Đề án thu hút FDI vào bình định

17 1.5K 21
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Đề án thu hút FDI vào bình định

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề án thu hút FDI vào bình định

MỤC LỤC I. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐÂU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGỒI 1.1 Giới thiệu khái qt về hoạt động đầu tư trực tiếp . 2 1.1.1. Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngồi 2 1.1.2. Đặc điểm cơ bản về đầu tư trực tiếp 2 1.1.3. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) tại Việt Nam 3 1.1.3.1 Hợp đồng hợp tác kinh doanh (A business co-operation contract) 3 1.1.3.2 Doanh nghiệp liên doanh (A Joint Venture Enterprise) 4 1.1.3.3 Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngồi (Enterprise with one hundred (100) percent Foreign owned capital) . 4 1.1.3.4. Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao . 5 1.1.3.5. Hợp đồng xây dựng – chuyển giao . 6 1.2 Vị trí, vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước. 1.2.1. Vị trí của đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) . 6 1.2.2. Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước 8 II.THỰC TRẠNG THU HÚT FDI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH 2.1 Giới thiệu lợi thế thu hút đầu tư của tỉnh . 9 2.1.1.Vị trí chiến lược . 9 2.1.2. Hạ tầng đồng bộ . 10 2.1.3.Nguồn tài ngun và tiềm năng phong phú . 10 2.1.4.Kinh tế phát triển năng động, an ninh chính trị ổn định 11 2.1.5.Hoạch định mang tính đột phá và mời gọi nhiệt thành . 11 2.1.6.Chính sách thơng thống và cởi mở 11 2.2 Thực trạng tình hình thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Bình Định 2007 - 2010. 2.2.1. Quy mơ và số lượng dự án . 12 2.2.2. Cơ cấu đầu tư FDI 15 2.2.3. Hình thức đầu tư FDI . 16 2.3 Đánh giá kết quả đạt được trong thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Bình Định từ 2007 -2010. 2.3.1. Thành tựu . 18 2.3.2 Một số tồn tại, hạn chế 21 2.4.Ngun nhân của những tồn tại, hạn chế. 2.4.1. Khách quan . 22 2.4.2. Chủ quan 25 III. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI TẠI BÌNH ĐỊNH 3.1. Giải pháp về cơ chế chính sách…………………………………………26 3.2. Giải pháp về quy hoạch……………………………………………… 30 3.3. Giải pháp về cải thiện cơ sở hạ tầng………………………………… 31 3.4. Giải pháp về xúc tiến đầu tư…………………………………………… 32 3.5. Giải pháp lao động…………………………………………………… 34 3.6. Giải pháp bổ trợ khác………………………………………………… 35 Đề án chuyên ngành LỜI MỞ ĐẦU Cùng với xu thế quốc tế hóa đời sống kinh tế – xã hội, đầu tư trực tiếp nước ngoài đang có xu hướng ngày càng gia tăng mạnh mẽ và có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế nước ta. Là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, trong những năm qua Bình Định đã nhận thức rõ tầm quan trọng của khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói chung và của Bình Định nói riêng nhưng quy mô FDI vào tỉnh còn hạn chế, tỉnh cần có những giải pháp thiết thực hơn trong việc thực hiện thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới. Từ những lý do trên, tôi xin chọn đề tài "Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn từ 2007-2010" làm đề án chuyên ngành của mình.  Mục đích của đề án: Tiến hành đánh giá thực trạng thu hút vốn FDI tại Bình Định năm 2007 -2010 từ đó đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI trong giai đoạn tiếp theo.  Phạm vi nghiên cứu : Tình hình thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Bình Định từ 2007 -2010.  Phương pháp nghiên cứu: Đề án áp dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử làm cơ sở kết hợp với phương pháp tổng hợp thống kê  Kết cấu đề án: Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo. Đề án gồm có 3 phần: Phần 1: Tổng quan về hoạt động đầu tư nước ngoài. Phần 2: Thực trạng tình hình thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Bình Định trong thời gian qua (2007-2010). Phần 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Bình Định. Với khả năng đánh giá thu thập thông tin còn hạn chế, chắc chắn đề án của em còn nhiều thiếu sót. Em rất mong sự đóng góp ý kiến của cô. Trang 2 Đề án chun ngành I. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGỒI. 1.1. Giới thiệu khái qt về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngồi. 1.1.1 Khái niệm về vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi. Trong xu thế tồn cầu hố, khu vực hố với qui mơ và tốc độ ngày càng lớn đã tạo ra một nền kinh tế sơi động mà ở đó tính phụ thuộc giữa các nước, các quốc gia ngày càng tăng. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học cơng nghệ và cách mạng khoa học cơng nghệ và cách mạng thơng tin đã thúc đẩy mạnh mẽ q trình đổi mới cơ cấu kinh tế tạo nên sự dịch chuyển vốn giữa các quốc gia. Đặc biệt là nhu cầu vốn đầu tư để Cơng nghiệp hố - Hiện đại hố (CNH - HĐH) của các nước phát triển rất lớn. Mặt khác ở các nước phát triển dồi dào vốn và cơng nghệ, họ muốn tìm kiếm những nơi thuận lợi, chi phí thấp để hạ giá thành sản phẩm và chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ. Chính điều đó đã tạo nên một sự thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư nước ngồi và đặc biệt phổ biến nhất vẫn là hình thức đầu tư trực tiếp nước ngồi. Đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI: Foreign Direct Investment) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay cơng ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay cơng ty nước ngồi đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này. Tổ chức Thương mại Thế giới đưa ra định nghĩa như sau về FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các cơng cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngồi là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay đựoc gọi là "cơng ty mẹ" và các tài sản được gọi là "cơng ty con" hay "chi nhánh cơng ty". 1.1.2.Đầu tư trực tiếp nước ngồi có những đặc điểm sau. Trang 3 Đề án chuyên ngành - Đây là hình thức đầu tư bằng vốn của các nhà đầu tư, họ tự quyết định đầu tư, tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi. Hình thức này mạng tính khả thi và hiệu quả cao. - Chủ đầu tư nước ngoài điều hành toàn bộ mọi hoạt động đầu tư nếu là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc tham gia điều hành doanh nghiệp hoạt động theo tỷ lệ góp vốn của mình. - Thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài nước chủ nhà có thể tiếp nhận được công nghệ tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm tổ chức, quản lý là mục tiêu mà các hình thức khác không giải quyết được. - Nguồn vốn này không chỉ bao gồm vốn đầu tư ban đầu của hoạt động nó còn bao gồm cả vốn của doanh nghiệp để triển khai hoặc mở rộng dự án cũng như đầu tư từ lợi nhuận thu được. 1.1.3. Các hình thức của FDI trong thực tiễn. Trong thực tiễn FDI có nhiều hình thức được áp dụng là: 1.1.3.1. Hợp đồng hợp tác kinh doanh: là văn bản kí kết của hai bên hay nhiều bên quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên để tiến hành đầu tư kinh doanh ở Việt Nam mà không cần thành lập tư cách pháp nhân Hình thức này có đặc điểm: - Không ra đời một pháp nhân mới - Cơ sở của hình thức này là hợp đồng hợp tác kinh doanh. Trong hợp đồng nội dụng chính phản ánh trách nhiệm và quyền lợi giữa các bên với nhau. - Thời hạn cần thiết của hợp đồng do các bên thoả thuận phù hợp với tính chất mục tiêu kinh doanh và được cơ quan cấp giấy phép kinh doanh chuẩn - Hợp đồng phải do đại diện của các bên có thẩm quyền kí. Trong quá trình hợp tác kinh doanh các bên giữ nguyên tư các pháp nhân của mình 1.1.3.2. Doanh nghiệp liên doanh: Theo khoản 2 điều 2 luật đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam quy định doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp do Trang 4 Đề án chuyên ngành hai hay nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định kí giữa chính phủ nước Cộng hoà xã hộ chủ nghĩa Việt Nam và chính phủ nước ngoài hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam hoặc các doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Hình thức này có đặc điểm: - Thành lập pháp nhân mới hoạt động trên nguyên tắc hạch toán độc lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn. Các bên chịu trách nhiệm về phần vốn của mình. - Phần góp vốn của bên hoặc các bên nước ngoài không hạn chế mức tối đa nhưng tối thiểu không dưới 30% vốn pháp định và trong quá trình hoạt động không giảm vốn pháp định. - Cơ quan lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp liên doanh là hội đồng quả trị mà thành viên của nó do mỗi bên chỉ định tương ứng với tỷ lệ góp vốn của các bên nhưng ít nhất phải là hai người. Hội đồng quản trị có quyền quyết định những vấn đề quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp theo nguyên tắc nhất trí. - Các bên tham gia liên doanh phân chia lợi nhuận và phân chia rủi ro theo tỷ lệ góp vốn của mỗi bên trong vốn pháp định hoặc theo thoả thuận giữa các bên . - Thời hạn hoạt động không quá 50 năm trong trường hợp đặc biệt được kéo dài nhưng không quá 20 năm. 1.1.3.3. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài Theo điều 26 Nghị định 12 CP quy định: Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh. “Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo hình Trang 5 Đề án chuyên ngành thức công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam. Thời gian hoạt động không quá 50 năm kể từ ngày cấp giấy phép” 1.1.3.4. Hợp động xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT) Theo điều 12 khoản 2 luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam: “ Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao là văn bản kí giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong thời hạn nhất định, hết thời hạn nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho nhà Việt Nam” Hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh là văn bản kí kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài xây dựng công trình kết cấu hạ tầng. Sau khi xây dựng xong nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam. Chính phủ Việt Nam dành cho nhà đầu tư kinh doanh trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý. 1.1.3.5.Hợp đồng xây dựng – chuyển giao (BT) Theo khoản 13 điều 2 luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam: “ Hợp đồng xây dựng chuyển giao là hợp đồng kí kết giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng kết cấu hạ tầng. Sau khi xây xong nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình đó cho nhà nước Việt Nam. Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài thực hiện các dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý. 1.2. Vị trí, vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước. 1.2.1. Vị trí của đầu tư trực tiếp nước ngoài với nền kinh tế Việt Nam. Như đã nêu ở trên vốn đầu tư có vị trí hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội đặc biệt trong giai đoạn chúng ta đang trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế thế giới và càng cần thiết hơn khi chúng ta đang cần một lượng vốn lớn và công nghệ tiên tiến của các nước phát triển trên thế giới để phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa hiện đại hoá đất nước, vươn lên cùng các nước trong khu vực cũng như thế giới. Trang 6 Đề án chuyên ngành Vốn đầu tư không chỉ quan trọng với chúng ta mà còn hết sức quan trọng với các nước có vốn đầu tư và các tổ chức doanh nghiệp có vốn đầu tư. Nó giúp các chủ đầu tư nước ngoài chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ do đặt dự án đầu tư tại nơi đó và tận dụng được nguồn nguyên liệu tại chỗ. Cũng chính nhờ vào đầu tư nước ngoài mà các nhà đầu tư được tự điều chỉnh công việc kinh doanh của mình cho phù hợp với điều kiện kinh tế phong tục tập quán điạ phương để từ đó bằng kinh nghiệm và khả năng của mình mà có cách tiếp cận tốt nhất, đồng thời giúp các chủ đầu tư có thể tiết kiệm chi phí nhân công do thuê lao động với giá rẻ ngoài ra còn giúp tránh khỏi hàng rào thuế quan. Đối với chúng ta nước tiếp nhận đầu tư thì các dự án đầu tư trực tiếp có ý nghĩa hết sức quan trọng bởi nó giúp chúng ta có nhiều cơ hội hơn trong việc hội nhập vào nền kinh tế thế giới. 1.2.2 Vai trò của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 1.2.2.1. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp chúng ta giải quyết những khó khăn về vốn cũng như công nghệ và trình độ quản lý, nhờ vào những yếu tố này sẽ giúp cho nền kinh tế tăng trưởng một cách nhanh chóng, giúp chúng ta khắc phục được những điểm yếu của mình trong quá trình phát triển và hội nhập. Đóng góp vào ngân sách Thu hút lao động Nâng cao thu nhập Tăng khoản thu cho ngân sách . Xem xét tình hình tăng trưởng kinh tế của những nước đang phát triển trên thế giới có thể rút rằng tất cả các nước đang tìm mọi cách để thu hút nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, một điều nữa là khối lượng vốn đầu tư nước ngoài tỷ lệ thuận với mức độ tăng trưởng của nền kinh tế quốc gia đó. Mặt khác FDI cũng tạo cơ hội cho các nước sở tại khai thác tốt nhất những lợi thế của mình về tài nguyên thiên nhiên cũng như vị trí địa lý nó góp phần làm tăng sự phong phú chủng loại sản phẩm trong nước cũng như làm tăng sức cạnh Trang 7 Đề án chuyên ngành tranh cho sản phẩm trong nước với sản phẩm của các quốc gia trên thế giới vì thế tăng khả năng xuất khẩu của nước ta FDI còn làm tăng các khoản thu về ngoại tệ do xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm dịch vụ và nguyên liệu vật lịêu cho các dự án đầu tư trực tiếp, nói chung FDI là nguồn vốn có ý nghĩa quan trong qúa trình hội nhập và phát triển nền kinh tế FDI còn giúp chúng ta tiến nhanh trên con đường công nghiệp hóa hiện đại hoá đất nước trong giai đoạn hiện nay, đây chính là một nguồn vốn lớn trong đó có cả tiềm lực về mặt tài chính và tiềm lực về mặt khoa học công . nghệ cũng như những kinh nghiệm quản lý hết sức cần thiết cho chúng ta trong giai đoạn hiện nay. 1.2.2.2. Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Chúng ta đang trong qua trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp công nghiệp dịch vụ sang công nghiệp nông nghiệp dịch vụ, công việc này đòi hỏi rất nhiều vốn cũng như cần tới rất nhiều sự hỗ trợ về công nghệ. Hơn nữa yêu cầu dịch chuyển cơ cấu kinh tế không chỉ là đòi hỏi của bản thân sự phát triển nội tại nền kinh tế mà nó còn là đòi hỏi của xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế. Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một phần quan trọng trong kinh tế đối ngoại, thông qua đó các quốc gia sẽ tham gia ngày càng nhiều vào quá trình phân công lao động quốc tế. Để hội nhập vào nền kinh tế thế giới và tham gia tích cực vào quá trình liên kết kinh tế giữa các nước trên thế giới đòi hỏi từng quốc gia phải thay đổi cơ cấu kinh tế trong nước cho phù hợp với sự phân công lao động quốc tế và sự vận động chuyển dịch cơ cấu kinh tế của mỗi quốc gia phù hợp với trình độ phát triển chung của thế giới sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài và chính đầu tư nước ngoài sẽ góp phần làm chuyển dịch dần cơ cấu kinh tế. 1.2.2.3. Đầu tư trực tiếp tạo nguồn vốn bổ sung quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội hiên nay Nguồn vốn cho đầu tư phát triển chủ yếu là từ ngân sách nhưng đầu tư trực tiếp cũng góp một phần quan trọng trong đó. Đối với một nước còn chậm phát triển như nước ta nguồn vốn tích luỹ được là rất ít vì thế vốn đầu tư nước ngoài Trang 8 Đề án chuyên ngành có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế.Nước ta có tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên cũng như nguồn lao động dồi dào nhưng do thiếu nguồn vốn và chưa có đủ trang thiết bị khoa học tiên tiến nên chưa có điều kiện khai thác và sử dụng. Với các nước đang phát triển vốn đầu tư nước ngoài chiếm một tỷ lệ đáng kể trong tổng vốn đầu tư của toàn bộ nền kinh tế trong đó có một số nước hoàn toàn dựa vào vốn đầu tư nước đặc biệt là ở giai đoạn đầu của sự phát triển. Nhưng tiếp nhận đầu tư trực tiếp chúng ta cũng phải chấp nhận một số những điều kịên hạn chế: đó là phải có những điều kiện ưu đãi với các chủ đầu tư. Nhưng xét trên tổng thể nền kinh tế và xu thế phát triển của thế giới hiện nay thì đầu tư trực tiếp là không thể thiếu bởi nó là nguần vốn hết sức quan trọng cho chúng ta đẩy nhanh hơn nữa tốc độ phát triển kinh tế để hoà nhập vào nền kinh tế khu vực cũng như thế giới. Chính vì thế mà vốn FDI có ý nghĩa hết sức quan trọng trong giai đoạn thiện nay, chúng ta cần có một cơ chế chính sách phù hợp hơn nữa nhằm thu hút nguồn vốn này trong tương lai. Trang 9 Đề án chuyên ngành II. THỰC TRẠNG THU HÚT FDI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH THỜI GIAN QUA. 2.1. Lợi thế đầu tư của tỉnh. 2.1.1. Giới thiệu khái quát về tỉnh Bình Định : Bình Định là tỉnh duyên hải Nam Trung bộ Việt Nam, phía bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía nam giáp tỉnh Phú Yên, phía tây giáp tỉnh Gia Lai và đông giáp Biển Đông; cách Thủ đô Hà Nội 1.065km, cách Thành phố Hồ Chí Minh 686km, cách Thành phố Đà Nẵng 300km, cách Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y (Kon Tum) thông sang Lào 300km. Bình Định có tổng diện tích tự nhiên 6.025km2, dân số khoảng 1,6 triệu người, về cơ cấu hành chính bao gồm 1 thành phố và 10 huyện, trong đó có 3 huyện miền núi. Thành phố tỉnh lỵ Quy Nhơn là đô thị loại 2, có diện tích 284,28 km 2 , dân số trên 260.000 người, được quy hoạch phát triển thành đô thị loại 1 vào năm 2015 với diện tích 334,73km 2 , dân số 500.000 người. Bình Định có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình 27 o C, độ ẩm trung bình 80%, hàng năm có số giờ nắng trung bình trên 2.000 giờ, lượng mưa trung bình khoảng 2.000mm, rất thích hợp cho phát triển nông nghiệp, công nghiệp và du lịch. Trong những năm qua, Tỉnh Bình Định đã chủ động phát huy nội lực và tích cực thu hút các nguồn lực từ bên ngoài nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế và nâng cao mức sống của nhân dân. Phương châm của tỉnh trong mời gọi hợp tác, đầu tư là đi trước một bước trong chuẩn bị hạ tầng kinh tế - xã hội và cải cách thủ tục hành chính. 2.1.2. Lợi thế đầu tư của tỉnh Bình Định. Bình Định hấp dẫn trong đầu tư và kinh doanh thể hiệ bởi 1 số lợi thế sau: 2.1.2.1.Vị trí chiến lược Bình Định là 1 trong 5 tỉnh của Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung - nằm ở trung tâm của trục Bắc - Nam Việt Nam trên cả 3 tuyến đường bộ, đường sắt và đường hàng không, là cửa ngõ ra biển gần nhất và thuận lợi nhất của Tây Trang 10 [...]... án FDI chỉ chiếm 23,8% tổng số dự án nhưng lại có số vốn đăng ký kinh doanh rất cao là 621,475 triệu USD tương đương 13050,975 tỷ VNĐ gần bằng một nửa tổng số vốn đăng ký của 143 dự án Điều này cho thấy lượng vốn FDI đầu tư thông qua các dự án chiếm xấp xỉ 1/2 tổng lượng vốn đầu tư vào tỉnh Bình Định tính đến năm 2010 2.2.1 Số lượng và quy mô dự án Bảng 1.Số lượng và quy mô dự án FDI đầu tư Bình Định. .. dự án 8 5 2 6 72,5 48,7 57,12 150,042 Số VĐK (đ/vị Tr USD) (Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Định) Trong năm 2007, tỉnh đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 8 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 72,5 triệu USD Đến cuối năm 2007, Bình Định đã thu hút được 383 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI) với 29 dự án và 97 dự án trong nước với tổng vốn đăng ký 8.854 tỉ đồng Trong đó có 1 số sự kiện giải ngân FDI. .. Đề án chuyên ngành 2.2 Thực trạng tình hình thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Bình Định trong thời gian qua (2008 - 2010) (HĐND), Uỷ ban nhân dân (UBND) Tỉnh đã tập trung cao độ, chỉ đạo sát sao, đề ra các biện pháp và chính sách cụ thể để cải thiện môi trường đầu tư, phát huy lợi thế và vị trí địa lý, tích cực thu hút mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế cho đầu tư phát triển Vì vậy, kết quả thu hút. .. ta đã thu hút được 2 dự án đầu tư nước ngoài (ĐTNN) với tổng vốn đăng ký 57,12 triệu USD So với năm 2008 thì số dự án thấp hơn, nhưng vốn đăng ký cao hơn (ĐTNN tăng 17%) Đến 2009 Bình Định có 34 dự án ĐTNN (FDI) với tổng vốn đăng ký trên 470,75 triệu USD, gồm 28 dự án 100% vốn nước ngoài và 6 dự án liên doanh hoặc có góp vốn giữa nhà ĐTTN và nhà ĐTNN Trong năm 2010, trên địa bàn tỉnh có 6 dự án FDI được... Khu Kinh tế cấp 2 dự án, tổng vốn: 131 triệu USD; UBND tỉnh cấp 4 dự án, tổng vốn: 19,042 triệu USD Tính đến nay Bình Định có 40 dự án FDI, tổng vốn: 621,475 triệu USD, gồm 33 dự án 100% vốn nước ngoài và 7 dự án liên doanh Trong đó, Ban quản lý Khu Kinh tế cấp 10 dự án, tổng vốn: 504,91 triệu USD; UBND tỉnh cấp 30 dự án, vốn đăng ký: 116,565 triệu USD Kết quả trên cho thấy thu hút vốn khu vực đầu tư... mới Một số nhà đầu tư đến Bình Định tìm hiểu và đăng ký đầu tư nhưng năng lực hạn chế, không thể sớm triển khai công tác chuẩn bị đầu tư Bình Định thu hút được 5 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với số vốn đăng ký 48,7 triệu USD giảm 32,8 % so với năm 2007 từ 72,5 triệu USD xuông còn 48,7 triệu USD Tính đến năm 2008, toàn tỉnh có 32 dự án FDI (trong đó có 23 dự án 100% vốn nước ngoài) với... định Nền kinh tế của tỉnh trong những năm qua phát triển mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 12% Đồng thời, an ninh chính trị ổn định và trật tự Trang 11 Đề án chuyên ngành xã hội được đảm bảo, là những điều kiện căn bản để thu hút đầu tư và du lịch Ngành nghề chủ yếu của tỉnh là chế biến đồ gỗ, lâm sản, nông sản, khoáng sản, thu sản, trong đó đồ gỗ là thế mạnh tạo nên tên tuổi của Bình Định. .. trong những năm qua có sự tiến bộ vượt bậc Đến nay tỉnh Bình Định đã thu hút được 40 dự án đầu tư FDI vào tỉnh Để thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ XIII " Phát huy và khai thác cao độ tiềm năng, thế mạnh của địa phương, tận dụng mọi nguồn lực bên trong và ngoài tỉnh, tranh thủ sự giúp đỡ của Trung ương, thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế trong và ngoài... đủ điều kiện để thu hút các nhà đầu tư lớn, đòi hỏi các nhà xây dựng chiến lược đầu tư ở Việt Nam phải có một chiến lược hợp lý để thu hút hơn nữa số dự án đầu tư mặt khác phải tạo được uy tín đối với các tập đoàn đầu tư lớn trên thế giới, một mặt thu hút được thêm số dự án mặt khác có thể tăng lượng vốn đầu tư của dự án và tăng số lượng dự án lớn cũng như tăng về tổng vốn đầu tư đưa vào Việt Nam 2.2.2... nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước Bảng 2 Cơ cấu đầu tư FDI vào Bình Định từ 2008- 2010 Đơn vị: % Lĩnh vực Công nghiệp nặng 2008 7 Trang 16 2009 15 2010 27 Đề án chuyên ngành Công nghiệp nhẹ Công nghiệp chế biến Du lịch Xậy dựng 32 32 4 25 40 26 8 11 45 10 10 8 (Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Định) Ta thấy, cơ cấu FDI đã từng bước chuyển dịch vào lĩnh vực công nghiệp nặng (từ 7% năm 2008 cho đến . 1.1.3.2. Doanh nghiệp liên doanh: Theo khoản 2 điều 2 luật đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam quy định doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp do. Tiến hành đánh giá thực trạng thu hút vốn FDI tại Bình Định năm 2007 -2010 từ đó đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI trong giai đoạn tiếp theo.

Ngày đăng: 23/04/2013, 11:54

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan