Hạn chế rủi ro tín dụng tạo ngân hàng TMCP phát triển nhà thành phố HCM chi nhánh Hà Nội

41 326 1
Hạn chế rủi ro tín dụng tạo ngân hàng TMCP phát triển nhà thành phố HCM chi nhánh Hà Nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thuật ngữ rủi ro tín dụng không hề xa lạ với những người nghiên cứu hoặc làm việc trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng, nhưng không phải ai cũng hiểu một cách thấu đáo về rủi ro tín dụng và những ảnh hưởng của nó.

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2 1.1. Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại (NHTM) .2 1.1.1. Khái niệm NHTM .2 1.1.2. Các hoạt động cơ bản của NHTM .2 1.1.2.1. Hoạt động huy động vốn .2 1.1.2.2. Hoạt động tín dụng .3 1.1.2.3. Hoạt động đầu tư tài chính .4 1.1.2.4. Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ .5 1.1.2.5. Các hoạt động khác 6 1.1.3. Hoạt động tín dụng .7 1.1.3.1. Hoạt động chiết khấu thương phiếu .7 1.1.3.2. Hoạt động cho vay 8 1.1.3.3. Hoạt động cho thuê tài chính 10 1.1.3.4. Hoạt động bảo lãnh 10 1.2. Rủi ro tín dụng (RRTD) của NHTM .11 1.2.1. Các loại rủi ro trong hoạt động của NHTM 11 1.2.2. Rủi ro tín dụng của NHTM 12 1.2.2.1. Khái niệm RRTD .12 1.2.2.2. Ảnh hưởng của RRTD .13 1.2.2.3. Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng 15 1.2.2.4. Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng .18 1.3. Một số nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại 22 1.3.1. Các nhân tố chủ quan .22 SV: Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp: Ngân hàng 47C 1.3.1.1. Chính sách tín dụng và quy trình cấp tín dụng .22 1.3.1.2. Công tác quản lí trong nội bộ ngân hàng .22 1.3.1.3. Chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng .23 1.3.1.4. Hệ thống thông tin 23 1.3.2. Các nhân tố khách quan .24 1.3.2.1. Môi trường kinh tế, chính trị .24 1.3.2.2. Môi trường luật pháp và các chính sách của Nhà nước .24 1.3.2.3. Trình độ quản lý và phương án vay của khách hàng 25 1.3.2.4. Ý thức trách nhiệm của khách hàng 25 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH HDB NỘI 26 2.1. Tổng quan về chi nhánh HDB Nội 26 2.1.1. Lịch sử hình thành phát triển và cơ cấu tổ chức của HDB Nội. 26 2.1.1.1. Lịch sử hình thànhphát triển .26 2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức 27 2.1.2. Khái quát tình hình hoạt động của HDB Nội 30 2.1.2.1. Hoạt động tín dụng tại HDB Nội 30 2.1.2.2. Hoạt động huy động vốn tại HDB Nội 32 2.1.2.3. Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản tại HDB Nội 34 2.2. Thực trạng RRTD tại HDB Nội 35 2.2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng 35 2.2.1.1. Qui trình cho vay tại chi nhánh HDB Nội .35 2.2.1.2. Tổng quan về hoạt động tín dụng tại chi nhánh HDB Nội .36 2.2.1.3. Phân loại các khoản tín dụng tại chi nhánh HDB Nội .39 2.2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng .44 2.2.2.1. Phân loại nợ theo các nhóm nợ qui định .44 2.2.2.2. Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn 45 2.2.2.3. Nợ khó đòi và tỷ lệ nợ khó đòi 49 SV: Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp: Ngân hàng 47C 2.2.2.4. Trích lập dự phòng rủi ro .50 2.2.2.5. Lãi treo và tỷ lệ lãi treo/thu nhập từ lãi 52 2.2.2.6. Hiệu suất sử dụng vốn 53 2.3. Đánh giá tình hình RRTD tại HDB Nội 54 2.3.1. Kết quả đạt được .54 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân .55 2.3.2.1. Hạn chế .55 2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế 56 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DUNG TẠI CHI NHÁNH HDB NỘI 61 3.1. Định hướng phát triển của chi nhánh về hoạt động tín dụng .61 3.2. Giải pháp hạn chế RRTD tại chi nhánh .61 3.2.1. Đưa ra chính sách tín dụng và chiến lược khách hàng phù hợp .61 3.2.2. Tăng cường công tác thẩm định dự án 63 3.2.3. Mở rộng mạng lưới thông tin .63 3.2.4. Nâng cao trình độ cán bộ tín dụng .64 3.2.5. Hoàn thiện công tác tổ chức điều hành 66 3.2.6. San sẻ rủi ro .67 3.2.6.1. Đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ TD .67 3.2.6.2. Chính sách tài sản đảm bảo 67 3.2.7. Sớm nhận biết nguy cơ RRTD .68 3.2.8. Công tác xử lý RRTD 69 3.3. Kiến nghị .70 3.3.1. Kiến nghị với hội sở HDB .70 3.3.2. Kiến nghị với NHNN .71 3.3.3. Kiến nghị với các cơ quan liên quan 73 KẾT LUẬN 75 SV: Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp: Ngân hàng 47C DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1.CƠ CẤU DƯ NỢ THEO LOẠI HÌNH TÍN DỤNG TẠI HDB NỘI GĐ 2006-2008 .30 Bảng 2.2.TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI HDB NỘI GĐ 2006- 2008 .32 Bảng 2.3. TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN THEO KỲ HẠN TẠI HDB NỘI GĐ 2006-2008 .33 Bảng 2.4. MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CƠ BẢN TẠI HDB NỘI GĐ 2006-2008 .34 Bảng 2.5: DƯ NỢ TÍN DỤNG THEO ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG 43 Bảng 2.6. CHI TIẾT CÁC NHÓM NỢ TẠI HDB NỘI GĐ 2006-2008 .44 Bảng 2.7. TỶ TRỌNG NỢ QUÁ HẠN THEO KỲ HẠN TRÊN DƯ NỢ THEO KỲ HẠN 47 Bảng 2.8 TRÍCH LẬP DP VÀ TỶ LỆ TRÍCH LẬP DP .50 Biểu đồ 2.1. TĂNG TRƯỞNG DƯ NỢ TẠI HDB HN GĐ 2006-2008 .36 Biểu đồ 2.2. CƠ CẤU DƯ NỢ TẠI HDB NỘI 2006-2008 38 Biểu đồ 2.3. TỶ TRỌNG DƯ NỢ THEO LOẠI TIỀN TẠI HDB NỘI GĐ 2006-2008 .40 Biểu đồ 2.4. PHÂN LOẠI NỢ THEO KỲ HẠN TẠI HDB NỘI GĐ 2006-2008 .41 Biểu đồ 2.5 NỢ QUÁ HẠN VÀ TỶ LỆ NỢ QUÁ HẠN TRÊN TỔNG DN TẠI HDB NỘI GĐ 2006-2008 46 Biểu đồ 2.6. NỢ KHÓ ĐÒI VÀ TỶ LỆ NỢ KHÓ ĐÒI TẠI HDB NỘI GĐ 2006-2008 .49 Biểu đồ 2.7 TỶ LỆ NỢ QUÁ HẠN, NỢ XẤU VÀ TỶ LỆ DPRR TRÊN TỔNG DN TẠI HDB NỘI GĐ 2006-2008 51 SV: Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp: Ngân hàng 47C Biểu đồ 2.8 LÃI TREO VÀ TỶ LỆ LÃI TREO TRÊN THU NHẬP TỪ LÃI TẠI HDB NỘI GĐ 2006-2008 .52 Biều đồ 2.9. HIỆU SUẤT SD VỐN TẠO HDB NỘI GĐ 2006-2008 53 SV: Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp: Ngân hàng 47C Khoá luận tốt nghiệp 1 GVHD: TS. Lê Thanh Tâm LỜI MỞ ĐẦU Thuật ngữ rủi ro tín dụng không hề xa lạ với những người nghiên cứu hoặc làm việc trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng, nhưng không phải ai cũng hiểu một cách thấu đáo về rủi ro tín dụng và những ảnh hưởng của nó. Hiện nay tín dụng là một trong những hoạt động chính mang lại phần lớn doanh thu cho các ngân hàng thương mại. Rủi ro tín dụng có thể đưa đến những hậu quả nặng nề cho các ngân hàng thương mại, từ giảm lợi nhuận hoạt động đến phá sản. Mặt khác, với vai trò trung gian tài chính quan trọng của mình trên thị trường tài chính và nền kinh tế, một ngân hàng phá sản có thể kéo theo sự sụp đổ của nhiều ngân hàng khác, từ đó đe doạn sự ổn định của hệ thống ngân hàng và theo đó là cả nền kinh tế. Vì vậy, hạn chế rủi ro tín dụng đã trở thành một vấn đề cấp bách mà tất cả các ngân hàng cần sớm đưa ra những biện pháp thực hiện. Chi nhánh HDB Nội là một chi nhánh cấp 1 của ngân hàng TMCP phát triển nhà tp HCM với nghiệp vụ tín dụng là một trong những hoạt động chủ chốt. Sau thời gian thực tập tại phòng tín dụng chi nhánh HDB Nội, em nhận thấy rủi ro tín dụng là một trong những vấn đề cấp bách nhất mà chi nhánh cần phải quan tâm và quyết định chọn đề tài: Hạn chế rủi ro tín dụng tạo ngân hàng TMCP phát triển nhà thành phố HCM chi nhánh Nội. Chuyên đề gồm 3 phần chính: Chương I: Những vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại. Chương II: Thực trạng rủi ro tín dụng tại chi nhánh HDB Nội Chương III: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh HDB Nội. SV: Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp: Ngân hàng 47C Khoá luận tốt nghiệp 2 GVHD: TS. Lê Thanh Tâm CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại (NHTM) 1.1.1. Khái niệm NHTM Tất cả các tài liệu nghiên cứu đều khẳng định, ngân hàng là một trong những tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế. Có nhiều cách thể hiện khác nhau về các định nghĩa về ngân hàng thương mại, nhưng nhìn chung, các ngân hàng thương mại được định nghĩa thông qua chức năng dịch vụ mà chúng thực hiện trong nền kinh tế. [Rose P.S. (2004), Quản trị Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản thống kê, trang 4 chương 1]. Theo điều 201, Luật các tổ chức tín dụng của Việt Nam có nêu: “Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán”. Theo Wikipedia, NHTM là những trung gian tài chính, nhận tiền gửi của các hộ gia đình (cá nhân) và cho các doanh nghiệp và cá nhân khác vay, cung cấp các dịch vụ về trao đổi ngoại tệ, chuyển tiền, các dịch vụ liên quan đến thư tín dụng, dịch vụ két an toàn, v.v . Vai trò quan trọng của ngân hàng được hình thành từ các hoạt động phong phú của mình. Các hoạt động của NHTM có thể được phân chia thành một số hoạt động chính sau đây. 1.1.2. Các hoạt động cơ bản của NHTM 1.1.2.1. Hoạt động huy động vốn. Vốn huy động là những giá trị tiền tệ mà ngân hàng huy động được từ các tổ chức kinh tế và cá nhân trong xã hội. Vốn huy động bao gồm 2 loại chủ yếu là tiền gửi và nguồn huy động khác, bao gồm chứng chỉ tiền gửi và trái phiếu [TS Tô Ngoc Hưng, Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh hoạt động ngân hàng]. SV: Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp: Ngân hàng 47C Khoá luận tốt nghiệp 3 GVHD: TS. Lê Thanh Tâm Tiền gửi là nguồn tài nguyên quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn tiền của NHTM. Ngân hàng huy động tiền gửi thông qua việc cung cấp các loại hình tiền gửi khác nhau. -Tiền gửi thanh toán: Là loại tiền gửi trong ngân hàng với mục đích tạo một nguồn tiền sẵn có cho mục đích thanh toán, chi trả thông qua hoạt động ngân hàng, do đó không có thời hạn cụ thể và lãi suất thấp. - Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: Nguồn tiền gửi này cũng có thể được rút ra bất cứ lúc nào, do đó cũng có lãi suất thấp. Tuy nhiên, không giống tiền gửi thanh toán, nguồn tiền gửi này không được dùng để thanh toán. - Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn:Đây là nguồn tiền gửi mà người gửi chỉ được rút ra sau một khoảng thời gian nhất định đã được thỏa thuận ban đầu với mức lãi suất đã thỏa thuận. Nếu người gửi phá vỡ thoản thuận bằng cách rút tiền trước hạn thì ngân hàng sẽ đưa ra hình phạt, cụ thể là lãi suất. Ngân hàng còn có thể huy động vốn bằng cách phát hành chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn và trái phiếu dài hạn. Hai loại phiếu nợ này được các ngân hàng phát hành theo từng đợt, tùy theo mục đích sử dụng và sự chấp thuận của NHTW hoặc Hội động chứng khoán quốc gia. 1.1.2.2. Hoạt động tín dụng. Theo Giáo trình Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng, TS Tô Ngọc Hưng, tín dụng là việc ngân hàng chuyển nhượng tạm thời một lượng vốn cho khách hàng trên nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi sau một khoảng thời gian thỏa thuận. Quan hệ tín dụng dựa trên cơ sở lòng tin giữa ngân hàng và khách hàng. Hoạt động tín dụng về cơ bản được chia ra thành các loại sau:  Theo thời gian, có 3 loại tín dụng: - Tín dụng ngắn hạn: Loại hình tín dụng này bao gồm các khoản vay có kỳ hạn dưới một năm, do đó hạn chế được rủi ro do thời gian thu hồi và quay vòn vốn nhanh. SV: Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp: Ngân hàng 47C Khoá luận tốt nghiệp 4 GVHD: TS. Lê Thanh Tâm - Tín dụng trung hạn: Tín dụng trung hạn thường có thời hạn từ 1 đến 5 năm, dùng cho các mục đích mua sắm tài sản cố định, đổi mới kĩ thuật, mở rộng sản xuất, xây dựng các công trình nhỏ có khả năng thu hồi vốn nhanh. - TÍn dụng dài hạn: có thời hạn trên 5 năm, được cấp cho các hoạt động xây dựng cơ bản, xây dựng mới, cải tiến mở rộng với quy mô lớn. Loại tín dụng này có thời gian thu hồi vốn lâu, khả năng kiểm soát vốn bị hạn chế và tốc độ quay vòng vốn chậm.  Xét theo mục đích sử dụng, có 2 loại tín dụng: - Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa: được cấp cho các doanh nghiệp để tiến hành kinh doanh lưu thông hàng hóa. - Tín dụng tiêu dùng: được cấp phục vụ cho mục đích tiêu dùng cá nhân của các hộ gia đình.  Xét theo đối tượng cấp tín dụng, tín dụng được chia làm 2 loại: - Tín dụng vốn lưu động: đươc sử dụng để tài trợ cho nguồn vốn lưu động tạm thời bị thiếu hụt của các tổ chức kinh tế. - Tín dụng vốn cố định: được sử dụng để hình thành tài sản cố định, thường có thời hạn trung và dài.  Tín dụng xét theo xuất xứ được chia làm 2 loại: - Tín dụng gián tiếp: là hình thức tín dụng thông qua một trung gian tài chính, một ngân hàng thương mại khác. - Tín dụng trực tiếp: là hình thức mà tín dụng được cấp trực tiếp giữa ngân hàng và người đi vay, không qua một tổ chức trung gian nào khác. 1.1.2.3. Hoạt động đầu tư tài chính. Ngoài nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ mang lại nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng, khoản mục được đánh giá là nguồn quan trọng thứ hai, có liên quan và hỗ trợ, bổ sung cho khả năng sinh lời của các nghiệp vụ cho vay là khoản mục chứng khoán. Ngân hàng tham gia vào thị trường chứng khoán dưới nhiều hình thức, thực hiện hoạt động đầu tư tài chính với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận, nâng cao khả năng thanh toán SV: Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp: Ngân hàng 47C Khoá luận tốt nghiệp 5 GVHD: TS. Lê Thanh Tâm và đa dạng hóa tài sản, hoạt động kinh doanh nhằm phân tán rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Các NHTM tiến hành nghiệp vụ đầu tư tài chính dưới 2 hình thức cơ bản: đầu tư chứng khoán và liên doanh liên kết. - Nghiệp vụ đầu tư chứng khoán: Thị trường chứng khoán có rất nhiều chủ thể tham gia, trong đó NHTM với vai trò trung gian tài chính hoặc chủ thể phát hành đóng vai trò hết sức quan trọng. Ngoài ra, ngân hàng còn thực hiện nghiệp vụ đầu tư chứng khoán với tư cách là một nhà đầu tư chuyên nghiệp, mua đi bán lại các chứng khoán để kiếm lời. NHTM thường đầu tư vào 2 loại chứng khoán chủ yếu có kỳ hạn dài là chứng khoán do chính phủ hay chính quyền địa phương phát hành và chứng khoán do các công ty, xí nghiệp phát hành. Chứng khoán do Nhà nước phát hành có lợi nhuận thấp, song hầu như không có rủi ro do Nhà nước luôn có nguồn đảm bảo khả năng thanh toán lớn nhất là thuế và quyền lực phát hành tiền. Trong khi đó, chứng khoán công ty cho lợi nhuận cao hơn nhưng độ an toàn thấp hơn. Các ngân hàng thường giữ chứng khoán công ty để hưởng thu nhập hàng năm. - Liên kết liên doanh: Trên thị trường tài chính, các ngân hàng còn thực hiện các mục tiêu chung của mình thông qua hình thức liên doanh liên kết vốn với các xí nghiệp, công ty. Với tư cách là thành viên hùn vốn, NHTM có thể đứng ra mua cổ phiếu cho mình, từ đó trở thành thành viên sáng lập hay góp vốn kinh doanh, đồng thời có thể cử người vào ban quản trị công ty. 1.1.2.4. Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ. Ngoài các nghiệp vụ kinh doanh truyền thống, trong môi trường cạnh tranh gay gắt, các ngân hàng luôn cố gắng mở rộng và ngày càng chú trọng và các dịch vụ tiện ích nhằm thu hút khách hàng. Trong đó, dịch vụ thanh toán và ngân quỹ là những lĩnh vực dịch vụ ngày càng được các ngân hàng chú trọng cả về quy mô và số lượng, chất lượng. SV: Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp: Ngân hàng 47C [...]... hàng là một yếu tố quan trọng giúp ngân hàng phòng tránh được rủi ro tín dụng SV: Nguyễn Thị Phương Thảo Lớp: Ngân hàng 47C Khoá luận tốt nghiệp 26 GVHD: TS Lê Thanh Tâm CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH HDB NỘI 2.1 Tổng quan về chi nhánh HDB Nội 2.1.1 Lịch sử hình thành phát triển và cơ cấu tổ chức của HDB Nội 2.1.1.1 Lịch sử hình thànhphát triển Ngày 04/01/1990 Ngân hàng. .. hoạt động của ngân hàng, làm giảm tính thanh khoản của ngân hàng - Rủi ro tín dụng làm giảm lợi nhuận của ngân hàng Tín dụng là một hoạt động đóng góp phần lớn vào lợi nhuận của ngân hàng Khi rủi ro tín dụng xảy ra tức là ngân hàng đã không thể thu được lãi của các khoản vay để làm tăng thu nhập cho ngân hàng Hơn nữa, khi phát sinh các khoản nợ quá hạn, ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro từ lợi nhuận... chặt chẽ sẽ giúp ngân hàng có thể hạn chế được rủi ro tín dụng Bên cạnh đó, đa dạng hóa các loại hình tín dụng và mộ nhân tố giúp ngân hàng phân tán rủi ro Ngân hàng không nên tập trung cấp tín dụng cho một đối tượng khách hàng, một ngành nghề, một thị trường mà nên cố gắng đa dạng hóa, cung cấp nhiều hình thức tín dụng phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng trên cơ sở một số nhóm khách hàng và một số... riêng phải gánh chịu sẽ mang lại rủi ro cho hoạt động tín dụng của ngân hàng Một nền kinh tế mở với những quy định thông thoáng sẽ tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh tiền tệ của ngân hàng và các doanh nghiệp trong nền kinh tế nói chung 1.2.2.4 Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng Tuy rủi ro tín dụng là khách quan song ngân hàng phải quản lý rủi ro tín dụng nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các tổn thất... thống thông tin của từng ngân hàng hay cả hệ thống đều chưa phát triển Thông tin của ngân hàng chủ yếu đến từ hệ thống thong tin tín dụng của ngân hàng Nhà nước và từ phía khách hàng Những thông tin này không đủ để trợ giúp bộ phận tín dụng đưa ra những quyết định đúng đắn kho quyết định cho vay, dẫn đến rủi ro tín dụng xảy ra - Các hình thức cấp tín dụng chưa đa dạng, thời hạn tín dụng không thích hợp,... toàn hệ thống liên ngân hàng Đây là một kênh thông tin giúp các ngân hàng có thể kiểm tra đánh giá khách hàng đầy đủ hơn nhằm đưa ra các quyết định cấp tín dụng đúng về hạn mức cho vay và thời hạn tín dụng, cách thu hồi nợ nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng cho ngân hàng Kênh thông tin này cũng giúp cho ngân hàng có thông tin chính xác hơn về các khách hàng lần đầu tiên đến với ngân hàng 1.3.2 Các nhân tố... đối tượng khách hàng nào và bất kể loại hình sản phẩm, dịch vụ nào của ngân hàng mà họ đang sử dụng, RRTD xảy đến cho ngân hàng cũng có những ảnh hưởng nhất định đến các đối tượng khách hàng này 1.2.2.3 Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng  Nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng - Chính sách và quy trình tín dụng của ngân hàng còn hạn chế, thiếu chặt chẽ Hiện nay hệ thống ngân hàng thương mại chưa... trình phát triển nhà ở và chỉnh trang đô thị; tư vấn cho Ủy ban nhân dân TP Hồ Chí Minh về chương trình, kế hoạch phát triển nhà và chỉnh trang đô thị Chi nhánh Hội là đơn vị hạch toán phụ thuộc của ngân hàng TMCP phát triển nhà tp HCM được thành lập theo quyết định số 1300 QĐ- NHNN ngày 27/06/2006 của ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có con dấu và có nhiệm vụ thực hiện các hoạt động theo quy định của ngân. .. định của ngân hàng Chi nhánh Nội được đặt tại số 91B Nguyễn Thái Học, phường Điện Biên, quận Ba Đình Nội Chi nhánh Nội được thành lập nhằm cung cấp các dịch vụ kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và dịch vụ khác, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển hoạt động kinh doanh và yêu cầu mở rộng mạng lưới chi nhánh của HD Bank tại các tỉnh, thành phố ngoài địa bàn tp HCM, đồng thời tạo điều kiện... của hoạt động tín dụng chi nhánh HDB Nội là trong cơ cấu tín dụng của chi nhánh, hoạt động cho vay chi t khấu chứng từ có giá chi m tỷ trọng rất lớn so với loại hình cho vay truyền thống của ngân hàng Đặc điểm này xuất phát từ thực tế thời gian hoạt động của chi nhánh là chưa lâu, bắt đầu từ tháng 6 năm 2008, hơn nữa chi nhánh Nội là một trong những chi nhánh đầu tiên của HDB tại Nội Điều này . tâm và quyết định chọn đề tài: Hạn chế rủi ro tín dụng tạo ngân hàng TMCP phát triển nhà thành phố HCM chi nhánh Hà Nội. Chuyên đề gồm 3 phần chính:. về rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại. Chương II: Thực trạng rủi ro tín dụng tại chi nhánh HDB Hà Nội Chương III: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng

Ngày đăng: 22/04/2013, 09:16

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan