Giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế tại Công ty TNHH Vật tư khoa học kỹ thuật Đông Dương- Indochina.doc

81 2.7K 14
Giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế tại Công ty TNHH Vật tư khoa học kỹ thuật Đông Dương- Indochina.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế tại Công ty TNHH Vật tư khoa học kỹ thuật Đông Dương- Indochina

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Có thể nói, sự giao lưu kinh tế giữa các quốc gia trên thế giới theo xu hướng khu vực hoá, toàn cầu hoá đang đánh dấu một bước tiến quan trọng trong lịch sử phát triển nền kinh tế thế giới Các nước không chỉ bó hẹp hoạt động kinh tế của mình trong phạm vi quốc gia mà còn tham gia vào các hoạt động kinh tế toàn cầu hoặc khu vực để tận dụng mọi lợi thế so sánh Hoà chung xu thế quốc tế hoá đó, Việt Nam đã thực hiện nhiều chính sách kinh tế đối ngoại nhằm mở rộng quan hệ với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới trong nhiều năm qua Một trong những nỗ lực lớn nhất của Việt Nam để hội nhập kinh tế thế giới là sự kiện ngày 11/01/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới (WTO) - một công cụ thương mại đa biên quan trọng nhất để điều chỉnh nền thương mại quốc tế Những bước phát triển mới này thúc đẩy các quan hệ thương mại quốc tế đã và đang phát triển mạnh mẽ giữa các thương nhân Việt Nam và các chủ thể thương nhân quốc tế

Thương mại quốc tế có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế đất nước Nó thu hút vốn đầu tư của các nhà đầu tư vào Việt Nam, tạo cơ hội hợp tác kinh doanh đối với các doanh nghiệp trong nước, tạo việc làm với thu nhập cao cho người lao động, và thúc đẩy một loạt các ngành dịch vụ trong nước phát triển

Trong hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam những năm qua, các hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế đã có những bước tiến vượt bậc, góp phần tích cực vào sự tăng trưởng và phát triển nền kinh tế đất nước Điều này khiến Nhà nước ta luôn quan tâm sâu sắc đến việc thúc đẩy sự phát triển của hoạt động thương mại quốc tế Môi trường pháp lý thuận lợi, thông thoáng được coi là biện pháp tối ưu để tăng cường hiệu quả trong hoạt động thương mại quốc tế Trong hoạt động này, mua bán hàng hoá quốc tế đóng vai trò phổ biến và rất quan trọng Cơ sở pháp lý để bảo đảm quyền lợi và ràng buộc trách nhiệm của các bên tham gia của việc mua bán hàng hoá này chính là hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế

Trong thời gian thực tập tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Vật tư khoa học kỹ thuật Đông Dương - Indochina, vấn đề giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế của Công ty đã thu hút sự quan tâm của tôi Qua nghiên cứu thực tiễn ký kết 1

Trang 2

và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế tại Công ty, được sự hướng dẫn tận

tình của thầy giáo PGS, TS Trần Văn Nam, tôi đã chọn đề tài: “Giao kết và thực hiện

hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế tại Công ty TNHH Vật tư khoa học kỹ thuậtĐông Dương- Indochina” cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình

Bố cục chuyên đề, ngoài phần mở đầu và kết luận, được kết cấu thành ba chương:

Chương I: Các quy định pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.Chương II: Thực tiễn giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoáquốc tế tại Indochina.

Chương III: Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giao kếtvà thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế tại Indochina.

Do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế, thời gian thực tập tại công ty để khảo sát thực tế chưa nhiều nên không thể tránh khỏi những thiếu sót trong chuyên đề thực tập Tôi rất mong nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để chuyên đề thực tập của tôi được hoàn chỉnh hơn.

Sinh viên thực hiện

Phạm Thị Hải Ninh

Trang 3

CHƯƠNG I:

CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁNHÀNG HOÁ QUỐC TẾ

I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ1 Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế

1.1 Khái niệm

Mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hoá cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thoả thuận (Điều 3 khoản 8- Luật Thương mại 2005) Mua bán hàng hoá quốc tế là hoạt động mua bán hàng hoá được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu Việc MBHHQT phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản, hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương (Điều 27- Luật Thương mại 2005)

Cơ sở pháp lý của việc mua bán hàng hoá chính là hợp đồng Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế (MBHHQT) trước hết là một hợp đồng mang đầy đủ đặc trưng của một hợp đồng mua bán hàng hoá, nhưng có thêm yếu tố quốc tế Tính quốc tế của hợp đồng MBHHQT có thể được xác định bằng nhiều cách, được công nhận cả trên phạm vi luật pháp quốc tế và phạm vi luật pháp quốc gia Việc xác định yếu tố quốc tế này căn cứ vào nơi kinh doanh hoặc nơi thường trú của các đối tác, hay những tiêu chuẩn tổng quát hơn như việc đánh giá hợp đồng “có quan hệ quan trọng tới nhiều quốc gia”, “liên quan đến sự lựa chọn giữa luật của các nước khác nhau”, hoặc “có ảnh hưởng đến các quyền lợi trong buôn bán quốc tế”(1) Theo giả định của nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế ( PICC- Principles of International Commercial Contracts) thì quan điểm về các hợp đồng “quốc tế” nên được giải thích theo nghĩa rộng nhất, để loại trừ những trường hợp không liên quan đến yếu tố quốc tế, ví dụ khi tất cả các yếu tố cơ bản của hợp đồng chỉ liên quan đến một quốc gia cụ thể.

Điều 1 Công ước La Haye 1964 về mua bán hàng hoá quốc tế những tài sản hữu hình, hợp đồng MBHHQT được định nghĩa: “Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là hợp đồng, trong đó các bên ký kết có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau, hàng hoá

1“Nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế” Người dịch: Lê Nết-NXB TP HCM 1999.

3

Trang 4

được chuyển từ nước này sang nước khác, hoặc việc trao đổi ý chí kí kết hợp đồng giữa các bên ký kết được thiết lập ở các nước khác nhau” Công ước Viên 1980 của Liên hợp quốc về hợp đồng MBHHQT đã gián tiếp định nghĩa loại hợp đồng này khi quy định trong Điều 1: “Công ước này áp dụng đối với những hợp đồng mua bán hàng hoá được ký kết giữa các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau”.

Ở Việt Nam, Luật Thương mại 1997 đề cập đến “hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài” ở Điều 80, và chỉ đề cập đến những điểm khác biệt của loại hợp đồng này thông qua sự khác biệt trong quốc tịch của các chủ thể tham gia hợp đồng: “hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài là hợp đồng mua bán hàng hoá được ký kết giữa một bên là thương nhân Việt Nam với một bên là thương nhân nước ngoài” Luật Thương mại Việt Nam 2005 cũng chỉ đưa ra quy định hình thức hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là “thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương” (Điều 27.2)

Việc đưa ra một khái niệm rõ ràng, chính xác cho hợp đồng mua bán hàng hoáquốc tế chưa được quan tâm thích đáng trong khoa học pháp lý Việt Nam Điều này cóthể do Việt Nam mới tham gia vào các hoạt động thương mại quốc tế và trong thực tiễnchưa có vụ tranh chấp nào liên quan đến việc xác định luật áp dụng, căn cứ vào tínhquốc tế cuả hợp đồng(2) Một số tác giả đã đưa ra khái niệm cho hợp đồng này trên tinh thần của các công ước quốc tế, các văn bản pháp luật mà Việt Nam đề cập Tiến sỹ Phan

Thị Thanh Hồng – Đại học KT Đà Nãng đưa ra khái niệm: “hợp đồng mua bán hàng

hoá quốc tế là sự thoả thuận ý chí giữa các thương nhân cớ trụ sở kinh doanh đặt ở cácquốc gia khác nhau, theo đó một bên gọi là Bên xuất khẩu có nghĩa vụ giao hàng vàchuyển quyền sở hữu hàng hoá cho bên khác gọi là Bên nhập khẩu và nhận thanh toán.Bên nhập khẩu có nghĩa vụ thanh toán cho bên xuất khẩu, nhận hàng và quyền sở hữuhàng hoá theo thoả thuận.”(3) Một khái niệm khá phổ biến nữa là của ông Vũ Hữu

Tửu-giảng viên cao cấp, già giáo ưu tú Đại học Ngoại Thương Hà Nội thì “hợp đồng mua

bán hàng hoá quốc tế, còn gọi là hợp đồng xuất nhập khẩu hoặc hợp đồng mua bánngoại thương là sự thoả thuận giữa các đương sự có trụ sở kinh doanh ở các nước khácnhau, theo đó một bên gọi là bên xuất khẩu (Bên bán) có nghĩa vụ chuyển vào quyền sở

2 Dương Anh Sơn: “Tính quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hoá ngoại thương” Tạp chí KHPL Số 6/2004, phiênbản html: http://www.hcmulaw.edu.vn Ngày truy cập 6/3/2008.

3 Phan Thị Thanh Hồng: “Hiệu lực pháp lý của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế” NXB Lao Động 2005.

Trang 5

hữu của một bên khác gọi là bên nhập khẩu (Bên mua) một tài sản nhất định gọi làhàng hoá; bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền hàng”(4)….

Như vậy, ta có thể hiểu hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là sự thống nhất về ý chí giữa các bên trong quan hệ mua bán hàng hoá có yếu tố nước ngoài mà thông qua đó, thiết lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các chủ thể đó với nhau.

Yếu tố nước ngoài trong hợp đồng mua bán hàng quốc tế được biểu hiện:

- Các bên tham gia giao kết hợp đồng MBHHQT là các thương nhân có quốc tịch khác nhau (nếu chỉ xác định tính quốc tế bằng cách này thì gặp nhiều khó khăn và đôi khi không xác định được do pháp luật của nhiều quốc gia khác nhau xác định quốc tịch của pháp nhân không giống nhau) và có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau (đây là cách xác định theo Công ước Viên 1980 được áp dụng rất phổ biến);

- Hàng hóa - đối tượng của hợp đồng được dịch chuyển qua biên giới quốc gia hoặc giai đoạn chào hàng và chấp nhận chào hàng có thể được thiết lập ở các nước khác nhau;

- Nội dung của hợp đồng bao gồm các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ việc chuyển giao quyền sở hữu về hàng hoá từ người bán sang người mua ở các nước khác nhau;

- Đồng tiền thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là ngoại tệ đối với ít nhất là một bên trong quan hệ hợp đồng;

- Luật điều chỉnh hợp đồng là luật quốc gia, các điều ước quốc tế và các tập quán quốc tế khác về thương mại và hằng hải.

1.2 Đặc điểm

- Bản chất của hợp đồng là sự thoả thuận có ý chí giữa các bên giao kết Đây là đặc trưng rất cơ bản của một hợp đồng nói chung.

- Chủ thể của hợp đồng là bên bán và bên mua là các thương nhân có trụ sở kinh doanh đặt tại các quốc gia khác nhau Nếu các bên không có trụ sở kinh doanh thì sẽ căn cứ vào nơi cư trú của họ Việc căn cứ vào quốc tịch của cá nhân ít được sử dụng do không phổ biến và đôi khi gặp khó khăn ví dụ hai người trực tiếp ký vào hợp đồng đều mang quốc tịch Việt Nam nhưng đại diện cho các bên có trụ sở kinh doanh đặt tại các quốc gia khác nhau, và hợp đồng này vẫn là hợp đồng MBHHQT.

4 Vũ Hữu Tửu: “Hợp đồng mua bán quốc tế”.Bài viết hỗ trợ kinh doanh http://laocai.com Ngày 6/3/2008.

5

Trang 6

- Đối tượng của hợp đồng là hàng hoá phải qua biên giới quốc gia (biên giới hải quan) hay giai đoạn chào hàng và chấp nhận chào hàng có thể được thiết lập ở các nước khác nhau; hoặc hàng hoá không phải qua biên giới nhưng hàng được các tổ chức quốc

tế dùng ở lãnh thổ Việt Nam (sứ quán, công trình đầu tư nước ngoài…) Thuật ngữ

“biên giới hải quan” được sử dụng xuất phát từ thực tiễn hình thành các kho ngoạiquan, các khu chế xuất, các đặc khu kinh tế, và những quy chế hải quan đặc biệt dànhcho sự hoạt động của các khu vực này làm cho biên giới lãnh thổ không thật chính xácđể xác định ranh giới di chuyển của hàng hoá xuất nhập khẩu(5).

- Nội dung của hợp đồng bao gồm các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ việc chuyển giao quyền sở hữu của hàng hoá từ người bán sang người mua ở các nước khác nhau;

- Đồng tiền tính giá hoặc thanh toán không còn là đồng nội tệ của một quốc gia mà là ngoại tệ đối với ít nhất một bên ký kết Phương thức thanh toán thông qua hệ thống ngân hàng.

- Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng đa dạng và phức tạp Không chỉ còn luật quốc gia mà còn bao gồm các điều ước quốc tế về thương mại, luật nước ngoài và các tập quán thương mại quốc tế.

- Cơ quan giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng là toà án, hay trọng tài thương mại có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại là cơ quan nước ngoài đối với ít nhất một trong các chủ thể.

2 Nguồn luật điều chỉnh của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Hợp đồng MBHHQT có thể chịu sự điều chỉnh của nhiều nguồn luật khác nhau như các điều ước về MBHHQT, các tập quán quốc tế về thương mại, pháp luật của các quốc gia… Việc nguồn luật nào điều chỉnh còn tuỳ vào từng trường hợp cụ thể.

2.1 Điều ước quốc tế

Theo Công ước Viên 1969 về Luật Điều ước quốc tế: “Điều ước quốc tế là tất cả các văn bản được ký kết giữa các quốc gia và do Luật quốc tế điều chỉnh” Vậy có thể nói, điều ước quốc tế về thương mại là sự thoả thuận bằng văn bản giữa hai hoặc nhiều quốc gia ký kết phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế, nhằm ấn định,

5 Phan Thị Thanh Hồng: “Mộ số vấn đề cần lưu ý nhằm đảm bảo hiệu lực pháp lý của hợp đồng mua bán hàng hoá

Trang 7

thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ đối với nhau trong quan hệ thương mại quốc tế

Trong lĩnh vực mua bán hàng hoá quốc tế có một số điều ước quốc tế tiêu biểu:

- Điều kiện chung về giao hàng giữa các tổ chức kinh tế của các nước thành viên

Hội đồng tương trợ kinh tế (ĐKCGHSEV 1968/1988) điều chỉnh quyền lợi và nghĩa vụ

của các bên ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.

- Một điều ước quốc tế quan trọng trong lĩnh vực MBHHQT là công ước Viên về

mua bán hàng hoá quốc tế ngày 1/1/1980 Đến nay đã có hơn 60 nước phê chuẩn côngước này (Xem phụ lục 1)

- Quy tắc La Hay ngày 15/6/1955 về Luật áp dụng vào hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.

- Công ước Rôma về luật áp dụng đối với các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng được ký tại Rôm ngày 19/6/1980.

- Công ước Liên Mỹ về luật áp dụng đối với hợp đồng quốc tế được ký ở Mehico City ngày 17/5/1994, được thông qua bởi Hội nghị quốc tế Liên Mỹ về tư pháp quốc tế tổ chức tại Mehico City(6)

Tính đến nay, Việt Nam đã ký kết hơn 60 Hiệp định thương mại song phương.

Trong đó phải kể đến: Hiệp định Buôn bán hàng dệt may Việt Nam – EU là hiệp định

thương mại chứa đựng những điều khoản liên quan đến xuất xứ của hàng hoá, điều khoản liên quan đến hạn ngạch (quota) và quy định danh mục mặt hàng Việc ký kết các hiệp định thương mại, là thành viên của các công ước quốc tế sẽ tạo cơ sở pháp lý thuận lợi và thống nhất cho hoạt động MBHHQT giữa các thương nhân Việt Nam với các thương nhân nước ngoài(7)

2.2 Luật quốc gia

Trong hoạt động thương mại quốc tế, luật quốc gia áp dụng thông thường là luật của nước bên bán, nhưng cũng có thể là luật của nước bên mua, có thể là luật của nước thứ ba, luật nơi ký hợp đồng, luật quốc tịch, luật nơi nghĩa vụ hợp đồng được thực

6 Nguyễn Vũ Hoàng: “Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng con đường toà án” NXB Thanh Niên 2004 Trang 23.

7 Trần Văn Nam - Trần Thị Hoà Bình (đồng Chủ biên): “Giáo trình Luật Thương mại quốc tế” Đại học kinh tế quốc dân 2005 Trang 100.

7

Trang 8

hiện…(8) Luật quốc gia trở thành luật áp dụng cho hợp đồng MBHHQT trong các trường hợp:

- Các bên ký hợp đồng về việc chọn luật của một bên để điều chỉnh hợp đồng Việc thoả thuận áp dụng luật của một bên để điều chỉnh hợp đồng phải được ghi trong hợp đồng MBHHQT.

- Khi điều khoản về luật áp dụng cho hợp đồng MBHHQT được quy định trong các điều ước quốc tế liên quan xác định luật của một quốc gia đương nhiên trở thành luật áp dụng cho các hợp đồng đó Thông thường, luật quốc gia áp dụng sẽ là luật của nước bên bán, nhưng cũng có thể là luật của nước bên mua, có thể là luật của nước thứ ba, luật nơi ký kết hợp đồng, luật của nước mà các bên mang quốc tịch,…

2.3 Án lệ

Án lệ hay tiền lệ pháp về thương mại cũng được các thương nhân tham gia ký kết hợp đồng thương mại quốc tế coi trọng và lựa chọn, đặc biệt là ở các quốc gia theo hệ thống thông luật (Common law) Trong thương mại quốc tế, việc công nhận và sử dụng các phán quyết của toà án cũng như thừa nhận vai trò tích cực của án lệ đang ngày một gia tăng tại các nước có hệ thống pháp luật khác nhau Cơ quan xét xử có thể vận dụng án lệ tương tự để giảm nhẹ những khó khăn phức tạp trong việc tra cứu, mà các tranh chấp trong hoạt động thương mại quốc tế thường tập trung vào một số vấn đề và có nhiều trường hợp tương đồng.

2.4 Tập quán thương mại quốc tế

Các tập quán thương mại quốc tế hình thành từ rất lâu đời Các tập quán này sẽ trở thành nguồn luật đìều chỉnh các hợp đồng MBHHQT nếu các chủ thể tham gia ký kết hợp đồng chấp nhận các tập quán thương mại quốc tế sẽ là nguồn luật điều chỉnh.

Khi được dẫn chiếu vào hợp đồng MBHHQT, các tập quán thương mại sẽ có hiệu lực bắt buộc áp dụng đối với các chủ thể ký kết, chúng được chia thành nhóm: Các

(1)tập quán có tính chất nguyên tắc; các tập quán thương mại quốc tế chung và các tập quán thương mại khu vực Ví dụ, một tập quán thông dụng trong mua bán quốc tế được Phòng Thương mại quốc tế (The International Chamber of Commerce - ICC) soạn thảo

và ban hành một tập quán thông dụng trong mua bán quốc tế là Incoterms (phụ lục 2)

8 Bùi Xuân Nhự (Chủ biên): “Giáo trình Tư pháp quốc tế” ĐH Luật HN NXB Công an nhân dân.1997 Tr 38-41

Trang 9

II HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ THEO QUY ĐỊNH CỦA CÔNG ƯỚC VIÊN 1980

Công ước này được ký kết ngày 11/4/1980 tại Viên (Áo) Ban đầu ký kết chỉ có 6 quốc gia thành viên Số lượng các quốc gia phê chuẩn Công ước ngày càng tăng lên và

đến nay đã có trên 60 quốc gia thành viên (phụ lục 1) Công ước Viên là nguồn luật chủ

yếu để điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế hiện nay.

1 Phạm vi áp dụng

Công ước Viên được áp dụng cho các hợp đồng mua bán hàng hoá giữa các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau Theo Điều 1, Công ước Viên chỉ coi trọng nơi đặt trụ sở thương mại chứ không chú ý tới quốc tịch của các bên tham gia hợp đồng

Công ước được áp dụng khi các bên tham gia hợp đồng có trụ sở ở các quốc gia là thành viên của Công ước Công ước cũng được áp dụng nếu chỉ có một bên có trụ sở tại nước phê chuẩn Công ước, nhưng quy định xung đột về luật điều chỉnh đã dẫn tới việc áp dụng luật của nước này ví dụ như khi các bên thoả thuận áp dụng luật của nước bên bán, mà nước bên bán là thành viên của Công ước; hoặc trường hợp các bên thoả thuận áp dụng luật của nước thứ 3, mà nước này là thành viên của Công ước Ngoài ra, Công ước cũng có thể được áp dụng khi hai bên không có trụ sở thương mại tại nước thành viên Công ước nhưng lại thoả thuận áp dụng Công ước Trường hợp này, Công ước cũng cho phép các bên có thể thoả thuận không áp dụng hoặc không áp dụng hoàn toàn một điều khoản nào đó của Công ước trên cơ sở nguyên tắc tự do hợp đồng(9)

2 Giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế2.2 Giao kết hợp đồng MBHHQT

2.2.1 Chào hàng (Offer order)

Chào hàng là “đề nghị về việc giao kết hợp đồng được gửi đích danh cho một hoặc một vài người” (Điều 14) Có hai loại: chào hàng cố định –Firmed (người đề nghị bày tỏ ý chí rằng buộc bởi lời đề nghị của mình nếu có sự chấp nhận); chào hàng tự do – Free (đề nghị được gửi cho một hoặc nhiều người không xác định) Hiệu lực chào hàng chỉ phát sinh khi chào hàng tới nơi người được chào hàng (Điều 15 khoản 1) Chào hàng cũng có thể bị huỷ nếu thông báo của người chào hàng về việc huỷ chào hàng gửi đến

9 Trần Văn Nam - Trần Thị Hoà Bình (đồng Chủ biên): “Giáo trình Luật Thương mại quốc tế” Đại học kinh tế quốc dân 2005 Trang 104 – 205

9

Trang 10

tới nơi người được chào trước hoặc cùng lúc với chào hàng (Điều 15 khoản 2) Một chào hàng sẽ mất hiệu lực khi người chào hàng nhận được thông báo về việc từ chối chào hàng (Điều 17).

2.2.2 Chấp nhận chào hàng (Accept order)

Chấp nhận chào hàng là “một lời tuyên bố hay một hành vi khác của người được chào hàng biểu lộ sự đồng ý với chào hàng” (Điều 14.khoản 1) Sự im lặng hoặc không hành động của người nhận được chào hàng không được coi là chấp nhận chào hàng Một chấp nhận chào hàng có hiệu lực pháp lý từ khi người chào hàng nhận được chấp thuận chào hàng, và được gửi tới trong thời hạn mà người chào hàng đã quy định trong chào hàng (Điều 18 khoản 2)

Hợp đồng được coi là đã ký kết kể từ thời điểm sự chấp nhận chào hàng có hiệu lực (Điều 23), và từ thời điểm này các bên có những quyền và nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng.

3 Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng

3.1 Quyền và nghĩa vụ của bên bán

3.1.1 Nghĩa vụ giao hàng và chuyển giao chứng từ liên quan đến hàng hoá

Công ước Viên quy định về giao hàng và chuyển giao chứng từ liên quan đến hàng hoá từ Điều 31 đến Điều 34 của Công ước Theo đó, bên bán có nghĩa vụ giao hàng và các chứng từ liên quan đến hàng hoá cho bên mua đúng thời gian Thời gian này là thời điểm mà các bên đã thoả thuận, nếu không thoả thuận cụ thể trong hợp đồng thì có thể căn cứ vào hợp đồng để xác định được Bên bán có nghĩa vụ giao hàng đúng số lượng, chất lượng, quy cách phẩm chất như mô tả trong hợp đồng Về địa điểm giao hàng, nếu các bên không thoả thuận thì bên bán phải giao hàng theo quy định tại Điều 31 Công ước.

3.1.2 Quyền của bên bán

Công ước nêu rõ, bên bán có quyền được thanh toán theo những quy định trong hợp đồng Trường hợp bên mua vi phạm nghĩa vụ của mình thì bên bán có quyền thực hiện những biện pháp bảo hộ pháp lý cũng theo quy định của Công ước như sau:

- Yêu cầu bên mua trả tiền, nhận hàng hay thực hiện các nghĩa vụ khác của người mua, trừ phi họ sử dụng một biện pháp bảo hộ pháp lý khác không thích hợp với các yêu cầu đó (Điều 62).

Trang 11

- Có thể chấp nhận cho người mua một thời gian bổ sung hợp lý để thực hiện nghĩa vụ của họ (Điều 63 khoản 1).

- Tuyên bố huỷ hợp đồng trong các trường hợp quy định tại Điều 64 - Yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của Điều 74.

- Ngoài ra, bên bán có thể yêu cầu trả tiền lãi khi bên mua chậm thanh toán, theo quy định Điều 78.

3.2 Quyền và nghĩa vụ của bên mua

3.2.1 Quyền của bên mua

Bên mua có quyền thực hiện một số biện pháp để bảo vệ lợi ích của mình khi bên bán vi phạm nghĩa vụ của họ Một số biện pháp được quy định trong Công ước là:

- Yêu cầu bên bán phải thực hiện nghĩa vụ của họ theo thoả thuận trong hợp đồng Ở đây có thể là yêu cầu bên bán cung cấp hàng hoá đúng thoả thuận trong trường hợp hàng hoá chưa phù hợp; hoặc yêu cầu tiếp tục bổ sung hàng hoá nếu không đảm bảo đủ số lượng; hoặc sửa chữa…

- Bên mua có thể cho phép bên bán thêm một thời hạn nhất định để thực hiện hợp đồng nếu bên bán không đảm bảo được đúng thời hạn giao hàng (Điều 47).

- Bên mua cũng có quyền tuyên bố huỷ hợp đồng trong các trường hợp bên bán không thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng tạo thành một vi phạm cơ bản hợp đồng hay khi bên bán không giao hàng trong thời hạn bên mua gia hạn thêm hoặc bên bán tuyên bố sẽ không giao hàng trong thời bạn bổ sung đó (Điều 49).

3.2.2 Nghĩa vụ của bên mua

Điều 53 Công ước Viên quy định: người mua có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng và nhận hàng theo quy định của hợp đồng.

- Về thanh toán tiền hàng: bên mua phải trả tiền vào ngày thanh toán đã quy định hoặc có thể được xác định theo hợp đồng và theo Công ước, mà không cần phải có một lời yêu cầu hay việc thực hiện một tục nào khác về phía người bán (Điều 59) Nghĩa vụ thanh toán tiền hàng bao gồm việc áp dụng các biện pháp và tuân thủ các biện pháp mà hợp đồng hoặc luật lệ đòi hỏi để có thể thực hiện được thanh toán.

- Về việc nhận hàng: Bên mua có các nghĩa vụ theo quy định của Công ước Viên tại Điều 60 Theo đó, bên mua phải thực hiện mọi hành vi tạo điều kiện cho bên bán giao hàng và tiếp nhận hàng hoá.

11

Trang 12

4 Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá

Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng là hậu quả pháp lý bất lợi mà bên vi phạm hợp đồng phải gánh chịu khi có hành vi vi phạm hợp đồng đã cam kết Theo Công ước Viên, có các hình thức trách nhiệm pháp lý sau:

4.1 Tiếp tục thực hiện hợp đồng

Bên vi phạm hợp đồng phải tiếp tục thực hiện hợp đồng khi bên bị vi phạm vẫn yêu cầu phải thực hiện đúng theo nghĩa vụ đó trong các trường hợp:

- Khi bên bán chậm giao hàng: Nếu bên mua yêu cầu bên bán tiếp tục thực hiện hợp đồng thì bên mua sẽ định ra một thời hạn để bên bán hoàn thành nghĩa vụ Trường hợp bên mua không chấp nhận giao hàng chậm hơn thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng thì bên mua có thể yêu cầu huỷ hợp đồng và bồi thường thiệt hại.

- Khi bên bán giao hàng thiếu số lượng: bên mua có quyền yêu cầu bên bán giao hàng bổ sung cho đủ số lượng

- Khi bên mua chậm thanh toán: Bên bán vẫn yêu cầu bên mua trả tiền theo hợp đồng, và có thể yêu cầu phải trả thêm lãi suất cho số tiền chậm thanh toán.

- Khi hàng được giao không phù hợp hoặc không đúng theo quy định của hợp đồng: Bên bán phải giao hàng thay thế hoặc sửa chữa khuyết tật nếu có trừ khi việc sửa chữa là không hợp lý căn cứ vào tình tiết của sự việc (Điêề 46).

- Khi bên mua không nhận hàng theo hợp đồng: Bên bán yêu cầu bên mua phải nhận hàng Nếu trong thời hạn do bên bán ấn định mà bên mua vẫn không nhận hàng, bên bán buộc phải huỷ hợp đồng và đòi bồi thường thiệt hại phát sinh (Điều 62).

4.2 Bồi thường thiệt hại

Các thiệt hại mà bên vi phạm hợp đồng phải bồi thường cho bên bị vi phạm: - Những tổn thất mà bên bị vi phạm phải gánh chịu;

- Những thu nhập bị bỏ lỡ do hành vi vi phạm hợp đồng của bên kia;

Về tiền bồi thường thiệt hại xảy ra do vi phạm hợp đồng, Công ước Viên quy định: “là một khoản tiền bao gồm tổn thất và khoản lợi bị bỏ lỡ mà bên kia đã phải chịu do hậu quả của sự vi phạm hợp đồng” Mức tiền này cũng không được cao hơn thiệt hại thực tế và những khoản đáng lẽ thu được nhưng bị bỏ lỡ.

Trang 13

4.3 Huỷ hợp đồng

Trách nhiệm pháp lý này chỉ áp dụng khi hành vi vi phạm hợp đồng của bên vi phạm tạo thành một hành vi nghiêm trọng Tức là hành vi đó làm cho bên bị thiệt hại, trong một chừng mực đáng kể bị mất đi cái mà họ chờ đợi trên cơ sở hợp đồng (Điều 25) Có thể liệt kê các trường hợp mà hình thức pháp lý huỷ hợp đồng được áp dụng:

- Việc không thực hiện một nghĩa vụ nào đó của hợp đồng tạo thành một vi phạm chủ yếu đối với hợp đồng như: Giao hàng không đúng chủng loại đã quy định trong hợp đồng; Hàng kém phẩm chất, hàng giao thiếu bộ phận nào đó mà việc giao thiếu này dẫn đến việc không thể khai thác, sử dụng được hàng đã giao…

- Bên bán không giao hàng trong thời hạn gia hạn thêm của bên mua, hoặc bên bán tuyên bố không giao hàng trong thời gian gia hạn thêm đó.

- Bên mua không trả tiền, hay không nhận hàng; hoặc tuyên bố không trả tiền, hay không nhận hàng trong thời gian gia hạn thêm mà bên bán quy định.

III CÁC ĐIỀU KIỆN GIAO HÀNG INCOTERMS VỚI HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ

Điều kiện cơ sở giao hàng quy định những cơ sở có tính nguyên tắc của việc giao

nhận hàng hoá giữa bên bán với bên mua như: Sự phân chia bên bán với bên mua các

trách nhiệm tiến hành việc giao nhận hàng như các trách nhiệm: Thuê mướn công cụvận tải (thuê mướn tàu lưu cước…) bốc hàng, dỡ hàng, mua bảo hiểm, khai hải quan,nộp thuế xuất khẩu, nộp thuế nhập khẩu v.v…; Sự phân chia giữa bên bán và bên muacác chi phí về giao hàng như các chi phí chuyên chở hàng, chi phí bốc hàng, chi phí dỡhàng, chi phí lưu kho, chi phí mua bảo hiểm… Sự di chuyển từ người bán sang ngườimua những rủi ro về tổn thất hàng hoá(10)

Những nội dung trên là cơ sở nảy sinh các thuật ngữ nhất định trong buôn bán quốc tế như: Giao tại xưởng (ex work), giao hàng trên tàu (free on board), tiền hàng + phí bảo hiểm và cước phí (cost insurance and freight) v.v Nội dung của các điều kiện giao hàng này khá rộng và mỗi nước, mỗi khu vực có cách giải thích không hoàn toàn giống nhau Phòng Thương mại quốc tế (ICC) đã tổng hợp, xuất bản bộ Incoterm (International Commercial Terms- các điều kiện thương mại quốc tế) nhằm xây dựng các nguyên tắc giải thích các điều kiện thương mại quốc tế để các bên có thể thoả thuận áp dụng cho một hợp đồng mua bán Mỗi điều kiện của Incoterms được chọn sẽ trở

10 Vũ Hữu Tửu: “Incoterms trong mua bán hàng hoá quốc tế” Bài viết hỗ trợ kinh doanh http://laocai.com Ngày truy cập 6/3/2008.

13

Trang 14

thành một điều khoản của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế chứ không phải là của hợp đồng chuyên chở hàng hoá

Về cơ bản, Incoterms trả lời câu hỏi khi nào ngưòi bán hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ giao hàng của mình Những hậu quả do việc người bán không hoàn thành nghĩa vụ giao hàng không được đề cập trong Incoterms Khi áp dụng Incoterms, các bên được khuyến cáo là nên dẫn chiếu đến một phiên bản cụ thể để tránh những hiểu lầm không cần thiết do có những sự khác biệt tương đối giữa các phiên bản Incoterms được Phòng Thương mại quốc tế xuất bản lần đầu 1936, các bản sửa chữa, tái bản 1953, 1967, 1980,1990, và mới nhất là năm 2000 Nội dung cơ bản của các điều kiện giao hàng được giải thích trong Incoterm 2000 bao gồm:

1 Nhóm điều kiện E

Nhóm này chỉ có một điều kiện: EXW (Giao hàng tại xưởng – EX Work)

Theo điều kiện này, người bán phải: Đặt hàng dưới quyền định đoạt của người mua trong thời hạn và tại địa điểm do hợp đồng quy định Nếu hợp đồng không quy định về thời hạn thì thời điểm giao hàng sẽ là thời điểm thông thường cho việc giao hàng hoá đó Nếu không có thoả thuận về địa điểm mà lại có nhiều địa điểm có thể giao hàng thì người bán có thể chọn điểm giao hàng thuận tiện nhất cho mình Người mua phải nhận hàng tại xưởng của bên bán, chịu mỏi rủi ro và phí tổn kể từ thời điểm nhận hàng

2 Nhóm các điều kiện F

Là nhóm điều kiện mà người bán phải tổ chức toàn bộ khâu vận tải để đưa hàng đến địa điểm quy định giao cho người vận chuyển, và không phải trả cước chặng vận chuyển Người mua thuê phương tiện vận chuyển và chịu chi phí cho chặng vận tải chính Cụ thể có ba điều kiện: Giao cho người chuyên chở (FCA- Free Carier); Giao dọc mạn tàu (FAS - Free Alongside Ship); Giao lên tàu (FOB – Free on Board)

Trang 15

3 Nhóm điều kiện C

Là nhóm điều kiện mà người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng của mình tại nơi gửi hàng, có thêm nghĩa vụ tổ chức vận tải hàng hoá và chịu chi phí vận tải cho chặng vận chuyển quốc tế Người bán chỉ chịu rủi ro đến khi họ hoàn thành nghĩa vụ giao hàng, tức là thời điểm hàng hoá được gửi đi Người bán cần quan tâm đến ngày giao hàng cho người vận chuyển chứ không cần quan tâm thoả thuận ngày hàng đến nước của người mua Nhóm điều kiện này có hai nhóm nhỏ theo phương thức vận tải:

vận chuyển bằng đường biển:Tiền hàng và cước phí CFR – Cost and Freight; và Tiền

hàng, phí bảo hiểm và cước phí CIF – Cost, Insurance and Freight; vận chuyển bằng

mọi phương tiện vận tải kể cả đường biển và vận tải đa phương thức: Cước phí trả tới

CPT – Carriage Paid To; và Cước phí và bảo hiểm trả tới CIP – Cost, Insurance Paidto.

4 Nhóm đìều kiện D

Là nhóm điều kiện “nơi đến” Tức là người bán sẽ hoàn thành nghĩa vụ giao hàng của mình tại địa điểm đích được quy định trong hợp đồng Nhóm D bao gồm 5 điều

kiện: Giao tại biên giới (DAF – Delivered At Frontier); Giao tại tàu (DES – Delivered

Ex Ship); Giao tại cầu cảng (DEQ – Delivered Ex Quay); Giao tại đích chưa nộp thuế(DDU – Delivered Duty Unpaid); Giao tại dích dã nộp thuế (DDP – Delivered DutyPaid)

IV HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM

1 Thời kỳ trước năm 1997

Trong thời kỳ bao cấp với đặc thù là nền kinh tế tế kế hoặch hoá, nguyên tắc “Nhà nước độc quyền về ngoại thương (hay thương mại quốc tế)” là cơ sở pháp lý chủ yếu của hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam Nguyên tắc này được ghi nhận trong Hiến Pháp năm 1946, năm 1959, và năm 1980 tại Điều 21 “Nhà nước độc quyền về quản lý hoạt động ngoại thương và các quan hệ kinh tế quốc tế khác”.

Nguyên tắc Nhà nước độc quyền về ngoại thương thể hiện: Mọi hoạt động ngoại thương được tập trung trong tay Nhà nước, chỉ có những tổ chức được Nhà nước cho phép mới được tiến hành các hoạt động xuất nhập khẩu; Nhà nước quyết định và thực hiện mọi đường lối ngoại thương thông qua bộ máy thống nhất trong cả nước; Mọi hoạt 15

Trang 16

động ngoại thương được tiến hành trên cơ sở kế hoạch chung về trao đổi hàng hoá với nước ngoài, được Nhà nước hoạch định, kiểm soát và quản lý thống nhất từ trung ương đến địa phương; Nội dung của nguyên tắc “Nhà nước độc quyền ngoại thương” đã chi phối mọi hoạt động xuất nhập khẩu, là cơ sở, nền tảng pháp lý cho toàn bộ công tác xây dựng pháp luật điều chỉnh hoạt động xuất nhập khẩu và tạo thành nét đặc trưng của hoạt động ngoại thương trong thời kỳ này(11).

Thời kỳ trước năm 1980, xuất phát từ nguyên tắc trên, mọi hoạt động xuất nhập khẩu được Nhà nước giao cho Bộ Ngoại thương độc quyền thực hiện Bộ lập những tổ chức gọi là Tổng công ty xuất nhập khẩu được quyền trực tiếp trao đổi, mua bán hàng hoá với nước ngoài Hoạt động xuất nhập khẩu trong thời kỳ này gần như bó hẹp trong quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa Mọi vấn đề pháp sinh thường được giải quyết dựa vào các quy phạm pháp luật thống nhất quy định trong các hiệp định thương mại và đặc biệt và trong điều kiện chung giao hàng tay đôi giữa Việt Nam với từng nhà nước xã hội chủ nghĩa, sau này có thêm điều kiện chung giao hàng SEV – các nước thuộc hội đồng tương trợ kinh tế Hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động xuất nhập khẩu chưa hình thành.

Các bản điều kiện chung giao hàng là công cụ quan trọng trong việc điều tiết xuất nhập khẩu Việt Nam với các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là điều tiết những vấn đề liên quan đến thủ tục giao kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu, hợp đồng nhập khẩu; trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng; cơ quan xét xử tranh chấp; hay vấn đề áp dụng luật… Các tổ chức ngoại thương của các nước xã hội chủ nghĩa trong đó có các Tổng công ty xuất nhập khẩu trên cơ sở các điều kiện chung giao hàng đã tiết kiệm được thời gian đàm phán, loại bỏ những điểm bất đồng do có sự quy định khác nhau trong hệ thống luật của mỗi quốc gia(12).

2 Thời kỳ từ năm1997 đến năm 2005

Nếu như trong thời kỳ bao cấp với cơ chế “Nhà nước độc quyền về ngoại thương” làm cho nền kinh tế đối ngoại chậm phát triển, thậm chí suy giảm trong một thời gian dài thì khi chuyển sang nền kinh tế thị trường với cơ chế “Nhà nước thống

11 Trần Văn Nam, Trần Thị Hoà Bình (đồng chủ biên): “Giáo trình luật thương mại quốc tế” Đại học Kinh tế Quốc dân NXB: Lao động xã hội 2005 Trang: 28-30.

12 Trần Văn Nam, Trần Thị Hoà Bình (đồng Chủ biên): “Giáo trình Luật Thương mại quốc tế” Đại học Kinh tế

Trang 17

nhất quản lý và mở rộng kinh tế đối ngoại…” (Điều 24- Hiến pháp 1992) đã thúc đẩy hoạt động ngoại thương phát triển mạnh mẽ sôi động hơn

Để phù hợp vơi quá trình chuyển đổi nền kinh tế thị trường với những đặc điểm cơ bản của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Việt Nam đã luật hoá các hoạt động thương mại Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 11 ngày 19/5/1997 đã thông qua Luật Thương mại 1997 (Sau đây gọi là Luật Thương mại 1997), bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/1998 Luật Thương mại 1997 ra đời đã thể chế hoá các đường lối, chính sách của Đảng, cơ chế quản lý thương mại của Nhà nước, trong đó có chính sách về kinh tế đối ngoại Riêng về hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài, Luật dành mục 2 Chương II gồm 37 điều, Điều 82 cũng xác định hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài phải tuân theo các quy định về mua bán hàng hoá của Luật Các hành vi mua bán hàng hoá có nhân tố nước ngoài cũng chịu sự điều chỉnh của các quy định về mua bán hàng hoá nói chung, được quy định trong Luật

Các vấn đề về điệu kiện hiệu lực của hợp đồng và giao kết hợp đồng, Luật Thương mại 1997 có quy định trong mục riêng dành cho hợp đồng ký kết với thương nhân nước ngoài Những nội dung chủ yếu của hợp đồng ngoại này sẽ theo quy định trong Điều 50, tuân theo quy định của hợp đồng nói chung Các vấn đề về trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng cũng tuân theo quy định đối với hợp đồng chung Song, lưu ý là bên có quyền lợi bị vi phạm được lựa chọn một trong hai chế tài là phạt vi phạm hoặc bồi thường thiệt hại (khác với Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế ngày 28/9/1989 áp dụng đồng thời hai hình thức trách nhiệm pháp lý đối với một hành vi vi phạm)

Cũng trong thời gian này, pháp luật Việt Nam đã có những sửa đổi khá cơ bản về quyền kinh doanh xuất nhập khẩu của thương nhân (đến nay vẫn có hiệu lực) góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu phát triển như: theo quy định tại Nghị định số 33/CP ngày 19/4/1994, những doanh nghiệp chưa có Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu không phải là chủ thể của hợp đồng mua bán ngoại thương Mọi hợp đồng mua bán ngoại thương do các doanh nghiệp này ký đều không có hiệu lực vì chủ thể ký kết phía Việt Nam không hợp pháp Và thực tế ở Việt Nam trong một thời gian đã tồn tại những doanh nghiệp được quyền kinh doanh xuất nhập khẩu và những doanh nghiệp không được quyền kinh doanh xuất nhập khẩu Nghị định 57/1998/NĐ-CP có hiệu lực pháp lý từ ngày 1/9/1998 đã tạo bước đột phá trong quy định về quyền kinh doanh xuất nhập khẩu đối với thương nhân Theo đó, thương nhân là doanh nghiệp thuộc các thành 17

Trang 18

phần kinh tế, thành lập theo quy định của pháp luật, được phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá theo ngành nghề đã ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sau khi đã đăng ký mã số doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh, thành phố, không phải xin Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu tại Bộ thương mại Và kể từ ngày Nghị định 57 có hiệu lực pháp lý, các Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu do Bộ thương mại đã cấp hết hiệu lực thi hành Như vậy, theo Nghị định 57, quyền kinh doanh xuất nhập khẩu đối với thương nhân đã được mở rộng cho tất cả các doanh các doanh nghiệp Các doanh nghiệp chỉ cần đăng ký mã số doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh, thành phố là được kinh doanh xuất nhập khẩu, không còn phải xin phép Bộ thương mại Và cũng không còn sự phân biệt giữa doanh nghiệp được quyền và doanh nghiệp không được quyền kinh doanh xuất nhập khẩu nữa Nghị định 44/2001/NĐ-CP đã tiếp tục mở rộng quyền kinh doanh xuất khẩu cho doanh nghiệp khi quy định thương nhân có thể xuất khẩu tất cả các loại hàng hoá không phụ thuộc vào ngành nghề được ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trừ những hàng hoá thuộc danh mục cấm xuất khẩu Tuy nhiên, quyền kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp vẫn còn bị hạn chế Cụ thể, thương nhân chỉ được nhập khẩu những hàng hoá theo ngành nghề, ngành hàng ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh…

3 Thời kỳ từ nămi kỳ t nămừ năm 2005 đến nay

Hoạt động thương mại nói chung và hoạt động thương mại quốc tế nói riêng không ngừng phát triển cùng với xu hướng khu vực hoá, toàn cầu hoá nền kinh tế Về hoạt động thương mại quốc tế, trong 10 năm trở lại đây, hoạt động này ngày càng mở rộng thêm nhiều lĩnh vực như sở hữu trí tuệ, đầu tư, dịch vụ… Ngày càng nhiều các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu được hình thành, mặt hàng kinh doanh ngày càng đa dạng…

Luật thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/6/2005 thay thế cho Luật Thương mại 1997 đã góp phần tích cực trong khung pháp lý điều chỉnh hợp đồng thương mại quốc tế Luật Thương mại 2005 không tách rời hẳn một mục cho hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế như Luật Thương mại 1997, mà quy định cùng với hoạt động thương mại trong nước thành “các quy định chung đối với hoạt động mua bán hàng hoá” Hợp đồng thương mại quốc tế cũng được đề cập trong Bộ Luật Dân sự 2005 phần quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài Theo quy định của Luật Thương mại 2005, hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế không chỉ dừng lại ở trường hợp các bên giao kết hợp đồng có

Trang 19

quốc tịch khác nhau mà còn bao gồm những trường hợp khác như một bên có trụ sở kinh doanh ở nước ngoài, hay mua bán hàng hoá ở khu chế xuất…

Cùng với Luật Thương mại 2005, Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài đã góp phần củng cố khung pháp lý quy định cho hoạt động thương mại quốc tế nói chung và hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế nói riêng.

Từ sau khi có Luật Thương mại 2005, quyền kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp cũng được mở rộng hơn nữa bởi sự ra đời của Nghị định 12/2006/NĐ-CP Nghị định 12/2006/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/5/2006 và thay thế cho Nghị định 57/1998/NĐ-CP và Nghị định 44/2001/NĐ-CP Theo Nghị định 12, thương nhân được xuất khẩu nhập khẩu hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh trừ hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hóa thuộc Danh mục cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu

Pháp luật Việt Nam cũng đã có sửa đổi khá cơ bản về yêu cầu đối với nội dung của hợp đồng theo hướng phù hợp hơn với pháp luật quốc tế Cụ thể:

- Theo quy định của Luật thương mại năm 1997 đã hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2006, hợp đồng mua bán hàng hoá phải có các nội dung chủ yếu là: tên hàng; số lượng; quy cách, chất lượng; giá cả; phương thức thanh toán; địa điểm và thời hạn giao nhận hàng Việc quy định hợp đồng phải có 6 nội dung không thể thiếu như trên mâu thuẫn với nguyên lý cơ bản của pháp luật thương mại, theo đó quy định các chủ thể tham gia kinh doanh được tự do thoả thuận mọi giao dịch của mình Mâu thuẫn rõ ràng là giữa việc các chủ thể cùng lúc phải tuân thủ quy định bắt buộc gồm sáu nội dung của hợp đồng với việc pháp luật đã trao cho các chủ thể quyền tự do thoả thuận hợp đồng Hơn nữa, Công ước của Liên Hiệp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế (gọi tắt là Công ước Viên 1980) hiện có hơn 60 nước phê chuẩn quy định tối thiểu về các nội dung bắt buộc này, chỉ xoay quanh ba điều khoản: tên hàng; số lượng và giá cả (Điều 14 Công ước Viên 1980).

- Vì những lý do trên, để phù hợp hơn với pháp luật quốc tế cũng như tôn trọng nguyên tắc tự do thoả thuận hợp đồng của các chủ thể, Bộ luật dân sự năm 2005 đã quy

định khi ký kết hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận về những nội dung sau: Đối tượng

19

Trang 20

của hợp đồng; số lượng, chất lượng; giá cả, phương thức thanh toán; thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng; quyền, nghĩa vụ của các bên; trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; phạt vi phạm hợp đồng; các nội dung khác (Điều 402) Rõ ràng, quy định mới về nội dung của hợp đồng là nhằm giúp các bên xác định được thoả thuận cụ thể giữa họ chứ không phải để ràng buộc hay hạn chế quyền tự do hợp đồng của họ.

4 Giao kết và thực hiện hợp đồng MBHHQT theo quy định của Luật Thương mại 2005

4.1 Điều kiện hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế

Làm thế nào để hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế (MBHHQT) có hiệu lực pháp lý là vấn đề được các bên giao kết hợp đồng đặc biệt quan tâm Vì chỉ khi hợp đồng giao kết giữa các bên có hiệu lực pháp lý thì quyền lợi và nghĩa vụ giữa các bên mới được bảo đảm và thực hiện theo hợp đồng đã thoả thuận, và nếu có tranh chấp xảy ra thì mới đảm bảo việc khiếu nại hay tố tụng được giải quyết trước Toà án hay Trọng tài Các vấn đề cần quan tâm để hợp đồng MBHHQT có hiệu lực:

4.1.1 Giao kết hợp đồng trên cơ sở tự nguyện thoả thuận ý chí giữa các bên

Cơ sở tự nguyện thoả thuận ý chí giữa các bên ở đây chính là sự thuận mua vừa bán Người bán nhất chí giao hàng mà người mua muốn mua; người mua nhận hàng và trả tiền theo cam kết Hợp đồng chỉ có hiệu lực pháp lý nếu việc giao kết không vi phạm các trường hợp ngăn cấm như: có sự cưỡng bức, đe doạ; có sự lừa dối; có sự nhầm lẫn

4.1.2 Điều kiện về chủ thể

Chủ thể của hợp đồng là các thương nhân có trụ sở kinh doanh đặt tại các quốc gia khác nhau và có đủ tư cách pháp lý Trong đó, tư cách pháp lý của các thương nhân được xác định căn cứ theo pháp luật của nước mà thương nhân đó có trụ sở Theo quy định của Luật thương mại 2005, thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, các nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh (Điều 6 Khoản 1) Thương nhân nước ngoài là thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc được pháp luật nước ngoài công nhận (Điều 16 Khoản 1)

Các doanh nghiệp chỉ cần đăng ký mã số doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh, thành phố là được kinh doanh xuất nhập khẩu không còn phải xin phép Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương) Không có sự phân biệt giữa doanh nghiệp

Trang 21

được quyền hay doanh nghiệp không được quyền kinh doanh xuất nhập khẩu như trước đây nữa.

4.1.3 Điều kiện về người có thẩm quyền giao kết hợp đồng

Người giao kết hợp đồng là người đại diện cho thương nhân đó theo luật hoặc theo uỷ quyền Đại diện theo luật là đại diện do pháp luật quy định, là người đứng đầu pháp nhân theo quy định của điều lệ pháp nhân hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Đại diện theo uỷ quyền là đại diện được xác lập theo sự uỷ quyền giữa người đại diện và người được đại diện Phạm vi đại diện theo uỷ quyền được xác lập theo sự uỷ quyền và người đại diện chỉ được thực hiện giao dịch trong phạm đại diện Uỷ quyền phải được làm bằng văn bản và người uỷ quyền phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về hành vi của người được uỷ quyền trong phạm vi quy định của sự uỷ quyền (Điều 140-142 Bộ Luật Dân sự 2005).

4.1.4 Điều kiện về đối tượng của hợp đồng

Hàng hoá (đối tượng của hợp đồng MBHHQT) theo hợp đồng phải là hàng hoá được phép mua bán theo quy định pháp luật của nước bên mua và nước bên bán.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh trừ những hàng hoá thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hoá thuộc Danh mục cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu theo giấy phép của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương) hoặc các bộ quản lý chuyên ngành (Điều 3, 4 Nghị định số 12/2006/ NĐ-CP) Danh mục hàng hoá thuộc diện quản lý chuyên ngành theo quy định của Việt Nam được quy định trong phụ lục số 01, 02 và 03 ban hành kèm theo Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006.

4.1.5 Điều kiện về nội dung của hợp đồng

Nội dung của hợp đồng phải tuân thủ nguồn luật điều chỉnh hợp đồng Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng có thể được các bên thoả thuận quy định trong hợp đồng Nếu không quy định trong hợp đồng thì việc xác định nguồn luật điều chỉnh hợp đồng sẽ áp dụng quy tắc xung đột pháp luật: “luật nước người bán”; “luật nơi xảy ra tranh chấp”; “luật nơi ký kết hợp đồng”; “luật nơi thực hiện nghĩa vụ”.

Để phù hợp với pháp luật quốc tế và nguyên tắc tự do thoả thuận hợp đồng của các chủ thể, Bộ luật Dân sự 2005 quy định khi ký kết hợp đồng, các bên có thể thoả 21

Trang 22

thuận về những nội dung: Đối tượng hợp đồng; Số lượng, chất lượng; Giá cả, phương thức thanh toán; Thời gian, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng; Quyền, nghĩa vụ của các bên; Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng; Các nội dung khác (Điều 402) Quy định giúp các bên xác định được thoả thuận cụ thể giữa họ chứ không phải để ràng buộc hay hạn chế quyền tự do hợp đồng của họ.

4.1.6 Điều kiện về hình thức của hợp đồng

Hình thức của hợp đồng phải tuân thủ nguồn luật điều chỉnh hợp đồng Luật Thương mại 2005 quy đinh rõ: “Mua bán hàng hóa quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương” (Điều 27 Khoản 2) Các hình thức có gía trị pháp lý tương đương văn bản như: điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu (Khoản 15 Điều 3)

4.2 Giao kết hợp đồng MBHHQT

4.2.1 Cách thức giao kết hợp đồng

Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế có thể được giao kết bằng các phương thức trực tiếp hoặc gián tiếp.

giao kết hợp đồng cử người đại diện để trực tiếp gặp nhau, cùng bàn bạc, thương lượng và thoả thuận thống nhất về các nội dung của hợp đồng và cùng ký tên vào văn bản hợp đồng Kể từ thơi điểm các bên có mặt ký vào hợp đồng, hợp đồng được xác lập và phát sinh hiệu lực pháp lý Trường hợp có quy định điều kiện khác trong hợp đồng như có quota hoặc một giấy phép đặc biệt hoặc mở L/C… thì hợp đồng chỉ có giá trị pháp lý nếu những điều kiện này được thực hiện.

nhau để bàn bạc, thảo luận mà thực hiện trao đổi qua các tài liệu giao dịch như công văn, điện báo, đơn đạt hàng, đơn chào hàng…có ghi rõ nội dung công việc cần giao dịch Trình tự giao kết hợp đồng theo phương thức này bao gồm hai giai đoạn: Đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng Những vấn đề này không được Luật Thương mại 2005 quy định cụ thể, vì vậy các quy định của Bộ Luật Dân sự 2005 sẽ được áp dụng, và áp dụng chung cho cả hợp đồng MBHHQT.

Trang 23

4.2.2 Thời điểm giao kết hợp đồng

Về nguyên tắc, hợp đồng mua bán được giao kết vào thời điểm các bên đạt được sự thoả thuận Luật Thương mại 2005 không quy định cụ thể về thời điểm giao kết hợp đồng MBHHQT cũng như hợp đồng mua bán hàng hoá nói chung, vì vậy áp dụng Bộ Luật Dân sự 2005 Điều 404 có các trường hợp sau:Với hợp đồng giao kết trực tiếp bằng văn bản, thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản; Với hợp đồng giao kết gián tiếp bằng văn bản, thời điểm giao kết là khi bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng; Hợp đồng giao kết bằng lời nói không áp dụng cho hợp đồng MBHHQT vì theo quy định của Điều 27 Luật Thương mại 2005 hình thức hợp đồng MBHHQT phải là văn bản hoặc hình thức giá trị pháp lý tương đương.

Thời điểm giao kết hợp đồng cũng được coi là thời điểm hợp đồng có hiệu lực, trừ phi các bên thoả thuận một thời điểm khác hoặc vào một thời điểm mà một điều kiện của hợp đồng được thực hiện như thời điểm mở L/C khi thoả thuận thanh toán bằng tín dụng thư, hay thời điểm có quota khi hàng hoá theo quy định phải được cấp hạn ngạch

Luật thương mại 2005 không quy định bắt buộc các bên phải thoả thuận những nội dung cụ thể nào trong hợp đồng MBHHQT cũng như trong hợp đồng MBHH nói chung Điều 402 Bộ Luật Dân sự 2005 đưa ra các nội dung chủ yếu của hợp đồng mang tính “khuyến nghị”, “định hướng” của pháp luật giúp hạn chế những rủi ro pháp lý những tranh chấp trong hoạt động MBHH đặc biệt là hoạt động MBHHQT(13)

4.3 Thực hiện hợp đồng MBHHQT

Các bên phải thực hiện đúng nghĩa vụ mà mình đã cam kết trong hợp đồng sau khi hợp đồng được xác lập và có hiệu lực pháp lý Cùng với các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thương mại (Mục 2 Điều 10-15 Luật Thương mại 2005), nguyên tắc thực hiện hợp đồng dân sự (Điều 412 Bộ Luật Dân sự 2005), hợp đồng MBHH nói riêng phải được thực hiện một cách trung thực, trên tinh thần họp tác cùng có lợi.

Với hợp đồng MBHHQT thường có những thủ tục là điều kiện để hợp đồng có giá trị pháp lý mà các bên phải hoàn thành trước khi thực hiện nghĩa vụ giao hàng như: Xin giấy phép xuất nhập khẩu hoặc quota (với trường hợp giấy phép phải có hạn ngạch); Mở thư tín dụng nếu hợp đồng có thoả thuận phương thức thanh toán này.

13 Giáo trình Luật Thương mại II Đại học Luật Hà Nội NXB Công an nhân dân 2006 Trang 23-24.

23

Trang 24

Sau các điều kiện trên, các bên thực hiện những nghĩa vụ cụ thể khác đã thoả thuận trong hợp đồng như: Thuê tàu lưu cước, mua bảo hiểm hàng hoá; Giao/ nhận hàng; Làm thủ tục hải quan; Kiểm tra hàng hoá; Thanh toán Các nghĩa vụ khác khi có yêu cầu Luật Thương mại 2005 quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá (áp dụng chung cho cả mua bán hàng hoá trong nước và mua bán hàng hoá quốc tế) tại Mục 2 của Luật.

4.3.1 Quyền và nghĩa vụ của người bán

Nghĩa vụ của người bán: Giao hàng đúng thoả thuận trong hợp đồng về số lượng, chất lượng, quy cách… thời hạn và địa địa điểm giao hàng Đảm bảo quyền sở hữu cho người mua đối với hàng hoá đã bán Các nghĩa vụ này ngoài quy định trong Luật Thương mại còn phải tuân theo những điều kiện thương mại quốc tế mà các bên đã thoả thuận lựa chọn.

Quyền của người bán: Nhận tiền theo thoả thuận trong hợp đồng Nếu do lỗi của người mua dẫn đến việc người bán chậm nhận được tiền hoặc không nhận được tiền thanh toán thì họ có quyền áp dụng các biện pháp do luật định như buộc thực hiện đồng, phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và huỷ hợp đồng (Điều 297, 300,302,308, 312 Luật Thương mại 2005)

4.3.2 Quyền và nghĩa vụ của người mua

Nghĩa vụ của người mua: Tiếp nhận và thanh toán hàng hoá theo đúng thoả thuận trong hợp đồng.Người mua phải thanh toán tiền hàng kể cả trong trường hợp mất mát, hư hỏng hàng hoá xảy ra sau thời điểm hàng hoá đã nằm trong sự định đoạt của người mua, tức là sau thời điểm quyền sở hữu hàng hoá đã được chuyển từ người bán sang người mua, trừ phi do lỗi của người bán gây ra (Điều 50 Luật Thương mại 2005) Các nghĩa vụ của người mua còn phụ thuộc vào điều kiện thương mại quốc tế mà các bên đã thoả thuận lựa chọn.

Quyền của người mua: Nhận hàng theo thoả thuận trong hợp đồng Người mua có quyền ngừng thanh toán tiền mua hàng theo Điều 51 Luật Thương mại 2005 khi có bằng chứng về việc buôn bán lừa dối, hàng hoá là đối tượng đang bị tranh chấp, bên baá giao hàng không phù hợp với hợp đồng.

Trang 25

5 Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng MBHHQT theo quy định của Luật Thương mại 2005

5.1 Yếu tố cấu thành trách nhiệm do vi phạm hợp đồng

Là một loại trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm do vi phạm hợp đồng MBHHQT nói riêng và hợp đồng MBHH nói chung được áp dụng khi có các căn cứ do pháp luật quy định Để kết luận một bên có vi phạm hợp đồng hay không cần xem xét các vấn đề là:

- Có hành vi không thực hiện hay thực hiện không đúng hợp đồng đã giao kết; - Bên vi phạm hợp đồng có lỗi;

- Thiệt hại;

- Thiệt hại mà bên vi phạm phải gánh chịu có nguyên nhân trực tiếp là hành vi trái pháp luật của bên vi phạm hợp đồng

5.2 Các hình thức trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng MBHHQT

Các loại chế tài được áp dụng khi có hành vi vi phạm trong thương mại nói chung được quy định trong Điều 292 Luật Thương mại 2005: Buộc thực hiện đúng hợp đồng; Phạt vi phạm hợp đồng; Bồi thường thiệt hại; Tạm ngừng thực hiện hợp đồng; Đình chỉ thực hiện hợp đồng; Huỷ bỏ hợp đồng Các bên cũng có thể thoả thuận các biện pháp khác không trái với luật được áp dụng trong hợp đồng, các điều ước quốc tế, tập quán thương mại mà các bên thoả thuận áp dụng…

5.2.1 Buộc thực hiện đúng hợp đồng (Điều 297 Luật Thương mại 2005)

Nếu bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ đã thoả thuận trong hợp đồng (như giao hàng không đúng đối tượng, quy cách phẩm chất… quy định trong hợp đồng) thì bên có quyền được yêu cầu họ phải thực hiện., nếu không phải thanh toán theo giá trị thị trường (các bên thoả thuận áp dụng giá thị trường) của hàng hoá Nếu bên có nghĩa vụ gây ra thiệt hại cho bên có quyền thì phải bồi thường cả thiệt hại sau khi đã thanh toán giá trị hàng hoá cho bên có quyền.

5.2.2 Phạt vi phạm hợp đồng (Điều 300 Luật Thương mại 2005)

Là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách Mức phạt vi phạm do các bên thoả thuận, nhưng tổng mức phạt không 8% gía trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.

25

Trang 26

5.2.3 Bồi thường thiệt hại (Điều 302 Luật Thương mại 2005)

Bồi thường thiệt hại áp dụng khi có tổn thất do vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thât thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm Các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định Điều 303 Luật Thương mại 2005.

5.2.4 Huỷ hợp đồng (Điều 312 Luật Thương mại 2005)

Huỷ hợp đồng bao gồm huỷ một phần hợp đồng, hay huỷ bỏ toàn bộ hợp đồng Chế tài hủy bỏ hợp đồng được áp dụng trong các trường hợp: Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để huỷ bỏ hợp đồng; Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.

Luật Thương mại 2005 còn quy định về việc tạm ngừng thực hiện hợp đồng (Điều 308), đình chỉ thực hiện hợp đồng (Điều 310) và các trường hợp miễn trách (Điều 294) Với các trường hợp miễn trách, các bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ chứng minh cho trường hợp miễn tranh của mình.

V GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG MBHHQT1 Tranh chấp trong hợp đồng MBHHQT

1.1 Khái niệm

Tranh chấp trong thương mại quốc tế là những bất đồng xảy ra trong quá trìnhthực hiện các hoạt động thương mại quốc tế Trong quan hệ thương mại quốc tế, cácbên tham gia thường có sự cách biệt địa lý, có truyền thống pháp luật, tập quán thươngmại… khác nhau(14) Thêm vào đó còn là sự thiếu hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, hay bản

thân ý thức thực hiện, tuân thủ hợp đồng của các bên… Những điều này dẫn đến việc tranh chấp phát sinh, hay khó có thể tránh khỏi, và chủ yếu là tranh chấp trong hợp đồng MBHHQT

1.2 Các điều khoản liên quan đến vấn đề giải quyết tranh chấp trong hợp đồng MBHHQT

1.2.1 Chọn luật áp dụng

Đặc điểm quan trọng của hợp đồng MBHHQT là yếu tố “quốc tế” tức là các bên tham gia hợp đồng khác nhau về hệ thống pháp luật nên cần phải có căn cứ pháp lý cho

Trang 27

việc giải quyết các tranh chấp có thể xảy ra Điều này đỏi hỏi các bên ký kết ngay khi đàm phán, soạn thảo hợp đồng cần phải lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng Có các cách để lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng:

- Thứ nhất: Các bên ký kết đàm phán, thoả thuận và ghi rõ vào hợp đồng MBHHQT chi tiết, cụ thể tất cả các quy tắc, quy định pháp luật nội dung để giải quyết bất cứ tranh chấp nào có thể phát sinh Với các hợp đồng lớn, phức tạp thì cách làm này sẽ cần nhiều thời gian, công sức, khi giải quyết tranh chấp dễ làm cho các cơ quan xét xử nhầm lẫn những nội dung chính, phụ Ngoài ra, cách thức ghi chi tiết, tỉ mỉ từng tranh chấp có thể xảy ra cũng như cách thức giải quyết cũng không thể lường trước được hết các bất đồng khác có thể phát sinh.

-Thứ hai: Các bên tham gia ký kết đàm phán, thoả thuận những điều khoản chính, sau đó chọn luật áp dụng chung để giải quyết mọi tranh chấp có thể phát sinh từ hợp đồng Đây là cách làm phổ biến và có ưu điểm là dể hiểu, không gây nhầm lẫn và cũng làm cho hợp đồng gọn nhẹ mà vẫn đầy đủ nội dung Song, các bên cần chú ý khi chọn luật áp dụng cho hợp đồng là luật áp dụng được chọn phải dễ tiếp cận, dễ nghiên cứu, có uy tín trong thương mại quốc tế và có hiệu lực tại thời điểm hợp đồng được thực hiện.

1.2.2 Điều khoản về giải quyết tranh chấp trong hợp đồng MBHHQT

Không chỉ lựa chọn luật nội dung để làm căn cứ giải quyết tranh chấp, các bên tham gia thoả thuận, ký kết hợp đồng còn cần phải thương lượng để đưa vào hợp đồng một điều khoản riêng về giải quyết tranh chấp với các nội dung: Phương thức giải quyết tranh chấp do các bên nhất trí lựa chọn; Thủ tục lựa chọn bên thứ ba tham gia và giúp đỡ giải quyết tranh chấp như người hoà giải, trọng tài, trọng tài viên, toà án…; Các quy tắc áp dụng cho quá trình giải quyết tranh chấp; Cơ chế đảm bảo thi hành kết quả giải quyết tranh chấp

1.3 Lý do phát sinh tranh chấp

Sự xa cách về mặt địa lý, khác biệt về truyền thống pháp luật và tập quán thương mại… dễ gây ra những tranh chấp bất đồng trong quan hệ TMQT Các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia ký kết các hợp đồng MBHHQT với các đối tác nước ngoài cũng không tránh khỏi thực tế này Đặc biệt, khi Việt Nam lại là nước đang phát triển, khung pháp lý điều chỉnh cho các hoạt động ngoại thương đã được xây dựng và áp dụng, song vẫn đang dần hoàn thiện để phù hợp với sự phát triển của kinh tế khu vực và thế giới.

27

Trang 28

Khác biệt về truyền thống pháp luật và tập quán thương mại cũng gây những khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam khi hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là với các doanh nghiệp của Châu Âu, Bắc Mỹ vì đây là khu vực mà tồn tại nhiều tập quán thương mại quốc tế lâu đời.

Ngoài những lý do nêu trên, điều kiện ngoại cảnh ở mỗi nước cũng có thể gây ra những khó khăn khó lường trước, có thể là bất khả kháng cho mỗi bên khi thực hiện nghĩa vụ hợp đồng.

2 Các phương thức giải quyết tranh chấp trong hợp đồng MBHHQT

2.1 Thương lượng giữa các bên

Khi tranh chấp bắt đầu phát sinh, hầu hết các trường hợp, các bên tự nguyện và nhanh chóng liên hệ, gặp gỡ nhau để thương lượng Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, tự dàn xếp, tháo gỡ những bất đồng phát sinh để loại bỏ tranh chấp mà không cần có sự trợ giúp hay phán quyết của bất kỳ bên thứ ba nào

Pháp luật của các quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển thông thường đều

quy định hình thức pháp lý của việc ghi nhận kết quả thương lượng là Biên bản Nếu kếtqủa thương lượng không được một bên tự giác thực hiện, Biên bản thương lượng sẽ

được bên kia sử dụng như một chứng cứ quan trọng yêu cầu các cơ quan tài phán công nhận và cưỡng chế thi hành những thoả thuận đó

2.2 Hoà giải giữa các bên

Hoà giải là phương thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ ba làm trung gian hoà giải để hỗ trợ, thuyết phục các bên tranh cháp tìm kiếm các giải pháp nhằm loại trừ tranh chấp đã phát sinh Phương pháp giải quyết tranh chấp bằng hoà giải có ưu điểm là bảo vệ bí mật kinh doanh, điều mà sẽ không thực hiện được khi tiến hành tố tụng tại toà theo quy tắc công khai, tranh tụng và theo các quy tắc về thu thập chứng cứ trong tố tụng tư pháp

nên trên thực tế, không có toà án nước nào lại ra lệnh đình chỉ vụ kiện chỉ vì một bên không thực hiện thoả thuận hoà giải Hiệu lực cao nhất của thoả thuận giải quyết bằng hoà giải giống như một điều khoản hợp đồng có tính rằng buộc các bên

Trang 29

2.3 Giải quyết tranh chấp theo thủ tục Trọng tài

Để tranh chấp được đưa ra giải quyết bằng con đường trọng tài thì phải có sự thoả thuận của các bên Thoả thuận này có thể là một điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc là một thoả thuận trọng tài riêng biệt được lập sau khi tranh chấp phát sinh Điều khoản thoả thuận trọng tài dù có được ghi ngay trong hợp đồng chính hay là một thoả thuận riêng biệt thì nó vẫn luôn độc lập với các điều khoản khác của hợp đồng chính Vì vậy, ngay cả khi hợp đồng chính đã kết thúc hay bị vô hiệu thì cũng không làm cho điều khoản thoả thuận trọng tài vô hiệu tương ứng (Điều 11 Pháp lệnh Trọng tài Thương mại của Việt Nam 2003).

Quyết định và phán quyết của trọng tài có thể được Toà án công nhận và cho thi hành thông qua một thủ tục tư pháp được quy định tại các điều ước quốc tế và pháp luật của các quốc gia Công ước New York về công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài 1958 là văn bản pháp lý nổi bật và quan trọng nhất trong lĩnh vực này Luật mẫu UNCITRAL, các hiệp định khu vực và pháp luật các quốc gia…cùng với Công ước New York đã góp phần tạo nên hệ thống quy phạm pháp luật khá hoàn chỉnh để nhằm điều chỉnh việc công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài TMQT(15)

Ưu điểm của trọng tài thương mại

- Là phương thức giải quyết tranh chấp nhanh chóng, mang tính chung thẩm cao; Quyết định, phán quyết của trọng tài cũng được công nhận rộng rãi do phạm vi Công ước New York 1958 về công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài rộng.

- Phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài cũng khách quan.Trong quá trình giải quyết tranh chấp hoàn toàn có thẻ sử dụng ngôn ngữ, hay pháp luật của nước thứ 3, tùy từng trường hợp cụ thể.

- Phương thức giải quyết bằng trọng tài cũng không mang nặng tính đối kháng, uy tín, các bí mật kinh doanh của các bên tranh chấp cũng được bảo mật vì phán quyết trọng tài không công khai (trọng tài xét xử kín).

Một số cơ quan trọng tài thương mại quốc tế quan trọng được giới kinh doanhthế giới sử dụng nhiều như:

-Toà án trọng tài thuộc Phòng Thương mại quốc tế (ICC) được thành lập tại Paris năm 1923; Trung tâm quốc tế về giải quyết tranh chấp đầu tư (ICSID) thành lập 1965

15 Nguyễn Vũ Hoàng: “Các liên kết kinh tế-Thương mại quốc tế” NXB Thanh Niên 2003 Trang 329

29

Trang 30

trên cơ sở Công ước quốc tế giải quyết tranh chấp đầu tư giữa các nước với kiều dân của các nước khác.

- WTO và cơ chế giải quyết tranh chấp WTO là tổ chức duy nhất có một cơ chế giải quyết tranh chấp được chấp nhận chung dựa trên nguyên tắc mọi thành viên đều có một phiếu bầu ngang nhau Việc Việt Nam đã là thành viên tổ chức thương mại thế giới WTO sẽ tạo rất nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc đối mặt với các vụ kiện có tính quốc tế(16).

Thủ tục giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài Thương mại ở Việt Nam và thủ tụcCông nhận và cho thi hành quyết định, bản án của trọng tài nước ngoài tại Việt Namđược quy định trong Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003.

2.4 Giải quyết tranh chấp tại Toà án

Giải quyết tranh chấp trong hợp đồng MBHHQT bằng toà án là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của cơ quan tài phán Nhà nước – cơ quan có quyền nhân danh Nhà nước đưa ra phán quyết buộc các bên có nghĩa vụ phải thi hành

Kinh nghiệm của các nước có nền kinh tế thị trường và có hệ thống pháp luật phát triển trên như Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Cộng hoà Pháp , cho thấy rằng việc giải quyết tranh chấp trong hợp đồng MBHHQT nói riêng và giải quyết tranh chấp TMQT nói chung bằng con đường toà án đều có những điểm khác nhautương đối về tổ chức hệ thống toà án, về thẩm quyền và thủ tục tố tụng Trên thực tế, chưa có một Toà án quốc tế nào giải quyết hữu hiệu các tranh chấp thương mại quốc tế mà chỉ có thể giải quyết tại Toà án của một quốc gia nào đó theo quy tắc tố tụng của pháp luật quốc gia đó(17).

Ưu điểm của phương pháp giải quyết tranh chấp bằng Toà án:

- Phương thức giải quyết bằng Tòa án được tiến hành theo trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ nên đảm bảo cho tính khách quan và công bằng cho các bên.

- Bản án hay quyết định của Toà án về vụ tranh chấp được đưa ra nếu không có sự tự nguyện tuân thủ sẽ được bảo đảm thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước (tính cưỡng chế thi hành trên lãnh thổ quốc gia có Toà án)

- Với các tranh chấp kinh doanh trong MBHHQT, quyết định của Toà án ngày nay cũng được công nhận khá rộng rãi bằng việc các nước có thoả thuận công nhận và

16 Nguyễn Vũ Hoàng: “Giải quyết tranh chấp TMQT bằng con đường Toàn án” NXB Thanh Niên Trang 47.

17 Bùi Xuân Nhự (Chủ biên): “Giáo trình Tư pháp quốc tế” Đại học Luật Hà Nội NXB Công an nhân dân 1997

Trang 31

cho thi hành quyết định, bản án của Toà án nước ngoài Nổi bật là công ước Washington về công nhận và cho thi hành quyết định của toà án nước ngoài.

Ở Việt Nam, thủ tục giải quyết tranh chấp TMQT này được dựa trên nền tảng của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004.

CHƯƠNG II:

THỰC TIỄN GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUABÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ TẠI CÔNG TY INDOCHINA I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY INDOCHINA

1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

Công ty TNHH Vật tư kỹ thuật Đông Dương được thành lập theo giấy phép kinh

doanh số: 0102009759, ngày 29/8/2002 (đăng ký thay đổi lần thứ 3 ngày 13/09/2005) do Sở kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp Công ty có thay đổi một lần về thành phần thành viên góp vốn và điều chỉnh môt lần về vốn điều lệ của công ty Công ty Đông Dương là một trong những loại hình Công ty TNHH hai thành viên trở lên, hoạt động trong lĩnh vực thương mại hàng hoá dịch vụ, hoạch toán kinh tế độc lập, có con dấu riêng, mở tài khoản tại ngân hàng theo quy định của pháp luật: tài khoản 6603339 tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu, chi nhánh Hà Nội Tư cách pháp nhân của công ty được pháp luật thừa nhận kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh:

CÔNG TY TNHH VẬT TƯ KHOA HỌC KỸ THUẬT ĐÔNG DƯƠNG:

Tên công ty: CÔNG TY TNHH VẬT TƯ KHOA HỌC KỸ THUẬT ĐÔNG DƯƠNG Tên giao dịch: DONG DUONG SCIENTIFIC AND TECHNICAL MATERIALS

COMPANY LIMITED

Tên viết tắt: INDOCHINA CO., LTD

Trụ sở chính: Số 56, Hoàng Cầu, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, TP Hà Nội Văn phòng giao dịch: Số 60, Nguyễn Ngọc Nại, Thanh Xuân, Hà Nội

Trang 32

- Buôn bán vật tư máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất, nghiên cứu khoa học, hoá chất (trừ hoá chất Nhà nước cấp).

- Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá.

- Sản xuất và buôn bán Trang thiết bị Y tế, Hoá mỹ phẩm - Dịch vụ chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực Y tế.

- Dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng và bảo hành các sản phẩm Công ty kinh doanh - Sản xuất và buôn bán mẫu cơ khí.

Vốn điều lệ: 3.400.000.000 đồng (Ba tỷ bốn trăm triệu đồng)

Danh sách thành viên góp vốn: Số

Tên thành viên Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú đối với cá nhân

Giá trị vốn góp (đồng)

Phần vốn góp (%) 1 Đào Việt Trung Phòng 5, C16, TT Kim

Giang, Thanh Xuân, HN

1.700.000.000 50 2 Lê Thái Bình Phòng 408, H3, TT Kim

Giang, Thanh Xuân, HN

1.700.000.000 50

Người đại diện theo pháp luật của công ty:

Chức danh: Giám đốc

Họ và tên: Đào Việt Trung Giới tính: (Nam) Ngày sinh: 22/12/1975 Dân tộc: Kinh Quốc tịch: Việt Nam Chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) số: 012136220

Ngày cấp: 25/10/2000 Nơi cấp: Công an TP Hà Nội

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: Phòng 5, khu C16B, tập thể Kim Giang, phường Kim Giang, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

Chỗ ở hiện tại: Phòng 5, khu C16B, tập thể Kim Giang, phường Kim Giang, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

Công ty TNHH Vật tư KHKT Đông Dương (Indochina) được thành lập trong

bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, cùng với sự hoàn thiện, ổn định khung pháp lý cơ bản trong kinh doanh thương mại, khuyến khích đầu tư, thành lập doanh nghiệp, phát triển kinh tế Lãnh đạo của Indochina mong muốn sử dụng những kiến thức, kinh nghiệm của mình trong lĩnh vực buôn bán vật tư máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất, nghiên cứu khoa học, hoá chất Với mục tiêu cung cấp các sản phẩm, dịch vụ chuyên ngành tốt nhất, đảm bảo chất lượng hàng hoá, dịch vụ, vì lợi ích của đối tác

Trang 33

Hơn 10.000 sản phẩm thuộc nhiều chủng loại khác nhau trong các ngành hoá, y, sinh, dược phẩm, mỹ phẩm cùng với trên 10 loại hình dịch vụ về chuyển giao công nghệ, sửa chữa bảo dưỡng… những sản phẩm và loại hình dịch vụ hữu ích đã giúp

Indochina ngày càng khẳng định vị thế của mình

Đặc biệt, công ty có đội ngũ kỹ sư trình độ cao, được đào tạo từ các trường đại học lớn trên cả nước như: Đại học Bách Khoa, Đại học Khoa học Tự nhiên-Đại học Quốc Gia Hà Nội… và được đào tạo theo chuyên ngành của một số hãng như: ALLTECH, MERCK, 3B CIENTIFIC, ADAM,… Đội ngũ kỹ thuật của công ty đã tham gia cung ứng, lắp đặt, vận hành, sử dụng, tư vấn, sửa chữa nhiều thiết bị hiện đại, công nghệ cao như máy sắc ký lỏng hiệu nâng cao, máy quang phổ, thiết bị đo độ hoà tan thuốc… Đội ngũ kỹ thuật cũng có thể sửa chữa và thay thế các trang thiết bị, máy móc cho các phòng thí nghiệm, Bệnh viện, cơ quan, xí nghiệp khi có yêu cầu(18)

2 Cơ cấu tổ chức, quản lý của Công ty

2.1 Sơ đồ cấu trúc

18 Giới thiệu năng lực kinh doanh của Công ty Indochina Tài liệu dự thầu số 4, hộp 3 Năm 2007.

33

Trang 34

2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban

*Hội đồng thành viên

Hội đồng thành viên gồm hai người (theo đăng ký kinh doanh), chức năng nhiệm vụ được quy định chi tiết trong điều lệ của công ty.

*Ban giám đốc

Ban giám đốc gồm một giám đốc và một phó giám đốc Điều hành mọi hoạt động kinh doanh nhân lực, tài chính cảu công ty, có quyền quyết định cao nhất Chức năng và nhiệm vụ được quy định chi cụ thể trong điều lệ công ty và không trái với pháp luật hiện hành.

*Các phòng ban

Phòng quản lý hành chính nhân sự: Phụ trách công tác nhân sự, tuyển dụng nhân sự và công tác hành chính của toàn công ty.

Trang 35

Phòng tài chính kế toán: Thực hiện chức năng tài chính, kế toán bán hàng, dịch vụ,

thủ quỹ, thủ kho, báo cáo cho cấp lãnh đạo Phòng Tài chính kế toán của công ty được trang bị phần mềm kế toán máy phiên bản mới 2007, do công ty TNHH phần mềm máy tính Ngọc Anh cung cấp, tiện lợi, dễ dùng nên hoạt động và quản lý đạt hiệu quả cao.

Phòng bảo hành, bảo trì: Cung cấp các dịch vụ sau bán hàng về bảo hành, bảo trì

sản phẩm bao gồm có bảo trì thiết bị sau thời gian bảo hành; nâng cấp thiết bị, cung cấp, thay thế phụ kiện tiêu hao trong quá trình sử dụng; sửa chữa thiết bị; lắp đặt mới hoặc thi công dịch chuyển địa điểm đối với các thiết bị phức tạp…

Phòng kinh doanh: Tiếp thị quảng cáo bán hàng, chào hàng, hậu mãi khách hàng,

tìm kiếm và nghiên cứu thị trường, thực hiện các hợp đồng mua bán hàng hoá, đấu thầu, dịch vụ tư vấn lựa chọn và sử dụng các máy móc thiết bị mà công ty cung cấp, báo cáo cho cấp lãnh đạo.

Kho tàng và giao hàng: Lưu giữ, bảo quản các máy móc thiết bị, hoá chất phục vụ trong kinh doanh Thực hiện giao hàng chính xác, an toàn tuyệt đối các sản phẩm của công ty đến nơi cung cấp, báo cáo tình hình cho cấp lãnh đạo khi có sự cố

2.3 Nhân lực

Tổng số nhân viên là 57 người, trong đó: - Đại học và trên đại học: 42 người - Trung cấp, cao đẳng: 15 người Trong đó theo từng lĩnh vực công việc:

+ Phòng giám đốc: 2 người;

+ Phòng quản lý hành chính nhân sự: 8 người; + Phòng tài chính kế toán: 7 người;

+ Phòng bảo hành, bảo trì: 9 người; + Phòng kinh doanh: 16 người + Kho tàng và giao hàng: 13 người

Ngoài ra còn có ban lễ tân và bảo vệ: 2 người.

Ban Giám đốc Indochina là những người có nhiều năm kinh nghiệm,có kiến

thức chuyên sâu về lĩnh vực hoá dược, công nghệ sinh học, được đào tạo bài bản và trình độ học vấn cao.

Đội ngũ cán bộ, nhân viên của Indochina dày dặn kinh nghiệm trong việc triển

khai và thực hiện công việc, dự án… Đội ngũ kỹ thuật của công ty không những được 35

Trang 36

đào tạo từ các trường đại học lớn trên cả nước mà còn được đào tạo theo chuyên nghành của một số hãng như: ALLTECH, MERCK, 3B SCIENTIFIC, ADAM, EPPENDORE, HIRSCHMANN

Danh sách đội ngũ kỹ thuật

STT Họ và tên Trình độ (bằng cấp) Thời gian đào tạo 1 Đào Việt Trung Cử nhân Hoá học 4 Lương Hoàng Hà Kỹ sư Hoá - Thực phẩm 2001-2006 5 Trịnh Hải Hoàn Kỹ sư Công nghệ sinh học 2001-2006 6 Dương Hoàng Hải Kỹ sư Công nghệ thông tin 1998-2003 7 Phạm Bình Minh Cử nhân Công nghệ Hoá học

Thạc sĩ Khoa học Vật liệu

1998-2004 8 Phan Thị Thái Hằng Kỹ sư Công nghệ sinh học 2001-2006 9 Trịnh Thu Thuỷ Kỹ sư Công nghệ sinh học 2001-2006 10 Nguyễn Thị Huyền Cử nhân Công nghệ sinh học 2001-2005 11 Trần Thuý Hằng Kỹ sư Công nghệ sinh học 2001-2006

14 Phạm Hùng Sơn Kỹ sư Công nghệ hữu cơ-hoá dầu

1999-2004 15 Lê Thị Khánh Dư Cử nhân Hoá học 2003-2007 16 Trần Thu Hường Kỹ sư Công nghệ hữu cơ 2000-2005 17 Trần Việt Thắng Kỹ sư công nghệ sinh học 1999-2004 18 Phan Thanh Hải Kỹ sư công nghệ sinh học 1999-2004

Nhân viên của Indochina trong các phòng, ban còn lại đều là những người có

trình độ, chuyên môn cao Như đội ngũ của phòng kế toán, tài chính đều là những người có nhiều năm kinh nghiệm thực tế, hiểu biết sâu trong lĩnh vực kế toán, tài chính Các nhân viên trong các phòng ban này đều là những người được đào tạo bài bản, thấp nhất là bậc cao đẳng, trung cấp Với một nguồn nhân lực chất lượng như vậy, Indochina đã ngày càng đi lên và đáp ứng nhu cầu thị trường.

Trang 37

3 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

3.1 Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Ngày 26/3/2008, Indochina đã đưa ra báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong năm 2007 vừa qua Indochina cũng có đưa ra đánh giá tổng quát các chỉ tiêu và kiến nghị nhằm nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty (19).

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Năm 2007

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch

9 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh

Năm 2007, Công ty đã đạt được mức doanh thu cao hơn dự kiến Lợi nhuận đạt được cũng tăng so với năm 2006 Tuy nhiên, Công ty gặp khó khăn về vốn lưu động do vòng quay vốn chậm, hàng tồn kho tương đối nhiều, dẫn đến nợ lớn Bên cạnh đó, Công ty cũng bị ảnh hưởng kinh tế chung của cả nước là chỉ số lạm phát tăng cao, giá vốn tăng, trong đó việc xây dựng bảng giá hàng hoá mới chưa được thực hiện kịp thời nên tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu chưa cao Mục tiêu hướng tới của Công ty là doanh thu cao sẽ tỷ lệ thuận với lợi nhuận Doanh thu kế hoạch cho năm 2008 là 15 tỷ đồng (Theo đánh giá tổng quát các chỉ tiêu và kiến nghị của Indochina)

19 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007 Phòng kế toán.

37

Trang 38

3.2 Mặt hàng kinh doanh

Công ty TNHH Vật tư khoa học kỹ thuật Đông Dương- Indochina buôn bán vật tư máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, nghiên cứu khoa học, hoá chất Bao gồm hơn 10.000 sản phẩm thuộc nhiều chủng loại khác nhau phục vụ trong các ngành hoá, y, sinh, dược phẩm, mỹ phẩm Công ty là đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoáa; kinh doanh các dịch vụ chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực Y tế; dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng và bảo hành các sản phẩm Công ty kinh doanh Mặt hàng kinh doanh của Indochina có tính đặc thù, song các sản phẩm của Công ty lại rất đa dạng cả về mẫu mã như kích thước, hay công dụng… và có nhiều hãng cung cấp khác nhau, với giá thành tuỳ thuộc vào chất lượng, hãng cung cấp Điều này giúp cho Indochina mở rộng thị trường với nhiều tầng lớp khác hàng Các mặt hàng kinh doanh có thể chia thành ba nhóm là: Các thiết bị đo phân tích; Thiết bị phòng thí nghiệm; Và các dịch vụ đi kèm với các sản phẩm Dưới đây là danh mục hàng hoá, dịch vụ chủ yếu được cung cấp bởi Indochina:

DANH MỤC HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ INDOCHINA CUNG CẤP:

A, Thiết bị đo, phân tích

Máy sắc ký lỏng hiệu nâng cao – HPLC, Detector UV-VIS, huỳnh quang, độ dẫn, chỉ số khúc xạ, Diode array, khối phổ

MERCK – HITACHI- ĐỨC

Quang phổ tử ngoại khả biến UV-VIS GBC – ĐỨC; JENWAY – ANH; UNICAM – ANH; CECIL – ANH; JASCO – NHẬT BẢN.

Máy chuẩn độ điện thế, cực phổ

Xác định tổng axit bazơ, chuẩn độ môi trường không nước Máy chuẩn độ KARL FISCHER

Thiết bị kiểm tra hiện trường, phân tích ô nhiễm nước, khí đất, COD, BODm pH, oxy hòa tan DO, ORP, máy đo độ đục, máy đo nồng độ ion, máy lấy mẫu khí, máy đo khí độc, máy kiểm tra

Trang 39

viên thuốc, độ rã, độ hòa tan, độ chịu nén viên thuốc DISTEK – MỸ Thiết bị kiểm tra hàm lượng ẩm

Bằng phương pháp cân nhiệt, cân hồng ngoại, sensor cầm tay

B, Một số thiết bị cơ bản phòng thí nghiệm Indochina cung cấp

Máy cất nước một lần, hai lần

Máy khử ion nước cho sắc ký lỏng IC

BIBBY STERILY –ANH, THỤY SỸ, ADAM- ANH Kính hiển vi, Phân cực kế, Khúc xạ kế, Máy đo độ đường, độ

muối, Buồng đếm khuẩn lạc

Dung môi sắc ký, Karl Fischer, PA

Thuốc thử hữu cơ, chỉ thị mầu, muối tinh khiết Môi trường vi sinh.

Chất chuẩn cho phân tích kiểm nghiệm Hóa chất dùng trong công nghệ Sinh học Máy Lỹ tâm thường, Ly tâm lạnh, Ly tâm siêu tốc, Ly tâm cô

dịch (đông khô), ly tâm hồng cầu

HETTICH, EPPEEDORF, SIGMA- ĐỨC, HELME0 ANH

39

Trang 40

C, Các dịch vụ của Indochina

- Dịch vụ chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực Y tế.

- Dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng, bảo hành các sản phẩm Công ty kinh doanh - Chuyển giao công nghệ - đào tạo tại nước ngoài

- Lắp đặt mới, hoặc thi công dịch chuyển địa điểm đối với các thiết bị phức tạp.

Theo báo cáo hoạt động kinh doanh của Công ty, trong năm 2007, Indochina đã

ký gần 190 hợp đồng dịch vụ các loại Tính riêng hợp đồng và dịch vụ cung cấp trong nước hơn 100 hợp đồng Các hợp đồng quốc tế chủ yếu là hợp đồng nhập khẩu, năm qua là hơn 80 hợp đồng Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong năm qua (theo

báo cáo tài chính năm 2007) là 13.698.339.812 đồng VN Indochina đang ngày càng

phát triển không ngừng và không ngừng mở rộng thị trường trong cả nước Các sản phẩm và dịch vụ công ty cung cấp đã tới cả các Viện, phòng thí nghiệm, kiểm nghiệm ở những vùng xa như Viện chăn nuôi Quảng Bình, Trung tâm thú ý Cà Mau, Dự án phát triển cây ăn quả vùng Vinh… Các bạn hàng lâu năm của Indochina là các Viện, Học viện lớn của Trung ương như Viện Khoa học hình sự- Bộ công an, Viện pháp y, Viện kiểm nghiệm thuốc Trung ương… và các công ty dược phẩm y tế trên toàn miền Bắc và

một tỉnh thành lân cận Indochina còn tham gia cung cấp hàng hóa dịch vụ cho các dự

án y tế lớn như Chương trình phòng chống các rối loạn thiếu Iod- Bộ Y tế, Dự án máu và các bệnh truyền nhiễm đường máu – Viện huyết học và truyền máu Trung ương…; các dự án quốc tế như dự án JICA – Nhật Bản, dự án ICD- Singapore… Những kết quả

này đã giúp Indochina ngày càng khằng định vị thế của mình trong môi trường kinh

doanh đang không ngừng thay đổi Việt Nam, đặc biệt khi Việt Nam là thành viên của tổ chức Thương mại thế giới WTO.

1.3 Thị trường hoạt động kinh doanh của Indochina

Với mặt hàng kinh doanh có tính đặc thù là phục vụ cho các ngành hoá, y, sinh, dược phẩm và mỹ phẩm nên thị trường của công ty được xác định rất cụ thể chủ yếu là trong trong nước với một mạng lưới cung cấp hàng dày đặc ở khu vực phía bắc, miền trung, và đang mở rộng xuống phía nam Thị trường quốc tế cũng được công ty quan tâm song mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp các đơn đặt hàng nhỏ, lẻ ở các nước lân cận như Thái Lan, Lào, Cambuchia… Công ty hiện chưa có chi nhánh ở các nước này Ban quản trị công ty đang có kế hoạch trung hạn cho việc mở rộng thị trường sang các nước lân cận.

Ngày đăng: 28/09/2012, 11:46

Hình ảnh liên quan

3. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty - Giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế tại Công ty TNHH Vật tư khoa học kỹ thuật Đông Dương- Indochina.doc

3..

Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Xem tại trang 37 của tài liệu.
+ Lựa chọn hình thức giao hàng, phương thức thanh toán để đàm  phán trong hợp đồng. - Giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế tại Công ty TNHH Vật tư khoa học kỹ thuật Đông Dương- Indochina.doc

a.

chọn hình thức giao hàng, phương thức thanh toán để đàm phán trong hợp đồng Xem tại trang 44 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan