Hoàn thiện công tác định giá đất tại Ngân hàng Techcombank.DOC

74 918 15
Hoàn thiện công tác định giá đất tại Ngân hàng Techcombank.DOC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hoàn thiện công tác định giá đất tại Ngân hàng Techcombank

Chuyên đề thực tập LỜI MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Tồn tại và vận hành trong nền kinh tế với tư cách là một chủ thể “đi vay để cho vay”, để có thể hoạt động hiệu quả, các ngân hàng thương mại không những cần phải làm tốt công tác “đi vay” mà cần phải làm tốt cả công tác “cho vay” của mình. Trên thực tế, quá trình “cho vay” theo cách hiểu chung nhất thì cũng chính là quá trình mà bản thân các ngân hàng thương mại tham gia vào hoạt động đầu tư của họ. Nhưng vấn đề đặt ra là làm thế nào để có thể thực hiện tốt công tác “cho vay” đó. Để có thể thực hiện tốt công tác “cho vay” đòi hỏi các ngân hàng phải có một nghiệp vụ định giá tài sản một cách hoàn thiện và chính xác, đóng góp quan trọng trong hoạt động kinh doanh cũng như sự an toàn của các ngân hàng thương mại. Trong những năm gần đây, sự phát triển của thị trường bất động sản đã thu hút ngày càng nhiều các ngân hàng thương mại tham gia tài trợ vốn thông qua cho vay thế chấp bằng bất động sản. Có thể nói, chính lúc này vai trò của hoạt động định giá càng cần thiết. Techcombank là một trong những ngân hàng hàng đầu ở Việt Nam đi tiên phong trong lĩnh vực đó. Trong đó có thể kể đến định giá bất động sản thế chấp đặc biệt định giá đất là một trong những nghiệp vụ định giá phổ biến và hiệu quả mà Techcombank đã áp dụng để cho vay thế chấp. Bởi lẽ lĩnh vực đó rất quan trọng, căn cứ vào đó Techcombank sẽ xác định được mức cho vay hợp lý, vừa đáp ứng được nhu cầu vốn của khách hàng, vừa đảm bảo khả năng thu hồi vốn. Tất nhiên đây cũng là một lĩnh vực khó và còn nhiều bất cập. Chính vì lí do đó mà em lựa chọn đề tài: “ Hoàn thiện công tác định giá đất tại Ngân hàng Techcombank” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp.Hoàng Thị Huyền Trang Lớp: KD Bất Động Sản 471 Chuyên đề thực tập 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU- Hệ thống hóa cơ sở khoa học về định giá đất- Đánh giá thực trạng công tác định giá đất tại Techcombank.- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc định giá bất động sản nói chung và định giá đất nói riêng tại Ngân hàng Techcombank.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Nghiên cứu công tác định giá đất tại Ngân hàng Techcombank4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong quá trình thực hiện đề tài, các phương pháp được sử dụng đó là phương pháp điều tra, khảo cứu tài liệu và kết hợp chặt chẽ với các phương pháp khác như phân tích, tổng hợp để làm rõ các vấn đề định giá đất và vận dụng những vấn đề lý thuyết đó vào thực tiễn.5. KẾT CẤU NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀINgoài lời mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, nội dung của chuyên đề chia thành 3 chương: Chương 1 : Cơ sở khoa học của định giá đấtChương 2 : Thực trạng công tác định giá đất tại Ngân hàng TechcombankChương 3 : Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác định giá đất tại Ngân hàng Techcombank.Em xin bày tỏ sự biết ơn chân thành đến Th.s Nguyễn Thị Hải Yến đã giúp em hoàn thành đề tài nàyĐồng thời em cũng xin cảm ơn các anh, chị tại Phòng Định giá đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình được thực tập tại Phòng Định giá của Hội sở Techcombank. Chương 1:Hoàng Thị Huyền Trang Lớp: KD Bất Động Sản 472 Chuyên đề thực tập CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỊNH GIÁ ĐẤT1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của đất1.1.1. Khái niệm và phân loại đất1.1.1.1. Khái niệmĐất đai là một tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi một quốc gia và mỗi một dân tộc. Có thể nói là điều kiện tồn tại và phát triển của con người và các sinh vật khác trên trái đất.Đất đai là một vật thể thiên nhiên hình thành lâu đời do kết quả quá trình hoạt động của năm yếu tố: đá, thực vật động vật, khí hậu, địa hình và thời gian. Theo Luật đất đai 1993 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có ghi: “ Đất đai là tài nguyên của quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng. Trải qua nhiều thế hệ, nhân dân ta đã tốn bao công sức, xương máu mới tạo lập, bảo vệ được vốn đất đai như ngày nay.”1.1.1.2. Phân loại đấtTùy theo mục đích có thể có những cách phân loại khác nhau nhưng đều nhằm mục đích nắm vững các loại đất để bố trí sử dụng và quản lý chúng. Có 2 cách phân loại chủ yếu sau: Căn cứ vào mục đích sử dụng đất, đất đai được phân loại như sau:  Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại: a) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa, đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác; b) Đất trồng cây lâu năm; Hoàng Thị Huyền Trang Lớp: KD Bất Động Sản 473 Chuyên đề thực tập c) Đất rừng sản xuất; d) Đất rừng phòng hộ; đ) Đất rừng đặc dụng; e) Đất nuôi trồng thủy sản; g) Đất làm muối; h) Đất nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ;  Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại: a) Đất ở gồm đấttại nông thôn, đấttại đô thị; b) Đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp; c) Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; d) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất xây dựng khu công nghiệp; đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm; đ) Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông, thủy lợi, đất xây dựng các công trình văn hóa, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao phục vụ lợi ích công cộng, đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, đất xây dựng các công trình công cộng khác theo quy định của Chính phủ; e) Đất do các cơ sở tôn giáo sử dụng; g) Đấtcông trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ; h) Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa; i) Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng; k) Đất phi nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ;  Nhóm đất chưa sử dụng bao gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng. Căn cứ để xác định loại đất trên thực địa: Việc xác định loại đất trên thực địa theo các căn cứ sau đây: Hoàng Thị Huyền Trang Lớp: KD Bất Động Sản 474 Chuyên đề thực tập - Theo hiện trạng sử dụng đất phù hợp với quy hoạch sử dụng đất được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt; - Theo quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; - Theo đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất đối với trường hợp không phải xin phép chuyển mục đích sử dụng đất. 1.1.2. Đặc điểm của đấtĐất đai có bốn đặc điểm chủ yếu sau: Đặc tính không thể sản sinh và tái tạo của đất đai; Là một tư liệu sản xuất gắn liền với hoạt động của con người; Đặc điểm về sự chiếm hữu và sở hữu của đất đai; Tính đa dạng và phong phú của đất đai. a) Đặc tính không thể sản sinh và có khả năng tái tạo của đất đaiĐất đai là một tài sản cố định, giới hạn về quy mô mà nguồn gốc của đất đai do quá trình phong hóa tự nhiên qua rất nhiều thời kỳ. Chính vì vậy mà đất đai không thể sản sinh được. Nhưng đất đai lai có khả năng tái tạo bởi lẽ : yếu tố quyết định chất lượng của đất đai chính là độ phì. Độ phì là một đặc trưng về chất gắn liền với đất, thể hiện khả năng cung cấp thức ăn, nước cho cây trồng trong quá trình sinh trưởng và phát triển. Khả năng phục hồi và tái tạo của đất chính là khả năng phục hồi và tái tạo độ phì thông qua tự nhiên hoặc do tác động của con người. Tùy vào mục đích sử dụng mà con người có các giải pháp để tái tạo hay cải thiện đất cho hợp lý. Chính vì đất không thể sản sinh được nên khi sử dụng phải hợp lý, tiết kiệm đi kèm là bảo vệ và tái tạo đất. b) Đất đai là một tư liệu sản xuất gắn liền với hoạt động của con người Đất đai trở thành tư liệu sản xuất không thể thiếu được trong quá trình hoạt động sản xuất. Bằng nhiều hình thức khác nhau, con người đã tác động vào đất đai để phục vụ lợi ích của mình. Tác động của con người có thể làm Hoàng Thị Huyền Trang Lớp: KD Bất Động Sản 475 Chuyên đề thực tập thay đổi tính chất sử dụng của đất, từ đất xấu trở thành đất tốt hoặc thay đổi mục đích sử dụng. Tất cả những tác động ấy đã biến đất đai từ một sản phẩm tự nhiên trở thành sản phẩm lao động. Điều đó đúng trong mọi giai đoạn. Từ xã hội tư bản chủ nghĩa, những đầu tư vào ruộng đất đã biến ruộng đất thành tư bản và ruộng đất đã trở thành một quan hệ kinh tế xã hội. Trong xã hội có giai cấp, các quan hệ này ngày càng phát triển. Cho đến trong điều kiện kinh tế thị trường, đất đai trở thành đối tượng của sự trao đổi, mua bán, chuyển nhượng và hình thành một thị trường đất đai. c) Đặc điểm về sự chiếm hữu và sở hữu đất đai Sở hữu đất đai về bản chất sở hữu đất đai sở hữu toàn xã hội, bởi lẽ đất đai là sản phẩm của tự nhiên, con người khai phá và chiếm hữu thành tài sản chung của bộ lạc, cộng đồng.d) Tính đa dạng và phong phú của đất đai Do đặc tính tự nhiên của đất đai và phân bố cố định trên từng vùng lãnh thổ nhất định gắn liền với điều kiện hình thành đất quyết định, mặt khác nó còn do yêu cầu và đặc điểm, mục đích sử dụng các loại đất khác nhau chính vì thế mà đất đai rất đa dạng và phong phú, có rất nhiều loại phù hợp với mỗi một mục đích sử dụng khác nhau. Điều đó, đòi hỏi con người khi sử dụng đất phải biết khai thác triệt để lợi thế của mỗi loại đất một cách tiết kiệm và có hiệu quả.1.1.3. Vai trò của đất Không phải ngẫu nhiên mà C.Mác nói rằng: Đất đai là tài sản mãi mãi với loài người, là điều kiện cần để sinh tồn, là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất, là tư liệu sản xuất cơ bản trong nông lâm nghiệp. Đúng Hoàng Thị Huyền Trang Lớp: KD Bất Động Sản 476 Chuyên đề thực tập vậy, đất đai có một vai trò hết sức quan trọng đối với sự sống của xã hội loài người và sự phát triển của nền kinh tế. Trong tiến trình lịch sử của xã hội loài người, con người và đất đai ngày càng gắn liền chặt chẽ với nhau. Đất đai trở thành nguồn của cải vô tận của con người, con người dựa vào đó để tạo nên sản phẩm nuôi sống mình. Đất đai luôn luôn là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống. Không có đất đai thì không có bất kỳ một ngành sản xuất nào, không một quá trình lao động nào diễn ra và cũng không thể có sự tồn tại của xã hội loài người. Đất đai là một bất động sản vô cùng quan trọng của mỗi một quốc gia. Nó tham gia vào tất cả các ngành sản xuất vật chất của xã hội như là một tư liệu sản xuất đặc biệt. Đối với ngành công nghiệp( trừ ngành khai khoáng) , đất đai làm nền tảng, làm cơ sở, địa điểm để tiến hành những thao tác, những hoạt động sản xuất kinh doanh. Bởi lẽ muốn xây dựng một nhà máy trước hết phải có địa điểm, một diện tích đất đai nhất định, trên đó sẽ là nơi xây dựng các nhà xưởng để máy móc, kho tàng, bến bãi, nhà làm việc, đường sá đi lại trong nội bộ. Cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp là sự phát triển của ngành xây dựng, các công trình dân cư phát triển đòi hỏi xây dựng nhà ở và hình thành đô thị, các khu dân cư mới. Đối với ngành nông nghiệp thì đất đai có một vị trí đặc biệt quan trọng, là yếu tố hàng đầu của ngành sản xuất này. Đất đai đóng vai trò là tư liệu sản xuất chủ yếu, vừa là đối tượng sản xuất vừa là công cụ sản xuất. Trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản thì đất đai có vai trò phát triển thị trường đất đai nói riêng và thị trường bất động sản nói chung.Quả thật, đất đai là nguồn của cải, là một tài sản cố định ( bất động sản), hoặc đầu tư cố định, là thước đo sự giàu nghèo của mỗi quốc gia. Đất đai còn là sự bảo hiểm cho cuộc sống, bảo hiểm về tài chíh, như là sự Hoàng Thị Huyền Trang Lớp: KD Bất Động Sản 477 Chuyên đề thực tập chuyển nhượng của cải qua các thế hệ và như là nguồn lực cho các mục đích tiêu dùng. Chính vì thế mà khi sử dụng đất đai phải sử dụng một cách hợp lý, tiết kiệm và phải luôn bảo vệ và cải tạo đất. 1.2. Giá trị của đất, các loại giá đất, cách xác định giá trị đất 1.2.1. Khái niệm về giá trị Theo W.Petty, nguồn gốc của giá trị là lao động và đất đai. Ông cho rằng: “ Lao động là cho còn đất đai là mẹ của mọi của cải.” Theo C.Mác, bất kỳ một hàng hóa nào cũng có hai thuộc tính, đó là giá trị và giá trị sử dụng. Giá trị là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong đó. Sản phẩm nào không chứa đựng lao động của con người thì không có giá trị. Khi phân tích các yếu tố cấu thành lượng giá trị của hàng hóa, C.Mác cho rằng: để sản xuất hàng hóa không những chỉ cần lao động, mà còn cần các yếu tố khác như công cụ nguyên vật liệu, nhà xưởng…, do đó lượng giá trị hàng hóa bao gồm cả giá trị cũ ( tức là giá trị của những tư liệu sản xuất hàng hóa) và giá trị mới ( tức là hao phí lao động sống). Trong quá trình tồn tại và phát triển của xã hội loài người, vai trò của đất đai ngày càng quan trọng. Các quan hệ đất đai chuyển dần từ chỗ quan hệ khai thác chinh phục tự nhiên sang các quan hệ kinh tế - xã hội. Quan hệ về đất đai không chỉ dừng lại ở các quan hệ đơn thuần về bề mặt diện tích đất đai mà còn bao gồm các công trình gắn liền với đất đai và khả năng sinh lợi của đất đai trước mắt cũng như lâu dài. Do vậy, giá trị đất đai được hiểu bao gồm cả giá trị bản thân đất đai và giá trị của các yếu tố trên đó cùng với khả năng sinh lợi mang lại cho chủ sở hữu. 1.2.2. Cách xác định giá trị của đấtHoàng Thị Huyền Trang Lớp: KD Bất Động Sản 478 Chuyên đề thực tập Khi đất được dùng để làm tài sản thế chấp thì giá trị của đất được xác định như sau: - Đất do Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất ở, đất mà hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp, đất do Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất đối với tổ chức kinh tế, đất mà tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp thì giá trị quyền sử dụng đất thế chấp, bảo lãnh do tổ chức tín dụng và khách hàng vay, bên bảo lãnh thỏa thuận theo giá đất thực tế chuyển nhượng ở địa phương đó tại thời điểm thế chấp, tổ chức tín dụng xem xét, quyết định mức cho vay và tự chịu trách nhiệm về rủi ro vốn cho vay. - Đất do Nhà nước cho hộ gia đình, cá nhân, tổ chức kinh tế thuê mà đã trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê hoặc đã trả tiền thuê đất cho nhiều năm thì giá trị quyền sử dụng đất được thế chấp, bảo lãnh gồm tiền đền bù thiệt hại, giải phóng mặt bằng khi được Nhà nước cho thuê đất ( nếu có), tiền thuê đất đã trả cho Nhà nước sau khi trừ đi tiền thuê đất cho thời gian sử dụng. - Đất được Nhà nước cho tổ chức kinh tế, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thuê, khi thế chấp giá trị quyền sử dụng đất gắn liền với tài sản thuộc sở hữu của mình đã đầu tư xây dựng trên đất đó thì giá trị quyền sử dụng đất thế chấp được xác định theo số tiền thuê đất đã trả cho Nhà nước sau khi trừ đi tiền thuê đất đã trả cho thời gian sử dụng đất. - Đất được Nhà nước giao cho tổ chức kinh tế không thu tiền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối, đất được Nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân đã trả tiền thuê đất hàng năm hoặc trả tiền thuê đất cho nhiều năm mà Hoàng Thị Huyền Trang Lớp: KD Bất Động Sản 479 Chuyên đề thực tập thời gian thuê đất đã trả tiền còn lại dưới 5 năm thì giá trị tài sản thế chấp không tính giá trị quyền sử dụng đất. - Trường hợp thế chấp, bảo lãnh giá trị quyền sử dụng đất mà người thuê đất được miễn, giảm tiền thuê đất theo quy định của pháp luật thì giá trị quyền sử dụng đất để thế chấp, bảo lãnh được tính theo giá trị thuê đất trước khi được miễn giảm. 1.3. Các quan điểm, sự cần thiết định giá đất1.3.1. Các quan điểm về định giá đấtCó rất nhiều quan điểm về định giá bất động sản ( đất), chẳng hạn:Theo điều 4 pháp lệnh giá Việt Nam ngày 08/05/2002 thì Thẩm định giácông việc đánh giá lại giá trị tài sản phù hợp với thị trường tại một địa điểm, thời điểm, nhất định theo tiêu chuẩn cả Việt Nam hoặc thông lệ quốc tế” .Theo Giáo sư W. Seabrooke, viện đại học Portsmouth, Anh: Thẩm định giá là sự ước tính về giá trị của các quyền sở hữu tài sản cụ thể bằng hình thái tiền tệ cho một mục đích đã được xác định rõ. Theo Giáo sư Lin Lan Yuan, trường xây dựng và bất động sản, Đại học quốc gia Singapore: Thẩm định giá là một nghệ thuật hay khoa học về ước tính giá trị cho một mục đích cụ thể của một tài sản cụ thể tại một thời điểm xác định, có cân nhắc đến tất cả những đặc điểm của tài sản và cũng như xem xét tất cả các yếu tố kinh tế căn bản của thị trường, bao gồm các loại đầu tư lựa chọn. Từ các quan điểm trên, ta rút ra một quan điểm chung cho định giá bất động sản ( đất) như sau: Định giá đất ( bất động sản ) là một nghệ thuật hay khoa học xây dựng giá trị của bất động sản cho một mục đích cụ thể ở thời điểm nhất định có Hoàng Thị Huyền Trang Lớp: KD Bất Động Sản 4710 [...]... Xác định mảnh đất cần định giágiá trị làm cơ sở định giá - Xác định đặc điểm cơ bản về pháp lý, kinh tế, kỹ thuật của bất động sản cần định giá. - Xác định mục đích định giá. - Xác định khách hàng, yêu cầu của khách hàng, những người sử dụng kết quả định giá. - Xác định những điều kiện ràng buộc và những hạn chế trong xác định đối tượng định giá. - Xác định thời điểm định giá : như giá. .. NGHIÊN CỨU - Hệ thống hóa cơ sở khoa học về định giá đất - Đánh giá thực trạng công tác định giá đất tại Techcombank. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc định giá bất động sản nói chung và định giá đất nói riêng tại Ngân hàng Techcombank. 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Nghiên cứu công tác định giá đất tại Ngân hàng Techcombank 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong quá trình thực hiện đề tài, các phương... vấn đề định giá đất và vận dụng những vấn đề lý thuyết đó vào thực tiễn. 5. KẾT CẤU NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI Ngoài lời mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, nội dung của chuyên đề chia thành 3 chương: Chương 1 : Cơ sở khoa học của định giá đất Chương 2 : Thực trạng công tác định giá đất tại Ngân hàng Techcombank Chương 3 : Một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác định giá đất tại Ngân hàng. .. khách hàng dùng bất động sản (đất) thế chấp khi chủ sở hữu của nó muốn thế chấp để vay vốn trong tổ chức tín dụng. Thơng qua định giá khách hàng hiểu rõ hơn về giá trị của mảnh đất mà mình đang sử hữu. Cịn tổ chức tín dụng như ngân hàng sẽ đưa ra được mức cho vay hợp lý thông qua giá trị định giá mảnh đất. Vì vậy, định giá là tất yếu và cần thiết. 1.4. Các căn cứ định giá và nguyên tắc định giá đất 1.4.1... thiết định giá đất Định giá là một trong những dịch vụ rất quan trọng của dịch vụ kinh doanh bất động sản. Bởi vì, định giá giúp chúng ta đưa ra các quyết định liên quan tới việc mua, bán, đầu tư, phát triển, quản lý, sở hữu, cho thuê, đánh thuế, bảo hiểm, cầm cố và kinh doanh tài sản cố định. Định giá đất là một trong những nghiệp vụ định giá tất yếu của định giá bất động sản. Việc định giá đất. .. nhất, hiệu quả nhất của mảnh đất. 1.5.1.5. Xác định giá trị mảnh đất cần định giá Cần phải chỉ rõ sử dụng phương pháp, áp dụng phương pháp nào để chỉ ra giá trị của mảnh đất cần định giá. Định giá viên cần phân tích rõ mức độ phù hợp của một hoặc nhiều phương pháp định giá được sử dụng và hòa hợp chỉ số giá trị. 1.5.1.6. Lập báo cáo và chứng thư định giá Báo cáo định giá có thể bằng văn bản hoặc... dụng đất đai phải sử dụng một cách hợp lý, tiết kiệm và phải luôn bảo vệ và cải tạo đất. 1.2. Giá trị của đất, các loại giá đất, cách xác định giá trị đất 1.2.1. Khái niệm về giá trị Theo W.Petty, nguồn gốc của giá trị là lao động và đất đai. Ông cho rằng: “ Lao động là cho còn đất đai là mẹ của mọi của cải.” Theo C.Mác, bất kỳ một hàng hóa nào cũng có hai thuộc tính, đó là giá trị và giá trị... tại các Tỉnh/Thành phố. - Căn cứ hướng dẫn số……ngày … của Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam về việc nhận thế chấp quyền sử dụng đất và các tài sản gắn liền với đất. - Căn cứ vào quy mơ, kết cấu thực tế của cơng trình tại thời điểm định giá, các bên thống nhất định giá như sau: 4.2. Định giá tài sản a. Định giá đất Hoàng Thị Huyền Trang Lớp: KD Bất Động Sản 47 45 Chun đề thực tập... chứng thư định giá có mẫu quy định, chứng thư định giá nhằm mục đích thơng báo cho khách hàng về kết quả định giá. 1.6. Các phương pháp định giá đất 1.6.1. Phương pháp so sánh  Khái niệm Hoàng Thị Huyền Trang Lớp: KD Bất Động Sản 47 15 Chuyên đề thực tập - Theo hiện trạng sử dụng đất phù hợp với quy hoạch sử dụng đất được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt; - Theo quyết định giao đất, cho... nước. b) Kiểm tra hiện trạng và định giá đất làm đảm bảo. Điều kiện và cách thức định giá đất làm đảm bảo được quy định như sau:  Điều kiện - Về nguồn gốc đất nhận thế chấp : + Đất nhận thế chấp là đất do Nhà nước cấp, đất thừa kế, đất do mua bán, chuyển nhượng hoặc trao đổi hoặc đất thuê của Nhà nước nhưng nguồn gốc đất phải rõ ràng, hợp pháp và hợp lệ. Hoàng Thị Huyền Trang Lớp: KD Bất . sản nói chung và định giá đất nói riêng tại Ngân hàng Techcombank. 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Nghiên cứu công tác định giá đất tại Ngân hàng Techcombank4 . PHƯƠNG. sở khoa học về định giá đất- Đánh giá thực trạng công tác định giá đất tại Techcombank. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc định giá bất động

Ngày đăng: 28/09/2012, 11:47

Hình ảnh liên quan

Theo bảng so sánh thì chúng ta thấy được kết quả hoạt động năm 2008 của Techcombank có một số  chỉ  số  không  đạt kế  hoạch  đề  ra, về  tổng tài  sản, về dư nợ, về huy động, nhưng nhìn chung kết quả hoạt động trong năm  2008 của Techcombank tiếp tục có  - Hoàn thiện công tác định giá đất tại Ngân hàng Techcombank.DOC

heo.

bảng so sánh thì chúng ta thấy được kết quả hoạt động năm 2008 của Techcombank có một số chỉ số không đạt kế hoạch đề ra, về tổng tài sản, về dư nợ, về huy động, nhưng nhìn chung kết quả hoạt động trong năm 2008 của Techcombank tiếp tục có Xem tại trang 32 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan