quản lý chất thải rắn

11 684 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
quản lý chất thải rắn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

trình bày về quản lý chất thải rắn

CHƯƠNG VII. QUẢN CHẤT THẢI RẮN 7.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn đô thị và công nghiệp 7.1.1. Các nguồn phát sinh chất thải rắn đô thị và công nghiệp Một trong những vấn đề môi trường bức xúc hiện nay ở nước ta là chất thải. Theo Luật Bảo vệ môi trường, chất thảichất được loại bỏ trong sinh hoạt, quá trình sản xuất hoặc trong các hoạt động khác. Chất thải có thể ở dạng rắn, khí, lỏng hoặc các dạng khác. Chất thải rắn (CTR) được hiểu là chất thải phát sinh từ các hoạt động ở nông thôn và đô thị bao gồm: chất thải từ khu dân cư, hoạt động thương mại, dịch vụ, khách sạn, khu vui chơi giải trí, bệnh viện; từ các quá trình sản xuất, bao gồm hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng công trình… Bất kỳ loại chất thải rắn nào, với nguồn gốc và tính chất nào, nếu thải bỏ không hợp ra môi trường cũng đều gây ra ô nhiễm môi trường không khí, nước, đất và môi trường sống nói chung. Vì vậy, CTR cần được quản lý. Quản chất thải rắn là hoạt động nhằm kiểm soát toàn bộ quá trình từ khâu sản sinh chất thải đến thu gom, vận chuyển, xử (tái sử dụng, tái chế), tiêu huỷ (thiêu đốt, chôn lấp) chất thải và giám sát môi trường tại các địa điểm tiêu huỷ chất thải. Trong những năm qua đồng hành cùng với phát triể kinh tế xã hội, lượng CTR ở Quảng Ngãi tăng nhanh, tổng lượng chất thải rắn năm 2003 là 23.725 tấn và đến năm 2004 lên đến 29.200 tấn, được sản sinh từ những nguồn như khu vực dân cư, khu thương mại, đô thị, khu công nghệ, các khu công cộng, khu xử và các khu vực sản xuất nông nghiệp. Bảng 7.1. Nguồn phát sinh các loại chất thải rắn chủ yếu ở Quảng Ngãi Nguồn Các họat động và khu vực liên quan phát sinh chất thải rắn Các thành phần của chất thải rắn Khu dân cư Các hộ gia đình Thức ăn thừa, rác, tro và các lọai khác Khu thương mại Cửa hiệu, nhà hàng, chợ, văn phòng, khách sạn, xưởng in, sửa chữa ô tô. Bao bì các loại. Thức ăn thừa, chất thải do quá trình phá dở xây dựng và các loại khác Đô thị Kết hợp cả hai thành phần trên, rác thải y tế, các bệnh viện. Kết hợp cả hai thành phần trên (có cả chất thải độc hại) Khu công nghiệp Xây dựng, dệt, công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, lọc dầu, hóa chất, khai thác mỏ, điện… Phế liệu sản xuất, chất thải do quá trình phá dở xây dựng và các loại khác ( đôi khi có cả chất thải độc hại) Khu công cộng Đường phố, khu vui chơi, bãi biển, công viên… Rau và các loại khác Khu xử chất thải Nước, nước thải và các quy trình xử khác Các chất thải sau xử lý, thường là bùn Khu sản xuất nông nghiệp Ruộng vườn, khu chăn nuôi Phụ phế phẩm nông nghiệp, rác, các hóa chất độc hại 7.1.2. Lượng thải và tính chất chất thải rắn đô thị và công nghiệp 1 Từ năm 1997 đến nay, Nhà nước đã ban hành các Thông tư, Chỉ thị về những biện pháp cấp bách trong công tác quản CTR ở các đô thị và khu công nghiệp, nhưng vấn đề quản CTR ở Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn. Lượng CTR đô thị và khu công nghiệp bình quân đầu người trong cả nước năm 2000 là 0,52-0,8 kg/người- ngày tuỳ thuộc vào loại hình đô thị, năm 2002 đạt đến 0,8-1,3 kg/người, tiếp tục xu thế tăng dần. nhưng tỷ lệ được thu gom, xử ở nước ta còn quá thấp, đó là điều đáng quan tâm. Các đô thị và khu công nghiệp ở Quảng Ngãi cũng trong tình trạng đó. Theo báo cáo đề tài “ Xây dựng kế hoạch quản chất thải rắn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”, kết quả phân tích thành phần chất thải rắn trên địa bàn Tỉnh cho thấy, rác thải sinh hoạt có hàm lượng chất hữu cơ chiếm tỉ lệ khá cao, độ ẩm lớn, và các thành phần tái sinh, tái chế là khá lớn. Các thành phần nguy hại trong rác thải sinh hoạt như: pin, acqui, bao bì chứa hoá chất bảo vệ thực vật ., không đáng kể. Bảng 7.2. Thành phần rác thải sinh hoạt tỉnh Quảng Ngãi Thành phần Phân loại % Khối lượng Dễ phân hủy sinh học Thực phẩm thừa, rau, . 68 - 70 Có thể tái sinh Giấy, nhựa, nylon, . 6 -12 Khó phân hủy sinh học Cao su, vải vụn, gỗ . 8 - 10 Trơ, tận dụng cải tạo mặt bằng Xà bần 8 - 9 Nguồn:“Xây dựng kế hoạch quản CTR Quảng Ngãi đến năm 2010 và đến năm 2020” 7.1.3. Dự báo lượng thải và thành phần, mức độ độc hại và ô nhiễm các chất thải rắn đô thị và công nghiệp. Khối lượng CTR đô thị phát sinh trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi trong những năm 2006-2007 và dự báo đến năm 2020 được dẫn ra ở bảng 7.3. Từ số liệu trên thấy rằng khối lượng CTR phát sinh ở tp. Quảng Ngãi trong giai đoạn 2006 - 2020 là nhiều nhất, chiếm 47,38% so với toàn tỉnh. Sáu huyện đồng bằng và tp. Quảng Ngãi chiếm gần 83% CTR toàn tỉnh. Theo thành phần CTR phát sinh ở Quảng Ngãi có đủ các loại: CTR hữu cơ và vô cơ, CTR kim loại và phi kim loại, CTR dễ phân huỷ và khó phân huỷ, CTR dễ cháy và không cháy được v.v… là những rác thải sinh hoạt thông thường, ít độc hại. Chất thải rắn nguy hại như rác thải y tế, chất thải công nghiệp có khối lượng không nhiều vì rằng ở Quảng Ngãi, ngoài khu công nghiệp lọc dầu Dung Quất, các cơ sở công nghiệp tại các khu công nghiệp tập trung, cũng như phân tán ở các huyện chủ yếu là mía đường, sản xuất bánh kẹo, xi măng, gạch ngói, đá xây dựng, gỗ dăm,… tính chất độc hại không đáng kể. 2 Bảng 7.3. Dự báo khối lượng CTR đô thị ở Quảng Ngãi thời kỳ 2006-2020 (tấn/ngày) Năm TP Quảng Ngãi Sơn Tịnh Bình Sơn Tư Nghĩa Mộ Đức Đức Phổ Nghĩa Hành 2006 113,42 15,18 17,06 16,72 11,98 12,76 9,31 2008 122,63 16,89 18,42 18,52 13,15 13,97 10,29 2010 133,12 18,90 20,10 20,51 14,47 18,77 11,39 2012 143,46 21,30 21,95 22,72 21,02 15,79 12,61 2014 154,40 24,44 24,13 25,16 17,27 23,61 13,96 2016 166,32 28,59 26,92 27,52 18,82 24,87 15,38 2018 179,27 33,98 30 29,73 20,45 28,99 16,86 2020 193,10 41,92 34,08 32,12 22,23 32,17 18,45 2006- 2020 823.830,55 136.042,80 131.181,00 91.669.75 120.234,65 131.973.05 73.927,10 Năm Sơn Sơn Hà Minh Long Ba Tơ Trà Bồng Sơn Tây Tây Trà 2006 1,14 2,44 1,25 3,23 3,32 1,49 0,76 2008 7,35 4,75 3,09 3,60 3,80 3,42 2,65 2010 8,91 5,38 3,49 4,02 5,86 3,84 3,04 2012 10,24 6,13 3,93 4,47 4,31 6,44 3,87 2014 11,74 6,92 4,52 5,02 7,14 4,94 4,47 2016 13,38 7,81 5,18 5,66 7,91 5,64 5,13 2018 15,22 8,78 5,77 6,40 8,75 6,28 5,72 2020 17,27 9,93 6,41 7,10 9,37 6,97 6,36 2006- 2020 59.706,7 36.072,9 23.418,40 26.926,0 35.788,2 25.641,2 22.396,4 7.2. Thu gom và xử chất thải rắn đô thị và công nghiệp ở Quảng Ngãi 7.2.1. Thu gom và xử chất thải rắn đô thị a) Tỷ lệ thu gom và phân loại các loại chất thải rắn đô thị Việc thu gom chất thải rắn tại thành phố và các thị trấn của Quảng Ngãi thường do Công ty Môi trường đô thị đảm nhận, hoạt động bằng nguồn vốn ngân sách. Mỗi thị trấn được trang bị ít nhất một xe tải nhỏ vận chuyển rác, hoặc xe cuốn ép chở rác. Riêng thành phố Quảng Ngãi thì việc thu gom cận chuyển rác được tổ chức quy mô hơn. Tỷ lệ CTR được thu gom phụ thuộc rất nhiều vào khả năng tổ chức và quản của các địa phương trong tỉnh. Tỷ lệ này dao động trong một khoảng lớn, từ 40-50% ở các huyện miền núi như Sơn Tây, đến 80- 90% ở thành phố Quảng Ngãi. Thu gom chất thải rắn ở tp. Quảng Ngãi: Thành phố Quảng Ngãi - đô thị loại III trực thuộc tỉnh, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, thương mại, dịch vụ, dân cư đông đúc, mật độ dân số cao, lại thêm nhiều khách du lịch và khách vãng lai, vì vậy lượng rác thải đô thị và rác công nghiệp hàng ngày không nhỏ. Tuy nhiên so với các thành phố khác trong cả nước thì Quảng Ngãi được xem là thành phố ít bị ô nhiễm môi trường vì ở đây từ lâu đã có hệ thống thu gom, xử CTR khá hoàn chỉnh, có bãi chôn lấp rác được quy hoạch. Tại tp. Quảng Ngãi, số hộ gia đình đăng ký đổ chất thải với Công ty Môi trường đô thị Quảng Ngãi ngày càng tăng. Năm 2001 có 7.500 hộ; năm 2004 có 11.850 hộ, chiếm 53,05% và 247 cơ quan, đơn vị; năm 2009. Khối lượng CTR năm 2004 chuyển đến bãi tập trung xử hàng ngày là 90 tấn (tương đương 180m 3 ), tăng 33,3% so với năm 2001. Năm 2009 là 128 tấn/ngày, tăng 42% so với năm 2004. 3 Công ty Môi trường đô thị Quảng Ngãi được trang bị khá tốt các phương tiện thu gom, vận chuyển CTR, bao gồm: 03 xe tải: có tải trọng từ 3,5 tấn đến 7 tấn; 05 xe chuyên dụng, trong đó 3 chiếc có công suất 2,5 tấn, 1 chiếc có công suất 5 tấn và 1 chiếc công suất 7,5 tấn. 110 xe kéo tay, xe gom rác trên các đường phố chuyển đến bãi tập kết. Ngoài ra dọc các tuyến đường trong tp. Quảng Ngãi còn đặt các thùng đựng rác quy chuẩn bằng nhựa, dung tích trung bình 250 lít để người dân tự giác bỏ rác vào đó. Nhân lực của Công ty Môi trường đô thị là 205 người, trong đó số công nhân lao động trực tiếp thu gom là 140 người. Công ty Môi trường đô thị tp. Quảng Ngãi cũng tiến hành thu gom rác của một số xã ở vùng ven thành phố. Thu gom chất thải rắn ở các thị trấn huyện: Tại các thị trấn, huyện lỵ như Đức Phổ, Mộ Đức, Sông Vệ, La Hà, Sơn Tịnh, Châu Ổ, Chợ Chùa, Ba Tơ, Di Lăng v.v , đều có nhóm, đội thu gom rác thải gồm 5-10 người, một vài nơi còn đông hơn. Tất cả các thị trấn huyện đều được trang bị 1-2 xe cuốn ép rác chuyên dụng, 1-2 xe bên để vừa thu gom vừa chuyên chở rác. Những thị trấn lớn, đông dân còn được trang bị thêm xe đẩy tay để gom rác. Tùy theo khối lượng rác thải nhiều hay ít đối với đô thị lớn hay bé, việc thu gom rác thải diễn ra hàng ngày theo giờ quy định, hoặc cách ngày theo tuyến đường trong đô thị. Chất thải rắn thu gom được tại tp. Quảng Ngãi, cũng như tại các thị trấn huyện lỵ đều là rác “rác xà bần” không phân loại, gồm nhiều thứ rác hữu cơ và vô cơ, dễ phân hủy và khó phân hủy, không độc hại là chủ yếu, nhưng đôi khi cũng lẫn cả rác có tính độc hại. Hiện nay trên địa bàn Tỉnh Quảng Ngãi lượng CTR được tiến hành thu gom đạt tỷ lệ chua cao, rác thải còn vương vãi ở nhiều nơi. Nguyên nhân chủ yếu là do đầu tư cho hoạt động thu gom rác thải còn thấp và nhận thức của người dân chưa cao, chưa tự giác đăng ký gom rác. Mặt khác, công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường của các cấp chính quyền, đoàn thể còn ít, biện pháp chế tài chưa mạnh, chưa thực hiện nghiêm túc quy chế quản đô thị. b) Công nghệ áp dụng xử và mức độ hiệu quả của các quá trình xử chất thải rắn Xử chất thải rắn: Cho đến đầu năm 2010 tỉnh Quảng Ngãi chưa có nhà máy xử CTR đô thị trên dây chuyền công nghệ tiên tiến để tái chế rác thải và thu hồi các sản phẩm có ích. Phương thức duy nhất để xử CTR đô thị ở Quảng Ngãi là chôn lấp tại các bãi rác của thành phố và các thị trấn. Quy trình chôn lấp rác khá đơn giản được áp dụng ở khắp nơi, tiêu biểu nhất là tại bãi rác Nghĩa Kỳ của tp. Quảng Ngãi. Chất thải rắn thu gom ở tp. Quảng Ngãi là rác xà bần, không phân loại, được vận chuyển trực tiếp đến bãi chôn lấp rác của thành phố tại xã Nghĩa Kỳ để xử lý. Đây là bãi chôn lấp rác đã có từ lâu, trên diện tích 10ha, là bãi rác kiểu chìm, nằm trên một đồi thấp, không có hệ thống thu gom xử nước rỉ rác. Rác thải được đổ và các rãnh hố đào sâu 4-5m, rộng 6-8m, dài 20-30m. Khi rác trong hố đã đầy, dùng xe ũi đất lấp lại. Công ty Môi trường thường dùng cách đốt rác để giảm khối lượng rác phải chôn lấp, dùng hóa chất với khối lượng khoảng 300kg vôi /tháng, thuốc diệt côn trùng 4 khoảng 5 thùng/năm để ngăn chặn việc phát sinh ruồi nhặng, côn trùng và khử mùi hôi thối, hạn chế được phần nào ô nhiễm do rác. c) Hệ thống bãi chôn lấp rác ở Quảng Ngãi: Ở Quảng Ngãi từ lâu đã có hệ thống bãi chôn lấp rác với các quy mô diện tích khác nhau, từ 15-20ha đối với thành phố tỉnh lỵ Quảng Ngãi, đến 2-3ha đối với các thị trấn huyện lỵ đồng bằng như Mộ Đức, hoặc khá bé chỉ khoảng 500m 2 đối với các thị trấn huyện lỵ miền núi như Ba Tơ. Bảng 7.4. Hệ thống bãi chôn lấp rác của các đô thị tỉnh Quảng Ngãi Vị trí Tên đô thị Loại bãi rác Hiện trạng sử dụng Xã Nghĩa Kỳ Tp. Quảng Ngãi Bãi chìm Đang sử dụng Cỏ Huê, xã Bình Long Thị trấn Châu Ổ & vùng phụ cận Hoàn toàn lộ thiên Chuẩn bị đóng cửa Xã Tịnh Ấn Đông Thị trấn Sơn Tịnh & vùng phụ cận Bán lộ thiên Đang sử dụng Thị trấn Trà Xuân Huyện lỵ Trà Bồng Lộ thiên Đang sử dụng Xã Sơn Thành Di Lăng & vùng phụ cận Bán lộ thiên Đang sử dụng Xã Sơn Dung Huyện lỵ Sơn Tây Lộ thiên Đang sử dụng Xã Ba Cung Thị trấn Ba Tơ Lộ thiên Đang sử dụng Xã Đức Lân Thị trấn Mộ Đức & vùng phụ cận Bán lộ thiên Đang sử dụng Xã Phổ Ninh Thị trấn Đức Phổ & vùng phụ cận Lộ thiên Đang sử dụng Xã Bình Nguyên KCN Dung Quất & KKT Chu Lai Bãi xử chôn lấp rác công nghiệp Đang sử dụng Xử rác của các thị trấn huyện: Một số bãi rác của các thị trấn huyện như Mộ Đức, Sơn Hà được vận hành theo quy trình như ở bãi rác Nghĩa Kỳ. Các bãi rác khác chỉ đơn giản là rác đã thu gom vận chuyển đến đổ đống tại bãi, để khô đốt và khi đầy thì lấp đất. Nhận xét: Đối chiếu với Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD về hướng dẫn các quy định về bảo vệ môi trường đối với việc lựa chọn địa điểm, xây dựng và vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn nhận thấy rằng: Các bãi chôn lấp chất thải rắn của các đô thị ở Quảng Ngãi nhìn chung có quy mô nhỏ, ngọai trừ bãi rác Nghĩa Kỳ của tp. Quảng Ngãi. Tất cả các bãi rác đều là kiểu bãi lộ thiên mang tính tạm bợ (rác đổ đống, để khô đốt và khi đầy thì lấp đất), hoặc bán lộ thiên (đào hố rãnh sâu, đổ rác, để khô đốt và khi đầy thì lấp đất). Riêng bãi rác Nghĩa Kỳ rác được đầm nén và chôn lấp đúng quy cách. Tất cả các bãi rác, kể cả bãi rác Nghĩa Kỳ của tp. phố Quảng Ngãi đều không có hệ thống thu gom nước rỉ rác để xử lý, nước rác tự chảy và tự ngấm ra môi trường, có thể làm ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm. Mùi hôi từ bãi rác có thể cảm nhận từ xa, dấu hiệu nhận biết bãi rác dễ dàng là sự xuất hiện của bầy quạ đen. 5 Vị trí một số bãi rác nằm ở cạnh những nơi linh thiêng như: Bãi rác Sơn Tây cạnh đài liệt sỹ huyện; Bãi rác Đức Phổ cạnh nghĩa địa của xã và thị trấn; Bãi rác Cỏ Huê, Bình Sơn cạnh nghĩa địa của xã và thị trấn; Bãi rác Bình Nguyên giáp nghĩa địa Bình Nguyên…như vậy là không thích hợp về mặt tâm linh của người Việt Nam. Bãi rác Trà Bồng nằm ngay bên bờ sông Trà Bồng có nguy cơ xảy ra sự cố môi trường khi mưa lũ lớn. Nhìn chung các bãi chôn lấp chất thải rắn của các đô thị huyện ở Quảng Ngãi hiện đang sử dụng đều không đáp ứng các tiêu chí của Thông tư liên bộ 01/2001 và không hợp vệ sinh, cần được thay thế. Đến đầu năm 2010 tp. Quảng Ngãi đã tiến hành xây dựng một bãi chôn lấp rác mới cạnh vị trí bãi chôn lấp rác cũ, được thiết kế hợp vệ sinh hơn, mở đầu cho việc thực hiện quy hoạch quản CTR của tỉnh Quảng Ngãi. Vấn đề này sẽ được đề cập chi tiết trong phần tiếp theo. d) Hiệu quả xử chất thải rắn: Nhìn chung, cho đến nay tình hình quản chất thải rắn ở Quảng Ngãi vẫn chưa thay đổi mấy so với nhận định trong Chỉ thị 199/TTg của Thủ tướng Chính phủ, rằng tỷ lệ thu gom chất thải rắn còn thấp, tất cả các huyện cũng như thành phố chưa có công trình xử chất thải rắn, mà chỉ đơn thuần là chôn lấp; Các bãi chôn lấp CTR chưa theo đúng quy cách đảm bảo bảo vệ sinh môi trường. Chính các bãi rác lại trở thành nguồn gây ô nhiễm môi trường cục bộ, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân ở những nơi có bãi rác. Đây là vấn đề tồn tại ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng vệ sinh môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi cần được sớm khắc phục. 7.2.2. Thu gom và xử lý chất thải rắn công nghiệp Chất thải rắn công nghiệp và sinh hoạt hiện nay tại các khu công nghiệp Tịnh Phong được Công ty Cổ phần Điện và Môi trường Sơn Tịnh thu gom xử tại khu xử chất thải rắn Đồng Nà, huyện Sơn Tịnh. Chất thải rắn tại Khu công nghiệp Quảng Phú được Công ty Cổ phần Môi trường Quảng Ngãi thu gom xử tại bãi rác Nghĩa Kỳ. Chất thải rắn công nghiệp phát sinh từ Khu kinh tế Dung Quất được xử tại bãi thải công nghiệp của Khu kinh tế Dung Quất, đồng thời được sử dụng xử chất thải rắn công nghiệp cho tỉnh Quảng Ngãi và chất thải của Khu kinh tế Chu Lai, tỉnh Quảng Nam. Công ty Cổ phần Cơ điện LILAMA chịu trách nhiệm xử rác thải công nghiệp. Khu xử CTR khu kinh tế Dung Quất (giai đoạn I) có diện tích 12,57ha/31,7ha được cấp đất cho cả giai đoạn II, tại vị trí thuộc địa phận xã Bình Nguyên huyện Bình Sơn, cách quốc lộ 1A 2,3km về phía tây, cách trung tâm Dung Quất 15km, cách khu dân cư Đông Bình 2km; Phía bắc gần ranh giới với tỉnh Quảng Nam, phía nam giáp nghĩa địa xã Bình Nguyên. Công trình này nhằm xử toàn bộ CTR công nghiệp không nguy hại, thiêu hủy toàn bộ CTR nguy hại của khu kinh tế Dung Quất và thành phố Vạn Tường; tận thu tái chế CTR nguồn gốc hữu cơ. Trong giai đoạn I xây dựng 2 ô chôn lấp CTR không nguy hại: Ô số 1 có kích thước 210x100m, chiều cao chôn lấp 8m, độ dốc thành taluy 1:1,5 có kết cấu chống thấm cho đáy ô và thành taluy. Ô số 2 có kích thước 210x48m, có kết cấu tương tự ô số 1. Trạm xử nước rác có công suất 24m 3 /h, gồm hồ gom nước rác, trạm xử lý, các hồ sinh học. Tổng mức đầu tư cho công trình này là 25,779 tỷ đồng bằng vốn ngân sách nhà nước. Công trình đi vào vận hành. 7.2.3. Thu gom và xử chất thải rắn y tế 6 Chất thải rắn mang tính độc hại như chất thải y tế thì được xử riêng. Hiện bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi có một lò đốt rác công suất 500kg/mẻ, lượng tro sau quá trình đốt được chuyển đến bãi chôn lấp tập trung Nghĩa Kỳ. Các bệnh viện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Mộ Đức, Đặng Thùy Trâm (Đức Phổ), Sơn Hà, Tư Nghĩa đac có lò đốt công suất từ 15-20kg/giờ; hai bệnh viện chuyên khoa tâm thần và lao phổi đang tiến hành lắp đặt lò đốt công suất 20kg/giờ; Các bệnh viện còn lại chưa có lò đốt, xử bằng phương pháp chôn lấp làm ảnh hưởng đến môi trường đất và nước. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh các phòng khám đa khoa, trạm y tế và phòng khám tư nhân rác thải y tế cũng chưa được xử triệt để, các hình thức xử rác ở đây là chôn lấp và đốt thủ công. 7.3. Quy hoạch quản chất thải rắn đô thị tỉnh Quảng Ngãi Trong những năm gần đây, quá trình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi nói chung và quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa nói riêng, diễn ra mạnh mẽ ở khắp các vùng miền của tỉnh, nhưng tập trung nhất là ở vùng đồng bằng và thành phố Quảng Ngãi. Quá trình này kéo theo sự gia tăng dân số ở đô thị và các khu công nghiệp, dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng CTR sinh hoạt đô thị và CTR công nghiệp, bao gồm cả chất thải nguy hại. Vì vậy việc quản lý, xử chôn lấp CTR đã trở thành cấp bách hơn bao giờ hết. Theo kế hoạch quản CTR tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 thì trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi sẽ xây dựng hệ thống các công trình xử CTR bao gồm: Nhà máy xử rác An Định tại xã Hành Dũng, huyện Nghĩa Hành; Bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh tại xã Nghĩa Kỳ, huyện Tư Nghĩa; Bãi chôn lấp, xử CTR công nghiệp tại xã Bình Nguyên, huyện Bình Sơn; Bãi chôn lấp rác tại các huyện trong tỉnh. Nhà máy xử rác An Định Theo quy hoạch, vị trí nhà máy xử rác An Định đặt tại thôn An Định, xã Hành Dũng, huyện Nghĩa Hành, nằm ở phía nam bãi chôn lấp rác Nghĩa Kỳ, có khuôn viên diện tích 9,8 ha, trên vùng đất gò đồi trồng cây hàng năm và cây lâm nghiệp. Nhà máy có công suất xử rác 200 tấn/ngày với vốn đầu tư 235,7 tỷ đồng, phục vụ mục đích xử rác sinh hoạt đô thị của thành phố Quảng Ngãi và các vùng phụ cận với thành phần rác thải bao gồm: Loại dễ phân hủy như rác thực phẩm, rau quả; Loại rác có thể tái chế như giấy, bao bì, nhựa, túi nylon; Loại khó phân hủy sinh học như cao su, vải vụn, gỗ; Loại trơ như vật liệu xây dựng. Căn cứ để đưa ra dự án xây dựng nhà máy xử rác An Định là khối lượng rác (CTR) trên địa bàn Quảng Ngãi khá lớn, trung bình 253,9 tấn/ngày, thành phố Quảng Ngãi hiện đang sử dụng bãi rác cũ tại Nghĩa Kỳ, nhưng là bãi rác không hợp vệ sinh, còn bãi rác mới đang xây dựng theo quy hoạch cũng chỉ là bãi chôn lấp rác, trong lúc đó theo yêu cầu bảo vệ môi trường, rác thải cần được xử triệt để hơn. Nhà máy xử rác An Định được thiết kế theo dây chuyền công nghệ An Sinh – ASC, kết quả xử rác tạo ra các sản phẩm có ích như phân bón vi sinh dùng cho cây trồng nông lâm nghiệp, ống nhựa dùng cho các công trình tiêu thoát nước và các sản phẩm nhựa tái sinh khác. Tỷ lệ rác vô cơ còn lại phải chôn lấp không quá 10%. Nhà máy này đã được khởi công xây dựng vào đầu năm 2010. 7 Bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh Nghĩa Kỳ Theo quy hoạch, bãi chôn lấp rác mới Nghĩa Kỳ nằm cạnh bãi chôn lấp rác cũ hiện đang sử dụng, có diện tích theo thiết kế 20 ha, trên khu đất gò đồi thuộc địa phận xã Nghĩa Kỳ huyện Tư Nghĩa và xã Hành Dũng, huyện Nghĩa Hành, là vùng đất trồng cây nông nghiệp và trồng rừng. Tuổi thọ dự kiến của bãi chôn lấp CTR này là 15 năm, trong đó 3 ô đầu tiên chôn lấp rác được thiết kế để sử dụng trong khoảng 6 năm. Mục tiêu đặt ra của dự án này là thu gom xử rác thải nhằm cải thiện điều kiện môi trường đô thị của thành phố Quảng Ngãi, nhất là đối với các khu dân cư thường xuyên bị ngập lụt của thành phố. Ngoài ra, còn thu gom, xử CTR trên địa bàn mở rộng cho các đô thị ở huyện Tư Nghĩa, Nghĩa Hành và Sơn Tịnh. Các hạng mục chính của công trình này gồm: a. Bãi chôn lấp chất thải rắn với các hạng mục chủ yếu: Ô chôn lấp rác; Hố (bể) thu gom nước rác; Hệ thống hồ xử nước rác và công nghệ xử lý; Công trình ứng phó sự cố môi trường. b. Các công trình phụ trợ: Nhà điều hành bãi rác; Xưởng sửa chữa và gara; Hàng rào và nhà bảo vệ; Hệ thống thu gom và thoát nước mưa; Vùng đệm xung quanh trồng cây xanh; Đường vào bãi chôn lấp rác. c. Các điểm tập kết rác tạm thời: Diện tích khoảng 40m 2 có sân bê tông, tường bao, hố ga thoát nước mưa. Căn cứ để đưa ra dự án quy hoạch bãi chôn lấp rác này là năm 2001 dân số thị xã Quảng Ngãi là 83.816 người. Dự báo vào năm 2010 dân số thành phố Quảng Ngãi là 102.962 người, khối lượng chất thải phát sinh là 77 tấn/ngày. Năm 2020 dân số là 176.298 người, lượng CTR tương ứng 159 tấn/ngày. Mặt khác, theo số liệu của Công ty Môi trường đô thị, trong các năm 2005-2006 lượng rác mà công ty này thu gom được là 101 tấn/ngày, từ đó cho thấy nhu cầu xử chôn lấp rác đối với thành phố Quảng Ngãi là lớn Vào đầu năm 2010 giai đoạn 1 của dự án này đã được thực thi, kết quả đã xây dựng 3 ngăn chứa CTR liên hoàn. Mỗi ngăn có diện tích 1 ha, sâu 4m, bờ bao xung quanh cao 3m, có công suất chứa lượng rác thải trong 2 năm, có lót đáy và bờ bao chống thấm, có ống thoát khí. Đồng thời đã xây xong hệ thống thu gom để xử nước rỉ rác. Bãi chôn lấp rác này đang chuẩn bị để đưa vào vận hành. Bãi chôn lấp rác Cỏ Huê Bãi chôn lấp rác Cỏ Huê, nằm trên địa phân thôn Long Xuân, xã Bình Long huyện Bình Sơn, trên vùng đất đồi khô cằn với thảm thực vật cây bụi tự nhiên thưa thớt và cây rừng trồng, có cao trình mặt đất trong khoảng 67 - 83m, gần bãi rác cũ lộ thiên đang sử dụng, cách khu dân cư gần nhất khoảng 4km, cách trục đường mới mở Bình Hiệp - Trà Bồng gần 1km. Khu vực này đang là nghĩa địa của người dân xã Bình Long và thị trấn Châu Ổ. Căn cứ để xây dựng bãi rác này là để xử một khối lượng khá lớn CTR phát sinh ngày càng nhiều ở thị trấn Châu Ổ và một số xã lân cận. Theo số liệu thống kê, năm khối lượng CTR thu gom được ở Bình Sơn là 7 tấn/ngày. Hiện tại ở thị trấn Châu Ổ chỉ có 70% hộ gia đình đăng ký gom rác, đơn vị thu gom rác của thị trấn này hàng ngày chỉ thu gom được 2-3 tấn rác/ngày. Các xã vùng ven thị trấn như Bình Long, 8 Bình Thới, Bình Dương, Bình Trung không có tổ chức thu gom rác. Nhân dân trong vùng vứt đổ rác ở nhiều nơi, trên đường làng và quốc lộ 1A, gây ra tình trạng mất vệ sinh môi trường. Bãi chôn lấp tác Cỏ Huê được quy hoạch trên diện tích 2,55 ha với thiết kế gồm 7 hạng mục công trình, thuộc loại bãi kiểu nửa chìm - nửa nổi, nhằm phục vụ việc chôn lấp xử rác cho thị trấn Châu Ổ và 4 xã vùng ven kể trên với tổng khối lượng rác nămm 2010 ước tính thu gom được 9,8 tấn/ngày. Bãi rác này được khởi công xây dựng vào đầu năm 2009, đến tháng 4 năm 2010 đã san ủi xong mặt bằng, đã làm xong một trong 4 ô chôn rác và một hố thu gom nước rác. Ô chôn lấp được lót đáy bằng xi măng, có bờ bao xung quanh, kích thước đáy ô phía dưới 40x20m, đáy ô phía trên theo mặt đê bao là 60x45m, thời gian sử dụng trong vòng 2,5 năm. Hiện tại ô chôn rác thứ nhát đã hoàn thành, những chưa đổ rác. Khi bãi rác này đi vào vận hành người ta sử dụng chế phẩm EM 50 lit/tháng và vôi bột 0,2 tấn/tháng để khử mùi hôi thối và diệt côn trùng. Nhân lực vận hành bãi chôn lấp rác Cỏ Huê gồm 3 người làm việc tại bãi rác và 20 người chuyên thu gom, vận chuyển rác từ các nơi trong vùng. Bãi chôn lấp rác huyện Mộ Đức Bãi chôn lấp rác huyện Mộ Đức được định vị tại thôn Tú Sơn 2, xã Đức Lân, huyện Mộ Đức, nằm trên bãi đất trồng màu khá bằng phẳng ven chân đồi, cách khu dân cư gần nhất khoảng 4km, cạnh đường liên xã của huyện Mộ Đức. Đây là nơi hiện có bãi rác lộ thiên của huyện Mộ Đức đang hoạt động. Theo quy hoạch bãi chôn lấp rác này có quy mô diện tích 5 ha, công suất thiết kế 15 tấn rác/ngày, tuổi thọ 18 năm (sử dụng đến năm 2030), thuộc loại bãi nửa chìm - nửa nổi, tổng chiều cao 9,5m, đáy dưới 46x46m, đáy trên 50x50m, có 12 ô chôn lấp rác. Dự án bãi rác Mộ Đức được lập và phê duyệt năm 2009 gồm 10 hạng mục công trình, đến tháng 4 năm 2010 đã thi công xong bờ tường chắn phía tây cùng với rãnh thoát nước mưa phía chân đồi và đọan đường cấp phối vào bãi. Bãi rác này được quy hoạch xây dựng mới nhằm thay thế bãi thải rác lộ thiên hiện có, phục vụ việc xử rác của huyện Mộ Đức với khối lượng rác hiện nay là 5.475 tấn/năm và dự báo vào năm thứ 20 sẽ là 10.526 tấn/năm với tổng khối lượng rác trong 20 năm là 154.834 tấn. Khi đi vào vận hành, huyện Mộ Đức tổ chức thu gom rác theo tuyến trong phạm vi thị trấn huyện lỵ và các xã ở vùng phụ cận với tần suất 2 lần/tuần/tuyến. Trước mắt thu gom rác thải của 7/13 xã và thị trấn. Phương tiện thu gom rác gồm 01 xe ép rác chuyên dụng, 01 xe tải bên. Nhân lực phục vụ công việc thu gom, vận chuyển rác và điều hành bãi rác là nhân viên kiêm nhiệm của Hạt quản và sửa chữa đường bộ thuộc huyện Mộ Đức. Bãi chôn lấp rác nam Đức Phổ Đây là vùng ven biển với vùng biển Sa Huỳnh nổi tiếng về nghề cá và làm muối, song lại là nơi vệ sinh môi trường vào hàng yếu kém của tỉnh Quảng Ngãi. Rác thải sinh hoạt đổ bừa bãi khắp nơi trên bãi biển, ven bờ đầm, bờ ruộng, dọc đường đi… Rác thải là vấn đề bức xúc, cần được xử lý. Vì vậy năm 2008-2009 dự án bãi chôn lấp rác được lập và trình phê duyệt. Theo quy hoạch, bãi chôn lấp rác nam Đức Phổ nằm trên địa phận thôn LA Vân, xã Phổ Thạnh huyện Đức Phổ, trên vùng đất gò đồi có cao độ 14-20m, cách trung tâm xã 3km, cách khu dân cư La Vân 1,5km, phía đông và phía bắc giáp nghĩa địa. Bãi rác này dùng cho 3 xã phía nam huyện Đức Phổ gồm: Phổ Khánh, Phổ Thạnh và Phổ 9 Châu, nơi mà số hộ dân đăng ký tham gia gom rác chiếm tỷ lệ 48%. Theo số liệu của dự án đã lập, khối lượng rác sinh hoạt của huyện Đức Phổ năm 2007 là 13,3 tấn/ngày và năm 2009 là 10,4 tấn/ngày. Bãi chôn lấp rác nam Đức Phổ được thiết kế theo kiểu nửa chìm - nửa nổi gồm 2 ô chôn lấp: Ô số 01 có kích thước đáy dưới là 39x36m, đáy trên là 49x45m: Ô số 02 có kích thước đáy dưới là 67x60m, đáy trên là 84x75m. Nhân lực vận hành bãi rác này gồm đội thu gom rác 20 người, số công nhân làm việc tại bãi rác là 5 người. Bãi rác quy hoạch này đang trong quá trình phê duyệt. Bãi chôn lấp rác Nghĩa Hành Huyện Nghĩa Hành đã quy hoạch một bãi chôn lấp rác trên địa phận xã Hành Dũng nhằm phục vụ thu gom xử CTR của thị trấn Chợ Chùa và các xã vùng phụ cận. Vị trí bãi rác được xác định theo tọa độ: 15 0 44’ 27,5 và 108 0 44’58,8, ngay sát cạnh bãi chôn lấp rác Nghĩa Kỳ. Hiện rại bãi rác quy hoạch này chưa triển khai xây dựng. Bãi chôn lấp rác Ba Tơ Huyện Ba Tơ đã quy hoạch một bãi chôn lấp rác nhằm thay thế bãi rác cũ đang hoạt động, để phục vụ việc xử rác sinh hoạt của thị trấn huyện lỵ Ba Tơ. Địa điểm dự định làm bãi rác nằm sát ven quốc lộ 24 Ba Tơ đi Thạch Trụ, cách thị trấn Ba Tơ khoảng 3km về phía đông, tại một bãi đất chân đồi, bên bờ trái một dòng suối nhỏ, cách khu dân cư ven đường khoảng 300m. Hiện tại bãi rác quy hoạch này chưa triển khai xây dựng. Nhận xét chung Quy hoạch hệ thống công trình xử lý, chôn lấp CTR và bước đầu đã triển khai thực hiện quy hoạch là một thành công lớn của tỉnh Quảng Ngãi trong việc quản CTR. Bãi chôn lấp rác mới tại Nghĩa Kỳ đã hoàn thành việc xây dựng 3 ô chôn lấp rác hợp vệ sinh, cùng với nhà máy xử rác An Định đã được khởi công sẽ tạo ra cơ hội để giải quyết về cơ bản vấn đề quản CTR sinh hoạt tại các đô thị lớn và vùng phụ cận. Cùng với việc quy hoạch các bãi chôn lấp rác tại các huyện đang trong giai đoạn phê duyệt dự án, hay bước đầu triển khai xây dựng các bãi rác kiểu nửa chìm nửa nổi , đang mở ra triển vọng quản tốt hơn CTR của các đô thị nhỏ tại các huyện đồng bằng cũng như miền núi. Đối chiếu với thông tư liên tịch 01/2001/TTLT – BKHCNMT – BXD về hướng dẫn các quy định về bảo vệ môi trường đối với việc lựa chọn địa điểm, xây dựng và vận hành bãi chôn lấp CTR, nhận thấy rằng công tác quản CTR theo quy hoạch và lựa chọn vị trí bãi rác nhìn chung là tốt, nhưng cũng có một vài bãi chôn lấp rác quy hoạch địa điểm không hợp lý, cụ thể là: Bãi rác quy hoạch của huyện Ba Tơ nằm ngay ven quốc lộ 24 tại cửa ngõ duy nhất từ phía đông đi vào thị trấn Ba Tơ, ở đầu hướng gió Đông Bắc, chẳng những gây mất vệ sinh cho thị trấn, mà còn làm mất mỹ quan của thị trấn và gây cảm giác khó chịu cho du khách khi đến với Ba Tơ giàu truyền thống. Đề nghị bác bỏ bãi rác quy hoạch tại địa điểm này. Bãi rác quy hoạch của huyện Nghĩa Hành tại địa điểm đã chọn là phù hợp với nhiều tiêu chí của thông tư liên bộ 01/2001, song xét về chi phí xây dựng và quản vận hành thì không cần thiết, vì ngay cạnh đó đã có bãi chôn lấp rác Nghĩa Kỳ được thiết kế hoàn chỉnh, cùng với nhà máy xử rác An Định đang xây dựng, thì Nghĩa 10 [...]...Hành hoàn toàn có thể tận dụng cả 2 công trình xử CTR này để xử lý, chôn lấp rác, tránh lãng phí công sức và tiển bạc Đề nghị bác bỏ bãi rác quy hoạch này Tóm lại, từ những trình bày trên có thể khẳng định rằng, trong những năm tới, sau khi hoàn thành việc xây dựng bãi chôn lấp rác tập trung Nghĩa Kỳ hợp vệ sinh và nhà máy xử rác An Định đi vào vận hành, cùng với các bãi rác theo quy... Kỳ hợp vệ sinh và nhà máy xử rác An Định đi vào vận hành, cùng với các bãi rác theo quy hoạch ở các thị trấn, huyện lỵ, thì vấn đề bức xúc về môi trường ở Quảng Ngãi liên quan đến CTR xem như được giải quyết cơ bản Vệ sinh môi trường ở tỉnh Quảng Ngãi chắc chắn sẽ tốt hơn nhiều lần so với thời điểm đầu năm 2010 11 . khối lư ng kh ng nhiều vì r ng ở Qu ng Ngãi, ngoài khu c ng nghiệp lọc dầu Dung Quất, các cơ sở c ng nghiệp tại các khu c ng nghiệp tập trung, c ng như. đư ng phố chuyển đến bãi tập kết. Ngoài ra dọc các tuyến đư ng trong tp. Qu ng Ngãi còn đặt các th ng đ ng rác quy chuẩn b ng nhựa, dung t ch trung

Ngày đăng: 25/04/2013, 15:57

Hình ảnh liên quan

Bảng 7.3. Dự báo khối lượng CTR đô thị ở Quảng Ngãi thời kỳ 2006-2020 (tấn/ngày) - quản lý chất thải rắn

Bảng 7.3..

Dự báo khối lượng CTR đô thị ở Quảng Ngãi thời kỳ 2006-2020 (tấn/ngày) Xem tại trang 3 của tài liệu.
Bảng 7.4. Hệ thống bãi chôn lấp rác của các đô thị tỉnh Quảng Ngãi - quản lý chất thải rắn

Bảng 7.4..

Hệ thống bãi chôn lấp rác của các đô thị tỉnh Quảng Ngãi Xem tại trang 5 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan