Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần Nông Lâm sản Kiên Giang.doc

78 3.9K 31
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần Nông Lâm sản Kiên Giang.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần Nông Lâm sản Kiên Giang

Trang 1

Chương 1GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu

Trong nền kinh tế hiện nay, cạnh tranh là để tồn tại và phát triển Đặc biệt là ngày nay, cùng với nhịp độ phát triển của thế giới, Việt nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO Chính sự kiện đó đã làm cho môi trường kinh doanh của Việt Nam trở nên náo nhiệt và sôi động hơn nữa Sự cạnh tranh ngày càng diễn ra gay gắt, nó đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự nổ lực, phấn đấu, cải thiện tốt hơn để có thể phát triển bền vững.

Một trong những tiêu chuẩn để xác định vị thế đó là hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Phân tích hoạt động kinh doanh là việc làm hết sức cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá đầy đủ chính xác mọi diễn biến kết quả hoạt động kinh doanh của mình, tìm ra những mặt mạnh để phát huy và những mặt còn yếu kém để khắc phục, trong mối quan hệ với môi trường xung quanh tìm ra những biện pháp để không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình Mặt khác, qua phân tích kinh doanh giúp cho các doanh nghiệp tìm ra các biện pháp sát thực để tăng cường các hoạt động kinh tế và quản lý doanh nghiệp, nhằm huy động mọi khả năng về tiền vốn, lao động, đất đai… vào quá trình sản xuất kinh doanh, nâng cao kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Ngoài ra, phân tích kinh doanh còn là những căn cứ quan trọng phục vụ cho việc dự đoán, dự báo xu thế phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Từ đó, các nhà quản trị sẽ đưa ra những quyết định về chiến lược kinh doanh có hiệu quả hơn.

Chính vì tầm quan trọng của vấn đề, em đã chọn đề tài “ Phân tích hiệuquả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần Nông Lâm sản Kiên Giang ”

làm đề tài tốt nghiệp

Trang 2

1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn

1.1.2.1 Căn cứ khoa học

Hiệu quả kinh doanh không những là thước đo chất lượng, phản ánh thực trạng tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp mà còn là vấn đề sống còn của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.

Để đánh giá một doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không người ta dựa vào lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được vào cuối kỳ kinh doanh.

Ta có: Lợi nhuận = Doanh thu – chi phí.

Và người ta dùng phương pháp so sánh để so sánh lợi nhuận thực hiện năm nay so với năm trước nhằm biết được tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của công ty, hay nói cách khác là xem xét công ty hoạt động ngày càng có hiệu quả không? Mục tiêu so sánh trong phân tích kinh doanh là xác định mức biến động tuyệt đối và mức biến động tương đối Trong đó:

- Mức biến động tuyệt đối: được xác định trên cơ sở so sánh trị số của chỉ tiêu giữa hai thời kỳ, đó là kỳ phân tích và kỳ gốc hay chung hơn so sánh số phân tích và số gốc.

- Mức biến động tương đối: là kết quả so sánh giữa số thực tế với số gốc đã được chỉnh theo một hệ số của chỉ tiêu có liên quan theo hướng quyết định quy mô của chỉ tiêu phân tích.

Mặt khác, để đánh giá doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, người ta còn xem xét một số chỉ tiêu về tài chính, đặc biệt là chỉ tiêu về khả năng sinh lợi Các tỷ số về khả năng sinh lợi được các nhà quản trị, các nhà đầu tư, các nhà phân phối tài chính quan tâm Chúng là cơ sở để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lợi bao gồm:

- Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu: Tỷ số này phản ánh cứ một đồng doanh thu thuần thì mang lại bao nhiêu % lợi nhuận Có thể sử dụng tỷ số này để so sánh với các tỷ số của các năm trước hay so sánh với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành.

ROS = Doanh thu thuầnLợi nhuận thuần x 100 %

- Tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu: Tỷ số này đo lường mức lợi nhuận trên vốn đầu tư của các chủ sở hữu Công thức tính được thiết lập như sau :

Trang 3

ROE = Lợi nhuận thuầnVốn chủ sở hữu x 100 %

Tỷ số này cho thấy cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ vào đầu tư thì mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận

- Tỷ suất lợi nhuận/tổng tài sản:Chỉ tiêu này cho thấy cứ 100 đồng vốn bỏ vào sản xuất thì mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần.

ROA = Lợi nhuận thuầnTổng tài sản x 100 %

Ngoài ra, người ta còn dùng một số chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn để đánh giá tổng quát về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

1.1.2.2 Căn cứ thực tiễn

Hiệu quả hoạt động kinh doanh là một chỉ tiêu được nhiều người quan tâm vì nó là căn cứ để các nhà quản trị ra quyết định, các nhà đầu tư hay các nhà cho vay xem xét có nên đầu tư hay cho vay không? Trong điều kiện sản xuất và kinh doanh trong nền kinh tế thị trường để tồn tại và phát triển đòi hỏi doanh nghiệp kinh doanh phải có lãi Để đạt được hiệu quả cao nhất trong sản xuất và kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải xác định phương hướng mục tiêu trong đầu tư, biện pháp sử dụng các điều kiện sẵn có về các nguồn nhân tài, vật lực Muốn vậy, các doanh nghiệp cần nắm được các nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố đến kết quả hoạt động kinh doanh Điều này chỉ thực hiện trên cơ sở của phân tích hoạt động kinh doanh.

Như chúng ta đã biết: mọi hoạt động của doanh nghiệp đều nằm trong thế tác động liên hoàn với nhau Bởi vậy, chỉ có thể tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh mới giúp các nhà doanh nghiệp đánh giá đầy đủ và sâu sắc mọi hoạt động kinh tế trong trạng thái thực của chúng.

Trên cơ sở đó, nêu lên một cách tổng hợp về trình độ hoàn thành các mục tiêu - biểu hiện bằng hệ thống chỉ tiêu kinh tế - kĩ thuật - tài chính của doanh nghiệp Đồng thời, phân tích sâu sắc các nguyên nhân hoàn thành hay không hoàn thành các chỉ tiêu đó trong sự tác động lẫn nhau giữa chúng Từ đó, đánh giá đầy đủ mặt mạnh, mặt yếu trong công tác quản lý doanh nghiệp để nhằm phát huy hay khắc phục, cải tiến quản lý Mặt khác, nó còn giúp doanh nghiệp phát

Trang 4

huy mọi tiềm năng thị trường, khai thác tối đa những nguồn lực của doanh nghiệp nhằm đạt đến hiệu quả cao nhất trong kinh doanh Tài liệu của phân tích kinh doanh còn là những căn cứ quan trọng, phục vụ cho việc dự đoán, dự báo xu thế phát triển kinh doanh của doanh nghiệp.

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU1.2.1 Mục tiêu chung

Tìm hiểu, phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2004-2006.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Phân tích tình hình doanh thu, lợi nhuận

- Phân tích một số chỉ tiêu về tài chính để thấy rõ hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.

- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh - Đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt đông kinh doanh.

1.3 CÁC GIẢ THUYẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU1.3.1 Các giả thuyết cần kiểm định

- Công ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả - Giá bán tăng thì hiệu quả tăng.

- Khối lượng hàng hóa tăng thì hiệu quả hoạt động kinh doanh tăng - Chi phí thấp thì hiệu quả tăng.

1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu

- Doanh thu tăng qua các năm? Tốc độ tăng như thế nào?

- Tốc độ tăng lợi nhuận như thế nào trong mối quan hệ với doanh thu và chi phí?

- Nhân tố nào làm ảnh hưởng đến lợi nhuận? Nhân tố nào làm ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến lợi nhuận?

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU1.4.1 Không gian

Luận văn được thực hiện tại Công ty cổ phần Nông Lâm Sản Kiên Giang.

Trang 5

1.4.2 Thời gian

- Luận văn này được thực hiện trong thời gian từ ngày 05/03/2007 đến

ngày 16/06/2007.

- Số liệu sử dụng trong luận văn là số liệu từ năm 2004 đến năm 2006.

1.4.3 Đối tượng nghiên cứu

Phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty là rất rộng nhưng do thời gian thực tập có hạn nên em chỉ thực hiện nghiên cứu:

- Nghiên cứu những lý luận có liên quan đến phương pháp phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh.

- Phân tích thực trạng của Công ty cổ phần Nông Lâm Sản Kiên Giang thông qua phân tích doanh thu, chi phí và lợi nhuận.

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh - Đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Công ty cổ phần Nông Lâm Sản Kiên Giang khi đăng ký kinh doanh là một công ty đa ngành nghề, tuy nhiên hiện nay công ty chỉ hoạt động nhiều trong lĩnh vực kinh doanh gạo và xây dựng, phát triển nông thôn Nhưng bên cạnh đó, hoạt động xây dựng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong doanh thu và kiến thức còn hạn chế nên đề tài chủ yếu đi sâu phân tích lĩnh vực kinh doanh gạo.

1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊNCỨU

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh đã có những kết quả nghiên cứu cụ thể như sau:

- Nguyễn Hồng Ngọc Hân (2005), tiểu luận tốt nghiệp Phân tích tình hìnhtiêu thụ và lợi nhuận Công ty Nông sản thực phẩm xuất khẩu Cần Thơ Bài viết

phân tích về tình hình tiêu thụ và lợi nhuận của Công ty Nông sản thực phẩm xuất khẩu Cần Thơ từ năm 2003 – 2005 trong đó đi sâu về tình hình tiêu thụ của công ty Đề tài sử dụng phương pháp so sánh: số tương đối và tuyệt đối.

- Nguyễn Thị Hà Cẩm Phương (2005), luận văn tốt nghiệp Phân tích hiệuquả hoạt động kinh doanh tại Công ty trách nhiệm hữu hạn công nghiệp thựcphẩm Pataya Kết quả nghiên cứu:

+ Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty năm 2003 – 2005 + Phân tích doanh thu, lợi nhuận năm 2003 – 2005.

Trang 6

+ Đề ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.

Đề tài sử dụng phương pháp so sánh: số tương đối và tuyệt đối để phân tích.

Tuy nhiên, cho đến nay chưa có tác giả và công trình nghiên cứu nào nghiên cứu cụ thể hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty đến năm 2006 Vì vậy trên cơ sở nghiên cứu đã có kết hợp với các thông tin mới, em tiến hành thực hiện đề tài này.

Trang 7

2.1.1.1 Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh

Phân tích hoạt động kinh doanh hiểu theo nghĩa chung nhất là nghiên cứu tất cả các hiện tượng, các hoạt động có liên quan trực tiếp và gián tiếp với kết quả hoạt động kinh doanh của con người, quá trình phân tích được tiến hành từ bước khảo sát thực tế đến tư duy trừu tượng tức là sự việc quan sát thực tế, thu thập thông tin số liệu, xử lý phân tích các thông tin số liệu, đến việc đề ra các định hướng hoạt động tiếp theo.

2.1.1.2 Vai trò của phân tích hoạt động kinh doanh

- Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ để phát hiện những khả năng tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh mà còn là công cụ cải tiến cơ chế quản lý trong kinh doanh.

Bất kì hoạt động kinh doanh trong các điều kiện hoạt động khác nhau như thế nào đi nữa cũng còn những tiềm ẩn, khả năng tiềm tàng chưa được phát hiện, chỉ thông qua phân tích doanh nghiệp mới có thể phát hiện được và khai thác chúng để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn Thông qua phân tích doanh nghiệp mới thấy rõ nguyên nhân cùng nguồn gốc của các vấn đề phát sinh và có giải pháp cụ thể để cải tiến quản lý.

- Phân tích hoạt động kinh doanh cho phép các nhà doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như những hạn chế trong doanh nghiệp của mình Chính trên cơ sở này các doanh nghiệp sẽ xác định đúng đắn mục tiêu cùng các chiến lược kinh doanh có hiệu quả.

- Phân tích hoạt động kinh doanh là cơ sở quan trọng để ra các quyết định kinh doanh.

- Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ quan trọng trong những chức năng quản trị có hiệu quả ở doanh nghiệp.

Phân tích là quá trình nhận thức hoạt động kinh doanh, là cơ sở cho việc ra quyết định đúng đắn trong chức năng quản lý, nhất là các chức năng kiểm tra, đánh giá và điều hành hoạt động kinh doanh để đạt các mục tiêu kinh doanh.

- Phân tích hoạt động kinh doanh là biện pháp quan trọng để phòng ngừa rủi ro.

Để kinh doanh đạt hiệu quả mong muốn, hạn chế rủi ro xảy ra Doanh nghiệp phải tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh của mình, đồng thời dự đoán các

Trang 8

điều kiện kinh doanh trong thời gian tới, để vạch ra các chiến lược kinh doanh cho phù hợp Ngoài việc phân tích các điều kiện bên trong doanh nghiệp về tài chính, lao động, vật tư… Doanh nghiệp còn phải quan tâm phân tích các điều kiện tác động ở bên ngoài như thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh… trên cơ sở phân tích trên, doanh nghiệp dự đoán các rủi ro có thể xảy ra và có kế hoạch phòng ngừa trước khi xảy ra.

- Tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ cần thiết cho các nhà quản trị ở bên trong doanh nghiệp mà còn cần thiết cho các đối tượng bên ngoài khác, khi họ có mối quan hệ về nguồn lợi với doanh nghiệp, vì thông qua phân tích họ mới có thể có quyết định đúng đắn trong việc hợp tác đầu tư, cho vay… với doanh nghiệp nữa hay không.

2.1.1.3 Đối tượng và mục đích của phân tích hoạt động kinh doanh

Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh suy đến cùng là kết quả kinh doanh.

- Nội dung phân tích chính là quá trình tìm cách lượng hóa những yếu tố đã tác động đến kết quả kinh doanh Đó là những yếu tố của quá trình cung cấp, sản xuất, tiêu thụ và mua bán hàng hóa, thuộc các lĩnh vực sản xuất, thương mại, dịch vụ.

- Phân tích hoạt động kinh doanh còn nghiên cứu tình hình sử dụng các nguồn lực: vốn, vật tư, lao động và đất đai; những nhân tố nội tại của doanh nghiệp hoặc khách quan từ phía thị trường và môi trường kinh doanh, đã trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả của các mặt hoạt động doanh nghiệp.

Phân tích hoạt động kinh doanh đi vào những kết quả đã đạt được, những hoạt động hiện hành và dựa trên kết quả phân tích đó để ra các quyết định quản trị kịp thời trước mắt - ngắn hạn hoặc xây dựng kế hoạch chiến lược - dài hạn.

- Có thể nói theo cách ngắn gọn, đối tượng của phân tích là quá trình kinh doanh và kết quả kinh doanh- tức sự việc đã xảy ra ở quá khứ; phân tích, mà mục đích cuối cùng là đúc kết chúng thành qui luật để nhận thức hiện tại và nhắm đến tương lai cho tất cả các mặt hoạt động của một doanh nghiệp.

2.1.2 Khái quát về doanh thu, chi phí, lợi nhuận và bảng báo cáo tàichính

2.1.2.1 Khái niệm doanh thu

Trang 9

- Doanh thu bán hàng: Doanh thu bán hàng là tổng giá trị sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đã bán ra trong kỳ.

- Doanh thu bán hàng thuần: Doanh thu bán hàng thuần bằng doanh thu bán hàng trừ các khoản giảm trừ, các khoản thuế, chỉ tiêu này phản ánh thuần giá trị hàng bán của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo.

2.1.2.2 Khái niệm chi phí

Giá vốn hàng bán: là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí của doanh nghiệp để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm nhất định.

Chi phí bán hàng: Gồm các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, tiền lương, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên bán hàng, tiếp thị, đóng gói sản phẩm, bảo quản, khấu hao TSCĐ, bao bì, chi phí vật liệu, chi phí mua ngoài, chi phí bảo quản, quảng cáo…

Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là những chi phí chi ra có liên quan đến việc tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh Chi phí quản lý gồm nhiều loại: chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu, dụng cụ, khấu hao Đây là nhựng khoản chi phí mang tính chất cố định, nên có khoản chi nào tăng lên so với kế hoạch là điều không bình thường, cần xem xét nguyên nhân cụ thể.

2.1.2.3 Khái niệm về lợi nhuận

Lợi nhuận là một khoản thu nhập thuần túy của doanh nghiệp sau khi đã khấu trừ mọi chi phí Nói cách khác lợi nhuận là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ, giá vốn hàng bán, chi phí hoạt động, thuế.

Bất kì một tổ chức nào cũng có mục tiêu để hướng tới, mục tiêu sẽ khác nhau giữa các tổ chức mang tính chất khác nhau Mục tiêu của tổ chức phi lợi nhuận là công tác hành chính, xã hội, là mục đích nhân đạo, không mang tính chất kinh doanh Mục tiêu của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường nói đến cùng là lợi nhuận Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều xoay quanh mục tiêu lợi nhuận, hướng đến lợi nhuận và tất cả vì lợi nhuận.

Lợi nhuận của doanh nghiệp gồm có:

- Lợi nhuận gộp: là lợi nhuận thu được của công ty sau khi lấy tổng doanh thu trừ đi các khoản giảm trừ như giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, và trừ giá vốn hàng bán.

Trang 10

- Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: là lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh thuần của doanh nghiệp Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kì báo cáo Chỉ tiêu này được tính toán dựa trên cơ sở lợi nhuận gộp từ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp trong kì báo cáo.

- Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: phản ánh hiệu quả của hoạt động tài chính của doanh nghiệp Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy thu nhập hoạt động tài chính trừ đi các chi phí phát sinh từ hoạt động này Lợi nhuận từ hoạt động tài chính bao gồm:

+ Lợi nhuận từ hoạt động góp vốn liên doanh.

+ Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư, mua bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn + Lợi nhuận về cho thuê tài sản.

+ Lợi nhuận về các hoạt động đầu tư khác.

+ Lợi nhuận về chênh lệch lãi tiền gửi ngân hàng và lãi tiền vay ngân hàng.

+ Lợi nhuận cho vay vốn + Lợi nhuận do bán ngoại tệ.

- Lợi nhuận khác: là những khoản lợi nhuận doanh nghiệp không dự tính trước hoặc có dự tính trước nhưng ít có khả năng xảy ra Những khoản lợi nhuận khác có thể do chủ quan đơn vị hoặc do khách quan đưa tới.

Thu nhập bất thường của doanh nghiệp bao gồm: + Thu về nhượng bán, thanh lý tài sản cố định + Thu tiền phạt vi phạm hợp đồng.

+ Thu từ các khoản nợ khó đòi đã xử lý, xóa sổ + Thu các khoản nợ không xác định được chủ.

+ Các khoản thu nhập kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót hay lãng quên ghi sổ kế toán năm nay mới phát hiện ra…

Các khoản thu trên sau khi trừ đi các khoản tổn thất có liên quan sẽ là lợi nhuận bất thường.

2.1.2.4 Khái niệm báo cáo tài chính

Trang 11

Báo cáo tài chính là những báo cáo được lập dựa vào phương pháp kế toán tổng hợp số liệu từ sổ sách kế toán theo các chỉ tiêu tài chính phát sinh tại những thời điểm hay thời kỳ nhất định Các báo cáo tài chính phản ánh một cách hệ thống tình hình tài sản của đơn vị tại những thời điểm, kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình sử dụng vốn trong những thời kỳ nhất định Đồng thời giải trình giúp cho các đối tượng sử dụng thông tin tài chính nhận biết được thực trạng tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị đề ra các quyết định phù hợp.

- Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính phản ảnh một cách tổng quát toàn bộ tài sản của công ty dưới hình thức giá trị và theo một hệ thống các chỉ tiêu đã được qui định trước Báo cáo này được lập theo một qui định định kỳ (cuối tháng, cuối quí, cuối năm) Bảng cân đối kế toán là nguồn thông tin tài chính hết sức quan trọng trong công tác quản lý của bản thân công ty cũng như nhiều đối tượng ở bên ngoài, trong đó có các cơ quan chức năng của Nhà Nước Người ta ví bản cân đối tài sản như một bức ảnh chụp nhanh, bởi vì nó báo cáo tình hình tài chính vào một thời điểm nào đó ( thời điểm cuối năm chẳng hạn).

- Bảng cáo báo kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính phản ánh tổng hợp về doanh thu, chi phí và kết quả lãi lỗ của các hoạt động kinh doanh khác nhau trong công ty Ngoài ra, báo cáo này còn phản ánh tình hình thực hiện nhiệm vụ đối với Nhà Nước Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cũng là nguồn thông tin tài chính quan trọng cho nhiều đối tượng khác nhau, nhằm phục vụ cho công việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh và khả năng sinh lời của công ty.

2.1.3 Phương pháp phân tích

2.1.3.1 Phương pháp so sánh a Khái niệm và nguyên tắc

Khái niệm

Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc) Đây là phương pháp đơn giản và

Trang 12

được sử dụng nhiều nhất trong phân tích hoạt động kinh doanh cũng như trong phân tích và dự báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội thuộc lĩnh vực kinh tế vĩ mô.

Nguyên tắc so sánh

- Tiêu chuẩn so sánh:

+ Chỉ tiêu kế hoạch của một kỳ kinh doanh + Tình hình thực hiện các kỳ kinh doanh đã qua + Chỉ tiêu của các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành + Chỉ tiêu bình quân của nội ngành.

+ Các thông số thị trường.

+ Các chỉ tiêu có thể so sánh khác.

- Điều kiện so sánh: Các chỉ tiêu so sánh được phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian; cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán; quy mô và điều kiện kinh doanh.

b Phương pháp so sánh

Phương pháp số tuyệt đối

Là hiệu số của hai chỉ tiêu: chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở Ví dụ so sánh giữa kết quả thực hiện và kế hoạch hoặc giữa thực hiện kỳ này và thực hiện kỳ trước.

Phương pháp số tương đối

Là tỉ lệ phần trăm % của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể

hiện mức độ hoàn thành hoặc tỉ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốcđể nói lên tốc độ tăng trưởng.

2.1.3.2 Phương pháp thay thế liên hoàn

Là phương pháp mà ở đó các nhân tố lần lượt được thay thế theo một trình tự nhất định để xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của chúng đến chỉ tiêu cần phân tích (đối tượng phân tích) bằng cách cố định các nhân tố khác trong mỗi lần thay thế.

Trường hợp các nhân tố quan hệ dạng tích số

Gọi Q là chỉ tiêu phân tích.

Gọi a, b, c là trình tự các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích Thể hiện bằng phương trình: Q = a b c

Đặt Q1: kết quả kỳ phân tích, Q1 = a1 b1 c1

Trang 13

Q0: Chỉ tiêu kỳ kế hoạch, Q0 = a0 b0 c0

 Q1 – Q0 = Q: mức chênh lệch giữa thực hiện so với kế hoạch, là đối tượng phân tích

Q = Q1 – Q0 = a1b1c1 – a0b0c0

Thực hiện phương pháp thay thế liên hoàn:

- Thay thế bước 1 (cho nhân tố a):

a0b0c0 được thay thế bằng a1b0c0

Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “a” sẽ là:

a = a1b0c0 – a0bc0

- Thay thế bước 2 (cho nhân tố b): a1b0c0 được thay thế bằng a1b1c0

Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “b” sẽ là:

b = a1b1c0 – a1b0c0

- Thay thế bước 3 (cho nhân tố c): a1b1c0 được thay thế bằng a1b1c1

Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “c” sẽ là:

c = a1b1c0 – a1b1c0

Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, ta có:

a + b + c = (a1b0c0 – a0bc0) + (a1b1c0 – a1b0c0) + (a1b1c0 – a1b1c0)

= a1b1c1 – a0b0c0

= Q: đối tượng phân tích

Trong đó: Nhân tố đã thay ở bước trước phải được giữ nguyên cho các bước thay thế sau.

Trường hợp các nhân tố quan hệ dạng thương số

Gọi Q là chỉ tiêu phân tích.

a,b,c là trình tự các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích; thể hiện

Trang 14

 Q = Q1 – Q0: đối tượng phân tích.

Lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh tế mà doanh nghiệp đạt được từ các hoạt động sản xuất kinh doanh Phân tích mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến tình hình lợi nhuận là xác định mức độ ảnh hưởng của kết cấu mặt hàng, khối lượng sản phẩm tiêu thụ, giá vốn hàng bán, giá bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp đến lợi nhuận.

Phương pháp phân tích: vận dụng bản chất của phương pháp thay thế liên hoàn Để vận dụng phương pháp thay thế liên hoàn cần xác định rõ nhân tố số lượng và chất lượng để có trình tự thay thế hợp lý Muốn vậy cần nghiên cứu mối quan hệ giữa các nhân tố với chỉ tiêu phân tích trong phương trình sau :

L: Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh qi: Khối lượng sản phẩm hàng hóa loại i.

gi: Giá bán sản phẩm hàng hóa loại i.

zi: Giá vốn hàng bán sản phẩm hàng hóa loại i.

Trang 15

ZBH: Chi phí bán hàng đơn vị sản phẩm hàng hóa loại i.

ZQL: Chi phí quản lý doanh nghiệp đơn vị sản phẩm hàng hóa loại i.

Dựa vào phương trình trên, các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích vừa có mối quan hệ tổng và tích, ta xét riêng từng nhóm nhân tố có mối quan hệ

 Xét mối quan hệ giữa các nhóm nhân tố qiZi, qigi, ZBH, ZQL.

Một vấn đề đặt ra là khi xem xét mối quan hệ giữa các nhóm qiZi, qigi, ZBH, ZQL là giữa các nhân tố Zi, gi, ZBH, ZQL nhân tố nào là nhân tố số lượng và chất lượng Trong phạm vi nghiên cứu này việc phân chia trên là không cần thiết, bởi vì trong các nhân tố đó nhân tố nào thay thế trước hoặc sau thì kết quả mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận không thay đổi.

Với lý luận trên, quá trình vận dụng phương pháp thay thế liên hoàn được thực hiện như sau:

 Xác định đối tượng phân tích: ∆L = L1 – L0

L1: lợi nhuận năm nay (kỳ phân tích) L0: lợi nhuận năm trước (kỳ gốc) 1: kỳ phân tích

0: kỳ gốc

 Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố

(1) Mức độ ảnh hưởng của nhân tố sản lượng đến lợi nhuận

Trang 16

L0 gộp =  

i 1 ( q0g0 – q0Z0)

q0Z0: giá vốn hàng hóa( giá thành hàng hóa) kỳ gốc (2) Mức độ ảnh hưởng của kết cấu mặt hàng đến lợi nhuận

 Tổng hợp sự ảnh hưởng của tất cả các loại nhân tố đến chỉ tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp:

L = L(q) + L(C) + L(Z) + L(ZBH) + L(ZQL) + L(g)

(Sách Kinh tế và phân tích hoạt động kinh doanh thương mại trang 240-244) Trên cơ sở xác định sự ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu tổng mức lợi nhuận, cần kiến nghị những biện pháp nhằm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

2.1.4 Phân tích các chỉ tiêu tài chính

2.1.4.1 Phân tích tình hình thanh toán

a Hệ số thanh toán ngắn hạn (tỷ số lưu động)

Hệ số thanh toán = Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn

(Lần)

Trang 17

Hệ số thanh toán ngắn hạn là công cụ đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Hệ số này tăng lên có thể tình hình tài chính được cải thiện tốt hơn, hoặc có thể là do hàng tồn kho ứ đọng…

b Hệ số thanh toán nhanh (tỷ số thanh toán nhanh)

Hệ số thanh toán nhanh là tiêu chuẩn đánh giá khắt khe hơn về khả năng thanh toán Nó phản ánh nếu không bán hết hàng tồn kho thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp ra sao? Bởi vì, hàng tồn kho không phải là nguồn tiền mặt tức

thời đáp ứng ngay cho việc thanh toán.

2.1.4.2 Đánh giá các tỷ số về quản trị tài sảna Vòng quay hàng tồn kho

Đây là chỉ tiêu kinh doanh quan trọng bởi sản xuất, dự trữ hàng hoá và tiêu thụ nhằm đạt được mục đích doanh số và lợi nhuận mong muốn trên cơ sở đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường Số vòng quay hàng tồn kho càng lớn thì tốc độ luân chuyển hàng tồn kho càng nhanh, hàng tồn kho tham gia vào luân chuyển được nhiều vòng hơn và ngược lại

b Kỳ thu tiền bình quân (DSO)

Kỳ thu tiền bình quân đo lường tốc độ luân chuyển những khoản nợ cần phải thu

Số nợ cần phải thu

Doanh thu bình quân mỗi ngày

Hệ số này trên nguyên tắc càng thấp càng tốt, tuy nhiên phải căn cứ vào chiến lược kinh doanh, phương thức thanh toán, tình hình cạnh tranh trong từng thời điểm hay thời kì cụ thể.

c Hiệu quả sử dụng tổng số vốn

Để phân tích hiệu quả sử dụng tổng số vốn ta sử dụng chỉ tiêu: Số vòng quay = Doanh thu

Trang 18

Số vòng quay toàn bộ vốn càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng cao.

d Hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Để phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động ta sử dụng chỉ tiêu:

Chỉ tiêu này cho biết vốn lưu động quay được mấy vòng trong kỳ Nếu số vòng tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động tăng và ngược lại

e Hiệu quả sử dụng vốn cố định

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định bình quân đem lại mấy đồng doanh thu và cho biết vốn cố định quay được mấy vòng trong kỳ Nếu số vòng tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn cố định tăng và ngược lại.

2.1.4.3 Phân tích chỉ tiêu sinh lợia Lợi nhuận trên tài sản (ROA)

Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức

Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng tài sản dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được bao nhiêu đồng về lợi nhuận Chỉ tiêu này càng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh càng lớn.

b Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức

Chỉ tiêu này cho biết khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu, nó phản ánh cứ một đồng vốn chủ sở hữu dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được bao nhiêu đồng về lợi nhuận.

c Lợi nhuận trên doanh thu (ROS)

Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức

Trang 19

Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng doanh thu trong kỳ phân tích thì có bao nhiêu đồng về lợi nhuận Chỉ tiêu này càng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng cao

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu

Chủ yếu em thu thập số liệu từ phòng kế toán Bên cạnh đó, thu thập thêm một số thông tin về thị trường xuất khẩu từ phòng kinh doanh

2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập số liệu sơ cấp (đưa ra một số câu hỏi và phỏng vấn các anh chị, cô chú trong phòng kinh doanh) và thứ cấp tại công ty bao gồm: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ phòng kế toán; bảng cơ cấu thị trường xuất khẩu từ phòng kế hoạch – kinh doanh để phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Đồng thời, thu thập một số thông tin từ tạp chí, từ nguồn internet để phục vụ thêm cho việc phân tích.

2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu

Đề tài đã sử dụng 2 phương pháp: phương pháp so sánh và phương pháp thay thế liên hoàn.

- Phương pháp so sánh: đây là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc) Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích Mục tiêu so sánh trong phân tích kinh doanh là xác định xem chỉ tiêu phân tích biến động như thế nào? Tốc độ tăng hay giảm như thế nào để có hướng khắc phục.

+ Phương pháp so sánh số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.

F = Ft– F0 Trong đó: Ft là chỉ tiêu kinh tế ở kỳ phân tích F0 là chỉ tiêu kinh tế ở kỳ gốc

+ Phương pháp so sánh số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số kì phân tích so với kì gốc của các chỉ tiêu kinh tế.

Trang 20

- Bên cạnh đó, sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty Các nhân tố đó tác động tích cực hay tiêu cực đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Từ đó xem xét mà có biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.

Chương 3

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNGLÂM SẢN KIÊN GIANG

3.1 ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH TỈNH KIÊN GIANG3.1.1 Đặc điểm tự nhiên

Kiên Giang là một tỉnh ở biên giới phía Tây Nam của Việt Nam, thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long Tổng diện tích đất tự nhiên của Kiên Giang là 6.269 km2, trong đó đất liền là 5.638 km2 và hải đảo 631 km2 (đảo lớn nhất là Phú Quốc 567 km2 ).

Kiên Giang có bờ biển dài 200 km với 63.290 km2 ngư trường, tập trung khoảng 105 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có 43 đảo có dân cư sinh sống.

- Phía Đông và Đông Nam giáp các Tỉnh của An Giang, Cần Thơ.

Trang 21

- Phía Nam giáp tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau - Phía Tây giáp vịnh Thái Lan

- Phía Bắc giáp Campuchia với đường biên giới đất liền dài 56,8 km.

Kiên Giang tuy cách xa các trung tâm kinh tế của cả nước song có các điểm thuận lợi sau: là nơi có khoảng cách tới các nước ASEAN tương đối ngắn, các nước này đang có nhịp độ tăng trưởng kinh tế vào loại cao nhất thế giới; có khả năng phát triển các cửa khẩu với Campuchia, tạo mối quan hệ với Thái Lan thông qua mạng lưới đường bộ: là cửa ngõ ra biển của một số tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long đến một số nước trên thế giới

Vị trí địa lý của tỉnh Kiên Giang rất thuận lợi cho việc phát triển nền kinh tế mở cửa, hướng ngoại

Về tự nhiên, Kiên Giang là Tỉnh có nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng, có tiềm năng phát triển các ngành nông lâm ngư, công nghiệp và du lịch.

Tổng diện tích đất tự nhiên của Kiên Giang là 626.906 ha, trong đó: - Đất nông nghiệp: 422.332 ha.

- Đất lâm nghiệp: 118.713 ha

- Đất chuyên dùng: 41.837 ha (Giao thông, thủy lợi )

- Đất khu dân cư: 11.477 ha

- Đất chưa sử dụng: 32.345 ha.

Về khí hậu: Kiên Giang một trong những khí hậu tiêu biểu cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long, khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa nóng ẩm Mặt khác, Kiên Giang là một tỉnh nằm sát biển nên khí hậu còn mang tính chất hải dương, hàng năm có 2 mùa khí hậu tương phản một cách rõ rệt (mùa khô và mùa mưa)

Nhìn chung đất đai và khí hậu của Tỉnh Kiên Giang rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản Tuy nhiên để xây dựng công nghiệp, giao thông, bố trí dân cư cần chú ý gia cố bồi đắp nền.

3.1.2 Đặc điểm xã hội

Dân số Kiên Giang khoảng 1.623.834 người, trong đó nữ chiếm 50,8% cơ cấu dân số Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,5%.

Trang 22

Kiên Giang gồm có 3 dân tộc chính: dân tộc Kinh chiếm 84%, dân tộc Khmer chiếm 13% và dân tộc Hoa chiếm 3% dân số.

Dân số nông thôn chiếm 76,98%, dân số thành thị mới chiếm 23,02% Dân số phân bố không đều, mật độ dân số trung bình là 259 người/km2, mật độ dân số cao nhất ở thị xã Rạch Giá (2.074 người/km2), thấp nhất ở huyện Kiên Lương (100 người/km2).

Số người trong độ tuổi lao động là 993.553 người, chiếm 61,2% dân số Số lượng lao động làm việc trong nền kinh tế là 832.859 người tăng bình quân hàng năm 2,84% Lao động của ngành Nông - Lâm - Ngư vẫn còn chiếm tỉ lệ khá cao trong cơ cấu lao động (chiếm 73,64%).

Hàng năm dân số đến tuổi lao động và nhu cầu giải quyết việc làm khá lớn ước khoảng 45.000 người/năm.

Tỉnh đang tập trung các giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả nguồn nhân lực dồi dào trong Tỉnh:

- Khuyến khích đầu tư phát triển cao các ngành công nghiệp chế biến nông thủy sản và du lịch để chuyển dịch cơ cấu lao động

- Tăng cường đào tạo nghề và công nhân kỹ thuật để cung ứng cho nhu cầu lao động của cả ngành kinh tế và nhu cầu xuất khẩu lao động

3.2 MỘT SỐ TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNGLÂM SẢN KIÊN GIANG

3.2.1 Giới thiệu công ty

3.2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

- Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ Phần Nông Lâm Sản Kiên Giang

- Tên giao dịch: Kiengiang Agro-Forestry Products Joint-Stock Company - Tên viết tắt: KIGIFAC.

- Trụ sở chính: số 01 Ngô Thời Nhiệm-phường An Bình-TP Rạch Giá-Kiên Giang

- Tel: 077 916983-864159 - Fax: 077 914299-910692 - Email: vietrice@hcm.vnn.vn

Trang 23

- Website: www.kigifac.com.vn

Công ty Nông Lâm Sản Kiên Giang là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Sở Nông Nghiệp và PTNT Kiên Giang, được thành lập vào tháng 06/1976, lấy tên là Công ty Chế Biến Nông Lâm Sản.

Ngày 22/12/1992 theo Quyết định số 760/UB-QĐ của UBND tỉnh Kiên Giang đổi tên thành Công ty Lâm Sản Kiên Giang với chức năng chủ yếu là chế biến, sản xuất các mặt hàng gỗ và trồng rừng nguyên liệu giấy, liên doanh với các công ty trong và ngoài nước.

Trong thời gian hoạt động từ năm 1995 – 1996 Công ty làm ăn có hiệu quả nhờ vào nhập gỗ tiểu ngạch từ Campuchia và liên doanh làm đất trồng bạch đàn với Công ty quốc tế Kiên Tài Đài Loan Đến 1997, việc nhập khẩu gỗ từ Camphuchia tạm ngừng chỉ còn đất trồng bạch đàn với Công ty quốc tế Kiên Tài vì vậy việc sản xuất kinh doanh không hiệu quả.

Đứng trước tình hình khó khăn đó, đến ngày 29/11/19997, đổi tên thành Công ty Nông Lâm Sản Kiên Giang theo Quyết định số 2349/QĐ-UB của UBND tỉnh bổ sung thêm các chức năng như: chế biến, kinh doanh, xuất khẩu nông sản, chủ yếu là gạo, xây dựng và phát triển nông thôn, kinh doanh bất động sản.

Năm 1999, sau khi sắp xếp lại doanh nghiệp thì Công ty Vật Tư Kỹ Thuật Nông Nghiệp đã được sát nhập với chức năng nhiệm vụ sang Công Ty Nông Lâm Sản Kiên Giang.

Từ ngày 13/02/2006, chuyển sang hình thức cổ phần với tên gọi Công ty Cồ Phần Nông Lâm Sản Kiên Giang (KIGIFAC) theo Quyết định số 89/QĐ-UBND ngày 19/01/2006 của 89/QĐ-UBND tỉnh Kiên Giang và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 56-03-000056 ngày 29/03/2006 của Sở Kế hoạch Đầu tư Kiên Giang

3.2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty a Chức năng

Căn cứ vào ngành nghề được giao, Công ty Cổ phần Nông Lâm Sản Kiên Giang có những chức năng sau:

- Mua bán nông, lâm sản nguyên liệu; nông sản sơ chế; lương thực, thực phẩm; cá và thủy sản; thịt và sản phẩm từ thịt; một số hàng thực phẩm khác.

- Xay xát thóc lúa, đánh bóng gạo.

Trang 24

- Kinh doanh bất động sản; môi giới, đấu giá bất động sản.

- Môi giới thương mại; ủy thác mua bán hàng hóa; đại lý mua bán, ký gửi hàng hóa; góp vốn, mua cổ phần.

- San lấp mặt bằng, làm đường giao thông nội bộ trong mặt bằng xây dựng; xây dựng nhà ở; xây dựng công trình phi nhà ở; xây dựng công trình công nghiệp; xây dựng công trình giao thông: cầu, đường, cống …

- Xây dựng công trình thủy lợi; xây dựng công trình đường ống cấp thoát nước; đổ và hoàn thiện bê tông; lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng trong nhà; lắp đặt ống cấp nước, thoát nước, bơm nước; lắp đặt hệ thống điều hòa không khí; lắp đặt các thiết bị xây dựng khác; trang trí ngoại thất; trang trí nội thất và các hoạt động kinh doanh khác theo pháp luật quy định.

Công ty với nhiều chức năng ngành nghề tuy nhiên hiện nay hoạt động chính là xuất khẩu gạo và xây dựng, phát triển nông thôn Trước đây, công ty có hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu gỗ nhưng do làm ăn không có hiệu quả nên hiện nay, công ty tạm ngưng hoạt động trong lĩnh vục này.

b Nhiệm vụ

- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, không ngừng nâng cao hiệu quả và mở rộng sản xuất kinh doanh trên cơ sở tự bù đắp chi phí Làm tròn nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước.

- Quản lý khai thác nguồn vốn, phục vụ cho nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh Sử dụng các nguồn vốn có hiệu quả, thực hiên tốt việc bảo toàn và phát triển nguồn vốn sản xuất kinh doanh.

- Mở rộng liên kết với các cơ sở sản xuất kinh doanh tại địa phương, trong và ngoài tỉnh thuộc các thành phần kinh tế Tăng cường hợp tác với nước ngoài Phát huy vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế quốc doanh, góp phần tích cực vào việc xuất khẩu hàng nông sản sản xuất tại địa phương.

- Thực hiện phân phối lao động xã hội, chăm lo cải thiện đời sống vật chất tinh thần, bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên và toàn công ty.

- Tuân thủ pháp luật hạch toán và báo cáo kế hoạch trung thực theo quy định của nhà nước.

3.2.2 Cơ cấu tổ chức

Trang 25

3.2.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty

Công ty có cơ cấu tổ chức theo mô hình trực tuyến-chức năng Đứng đầu là Ban Giám Đốc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, các phòng ban vừa làm tham mưu cho Ban Giám Đốc, vừa trực tiếp thực hiện nhiệm vụ cấp trên giao phó.

Bộ máy gọn nhẹ, cơ cấu hợp lý, giữa các phòng ban có sự phối hợp chặt chẽ với nhau đã làm cho hoạt động của công ty nề nếp và đồng bộ.

3.2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận

a Ban Giám Đốc ( gồm 1 Giám Đốc và 2 Phó Giám Đốc )

 Giám Đốc

- Chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ hoạt động của công ty, đi sâu vào các mặt tổ chức, nhân sự, chính sách lao động, tiền lương, định hướng chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh, giám sát, kiểm tra quá trình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, công tác xây dựng và phát triển đoàn thể.

- Lãnh đạo theo chế độ một thủ trưởng và điều lệ hoạt động của công ty - Chịu trách nhiệm về các quyết định của mình trước Đảng, nhà nước và pháp luật nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trang 26

 Phó Giám Đốc

- Thực hiện nhiệm vụ do Giám Đốc phân công hoặc ủy quyền và có quyền quyết định các phần việc đó

- Chịu trách nhiệm trước Giám Đốc và nhà nước về kết quả thực hiện nhiệm vụ của mình được phân công.

- Tham mưu đề xuất lên Giám Đốc những kiến nghị, chiến lược kinh doanh có hiệu quả cho công ty Cùng tập thể Ban Giám Đốc chịu trách nhiệm những quyết định quan trọng.

b Các phòng ban

 Phòng kế hoạch - kinh doanh ( phòng KH – KD)

- Có nhiệm vụ tham mưu cho Ban Giám Đốc trong việc lập kế hoạch kinh doanh ngắn và dài hạn, xây dựng kế hoạch sử dụng vốn, vật tư, kho hàng vận tải, tiếp thị…

- Soạn thảo và quản lý các hợp đồng kinh tế, tổ chức tốt các khâu đàm phán giao dịch, ký kết và thanh lý các hợp đồng kinh tế đúng qui định.

- Nghiên cứu thị trường, tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm  Phòng tổ chức hành chánh ( phòng TC – HC)

- Có nhiệm vụ quản lý, theo dõi sự biến động nhân sự của công ty và các đoàn thể Tuyển dụng, bố trí sắp xếp nhân sự phù hợp với nhu cầu của công ty.

- Quản lý tiền lương, tổ chức công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật, công tác bảo vệ sức khỏe đời sống cho cán bộ toàn công ty.

- Nghiên cứu chế độ, chính sách, pháp luật của nhà nước ban hành  Phòng kế toán - tài vụ ( phòng KT – TV)

- Có nhiệm vụ ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác và trung thực về tình hình kinh doanh của công ty(hợp đồng mua bán, các khoản nợ, phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước) Lập các báo cáo quyết toán hàng tháng, hàng quý, hàng năm.

- Tham mưu cho Ban Giám Đốc về công tác hạch toán thống kê, quản lý tài sản, nguồn vốn… và việc thực hiện chế độ kế toán theo qui định hiện hành.

 Nhà máy chế biến gạo Rạch Sỏi

Trang 27

- Thực hiện nhiệm vụ mua bán, bảo quản, chế biến hàng hóa gồm: gạo, phụ phẩm từ gạo theo quy định của công ty.

- Thực hiện đầy đủ các quy định về sản xuất kinh doanh và tiêu chuẩn định mức về kinh tế kĩ thuật tiêu hao nguyên vật liệu.

- Hoạt động của nhà máy ở dạng chế độ hạch toán báo sổ, quản lý và tổ chức thực hiện theo phân hiệu phải làm đúng quy định nội quy của công ty.

 Nhà máy chế biến gạo Mong Thọ, Mỹ Lâm

- Hai nhà máy này có cùng chức năng với nhà máy chế biến gạo Rạch Sỏi  Đội thi công cơ giới

- Thực hiện thi công xây dựng các công trình về giao thông nông thôn, thủy lợi, phát triển kinh tế nông hộ, đào kênh mương theo kế hoạch.

- Hoạt động của đội thi công ở dưới dạng chế độ hạch toán báo sổ, quản lý và tổ chức thực hiện theo phân hiệu phải làm đúng theo quy định nội quy của công ty.

 Tổ giao nhận và tiếp thị TP.HCM

Là chi nhánh giao dịch tại TP.HCM, có nhiệm vụ trực tiếp giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu của công ty, làm thủ tục xuất trình hải quan cùng các chứng từ liên quan khác.

3.2.3 Thuận lợi, khó khăn của công ty trong thời gian qua và phươnghướng phát triển trong thời gian tới

3.2.3.1 Thuận lợi

- Công ty được sự quan tâm, ủng hộ của Tỉnh Ủy, UBND Tỉnh, Sở thương mại, Hiệp hội lương thực Việt Nam và các ban ngành có liên quan trong hoạt động xuất khẩu gạo.

- Nguồn nguyên liệu lúa hàng hóa của tỉnh Kiên Giang rất dồi dào.

- Công ty hoạt động nhiều năm trong lĩnh vực xuất khẩu nên có nhiều kinh nghiệm trong mua bán quốc tế, tạo được uy tín và có thị trường xuất khẩu tương đối ổn định.

- Công ty có sự đoàn kết nhất trí giữa Ban Giám Đốc với tập thể cán bộ công nhân viên.

3.2.3.2 Khó khăn

Trang 28

- Công ty còn gặp nhiều khó khăn về vốn, cơ sở vật chất Sự tăng giá của các loại vật liệu bao bì, nhiên liệu làm cho chi phí công ty tăng.

- Đôi khi, chất lượng gạo nguyên liệu chưa cao để làm hàng xuất khẩu dẫn đến phải tái chế biến và chế biến gạo có phẩm cấp cao (5% tấm) bị hạn chế, tăng chi phí chế biến.

3.2.4 Phương hướng phát triển trong thời gian tới

- Đẩy mạnh xuất khẩu các loại gạo phẩm cấp cao: 5% tấm, gạo thơm, gạo nếp để nâng cao giá trị gia tăng của hạt gạo xuất khẩu Từng bước đa dạng hóa các chủng loại hàng nông sản xuất khẩu có thế mạnh của tỉnh như: tiêu Phú Quốc, cơm dừa…

- Tiếp tục duy trì thị trường truyền thống: Philippine, Châu Phi…, mở rộng sang thị trường Trung Đông, Châu Âu.

- Sắp xếp, điều chỉnh lại lao động các bộ phận tinh gọn, hiệu quả phù hợp theo mô hình mới, cố gắng đưa năng suất lao động tăng lên từ bằng đến cao hơn năm 2006 với mức lương cao hơn.

- Tăng cường sự đoàn kết nhất trí cao của tập thể cán bộ công nhân viên, phát huy tinh thần dân chủ, sức sáng tạo, trí tuệ của người lao động, tạo nên sức mạnh thống nhất từ Ban Giám Đốc công ty đến người lao động cùng nhau đưa doanh nghiệp phát triển đi lên

3.2.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2004 – 2006

Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty (xem trang 30), ta nhận thấy rằng tổng doanh thu của công ty tăng từ 233.343.318 ngàn đồng năm 2004 lên 612.570.278 ngàn đồng năm 2005, tức tăng 379.254.706 ngàn đồng, tương đương 162,5% Sang năm 2006, tổng doanh thu tăng lên 998.758.943 ngàn đồng, vượt hơn năm 2005 63,04% Từ năm 2004 – 2006, tổng doanh thu tăng là do các nước Châu Á, Châu Phi có nhu cầu nhập khẩu nhiều, đồng thời công ty cũng áp dụng nhiều biện pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu gạo như: tăng cường quảng cáo trên Internet, …

Tuy tổng doanh thu tăng cao nhưng tình hình chi phí của công ty cũng có chiều hướng tăng cao Năm 2004, giá vốn hàng bán của công ty là 212.197.374 ngàn đồng, tăng 356.464.511 ngàn đồng với tỷ lệ 164% Đó là do giá nguyên liệu tăng nên giá vốn hàng bán năm 2006 cũng tăng 361.021.288 ngàn đồng, tương

Trang 29

đương với 63,48% so với năm 2005 Cùng với sự gia tăng của giá vốn hàng bán thì chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng, trong đó chi phí bán hàng chiếm tỷ trọng cao Năm 2005, chi phí bán hàng tăng 13.535.371 ngàn đồng, tương đương với 102,2% và năm 2006, chi phí này tiếp tục tăng 15.710.879 ngàn đồng, tương ứng với 58,65% Tuy nhiên thì sự gia tăng này chủ yếu là do hàng hóa xuất khẩu của công ty được tiêu thụ mạnh nên đẩy chi phí bán hàng lên cao.

Tốc độ tăng của chi phí cao, nhưng tốc độ tăng của doanh thu nhanh hơn nên lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng cao Năm 2005, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng 10.422.105 ngàn đồng, tương đương với 298,6% và năm 2006, lợi nhuận tiếp tục tăng 9.054.677 ngàn đồng, với tỷ lệ là 65,08%

Tốc độ tăng của lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh đã góp phần làm cho lợi nhuận chung của công ty tăng qua các năm.

Năm 2005, lợi nhuận trước thuế tăng so với 2004 với mức tuyệt đối6.003.473 ngàn đồng tương đương với 279,2% và năm 2006, lợi nhuận tăng3.053.473 ngàn đồng với tỷ lệ là 32,8% Lợi nhuận của công ty chủ yếu làkhoản đóng góp từ hoạt động kinh doanh, các khoản lợi nhuận khác khôngcao Do công ty sử dụng vốn vay ngắn hạn nhiều nên các khoản lợi nhuận từhoạt động tài chính luôn bị lỗ

Trang 32

Hình 2: Biểu đồ biểu diễn tổng doanh thu của công ty qua 3 năm

Từ bảng 2, ta thấy tổng doanh thu của công ty đều tăng qua các năm, tuy nhiên biến động không ổn định, đặc biệt là vào năm 2005, tăng quá nhanh so với năm 2004.

- Tổng doanh thu năm 2005 tăng so với năm 2004 một lượng là 382.084.954 ngàn đồng, tương đương với 162,4% Cụ thể:

+ Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 162,5% so với năm 2004, tương ứng với mức tuyệt đối là 379.226.960 ngàn đồng Do hoạt động xuất khẩu được đẩy mạnh nên doanh thu từ bán hàng tăng lên rất nhiều.

+ Doanh thu hoạt động tài chính giảm 1.112.237 ngàn đồng, tương ứng với 64,7% so với năm 2004 Nguyên nhân do công ty thanh lý tài sản nên các khoản thu từ hoạt động cho thuê tài sản giảm dẫn đến doanh thu từ hoạt động này giảm.

+ Doanh thu khác tăng 3.970.231 ngàn đồng so với năm 2004, với tỷ lệ là 241,5% Khoản thu chủ yếu là từ việc thanh lý tài sản của cọng ty.

Vậy do doanh thu từ hoạt động bán hàng và doanh thu từ hoạt động khác tăng mạnh nên đã làm cho tổng doanh thu tăng mạnh, đặc biệt là sự tăng nhanh của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Do công ty tìm kiếm được nhiều thị trường tiêu thụ hơn so với năm 2004, đồng thời nhu cầu nhập khẩu gạo vào năm 2005 của các thị trường tăng rất cao nên đã làm cho thị trường gạo vào năm 2005

Trang 33

rất sôi động, chính vì vậy mà công ty đã đẩy mạnh được sản lượng gạo bán ra so với năm 2004.

- Đến năm 2006, tổng doanh thu của công ty lại tiếp tục tăng với mức tuyệt đối là 384.187.898 ngàn đồng, với tỷ lệ là 62,09%.

+ Doanh thu từ hoạt động tài chính tăng 1.097.183 ngàn đồng so với năm 2004, tương đương với 181%.

+ Doanh thu từ hoạt động khác giảm 55,18% với mức tuyệt đối là 3.097.950 ngàn đồng so với năm 2005.

+ Doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ lại tăng cao với mức tuyệt đối là 386.188.665 ngàn đồng, tương ứng với 63,04%.

Doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ góp phần chủ yếu làm cho tổng doanh thu năm 2006 tăng so với năm 2005 Nhờ công ty tiếp tục duy trì mối quan hệ làm ăn với thị trường truyền thống như: Philippine, Indonexia…, mặt khác cũng do nhu cầu nhập khẩu gạo trên thế giới tăng cao đồng thời một số nước xuất khẩu gạo bị giảm sản lượng do sâu bệnh hoành hành nên đã tạo điều kiện cho Việt Nam nói chung và công ty nói riêng đẩy mạnh được hoạt động xuất khẩu của mình

3.3.2 Phân tích doanh thu theo cơ cấu mặt hàng

Tiêu thụ là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm hàng hoá Trong quá trình tiêu thụ, sản phẩm chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ và kết thúc một vòng luân chuyển vốn được thể hiện thông qua chỉ tiêu doanh thu Do đó, trong kinh doanh các nhà quản lý luôn quan tâm đến việc tăng doanh thu, đặc biệt là tăng doanh thu bán hàng và cung ứng dịch vụ vì đây là doanh thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của doanh nghiệp, là nguồn vốn quan trọng để doanh nghiệp tái sản xuất, trang trãi các chi phí Tuy nhiên, để làm được điều đó các nhà quản lý cần phải phân tích tình hình biến động của doanh thu theo mặt hàng việc làm này sẽ giúp cho các nhà quản lý có cái nhìn toàn diện hơn về tình hình doanh thu của doanh nghiệp, biết được mặt hàng nào có doanh thu cao, mặt hàng nào có nhu cầu cao trên thị trường, mặt hàng nào có nguy cơ cạnh tranh để từ đó đưa ra kế hoạch kinh doanh phù hợp đem lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp.

Trang 34

Công ty cổ phần Nông Lâm Sản là công ty có nhiều chức năng ngành nghề tuy nhiên hiện nay, công ty hoạt động kinh doanh chủ yếu là các mặt hàng gạo: 5% tấm, 10% tấm, 15% tấm, 25% tấm và tấm Bên cạnh đó là xây dựng và phát triển nông thôn.

Nhìn chung, doanh thu của từng mặt hàng đều tăng qua các năm, chỉ riêng mặt hàng gạo tấm đang giảm dần về tỷ trọng Trong đó, mặt hàng chủ lực đó chính là gạo 25% tấm Đây là mặt hàng có tỷ trọng lớn trong doanh số bán của công ty.

 Mặt hàng gạo 5% tấm

Qua bảng 3, ta thấy doanh thu của mặt hàng gạo 5% tấm tăng qua các năm với tốc độ tăng khá nhanh và tăng dần về tỷ trọng cụ thể năm 2004 chiếm 16,7% đến năm 2005 là 28% và qua năm 2006 tăng lên 37,9% Năm 2005 doanh thu đạt 172.941.746 ngàn đồng, tăng 134.866.066 ngàn đồng so với năm 2004 Năm 2006, doanh thu tăng 205.702.790 ngàn đồng, tương đương với 118,9% so với năm 2005.

Nguyên nhân làm cho mặt hàng này tăng mạnh là do nhà nước có chính sách khuyến khích đẩy mạnh sản lượng gạo 5% tấm, đồng thời số khách hàng đạt hợp đồng gạo 5% tấm ngày càng nhiều Mặt khác, đây là loại gạo cao cấp nên giá bán cao hơn so với những mặt hàng gạo khác nên công ty có chiến lược đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ gạo 5% tấm nhiều hơn dẫn đến doanh thu tăng nhanh qua các năm.

 Mặt hàng gạo 10% tấm

Mặt hàng gạo này không được công ty chú trọng và hàng năm thì công ty chỉ nhận được hợp đồng xuất khẩu với sản lượng rất nhỏ Năm 2004, sản lượng tiêu thụ là 160 tấn; năm 2005 là 189 tấn đến năm 2006 là 205 tấn Với số lượng nhỏ, công ty không chế biến mà đặt các đơn vị cung ứng

Năm 2005, doanh thu từ mặt hàng này tăng 129.318 ngàn đồng, tương đương so với năm 2004 và đến năm 2006, doanh thu tăng 62.842 ngàn đồng so với năm 2005 Tuy doanh thu tăng qua các năm nhưng mặt hàng này ngày càng giảm dần về tỷ trọng.

Trang 35

GVHD: BÙI VĂN TRỊNH 35 SVTH: NGUYỄN NHƯ ANH

Trang 36

 Mặt hàng gạo 15% tấm

Đây là loại loại gạo tấm cấp trung bình, đóng góp khá lớn trong tổng doanh thu của công ty, được nhiều thị trường tiêu dùng, đặc biệt là thị trường Châu Á Trong những năm qua, do ảnh hưởng của thời tiết, lũ lụt, nhu cầu nhập khẩu của nhiều nước Châu Á tăng lên Đặc biệt là Philippine, trong năm 2005 bị ảnh hưởng của hiện tượng Elnino, nên sản lượng nhập khẩu tăng rất cao Do đó, doanh thu từ mặt hàng gạo này cũng tăng đáng kể Cụ thể, năm 2005, doanh thu từ mặt hàng gạo 15% tấm là 90.516.410 ngàn đồng, tăng 44.332.746 ngàn đồng so với năm 2004 Năm 2006, doanh thu tăng 45,9% tương ứng với 41.555.790 ngàn đồng so với năm 2005.

 Mặt hàng gạo 25% tấm

Đây là mặt hàng chủ lực của công ty, chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu, năm 2005 là 50,6% và năm 2006 giảm xuống 44,9% Tuy tỷ trọng vào năm 2006 của mặt hàng gạo này có giảm dần so với năm 2005 vì công ty đẩy mạnh xuất khẩu gạo 5% tấm nhưng nó vẫn là mặt hàng được công ty chú trọng

Châu Phi là thị trường tiêu thụ gạo 25% tấm nhiều nhất do thu nhập ở thị trường này thấp

Năm 2005, loại gạo 25% tấm tăng 206.156.471 ngàn đồng, tương đương với 197,69% so với 2004 Năm 2006 tăng 138.078.241 ngàn đồng tương đương với 44,47% so với năm 2005.

 Mặt hàng gạo tấm

Đây là loại gạo có giá trị gia tăng thấp nên được tiêu thụ ở nội địa nhiều hơn so với mặt hàng gạo khác Mặt khác do đặc điểm ẩm thực của nước nhà nên mặt hàng gạo tấm được tiêu thụ mạnh trong nước Năm 2005, doanh thu từ mặt hàng này 34.119.083 ngàn đồng và đến năm 2006, doanh thu là 31.124.155 ngàn đồng Sản lượng và giá trị mặt hàng gạo tấm có giảm qua các năm do đầu tư vào kinh doanh các mặt hàng gạo 5% và gạo 25% tấm.

 Bên cạnh đó, công ty còn xây dựng và phát triển nông thôn Tuy nhiên, công ty chỉ xây dựng các công trình nhỏ chưa đem lại doanh thu cao Doanh thu hoạt động này chiếm tỷ trọng nhỏ vì vậy trong bài viết đề cập chủ yếu là hoạt động kinh doanh gạo.

Trang 37

3.3.3 Phân tích doanh thu theo thị trường

Bảng 5: DOANH THU THEO CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG

Trang 38

Nguồn: Phòng Kinh doanh

3.3.3.1 Thị trường nội địa

Doanh thu nội địa qua 3 năm 2004 – 2006 có tỷ trọng giảm dần qua các

năm Năm 2004, tỷ trọng doanh thu của thị trường này là 21,3%, năm 2005 chiếm 9,6% tổng doanh thu và năm 2006, chiếm 12,3% tổng doanh thu

Do công ty chú trọng vào việc đầu tư cho hoạt động xuất khẩu, thị trường trong nước chủ yếu cung cấp cho Hội Chữ Thập Đỏ Hàng năm, công ty cung cấp cho thị trường nội địa khoảng từ 15.000 – 20.000 tấn gạo Công ty đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh là chính

Nhìn chung, thị trường trong nước chưa được công ty chú trọng, công ty chưa có hệ thống phân phối rộng lớn, cần có biện pháp mở rộng thị trường nội địa hơn nữa, kết hợp với các hoạt động khuyến mãi cho các cửa hàng để tăng sản lượng tiêu thụ.

3.3.3.2 Thị trường xuất khẩu

 Thị trường Châu Á

Đây là thị trường xuất khẩu chủ lực của công ty, thị trường này rất gần gũi nên dễ thâm nhập nhưng cũng có nhiều đối thủ cạnh tranh Ở thị trường này, công ty xuất khẩu chủ yếu sang Singapore, Phillippine, Indonexia và trong năm 2006, công ty mở rộng quan hệ hợp tác sang Hongkong.

Đa số các nước tiêu thụ chủ yếu loại gạo trắng hạt dài, ít bạc bụng, độ tấm thấp và xay xát kỹ.

Ngày đăng: 28/09/2012, 16:44

Hình ảnh liên quan

2.1.4.1 Phân tích tình hình thanh toán - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần Nông Lâm sản Kiên Giang.doc

2.1.4.1.

Phân tích tình hình thanh toán Xem tại trang 16 của tài liệu.
Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần Nông Lâm sản Kiên Giang.doc

Hình 1.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Xem tại trang 25 của tài liệu.
Hình 2: Biểu đồ biểu diễn tổng doanh thu của công ty qua 3 năm - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần Nông Lâm sản Kiên Giang.doc

Hình 2.

Biểu đồ biểu diễn tổng doanh thu của công ty qua 3 năm Xem tại trang 32 của tài liệu.
Bảng 5: DOANH THU THEO CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần Nông Lâm sản Kiên Giang.doc

Bảng 5.

DOANH THU THEO CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG Xem tại trang 37 của tài liệu.
Hình 3: Cơ cấu thị trường xuất khẩu năm 2005 - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần Nông Lâm sản Kiên Giang.doc

Hình 3.

Cơ cấu thị trường xuất khẩu năm 2005 Xem tại trang 40 của tài liệu.
Hình 4: Biểu đồ biểu diễn lợi nhuận của công ty qua 3 năm - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần Nông Lâm sản Kiên Giang.doc

Hình 4.

Biểu đồ biểu diễn lợi nhuận của công ty qua 3 năm Xem tại trang 50 của tài liệu.
Bảng 11: CÁC CHỈ SỐ VỀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần Nông Lâm sản Kiên Giang.doc

Bảng 11.

CÁC CHỈ SỐ VỀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN Xem tại trang 55 của tài liệu.
Từ số liệu bảng cân đối kế toán, ta tính toán ra được bảng sau: - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần Nông Lâm sản Kiên Giang.doc

s.

ố liệu bảng cân đối kế toán, ta tính toán ra được bảng sau: Xem tại trang 55 của tài liệu.
Bảng 12: CÁC TỶ SỐ VỀ QUẢN TRỊ TÀI SẢN - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần Nông Lâm sản Kiên Giang.doc

Bảng 12.

CÁC TỶ SỐ VỀ QUẢN TRỊ TÀI SẢN Xem tại trang 57 của tài liệu.
Từ bảng kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán, ta tính toán được bảng sau: - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần Nông Lâm sản Kiên Giang.doc

b.

ảng kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán, ta tính toán được bảng sau: Xem tại trang 59 của tài liệu.
Hình 7: Biểu đồ biểu diễn các tỷ số về khả năng sinh lợi qua 3 năm 2004 - 2006 - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần Nông Lâm sản Kiên Giang.doc

Hình 7.

Biểu đồ biểu diễn các tỷ số về khả năng sinh lợi qua 3 năm 2004 - 2006 Xem tại trang 60 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan