Đánh giá về hoạt động logistics tại các doanh nghiệp thương mại Việt Nam hiện nay.

23 2.1K 10
Đánh giá về hoạt động logistics tại các doanh nghiệp thương mại Việt Nam hiện nay.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Logistics kinh doanh thương mại NHÓM 1 Trường đại học Thương Mại -***** - Bài Thảo luận Môn: Logistics kinh doanh thương mại Đề tài : Phạm vi hoạt động của logistics kinh doanh thương mại Đặc trưng của logistics kinh doanh thương mại Đánh giá về hoạt động logistics tại các doanh nghiệp thương mại Việt Nam hiện nay Nhóm thực hiện : Nhóm 1 Giảng viên : Đoàn Ngọc Ninh 1|Page Logistics kinh doanh thương mại NHÓM 1 -Hà Nội - 2012 - Mục lục 1)Cơ sở lý luận 1.1Khái niệm, vai trò và bản chất của logistics 1.1.1- Khái niệm Logistics kinh doanh thương mại Logistic kinh doanh thương mại là quá trình phân phối hàng hóa thông qua các hành vi thương mại (mua và bán) bao gồm việc hoạch định, thực thi và kiểm tra dòng vận động của hàng hóa, dịch vụ và thông tin từ lĩnh vực sản xuất đến lĩnh vực tiêu dùng nhằm thỏa mãn nhu cầu mua hàng của khách hàng và thu được lợi nhuận 1.1.2 - Bản chất của Logistics kinh doanh thương mại Thông qua định nghĩa bản chất của logistic là quá trình cung ứng dịch vụ khách hàng – là một loạt các hoạt động logistics chức năng nhằm đảm bảo lợi ích cho khách hàng (về thời gian, địa điểm, chi phí) Tạo ra giá trị gia tăng cho khách hàng trong hệ thống kênh phân phối hàng hóa với hiệu quả chi phí cao nhất Khách hàng của logistics là bất kì những ai được cung ứng hàng hóa Trong kinh doanh thương mại, khách hàng của Logistics bán lẻ là người tiêu dùng và hộ gia đình; khách hàng của Logistic bán buôn là các doanh nghiệp thương mại bán lẻ hoặc các doanh nghiệp thương mại bán buôn khác, các khách hàng công nghiệp, khách hàng chính phủ, Sản phẩm của Logistics là dịch vụ khách hàng và do đó sản phẩm của kinh doanh thương mại chính là dịch vụ Logistics – dịch vụ khách hàng Khác với các loại hình dịch vụ thông thường dịch vụ logistics luôn gắn với đối tương vật chất hữu hình – hàng hóa, là quá trình sáng tạo cung ứng các giá trị gia tăng trong hệ thống kênh phân phối hàng hóa 2|Page Logistics kinh doanh thương mại NHÓM 1 1.1.3 - Vai trò của Logistics kinh doanh thương mại Ngành logistics có vị trí ngày càng quan trọng trong các nền kinh tế hiện đại và có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển kinh tế của các quốc gia và toàn cầu Phần giá trị gia tăng do ngành logistics tạo ra ngày càng lớn và tác động của nó thể hiện rõ dưới những khía cạnh dưới đây: - Logistics là công cụ liên kết các hoạt động kinh tế trong một quốc gia và toàn cầu qua việc cung cấp nguyên liệu, sản xuất, lưu thông phân phối, mở rộng thị trường Trong các nền kinh tế hiện đại, sự tăng trưởng về số lượng của khách hàng đã thúc đẩy sự gia tăng của các thị trường hàng hóa và dịch vụ trong nước và quốc tế Hàng nghìn sản phẩm và dịch vụ mới đã được giới thiệu, đang được bán ra và phân phối hàng ngày đến các ngõ ngách của thế giới trong thập kỷ vừa qua Để giải quyết các thách thức do thị trường mở rộng và sự tăng nhanh của hàng hóa và dịch vụ, các hãng kinh doanh phải mở rộng quy mô và tính phức tạp, phát triển các nhà máy liên hợp thay thế cho những nhà máy đơn Hệ thống logistics hiện đại đã giúp các hãng làm chủ được toàn bộ năng lực cung ứng của mình qua việc liên kết các hoạt động cung cấp, sản xuất, lưu thông, phân phối kịp thời chính xác Nhờ đó mà đáp ứng được những cơ hội kinh doanh trong phạm vi toàn cầu Chính vì vậy, sự phân phối sản phẩm từ các nguồn ban đầu đến các nơi tiêu thụ trở thành một bộ phận vô cùng quan trọng trong GDP ở mỗi quốc gia Tại Mỹ logistics đóng góp xấp xỉ 9,9% trong GDP Năm 1999 Mỹ chi khoảng 554 tỷ USD cho vận tải hàng hóa đường thủy, hơn 332 tỷ USD cho chi phí kho dự trữ và, hơn 40 tỷ USD cho quản lý truyền thông và quản lý các quá trình logistics, tổng cộng là 921 tỷ USD Đầu tư vào các cơ sở vận tải và phân phối, không tính các nguồn công cộng, ươc lượng hàng trăm tỷ USD, cho thấy logistics là một ngành kinh doanh tiềm năng và vô cùng quan trọng - Tối ưu hóa chu trình lưu chuyển của sản xuất, kinh doanh từ khâu đầu vào đến khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng Logistics hỗ trợ sự di chuyển và dòng chảy của nhiều hoạt động quản lý hiệu quả, nó tạo thuân lợi trong việc bán hầu hết các loại hàng hóa và dịch vụ Để hiểu hơn về hình ảnh hệ thống này, có thể thấy rằng nếu hàng hóa không đến đúng thời điểm, không đến đúng các vị trí và với các điều kiện mà khách hàng cần thì khách hàng không thể mua chúng, 3|Page Logistics kinh doanh thương mại NHÓM 1 và việc không bán được hàng hóa sẽ làm mọi hoạt động kinh tế trong chuỗi cung cấp bị vô hiệu - Tiết kiệm và giảm chi phi phí trong lưu thông phân phối Với tư cách là các tổ chức kinh doanh cung cấp các dịch vụ logistics chuyên nghiệp, các doanh nghiệp logistics mang lại đầy đủ các lợi ích của các third – party cho các ngành sản xuất và kinh doanh khác Từ đó mà mang lại hiệu quả cao không chỉ ở chất lượng dịch vụ cung cấp mà còn tiết kiệm tối đa về thời gian và tiền bạc cho các quá trình lưu thông phân phối trong nền kinh tế - Mở rộng thị trường trong buôn bán quốc tế, góp phần giảm chi phí, hoàn thiện và tiêu chuẩn hóa chứng từ trong kinh doanh đặc biệt trong buôn bán và vận tải quốc tế Trong thời đại toàn cầu hóa, thương mại quốc tế là sự lựa chọn tất yếu cho mọi quốc gia trong tiến trình phát triển đất nước Các giao dịch quốc tế chỉ thực hiện được và mang lại hiệu quả cho quốc gia khi dựa trên một hệ thống logistics rẻ tiền và chất lượng cao Hệ thống này giúp cho mọi dòng hàng hóa được lưu chuyển thuận lợi, suôn sẻ từ quốc gia này đến quốc gia khác nhờ việc cung ứng kịp thời, phân phối chính xác, chứng từ tiêu chuẩn, thông tin rõ ràng… Là một bộ phận trong GDP, logistics ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ lãi xuất, năng suất, chi phí, chất lượng và hiệu quả, cũng như các khía cạnh khác của nền kinh tế Một nghiên cứu chỉ ra rằng bình quân một tổ chức của Mỹ có thể mở rộng năng suất logistics 20% hoặc hơn trong 1 năm Một cách để chỉ ra vai trò của logistics là so sánh phí tổn của nó với các hoạt động xã hội khác Tại Mỹ chi phí kinh doanh logstics lớn gấp 10 lần quảng cáo, gấp đôi so với chi phí bảo vệ quốc gia và ngang bằng với chi phí chăm sóc sức khỏe con người hàng năm Xét ở tầm vi mô, trước đây các công ty thường coi logistics như một bộ phận hợp thành các chức năng marketing và sản xuất Marketing coi logistics là việc phân phối vật lý hàng hóa Cơ sở cho quan niệm này là hoạt động dự trữ thành phẩm hoặc cung cấp các yếu tố đầu vào do logistics đảm nhiệm cũng là nhiệm vụ của biến số phân phối (Place) trong marketing - mix và được gọi là phân phối vận động vật lý Hiểu đơn giản là khả năng đưa 1 sản phẩm đến đúng thời điểm, đúng số lượng, đúng khách hàng Phân phối vật lý và thực hiện đơn đặt hàng có thể coi là 4|Page Logistics kinh doanh thương mại NHÓM 1 sự thay đổi chủ chốt trong việc bán sản phẩm, do đó cũng là cơ sở quan trọng trong thực hiện bán hàng Sản xuất coi logistics là việc lựa chọn địa điểm xây dựng nhà máy, chọn nguồn cung ứng tốt và phân phối hàng hóa thuận tiện…Bởi lẽ các hoạt động này ảnh hưởng và liên quan chặt chẽ đến thời gian điều hành sản xuất, kế họach sản xuất, khả năng cung cấp nguyên vật liệu, tính thời vụ của sản xuất, chi phí sản xuất, thậm chí ngay cả vấn đề bao bì đóng gói sản phẩm trong sản xuất công nghiệp hiện đại Do chức năng logistics không được phân định rạch ròi nên đã có những ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng dịch vụ khách hàng và tổng chi phí logistics bởi sự sao nhãng và thiếu trách nhiệm với hoạt động này Quan điểm kinh doanh hiện đại ngày nay coi logistics là một chức năng độc lập, đồng thời có mối quan hệ tương hỗ với hai chức năng cơ bản của doanh nghiệp là sản xuất và marketing, phần giao diện giữa chúng có những hoạt động chung Hơn thế nữa, trong giai đoạn hiện nay, tại các quốc gia phát triển, quản trị logistics còn được ghi nhận như một thành tố quan trọng trong việc tạo ra lợi nhuận và lợi thế cạnh tranh cho các tổ chức Vai trò của nó thể hiện rất rõ nét tại các doanh nghiệp vận hành theo cơ chế thị trường - Logistics nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu chi phí sản trong quá trình sản xuất, tăng cường sức cạnh tranh cho doanh nghiệp Quan điểm marketing cho rằng, kinh doanh tồn tại dựa trên sự thỏa mãn nhu cầu khách hàng và cho thấy 3 thành phần chủ yếu của khái niệm này là sự phối hợp các nỗ lực marketing, thỏa mãn khách hàng và lợi nhuận công ty Logistics đóng vai trò quan trọng với các thành phần này theo cách thức khác nhau Nó giúp phối hợp các biến số marketing –mix, gia tăng sự hài lòng của khách hàng, trực tiếp làm giảm chi phí, gián tiếp làm tăng lợi nhuận trong dài hạn - Logistics tạo ra giá trị gia tăng về thời gian và địa điểm: Mỗi sản phẩm được sản xuất ra luôn mang một hình thái hữu dụng và giá trị (form utility and value) nhất định với con người Tuy nhiên để được khách hàng tiêu thụ, hầu hết các sản phẩm này cần có nhiều hơn thế Nó cần được đưa đến đúng vị trí, đúng thời gian và có khả năng trao đổi với khách hàng Các giá trị này cộng thêm vào sản 5|Page Logistics kinh doanh thương mại NHÓM 1 phẩm và vượt xa phần giá trị tạo ra trong sản xuất được gọi là lợi ích địa điểm, lợi ích thời gian và lợi ích sở hữu (place, time and possession utility) Lợi ích địa điểm là giá trị cộng thêm vào sản phẩm qua việc tạo cho nó khả năng trao đổi hoặc tiêu thụ đúng vị trí Lợi ích thời gian là gía trị được sáng tạo ra bằng việc tạo ra khả năng để sản phẩm tới đúng thời điểm mà khách hàng có nhu cầu, những lợi ích này là kết quả của hoạt động logistics Như vậy Logistics góp phần tạo ra tính hữu ích về thời gian và địa điểm cho sản phẩm, nhờ đó mà sản phẩm có thể đến đúng vị trí cần thiết vào thời điểm thích hợp Trong xu hướng toàn cầu hóa, khi mà thị trường tiêu thụ và nguồn cung ứng ngày càng trở nên xa cách về mặt địa lý thì các lợi ích về thời gian và địa điểm do logistics mang trở nên đặc biệt cần thiết cho việc tiêu dùng sản phẩm - Logistics cho phép doanh nghiệp di chuyển hàng hóa và dịch vụ hiệu quả đến khách hàng: Logistics không chỉ góp phần tối ưu hóa về vị trí mà còn tối ưu hóa các dòng hàng hóa và dịch vụ tại doanh nghiệp nhờ vào việc phân bố mạng lưới các cơ sở kinh doanh và điều kiện phục vụ phù hợp với yêu cầu vận động hàng hóa Hơn thế nữa, các mô hình quản trị và phương án tối ưu trong dự trữ, vận chuyển, mua hàng…và hệ thống thông tin hiện đại sẽ tạo điều kiện để đưa hàng hóa đến nơi khách hàng yêu cầu nhanh nhất với chi phí thấp, cho phép doanh nghiệp thực hiện hiệu quả các hoạt động của mình - Logistics có vai trò hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định chính xác trong hoạt động sản xuất kinh doanh, là một nguồn lợi tiềm tàng cho doanh nghiệp: Một hệ thống logistics hiệu quả và kinh tế cũng tương tự như một tài sản vô hình cho công ty Nếu một công ty có thể cung cấp sản phẩm cho khách hàng của mình một cách nhanh chóng với chi phí thấp thì có thể thu được lợi thế về thị phần so với đối thủ cạnh tranh Điều này có thể giúp cho việc bán hàng ở mức chi phí thấp hơn nhờ vào hệ thống logistics hiệu quả hoặc cung cấp dịch vụ khách hàng với trình độ cao hơn do dó tạo ra uy tín Mặc dù không tổ chức nào chỉ ra phần vốn quý này trong bảng cân đối tài sản nhưng cần phải thừa nhận rằng đây là phần tài sán vô hình giống như bản quyển, phát minh, sáng chế, thương hiệu 6|Page Logistics kinh doanh thương mại NHÓM 1 1.2.Phạm vi hoạt động của logistics Phạm vi của logistics kinh doanh thương mại thể hiện ở hình sau: Nhà cung cấp Dn thương mại Khách hàng *Vận chuyển, dụ trữ *Xử lý ĐĐH, kho bãi *Bao gói, chất xếp … Inbound logistics Outbound logistics Phạm vi Logistics trong doanh nghiệp thương mại *Vận chuyển, dụ trữ *Xử lý ĐĐH, kho bãi *Bao gói, chất xếp … *Mua hàng 7|Page Logistics kinh doanh thương mại NHÓM 1 * Bán hàng Dòng thông tin Dòng hàng hóa Trên thực tế, logistics là một chuỗi hoạt động liên tục, có liên hệ mật thiết với nhau nhằm đáp ứng yêu cầu cung ứng hàng hoá "từ cửa tới cửa" của DN, do đó có phạm vi hoạt động xuyên suốt toàn bộ quá trình lưu thông và phân phối hàng hóa Qua sơ đồ trên ta có thể thấy rằng phạm vi logicstics kinh doanh thương mại gồm 2 quá trình đầu ra và đầu vào : 1.2.1.Logistics đầu vào (inbound logistics) Đầu vào trong logistics kinh doanh thương mại là sự vận động của hàng hóa từ nhà sản xuất tới doanh nghiệp thương mại hay còn gọi là quá trình mua hàng Trong quá 8|Page Logistics kinh doanh thương mại NHÓM 1 trình này bộ phận logistics của doanh nghiệp thương mại thực hiện các hoạt động như vận chuyển, dự trữ, sắp xếp, xử lý đơn đặt hàng, kho bãi, bao gói, chất xếp… Doanh nghiệp thương mại sẽ tính toán lượng hàng hóa cần thiết trong một thời gian nhất định Từ đó tiến hành lập đơn đặt hàng để chuyển tới nhà sản xuất Sau đó sé tiến hành vận chuyển về các kho để thực hiện dự trữ hàng hóa phục vụ cho logistic đầu ra Hàng hóa được bao gói, chất xếp nhằm bảo quản thuận lợi trên đương vận chuyển từ nhà sản xuất đến doanh nghiệp thương mại Khi hàng hóa được vận chuyển tới các kho, bộ phận logistics sẽ tiến hành bốc dỡ, kiểm tra, tiếp nhận hàng hóa và lưu kho Dòng thông tin về hàng hóa và toàn bộ quá trình logistics đầu vào được lưu thông hai chiều giữa nhà cung cấp và doanh nghiệp 1.2.2.Logistics đầu ra (outbound logistics) Đầu ra là quá trình vận động của hàng hóa từ doanh nghiệp thương mại tới khách hàng là các đại lý bán buôn , bán lẻ hoặc siêu thị hay còn gọi là phân phối hàng hóa Cũng như logisitics đầu vào, logistics đầu vào của doanh nghiệp bao gồm các hoạt động như vận chuyển, dự trữ, sắp xếp, xử lý đơn đặt hàng, kho bãi, bao gói, chất xếp… Dòng vận chuyển của hàng hóa từ doanh nghiệp đến khách hàng phải qua các kênh logistics: Bán buôn Kho, vận tải Doanh nghiệp Kho, vận tải Bán lẻ Vận chuyển Khách hàng Kênh logistics 9|Page Logistics kinh doanh thương mại NHÓM 1 Dòng thông tin về hàng hóa và toàn bộ quá trình logistics đầu ra được lưu thông hai chiều giữa nhà doanh nghiệp và khách hàng 1.3.Đặc trưng của các hoạt động của logistics kinh doanh thương mại Ta có thể thấycác hoạt động của logistics kinh doanh thương mại có những đặc trưng cơ bản sau: 1.3.1 Luôn luôn gắn liền với sự vận động của hàng hoá Đây là đặc trưng cơ bản của logistics Logistics kinh doanh thương mại tuy là dịch vụ, nhưng luôn luôn được tiến hành cùng với hàng hoá - đối tượng vật chất hữu hình Như vậy, dịch vụ logistics phụ thuộc vào nhu cầu tiêu dùng về hàng hoá của khách hàng, đồng thời thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng về hàng hoá Chính vì vậy, quản trị hiệu quả logistics kinh doanh thương mại trước hết phải quản trị tốt dịch vụ mặt hàng kinh doanh, bao gồm cả việc mua hàng và dự trữ hàng hoá 1.3.2 Đặc trưng thống nhất của các nghiệp vụ logistics Quá trình logistics kinh doanh thương mại là hệ thống các nghiệp vụ có mối liên hệ chặt chẽ, thống nhất, bắt đầu từ việc mua hàng ở nguồn hàng, vận chuyển, bảo quản ở trong kho, cửa hàng và kết thúc khi hàng hoá được phân phối và bán cho khách hàng Dòng dự trữ là quá trình vận động của hàng hoá từ khi mua hàng ở các nguồn hàng và kết thúc khi hàng hoá được bán cho khách hàng Dòng thông tin logistics (LIS) bao gồm: dòng hoạch định phối hợp và dòng nghiệp vụ Như vậy, giữa các yếu tố của quá trình quản trị và nghiệp vụ có mối liên hệ thông tin chặt chẽ 10 | P a g e Logistics kinh doanh thương mại NHÓM 1 1.2.3 Đặc trưng chu kỳ của quá trình logistics Chu kỳ nghiệp vụ logistics là đơn vị cơ sở để phân tích hệ thống logistics Nghiên cứu chu kỳ nghiệp vụ logistics cho ta tổng quan động thái, ranh giới và các quyết định liên quan, phối hợp với nhau để tăng cường hệ thống nghiệp vụ Ởcấp cơ sở, nguồn hàng, doanh nghiệp thương mại và khách hàng liên kết với nhau bằng truyền tin và vậnchuyển.Những vị trí hợp lý mà các chu kỳ hoạt động nghiệp vụ liên kết với nhau được coi là "nút" Ởcác "nút", chu kỳ nghiệp vụ đòi hỏi phải có dự trữ 1.2.4 Đặc trưng không ổn định của các nghiệp vụ logistics Các nghiệp vụ logistics có đặc trưng không ổn định về thời gian thực hiện do sự không ổn định của các tác nghiệp trong từng chu kỳ Các tác nghiệp này thường bị biến đổi là có nhiều nhân tố tác động Ví dụ về phân phối thời gian thực hiện các thao tác nghiệp vụ trong cả chu kỳ bán - thực hiện đơn đặt hàngMục tiêu cơ bản của quản trị logistics là giảm bớt sự không ổn định trong chu kỳ nghiệp vụ logistics Vấn đề khó khăn là ở chỗ, bản thân cấu trúc chu kỳ hoạt động, điều kiện nghiệp vụ, chất lượng nghiệp vụ phối hợp với nhau làm tăng thêm sự không ổn định Để quản trị được mục tiêu này, cần phải quản trị tốt toàn bộ hệ thống logistics: tổ chức mạng lưới logistics hợp lý, cải tiến hệ thống thông tin, quản trị dự trữ, cải tiến các nghiệp vụ logistics công nghệ hoá các quá trình 2) Liên hệ thực tiễn 2.1) Thực trạng hoạt động logistics tại công ty BIG C Việt Nam 2.1.1 Khái quát về Bic C Việt Nam Hệ thống siêu thị Big C hoạt động kinh doanh theo mô hình “Trung tâm thương mại” hay “Đại siêu thị”, là hình thức kinh doanh bán lẻ hiện đại đang được Tập đoàn Casino (Tập đoàn mẹ của siêu thị Big C) triển khai Casino là một trong những tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới, với hơn 200.000 nhân viên làm việc tại hơn 11.000 11 | P a g e Logistics kinh doanh thương mại NHÓM 1 chi nhánh, tại Việt Nam, Thái Lan, Argentina, Uruguay, Brazil, Columbia, Pháp, Madagascar và Mauritius Xuất hiện đầu tiên ở Việt Nam tại Đồng Nai năm 1998, tới giờ BigC đã tăng trưởng rất mạnh Hiện tại, siêu thị Big C Việt Nam có tổng cộng 24 siêu thị Big C trên toàn quốc Thương hiệu « Big C » thể hiện hai tiêu chí quan trọng nhất trong đinh hướng kinh doanh và chiến lược để thành công của chúng tôi « Big » có nghĩa tiếng Việt là “To lớn”, điều đó thể hiện quy mô lớn của các siêu thị Big C và sự lựa chọn rông lớn về hàng hóa mà chung tôi cung cấp Hiện tại, mỗi siêu thị Big C có khoảng hơn 40.000 mặt hàng để đáp ứng cho nhu cầu của Khách hàng « C » là cách viết tắt của chữ “Customer” (Tiếng Anh), có nghĩa tiếng Việt là “Khách hàng”, Chữ “C” đề cập đến những Khách hàng thân thiết của chúng tôi, họ là chìa khóa dẫn đến thành công trong chiến lược kinh doanh của siêu thị Big C Với sự nỗ lực không ngừng của tập thể hơn 8.000 thành viên, siêu thị Big C tự hào giới thiệu đến người tiêu dùng trên toàn quốc những không gian mua sắm hiện đại, thoáng mát, thoải mái với chủng loại hàng hóa đa dạng, phong phú, chất lượng kiểm soát và giá cả hợp lý, đi cùng với những dịch vụ khách hàng thật hiệu quả Bên cạnh đó, tất cả các siêu thị Big C trên toàn quốc đều cung cấp những kinh nghiệm mua sắm với nhiều dịch vụ tiện ích cho Khách hàng 12 | P a g e Logistics kinh doanh thương mại NHÓM 1 2.1.2.Thực trạng hoạt động logistic Để có thể hoạt động tốt trên thị trường, BigC đã xây dựng cho mình hoạt động logistics có hiệu quả nhất để nhằm giành vị thế cạnh tranh tốt trên thị trường Hoạt động logistics của BigC được thể hiện qua các hoạt động cụ thể về vận chuyển, dự trữ hàng hóa, lưu kho, lưu bãi, bao bì, xử lý đơn đặt hàng…từ nhà sản xuất đến khách hàng của siệu thị 2.1.2.1.Logistics đầu vào Hiện nay BigC đang hợp tác với hàng nghìn nhà cung cấp lớn nhỏ, chủ yếu là các nhà sản xuất như: • • • • • • • • • Công ty thực phẩm Hà Nội Công ty sữa Việt Nam Công ty Trung Thành Công ty đồ hộp Hạ Long Công ty miwon, Ajinomoto Công ty bánh kẹo Hải Châu, Hải Hà Cơ sở sản xuất rau sạch Đông Anh, Từ Liêm Tập đoàn phân phối Phú Thái, công ty Vison Và nhiều nhà cung ứng nước ngoài, hàng trăm công ty khác ở Vệt Nam Với hàng ngàn nhà cung ứng trên thị trường là một thuận lợi cho BigC trong việc tìm kiếm thành công về nguồn hàng Thông tin về các nhà cung cấp luôn được phòng thu mua cập nhật với đầy đủ thong tin về mặt hàng, xuất xứ, chất lượng, giá cả… những thông tin này được lưu trữ cẩn thận và khi có trục trặc xảy ra đều được các bộ phận chức năng lưu lại để kịp thời báo cáo lên phòng giám đốc hoặc trưởng phòng kinh doanh để kịp thời ứng biến BigC đẩy mạnh việc liên kết với các hộ nông dân, các nhà sản xuất vừa và nhỏ nhằm thúc đẩy hàng hóa địa phương trong siêu thị BigC thường xuyên tổ chức các hội thảo liên quan đến “ Giải pháp thúc đẩy phát triển các ngành sản xuất địa phương” tại nhiều tỉnh thành trên cả nước nhằm giới thiệu đến các nhà sản xuất chính sách thu mua, điều kiện chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, quy trình và thủ tục hành chính trong việc hợp tác với BigC Qua công tác này, BigC đồng hành cùng nhà sản xuất địa phương nhằm nâng cao sức mạnh thương hiệu Việt Big C là một trung tâm mua sắm lý tưởng dành cho khách hàng Việt Nam: mỗi cửa hàng có trên 50.000 mặt hàng, từ thực phẩm tươi sống đến hàng tạp hóa, từ quần 13 | P a g e Logistics kinh doanh thương mại NHÓM 1 áo đến đồ trang trí nội thất, cũng như các mặt hàng điện máy như đồ gia dụng và thiết bị nghe-nhìn Với nhiều mặt hàng như vậy, nhưng Big C đã tính toán được lượng hàng hóa tiêu thụ cần thiết tại các siêu thị của mình, từ đó có những kế hoạch dự trữ cụ thể cho từng chi nhánh siêu thị của mình Từ kết quả thống kê lượng tiêu thụ, Big C đã lên kế hoạch đặt hàng từ các nhà cung cấp đảm bảo cung ứng, dự trữ hàng hóa đầy đủ và kịp thời Big C cũng có một hệ thống vận tải hàng hóa, và hệ thống kho bãi riêng cho từng chi nhánh bán lẻ trên toàn quốc, hệ thống này ngày càng được mở rộng và cũng được Big C chú trọng đầu tư để có thể cung ứng hàng hóa đúng, đủ, kịp thời cả về số lượng lẫn chất lượng Tuy nhiên với chi phí dành cho kho bãi tăng do diện tích mặt bằng lớn, giá xăng dầu leo thang do vậy kéo theo chi phí vận chuyển cũng tăng, cho nên hệ thống này tại một số chi nhánh còn chưa được bảo trì, tu dưỡng thường xuyên, dẫn đến việc cung ứng và bảo quản hàng hóa đôi khi còn gặp khó khăn Đồng thời với 24 chi nhánh và một loạt hệ thống vận chuyển, kho bãi ở từng chi nhánh là một số lượng lớn, dẫn đến Big C không thể kiểm soát được hết tất cả dẫn đến thất thoát hàng hóa, tuy nhiên lượng hàng hóa thất thoát vẫn đang trong tình trạng kiểm soát được 2.1.2.2.Logistics đầu ra Ở các hoạt động logistics đầu ra, Big C cũng rất thành công khi quy hoạch tốt mạng lưới bán lẻ Hiện Big C Việt Nam có đến 24 siêu thị trên cả nước Hỗ trợ cho hệ thống này, Big C còn có một trang web riêng, cập nhật liên tục các loại hàng hóa và các chương trình khuyến mại của từng chi nhánh của mình Ta hoàn toàn có thể thấy việc quy hoạch mạng lưới bán lẻ của Big C rất thành công Việc vận chuyển, bảo quản hàng hóa ở Logistics đầu ra, cũng được Big C chú trọng Sản phẩm của bigC luôn gắn liền với giá rẻ, mà chất lượng tốt nên được người dân rất tin tưởng lựa chọn và đánh giá cao Tất cả các siêu thị của BigC đều có hệ thống bảo quản đạt tiêu chuẩn, hàng hóa đều có tem bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm - Bao gói hàng hóa cho khách hàng giúp cho khách có thể mang những hàng hóa đã mua được về nhà Việc này rất tốt vì sẽ làm cho khách hàng thoải mái khi mua sắm, họ không cần phải mang những bao gói, bao bì từ nhà 14 | P a g e Logistics kinh doanh thương mại - NHÓM 1 Những sản phẩm có kỹ thuật cao thì sẽ được chuyên viên lành nghề lắp đặt tại nhà và có bảo hành, khách hàng có thể yên tâm về hàng hóa mà mình lựa chọn Tuy nhiên bên cạnh những điểm mạnh, cũng vẫn còn những tồn tại - Dịch vụ giao hàng tận nơi của Big C Thăng Long rất khó khăn Hóa đơn trên 500.000 đồng mới được giao hàng miễn phí trong vòng 15 giờ, trong khi tại Coop Mart Hà Đông, mua trên 200.000 đồng đã được giao hàng - Khi hỏi về túi nilong, một nhân viên quầy tính tiền cho biết: “Đây là chính sách tiết kiệm và bảo vệ môi trường của Big C Big C khuyến khích khách hàng mua giỏ nhựa được bày bán tại các quầy tính tiền nhằm hạn chế sử dụng túi nilong” - Tuy nhiên, ngược với “chính sách” tiết kiệm ở quầy tính tiền, các nhân viên ở quầy rau quả nhất quyết không cân hàng nếu trộn lẫn các thứ vào cùng 1 bao nilong Thay vì nhân viên cân hàng chịu khó tách từng loại rau tính riêng, rồi bỏ chung vào 1 túi nilong bên ngoài dán nhiều mã hàng hóa như ở siêu thị Coop Mart Hà Đông thì tại Big C nếu nhận 1 túi hàng được trộn nhiều loại thì nhân viên sẽ không cân 2.1.3.Đánh giá hoạt động logistics của Big C Việt Nam 2.1.3.1.Điểm mạnh • Big C là một trong những doanh nghiệp có hoạt động logistics khá tốt ở Việt Nam Dịch vụ khách hàng của Big C được đánh giá khá tốt, đặc biệt khâu đầu ra của Big C là những đa dạng loại khách hàng khác nhau • Từ khâu sản xuất cho đến tiêu dùng thông qua các hoạt động vận chuyển hàng hóa, xử lý đơn đặt hàng, kho bãi dự trữ, bao bì, đóng gói  Hoạt động vận chuyển hàng từ nhà sản xuất đến doanh nghiệp mình bằng các phương tiện của doanh nghiệp mình hay của các nhà cung ứng Đặc biệt với Big C là 1 trong những doanh nghiệp có được quyền lực thương lượng với nhà cung ứng nên việc đưa ra các đàm phán và có chiết khấu giá trên các mặt hàng được Big C tận dụng rất tốt và mang lại hiệu quả kinh doanh cho mình Thương lượng mua 15 | P a g e Logistics kinh doanh thương mại NHÓM 1 hàng với giá rẻ hơn và có được nhiều nhà cung ứng, thuận tiện cho việc cung ứng cung cấp các hàng hóa mà ít lo về nguồn hàng vào  Với Big C, không chỉ lấy hàng, qua các hoạt động logistic hiệu quả mà đặc biệt ngay tại Big C cũng chính là nơi sản xuất luôn Rất nhiều các mặt hàng tiêu dùng mà do Big C sản xuất tại chỗ : Bánh mỳ, nước uống có ga,thực phẩm tươi sống, các đồ dùng sinh hoạt hàng ngày,…với công nghệ sản xuất cao và tiêu chuẩn Các kho hàng của Big C luôn được đảm bảo và tại các khu vực sản xuất của mình Big C luôn đảm bảo được chất lượng và đặc biệt sản xuất ngay tại Big C thì chi phí vận chuyển được tối ưu hóa mức thấp nhất, giá thành sản phẩm sẽ thấp hơn nhưng chất lượng được đảm bảo  Với hệ thống siêu thị lớn việc đảm bảo cung ứng đủ lượng hàng hóa cho hệ thống là rất lớn Big C là nhà sản xuất của nhãn hàng eBon với cá loại thịt nguội ngon tuyệt và giá cả hợp lý Đặc biệt ngay trong hệ thống các siêu thị đề có xưởng làm bánh mì tại chỗ, với nhiều loại bánh thơm ngon được khách hàng ưa chuộng ( hơn 50% khách hàng đến Big C có ghé qua quầy bánh mỳ) Với hệ thống siêu thị và khu sản xuất nhãn hiệu riêng của mình và gần 3000 nhân viên mặc dù phải sản xuất số lượng lớn để đáp ứng được đủ nhu cầu nhưng Big C vẫn luôn chú trọng vào từng khâu của quá trình sản xuất để đảm bảo được số lượng và cho ra những sản phẩm tốt đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng Cơ sở hạ tầng của Big C được đánh giá khá tốt, đảm bảo được các khâu thuận tiện cho khách hàng và quá trình cung ứng Với không gian rộng, đặc biệt các bãi xe rất rộng, chứa được với số lượng xe lớn và kiểm tra, kiểm soát xe của khách bằng điện tử, đảm bảo cho khách hàng khi đến với trung tâm siêu thị của Big C Không gian rộng rãi bên trong và bày bán các quầy hàng sản phẩm rất bắt mắt và thuận tiện cho khách hàng lựa chọn Cách Big C bố trí trình bày mang phong cách nước ngoài, về overview bên ngoài nếu bạn chưa biết gì về Big bạn sẽ không dám bước vào vì có vẻ hơi sang trọng nhưng thật ra giá cả các mặt hàng lại thuộc loại rẽ nhất Bên trong, các lối đi tương đối rộng dễ dàng đẩy xe để lựa chọn hàng, sản phẩm trưng bày tương đối dễ tìm, dễ chọn, vì là không xây thêm tầng lầu nên không gian rất thoáng và tạo cảm giác rộng Cơ sở hạ tầng của Big C mang phong cách hiện đại, tiện nghi, khang trang, công nghệ hiện đại tạo sự thu hút khách hàng, tạo ra sự tin tưởng về chất 16 | P a g e Logistics kinh doanh thương mại NHÓM 1 lượng trong khách hàng  Việc thanh toán bằng máy điện tử của Big C nhanh chóng, có hóa đơn thanh toán dành cho khách và thanh toán qua thẻ ATM Đặc biệt với dịch vụ vận chuyển hàng tận nhà cho khách với những khách hàng có hóa đơn 500.000 đồng chở lên khuyến mại với nhiều mặt hàng, Cấp vé xe buýt miễn phí  Big C cũng đã có những tuyến xe buýt miễn phí cho khách hàng đến Big C mua hàng • Phạm vi: trải rộng khắp cả nước, có chi nhánh tại 6 tỉnh thành: Hà Nôi, Hải Phòng, Đà Nẵng, Vĩnh Phúc, Nam Định, Thừa Thiên Huế, Đồng Nai và TP Hồ Chí Minh Ngoài ra, Big C còn xuất khẩu hàng hóa ra thị trường châu Âu, Nam Mỹ, cho các siêu thị trong hệ thống của Casino, Jumbo Score và ngược lại • Hoạt động và các nguyên tắc của Big C trong dịch vụ phân phối cho khách hàng, công tác thu mua, hợp tác với nhà cung cấp, quan hệ với công chúng, cộng đồng, quan hệ với các nhà đầu tư cũng như toàn thể cán bộ và nhân viên của hệ thống luôn dựa trên 5 giá trị của Big C: Hài lòng khách hàng, đổi mới, minh bạc, đoàn kết, tương trợ Big C có chính sách ưu đãi vận chuyển hàng miễn phí cho khách mua hàng có hóa đơn trên 500 nghìn đồng và trong phạm vi 10 km, đổi hàng cho khách với điều kiện hóa đơn còn nguyên vẹn trong vòng 48 tiếng sau khi mua Ngoài ra công ty còn lập website để gúp khách hàng tìm hiểu về công ty, các loại hàng hóa, các thông tin về khuyến mại đẻ khách hàng lựa chọn 2.1.3.2.Điểm yếu • Khâu kiểm soát chất lượng đầu vào của Big C còn rất nhiều hạn chế Big C cũng đã gặp không ít rắc rối trong các sự kiện nguồn hàng đầu vào của mình Một số thực phẩm của Big C đã có những thời gian bị hỏng, không rõ nguồn gốc xuất xứ và đặc biệt mới đây nhất là nguồn hàng Nho của Big C mắc lỗi và đóng bao gói, nhãn hiệu không đúng quy định • Những trường hợp sai sót, nhầm lẫn trong thanh toán tại Big C cũng không phải ít gặp • Các hoạt động bảo dưỡng, bảo hành chỉ là những hoạt động mang tính hình thức nhiều hơn.Bởi nếu sản phẩm có bị hư hỏng, khách hàng mang đến bảo hành thì đều phải trả thêm tiền, nếu không việc bảo hành cũng chỉ là qua quýt 17 | P a g e Logistics kinh doanh thương mại NHÓM 1 cho hết trách nhiệm và khách hàng phải chờ đợi khá lâu để được bảo hành sản • • phẩm Công tác bao gói sản phẩm, gói quà tặng chưa chuyên nghiệp Việc lắng nghe và giải quyết khiếu nại, phàn nàn của khách hàng chưa thực sự được chú trọng  Xét một cách tổng thể Big C cung ứng tương đối đầy đủ các DVKH giống như hầu hết các doanh nghiệp bán lẻ khác, bao gồm các dịch vụ trước bán ( dịch vụ gửi đồ, gửi xe, pano chỉ dẫn,…) dịch vụ trong bán ( dịch vụ mặt hàng, trưng bày hàng hóa, giải đáp thắc mắc khách hàng, dịch vụ thanh toán…), dịch vụ sau bán ( dịch vụ vẫn chuyển hàng hóa, dịch vụ bảo dưỡng, bao gói sản phẩm,…) 2.2 Thực trạng hoạt động logistics của các doanh nghiệp thương mại Việt Nam nói chung 2.2.1 ưu điểm - Nghiên cứu của các nhà kinh tế học cho thấy, chi phí về logistics chiếm 10% giá trị buôn bán của hàng hóa lưu thông trong nước và chiếm 40% đối với hàng - hóa mua bán trên thị trường quốc tế Các doanh nghiệp thương mại đã tập trung vào hoạt động logistics về cả đầu và và đầu ra, tùy từng doanh nghiệp cụ thể mà chú trọng vào hoạt động nào hơn - Nhưng hầu như là đều phát triển toàn diện cả hai khâu này Hệ thống kho bãi và hệ thống vận chuyển cũng được chú trọng hơn Khâu bảo quản hàng hóa, bao gói được quan tâm đầu tư cả về hình thức và chất lượng 2.2.2.nhược điểm - Tỷ trọng chi phí logistics trong tổng doanh thu của doanh nghiệp (khoảng 20-25%) còn khá cao so với các nước trong khu vực và thế giới Số luợng doanh nghiệp có tổng chi phí logistics chiếm trên 25% tổng doanh số bán ra là 50% Với những con số này chúng ta thấy, chi phí logistics của các doanh nghiệp Việt Nam còn khá cao so với nhiều nước khác trong khu vực và thế giới, cụ thể như ở Nhật chi phí trung bình là 5% (2006), Mỹ 8-9% (2006), Indonesia 14% (2006) Chi phí logistics cao đã làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh và tính cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường khu vực và thế giới 18 | P a g e Logistics kinh doanh thương mại NHÓM 1 - Thời gian dự trữ đối với các sản phẩm chính của doanh nghiệp là vào khoảng 1-3 tháng Thời gian dự trữ này là quá lâu, mà khi dự trữ lâu như vậy thì nó chính là yếu tố làm tăng chi phí logistics của doanh nghiệp lên cao hơn - Các hoạt động nghiệp vụ logistics thiếu đi một mối quan hệ qua lại, ràng buộc lẫn nhau thật sự chặt chẽ, hay nói cách khác, các hoạt động logistics trong các doanh nghiệp hiện nay còn rời rạc, không liên tục, không mang lại hiệu quả hỗ trợ tối đa trong quá trình cung ứng dịch vụ khách hàng, chi phí cho các hoạt động logistics vì thế mà bị đẩy lên cao, giảm khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp Các dòng thông tin không kịp thời, thường xuyên ngắt quãng trong quá trình thực hiện các hoạt động logistics gây nên những hậu quả xấu trong quá trình đưa ra các quyết định quản trị logistics, làm cho các quyết định này trở nên sai lầm, thiếu độ kịp thời và chính xác Dòng dự trữ hàng hóa thì thiếu sự ổn định cần thiết, thường không đảm bảo cho những nhu cầu tăng đột biến của khách hàng -Đặc trưng chu kì của quá trình logistics chưa được đảm bảo, các chu kì này chưa được thực hiện một cách nghiêm túc và do dòng thông tin kém hiệu quả cũng là nhân tố làm ảnh hưởng đến các bước trong các chu kì logistics trở nên kém hiệu quả - Tính không ổn định được thể hiện rất rõ trong các hoạt động logistics tại các doanh nghiệp của Việt Nam thể hiện ở việc thường xuyên xảy ra tình trạng thiếu hàng vào những lúc cao điểm, giao hàng chậm trễ, thường xuyên xảy ra các sai sót trong các khâu của quá trình mua hàng và thanh toán, hiệu quả của hoạt động kho còn yếu kém gây nên những thất thoát, hỏng hóc hàng hóa rất nhiều… 3 Kết luận và giải pháp đề xuất 3.1.Kết luận 19 | P a g e Logistics kinh doanh thương mại NHÓM 1 Từ những nghiên cứu và đánh giá hoạt động logistics của Big C và những kiến thức thực tế đã chỉ ra rằng hoạt động logistics tại các doanh nghiệp Việt Nam còn rất manh mún, phân tán và hoạt động kém hiệu quả, chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và chưa mang lại những lợi ích tối đa cho doanh nghiệp Bên cạnh một vài ưu điểm, còn rất nhiều nhược điểm Sự kém phát triển trong hoạt động logistics hiện nay tại các doanh nghiệp thương mại của Việt Nam xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau: -Cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém (hệ thống giao thông, phương tiện vận tải nghèo nàn, hệ thống kho bãi chưa đảm bảo chất lượng và các tiêu chuẩn kỹ thuật nhất định…), năng lực quản lý còn hạn chế và các chi phí ngoài luồng (các chi phí về thủ tục hành chính, cơ chế xin- cho ) quá cao làm cho những cho những chi phí của hoạt động logistics trở nên cao hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực và trên thế giới - Tiếp đó, quá trình hoạch định, tìm kiếm và thu thập thông tin còn nhiều hạn chế, thông tin thiếu kịp thời và thiếu sự chuẩn xác là cho các quyết định hoạch định thiếu tính đúng đắn, hệ lụy là việc thực hiện các hoạch định nay sẽ mắc nhiều sai sót, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của toàn hệ thống cơ sở logistics - Quá trình kiểm soát hoạt động còn chưa thật nghiêm khắc, xuất hiện nhiều tình trạng gian lận, bỏ qua mục đích cao nhất là dịch vụ khách hàng mà chú tâm vào mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp bằng bất cứ thủ đoạn và phương thức nào - Nhân lực còn nhiều yếu kém, chưa bắt kịp được những thay đổi và nắm vững cá nghiệp vụ logisitics 3.2 Giải pháp đề xuất 3.2.1.Đối với Big C Việt Nam nói riêng  Cơ sở hạ tầng cần được trú trọng hơn nữa 20 | P a g e Logistics kinh doanh thương mại NHÓM 1  Xây dựng các phương thức bán hàng và thanh toán mới, hiện đại, tiện lợi cho quá trình mua sắm của khách hàng như: triển khai hoạt động bán hàng qua điện thoại, qua mạng Internet, hình thức bán hàng đặc biệt cho các khách hàng quen ,… phát triển hơn nữa hình thức mua trả góp, tạo điều kiện mua sắm tối ưu cho khách hàng  Phát triển mạng lưới bán hàng tại các khu vực dân cư sinh sống, ngày càng mở rộng mạng lưới bán hàng và quy hoạch theo những địa điểm tại các tỉnh thành ở các khu vực trong nước  Đảm bảo quá trình kiểm soát đầu vào có hiệu quả để không còn các trường hợp đáng tiếc xảy ra nữa  Để hoàn thiện DVKH , tăng khả năng cạnh tranh của Big C trong thời gian tới, cần có những dự đoán tường xứng về thị trường bán lẻ, và cái nhìn khái quát về sự phát triển của Big C trong tình hình chung của nền kinh tế 3.2.2 Đối với các doanh nghiệp thương mại nói chung - Chú trọng đến có sở hạ tầng, tiến hành quy hoạch tổng thể mạng lưới kho hàng và hệ thống vận chuyển Có những sự kết hợp và giám sát chặt chẽ để giảm thiểu chi phí - Chú trọng đến hệ thống thông tin doanh nghiệp, đảm bảo cho sự lưu truyển thông tin giữa nhà sản xuất, doanh nghiệp và khách hàng diễn ra xuyên suốt, đảm bảo đúng thời gian - Chú trọng kiểm soát đầu vào, đảm bảo cho hàng hóa được tiếp nhận đúng, đủ về số lượng và chất lượng Tránh những sự cố không đáng có - Chú trọng phát triển nhân lực chuyên môn về logistics trong doanh nghiệp 21 | P a g e Logistics kinh doanh thương mại NHÓM 1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc *************** BẢNG ĐÁNH GIÁ ĐIỂM NHÓM 01 Môn: Quản trị thương hiệu Hà Nội, ngày 28 tháng 7 năm 2013 Điểm nhóm STT trưởng Họ và tên Ghi chú chấm 1 Bùi Hồng Cẩm B- 2 Nguyễn Thị Bích Hạnh A 3 Nguyễn Thị Hằng B- 4 Trương Thị Thúy Hằng A 5 Nguyễn Đức Dũng A 6 Phạm An Bảo B 7 Đỗ Đức Giao B- 8 Nguyễn Thị Thu Hà A Xác nhận của thư kí Xác nhận của nhóm trưởng Hạnh 22 | P a g e ... | P a g e Logistics kinh doanh thương mại NHÓM Từ nghiên cứu đánh giá hoạt động logistics Big C kiến thức thực tế hoạt động logistics doanh nghiệp Việt Nam manh mún, phân tán hoạt động hiệu quả,... viên không cân 2.1.3 .Đánh giá hoạt động logistics Big C Việt Nam 2.1.3.1.Điểm mạnh • Big C doanh nghiệp có hoạt động logistics tốt Việt Nam Dịch vụ khách hàng Big C đánh giá tốt, đặc biệt khâu... chiều nhà doanh nghiệp khách hàng 1.3.Đặc trưng hoạt động logistics kinh doanh thương mại Ta thấycác hoạt động logistics kinh doanh thương mại có đặc trưng sau: 1.3.1 Ln ln gắn liền với vận động hàng

Ngày đăng: 26/11/2015, 22:58

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Giảng viên : Đoàn Ngọc Ninh

  • -----------Hà Nội - 2012-----------

  • 1)Cơ sở lý luận

    • 1.1Khái niệm, vai trò và bản chất của logistics

    • 1.2.Phạm vi hoạt động của logistics

      • 1.2.2.Logistics đầu ra (outbound logistics)

      • 2) Liên hệ thực tiễn

        • 2.1) Thực trạng hoạt động logistics tại công ty BIG C Việt Nam

          • 2.1.2.Thực trạng hoạt động logistic

          • 2.1.2.1.Logistics đầu vào

          • 2.1.2.2.Logistics đầu ra

          • 2.1.3.2.Điểm yếu

          • 2.2.1. ưu điểm

          • 2.2.2.nhược điểm

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan