Áp dụng phương pháp trung bình-phương sai trong hoạt động phân tích và quản lý danh mục đầu tư.DOC

75 918 5
Áp dụng phương pháp trung bình-phương sai trong hoạt động phân tích và quản lý danh mục đầu tư.DOC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Áp dụng phương pháp trung bình-phương sai trong hoạt động phân tích và quản lý danh mục đầu tư

Trang 1

MỤC LỤC

Lời mở đầu 1

Chương I : Tìm hiểu chung về thị trường chứng khoán và hoạt độngphân tích đầu tư chứng khoán 3

I Thị trường chứng khoán 3

1 Thị trường tài chính: 3

1.1 Khái niệm thị trường tài chính: 3

1.2 Chức năng của thị trường tài chính: 3

1.3 Cấu trúc của thị trường tài chính 5

1.4 Công cụ trên thị trường tài chính 7

2 Thị trường chứng khoán 10

2.1 Khái niệm thị trường chứng khoán 10

2.2 Vị trí và cấu trúc thị trường chứng khoán 11

2.3 Các chủ thể trên thị trường chứng khoán 13

II Chứng khoán và phân loại chứng khoán 15

1 Khái niệm chứng khoán 15

2 Phân loại chứng khoán 16

III Phân tích và đẩu tư chứng khoán 19

1 Khái niệm phân tích và đầu tư chứng khoán: 19

2 Phân loại đầu tư chứng khoán 19

3 Phân tích chứng khoán 20

3.1 Phân tích vĩ mô và thị trường chứng khoán 20

3.2 Phân tích ngành 21

3.3 Phân tích công ty 22

4 Quản lý danh mục đầu tư 24

4.1 Danh mục đầu tư và đặc trưng của danh mục đầu tư 24

4.2 Quản lý danh mục đầu tư 26

Trang 2

Chương II: Phương pháp phân tích và quản lý danh mục đầu tư 28

I Phương pháp phân tích trung bình- phương sai 28

1 Mục tiêu tối ưu lý tưởng 28

2 Mục tiêu tối ưu Pareto 28

3 Phương pháp trung bình phương sai 29

3.1 Xét nhóm tài sản rủi ro 29

3.2 Xét nhóm tài sản có chứa tài sản phi rủi ro 30

4 Phân tích mô hình trung bình- phương sai 31

4.1 Danh mục biên duyên và tập danh mục biên duyên 31

4.2 Danh mục MVP: 33

4.3 Danh mục hiệu quả và biên hiệu quả 33

4.4 Danh mục tiếp tuyến: 33

II Đường thị trường vốn, đường thị trường chứng khoán và mô hìnhchỉ số đơn 34

1 Đường thị trường vốn CML: 34

2 Đường thị trường chứng khoán: 35

3 Mô hình chỉ số đơn 37

3.1 Các giả thiết mô hình 37

3.2 Phương pháp ước lượng mô hình 38

3.3 Kiểm định mô hình: 38

4 Một số ứng dụng của mô hình chỉ số đơn 39

4.1 Phân tích rủi ro của tài sản và danh mục 39

4.2 Ước lượng ma trận hiệp phương sai của lợi suất các tài sản 39

4.3 Sử dụng thuật toán EGP để xác định danh mục tiếp tuyến 40

III Một số chỉ tiêu đánh giá việc thực thi danh mục 41

1 Tỷ suất lợi nhuận - rủi ro 41

2 Chỉ số Sharpe: 41

3 Chỉ số Treynor: 42

Trang 3

Chương III: Áp dụng phương pháp trung bình - phương sai lập

danh mục tối ưu 43

I Danh muc cổ phiếu: 43

1 Dữ liệu sử dụng: 43

2 Thông tin các công ty: 43

II Xây dựng danh mục tiếp tuyến lấy từ 10 cổ phiếu 49

1 Mô hình Sim 49

1.1 Mô hình Sim 49

1.2 Ước lượng mô hình Sim 50

2 Thuật toán EGB xác định danh mục tiếp tuyến 59

III Áp dụng bài toán trung bình phương sai cho danh mục tiếp tuyến 61

1 Lợi suất và rủi ro: 61

2 Ma trận hiệp phương sai 62

3 Một số chỉ số đánh giá hiệu quả của danh mục đầu tư 66

3.1 Tỷ suất lợi nhuận- rủi ro biên: 66

Trang 4

Lời mở đầu

Trong nền kinh tế thị trường, sự tồn tài và phát triển của thị trường tài chính là một tất yếu khách quan Với chức năng quan trọng là dẫn vốn từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn nó tác động trực tiếp đến hiệu quả đầu tư của cá nhân, của các doanh nghiệp, đến hành vi tiêu dùng và tới động thái chung của nền kinh tế Bởi vậy sự tồn tại của thị trường tài chính là một tất yếu với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán

Trên thế giới thị trường chứng khoán đã hình thành từ rất lâu và đến nay có sự phát triển mạnh mẽ Nó đã được thiết lập ở hầu hết các nước có nền kinh tế thị trường và có thể nói không một nước nào có nền kinh tế phát triển mà không có sự hoat động của thị trường chứng khoán.

Nhận thức đươc tầm quan trọng của thị trường chứng khoán, Việt Nam đã chính thức đưa thị trường chứng khoán vào hoạt động với sự khai trương của trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 20/7/2000 Tính đến nay thị trường chứng khoán của Việt Nam đã hoạt động được 9 năm, đã có những bước tiến nhất định Có những thời điểm chỉ số vnindex lên tới hơn 1000 điểm với hơn hai trăm cổ phiếu của hơn hai trăm công ty cổ phần Tuy vậy so với những nước phát triển thị trường chứng khoán của VN là một thị trường non trẻ, thiếu kinh nghiêm bởi vậy sự phát triển của thị trường chứng khoán là không ổn định và không thể tránh khỏi tình trạng "bong bóng" Minh chứng cho điều này là sự sụt giảm nhanh chóng của chỉ số vn trong thời điểm gần đây, cùng với nó là hoạt động trên thị trường chứng khoán không còn mạnh mẽ, giá của các cổ phiếu đồng loạt giảm mạnh, các nhà đầu tư thua lỗ… điều này đã đặt ra một vấn đề cho hoạt động

phân tích và quản lý danh mục đầu Đây cũng là lý do em chọn đề tài “Áp

dụng phương pháp trung bình-phương sai trong hoạt động phân tích vàquản lý danh mục đầu tư” Với việc đưa mô hình toán vào hoạt động phân

Trang 5

tích và quản lý danh mục đầu tư em hy vọng phần nào tạo ra hiệu quả trong hoạt động quản lý danh mục đầu tư

Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Hoàng Đình Tuấn đã giúp đỡ em hoàn thành đề án này.’

Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của TS Trần Trọng Nguyên đã hướng dẫn tôi trong quá trình xây dựng đề tài, cac cô chú, anh chị trong phòng Giao dịch của Công ty Cổ Phần Chứng khoán An Thành đã tạo điều kiện cho em trong việc tìm lài liệu và có những đóng ý cho em trong quá trình tiến hành đề tài

Em xin chân thành cảm ơn!

Đề tài của em gồm ba phần chia thành ba chương với nội dung như sau: Chương I: Tìm hiểu chung về thị trường chứng khoán và hoạt động phân tích đầu tư chứng khoán

Chương II: Một số mô hình và phương pháp sử dụng trong hoạt động phân tích và quản lý danh mục đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Chương III: Áp dụng phương pháp trung bình - phương sai lập danh mục tối ưu

Trong quá trình viết chuyên đề do còn thiếu kinh nghiệm nên em không tránh khỏi những sai xót Em mong nhận được sự góp ý và chỉ dẫn để em hoàn thiện tốt chuyên đề thực tập của mình.

Trang 6

Chương I : Tìm hiểu chung về thị trường chứng khoán và hoạtđộng phân tích đầu tư chứng khoán

I Thị trường chứng khoán1 Thị trường tài chính:

1.1 Khái niệm thị trường tài chính:

Nhu cầu về vốn để tiến hành đầu tư và các nguồn tiết kiệm có thể phát hành từ các chủ thể khác nhau trong nền kinh tế Trong đó, thường xuyên xảy ra tình huống: những nhà đầu tư có khả năng đầu tư sinh lời thì thiếu vôn, trái lại những người có vốn thì lại không có cơ hội đầu tư hoặc không biết đầu tư Từ đó hình thành một cơ chế chuyển đổi từ tiết kiệm sang đầu tư Cơ chê đươc chuyển đổi và thực hiện trong khuôn khổ một thị trường đó là thị trường tài chính Trên thị trường tài chính, người thiếu vồn huy động vốn bằng cách phát hành ra các công cụ tài chính như cổ phiếu, trái phiếu… Những người có vốn thay vì đầu tư trực tiếp máy móc thiết bị, nhà xưởng để sản xuất hàng hóa hay cung cấp dịch vụ, họ sẽ mua các công cụ tài chính mà người thiếu vốn phát hành.

Như vậy thị trường tài chính là nơi diễn ra sự chuyển vốn từ những người thừa vốn đến những người thiếu vốn Thị trường tài chính cũng có thể hiểu là nơi phát hành, mua bán, trao đổi và chuyển nhượng các công cụ tài chính theo quy tắc, luật lệ đã được ấn định.

1.2 Chức năng của thị trường tài chính:

+ Huy động và dẫn vốn từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn

Sự dịch chuyển vốn được thực hiện thông qua hai con đường, tài trợ trực tiếp và tài trợ gián tiếp

Trong tài trợ trực tiếp, những người cần vốn huy động vốn trực tiếp từ những người có vốn bằng cách bán các chứng khoán cho họ

Trang 7

Trong tài trợ gián tiếp, vốn được tài trợ thông qua các trung gian tài chính Đó có thể là ngân hàng, các tổ chức bảo hiểm, các tổ chức tín dụng, và các trung gian khác.

Thị trường tài chính có vai trò quan trọng trong việc tích tụ, tập trung, và phân phối vốn trong nền kinh tế, trên cơ sở đó làm tăng năng suất và hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế.

+ Xác định giá cả các tài sản tài chinh.

Thông qua quan hệ giữa người mua và người bán trên thị trường tài chính giá cả tài chính được xác định, hay chính là lợi tức yêu cầu của các tài sản tài chính được xác định

+ Tạo tính thanh khoản cho tài sản

Thị trường tài chính cung cấp một cơ chế để các nhà đầu tư có thể trao đổi, mua bán các tài sản tài chính của mình trên thị trường thứ cấp, do đó thị trường tài chính tao ra tính thanh khoản cho các tài sản tài chính Nếu thiếu tính thanh khoản, nhà đẩu tư phải giữ lại các tài sản tài chính cho đến khi đáo hạn hoặc công ty bị giải thể hay phải thanh lý tài sản.

+ Giảm thiểu chi phí cho các chủ thể tham gia trên thị trường.

Để có thể tiến hành giao dịch, người mua và người bán phải mất chi phí tìm kiếm đối tác, tìm kiếm thông tin trong quá trình trươc, trong và sau khi ra quyết định đầu tư Nhờ tính tập trung mà thông tin được cung cấp nhanh chóng, đầy đủ, và chính xác trên thị trường tài chính Vì thế, nâng cao hiệu quả trên thị trường tài chính và toàn nền kinh tế.

+ Khuyễn khích cạnh tranh và tăng hiệu quả kinh doanh.

Thị trường tài chính là thị trường định giá các công cụ tài chính, vì vậy, sẽ khuyến khích quá trình phân phôí vốn một cách có hiệu quả, góp phần tăng tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, từ đó đặt ra cho các doanh nghiệp phải

Trang 8

+ Ổn định và điều hòa lưu thông tiền tệ

Chức năng được thể hiện thông qua việc mua bán trái phiếu, tín phiếu và các giấy tờ có giá khác của Ngân hàng Trung ương trên thị trường tài chính và thị trường tiền tệ Thông qua đó, Chính phủ có thể huy động vốn để bù đắp thâm hụt ngân sách và kiểm soát lạm phát Ngân hàng Trung ương cũng có thể mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hôi để điều chỉnh cung và cầu ngoại tệ giúp chính phủ điều chỉnh tỷ giá hối đoái.

1.3 Cấu trúc của thị trường tài chính

1.3.1 Thị trường nợ và thị trường vốn cổ phần

Căn cứ vào phương thức huy động vốn ta chia thành thị trường nợ và thị trường vốn cổ phần

Thị trường nợ là thị trường mà tại đó mua và bán các công cụ nợ Thực chất là nhà phát hành đứng ra vay theo phương thức có hoàn trải cả lãi và gôc Người cho vay không chịu trách nhiện nào về kết quả sử dụng vốn của người vay và trong mọi trường hợp nhà phát hành phải có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ theo cam kết với người cho vay Các công cụ nợ có thời hạn xác định, có thể ngắn, trung hay dài hạn, như tín phiếu và trái phiếu

Thị trường vốn cổ phần là nơi mua bán các cổ phiếu, giấy xác nhận cổ phần đóng góp của cổ đông Cổ đông là chủ sở hữu của công ty và phải chịu trách nhiệm trong phần góp vốn của mình Cổ đông có quyền yêu cầu với lợi nhuận sau thuế của công ty cũng như với tài sản của công ty Cổ phiếu là vô thời hạn va người chủ sở hữu chỉ có thể lấy lại tiền bằng cách bán lại cổ phiếu hoặc khi công ty tuyên bố phá sản

1.3.2 Thị trường tiền tệ và thị trường vốn

Căn cứ vào thời hạn luân chuyển vốn, chia thị trường tài chính thành thị trường tiền tệ và thị trường vốn.

Trang 9

Thị trường tiền tệ là thị trường mua bán các công cụ tài chính ngắn hạn ( thời gian đáo hạn dưới một năm) Trên thị trường tiền tệ tài sản tài chính có thời gian đáo hạn ngán nên có tính lỏng cao, độ rủi ro thấp và ổn định Thị trường tiền tệ bao gồm: thị trường liên ngân hàng, thị trường tín dụng, thị trường ngoại hối.

Thị trường vốn là nơi mua bán các công cụ tài chính trung và dài hạn ( gồm các công cụ nợ dài hạn và cổ phiếu), thị trường chứng khoán là đặc trưng của thị trường vốn.

1.3.3 Thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp.

Căn cư vào tính chất của việc phát hành các công cụ trên thị trường tài chính, chia thị trường tài chính thành thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp.

Thị trường sơ cấp hay thị trường phát hành là nơi công cụ tài chính được mua bán lần đầu tiên

Thị trường thứ cấp là thị trường giao dịch các công cụ tài chính đã được phát hành trên thị trường sơ cấp

Thị trường thứ cấp hoạt động trên phạm vi rộng và với tổng mức lưu chuyển vốn lớn hơn rất nhiều so với thị trường sơ cấp Việc mua bán các tài sản trên thị trường này không làm thay đổi nguồn vốn của tổ chức phát hành, nó chỉ là quá trình chuyển đổi vốn từ chủ thể này sang chủ thể khác, hay chỉ là hoạt động mua bán, trao đổi “ quyền sở hữu công cụ tài chính” Thị trường thứ cấp giúp các công cụ tài chính có tính lỏng và khả năng sinh lời cao

1.3.4 Mối quan hệ giữa các thị trường bộ phận cấu thành thị trườngtài chính

Các bộ phận của thị trường tài chính có mối quan hệ tương hỗ không thể tách rời Mối quan hệ của chúng được hình thành thông qua các luồng chu chuyển vốn giữa các bộ phận, biến động của thị trường này tạo luồng chu

Trang 10

chuyển vốn, từ đó tác động đến quan hệ cung cầu làm thay đổi chỉ số phản ánh hoạt động của thị trường khác

Về mặt thời gian, thị trường tiền tệ suất hiện trước thị trường vốn, nhưng chúng đều là mắt xích trong một dây chuyền hoàn chỉnh

Mối quan hệ giữa các thị trường bộ phận thông qua công cụ lãi suất và được phản ánh bởi sự biến động của các chỉ số khác như giá chứng khoán, tỷ giá hối đoái Sự thay đổi của lãi suất chắc chắn sẽ dẫn đến những biến động về giá chứng khoán va tỷ giá hối đoái Và người ta có thể điều chỉnh trở lại các biến động này nhờ vào công cụ lãi suất có thể nói lạm phát và lãi suất là hai nhân tố vĩ mô ảnh hưởng tới giá cả trên thị trường chứng khoán, trong đó lãi suất là nhân tố trực tiếp ảnh hưởng tới giá chứng khoán thông qua việc thay đổi lợi suất của nhà đầu tư Khi thị trường tiền tệ có dấu hiệu thay đổi lãi suất chiết khấu và tái chiêt khấu từ NHTW, lập tức sẽ ảnh hưởng tới giá chứng khoán.

1.4 Công cụ trên thị trường tài chính

1.4.1 Công cụ trên thị trường tiền tệ

+ Tín phiếu kho bạc

Là công cụ vay nợ ngắn hạn của Chính phủ thường được phát hành với kỳ hạn 3, 6 và 12 tháng Chúng được trả với mức lãi suất cố định và hoàn trả gốc khi đến hạn thanh toán Hoặc chúng được thanh toán lãi do việc bán lần đầu có giảm giá, tức là, với giá thấp hơn so với khoản tiền đã định được thanh toán khi hết hạn.

Tín phiếu kho bạc có tính lỏng cao và an toàn nhất trong số các công cụ trên thị trường tiền tệ bởi vì chúng được đảm bảo bởi Chính phủ.

Tín phiếu kho bạc được lắm giữ chủ yếu bởi các ngân hàng thương mại, ngoài ra cũng có một lượng nhỏ được lắm giữ bởi các hộ gia đình, các

Trang 11

công ty hay các trung gian tài chính khác Ngân hàng thương mại sử dụng tín phiếu như một khoản dự trữ câp hai ngoài việc đầu tư nguồn vốn đóng băng.

Tín phiếu kho bạc còn được NHTW sử dụng để thực hiện nghiệp vụ thị trường mở nhằm điều chỉnh lượng tiền cung ra lưu thông và kiểm soát thị trường tiền tệ.

+ Giấy chứng nhận tiền gửi của ngân hàng

Là công cụ vay nợ do ngân hành thương mại bán cho người gửi tiền người gửi tiền được thanh toán lãi hàng năm theo một tỷ lệ nhất định, khi đến hạn thì hoàn trả gốc theo giá mua ban đầu Đây là công cụ được hầu hết các ngân hàng thương mại phát hành Các chứng chỉ tiền gửi có thể được mua bán trên thị trường thứ cấp

+ Thương phiếu

Là công cụ vay nợ do các ngân hàng lớn và các công ty phát hành Họ thông qua các trung gian tài chính bán thương phiếu cho các trung gian tài chính và các công ty khác để có thể vay vốn tức thời.

Thương phiếu có thể chia thành hai loại:

Hối phiếu:là giấy ghi nợ do người bán ký phát trao cho người mua, trong đó yêu cầu người mua đến hạn phải trả một số tiền nhất định khi đến hạn cho người bán hoặc bất kỳ người nào thụ hưởng hối phiếu

Lệnh phiếu: là giấy nhận nợ do người mua kí phát trao cho người bán, trong đó người mua cam kết trả một số tiền nhất định khi đến hạn thanh toán cho người thụ hưởng lệnh phiếu.

+ Hối phiếu được ngân hàng chấp nhận

Là một hối phiếu ngân hàng, do công ty phát hành, được thanh toán trong tương lai và được ngân hàng đảm bảo với một khoản phí bằng cách

Trang 12

phiếu bắt buộc phải gửi một khoản tiền băt buộc theo thỏa thuận vào tài khoản của mình trong ngân hàng đủ để trả cho hối phiếu nếu công ty không có khả năng thanh toán theo số tiền đã quy định thì ngân hàng phải thanh toán theo số tiền đã ghi trên hối phiếu cho người thụ hưởng.

Các hối phiếu này thường được mua đi bán lại trên thị trường thứ cấp, nó có tác dụng như tín phiếu kho bạc ngoài ra người thụ hưởng có thể chiết khấu lại để thu tiền trước hối phiếu ngân hàng có lãi suất thấp và độ an toàn cao.

1.4.2 Công cụ trên thị trường vốn.

Các công cụ trên thị trường vốn có thời gian đáo hạn dài thậm trí vô hạn vì vậy mức độ biến động giá mạnh hơn, tính thanh khoản kém, nhưng lợi suất cao hơn.

+ Cổ phiếu:

Là giấy chứng nhận quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp với thu nhập ròng và tài sản của công ty cổ phần.

Cổ phiếu chia thành hai loại:

Cổ phiếu thông thường hay cổ phiếu phổ thông là cổ phiếu có thu nhập không cố định, cổ tức biến động tùy theo sự biến động lợi nhuật của công ty Tuy nhiên, thị giá của cổ phiếu nhạy cảm trên thị trường, ngoài lợi nhuận của công ty nó còn phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố khác như: môi trường kinh tế, thay đổi lãi suất, quy luật cung cầu

Cổ phiếu ưu đãi: là cổ phiếu có quyền được nhận thu nhập cố định theo một tỷ lệ lãi suất nhất định, không phụ thuộc vào lợi nhuận của công ty Tuy nhiên, thị giá của trái phiếu phụ thuộc vào thay đổi của lãi suất trái phiếu kho bạc và tình hình tài chinh của công ty.

Việc đầu tư vào cổ phiếu không chỉ đơn giản là nhận cổ tức mà quan

Trang 13

vốn) Cổ phiếu của công ty được mua nhiều chứng tỏ thị trường tin tưởng vào khả năng phát triển của công ty trong hiện tại và tương lai,

+ Các khoản tín dụng cầm cố

Là các khoản vay các cá nhân, công ty kinh doanh vay để đầu tư vào những công trình kiến trúc, nhà đất đai, và dùng chính tài sản này làm tài sản thế chấp cho món vay.

+ các khoản tín dụng thương mại.

Là các khoản cho vay chung và dài hạn của các ngân hàng thương mại hoặc các công ty tài chính cho người tiêu dùng hoặc các doanh nghiệp vày Thông thường nó không được giao dịch trên thị trường thứ cấp nên có tính thanh khoản thấp.

+ Trái phiếu công ty.

Là giấy chứng nhận việc vay vốn của một chủ thể (người phát hành trái phiếu) với môt chủ thể khác (người sở hữu trái phiếu) Nó quy định trách nhiệm hoàn trả gốc và lãi của người phát hành cho người sở hữu khi đến thời gian đáo hạn

Trái phiếu công ty là một lại trái khoán dài hạn, do công ty phát hành để huy động vốn, có lãi suất cao và trong một số trường hợp có thể chuyển thành cổ phiếu Trên thị trường vốn đầy là công cụ được lưu hành rộng rãi

+ Các loại chứng khoán chính phủ: là các công cụ vay nơ do Chính phủ phát hành như: Trái phiếu Chính phủ, Tín phiếu kho bạc, Công trái quốc gia

2 Thị trường chứng khoán

2.1 Khái niệm thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các giao dịch mua bán, trao đổi các loại chứng khoán

Trang 14

Chứng khoán là các giấy tờ có giá hay bút toán ghi sổ, nó cho phép người sở hữu có quyền yêu cầu về thu nhập va tài sản của tổ chức phát hành hoặc quyền thu nhập

Giao dịch mua bán, tao đổi chứng khoán có thể diễn ra trên thị trường sơ cấp, thị trường thứ cấp, tại sở giao dịch hay thị trường chứng khoán phi tập trung, ở thị trường giao ngay, hay thị trường kì hạn Thực chất là quá trình vận động của tư bản, chuyển từ tư bản sở hữu sang tư bản kinh doanh.

Bản chất thị trường chứng khoán là thị trường thể hiện mối quan hệ cung cầu của vốn đầu tư, mà ở đó, giá cả của chứng khoán chứa đựng thông tin về chi phí vốn hay giá cả của vốn đầu tư Thị trường chứng khoán là hình thức phát triển bậc cao của thị trường sản xuất và lưu thông hàng hóa.

2.2 Vị trí và cấu trúc thị trường chứng khoán.

2.2.1 Vị trí của thị trường chứng khoán trong thị trường tài chính

Thị trường chúng khoán là hình ảnh đặc trưng của thị trường vốn Trên thị trường chứng khoán giao dịch hai loại công cụ tài chính: công cụ tài chính trên thị trường vốn và công cụ tài chính trên thị trường tiền tệ

Thị trường chứng khoán la hạt nhận trung tâm của thị trường tài chính, tại đó diễn ra quá trình mua bán, phát hành các công cụ Nợ và công cụ Vốn (công cụ sở hữu)

2.2.2 Cấu trúc của thị trường chứng khoán.

Ta đưa ra ba cách phân loại: theo hàng hóa, theo hình thức tổ chức của thị trường và theo quá trình luân chuyển vốn.

+ Phân loại theo hàng hóa: chia thị trường chứng khoán thành thị trường trài phiếu, thị trường cổ phiếu và thị trường các công cụ dân suất Thị trường trái phiếu là nơi giao dịch các trái phiếu, là các công cụ nợ thường có thời gian đáo hạn xác định, và thường là trung và dài hạn đây thực

Trang 15

chất là phương thức đi vay có hoàn trả cả lãi và gốc Người cho vay không chiu bất cứ trách nhiệm gì về kết quả kinh doanh và sử dụng nguồn vốn của công ty

Thị trường cổ phiếu là nơi giao dịch các cổ phiếu Cổ phiếu là giấy tờ xác nhận đóng góp của cổ đông là chủ sở hữu của công ty và phải chịu trách nhiệm trong phần đóng góp của mình.

Thị trường các công cụ dẫn suất: là nơi các chứng khoán phái sinh được giao dịch, như các hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn

+ Phân loại theo quá trình luân chuyển vốn: thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp.

Thị trường sơ cấp: là thị trường phát hành chứng khoán hay la nơi mua bán các chứng khoán lần đầu tiên Tại thị trường này giá cả các chứng khoán là giá phát hành Viêc bán chứng khoán trên thị trường này làm tăng vốn cho nhà phát hành.

Thị trường thứ cấp là nơi mua bán, trao đổi các chứng khoán đã được phát hành nhằm mục đích kiểm lời, di chuyển vốn đầu tư hay di chuyển tài sản xã hội

Thị trường sơ cấp làm tăng tính lỏng cho các chứng khoán, các nhà đầu tư dễ dàng sàng lọc các chứng khoán ưa thich, tách biệt hoạt động quản lý va sở hưu, ngoài ra nó giúp các chứng khoán dễ dàng chuyển đổi thời gian đáo hạn từ ngắn sang trung, dài hạn Thị trường thứ cấp được xem là thị trường định giá công ty, thông qua việc định giá thị trường thứ cấp xác định được chi phí cho các mức độ rủi ro khác nhau của từng phương án đầu tư và vốn sẽ được đưa đến nơi đem lại khả năng sinh lời tốt nhất

+ Phân loại theo hình thức tổ chức thị trường: chia thành sở giao dịch và thị trường chứng khoán phi tập trung

Trang 16

Sở giao dịch chứng khoán, tại đây thường mua bán trao đổi các chứng khoán của các công ty lớn Sở giao dịch chứng khoán được sự quản lý của Uỷ ban chứng khoán quốc gia, các giao dịch chịu sự điều tiết của luật chứng khoán và thị trường chứng khoán, các giao dịch thường được diễn ra tại một địa điểm nhât định

Thị trường chứng khoan phi tập trung, tại đầy không có địa điểm giao dịch cụ thể, giao dịch có thể diễn ra tại quây, qua điện thoại… Đây là thị trường giao dịch của các nhà buôn, những người tạo lập thị trường, khối lượng giao dịch lớn hơn nhiều so với ở các sở giao dịch

+ Ngoài ra còn có thị trường thứ ba dành cho các chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch trên thị trương tập trung và thị trường OTC Ta cũng có thể chia thành thị trường mở, thị trường đàm phán, thị trường giao ngày và thị trường kỳ hạn

2.3 Các chủ thể trên thị trường chứng khoán

2.3.1 Chủ thể phát hành.

Chủ thể phát hành là người cung cấp chứng khoán, gồm: Chính phủ, doanh nghiệp và các tổ chức khác như: các Qũy đầu tư, tổ chức tài chính trung gian.

Chính phủ và chính quyền địa phương phát hành: Trái phiếu Chính phủ, Trái phiếu công trình, Tín phiếu kho bạc

Công ty phát hành cổ phiếu và trái phiếu công ty

Các tổ chưc tài chính trung gian là các chủ thể phát hành trái phiếu, chứng chỉ hưởng thụ

Trang 17

2.3.2 Nhà đầu tư.

+ Nhà đầu tư cá nhân là các hộ gia đình, những người có vốn nhàn rỗi tạm thời, tham gia mua bán chứng khoán trên thị trường với mục đích kiếm lời

+ Nhà đầu tư có tổ chức: là các định chế đầu tư, thường xuyên mua bán chứng khoán với số lượng lớn trên thị trường Đại diện là các ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán, công ty đầu tư, công ty bảo hiểm, quỹ tương hỗ, các quỹ lương hưu và các quỹ bảo hiểm xã hôi khác

2.3.3 Các tổ chức liên quan đến thị trường chứng khoán

+ Cơ quan quản lý và giám sát hoạt động của thị trường chứng khoán: hình thành nhiều mô hình tổ chức hoạt động khác nhau Có nước do các tổ chức tự quản thành lập, có nước thuộc sự quản lý của Chính phủ, có nước là sự kết hợp của cả hai Tại Việt Nam cơ quan quản lý và giám sát thị trường chứng khoán là Uỷ ban chứng khoán nhà nước, là môt cơ quan thuộc Chính phủ

+ Sở giao dịch chứng khoán: thực hiện vận hành thị trường chứng khoán thông qua bộ máy tổ chức và hệ thống các quy định, văn bản pháp luật về giao dịch chứng khoán trên cơ sơ phù hợp với pháp luaath và Uỷ ban chứng khoán

+ Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán: là tổ chức tư quản của các công ty chứng khoán và môt số thành viên khác hoạt động trong ngành chứng khoán tự thành lập để bảo vệ lợi ích các thành viên và các nhà đầu tư

+ Tổ chức lưu kí thanh toán bù trừ chứng khoán: là tổ chức nhận lưu trữ và tiến hành các nghiệp vụ thanh toán bù trừ trong các giao dịch chứng khoán Các ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán đáp ứng đủ điều kiện của Uỷ ban chứng khoán sẽ được thực hiện chức năng này

Trang 18

+ Các tổ chức hỗ trợ: là tổ chức khuyến khích mở rọng và tăng trưởng hoạt động của thị trường chứng khoán thông qua hoạt động cho vay để mua chứng khoán, hay cho vay chứng khoán để thực hiện giao dịch Môt số quôc gia không cho phép thành lập tổ chức này.

+ Các công ty đánh giá hệ số tin nhiệm: là các công ty chuyên cung cấp dịch vu đánh giá năng lực thanh toan khoản vốn gốc và lãi đúng thời hạn của tổ chứ phát hành theo đúng cam kết

II Chứng khoán và phân loại chứng khoán1 Khái niệm chứng khoán

Chứng khoán là các giấy tờ có giá và có khả năng chuyển nhượng, xác định số vốn đầu tư( tư bản đầu tư) Xác định quyền sở hữu hoặc quyền đòi nợ hợp pháp , bao gồm các điều kiện về thu nhập và tài sản trong môt thời gian nào đó

Chứng khoán có các đặc điểm cơ bản:

+ Tính thanh khoản (tính lỏng): tính thanh khoản là khả năng chuyển thành tiền mặt Tính thanh khoản càng cao thì khả năng chuyển nhượng càng cao

+ Tính rủi ro: chứng khoán khác nhau có độ rủi ro khác nhau Chứng khoán chịu hai lại rủi ro là rủi ro hệ thông là rủi ro chung mọi chứng khoán cùng chịu như nhau, do các nguyên nhân kinh tế chung như lạm phát, suy thoái… gây ra, loại thứ hai là rủi ro phi hệ thống, rủi ro này khác nhau ơ các chứng khoán khác nhau, thường xuất phát từ các tổ chức phát hành

+ Chứng khoán là một loại tài sản sinh lời khi sở hữu nó người ta mong muốn thu được một thu nhập lớn hơn trong tương lai Nó được đảm bảo bằng việc trả cổ tức và sự tăng giá cổ phiếu Lợi tức và rủi ro luôn có sự đánh đổi với nhau.

Trang 19

2 Phân loại chứng khoán

+ Phân loại chứng khoán theo tính chất Chứng khoán vốn:

Là chứng thư xác nhận sự góp vốn và quyền sở hữu phần vốn góp hợp pháp khác đối với tổ chức phát hành

Đại diện cho chứng khoán vốn là cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đầu tư Cổ hiếu là một chứng khoán vốn được phat hành dưới dạng chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ , xác nhận quyền và lợi ích sở hữu hợp pháp đối với tài sản hoặc vốn của công ty cổ phần Là công cụ tài chính có thời gian đáo hạn vô hạn

Nhà đầu tư tham gia mua cổ phiếu trỏ thành các cổ đông của công ty Chứng khoán nợ:

Là chứng khoán quy định nghĩa vụ của ngươi phát hành (người đi vay) phải trả cho người đứng tên sở hữu chứng khoán (người cho vay) một khoản tiền nhât định bao gồm cả gốc và lãi trong một khoảng thời gian cụ thể

Đặc trưng cơ bản của trái phiếu:

Mệnh giá của trái phiếu là số tiền ghi trên bề mặt trái phiếu, đến thời điểm đáo hạn tổ chức phát hành phải thanh toan cho người sở hữu trái phiếu khoản tiền bằng mệnh giá

Lãi suất cuống phiếu là lãi suất mà tổ chức phát hành phải trả cho chủ sở hứu trái phiếu khi đến hạn thanh toán Lãi suất nhân với mệnh giá chó ta lãi suất cuống phiếu thời gian đáo hạn: là thời gian mà tổ chức phát hành thu hồi trái phiếu và hoàn trả cả gôc và lãi cho chủ sở hữu trái phiếu Trái phiếu thường có thời gian đáo hạn dài và có biến động gia lớn

Chứng khoán phái sinh.

Trang 20

Chứng khoán phái sinh là các công cụ tài chính có nguồn gốc từ chứng khoán và có quan hệ chặt chẽ với các chứng khoán gốc, gồm

Quyền mua trước hay còn gọi là đặc quyền mua là một quyền ưu đãi được gắn với một cổ phiếu đang lưu hành, do công ty phát hành ra cổ phiếu đó để huy động thêm vốn cổ phần Cho phép những người sử dụng cổ phần đang lưu hành được phép mua một số nhất định cổ phiếu trong đợt phát hành mới với mức giá thấp hơn mức giá chào bán trong một thời gian nhất định Các quyền này có thể chuyển nhượng giữa các cổ đông

đãi hoặc trái phiếu cho phép người sở hữu có quyền mua một số lượng cổ phiếu nhất định với mức giá xác định trong một khoảng thời gian nhất định Quyền này thường được hình thành khi công ty tổ chức lại nhằm khuyến khích các nhà đầu tư mua cổ phiếu ưu đãi hoặc trái phiếu trong điều kiện không thuận lợi

Hợp đồng kỳ hạn: là thỏa thuận giữa người mua va bán thực hiện giao dịch hàng hóa ở một thời điểm chắc chắn trong tương lai với khối lượng và mức giá xác định Hợp đồng kỳ hạn không trao đổi trên thị trường, không được định giá hàng ngày Hợp đông kỳ hạn không mất phí Các nhà đầu tư sử dụng nhằm mục đích đầu cơ và bảo hộ

Hợp đồng tương lai là thỏa thuận mua hoặc bán một tài sản vào một thời điểm chắc chắn trong tương lai với một mức giá xác định.

Hợp đồng quyền chọn là hợp đồng cho phép người nắm giữ được quyền mua (nếu là quyền chọn mua) hoặc bán (nếu là quyền chọn bán) một khối lượng hàng hóa cơ sở nhất định tại một mức giá xác định và trong một thời gian nhất định

Các hàng hóa cơ sở là: cổ phiếu, chỉ số cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số trái phiếu, tiền hay hợp đồng tương lai.

Trang 21

+ Phân loại chứng khoán theo khả năng chuyển nhượng

Chứng khoán vô danh ( giấy xác nhận quyền sở hữu hoặc quyền đòi nợ không ghi tên chủ sở hữu) Loại chứng khoán này dễ dàng chuyển nhượng, không cần những thủ tục xác nhận của công ty hoặc cơ quan công chứng

Chứng khoán ghi danh (giấy xác nhận quyền đòi nợ hoặc quyền sở hữu có ghi tên chủ sở hữu) Lại chứng khoán này được phép chuyển nhượng nhưng phải tuân theo thủ tục pháp lý cụ thể Nếu muốn chuyển nhượng người sở hữu phải chứng minh mình được phép và có quyền chuyển nhượng ( xác định chữ kí, chứng minh thư, tên trong danh sách cổ đông), như cổ phiếu ghi danh và trái phiếu ghi danh

+ Phân loại chứng khoán theo thu nhập

Chứng khoán có thu nhập cố định: là chứng khoán có quyền yêu cầu thu nhập không phu thuộc vào kết quả kinh doanh của nhà phát hành

Kỳ hạn của các chứng khoán có thu nhập cố định thường là rất khác nhau Tín phiếu có kỳ hạn ngắn (nhỏ hơn một năm), trái phiếu là trung và dài hạn (2-30 năm), cổ phiếu ưu đãi là vô thời hạn Tuy nhiên kỳ hạn này có thể thay đổi trong quá trình chuộc lại của nhà phát hành Về theo đối tượng phát hành ta có thể phân chia chứng khoán có thu nhập cố định thành: Trái phiếu nhà nước, Trái phiếu địa phương, Trái phiếu công nghiệp (trái phiếu công ty), Trái phiếu ngân hàng và Tín phiếu quỹ tiết kiệm, Tín phiếu kho bạc

Chứng khoán có thu nhập biến đổi: cổ phiếu thường đại diện cho chứng khoán có thu nhập biến đổi Thu nhập do cổ phiếu mang lại gọi là cổ tức ( cổ phần), biến động theo kết quả kinh doanh của công ty Một hình thức khác là phiếu tham gia hay chứng chỉ đầu tư Khác với cổ phiếu thường là không có quyền giám sát hoạt động của công ty Khi phat hành chứng chỉ đầu tư, công ty có thể huy động được vốn mà không chịu rủi ro về việc chi trả cổ tức cố

Trang 22

định như cổ phiếu ưu đãi hay trái phiếu, và không bị pha loãng quyền kiểm soát

Hình thức hỗn hộp của chứng khoán: các chứng khoán này vừa mang tính chất của chứng khoán có thu nhập cố định, vừa mang tính chát của chứng khoán có thu nhập biến đổi, như: trái phiếu công ty có khả năng chuyển đổi, trái phiếu có quyền mua cổ phiếu, trái phiếu có thu nhập bổ xung

Trái phiếu công ty có khả năng chuyển đổi: là trái phiếu có mức lãi suất cố định, nhưng nó còn đảm bảo cho người sở hữu quyền đổi cổ phiếu thành trái phiếu trong một thời gian nhất định với các điều kiện xác đinh Giá trị của quyền chuyển đổi khoong chỉ phu thuộc vào điều kiện chuyển đổi mà còn phu thuộc vào chất lượng của trái phiếu

III Phân tích và đẩu tư chứng khoán

1 Khái niệm phân tích và đầu tư chứng khoán:

Chứng khoán là các tài sản tài chính, đầu tư chứng khoán là đầu tư tài chính Trong hoạt động đầu tư các nhà đầu tư mua môt danh muc đa dạng các chứng khoán trên cả thị trường vốn và thị trường tiền tệ.

Phân tích chứng khoán là hoạt động quan trọng nhằm hỗ trợ cho việc ra quyết định đầu tư Trong hoạt động đầu tư chứng khoán có hai phương pháp phân tích chủ yếu được sử dụng là phương pháp phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật Phân tích cơ bản giúp doanh nghiệp có thể lựa chọn kết cấu danh mục phù hợp Phân tích kỹ thuật giúp các nhà quản lý có thể lựa chọn đươc thời điểm mua và bán chứng khoán tùy theo thị trường

2 Phân loại đầu tư chứng khoán

Căn cứ vào loại công cụ đầu tư có thể chia thành đầu tư vào trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp, đầu tư vào cổ phiếu

Trang 23

Căn cứ vào mục đích đầu tư, có thê phân thành đầu tư nhằm hưởng lợi và đầu tư nắm quyền kiểm soát, quản lý tổ chức phát hanh

Mục tiêu phân tích chứng khoán nhằm đầu tư đạt hiêu quả nhất sao cho nhà đầu tư có được lợi nhuận cao và đảm bảo an toàn

3 Phân tích chứng khoán

3.1 Phân tích vĩ mô và thị trường chứng khoán

Nền kinh tế quốc tế có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến tình hình sản xuất cuả doanh nghiệp và cả quốc gia, có những tác động trực tiếp đến hoạt động của thị trường chứng khoán Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập của Việt Nam thì phân tích đầu tư không thể không xét đến tình hình kinh tế quốc tế, vì vậy các vấn đề như chính sách tiền tệ, chính sách tự do hóa tài chính, chính sách bảo hộ, hay cả tình hình chính trị cần được xem xét

Môi trường kinh tế, chính trị, xã hội trong nước cũng tác động mạnh mẽ đến thị trường chứng khoán

+ Tình hình chính trị bao gồm những thay đổi về chính phủ và các hoạt động chính trị kinh tế của nhiều nước Thay đổi chính trị làm cho nhiều quy định và sự kiểm soát của Chính phủ trong một số ngành được thắt chặt và số khác có thể được nới lỏng, từ đó tác động đến kết quả kinh doanh của các ngành, các công ty và rất khó để khẳng định việc thắt chặt hay nới lỏng ảnh hưởng tích cực đến nền kinh tế

Môi trường pháp luật là môi trường cơ bản tác động tới thị trường chứng khoán

+ Các điều kiện kinh tế vĩ mô: các điều kiện kinh tế vĩ mô quyết định rủi ro chung của thị trường Các rủi ro này tác động đến toàn bộ thị trường và đến tất cả cac chứng khoán Với các nhà đầu tư hay tổ chức phát hành thì đầy là yếu tố khách quan

Trang 24

Các điều kiện kinh tế vĩ mô ta cần quan tâm trong phân tích chứng khoán là: tổng sản phẩm quốc dân GDP, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ lạm phát, lãi suất, tỷ giá, mức thâm hụt ngân sách quốc gia, chính sách chính phủ trong lĩnh vực tài chính tiền tệ Tuy nhiên, có ba nhân tố vĩ mô cơ bản nhất tác động trực tiếp đến hoạt động đầu tư trên thị trường chứng khoán, đó là tỷ giá hối đoái, lạm phát và lãi suât Với tỷ giá hối đoái: khi nhà đầu tư nhận thấy đồng nội tệ có thể bị phá giá, nhà đầu tư sẽ giảm quyết định không đầu tư vào chứng khoán hoặc tìm cách thay thế bằng các tài sản ngoại tệ để phòng ngừa giá trị chứng khoán bị sụt giảm Với tỷ lệ lạm phát và lãi suất: đây là hai nhân tố quan trọng gây ảnh hưởng lớn tới quyết định đầu tư Lãi suất là nhân tố tác động tới giá chứng khoán và lãi suất yêu cầu của nhà đầu tư khi đầu tư vào chứng khoán Mức lãi suất này bị ảnh hưởng bởi tình hình sản suất kinh doanh của các công ty và sức chi tiêu của nhân dân Với cầu về vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh cao hơn, đồng thời sẽ có nhiều doanh nghiệp mới được thành lập Vì vậy, sức cầu về vốn sẽ tăng và đầy mức lãi suất vay vốn cao hơn Với sưc chi tiêu của nhân dân: nếu dự đoán nền kinh tế có triển vọng phát triển tốt thì nhu cầu tiêu dùng ngày hôm nay của mọi người dân tăng cao, thậm chí có thể vay để tiêu dùng và đẩy mức lãi suất tăng cao.

+ Dự đoán về tình hình kinh tế và xu hướng thị trường: biến động giá cổ phiếu đôi khi xảy ra trước biến động thị trường, có khi xảy ra sau Các nhà kinh tế cần có đánh giá về nền kinh tế để nhận biết được những đỉnh điểm chu kì kinh tế và thời điểm thích hợp tham gia hay rut lui thị trường chứng khoán

3.2 Phân tích ngành

Phân tích ngành gồm: phân tích chu kì sống, chu kì kinh doanh của ngành, xác định hệ số rủi ro, lợi suất kỳ vọng và các hệ số tài chính.

Các bước trong phân tích ngành:

Xác định hệ số rủi ro của ngành β thông qua mô hình CAPM

Trang 25

Phân tích chỉ số P/E của toàn ngành: xem xét mối quan hệ giữa P/E của ngành và P/E tổng thể của thị trường; xem xét các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến P/E của ngành như hệ số chi trả cổ tức, mức sinh lời yêu cầu, tỷ lệ tăng trưởng cổ tức

Ước tính thu nhập của cổ phiếu EPS thông qua phương pháp phân tích chu kì kinh doanh; phân tích đầu vào- đầu ra; phân tích mối quan hệ giữa ngành và nền kinh tế tổng thể

Tính giá trị cuối kỳ của chỉ số ngành bằng cách nhân hệ số P/E cuối kì tính toán được với ước tính thu nhập đầu cổ phiếu Sau đó so sánh giá trị chỉ số cuối kỳ với giá trị đầu kỳ để ước tính lợi suất

r=( giá trị chỉ số cuối kỳ- giá trị đầu kỳ+ cổ tức nhận trong kỳ)/giá trị đầu kỳ

Ta so sánh lợi suất thực tế này với lợi suất kỳ vọng

3.3 Phân tích công ty

3.3.1 Phân tích cơ bản

Phân tích cơ bản là tìm hiểu, phát hiện quy luật và diễn biến giá cổ phiếu thông qua việc tìm hiểu, phát hiện một số yếu tố đặc trưng cho hoạt động của công ty niêm yết chi phối luồng thu nhập tương lai của công ty Các yếu tố này thường được đo bởi các chỉ tiêu tài chính cơ bản được công bố định kỳ

3.3.2 Phân tích kĩ thuật

Phân tích kỹ thuật ta sử dụng hai chỉ tiêu: là giá và khối lượng giao dịch trong quá khư của cổ phiếu là một nguồn thông tin sử dụng trong phân tích thống kê nhằm phát hiện quy luật diễn biến giá cổ phiếu và dự đoán xu thế ngắn hạn

Trang 26

3.3.3 Phân tích báo cáo tài chính

Phân tích báo cáo tài chính vô cùng quan trọng nhằm mục đích: đánh giá khả năng sinh lời của tổ chức phát hành, đánh giá khả năng thanh toán nợ dài hạn của tổ chức phát hành; khả năng thanh khoản, tức là khả năng chi trả các khoản nợ đặc biêt là các khoản nợ ngắn hạn của tổ chức phát hành, đánh giá tiềm năng phát triển trong tương lai Việc phân tích này cần tiến hành theo cả chiều dọc và chiều ngang Tức là ta phải tính toán các tỷ lệ của doanh nghiệp trong từng thời ky để thấy được thực chất của việc tăng giảm, và so sánh giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành với nhau Ta sử dụng chủ yếu bảng cân đối kế toán, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

3.3.4 Phân tích rủi ro

Phân tích rủi ro là phân tích sự biến động của tổng thể các dòng thu nhập của công ty Ta phân tích rủi ro này trên hai giác độ là: rủi ro từ hoạt động kinh doanh và rủi ro tài chính Rủi ro từ hoạt động kinh doanh của công ty là mưc biến động thu nhập phát sinh trong hoạt động kinh doanh của công ty, là tỷ lệ độ lệch chuẩn của thu nhập hoạt động và thu nhập hoạt động bình quân, ngoài ra ta cân phân tích biến động của doanh số bán hàng và đòn bẩy tài chính; rủi ro tài chính là rủi ro lợi nhuận của cổ đông do công ty vay nợ để phân tích rủi ro tài chính các doanh nghiệp sử dụng hai loại hệ số tài chính Thứ nhất, các hệ số tài chính có trong bảng cân đối kế toán và thứ hai là nhóm hệ số về các dòng thu nhập hoặc dòng tiền để thanh toán các chi phí Mục đích để chỉ ra khả năng thanh toán nợ ngắn hạn cũng như cơ cấu vốn và khả năng thanh toán nợ dài hạn

Trang 27

4 Quản lý danh mục đầu tư

4.1 Danh mục đầu tư và đặc trưng của danh mục đầu tư.

4.1.1 Danh mục đầu tư và đặc trưng

Danh mục đầu tư gồm nhiều tài sản với các mức giá đã biết và mối quan hệ giữa các mức giá trong tài sản

+ Tài sản và đặc trưng của tài sản:

Xét một nhóm gồm N tài sản rủi ro được giao dịch trên thị trường ri : lợi suất của tài sản I trong một chu kì đầu

ri : lợi suất kỳ vọng của tài sản i σi 2 : phương sai lợi suất của tài sản i

cov(ri,rk )= σik hiệp phương sai lợi suất giữa tài sản i và tài sản k

V=  i,kN*N (i k=1÷N): ma trận hiệp phương sai các tài sản

Ta có lợi suất của cac tài sản ri là độc lập tuyến tính, tức là không có bất cứ mối liên hệ thuân hay nghịch chiều nào, vì nếu tồn tại ta sẽ không đưa vào danh mục tài sản xét đên Vì thế V là ma trận xác định dương và luôn tồn tại

r ≡ (r1, r2,…, rN): véc tơ lợi suất tài sản tính trong một chu kì

r ≡ (r1, r2, …, rN) : véc tơ lợi suất kì vọng của các tài sản

vì V là ma trận đối sứng

r f: là lãi suất phi rủi ro cùng chu kì đầu tư với tài sản rủi ro + Danh mục và một số đặc trưng của danh mục:

Trang 28

Ta có danh mục P: (w1, w2, …, wN) là danh mục khả thi gồm N tài sản rủi ro, với :

w1, w2, …, wN: lần lượt là tỷ trọng của tài sản 1,2,…, N trong danh mục

Phương sai của danh mục P là: σp 2=w,Vw

Hiệp phương sai giữa danh mục P và tài sản k: Cov(rk, rp)= σkp =

4.1.2 Phân tích so sánh tĩnh với các đặc trưng của danh mục đầu tư

suất hay phương sai của danh mục đầu tư Nhà đầu tư chỉ có thể tác động vào tỷ trọng w của các tài sản trong danh mục từ đó gián tiếp điều chỉnh lợi suất và phương sai của danh mục đầu tư Với cách điều chỉnh này, nhà đầu tư không phải bỏ thêm chi phí chỉ thay đổi cơ cấu đầu tư, ta có so sánh tĩnh với các đặc trưng của danh mục đầu tư.

Giả sử nhà đầu tư tăng tỷ trọng đầu tư vào tài sản k một lượng ε >0 và giảm tỷ trọng đầu tư vào tài sản i với tỷ trọng ε khi đó có danh mục đầu tư mới:

P(ε) :( w1, w2, …, wi- ε , …, wk- ε , wN), các đặc trưng của tài sản thay đổi: r = r + ε(r -r)

Trang 29

4.2 Quản lý danh mục đầu tư

4.2.1 Lý thuyết đa dạng hóa

Quá trình phân tán và tối thiểu hóa rủi ra là một hình thức đa dạng hóa Theo đó nhà đầu tư nên đầu tư vào nhiều tài sản khác nhau sao cho tổng mức rủi ro là nhỏ nhất trên toàn danh mục đầu tư Ta đã biết mối một chưng khoán đều chứa rủi ro hệ thống và rủi ro không hệ thống rủi ro hệ thống tác động lên các chứng khoán như nhau do cùng có nguyên nhân phát sinh, và rủi ro này không thể thay đổivới mỗi một chứng khoán Rủi ro không hệ thống xuất phát từ bản thân mỗi tổ chức phát hành, ta có thể tác động vào rủi ro này thông qua việc đa dạng hóa danh mục đầu tư Có thể làm được như vậy là do khi khi hai hoặc nhiều chứng khoán kết tham gia tạo thành một danh mục đầu tư thì sẽ có những tương tác giữa hai chứng quán với nhau tạo thành một kết quả chung cho danh mục đầu tư Độ rủi ro của danh mục cao hay thấp phu thuộc vào sự tương tác giữa các chứng khoán trong danh mục, càng đa dạng hóa danh mục thì rủi ro càng giảm trong danh mục đầu tư cũng có rủi ro hệ thống và rủi ro không hệ thống, nhưng ta có thể điều chỉnh làm giảm và thậm chí là làm cho rủi ro không hệ thống bằng 0, và chỉ còn lại rủi ro hệ thống thông thường khi xét đến một danh mục đầu tư, ta quan tâm nhiều đến rủi ro hệ thống của danh mục vì vậy quan tâm hơn đến rủi ro hệ thống của chứng khoán tham gia vào danh mục đầu tư Hệ số β cho ta biết mức rủi ro hệ thống của môt tài sản cụ thể so vơi mức rủi ro hệ thống trung bình của tất cả các tài sản

Trang 30

4.2.2 Lý thuyết thị trường hiệu quả

Thị trường hiệu quả là thị trường mà giá cả của chứng khoán đã phản ánh đầy đủ, tức thời tất cả các thông tin hiện có trên thị trường Điều đó tức là giá cả chứng khoán thay đổi một cách ngẫu nhiên do ảnh hưởng của những thông tin không thể dự đoán được.

Có ba dạng thị trường hiệu quả là:

Trạng thái yếu của thị trường:giá cả chứng khoán phản ánh kịp thời và đầy đủ những thông tin trong quá khứ về giao dịch của thị trường như: giá cả giao dịch, khối lượng, động thái, khi này các nhà phân tích kỹ thuật sẽ bị vô hiệu hóa

Hình thái trung bình: giá cả chứng khoán phản ánh tất cả những thông tin liên quan đến công ty được phân bố công khai bên cạnh các thông tin trong quá khư Khi tồn tại hình thái này thì nhà đầu tư không thể có lợi nhuận siêu ngạch nếu các phân tích chỉ dựa vào những thông tin trên thị trường

Hình thái mạnh: giá cả chứng khoán phản ánh đầy đủ tất cả các thông tin cần thiết có liên quan đến tổ chức phát hành kể cả các thông tin mật hay nội gian Với hình thái này , giá cả chứng khoán sẽ thay đổi rất nhanh trước sự thay đổi thông tin trên thị trường hình thái này tồn tại sẽ vô hiệu hóa mọi phương pháp phân tích

4.2.3 Quản lý danh mục đầu

Quản lý danh mục cổ phiếu thụ động là chiến lược mua, bán cổ phiếu theo một chỉ số chuẩn nào đó Mục đích của chiến lược này không phải để tạo ra một danh mục vượt trội so với chỉ số chuẩn trên thị trường mà tạo ra danh mục cổ phiếu có số lượng và chủng loại gần giống với chỉ số chuẩn, nhằm đạt mức sinh lời dự kiến tương đương mức sinh lời chuẩn

Quản lý danh mục cổ phiếu chủ động là chiến lược mua bán cổ phiếu

Trang 31

mục thụ động chuẩn hoặc thu được mức lợi nhuận trên mức trung bình chuẩn hoặc thu được mức lợi nhuận trên mức trung bình ứng với một mức rủi ro nhất định

Trang 32

Chương II: Phương pháp phân tích và quản lý danh mục đầu tư I Phương pháp phân tích trung bình- phương sai

1 Mục tiêu tối ưu lý tưởng

Lợi ích nhà đầu tư khi nắm giữ danh mục P là U(P) Do U(P) tăng theo

đa hóa lợi ích kỳ vọng nhà đầu tư chọn danh mục P :( w1, w2, …, wi- ε , …, w

k-ε , wN) sao cho đồng thời đạt rP cực đại và σ2

p là cực tiểu Đây là mục tiêu lý tưởng của nhà đầu tư Để đạt được mục tiêu lý tưởng nhà đầu tư phải giải bài toán tối ưu:

Nghiệm của bài toán này là nghiệm lý tưởng

2 Mục tiêu tối ưu Pareto

Trong nhiều trường hợp bài toán không có nghiệm lý tưởng khi đó ta xét nghiệm tối ưu Pareto.

Trang 33

Ta giải hai bài toán sẽ cho nghiệm và các trị tối ưu là như nhau, tức hai bài toán tương đương theo nghĩa:

( σo2) Sau đó ta thay r0=rP( σo2) vào bài toán B và giải Ta cũng thu được nghiệm và trị tối ưu như bài toán A

+ Và ngược lại ta cũng có điều tương tự

Như vậy nhà đầu tư với mục tiêu lựa chọn danh mục tối ưu Patero thì danh mục tối đa hóa lợi ích kỳ vọng cũng là danh mục tối thiểu hóa độ rủi ro với lợi suất kỳ vọng cho trước Do vậy, ta chỉ cần xét một trong hai bài hoán là đủ Ta sẽ xét bài toán tối thiểu hóa rủi ro vì các nhà đầu tư là được coi là những người e ngại rủi ro.

3 Phương pháp trung bình phương sai

Trang 34

Giải bài toán trên ta sẽ luôn có nghiệm duy nhất vì đó là bài toán quy hoạch lối toàn phương và tập phương án là tập Compact

Giải bài toán quy hoach lồi có tập phương án là tập compact ta thu được nghiêm duy nhất:

Vậy, cho dù danh mục P có hay không có tài sản phi rủi ro thì bài toán tối ưu luôn có nghiệm duy nhất

4 Phân tích mô hình trung bình- phương sai

4.1 Danh mục biên duyên và tập danh mục biên duyên

Trang 35

rP=1 là P(1)= g+h, danh muc biên duyên có lợi suất bằng 1 Khi lợi suât thay đổi ta giải bài toán tối ưu được nghiệm mới và thu

minh họa danh mục biên duyên trên đồ thị:

Trang 36

Với nhóm tài sản có chứa tài sản phi rủi ro:

Trang 37

4.2 Danh mục MVP:

MVP là danh mục biên duyên có phương sai nhỏ nhất

Với nhóm tài sản rủi ro, danh mục MVP là danh mục có:

Trên hình vẽ là điểm gần trục lợi suất nhất

Với danh mục có tài sản phi rủi ro, khi đầu tư vào danh mục P ta luôn

luôn lớn hơn lãi suất phi rủi ro

4.3 Danh mục hiệu quả và biên hiệu quả

Danh mục hiệu quả có lợi suất kỳ vọng lớn hơn lợi suất kỳ vọng của

Tập hợp các danh mục hiệu quả cho ta một biên hiệu quả

Với danh mục chỉ có tài sản rủi ro biên hiêu quả là nửa đường cong nằm phía trên tính từ danh mục MVP

Với danh mục chứa tài sản phi rủi ro biên hiệu quả là nửa đường thẳng nằm trên

4.4 Danh mục tiếp tuyến:

Danh mục buyên khi có tài sản phi rủi ro: P(rP ):{W(rp ),WO=[1-Wi(rP)]} Ta xét danh mục T:

hiêu quả Ta cũng tính được phương sai và lợi suất của danh mục T:

Ngày đăng: 28/09/2012, 08:50

Hình ảnh liên quan

II. Đường thị trường vốn, đường thị trường chứng khoán và mô hình chỉ số đơn - Áp dụng phương pháp trung bình-phương sai trong hoạt động phân tích và quản lý danh mục đầu tư.DOC

ng.

thị trường vốn, đường thị trường chứng khoán và mô hình chỉ số đơn Xem tại trang 38 của tài liệu.
= Mô hình CML biểu diễn mức lợi - Áp dụng phương pháp trung bình-phương sai trong hoạt động phân tích và quản lý danh mục đầu tư.DOC

h.

ình CML biểu diễn mức lợi Xem tại trang 39 của tài liệu.
1.2. Ước lượng mô hình Sim - Áp dụng phương pháp trung bình-phương sai trong hoạt động phân tích và quản lý danh mục đầu tư.DOC

1.2..

Ước lượng mô hình Sim Xem tại trang 54 của tài liệu.
Từ kết quả tính toán ở bảng trên ta có thể kết luận chuỗi lợi suất của cổ - Áp dụng phương pháp trung bình-phương sai trong hoạt động phân tích và quản lý danh mục đầu tư.DOC

k.

ết quả tính toán ở bảng trên ta có thể kết luận chuỗi lợi suất của cổ Xem tại trang 55 của tài liệu.
Độ rủi ro riêng có của mỗi cổ phiếu là sai lệch của mô hình hồi quy ta có thê sử dụng ước lượng ρ^ - Áp dụng phương pháp trung bình-phương sai trong hoạt động phân tích và quản lý danh mục đầu tư.DOC

r.

ủi ro riêng có của mỗi cổ phiếu là sai lệch của mô hình hồi quy ta có thê sử dụng ước lượng ρ^ Xem tại trang 59 của tài liệu.
1.2.3. Phát hiện các khuyết tật của mô hình - Áp dụng phương pháp trung bình-phương sai trong hoạt động phân tích và quản lý danh mục đầu tư.DOC

1.2.3..

Phát hiện các khuyết tật của mô hình Xem tại trang 60 của tài liệu.
AGF BT6 CAN HAP LAF SAM SAV TMS TRI REE 0.00000 - Áp dụng phương pháp trung bình-phương sai trong hoạt động phân tích và quản lý danh mục đầu tư.DOC

6.

CAN HAP LAF SAM SAV TMS TRI REE 0.00000 Xem tại trang 60 của tài liệu.
β là hệ số beta lấy từ mô hình ước lượng Sim, sử dụng bảng tính excel - Áp dụng phương pháp trung bình-phương sai trong hoạt động phân tích và quản lý danh mục đầu tư.DOC

l.

à hệ số beta lấy từ mô hình ước lượng Sim, sử dụng bảng tính excel Xem tại trang 65 của tài liệu.
III. Áp dụng bài toán trung bình phương sai cho danh mục tiếp tuyến 1. Lợi suất và rủi ro: - Áp dụng phương pháp trung bình-phương sai trong hoạt động phân tích và quản lý danh mục đầu tư.DOC

p.

dụng bài toán trung bình phương sai cho danh mục tiếp tuyến 1. Lợi suất và rủi ro: Xem tại trang 66 của tài liệu.
Ta có lợi suất tính toán trên bảng excel (đơn vị %) - Áp dụng phương pháp trung bình-phương sai trong hoạt động phân tích và quản lý danh mục đầu tư.DOC

a.

có lợi suất tính toán trên bảng excel (đơn vị %) Xem tại trang 66 của tài liệu.
Ta có tỷ trọng và beta trong bảng sau: - Áp dụng phương pháp trung bình-phương sai trong hoạt động phân tích và quản lý danh mục đầu tư.DOC

a.

có tỷ trọng và beta trong bảng sau: Xem tại trang 74 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan