình đảm bảo chức năng sử dụng thận tiện hơp lývề các yếu tố: Thông thoáng, chiếu sang tự nhiên cung như đảm bẩo tiêu chuẩnvề phòng cháy chữa cháy, liên hệ giữ bên trong và bên ngoài thuận tiện, tạp điềukiện thuận lợi cho việc bố trí các hệ thống kỹ thuật hạ tậng như cấp điện, cấp vàthoát nước…

Quy hoạch Tổng mặt bằng trên cơ sở phân khu chức năng sử dụng cáccông trình trong nội bộ khu đất hợp lý, phù hợp với quy hoạch chung của khuvực.

III- PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH KINH TẾ CHO DỰ ÁN 3.1 các chỉ tiêu kinh tế tài chính áp dụng để phân tích trong dự án:

* Giá trị hiện tại dòng (NPV): là giá trị thu nhập còn lại sau khi trừ đi cácchi phí, được quy về thời điểm hiện tại.

Trang 27

Mục đích của việc tính giá trị hiện tại ròng của một dự án là để xác địnhviệc sử dụng các nguồn lực (Vốn ) theo dự án có mang lại lợi ích lớn hơn cácnguồn lực đã sử dụng không ? Với ý nghĩa này NPV được xem là tiêu chuẩnquan trọng để đánh giá dự án.

NPV được tính theo công thức:

NPV=∑Trong đó:

Bt: là thu nhập của dự án năm thứ t Ct: là tổng chi phí của dự án năm thứ t n: là thời đoạn phân tích của dự án.

Các dự án đầu tư được coi là sinh lợi khi có NPV > 0 trong thời gian tồn tạicủa dự án.đối với các dự án đầu tư cho cơ sở hạ tầng như công trình cấp nước,thời gian tồn tại của dự án thường từ 20 đến 40 năm Với dự án này, tính toánvới thời hạn 35 năm.

* Tỷ suất sinh lợi nội bộ ( IRR ) : Là tỷ suất chiết khấu mà với tỷ suất nàythì giá trị hiện tại ròng của dự án NPV = 0.

IRR phản ánh mức sinh lãi của dự án sau khi hoàn vốn Giá trị IRR cànglớn tức là dự án sinh lãi càng lớn Theo ngân hàng thế giới cho rằng cá nước nhưnước ta, giá trị cơ hội áp dụng cho các dự án cấp nước vào khoảng 5%-10%.

Thời gian hoàn vốn: Là khoảng thời gian từ khi bắt đầu thực hiện đầu tưđến năm mà tại đó giá trị hiện tại dòng của dự án bằng 0.

(Bt – Ct)

(1+ r)t

t=1

Trang 28

Tổng vốn đầu tư ban đầu:

Thời gian 6 tháng đầu 6 tháng tiếp 6 tháng tiếp 6 tháng Lãi vay trong

thời gian xây

Trang 29

Tổng vốn đầu tư

37.644.207.6 50

(Tài liệu do: phòng kinh doanh cung cấp)Dự tính chi phí hoạt động hàng năm:

- Bảng tính trả vốn vay và trả lãi, khấu hao- Tổng vốn đầu tư dự án: 38 tỷ đồng (làm tròn)- Vốn tự có: 16 tỷ đồng

- Vốn vay: 22 tỷ đồng Dự tính lãi suất vay là igh = 12%- Giá trị thu hồi sau 15 năm ước tính: 10 tỷ đồng

- Áp dụng hình thức khấu hao đều, lượng khấu hao hàng năm

Ngày đăng: 29/09/2012, 23:52

Hình ảnh liên quan

- Bảng tính trả vốn vay và trả lãi, khấu hao - Báo cáo thực tập về công ty cổ phần tập đoàn tiến bộ.doc

Bảng t.

ính trả vốn vay và trả lãi, khấu hao Xem tại trang 28 của tài liệu.
BẢNG TỔNG HỢP PHÂN TÍCH DÒNG TIỀN - Báo cáo thực tập về công ty cổ phần tập đoàn tiến bộ.doc
BẢNG TỔNG HỢP PHÂN TÍCH DÒNG TIỀN Xem tại trang 29 của tài liệu.
1 Vốn đầu tư 38000 2Vốn tự có16000 - Báo cáo thực tập về công ty cổ phần tập đoàn tiến bộ.doc

1.

Vốn đầu tư 38000 2Vốn tự có16000 Xem tại trang 29 của tài liệu.
BẢNG TÍNH IRR - Báo cáo thực tập về công ty cổ phần tập đoàn tiến bộ.doc
BẢNG TÍNH IRR Xem tại trang 30 của tài liệu.
•Kiểm tra tình hình nguyên phụ liệu theo mầu, cỡ, số lượng thực tế •Ghép cỡ đi sơ đồ - Báo cáo thực tập về công ty cổ phần tập đoàn tiến bộ.doc

i.

ểm tra tình hình nguyên phụ liệu theo mầu, cỡ, số lượng thực tế •Ghép cỡ đi sơ đồ Xem tại trang 55 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan