đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch an giang.pdf

117 5.1K 29
đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch an giang.pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch an giang

Trang 1

Cần Thơ - 5/2008

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH

-˜ & ™ -

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH NỘI ĐỊA ĐỐI VỚI

Trang 2

LỜI CẢM TẠ

Suốt bốn năm học tập và rèn luyện dưới giảng đường Đại học, em đã được quý thầy cô dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức, những kinh nghiệm quý báu làm hành trang bước vào đời Trên trận tuyến thầm lặng ấy, thầy cô đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp giáo dục để đào tạo ra những thế hệ trẻ tương lai phục vụ cho xã hội Em rất chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa Kinh tế & Quản Trị Kinh Doanh - Trường Đại học Cần Thơ đã giảng dạy và truyền đạt cho em một kho tàng tri thức quý báu trong suốt chặng đường đại học Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn cô Võ Hồng Phượng đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp em hoàn thành đề tài tốt nghiệp của mình

Tất cả những kiến thức và sự dạy dỗ của quý thầy cô như tiếp thêm sức mạnh cho em vững tin bước vào cuộc sống Em hứa sẽ cố gắng hết mình để xứng đáng với niềm tin của quý thầy cô và cha mẹ

Sau cùng em xin kính chúc quý thầy cô có sức khỏe dồi dào và đạt những thành công mới trong việc truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau Em xin chân thành cảm ơn!

Ngày 14 tháng 5 năm 2008 Sinh viên thực hiện

Đỗ Thị Hồng Gấm

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan rằng đề tài này do chính em thực hiện, số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào

Ngày 14 tháng 5 năm 2008 Sinh viên thực hiện

Đỗ Thị Hồng Gấm

Trang 4

MỤC LỤC

Chương 1: GIỚI THIỆU 1

1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu 1

1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu 1

1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn 2

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 4

1.2.1 Mục tiêu chung 4

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 4

1.3 Kiểm định giả thuyết và câu hỏi nghiên cứu 4

1.3.1 Kiểm định giả thuyết 4

1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu 5

1.4 Phạm vi nghiên cứu 5

1.4.1 Không gian 5

1.4.2 Thời gian nghiên cứu 6

1.4.3 Đối tượng nghiên cứu 6

1.4.4 Giới hạn trong khi nghiên cứu 7

1.5 Lược khảo tài liệu có liên quan 7

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8 2.1 Phương pháp luận 8

2.1.1 Các khái niệm cơ bản về du lịch 8

2.1.2 Nhu cầu du lịch 10

2.1.3 Mô hình nghiên cứu 17

2.2 Phương pháp nghiên cứu 17

2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu 17

2.2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu 18

2.2.3 Phương pháp xử lý dữ liệu 19

Chương 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH AN GIANG 23

3.1 Giới thiệu chung về tỉnh An Giang 23

3.1.1 Vị trí địa lý 23

3.1.2 Lịch sử hình thành 23

3.2 Tiềm năng phát triển du lịch An Giang 24

Trang 5

3.2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn 27

3.3 Các loại hình du lịch đặc thù 29

3.4 Hiện trạng phát triển của du lịch An Giang 30

3.4.1 Về cơ sở vật chất kĩ thuật - dịch vụ phục vụ du lịch 30

3.4.2 Về môi trường 33

3.4.3 Về an ninh, an toàn trong du lịch 33

3.4.4 Về dự án đầu tư phát triển 34

3.4.5 Công tác tuyên truyền quảng bá 35

4.1 Đặc điểm & nhu cầu của khách nội địa 41

4.1.1 Đặc điểm của khách nội địa 41

4.1.2 Nhu cầu du lịch của khách 44

4.2 Đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với sản phẩm du lịch An Giang 50

4.2.1 Mức độ hài lòng về thắng cảnh tự nhiên 51

4.2.2 Mức độ hài lòng về điều kiện an ninh 52

4.2.3 Mức độ hài lòng của khách nội địa về an toàn vệ sinh thực phẩm 53

4.2.4 Mức độ hài lòng về sự thân thiện của người dân địa phương 54

4.2.5 Mức độ hài lòng về hàng lưu niệm/sản vật của địa phương 55

4.2.6 Mức độ hài lòng của khách nội địa về hệ thống giao thông 57

4.2.7 Mức độ hài lòng của khách nội địa về hệ thống khách sạn 58

4.2.8 Mức độ hài lòng về hoạt động vui chơi giải trí 59

4.2.9 Mức độ hài lòng về phong cách phục vụ của nhân viên 60

4.3 Đánh giá mức độ thỏa mãn của khách nội địa khi đi du lịch An Giang 61

4.3.1 Thực chi của du khách theo hình thức tự sắp xếp đi 61

4.3.2 Thực chi của khách theo hình thức mua Tour 66

Trang 6

4.4 Yếu tố tác động tới việc lựa chọn một điểm du lịch 67

Chương 5: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM THỎA MÃN TỐT HƠN NHU CẦU CỦA KHÁCH NỘI ĐỊA ĐỐI VỚI DU LỊCH AN GIANG 69

5.1 Cơ sở đề ra giải pháp 69

5.1.1 Định hướng phát triển của ngành du lịch An Giang 69

5.1.2 Dự báo lượng khách đến An Giang trong 3 năm tới 70

5.2 Một số biện pháp phát triển du lịch An Giang 71

5.2.1 Những tồn tại trong du lịch An Giang 71

5.2.2 Các biện pháp phát triển du lịch An Giang 72

Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 77

6.1 Kết luận 77

6.2 Kiến nghị 78

6.2.1 Đối với Sở Thương Mại & Du Lịch An Giang 78

6.2.2 Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang 79

6.2.3 Đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch 79

TÀI LIỆU THAM KHẢO 81

PHỤ LỤC 82

PHỤ LỤC 1: CÁC BIỂU BẢNG SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI 82

PHỤ LỤC 2: PHIẾU PHỎNG VẤN KHÁCH NỘI ĐỊA 97

PHỤ LUC 3: LÀNG NGHỀ VÀ DANH BẠ NHÀ HÀNG TẠI AG 103

PHỤ LỤC 4: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH ĐỊA DANH AN GIANG 106

Trang 7

DANH MỤC BIỂU BẢNG

-oOo -

Bảng 1: Tổng hợp lượt khách đến An Giang giai đoạn 2005 – 2007 6

Bảng 2: Tổng lượt khách nội địa đến An Giang năm 2005 – 2007 19

Bảng 3: Hiện trạng cơ sở lưu trú An Giang năm 2005 – 2007 31

Bảng 4: Số lượt khách đến An Giang năm 2005 – 2007 36

Bảng 5: Ngày lưu trú bình quân của khách du lịch đến AG 2005 – 2007 37

Bảng 6: Tình hình doanh thu du lịch An Giang năm 2005 – 2007 39

Bảng 7: Đặc điểm giới tính của khách nội địa 41

Bảng 8: Độ tuổi của khách nội địa 42

Bảng 9: Trình độ học vấn 42

Bảng 10: Nghề nghiệp của khách nội địa 43

Bảng 11: Mức thu nhập hàng tháng của khách nội địa 44

Bảng 12: Mục đích và thời gian lưu lại An Giang của khách nội địa 44

Bảng 13: Hình thức đi du lịch của khách nội địa 46

Bảng 14: Phương tiện đi du lịch của khách nội địa 47

Bảng 15: Người quyết định chi tiêu trong chuyến du lịch 47

Bảng 16: Kênh thông tin du lịch khách biết đến An Giang 49

Bảng 17: Điểm trung bình mức độ hài lòng của du khách về các yếu tố trong du lịch 50

Bảng 18: Hài lòng về thắng cảnh tự nhiên 51

Bảng 19: Mức độ hài lòng về điều kiện an ninh 52

Bảng 20: Mức độ hài lòng về an toàn vệ sinh thực phẩm 54

Bảng 21: Mức độ hài lòng về sự thân thiện của người dân địa phương 54

Bảng 22: Mức độ hài lòng về hàng lưu niện/sản vật của địa phương 56

Bảng 23: Mức độ hài lòng của khách nội địa về hệ thống giao thông 57

Bảng 24 : Mức độ hài lòng về hệ thống Nhà hàng - Khách sạn 58

Bảng 25: Mức độ hài lòng về các hoạt động vui chơi giải trí 60

Bảng 26: Mức độ hài lòng của khách về phong cách phục vụ của nhân viên 60

Bảng 27: Sự hài lòng của khách nội địa về chi phí du lịch 61

Bảng 28 : Chi phí vận chuyển 62

Trang 8

Bảng 30: Chi phí tiêu tại điểm du lịch 64

Bảng 31: Tổng hợp chi phí của khách tự sắp xếp đi 65

Bảng 32: Chi phí của khách mua tour 66

Bảng 33 : Mức độ thỏa mãn của khách nội địa về chi phí 67

Bảng 34: Yếu tố ảnh hưởng tới việc lựa chọn một điểm du lịch 68

Bảng 35: Dự báo lượng khách du lịch đến An Giang giai đoạn 2008 – 2010 70

Trang 9

DANH MỤC HÌNH

-oOo -

Hình 1: Bản đồ du lịch An Giang 23

Hình 2: Biểu đồ doanh thu du lịch An Giang giai đoạn 2005 – 2007 39

Hình 3: Biểu đồ thể hiện thời điểm đi du lịch của khách nội địa 48

Hình 4: Biểu đồ thể hiện số lần khách đến An Giang 49

Hình 5: Biểu đồ thể hiện cơ cấu chi phí của khách tự sắp xếp đi 65

Hình 6: Biểu đồ thể hiện cơ cấu chi phí của khách mua tour 66

Trang 11

-oOo -

1 Du lịch An Giang đang phát triển mạnh với lượng khách hàng năm ổn định trên 3 triệu lượt/năm nhưng có đến 2/3 số đó đến đây vì nhu cầu tâm linh tín ngưỡng và chỉ có 7% khách lưu trú lại Vậy, các sản phẩm du lịch cũng như chất lượng dịch vụ của du lịch An Giang có đáp ứng nhu cầu du lịch của du khách và làm hài lòng họ hay chưa mà chỉ có 7% khách lưu lại An Giang? Ta tiến hành đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa về du lịch An Giang

2 Khảo sát, tìm hiểu nhu cầu du lịch của khách nội địa nhằm đánh giá mức độ hài lòng của họ đối với du lịch An Giang Từ đó, đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm thỏa mãn tốt hơn những nhu cầu ngày càng khó tính của du khách

3 Sử dụng phương pháp thống kê mô tả (tần số, Cross-tabulation) và Wilingness To Pay để đánh giá, thấy rằng du lịch An Giang đã làm hài lòng khách nội tỉnh Kết hợp với phương pháp tần số để phân tích, tìm hiểu nguyên nhân gây ra những hạn chế làm ảnh hưởng đến hoạt động du lịch của tỉnh như: cơ sở hạ tầng còn yếu kém, chưa có khu vui chơi giải trí, trung tâm mua sắm phục vụ khách du lịch, thiếu hệ thống khách sạn ở mức trung; nhân viên thì chưa qua đào tạo chuyên nghiệp; sản phẩm du lịch thì còn nghèo nàn; quảng bá du lịch yếu… 4 Dựa trên cơ sở hiện trạng ngành du lịch tỉnh và sự đánh giá của du khách khi du lịch tại An Giang mà đưa ra giải pháp nhằm thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của khách nội địa: chú trọng vào việc đầu tư cơ sở hạ tầng để tạo sự thoải mái cho khách thông qua hoạt động khuyến khích đầu tư vào hoạt động vui chơi giải trí, trung tâm mua sắm phục vụ du khách và có chính sách ưu đãi trong đầu tư; Nâng cao trình độ nhân viên thông qua các lớp đào tạo nghiệp vụ tại các trường học và các khóa tập huấn của Sở; Đa dạng các sản phẩm du lịch bằng việc cho du khách tham quan và cùng sinh hoạt với đồng bào dân tộc Khơme, cho khách đi du lịch kết hợp với mua sắm chợ Biên giới, mở khu ẩm thực đêm có chương trình đờn ca tài tử và kể chuyện dân gian phục vụ du khách; Đẩy mạnh quảng bá du lịch An Giang trên báo, website, kênh quốc tế, CD, ấn phẩm… nâng cấp website để du lịch An Giang có thể đến với mọi người, mọi nhà

Trang 12

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu

Từ bao đời nay, nông nghiệp luôn là thế mạnh của Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) nói chung, của An Giang nói riêng, và Việt Nam đang đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu lúa gạo, nhưng tỉ trọng đóng góp vào GDP lại thấp nhất, đứng sau cả ngành du lịch và dịch vụ - một ngành trẻ, còn khá mới mẻ đối với Việt Nam Theo số liệu từ tổng cục thuế, năm 2007 tỉ lệ đóng góp vào GDP cả nước của ba khu vực công nghiệp, dịch vụ - du lịch và nông nghiệp lần lượt là: 41,52%, 38,08% (các năm 2004 - 2006 chỉ trong khoảng 38%) và 20,4% Điều đó cũng nói lên rằng nếu chúng ta phát triển ngành du lịch và dịch vụ một cách có hệ thống và toàn diện thì mức doanh thu sẽ rất cao, mặt khác nó còn giải quyết nhanh chóng một lực lượng lao động nhàn rỗi

Nói về vấn đề đó thì An Giang là một vùng đất đầy tiềm năng An Giang nằm ở đầu nguồn sông MêKông, nơi được đặc ân ưu đãi với nguồn tài nguyên thiên nhiên trù phú Nó là nơi hội tụ của nhiều nét văn hóa đặc sắc, những di tích lịch sử lâu đời và những phong cảnh đẹp, hữu tình, non xanh nước biếc hòa quyện vào những cánh đồng ngát hương lúa mới Đặc biệt có cửa khẩu quốc tế, quốc gia với các tỉnh bạn Hơn thế nữa, trong tương lai An Giang sẽ là tỉnh cầu nối, đồng thời là trung tâm để quan hệ với tiểu vùng sông Mêkông gồm: Việt Nam, Campuchia, Lào, Thái Lan và một số nước Đông Nam Á khác Đây là những tiềm năng to lớn để du lịch An Giang có thể chắp cánh bay cao và bay xa

Để ngành du lịch An Giang có thể nổi lên như một điểm sáng trong làng du lịch cả nước, Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang đã ban hành Chỉ thị số10-CT/TV về việc phát triển du lịch tỉnh An Giang từ nay đến năm 2010 nhằm phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế Năm 2007, An Giang đón 3.84 triệu lượt khách và doanh thu đạt đến 1.528.494 triệu đồng, đóng góp đáng kể trong tổng doanh thu của tỉnh (theo số liệu thống kê từ Sở Thương Mại - Du lịch An Giang)

Với 3 triệu du khách trong nước và hàng chục ngàn du khách quốc tế hàng năm tìm đến An Giang, so với 63 tỉnh thành trong cả nước, ngoại trừ hai thành

Trang 13

phố lớn là Hà Nội và TP.HCM, không phải dễ dàng mà có được lượng khách du lịch hàng năm lớn như vậy Tuy nhiên, trong số gần 3 đến 4 triệu lượng khách có đến hai phần ba đến đây là vì nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng chỉ đến tập trung vào mùa Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam hàng năm, chứ không phải nhu cầu tham quan du lịch thật sự

Ngoài ra, theo thống kê mới nhất của Sở Thương Mại & Du lịch An Giang, số ngày lưu trú bình quân của du khách đến An Giang chỉ khoảng 1,25 ngày/du khách và trong tổng khách du lịch đến An Giang chỉ có khoảng 7% du khách lưu trú lại, mặc dù lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam ngày nay không còn nằm trong phạm vi ở một tỉnh mà đã trở thành lễ hội của cả vùng và của cả nước Vậy, do đâu mà có tình trạng như thế trong khi An Giang không thiếu những tiềm năng du lịch? Đâu là những yếu kém trong du lịch An Giang? Làm thế nào để tăng số ngày lưu trú cho du lịch tỉnh? Những công việc nào cần phải làm để tiếp tục phát triển du lịch tỉnh trong những năm tới? Từ những vấn đề đặt ra như

trên đã giúp em xác định đề tài: “Đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch An Giang” để làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình

1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn 1.1.2.1 Căn cứ khoa học

Phương pháp thường thông dụng để xem xét sự hài lòng của khách hàng là khung lý thuyết “Kỳ vọng - Xác nhận” Theo Oliver (1980), lý thuyết “Kỳ vọng - Xác nhận” bao gồm hai quá trình nhỏ có tác động độc lập đến sự hài lòng của khách hàng: kỳ vọng về dịch vụ trước khi mua và cảm nhận về dịch vụ sau khi đã trải nghiệm Vận dụng lý thuyết này vào dịch vụ du lịch, có thể hiểu sự hài lòng của khách hàng là quá trình như sau:

- Trước hết, khách hàng hình thành trong suy nghĩ của mình những kỳ vọng về những yếu tố cấu thành nên chất lượng dịch vụ mà nhà cung cấp có thể mang lại cho họ trước khi các khách hàng quyết định mua

- Sau đó, việc mua dịch vụ và sử dụng dịch vụ đóng góp vào niềm tin khách hàng về hiệu năng thực sự của dịch vụ du lịch mà họ có thể cảm nhận được là tốt hay xấu Khách hàng sau đó sẽ so sánh hiệu quả mà dịch vụ này mang lại giữa những gì mà họ kỳ vọng trước khi mua dịch vụ để sử dụng và những gì mà họ đã nhận được sau khi đã sử dụng nó Sự thỏa mãn của khách hàng chính là

Trang 14

kết quả của sự so sánh này và sẽ có ba trường hợp:

(c) Sẽ hài lòng nếu như những gì họ đã cảm nhận và trải nghiệm sau khi đã sử dụng dịch vụ vượt quá những gì mà họ mong đợi và kỳ vọng trước khi mua dịch vụ

Ngoài ra, theo các nghiên cứu điển hình về thị trường du lịch sinh thái tại Kenya và Costa Rica đã cho thấy mức hài lòng của du khách thể hiện ở các thể loại như:

- Thông tin trước chuyến đi cũng như các dịch vụ trong chuyến đi - Các thông tin được cung cấp trong chuyến đi

Chúng ta thấy rằng lợi ích kinh tế do du lịch đem về cho quốc gia là khá lớn, nó có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của đất nước Nhưng hiện nay du lịch Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng vẫn chưa thể chắp cánh vì có sự chấp vá trong du lịch giữa các tỉnh Theo đánh giá thì khách nước ngoài rất muốn đến Việt Nam nhưng không có gì níu chân họ ở lại Đăc biệt là du lịch ĐBSCL lại xảy ra hiện tượng khách đi một lần không trở lại Hay nói khác hơn du lịch ĐBSCL rất đơn điệu và rời rạc, sản phẩm thì trùng lắp đã dẫn đến sự nhàm chán cho du khách Trong khi đó tiềm năng của mỗi tỉnh rất độc đáo có thể tạo được điểm nhấn riêng cho mình nhưng vì thiếu sự liên kết giữa lãnh đạo các tỉnh đã làm cho du lịch ĐBSCL thiếu sức hút đối với khách du lịch

Trang 15

Mặt khác, theo định hướng phát triển các ngành kinh tế của An Giang đến năm 2010, tỉnh đã xác định: “Phát triển du lịch An Giang trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở khai thác có hiệu quả lợi thế và điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa lịch sử Phát triển mạnh các sản phẩm du lịch và nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ du lịch, tăng cường hoạt động lữ hành để tăng giá trị cho ngành du lịch Đầu tư các mặt về cơ sở hạ tầng, nhân lực để phát triển bền vững”

Trước thực tiễn đó em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch An Giang” Với mong muốn tìm hiểu về

nhu cầu du lịch của khách nội địa và sự hài lòng của họ đối với du lịch An Giang, để từ đó đề xuất những giải pháp giúp cho du lịch An Giang ngày càng phát triển, đặc biệt góp phần chắp thêm đôi cánh cho du lịch Việt Nam có thể bay cao cùng với bạn bè trong khu vực và quốc tế

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung

Khảo sát, tìm hiểu nhu cầu du lịch của khách nội địa nhằm đánh giá mức độ hài lòng của họ đối với du lịch An Giang Từ đó, đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm đa dạng hoá sản phẩm du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm thoả mãn tốt hơn những nhu cầu ngày càng khó tính của du khách

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Phân tích thực trạng du lịch An Giang qua 3 năm từ 2005 - 2007

- Khảo sát, phân tích thực trạng các dịch vụ và nhu cầu du lịch của du khách tại An Giang

- Đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch An Giang - Đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện chất lượng một số sản phẩm du

lịch, đa dạng hoá các loại hàng hoá và dịch vụ theo nhu cầu của du khách

1.3 KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Kiểm định giả thuyết

- Giả thuyết : Khách nội địa đều rất thoả mãn với mức chi phí phải chi ra khi đi du lịch tại An Giang

ð Giả thuyết này sẽ được kiểm định bằng phương pháp Willingness To Pay

Trang 16

1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu

- Những sản phẩm của du lịch An Giang đã đáp ứng và thoả mãn nhu cầu của khách nội địa như thế nào? Hay nói khác hơn là tìm ra được ở hiện tại, các điểm du lịch của An Giang đã đáp ứng các nhu cầu của khách nội địa hay chưa? Chúng ta đã chuyển tải đầy đủ những nét đặc sắc trong truyền thống, văn hóa dân tộc đến du khách hay chưa? Những điểm nào ở An Giang chưa được du khách hài lòng? Những điểm gì du khách rất hứng thú nhưng chưa được đưa vào các tour du lịch? Những điểm nào cần được bổ sung trong tương lai?

- Mức độ hài lòng của khách nội địa đối với các sản phẩm du lịch, chất lượng của các dịch vụ cũng như các sản phẩm đó như thế nào?

- Khách nội địa mong đợi gì khi đến An Giang Và nhu cầu của họ ra sao? - Các cơ quan ban ngành, các đơn vị kinh doanh du lịch thực hiện biện pháp gì để đáp ứng nhu cầu của du khách?

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Do năng lực và thời gian có hạn, đề tài của em không thể bao quát hết tất cả các vấn đề về du lịch Vì thế cho nên, em xin được giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài như sau:

1.4.1 Không gian

Do đề tài nghiên cứu là “Đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch An Giang” cho nên em chỉ tập trung nghiên cứu trên địa bàn tỉnh An Giang cụ thể ở 3 cụm sau:

* Cụm 1: gồm thành phố Long Xuyên, huyện Chợ Mới, huyện Châu

Thành và huyện Thoại Sơn Trung tâm là Thành phố Long Xuyên Đây là trung

tâm văn hóa, chính trị kinh tế xã hội của tỉnh, vùng này tập trung cho những loại hình du lịch trên sông, rạch, du lịch sinh thái, du lịch nghiên cứu di tích lịch sử, văn hóa, hoạt động lễ hội, khu vui chơi giải trí, trung tâm mua sắm…

* Cụm 2: gồm thị xã Châu Đốc, huyện Châu Phú, huyện Phú Tân, huyện

An Phú và huyện Tân Châu Trung tâm là thị xã Châu Đốc Vùng này có khu du

lịch núi Sam, hiện trạng hoạt động du lịch khá phát triển thu hút được nhiều khách trong và ngoài nước, cần được tiếp tục đầu tư phát triển toàn diện Vùng này tập trung cho những loại hình du lịch lễ hội, văn hóa dân tộc, tham quan nghiên cứu công nghiệp cá bè, du lịch sông nước, làng nghề truyền thống, vui

Trang 17

chơi giải trí… Đặc biệt với vị trí giáp biên giới Campuchia nên đây cũng là trung tâm phát triển thương mại dịch vụ Trong thời gian tới thị xã Châu Đốc dự kiến sẽ đầu tư sân bay để phục vụ cho du khách trong và ngoài nước

* Cụm 3: gồm 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, là các huyện miền núi và dân tộc, có khu du lịch Lâm viên Núi Cấm, di tích Tức Dụp, chợ biên giới Vùng này tập trung cho những loại hình du lịch thắng cảnh thiên nhiên miền núi, hang động, thể thao leo núi, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch cỡi ngựa, thả diều, du lịch đường bộ sang Campuchia và các nước ASEAN

1.4.2 Thời gian nghiên cứu

Thời gian thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp được thực hiện từ ngày 25/2/2008 đến khi hoàn thành đề tài luận văn 14/5/2008

1.4.3 Đối tượng nghiên cứu

Khách du lịch đến An Giang trong các năm qua gồm có hai nhóm: khách nội địa và khách quốc tế Nhưng do cơ cấu của lượng khách quốc tế đến An Giang qua các năm đều chiếm một tỷ trọng không đáng kể (chỉ chiếm khoảng 1% trong tổng số lượt khách đến An Giang), trong khi đó khách nội địa lại chiếm đến 99%

Bảng 1: TỔNG LƯỢT KHÁCH ĐẾN AN GIANG GIAI ĐOẠN 2005- 2007

Nguồn: Sở Thuơng Mại - Du lịch An Giang

Theo số liệu thống kê từ từ sở Thương mại - Du lịch An Giang thì lượng khách Quốc tế du lịch tại tỉnh qua các năm đều chiếm tỷ trọng nhỏ, nên đối tượng

nghiên cứu chính của đề tài là nhóm khách nội địa (bao gồm: khách địa phương

và khách từ các tỉnh thành khác trên cả nước đến An Giang), không đi sâu nghiên cứu nhu cầu du lịch của nhóm khách Quốc tế du lịch tại An Giang

Trang 18

1.4.4 Giới hạn trong khi nghiên cứu

Công việc thu thập số liệu chủ yếu tiến hành trong thời gian du lịch của khách và hạn chế về thời gian nên việc nhận xét, đánh giá của du khách còn chủ quan Đồng thời, trong quá trình thu thập số liệu vẫn có phần lớn khách du lịch từ chối trả lời nên số mẫu chưa mang tính đại diện cao cho tất cả các nhóm người trong xã hội

1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN

- Bài viết : “Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái - văn hóa khu vực ĐBSCL

và cơ hội đầu tư” (Hội nghị Fesival Mêkông tổ chức tại An Giang, ngày

24/02/2006) Hội nghị đã nói lên tiềm năng to lớn của khu vực ĐBSCL trong việc phát triển loại hình du lịch sinh thái - văn hóa và những định hướng cụ thể cho việc phát triển loại hình du lịch sinh thái - văn hoá khu vực ĐBSCL trong tương lai

- Bài viết: “ Du lịch An Giang: Hiện trạng và phương hướng phát triển”

(của tác giả: Quách Đan Thanh, lớp DH5PN, trường Đại học An Giang năm

2006) trình bày những thực trạng, tiềm năng của du lịch An Giang và những lời giải đáp cho những hiện trạng đó

- Bài viết: “Đánh giá mức độ thỏa mãn nhu cầu của khách quốc tế của du

lịch Cần Thơ và một số biện pháp thu hút khách du lịch đến Cần Thơ” (của tác

giả Dương Quế Nhu, luận văn tốt nghiệp khoa Kinh tế & QTKD năm 2004) trình bày phương pháp và nội dung đánh giá mức độ thoả mãn nhu cầu của khách quốc tế du lịch đến Cần Thơ, đưa ra các giải pháp nhằm tăng doanh thu, tăng lượng khách, mức độ chi tiêu và thời gian lưu trú của khách tại Cần Thơ

- Bài viết: “Thực trạng và triển vọng của du lịch An Giang” của tác giả

Trọng Đức nói về những thực trạng và tiềm năng của du lịch An Giang trong các năm qua cùng với những chính sách đẩy mạnh phát triển du lịch của tỉnh cho phù hợp với những tiềm năng sẵn có

Trang 19

Du lịch là tổng hoà các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước của họ với mục đích hoà bình Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ (Hội Liên Hợp Quốc Tế về du lịch ở Roma, 1963)

Du lịch có hai loại chính: du lịch thuần tuý và du lịch kết hợp Du lịch kết hợp bao gồm:

- Du lịch mang tính hưởng thụ: đối tượng là du khách đòi hỏi có tiện nghi cao, nhịp độ di chuyển chậm, thực phẩm đạt tiêu chuẩn vệ sinh cao

- Du lịch mang tính hiếu kì, mạo hiểm: đối tượng du khách này chỉ đòi hỏi sự lưu động nhanh, còn các yêu cầu khách không quan trọng

2.1.1.2 Khái niệm du lịch sinh thái

Năm 1991, đã xuất hiện khái niệm về du lịch sinh thái: “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch diễn ra trong các vùng có hệ sinh thái tự nhiên còn bảo tồn khá tốt nhằm mục tiêu nghiên cứu, chiêm ngưỡng, thưởng thức phong cảnh, động thực vật cũng như các giá trị văn hoá hiện hữu” (Boo, 1991)

Nhưng gần đây người ta cho rằng nội dung căn bản của du lịch sinh thái là tập trung vào mức độ trách nhiệm của con người đối với môi trường Quan điểm thụ động cho rằng du lịch sinh thái là du lịch hạn chế tối đa các suy thoái môi trường do du lịch tạo ra, là sự ngăn ngừa các tác động tiêu cực lên sinh thái, văn hoá và thẩm mỹ Quan điểm chủ động cho rằng du lịch sinh thái còn phải đóng góp vào quản lý bền vững môi trường lãnh thổ du lịch và phải quan tâm đến quyền lợi của nhân dân địa phương Do đó, người ta đã đưa ra một khái niệm mới tương đối đầy đủ hơn:

“Du lịch sinh thái là du lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên là nơi bảo tồn môi trường và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương”

Trang 20

2.1.1.3 Du lịch văn hoá là gì?

Du lịch văn hoá: là loại hình hoạt động đưa du khách tham quan các di tích, công trình đương đại, lễ hội, phong tục tập quán…

2.1.1.4 Các sản phẩm du lịch và đặc trưng của sản phẩm du lịch

a Sản phẩm du lịch: có rất nhiều khái niệm liên quan đến sản phẩm du lịch

“Sản phẩm du lịch là một tổng thể phức tạp bao gồm nhiều thành phần không đồng nhất cấu tạo thành, đó là tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn, cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch và đội ngũ cán bộ công nhân viên du lịch”

+ Sản phẩm du lịch hữu hình: phòng ngủ khách sạn và các tiện nghi, các

món ăn, đồ uống của nhà hàng…

+ Sản phẩm du lịch vô hình: điều kiện tự nhiên ở nơi nghỉ mát, chất lượng

phục vụ của các công ty vận chuyển khách (hàng không, tàu hoả, tàu thuỷ, ô tô…) Theo tiến sĩ Thu Trang Công Thị Nghĩa, tiến sĩ sử học, Uỷ viên Đoàn Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Pháp: “Sản phẩm du lịch là một loại sản phẩm tiêu dung đáp ứng cho nhu cầu của du khách, nó bao gồm di chuyển, ăn ở và giải trí” Từ các định nghĩa trên có thể đưa ra một định nghĩa bao quát và ngắn gọn hơn: “ Sản phẩm du lịch là sự kết hợp các hàng hoá và dịch vụ trên cơ sở khai thác hợp lý tài nguyên du lịch nhằm đáp ứng mọi nhu cầu cho du khách trong hoạt động du lịch”

Sản phẩm du lịch = Tài nguyên du lịch + hàng hoá và dịch vụ du lịch

b Đặc trưng của sản phẩm du lịch

- Sản phẩm du lịch là loại sản phẩm tổng hợp các thành phần kinh doanh khác (như hàng không, nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí…)

- Sản phẩm du lịch mang tính trừu tượng

- Sản phẩm du lịch được bán cho khách du lịch trước khi họ thấy hoặc

Trang 21

- Khách mua sản phẩm du lịch thường ít trung thành và không trung thành với một nhãn hiệu

- Nhu cầu khách hàng dễ bị thay đổi

2.1.2 Nhu cầu du lịch

2.1.2.1.Khái niệm chung về nhu cầu du lịch

Người ta đi du lịch với mục đích sử dụng tài nguyên du lịch mà nơi ở thường xuyên của mình không có Lẽ đương nhiên muốn sử dụng được tài nguyên du lịch ở nơi nào đó buộc người ta phải mua sắm và tiêu dùng các hàng hóa và dịch vụ khác phục vụ cho chuyến hành trình của mình “ đi đến nơi, về đến chốn” Trong sự phát triển không ngừng của nền sản xuất xã hội thì du lịch là một đòi hỏi tất yếu của người lao động Du lịch trở thành nhu cầu của con người khi trình độ kinh tế, xã hội và dân trí đã phát triển Vậy, thế nào là nhu cầu du lịch?

“Nhu cầu du lịch là một loại nhu cầu đặc biệt và tổng hợp của con người, nhu cầu này được hình thành và phát triển trên nền tảng của nhu cầu sinh lý (sự đi lại) và các nhu cầu tinh thần (nhu cầu nghỉ ngơi, tự khẳng định nhận thức, giao

tiếp)” [2, tr.102]

Trong các ấn phẩm về du lịch, người ta thừa nhận các dịch vụ vận chuyển, khách sạn và ăn uống là ba loại dịch vụ cơ bản nhằm thỏa mãn nhóm nhu cầu thiết yếu cho khách du lịch Ngoài ra còn có các dịch vụ khác nhằm đáp ứng cho những nhu cầu mới phát sinh trong thời gian hành trình và lưu lại của khách du lịch được gọi là dịch vụ bổ sung Trong thực hành du lịch thì đây quả thực là một vấn đề khó có thể xếp hạng Thứ bậc các loại nhu cầu mà nó phát sinh trong khách du lịch

Sự thật hiển nhiên là các nhu cầu ở trọ, ăn uống, vận chuyển là các nhu cầu thiết yếu và quan trọng nhất đối với mọi khách, nhưng thử hỏi nếu đi du lịch mà không có cái gì để gây ấn tượng, không có các dịch vụ khác thì có còn gọi là du lịch hay không?

Khi nghiên cứu các nhu cầu của khách du lịch hiện nay các học giả đều nhận thấy một điều: hầu như tất cả các dịch vụ đều cần thiết ngang nhau để thỏa mãn các nhu cầu phát sinh trong chuyến hành trình và lưu lại của khách

Trang 22

Theo giáo trình “Tâm lý và nghệ thuật giao tiếp ứng xử trong Kinh doanh du lịch” của nhóm tác giả PTS Nguyễn Văn Đính, Nguyễn Văn Mạnh thuộc trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội thì các nhu cầu của khách du lịch bao gồm:

- Nhu cầu vận chuyển

- Nhu cầu lưu trú và ăn uống

- Nhu cầu thụ cảm cái đẹp và giải trí - Các nhu cầu khác

Nhu cầu vận chuyển và nhu cầu lưu trú, ăn uống là các nhu cầu thiết yếu; là điều kiện tiền đề để thỏa mãn nhu cầu thụ cảm cái đẹp và giải trí Nhu cầu thụ cảm cái đẹp và giải trí là nhu cầu đặc trưng của du lịch Các nhu cầu khác là những nhu cầu phát sinh tùy thuộc thói quen tiêu dùng, mục đích chuyến đi của khách du lịch [2, tr.108]

a Nhu cầu vận chuyển

Dịch vụ vận chuyển sinh ra là do nhu cầu vận chuyển của khách Nhu cầu vận chuyển trong du lịch được hiểu là sự tất yếu phải di chuyển từ nơi ở thường xuyên tới điểm du lịch nào đó và ngược lại, và sự di chuyển ở nơi du lịch trong thời gian du lịch của khách Vì rằng hàng hóa dịch vụ du lịch không đến với người tiêu dùng giống như tiêu dùng bình thường mà muốn tiêu dùng du lịch theo đúng nghĩa của nó thì buộc người ta phải rời chỗ ở thường xuyên của mình và đi đến điểm du lịch - nơi tạo ra các sản phẩm và điều kiện tiêu dùng du lịch Hơn thế nữa, từ nơi ở thường xuyên đến điểm du lịch thường có khoảng cách xa Bản chất của du lịch là sự đi lại Do đó, điều kiện tiên quyết của du lịch là phương tiện và sự tổ chức các dịch vụ vận chuyển Nhu cầu vận chuyển thỏa mãn là tiền đề cho sự phát triển hàng loạt những nhu cầu mới

Đối tượng thỏa mãn nhu cầu này là do: - Khoảng cách

- Mục đích của chuyến đi - Khả năng thanh toán - Thói quen tiêu dùng

- Xác suất an toàn của phương tiện, uy tín, nhãn hiệu chất lượng của hãng du lịch

- Sự thuận tiện và tình trạng sức khỏe của khách

Trang 23

Khách cũng rất chú ý đến phong cách phục vụ của lái xe và độ tuổi của lái xe (Độ tuổi của lái xe được khách yên tâm nhất là từ 26-50) Tại điểm du lịch ở Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội thì phương tiện xích lô đang được khách nước ngoài ưa chuộng Còn khách “balô” thì thích thuê phương tiện xe đạp và xe máy, hoặc thích hình thức người điều khiển xe máy đồng thời cũng là hướng dẫn viên Họ xem đây như là một nét độc đáo của du lịch Việt Nam [2, tr 111]

b Nhu cầu lưu trú và ăn uống

Dịch vụ lưu trú và ăn uống sinh ra là do nhu cầu lưu trú và ăn uống của khách du lịch Tuy nhiên chúng ta cần phân biệt rõ đối tượng thỏa mãn nhu cầu này rất khác biệt so với cuộc sống thường nhật Cũng là ăn uống, là nghỉ ngơi nhưng nếu diễn ra ở nhà của mình thì theo một nề nếp khuôn mẫu nhất định, trong một môi trường cũng giống như là trong các điều kiện quen thuộc Còn cũng là ăn uống, nghỉ ngơi nhưng nếu diễn ra ở nơi du lịch thì có nhiều điều mới lạ, vì thế nó không chỉ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt mà còn đáp ứng các nhu cầu tâm lý khác

Đối tượng để thỏa mãn nhu cầu này chịu sự tác động và chi phối của các yếu tố sau đây:

- Khả năng thanh toán của khách - Hình thức đi du lịch

- Khẩu vị ăn uống (mùi vị, cách nấu nướng, cách ăn) - Lối sống

- Các đặc điểm cá nhân của khách

- Mục đích cần thỏa mãn trong chuyến đi

- Giá cả, chất lượng, phong cách phục vụ của doanh nghiệp

Ngày nay, khách du lịch không muốn và không thể chấp nhận khi đến điểm du lịch nào đó mà người chủ ở đó đã giết “con gà đẻ trứng vàng” của mình và bán cho khách những phiền toái, đơn điệu, ô nhiễm, bê tông hóa giống y như những gì nơi họ sống thường xuyên

Phong cách kiến trúc và tập quán ăn uống ở điểm du lịch nào đó trước hết giới thiệu với khách về bản sắc văn hoá, nền văn minh của cộng đồng người ở đó Trang trí nội thất phải đảm bảo tính thẩm mỹ, tính tiện nghi, tính hiện đại, tính độc đáo và vệ sinh

Trang 24

Đối với mỗi loại thức ăn đồ uống cần phải làm cho nổi bật những nét đặc trưng về hương vị và kiểu cách của chúng Đặc biệt cần chú ý đến những món ăn, đồ uống mang tính chất đặc sản của điểm du lịch

Ngoài ra, khâu tổ chức phục vụ lưu trú và ăn uống là hết sức quan trọng, đóng vai trò quyết định đến sự thành bại trong kinh doanh của doanh nghiệp Khâu tổ chức lưu trú và phục vụ chất lượng cao biểu hiện chính ở các mặt sau đây:

- Năng lực chuyên môn đối với từng nghiệp vụ

- Phong cách giao tiếp, thái độ của người phục vụ, sự liên lạc giữa con người với nhau có tốt đẹp hay không là do sự chân thành Phong cách phục vụ là một trong những yếu tố tạo nên bầu không khí tâm lý xã hội thoải mái, lành mạnh ở nơi du lịch Nó góp phần đưa người du lịch ra khỏi cuộc sống lao động thường ngày với bao điều suy tư trăn trở, cuốn họ vào trong thiên đường du lịch với những cảm tưởng lạc quan yêu đời, yêu người, yêu thiên nhiên và yêu mình nhất

Tâm lý nói chung của khách du lịch biểu hiện rõ nhất ở tính hiếu kỳ và hưởng thụ, có nghĩa là họ muốn thay đổi, chờ đón và mong đợi sự thoải mái và tốt đẹp tại điểm du lịch Khi đến một điểm du lịch nào đó, họ mong được chiêm ngưỡng những cái lạ, được nghỉ ngơi trong những căn phòng đầy đủ tiện nghi, xa lạ nhưng quen thuộc, được thưởng thức những đồ ngon vật lạ, được tiếp xúc với những con người văn minh lịch sự và từ đó làm cho họ hết mệt mỏi, thư giãn tinh thần, làm cho họ sảng khoái và vui vẻ, các căng thẳng trong con người được giải thoát Sự mong đợi này nếu không thành hiện thực thì niềm hy vọng hưởng thụ sẽ biến thành nỗi thất vọng, tiếc công, tiếc của, mất thời gian, và tai hại của nó chính là mầm mống, nguyên nhân dẫn đến “sự phá sản” của doanh nghiệp nào đó trong nay mai

Ông Kim Johng Chi- chuyên gia du lịch khách sạn của Hàn Quốc đã nhận xét và góp ý cụ thể cho nghiệp vụ kinh doanh khách sạn nhà hàng của du lịch Việt Nam như sau:

- Về thái độ và phong cách phục vụ: cần thể hiện thái độ và phong cách

của người phục vụ trong khách sạn du lịch, đặc biệt là những bộ phận trực tiếp tiếp xúc với khách phải luôn niềm nở, lễ độ, chủ động chào hỏi khách, phục vụ chu đáo đúng thời gian, tự giác và nhiệt tâm với công việc được giao

Trang 25

- Về kỹ thuật phục vụ: Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật của từng

nghiệp vụ Chẳng hạn phục vụ bàn phải thành thạo thao tác chuyên môn trong quá trình phục vụ, thường xuyên theo dõi quan sát, đáp ứng kịp thời mọi yêu cầu của khách Bộ phận bếp, bar, chế biến, pha chế những món ăn đồ uống có chất lượng tốt, hợp khẩu vị đối với từng đối tượng khách

- Về trang thiết bị: Định kỳ thực hiện việc duy trì, bảo dưỡng trang thiết

bị trong tất cả các bộ phận của khách sạn cũng như thường xuyên kiểm tra trang thiết bị điện, hệ thống phòng cháy, chữa cháy để duy trì chất lượng của trang thiết bị cũng như hạn chế đến mức tối thiểu các sự cố đã và có thể xảy ra (khóa cửa bị hỏng, bình nước nóng bị nổ, các trang thiết bị phòng cháy chữa cháy không hoạt động…) Chú ý trang bị những phương tiện cách âm cho những khách sạn ở thành phố Hơn nữa, cần bày trí, lắp đặt các trang thiết bị bảo đảm thuận tiện khi sử dụng Ví dụ: máy sấy tóc nên để trong phòng tắm, không nên để trong buồng ngủ; chiều cao của giường, bàn ghế… không nên quá thấp khi sử dụng cho khách châu Âu…

- Về vệ sinh: Ngoài việc thực hiện vệ sinh tốt các khu vực công cộng và

buồng ngủ, trong khách sạn cần đặc biệt chú ý vấn đề sau:

• Vệ sinh thực phẩm trong quá trình bảo quản và chế biến, phòng ngừa trường hợp gây ngộ độc cho khách

• Nước sử dụng hàng ngày cần tránh tình trạng có cặn bẩn, nước sử dụng là nước đá phải qua hệ thống lọc

• Vệ sinh cá nhân: có phòng cho nhân viên làm vệ sinh, thay trang phục, trang điểm trước khi phục vụ

Cần chú ý tiết kiệm năng lượng điện, giảm bớt những trang trí không cần thiết, bố trí hợp lý vị trí các bộ phận trong khách sạn [2, tr.112-117]

c Nhu cầu thụ cảm cái đẹp và giải trí

Nhu cầu cảm thụ cái đẹp và giải trí về bản chất nó là nhu cầu thẩm mỹ của con người Cảm thụ các giá trị thẩm mỹ bằng các dịch vụ tham quan, giải trí, tiêu khiển tạo nên cái gọi là cảm tưởng du lịch trong con người

Cảm tưởng du lịch được hình thành từ những rung động, xúc cảm do tác động của các sự vật, hiện tượng (đặc điểm, tính chất kích thích) ở nơi du lịch Những cảm tưởng này biến thành những kỷ niệm thường xuyên tái hiện trong trí

Trang 26

nhớ của du khách Con người ai cũng hay tò mò, muốn biết cái mới lạ, do đó, cảm nhận và đánh giá đối tượng phải trên cơ sở mắt thấy, tai nghe, tay sờ, mũi ngửi thì mới du khách mới cảm thấy thỏa đáng được

Nhu cầu cảm thụ cái đẹp, giải trí và tiêu khiển được khơi dậy từ ảnh hưởng đặc biệt của môi trường sống và làm việc trong nền văn minh công nghiệp Stress đã làm cho người ta cần thiết phải tìm kiếm sự nghỉ ngơi, tiêu khiển, gặp gỡ, lãng quên, giải thoát để trở về với thiên nhiên Các giá trị thẩm mỹ mà thiên nhiên ban cho hay chính đồng loại tạo ra ở nơi du lịch chính là cái mà du khách tìm kiếm

Đối tượng thỏa mãn nhu cầu này phụ thuộc vào các yếu tố sau: - Đặc điểm cá nhân của khách

- Đặc điểm về văn hoá - Mục đích của chuyến đi

- Khả năng thanh toán của khách - Thị hiếu thẩm mỹ

Một trong những tính độc đáo của sản phẩm du lịch là do đối tượng này tạo nên Sản phẩm tour có hấp dẫn hay không, có thu hút được nhiều khách tham gia hay không là tùy thuộc vào sự phong phú cũng như tính hấp dẫn của nơi du lịch Ngoài các sản phẩm đang phổ biến hiện nay của du lịch Việt Nam thì theo các chuyên gia du lịch, cần thiết phải đa dạng, tạo ra các sản phẩm mới để thỏa mãn các nhu cầu du lịch theo các mục đích khác nhau của du khách, chẳng hạn như tổ chức các hoạt động thể thao tại các bãi tắm như: nhảy dù, đua thuyền, lướt ván, lặn biển, câu cá, săn bắn Kết quả khảo sát cho thấy, phần lớn khách đến Việt Nam than phiền rằng: còn quá ít tiết mục giải trí

Đây thực sự là một vấn đề nan giải, vì bản thân giải trí đã có rất nhiều quan điểm khác nhau về nó Cho đến bây giờ và có lẽ trong tương lai các chuyên gia du lịch khó có thể đưa ra một khuôn mẫu giải trí mà nó thỏa mãn đồng thời cho các mục đích khác nhau của nhu cầu thẩm mỹ

Khi tổ chức các cuộc vui chơi, giải trí phục vụ khách du lịch đòi hỏi phải tính đến các yêu cầu sau:

- Tính hấp dẫn, lôi cuốn được đông đảo người tham gia

Trang 27

- Nội dung các trò chơi giải trí đảm bảo tính thư giãn cả về tinh thần lẫn thể chất của du khách

- Khâu tổ chức phải chu đáo, đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho khách Địa điểm, phong cảnh, khí hậu, điều kiện đi lại an ninh trật tự [2, tr.117-120]

2.1.2.2 Những đặc trưng của nhu cầu du lịch a Đa dạng hoá các dịch vụ du lịch

Du lịch là một hành trình từ khi rời nơi cư trú tạm đến một nơi mà khách du lịch cần tới trong một thời gian Để hoàn thành một hành trình du lịch du khách phải trải qua các khâu: đi lại, ăn, lưu trú bên ngoài nơi cư trú thường xuyên và một số hoạt động dịch vụ bổ sung kèm theo Chính vì vậy, nhu cầu du lịch bao gồm những dịch vụ sau:

- Dịch vụ vận chuyển - Dịch vụ ăn, ở

- Dịch vụ hướng dẫn, tham quan du lịch

- Dịch vụ tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí trong quá trình tham quan, lưu trú

- Dịch vụ hỗ trợ bổ sung kèm theo

b Đa dạng hoá về loại hàng hoá trong nhu cầu du lịch

Do mục đích và nội dung của khách du lịch rất đa dạng, bao gồm những loại hàng hoá sau:

a) Hàng hoá thoả mãn nhu cầu du lịch tại nơi ở như: đồ dùng sinh hoạt hàng ngày, chăn màn, quần áo, lều bạt…

b) Hàng hoá thoả mãn nhu cầu du lịch tại các cơ sở tham quan du lịch như: hàng ăn uống, hàng hoá phục vụ nhu cầu cá nhân, hàng công nghiệp nhẹ, hàng lưu niệm…

Trong loại hàng hoá này, tuỳ theo tính chất sử dụng của khách ta lại có thể phân ra:

- Hàng lưu niệm: Hàng có tính chất kỷ niệm nơi mà du khách đã đến, có thể là hình ảnh, phong cách của địa phương đó, hàng thủ công do địa phương đó làm ra, các biểu tượng…

- Hàng hoá có tính chất kinh doanh hoặc có lợi ích cho khách du lịch như: hàng công nghiệp nhẹ, điện tử …mà ở đây giá rẻ hoặc nơi khác không có

Trang 28

2.1.3 Mô hình nghiên cứu:

Thu thập Xử lý

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu

Đề tài tiến hành nghiên cứu số liệu ở 3 cụm du lịch sau:

* Cụm 1: gồm thành phố Long Xuyên, huyện Chợ Mới, huyện Châu

Thành và huyện Thoại Sơn Trung tâm là Thành phố Long Xuyên Đây là trung

tâm văn hóa, chính trị kinh tế xã hội của tỉnh, vùng này tập trung cho những loại hình du lịch trên sông, rạch, du lịch sinh thái, du lịch nghiên cứu di tích lịch sử, văn hóa, hoạt động lễ hội, khu vui chơi giải trí, trung tâm mua sắm…

* Cụm 2: gồm thị xã Châu Đốc, huyện Châu Phú, huyện Phú Tân, huyện

An Phú và huyện Tân Châu Trung tâm là thị xã Châu Đốc Vùng này có khu du

lịch núi Sam, hiện trạng hoạt động du lịch khá phát triển thu hút được nhiều khách trong và ngoài nước, cần được tiếp tục đầu tư phát triển toàn diện Vùng này tập trung cho những loại hình du lịch lễ hội, văn hóa dân tộc, tham quan nghiên cứu công nghiệp cá bè, du lịch sông nước, làng nghề truyền thống, vui chơi giải trí… Đặc biệt với vị trí giáp biên giới Campuchia nên đây cũng là trung tâm phát triển thương mại dịch vụ Trong thời gian tới thị xã Châu Đốc dự kiến sẽ đầu tư sân bay để phục vụ cho du khách trong và ngoài nước

Trang 29

* Cụm 3: gồm 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, là các huyện miền núi và

dân tộc, có khu du lịch Lâm viên Núi Cấm, di tích Tức Dụp, chợ biên giới Vùng này tập trung cho những loại hình du lịch thắng cảnh thiên nhiên miền núi, hang động, thể thao leo núi, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch cỡi ngựa, thả diều, du lịch đường bộ sang Campuchia và các nước ASEAN

2.2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu 2.2.2.1 Số liệu thứ cấp

Nguồn số liệu được thống kê từ Sở Thương Mại - Du lịch An Giang, các tạp chí, sách báo, các trang web về du lịch, các tạp chí chuyên ngành

2.2.2.2 Số liệu sơ cấp

Để thu thập được những dữ liệu sơ cấp phục vụ cho đề tài nghiên cứu, áp dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp du khách trong nước thông qua phiếu phỏng vấn, để từ đó có được những thông tin nhu cầu du lịch của khách nội địa cũng như sự đánh giá của họ về sản phẩm du lịch, chất lượng dịch vụ và chất lượng sản phẩm du lịch tại An Giang

a Đối tượng phỏng vấn:

Trong đề tài nghiên cứu này đối tượng phỏng vấn được chia thành hai nhóm: - Nhóm thứ nhất: khách du lịch nội tỉnh (là khách đến từ các quận, huyện của An Giang )

- Nhóm thứ hai: khách ngoại tỉnh (là khách đến từ các tỉnh thành khác trong lãnh thổ Việt Nam)

Đối với cả hai nhóm khách này, sẽ tiến hành phỏng vấn những khách đi theo tour và khách lẻ (tự tổ chức đi du lịch đến An Giang)

b Chọn mẫu điều tra - Phương pháp chọn mẫu

Do không có điều kiện có được danh sách và thời gian của các đoàn du khách đến An Giang và cần thu thập thông tin từ đối tượng khách du lịch đi lẻ nên đề tài chọn mẫu phi xác suất theo kiểu thuận tiện

- Cỡ mẫu: Để đề tài đạt tính khả thi cao nên em xác định cỡ mẫu là 100

mẫu Trong đó, cơ cấu mẫu theo từng nhóm khách được xác định dựa vào số lượng khách nội tỉnh và ngoại tỉnh đến An Giang qua 3 năm từ năm 2005 đến năm 2007 và theo các cụm du lịch tương ứng của tỉnh

Trang 30

Bảng 2: TỔNG LƯỢT KHÁCH NỘI ĐỊA ĐẾN AN GIANG 2005- 2007

Nguồn: Sở Thương mại - Du lịch An Giang

Số liệu từ Sở Thương mại – Du lịch của tỉnh không có thống kê thành từng nhóm khách riêng biệt nên đề tài sẽ tiến hành chia mẫu theo kiểu thuận tiện với tổng số mẫu khách nội tỉnh 50 mẫu và khách từ các tỉnh khác đến du lịch tại An Giang 50 mẫu

Theo bảng trên, cụm 1 chỉ chiếm 2% trên tổng số khách đến An Giang qua 3 năm, số mẫu không đại diện nên sẽ không tiến hành lấy mẫu ở cụm 1, mà chỉ đi sâu nghiên cứu đặc điểm và nhu cầu du lịch của khách nội địa ở cụm 2 và 3 với số mẫu tương ứng lần lượt là :

- Cụm 2: 55 mẫu (27 mẫu khách ngoại tỉnh và 28 mẫu khách nội tỉnh)

- Cụm 3: 45 mẫu (22 mẫu khách ngoại tỉnh và 23 mẫu khách nội tỉnh)

2.2.3 Phương pháp xử lý dữ liệu:

- Mục tiêu 1: Sử dụng các số liệu thứ cấp đánh giá thông qua phương

pháp so sánh số tương đối, số tuyệt đối

- Mục tiêu 2 : Sử dụng phương pháp phân phối tần số

v Phương pháp phân phối tần số (Frequency Distribution)

Bước đầu tiên để mô tả và tìm hiểu về đặc tính phân phối của một mẫu số liệu thô là lập bảng phân phối tần số

Trang 31

- Ý nghĩa:

Bảng phân phối tần số là bảng tóm tắt các dữ liệu được sắp xếp các dữ liệu theo một thứ tự nào đó – tăng dần hoặc giảm dần Sau đó, thực hiện các bước sau:

Bước 1: Xác định số tổ của dãy số phân phối (Number of classes) Số tổ = [ (2) x số quan sát (n) ] 0.333

Chú ý: Số tổ chỉ nhận giá trị nguyên dương

Bước 2: Xác định khoảng cách tổ (k) (Class interval)

mXX

Trong đó: - Xmax: Lượng biến lớn nhất của dãy phân phối - Xmin: Lượng biến nhỏ nhất của dãy phân phối - m: Số tổ

Bước 3: Xác định giới hạn trên và giới hạn dưới của mỗi tổ

Một cách tổng quát, giới hạn dưới của tổ đầu tiên sẽ là lượng biến nhỏ nhất của dãy số phân phối, sau đó lấy giới hạn dưới cộng với khoảng cách tổ của giới hạn trên, lần lượt như vậy cho đến tổ cuối cùng Giới hạn trên của tổ cuối cùng thường là lượng biến lớn nhất của dãy số phân phối

Bước 4: Xác định tần số của mỗi tổ bằng cách đếm số quan sát rơi vào giới hạn của tổ đó Cuối cùng, trình bày kết quả trên biểu bảng, sơ đồ

Tiến trình phân tích trong phần mềm SPSS:

Nhập dữ liệu - chọn menu Analyse - chọn Descriptive Statistics - chọn Frequencies - chọn các yêu cầu, cuối cùng OK

- Mục tiêu 3: Sử dụng phương pháp Willingness To Pay, Crosstabulation

(bảng chéo)

v Phương pháp Willingness To Pay

Mục tiêu cuối cùng của phương pháp này là đánh giá mức độ thoả mãn của du khách khi đến một điểm du lịch hay một tour du lịch nào đó Sự thoả mãn của du khách có thể được đo lường bằng một giá trị cụ thể, giá trị đó thể hiện ở

Trang 32

Trong đó:

- Mức độ thoả mãn của khách hàng (Benefits) chính là sự thoả mãn về

mặt lợi ích, đó là sự chênh lệch giữa giá trị mà khách hàng thu được (độ ưa thích của khách hàng đối với các điểm du lịch…) Tuy nhiên, độ ưa thích của khách du lịch đối với điểm du lịch rất khó quy đổi ra cùng giá trị để tính toán với mức thực chi Vì vậy, trong phương pháp này chúng ta sẽ không thực hiện đo lường bằng công thức này mà chủ yếu đo lường dựa trên mức độ thoả mãn theo chi phí

- Mức độ thoả mãn của khách hàng (Cost) chính là sự thoả mãn về mặt

chi phí của du khách, đó chính là sự chênh lệch giữa mức chi phí mà khách hàng sẵn sàng chi trả (Willingness To Pay) với mức thực chi của du khách Đây là mức độ thoả mãn (hay còn gọi là mức độ hài lòng) thực sự của du khách và với mức độ thoả mãn này ta có thể đo lường được Do vậy, công thức này sẽ được sử dụng để tính toán trong đề tài

v Phân tích bảng chéo (Cross – Tabulation)

Cross – Tabulation là một kỹ thuật thống kê mô tả hai hay ba biến cùng một lúc và bảng kết quả phản ánh sự kết hợp hai hay nhiều biến có số lượng hạn chế trong phân loại hoặc trong giá trị phân biệt Môt tả dữ liệu bằng Cross – Tabulation được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu Marketing thương mại bởi vì: - Phân tích Cross – Tabulation và kết quả của nó có thể giải thích và hiểu một cách dễ dàng đối với những nhà quản lý không có chuyên môn thống kê

- Sự rõ ràng trong việc giải thích cung cấp 1 sự kết hợp chặt chẽ giữa kết quả nghiên cứu và quyết định trong quản lý

- Chuỗi phân tích Cross – Tabulation cung cấp những kết luận sâu hơn trong các trường hợp phức tạp

- Cross – Tabulation có thể làm giảm bớt các vấn đề của các ô (cells) - Phân tích Cross – Tabulation tiến hành đơn giản

Phân tích Cross – Tabulation hai biến

Bảng phân tích Cross – Tabulation 2 biến còn được gọi là bảng tiếp liên (Contigency table), mỗi ô trong bảng chứa đựng sự kết hợp phân loại của hai Việc phân tích các biến theo cột và hàng là tuỳ thuộc biến đó được xem xét như biến độc lập hay biến phụ thuộc Thông thường khi xử lý xếp theo cột là biến độc lập, xếp theo hàng là biến phụ thuộc

Trang 33

Phân tích Cross – Tabulation, ta cũng cần quan tâm đến giá trị kiểm định Ở đây, phân phối chi bình phương cho phép ta kiểm định mối quan hệ giữa các biến

Kiểm định giả thuyết H0 như sau:

H0: không có quan hệ giữa các biến H1: Có quan hệ giữa các biến

Giá trị kiểm định X2 trong kết quả phân tích sẽ cho biết mức ý nghĩa của kiểm định Pvalue Nếu mức ý nghĩa này nhỏ hơn hoặc bằng α (Mức ý nghĩa phân tích ban đầu) thì kiểm định hoàn toàn có ý nghĩa, hay nói cách khác bác bỏ giả thuyết H0 nghĩa là các biến có liên hệ với nhau Ngược lại, các biến không có liên hệ với nhau

Tiến trình phân tích trong phần mềm SPSS như sau:

Nhập dữ liệu - chọn menu Analyse - chọn Descriptive Statistics - chọn Cross Tabulation - chọn các điều khiển trong bảng, sau đó chọn OK ta sẽ có bảng kết quả

- Mục tiêu 4: Sử dụng kết quả phân tích ở các mục tiêu trên để đưa ra các

giải pháp nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách nội địa

Trang 34

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH AN GIANG 3.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỈNH AN GIANG

3.1.1 Vị trí địa lý

An Giang là một tỉnh nằm ở phía Tây Nam Tổ quốc, nơi đầu nguồn sông MêKông có hai con sông Tiền - sông Hậu đi qua làm nên mùa nước nổi hàng năm khi hiền hòa, khi dữ dội Phía Tây Bắc giáp Campuchia với 97 km đường biên giới, Tây Nam giáp Kiên Giang, Đông Nam giáp Cần Thơ và Đông Bắc giáp Đồng Tháp Diện tích tự nhiên: 3.424 km2 Dân số: 2,23 triệu người - đông nhất ĐBSCL (Năm 2007)

Hình 1: BẢN ĐỒ AN GIANG

An Giang hiện có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó có thành phố Long Xuyên được nâng lên thành thị xã Long Xuyên năm 1999 và thị xã Châu Đốc, có 154 đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn Đặc biệt, An Giang có 17 xã biên giới thuộc 5 huyện, thị giáp với vương quốc Campuchia và là tỉnh có nhiều di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh nổi tiếng

An Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, quanh năm nóng ẩm với bốn dân tộc: Việt, Hoa, Chăm, Khơme cùng sinh sống, cùng khai hoang mở cỏi tạo nên một vùng đất An Giang trù phú, mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống như ngày nay

3.1.2 Lịch sử hình thành

Từ xa xưa An Giang đã định hình từ thế đứng tựa lưng vào dãy Thất Sơn hùng vĩ với nhiều giai thoại kì bí Địa danh An Giang xuất hiện khá sớm trong

Trang 35

lịch sử khẩn hoang Nam Bộ Tên gọi và ranh giới của tỉnh có nhiều biến đổi theo

từng giai đoạn lịch sử khác nhau (phụ lục 4)

3.2 Tiềm năng phát triển du lịch An Giang

An Giang là một vùng đất giàu tiềm năng về du lịch, với nhiều cảnh quan thiên nhiên đặc trưng vùng của sông nước Cửu Long, với hệ thống rừng nguyên sinh phong phú cùng với môi trường khí hậu nghỉ dưỡng và nhiều loại chim thú quý, nhiều di tích văn hóa lịch sử, nghệ thuật kiến trúc cổ… An Giang đã từng bước khẳng định được vị thế quan trọng của mình trong phát triển kinh tế vùng ĐBSCL và cả nước bởi một vùng quê sơn thủy hữu tình

3.2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên a) Địa hình và thổ nhưỡng

Khác với các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long, bên cạnh vùng đồng bằng phù sa, An Giang còn có nhiều đồi núi theo vành đai cánh cung kéo dài gần 100 km ở 2 huyện Tri Tôn, Tịnh Biên và một phần ở huyện Thoại Sơn

- Đồng bằng : 2 loại chính là đồng bằng phù sa và đồng bằng ven núi

Đồng bằng phù sa ở đây là một bộ phận của ĐBSCL, có nguồn gốc trầm tích lâu dài của phù sa sông MêKông bồi đắp Đồng bằng ven núi hình thành trong quá trình phong hóa và xâm thực từ các núi đá, sau đó được nước mưa bào mòn và rửa trôi, rồi được dòng chảy lũ theo các khe suối chuyển tải xuống các chân núi, tích tụ lâu ngày mà thành

- Đồi núi : Đồi núi ở An Giang được phân chia thành 6 cụm và 2 núi độc

lập như sau: Cụm núi Sập, Cụm Ba Thê, Cụm núi Phú Cường, Cụm núi Cấm, Cụm núi Tô, Cụm Núi Dài, Núi Nổi, Núi Sam

Đây là điểm độc đáo mà thiên nhiên đã ưu đãi, ban tặng cho địa phương đầu nguồn lũ Cửu Long Giang hùng vĩ này Nơi đây núi non trùng điệp soi bóng sông nước hiền hòa đã được du khách gần xa chọn là điểm đến hấp dẫn Vẻ đẹp núi sông hòa quyện vào những cánh đồng ngát hương lúa mới của An Giang được tô điểm trong bốn câu thơ mà dân gian vẫn thường nhắc:

Miền Tây bảy núi chín dòng sông Vùng đất thiêng liêng núi giữa đồng Dáng đứng hiên ngang như người lính

Vững tin vượt lũ, giữ biên phòng

Trang 36

Các ngọn núi ở An Giang còn là nguồn tài nguyên khoáng sản có giá trị cao được dùng làm nguyên liệu quý cho ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, đáp ứng nhu cầu rất lớn của vùng ĐBSCL nói chung và cả nước nói riêng

b) Khí hậu - thuỷ văn

An Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, quanh năm nóng ẩm Nhiệt độ trung bình hàng năm 27°C, cao nhất từ 35 - 36°C vào tháng 4 và tháng 5 dương lịch, thấp nhất từ 20 - 21°C vào tháng 12 và tháng giêng dương lịch Gió mùa đông bắc từ tháng 11 đến tháng 4, gió mùa tây nam từ tháng 5 đến tháng 10 (dương lịch) Do ảnh hưởng nhiệt độ và gió mùa sự phân chia mùa hình thành theo lượng mưa Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.400 - 1.500 mm An Giang có hai mùa rõ rệt:

- Mùa khô: tháng 12 - tháng 4, mưa ít nhất vào tháng 2 - Mùa mưa: tháng 5 - tháng 11, mưa nhiều nhất vào tháng 9

Hàng năm An Giang vẫn đón nhận con nước lũ khoảng từ 2,5 tháng đến 5 tháng và hình thành "mùa nước nổi" Đây là nét độc đáo nhất trong du lịch An Giang

c) Sông ngòi:

Nằm trong vùng ĐBSCL - vùng châu thổ thuộc loại nhất khu vực và thế giới, An Giang có vị trí đặc biệt là tỉnh đầu nguồn sông MêKông chảy qua Việt Nam, nhưng lại là trung tâm của vùng châu thổ nên An Giang có hệ thống sông ngòi chằng chịt đã tạo điều kiện thuận lợi cho An Giang phát triển loại hình du lịch sông nước Các chợ nổi, các làng bè nuôi cá (hay còn gọi là làng nổi trên sông) là những điểm du lịch luôn có sức lôi cuốn mạnh mẽ đối với du khách trong và ngoài nước, khám phá các tập quán và sinh hoạt trên sông của dân bản địa cũng là những loại hình du lịch hết sức hấp dẫn của An Giang

Mặc dù ĐBSCL có nhiều tỉnh thành cùng bước vào mùa nước nổi nhưng thời gian có chênh nhau đôi chút do có rất nhiều những ưu thế đặc thù An Giang có cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp với những loài cây đặc trưng như rừng tràm, điên điển, rau nhút, thốt lốt cùng với những món ăn dân dã mùa nước nổi được xếp vào loại đặc sản với đầy đủ yếu tố: tươi ngon, bổ dưỡng từ nguồn tôm cá dồi dào Tất cả hợp thành một bức tranh vừa sống động, vừa hoành tráng

Ngoài ra, hệ thống sông Tiền và sông Hậu còn bồi đắp phù sa màu mỡ quanh năm đã làm cho An Giang trở thành vựa lúa, cá lớn nhất nuớc Ngày nay

Trang 37

nó cũng trở thành hình thức du lịch hấp dẫn cho khách quốc tế về việc tìm hiểu quy trình trồng lúa của người dân

d) Tài nguyên rừng

Rừng An Giang được phân bố trên hai dạng địa hình khác nhau đó là rừng vùng đồi núi và rừng đồng bằng Với tổng diện tích rừng và đất rừng khoảng 21.000 ha chiếm khoảng 6% trên tổng diện tích toàn tỉnh Hiện nay, An Giang có trên 14.100 ha rừng, trong đó rừng tự nhiên gần 600 ha, rừng trồng 13.500 ha và đang tiếp tục phát triển diện tích còn lại Với diện tích rừng trồng nói trên thì rừng tràm vùng đồng bằng hiện có khoảng 5.000 ha Ngoài ra, rừng An Giang còn có nhiều loài thú quý hiếm: có 11 loài thú (5 loài dơi, 4 loài gậm nhấm), 70 loài chim (có bộ đến 26 loài) Trong đó có hai loài quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam là Cò Lạo Ấn Độ (Giang sen) và Cổ Rắn (Điêng Điểng)

Những tài nguyên rừng của An Giang đều có giá trị cao về các mặt nhân văn, kinh tế, xã hội, môi trường… Như quần thể rừng tràm là đặc trưng của vùng ngập nước khi mùa nước nổi dâng cao và đã trở thành điểm lịch sinh thái hấp dẫn cho nhiều du khách Nơi đây du khách lại được nhìn ngắm đồng bằng và rừng tràm đắm mình trong biển nước, hòa trong tiếng chim hót líu lo đã gợi lên hình ảnh cuộc sống vừa sôi động vừa ấm áp, thân thương của một vùng quê Nam Bộ

e) Động vật – Thực vật

An Giang là vùng đất được thiên nhiên ban tặng phong cảnh hữu tình non xanh, nước biếc Núi tạo cảnh sắc thiên nhiên, sông cho phù sa bồi đắp ruộng đồng, cho cá tôm và những mùa lúa chín Chính vì thế tài nguyên thủy sản của An Giang cũng rất phong phú, có 23 loài cá thuộc hai nhóm:

- 10 loài cá đen (cá Lóc, Trê, Rô…) xuất hiện quanh năm

- 13 loài cá trắng (cá Mè Vinh, Linh, Lăng…) chỉ xuất hiện trong mùa nước nổi

Ngoài ra, An Giang còn phát triển mạnh nghề nuôi cá basa và cá tra Sau vụ kiện “bán phá giá”, mặc dù chính quyền nước Mỹ đã gây khó khăn cho ngành thủy sản Việt Nam nhưng nghề nuôi và chế biến thủy sản An Giang vẫn tiếp tục phát triển Sản lượng nuôi cá tra, ba sa năm 2007 đạt 145 ngàn tấn và đang tăng mạnh trong năm 2008 Năm 2007, tỉnh xuất khẩu 94,5 ngàn tấn thủy sản đông lạnh, thu về 244,4 triệu USD

Trang 38

- Về thực vật: An Giang là vựa lúa lớn nhất của cả nước Đảng bộ và nhân

dân An Giang xem cây lúa như là một biểu tượng lịch sử của sự phát triển ổn định, ấm no và hạnh phúc Chính vì vậy mà Tượng đài Bông Lúa đã được dựng lên giữa lòng thành phố Long Xuyên để ngày ngày, những người con An Giang từ thế hệ này sang thế hệ khác của hôm nay và mai sau có thể nhìn ngắm để tự hào và biết ơn “những hạt ngọc trời” đã mang lại hạnh phúc cho con người Ngoài cây lúa, An Giang còn sản xuất nhiều nông sản khác như bắp, đậu xanh, đậu nành

3.2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn a) Các di tích lịch sử - văn hóa

An Giang là mảnh đất có lịch sử kiên cường bất khuất trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm Các khu du lịch của An Giang gắn liền với truyền thống văn hoá, lịch sử, tập tục lễ hội cổ truyền

- Khu lưu niệm quê hương Bác Tôn tại Cù lao Ông Hổ, xã Mỹ Hoà Hưng,

thị xã Long Xuyên Bao bọc bởi dòng sông Hậu, khí hậu mát mẻ với các vườn cây ăn trái quanh năm Khu lưu niệm thời niên thiếu của Bác Tôn là di tích được Bộ Văn hoá công nhận

- Nhà Bảo tàng tại đường Thoại Ngọc Hầu, phường Mỹ Long, thị xã Long

Xuyên Bao gồm 3 khu trưng bày: Cuộc đời và sự nghiệp Bác Tôn, nền Văn hoá óc Eo và công cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ

- Khu du lịch Châu Đốc Núi Sam rất quen thuộc với nhân dân mọi miền

đất nước, mang nhiều sắc thái tín ngưỡng, lịch sử và nghệ thuật độc đáo, không chỉ là cảnh đẹp thiên nhiên mà còn gắn liền với nhiều di tích lịch sử đã khắc sâu vào tâm linh người dân đồng bằng Nam bộ Nơi đây còn có miếu thờ Bà Chúa Xứ, chùa Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu, di tích Chùa Hang, đình Châu Phú là cụm di tích được Bộ Văn Hóa công nhận

- Di Tích Lịch Sử Quản Cơ Trần Văn Thành; Đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh - người đã có công khai phá vùng đất phía Nam và lập ra bộ máy hành chính đầu tiên ở vùng đất phương Nam; Đồi Tức Dụp với tên gọi “Ngọn đồi hai triệu đô la” là chiến trường ác liệt từng hứng chịu hàng ngàn lượt bơm pháo của giặc ngoại xâm Di tích này được Bộ Văn Hóa công nhận là di tích lịch sử

- Di tích Hoà Thành Cổ Tự là di tích lịch sử văn hoá và kiến trúc nghệ

thuật được Bộ công nhận tại xã Nhơn Hưng, huyện Tịnh Biên Du khách có thể tham quan hồ chứa nước Ô-tưk-Sa và các di tích ở huyện Tri Tôn gần đó

Trang 39

- Di tích được công nhận tại huyện Tri Tôn (xã Ba Chúc) phản ánh tội ác của Khơmer đỏ đối với nhân dân biên giới: Nhà Mồ Ba Chúc (trưng bày gần 1.000 bộ xương người bị giết tập trung), Chùa Tam Bửu, miếu An Định (Chùa Phi Lai) Ngoài ra, Tri Tôn còn có Chùa Xà Tón được xây dựng gần 200 năm là di tích kiến trúc nghệ thuật mang sắc thái riêng của dân tộc Khơmer được Bộ Văn hoá công nhận

- Khu di tích khảo cổ nền văn minh óc Eo của dân tộc Phù Nam tại huyện

Thoại Sơn cách thị xã Long Xuyên 40 km Ngoài ra, huyện còn có Di tích hai bia đá và Tượng Phật 4 tay Trong đó, tượng Phật 4 tay là di tích kiến trúc nghệ thuật và Bia Thoại Sơn là di tích lịch sử

b) Các lễ hội

Du lịch An Giang còn hấp dẫn du khách ở các lễ hội văn hóa dân tộc từng bước được nâng cấp như: Lễ hội Đức cố Quản (Châu Phú): 21, 22, 23 tháng 2 âm lịch; Lễ hội Thoại Ngọc Hầu (Châu Đốc): 23, 24, 25 tháng 4 âm lịch; Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ (Châu Đốc): 23 đến 27 tháng 4 âm lịch; Tết Chol ChNam Thmay của dân tộc Khơmer: 12 đến 15 tháng 4 âm lịch; Lễ hội di tích bia Thoại Sơn: ngày 1 tháng 4 âm lịch; Lễ TisadBochia - Chùa Xà Tón (lễ nhớ ơn Phật): 15 tháng 4 âm lịch; Lễ hội chùa Giồng Thành: 19 tháng 5 âm lịch; Lễ Romadol của đồng bào Chăm: tháng 5 âm lịch; Lễ Hạ di (phong thánh) của đồng bào Chăm: tháng 5 âm lịch; Lễ Roya của đồng bào Chăm: tháng 9 lịch Hồi giáo; Lễ Dolta (lễ cúng ông bà của đồng bào Khơmer): 9 tháng 10 âm lịch; Kỷ niệm này sinh Bác Tôn: 20 tháng 8 âm lịch; Hội đền nguyễn Trung Trực: 18 đến ngày 19 tháng 10 âm lịch; Lễ Hội Hát Gi (Haji hay còn gọi Roya Hadji): 7 đến 10 tháng 12 (hôdi lịch); Lễ Hội Đua Bò Của Dân Tộc Khmer: Vào lễ Đôn Ta (lễ cúng ông bà), ngày cuối cùng của tháng 10 âm lịch của Khmer Và những ngày này nhân dân khắp nơi tụ về rất đông, các nghi thức được tiến hành rất trọng thể

c) Các làng nghề thủ công truyền thống

Theo báo cáo của Sở Công nghiệp An Giang, toàn tỉnh hiện có 28 làng

nghề (phụ lục2, bảng1) và 16 địa bàn có nghề thủ công, với 6.246 hộ tham gia

sản xuất, giải quyết việc làm cho 26.756 lao động, có giá trị sản xuất trên 250 tỷ đồng, trong đó giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt trung bình khoảng 30 tỷ đồng/năm An Giang có các nghề thủ công truyền thống như: Tịnh Biên có làng

Trang 40

nghề dệt thổ cẩm Khơ-me Văn Giáo, Chợ Mới có làng nghề mộc Chợ Thủ, Mỹ Luông, Tấn Mỹ; Tân Châu có làng nghề tơ lụa, làng nghề thổ cẩm Chăm ở Châu Phong; làng nghề rèn Phú Mỹ (huyện Phú Tân) với trên 107 năm tuổi; Châu Đốc có làng nghề chế biến mắm rất nổi tiếng và được du khách ưa chuộng…Ðặc biệt là nghề dệt vải thủ công lâu đời của đồng bào Chăm và nghề nuôi cá bè là đặc trưng của vùng sông nước

Tại thành phố Long Xuyên có ba làng nghề nổi tiếng đó là: Làng nghề se nhang được lưu truyền từ 60 năm nay, làng nghề làm bánh tráng cũng đã có 55 năm và nghề làm lưỡi câu đã trải qua hơn 65 năm Ngoài ra, thời gian gần đây cũng đã xuất hiện nhiều cơ sở sản xuất thủ công mỹ nghệ rất đặc sắc như tranh lá thốt nốt của nghệ nhân Võ Văn Tạng, hàng mỹ nghệ tre bông của cơ sở Viễn Thành, tranh từ hoa cỏ của cơ sở Hoàng Cung, điêu khắc gỗ của cơ sở Tây Sơn, mộc mỹ nghệ Hồng Mỹ, sản phẩm nội thất từ lục bình của cơ sở Hoàng Yến, các sản phẩm thêu rua của hợp tác xã Kim Chi v.v… Tất cả hợp thành một bức tranh đa sắc màu và đã tạo thành điểm nhấn trong du lịch An Giang

3.3 Các loại hình du lịch đặc thù

Với những nét đặc trưng của miền sông nước, ngành du lịch tỉnh đã mở ra các loại hình dịch vụ du lịch như: hoạt động gánh hàng rong, làng nướng, ẩm thực mùa nước nổi, các tour du lịch mùa nước nổi, du lịch sông nước, du lịch Homestay ở cù lao Mỹ Hòa Hưng, tiệc buffet, tiệc cưới, du lịch cộng đồng-nghỉ qua đêm; du lịch leo núi; tham quan-mua sắm nơi biên giới rất hấp dẫn du khách trong và ngoài nước Ngoài ra, An Giang còn có các loại hình du lịch sau:

- Du lịch văn hoá: tham quan các di tích văn hoá - lịch sử, làng nghề, khai

thác các lễ hội Tìm hiểu lối sống của người dân Nam Bộ, các món ăn truyền thống, dân dã của địa phương

- Du lịch sinh thái: An Giang có các loại hình du lịch sinh thái như:

§ Du lịch sinh thái vườn bao gồm: khu du lịch búng Bình Thiên thông qua các dịch vụ giải trí, ẩm thực như: câu cá, hái bông điên điển, hái bông súng, rau muống, nấu ăn đồng quê, đờn ca tài tử thông qua các tour du lịch trong mùa nước nổi

§ Du lịch sinh thái sông nước gồm: chợ nổi trái cây, làng bè, làng mỹ nghệ tre bông Mỹ Hoà Hưng; làng bè Châu Đốc; làng Chăm Đa Phước, làng Chăm Châu Phong, cồn Phó Quế (Long Xuyên), hồ Soài So

Ngày đăng: 28/09/2012, 09:00

Hình ảnh liên quan

2.1.3. Mô hình nghiên cứu: - đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch an giang.pdf

2.1.3..

Mô hình nghiên cứu: Xem tại trang 28 của tài liệu.
Bảng 2: TỔNG LƯỢT KHÁCH NỘI ĐỊA ĐẾN ANGIANG 2005-2007 - đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch an giang.pdf

Bảng 2.

TỔNG LƯỢT KHÁCH NỘI ĐỊA ĐẾN ANGIANG 2005-2007 Xem tại trang 30 của tài liệu.
3.4.7. Về ngày lưu trú bình quân - đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch an giang.pdf

3.4.7..

Về ngày lưu trú bình quân Xem tại trang 48 của tài liệu.
Đối với doanh thu theo từng loại hình dịch vụ ta có: - đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch an giang.pdf

i.

với doanh thu theo từng loại hình dịch vụ ta có: Xem tại trang 50 của tài liệu.
Hình 2: BIỂU ĐỒ DOANH THU DU LỊCH ANGIANG NĂM 2005-2007 - đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch an giang.pdf

Hình 2.

BIỂU ĐỒ DOANH THU DU LỊCH ANGIANG NĂM 2005-2007 Xem tại trang 50 của tài liệu.
Bảng 7: ĐẶC ĐIỂM GIỚI TÍNH CỦA KHÁCH NỘI ĐỊA - đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch an giang.pdf

Bảng 7.

ĐẶC ĐIỂM GIỚI TÍNH CỦA KHÁCH NỘI ĐỊA Xem tại trang 52 của tài liệu.
Bảng 9: TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN - đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch an giang.pdf

Bảng 9.

TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN Xem tại trang 53 của tài liệu.
4.1.2.4. Người quyết định chi tiêu cho chuyến du lịch của khách Bảng 15: QUYẾT ĐỊNH CHI TIÊU TRONG CHUYẾN DU LỊCH  - đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch an giang.pdf

4.1.2.4..

Người quyết định chi tiêu cho chuyến du lịch của khách Bảng 15: QUYẾT ĐỊNH CHI TIÊU TRONG CHUYẾN DU LỊCH Xem tại trang 58 của tài liệu.
mối quan hệ giữa nhóm khách và yếu tố thắng cảnh tự nhiên (bảng11- phụ lục1) - đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch an giang.pdf

m.

ối quan hệ giữa nhóm khách và yếu tố thắng cảnh tự nhiên (bảng11- phụ lục1) Xem tại trang 62 của tài liệu.
Bảng2 2: MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH VỀ HÀNG LƯU NIỆM/ SẢN VẬT ĐỊA PHƯƠNG  - đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch an giang.pdf

Bảng 2.

2: MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH VỀ HÀNG LƯU NIỆM/ SẢN VẬT ĐỊA PHƯƠNG Xem tại trang 67 của tài liệu.
Bảng 2 4: MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH VỀ - đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch an giang.pdf

Bảng 2.

4: MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH VỀ Xem tại trang 69 của tài liệu.
đến AnGiang theo hình thức tự sắp xếp như sau: - đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch an giang.pdf

n.

AnGiang theo hình thức tự sắp xếp như sau: Xem tại trang 76 của tài liệu.
Bảng 32: CHI PHÍ CỦA KHÁCH MUA TOUR Các loại Chi phí Thực chi trung  - đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch an giang.pdf

Bảng 32.

CHI PHÍ CỦA KHÁCH MUA TOUR Các loại Chi phí Thực chi trung Xem tại trang 77 của tài liệu.
Bảng 2: Crosstabulation muc dich di dulich * Nhom khach - đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch an giang.pdf

Bảng 2.

Crosstabulation muc dich di dulich * Nhom khach Xem tại trang 95 của tài liệu.
Bảng 3: Crosstabulation thoi gian di dulich * Nhóm Khách - đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch an giang.pdf

Bảng 3.

Crosstabulation thoi gian di dulich * Nhóm Khách Xem tại trang 96 của tài liệu.
Bảng 5: Phương tiện đi dul ịch - đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch an giang.pdf

Bảng 5.

Phương tiện đi dul ịch Xem tại trang 97 của tài liệu.
Bảng 8: Số lần đi dul ịch - đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch an giang.pdf

Bảng 8.

Số lần đi dul ịch Xem tại trang 98 của tài liệu.
Bảng 10: Điểm trung bình mức độ hài lòng các yếu tố trong dul ịch - đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch an giang.pdf

Bảng 10.

Điểm trung bình mức độ hài lòng các yếu tố trong dul ịch Xem tại trang 99 của tài liệu.
Bảng 11: Crosstab hài lòng về thắng cảnh tự nhiên * Nhóm Khách - đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch an giang.pdf

Bảng 11.

Crosstab hài lòng về thắng cảnh tự nhiên * Nhóm Khách Xem tại trang 99 của tài liệu.
Bảng 13: Hài lòng về an toàn vệ sinh thực phẩm - đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch an giang.pdf

Bảng 13.

Hài lòng về an toàn vệ sinh thực phẩm Xem tại trang 101 của tài liệu.
Bảng 16: Crosstabulation hài lòng về hệ thống giao thông * Nhóm Khách - đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch an giang.pdf

Bảng 16.

Crosstabulation hài lòng về hệ thống giao thông * Nhóm Khách Xem tại trang 103 của tài liệu.
Bảng 21: Hài lòng về các hoạt động vui chơi giải trí - đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch an giang.pdf

Bảng 21.

Hài lòng về các hoạt động vui chơi giải trí Xem tại trang 106 của tài liệu.
Bảng 20: Crosstab hai long ve khach san tieu chuan sao* Nhóm Khách - đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch an giang.pdf

Bảng 20.

Crosstab hai long ve khach san tieu chuan sao* Nhóm Khách Xem tại trang 106 của tài liệu.
Bảng 23: Yếu tố ảnh hưởng tới việc lựa chọn một điểm dul ịch - đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch an giang.pdf

Bảng 23.

Yếu tố ảnh hưởng tới việc lựa chọn một điểm dul ịch Xem tại trang 107 của tài liệu.
Bảng 22: Hài lòng về phong cách phục vụ của nhân viên - đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch an giang.pdf

Bảng 22.

Hài lòng về phong cách phục vụ của nhân viên Xem tại trang 107 của tài liệu.
Đài phát thanh, truyền hình, báo chí 3 Ngưng - đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch an giang.pdf

i.

phát thanh, truyền hình, báo chí 3 Ngưng Xem tại trang 108 của tài liệu.
Q17. Anh/chị đi dul ịch theo hình thức nào sau đây? (MR) - đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch an giang.pdf

17..

Anh/chị đi dul ịch theo hình thức nào sau đây? (MR) Xem tại trang 111 của tài liệu.
- Ngoại hình 123 45 - đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch an giang.pdf

go.

ại hình 123 45 Xem tại trang 112 của tài liệu.
Bảng 1: BẢNG THỐNG KÊ CÁC LÀNG NGHỀ CỦA ANGIANG - đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch an giang.pdf

Bảng 1.

BẢNG THỐNG KÊ CÁC LÀNG NGHỀ CỦA ANGIANG Xem tại trang 114 của tài liệu.
Bảng 2: DANH BẠ NHÀ HÀNG TẠI ANGIANG - đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch an giang.pdf

Bảng 2.

DANH BẠ NHÀ HÀNG TẠI ANGIANG Xem tại trang 115 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan