thiết kế nhà máy sản xuất dầu lạc tinh chếvới năng suất 3000 tấn dầu/năm

123 683 6
thiết kế nhà máy sản xuất dầu lạc tinh chếvới năng suất 3000  tấn dầu/năm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

thiết kếnhà máy sản xuất dầu lạc tinh chếvới năng suất 3000 tấn dầu/năm

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 1 SVTH:Nguyễn Tiến Hoàng Thiết kế nhà máy sản xuất dầu lạc tinh chế GVHD: Trần Xuân Ngạch MỞ ĐẦU Ngành dầu thực vật Việt Nam là một ngành kinh tế kỹ thuật có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Các sản phẩm của nó là nguồn thực phẩm không thể thiếu trong các bữa ăn chính. Nhu cầu dầu thực vật càng tăng để thay thế cho mỡ động vật, cho nên việc đẩy mạnh xuất khẩu dầu thực vật sẽ góp phần mang lại lượng ngoại tệ đáng kể trong công nghiệp hóa hiện đại hóa ở nước ta. Trong thức ăn của người, dầu mỡ là một trong ba thứ thức ăn cơ bản và quan trọng không thể thiếu được trong quá trình hoạt động sinh lý trong cơ thể. Nếu thiếu chất béo trong các mô dự trữ cơ thể sẽ bị suy nhược, khả năng lao động giảm sút. Chất béo là nguồn cung cấp năng lượng lớn ( 1g chất béo gi ải phóng 9600calo) lớn gấp 2 lần so với gluxit, protit. Chất béo được sử dụng trong thức ăn ở các dạng khác nhau xào, rán, trộn rau tươi, bơ thực vật, bánh kẹo. Chất béo là loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao hơn nữa nó ảnh hưởng tốt đến tính chất cảm quan của thực phẩm chế biến. Chất béo còn là dung môi hòa tan các vitamin A, D, E giúp cho các quá trình sinh học trong cơ thể được thực hiện. Đặc biệ t về phương diện sinh lý thì dầu lạc cũng như các loại dầu khác như đậu nành, vừng. Chúng có nhiều ưu việt hơn mỡ động vật. Với mục tiêu và tầm quan trọng trên thì việc xây dựng thêm các nhà máy sản xuất dầu lạc tinh chế là cần thiết để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường trong nước và sản lượng dầu lạc cho xuất khẩu. Đồng th ời khai thác triệt để nguồn nguyên liệu lạc trong nước. Do vậy việc thiết kế nhà máy sản xuất dầu lạc tinh chế với năng suất 3000 tấn dầu/năm là điều cần thiết hiện nay. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2 SVTH:Nguyễn Tiến Hoàng Thiết kế nhà máy sản xuất dầu lạc tinh chế GVHD: Trần Xuân Ngạch CHƯƠNG I LẬP LUẬN KINH TẾ KỸ THUẬT 1.1 Đặc điểm thiên nhiên Việc chọn địa điểm phải phù hợp với quy hoạch chung đảm bảo sự phát triển chung về kinh tế địa phương , phải gần nguồn nguyên liệu để giảm giá thành vận chuyển, giảm thất thoát hao hụt nguyên liệu . Đặc điểm thổ nhưỡng cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc cung cấp nhiên liệu cho nhà máy. Nhà máy phả i đặt gần nguồn cung cấp năng lượng như : điện, hơi, nước, gần trục đường chính để đảm bảo sự hoạt động bình thường và chú ý đến nguồn nhân lực địa phương. Nhà máy thiết kế được xây dựng trên địa bàn huyện Sơn Hòa tỉnh Phú Yên gần quốc lộ 25. Về điều kiện tự nhiên các tỉnh MiềnTrung chịu ảnh hưởng của khí h ậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu chia làm hai mùa, mùa mưa và mùa khô với hướng gió chính là hướng đông nam, đặc điểm đã góp phần cho cây lạc phát triển Địa điểm xây dựng nhà máy đã chọn sau khi đã xem xét kỹ mặt bằng, cấu tạo đất, dây chuyền công nghệ . 1.2 Vùng nguyên liệu Nguyên liệu lạc cung cấp cho nhà máy lấy từ các tĩnh miền trung như Huế,Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên Bằng cách ổn đị nh vùng nguyên liệu ngành dầu thực vật mới có thể gia tăng qui sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm,tăng sức mạnh cạnh tranh mở rộng thị trường xuất khẩu chắc chắn, bền vững Nghiên cứu tuyển chọn lai tạo và nhập nội giống mới có năng lượng có năng suất chất lượng tốt, thực hiện tốt các chính sách hợp lý về đầu t ư đất đai, lao động giá cả thu mua, thuế để khuyến khích nông dân đầu tư phát triển cây lấy dầu. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 3 SVTH:Nguyễn Tiến Hoàng Thiết kế nhà máy sản xuất dầu lạc tinh chế GVHD: Trần Xuân Ngạch Với chính sách phát triển và chính sách đổi mới của nước ta như hiện nay chắc chắn các tỉnh Miền Trung sẽ cung cấp đủ về số lượng cũng như chất lượng nguyên liệu lạc cho nhà máy hoạt động liên tục. Hợp tác hóa Nhà máy có sự hợp tác với các nhà máy trong vùng về mặt kinh tế, kỹ thuật để tăng cường sử dụng chung các công trình điện, nước, hơi, công trình giao thông vận tả i, tiêu thụ sản phẩm phụ của nhà máy góp phần giảm vốn đầu tư, hạ giá thành sản phẩm rút ngắn thời gian hoàn vốn. 1.3 Nguồn cung cấp điện Điện dùng trong nhà máy với nhiều mục đích cho các thiết bị hoạt động chiếu sáng trong sản xuất và dùng trong sinh hoạt. Hiệu điện thế nhà máy sử dụng 220/380V. Nguồn điện cung cấp cho nhà máy lấy điện t ừ điện quốc gia thông qua trạm biến thế của khu vực và của nhà máy. Đồng thời nhà máy cũng cần lắp thêm một máy phát điện dự phòng để đảm bảo sản xuất liên tục khi có sự cố mất điện. 1.4 Nguồn cung cấp hơi Hơi dùng trong nhà máy với nhiều mục đích khác nhau : Chưng, sấy bột nghiền, gia nhiệt nước, thủy hóa, dùng trong các quá trình: Trung hòa, tẩy màu, tẩ y mùi, vệ sinh thiết bị. Do đó phải đặt lò hơi, nước phải qua hệ thống xử lý nước nhà máy. 1.5 Nguồn cung cấp nhiên liệu. Nhà máy dùng nhiên liệu là dầu được mua của công ty xăng dầu Phú Yên theo hợp đồng, để cung cấp cho lò hơi, lò đốt, dầu điezel, xăng, nhớt cho máy phát điện va ôtô 1.6 Cung cấp nước và xử lý Nước là một trong những nguyên liệu cần thiết của nhà máy. Nước dùng cho nhi ều mục đích khác nhau : Cung cấp cho lò hơi, dùng để pha loãng sút trung hòa, rửa dầu, vệ sinh thiết bị và dùng trong sinh hoạt ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 4 SVTH:Nguyễn Tiến Hoàng Thiết kế nhà máy sản xuất dầu lạc tinh chế GVHD: Trần Xuân Ngạch Tùy từng mục đích khác nhau mà từng loại nước phải đảm bảo các chỉ tiêu hóa học, lý học và sinh học nhất định. Nước phải qua hệ thống xử lý nước nhà máy. 1.7 Thoát nước và xử lý chất thải Việc thoát nước của nhà máy phải được quan tâm, nước thải của nhà máy chứa nhiều chất hữu cơ là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật phát triển gây ô nhiễm cho môi trường sinh thái, ảnh hưởng đế n công nhân viên nhà máy và khu dân cư chung quanh nhà máy. Nước của nhà máy phải tập trung lại ở xa xưởng sản xuất xử lý trước khi đổ ra sông Trong quá trình sản xuất như công đoạn trung hòa tẩy mùi, tẩy màu cần phải thu hồi chất thải, chất rửa tránh thất thoát ra ngoài nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường. Mỗi loại chất thải cần phải có biện pháp xử lý riêng. Hệ thống thoát nước của nhà máy phải đảm b ảo thoát nước tốt, tránh ứ đọng làm ảnh hưởng đến kết cấu xây dựng 1.8 Cung cấp nhân công Công nhân được chọn trong địa bàn huyện để tận dụng nguồn nhân lực địa phương do đó giảm đầunhà ở, sinh hoạt công nhân dẫn đến giá thành sản phẩm. Đối với đội ngũ lãnh đạo nhà máy, tĩnh Phú Yên đáp ứng đầy đủ các kỹ sư , cử nhân tốt nghiệp t ừ các trường đại học trong cả nước. Đặc biệt Huế, Đà Nẵng, Thành Phố Hồ Chí Minh có đủ kiến thức, năng lực nghiệp vụ để lãnh đạo và điều hành nhà máy tốt 1.9 Giao thông vận tải. Giao thông vận tải là một vấn đề quan trọng là phương tiện vận chuyển một khối lượng nguyên vật liệu xây dựng nhà máy, cũng như vận chuyển sản ph ẩm đi tiêu thụ. Để đảm bảo cho sự hoạt động liên tục nhà máy sử dụng tuyến quốc lộ 25. Ngoài ra nhà máy phải có ôtô tải nhằm đáp ứng nhu cầu xuất và nhập nguyên liệu nhà máy. 1.10 Tiêu thụ sản phẩm. Nhà máy sản xuất dầu lạc tinh chế đặt tại Sơn Hòa là nhà máy duy nhất của miền trung nên chưa có nhà máy dầu thực vật nào cạnh tranh. Thị trường tiêu thụ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 5 SVTH:Nguyễn Tiến Hoàng Thiết kế nhà máy sản xuất dầu lạc tinh chế GVHD: Trần Xuân Ngạch rộng lớn có hai thành phố Đà Nẵng, Quy Nhơn dân cư đông đúc. Đồng thời sản phẩm của nhà máy là nguyên liệu cần thiết cung cấp cho các nhà máy thực phẩm các tỉnh lân cận. Năng suất của nhà máy Việc thiết kế và xây dựng thêm nhà nhà máy sản xuất dầu lạc tinh chế với năng suất 3000 tấn dầu/năm là điều cần thiết và phù hợp với tình hình khu vực mi ền trung hiện nay. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 6 SVTH:Nguyễn Tiến Hoàng Thiết kế nhà máy sản xuất dầu lạc tinh chế GVHD: Trần Xuân Ngạch CHƯƠNG II TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN LIỆU VÀ SẢN PHẨM 2.1. Đặc điểm của cây lạc Lạc thuộc họ đậu nhưng có thể xếp vào loại cây có vỏ cứng là loại cây ngắn ngày (100  120 ngày) cây cao 50  70cm quả giáp không bị tách, trong quả có một hoặc hai hạt. Những hạt này được bao bọc bởi lớp vỏ mỏng gọi là vỏ lụa. Đặc điểm sinh học của cây lạc là sau khi thụ phấn quả sẽ chui xuống đấ t và phát triển trong đất. Chúng được trồng ở nhiều loại đất khác nhau từ đồng bằng đến trung du miền núi, nhưng thích hợp nhất là loại đất tơi xốp, đủ độ ẩm có điều kiện tháo nước và thoát nước nhanh năng suất 10 20 tạ/ha và cao hơn. Người ta chia quả lạc làm hai loại: Loại quả to và loại quả nhỏ, loại quả to có chiều dài lớn hơn 10 20mm, rộng và dày 7,5  13mm, khối lượng 1000 quả 1300  2000g, khối lượng 1000 hạt 400  750g vỏ quả chiếm từ 25  28% vỏ hạt chiếm 3  4% khối lượng quả. 2.2. Quá trình tạo dầu ở lạc. Quá trình tạo thành dầu lipít dự trữ trong hạt dầu xảy ra khi hạt chín các hợp chất hữu cơ và vô cơ chuyển vào hạt từ các phần xanh của cây, lá và đất thông qua hệ r ễ, từ đó chuyển thành các chất dự trữ ở trong hạt. Quá trình tổng hợp trong dầu, lúc đầu tạo ra các chất gluxit điển hình là tinh bột. Sau đó hạt chín dần những hạt tinh bột sẽ chuyển thành các hạt lipít. Ngay từ ngày đầu khi hạt mới chín, trong một số hạt tinh bột của tế bào, bên cạnh tinh bột đã có một ít dầu chiếm chỗ .Giữa tinh bột và dầu có một vùng trung gian các s ản phẩm của tinh bột chuyển thành dầu . Quá trình biến đổi này diễn ra nhanh nhất ở khu nhân tế bào. Ở giai đoạn cuối của quá trình, tinh bột trong các tế bào hạt dầu sẽ biến mất hoàn toàn và chuyển thành dầu. Giai đoạn đầu khi hạt chín dầu có nhiều axít béo tự do. Sau đó lượng axít béo tự do giảm xuống và hàm lượng triglixerit liên kết từ hai hay ba nguyên tử cacbon dưới tác dung hai hệ enzim với nguồn cacbon là các chất gluxít thiên nhiên. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 7 SVTH:Nguyễn Tiến Hoàng Thiết kế nhà máy sản xuất dầu lạc tinh chế GVHD: Trần Xuân Ngạch Từ các sản phẩm phân tử thấp tạo ra axít béo có 16 nguyên tử cacbon (axitpanmitít). Sau đó mạch axit béo sẽ thêm nguyên tử cacbon, quá trình tạo thành triglixerit xảy ra theo ba giai đoạn. 1) 2) 3) 2.3. Thành phần hóa học của hạt lạc Các hợp chất có trong lạc rất phong phú đại diện cho hầu hết các hợp chất như: + lipit + các hợp chất không béo, không xà phòng hóa + các hợp chất có nitơ + gluxit và dẫn xuất của chúng + các nguyên tố khoáng 1. Lipit Lipit là cấu tử hóa học quan trọng, là thành phần chính của hạt lạc hàm lượng lipit chiếm 40,2 ; 60,7% chất khô trong thành phần lipit của hạt lạc gồm có triglixerit, photphatit và sáp CH 2 OCOR 2 CH 2 OH CHOH CH 2 OH R 1 COOH CH 2 OCOR 1 CH 2 OH CHOH + + H 2 O CH 2 OCOR 1 CH 2 OCOR 1 CHOH CH 2 OH R 2 COOH CHOH + + H 2 O CH 2 OCOR 1 CHOH CH 2 OCOR 2 R 3 COOH CH 2 OCOR 1 CH 2 OCOR 2 CHOCOR 3 + + H 2 O ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 8 SVTH:Nguyễn Tiến Hoàng Thiết kế nhà máy sản xuất dầu lạc tinh chế GVHD: Trần Xuân Ngạch a) Triglixerit: Là thành phần chủ yếu (95: 98%) của lipit quả và hạt dầu. Về cấu tạo hóa học triglixerit là trieste với ba axit béo, chúng có công thức cấu tạo. Trong đó: R 1, R 2, R 3 là các gốc axit béo, thành phần cấu tạo triglixerit của hạt lạc chiếm phần lớn các axit béo không no. Bảng II-1: thành phần các axít béo của lạc. b) Photpholipit: Hàm lượng Photpholipit trong hạt lạc dao động từ 0,7  2,5% so với lượng lipit trong hạt. Cấu tạo các photpholipit là các glixerit được thay thế bằng một, hai gốc axit photphorit với nhóm thế X nào đó. Tên Axít Béo Ký Hiệu Thành Phần % Axít - oleic C 18 :1 50 63 Axit - linoleic C 18 :2 13 33 Axit- palmitic C 16 :0 6 11 Axit- Stearic C 18 : 0 2 6 Axit- linolenic C 18 :3 20 23 CH 2 CH 2 OCO OCO R 1 R 2 R 3 CH OCO CH 2 OP CH CH 2 OCO R 1 R 2 OX OH O OCO ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 9 SVTH:Nguyễn Tiến Hoàng Thiết kế nhà máy sản xuất dầu lạc tinh chế GVHD: Trần Xuân Ngạch Trong đó : X là nhóm thế Nếu X là hidrô thì photpholipit là photphatit Nếu X là rượu amin colin thì photpholipit là lexitin c) Sáp: Sáp có trong lạc với tỉ lệ rất nhỏ (dưới 2,5  3% so với khối lượng quả) phần lớn sáp có trong vỏ quả, và hạt, trong hạt rất ít. Về cấu tạo hóa học sáp là este của axit béo mạch cacbon dài có 24 26 nguyên tử cacbon và rượu một và hai chức. Trong đó: R 1 : gốc rượu R 2 : gốc axit béo 2. Hợp chất không béo không xà phòng hóa Những hợp chất không béo không xà phòng hóa là nhóm hợp chất hữu cơ có cấu tạo đặc trưng khác nhau, tan hết trong dầu và các loại dung môi của dầu khi tách dầu những chất này sẽ theo dầu ra khỏi hạt và làm cho dầu có màu sắc, mùi vị riêng biệt 3. Hợp chất có chứa nitơ Các chất chứa nitơ bao gồm các protêin, các sản phẩm của sự tổng hợp hay phân cắt chưa hoàn toàn như các bazơnitơ, các alcaloit. Trong các chất này protein chứa 90  95% tổng số các chất chứa nitơ, protein của lạc phần lớn là globulin chiếm 97% tổng lượng protein Bảng ΙΙ -2 : Thành phần các axit amin trong hạt lạc (% theo tổng protein trong hạt) Tên axitamin Thành phần % Tên axitamin Thành phần % Arginin 9,9 izolơxin 3,0 Valin 8,0 Histidin 2,1 Lơxin 7,0 Xistin 1,6 R 1 CH 2 OC = O R 2 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 10 SVTH:Nguyễn Tiến Hoàng Thiết kế nhà máy sản xuất dầu lạc tinh chế GVHD: Trần Xuân Ngạch Phenylalanin 5,4 Treonin 1,5 Treonin 4,4 Methionin 1,2 Lizin 3,0 Triptophan 1,0 Protein của lạc có đủ tám axit amin không thay thế so với chỉ tiêu của F.A.O đề ra. Về hàm lượng các axit amin không thể thay thế trong thành phần protein thực phẩm thì protein của lạc có bốn axit amin có số lượng thấp hơn tiêu chuẩn. 4. Gluxit Trong hạt lạc lượng gluxit tự nhiên chủ yếu là xenlulo và hemixenlulo tạo nên thành tế bào của các mô thực vật. Hàm lượng các gluxit khác không nhiều. Tinh bột trong hạt lạc chiếm 311% so với chất khô của hạt, có trong thành phầ n tế bào của hạt 5. Các nguyên tố khoáng Các nguyên tố khoáng có trong hạt lạc không nhiều (1,894,26% so với chất khô của hạt) chủ yếu là nguyên tố photpho, kali, canxi, magiê, photpho oxit, kali oxit, magiê oxit chiếm đến 90% so với tổng lượng tro chung. Bảng -3:Hàm lượng và thành phần hóa học của hạt lạc (% theo chất khô của hạt) 2.4. Các sản phẩm khi khai thác dầu lạc 1. Dầu thô. Dầu sau khi ép gọi là dầu thô trong dầu thô còn nhi ều tạp chất vô cơ, các mảnh tế bào, photphatit, các axit béo tự do, chất màu, mùi và vị. Chúng ở trong dầu với nhiều dạng khác nhau như dung dịch keo, huyền phù. Tạp chất này có trong Thành phần hóa học Hàm lượng % chất khô Lipit 40,260,7% Protein(NX6,25) 20,037,2% Xenlulo 1,24,9% Tro 1,84,6 [...]... phải tinh luyện Thiết kế nhà máy sản xuất dầu lạc tinh chế GVHD: Trần Xuân Ngạch 13 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH:Nguyễn Tiến Hoàng Qua phân tích trên trong sản xuất dầu lạc tinh chế tôi chọn phương pháp ép hai lần Dây chuyền sản xuất dầu lạc tinh chế theo phương pháp ép hai lần như sau: Nguyên liệu Làm sạch Tạp chất Bảo quản Tách và bóc Vỏ Lạc nhân Nghiền Dầu thô I Chưng ấ Ép sơ bộ Khô dầu I Nghiền Dầu thô... đồ sản xuất 4.1 Lập biểu đồ sản xuất 1 Biểu đồ số ca, số tháng sản xuất Nhà máy sản xuất dầu lạc tinh chế hoạt động theo số ngày quy định trong năm để đảm bảo hiệu quả kinh tế Nhà máy chỉ nghỉ sản xuất vào những ngày lễ, tết chủ nhật và cả tháng 9 để đại tu lại thiết bị máy móc Những tháng còn lại đều hoạt động 3 ca liên tục Bảng IV - 1 : Biểu đồ thời gian sản xuất trong năm Tháng Thời gian sản xuất. .. mùi vị : không có + Độ trong của dầu sau khi lắng ở 20oC trong 24h trong suốt + Nhiệt độ bùng cháy của dầu không thấp hơn 234oC Thiết kế nhà máy sản xuất dầu lạc tinh chế GVHD: Trần Xuân Ngạch 24 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH:Nguyễn Tiến Hoàng CHƯƠNG IV CÂN BẰNG VẬT LIỆU Để chọn thiết bị cho phù hợp, tính được hiệu suất làm việc cũng như sản phẩm của nhà máy, để lập kế hoạch sản xuất thì trước tiên phải tính... phẩm, sản xuất nước chấm và làm thức ăn cho gia súc Thiết kế nhà máy sản xuất dầu lạc tinh chế GVHD: Trần Xuân Ngạch 12 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH:Nguyễn Tiến Hoàng CHƯƠNG III : CHỌN VÀ THUYẾT MINH QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ 3.1 Chọn quy trình công nghệ Quy trình công nghệ là yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh tế, chi phí đầu tư, giá thành sản phẩm Trong sản xuất dầu lạc tinh chế... Mục đích: + Tách hết lượng dầu còn lại trong khô dầu 1 Khô dầu II : sau khi ép xong đem ra làm nguội, nghiền và đóng bao 2 Dầu ép II : Được nhập chung với dầu ép sơ bộ đưa đi lắng 11 Xử lý khô dầu : Khô dầu sau khi ép rất dễ bị hư hỏng nên cần phải xử lý và bảo quản để đảm bảo chất lượng khô dầu Việc xử lý khô dầu sau khi ép gồm các bước Thiết kế nhà máy sản xuất dầu lạc tinh chế GVHD: Trần Xuân Ngạch... ca sản xuất Số ngày trong năm :365 ngày Số ngày nghỉ để đại tu : 30 ngày Số ngày nghỉ lễ, tết, chủ nhật : 55 ngày Số ngày sản xuất : 365 - (30 + 55) = 280 ngày Số ca sản xuất : 280 3 = 840 ca Số giờ sản xuất : 840 8 = 6720 giờ Năng suất của nhà máy: 3000. 10 3 = 446,428 kg dầu /giờ 6720 4.2 Tính cân bằng vật liệu 1 Các thông số kỹ thuật ban đầu + Hàm lượng vỏ quả : 28% so với lượng quả Thiết kế nhà máy. .. trong thiết bị chân không Trong sản xuất việc tạo độ chân không càng gặp nhiều khó khăn và phức tạp Vì vậy để tăng cường khả năng bốc hơi các chất mùi rút ngắn thời gian chưng cất Để đảm bảo chất lượng dầu và hiệu quả kinh tế chỉ nên tạo áp suất chân không bằng thiết bị Tuy-e hơi nước Thiết kế nhà máy sản xuất dầu lạc tinh chế GVHD: Trần Xuân Ngạch 23 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP SVTH:Nguyễn Tiến Hoàng Dầu trong... gian lắng 6h qua van đáy tháo cặn vào thiết bị thu hồi dầu, còn dầu được bơm qua thiết bị rửa sấy 17 Rửa và sấy dầu 1 Rửa dầu Mục đích: + Tách cặn xà phòng và cặn thủy hóa còn sót lại trong dầu sau khi lắng ở công đoạn trung hòa Thiết kế nhà máy sản xuất dầu lạc tinh chế GVHD: Trần Xuân Ngạch ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 21 SVTH:Nguyễn Tiến Hoàng + Cặn xà phòng còn lại trong dầu sau công đoạn trung hòa chủ yếu là... học tạo nên 2 Dầu tinh chế Dầu tinh chế là dầu sau khi đã qua tinh luyện Dầu lạc tinh chế có màu vàng sáng hoặc vàng xanh, trong suốt không có mùi vị Do dầu lạc chứa phần lớn trigilyxerit của các axit béo không no, chứa nhiều nối đôi nên rất dễ bị ôxi hóa khi tiếp xúc với không khí, ánh sáng Vì vậy để bảo quản tốt dầu lạc cần bảo quản trong các chai, thùng kín và tối màu 3 Khô dầu Khô dầu lạc sau khi... nhỏ hơn 0,4mg KOH hàm lượng xà phòng nhỏ hơn 0,01% 18 Tẩy màu Sự có mặt các chất màu trong dầu làm cho dầu có màu sắc, làm giảm giá trị cảm quan của dầu cũng như sản phẩm thực phẩm có sử dụng dầu Một số chất màu còn có tính độc Việc tách chất màu ra khỏi dầu là vấn đề cần thiết Thiết kế nhà máy sản xuất dầu lạc tinh chế GVHD: Trần Xuân Ngạch ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 22 SVTH:Nguyễn Tiến Hoàng Quá trình tẩy màu

Ngày đăng: 23/04/2013, 14:13

Hình ảnh liên quan

Bảng ΙΙ - 2: Thành phần các axitamin trong hạt lạc - thiết kế nhà máy sản xuất dầu lạc tinh chếvới năng suất 3000  tấn dầu/năm

ng.

ΙΙ - 2: Thành phần các axitamin trong hạt lạc Xem tại trang 9 của tài liệu.
Bảng -3:Hàm lượng và thành phần hóa học của hạt lạc (% theo chất khô của hạt) - thiết kế nhà máy sản xuất dầu lạc tinh chếvới năng suất 3000  tấn dầu/năm

ng.

3:Hàm lượng và thành phần hóa học của hạt lạc (% theo chất khô của hạt) Xem tại trang 10 của tài liệu.
Bảng IV- 1: Biểu đồ thời gian sản xuất trong năm - thiết kế nhà máy sản xuất dầu lạc tinh chếvới năng suất 3000  tấn dầu/năm

ng.

IV- 1: Biểu đồ thời gian sản xuất trong năm Xem tại trang 24 của tài liệu.
Bảng IV-2 Mức hao hụt ở các công đoạn tính theo % so với khối lượng - thiết kế nhà máy sản xuất dầu lạc tinh chếvới năng suất 3000  tấn dầu/năm

ng.

IV-2 Mức hao hụt ở các công đoạn tính theo % so với khối lượng Xem tại trang 25 của tài liệu.
Trên cơ sở đã tính cho 1000 kg nguyên liệu/h ta lập được bảng tổng kết tương ứng với năng suất  nhà máy 3000 tấn dầu/năm  - thiết kế nhà máy sản xuất dầu lạc tinh chếvới năng suất 3000  tấn dầu/năm

r.

ên cơ sở đã tính cho 1000 kg nguyên liệu/h ta lập được bảng tổng kết tương ứng với năng suất nhà máy 3000 tấn dầu/năm Xem tại trang 32 của tài liệu.
Bảng V- 1. Bảng tổng kết cân bằng nhiệt - thiết kế nhà máy sản xuất dầu lạc tinh chếvới năng suất 3000  tấn dầu/năm

ng.

V- 1. Bảng tổng kết cân bằng nhiệt Xem tại trang 52 của tài liệu.
Thiết bị có dạng hình trụ, đáy hình chóp, góc côn đáy α= 60o, đường kính D = 1m  - thiết kế nhà máy sản xuất dầu lạc tinh chếvới năng suất 3000  tấn dầu/năm

hi.

ết bị có dạng hình trụ, đáy hình chóp, góc côn đáy α= 60o, đường kính D = 1m Xem tại trang 62 của tài liệu.
Thiết bị có dạng hình trụ, đáy chóp, đường kính 1,5m, góc ở đáy 60o Tính chiều cao đoạn côn  - thiết kế nhà máy sản xuất dầu lạc tinh chếvới năng suất 3000  tấn dầu/năm

hi.

ết bị có dạng hình trụ, đáy chóp, đường kính 1,5m, góc ở đáy 60o Tính chiều cao đoạn côn Xem tại trang 65 của tài liệu.
Tính và chọn tương tự ta có bảng sau: - thiết kế nhà máy sản xuất dầu lạc tinh chếvới năng suất 3000  tấn dầu/năm

nh.

và chọn tương tự ta có bảng sau: Xem tại trang 68 của tài liệu.
Bảng VI- 1: Chọn Bơm. - thiết kế nhà máy sản xuất dầu lạc tinh chếvới năng suất 3000  tấn dầu/năm

ng.

VI- 1: Chọn Bơm Xem tại trang 75 của tài liệu.
Bảng VI -2 :Tổng kết tính và chọn thiết bị - thiết kế nhà máy sản xuất dầu lạc tinh chếvới năng suất 3000  tấn dầu/năm

ng.

VI -2 :Tổng kết tính và chọn thiết bị Xem tại trang 76 của tài liệu.
BảngIX: Tổng kết các công trình xây dựng STT Tên công trình  Kích thước (m)  Diện tích  - thiết kế nhà máy sản xuất dầu lạc tinh chếvới năng suất 3000  tấn dầu/năm

ng.

IX: Tổng kết các công trình xây dựng STT Tên công trình Kích thước (m) Diện tích Xem tại trang 93 của tài liệu.
Bảng X.1:Tổng kết công suất tiêu thụ cho các công trình - thiết kế nhà máy sản xuất dầu lạc tinh chếvới năng suất 3000  tấn dầu/năm

ng.

X.1:Tổng kết công suất tiêu thụ cho các công trình Xem tại trang 97 của tài liệu.
Bảng XI- 2: Tổng kết công suất động lực ST - thiết kế nhà máy sản xuất dầu lạc tinh chếvới năng suất 3000  tấn dầu/năm

ng.

XI- 2: Tổng kết công suất động lực ST Xem tại trang 98 của tài liệu.
Bảng XI-1: Giá các công trình xây dựng - thiết kế nhà máy sản xuất dầu lạc tinh chếvới năng suất 3000  tấn dầu/năm

ng.

XI-1: Giá các công trình xây dựng Xem tại trang 102 của tài liệu.
2. Vốn đầu tư thiết bị. - thiết kế nhà máy sản xuất dầu lạc tinh chếvới năng suất 3000  tấn dầu/năm

2..

Vốn đầu tư thiết bị Xem tại trang 103 của tài liệu.
Bảng XI.2: Giá thiết bị - thiết kế nhà máy sản xuất dầu lạc tinh chếvới năng suất 3000  tấn dầu/năm

ng.

XI.2: Giá thiết bị Xem tại trang 103 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan