Những rủi ro từ cạnh tranh trong thị trường Viễn thông Việt Nam.doc

31 848 11
Những rủi ro từ cạnh tranh trong thị trường Viễn thông Việt Nam.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Những rủi ro từ cạnh tranh trong thị trường Viễn thông Việt Nam

LỜI MỞ ĐẦUThị trường Viễn thông Việt Nam được đánh giá là thị trường có tốc độ phát triển nhanh trên thế giới. Do đó, viễn thông đã trở thành một thị trường hấp dẫn với các nhà đầu trong và ngoài nước, và hơn nữa khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO. Cũng chính vì sự hấp dẫn này mà kéo theo nhiều người muốn gia nhập thị trường, từ đó tạo nên tính cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Thị trường viễn thông sẽ không còn dễ chơi như thưở ban đầu mà trở nên cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp để tranh giành thị phần. Trong cuộc đua quyết liệt này, doanh nghiệp viễn thông sẽ khó tránh khỏi những rủi ro do thị trường cạnh tranh mang lại. Vì vậy quản trị rủi ro là công tác cần thiết mà các doanh nghiệp cần thực hiện tốt để phòng ngừa những rủi ro tránh những tổn thất mà mình phải gánh chịu. Trước vấn đề này nhóm chúng tôi chọn đề tài “ Những rủi ro từ cạnh tranh trong thị trường Viễn thông Việt Nam”.Mục đích nghiên cứu: trong đề tài này, chúng em sẽ nhận diện một số rủi ro trong môi trường cạnh tranh của thị trường viễn thông và đề ra một số giải pháp trong quản trị rủi ro.Phạm vi nghiên cứu: Thị trường Viễn thông Việt Nam, và đặc biệt là thị trường di động. Vì do khó khăn trong cập nhật số liệu, nên nhóm chúng tôi chỉ có thể đưa ra những con số thống kê, tính toán trong trong năm 2008.Phương pháp nghiên cứu: vì lý do về thời gian, nên nhóm chúng tôi chỉ nghiên cứu trên thông tin thứ cấp.Kết cấu đề tài: I- Rủi ro và quản trị rủi roII- Thị trường Viễn thông Việt NamIII- Những rủi ro từ môi trường cạnh tranhIV- Giải pháp I- RỦI RO VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO:1.Rủi ro:a- Định nghĩa:Theo trường phái truyền thống, rủi ro được xem là sự không may mắn, sự tổn thất mất mát, nguy hiểm. Nó được xem là điều không lành, điều không tốt, bất ngờ xảy đến. Đó là sự tổn thất về tài sản hay là sự giảm sút lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận dự kiến. Rủi ro còn được hiểu là những bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong quá trình kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp, tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp.Tóm lại, theo quan điểm này thì rủi ronhững thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho con người. Theo trường phái hiện đại, rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được, vừa mang tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực. Rủi ro có thể mang đến những tổn thất mất mát cho con người nhưng cũng có thể mang lại những lợi ích, những cơ hội. Nếu tích cực nghiên cứu rủi ro, người ta có thể tìm ra những biện pháp phòng ngừa, hạn chế những rủi ro tiêu cực, đón nhận những cơ hội mang lại kết quả tốt đẹp cho tương lai.Tóm lại rủi ro (Risk) đối với doanh nghiệp là gì? Một cách khái quát, rủi ro là bất cứ sự không chắc chắn nào có thể là nguy cơ đối với khả năng thực hiện thành công mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.b- Nguyên nhân rủi ro:Thứ nhất nguyên nhân từ môi trường tự nhiên, như bão, lũ lụt, hạn hán, động đất, núi lửa, sóng thần, nước biển dâng, trái đất “nóng” lên, . Các rủi ro này thường có hai đặc điểm chung: khả năng dự báo, dự đoán thấp, xảy ra bất ngờ, thứ hai là gây thiệt hại trên quy mô lớn; không chỉ cho một vùng miền, một ngành hàng, một cộng đồng mà cho cả một nền kinh tế, một số quốc gia hoặc cả thế giới. Nói dự đoán, dự báo là khó nhưng các hiện tượng thiên nhiên này cũng hoạt động theo quy luật, do đó, các doanh nghiệp cũng có thể chủ động phòng tránh hoặc lựa chọn giải pháp thích hợp.Thứ hai là các rủi ro từ môi trường xã hội, từ cấu trúc xã hội, dân số, dân cư. Đó là sự thay đổi các chuẩn mực giá trị, hành vi con người, các thang giá trị trong xã hội, các đặc xã hội . Một xã hội bao cấp về kinh tế, bao biện trong quản lý một xã hội “ít trọng thương”, loay hoay trong việc định thang giá trị “nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ”, hai xếp hạng đơn giản theo kiểu "sĩ, nông, công, thương”, một xã hội với cộng đồng dân cư đông nhưng không mạnh, chất lượng dân số thấp, sức mua kém, tỉ lệ dân số trẻ thấp, . đều có thể là nguồn gốc rủi ro cho các hoạt động thương mại, đầu của doanh nghiệp. Ngược lại, một xã hội biết khuyến khích nuôi dưỡng các giá trị sáng tạo, các cảm hứng đầu tư, chắc chắn sẽ là lá chắn bảo vệ tốt cho các doanh nghiệp.Thứ ba là các rủi ro đến từ nơi có môi trường thấp kém về văn hóa, tha hóa về đạo đức . Một xã hội nơi có dân trí thấp, các chuẩn mực văn hóa thiếu, đạo đức không được đề cao, làm sao có thể thực thi pháp luật tốt được? Một khi pháp luật không được thực thi hiệu quả thì ngàn vạn rủi ro có thể xảy ra. Ở đó, sẽ có sự lộng quyền của chính trị, sự lộng hành của các loại tội phạm như trộm cắp, cướp bóc, bạo loạn, lừa đảo kinh tế ngầm, bội ước hợp đồng, hàng giả, hàng nhái, kích động tôn giáo, sắc tộc, hận thù . Các giá trị "chân, thiện, mỹ”, như là chuẩn mực của văn hóa, đạo đức một khi đã bị chà đạp thì làm sao kinh doanh chân chính, đầu bền vững có chỗ đứng lâu dài được ? Hệ quả sẽ là các loại kinh doanh chụp giật, lừa đảo, dối trá . sẽ thống trị.Thứ là các rủi ro từ môi trường chính trị, nơi thiếu các thiết chế để bảo vệ quyền tự do, dân chủ, quyền sở hữu tài sản của người dân nói chung, doanh nghiệp nói riêng. Môi trường chính trị bao gồm sự ổn định về chính trị, an ninh, an toàn cho doanh nghiệp, người dân. Một quốc gia thường xuyên thay đổi chính sách, thường xuyên có đảo chính, chiến tranh, bạo loạn, xung đột sắc tộc, tôn giáo, bãi công. đình công, thường xuyên có sự can thiệp thiếu chuẩn mực vào thị trường, chính sách bị các nhóm lợi ích mờ ám chi phối, phân biệt đối xử, tham ô, hối lộ trầm trọng . đều gây nguy cơ rủi ro cho các doanh nghiệp khiến họ thiếu niềm tin kinh doanh, mất động lực đầu hoặc tệ hại hơn, kinh doanh theo kiểu băng đảng maphia, băng hoại nhà nước, gây hại cho cả nền kinh tế, xã hội.Thứ năm là các rủi ro từ môi trường kinh tế. Một nền kinh tế khoẻ là một nền kinh tế có sức đề kháng cao, có khả năng giải quyết khủng hoảng một cách tốt nhất theo hướng minh bạch, chi phí thấp, tính bền vững cao. Một môi trường kinh tế, nơi thường xuyên có khủng hoảng, lạm phát triền miên, giá cả thất thường, cung cầu bất ổn, tỷ giá thay đổi chóng mặt, hàng hóa dịch vụ khan hiếm (thật và giả), độc quyền không kiểm soát được, cạnh tranh công bằng chỉ nằm trên giấy . cùng với việc thiếu năng lực kỹ trị hoặc sự công tâm của công quyền đều được coi là những rủi ro lớn cho các doanh nghiệp. Ngoài ra, xét từ một góc độ khác, các thách thức đến từ một nền kinh tế có sức cạnh tranh cao, sự thay đổi mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật. của công nghệ thông tin cũng sẽ là những rủi ro cho những doanh nghiệp thiếu khả năng thích ứng với đổi mới.Thứ sáu là các rủi ro có nguyên nhân từ môi trường pháp lý thiếu minh bạch trong cả ba lĩnh vực lập pháp, hành pháp và pháp. Đây cũng là hiểm họa của kinh doanh lành mạnh. Một hệ thống văn bản pháp luật được ban hành với sự tham gia có hiệu quả của cộng đồng doanh nghiệp, theo các tiêu chí bền vững, thống nhất, thân thiện, công bằng, dễ áp dụng; một hệ thống hành pháp hoạt động theo phương châm hỗ trợ, thúc đẩy và phục vụ kinh doanh; một hệ thống pháp đáng tin cậy, tôn trọng công lý, bảo đảm pháp luật thực thi hiệu quả cùng với một xã hội thượng tôn đạo đức, pháp luật sẽ là một môi trường lý tưởng để khuyến khích đầu và phát triển doanh nghiệp. Ngược lại, nơi pháp luật bất nhất, mâu thuẫn, chồng chéo, thay đổi đột ngột, mờ ám, thực thi pháp luật thiếu minh bạch, công khai, hiệu quả, việc áp dụng pháp luật thiếu công bằng, khách quan, các quyền sở hữu tài sản, quyền bảo vệ hợp đồng hoặc luôn bị xâm hại hoặc chi phí quá cao . đều là nguồn gốc rủi ro, gây thiệt hại nặng nề cho doanh nghiệp.Thứ bảy là các rủi ro đến từ các đối tác của doanh nghiệp. Họ có thể là các nhà đầu tư, góp vốn liên doanh, liên kết, là bạn hàng của doanh nghiệp. Họ đến từ đâu? Họ có đáng tin cậy về đạo đức, kỹ năng, kinh nghiệm, tài chính, pháp luật, quản trị doanh nghiệp không? Thiết lập quan hệ với họ, dù chỉ một lần, như lời ông bà khuyên "phải dò cho đến ngọn nguồn, lạch sông". Hiểu và tin nhau đã rồi mới nói đến việc thương thuyết, ký kết, thực hiện hợp đồng trong đó, mỗi công đoạn đều rình rập những rủi ro mà doanh nghiệp cần phải tính đến như: mâu thuẫn trong các điều khoản, chọn luật, thanh toán và thuế, chuyển quyền sở hữu và rủi ro, các biện pháp khắc phục và xử lý vi phạm, giới hạn trách nhiệm, chấm dứt hợp đồng trước thời hạn và giải quyết tranh chấp hợp đồng .Thứ tám là các rủi ro đến ngay từ chính trong nội bộ doanh nghiệp như thái độ của doanh nghiệp đối với rủi ro, sai lầm trong chiến lược kinh doanh, quản lý doanh nghiệp, sự yếu kém của cán bộ quản lý và nhân viên, thiếu đạo đức và văn hóa kinh doanh, thiếu động cơ làm việc, thiếu đoàn kết nội bộ . Tôn Tử nói: biết mình biết người, trăm trận trăm thắng". Ba rủi ro có thể đến: thứ nhất là chỉ biết mình mà không biết người, thứ hai là chỉ biết người mà không biết mình và cuối cùng, không biết cả mình lẫn người. Để "biết mình", điều quan trọng nhất là thường xuyên tự kiểm tra và kiểm tra đối chứng hệ thống quản trị doanh nghiệp của mình có hiệu quả không, có minh bạch không. Quản trị doanh nghiệp là toàn bộ các điều lệ, quy tắc, quy chế, thông lệ quản lý và điều hành doanh nghiệp. Quản trị doanh nghiệp tốt sẽ giúp các chiến lược, quyết định của doanh nghiệp được ban hành sáng suốt nhất, thực thi hiệu quả nhất, loại trừ được rủi ro tốt nhất. Quản trị doanh nghiệp tốt bảo đảm phát huy hết nguồn lực (nhân lực/ vật lực) trong doanh nghiệp đồng thời sớm phát hiện được "bệnh" của chính mình.Nhận dạng phân loại rủi ro của doanh nghiệp như trên đây cũng chỉ là tương đối. Thực tế có sự ảnh hưởng dây chuyền giữa các nguyên nhân gây rủi ro. Và như lời người xưa nói “Có chí làm quan, có gan làm giàu”. Gan ở đây không phải là liều lĩnh, liều mạng mà là gan biết "sống chung" với rủi ro, biết chấp nhận, biết phòng tránh và hạn chế tác hại của nó có hiệu quả.2.Quản trị rủi ro:a- Định nghĩa: Quản lý rủi ro là một quá trình xem xét đánh giá toàn diện các hoạt động của doanh nghiệp để nhận biết những nguy cơ tiềm ẩn có thể tác động xấu đến các mặt hoạt động của doanh nghiệp, trên cơ sở đó sẽ đưa ra các giải pháp ứng phó, phòng ngừa phù hợp tương ứng với từng nguy cơ. Chúng ta cũng có thể hiểu quản lý rủi ro là một quá trình được tổ chức một cách chính thức và được thực hiện liên tục để xác định (identify), kiểm soát (control) và báo cáo (report) các rủi ro có thể ảnh hưởng đến việc đạt được những mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.Quá trình quản trị rủi rob- Yêu cầu đối với hoạt động quản lý rủi ro:Để đảm bảo hoạt động Quản lý rủi ro thực hiện được mục tiêu đã định, việc tổ chức thực hiện phải đảm bảo các yêu cầu sau: +Nõng cao nhn thc v ri ro cng nh kh nng ng phú vi ri ro mt cỏch phự hp trong ton doanh nghip; +Chớnh thc húa quỏ trỡnh qun lý ri ro; +Xõy dng qui trỡnh qun lý ri ro thng nht trong doanh nghip;+Minh bch húa cỏc ri ro; +a qun lý ri ro thnh mt phn chớnh thc trong h thng kim soỏt ni b chung; Thc t cho thy, hot ng qun lý ri ro c t chc tt v vn hnh hiu qu s gúp phn tng thờm giỏ tr cho doanh nghip, c th l: +Giỳp ci thin hiu qu hot ng v to li th cnh tranh; +Gúp phn phõn b v s dng hiu qu nhng ngun lc trong doanh nghip;+Gim thiu nhng sai sút trong mi mt hot ng ca doanh nghipc- Chớnh sỏch qun lý ri ro v trin khai thc hin: thit lp h thng qun lý ri ro, doanh nghip cn bt u t vic xõy dng Chớnh sỏch qun lý ri ro. Chớnh sỏch ny s xỏc nh rừ phng phỏp tip cn i vi ri ro v qun lý ri ro. Bờn cnh ú, chớnh sỏch qun lý ri ro cng qui nh rừ trỏch nhim i vi qun lý ri ro xuyờn sut doanh nghip, i vi: Ban Giỏm c; Cỏc n v trc thuc; phũng ban; B phn qun lý ri ro (nu cú); B phn Kim toỏn ni b - kim soỏt ni b. Vic trin khai hot ng qun lý ri ro cn gn lin vi Chin lc kinh doanh, K hoch ngõn sỏch hng nm v cỏc chu trỡnh nghip v trong doanh nghip.Trong quỏ trỡnh trin khai hot ng qun lý ri ro, doanh nghip cn c bit quan tõm n vic chun b b trớ v s dng hp lý cỏc ngun lc. Cỏc ngun lc cn thit cho hot ng qun lý ri ro phi c thit lp ti tng cp qun lý v trong tng n v. Kinh nghim t thc t cho thy, h thng qun lý ri ro thc s hot ng, cn m bo cỏc yờu cu sau: ã Cam kt ca Ban lónh o cp cao i vi hot ng qun lý ri ro; ã Phõn cụng trỏch nhim rừ rng trong doanh nghip đối với hoạt động quản lý rủi ro; · Cần đảm bảo phân bổ hợp lý các nguồn lực cho họat động đào tạo và nâng cao nhận thức về rủi ro; · Đặc biệt là việc thực thi, tuân thủ chính sách quản lý rủi ro. Tại nhiều doanh nghiệp, việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro được đưa vào hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng thực hiện công việc của nhân viên (KPIs).d- Quy trình quản lý rủi ro:Về cơ bản, quy trình quản lý rủi ro thường bao gồm các bước công việc cơ bản như: xác nhận mục tiêu của doanh nghiệp, xác định rủi ro, mô tả và phân loại rủi ro, đánh giá và xếp hạng rủi ro, xây dựng kế hoạch ứng phó, lập báo cáo cập nhật tình hình thực thi, giám sát quá trình thực hiện, rà soát và cải tiến quy trình quản lý rủi ro. Chi tiết về một số bước chính trong quy trình quản lý rủi ro như sau:*Xác nhận mục tiêu của doanh nghiệpHoạt động quản lý rủi ro được tổ chức và triển khai nhằm hướng tới việc đảm bảo thực hiện thành công các mục tiêu của doanh nghiệp. Vì vậy, khi bắt đầu quá trình quản lý rủi ro, công việc đầu tiên Ban lãnh đạo doanh nghiệp cần thực hiện là xác nhận các mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp. Đây sẽ là cơ sở đảm bảo hoạt động quản lý rủi ro được tổ chức đúng hướng.*Xác định rủi roCó rất nhiều phương thức để xác định rủi ro. Mỗi phương thức đều có ưu và nhược điểm riêng. Tuy nhiên, thông thường người ta sử dụng các phương thức sau để xác định rủi ro: · Tổ chức Hội thảo đánh giá rủi ro; · Tổ chức họp "Tấn công trí não"; · Thông qua Phiếu điều tra; · Thông qua hoạt động Kiểm toán và kiểm tra; · Dựa trên mức chuẩn của ngành; · Thông qua Phân tích các tình huống… Trên thực tế, phương thức xác định rủi ro được sử dụng nhiều nhất là tổ chức Hội thảo đánh giá rủi ro. Tham dự Hội thảo bao gồm Ban Giám đốc và lãnh đạo của tất cả các phòng ban trong doanh nghiệp, Các thành viên tại hội thảo sẽ cùng trao đổi để đưa ra một danh sách các rủi ro doanh nghiệp cần lưu tâm. Trong nhiều trường hợp, kết quả của quá trình xác định rủi ro là một danh sách dài các rủi ro tiềm ẩn. Tuy nhiên, điều này cũng không đáng phải quá lo lắng vì với việc thực hiện các bước tiếp theo của quy trình quản lý rủi ro sẽ giúp nhận diện ràng những rủi ro nào là mối nguy cơ thật sự lớn đối với doanh nghiệp.*Mô tả và phân loại rủi roSau khi xác định được các rủi ro tiềm ẩn, việc tiếp theo cần làm đó là mô tả một cách ngắn gọn nhưng cụ thể về nguồn gốc, căn nguyên và hệ quả, tác động của từng rủi ro đối với doanh nghiệp. Tiếp theo, chúng ta sẽ thực hiện việc phân loại rủi ro. Có nhiều loại rủi ro khác nhau tiềm ẩn đối với doanh nghiệp. Chúng có thể có nguồn gốc ngay bên trong doanh nghiệp hoặc từ bên ngoài. Dựa trên bản chất của các rủi ro, người ta có nhiều cách phân loại rủi ro. Tuy nhiên, phổ biến nhất là việc phân loại rủi ro thành 04 nhóm như sau: Rủi ro tài chính: Lãi suất, tỷ giá hối đoái, nguồn tín dụng, dòng tiền và khả năng thanh toán…; Rủi ro chiến lược: Cạnh tranh, thay đổi của khách hàng, thay đổi của ngành, rủi ro đối với hoạt động nghiên cứu và phát triển, sở hữu trí tuệ…; Rủi ro hoạt động: Bộ máy lãnh đạo, rủi ro về văn hóa doanh nghiệp, vi phạm quy chế quản lý, kiểm soát tài chính, hệ thống thông tin…; Rủi ro nguy hiểm: Rủi ro về môi trường, nhà cung cấp, thiên tai, rủi ro đối với tài sản, các hợp đồng, sản phẩm và dịch vụ… Việc phân loại rủi ro như trên giúp doanh nghiệp quản lý rủi ro một cách có hệ thống và có cái nhìn tổng thể, toàn diện hơn về rủi ro trong mọi mặt hoạt động.*Đánh giá và xếp hạng rủi roNguồn lực của doanh nghiệp là có hạn trong khi số lượng các rủi ro là rất lớn. Vì vậy, bước tiếp theo sau khi lập được bản danh sách các rủi ro tiềm ẩn, chúng ta sẽ tổ chức đánh giá và xếp hạng các rủi ro theo mức độ cần ưu tiên ứng phó. Để thực hiện việc xếp hạng rủi ro, doanh nghiệp sẽ phân tích, đánh giá từng rủi ro theo 2 tiêu chí: khả năng xảy ra của rủi ro và mức độ ảnh hưởng của rủi ro đến doanh nghiệp nếu xảy ra. Để làm căn cứ xếp hạng rủi ro, thông thường người ta sẽ thực hiện việc cho điểm đối với từng rủi ro theo cả 2 tiêu chí. Dựa trên kết quả cho điểm rủi ro, các rủi ro sẽ được xếp hạng theo thứ tự ưu tiên giảm dần. Rủi ro mà doanh nghiệp cần ưu tiên ứng phó, phòng ngừa là những rủi ro mà khả năng xảy ra cao và mức độ ảnh hưởng lớn như minh họa trong bảng sau: Thông thường thì chỉ 10-20 rủi ro có thứ hạng cao nhất sẽ được doanh nghiệp ưu tiên lên kế hoạch và tổ chức ứng phó. Số lượng cụ thể tùy theo mức độ sử dụng các nguồn lực và quy mô, tiềm lực của doanh nghiệp.* Xây dựng kế hoạch ứng phóXây dựng kế hoạch ứng phó là giai đoạn quan trọng trong quá trình quản lý rủi ro. Tại giai đoạn này doanh nghiệp phải đưa ra các biện pháp phòng ngừa, kiểm soát cụ thể cần thực hiện để phòng ngừa và giảm thiểu thiệt hại nếu rủi ro xảy ra. Điều quan trọng ở đây là doanh nghiệp đưa ra được các biện pháp khả thi, hữu hiệu và ít tốn kém. Có 3 nội dung phải được xác định cụ thể đối với từng rủi ro khi xây dựng kế hoạch ứng phó, đó là: 1. Những biện pháp phải thực thi để phòng chống, ngăn ngừa rủi ro xảy ra; 2. Thời hạn cụ thể phải thực hiện xong các biện pháp đã đưa ra; và 3. Ai là sẽ người chịu trách nhiệm chính quản lý rủi ro đó.* Tổ chức giám sát việc thực hiện các biện phápTrong quá trình thực thi các biện pháp ứng phó, doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống báo cáo thường xuyên nhằm đảm bảo kiểm soát chặt chẽ quá trình thực hiện. Doanh nghiệp cũng cần đảm bảo mọi thiếu sót trong việc thực hiện các biện pháp kiểm soát rủi ro phải được thông tin kịp thời đến cấp quản lý có trách nhiệm. Thường xuyên tổ chức kiểm tra và đánh giá việc tuân thủ chính sách quản lý rủi ro và các tiêu chuẩn liên quan. Môi trường mà doanh nghiệp đang hoạt động là không ngừng vận động, do vậy doanh nghiệp cần quan tâm xem xét điều chỉnh các biện pháp đang thực hiện cho phù hợp với những chuyển biến của môi trường. Định kỳ, doanh nghiệp cần xem xét lại mức độ phù hợp của danh sách các rủi ro cùng với biện pháp ứng phó tương ứng. Tóm lại, để thiết lập được một hệ thống quản lý rủi ro hoạt động hiệu quả, bên cạnh việc xây dựng chính sách quản lý rủi ro của doanh nghiệp, bản thân lãnh đạo doanh nghiệp phải cam kết ủng hộ việc triển khai, đảm bảo không tồn tại khái niệm "vùng cấm" trong doanh nghiệp, những khu vực không được tiếp cận đánh giá, kiểm soát.Đồng thời, lãnh đạo doanh nghiệp cũng phải thật sự coi trọng công tác thông tin, tuyên truyền và đào tạo để xây dựng văn hóa quản lý rủi ro đến mọi đối tượng trong [...]... vào từng nội dung cụ thể. Nếu có cơ hội, chúng tôi sẽ thực hiện nghiên cứu sâu hơn nữa trong từng doanh nghiệptrong công tác quản trị rủi ro. TÀI LIỆU THAM KHẢO KẾT LUẬN Đối với bất cứ thị trường hấp dẫn nào thì cạnh tranh ln là yếu tố tất yếu xuất hiện trong thị trường. Thị trường viễn thông Việt Nam đặc biệt là thị trường di động, là một thị trường hấp dẫn với bất cứ một nhà đầu nào, trong. .. thống quản lý rủi ro trong doanh nghiệp của mình. Kinh nghiệm thực tế cho thấy, một khi rủi ro được dự báo trước, doanh nghiệp hồn tồn có thể xây dựng và triển khai những kế hoạch ứng phó hiệu quả và phát triển bền vững. II- THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM: 1. Thị trường Viễn thông Việt Nam: Thị trường viễn thông Việt Nam hiện là khu vực phát triển nhanh thứ hai trên thị trường viễn thông Châu Á,... cũng sẽ khuyến khích tăng cách sử dụng băng thơng rộng. III- NHỮNG RỦI RO TỪ MÔI TRƯỜNG CẠNH TRANH : 1. Rủi ro từ cạnh tranh về giá: Giá luôn được coi là vũ khí của các nhà mạng trong cuộc cạnh tranh gay gắt trên thị trường viễn thông. Những doanh nghiệp lớn ln có lợi thế về cơ sở hạ tầng, vốn và số lượng thuê bao; do đó trong cuộc cạnh tranh về giá họ khó có thể thua thiệt so với các doanh nghiệp... ln trong tình trạng nghẽn mạch. IV- GIẢI PHÁP: 1- Nhà nước: Để tránh những rủi ro khơng đáng có từ mơi trường cạnh tranh. Nhà nước cần có những chính sách, quy định Pháp luật để điều chỉnh thị trường, điều chỉnh hành vi cạnh tranh của các doanh nghiệp viễn thông để tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh. Nhà nước cần nhìn nhận đâu là cạnh tranh tích cực và đâu là cạnh tranh tiêu cực, đâu là những. .. kinh doanh trong một thị trường tạo nên một thị trường sôi động mà sự cạnh tranh diễn ra hết sức gay gắt và khốc liệt. Mà theo sau nó, là những rủi ro ln rình rập những người tham gia cuộc chơi trên thị trường này. Vì vậy thực hiện quản trị rủi ro trở nên cấp thiết đối với các doanh nghiệp viễn thông. Để từ đó, có thể tìm ra những giải pháp để kiểm sốt và phịng ngừa rủi ro để đối phó với trường hợp... tuệ…; Rủi ro hoạt động: Bộ máy lãnh đạo, rủi ro về văn hóa doanh nghiệp, vi phạm quy chế quản lý, kiểm sốt tài chính, hệ thống thông tin…; Rủi ro nguy hiểm: Rủi ro về môi trường, nhà cung cấp, thiên tai, rủi ro đối với tài sản, các hợp đồng, sản phẩm và dịch vụ… Việc phân loại rủi ro như trên giúp doanh nghiệp quản lý rủi ro một cách có hệ thống và có cái nhìn tổng thể, tồn diện hơn về rủi ro trong. .. chính – Viễn thông năm 2008 đạt 92.445 tỷ đồng, tăng gần 38% so với năm 2007. Biểu đồ tổng doanh thu ngành viễn thông Nguồn MIC +Nâng cao nhận thức về rủi ro cũng như khả năng ứng phó với rủi ro một cách phù hợp trong tồn doanh nghiệp; +Chính thức hóa q trình quản lý rủi ro; +Xây dụng qui trình quản lý rủi ro thống nhất trong doanh nghiệp; +Minh bạch hóa các rủi ro; +Đưa quản lý rủi ro thành... hưởng của rủi ro đến doanh nghiệp nếu xảy ra. Để làm căn cứ xếp hạng rủi ro, thông thường người ta sẽ thực hiện việc cho điểm đối với từng rủi ro theo cả 2 tiêu chí. Dựa trên kết quả cho điểm rủi ro, các rủi ro sẽ được xếp hạng theo thứ tự ưu tiên giảm dần. Rủi ro mà doanh nghiệp cần ưu tiên ứng phó, phòng ngừa là những rủi ro mà khả năng xảy ra cao và mức độ ảnh hưởng lớn như minh họa trong bảng... rủi ro Nguồn lực của doanh nghiệp là có hạn trong khi số lượng các rủi ro là rất lớn. Vì vậy, bước tiếp theo sau khi lập được bản danh sách các rủi ro tiềm ẩn, chúng ta sẽ tổ chức đánh giá và xếp hạng các rủi ro theo mức độ cần ưu tiên ứng phó. Để thực hiện việc xếp hạng rủi ro, doanh nghiệp sẽ phân tích, đánh giá từng rủi ro theo 2 tiêu chí: khả năng xảy ra của rủi ro và mức độ ảnh hưởng của rủi. .. thất không những cho đối phương mà ngay chính mình. Nhưng để tạo ra mơi trường cạnh tranh làng mạnh này, nhà nước cần có những quy định pháp luật để điều chỉnh thị trường, điều chỉnh hành vi cạnh tranh của những doanh nghiệp trên thị trường Viễn thông hấp dẫn này. Bài nghiên cứu này, chúng tôi chỉ đưa ra một số giải pháp chung cho ngành Viễn thông, chứ chưa đi sâu vào giải pháp cụ thể cho từng doanh . Những rủi ro từ cạnh tranh trong thị trường Viễn thông Việt Nam .Mục đích nghiên cứu: trong đề tài này, chúng em sẽ nhận diện một số rủi ro trong môi trường. cứu trên thông tin thứ cấp.Kết cấu đề tài: I- Rủi ro và quản trị rủi roII- Thị trường Viễn thông Việt NamIII- Những rủi ro từ môi trường cạnh tranhIV-

Ngày đăng: 28/09/2012, 16:44

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan