Đánh giá hiện trạng khai thác rừng ngập mặn để phục vụ cho mục đích nuôi tôm trên cơ sở đó sẽ đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý tại xã Tam Hải - Núi Thành - Quảng Nam

77 1.6K 11
Đánh giá hiện trạng khai thác rừng ngập mặn để phục vụ cho mục đích nuôi tôm trên cơ sở đó sẽ đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý tại  xã Tam Hải - Núi Thành - Quảng Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Rừng ngập mặn (RNM) là rừng nhiệt đới ven biển, có vai trò bảo vệ bờ biển chống lại xói mòn do gió bão thường xảy ra ở vùng ven biển nhiệt đới.

Phần 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hoá, thời kỳ đang đẩy mạnh phát triển nền kinh tế, đặc biệt là phát triển nhanh khu vực nông thôn Để làm được điều này đòi hỏi chúng ta phải có một chiến lược phát triển đúng đắn, kết hợp với việc khai thác và sử dụng các dạng tài nguyên có hiệu quả, trong đó bao gồm cả diện tích mặt nước Việt Nam có đường bờ biển dài trên 3260 km, 12 đầm phá Trong hệ đầm phá thì dải rừng ngập mặn ven biển có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế và xã hội Nó được đánh giá như là bức tường xanh vững chắc bảo vệ bờ biển, đê biển, hạn chế xói lở và các tác hại của bão lụt Do vậy, rừng ngập mặn đóng một vai trò quan trọng đối với cuộc sống của hàng triệu người dân nghèo ven biển Việt Nam Tuy nhiên, dưới sức ép của việc phát triển đô thị và công nghiệp, dân sinh, hơn 50% diện tích rừng ngập mặn ở Việt Nam mất đi vì những nguyên nhân do con người gây ra Rừng ngập mặn đã bị khai thác quá mức hoặc chuyển sang nhiều dạng sử dụng đất khác trong đó có nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng trên cạn,…Điển hình là phá rừng để nuôi tôm nên rừng ngập mặn của Việt Nam có 400.000 ha, hiện nay còn lại trên 175.000 ha [8] Tại Trung Bộ có diện tích rừng ngập mặn 3000 ha chiếm 2% diện tích rừng cả nước Trong đó, rừng ngập mặn xã Tam Hải huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam trước đây có diện tích khá lớn ( 22,7 ha) và rất đa dạng về chủng loại Nhưng những năm gần đây do nhiều lý do và chưa hiểu hết giá trị nhiều mặt của hệ sinh thái rừng ngập mặn, hoặc do những lợi ích kinh tế trước mắt, đặc biệt là nguồn lợi từ tôm nuôi xuất khẩu nên diện tích rừng ngập mặn suy giảm mạnh gây ra nhiều đột biến bất lợi cho môi trường sinh thái về kinh tế - xã hội của xã Tam Hải nói riêng và huyện Núi Thành nói chung Trang 1 Để chấm dứt tình trạng phá rừng như hiện nay đồng thời, bảo vệ và khôi phục diện tích RNM là một việc làm khó khăn, tốn kém, mất thời gian Đòi hỏi phải có nhiều nghành, nhiều cấp nhiều người tham gia theo một chương trình thống nhất mới giải quyết được vấn đề bức xúc này Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên và cùng với lòng mong muốn góp phần trí tuệ nhỏ bé của mình nhằm khôi phục hiện trạng rừng ngập mặn của địa phương nên chúng tôi chọn đề tài: "Đánh giá hiện trạng khai thác rừng ngập mặn để phục vụ cho mục đích nuôi tôm trên cơ sở đó sẽ đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý tại xã Tam Hải - Núi Thành - Quảng Nam” nhằm đánh giá hiện trạng khai thác diện tích rừng ngập mặn và đề xuất giải pháp quản lý và sử dụng hiệu quả rừng ngập mặn trong việc phát triển nghề nuôi tôm Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 VAI TRÒ CỦA RỪNG NGẬP MẶN 2.1.1 Đối với tự nhiên Rừng ngập mặn (RNM) là rừng nhiệt đới ven biển, có vai trò bảo vệ bờ biển chống lại xói mòn do gió bão thường xảy ra ở vùng ven biển nhiệt đới Những nghiên cứu gần đây nhất cho thấy rằng RNM góp phần gia tăng sản lượng của nhiều quần thể thủy sinh vật sống gần dãy san hô ngầm (Mumby et al., 2004) RNM còn cung cấp chất hữu cơ và dinh dưỡng như chất đạm và lân cho vùng ven biển từ sự phân hủy của vật rụng, từ đây hình thành chuỗi thức ăn từ những mảnh vỡ vụn của vật rụng, và chuỗi thức ăn này là nguồn dinh dưỡng quan trọng cho các loài thủy sản ven biển (Alongi, 1990; Alongi et al.,1989) Do vậy, vai trò của rừng ngập mặn đối với hệ sinh thái ven biển chính là nơi cung cấp thức ăn cho các loài thủy sản nhất là tôm và cá, và chắc chắn rằng sản lượng khai thác thủy sản tại đây phụ thuộc vào diện tích rừng ngập mặn trong vùng Ngoài ra RNM còn có những vai trò quan trọng khác như : Trang 2 RNM là “lá phổi xanh” rất quan trọng trong việc làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nó giúp tiêu thụ một lượng đáng kể các khí thải độc hại và làm tăng lượng Oxi cho chúng ta Nhằm giúp giảm bớt hiện tượng nóng lên của trái đất và ngăn ngừa tình trạng dâng lên của nước biển gây ảnh hưởng đến đời sống của những người dân ven biển RNM đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu, cung cấp chất hữu cơ để tăng năng suất nuôi trồng, phát triển kinh tế vùng ven biển Rừng ngập mặn ổn định bờ biển và thúc đẩy quá trình bồi đắp phù sa, phân tán bớt năng lượng của sóng, gió và thuỷ triều Giúp bảo vệ động vật khi nước triều lên cao và sóng lớn ví dụ nhiều loài động vật sống trong hang hoặc trên mặt bùn khi điều kiện thời tiết bất lợi, nước triều cao, sóng lớn đã trèo lên cây để tránh sóng như cá Lác, các loại Còng, Cáy, Ốc Giúp cho tính đa dạng trong hệ sinh thái rừng ngập mặn tương đối ổn định Nhờ bộ rễ nó còn giúp cản các loài trầm tích lắng đọng, giữ hoa lá, cành rụng trên mặt bùn và phân hủy tại chỗ giúp tăng chất dinh dưỡng cho đất Tóm lại, rừng ngập mặn có vai trò hết sức to lớn đối với tự nhiên Vì vậy, bảo vệ rừng ngập mặn là nhiệm vụ quan trọng trong mỗi con người chúng ta 2.1.2 Đối với con người Rừng ngập mặn đóng một vai trò quan trọng đối với cuộc sống của hàng triệu người dân nghèo ven biển Việt Nam Rừng ngập mặn (RNM) cung cấp cho con người rất nhiều hàng hoá và dịch vụ môi trường RNM được sử dụng làm củi đốt, vật liệu làm nhà ở nông thôn, và quan trọng đây chính là nơi sinh sản, nuôi dưỡng, và nó đem lại lợi nhuận kinh tế rất cao, cung cấp nguồn hải sản phong phú để sử dụng trong nước và xuất khẩu (Lee, 1995; Rasolofo, 1997; Slim et al., 1997; Athithan & Ramadhas, 2000) Ngoài ra, ta có thể thu nhập từ các nguồn khác như : nuôi ong lấy mật, bán cây giống, khai thác măng tre, khai thác gỗ cốp pha từ cây phi lao và số lượng lớn than củi… Trong số 51 loại cây rừng có 30 loài cung cấp gỗ, củi, than, 14 loại Trang 3 cung cấp tannin, 24 loài có thể sử dụng làm phân xanh nông nghiệp, 15 loài có thể lam thuốc nam, 21 loài có thể dùng nuôi ong và 1 loài có thể dùng làm đường, sáp ( Phan Nguyên Hồng, 1999) Mặt khác, RNM là nguồn tài nguyên du lịch sinh thái hết sức quý giá Tại Việt Nam, những năm gần đây khách du lịch ngày càng có xu hướng tìm đến tham quan, nghiên cứu các khu RNM, theo đó, nguồn lợi ngành Du lịch thu được từ hệ sinh thái này cũng tăng lên RNM thực sự trở thành đối tượng tiềm năng đối với hoạt động khai thác phát triển du lịch nói riêng, kinh tế - xã hội nói chung Sau đây là một số nguyên cứu nói lên vai trò RNM trên : Theo báo cáo của Ủy ban Liên quốc gia (IPCC) thuộc Liên hợp quốc sự nóng lên toàn cầu cho biết nhờ vai trò quan trọng của RNM như việc lọc sinh học trong việc xử lý chất thải Ngoài ra nó còn có tác dụng xử lý chất dinh dưỡng từ đất liền và giữ vai trò vùng đệm chống lại các dòng chảy ô nhiễm, vì thế cho đến nay các hiện tuợng biến đổi khí hậu như hiệu ứng nhà kính, băng tan đã giảm đi một phần đáng kể Theo nhóm khảo sát của GS-TSKH Phan Nguyên Hồng (Trung tâm Nghiên cứu hệ sinh thái RNM, ĐH Sư Phạm Hà Nội) cho thấy độ cao sóng biển giảm mạnh khi đi qua dải RNM với mực biến đổi từ 75% đến 85% từ 1,3m xuống 0,2m - 0,3m Tương tự, đợt sóng thần khủng khiếp ngày 26-12-2004 hơn 2 triệu người ở 13 quốc gia Châu Á và Châu Phi bị thiệt mạng, môi trường bị tàn phá nặng nề, nhưng kết quả khảo sát của IUCN ( Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên thế giới) và UNEP ( Chương trình Môi trường thế giới) cùng các nhà khoa học cho thấy, những làng xóm ở phía sau “bức tường xanh” RNM với băng rừng rộng gần như còn nguyên vẹn vì năng lượng sóng đã được giảm từ 50% đến 90%, nên thiệt hại về người rất thấp hoặc không bị tổn thất… Cụ thể như RNM ở Ấn Độ, khoảng từ làng xóm ra bờ biển 1km so với nơi không có rừng ngập mặn thiệt hại giảm 50%- 80% Theo số liệu của Chi cục bảo vệ đê điều và phòng chống lụt bão thành phố Hải Phòng, trước đây chi phí tu bổ đê điều trung bình hằng năm là 5 triệu đồng/ Trang 4 mét dài nhưng kể từ khi có rừng ngập mặn bảo vệ phía ngoài đê chi phí này đã giảm xuống còn 1,2 triệu đồng/mét dài Tóm lại, qua những nguyên cứu trên ta thấy được vai trò quan trọng của hệ sinh thái rừng ngập mặn Vì vậy bảo vệ được hệ sinh thái này là bảo vệ được độ ổn định, cân bằng của cả hệ thống kinh tế và hệ thống môi trường trong quá trình phát triển khu vực 2.2 TÌNH HÌNH KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG RNM TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 2.2.1 Tình hình khai thác và sử dụng RNM trên Thế Giới Rừng ngập mặn là một trong những hệ sinh thái rất quan trọng ở vùng ven biển nhiệt đới và á nhiệt đới Thế giới có khoảng 18 triệu ha, các nước Đông Nam Á chiếm 35% diện tích (Spalding, 1997) Trong đó, vùng Ấn Độ Dương có rừng ngập mặn đa dạng nhất với trên 50 loài cây Rừng ngập mặn đã và đang đối mặt với nhiều thách thức như diện tích rừng ngập mặn trên thế giới liên tục suy giảm Trong 5 năm 1990 đến 1995, đã có 13,7 triệu ha rừng bị mất đi (FAO (1997) Rừng mất do các yếu tố thiên nhiên, tác động của con người (nuôi thuỷ sản, nông nghiệp, công nghiệp, du lịch, đô thị hoá…… ,) Trong vài thập kỷ gần đây, rất nhiều khu vực ven biển này đã chịu sức ép ngày càng tăng của việc phát triển đô thị và công nghiệp Hơn 50% diện tích rừng ngập mặn đã mất đi vì những nguyên nhân do con người gây ra Rừng ngập mặn đã bị khai thác quá mức hoặc chuyển sang nhiều dạng sử dụng đất khác trong đó có nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối, trồng rừng trên cạn, phát triển đô thị và công nghiệp Đó là còn chưa kể hết rừng bị phá để làm đường xây dựng đê, mương Diện tích rừng ngập mặn đã bị giảm từ 20 đến 75% ở nhiều nước châu Á đang phát triển và vùng biển Caribê [10] Dựa vào việc tính toán trên bản đồ ảnh vệ tinh và các số liệu thu thập được gần đây Spalding và cs (1997) đã lập bảng thóng kê tổng diện tích rừng ngập mặn các vùng trên thế giới là 181.077 km2 Trang 5 Bảng 2.1: Diện tích RNM trên thế giới Vùng Diện tích rừng Tỷ lệ (%) ngập mặn(km2) Nam và Đông Nam Á 75.173 41.5 Austrailia 18.789 10.4 Châu Mỹ 49.096 27.1 Tây Phi 27.999.5 15.5 Đông Phi và Trung Đông 10.024 5.5 Tổng cộng 181.077 100 (Nguồn: Spalding, Blasco, Field, 1997) Qua bảng 2.2 ta thấy diện tích RNM ở mỗi vùng đều khác nhau Trong đó, diện tích ở vùng Nam và Đông Nam Á chiếm diện tích cao nhất Sau đó, là Châu Mỹ và Tây Phi Chỉ riêng khu vực Ấn Độ - Tây Thái Bình Dương, cho đến năm 1991 đã có 1,2 triệu ha rừng ngập mặn chuyển thành ao nuôi tôm [21] Ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, người ta ước tính tốc độ suy giảm rừng ngập mặn khoảng 1%/năm (Ong, 1995) Trong đó, nguyên nhân chủ yếu là do việc khai thác diện tích RNM để phục vụ cho mục đích nuôi tôm [21] Ở Philippines, khoảng 50 % trong số 279.000 ha rừng ngập mặn bị mất đi trong giai đoạn từ năm 1951 đến 1988 do phá rừng làm ao nuôi tôm và 95% các ao nuôi tôm ở nước này trước đó là rừng ngập mặn (Primavera (1995)) [21] Ở Thái Lan, trong giai đoạn 1961 đến 1993, có đến 54,7 % diện tích rừng ngập mặn bị mất đi do nghề nuôi tôm ( Menasveta, 1997) [21] Tương tự ở Malaysia, 12% diện tích rừng bị mất trong 10 năm (1980- 1990) [21] Ở cấp quốc gia, Madagascar, Indonesia, Mexico, Pakistan, Papua New Guinea và Panama là những nước có diện tích rừng bị mất lớn nhất trong những năm 1980 Tổng diện tích rừng bị mất ở năm nước này là khoảng 1 triệu ha, tương đương với diện tích Jamaica Nhưng trong những năm 1990, Pakistan và Panama đã thành công trong việc giảm tỷ lệ mất rừng ngập mặn Ngược lại, Madagasca, Trang 6 Việt Nam và Malaysia lại trải qua thời kỳ phá rừng tăng lên và nằm trong số năm quốc gia đứng đầu về diện tích rừng bị mất trong thập niên 1990 và giai đoạn 2000-2005 FAO (Tổ chức nông lương thế giới) chỉ ra rằng áp lực dân số cao, sự chuyển đổi quy mô lớn một diện tích rừng ngập mặn sang nuôi trồng tôm cá, nông nghiệp, cơ sở hạ tầng và du lịch, cũng như ô nhiễm và các thảm họa tự nhiên là những nguyên nhân chính dẫn đến tàn phá rừng ngập mặn [20] Như vậy, do áp lực vấn đề dân số và quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá con người đang ngày càng tác động đến RNM Vì vậy, diện tích RNM suy giảm đáng kể 2.2.2 Tình hình khai thác và sử dụng RNM tại Việt Nam Việt Nam là quốc gia có đường bờ biển kéo dài, có điều kiện tự nhiên phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của các loài cây ngập mặn Tổng diện tích rừng ngập mặn của nước ta là 400.000 ha Tuy nhiên, trong những năm qua do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan đã tác động vào hệ sinh thái RNM làm cho diện tích RNM của nước ta bị suy giảm đáng kể Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp&Phát triển Nông thôn (NN - PTNT) cho thấy, năm 1943 diện tích RNM Việt Nam trên 400.000 ha, đến năm 1996 giảm còn 290.000 ha và 279.000 ha vào năm 2006 Như vậy, diện tích RNM nước ta bị suy giảm rất lớn gần 50 % Bảng 2.2: Diện tích RNM trên lãnh thổ Việt Nam Phân bố các tỉnh,thành phố Diện tích RNM Tỷ lệ (%) Ven biển Bắc Bộ 43.811 ha 28.1% Ven biển Trung Bộ 3.000 ha 2% Ven biển Nam Bộ 82.387 ha 53% (Nguồn: Paul Maurand, 1943; Rollet, 1962; Viện điều tra Quy hoạch rừng, 1982, 1999) Qua bảng 2.2 ta thấy lượng rừng ngập mặn tại ven biển Nam Bộ là rất lớn và lớn hơn rất nhiều so với rừng ngập mặn ven biển Trung Bộ, trong khi đó rừng ngập mặn tại ven biển Bắc Bộ bằng một phần hai diện tích rừng ngập mặn tại ven biển Nam Bộ Trang 7 Diện tích rừng ngập mặn ở nước ta suy giảm là do sự phát triển ồ ạt của các khu sản xuất nông nghiệp, khu dân cư, khu nuôi tôm ven biển, ven sông Mặt khác, do sức ép về gia tăng dân số, lạm phát tình trạng khai thác gỗ củi, phá rừng ngập mặn làm đầm nuôi tôm khiến diện tích rừng ngập mặn bị thu hẹp Dưới đây là một số nghiên cứu về diện tích rừng ngập mặn ở các tỉnh thành phố nước ta: Hiện nay, Theo PGS-TS Nguyễn Tác An, nguyên Viện trưởng Viện Hải dương học Nha Trang cho biết, rừng ngập mặn huyện Núi Thành – tỉnh Quảng Nam trước đây rộng khoảng trên 220 ha với các loài thực vật bậc cao như mắm, bần, đước, dừa nước Do phong trào nuôi tôm phát triển mạnh, nên rừng ngập mặn đã bị người dân chặt phá làm ao nuôi tôm Đến năm 1997 chỉ còn lại khoảng 63 ha và hiện nay chỉ còn khoảng 10 ha Đặc biệt vẫn còn giữ được khoảng gần 5 ha rừng dừa nước ở lưu vực sông Bến Đình, xã Tam Nghĩa Rừng dừa nước này xã đã giao cho các hộ gia đình quản lý và chỉ được phép khai thác lá dừa và các loài thủy sản ở khu vực liền kề và có trách nhiệm bảo vệ và trồng phục hồi rừng dừa nước [14] Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh, tổng diện tích rừng ngập mặn hơn 22.810 ha vào năm 1998 đến năm 2004 Do sự ô nhiễm môi trường nước từ việc thải trực tiếp xuống biển các chất thải rắn, nước thải của các mỏ than đang khai thác chưa qua xử lý và rác thải của nhiều tàu du lịch, lồng bè thuỷ sản, các điểm kinh doanh hải sản, các khu dân cư nên diện tích rừng ngập mặn trên địa bàn tỉnh suy giảm chỉ còn hơn 19.000 ha [20] Trên toàn tỉnh Nghệ An, diện tích rừng ngập mặn hiện có là 819,6 ha do hiện tượng dắp bờ nhằm tăng diện tích đất sản xuất nông nghiệp và phong trào nuôi tôm nổi lên rầm rộ khắp mọi nơi, nhiều cánh rừng ngập mặn bị tàn phá nặng nề Đến năm 1985 hầu như rừng ngập mặn bị phá gần hết và chỉ còn sót lại cảnh rừng bần ở xã Hưng Hòa với diện tích khoảng gần 10 ha [19] Rừng ngập mặn Cồn Chim nằm giữa đầm Thị Nại (Bình Định) trước đây có tổng diện tích trên 480 ha, trước đây là một vùng có hệ sinh thái động, thực vật Trang 8 phong phú và giàu tiềm năng nhưng trong nhiều năm qua, do việc khai thác thiếu kế hoạch và khoa học đã làm cho hệ sinh thái ở đây đã bị phá vỡ và suy giảm nghiêm trọng , gần đây đã bị gần 100 gia đình phá rừng để làm đầm tôm nên diện tích rừng ngập mặn hiện nay chỉ còn 5ha [16] Theo số liệu của ngành Nông nghiệp, đến năm 2000, toàn tỉnh Khánh Hoà chỉ còn 11,5 ha rừng ngập mặn, trong đó huyện Vạn Ninh còn 11 ha, Cam Ranh 0,5 ha Hiện nay, diện tích rừng ngập mặn ở Khánh Hoà đã thu hẹp rất nhiều Chính tình trạng đào đất, thay đổi diện mạo địa hình, ngăn dòng chảy đã triệt hạ hàng loạt khu rừng ngập mặn mà khả năng tái tạo cực kỳ khó Sự việc càng bi đát hơn khi việc nuôi tôm thất bát, hàng nghìn ha đất đìa bị bỏ hoang khiến cả một vùng ven biển trước đây xanh tươi, trù phú bây giờ tiêu điều [17] Ở Đầm Nại (Ninh Thuận) hơn 200ha rừng ngập mặn tạo vành đai rộng hàng trăm mét bảo vệ cho đầm không bị xói lở, nay đã thay thế bằng các đầm tôm bán thâm canh, chỉ còn lại vài vệt đước và mắm chưa đầy 2ha [15] Rừng ngập mặn ở Cần Giờ thuộc huyện Cần Giờ thành phố Hồ Chí Minh Từ một vùng rừng ngập mặn trù phú với diện tích gần 40.000ha vào những năm 1940, do bị phá huỷ bằng thuốc diệt cỏ và chất làm rụng lá trong chiến tranh đã trở thành một vùng đất hoang có diện tích 35.000ha và 4.500 ha chỉ toàn cây dương xỉ (Acrostichum) sau năm 1970 (Dao P.T.A 2000).Bắt đầu từ năm 1978, đã tiến hành trồng lại 20.000 ha rừng ngập mặn ở Cần Giờ và đến năm 1988 rừng ngập mặn ở đây đã phát triển tốt và có thể khai thác được Tiếp đó, từ năm 1993 đến năm 2000, khoảng 64.000 ha rừng ngập mặn đã được trồng tại châu thổ sông Hồng, chủ yếu là vùng ven biển các tỉnh Thái Bình, Nam Định và Hải Phòng Kết quả là đến năm 2000, UNESCO đã công nhận Rừng ngập mặn Cần Giờ là Khu dự trữ sinh quyển, và đây cũng là Khu dự trữ sinh quyển đầu tiên ở nước ta [13] Ở Cà Mau, trong vòng 12 năm (1983-1995), đã có 66.000 ha rừng bị chặt phá để chuyển sang nuôi tôm (Hồng, 1999) Năm 1998, có đến 120.000 ha ao nuôi nằm trong khu vực đất rừng (Bửu, 2000) Năm 1999, Cà Mau có 130.000 ha đất rừng, tuy nhiên chỉ có 58.285 ha đất được phủ rừng (Bình, 1999)[12] Trang 9 Tóm lại, diện tích rừng ngập mặn Việt Nam suy giảm rất đáng kể, hiện nay rừng ngập mặn chỉ còn rải rác ở một số nơi như Huyện Cần Giờ - Thành phố Hồ Chí Minh, Tỉnh Cà Mau Do ý thức chủ quan và khách quan của người dân Việt Nam và do lợi ích kinh tế trước mắt mà hàng ngàn diện tích rừng ngập mặn Việt Nam suy giảm trầm trọng 2.3 TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP PRA (ĐÁNH GIÁ NÔNG THÔN CÓ SỰ THAM GIA NGƯỜI DÂN) PRA là quá trình liên tục, là phương pháp khuyến khích, lôi cuốn người dân nông thôn cùng tham gia chia sẻ, thảo luận và phân tích kiến thức của họ về đời sống và điều kiện thực tế của họ để họ lập kế hoạch hành động và thực hiện PRA là một cách làm việc mới, sẽ khắc phục được cách làm việc cũ đồng thời cách làm này không những được dùng trong quá trình thu thập, xử lý thông tin mà được thực hiện xuyên suốt dự án hay chương trình PRA bao gồm những đặc điểm như sự bỏ qua tối ưu, mô hình tam giác, nhóm liên nghành, phối hợp các kỹ thuật, tính linh hoạt và không bắt buộc, tham gia của cộng đồng, cân bằng định kiến Trong đó, 2 đặc điểm trọng tâm của phương pháp PRA đó là sự bỏ qua tối ưu và mô hình tam giác Sự bỏ qua tối ưu tức là nhóm PRA tránh những chi tiết và độ chính xác không cần thiết, cũng như việc thu thập quá nhiều số liệu không thật sự cần cho mục đích của PRA Mô hình tam giác là một hình thức kiểm tra chéo Tính chính xác có được thông qua các thông tin đa dạng và các nguồn thông tin khác nhau, sử dụng thông tin thứ cấp, quan sát trực tiếp, phỏng vấn, v.v…Tam giác được xây dựng trong mối quan hệ với : cơ cấu nhóm công tác; các nguồn thông tin ( con người, đia điểm,…); và phối hợp các kỹ thuật Mặt khác, vai trò của tác viên cộng đồng khi sử dụng PRA là thực hiện chức năng thúc đẩy và tạo điều kiện nâng cao năng lực cho người dân địa phương trong thu thập thông tin, phân tích vấn đề, lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch Vì Trang 10 ... mặn để phục vụ cho mục đích ni tơm sở đề xuất giải pháp sử dụng hợp lý xã Tam Hải - Núi Thành - Quảng Nam? ?? nhằm đánh giá trạng khai thác diện tích rừng ngập mặn đề xuất giải pháp quản lý sử dụng. .. thống giải vấn đề xúc Xuất phát từ lý luận thực tiễn với lịng mong muốn góp phần trí tuệ nhỏ bé nhằm khơi phục trạng rừng ngập mặn địa phương nên chọn đề tài: "Đánh giá trạng khai thác rừng ngập. .. trạng khai thác gỗ củi, phá rừng ngập mặn làm đầm nuôi tơm khiến diện tích rừng ngập mặn bị thu hẹp Dưới số nghiên cứu diện tích rừng ngập mặn tỉnh thành phố nước ta: Hiện nay, Theo PGS-TS

Ngày đăng: 24/04/2013, 13:09

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan