Một số giải pháp thu hút vốn trong doanh nghiệp Việt Nam

40 234 0
Một số giải pháp thu hút vốn trong doanh nghiệp Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Một doanh nghiệp muốn thành lập, gây dựng và kinh doanh thì điều kiện cần đầu tiên là phải có vốn.

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU .3 CHƯƠNG 1: HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG .4 1. Khái niệm về vốn .4 2. Phân loại vốn 5 3. Vai trò của vốn đối với doanh nghiệp 6 3.1. Điều kiện tiên quyết để thành lập doanh nghiệp .6 3.2. Cơ sở cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp .7 3.3. Cơ sở cho việc mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh .7 4. Các phương thức huy động vốn .8 4.1. Huy động vốn chủ sở hữu 8 4.1.1. Vốn góp ban đầu .9 4.1.2. Nguồn vốn từ lợi nhuận không chia .9 4.1.3. Phát hành cổ phiếu mới .10 4.2. Huy động vốn nợ 11 4.2.1. Tín dụng thương mại .11 4.2.2. Tín dụng thuê mua .11 4.2.3. Tín dụng ngân hàng .12 4.2.4. Phát hành trái phiếu 13 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 15 1. Thực trạng về vốn và các phương thức huy động vốn của các doanh nghiệp Việt Nam 15 1.1. Thực trạng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp Việt Nam 15 1.2. Thực trạng việc huy động từ vốn nợ của doanh nghiệp 20 Một số giải pháp thu hút vốn trong doanh nghiệp Việt Nam SV : Phan Thanh Hoài 1.2.1. Thực trạng về tín dụng thương mại .20 1.2.2. Thực trạng về tín dụng ngân hàng .21 1.2.3. Thực trạng về Tín dụng thuê mua 23 1.2.4. Huy động vốn từ việc phát hành trái phiếu công ty. .25 2. Những thành tựu đạt được .26 3. Những tồn tại và nguyên nhân .28 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ĐẾN 2020. 35 KẾT LUẬN .39 TÀI LIỆU THAM KHẢO .40 Một số giải pháp thu hút vốn trong doanh nghiệp Việt Nam SV : Phan Thanh Hoài LỜI MỞ ĐẦU Một doanh nghiệp muốn thành lập, gây dựng và kinh doanh thì điều kiện cần đầu tiên là phải có vốn. Để tiếp tục phát triển, đứng vững và mở rộng quy mô, doanh nghiệp không những chỉ phải duy trì số vốn bỏ ra ban đầu mà còn phải huy động những khoản vốn bổ sung. Chính vì lẽ đó, huy động vốn luôn được coi là một trong những mối quan tâm hàng đầu của tất cả các doanh nghiệp. Thực hiện tốt huy động vốn là cũng đồng nghĩa với thành công trong xây dựng một cơ cấu vốn hợp lý với chi phí thấp, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp cạnh tranh với các chủ thể kinh tế khác trên thương trường. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế đang diễn ra sôi động, môi trường kinh doanh ngày một trở nên khắc nghiệt hơn, các doanh nghiệp càng phải quan tâm hơn nữa đến huy động vốn. Bên cạnh các hình thức huy động truyền thống (xin cấp vốn ngân sách, vay các tổ chức tín dụng,…), thị trường chứng khoán ra đời đã và đang tạo ra một địa chỉ huy động vốn đầytiềm năng cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, do trình độ phát triển của hệ thống tài chính còn chưa cao, cũng như một số hạn chế mang tính chủ quan khác, thực trạng huy động vốn của các doanh nghiệp trong nước hiện còn tồn tại nhiều bất cập cần sớm được giải quyết. Điển hình là tình trạng doanh nghiệp quá phụ thuộc vào nguồn vốn vay ngân hàng – một nguồn vốn không dễ tiếp cận, trong khi đó lại bỏ qua hoặc ít để ý tới các nguồn huy động nhiều tiềm năng khác. Với vấn đề cấp thiết trên, em đã lựa chọn đề tài cho đề án của mình là : ”Một số giải pháp thu hút vốn trong doanh nghiệp Việt Nam” Em xin chân thành cảm ơn TS. Phạm Văn Hùng đã tận tình hướng dẫn, giúp em hoàn thành đề án này. Một số giải pháp thu hút vốn trong doanh nghiệp Việt Nam SV : Phan Thanh Hoài CHƯƠNG 1: HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 1. Khái niệm về vốn. Vốn là gì? Vốn là điều kiện không thể thiếu được để một doanh nghiệp được thành lập và tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong mọi loại hình doanh nghiệp, vốn phản ánh nguồn lực tài chính đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Thực chất vốn của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của tất cả các tài sản mà doanh nghiệp dùng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Vốn của doanh nghiệp được phản ánh trong bảng cân đối tài sản của doanh nghiệp. Qua đó ta thấy vốn đưa vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có nhiều hình thái vật chất khác nhau để từ đó tạo ra sản phẩm hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ trên thị trường. Lượng tiền mà doanh nghiệp thu về sau quá trình tiêu thụ phải bù đắp được chi phí bỏ ra ban đầu, đồng thời phải có lãi. Quá trình này phải diễn ra liên tục thì mới bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, vốn được coi là một loại hàng hoá. Nó giống các hàng hoá khác ở chỗ có chủ sở hữu đích thực, song nó có đặc điểm là người sở hữu vốn có thể bán quyền sử dụng vốn trong một thời gian nhất định. Chi phí của việc sử dụng vốn chính là lãi suất. Chính nhờ có sự tách rời quyền sở hữu và quyền sử dụng nên vốn có thể lưu chuyển trong đầu tư kinh doanh để sinh lợi. Dưới góc độ của doanh nghiệp, vốnmột trong những điều kiện vật chất cơ bản kết hợp với sức lao động và các yếu tố khác làm đầu vào cho quá trình sản xuất kinh doanh. Sự tham gia của vốn không chỉ bó hẹp trong quá trình sản xuất vật chất riêng biệt mà trong toàn bộ quá trình sản xuất và tái sản xuất liên tục suốt thời gian tồn tại của doanh nghiệp, từ khi bắt đầu quá trình sản xuất đầu tiên đến chu kỳ sản xuất cuối cùng. Một số giải pháp thu hút vốn trong doanh nghiệp Việt Nam SV : Phan Thanh Hoài Một cách thông dụng nhất, vốn được hiểu là các nguồn tiền tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn tiền (quỹ) này được hình thành dưới nhiều cách thức khác nhau và tại các thời điểm khác nhau. Giá trị nguồn vốn phản ánh nguồn lực tài chính được đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Tùy từng loại hình doanh nghiệp và các đặc điểm cụ thể mà mỗi doanh nghiệp có các phương thức tạo vốn và huy động vốn khác nhau. 2. Phân loại vốn. Nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với tài sản đang quản lý và sử dụng ở doanh nghiệp. Để có thể quản lý vốn một cách có hiệu quả, doanh nghiệp cần phải phân loại vốn. Tuỳ theo loại hình doanh nghiệp và đặc điểm cụ thể mà mỗi doanh nghiệp có thể lựa chọn phương thức phù hợp nhất cho doanh nghiệp của mình. Có nhiều tiêu thức khác nhau để phân loại như theo nguồn hình thành, theo phương thức chu chuyển, theo thời gian huy động và sử dụng vốn . Tuỳ theo mỗi tiêu thức phân loại mà vốn của doanh nghiệp có các loại khác nhau: - Phân loại theo nguồn hình thành thì vốn của doanh nghiệp bao gồm 2 loại chính là vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Vốn chủ sở hữu là phần vốn thuộc về các chủ sở hữu của doanh nghiệp. Nếu chia nhỏ hơn thì vốn chủ sở hữu bao gồm các bộ phận như: vốn góp ban đầu, lợi nhuận không chia, vốn do phát hành cổ phiếu mới . Còn nợ phải trả là phần vốn không thuộc sở hữu của các chủ sở hữu của doanh nghiệp, bao gồm các khoản vốn chiếm dụng và nợ vay. - Phân loại theo phương thức chu chuyển thì vốn của doanh nghiệp bao gồm 2 loại là vốn cố định và vốn lưu động. Vốn cố định là phần vốn dùng để đầu tư vào tài sản cố định của doanh nghiệp. Đây là các tài sản có thời gian sử dụng dài, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất sản phẩm, thường có giá trị lớn. Còn vốn lưu động là phần vốn dùng để đầu tư vào tài sản lưu động của doanh nghiệp. Tài sản lưu động là các tài sản có thời gian sử dụng ngắn, chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất và thường có giá trị nhỏ. Cách thức phân Một số giải pháp thu hút vốn trong doanh nghiệp Việt Nam SV : Phan Thanh Hoài loại này rất quan trọng bởi vì vốn lưu động và vốn cố định có hình thái tồn tại và vai trò khác nhau trong quá trình sản xuất, do đó cần có các cơ chế quản lý khác nhau. - Phân loại theo thời gian thì vốn được chia thành vốn ngắn hạn và vốn dài hạn. Vốn ngắn hạn là vốn có thời hạn dưới 1 năm, còn vốn dài hạn là vốn có thời hạn từ 1 năm trở lên. Vốn chủ sở hữu được coi là vốn dài hạn. 3. Vai trò của vốn đối với doanh nghiệp. Vốn có vai trò hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp. Vốn là điều kiện không thể thiếu được để thành lập một doanh nghiệp & tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong mọi loại hình doanh nghiệp, vốn phản ánh nguồn lực tài chính được đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Trong quản lý tài chính, các doanh nghiệp cần chú ý quản lý việc huy động & sự luân chuyển của vốn, sự ảnh hưởng qua lại của các hình thái khác nhau của tài sản & hiệu quả tài chính. 3.1. Điều kiện tiên quyết để thành lập doanh nghiệp. Vốn là điều kiện không thể thiếu để thành lập một doanh nghiệp. Về mặt pháp lý, mỗi doanh nghiệp khi thành lập đều phải có một lượng vốn nhất định và phải lớn hơn hoặc bằng mức vốn pháp định do Nhà nước quy định đối với lĩnh vực kinh doanh đó. Như vậy vốn lúc này có vai trò đảm bảo sự hình thành và tồn tại của doanh nghiệp trước pháp luật.Giá trị vốn ban đầu có thể ít hoặc nhiều tuỳ theo quy mô, ngành nghề, loại hình doanh nghiệp. Vốn pháp định ở Việt Nam chỉ quy định cho một số ngành nghề có liên quan đến tài chính như Chứng khoán, Bảo hiểm, Kinh doanh vàng và Kinh doanh tiền tệ. Đối với các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực khác mà Nhà nước không quy định giá trị vốn ban đầu tối thiểu thì giá trị vốn khi thành lập có thể dao động từ hàng triệu đến hàng tỷ đồng tuỳ khả năng của người thành lập doanh nghiệp. Một số giải pháp thu hút vốn trong doanh nghiệp Việt Nam SV : Phan Thanh Hoài 3.2. Cơ sở cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn là điều kiện cơ bản và thiết yếu để tiến hành bất kỳ quá trình và loại hình sản xuất kinh doanh nào. Điều này thể hiện rõ trong hàm sản xuất cơ bản P= F(K, L, T), vốn (K) chính là 1 trong 3 yếu tố cơ bản của hàm sản xuất, bên cạnh các yếu tố lao động (L) và công nghệ (T). Hơn nữa, trong hàm sản xuất này thì vốn có thể coi là yếu tố quan trọng nhất bởi vì lao động và công nghệ có thể mua được khi có vốn.Sau khi thành lập, doanh nghiệp phải tiến hành sản xuất kinh doanh. Hoạt động thực tế hàng ngày đòi hỏi phải có tiền để chi tiêu, mua sắm nguyên vật liệu, máy móc; trả lương . Số tiền này không thể lấy ở đâu khác ngoài nguồn vốn của doanh nghiệp. Khi nguồn vốn tạm thời không đáp ứng đủ nhu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp sẽ lâm vào tình trạng khó khăn về ngân quỹ. Các hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp tạm thời bị đình trệ, suy giảm. Nếu tình hình này không được khắc phục kịp thời, doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng khó khăn tài chính triền mien, hoạt động sản xuất kinh doanh bị gián đoạn, tâm lý cán bộ công nhân viên hoang mang, mất uy tín với bạn hàng, chủ nợ và Ngân hàng. Những khó khăn này có thể nhanh chóng đưa công ty đến kết cục cuối cũng là phá sản, giải thể hoặc bị sát nhập với công ty khác. 3.3. Cơ sở cho việc mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh. Vốn không chỉ giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn giúp doanh nghiệp mở rộng và phát triển. Trong quá trình phát triển của mình, doanh nghiệp luôn mong muốn mở rộng sản xuất kinh doanh, giữ vững và vươn lên trong thị trường. Để làm được điều đó, đòi hỏi doanh nghiệp phải liên tục đổi mới, đầu tư, tái đầu tư, cải tiến máy móc, thiết bị, công nghệ, hệ thống phân phối sản phẩm . Kỷ nguyên của công nghệ và sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ càng tạo sức ép cho doanh nghiệp buộc phải liên tục làm mới mình, đổi mới không ngừng nếu không muốn giẫm chân tại chỗ hay bị tụt hậu. Để làm được tất cả những công việc đó doanh nghiệp không thể không cần đến nguồn vốn đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Thực tế Một số giải pháp thu hút vốn trong doanh nghiệp Việt Nam SV : Phan Thanh Hoài cho thấy nhu cầu vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệpViệt Nam hiện nay là rất lớn. Nhiều doanh nghiệp do không có nguồn vốn bổ sung kịp thời, đủ lớn nên đã bị mất đi vị trí của mình trên thị trường. Vốn còn là nhân tố cực kỳ quan trọng giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Vốn không những là cơ sở để doanh nghiệp có thể nâng cao khả năng sản xuất, tăng cường mạng lưới phân phối mà còn có thể giúp doanh nghiệp vượt qua các đối thủ cạnh tranh hay hơn nữa là loại bỏ họ bằng các chính sách marketing hiệu quả (tăng cường quảng cáo, giảm giá, khuyến mại .) Như vậy, vốn có vai trò rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải nhận thức vấn đề này một cách rõ ràng, từ đó phải có một chính sách huy động vốn nhanh chóng, hiệu quả để có thể tồn tại và không ngừng phát triển trên thương trường. 4. Các phương thức huy động vốn. Trong điều kiện kinh tế thị trường, các phương thức huy động vốn của các doanh nghiệp được đa dạng hoá. Tùy theo điều kiện phát triển của thị trường tài chính của một quốc gia, tùy theo loại hình của doanh nghiệp và các đặc điểm hoạt động kinh doanh cụ thể mà mỗi doanh nghiệp có thể có các phuơng thức tạo vốn và huy động vốn khác nhau. Các hình thức huy động vốn chủ sở hữu chủ yếu là huy động từ: - Vốn góp ban đầu. - Lợi nhuận không chia. - Phát hành cổ phiếu mới. Các hình thức huy động nợ chủ yếu là huy động từ: - Tín dụng thương mại. - Tín dụng ngân hàng. - Tín dụng thuê mua. - Phát hành trái phiếu. 4.1. Huy động vốn chủ sở hữu Một số giải pháp thu hút vốn trong doanh nghiệp Việt Nam SV : Phan Thanh Hoài Vốn chủ sở hữu là phần vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp bao gồm: phần vốn chủ doanh nghiệp bỏ vào đầu tư kinh doanh và phần hình thành từ kết quả trong hoạt động kinh doanh. Do vốn chủ sở hữu là vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp nên doanh nghiệp không có trách nhiệm phải trả vốn đó cho người khác. Số liệu về vốn chủ sở hữu giúp cho thấy trong số giá trị tài sản của doanh nghiệp có bao nhiêu được dùng để đảm bảo trả nợ. 4.1.1. Vốn góp ban đầu. Khi doanh nghiệp được thành lập bao giờ doanh nghiệp cũng phải có một số vốn ban đầu nhất định do cổ đông - chủ sở hữu góp. Khi nói đến nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bao giờ cũng phải xem xét hình thức sở hữu của doanh nghiệp đó. Vì hình thức sở hữu sẽ quyết định tính chất và hình thức tạo vốn của bản thân doanh nghiệp. - Đối với doanh nghiệp Nhà nuớc, vốn góp ban đầu chính là vốn đầu tư của Nhà nước, chủ sở hữu doanh nghiệp Nhà nước là Nhà nước. - Đối với các doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp phải có một số vốn ban đầu cần thiết để xin đăng ký thành lập doanh nghiệp. Chẳng hạn đối với công ty cổ phần, vốn góp của các cổ đông đóng góp là yếu tố quyết định để hình thành công ty. Mỗi cổ đông là một chủ sở hữu của công ty và chịu trách nhiệm hữu hạn trên giá trị cổ phần mà họ nắm giữ. - Trong các loại hình doanh nghiệp khác như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, các nguồn vốn cũng tương tụ như trên; tức là vốn có thể do chủ nhân bỏ ra, do các bên tham gia, các đối tác góp . 4.1.2. Nguồn vốn từ lợi nhuận không chia. Nguồn vốn tích luỹ từ lợi nhuận không chia là một phần lợi nhuận dùng để tái đầu tư.Quy mô vốn góp ban đầu của chủ doanh nghiệpmột yếu tố quan Trọng, tuy nhiên, thông thường, số vốn này cần được tăng theo quy mô phát triển của doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, Một số giải pháp thu hút vốn trong doanh nghiệp Việt Nam SV : Phan Thanh Hoài nếu doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thì doanh nghiệp sẽ có những điều kiện thuận lợi để tăng trưởng nguồn vốn. - Đối với doanh nghiệp Nhà nước thì việc tái đầu tư phụ thuộc không chỉ vào khả năng sinh lời của bản thân doanh nghiệp mà còn phụ thuộc vào chính sách tái đầu tư của Nhà nước. - Đối với công ty cổ phần: khi công ty để lại một phần lợi nhuận vào tái đầu tư, tức là không dùng số lợi nhuận đó để chia lãi cổ phần, các cổ đông không được nhận tiền lãi cổ phần nhưng bù lại, họ có quyền sở hữu số vốn cổ phần tăng lên của công ty. Điều này một mặt, khuyến khích các cổ đông giữ cổ phiếu lâu dài, nhưng mặt khác, dễ làm giảm tính hấp dẫn của cổ phiếu trong thời kỳ trước mắt do cổ đông chỉ nhận được một phần cổ tức nhỏ hơn. Vốn góp ban đầu và lợi nhuận không chia được gọi là hình thức tự tài trợ của doanh nghiệp. 4.1.3. Phát hành cổ phiếu mới. 4.1.3.1. Khái niệm Cổ phiếu là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền và lợi ích sở hữu hợp pháp của người sở hữu cổ phiếu đối với vốn của tổ chức phát hành. 4.1.3.2. Phân loại cổ phiếu. Doanh nghiệp có thể phát hành các loại cổ phiếu sau: - Cổ phiếu thường: là loại cổ phiếu được phát hành bằng nguồn lợi nhuận để lại hoặc các nguồn vốn chủ sở hữu hợp pháp khác của công ty cổ phần và không có sự ưu tiên đặc biệt nào trong việc chi trả cổ tức hay thanh lý tài sản khi công ty phá sản. - Cổ phiếu ưu đãi: là loại cổ phiếu được phát hành bằng nguồn lợi nhuận để lại hoặc các nguồn vốn chủ sở hữu hợp pháp khác của công ty cổ phần nhưng có sự ưu tiên đặc biệt trong việc chi trả cổ tức hay thanh lý tài sản khi công ty phá sản.Khi phát hành cổ phiếu ưu đãi, doanh nghiệp vừa tăng được vốn chủ sở hữu nhưng lại không bị san sẻ quyền lãnh đạo, việc phát Một số giải pháp thu hút vốn trong doanh nghiệp Việt Nam SV : Phan Thanh Hoài [...]... tài sản của doanh nghiệp chưa tốt Tài sản của doanh nghiệp thường bị định giá thấp hơn giá thực tế, Doanh nghiệp vay được ít hơn và ảnh hưởng đến các quyết định của doanh nghiệp Các Một số giải pháp thu hút vốn trong doanh nghiệp Việt Nam SV : Phan Thanh Hoài Doanh nghiệp cần vốn nhưng không đủ điều kiện vay vốn khó có thể tiếp cận được với nguồn vốn này Một số giải pháp đối với Doanh nghiệp để có... của doanh nghiệp Luật Chứng khoán được Quốc hội thông qua sẽ có hiệu lực từ 1/1/2007 sẽ tạo khung hành lang pháp Một số giải pháp thu hút vốn trong doanh nghiệp Việt Nam SV : Phan Thanh Hoài lý thu n lợi cho việc phát hành cổ phiếu của các doanh nghiệp Như Nghị định 52/2006/NĐ-CP về phát hành trái phiếu doanh nghiệp đã mở ra một kênh mới để huy động vốn cho doanh nghiệp, khuyến khích các doanh nghiệp. .. CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 1 Thực trạng về vốn và các phương thức huy động vốn của các doanh nghiệp Việt Nam 1.1 Thực trạng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp Việt Nam Theo số liệu của Tổng cục thống kê Số doanh nghiệp tại thời điểm 31/12/2006 phân theo quy mô vốn và phân theo loại hình doanh nghiệp thì có đến 131318 doanh nghiệp được thành lập Nguồn : Tổng cục thống kê Tổng số Phân theo quy mô vốn Dưới... hàng là một trong những nguồn vốn quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay Các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng chủ yếu nhằm vào 3 mục đích: + Đầu tư vào Tài sản cố định: máy móc thiết bị, công trình nhà xưởng… + Bổ sung thêm vốn lưu động + Phục vụ các dự án Một số giải pháp thu hút vốn trong doanh nghiệp Việt Nam SV : Phan Thanh Hoài 4.2.3.2 Các hình thức tín dụng ngân hàng Doanh nghiệp. .. vốn của doanh nghiệp cả nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 93.96%, doanh nghiệpvốn đầu tư nước ngoài chiếm 3.213% tổng vốn các doanh nghiệp cả nước Cơ cấu DN phân theo quy mô vốn Vốn sản xuất kinh doanh bình quân hang năm của các doanh nghiệp phân theo loại hình doanh nghiêp: Cơ cấu % TỔNG SỐ Nguồn : Tổng cục thống kê 2000 2001 2002 100.00 100.00 100.00 2003 100.0 Một số giải pháp thu hút. .. (1998) Một số giải pháp thu hút vốn trong doanh nghiệp Việt Nam SV : Phan Thanh Hoài 2 Công ty CTTC ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn 2 (1998) 3 Công ty CTTC ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam 1 4 Công ty CTTC ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam 2 5 Công ty CTTC ngân hàng Công thương Việt Nam (1998) 6 Công ty CTTC ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (1998) 7 Công ty CTTC Quốc tế Việt Nam. .. Công ty cổ phần có vốn Nhà nước Công ty cổ phần không có vốn Nhà nước Một số giải pháp thu hút vốn trong doanh nghiệp Việt Nam SV : Phan Thanh Hoài Doanh nghiệpvốn đầu tư nước ngoài DN 100% 4220 104 91 592 492 1503 923 303 212 vốn nước ngoài DN liên 3342 88 75 489 404 1232 715 215 124 878 16 16 103 88 271 208 88 88 doanh với nước ngoài Bảng 1: DN phân theo quy mô vốn Trong đó doanh nghiệp Nhà nước... đã khác.Ước tính 80% lượng vốn cung ứng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ là từ kênh ngân hàng Nhưng theo định hướng của Chính phủ, đến năm 2010, cả nước sẽ có 500.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) Đi cùng với con số này là một lượng vốn lớn cần được đáp ứng Trong hai năm gần đây, số vốn mà các ngân hàng thương mại cho các Một số giải pháp thu hút vốn trong doanh nghiệp Việt Nam SV : Phan Thanh Hoài DNVVN... bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ + Hoàn thiện chính sách kế toán, kiểm toán như: xây dựng chuẩn mực kế toán doanh nghiệp Việt Nam theo chuẩn mực quốc tế; bổ sung, sửa đổi để hoàn thiện Chế độ kế toán đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ Một số giải pháp thu hút vốn trong doanh nghiệp Việt Nam SV : Phan Thanh Hoài + Việc dỡ bỏ những vướng mắc giữa ngân hàng và Doanh nghiệp, khai thông thế... Nghị định 52/2006/NĐ-CP là một bước kiện toàn về hệ thống chính sách quản lý của Nhà nước, đảm bảo cho hệ thống chính sách Một số giải pháp thu hút vốn trong doanh nghiệp Việt Nam SV : Phan Thanh Hoài toàn diện hơn, hoạt động của các doanh nghiệp được thực hiện công khai, minh bạch hơn Vừa qua, được phép của NHNN Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) phát hành trái

Ngày đăng: 25/04/2013, 14:45

Hình ảnh liên quan

Bảng 1: DN phân theo quy mô vốn - Một số giải pháp thu hút vốn trong doanh nghiệp Việt Nam

Bảng 1.

DN phân theo quy mô vốn Xem tại trang 16 của tài liệu.
Bảng 2: DN phân theo loại hình doanh nghiệp - Một số giải pháp thu hút vốn trong doanh nghiệp Việt Nam

Bảng 2.

DN phân theo loại hình doanh nghiệp Xem tại trang 17 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan