Hoạt động xuất khẩu cà phê đối với tăng trường và phát triển kinh tế Việt Nam.docx

45 1.1K 2
Hoạt động xuất khẩu cà phê đối với tăng trường và phát triển kinh tế Việt Nam.docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hoạt động xuất khẩu cà phê đối với tăng trường và phát triển kinh tế Việt Nam.

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Đường lối Đổi mới của Đảng tại Đại hội IV (12- 1986) đã mở ra một thời kỳ mới cho nền kinh tế Việt Nam - Thời kỳ hội nhập và phát triển Sau 20 năm Đổi mới, hoà mình vào dòng chảy hội nhập, Việt Nam đã và đang dần khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế Cho đến nay, Việt Nam đã là thành viên chính thức của 63 tổ chức quốc tế (ASEM- 03/1996; APEC-11/1998; WTO- 01/2007 ) và có mối quan hệ với hơn 650 tổ chức phi chính phủ trên thế giới Những kết quả đáng khích lệ này đã củng cố hơn nữa hệ thống chính trị, nâng cao vị thế quốc tế của đất nước, đồng thời tạo thế và lực trong hoạt động thương mại Việt Nam, đặc biệt là hoạt động xuất khẩu.

Với nguồn tài nguyên phong phú “rừng vàng biển bạc” và điều kiện tự nhiên thuận lợi , Việt Nam mang trong mình lợi thế về các mặt hàng nông sản (gạo, chè, cà phê ) Việc tận dụng lợi thế này để tiến hành hoạt động xuất khẩu đã mang lại một nguồn thu lớn cho kinh tế cả nước, trong đó cà phê là một trong số các nguồn hàng xuất khẩu chủ lực.Vậy tác động của nó đến nền kinh tế như thế nào? Ngoài ra, Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu cà phê (sau Brazil) và đứng thứ nhất thế giới về xuất khẩu cà phê Robusta, song, giá cà phê vẫn cao, tiêu chuẩn chất lượng cà phê vẫn thấp hơn so với tiêu chuẩn trên thế giới Điều đó đòi hỏi chúng ta cần tìm ra những biện pháp để mở ra hướng đi mới cho hoạt động xuất khẩu cà phê Việt Nam.

Từ những ý tưởng trên , dựa trên nguồn kiến thức đã tích luỹ, học hỏi và đặc

biệt là nhờ sự hướng dẫn tận tình của cô giáo TS Phan Thị Nhiệm đã giúp tôi

hoàn thành đề án với tiêu đề:

“Hoạt động xuất khẩu cà phê đối với tăng trường và phát triển kinh tếViệt Nam”

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Lan Chi

Trang 2

NỘI DUNG

Chương I : Những vấn đề chung về xuất khẩu hàng hoá

I- Lý luận chung về xuất khẩu hàng hoá

1, Khái quát chung về xuất khẩu hàng hóa Việt Nam.

* Xuất khẩu là một hoạt động nhằm bán hàng hoá và dịch vụ trong nước ra thị trường nước ngoài.Xuất khẩu là một hoạt động kinh tế đối ngoại cơ bản giúp gắn kết thị trường đơn lẻ của các nước lại với nhau, tăng cường thông thương buôn bán, là phương tiện thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển.

Hàng hoá - dịch vụ được đem đi xuất khẩu phải là những hàng hoá có lợi thế so sánh cao hơn các hàng hoá - dịch vụ khác về chất lượng , số lượng, khả năng cạnh tranh, giá cả nó cũng phản ánh thế mạnh, nguồn lực tiềm năng của quốc gia xuất khẩu: ví dụ: Brazil đứng đầu thế giới về xuất khẩu cà phê; Trung Quốc đứng đầu về xuất khẩu dệt may; OPEC đứng đầu về xuất khẩu dầu thô, Việt Nam đứng đầu về xuất khẩu gạo

* Trong xu thế hội nhập hiện nay, hoạt động xuất khẩu càng có ý nghĩa quan trọng hơn nữa đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia.Với Việt Nam , kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng lên với “tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân hàng năm thời kỳ 1986-2005 là 21,2% cao gấp gần 2 lần tăng trưởng GDP”

(Nguồn:Xuất khẩu hàng hoá Việt Nam 20 năm Đổi mới <1986-2005>).Với mục

tiêu đẩy mạnh xuất khẩu nhằm tạo động lực cho tăng trưởng , xuất khẩu ngày càng chiếm tỷ trọng cao hơn trong GDP và xuất khẩu bình quân đầu người cũng không ngừng tăng lên qua các thời kỳ theo bảng số liệu sau:

Bảng 1: Xuất khẩu và GDP giai đoạn 1986-2005

Trang 3

Theo bảng số liệu trên cho thấy trong hai thời kỳ sau (1996-2000)và (2001-2005) xuất khẩu bình quân tăng rất nhanh , giai đoạn 01-05 gấp 16 lần giai đoạn 86-90 Tỷ trọng xuất khẩu trong GDP ngày càng cao , giai đoạn 01-05 đã trên mức 50% đẩy cán cân thương mại của Việt Nam thoát khỏi thâm hụt, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

* Xuất khẩu của Việt Nam không chỉ tăng về số lượng mà còn không ngừng được cải thiện về chất lượng xuất khẩu.Tỷ lệ hàng hoá chế biến , tinh chế ngày càng cao trong tổng lượng hàng hoá xuất khẩu được thể hiện qua biểu đồ sau:

Hình 1: Cơ cấu hàng xuất khẩu theo mức độ chế biến

cơ cấu hàng xuất khẩu theo mức độ

Theo nhận định của Tổng cục thống kê, sự gia tăng tỷ trọng xuất khẩu trong 2 giai đoạn đầu phản ánh sự tăng trưởng mạnh mẽ của xuất khẩu, song, 2 giai đoạn này, chúng ta đẩy mạnh công nghiệp chế biến phát triển nên các mặt hàng xuất khẩu phần lớn ở dạng thô Nhưng trong hai giai đoạn sau, do tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế, và tăng cường đầu tư vào ngành chế biến đã đẩy tỷ trọng hàng xuất khẩu đã tăng lên, cụ thể đến năm 2001- 2005 đã chiếm tỷ trọng cao hơn hàng xuất khẩu dạng thô

Bên cạnh đó, cơ cấu hàng xuất khẩu phân theo ngành kinh tế cũng có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực, phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, thể hiện định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH- HĐH) nền kinh tế.Cụ thể, cơ cấu hàng xuất khẩu theo ngành kinh tế qua các giai đoạn như sau:

Trang 4

Bảng 2: Cơ cấu hàng xuất khẩu theo phân ngành kinh tế

Nhận thấy, tỷ trọng hàng nông nghiệp - lâm nghiệp - thủy sản có xu hướng giảm dần; tỷ trọng hàng công nghiệp có xu hướng tăng lên qua các giai đoạn Trong giai đoạn đầu Đổi mới (1986-1990), do tác động của cơ cấu ngành kinh tế, tận dụng lợi thế về nông nghiệp song nền kinh tế mới được phục hồi nên sản xuất chưa chú trọng vào chất lượng sản phẩm, chủ yếu tập trung sản xuất hàng nông nghiệp xuất khẩu với số lượng nhiều nhờ kinh nghiệm kĩ thuật thủ công nên hàng nông nghiệp xuất khẩu chiếm tỷ trọng cao 52,9% Đến các thời kỳ sau , do chú trọng vào chất lượng , tập trung đầu tư vào kĩ thuật công nghệ, đặc biệt là công nghiệp chế biến đã thúc đẩy tỷ trọng hàng công nghiệp xuất khẩu, lên đến mức 73,5% gấp 1,6 lần giai đoạn 1986-1990.Điều quan trọng là tốc độ tăng bình quân hàng năm trong giai đoạn 1986-2005: đứng đầu là nhóm hàng công nghiệp khai thác (29,4%), tiếp theo là nhóm hàng công nghiệp chế biến (22,2%); hàng thủy sản (19,1%); hàng nông lâm sản (15,1%) và hàng lâm sản (11,9%) Đây là hướng đi đúng đắn trong công cuộc Đổi mới đất nước đặc biệt là Đổi mới nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

Theo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2006-2010 thì hoạt động xuất khẩu sẽ

mang lại 258,7 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng bình quân là 16% <Nguồn: Kế

hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006-2010> Qua đó cho thấy tiềm năng

xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam là rất lớn và hoạt động đó sẽ đóng góp ngày càng nhiều vào nguồn thu của Nhà nước Qua đó cho thấy tiềm năng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam là rất lớn và hoạt động đó sẽ đóng góp ngày càng nhiều vào nguồn thu của Nhà nước Điều này cũng khẳng định rõ tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam.

Trang 5

2-Vai trò của xuất khẩu.

Những phân tích trên đã cho thấy xuất khẩu giữ một vai trò hết sức quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế Việc mở rộng xuất khẩu làm tăng thêm nguồn thu ngoại tệ cho đất nước và cho nhu cầu nhập khẩu Khuyến khích xuất khẩu còn nhằm giải quyết việc làm, tăng thêm nguồn thu nhập cho người dân Vì vậy, đẩy mạnh xuất khẩu là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để phát triển kinh tế và thực hiện quá trình CNH - HĐH đất nước Cụ thể , vai trò của xuất khẩu được thể hiện dưới những khía cạnh sau:

- Thứ nhất, xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu.Để phục vụ cho sự nghiệp CNH- HĐH đất nước đòi hỏi phải có một nguồn vốn lớn nhập khẩu máy móc, trang thiết bị kĩ thuật, công nghệ tiên tiến , hiện đại Một trong các nguồn thu có được là nhờ xuất khẩu và cũng là nguồn quan trọng nhất Xuất khẩu quyết định tốc độ và quy mô nhập khẩu Đối với nước ta, trong thời kỳ 1986-1990 nguồn thu xuất khẩu đã đảm bảo trên 55% nhu cầu ngoại tệ cho nhập khẩu, thời kỳ 1991-1995 là 75,3%; thời kỳ 1996-2000 là 84,5% và thời kỳ 2001-2005

là 85,17% <Nguồn: Kinh tế đối ngoại Việt Nam>

- Thứ hai, xuất khẩu đóng góp vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế , thúc đẩy sản xuất phát triển Xuất khẩu Việt Nam không phải là việc tiêu thụ sản phẩm thừa do vượt quá nhu cầu tiêu thụ nội địa mà thực chất nhằm đặt ra mục tiêu sản xuất cao hơn đối với hàng hóa Việt Nam do coi thị trường thế giới là mục tiêu quan trọng để tổ chức sản xuất Từ đó, chúng ta tổ chức lại hệ thống sản xuất, đẩu tư vào đầu vào sản xuất để nâng cao chất lượng đầu ra cả về số lượng, chất lượng và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm Chính quan điểm nhất quán đó đã tác động tích cực đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển Tác động này được thể hiện ở chỗ:

+, Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác phát triển thuận lợi Xuất khẩu phát triển làm tăng nhu cầu sản xuất , kinh doanh của những ngành có liên quan.

+, Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, giúp cho sản xuất ổn định và phát triển vì có nhiều thị trường Nhờ đó các doanh nghiệp trong nước cũng phân tán được rủi ro do cạnh tranh.

+, Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung ứng đầu vào cho sản xuất nâng cao năng lực sản xuất trong nước.Việc mở rộng xuất khẩu làm tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu buộc họ phải tăng cường sản

Trang 6

xuất sản phẩm theo chiều sâu, thích nghi với sự thay đổi của nhu cầu thị trường bên ngoài Do vậy, chất lượng đầu vào sản xuất cũng phải cao lên.

+, Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế - kĩ thuật nhằm cải tạo và nâng cao năng lực sản xuất trong nước Xuất khẩu là phương tiện quan trọng để tạo ra vốn, mang khoa học kĩ thuật, công nghệ tiên tiến hiện đại từ bên ngoài vào trong nước nhằm hiện đại hóa nền kinh tế của đất nước tạo ra một năng lực sản xuất mới

+, Thông qua xuất khẩu, hàng hóa sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng Điều đó đòi hỏi chúng ta phải tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu sản xuất thích nghi được với thị trường bên ngoài Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể đổi mới, hoàn thiện việc quản trị sản xuất, kinh doanh Nhờ đó, nền kinh tế trở nên vững vàng, ổn định và có sức cạnh tranh cao hơn.

- Thứ ba, xuất khẩu còn tác động đến nhiều mặt của đời sống xã hội:

+, Xuất khẩu tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân.Việc đẩy mạnh xuất khẩu đòi hỏi gia tăng sản xuất hàng xuất khẩu; hoạt động này đã thu hút hàng triệu lao động vào làm việc, giảm bớt tình trạng thất nghiệp trong nước và tăng thu nhập cho người dân với mức thu nhập không thấp.

+, Xuất khẩu gia tăng làm tăng GDP, tăng thu nhập quốc dân làm tăng tiêu dùng nội địa Nhu cầu tiêu dùng hàng hóa càng tăng lên với chất lượng ngày càng cao Việc xuất khẩu hàng hóa cũng tạo thêm nguồn vốn hỗ trợ việc nhập khẩu những vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của người dân.

+, Xuất khẩu là cầu nối cho việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại của quốc gia Tăng cường xuất khẩu giúp chúng ta thiết lập thêm nhiều hơn quan hệ thông thương buôn bán giữa các quốc gia, từ đó làm gia tăng nguồn đầu tư, chủ động hơn trong các hoạt động kinh tế đối ngoại, tạo nên thế ngày càng ổn định về kinh tế.

3- Nhiệm vụ - phương hướng phát triển xuất khẩu.*Nhiệm vụ

Với mục tiêu xuất khẩu nhằm bảo đảm cho nhập khẩu đáp ứng nhu cầu đa dạng của nền kinh tế , xuất khẩu cần phải chú trọng vào những nhiệm vụ sau:

Trang 7

- Xuất khẩu phải chú trọng vào việc khai thác một cách hiệu quả mọi nguồn lực của đất nước (đất đai , vốn, tài nguyên, lao động ) phục vụ cho việc tổ chức sản xuất.

- Chúng ta cần phải nâng cao năng lực sản xuất hàng xuất khẩu để tăng nhanh khối lượng và kim ngạch xuất khẩu.

- Chúng ta cần phải tạo ra những mặt hàng , nhóm hàng xuất khẩu chủ lực đáp ứng những nhu cầu thị trường thế giới và của khách hàng về số lượng cũng như chất lượng nhằm tạo lập niềm tin với khách hàng và mở rộng thị trường xuất khẩu.

* Phương hướng phát triển

Phương hướng phát triển nguồn hàng xuất khẩu phải được xem xét dựa trên xu thế phát triển thị trường , thực trạng và tiềm năng của nguồn lực Cụ thể:

- Về cơ cấu hàng xuất khẩu: Chúng ta không chỉ chú trọng vào số lượng mặt hàng xuất khẩu mà còn cần chú trọng nhiều hơn nữa tới chất lượng hàng xuất khẩu Cần chủ động gia tăng xuất khẩu những sản phẩm đã qua chế biến với lợi thế cạnh tranh cao, chú trọng tới nhóm hàng có hàm lượng khoa học công nghệ cao , giảm tỷ trọng hàng thô, đa dạng mẫu mã, tăng cường các hoạt động dịch vụ

Nguồn:Giáo trình Kinh tế đối ngoại Việt Nam

- Hình thành các vùng sản xuất hàng xuất khẩu: Theo các nhà phân tích, ở Việt Nam sẽ hình thành các vùng sản xuất chính như sau:

Trang 8

+, Vùng Trung du miền núi phía Bắc: tập trung sản xuất các mặt hàng như chè, lâm sản, khoáng sản, thịt

+, Vùng đồng bằng sông Hồng : thịt, cây công nghiệp ngắn ngày, rau quả +, Vùng khu IV cũ : thịt, cây công nghiệp ngắn - dài ngày, khoáng sản +, Tây Nguyên: cà phê, cao su, dâu tằm, lâm sản

+, Duyên hải miền Trung: thịt, lâm sản, thủy sản

+, Đông Nam Bộ: cao su, cà phê, tiêu, điều, chăn nuôi thịt +, Đồng bằng Nam Bộ: lúa gạo, thịt , thủy sản, cây ăn quả +, Vùng biển và thềm lục địa: khai thác thủy sản và dầu, khí

+, Các thành phố: tập trung cho công nghiệp chế biến nông sản, công nghiệp nhẹ, công nghiệp cơ khí.

- Hình thành các ngành sản xuất then chốt:

+, Ngành sản xuất nông - ngư nghiệp.Chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực sản xuất : kinh tế vườn, thực phẩm chế biến, hải sản, lương thực, hạt có dầu, dầu ăn.

+, Ngành lâm nghiệp và đồn điền: gỗ và sản phẩm từ gỗ; cao su và sản phẩm cao su.

+, Ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: may mặc và tơ tằm, những sản phẩm điện tử, đồ điện, cơ khí, công nghệ phần mềm

+, Ngành dịch vụ xuất khẩu: ngành du lịch, xuất khẩu lao động, vận tải, các dịch vụ tài chính - ngân hàng

II- Một số lý thuyết bàn về lợi ích của ngoại thương đối với phát triểnkinh tế

1- Lý thuyết “Lợi thế t uyệt đối” của Adam Smith.

Adam Smith (1723 - 1790) là nhà kinh tế học cổ điển người Anh Ông là người đầu tiên đưa ra lý thuyết về lợi thế tuyệt đối của hoạt động ngoại thương Theo

A.Smith “sự giàu có của một quốc gia phụ thuộc vào số hàng hóa và dịch vụ có

sẵn hơn là phụ thuộc vào vàng”.Ông cho rằng các quốc gia khác nhau có thể sản

xuất những loại hàng hóa khác nhau có hiệu quả hơn những thứ khác Nếu thương mại không bị hạn chế thì lợi ích của thương mại quốc tế do thực hiện nguyên tắc phân công Mọi người đều có lợi khi tập trung làm công việc sở trường của mình và dùng một phần số tiền kiếm từ việc bán sản phẩm ấy hay chính sản phẩm ấy để mua các hàng hóa khác mà mình có nhu cầu sử dụng Điều

Trang 9

đó có nghĩa to lớn khi ta áp dụng quan điểm đó với một quốc gia nghĩa là, sẽ tốt hơn khi mua hàng hóa của một quốc gia khác mà cung cấp hàng hóa đó với giá rẻ hơn là khi ta tự sản xuất.Điều này tạo ra nguồn thu nhập cho nước bán sản phẩm với giá rẻ đồng thời và nước mua sản phẩm đó sẽ có được sản phẩm rẻ hơn so với chi phí tự bỏ ra, tức là đã bù đắp được sự yếu kém về khả năng sản xuất trong nước Do vậy, có thể thấy rằng lợi thế tuyệt đối của hoạt động ngoại thương là lợi thế có được từ việc so sánh chi phí để sản xuất ra cùng một loại sản phẩm giữa các quốc gia; và một nước sản xuất với chi phí cao hơn sẽ nhập sản phẩm đó từ một nước khác có chi phí sản xuất thấp hơn.

Theo A.Smith: “Các quốc gia nên chuyên môn hóa sản xuất những sản phẩm

mà họ có lợi thế tuyệt đối sau đó bán những hàng hóa này sang quốc gia khác đểđổi lấy sản phẩm mà nước ngoài sản xuất có hiệu quả hơn” Như vậy, nhờ

chuyên môn hóa sản xuất các quốc gia sẽ đạt được hiệu quả hơn do:

- Người lao động sẽ lành nghề hơn do lặp đi lặp lại cùng một thao tác nhiều lần - Người lao động sẽ không phải mất nhiều thời gian chuyển từ việc sản xuất sản phẩm này sang sản phẩm khác.

- Người lao động sau quá trình lao động dài với một công đoạn sản xuất giống nhau sẽ nảy sinh ra những sáng kiến, đề xuất nhằm cải tiến quy trình sản xuất mang lại hiệu quả sản xuất cao hơn.

Tuy nhiên, hạn chế của lý thuyết này chính là ở chỗ nó không cho phép giải thích hiện tượng khi một quốc gia có lợi thế hơn hẳn các quốc gia khác hoặc những quốc gia khác không có lợi thế tuyệt đối nào cả thì chỗ đứng trong phân công lao động quốc tế là ở đâu? và thương mại quốc tế sẽ xảy ra như thế nào với các quốc gia này.

2- Lý thuyết “ Lợi thế so sánh” của David Ricacdo

David Ricacdo (1772 - 1823) là nhà duy vật , nhà kinh tế học người Anh Ông đã đưa ra lý thuyết về lợi thế so sánh của hoạt động ngoại thương Lý thuyết này được đánh giá cao hơn một bước trong việc khám phá ra cơ chế hình thành lợi ích ngoại thương Theo ông, lợi ích thương mại vẫn diễn ra ở những nước có lợi thế tuyệt đối về tất cả các sản phẩm vì các nước này cần phải hy sinh sản lượng kém hiệu quả để sản xuất những sản phẩm có hiệu quả hơn Nói cách khác , những lợi ích có được do chuyên môn hóa và ngoại thương mang lại phụ thuộc vào lợi thế so sánh chứ không phải lợi thế tuyệt đối D.Ricacdo đã nghiên cứu lợi thế này dưới góc độ chi phí so sánh để sản xuất ra một sản phẩm.Chính vì vậy,

Trang 10

ông khẳng định trong tác phẩm “Những nguyên lý của kinh tế chính trị học” rằng bất cứ quốc gia nào cũng có thể thu được lợi khi tham gia vào quan hệ thương mại với nước ngoài Trong “Học thuyết về lợi thế so sánh” của mình, ông đã đưa ra cơ chế xuất hiện lợi ích trong thương mại quốc tế:

- Mọi quốc gia đều có thể và rất có lợi khi tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế vì nó sẽ mở rộng khả năng tiêu dùng của quốc gia.

- Những nước có lợi thế hơn các nước khác hoặc kém về lợi thế tuyệt đối so với các nước khác trong sản xuất mọi sản phẩm thì vẫn có thể và có lợi khi tham gia vào phân công lao động và thương mại quốc tế vì các nước này có lợi thế so sánh nhất định.

- Thương mại quốc tế không yêu cầu sự khác nhau về lợi thế tuyệt đối, nó vẫn xảy ra khi có lợi thế so sánh Lợi thế so sánh tồn tại bất cứ khi nào mà tương quan về lao động cho mỗi sản phẩm khác nhau giữa hai hàng hóa.

Như vậy, tư tưởng chủ đạo của học thuyết này là mỗi quốc gia nên chuyên

môn hóa sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm mà họ có lợi thế so sánh và nhậpkhẩu các mặt hàng mà họ bất lợi nhất Dù đã có những tiến bộ vượt hơn quan

điểm của A.Smith là xem xét hoạt động ngoại thương của quốc gia dưới góc độ lợi ích so sánh, song vẫn còn tồn tại những hạn chế cơ bản sau:

- Do không tính đến cơ cấu về nhu cầu tiêu dùng của mỗi nước nên khi áp dụng học thuyết không thể xác định giá tương đối mà các nước dùng để trao đổi sản phẩm.

- Không đề cập đến các chi phí vận chuyển, bảo hiểm hàng hóa, hàng rào bảo hộ mậu dịch mà các nước thực hiện.

- Không giải thích được nguồn gốc phát sinh thuận lợi của một nước đối với một loại sản phẩm nên không giải thích được nguyên nhân sâu xa của quá trình thương mại quốc tế.

3- Lý thuyết “ Tỷ lệ các yếu tố” của Hecksher - Ohlin

Để khắc phục những hạn chế của Ricacdo, hai nhà kinh tế học người Thụy Điển là Eli Hecksher (1919) và Peter Ohlin (1933) đã đưa ra cách giải thích mới

về nguồn gốc của lợi thế so sánh Theo hai ông, lợi thế so sánh của một quốc gia

xuất phát từ sự khác biệt về mức độ có sẵn của các yếu tố sản xuất Các yếu tố đó

là đất đai, lao động và tư bản Sự khác biệt về mức độ có sẵn của các yếu tố đó sẽ dẫn tới sự khác biệt về giá cả của chúng Các yếu tố càng dồi dào thì giá của nó

Trang 11

càng rẻ Do vậy, giá cả của những hàng hóa sử dụng nhiều yếu tố sản xuất cũng rẻ hơn Đồng ý kiến với Ricacdo khi cho rằng thương mại là có lợi , hai ông còn giải thích động thái thương mại xuất phát từ sự khác nhau về mức độ sẵn có của các yếu tố sản xuất Lý thuyết này cũng chỉ ra rằng sự khác nhau ở các nước về mối tương quan giữa lao động với đất đai hay vốn có thể giải thích sự khác biệt về chi phí các nhân tố Nếu lao động dư thừa so với đất đai và vốn thì chi phí lao động sẽ thấp hơn chi phí đất đai và tiền vốn, ngược lại, nếu lao động khan hiếm hơn thì chi phí lao động sẽ cao hơn Nhờ đó, các quốc gia có thể sử dụng các yếu tố dư thừa một cách hiệu quả tạo ra sản phẩm có giá rẻ hơn và đem xuất khẩu.Tuy nhiên, giá sản phẩm khác nhau không chỉ phụ thuộc vào sự khác biệt về giá cả các yếu tố đầu vào mà còn phải kể đến kỹ thuật sản xuất và sự phối hợp các yếu tố sản xuất.

III- Chiến lược xuất khẩu hàng hóa

Do cà phê là một loại mặt hàng xuất khẩu chủ yếu dưới dạng thô đặt trong điều kiện nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam nên chiến lược được lựa chọn là

chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô

Sản phẩm xuất khẩu thô là những sản phẩm nông nghiệp và những sản phẩm khai khoáng.Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô chủ yếu dựa vào việc sử dụng các nguồn lực sẵn có và các lợi thế của đất nước để tạo ra sản phẩm xuất khẩu thô với giá rẻ tiêu thụ ở thị trường bên ngoài Chiến lược này áp dụng chủ yếu với các quốc gia đang phát triển có những hạn chế về trình độ sản xuất và khả năng tích lũy vốn.

1- Tác động tích cực của chiến lược đối với phát triển kinh tế

- Chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô tạo điều kiện phát triển nền kinh tế theo chiều rộng Chiến lược làm tăng nguồn vốn đầu tư nước ngoài và tăng tích lũy trong nước; đồng thời chiến lược còn giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tăng đội ngũ công nhân lành nghề từ đó làm tăng quy mô nền kinh tế.

- Chiến lược cũng tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Bên cạnh việc phát triển nông nghiệp còn cần chú trọng phát triển những ngành công nghiệp: công nghiệp khai khoáng, công nghiêp chăn nuôi và đặc biệt là công nghiệp chế biến phát triển làm tăng lượng sản phẩm thô xuất khẩu Cùng với đó, các dịch vụ cũng được đẩy mạnh kích thích chuyển dịch cơ cấu.

- Chiến lược cũng góp phần tạo nguồn vốn ban đầu cho quá trình CNH Xuất khẩu sản phẩm thô đem lại nguồn thu ngoại tế cho quốc gia, đây cũng là nguồn

Trang 12

chủ yếu để tiến hành nhập khẩu hàng hóa - dịch vụ cần thiết phục vụ cho tiến trình CNH - HĐH đất nước.

2- Những hạn chế của nền kinh tế khi áp dụng chiến lược xuất khẩu sảnphẩm thô.

- Những trở ngại do cung - cầu sản phẩm thô không ổn định

+, Cung sản phẩm thô không ổn định do các sản phẩm thô chủ yếu là các sản phẩm nông nghiệp và khai khoáng chịu nhiều ảnh hưởng của các yếu tố khách quan như khí hậu, thời tiết, mùa vụ, thiên tai, hạn hán

+, Theo phân tích trong “Giáo trình kinh tế phát triển - NXB Lao động thương

binh xã hội” có hai nguyên nhân chính làm cho cầu sản phẩm thô biến động: Thứ

nhất là quy luật tiêu dùng của Engel, quy luật xác định xu hướng tiêu dùng lương thực, thực phẩm cơ bản tăng chậm hơn mức tăng thu nhập Quy luật này làm cho sản phẩm thô có xu hướng giảm Thứ hai là do tác động của sự phát triển khoa học công nghệ (KHCN) KHCN phát triển làm giảm bớt hao phí đầu vào sản xuất đồng thời cũng tạo ra những nguyên vật liệu nhân tạo như cao su, nhựa, nilon Chính điều này cũng làm giảm nhu cầu sản phẩm thô.

- Trở ngại do giá sản phẩm thô có xu hướng giảm so với hàng công nghệ Do tác động của tiến bộ KHCN, các sản phẩm thô có xu hướng ngày càng giảm giá so với những sản phẩm có chứa yếu tố công nghệ Theo nghiên cứu của hai nhà kinh tế học Grilli và Yang về sự biến động giá cả của hai loại hàng hóa này trong giai đoạn 1900-1986 cho thấy giá của sản phẩm thô giảm bình quân

0,65%/năm so với sản phẩm công nghệ.<Nguồn: Giáo trình Kinh tế phát

triển-NXB Lao động xã hội>

- Trở ngại do thu nhập từ xuất khẩu sản phẩm thô biến động

Do cung - cầu sản phẩm thô luôn biến động nên sản lượng và giá cả sản phẩm thô cũng biến động theo Do vậy, thu nhập từ xuất khẩu sản phẩm thô cũng biến động Do cung sản phẩm thô có độ co giãn cao nên tác động mạnh tới mức giá.Khi cung tăng làm cho sản lượng tăng, giá giảm nhưng mức giảm của giá lớn hơn mức tăng sản lượng nên thu nhập từ xuất khẩu giảm Và ngược lại, với cung giảm, giá tăng lớn hơn sản lượng giảm nên thu nhập tăng nhưng không nhiều Còn cầu sản phẩm thô luôn có xu hướng giảm nên giá và sản lượng đều giảm do vậy thu nhâp cũng giảm mạnh.

Trang 13

IV-Bài học kinh nghiệm đối với xuất khẩu cà phê Việt Nam

* Kinh nghiệm tổ chức sản xuất và xuất khẩu cà phê của Brazil

Brazil là một quốc gia có lịch sử trồng trọt, chế biến và tiêu thụ cà phê từ thế kỷ 17, phát triển mạnh từ thập kỷ 20 cho đến nay, Trước đây, cà phê chiếm tới 80% tổng thu nhập từ xuất khẩu, nhưng hiện nay chỉ còn là 20% do giá trị xuất khẩu của các ngành hàng khác tăng mạnh Mặc dù vị trí của ngành cà phê giảm tương đối trong cơ cấu xuất khẩu, nhưng Brazil vẫn là nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới, với sản lượng tương đối ổn định Thành tựu này đạt được một phần là nhờ nước này có hệ thống giám sát nguồn cung cà phê hiệu quả, để đưa ra thông tin và dự báo thị trường cà phê chính xác.

Dù điều kiện đất đai của Brazil không hẳn đã tốt hơn Việt Nam nhưng nhờ có giống tốt và đồng bộ, quy trình và kỹ thuật sản xuất và chế biến tiên tiến nên chất lượng cà phê của Brazil luôn cao và tạo uy tín với thế giới.

Ngành cà phê của Brazil có 4 nhóm tổ chức chính: Tổ chức của các nhà sản xuất (bao gồm các nhà sản xuất nhỏ lẻ và các hợp tác xã), Tổ chức của các nhà rang xay; Tổ chức của các nhà sản xuất cà phê hoà tan và tổ chức của các nhà xuất khẩu Các tổ chức này cùng tham gia vào một quá trình làm việc khoa học bao gồm: (1) Thảo luận, hoạch định và thực hiện chính sách;(2) Xác định, điều chỉnh, giám sát và đánh giá nghiên cứu kỹ thuật cà phê;(3) Thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại, tăng cường chất lượng cà phê.

Brazil xây dựng và phát triển hệ thống hợp tác xã ngành hàng cà phê hoạt động rất hiệu quả và nhịp nhàng Sản xuất cà phê của các Hợp tác xã chiếm tới 35% tổng sản lượng cà phê của cả nước Ngoài ra, Brazil còn có các tổ chức hỗ trợ khác như Nhóm các tổ chức nghiên cứu cà phê nhằm chịu trách nhiệm nghiên cứu và chuyển giao các vấn đề kỹ thuật cho cà phê

Nhờ vậy, Brazil không chỉ đứng đầu về lượng cà phê xuất khẩu mà còn đứng thứ hai thế giới về lượng cà phê tiêu thụ , trong đó tiêu thụ nội địa chiếm gần 50% sản lượng sản xuất và không ngừng tăng lên qua các năm nhờ triển khai hiệu quả chương trình xúc tiến thương mại toàn diện trong nước.

Qua những phân tích trên, ngành cà phê của Việt Nam cần chú trọng vào một số vấn đề sau:

- Tăng cường việc kiểm tra, giám sát chất lượng cà phê từ khâu trồng trọt đến chế biến, xuất khẩu bằng việc hướng dẫn và theo dõi thường xuyên.

- Đổi mới công nghệ, kỹ thuật chế biến, cải tiến máy móc thiết bị - Chú trọng vào lĩnh vực lưu thông của cà phê xuất khẩu

- Đẩy mạnh sản lượng cà phê tiêu thụ trong nước

Trang 14

Chương II: Thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam

I- Thực trạng sản xuất, chế biến và xuất khẩu cà phê

1, Thực trạng sản xuất cà phê

Cây cà phê được đưa vào nước ta từ cuối thế kỷ XIX (1870) và đến thế kỷ XX mới được phát triển ở một số đồn điền của người Pháp Lúc đó người ta trồng 3 loại cà phê: cà phê Arabica với chủng chủ yếu là Typica, cà phê Canephora với chủng Robusta, và cà phê Liberica với chủng Excelsa Năm 1930 diện tích cà phê ở Việt nam có 5.900 ha, trong đó có 4.700 ha cà phê Arabica, 900 ha cà phê Excelsa và 300 ha cà phê Robusta Quá trình trồng và phát triển cây cà phê được phân ra thành các thời kỳ như sau:

* Thời kỳ trước năm 1975: Đây là thời kỳ cây cà phê chủ yếu do các đồn điền

của Pháp để lại và được trồng trong các nông trường quốc doanh ở miền Bắc Thời kỳ này, diện tích trồng cà phê được mở rộng từ 5.900 ha (1930) đến 13.000 ha (1964 - 1966).Song, do cây cà phê chưa được chú trọng, do thiếu kiến thức khoa học, chưa có kinh nghiệm sản xuất, nhất là yếu kém trong tổ chức quản lý nên gây ra tình trạng sâu bệnh ở cà phê Arabica và sự không phù hợp về yếu tố tự nhiên với giống cà phê Robusta nên một phần lớn diện tích cà phê đã bị thanh lý Chính vậy, sản lượng và năng suất cà phê không ổn định Theo thống kê, cho đến năm 1975, cả nước có trên 13.000ha diện tích trồng cà phê với sản lượng 6.000 tấn cà phê nhân và năng suất bình quân chỉ đạt 4,61 tạ /ha.

* Thời kỳ 1975 - 1984: Cây cà phê được tập trung phát triển ở các tỉnh phía

Nam, đặc biệt là Tây Nguyên với giống cà phê vối là chủ yếu Đồng thời, các vườn cà phê cũ ở miền Bắc cũng được củng cố Lúc này, ở Tây Nguyên, một mặt ta tổ chức trưng thu, trưng mua đồn điền cũ, một mặt mở rộng diện tích trồng mới trên cơ sở thành lập các nông trường quốc doanh Trong thời kỳ này, cả nước đã trồng thêm được 12.000 ha, nhưng năng suất cà phê vẫn chưa cao, trung bình vẫn chỉ đạt mức 4-5 tạ/ha.

* Thời kỳ 1985 - 1994: Đây là thời kỳ cây cà phê phát triển mạnh gắn liền với

sự ra đời của Công ty cà phê - ca cao Việt Nam ( nay là Tổng công ty cà phê Việt Nam) Do cơ chế mở cửa nền kinh tế, Việt Nam đã tiến hành hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa cũ như: Liên Xô cũ , Ba Lan, Cộng hòa dân chủ Đức, Bungari, Tiệp Khắc nhằm tăng cường nguồn vốn đầu tư vào ngành cà phê Nhờ vậy, diện tích, sản lượng và năng suất cà phê đã có bước tăng trưởng đáng kể.Cà

Trang 15

phê Việt Nam bắt đầu góp mặt vào thị trường cà phê thế giới Trong 10 năm qua, diện tích tăng gần 100.000 ha, năng suất tăng từ 4-5 tạ/ha lên 18 tạ/ha năm 1994 Sản lượng cà phê năm 1994 đạt 180.000 tấn, trong đó xuất khẩu được 165.000 tấn thu được 227 triệu USD.

* Thời kỳ 1995 đến nay: Đây là thời kỳ cây cà phê phát triển mạnh mẽ hơn bao

giờ hết, tăng nhanh về diện tích, nâng cao năng suất và sản lượng cà phê, đặc biệt khối lượng cà phê xuất khẩu gia tăng mạnh mẽ Sự tăng trưởng không ngừng sản lượng xuất khẩu đã đưa xuất khẩu cà phê Việt Nam lên vị trí thứ 2 thế giới Số liệu cụ thể như sau:

Bảng 5: Diện tích, năng suất, sản lượng cà phê nước ta

Năm Diện tích(ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn)

Từ bảng số liệu và thực tiễn phát triển của sản xuất cà phê nước ta trong hơn chục năm qua có thể thấy rằng:

- Về diện tích: Diện tích cà phê tăng nhanh, hình thành vùng sản xuất hàng hóa

tập trung, có giá trị kinh tế cao và trở thành nước xuất khẩu cà phê vối hàng đầu thế giới

+ Diện tích cà phê tăng nhanh từ 123.900 ha (1994) lên tới mức cao nhất là 565.300 ha (2001) rồi giảm xuống mức 488.600 ha (2006) Như vậy, diện tích cà phê năm 2001 gấp 4,56 lần năm 1994, và năm 2006 gấp 3,94 lần năm 1994.Tốc độ tăng diện tích bình quân năm là 17,12%/năm Sở dĩ, diện tích tăng nhanh như

vậy là do một số nguyên nhân cơ bản sau: Trước hết là những năm giữa của thời

kỳ 1985-1994 là thời kỳ bội thu của cây cà phê Hiệu quả sản xuất cà phê rất cao

Trang 16

tới 38-40 chỉ vàng/tấn cà phê nhân (1986) tuy sau đó có giảm xuống nhưng vẫn

tác động lớn đến việc mở rộng diện tích trồng cà phê Thứ hai, do các chủ trương

chính sách về cà phê đã tác động đến phong trào cà phê trong dân Người dân tự

bỏ vốn ra để phát triển cà phê Thứ ba, do cây cà phê vối hoàn toàn phù hợp với

điều kiện sinh thái của Tây Nguyên, đảm bảo năng suất cao, ổn định và không bị sâu bệnh.Tây Nguyên là vùng đất có đủ điều kiện để mở rộng diện tích do có diện tích lớn và dân cư thưa thớt Cà phê phát triển cũng thu hút được người dân từ các nơi khác đến Do vậy, diện tích cà phê không ngừng tăng lên đẩy sản lượng và năng suất không ngừng tăng.

+ Cây cà phê được phá triển ở 6 vùng (trừ Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long) và trên 28 tỉnh trong cả nước trong đó các vùng cà phê chính: Tây Nguyên chiếm 86,31%, Đông Nam Bộ (10,28%)

+ Vùng sản xuất cà phê vối tập trung có điều kiện sinh thái phù hợp cho năng suất cao Năm 2003, với diện tích trồng cà phê lớn, Tây Nguyên có sản lượng cà phê chiếm tới 45,43% về diện tích và 53,62% sản lượng cà phê cả nước.

- Về năng suất: Đây là thời kỳ có năng suất cao nhất đạt từ 15 đến 20 tạ/ha, cao

nhất là năm 1999, đạt 22,8 tạ/ha So với các nước có ngành cà phê phát triển mạnh như Brazil, Colombia, Indonesia Những thành tựu trên có được là do:

+ Việc lựa chọn phát triển giống cà phê vối ở các vùng phía Nam là hoàn toàn đúng đắn, đặc biệt là vùng Tây Nguyên có khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ thích hợp, diện tích đất chưa sử dụng còn lớn.

+ Việc chọn và tạo giống cà phê tốt cho sản xuất đại trà như các dòng cà phê vối chọn lọc: 4/55; 1/20; 13/8 cho năng suất cao, cỡ hạt to Ngoài ra chúng ta cũng chọn lọc ra được giống cà phê chè có năng suất cao và chống được bệnh gỉ sét như: cà phê Catimor, TN1, TN2

+ Áp dụng phương pháp đốn tạo hình đơn thân trên cà phê vối, hãm ngọn nhiều lần, duy trì chiều cao vừa phải, sử dụng lượng phân bón thích hợp Kết hợp dự trữ nước cho mùa khô, giảm lượng cây tán rộng nhằm tăng hấp thụ ánh sáng cho cây, góp phần nâng cao năng suất cà phê.

+ Áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật trong phòng trừ sâu bệnh cho cây, thâm canh, xen canh

- Về sản lượng: Sản lượng cà phê không ngừng tăng cao trong những năm

2000, 2001 (sản lượng năm 2001 gấp 4,76 lần so với năm 1994) chủ yếu do diện

Trang 17

tích trồng cà phê tăng lên trong giai đoạn này Phần lớn cà phê Việt Nam được sử dụng vào mục đích xuất khẩu.

Như vậy, cây cà phê trở thành cây công nghiệp dài ngày chủ lực có giá trị kinh tế cao Nó đã khẳng định được chỗ đứng và lợi thế so sánh so với các loại cây trồng khác Sở dĩ vậy là do ngành đã thu hút được nhiều nguồn lực tham gia phát triển cây cà phê : từ Chính phủ, từ vốn đầu tư hợp tác của 5 nước XHCN cũ, từ địa phương, từ dân

2- Thực trạng chế biến cà phê.

Do cà phê là được thu hoạch ở dạng quả tươi, nên sau khi thu hoạch cần tiến hành quy trình chế biến tạo ra cà phê nhân khô là sản phẩm chủ lực trong giao dịch.

* Tổ chức chế biến

Hiện nay, nước ta vẫn sử dụng hai phương pháp chế biến cà phê là chế biến

ướt và chế biến khô Chế biến nước là phương pháp chế biến dùng đến nước qua

3 cấp: Cấp quy mô hộ gia đình, cấp quy mô xã, cấp xưởng chế biến tập trung công suất lớn do các công ty nhà nước quản lý Chế biến khô là phương pháp đơn giản hơn, cà phê đem phơi khô sau đó, xát vỏ và đánh bóng.

Trên thực tế, do tích lũy vốn trong dân đặc biệt là nông dân rất thấp nên ít hộ có đủ điều kiện để đầu tư tự chế biến Theo khảo sát tháng 6/2003 ở Đắc Lắc, khoảng 26,7% hộ trung bình và 35,3% hộ giàu tự chế biến, hầu hết đều đi thuê Ở những vùng cà phê phát triển nhất thì 74,1% hộ trung bình và 84% hộ giàu tự chế biến

* Trang thiết bị chế biến

Sau năm 1975, trang thiết bị chế biến cà phê còn cũ kĩ, lạc hậu, chắp vá Ở miền Bắc chỉ có một số xưởng chế biến của nông trường Đồng Giao, Phủ Quỳ với thiết bị được lắp đặt từ những năm 1960-1962 của Đức Ở miền Nam cũng có một số đồn điền cà phê cũ với công suất nhỏ Khi quy mô sản xuất cà phê được mở rộng, sản lượng tăng lên thúc đẩy quá trình đổi mới quy trình chế biến Ta tiến hành đầu tư vào cơ sở , trang thiết bị, máy móc, dây chuyến phục vụ cho hoạt động chế biến sông vẫn mang tính sao chép.

Trong những năm gần đây, nhiều công ty, nông trường đã tiến hành xây dựng các cơ sở chế biến tiên tiến với công nghệ kỹ thuật hiện đại nhập từ bên ngoài

Trang 18

(Đức , Brazil ) Tuy giá thành của chúng đắt nhưng lại mang lại hiệu quả sản xuất cao, nâng cao chất lượng cà phê Việt Nam Bên cạnh đó, việc xây dựng các cơ sở tái chế được quan tâm, chú ý bảo đảm sử dụng hiệu quả nguồn lực, cho năng suất cao, chất lượng cao hơn Vấn đề chú trọng vào vấn đề giảm số lượng nhằm nâng cao chất lượng hàng hóa, đặc biệt trong điều kiện cung vượt quá cầu Do vậy cần hết sức chú trọng vào khâu chế biến, nâng cao tiêu chuẩn chất lượng của cà phê và loại bỏ cà phê có chất lượng thấp.

3- Thực trạng xuất khẩu cà phê

Cà phê là mặt hàng có giá trị giao dịch quốc tế lớn thứ hai sau dầu mỏ Ở nước ta, cà phê là loại nông sản xuất khẩu có giá trị lớn thứ hai sau gạo Giá trị cà phê xuất khẩu thường chiếm khoảng gần 1/10 tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm Niên vụ 2005-2006, cà phê Việt Nam đã được xuất khẩu sang 71 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có 10 nước đứng đầu cụ thể theo bảng sau:

Bảng 6: 10 nước nhập khẩu cà phê VN hàng đầu niên vụ 2005-2006

STT Nước nhậpkhẩu Khối lượng Trị giá

Bảng 7: Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam

Năm Khối lượng xuấtkhẩu (tấn) Kim ngạch xuất khẩu(1000 USD) Giá xuất khẩu TB(USD/tấn)

Trang 19

Nguồn: VIFACO, Bộ Công Thương

Hình 2: Biến động kim ngạch và giá xuất khẩu cà phê giai đoạn 1994-2004

Biến động kim ngạch xuất khẩu cà phê 1994-2004

Nguồn:VIFACO, Bộ Công Thương

Xuất khẩu cà phê nước ta tăng nhanh từ 165.000 tấn năm 1994 đến 875.000 tấn năm 2001 và sau đó giảm xuống đến năm 2003 chỉ còn 691.000 tấn; đến năm 2004 lại tăng lên đến 974.500 tấn.Như vậy, khối lượng cà phê xuất khẩu so với năm 1994, gấp 5,3 lần, năm 2004 so với năm 1994 gấp 5,91 lần Tốc độ tăng sản lượng cà phê xuất khẩu bình quân giai đoạn 1994 -2004 là 19,43%/năm Cho đến năm 2006, khối lượng cà phê xuất khẩu là 981.000 tấn, tăng 9,9% về lượng và trị giá là 1,22 tỷ USD, tăng 65% so với cùng kỳ năm 2005, tăng 0,7% so với năm 2004

Trang 20

Bảng 8: Sản lượng cà phê xuất khẩu trong thời kỳ 1986-2005

Qua số liệu cho thấy sản lượng cà phê xuất khẩu ngày một tăng lên qua các giai đoạn Sản lượng giai đoạn 2001-2005 gấp 18,57 lần sản lựong giai đoạn 1986-2000 Về giá trị xuất khẩu, giá trị này không ngừng tăng lên qua các thời kỳ và có xu hướng ổn định ở hai thời kỳ cuối.Như vậy, trong tương lai, xuất khẩu cà phê sẽ còn tăng lên do được đầu tư nhiều hơn vào quy trình sản xuất - chế biến cà phê

Kim ngạch xuất khẩu cà phê cũng tăng mạnh, nhưng không theo tốc độ tăng của sản lượng vì sự biến động của giá xuất khẩu Kim ngạch xuất khẩu cao nhất là 602 triệu USD năm 2004, gấp 2,65 lần năm 1994 Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu cà phê giai đoạn 1994-2004 là 10,94%/năm Đến năm 2006, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1,1 tỷ USD, gấp 1,7 lần so với năm 2004 Điều đó cho thấy giá trị cà phê xuất khẩu ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong GDP Năm 2004, kim ngạch xuất khẩu cà phê tăng mạnh, đồng thời, giá cà phê cũng nhích lên chút ít so với năm trước Chính do sự biến động giảm mạnh giá xuất khẩu trong giai đoạn 1994-2004 là nguyên nhân khiến cho tốc độ tăng của kim ngạch xuất khẩu thấp hơn tốc độ tăng của lượng cà phê xuất khẩu, bằng 56% tốc độ tăng sản lượng xuất khẩu Cụ thể, giá cà phê giảm mạnh từ 1377 USD/tấn năm 1994 xuống còn 619 USD/tấn năm 2003 và 623 USD/tấn năm 2004; tức là tốc độ giảm giá bình quân giai đoạn 1994-2004 là 7,49%/năm Đến năm 2006, giá cà phê xuất khẩu là 1183,7 USD/tấn, gấp 1,9 lần năm 2004 Điều đó cho phép chúng ta kỳ vọng vào giá cà phê của Việt Nam trong tương lai đặc biệt là trong điều kiên hội nhập kinh tế Việt Nam - thế giới hiện nay Song, thực tế giá xuất khẩu cà phê Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào sự biến động của giá cà phê thế giới theo xu hướng ngày càng thu hẹp khoảng cách với giá thế giới Đến niên vụ 2006/2007 bắt đầu từ tháng 10/2006 đến tháng 9/2007, sản lượng cà phê xuất khẩu đã tăng vượt bậc với 1,28 triệu tấn với trị giá xuất khẩu gần 1,9 tỷ USD đã đưa cà phê là mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam Tuy nhiên, sự tăng mạnh về kim ngạch xuất khẩu

Trang 21

không phải do chất lượng cà phê xuất khẩu tăng lên mà chủ yếu là do sự tăng lên của giá cà phê thế giới.

Bên cạnh đó, giá cà phê xuất khẩu còn chịu tác động bởi:

+ Cơ cấu sản phẩm cà phê xuất khẩu của ta chủ yếu là cà phê Robusta Đây là loại cà phê có giá trị thấp hơn cà phê Abirica rất nhiều nên làm cho giá thành xuất khẩu giảm

+ Chất lượng cà phê nhân của nước ta chưa đồng đều , không cao do khâu chăm sóc chưa thực sự hiệu quả Nhiều người dân trồng cà phê không đủ vốn đầu tư chăm sóc, nên chất lượng quả không cao, khi thu hoạch lại hái lẫn nhiều quả xanh, sau khi thu hoạch, chủ yếu chế biến theo phương thức thủ công nên độ khô của cà phê chưa được đồng đều và chưa đạt tiêu chuẩn Và cũng do hạn chế về trình độ và vốn nên vấn đề bảo quản, đóng gói, vận chuyển còn chưa được chú trọng nhiều dẫn đến chất lượng cà phê Việt Nam khi đến thị trường nhập khẩu sẽ giảm rất nhiều về chất lượng, do đó giá thành bị giảm nhiều

+ Công tác xúc tiến thương mại , quảng bá thương hiệu, khai thác bạn hàng còn hạn chế Tuy hai năm gần đây, chúng ta đã có những chuyển biến trong giao dịch thương mại nhất là thương mại điện tử theo các hợp đồng kỳ hạn Nhờ vậy, cà phê Việt Nam càng có nhiều cơ hội vươn xa hơn nữa

Theo các nhà phân tích, giá xuất khẩu cà phê ở Việt Nam luôn thấp hơn giá thế giới và bám sát với biến động giá thế giới Điều đó cho thấy rằng ngành cà phê Việt Nam luôn gắn chặt với thương mại cà phê quốc tế

Bảng 9: Giá xuất khẩu cà phê của một số nước trên thê giới năm 2001

Quốc gia Cent/

Trang 22

Quy trình chọn giống- trồng trọt - chăm sóc - thu hoạch - chế biến - xuất khẩu là một quy trình dài đòi hỏi tính hiệu quả, nhất quán với nhau Song thực tế Việt Nam, quy trình này còn rất nhiều bất cập nên giá cà phê xuất khẩu thường thấp và chất lượng cà phê xuất khẩu cũng chưa đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Một nguyên nhân nữa làm cho chất lượng cà phê Việt Nam thấp hơn thế giới là do tiêu chuẩn cà phê Việt Nam còn thấp hơn tiêu chuẩn của thế giới

Bảng 10: Tiêu chuẩn chất lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam

Cà phê nhân- Phương pháp xác định cỡ hạt bằng sàng tay (Soát xét lần 2- Thay thế TCVN 4807-89) 4- TCVN 4334-2001

(ISO 3509-1989)

Cà phê & các sản phẩm của cà phê - Thuật ngữ và định nghĩa (Soát xét lần 1- Thay thế TCVN 4334-86) 5- TCVN 4193:2001 (Soát xét lần 3 - Thay thế TCVN 4193:1993)Cà phê nhân - Yêu cầu kỹ thuật

Nguồn: VIFACO

Người dân trồng cà phê thường có thói quen thu hái tổng hợp hạt xanh lẫn hạt chín, phơi và cất giữ thủ công khiến chất lượng giảm Tuy nhiên, hiện nay việc áp dụng tiêu chuẩn cho cà phê xuất khẩu còn nhiều hạn chế Là thành viên của Tổ chức Cà phê thế giới (ICO) gồm 25 nước, chiếm 73,1% lượng cà phê xuất khẩu toàn cầu phải tuân thủ những tiêu chuẩn về cà phê XK, nhưng Việt Nam hiện lại nằm trong số 26,9% lượng cà phê không tuân thủ tiêu chuẩn nào của Tổ chức Cà phê thế giới Điều này khiến cho “Việt Nam trở thành nước chuyên xuất khẩu

“xô” cà phê” ( Theo Bộ Tài Chính) Bởi hàng xấu, hàng tốt trộn lẫn rồi bán với

giá thấp Do vậy, cà phê Việt Nam bị thải loại ở các cảng châu Âu là trên 1 triệu bao, chiếm 73,32% lượng cà phê bị thải loại của thế giới Niên vụ 2006/2007 vừa qua tuy kim ngạch đạt tới con số kỷ lục 1,9 tỷ USD, song, chúng ta không thể không nhắc đến hàng trăm triệu USD mất đi do hàng kém chất lượng Theo Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam phân tích, nguyên nhân chủ yếu là cũng do việc thu hoạch cà phê không đúng tiêu chuẩn Do chúng ta thu hoạch theo kiểu hái sạch , hái hết quả trên cây, nên rất nhiều quả cà phê xanh chưa đủ độ chín đã được thu

Ngày đăng: 28/09/2012, 11:57

Hình ảnh liên quan

Hình 1: Cơ cấu hàng xuất khẩu theo mức độ chế biến - Hoạt động xuất khẩu cà phê đối với tăng trường và phát triển kinh tế Việt Nam.docx

Hình 1.

Cơ cấu hàng xuất khẩu theo mức độ chế biến Xem tại trang 3 của tài liệu.
Bảng 2: Cơ cấu hàng xuất khẩu theo phân ngành kinh tế (1986-2005) - Hoạt động xuất khẩu cà phê đối với tăng trường và phát triển kinh tế Việt Nam.docx

Bảng 2.

Cơ cấu hàng xuất khẩu theo phân ngành kinh tế (1986-2005) Xem tại trang 4 của tài liệu.
Bảng 4: Dự kiến cơ cấu hàng xuất khẩu đến năm 2010 Nhóm hàng - Hoạt động xuất khẩu cà phê đối với tăng trường và phát triển kinh tế Việt Nam.docx

Bảng 4.

Dự kiến cơ cấu hàng xuất khẩu đến năm 2010 Nhóm hàng Xem tại trang 7 của tài liệu.
Bảng 5: Diện tích, năng suất, sản lượng cà phê nước ta - Hoạt động xuất khẩu cà phê đối với tăng trường và phát triển kinh tế Việt Nam.docx

Bảng 5.

Diện tích, năng suất, sản lượng cà phê nước ta Xem tại trang 15 của tài liệu.
Hình 2: Biến động kim ngạch và giá xuất khẩu cà phê giai đoạn 1994-2004 - Hoạt động xuất khẩu cà phê đối với tăng trường và phát triển kinh tế Việt Nam.docx

Hình 2.

Biến động kim ngạch và giá xuất khẩu cà phê giai đoạn 1994-2004 Xem tại trang 19 của tài liệu.
Hình 3: Lượng (kg/người) và giá trị (nghìn đồng/người) tiêu thụ cà phê bình quân đầu người nông thôn và thành thị năm 2002 - Hoạt động xuất khẩu cà phê đối với tăng trường và phát triển kinh tế Việt Nam.docx

Hình 3.

Lượng (kg/người) và giá trị (nghìn đồng/người) tiêu thụ cà phê bình quân đầu người nông thôn và thành thị năm 2002 Xem tại trang 26 của tài liệu.
Hình 4: Tiêu thụ cà phê đầu người theo nhóm thu nhập năm 2002 - Hoạt động xuất khẩu cà phê đối với tăng trường và phát triển kinh tế Việt Nam.docx

Hình 4.

Tiêu thụ cà phê đầu người theo nhóm thu nhập năm 2002 Xem tại trang 27 của tài liệu.
Hình 5: Tiêu thụ cà phê đầu người theo vùng của Việt Nam năm 2002 - Hoạt động xuất khẩu cà phê đối với tăng trường và phát triển kinh tế Việt Nam.docx

Hình 5.

Tiêu thụ cà phê đầu người theo vùng của Việt Nam năm 2002 Xem tại trang 27 của tài liệu.
Hình 6: Các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu - Hoạt động xuất khẩu cà phê đối với tăng trường và phát triển kinh tế Việt Nam.docx

Hình 6.

Các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu Xem tại trang 29 của tài liệu.
Bảng 11: Xuất khẩu cà phê với tổng kim ngạch xuất khẩu và GDP - Hoạt động xuất khẩu cà phê đối với tăng trường và phát triển kinh tế Việt Nam.docx

Bảng 11.

Xuất khẩu cà phê với tổng kim ngạch xuất khẩu và GDP Xem tại trang 30 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan