“Nâng cao năng lực cạnh tranh hàng xuất khẩu của Công ty cung ứng nhân lực quốc tế và thương mại SONA

37 239 0
“Nâng cao năng lực cạnh tranh hàng xuất khẩu của Công ty cung ứng nhân lực quốc tế và thương mại SONA

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hội nhập kinh tế sẽ giúp các khoảng cách, rào cản giữa các quốc gia được san bằng. Các biện pháp cản trở sự xâm nhập của hàng hoá sẽ bị xoá bỏ biến thế giới trở thành một thị trường chung rộng lớn cho tất cả các quốc gia có thể tham gia.

Mục lục Danh mục bảng biểu Bảng 1.1 Các kênh tiêu thụ sản phẩm của một doanh nghiệp 14 Bảng 2.1 Cơ cấu cán bộ công nhân viên công ty SONA 31 Bảng 2.2 Cơ cấu bộ máy quản lý công ty………………………… .32 - 1 - Bảng 2.3 Thực trạng kinh doanh công ty SONA giai đoạn 2005 - 2008………………………………………………………………………….38 Bảng 2.4 Doanh thu lãi trước thuế giai đoạn 2005-2008………….39 Bảng 2.5 Khối lượng các mặt hàng xuất khẩu giai đoạn 2005-2008…39 Bảng 2.6 So sánh chỉ tiêu năng lực cạnh tranh ………………………… .42 - 2 - Danh mục từ viết tắt TT Ký hiệu Nghĩa Tiếng anh Tiếng việt 1 APEC Asia-Pacific Economic Cooperation Diễn đàn kinh tế hợp tác kinh tế châu Á-Thái bình dương 2 ASEAN Association of Southeast Asian Nations Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á 3 CĐ Cao đẳng 4 C.ty Công ty 5 CNKT Công nhân kỹ thuật 6 ĐD Đại diện 7 ĐH Đại học 8 ĐT Đầu tư 9 GENERALEXIM Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp I Việt Nam 10 LĐTB&XH Lao động thương binh xã hội 11 PGĐ Phó giám đốc 12 SONA International manpower supply and trade company Công ty cung ứng nhân lực quốc tế thương mại 13 TĐCM Trình độ chuyên môn 14 T.cấp Trung cấp 15 TVDH Tư vấn du học 16 UBND Uỷ ban nhân dân 17 VNĐ Đơn vị tiền tệ việt nam (đồng ) 18 VPĐD Văn phòng đại diện 19 WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới 20 XKLĐ Xuất khẩu lao động 21 XNK Xuất nhập khẩu Lời mở đầu 1. Tính tất yếu Hội nhập kinh tế quốc tế là một xu hướng tất yếu của thời đại. Đó là một quy luật mà bất cứ quốc gia nào muốn phát triển nền kinh tế cũng phải tuân theo bởi chống lại điều đó chính là đã tự gạt mình ra khỏi thị trường kinh tế thế giới rộng lớn, gạt bỏ mọi cơ hội của thời đại tự gây khó khăn, rào - 3 - cản cho chính mình. Hội nhập kinh tế sẽ giúp các khoảng cách, rào cản giữa các quốc gia được san bằng. Các biện pháp cản trở sự xâm nhập của hàng hoá sẽ bị xoá bỏ biến thế giới trở thành một thị trường chung rộng lớn cho tất cả các quốc gia có thể tham gia. Trong thị trường chung này, các quốc gia nhỏ, có nền kinh tế chưa phát triển cũng sẽ có tiếng nói chung đóng góp vào sự phát triển của kinh tế thế giới. Mọi chủ thể tham gia sẽ có quyền bình đẳng với nhau. Các mâu thuẫn xung đột sẽ được giải quyết thông qua quá trình đàm phán, thoả thuận giữa các bên nhằm hạn chế các xung đột. Việt Nam bắt đầu tiến hành đổi mới vào cuối những năm 80, kể từ đó, nền kinh tế Việt Nam đã không ngừng phát triển, hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, trở thành một bánh răng trong cỗ máy khổng lồ là nền kinh tế chung của nhân loại. Quá trình hội nhập đó được đánh dấu bằng những điểm nhấn như việc Việt Nam gia nhập ASEAN, APEC… mới đây nhất chính là sự kiện Việt Nam trở thành thành viên của WTO vào cuối năm 2006. Quá trình Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế quốc tế đã đem đến nhiều cơ hội đên cho các doanh nghiệp, công ty trong nước. Bên cạnh đó cũng có không ít khó khăn thách thức được đặt ra khi đối thủ cạnh tranh của chúng ta là những công ty, tập đoàn nước ngoài với quy mô lớn, tác phong chuyên nghiệp. Để có thể tìm cách nắm bắt những cơ hội ấy vượt qua mọi khó khăn thách thức thì các công ty của Việt Nam cần phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Trong một thế giới ngày càng phát triển hiện nay nếu chúng ta dừng lại đồng nghĩa với sự thụt lùi so với các công ty khác. Bài toán đặt ra đối với các doanh nghiệp, công ty của Việt Nam nói chung những công ty thương mại hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hoá nói riêng là phải tiến hành những công việc gì để có thể gia tăng năng lực cạnh tranh của mình. Đây cũng chính là lý do em chọn đề tài “Nâng cao năng - 4 - lực cạnh tranh hàng xuất khẩu của Công ty cung ứng nhân lực quốc tế thương mại SONA” làm đề tài cho chuyên đề của mình sau một thời gian thực tập tại Công ty. 2. Mục đích - Tìm hiểu những lý luận chung về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, các chỉ tiêu, phương thức đánh giá năng lực cạnh tranh. - Tìm hiểu thực trạng hoạt động, năng lực cạnh tranh của Công ty cung ứng nhân lực quốc tế thương mại SONA. Qua đó đề xuất một số giải pháp với công ty. 3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu Đối tượng: lĩnh vực XK hàng hóa của Công ty cung ứng nhân lực quốc tế thương mại SONA. Phạm vi: chuyên đề chỉ đề cập đến lĩnh vực hoạt động XK hàng hoá của Công ty, trong khoảng thời gian 2005-2008. 4. Phương pháp nghiên cứu Tổng hợp, phân tích số liệu , thu thập báo cáo, nghiên cứu tài liệu. 5. Kết cấu của chuyên đề Ngoài phần mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục chữ viết tắt, lời mở đầu, kết luận tài liệu tham khảo, nội dung chuyên đề gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận chung về cạnh tranh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng kinh doanh tại Công ty cung ứng nhân lực quốc tế thương mại SONA. Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty SONA - 5 - Chương 1 Cơ sở lý luận chung về cạnh tranh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 1.1 Cơ sở lý luận chung về cạnh tranh 1.1.1 Khái niệm cạnh tranh Hiện nay, cạnh tranh là một thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến, bao gồm cả cạnh tranh nói chung cạnh tranh trong nền kinh tế nói riêng. Khái - 6 - niệm cạnh tranh được sử dụng cho cả phạm vi doanh nghiệp, ngành, một quốc gia hay một khu vực, một nhóm liên quốc gia; sự khác biệt đó là đối với đối tượng sử dụng khác nhau thì mục tiêu khác nhau. Đối với doanh nghiệp thì mục tiêu của cạnh tranh chính là tìm kiếm lợi nhuận, chiếm lĩnh thị trường còn với quốc gia đó chính là sự phát triển của nền kinh tế, nâng cao mức sống của người dân gia tăng phúc lợi xã hội. Có nhiều khái niệm cạnh tranh doanh nghiệp được sử dụng trong các chương trình giảng dạy như: • Theo K.Marx “Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất tiêu dùng hàng hoá để thu được lợi nhuận siêu ngạch” • Theo Từ điển bách khoa Việt Nam (tập 1) thì cạnh tranh trong kinh doanh là hoạt động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hoá giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối quan hệ cung cầu, nhằm dành các điều kiện sản xuất , tiêu thụ thị trường có lợi nhất. • Các tác giả trong cuốn "Các vấn đề pháp lý về thể chế chính sách cạnh tranh kiểm soát độc quyền kinh doanh, thuộc sự án VIE/97/016 thì cho: Cạnh tranh có thể được hiểu là sự ganh đua giữa các doanh nghiệp trong việc giành một số nhân tố sản xuất hoặc khách hàng nhằm nâng cao vị thế của mình trên thị trường, để đạt đựơc một mục tiêu kinh doanh cụ thể, ví dụ như lợi nhuận, doanh số hoặc thị phần. Cạnh tranh trong một môi trường như vậy đồng nghĩa với ganh đua. Từ các khái niệm nêu trên có thể thấy rằng cạnh tranh chính là sự cố gắng nhằm giành lấy các điều kiện thuận lợi hơn các đối thủ khác trong một môi trường cạnh tranh, từ đó đạt được các mục tiêu đã đề ra. 1.1.2 Các loại hình cạnh tranh - 7 - Cạnh tranh có thể được phân chia thành nhiều loại khác nhau dựa trên các tiêu thức sau: ♦ Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường Cạnh tranh giữa người mua người bán: loại hình cạnh tranh này hình thành dựa trên cở sơ thoả thuận giá cả của hàng hoá. Trong đó, người mua muốn mua được hàng hoá với giá thấp nhất, còn người bán thì mong muốn có thể bán với giá cao nhất. Cạnh tranh giữa người mua với nhau: loại hình cạnh tranh này được hình thành dựa vào quan hệ cung-cầu trên thị trường. Trong trường hợp khi cung thấp hơn cầu rất nhiều thì cạnh tranh diễn ra càng gay gắt, giá hàng hoá sẽ tăng cao do người mua phải chấp nhận giá để có thể mua được hàng. Cạnh tranh giữa người bán với nhau: là cuộc cạnh tranh giữa những người cung cấp hàng hoá nhằm giành được khách hàng thị trường. Cuộc cạnh tranh này sẽ dẫn đến giá cả hàng hoá hạ xuống chất lượng, mẫu mã của hàng hoá không ngừng được cải tiến theo thị hiếu của người tiêu dùng. Người bán nào không đủ năng lực sẽ bị đào thải khỏi thị trường. ♦ Căn cứ vào phạm vi ngành kinh tế Cạnh tranh trong nội bộ ngành: là cuộc cạnh tranh diễn ra giữa các doanh nghiệp, nhà máy trong một ngành. Các doanh nghiệp này cùng sản xuất ra một loại sản phẩm như nhau, kết quả của cạnh tranh sẽ dẫn đến sự phát triển của kỹ thuật sản xuất Cạnh tranh giữa các ngành: diễn ra giữa các doanh nghiệp trong các ngành kinh tế khác nhau nhằm thu được lợi nhuận cao nhất. Quá trình này sẽ dẫn đến sự phân bổ lại vốn đầu tư giữa các ngành, các dòng vốn sẽ di chuyển từ những ngành có lợi nhuận thấp sang những ngành có lợi nhuận cao. ♦ Căn cứ vào tình chất cạnh tranh - 8 - Cạnh tranh hoàn hảo: là cạnh tranh mà trên thị trường có nhiều người bán khác nhau, trong đó không có người bán nào có đủ sức mạnh để khống chế giá cả của thị trường. Các sản phẩm được bán ra tương đồng với nhau. Do đó để cạnh tranh với các đối thủ khác thì người bán phải tìm cách giảm chi phí, nâng cao chất lượng, đa dạng hoá mẫu mã sản phẩm, tạo ra được sự khác biệt so với những người bán khác nhằm chiếm lĩnh thị trường. Cạnh tranh không hoàn hảo: là hình thức cạnh tranh giữa những người bán có sản phẩm không đồng nhất với nhau. Mỗi sản phẩm sẽ gắn liền với hình ảnh tên tuổi công ty. Do đó để có thể tiêu thụ được sản phẩm thì nguời bán cần phải tiến hành các biện pháp như quảng cáo, khuyến mại, cung cấp dịch vụ kèm theo, ưa đãi về giá cả. Cạnh tranh độc quyền: trong trưòng hợp này giá cả trên thị trường sẽ không được quyết định bởi quan hệ cung cầu trên thị trường. Sản phẩm sẽ chỉ do một hoặc một ít người bán họ sẽ khống chế giá cả. ♦ Căn cứ vào thủ đoạn sử dụng trong cạnh tranh Cạnh tranh lành mạnh: là cạnh tranh phù hợp với luật pháp, với đạo đức kinh doanh, với các chuẩn mực xã hội. Các biện pháp cạnh tranh được xã hội chấp nhận tiến hành công khai. Cạnh tranh không lành mạnh: là cạnh tranh dựa vào các hoạt động vi phạm pháp luật ( như buôn lậu hay trốn thuế). Đây là loại hình cạnh tranh vi phạm vào đạo đức kinh doanh bị lên án. 1.1.3 Các công cụ cạnh tranhCạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm Chất lượng sản phẩm chính là một công cụ rất quan trọng trong cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Nó phản ánh sự thoả mãn các nhu cầu của khách hàng, dẫn tới việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, tăng khả năng chiến thắng các đối thủ cạnh tranh khác. Trong điều kiện hiện nay, khi mà thu nhập mức - 9 - sống của người dân càng ngày càng được nâng cao thì giá cả đã không còn là yếu tố hàng đầu nữa mà chất lượng sản phẩm mới là yếu tố quan trọng quyết định đến khả năng tiêu thụ sản phẩm. Chất lượng của sản phẩm phụ thuộc vào công nghệ, kỹ thuật sản xuất. Do đó để có thể cạnh tranh với các đối thủ khác thì doanh nghiệp phải không ngừng thay đổi, phát triển kỹ thuật công nghệ của mình. Trường hợp này dẫn đến sự phát triển chung của cả ngành sản xuất đem đến lợi ích cho người tiêu dùng khi ngày càng được sử dụng những sản phẩm có chất lượng tốt hơn. ♦ Cạnh tranh bằng giá sản phẩm Giá cả chính là sự thể hiện bằng tiền của giá trị sản phẩm, nó phụ thuộc vào các yếu tố sau: • Các yếu tố có thể kiểm soát: là các yếu tố có thể tính được bằng tiền như các yếu tố đầu vào, giá thành nguyên, nhiên vật liệu, chi phí bán hàng, chi phí lưu động, tiền lương công nhân … • Các yếu tố không thể kiểm soát: là các yếu tố như quan hệ cung cầu trên thị trường, chính sách điều tiết thị trường của Nhà nước. Giá cả của hàng hoá được các doanh nghiệp sử dụng làm công cụ cạnh tranh thông qua các chính sách định giá bán hàng hoá của mình trên thị trường. Các chính sách định giá mà một doanh nghiệp có thể áp dụng như sau: – Chính sách định giá thấp Trong trường hợp này doanh nghiệp sẽ đưa ra giá bán hàng hoá thấp hơn so với giá thị trường. Tuỳ thuộc vào mục tiêu, tình hình sản xuất các biến động của thị trường mà có thể chia thành các cách sau: • Định giá bán thấp hơn giá thị trường nhưng cao hơn giá trị sản phẩm, doanh nghiệp chấp nhận một mức lãi thấp hơn. Phương pháp này thường - 10 - [...]... lược về Công ty SONA - 26 - 2.1.1 Quá trình hình thành phát triển Tên đầy đủ của công ty là : Công ty Cung ứng Nhân lực Quốc tế Thương mại Tên giao dịch quốc tế: International manpower supply and trade company Tên giao dịch viết tắt: SONA Trụ sở chính: Số 34- Đại Cồ Việt- Quận Hai Bà Trưng- Hà Nội * Biểu tượng: Trước năm 1992: Công ty Cung ứng Nhân lực Quốc tế Thương mại (SONA) là một doanh... trong lĩnh vực cung ứng nguồn nhân lực Công ty đã xây dựng được uy tín thị trường riêng của mình, được nhiều đối tác tin cậy Đến năm 1998, Bộ lao động thương binh xã hội đã quyết định đổi tên công ty thành Công ty cung ứng nhân lực quốc tế thương mại, với tên viết tắt là SONA cùng với việc đổi tên công ty thì công ty đã được phép hoạt động trong cả lĩnh vực kinh doanh thương mại Theo giấy phép... kỷ luật có liên quan đến toàn bộ hoạt động của Công ty SONA Phó Giám đốc cung ứng nhân lực: Phó Giám đốc cung ứng nhân lực giúp Giám đốc về thị trường xuất khẩu lao động, quản lý lao động ở nước ngoài, du học ở nước ngoài các công tác khác của công ty khi được phân - 31 - công hoặc uỷ quyền Phó Giám đốc cung ứng nhân lực trực tiếp theo dõi chỉ đạo công tác tổ chức thực hiện hợp đồng về xuất khẩu. .. độ của nguồn nhân lực thể hiện qua kiến thức, các kỹ năng, thái độ đối với công việc của ngườì lao động Để có thể nâng cao trình độ nguồn nhân lực thì chính phủ cần phát triển các cơ sở đào tạo – giáo dục, có các chính sách phát triển nguồn nhân lực phù hợp với điều kiện của quốc gia - 25 - Chương 2: Thực trạng kinh doanh tại Công ty cung ứng nhân lực quốc tế thương mại SONA 2.1 Sơ lược về Công ty. .. các yếu tố duy trì nâng cao năng lực cạnh tranh, chưa phản ánh một cách bao quát năng lực kinh doanh của một doanh nghiệp • Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng chống chịu trước sự tấn công của các doanh nghiệp khác Quan niệm này mang tính định tính, không thể lượng hoá các yếu tố làm thước đo năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp • Năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với năng suất lao động... (nay là: Công ty Cung ứng nhân lực quốc tế Thương mại) là đơn vị kinh tế cơ sở, hạch toán kinh doanh độc lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng được mở tài khoản ở ngân hàng 2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty - 28 - Trên cơ sở điều lệ tổ chức hoạt động của công ty ban hành theo quyết định số 193/LĐTBXH- QĐ ngày 26/03/1993 của Bộ trởng Bộ lao động - Thương binh Xã hội, Công ty đã chủ... 25/5/1992 của VPCP theo quy chế doanh nghiệp Nhà nước Ngày 11/12/1997, theo quyết định số 1501/LĐTBXH công ty đổi tên thành Công ty Cung ứng Nhân lực Quốc tế Thương mại, tên giao dịch quốc tế là: International Manpower Supply and Trade Company, tên viết tắt là SONA Hiện nay công ty SONA có trụ sở tại 34 Đại Cồ Việt- Hà Nội, hạch toán độc lập có đầy đủ tư cách pháp nhân, thực hiện xuất nhập khẩu. .. Porter, năng suất lao động là thước đo duy nhất về năng lực cạnh tranh Hạn chế của quan niệm này là chưa gắn với việc thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ của doanh nghiệp • Năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với duy trì nâng cao lợi thế cạnh tranh Quan điểm này được khá nhiều tác giả của Việt Nam sử dụng Trong cuốn sách “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế. .. doanh giúp giám đốc về công tác thị trường kinh doanh thương mại các công tác khác của công ty khi có sự phân công uỷ quyền Trực tiếp chỉ đạo công tác kinh doanh thương mại Phòng xuất khẩu lao động I & II: Trước đây là phòng thông tin cung ứng lao động có chức năng tham mưu, giúp giám đốc trong lĩnh vực khai thác thị trường cung ứng nguồn nhân lực trong ngoài nước tổng hợp phân tích thị trường... đổi tên Công ty Dịch vụ lao động ngoài nớc thành Công ty Cung ứng nhân lực quốc tế Thương mại với tên giao dịch quốc tế - SONA Bắt đầu với việc cung cấp lao động Việt Nam sang làm việc tại các nước Đông Âu, cho đến nay công ty SONA đã cung ứng 20.000 lao động đi các nước các lãnh thổ trên thế giới như: Libya, Arập Xê Út, Các tiểu vương quốc thống nhất, Qatar, Kuwait, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản,

Ngày đăng: 23/04/2013, 22:28

Hình ảnh liên quan

Bảng 1.1 Các kênh tiêu thụ sản phẩm của một doanh nghiệp             - “Nâng cao năng lực cạnh tranh hàng xuất khẩu của Công ty cung ứng nhân lực quốc tế và thương mại SONA

Bảng 1.1.

Các kênh tiêu thụ sản phẩm của một doanh nghiệp Xem tại trang 12 của tài liệu.
Bảng 2.1 Cơ cấu cán bộ công nhân viên công ty SONA Đơn vị: người - “Nâng cao năng lực cạnh tranh hàng xuất khẩu của Công ty cung ứng nhân lực quốc tế và thương mại SONA

Bảng 2.1.

Cơ cấu cán bộ công nhân viên công ty SONA Đơn vị: người Xem tại trang 29 của tài liệu.
Bảng 2.2 Cơ cấu bộ máy quản lý công ty Bộ LĐTB&XH - “Nâng cao năng lực cạnh tranh hàng xuất khẩu của Công ty cung ứng nhân lực quốc tế và thương mại SONA

Bảng 2.2.

Cơ cấu bộ máy quản lý công ty Bộ LĐTB&XH Xem tại trang 30 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan