Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

42 449 0
Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong thời gian qua nước ta đã đạt được nhiều thành tựu kinh tế quan trọng. Tăng trưởng cao đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản đã có nhiều thành tựu nổi bật.

LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Trong thời gian qua nước ta đã đạt được nhiều thành tựu kinh tế quan trọng. Tăng trưởng cao đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản đã có nhiều thành tựu nổi bật. Nhưng các mặt hàng nông sản của nước ta xuất khẩu chủ yếu là các sản phẩm thô chưa qua chế biến nên giá trị xuất khẩu còn thấp.Do đó trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay chúng ta phải đẩy mạnh xuất khẩu cả về chất và lượng, trong đó gạo là một trong những mặt hàng như vậy. Gạomặt hàng xuất khẩu quan trọng của nước ta, nó đã mang lại nguồn ngoại tệ to lớn cho việc phát triển kinh tế đất nước. Nó còn nâng cao vị thế của Việt nam trên thị trường thế giới là một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới mà trong tình hình hiện nay thế giới vừa trải qua cuộc khủng hoảng lương thực trầm trọng. Vì vậy mặt hàng gạo càng trở lên quan trọng hơn bao giờ hết bên cạnh những loại cây lương thực khác. Tuy vậy việc xuất khẩu gạo hiện nay của nước ta còn nhiều bất cập chưa được giải quyết, từ tình hinh xuất khẩu, nắm bắt thị trường, khai thác triệt để các lợi thế, đến khả năng cạnh tranh và dự đoán… Kết quả là tuy khối lượng xuất khẩu có tăng nhiều nhưng giá trị thì chỉ tăng ít nên chúng ta cần phải khai thác tốt lợi thế mà chúng ta có mà hiện nay Việt Nam đã là thành viên của WTO. Do vậy em chọn đề tài “Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” để làm đề án cho môn học kinh tế quốc tế. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài. Từ trước đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về gạo của Việt Namđâymặt hang chủ lực xuất khẩu của nông sản Việt Nam. Nhưng 1 trong điều kiện hội nhập nên kinh tế quốc tế hiên nay và Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO thì bài luận án này đã nêu nên những vấn đề mới nhất trong lĩnh vực xuất khẩu gạo của Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài đi sâu vào phân tích đặc điểm, tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam hiện nay, đồng thời nêu lên các thuận lợi, khó khăn của gạo Việt Nam khi xuất khẩu ra thị trường thế giới. Qua thực tiễn hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam, đề tài đưa ra giải pháp dưới góc độ vĩ mô và vi mô nhằm thúc đẩy việc xuất khẩu gạo, phù hợp với tiến trình phát triển kinh tế hội nhập kinh tế thế giới của nước ta. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng những kiến thức đã tích luỹ trong suốt quá trình học tập với những quan sát, thu thập trong thực tế, kết hợp giữa việc tổng hợp sách báo, tài liệu với việc đi sâu vào phân tích thực tiễn, tham khảo ý kiến nhằm tìm ra hướng đi hợp lý nhất cho việc xuất khẩu mặt hang gạo của Việt Nam trong điều kiên hội nhập. 5. Mục đích, nội dung nghiên cứu Trên cơ sở tập trung phân tích, đánh giá thực trạng xuất khẩu mặt hàng gạo, khoá luận đưa ra một số định huớng phát triển cho giai đoạn tiếp theo, đồng thời tìm một số giải pháp nhằm củng cố, đẩy mạnh và phát triển mặt hàng xuất khẩu chủ lực này. Để đạt được mục đích trên, về mặt lý luận, khoá luận đã tổng hợp, thống nhất, đúc kết và phát triển những vấn đề đã và đang được nghiên cứu, đồng thời xem xét trên cơ sở thực tiễn hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam để tìm ra hướng đi đúng đắn trong thời gian tới. Kết cấu của đề án. 2 Phần 1. Lý luận chung về xuất khẩu và sự cần thiết phải đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng gạo của Viêt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Phần 2. Thực tiễn xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Phần 3. Định hướng và giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. 3 Phần 1. Lý luận chung về xuất khẩu hàng hoá và sự cần thiết phải đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng gạo của Viêt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. 1.1 Lý luận chung về xuất khẩu. 1.1.1 Các hình thức xuất khẩu - Hình thức xuất khẩu trực tiếp Xuất khẩu trực tiếp là hoạt động bán hàng hóa dịch vụ cho nước ngoài một cách trực tiếp không qua trung gian. Ưu điểm: giảm thiểu chi phí trung gian, lợi nhuận thu về cao, có thể tiếp cận khách hàng trực tiếp nên nắm vững nhu cầu thị trường. Nhược điểm: gặp rủi ro khi các nước biến động, phải tự tìm hiểu thị trường. -Hình thức xuất khẩu gián tiếp Là hình thức xuất khẩu thông qua trung gian Ưu điểm: giảm thiểu rủi ro, lợi nhuận thu về chắc chắn. Nhược điểm: lợi nhuận thấp do phải trả một phần cho trung gian, không tiếp cận trực tiếp thị trường. -Hình thức gia công quốc tế Là hoạt động bên đặt gia công giao hoặc bán toàn bộ nguyên vật liệu, bán thành phẩm cho bên nhận gia công. Sau một thời gian bên nhận gia công sẽ giao lại sản phẩm cho bên đặt gia công và nhận phí gia công. 4 Ưu điểm: bên nhận gia công chỉ việc sản xuất mà không phải lo đầu ra, đầu vào, hơn nữa lại tận dụng được lao động dư thừa trong nước. Nhược điểm: không chủ động trong quá trình sản xuất, không phát triển được nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm. -Hình thức tái xuất khẩuxuất khẩu lại những hàng hóa đã nhập khẩu trước và không gia công chế biến. Ưu điểm: không mất chi phí sản xuất và có thể linh hoạt theo nhu cầu của thị trường. Nhược điểm: chí phí vận chuyển khá lớn và tùy điều kiện tự nhiên của từng nước mới thực hiện được hình thức này. Rủi ro của hình thức này khá cao. -Xuất khẩu tại chỗ Là việc bán hàng hóa cho người nước ngoài ngay trên lãnh thổ của nước mình. Ưu điểm: không mất chi phí vận chuyển, rủi ro thấp. Nhược điểm: lượng hàng hóa bán được ít nên lợi nhuận thu về không lớn như các hình thức xuất khẩu khác 1.1.2 Vai trò của xuất khẩu hàng hoá Trong tính toán tổng cầu, xuất khẩu được coi là nhu cầu từ bên ngoài (ngoại nhu). Mức độ phụ thuộc của một nền kinh tế vào xuất khẩu được đo bằng tỷ lệ giữa giá trị nhập khẩu và tổng thu nhập quốc dân. Đối với những nền kinh tế mà cầu nội địa yếu, thì xuất khẩu có ý nghĩa quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế. Chính vì thế, nhiều nước đang phát triển theo đuổi chiến lược công nghiệp hoá hướng vào xuất khẩu. Tuy nhiên, vì xuất khẩu phụ 5 thuộc vào yếu tố nước ngoài, nên để đảm bảo tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững IMF thường khuyến nghị các nước phải dựa nhiều hơn nữa vào cầu nội địa. 1.1.3 Nội dung của xuất khẩu hang hóa Xuất khẩu, trong lý luận thương mại quốc tế là việc bán hang hoá và dịch vụ cho nước ngoài, trong cách tính toán cán cân thanh toán quốc tế theo IMF là việc bán hàng hóa cho nước ngoài. (theo điều 28, mục 1, chương 2 luật thương mại việt nam 2005) xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ việt nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật 1.1.4 Các hình thức của xuất khẩu hàng hoá Khi các nhân tố liên quan đến chi phí quảng cáo hàng xuất khẩutrong nước không thay đổi, giá trị xuất khẩu phụ thuộc vào thu nhập của nước ngoài và vào tỷ giá hối đoái. Thu nhập của nước ngoài tăng (cũng có nghĩa là khi tăng trưởng kinh tế của nước ngoài tăng tốc), thì giá trị xuất khẩu có cơ hội tăng lên. Tỷ giá hối đoái tăng (tức là tiền tệ trong nước mất giá so với ngoại tệ), thì giá trị xuất khẩu cũng có thể tăng nhờ giá hàng tính bằng ngoại tệ trở nên thấp đi. 1.2 Sự cần thiết phải đẩy mạnh xuất khẩu mặt hang gạo của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. 1.2.1 Vai trò to lớn của xuất khẩu gạo với nền kinh tế Việt Nam. - Với một nước đang phát triển và đang thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá hiên đại hoá, xuất khẩu gạo tạo nguồn thu ngoại tệ hang năm cho chính phủ như năm 2006 đạt 1.26tỷ USD, năm 2007 đạt 1,45tỷ USD và dự kiến 6 năm 2008 đạt 1,7 tỷ USD, đảm bảo cán cân thanh toán tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế nói chung của đất nước. - Xuất khẩu gạo đòi hỏi việc đầu tư vào sản xuất lúa theo hướng chuyên môn hoá, thúc đẩy các ngành phục vụ cho sản xuất nông nghiệp phát triển như cơ khí hoá, điện khí hoá trong nông nghiệp…và các ngành công nghệ chế biến sau thu hoạch như vậy xuất khẩu gạo mới mang lại giá trị cao hơn. - Xuất khẩu gạo một mặt đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, còn giải quyết một số vấn đề về xã hội như tạo công ăn việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cải thiệ đời sống cho người dân. Xuất khẩu gạo là hình thức giải quyết công ăn việc làm cho 60% lực lượng lao động nông nghiệp. Nó còn tạo điều kiện giảm nghèo cho nông dân mà còn mở rộng các quan hệ đối ngoại, đầu tư, tín dụng quốc tế… - Không những bảo đảm an ninh lương thực trong nước mà việc tăng mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam trong những năm gần đây là:2006 là 4,38 triệu tấn, 2007 là 4,5 triệu tấn, dự kiến 2008 đạt 4,7 triệu tấn. vào việc bảo đảm an ninh lương thực cho thế giới trong tình hình khủng hoảng lương thực trên thế giới ngày càng nghiêm trọng. - Xuất khẩu gạo trong điều kiện hội nhập nền kinh tế quốc tế không những chúng ta cần đảm bảo các yêu cầu khắt khe và số lượng, chất lượng và các điều kiện khác mà chúng ta còn phải đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường sinh thái. Bảo đảm cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế qua đó còn thể hiện cam kết của Việt Nam về bảo vệ môi trường như nghị định thư Tokyo mà Việt Nam đã phê duyêt. Không những vậy nó còn phục vụ cho nhu cầu tái sản xuất, không gây cạn kiệt nguồn tài nguyên có hạn. 7 1.2.2 Khai thác những lợi thế cạnh tranh của Việt Nam Các lợi thế so sánh hiện đang có của Việt Nam chứa đựng những lợi thế cạnh tranh trong điều kiên hội nhập kinh tế quốc tế được phân tích dựa vào các điều kiện sản xuất quan trọng, vốn có của đất nước như lao động, tài nguyên thiên nhiên và vị trí địa lý… 1.2.2.1. Lực lượng lao động dồi dào - Việt Nam có lợi thế về lao động không chỉ về mặt số lượng mà còn về mặt chất lượng. Lực lượng lao động ở nông thôn Việt Nam rất đông đảo, hiện có 24,259 triệu người, chiếm tới 56,8% lực lượng lao động cả nước. Hàng năm có thêm khoảng 1-1,2 triệu người bước vào tuổi lao động. Con người Việt Nammặt mạnh là cần cù lao động, thông minh, sáng tạo, có khả năng nắm bắt nhanh chóng và ứng dụng khoa học - công nghệ mới và thích ứng với những tình huống phức tạp trong sản xuất nông nghiệp. Giá công lao động Việt Nam lại rẻ hơn so với các nước khác trong khu vực. - Do đặc thù của ngành nông nghiệp là sử dụng nhiều lao động vào quá trình sản xuất-kinh doanh nên chi phí sản xuất nông nghiệp lại càng thấp. Tuy nhiên, lao động Việt Nam nói chung, trong ngành nông nghiệp nói riêng còn một số hạn chế về năng suất lao động, trình độ kỹ thuật thấp, ý thức tổ chức kỷ luật còn yếu, đòi hỏi cần phải có giải pháp khắc phục mới đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước trong điều kiện hội nhập KTQT. 1.2.2.2. Tài nguyên thiên nhiên phong phú a. Về điều kiện đất nông nghiệp Đất đai là tư liệu sản xuất rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Độ màu mỡ, phì nhiêu của đất chi phối sâu sắc đến khả năng thâm canh tăng năng suất, chất lượng và giá thành của sản phẩm. Nước ta có tổng diện tích 8 đất tự nhiên là 33,1 triệu ha, trong đó đất dành cho sản xuất nông nghiệp là 8,1 triệu ha (chiếm 24,47% tổng diện tích đất của cả nước). Phần lớn đất nông nghiệp Việt Nam màu mỡ, có độ phì nhiêu cao, đáp ứng yêu cầu thâm canh tăng năng suất và phát triển sinh học đa dạng. Chủ yếu được sử dụng để trồng các loại cây nông nghiệp truyền thống như lúa, cà phê, chè, hạt điều… nhưng diện tích trồng lúa nước vẫn là lớn nhất. Tuy bình quân đất nông nghiệp, đặc biệt là đất canh tác trên đầu người của ta thấp chỉ 0,11 ha/người, nhưng quỹ đất chưa sử dụng đang còn rất lớn. Hiện nay chúng ta có hàng triệu ha đất trống đồi trọc còn chưa sử dụng, trong đó đất có khả năng nông nghiệp còn khoảng 3 triệu ha. b. Tài nguyên khí hậu Điều kiện khí hậu và sinh thái nước ta khá phong phú và có tính đa dạng. Nước ta có số giờ nắng cao, cường độ bức xạ lớn, tài nguyên nhiệt của ta được xếp vào loại giàu, có thể khai thác được qua con đường tích lũy sinh học. Nguồn ẩm của nước ta cũng khá dồi dào với độ ẩm tương đối cao 80%-90%, lượng mưa lớn, trung bình ở hầu hết các vùng đạt từ 1.800 mm-2.000 mm/năm. Với sự hình thành của 7 vùng sinh thái khác nhau, phân biệt rõ rệt từ Bắc vào Nam, cùng với sự đa dạng của địa hình nên rất thuận lợi cho việc đa dạng hóa cây trồng. Đặc biệt nhiều vùng, tiểu vùng có điều kiện sinh thái khí hậu đặc thù, hội tụ được nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển một số cây đặc sản có giá trị xuất khẩu cao, mang tính đặc sản, mà ít nơi trên thế giới có được mà lúa là một trong những loại cây trồng như vậy như vùng đồng bằng Sông Cửu Long và đồng bằng Sông Hồng cho phép sản xuất lúa quanh năm trên diện rộng, thích nghi với nhiều giống lúa cao sản, đặc chủng cho năng suất cao. 1.2.2.3. Vị trí địa lý, hải cảng Việt Nam nằm ở trung tâm Đông Nam Á trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Đây là một khu vực có nền kinh tế phát triển năng động với tốc độ 9 cao trong những năm qua và theo nhiều dự báo trong những năm tới, khu vực này có vai trò ngày càng tăng trên thế giới, đã tạo động lực cho quá trình tạo thế và đà cho sự phát triển của Việt Nam. Việt Nam nằm trên tuyến đường giao thông hàng hải, hàng không từ Đông sang Tây với những vịnh, cảng quan trọng. Đường bộ, đường sông đã nối ba nước Đông Dương thành thế chiến lược kinh tế thuận lợi trong giao lưu với khu vực và thế giới. Ưu thế vị trí địa lý thuận lợi rõ ràng là một lợi thế để tạo ra một môi trường kinh tế năng động, linh hoạt, giảm được chi phí vận chuyển và có khả năng phát triển dịch vụ vận tải và các hoạt động dịch vụ mà chúng ta cần phải biết tận dụng và khai thác triệt để. - Không những vậy trải qua hang ngàn năm dựng nước và giữ nước cây lúa nước luôn đồng hành với sự phát triển của đất nước. Qua đó những kinh nghiệm mà ông cha ta đã đúc kết được về cây lúa là rất quan trọng cho thế hệ sau học hỏi và áp dụng vào những thời điểm thích hợp. 1.2.3 Thích ứng với nhũng tác động của hội nhập kinh tế quốc tế 1.2.3.4 Những tác động tích cực của hội nhập đến mặt hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam - Thúc đẩy quá trình cải cách và cấu trúc lại nền kinh tế hoật động có hiệu quả hơn nói chung và việc xuất khẩu gạo nói riêng. Để đạt được hiệu quả cao thì chúng ta phải đầu tư cả tài chính, lao động, và công nghệ để phát huy những lợi thế nhất định cho mặt hàng này. - Khả năng mở rộng thị trường xuất khẩu mặt hang gạo do nước ta đã tham gia và là thành viên của các tổ chức như: AFTA, BTA, ACFTA, WTO, Việt Nam có nhiều cơ hội hơn trong việc thúc đẩy xuất khẩu gạo ro các rào cản đã từng bước được bãi bỏ và được đối sử bình đẳng hơn. - Thu hút đầu tư vào lĩnh vực sản xuất và chế biến gạo xuất khẩu. Do quá trình thu gom, chế biến, đóng gói, marketing, phân tích và dự đoán thị 10 [...]... động của giá gạo Tuy Việt Nam là nước xuất khẩu gạo thứ hai thế giới nhưng vẫn chưa có vai trò chi phối, điều tiết giá gạo trên thị trường thế giới 13 Phần 2 Thực tiễn xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 2.1 Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam trong những năm qua 2.1.1 Sản lượng và doanh thu gạo xuất khẩu Trong những năm qua, sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam. .. doanh nghiệp được giao xuất khẩu của chúng ta chưa xứng đáng với tiềm năng và vị trí nước xuất khẩu gạo thứ 2 thế giới làm giảm khả năng cạnh tranh của gạo Việt Nam 28 Phần 3 Định hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 3.1 Định hướng xuất khẩu gạo của Việt Nam Sản xuất lương thực nói chung và sản xuất lúa gạo nói riêng luôn là ngành... tín dụng xuất khẩu Những hạn chế trong việc tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp xuất khẩu việt nam hiện nay được xem như một trở ngại quan trọng nhất trong việc tăng trưởng xuất khẩu của các nhà xuất khẩu chủ yếu Các cơ quan cung cấp tín dụng chủ yếu cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của việt nam là ngân hàng nông nghiệp Việt Nam, ngân hàng Thương Mại Việt Nam và ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam Các... kỷ lục trong xuất khẩu gạo của nước ta từ trước đến nay 2.1.2 Chủng loại, giá cả và chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam Từ năm 2004 giá chào gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục tăng 2-5 USD/tấn Giá gạo đã tăng tới 23% so với 2003 Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam dao động ở mức: 5% tấm là 235 USD/tấn, 25% tấm là 222 USD/tấn Tuy nhiên, với mức giá này, giá chào gạo xuất khẩu của VN vẫn thấp hơn của Thái... tranh của gạo xuất khẩu Hình 2.4 dưới đây là một ví dụ cho thấy giá gạo 5% tấm của Thái Lan thường cao hơn giá gạo cùng loại của Việt Nam trong nhiều năm qua Hình 2.4: Giá gạo xuất khẩu của Thái Lan và Việt Nam Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam (2007) Hình 2.3 cho thấy giá gạo FOB của cả Thái Lan và Việt Nam đều có xu hướng giảm xuống trong giai đoạn 1996-2000, sau đó lại có xu hướng tăng lên trong. .. các loại gạo xuất khẩu thì giá gạo xuất khẩu tuy có được cải thiện hơn, nhưng vẫn còn khoảng cách và giá hàng của ta luôn thấp hơn hàng của Thái Lan khoảng từ 12-24 USD/tấn Nguyên nhân chính gây ra sự chênh lệch về giá này là do chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam thấp hơn của Thái Lan Theo biểu giá của Thống kê hàng hóa của Úc năm 2005 cũng cho thấy, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam thấp nhất trong 6... và kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam đều tăng lên Nhưng do giá xuất khẩu gạo trên thị trường thế giới tăng trong những năm gần đây, nên tốc độ tăng bình quân của kim ngạch gạo xuất khẩu (6,5%) có mức tăng nhanh hơn mức tăng của sản lượng (4,5%) So với các đối thủ cạnh tranh mạnh thì tốc độ tăng sản lượng gạo xuất khẩu 15 của họ thấp hơn tốc độ tăng sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam, nhưng tốc... trước khi xuất khẩu Cơ quan kiểm tra chất lượng hàng xuất khẩu (đối với các sản phẩm nông nghiệp và phi nông nghiệp) quan trọng nhất ở việt nam hiện nay là vinacontrol đối với mặt hàng gạo xuất khẩu, vinacontrol kiểm tra tới 95% tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam Quy trình kiểm tra của Vinacontrol gồm 3 bước: (1) kiểm tra chất lượng gạo trong kho của nhà xuất khẩu; (2) kiểm tra chất lượng gạo tại... lượng gạo xuất khẩu cao hơn Hệ thống chế biến gạo của Việt Nam trong những năm gần đây đã được cải tạo và nâng cấp đáng kể, nhưng chất lượng chế biến chưa cao Tỷ lệ gạo sau chế biến chỉ đạt khoảng 60-65%, trong đó tỷ lệ gạo nguyên hạt chỉ chiếm 42-48%, vừa gây lãng phí trong chế biến, vừa thiệt hại do phải xuất khẩu với giá thấp 2.1.3 Thị trường xuất khẩu của gạo Việt Nam Thị trường xuất khẩu gạo của Việt. .. chiếm 9% Việc xuất khẩu thông qua môi giới này làm chúng ta không những phải chịu một khoản hoa hồng không nhỏ mà còn dẫn tới không chủ động và dễ bị ép cấp, ép giá từ phía bạn hàng nước ngoài 2.2 Những yếu tố tác động đến khả năng cạnh trạnh của gạo Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 2.2.1 Chất lượng gạo xuất khẩu Chất lượng gạo xuất khẩu của ta tuy đã có cải thiên đáng kể trong những

Ngày đăng: 25/04/2013, 15:42

Hình ảnh liên quan

2.1 Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam trong những năm qua - Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

2.1.

Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam trong những năm qua Xem tại trang 14 của tài liệu.
Bảng 2.2: Giá và lượng gạo trong đầu năm 2008 - Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Bảng 2.2.

Giá và lượng gạo trong đầu năm 2008 Xem tại trang 19 của tài liệu.
Bảng 2.3: Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam theo châu lục - Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng gạo của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Bảng 2.3.

Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam theo châu lục Xem tại trang 22 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan