Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh tuyên quang

107 396 4
Quản lý nhà nước về du lịch tại tỉnh tuyên quang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH TRỊNH THÁI BÌNH QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH TẠI TỈNH TUYÊN QUANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2014 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH TRỊNH THÁI BÌNH QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH TẠI TỈNH TUYÊN QUANG Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS, TS. Bùi Nhật Quang THÁI NGUYÊN - 2014 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi, chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào trƣớc đây. Mọi số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm./. Thái Nguyên, ngày tháng 12 năm 2014 Tác giả Trịnh Thái Bình ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận văn này, tôi đã nhận đƣợc sự quan tâm giúp đỡ của thầy cô, bạn bè và tập thể Cán bộ giáo viên trƣờng Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên. Xin trân trọng cảm ơn PGS. TS Bùi Nhật Quang, ngƣời hƣớng dẫn khoa học của luận văn đã hƣớng dẫn tận tình và giúp đỡ em về mọi mặt để hoàn thành luận văn. Xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong Hội đồng chấm luận văn đã có những góp ý về những thiếu sót của luận văn này, giúp luận văn càng hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn các vị lãnh đạo và tập thể lãnh đạo cán bộ công chức Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Cục Thống kê tỉnh Tuyên Quang đã cung cấp thông tin tài liệu và hợp tác trong quá trình thực hiện luận văn. Và sau cùng, để có đƣợc kiến thức nhƣ ngày hôm nay, cho phép em gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô trƣờng Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên trong thời gian qua đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu./. Thái Nguyên, ngày tháng 12 năm 2014 Tác giả Trịnh Thái Bình iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. vi DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ......................................................................... vii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 2 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 3 5. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 3 Chƣơng 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH 1.1. Cơ sở lý luận về du lịch.............................................................................. 4 1.1.1. Khái niệm du lịch................................................................................. 4 1.1.2. Vai trò của du lịch................................................................................ 6 1.2. Quản lý nhà nƣớc về du lịch của chính quyền cấp tỉnh và yêu cầu đặt ra trong điều kiện hiện nay .......................................................................... 7 1.2.1. Quan niệm quản lý nhà nƣớc về du lịch .............................................. 7 1.2.2. Vai trò của quản lý nhà nƣớc về du lịch trong nền kinh tế thị trƣờng ..................................................................................................... 10 1.2.3. Nội dung quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động du lịch của chính quyền cấp tỉnh .................................................................................... 11 1.2.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về du lịch.................... 14 1.2.5. Yêu cầu đối với quản lý nhà nƣớc về hoạt động du lịch ở nƣớc ta hiện nay......................................................................................................... 16 iv 1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về du lịch ở tỉnh Hà Giang, tỉnh Phú Thọ và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang ........................................... 18 1.3.1. Kinh nghiệm của tỉnh Hà Giang ........................................................ 18 1.3.2. Kinh nghiệm của tỉnh Phú Thọ .......................................................... 20 1.3.3. Kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Tuyên Quang ........................................ 22 Chƣơng 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................. 25 2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 25 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 25 2.2.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu ............................................................ 25 2.2.2. Phƣơng pháp xử lý số liệu ................................................................. 25 2.2.3. Phƣơng pháp phân tích số liệu........................................................... 26 2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 26 Chƣơng 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG.................................................. 27 3.1. Thực trạng hoạt động du lịch ở tỉnh Tuyên Quang .................................. 27 3.1.1. Điều kiện, tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Tuyên Quang tác động đến quá trình phát triển du lịch ........................................................... 27 3.1.2. Thực trạng hoạt động du lịch tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2009 - 2013....... 40 3.2. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về du lịch ở tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2009-2013 ............................................................................................... 44 3.2.1. Xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn ......... 44 3.2.2. Tạo môi trƣờng thuận lợi, hỗ trợ phát triển du lịch địa phƣơng........ 46 3.2.3. Liên kết, hợp tác và quảng bá, xúc tiến phát triển du lịch ................. 46 3.2.4. Đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực du lịch ...................................... 49 3.2.5. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về du lịch.................................... 52 3.2.6. Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc về du lịch ..................................................................................................... 53 3.2.7. Thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực du lịch ............................................................................................ 54 v 3.3. Đánh giá chung công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch ở tỉnh Tuyên Quang .................................................................................................. 55 3.3.1. Những mặt tích cực trong công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch ...... 55 3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch ................................................................... 57 Chƣơng 4. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH Ở TỈNH TUYÊN QUANG ........................................................................................... 62 4.1. Phƣơng hƣớng nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc về du lịch ở tỉnh Tuyên Quang ............................................................................................ 62 4.1.1. Quan điểm phát triển du lịch của tỉnh Tuyên Quang ........................ 62 4.1.2. Mục tiêu phát triển du lịch của tỉnh Tuyên Quang ............................ 62 4.1.3. Phƣơng hƣớng hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về du lịch trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đến 2015 tầm nhìn đến năm 2020........................... 64 4.2. Các giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc về du lịch ở tỉnh Tuyên Quang.................................................................................. 65 4.2.1. Hoàn thiện công tác quy hoạch phát triển du lịch ............................. 65 4.2.2. Đẩy mạnh đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng du lịch ............................. 77 4.2.3. Tạo môi trƣờng thuận lợi để phát triển du lịch trên địa bàn .............. 78 4.2.4. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nƣớc về du lịch ......................................................................... 79 4.2.5. Đẩy mạnh công tác đào tạo, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực cho ngành du lịch ở tỉnh ........................................................................ 81 4.2.6. Tăng cƣờng công tác quảng bá, xúc tiến du lịch, liên kết hợp tác trong phát triển du lịch ........................................................................... 83 4.2.7. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, chính sách về du lịch ............................................................................................. 85 4.2.8. Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động du lịch ...... 87 4.2.9. Tăng cƣờng sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch ......................................................................... 89 KẾT LUẬN .................................................................................................... 91 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 94 vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT GRDP : Tổng sản phẩm nội tỉnh THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông TMCP : Thƣơng mại cổ phần QL : Quốc lộ BVHTTDL : Bộ Văn hóa thể thao Du lịch UBND : Ủy ban nhân dân Nxb : Nhà xuất bản vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Tổng sản phẩm nội tỉnh (GRDP) tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2009 - 2013...........................................................................................30 Bảng 3.2. Cơ cấu GRDP theo ngành giai đoạn 2009 - 2013 .............................31 Bảng 3.3. Cơ cấu GRDP phân theo thành phần kinh tế năm 2009-2013 .............33 Bảng 3.4. Cơ cấu lao động theo ngành giai đoạn 2009-2013 ............................34 Bảng 3.5. Số lƣợt khách du lịch giai đoạn 2009- 2013 ......................................40 Bảng 3.6. Cơ sở lƣu trú giai đoạn 2009-2013 .....................................................42 Bảng 3.7. Doanh thu hoạt động khách sạn, nhà hàng, du lịch lữ hành..............43 viii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Tốc độ tăng trƣởng GRDP giai đoạn 2009 - 2013 ................... 31 Biểu đồ 3.2: Cơ cấu GRDP theo ngành giai đoạn 2009 - 2013.................... 32 Biểu đồ 3.3: Cơ cấu GRDP phân theo thành phần kinh tế năm 2009 - 2013 ............................................................................. 33 Biểu đồ 3.4: Cơ cấu lao động theo ngành giai đoạn 2009 - 2013 ................ 34 Biểu đồ 3.5: Số lƣợt khách du lịch giai đoạn 2009 - 2013 ........................... 40 Biểu đồ 3.6: Cơ sở lƣu trú giai đoạn 2009 - 2013 ........................................ 43 Biểu đồ 3.7: Doanh thu hoạt động khách sạn, nhà hàng, du lịch lữ hành 2009 - 2013...................................................................... 44 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay du lịch đã trở thành một hiện tƣợng kinh tế xã hội phổ biến và phát triển trở thành một lĩnh vực kinh tế quan trọng với vai trò “ngành công nghiệp không khói”, có đóng góp đáng kể vào phát triển kinh tế, xã hội của các quốc gia. Tại Việt Nam, du lịch là lĩnh vực có tốc độ tăng trƣởng rất nhanh và từ lâu đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, giúp đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Kể từ Đại hội lần thứ VI đến Đại hội lần thứ XI, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn xác định “Ƣu tiên phát triển các ngành dịch vụ có tiềm năng và sức cạnh tranh cao. Tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lƣợng các ngành dịch vụ truyền thống nhƣ du lịch...” “Khuyến khích đầu tƣ phát triển và nâng cao chất lƣợng hiệu quả hoạt động du lịch, đa dạng hóa sản phẩm và hoạt động du lịch”1. Sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nƣớc trong thời gian qua đã đƣa Việt Nam trở thành một trong các quốc gia có ngành du lịch phát triển nhanh, góp phần tăng nguồn thu nhập, khai thác tốt hơn các lợi thế sẵn có về tài nguyên thiên nhiên, nền văn hóa truyền thống giàu bản sắc và nguồn nhân lực dồi dào. Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng du lịch trung du miền núi Bắc Bộ với hệ thống tài nguyên du lịch tƣơng đối khá cả về tự nhiên và nhân văn, có thƣơng hiệu Thủ đô kháng chiến - Thủ đô khu giải phóng, địa hình đa dạng với núi, đồi bát úp cùng với những ƣu thế về bề dày lịch sử, văn hóa, con ngƣời, danh thắng... tạo cho Tuyên Quang tiềm năng lớn để phát triển du lịch. Với thế mạnh đó, những năm qua ngành Du lịch Tuyên Quang đã đạt tốc độ tăng trƣởng khá, góp phần làm cho tỉ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của tỉnh ngày càng tăng, tạo ra công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho một bộ phận ngƣời dân địa phƣơng, đóng góp đáng kể vào ngân 1 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Hà Nội 2011 2 sách của tỉnh. Với thƣơng hiệu Thủ đô kháng chiến - Thủ đô khu giải phóng, hình ảnh du lịch Tuyên Quang đã và đang đƣợc du khách trong và ngoài nƣớc biết đến. Tuy nhiên, thực tế thời gian qua ngành du lịch Tuyên Quang phát triển chƣa tƣơng xứng với tiềm năng, lợi thế so sánh vốn có của địa phƣơng bộc lộ những hạn chế, bất cập về cơ chế chính sách, cách thức triển khai và tiếp cận, hiệu quả trong thực hiện còn nhiều tồn tại và giải pháp cho phát triển còn chƣa sát thực tế... Xuất phát từ yêu cầu thực tế và hạn chế trong thực hiện các chính sách, chủ trƣơng nhƣ trên, tác giả lựa chọn đề tài: "Quản lý Nhà nƣớc về du lịch tại tỉnh Tuyên Quang" nhằm nghiên cứu, đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc về du lịch ở tỉnh Tuyên Quang, thúc đẩy ngành du lịch tỉnh Tuyên Quang phát triển, thực sự trở thành ngành kinh tế đột phá, mũi nhọn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa một số lý thuyết, chính sách, quan điểm nghiên cứu, đánh giá về du lịch và quản lý nhà nƣớc về du lịch. - Làm rõ các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về yêu cầu cấp thiết của việc nâng cao hiệu quả quản lý du lịch, góp phần phát triển ngành du lịch của Việt Nam nói chung và tại Tuyên Quang nói riêng. - Phân tích thực trạng phát triển của ngành du lịch tại Tuyên Quang, làm rõ một số vấn đề nổi bật trong công tác quản lý nhà nƣớc đối với ngành du lịch tỉnh Tuyên Quang giai đoạn hiện nay. - Từ nghiên cứu điển hình tại tỉnh Tuyên Quang, đề xuất một số giải pháp gợi ý nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực của công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về quản lý nhà nƣớc về du lịch tại Tuyên Quang. 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Nghiên cứu trƣờng hợp tỉnh Tuyên Quang. - Phạm vi thời gian: Nghiên cứu trong giai đoạn từ 2009 đến 2013 và đề xuất giải pháp cho thời kỳ từ nay đến năm 2020. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Đề tài hệ thống hóa các vấn đề về lý luận về du lịch, quản lý nhà nƣớc về du lịch của Việt Nam nói chung và đƣa ra một số nhận định, đánh giá mới sau khi nghiên cứu trƣờng hợp tỉnh Tuyên Quang giai đoạn phát triển những năm gần đây và các xu hƣớng phát triển đến năm 2020. - Góp phần làm rõ thực trạng phát triển du lịch và các vấn đề đặt ra trong công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trong giai đoạn từ năm 2009 đến 2013, từ đó đƣa ra những kiến nghị, giải pháp có ý nghĩa thực tiễn để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc về du lịch trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang nói riêng và Việt Nam nói chung. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài đƣợc bố cục thành 4 chƣơng: Chƣơng 1. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nƣớc về du lịch Chƣơng 2. Phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng 3. Thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch tại tỉnh Tuyên Quang. Chƣơng 4. Phƣơng hƣớng và các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc về du lịch ở tỉnh Tuyên Quang 4 Chƣơng 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH 1.1. Cơ sở lý luận về du lịch 1.1.1. Khái niệm du lịch Hoạt động du lịch đã xuất hiện rất lâu trong lịch sử phát triển của loài ngƣời, song cho đến nay khái niệm du lịch đƣợc hiểu khác nhau từ các quốc gia khác nhau và từ nhiều góc độ khác nhau, nhƣ một chuyên gia du lịch đã nhận định “đối với du lịch, có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa”. Ở nƣớc Anh, du lịch xuất phát từ tiếng "To Tour" có nghĩa là cuộc dạo chơi (Tour round the world-cuộc đi vòng quanh thế giới; to go for tour round the town- cuộc dạo quanh thành phố; tour of inspection- cuộc kinh lý kiểm tra, …). Tiếng Pháp, từ du lịch bắt nguồn từ Le Tour có nghĩa là cuộc dạo chơi, dã ngoại. Năm 1930, Glusmam - ngƣời Thụy Sỹ cho rằng “Du lịch là sự chinh phục không gian của những ngƣời đến một địa điểm mà ở đó họ không có chỗ cƣ trú thƣờng xuyên”. Theo định nghĩa của Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp Quốc: “Du lịch bao gồm tất cả các hoạt động của những ngƣời du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thƣ giãn; cũng nhƣ mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục không quá một năm, ở bên ngoài môi trƣờng sống định cƣ; nhƣng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trƣờng sống khác hẳn nơi định cƣ”. 5 Tháng 6-1991, tại Otawa (Canada) diễn ra Hội nghị Quốc tế về thống kê Du lịch cũng đƣa ra khái niệm: “Du lịch là hoạt động của con ngƣời đi tới một nơi ngoài môi trƣờng thƣờng xuyên (nơi ở thƣờng xuyên của mình), trong một khoảng thời gian ít hơn đã đƣợc các tổ chức du lịch quy định trƣớc, mục đích của chuyến đi không phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng đến thăm”. Khác với quan điểm trên, các học giả biên soạn Từ điển Bách Khoa toàn thƣ Việt Nam (1966) đã tách hai nội dung cơ bản của du lịch thành hai phần riêng biệt. Thứ nhất (đứng trên góc độ mục đích của chuyến đi): “du lịch là một dạng nghỉ dưỡng sức tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hoá, nghệ thuật ” (Học viện Hành chính Quốc gia (2010)) Thứ hai (đứng trên góc độ kinh tế): “du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hoá dân tộc, từ đó góp phần tăng thêm tình yêu đất nước; đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế, du lịch là lĩnh vực kinh doah mang lại hiệu quả rất lớn: có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tại chỗ”. (Học viện Hành chính Quốc gia (2010)) Ở góc độ kinh tế và kinh doanh, Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội đã đƣa ra khái niệm: Du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động hƣớng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hóa và dịch vụ của những doanh nghiệp, nhằm đáp ứng các nhu cầu đi lại lƣu trú, ăn uống, tham quan, giải trí, tìm hiểu và nhu cầu khác của khách du lịch. Các hoạt động đó phải đem lại lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội thiết thực cho nƣớc làm du lịch và cho bản thân doanh nghiệp. 6 Theo Luật du lịch Việt Nam do Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp lần thứ 7 thông qua ngày 14-6-2005 đƣa ra định nghĩa : “Du lịch là một hoạt động của con ngƣời ngoài nơi cƣ trú thƣờng xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dƣỡng trong một khoảng thời gian nhất định.” Tuy nhiên, các tác giả trên đều nhất trí những vấn đề có tính chung nhất đó là: Du lịch là các hoạt động có tính tổng hợp từ hƣớng dẫn, trao đổi hàng hóa đến thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí của con ngƣời trong một thời gian nhất định. Hoạt động du lịch vừa có đặc điểm của ngành kinh tế, lại có đặc điểm của ngành kinh tế - xã hội, không những đem lại lợi ích kinh tế mà còn cả lợi ích chính trị, văn hóa, xã hội. Trên cơ sở tổng hợp những lý luận và thực tiễn của hoạt động du lịch trên thế giới và Việt Nam trong thời gian gần đây, theo tác giả khái niệm du lịch nhƣ sau là phù hợp và đƣợc tác giả chọn để làm căn cứ nghiên cứu đề tài: “Du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hƣớng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hoá và dịch vụ của các doanh nghiệp nhằm đáp ứng về nhu cầu đi lại, lƣu trú, ăn uống, nghỉ ngơi, giải trí, tham quan và các nhu cầu khác của khách du lịch. Các hoạt động đó phải đem lại lợi ích về kinh tế, chính trị - xã hội thiết thực cho quốc gia và toàn xã hội”. 1.1.2. Vai trò của du lịch Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, vai trò của du lịch thể hiện cụ thể ở các mặt sau: Một là, ngành du lịch phát triển sẽ thúc đẩy các ngành khác phát triển đặc biệt ngành giao thông vận tải, xây dựng, dịch vụ ngân hàng. Ngày nay, nhu cầu của du khách rất đa dạng nhƣ nhu cầu đi lại, nhu cầu về thông tin liên lạc, chuyển tiền, lƣu trú, để đáp ứng đƣợc đầy đủ nhu cầu của du khách buộc những ngành này phải phát triển. 7 Hai là, hoạt động du lịch góp phần tăng thu nhập quốc dân, thông qua việc sản xuất, bán các hàng hóa tiêu dùng, lƣu niệm phục vụ cho du khách làm tăng thu ngân sách cho nhà nƣớc. Trong giai đoạn hiện nay, do hiện đại hóa ở một số ngành sản xuất truyền thống nên nhu cầu sử dụng lao động bị giảm đi, trong khi đó, ngành du lịch phát triển nhu cầu sử dụng lao động ngày càng cao. Dó đó, hoạt động du lịch góp phần tạo ra việc làm cho ngƣời lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp. Ba là, du lịch phát triển kích thích đầu tƣ. Khi du lịch phát triển không những đòi hỏi nhiều loại hình dịch vụ khác nhau phát triển mà còn kích thích hoạt động đầu tƣ vào cơ sở hạ tầng của các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc. Bốn là, du lịch đẩy mạnh giao lƣu quốc tế, giúp con ngƣời mở mang những hiểu biết về lịch sử, văn hóa, phong tục, tập quán. Do đó, thông qua du lịch trình độ dân trí của ngƣời dân đƣợc nâng cao, tăng cƣờng sự hiểu biết lẫn nhau, thắt chặt mối quan hệ với các nƣớc trên thế giới. Năm là, sự phát triển của du lịch góp phần bảo tồn và tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, các danh lam thắng cảnh, đồng thời, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc thông qua các lễ hội, các làng nghề truyền thống. 1.2. Quản lý nhà nƣớc về du lịch của chính quyền cấp tỉnh và yêu cầu đặt ra trong điều kiện hiện nay 1.2.1. Quan niệm quản lý nhà nước về du lịch 1.2.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước về kinh tế Nhà nƣớc là công cụ quyền lực để quản lý mọi hoạt động của nền kinh tế - xã hội, đảm bảo sự phát triển của một quốc gia, và quản lý kinh tế vĩ mô. Trong mỗi giai đoạn lịch sử, vai trò quản lý nhà nƣớc về kinh tế không giống nhau. Dƣới chế độ phong kiến, Nhà nƣớc có vai trò chủ yếu nhằm bảo vệ sở hữu của giai cấp phong kiến, thực hiện quyền sở hữu về mọi mặt kinh tế. Khi chủ nghĩa tƣ bản ra đời ở thế kỷ XV, yêu cầu và trình độ phát triển kinh tế 8 ngày càng cao đòi hỏi nhà nƣớc phải can thiệp mạnh và sâu vào nền kinh tế với việc sử dụng các chính sách và biện pháp hết sức nghiêm ngặt để tích lũy tiền tệ, lập hàng rào thuế quan bảo hộ, kiểm soát ngoại thƣơng..Nhờ đó, các nƣớc tƣ bản chủ nghĩa đã tích lũy đƣợc một lƣợng của cải và tiền tệ đảng kể làm cho nền sản xuất ở các nƣớc tƣ bản phát triển rất nhanh. Đầu thế kỷ 18 các nhà tƣ bản mở rộng quy mô sản xuất, tự do cạnh tranh trở thành xu thế tất yếu, các nhà kinh tế cổ điển đã ủng hộ tự do cạnh tranh, đại biểu cho trƣờng phái này là Adam Smith (1723 - 1790) đƣa ra thuyết "Bàn tay vô hình" và nguyên lý "Nhà nƣớc không can thiệp" vào hoạt động của nền kinh tế. Tuy nhiên, Adam Smith cũng thừa nhận nhà nƣớc cũng có nhiệm vụ kinh tế nhất định khi mà nhiệm vụ kinh tế vƣợt quá khả năng của một doanh nghiệp. Đầu những năm 30 của thế kỷ XX, những cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra thƣờng xuyên xảy ra, đặc biệt cuộc khủng hoảng quy mô lớn 1929 -1933 đã chứng tỏ "Bàn tay vô hình" đã không đảm bảo những điều kiện ổn định cho kinh tế thị trƣờng phát triển và nhà kinh tế học ngƣời Anh J.Keynes (1884 -1946) đã đƣa ra lý thuyết "Nhà nƣớc điều tiết nền kinh tế thị trƣờng". Nhà nƣớc can thiệp vào kinh tế ở tầm vĩ mô và vi mô. Học thuyết của J.Keynes đã cứu chủ nghĩa tƣ bản thoát khỏi cơn khủng hoảng lớn của những năm 30 - 40. Tuy nhiên, tình trạng khủng hoảng kinh tế, lạm phát, thất nghiệp diễn ra ngày càng trầm trọng. Học thuyết kinh tế hỗn hợp, phối hợp "Bàn tay vô hình" của thị trƣờng với "Bàn tay hữu hình" của Nhà nƣớc đã đƣợc ra đời và phát huy tác dụng. Thực tế chứng tỏ rằng các nền kinh tế hiện đại muốn phát triển phải có sự quản lý của Nhà nƣớc. Đối với nƣớc ta, nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, đã tạo ra sự cạnh tranh, điều đó kích thích hoạt động kinh tế phát triển đồng thời phát sinh những tác động không có lợi cho nền kinh tế nhƣ độc quyền, cạnh tranh thiếu bình đẳng. Do vậy, rất cần sự can thiệp, quản lý của Nhà nƣớc để điều tiết, quản lý nền kinh tế thông qua những chính sách vĩ mô nhằm hạn chế những mặt tiêu cực và tạo môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. 9 Do đó, quản lý nhà nƣớc về kinh tế có thể đƣợc hiểu là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền của Nhà nƣớc đối với nền kinh tế quốc dân nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực, các cơ hội có thể có, để đạt đƣợc các mục tiêu phát triển kinh tế đất nƣớc đã đặt ra, trong điều kiện hội nhập và mở rộng giao lƣu quốc tế. 1.2.1.2. Khái niệm quản lý nhà nước về du lịch Du lịch là một ngành kinh tế đang từng bƣớc phát triển ở nƣớc ta hiện nay. Đây là một ngành kinh doanh dịch vụ mang tính chiến lƣợc trong quá trình phát triển của đất nƣớc. Do vậy, quản lý nhà nƣớc về du lịch là vấn đề rất cần thiết, có tính khách quan. Bởi vì, quản lý nhà nƣớc về du lịch chính là làm cho ngành du lịch phát triển đúng hƣớng, phát huy mọi tiềm năng du lịch, thu hút ngày càng nhiều du khách, giải quyết việc làm, đóng góp vào ngân sách nhà nƣớc. Quản lý nhà nƣớc về du lịch là quá trình tác động của Nhà nƣớc đến du lịch thông qua các công cụ quản lý vĩ mô nhằm mục tiêu phát triển du lịch đúng định hƣớng của Nhà nƣớc, tạo nên sự công bằng trong hoạt động du lịch để du lịch thực sự là một ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực kinh tế trong và ngoài nƣớc trong điều kiện mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế. Các công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nƣớc trong quản lý nhà nƣớc về du lịch là hệ thống pháp luật, các kế hoạch, các chính sách kinh tế của Nhà nƣớc đƣợc sử dụng trong quá trình thực hiện mục tiêu phát triển du lịch đã đề ra. Nhƣ vậy, khái niệm quản lý nhà nƣớc về du lịch: “Quản lý Nhà nƣớc về du lịch là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực pháp luật nhà nƣớc đối với các quá trình, các hoạt động du lịch của con ngƣời để duy trì và phát triển ngày càng cao các hoạt động du lịch trong nƣớc và du lịch quốc tế nhằm đạt đƣợc các hiệu quả kinh tế xã hội do nhà nƣớc đặt ra” tác giả thấy phù hợp và đƣợc chọn để làm căn cứ nghiên cứu đề tài. 10 1.2.2. Vai trò của quản lý nhà nước về du lịch trong nền kinh tế thị trường 1.2.2.1. Vai trò định hướng - Nhà nƣớc có vai trò định hƣớng phát triển du lịch và hƣớng dẫn các nhà kinh doanh trong lĩnh vực du lịch hoạt động hƣớng theo các mục tiêu phát triển du lịch của Nhà nƣớc đề ra. Thông qua các công cụ chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch, hệ thống chính sách, thông tin nhằm định hƣớng quá trình phát triển du lịch. Thiết lập khuôn khổ pháp lý thông qua việc ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về du lịch, vừa tạo ra môi trƣờng pháp lý thuận lợi, bình đẳng để các nhà kinh doanh du lịch yên tâm đầu tƣ, kinh doanh, theo chức năng Nhà nƣớc có thể kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp và các chủ thể kinh doanh du lịch trên thị trƣờng. 1.2.2.2. Vai trò tổ chức Tổ chức là một chức năng quan trọng của quản lý nhà nƣớc về du lịch. Nhà nƣớc sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị kinh doanh du lịch, đảm bảo công tác tổ chức, quy hoạch các khu, các điểm du lịch đảm bảo hoạt động hiệu quả. Nhà nƣớc tổ chức lại hệ thống quản lý, sắp xếp lại các cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch từ Trung ƣơng đến cơ sở, đổi mới thể chế và thủ tục hành chính, đào tạo và đào tạo lại, sắp xếp các cán bộ, công chức quản lý nhà nƣớc và quản lý doanh nghiệp, thiết lập các mối quan hệ hợp tác về du lịch với các nƣớc và các tổ chức du lịch quốc tế. 1.2.2.3. Vai trò điều tiết các hoạt động du lịch và can thiệp thị trường Nhà nƣớc là ngƣời đại diện quyền lợi hợp pháp của mọi chủ thể kinh doanh nói chung và kinh doanh du lịch nói riêng, khuyến khích và đảm bảo cạnh tranh bình đẳng trƣớc pháp luật, chống độc quyền. Một mặt, Nhà nƣớc hƣớng dẫn, kích thích các doanh nghiệp du lịch hoạt động theo định hƣớng đã vạch ra. Mặt khác, Nhà nƣớc phải can thiệp, điều tiết thị trƣờng khi cần thiết để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô. Trong hoạt động kinh doanh du lịch ở nƣớc ta hiện nay, cạnh tranh chƣa bình đẳng, không lành mạnh là một trong những vấn đề gây trở ngại cho quá trình phát triển. Do vậy, Nhà nƣớc phải có vai trò điều tiết mạnh. 11 Nhà nƣớc có thể sử dụng nhiều công cụ, biện pháp khác nhau để điều tiết, can thiệp thị trƣờng và hoạt động kinh doanh du lịch, xử lý đúng đắn mâu thuẫn của các quan hệ gây ảnh hƣởng đến môi trƣờng du lịch. 1.2.2.4. Vai trò kiểm tra, giám sát Nhà nƣớc giám sát hoạt động của mọi chủ thể kinh doanh du lịch cũng nhƣ chế độ quản lý của các chủ thể đó (về mặt đăng ký kinh doanh, chất lƣợng và tiêu chuẩn sản phẩm, nghĩa vụ nộp thuế…). Nhà nƣớc phát hiện những lệch lạc, nguy cơ chệch hƣớng hoặc vi phạm pháp luật và các quy định của nhà nƣớc, từ đó đƣa ra các quyết định điều chỉnh thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả của quản lý nhà nƣớc về du lịch. Quản lý công tác đào tạo, bồi dƣỡng, việc bảo vệ tài nguyên du lịch, môi trƣờng, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc trong hoạt động phát du lịch. Nhà nƣớc cũng phải kiểm tra, đánh giá sức mạnh của hệ thống tổ chức quản lý nhà nƣớc về du lịch cũng nhƣ năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nƣớc về du lịch. 1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch của chính quyền cấp tỉnh Trên cơ sở quy định của Luật Du lịch, các quy định hiện hành của Nhà nƣớc và tình hình thực tiễn trong quản lý nhà nƣớc về du lịch của chính quyền cấp tỉnh, quản lý nhà nƣớc về du lịch của chính quyền cấp tỉnh có những nội dung chủ yếu nhƣ sau: 1.2.3.1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch là một trong những nội dung quản lý nhà nƣớc có tính quyết định đối với sự phát triển du lịch trên địa bàn của chính quyền cấp tỉnh. Trong hoạt động du lịch, các cá nhân, tổ chức không thể nắm hết đƣợc tình hình cũng nhƣ xu hƣớng vận động của thị trƣờng du lịch. Họ có thể tham gia hoạt động kinh doanh du lịch một cách bị 12 động, dễ gây ra lãng phí, thất bại, thua lỗ. Điều đó không những gây ra thiệt hại riêng cho bản thân các nhà kinh doanh mà còn gây thiệt chung cho kinh tế của tỉnh. Hơn nữa, việc phát triển du lịch của tỉnh phải đặt trong mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cũng nhƣ định hƣớng phát triển du lịch của cả nƣớc. Vì vậy, chính quyền cấp tỉnh xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch nhằm định hƣớng, hƣớng dẫn và thông tin công khai các quy hoạch đến các nhà kinh doanh du lịch để có hoạt động đầu tƣ, kinh doanh đúng định hƣớng, mục tiêu đặt ra. 1.2.3.2. Tạo môi trường thuận lợi, hỗ trợ phát triển du lịch Một trong những yếu tố quyết định sự phát triển ngành du lịch là tạo môi trƣờng thuận lợi, hỗ trợ của Nhà nƣớc đối với ngành du lịch. Đó là những cơ chế, chính sách nhằm thu hút nguồn lực từ bên ngoài và phát huy đƣợc nội lực của địa phƣơng để khai thác hết tiềm năng phát triển du lịch. Các chính sách bao gồm: Chính sách khuyến khích đầu tƣ, chính sách ƣu đãi tiền thuê đất, chính sách ƣu đãi tín dụng, chính sách đa dạng hóa sản phẩm du lịch, cải cách thủ tục hành chính...Các cơ chế, chính sách đảm bảo sự thông thoáng nhƣng không đƣợc trái với quy định của pháp luật. Cơ sở hạ tầng có vai trò to lớn đối với phát triển du lịch. Ngành du lịch không thể phát triển nếu không đƣợc đảm bảo về giao thông, điện, nƣớc, thông tin...Do đó, sự quan tâm, đầu tƣ ngân sách của chính quyền cấp tỉnh để phát triển cơ sở hạ tầng đảm bảo tiện nghi, tiện ích cho các hoạt động du lịch, góp phần thúc đẩy du lịch phát triển. 1.2.3.3. Tạo lập sự liên kết, hợp tác và quảng bá, xúc tiến phát triển du lịch Trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, tính liên ngành, liên vùng, liên quốc gia là một điều kiện cần thiết để phát triển bền vững ngành du lịch. Việc liên kết, hợp tác này trƣớc hết nhằm phát huy đƣợc các lợi thế so sánh của mỗi địa phƣơng về tiềm năng và các nguồn lực phát triển du lịch, đồng thời bổ sung, khắc phục cho nhau những hạn chế trong phát triển. Thông qua 13 việc liên kết, hợp tác sẽ làm phong phú và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, tạo ra những sản phẩm du lịch mang tính đặc trƣng, có chất lƣợng cao, từ đó tăng cƣờng khả năng cạnh tranh và những lợi thế trong phát triển du lịch của địa phƣơng. Để tạo lập sự gắn kết về du lịch, chính quyền cấp tỉnh đẩy mạnh hợp tác, liên kết và hội nhập dịch vụ du lịch với các địa phƣơng trong nƣớc và với các nƣớc trong khu vực và quốc tế. Đồng thời, chính quyền cấp tỉnh có biện pháp chỉ đạo, đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch của địa phƣơng, tạo điều kiện để du lịch phát triển. 1.2.3.4. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch Cũng nhƣ trong các lĩnh vực, ngành nghề khác, chất lƣợng nhân lực trong hoạt động du lịch cũng ảnh hƣởng quyết định đến sự phát triển của lĩnh vực này. Du lịch là một ngành kinh tế - dịch vụ, có vai trò to lớn đối với kinh tế, chính trị xã hội và môi trƣờng. Đối tƣợng phục vụ của hoạt động du lịch không chỉ là du khách ở trong nƣớc mà còn là du khách từ các quốc gia trên thế giới. Mỗi khách du lịch có nhu cầu, trình độ, sự hiểu biết và ở các nền văn hóa khác nhau. Để thỏa mãn hết các nhu cầu chính đáng của du khách, thu hút lƣợng du khách đến nhiều hơn cần có nguồn nhân lực chất lƣợng, chuyên nghiệp. Thƣớc đo sự phát triển của du lịch thể hiện ở việc thu hút nhiều khách du lịch. Do đó, để thu hút lƣợng khách du lịch ngày càng nhiều hơn phải có chiến lƣợc, kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực cho du lịch, coi đào tạo là nền tảng cho sự phát triển của hoạt động du lịch. Nhân lực du lịch không chỉ là lao động trực tiếp tham gia hoạt động kinh doanh du lịch mà còn tham gia công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch. Đội ngũ cán bộ quản lý giỏi, năng động, sáng tạo là tiền đề phát triển du lịch. Vì vậy, cần phải chú trọng đào tạo, bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ quản lý nhà nƣớc đối với lực lƣợng này để đáp ứng yêu cầu mới trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. 14 1.2.3.5. Tuyên truyền, phổ biến các chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến hoạt động du lịch Đƣờng lối, chủ trƣơng, của Đảng về phát triển du lịch đƣợc thể chế hóa bằng các chính sách, pháp luật chung của Nhà nƣớc. Để chính sách, pháp luật đi vào thực tế cuộc sống và phát huy đƣợc tính hiệu quả, chính quyền cấp tỉnh phải tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh đồng thời phải tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về du lịch đến cán bộ, công nhân viên chức và nhân dân, các tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động du lịch trên địa bàn. Qua đó, giúp họ nhận thức đúng đắn và có hành động đúng trong hoạt động thực tiễn; đảm bảo sự tuân thủ, thi hành chính sách, pháp luật về du lịch một cách nghiêm túc. 1.2.3.6. Thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực du lịch Sự phát triển nhanh của du lịch có thể làm phát sinh các hành vi tiêu cực nhƣ: khai thác quá mức các công trình, khu, điểm du lịch, làm ô nhiễm môi trƣờng sinh thái, những hoạt động kinh doanh du lịch trái với bản sắc văn hóa của đất nƣớc, của địa phƣơng...Do đó, chính quyền cấp tỉnh phải chỉ đạo, thực hiện thƣờng xuyên công tác kiểm tra, thanh tra và giám sát đối với hoạt động du lịch để phòng ngừa hoặc ngăn chặn kịp thời những hành vi tiêu cực có thể xảy ra trong hoạt động du lịch, đồng thời cần xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm pháp luật về du lịch trên địa bàn. 1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về du lịch 1.2.4.1. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch Hoạt động quản lý nhà nƣớc về du lịch phụ thuộc vào tổ chức bộ máy quản lý, lĩnh vực du lịch không thể đƣợc quản lý tốt nếu tổ chức bộ máy quản lý không hợp lý. Bộ máy quản lý gồm một cơ quan trung ƣơng và các cơ quan địa phƣơng. Với mô hình này, việc giám sát hoạt động du lịch đƣợc thực hiện theo phƣơng thức từ xa, định kỳ theo quy định, tiến hành từ cấp địa phƣơng đến trung ƣơng. Công tác giám sát từ xa nếu đƣợc thực hiện đầy đủ, kịp thời 15 sẽ tạo điều kiện cho cơ quan quản lý có đƣợc cái nhìn tổng thể về toàn bộ hoạt động du lịch. Tuy nhiên, việc quản lý nhà nƣớc đối với lĩnh vực du lịch không chỉ là nhiệm vụ của một cơ quan duy nhất, nó đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ của các cơ quan quản lý khác nhƣ công an, cơ quan thuế, xây dựng... 1.2.4.2. Các văn bản pháp luật liên quan Sự can thiệp của nhà nƣớc thể hiện qua những chính sách quản lý vĩ mô đối với nền kinh tế, qua hệ thống pháp luật...Các chính sách quản lý của nhà nƣớc vừa trực tiếp, vừa gián tiếp tác động tới hoạt động quản lý nhà nƣớc đối với lĩnh vực du lịch Sự tác động trực tiếp thể hiện qua những chính sách trực tiếp liên quan tới hoạt động quản lý nhà nƣớc đối với lĩnh vực du lịch. Đó là những chính sách quy định về nội dung quản lý, bộ máy quản lý. Các chính sách này đƣợc thực hiện bởi cơ quan quản lý nhà nƣớc. Một hệ thống chính sách quản lý đúng đắn, đầy đủ sẽ đem lại hiệu quả quản lý cao và ngƣợc lại, một hệ thống chính sách quản lý chƣa đầy đủ, không đồng bộ, còn thiếu sót sẽ làm giảm hiệu quả của công tác quản lý. Sự tác động gián tiếp của chính sách quản lý của nhà nƣớc tới hoạt động du lịch thể hiện ở chỗ: các chính sách quản lý của nhà nƣớc có tạo ra đƣợc một môi trƣờng thuận lợi cho công tác quản lý du lịch hay không. 1.2.4.3. Trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức của cán bộ quản lý Trình độ, năng lực của cán bộ quản lý trực tiếp tác động tới hoạt động du lịch. Bộ máy quản lý nhà nƣớc về du lịch là cơ quan trực tiếp tiến hành hoạt động quản lý du lịch. Không những thế ở đây còn là cơ quan trực tiếp hay gián tiếp ban hành các chính sách, chế độ về quản lý du lịch. Bởi vậy, sự am hiểu của cán bộ quản lý về ngành nghề lĩnh vực mình quản lý sẽ ảnh hƣởng trực tiếp tới khả năng nắm bắt tình hình của họ với lĩnh vực đó, do đó sẽ ảnh hƣởng trực tiếp tới việc cán bộ quản lý đó có phân tích và đƣa ra đƣợc những kết luận đúng đắn hay không, có dự thảo ra đƣợc những chính sách 16 quản lý đúng đắn hay không. Thêm vào đó, phẩm chất đạo đức của cán bộ quản lý sẽ quyết định việc họ có thực hiện quản lý đúng theo lƣơng tâm trách nhiệm hay không. 1.2.4.4. Môi trường kinh tế - chính trị - xã hội Sự ổn định về kinh tế - chính trị - xã hội là nhân tố quan trọng, có tác động lớn tới hiệu quả quản lý nhà nƣớc về du lịch. Môi trƣờng chính trị-xã hội ổn định, nền kinh tế tăng trƣởng ổn định, bền vững sẽ tạo cho các nhà đầu tƣ, các nhà kinh doanh du lịch một tâm lý yên tâm đầu tƣ vào lĩnh vực này, từ đó công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch sẽ đƣợc thuận lợi. Các nhân tố trên đều tác động đến quản lý nhà nƣớc về du lịch. Do vậy, việc nghiên cứu tác động của từng nhân tố cũng nhƣ tác động tổng hợp của các nhân tố tới hoạt động quản lý nhà nƣớc về du lịch là vấn đề hết sức cần thiết. 1.2.5. Yêu cầu đối với quản lý nhà nước về hoạt động du lịch ở nước ta hiện nay Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở nƣớc ta hiện nay diễn ra mạnh mẽ đã tạo nhiều cơ hội để phát triển kinh tế xã hội nói chung và kinh tế du lịch nói riêng. Đặc biệt, nƣớc ta đã trở thành thành viên thứ 150 của WTO với cam kết mở cửa thị trƣờng dịch vụ du lịch và dịch vụ có liên quan. Điều đó tạo điều kiện cho ngành du lịch thu hút mạnh đầu tƣ nƣớc ngoài, tiếp nhận vốn, công nghệ sản xuất và công nghệ quản lý, tạo ra công ăn việc làm và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội, ngành du lịch phải đối mặt với những khó khăn thách thức nhƣ cạnh tranh sẽ diễn ra ngày càng gay gắt, với nhiều “đối thủ”, trên bình diện rộng và sâu hơn trong khi đó điều kiện nƣớc ta là một nƣớc đang phát triển ở trình độ thấp, quản lý nhà nƣớc còn nhiều yếu kém và bất cập, doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân còn nhỏ bé. Để thúc đẩy du lịch phát triển nhanh và bền vững phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch cần đáp ứng những yêu cầu chủ yếu sau: 17 Thứ nhất, thông qua quản lý nhà nƣớc về du lịch nhằm phát huy, kích thích thúc đẩy mạnh mẽ các nguồn lực để phát triển du lịch. Do đó, đòi hỏi phải tạo môi trƣờng pháp lý thông thoáng, đảm bảo quyền tự do kinh doanh du lịch theo pháp luật của mọi tổ chức và cá nhân đều đƣợc bình đẳng, công bằng, không phân biệt các thành phần kinh tế, doanh nghiệp nhà nƣớc hay doanh nghiệp tƣ nhân; cùng phát triển lâu dài, hợp tác, liên kết cạnh tranh lành mạnh, mang lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trƣờng. Thứ hai, trong quá trình thực hiện quản lý nhà nƣớc về du lịch đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, bãi bỏ các thủ tục, giấy tờ không thực sự cần thiết nhằm tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp du lịch trong việc đăng ký kinh doanh hành nghề. Công khai quy trình, thời gian giải quyết công việc ở cơ quan quản lý nhà nƣớc liên quan đến lĩnh vực du lịch. Công khai, minh bạch mọi chính sách, cơ chế quản lý du lịch là một trong những yêu cầu đòi hỏi trong quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực này nhằm khắc phục tình trạng trung gian, sách nhiễu ảnh hƣởng đến quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn. Thứ ba, tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách và luật pháp về du lịch theo hƣớng hội nhập, đảm bảo đúng luật pháp, phù hợp với thông lệ quốc tế. Giải quyết tốt các vấn đề có tính liên ngành, trong đó, tập trung đổi mới, hoàn thiện chính sách xuất nhập cảnh, hải quan, thu hút đầu tƣ du lịch. Có nhƣ vậy các nhà đầu tƣ, kinh doanh du lịch an tâm đầu tƣ vào nƣớc ta. Thứ tư, trong quản lý nhà nƣớc về du lịch phải quan tâm công tác quy hoạch phát triển du lịch gắn với việc bảo tồn các tài nguyên du lịch và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Thực hiện mục tiêu của Đảng ta là xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển du lịch phải giải quyết tốt các mối quan hệ giữa kinh tế và văn hóa, không thể chạy theo lợi nhuận tối đa với bất cứ giá nào mà đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc. Giữ đƣợc bản sắc chính là tăng thêm sự độc đáo, hấp dẫn, đáp ứng yêu cầu của du khách. Trong quy 18 hoạch phải hƣớng tới hiệu quả trên nhiều mặt, không chỉ về kinh tế, chính trị xã hội, môi trƣờng mà còn đảm bảo tính thẩm mỹ, văn hóa và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Thứ năm, sắp xếp, tái cấu trúc bộ máy quản lý nhà nhà nƣớc về du lịch hiệu quả đáp ứng yêu cầu chức năng, nhiệm vụ đề ra, bảo đảm sự đồng bộ trong thực hiện, khắc phục sự chồng chéo, kém hiệu quả trong việc xây dựng và tổ chức thực thi cơ chế quản lý. Yêu cầu phân cấp cho địa phƣơng và cơ sở một cách cụ thể, việc phân cấp đảm bảo quản lý nhà nƣớc về du lịch thực hiện một cách có hiệu quả; gắn phân cấp với kiểm tra, giám sát. 1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về du lịch ở tỉnh Hà Giang, tỉnh Phú Thọ và bài học rút ra cho tỉnh Tuyên Quang Dƣới tác động của công cuộc đổi mới và sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ đối với hoạt động du lịch thời gian qua, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng đã có nhiều cố gắng, nỗ lực hoàn thiện công tác quản lý Nhà nƣớc về du lịch trên địa bàn nhằm khai thác đạt hiệu quả cao nhất tiềm năng và thế mạnh trong phát triển du lịch của địa phƣơng mình, nhất là các tỉnh, thành phố lớn nhƣ TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Cần Thơ, tỉnh Quảng Ninh, ... Tuy nhiên, luận văn chỉ nghiên cứu, tìm hiểu kinh nghiệm quản lý Nhà nƣớc về du lịch của một số địa phƣơng, có điều kiện tƣơng đồng với tỉnh Tuyên Quang, do cùng nằm trong khu vực trung du, miền núi phía bắc, cùng trục giao thông, điều kiện tự nhiên, xã hội, chính sách điều hành khá tƣơng đồng so với tỉnh Tuyên Quang, đó là tỉnh Hà Giang và tỉnh Phú Thọ. 1.3.1. Kinh nghiệm của tỉnh Hà Giang Hà Giang là một tỉnh miền núi biên giới ở cực bắc của Việt Nam, có vị trí chiến lƣợc đặc biệt quan trọng. Phía bắc và tây có đƣờng biên giới giáp với tỉnh Vân Nam và Quảng Tây nƣớc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa dài 277,556 km; phía đông giáp tỉnh Cao Bằng; phía nam giáp tỉnh Tuyên Quang; phía tây và tây nam giáp tỉnh Lào Cai và Yên Bái. Hà Giang đƣợc đánh giá là 19 tỉnh có nhiều tiềm năng, thế mạnh về du lịch, với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, và các di tích lịch sử văn hoá có giá trị. Hà Giang là một quần thể núi non hùng vĩ, địa hình hiểm trở, cùng nhiều ghềnh thác, hang động với nhiều hình khối, đƣờng nét kì thú và hấp dẫn, phong cảnh nguyên sơ, có các điểm tồn tại về đa dạng sinh học, với các loài động thực vật quý hiếm trong sách đỏ Việt Nam và thế giới đƣợc nhiều nƣớc quan tâm. Hà Giang là vùng đất giàu truyền thống lịch sử, trong lịch sử đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, Hà Giang luôn là "phên dậu", là "trấn biên" bảo vệ Tổ quốc Việt Nam ở biên giới phía bắc. Trong qúa trình lịch sử đó đã để lại trên mảnh đất địa linh này nhiều di tích lịch sử văn hoá có giá trị. Mảnh đất này còn là nơi sinh sống của 22 dân tộc, mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hoá riêng vô cùng độc đáo, tạo nên nét văn hóa đa sắc tộc. Nét văn hoá nổi bật của các dân tộc Hà Giang không những chỉ thể hiện qua cách ăn mặc mà còn thể hiện qua sinh hoạt hằng ngày, phong tục tập quán của họ. Đến Hà Giang là đến với hình ảnh các ruộng bậc thang tầng tầng, lớp lớp trên những đồi núi. Ngƣời Hà Giang cày cấy, tăng gia lƣơng thực trên những hốc đá, sƣờn đồi, nơi mà những cây lúa, cây ngô có thể sống và cho họ lƣơng thực. Cày nƣơng hốc đá trên những sƣờn núi đá hiểm trở của các dân tộc Mông, Dao...là một nét văn hoá đặc sắc mà không nơi nào có đƣợc. Ngoài ra còn có các phong tục tập quán đặc trƣng nhƣ đám cƣới, đám tang...Văn hoá tinh thần của ngƣời Mông là những công cụ nhƣ đàn môi, khèn, sáo ngang bằng lƣỡi đồng... Với các yếu tố tự nhiên thuận lợi kết hợp với các giá trị văn hoá truyền thống của Hà Giang là một nguồn tài nguyên quý báu, là điều kiện thuận lợi để phát triển phù hợp với hạt động loại hình du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, leo núi khám phá hang động, nghỉ dƣỡng, tham quan di tích lịch sử văn hóa, lễ hội. Tỉnh Hà Giang đã quan tâm đến công tác tác quy hoạch và đầu tƣ cơ sở hạ tầng du lịch. Thực hiện quy hoạch các khu du lịch đã tạo thuận lợi cho các 20 nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc triển khai các dự án liên quan đến du lịch gây ấn tƣợng cho du khách. Với những kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về du lịch của tỉnh Hà Giang đã làm cho ngành du lịch đạt đƣợc những kết quả đáng kể trong những năm qua. Cụ thể, năm 2013 có 112 cơ sở với 1.115 buồng. Hoạt động kinh doanh của các khách sạn giữ tốc độ tăng trƣởng khá ổn định trong giai đoạn 20052010, hoạt động kinh doanh khách sạn đạt mức tăng trƣởng đáng kể với công suất sử dụng phòng bình quân tăng cao từ 76% - 83%. Hoạt động kinh doanh lữ hành phát triển cả về chất và lƣợng. Lƣợt khách đến năm 2010 là 417.808 lƣợt, năm 2011 là 520.000 lƣợt. Doanh thu chuyên ngành du lịch tăng cao qua các năm, từ 327 tỷ đồng năm 2010 lên 500 tỷ đồng năm 2011. 1.3.2. Kinh nghiệm của tỉnh Phú Thọ Phú Thọ là một tỉnh trung du, miền núi Bắc Bộ. Là điểm tiếp giáp giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và vùng Tây Bắc. Phía Bắc giáp Tuyên Quang, Yên Bái, Phía Nam giáp Hòa Bình, phía Đông giáp Vĩnh Phúc, Hà Nội, phía tây giáp Sơn La. Nằm trong khu vực giao lƣu giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và vùng Tây Bắc, Phú Thọ có vị trí địa lý mang ý nghĩa là trung tâm tiểu vùng Tây-Đông-Bắc; cách trung tâm Hà Nội khoảng 80 km, cách sân bay quốc tế Nội Bài khoảng 60 km, Phú Thọ nằm ở trung tâm hệ thống giao thông đƣờng bộ, đƣờng sắt và đƣờng sông từ các tỉnh thuộc Tây-Đông-Bắc đi Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh đồng bằng Bắc bộ, có địa 21 hình đa dạng, vừa có miền núi, vừa có trung du và đồng bằng ven sông phù hợp với việc phát triển đa dạng các loại hình du lịch. Các điều kiện tự nhiên của Phú Thọ, đặc biệt là địa hình đa dạng đã tạo cho Phú Thọ một nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên khá phong phú và hấp dẫn với các loại hình có thể khai thác nhƣ du lịch thăm quan, vui chơi giải trí, nghỉ dƣỡng chữa bệnh, , đặc biệt là du lịch sinh thái…. Phú Thọ là tỉnh có lịch sử lâu đời, vùng đất phát tích của dân tộc Việt Nam, lƣu giữ nhiều các di tích, sự tích, truyền thuyết về đời sống sinh hoạt văn hóa, sông cuộc đấu tranh dựng nƣớc và giữ nƣớc, qua hàng ngàn năm của lịch sử dân tộc Việt Nam. Các lễ hội diễn ra cũng rất đa dạng, phong phú, mang nét văn hóa đặc sắc của những bản làng miền quê Trung du rõ nét. Bên cạnh đó, Phú Thọ còn có khá nhiều các di tích lịch sử văn hóa, trong đó Đền Hùng là 1 trong 10 di tích lịch sử văn hóa quốc gia đặc biệt, tín ngƣỡng thờ Hùng Vƣơng là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Với tiềm năng, thế mạnh về du lịch, Đảng bộ và chính quyền tỉnh Phú Thọ đã đẩy mạnh phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Để đạt mục tiêu đó, thời gian qua, công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch của tỉnh Phú thọ đã có những kinh nghiệm cụ thể là: Tỉnh đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ, ƣu đãi về mặt bằng, vốn, thuế kêu gọi các nguồn đầu tƣ, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tạo dựng những sản phẩm du lịch mới, đầu tƣ vào các loại hình vui chơi, giải trí, thúc đẩy xây dựng đời sống văn hóa cơ sở để bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, tạo môi trƣờng xã hội thuận lợi cho du lịch phát triển. Đẩy mạnh công tác quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết những khu du lịch trọng điểm, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch phù hợp tình hình thực tế, gợi ý và xác định những điểm, dự án du lịch với mức độ ƣu tiên về đầu tƣ, sử dụng đất, nguồn nhân lực, cơ chế quản lý và điều hành, xúc tiến tiếp thị để khai thác tối đa những tiềm năng du lịch của tỉnh. 22 Phú Thọ coi trọng đầu tƣ cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất, kỹ thuật du lịch theo hƣớng tập trung ƣu tiên một số địa bàn trọng điểm nhằm từng bƣớc hình thành những khu du lịch tầm cỡ của khu vực. Mặt khác, tỉnh coi trọng công tác đào tạo nhân lực, xây dựng đội ngũ những ngƣời làm kinh doanh du lịch, quản lý nhà nƣớc về du lịch có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đƣợc đảm bảo. Công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu tiềm năng, cơ hội đầu tƣ, hợp tác của du lịch Phú Thọ ở các thị trƣờng đƣợc đẩy mạnh thông qua ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại và tạo dựng những ấn phẩm tuyên truyền về du lịch, tổ chức những sự kiện văn hóa, du lịch, thể thao ở các hội chợ, triển lãm, hội nghị. Với những biện pháp quản lý nhà nƣớc về du lịch, tỉnh Phú Thọ đã đạt đƣợc một số kết quả khả quan, thể hiện năm 2011 là gần 1 triệu lƣợt khách, tăng 11% so với năm 2010, doanh thu đạt gần 600 tỷ đồng, tăng 16% so với kế hoạch, doanh thu xã hội từ du lịch ƣớc đạt 252 tỷ đồng góp phần nâng cao mức thu nhập của doanh nghiệp và ngƣời tham gia kinh doanh, tỷ lệ lao động trong ngành du lịch tại Phú Thọ chiếm tỷ lệ khá trong tổng số lao động của tỉnh, phần lớn số lao động này là lao động trực tiếp, tập trung chủ yếu vào các hoạt động dịch vụ du lịch của các tổ chức cá nhân ngoài Nhà nƣớc. 1.3.3. Kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Tuyên Quang Từ kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về du lịch của tỉnh Hà Giang và tỉnh Phú Thọ, có thể rút ra một số kinh nghiệm cho tỉnh Tuyên Quang: Một là, phải xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch cho thời gian dài, hợp lý; có chiến lược, kế hoạch và các chính sách khai thác tiềm năng thúc đẩy du lịch phát triển. Để phát triển du lịch, chính quyền cấp tỉnh cần phải đặc biệt quan tâm đến công tác xây dựng quy hoạch dài hạn. Công tác này thực hiện tốt sẽ làm gia tăng những lợi ích từ du lịch cho cộng đồng, doanh nghiệp và giảm thiểu những tác động tiêu cực mà du lịch có thể gây ra. Công tác này thực hiện tốt 23 sẽ tạo điều kiện thúc đẩy phát triển du lịch, khắc phục những hậu quả nghiêm trọng về môi trƣờng. Ngoài ra, việc lập chiến lƣợc, kế hoạch và các chính sách khai thác tiềm năng du lịch sẽ thiết lập đƣợc các mục tiêu và tìm ra giải pháp để thực hiện đƣợc mục tiêu đó; tạo sự thống nhất trong phát triển du lịch tổng thể của tỉnh, thiết lập các mối liên kết giữa du lịch với các ngành kinh tế khác; đƣa ra những định hƣớng cơ bản về quy mô phát triển các điểm du lịch. Hai là, ban hành các chính sách để đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, đồng thời tạo ra được các sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương để thu hút du khách. Việc đa dạng hóa các sản phẩm du lịch và tạo ra sản phẩm du lịch đặc thù của địa phƣơng sẽ thu hút du khách nhiều du khách đến với Tuyên Quang. Do đó, chính quyền tỉnh cần tạo điều kiện, có các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch trong tỉnh tạo điều kiện thúc đẩy đa dạng, phong phú các sản phẩm du lịch, tạo ra các sản phẩm mới mang tính đặc thù của địa phƣơng. Ba là, làm tốt công tác tuyên truyền, xúc tiến du lịch. Là một trong những kinh nghiệm quan trọng để thúc đẩy du lịch phát triển. Mục đích của tuyên truyền, xúc tiến du lịch là nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm du lịch của địa phƣơng đến với du khách và tiềm kiếm thị trƣờng tiềm năng, từ đó thu hút du khách đến tham quan nhiều hơn. Ngoài ra, chính quyền cấp tỉnh cần bố trí nguồn kinh phí hợp lý đối với công tác này. Bốn là, cần có sự liên kết, hợp tác giữa các địa phương, các vùng, các doanh nghiệp để phát triển du lịch. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, rộng, ngành du lịch phải đối mặt với cạnh tranh ngày càng gay gắt. Do vậy, quản lý nhà nƣớc về du lịch ở Tuyên Quang phải coi trọng sự liên kết, hợp tác với các địa phƣơng vùng, các doanh nghiệp du lịch để hỗ trợ, bổ sung cho nhau, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch. Liên kết để xúc tiến quảng bá tiềm năng, sản phẩm du lịch; phối hợp xây dựng các chƣơng trình, tuyến, điểm du lịch 24 mang đặc trƣng của mỗi địa phƣơng… Liên kết càng chặt chẽ, bền vững làm tăng sức mạnh tổng hợp, nâng cao sức cạnh tranh và càng mở rộng khả năng thu hút khách. Năm là, quan tâm đến việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch của địa phương. Du lịch là hoạt động trực tiếp gắn với con ngƣời, có đối tƣợng phục vụ là con ngƣời. Đặc thù của đối tƣợng phục vụ là du khách với tâm lý, nhu cầu, ngôn ngữ, văn hóa rất khác nhau. Vì vậy, quản lý nhà nƣớc về du lịch ở tỉnh Tuyên Quang nên coi trọng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho du lịch và phải thể hiện tính toàn diện, từ cán bộ quản lý đến nhân viên phục vụ đều phải đƣợc trang bị đầy đủ kiến thức về du lịch để đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch ngày càng cao. Sáu là, thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động du lịch, bảo vệ tài nguyên du lịch, môi trường tự nhiên và xã hội của du lịch. Thực tế ở nhiều tỉnh cho thấy, song song với việc phát triển du lịch là sự xuất hiện các vấn đề tiêu cực ảnh hƣởng nghiêm trọng đến môi trƣờng du lịch nhƣ ô nhiễm môi trƣờng, xâm phạm các công trình văn hóa, lịch sử, nâng giá phi lý hay sự phát triển của một số tệ nạn xã hội. Trƣớc thực tế đó, cần phải tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát nhằm ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật trong kinh doanh du lịch, đem lại sự tin tƣởng, an tâm cho du khách; đồng thời, làm tốt việc bảo vệ tài nguyên du lịch, môi trƣờng tự nhiên và xã hội của du lịch. Có nhƣ vậy, ngành du lịch địa phƣơng mới phát triển ổn định, bền vững. 25 Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu Luận văn sẽ tập trung vào trả lời cho các câu hỏi sau: - Thực trạng quản lý nhà nƣớc về du lịch của tỉnh Tuyên Quang hiện nay nhƣ thế nào? - Thành tựu và hạn chế trong quản lý nhà nƣớc về du lịch của tỉnh Tuyên Quang ra sao? - Những nguyên nhân nào dẫn đến những hạn chế trong quản lý nhà nƣớc về du lịch ở tỉnh Tuyên Quang? - Những giải pháp nào đƣợc đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc về du lịch ở tỉnh Tuyên Quang trong thời gian tới? 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu , quản lý nhà nƣớc ... , quản lý nhà nƣớc về du lịch… 2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu Dữ liệu thu thập đƣợc xử lý trên phần mềm Microsoft Office Excel 2010...Thông tin thu đƣợc tiến hành phân nhóm, phân tổ theo các chỉ tiêu đƣợc xác định từ trƣớc (theo vùng, theo địa bàn, quy mô,…), sử dụng số tuyệt đối, số tƣơng đối, số trung bình, biểu đồ... để so sánh và mô tả chính xác số liệu đã thu thập. 26 2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu - Phƣơng pháp so sánh: So sánh các chỉ tiêu qua các năm, các hiện tƣợng đƣợc lƣợng hóa cùng một nội dung, tính chất... So sánh qua chỉ tiêu kế hoạch và kết quả thực hiện; so sánh kết quả qua các giai đoạn,... - Phƣơng pháp phân tổ thống kê: Những thông tin thứ cấp khi thu thập đƣợc sẽ tiến hành phân tổ, phân nhóm theo một số tiêu thức. Phƣơng pháp phân tổ sẽ giúp nhìn nhận rõ ràng những số liệu đã thu thập đƣợc để có thể đi đến kết luận chính xác nhất đối. - Phƣơng pháp thống kê mô tả: Là phƣơng pháp nghiên cứu các hiện tƣợng kinh tế xã hội vào việc mô tả sự biến động cũng nhƣ xu hƣớng phát triển của hiện tƣợng kinh tế - xã hội thông qua số liệu thu thập đƣợc. - Phƣơng pháp chuyên gia chuyên khảo: Là phƣơng pháp thăm dò ý kiến của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, giáo viên hƣớng dẫn và cán bộ công tác tại các cơ quan qu . Ngoài ra tác giả còn sử dụng Phƣơng pháp đồ thị. 2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu Chỉ tiêu tổng sản phẩm nội tỉnh (GRDP) tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2009 - 2013. Chỉ tiêu cơ cấu GRDP theo ngành giai đoạn 2009 - 2013 Chỉ tiêu cơ cấu GRDP phân theo thành phần kinh tế năm 2009-2013 Chỉ tiêu cơ cấu lao động theo ngành giai đoạn 2009-2013 Chỉ tiêu số lƣợt khách du lịch giai đoạn 2009- 2013 Chỉ tiêu cơ sở lƣu trú giai đoạn 2009-2013 Chỉ tiêu doanh thu hoạt động khách sạn, nhà hàng, du lịch lữ hành - Chỉ tiêu đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc về du lịch trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang; chỉ ra những thành tựu, những mặt tích cực và những hạn chế cũng nhƣ những nguyên nhân chủ quan và khách quan. - Chỉ tiêu đề xuất phƣơng hƣớng nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc về du lịch ở tỉnh Tuyên Quang. - Chỉ tiêu các giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc về du lịch ở tỉnh Tuyên Quang. 27 Chƣơng 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG 3.1. Thực trạng hoạt động du lịch ở tỉnh Tuyên Quang 3.1.1. Điều kiện, tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Tuyên Quang tác động đến quá trình phát triển du lịch 3.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên - Vị trí địa lý: Tuyên Quang là tỉnh miền núi phía Bắc, cách thành phố Hà Nội 165 km về phía Bắc, có diện tích tự nhiên hơn 5.868 km2, bằng 1,8% diện tích cả nƣớc. Tọa độ địa lý: Từ 21029' đến 22042' vĩ độ Bắc; từ 104050' đến 105036' kinh Đông; Phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Hà Giang, phía Đông Bắc giáp tỉnh Cao Bằng; phía Nam giáp tỉnh Phú Thọ và tỉnh Vĩnh Phúc; phía Đông giáp tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên; phía Tây giáp tỉnh Yên Bái. - : Tỉnh Tuyên Quang có địa hình tƣơng đối đa dạng và phức tạp với trên 70% diện tích là đồi núi. Phần lớn địa hình có hƣớng nghiêng từ Bắc - Tây Bắc xuống Nam - Đông Nam. Địa hình Tuyên Quang đƣợc chia thành 3 tiểu vùng có những đặc điểm về cảnh quan, sinh thái khác biệt: Vùng núi phía Bắc (chiếm trên 50% diện tích toàn tỉnh) là vùng cảnh quan rừng núi, hang động đá vôi, với những khu rừng nguyên sinh ở Na Hang, Lâm Bình, Chiêm Hóa và Hàm Yên; Vùng trung tâm (chiếm khoảng 22% diện tích tự nhiên của tỉnh) là vùng cảnh quan dọc theo sông Lô, sông Phó Đáy với những thung lũng, cánh , những cánh đồng rộng, bằng phẳng, có chỗ dạng lòng chảo. 28 - Khí hậu: Khí hậu Tuyên Quang mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hƣởng của khí hậu lục địa Bắc Á - Trung Hoa, có 2 mùa rõ rệt: Mùa đông lạnh khô và mùa hè nóng ẩm, mƣa nhiều. Nhiệt độ trung bình năm ở Tuyên Quang dao động từ 22,23 ÷ 24,840C. Cao nhất trung bình từ 33÷350C, thấp nhất trung bình từ 12 ÷ 130C. Lƣợng mƣa trung bình hằng năm từ 1.500mm-1.800mm, khá ổn định. Độ ẩm không khí trung bình năm toàn tỉnh biến động từ 82,6 - 86,8%. Trong đó vùng núi cao và vùng phía Bắc, độ ẩm trung bình hàng năm thay đổi từ 86% - 88%; ở vùng thấp và vùng phía Nam độ ẩm trung bình hàng năm thay đổi từ 81 - 84%; vùng phía Nam biến đổi từ 81 - 89%; vào mùa khô, độ ẩm trung bình tháng ở vùng phía Bắc thay đổi từ 85 - 88%; vùng phía Nam biến đổi từ 76 - 86%. Do địa hình chia cắt, Tuyên Quang có hai tiểu khu khí hậu rõ rệt cho phép phát triển sản xuất nông nghiệp đa dạng. Tiểu khu khí hậu phía Bắc bao gồm Na Hang, Lâm Bình, phần phía bắc huyện Chiêm Hóa, Hàm Yên, vùng này hay có gió lốc, gió xoáy vào mùa hè làm ảnh hƣởng đến sản xuất và đời sống nhân dân. Tiểu khu khí hậu phía Nam bao gồm phần phía nam của huyện Chiêm Hóa, Hàm Yên, đến Yên Sơn, Sơn Dƣơng. - Thuỷ văn + Nƣớc mặt: Mạng lƣới sông ngòi của tỉnh Tuyên Quang tƣơng đối dày đặc với mật độ 0,90 km/km2 và phân bố tƣơng đối đồng đều. Dòng chảy chủ yếu có hƣớng Bắc - Nam (sông Gâm) hoặc Tây Bắc - Đông Nam (sông Lô). Chế độ thủy văn chia làm hai mùa rõ rệt, phù hợp với hai mùa của khí hậu. Mùa lũ tập trung tới 80% tổng lƣợng nƣớc trong năm và thƣờng gây ra ngập lụt ở một số vùng. 29 Toàn tỉnh có 3 sông lớn: Sông Lô bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc chảy qua Hà Giang xuống Tuyên Quang, dọc theo sông Lô có hệ thống cảnh quan khá đẹp với những bãi rộng ven sông trù phú. Sông Gâm là phụ lƣu cấp I lớn nhất của sông Lô bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua Cao Bằng, Hà Giang vào Tuyên Quang. Sông Phó Đáy bắt nguồn từ vùng núi Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn, chảy qua các huyện Yên Sơn, Sơn Dƣơng sang tỉnh Vĩnh Phúc. Ngoài 3 sông lớn nêu trên, tỉnh Tuyên Quang có trên 500 sông, ngòi nhỏ và trên 2.000 ao hồ, tạo thành mạng lƣới thuỷ văn khá dày theo các lƣu vực sông. Mật độ sông suối trong lƣu vực đạt 1,1 km/km2, tƣơng ứng với tổng chiều dài toàn bộ sông suối là 1.771 km. + Nƣớc ngầm: Trữ lƣợng động tự nhiên nƣớc dƣới đất trên phạm vi toàn tỉnh đạt khoảng 3.500.000 m3/ngđ. Nƣớc dƣới đất có độ khoáng hoá thấp, chất lƣợng tốt, đáp ứng tiêu chuẩn làm nguồn nƣớc cấp cho ăn uống và sinh hoạt. Ngoài nguồn nƣớc ngọt dƣới đất, trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã phát hiện đƣợc 2 nguồn nƣớc khoáng: Nƣớc khoáng nóng Mỹ Lâm, huyện Yên Sơn và nƣớc khoáng Bình Ca, huyện Sơn Dƣơng. Hai nguồn . - Thổ nhƣỡng đất đai Tổng diện tích tự nhiên là hơn 5.868 km2, tỉnh Tuyên Quang có quy mô diện tích ở mức trung bình so với toàn quốc. Bình quân diện tích theo đầu ngƣời là (0,81 ha/ngƣời, cao gấp 2,13 lần so với cả nƣớc - 0,38 ha/ngƣời). Thổ nhƣỡng của tỉnh Tuyên Quang khá đa dạng về nhóm và loại (7 nhóm và 17 loại đất chính), chất lƣợng tƣơng đối tốt, thích hợp với nhiều loại cây trồng, có thể tạo ra các vùng chuyên canh chè, mía, lạc cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. 30 - Khoáng sản Tuyên Quang là tỉnh có tiềm năng lớn về khoáng sản, phong phú cả về kim loại và phi kim loại, có 163 điểm mỏ với 27 loại khoáng sản khác nhau; trong đó có những khoáng sản có giá trị kinh tế nhƣ: Sắt, chì - kẽm, thiếc, Volfram, mangan, antimon, barite, cao lanh - felspat, đá vôi, đất sét... Ngoài ra, địa bàn tỉnh Tuyên Quang còn có nhiều loại khoáng sản khác nhƣ pirít kẽm, chì, sét chịu lửa, vàng, cát sỏi... Đây cũng là tiềm năng để phát triển các điểm công nghiệp gắn với vùng nguyên liệu 3.1.1.2. Đặc điểm kinh tế Sau 23 năm tái lập tỉnh, tập trung khắc phục khó khăn phát huy những lợi thế sẵn có, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, xác định chiến lƣợc phát triển, xây dựng các mục tiêu phát triển tỉnh công nghiệp, dịch vụ, đẩy mạnh hợp tác có hiệu quả trong và ngoài nƣớc, nền kinh tế có bƣớc chuyển biến rõ rệt, đời sống nhân dân ngày càng đƣợc cải thiện. Thứ nhất, về tăng trưởng kinh tế Bảng 3.1. Tổng sản phẩm nội tỉnh (GRDP) tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2009 - 2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 TỔNG SỐ 3.678.829 4.198.017 4.764.789 5.483.467 6.219.478 Nông, lâm, thủy sản 1.085.803 1.120.214 1.125.808 1.061.800 1.115.583 Dịch vụ 1.571.185 1.927.096 2.323.494 2.580.725 2.924.981 Công nghiệp, xây dựng 1.021.841 1.150.707 1.315.487 1.840.942 2.178.914 Tốc độ tăng trƣởng GRDP (%) Nông, lâm, thủy sản 14,50 14,11 13,50 15,08 13,42 5,43 3,17 0,5 -0.06 5,07 Dịch vụ 23,44 22,65 20,57 11,07 13,34 Công Nghiệp, xây dựng 12,27 12,61 14,32 39,94 18,36 Nguồn: Cục thống kê tỉnh Tuyên Quang 31 Biểu đồ 3.1: Tốc độ tăng trưởng GRDP giai đoạn 2009 - 2013 Trong những năm qua nền kinh tế có sự chuyển biến sâu sắc về lƣợng và cơ cấu. Kinh tế tăng trƣởng khá cao, GRDP năm 2013 đạt 6.219.478 tỷ đồng tăng gần gấp 2 lần so với năm 2009, gấp 1,2 lần so với năm 2012. Tốc độ tăng GRDP đạt khá: năm 2011 tăng 13,50%, năm 2012 tăng 15,08% và năm 2013 là 13,42%. Trong các ngành kinh tế của địa phƣơng, ngành có tốc độ tăng trƣởng cao nhất là ngành ngành dịch vụ và nông nghiệp, thấp nhất là ngành công nghiệp, cụ thể: đến năm 2013, GRDP của ngành công nghiệp tăng trên 18,36 lần, của ngành dịch vụ tăng gần 13,34 lần, trong khi đó của ngành nông nghiệp chỉ tăng khoảng 5,07 lần so với năm 2009. Thứ hai, về chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng giảm dần tỷ trọng dịch vụ, công nghiệp và tăng tỷ trọng nông lâm thủy sản: Bảng 3.2. Cơ cấu GRDP theo ngành giai đoạn 2009 - 2013 ĐVT: % Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 GRDP 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 Nông,lâm,thủy sản 36,94 41,10 42,24 33,87 31,02 Dịch vụ 38,87 34,67 33,74 37,48 39,05 Công nghiệp, xây dựng 24,19 24,23 24,02 28,65 29,93 Nguồn: Cục thống kê tỉnh Tuyên Quang 32 Biểu đồ 3.2: Cơ cấu GRDP theo ngành giai đoạn 2009 - 2013 Các số liệu thống kê cho thấy, mức đóng góp của các ngành công nghiệp, và dịch vụ có tỷ trọng tƣơng đƣơng nhau, các ngành công nghiệp và dịch vụ có tốc độ tăng trƣởng nhanh đã dẫn đến cơ cấu GRDP có sự dịch chuyển theo hƣớng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ và giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Đến năm 2013, tỷ trọng ngành dịch vụ chiếm lớn nhất (39,05%) tiếp đến là nông nghiệp (31,02%), thấp nhất là công nghiệp (29,93%). Thứ ba, về cơ cấu thành phần kinh tế Trong những năm qua do việc đẩy mạnh tổ chức, sắp xếp lại và cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nƣớc nên mặc dù số lƣợng doanh nghiệp Nhà nƣớc đã giảm nhƣng tỷ trọng của khu vực này trong tổng sản phẩm vẫn duy trì ở mức trên 34%. Sau khi Luật doanh nghiệp ra đời, kinh tế ngoài Nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh đƣợc khuyến khích phát triển mạnh nên số lƣợng doanh nghiệp ngoài Nhà nƣớc tăng nhanh, tỷ trọng khu vực này chiếm trên 57% GRDP. Khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tuy tỷ trọng còn thấp nhƣng có bƣớc phát triển khá, năm 2009 chiếm 0%; năm 2012 chiếm 1,48% và năm 2013 là 1,47% trong tổng sản phẩm. 33 Bảng 3.3. Cơ cấu GRDP phân theo thành phần kinh tế năm 2009-2013 ĐVT: % 2009 2012 2013 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 Kinh tế Nhà nƣớc 35,66 42,26 38,13 35,60 34,70 Kinh tế ngoài Nhà nƣớc 64,34 57,74 61,75 62,92 63,83 - - 0,12 1,48 1,47 Tổng số Kinh tế có VĐT nƣớc ngoài 2010 2011 Nguồn: Cục thống kê tỉnh Tuyên Quang Biểu đồ 3.3: Cơ cấu GRDP phân theo thành phần kinh tế năm 2009 - 2013 Thứ tư, về cơ cấu lao động: Cơ cấu lao động có sự chuyển dịch theo hƣớng tỷ trọng lao động trong ngành công nghiệp, dịch vụ tăng lên, tỷ trọng lao động ở ngành nông lâm, thủy sản giảm dần, cụ thể: ở ngành công nghiệp từ 10,56% năm 2012 lên 12,27% năm 2013, ở ngành dịch vụ là 21,28% năm 2012 lên 20,33% năm 2013. Trong khi đó ở ngành nông, lâm, thủy sản năm 2009 là 69,40 giảm xuống đến năm 2013 còn 67,40%. 34 Bảng 3.4. Cơ cấu lao động theo ngành giai đoạn 2009-2013 ĐVT : % 2009 2010 2011 2012 2013 100 100 100 100 100 Nông, lâm, thủy sản 69,40 70,82 76,36 68,16 67,40 Công nghiệp, xây dựng 12,38 10,96 10,74 10,56 12,27 Dịch vụ 18,22 18,22 12,90 21,28 20,33 Tổng số Nguồn: Cục thống kê tỉnh Tuyên Quang Biểu đồ 3.4: Cơ cấu lao động theo ngành giai đoạn 2009 - 2013 3.1.1.3. Đặc điểm xã hội - Về giáo dục, y tế . Chất lƣợng giáo dục, đào tạo đƣợc nâng lên. Quy mô giáo dục và mạng lƣới cơ sở giáo dục có bƣớc phát triển. 92% số học sinh tốt nghiệp THCS vào học THPT hoặc bổ túc THPT; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT đạt 96,42%. Tỷ lệ huy động trẻ đi mẫu giáo đạt 99,8%, tỷ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi bậc tiểu học đạt 100%, THCS 98%, THPT 82,5%. Cơ sở vật chất, trang thiết bị ngành giáo dục đào tạo tiếp tục đƣợc đầu tƣ, từng bƣớc đáp ứng tốt hơn yêu cầu dạy và học. 35 Sự nghiệp bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe của nhân dân có nhiều tiến bộ, mức hƣởng thụ các dịch vụ y tế của nhân dân tăng lên: 100% xã, phƣờng, thị trấn có cán bộ y tế hoạt động; 113/141 xã, phƣờng, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế (theo tiêu chí cũ); 91/141 trạm y tế có bác sỹ; trên 98% số thôn, bản có y tá thôn, bản; 93% số xã có nữ hộ sinh hoặc y sỹ sản nhi. - Điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho phát triển du lịch: Hệ thống đƣờng giao thông: Tuyên Quang có các đƣờng giao thông quan trọng nhƣ Quốc lộ 2 đi qua địa bàn tỉnh 90 km (từ xã Đội Bình huyện Yên Sơn đến xã Yên Lâm huyện Hàm Yên) nối liền Thủ đô Hà Nội, Phú Thọ với Tuyên Quang và Hà Giang, Quốc lộ 37 từ Thái Nguyên đi qua huyện Sơn Dƣơng, Yên Sơn đi Yên Bái, Quốc lộ 2C từ thành phố Vĩnh Yên lên Sơn Dƣơng và thành phố Tuyên Quang. Toàn tỉnh có 340,6 km đƣờng quốc lộ; 392,6km đƣờng tỉnh; 579,8 đƣờng huyện; 141,71 km đƣờng đô thị; kết cấu mặt đƣờng bao gồm các loại: cấp phối, thâm nhập nhựa và bê tông. Đến nay, 100% xã, phƣờng, thị trấn, 96,3% thôn, bản có đƣờng ô tô đến trung tâm.Tỉnh đã hoàn thành quy hoạch tổng thể mạng lƣới giao thông đến năm 2010 và định hƣớng phát triển đến năm 2020. Trong tƣơng lai, Tuyên Quang có một hệ thống giao thông hoàn chỉnh gồm đƣờng bộ, đƣờng thuỷ, đƣờng sắt. Trong đó có những tuyến giao thông huyết mạch, chiến lƣợc của cả nƣớc đi qua địa phận tỉnh nhƣ: đƣờng Hồ Chí Minh, quốc lộ 279, đƣờng cao tốc Hải Phòng - Côn Minh, đƣờng sắt Thái Nguyên- Tuyên Quang- Yên Bái, Tuyến đƣờng sông Việt Trì - Tuyên Quang- Hạ lƣu thuỷ điện Tuyên Quang. Hệ thống các bến cảng gồm có: Cảng Tuyên Quang; cảng An Hòa; cảng Z2; cảng Gềnh Riềng; cảng Gềnh Quýt và các bến thủy tại lòng hồ thủy điện Tuyên Quang: Bến tại thị trấn Na Hang; bến tại xã Đà Vị; bến tại xã Yên Hoa và bến tại xã Thƣợng Lâm. Hệ thống giao thông này sẽ làm thay đổi một cách căn bản địa kinh tế của tỉnh, tạo điều kiện thu hút đầu tƣ và mở rộng giao thƣơng để phát triển. Trên địa bàn tỉnh hiện có 02 tuyến giao thông đƣờng thủy. 36 Hệ thống điện: Hệ thống cấp điện tƣơng đối phát triển, 100% số xã có điện lƣới quốc gia. Nguồn điện trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang hiện có chủ yếu đƣợc cung cấp từ các nguồn: Nhà máy thủy điện Tuyên Quang công suất 342 MW tại thị trấn Na Hang phát điện lên lƣới 220kv quốc gia; Trạm 220/110kv-63MVA Na Hang đƣa điện từ nhà máy thủy điện Tuyên Quang về lƣới điện quốc gia; Nhà máy thủy điện Chiêm Hóa công suất 48MW sẽ đƣợc vận hành đồng bộ cùng 3 tổ máy của Nhà máy thủy điện Tuyên Quang, mỗi năm hòa gần 198 triệu KWh vào lƣới điện quốc gia; Trạm nguồn 110kv: Toàn tỉnh đƣợc cấp điện từ 3 trạm 110kv. Trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang có 613 trạm biến áp các loại; 1.447,8 km đƣờng dây tải điện từ 6 KV - 35KV. Thông tin liên lạc: Mạng lƣới thông tin liên lạc tiếp tục phát triển và từng bƣớc đƣợc hiện đại hoá: 100% trung tâm huyện, thành phố phủ sóng điện thoại di động. Phủ sóng di động tới các khu, cụm công nghiệp, dịch vụ, khu đông dân cƣ và các tuyến quốc lộ; 100 % xã, phƣờng, thị trấn có điện thoại, đạt mật độ 5,8 máy điện thoại/100 dân; 100% huyện có trạm thu phát truyền hình, 80% dân số đƣợc nghe đài phát thanh; 75% dân số đƣợc xem truyền hình. Bƣu chính viễn thông đã hỗ trợ ngành du lịch ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động chuyên môn nhƣ quảng bá các sản phẩm du lịch qua Website, hỗ trợ dịch vụ đặt phòng và tour du lịch trực tuyến, ứng dụng các phần mềm quản lý nhân sự, quản lý khách sạn nhà hàng nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả kinh doanh, phục vụ .... Hệ thống cấp nƣớc sinh hoạt: Tuyên Quang đã và đang tổ chức đầu tƣ xây dựng nhằm tăng số ngƣời đƣợc sử dụng nƣớc sạch. Những năm qua tỉnh đã chú trọng đầu tƣ xây dựng các công trình cấp nƣớc tập trung và cấp nƣớc nhỏ để cho nhân dân miền núi cao và nông thôn đƣợc sử dụng nƣớc sạch. Hệ thống ngân hàng, tài chính: Hệ thống ngân hàng của Tuyên Quang bao gồm các chi nhánh: Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển; Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Ngân hàng Chính sách xã hội; Ngân 37 hàng phát triển; Ngân hàng Công Thƣơng, có lực lƣợng nhân viên đủ năng lực và trình độ để phục vụ nhu cầu của các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc (nhƣ vay vốn, chuyển tiền, thanh toán, bảo lãnh...) với thời gian nhanh nhất qua hệ thống giao dịch điện tử hiện đại. Toàn tỉnh có 05 trƣờng giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề, gồm Trƣờng Cao đẳng Tuyên Quang, Trƣờng Trung học Kinh tế kỹ thuật, Trƣờng Trung học Y tế và Trƣờng Cao đẳng nghề Kỹ thuật - Công nghệ Tuyên Quang, Trƣờng Trung cấp nghề tƣ thục Công nghệ và quản trị. Hàng năm, các trƣờng có khả năng đào tạo hàng trăm giáo viên, cán bộ y tế và hàng nghìn cán bộ có trình độ trung học chuyên nghiệp, công nhân lành nghề. Tuyên Quang đã và đang tổ chức đầu tƣ xây dựng nhằm tăng số ngƣời đƣợc sử dụng nƣớc sạch. Những năm qua tỉnh đã chú trọng đầu tƣ xây dựng các công trình cấp nƣớc tập trung và cấp nƣớc nhỏ để cho nhân dân miền núi cao và nông thôn đƣợc sử dụng nƣớc sạch. Hiện nay hệ thống cấp nƣớc sạch của Tuyên Quang đã phát triển hệ thống cấp nƣớc sạch tập trung đến các đô thị chính (thành phố Tuyên Quang và các thị trấn huyện lỵ); các khu dân cƣ nông thôn sử dụng nƣớc giếng khoan, cấp nƣớc cục bộ. 3.1.1.4. Tiềm năng phát triển du lịch Tuyên Quang Tuyên Quang - mảnh đất "địa linh" luôn đƣợc chọn làm căn cứ địa bảo vệ, nuôi dƣỡng "nhân kiệt" khắp nơi trong cả nƣớc về tụ hội cùng chung chí hƣớng giải phóng dân tộc. Là tỉnh có tiềm năng du lịch đa dạng, phong phú và hấp dẫn đáp ứng nhiều loại hình du lịch khác nhau: - Tiềm năng, thế mạnh du lịch văn hóa, lịch sử: Đến nay trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang có hơn 541 di tích lịch sử, văn hóa, trong đó có 123 di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, 215 di tích cấp tỉnh, trong thời kỳ tiền khởi nghĩa cách mạng tháng Tám và trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Tuyên Quang đƣợc Trung ƣơng Đảng, Chính phủ Quốc hội và Bác Hồ lựa chọn làm căn cứ trung tâm cách mạng của cả nƣớc. Đến nay, đã hình thành và 38 đƣa vào khai thác các khu, điểm du lịch trọng điểm của tỉnh nhƣ: Khu di tích Tân Trào (Sơn Dƣơng) - Nơi đã diễn ra nhiều sự kiện lịch sử trọng đại gắn liền với vận mệnh của dân tộc đã từng là Thủ đô khu giải phóng, Thủ đô kháng chiến; Khu di tích Kim Bình (huyện Chiêm Hóa) - Nơi họp đại hội Đảng toàn quốc lần thứ hai và cũng là đại hội Đảng toàn quốc lần thứ nhất tổ chức trong nƣớc; Khu di tích ATK - Kim Quan (Yên Sơn) - Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Trƣờng Chinh, Phó Thủ tƣớng Phạm Văn Đồng, Văn phòng Trung ƣơng Đảng, Chính phủ và các bộ, ngành, cơ quan ngang bộ Trung ƣơng đã ở, làm việc trong những năm tháng đầy cam go thử thách của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lƣợc (1947-1954); Khu di tích Làng Ngòi - Đá Bàn (xã Mỹ Bằng, Yên Sơn)- diễn ra Đại hội toàn quốc (Neo Lào Itxala), gắn liền với tên tuổi Hoàng thân Xuphanuvông trong thời kỳ cách mạng 1950-1951; Khu di tích Bình Ca (xã Vĩnh Lợi, Sơn Dƣơng)- Cửa ngõ chiến khu, nơi ghi dấu chiến thắng mở màn chiến dịch Việt Bắc - Thu Đông năm 1947 trên sông Lô. Nhiều công trình kiến trúc cổ, trong đó có một số di tích đƣợc xếp hạng cấp quốc gia: Bia Bảo Ninh Sùng Phúc, thành Nhà Mạc, Đền Hạ, Đền Pác Tạ, Chùa Phúc Lâm...vừa là nơi khởi phát, vừa là nơi hội tụ giao thoa của sắc thái văn hóa riêng của các dân tộc ở miền núi phía Bắc. Bên cạnh đó là sự phong phú, độc đáo của lễ hội, đặc sắc về văn hóa nghệ thuật: Lễ hội Lồng Tông, nghi lễ Then của ngƣời Tày tỉnh Tuyên Quang đƣợc công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; đêm hội Trung thu - Đƣợc trao Bằng công nhận kỷ lục Giuness Việt Nam cho “Mâm cỗ Trung thu lớn nhất Việt Nam” và Bằng tôn vinh kỷ lục Giuness Việt Nam cho “Đêm hội Thành Tuyên có nhiều mô hình đèn độc đáo, lớn nhất Việt Nam; lễ hội đình làng Giếng Tanh, lễ hội Nhảy lửa của ngƣời Pà Thẻn, lễ hội rƣớc mẫu đền Hạ, lễ hội chọi trâu, hội đua thuyền trên sông Lô…đã đƣợc khôi phục, bảo tồn và phát triển; nét tinh tế trong văn hóa ẩm thực nơi đây đƣợc thể hiện qua các món ăn nhƣ: xôi ngũ sắc, vịt Minh Hƣơng, thị trâu khô, thịt chua, mắm cá ruộng, cam sành Hàm Yên...tạo ấn tƣợng sâu sắc trong lòng du khách khi đến với Tuyên Quang. 39 - Tiềm năng, thế mạnh phát triển du lịch sinh thái và nghỉ duỡng: Thiên nhiên đã ban tặng cho Tuyên Quang nhiều tài nguyên thiên nhiên quý giá, những cánh rừng nguyên sinh đại ngàn: Tát Kẻ - Bản Bung, Chạm Chu...với nhiều hệ động thực vật quý hiếm nhƣ: Voọc mũi hếch, đinh, lim, sến, táu... Địa hình Tuyên Quang đƣợc kiến tạo đặc biệt đã tạo nên núi non hùng vĩ, hang động, thác nƣớc, sông hồ kỳ thú: Động Tiên, hồ Thái Sơn (Hàm Yên), thác Bản Ba, hang Bó Ngoặng (Chiêm Hoá).., đặc biệt là vùng núi non sơn thuỷ hữu tình của hồ Thuỷ điện Na Hang đƣợc du khách đánh giá là một trong những hồ đẹp ở Đông Nam Á với những thắng cảnh đậm chất huyền thoại và cổ tích: Thƣợng Lâm, bình nguyên Phiêng Bung, thác Pác Ban, thác Nặm Me, động Sông Long, núi Pắc Tạ, rừng Nghiến nguyên sinh và hàng trăm hang động khác... là điều kiện để khai thác và phát triển loại hình du lịch sinh thái. Nguồn suối khoáng nóng Mỹ Lâm nhƣ một viên ngọc quý giấu mình trong lòng đất, từ nhiều năm nay đã nổi danh về giá trị chữa bệnh...đang phục vụ đón du khách tham quan du lịch nghỉ dƣỡng và chữa bệnh. - Tiềm năng phát triển du lịch tâm linh: Hiện nay, Tuyên Quang có trên 60 di tích văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật (đình, đền, chùa...), nhƣ Đền Thƣợng, Đền Mẫu Ỷ La, Đền Hạ, Đền Kiếp Bạc, Đền Cảnh Xanh, Chùa An Vinh, Chùa Trùng Quang, Chùa Hang (Thành phố Tuyên Quang); Đền Lang Quán, Đền Minh Nƣơng, Đình Minh Cầm (huyện Yên Sơn); Chùa Bảo Ninh Sùng Phúc (huyện Chiêm Hóa); Đền Pác Tạ (huyện Na Hang); Chùa Phúc Lâm (huyện Lâm Bình)...liêng thiêng, thu hút nhiều khách thập phƣơng hành hƣơng cầu nguyện. - Tiềm năng du lịch cộng đồng: Tuyên Quang đã và đang xây dựng, hình thành làng văn hóa - du lịch tại một số huyện để thu hút khách du lịch nhƣ: Làng văn hóa - du lịch Tân Lập (xã Tân Trào, huyện Sơn Dƣơng), Làng văn hóa - du lịch Giếng Tanh (xã Kim Phú, huyện Yên Sơn), Làng văn hóa du lịch Nà Khá (xã Năng Khả, huyện Na Hang), Làng văn hóa - du lịch Nà Tông (xã Thƣợng Lâm, huyện Lâm Bình), Làng văn hóa thôn An Thịnh (xã Tân An, huyện Chiêm Hóa)... 40 Tuyên Quang còn có thế mạnh là sự đa dạng sắc thái văn hóa của 22 dân tộc anh em cùng sinh sống, con ngƣời Tuyên Quang nhân hậu, mến khách là yếu tố cơ bản tạo nên sức hấp dẫn của du lịch Tuyên Quang. 3.1.2. Thực trạng hoạt động du lịch tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2009 - 2013 3.1.2.1. Lượt khách du lịch Lƣợng khách đến du lịch và lƣu trú tăng liên tục qua các năm. Năm 2009 có 490.000 lƣợt, năm 2011 tăng lên đạt 113.000 lƣợt, năm 2013 đạt 860.000 lƣợt, tăng gấp 42% so với năm 2011 và tăng 75% so với năm 2009. Bảng 3.5. Số lƣợt khách du lịch giai đoạn 2009- 2013 ĐVT: người 2009 2010 2011 2012 2013 Số lƣợt khách 490.000 500.000 603.000 703.000 860.000 - Khách quốc tế 11.500 12.200 10.675 12.000 12.500 478.500 487.800 592.325 691.000 847.500 - Khách trong nƣớc Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tuyên Quang Biểu đồ 3.5: Số lượt khách du lịch giai đoạn 2009 - 2013 41 Lƣợt khách tăng nhanh do trong những năm qua ngành du lịch không ngừng tổ chức nhiều chƣơng trình lễ hội mang đậm nét văn hoá truyền thống và nhiều hoạt động văn hoá khác nhƣ: Tổ chức cầu truyền hình trực tiếp với Chủ đề "Mãi mãi vững niềm tin" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; kỷ niệm 60 năm Đại hội II của Đảng tại Kim Bình Tuyên Quang; cầu truyền hình với chủ đề "Thủ đô ngàn năm văn hiến- Thủ đô kháng chiến" tại Quảng trƣờng Tân Trào; cầu truyền hình trực tiếp VTV1 "Ngày hội bầu cử" tại điểm cầu đình Tân Trào, xã Tân Trào, huyện Sơn Dƣơng; kỷ niệm 180 năm thành lập tỉnh Tuyên Quang... đặc biệt là tham mƣu tổ chức thành công ấn tƣợng Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ VIII, với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch mang đậm bản sắc vùng, miền. Đăng cai tổ chức thành công khai mạc Liên hoan tuyên truyền lƣu động toàn quốc với chủ đề “65 năm Quốc hội Việt Nam - 65 năm đất nước nở hoa”... nhằm tuyên truyền, quảng bá, thu hút khách tham quan du lịch. Đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch trên các ấn phẩm du lịch, trên phƣơng tiện thông tin đại chúng của địa phƣơng, Báo Du lịch, Báo ảnh Việt Nam; tham gia các gian hàng, triển lãm về du lịch trong và ngoài tỉnh; ký kết hợp tác phát triển du lịch bốn tỉnh: Thành phố Hà Nội - Vĩnh Phúc - Tuyên Quang - Thái Nguyên; tham dự Hội nghị hợp tác phát triển du lịch 6 tỉnh: Hà - - - - - : Tuyên Quang, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn; xuất bản bản đồ du lịch 6 tỉnh khu vực Việt Bắc. Tổ chức thành công Tuần Văn hóa - Du lịch gắn với chƣơng trình hợp tác phát triển du 42 lịch 4 tỉnh: Tuyên Quang - Hà Giang - Cao Bằng - Bắc Kạn (Tuyên Quang đăng cai); tham gia các hoạt động trong Chƣơng trình du lịch “Qua những miền di sản Việt Bắc”..., góp phần tạo mối liên kết hợp tác, phát triển các sản phẩm du lịch trong vùng chiến khu Việt Bắc; tham gia lễ hội văn hóa festival trà Quốc tế - Thái Nguyên, đã giới thiệu đƣợc các sản phẩm trà và thƣơng hiệu trà xứ Tuyên với du khách trong nƣớc và quốc tế; liên kết hợp tác phát triển du lịch với Xiêng Khoảng (Lào) và Trung Quốc... Trong cơ cấu khách lƣu trú, khách quốc tế năm 2011 chiếm 1,77%, năm 2012 là 1,70% trong tổng khách lƣu trú. Khách du lịch đến từ các nƣớc: Pháp, Hàn, Trung Quốc chiếm tỷ trọng cao và tăng qua các năm. Năm 2013 khách đến từ Trung Quốc tăng hơn 10 lần, từ Hàn tăng hơn 8 lần, từ Pháp tăng 6 lần so với năm 2009 và từ năm 2009 khách từ một số nƣớc nhƣ Anh, Đức, Malaisia, Hồng Kông, Lào... bắt đầu đến với du lịch Tuyên Quang và tăng dần trong những năm sau. 3.1.2.2. Cơ sở lưu trú Tính đến năm 2013, toàn tỉnh có 162 cơ sở, trong đó khách sạn tăng 17% so với năm 2009. Quy mô, chất lƣợng khách sạn ngày càng đƣợc nâng lên. Đến cuối năm 2013, toàn tỉnh có 34 khách sạn xếp sao, trong đó: 27 khách sạn 2 sao, 7 khách sạn 1 sao với tổng số với 1.882 phòng và 3.173 giƣờng, tăng 682 phòng so với năm 2009. Bảng 3.6. Cơ sở lƣu trú giai đoạn 2009-2013 2009 2010 2011 2012 2013 Số khách sạn, nhà nghỉ 98 129 134 143 162 Số khách sạn 29 32 34 32 34 Số nhà nghỉ 69 96 100 111 114 Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tuyên Quang 43 Biểu đồ 3.6: Cơ sở lưu trú giai đoạn 2009 - 2013 3.1.2.3. Doanh thu hoạt động khách sạn, nhà hàng, du lịch lữ hành - Tổng thu du lịch: Tính từ năm 2009 đến năm 2013, đạt 5.541.660 tỷ đồng. Doanh thu hoạt động khách sạn, nhà hàng, du lịch lữ hành tăng khá, năm 2009 đạt 652.352 triệu đồng, năm 2011 đạt 1.345.232 triệu đồng, năm 2013 đạt 1.992.436 triệu đồng gấp 3 lần so với năm 2009 và gấp 1,4 lần so với năm 2011. Trong đó, doanh thu hoạt động khách sạn chiếm tỷ trọng chính, chiếm 62,5% tổng doanh thu năm 2013. Bảng 3.7. Doanh thu hoạt động khách sạn, nhà hàng, du lịch lữ hành ĐVT: triệu đồng 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng doanh thu 652.352 887.380 1.094.175 1.345.232 1.562.521 - Khách sạn 475.459 631.499 694.336 865.274 1.007.028 - Nhà hàng 126.917 195.328 331.709 415.522 492.901 68.130 64.436 62.592 - Du lịch lữ hành 49.976 60.553 Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tuyên Quang 44 Biểu đồ 3.7: Doanh thu hoạt động khách sạn, nhà hàng, du lịch lữ hành 2009 - 2013 3.2. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về du lịch ở tỉnh tuyên quang giai đoạn 2009-2013 3.2.1. Xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển du lịch trên địa bàn Xác định du lịch là một trong những ngành kinh tế đột phá của tỉnh, mang lại thu nhập cao cho xã hội, trong thời gian qua, tỉnh Tuyên Quang chú trọng đến công tác quy hoạch phát triển du lịch. Năm 2005, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010, định hƣớng phát triển đến năm 2020 (Quyết định số 48/2005/QĐ-UBND, ngày 29/4/2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh); năm 2013, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII, kỳ họp thứ 5 đã thông qua Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020 và định hƣớng đến năm 2030; Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 28/QĐ-UBND ngày 28/01/2013 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030; Thành lập, 45 củng cố kiện toàn Ban Chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh Tuyên Quang. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để xây dựng các kế hoạch cụ thể phát triển du lịch Tuyên Quang đến năm 2020. Trong quá trình thực hiện quy hoạch phát triển du lịch đã nảy sinh một số yếu tố mới tạo ra những tác động ảnh hƣởng đến các chỉ tiêu dự báo, trên cơ sở Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tuyên Quang đến năm 2015 đã đƣợc Chính phủ phê duyệt, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Tuyên Quang đến năm 2015 và định hƣớng đến năm 2020. Quy hoạch này góp phần định hƣớng phát triển du lịch với mục tiêu khai thác lợi thế của tỉnh và từng vùng đảm bảo phát triển hợp lý. Theo đó, du lịch Tuyên Quang đƣợc quy hoạch ở những nội dung chủ yếu là quy hoạch không gian du lịch, định hướng phát triển các sản phẩm du lịch và quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng, đô thị. Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển du lịch, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng tiến hành quy hoạch chi tiết các khu du lịch lớn của tỉnh. Đến nay, các quy hoạch đƣợc duyệt nhƣ quy hoạch du lịch Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030; quy hoạch : Điểm du lịch lịch sử, văn hóa và sinh thái Tân Trào; Khu đón tiếp thuộc Khu du lịch lịch sử, văn hóa và sinh thái Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang. Điểm du lịch sinh thái thác Bản Ba, xã Trung Hà, huyện Chiêm Hoá. Điểm du lịch sinh thái hồ Thái Sơn, xã Thái Sơn; Động Tiên, xã Yên Phú, huyện Hàm Yên; Điểm du lịch Phiêng Bung, Khu đón tiếp, điểm du lịch động Song Long thuộc khu du lịch sinh thái Na Hang. Khu đầu mối hạ tầng, Khu dân cƣ, Khu vui chơi giải trí thuộc Khu du lịch suối khoáng Mỹ Lâm. Một số quy hoạch đã đƣợc duyệt nhƣng không phù hợp với tình hình thực tế cũng đƣợc triển khai rà soát, điều chỉnh. 46 Sau khi quy hoạch, công tác đầu tƣ kết cấu hạ tầng giao thông du lịch đƣợc quan tâm thực hiện. Giai đoạn 2009 -2013, toàn tỉnh đầu tƣ 11 dự án với tổng vốn đầu tƣ đƣợc duyệt trên 500 tỷ đồng. 3.2.2. Tạo môi trường thuận lợi, hỗ trợ phát triển du lịch địa phương Xây dựng ban hành Quy định chính sách khuyến khích phát triển du lịch tỉnh Tuyên Quang; ban hành Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch tỉnh Tuyên Quang, tạo hành lang pháp lý thuận lợi, khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tƣ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh. Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành nhiều chủ trƣơng, chính sách về cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, thu hút các nguồn lực từ bên ngoài đầu tƣ vào các dự án du lịch trong địa bàn tỉnh, cụ thể: Chính sách đất đai; chính sách ƣu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp; cải cách thủ tục hành chính; thực hiện chế độ "Một cửa liên thông" trong việc giải quyết thủ tục đầu tƣ; thủ tục xuất nhập cảnh; các chính sách áp dụng riêng đối với đầu tƣ vào khu vực trọng điểm của tỉnh. 3.2.3. Liên kết, hợp tác và quảng bá, xúc tiến phát triển du lịch Hợp tác, liên kết du lịch là một trong những nội dung quan trọng của quản lý nhà nƣớc về du lịch của tỉnh, việc hợp tác chặt chẽ luôn mang lại những hiệu quả to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội đối với các địa phƣơng liền kề trong một vùng, một khu vực. Nhận thức tầm quan trọng của việc liên kết phát triển du lịch, tỉnh Tuyên Quang đã đặt ra chủ trƣơng liên kết với các địa phƣơng nhằm phát triển thế mạnh du lịch của tỉnh. Theo đó, Tuyên Quang đã ký liên kết, hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hà Giang, Hà Nội, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, thành phố Hà Nội; liên kết hợp tác phát triển du lịch với tỉnh Xiêng Khoảng (Lào); liên kết phát triển du lịch với Châu V¨n Sơn, Trung Quốc ... tổ chức thành công các sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch để quảng bá truyền thống lịnh sử, mảnh đất con ngƣời Tuyên Quang nhƣ: Tổ chức cầu truyền hình trực tiếp với Chủ đề "Mãi mãi vững niềm tin" kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập 47 Đảng Cộng sản Việt Nam; kỷ niệm 60 năm Đại hội II của Đảng tại Kim Bình - Tuyên Quang; cầu truyền hình với chủ đề "Thủ đô ngàn năm văn hiến- Thủ đô kháng chiến" tại Quảng trƣờng Tân Trào; cầu truyền hình trực tiếp VTV1 "Ngày hội bầu cử" tại điểm cầu đình Tân Trào, xã Tân Trào, huyện Sơn Dƣơng; kỷ niệm 180 năm thành lập tỉnh Tuyên Quang... đặc biệt là tham mƣu tổ chức thành công ấn tƣợng Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ VIII, với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch mang đậm bản sắc vùng, miền. Đăng cai tổ chức thành công khai mạc Liên hoan tuyên truyền lƣu động toàn quốc với chủ đề “65 năm Quốc hội Việt Nam - 65 năm đất nước nở hoa”; Hội nghị xúc tiến đầu tƣ các tỉnh Tây Bắc... Đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch trên các ấn phẩm du lịch, trên phƣơng tiện thông tin đại chúng của địa phƣơng, Báo Du lịch, Báo ảnh Việt Nam; tham gia các gian hàng, triển lãm về du lịch trong và ngoài tỉnh; ký kết hợp tác phát triển du lịch bốn tỉnh: Thành phố Hà Nội - Vĩnh Phúc - Tuyên Quang - Thái Nguyên; tham dự Hội nghị hợp tác phát triển du lịch 6 tỉnh: - - - - - : Tuyên Quang, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn; xuất bản bản đồ du lịch 6 tỉnh khu vực Việt Bắc. Tổ chức thành công Tuần Văn hóa - Du lịch gắn với chƣơng trình hợp tác phát triển du lịch 4 tỉnh: Tuyên Quang - Hà Giang - Cao Bằng - Bắc Kạn (Tuyên Quang đăng cai); tham gia các hoạt động trong Chƣơng trình du lịch “Qua những miền di sản Việt Bắc”..., góp phần tạo mối liên kết hợp tác, phát triển các sản phẩm du lịch trong vùng chiến khu Việt Bắc; tham gia lễ hội văn hóa festival trà Quốc tế - Thái Nguyên, đã giới thiệu đƣợc các sản phẩm trà và thƣơng hiệu trà xứ Tuyên với du khách trong nƣớc và quốc tế. 48 Phối hợp với Uỷ ban nhân dân các huyện hoàn thành phục dựng Lễ hội Lồng tông, thị trấn Vĩnh Lộc và xã Minh Quang (huyện Chiêm Hóa); lễ hội Lồng tông, huyện Lâm Bình; lễ hội cầu mùa, xã Tân Trào, huyện Sơn Dƣơng; lễ hội Giếng Tanh, lễ hội Đình Minh Cầm, huyện Yên Sơn. Chỉ đạo Phòng Văn hoá và Thông tin, Trung tâm Văn hoá - Thông tin và Thể thao các huyện, thành phố phối hợp với Uỷ ban nhân dân các xã, phƣờng, thị trấn tổ chức tốt lễ hội truyền thống tại địa phƣơng... Từ năm 2009 đến năm 2013, tổng số tiền đầu tƣ cho công tác quảng bá, xúc tiến du lịch khoảng trên 4 tỷ đồng. Tỉnh đã tổ chức nhiều sự kiện văn hóa du lịch lớn, với nhiều hình thức thể hiện mới, độc đáo nhằm quảng bá, giới thiệu hình ảnh du lịch địa phƣơng đến với du khách, cụ thể: Ngành du lịch và các cơ quan liên quan thƣờng xuyên đăng tải thông tin tuyên truyền, quảng bá du lịch Tuyên Quang trên trang thông tin điện tử của tỉnh, Sở, Ban quản lý các khu, điểm du lịch, các doanh nghiệp du lịch. Tăng cƣờng xúc tiến, quảng bá du lịch thông qua các tờ rơi, tập gấp, ấn phẩm nhƣ Quang"; 5.500 tập gấp du lịch Na Hang; 1.000 đĩa VCD "khám phá Nà Hang"; 300 đĩa DVD "Ngƣợc miền đất phƣợng hoàng"; Biên soạn nội dung cuốn sách giới thiệu về các đền, chùa tại thành phố Tuyên Quang và vùng lân cận phục vụ khách hành hƣơng đ Quang; quảng bá thƣờng xuyên trên Tạp chí Du lịch Việt Nam, VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam, Truyền hình kỹ thuật số VTC, Truyền hình VOV, Đài Phát thành và Truyền hình tỉnh...Xây dựng kế hoạch xúc tiến du lịch giai đoạn 2014-2020; triển khai chƣơng trình kích cầu du lịch năm 2013 nhằm thu hút khách du lịch đến Tuyên Quang; xây dựng và phát hành nhiều ấn phẩm du lịch bằng nhiều thứ tiếng (Anh, Trung Quốc...), xây dựng Webside du lịch Tuyên Quang bằng 2 thứ tiếng (Việt và Anh). Nhờ đó, hình ảnh Tuyên Quang nói chung và du lịch Tuyên Quang nói riêng đƣợc nhiều du khách trong và ngoài nƣớc biết đến. 49 3.2.4. Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch Trong những năm qua, ngành du lịch Tuyên Quang có sự phát triển mạnh mẽ về nhiều mặt từ quy mô, số lƣợng du khách, chất lƣợng dịch vụ và loại hình sản phẩm du lịch, đóng góp cho ngân sách, thu nhập của ngƣời dân cũng nhƣ tạo việc làm cho ngƣời lao động. Sự phát triển nhanh của ngành du lịch đã tạo điều kiện và yêu cầu phát triển đối với nhiều lĩnh vực nhƣ văn hóa - xã hội, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật. Đạt đƣợc kết quả đó là do tỉnh có sự quan tâm chú trong đến đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực cho ngành du lịch. - Đào tạo nguồn nhân lực thực hiện công tác quản lý nhà nước về du lịch Sau Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2010-2015, Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết 03-NQ/TU, ngày 12/6/2006 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XIV) về phát triển du lịch tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2006 2010; Kết luận số 34-KL/TU ngày 25/8/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XV) về nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế du lịch giai đoạn 2011-2015. Trên cơ sở chủ trƣơng của tỉnh, Sở Văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh phối hợp với Trƣờng Bồi dƣỡng cán bộ quản lý tổ chức bồi dƣỡng kiến thức quản lý ngành văn hóa, thể thao và du lịch cho các trƣởng, phó các phòng, ban, đơn vị thuộc Sở. Ngoài ra, đã đào tạo, bồi dƣỡng về chƣơng trình quản lý nhà nƣớc cho 35 lƣợt cán bộ quản lý các cấp về ngành du lịch; cử cán bộ, viên chức của ngành tham gia các lớp bồi dƣỡng quản lý nhà nƣớc về du lịch ở trong nƣớc và của Dự án EU tài trợ để nâng cao chất lƣợng quản lý và hiệu quả công việc. Du lịch là một ngành quan trọng, các hoạt động du lịch diễn ra trên phạm vi rộng, với nhiều nội dung và liên quan đến nhiều đối tác, khách trong và ngoài nƣớc khác nhau, do đó yêu cầu về trình độ lý luận và nhận thức chính trị là một yêu cầu vô cùng quan trọng. Theo đó, từ năm 2009 đến nay, 50 tỉnh đã cử 43 cán bộ trên tổng số 72 cán bộ quản lý lĩnh vực du lịch đi học lý luận chính trị, trong đó cử nhân có 2 ngƣời, chiếm 4,65% số ngƣời đƣợc đào tạo, cao cấp chính trị là 11 ngƣời với tỉ lệ tƣơng ứng 25,58% và trình độ trung cấp 11 ngƣời, trình độ sơ cấp 19 ngƣời. Trong thời gian qua, công tác đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý đƣợc tỉnh quan tâm. Tỉnh đƣa đi đào tạo chuyên ngành du lịch là 22 ngƣời trong tổng số 72 cán bộ quản lý các cấp, chiếm 30,55%. Trong đó, đào tạo ngoại ngữ có 7 ngƣời, chiếm 9,72%, còn lại là các chuyên ngành khác. Về chế độ, chính sách hỗ trợ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng: Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang đã ban hành Quyết định số 566/QĐ-UBND ngày 28/12/2013 về Đề án đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Tuyên Quang đến năm 2015 và đã xây dựng Kế hoạch của ngành Du lịch tỉnh để triển khai thực hiện nội dung Đề án. Các chính sách này tạo động viên tinh thần và giải quyết đƣợc một phần về mặt tài chính đối với ngƣời đi đào tạo, góp phần nâng cao chất lƣợng nhân lực. - Đào tạo nguồn nhân lực hoạt động kinh doanh du lịch Trên địa bàn tỉnh có 01 trƣờng đại học, 01 trƣờng cao đẳng, 02 trƣờng trung cấp và 06 trung tâm đào tạo nghề thuộc sự quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh. Hằng năm, các trƣờng đã tiến hành đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho ngành du lịch ở các ngành học khác nhau nhƣ: Quản trị du lịch, ngoại ngữ, tin học, kinh doanh nhà hàng, lữ hành, khách sạn Nghiệp vụ hƣớng dẫn, Nghiệp vụ lễ tân, Pha chế đồ uống, Anh văn du lịch...Trung bình hàng năm tất cả các cơ sở đào tạo tuyển sinh khoảng 200 sinh viên liên quan đến ngành du lịch ở các trình độ trung cấp, đại học. Củng cố, kiện toàn bộ máy, nâng cao chất lƣợng quản lý nhà nƣớc về du lịch; tăng cƣờng cán bộ quản lý nhà nƣớc về du lịch cấp tỉnh, huyện, thành 51 phố: Tham mƣu Ủy ban nhân dân tỉnh kiện toàn Ban Chỉ đạo phát triển du lịch của tỉnh ch . - Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành Quyết định số 566/QĐUBND ngày 28/12/2013 về Đề án đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Tuyên Quang đến năm 2015 và đã xây dựng Kế hoạch của ngành để triển khai thực hiện nội dung Đề án. - Phối hợp với sở, ngành liên quan tham mƣu Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang sắp xếp bộ máy tại 3 Ban quản lý du lịch trên địa bàn tỉnh theo hƣớng tăng cƣờng hiệu quả quản lý nhà nƣớc và phát huy mạnh tổng hợp, tăng cƣ . - Ngoài ra, ngành du lịch đã phối hợp với Trƣờng Cao đẳng Du lịch tổ chức các lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ du lịch cho trên 700 lao động ngành du lịch: Năm 2011 tổ chức 01 lớp bồi dƣỡng nâng cao nghiệp vụ bàn bar, chế biến món ăn; năm 2012 tổ chức 01 lớp nghiệp vụ du lịch cộng đồng; năm 2013 tổ chức 01 lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ lễ tân, buồng bàn bar; 01 lớp du lịch cộng đồng; năm 2014, tổ chức 01 lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ quản lý nhà nƣớc về du lịch cho 70 cán bộ công chức, viên chức đang làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch; cán bộ quản lý tại các khu, điểm, doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn toàn tỉnh; phối hợp với Viện Khoa học Phát triển nhân lực Kinh tế và Văn hóa tổ chức 02 lớp tập huấn về chuyển giao kiến thức, kỹ năng làm du lịch cộng đồng cho 44 học viên; 01 lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ nhà hàng - chế biến món ăn cho trên 50 học viên. Ban quản lý các khu du lịch thƣờng xuyên tổ chức cuộc thi, hội nghị chuyên đề nhằm nâng cao chất lƣợng nghiệp vụ hƣớng dẫn giới thiệu cho khách du lịch, nhƣ hội thi "Thuyết minh viên giỏi", hội nghị chuyên đề về công tác hƣớng dẫn du lịch. 52 Ngành du lịch đã chuẩn bị cụ thể về kế hoạch tổ chức lớp bồi dƣỡng, tập huấn, chƣơng trình, nội dung và thời gian tổ chức các lớp học phù hợp với từng đối tƣợng, do đó chất lƣợng các lớp học đã đạt đƣợc mục tiêu, yêu cầu đề ra, trang bị cho học viên nhiều kiến thức bổ ích về kỹ năng, nghiệp vụ, thông qua đó giúp học viên từng bƣớc nâng cao chất lƣợng quản lý và phục vụ khách. 3.2.5. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch Tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về du lịch ở Tuyên Quang tuân theo quy định của Trung ƣơng tại Thông tƣ Liên tịch số 43/2008/TTLTBVHTTDL-BNV ngày 06 tháng 6 năm 2008 của Liên bộ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Nội vụ về hƣớng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch (Sở VH,TT và DL) thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Phòng Văn hoá và Thông tin thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện. Theo đó, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan tham mƣu cho Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện các công việc liên quan đến công tác quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn. Quản lý và giám sát các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, đặc biệt là dịch vụ lƣu trú, ăn uống và lữ hành. Xây dựng kế hoạch, chƣơng trình xúc tiến du lịch, xúc tiến đầu tƣ du lịch, bảo vệ, tôn tạo, khai thác, sử dụng hợp lý và phát triển tài nguyên du lịch, môi trƣờng du lịch, khu du lịch, điểm du lịch của tỉnh; Hiện nay, cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở bao gồm 9 phòng chuyên môn nghiệp vụ và 8 đơn vị sự nghiệp trực thuộc, trong đó trực tiếp thực hiện chức năng quản lý phát triển du lịch có phòng Nghiệp vụ du lịch, trung tâm Thông tin Xúc tiến du lịch, Ban Quản lý Khu du lịch lịch sử, văn hóa và sinh thái Tân Trào và 2 Ban quản lý du lịch trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh: Ban Quản lý du lịch Na Hang; Ban Quản lý du lịch suối khoáng Mỹ Lâm. Cơ cấu, chức năng nhiệm vụ dần đƣợc bổ sung để đáp ứng yêu cầu công việc. Đặc biệt, với việc thành lập Trung tâm Xúc tiến du lịch, hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch đƣợc thực hiện tích cực hơn. 53 Ở các huyện, thành phố công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch đƣợc giao cho phòng Văn hóa - Thông tin, khu điểm du lịch lớn đƣợc có các Ban Quản lý nhƣ Ban Quản lý Khu du lịch Na Hang, Ban quản lý Khu du lịch lịch sử, văn hóa và sinh thái Tân Trào. Nhìn chung, tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về du lịch ở Tuyên Quang hiện nay cơ bản đảm bảo nhiệm vụ quản lý hoạt động du lịch trong toàn tỉnh. 3.2.6. Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật của Nhà nước về du lịch Trên cơ sở chính sách, pháp luật của Trung ƣơng, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang đã kịp thời ban hành các nghị quyết, chủ trƣơng của tỉnh nhằm phát triển du lịch của tỉnh tƣơng xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh và đúng của Đảng đã đề ra, cụ thể : Tỉnh ủy Tuyên Quang ban hành Nghị quyết 03-NQ/TU, ngày 12/6/2006 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XIV) về phát triển du lịch tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2006 - 2010; Kết luận số 34-KL/TU ngày 25/8/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XV) về nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế du lịch giai đoạn 2011-2015, trên cơ sở đó HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 17/NQ-HĐND, ngày 13/12/2012 thông qua Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020 và định hƣớng đến năm 2030. Theo đó Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 28/QĐ-UBND ngày 28/01/2013 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030; Quyết định củng cố kiện toàn Ban Chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh Tuyên Quang (Quyết định số 1625/QĐ-CT ngày 10/12/2012); Quyết định số 566/QĐ-UBND ngày 28/12/2013 về Đề án đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Tuyên Quang đến năm 2015... 54 Các chính sách, pháp luật trên là cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển bền vững ngành du lịch của tỉnh. Để các chính sách đó phát huy tính hiệu quả, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp các ngành và địa phƣơng trong tỉnh tổ chức tuyên truyền, phổ biến đến toàn thể cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong tỉnh, nhất là các địa phƣơng có tiềm năng phát triển du lịch nhƣ: Sơn Dƣơng, Nà Hang, thành phố Tuyên Quang với nhiều hình thức để có định hƣớng, chiến lƣợc phát triển du lịch phù hợp. Thông qua công tác tuyên truyền đã nâng cao nhận thức đối với ngành kinh tế du lịch ở các cấp, các ngành và nhân dân, nhằm tạo sự đồng thuận về quan điểm, mục tiêu phát triển du lịch, khai thác lợi thế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tập trung chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện hoạt động du lịch gắn với phát huy vai trò của nhân dân. Thông qua việc huy động sự tham gia phát triển du lịch của ngƣời dân, vận động nhân dân bảo vệ tài nguyên du lịch. Chính quyền phối hợp với các hội đoàn thể xây dựng con ngƣời và môi trƣờng xã hội thân thiện đối với du khách và các nhà đầu tƣ. Tổ chức tuyên truyền, hƣớng dẫn cho nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh du lịch những quy định của pháp luật về du lịch; kịp thời tháo gỡ những khó khăn vƣớng mắc phản ánh từ doanh nghiệp kinh doanh du lịch. 3.2.7. Thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực du lịch Công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động du lịch đƣợc tỉnh thực hiện thƣờng xuyên. Tổ chức thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh về chấp hành các quy định về hoạt động kinh doanh lƣu trú, kinh doanh Lữ hành, kinh doanh vận chuyển khách du lịch, quản lý khu du lịch, điểm du lịch, hoạt động hƣớng dẫn viên và kinh doanh các dịch vụ du lịch khác. Chƣơng trình, kế hoạch thanh tra đƣợc ban hành từ đầu năm. Ngoài ra, tỉnh cũng đã phối hợp với các ngành chức năng liên quan kiểm tra đột xuất. Trong 5 năm 2009-2013, Sở Văn hóa, thể thao và du lịch 55 đã thực hiện thanh tra, kiểm tra hơn 474 lƣợt cơ sở kinh doanh hoạt động du lịch trên toàn tỉnh, phát hiện 96 cơ sở có vi phạm, trong đó xử phạt 8 cơ sở, còn lại đƣợc nhắc nhở. Qua thanh tra đã góp phần đƣa hoạt động kinh doanh du lịch đi vào nề nếp, nâng cao chất lƣợng các dịch vụ và tạo uy tín đối với du khách về du lịch. Trong giải quyết khiếu nại, tố cáo, Thanh tra Sở Văn hóa, thể thao và du lịch đã phối hợp với Phòng cảnh sát hành chính trật tự Công an tỉnh giải quyết khá tốt khiếu nại của du khách về an ninh, trật tự liên quan đến du lịch, không để đơn thƣ tồn đọng giúp ngƣời dân nâng cao ý thức chấp hành các quy định về an ninh, trật tự của địa phƣơng. 3.3. Đánh giá chung công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch ở tỉnh Tuyên Quang 3.3.1. Những mặt tích cực trong công tác quản lý nhà nước về du lịch Thời gian qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn song công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch ở tỉnh Tuyên Quang đã có bƣớc chuyển biến rất tích cực, góp phần quan trọng thúc đẩy du lịch của tỉnh phát triển. Cụ thể là: Thứ nhất, công tác quy hoạch và kế hoạch phát triển du lịch của tỉnh đƣợc thực hiện, quy hoạch các không gian du lịch trọng điểm. Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn xây dựng chiến lƣợc và kế hoạch kinh doanh của mình phù hợp với định hƣớng phát triển chung của địa phƣơng; tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý tài nguyên du lịch, quản lý đất đai, xây dựng sản phẩm du lịch góp phần đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội. Các nhà đầu tƣ cơ sở hạ tầng du lịch an tâm, có kế hoạch đầu tƣ những công trình trọng tâm khắc phục đƣợc một phần hiện tƣợng đầu tƣ dàn trải, lãng phí. Thứ hai, cơ bản tạo đƣợc môi trƣờng thuận lợi cho ngành du lịch phát triển nhƣ ban hành các chính sách ƣu đãi thuê đất đai, cải cách thủ tục hành chính nên thu hút đƣợc lƣợng đầu tƣ đáng kể vào lĩnh vực du lịch của tỉnh. Cơ sở hạ tầng không ngừng đƣợc đầu tƣ xây dựng, đặc biệt là các tuyến đƣờng giao thông quan trọng phục vụ cho du lịch. 56 Thứ ba, công tác hợp tác, liên kết liên ngành, liên vùng, liên quốc gia trong hoạt động du lịch, giữa địa phƣơng và Trung ƣơng trong quản lý nhà nƣớc về du lịch ngày càng tích cực và hiệu quả hơn. Đã tổ chức đƣợc nhiều sự kiện, hội nghị quan trọng nâng tầm vóc của du lịch Tuyên Quang trong cả nƣớc. Hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch có sự thay đổi về chất và lƣợng, thu hút du khách và các nhà đầu tƣ đến với Tuyên Quang. Thứ tư, công tác đào tạo, bồi dƣỡng và hỗ trợ đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực cho ngành du lịch đã đƣợc quan tâm thực hiện. Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nƣớc về du lịch từng bƣớc đƣợc nâng lên. Thứ năm, công tác tuyền truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và tổ chức hƣớng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nƣớc trong lĩnh vực du lịch đƣợc quan tâm triển khai. Từng bƣớc nhận thức về du lịch trong các cấp, các ngành chuyển biến theo hƣớng tích cực. Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh du lịch, đồng thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc về du lịch trên địa bàn tỉnh. Thứ sáu, công tác kiểm tra, thanh tra đối với hoạt động du lịch đƣợc duy trì đều đặn, giữ gìn kỷ cƣơng pháp luật trong hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh, tạo sự công bằng trong hoạt động kinh doanh du lịch. Có đƣợc kết quả đáng ghi nhận trong công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch là nhờ: - Sự lãnh đạo sâu sát của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, sự chỉ đạo thƣờng xuyên của Ủy ban nhân dân tỉnh. Tỉnh đã cụ thể hóa các chủ trƣơng, chính sách của Trung ƣơng cũng nhƣ ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền để quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, sự hỗ trợ, giúp đỡ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng Cục Du lịch cũng nhƣ sự phối hợp, hợp tác của các ban ngành, các tổ chức quốc tế, sự chủ động của các địa phƣơng trên địa bàn tỉnh. 57 - Cơ chế, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc nói chung, cơ chế, chính sách, pháp luật du lịch nói riêng, nhất là Luật Du lịch và các văn bản hƣớng dẫn thực hiện cơ bản phù hợp với tình hình thực tế và thông lệ quốc tế, từng bƣớc tạo sự thuận lợi cho quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động du lịch của tỉnh. 3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về du lịch Bên cạnh những mặt tích cực đạt đƣợc, công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch ở tỉnh Tuyên Quang trong thời gian qua cũng những hạn chế, cụ thể: Một là, công tác quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết một số khu, điểm du lịch trên địa bàn toàn tỉnh đã hoàn thành, nhƣng triển khai thực hiện các dự án đầu tƣ; thu hút nguồn vốn đầu tƣ vào các khu, điểm du lịch gặp nhiều khó khăn. Hai là, việc thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tƣ vào các điểm du lịch còn chậm, ảnh hƣởng đến tiến độ thực hiện các dự án đầu tƣ xây dựng. Ba là, nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc chƣa bố trí thỏa đáng theo quy hoạch cho việc đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, xúc tiến quảng bá du lịch, đào tạo nguồn nhân lực du lịch...; chƣa thu hút đƣợc nhiều tổ chức, cá nhân có năng lực về tài chính, có uy tín trong kinh doanh đầu tƣ vào các khu, điểm du lịch. Bốn là, tuyến du lịch đã đƣợc quy hoạch, song thực tế các công ty, chi nhánh lữ hành trên địa bàn tỉnh hoạt động kém hiệu quả, chƣa liên kết đƣợc với các Công ty lữ hành ngoài tỉnh để thực hiện theo tour, tuyến đã đƣợc quy hoạch. Năm là, chƣa ban hành quy chế khuyến khích đầu tƣ phát triển du lịch tạo điều kiện hỗ trợ cho các thành phần kinh tế có dự án đầu tƣ vào phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh; chƣa xây dựng quy chế quản lý phối hợp giữa các cấp, các ngành về quản lý, thực hiện quy hoạch tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn. 58 Sáu là, các sản phẩm du lịch đƣợc nâng cấp nhƣng chƣa có những sản phẩm du lịch đặc trƣng mang tính thƣơng hiệu của tỉnh. Bẩy là, công tác tham mƣu của ngành về lĩnh vực du lịch còn hạn chế. Sự phối hợp giữa các ngành liên quan và các cấp chƣa thƣờng xuyên. Những hạn chế trong công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch nêu trên la do những nguyên nhân sau: Nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền, tổ chức, cá nhân, nhất là ở cơ sở về phát triển du lịch còn hạn chế; một số nơi công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện của cấp ủy, chính quyền chƣa sâu sát, thiếu cụ thể; vai trò tham mƣu của ngành chức năng với cấp ủy, chính quyền có mặt còn hạn chế. Năng lực cán bộ quản lý ngành du lịch tỉnh còn yếu. Là tỉnh nằm trong khu vực trung du miền núi phía bắc, các tuyến quốc lộ qua tỉnh, nhất là các tuyến quốc lộ đến các khu, điểm du lịch trọng điểm của tỉnh đang trong quá trình cải tạo nâng cấp, nên việc quảng bá, thu hút khách du lịch; thu hút vốn đầu tƣ vào các dự án du lịch gặp nhiều khó khăn. Công tác tham mƣu của ngành về lĩnh vực du lịch còn hạn chế. Sự phối hợp giữa các ngành liên quan và các cấp chƣa thƣờng xuyên. Ban Quản lý các khu du lịch chƣa thực sự phát huy hết chức năng, nhiệm vụ quản lý hoạt động kinh doanh du lịch và đầu tƣ xây dựng các dự án kết cấu hạ tầng, sản phẩm du lịch tại khu du lịch. Chƣa chủ động trong hoạt động xúc tiến, quảng bá, liên kết du lịch với các tỉnh trong khu vực. Nguyên nhân khách quan: - Tuyên Quang là tỉnh có xuất phát điểm về kinh tế thấp, hệ thống kết cấu hạ tầng ở khu vực nông thôn, miền núi nơi có khả năng phát triển du lịch còn yếu kém, thƣờng xuyên bị tác động của thiên tai cũng nhƣ khả năng đầu tƣ của nhà nƣớc về ngân sách đối với phát triển du lịch còn hạn chế nên đã ảnh hƣởng đến công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch của chính quyền cấp tỉnh. 59 - Nền kinh tế nƣớc ta nói chung và Tuyên Quang nói riêng phát triển ở mức độ còn thấp, trình độ áp dụng khoa học - công nghệ trên các lĩnh vực còn hạn chế trong đó có lĩnh vực du lịch. Đây là một nguyên nhân ảnh hƣởng lớn đối với hoạt động quản lý, điều hành của Nhà nƣớc về kinh tế nói chung và hoạt động du lịch nói riêng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. - Cơ chế, chính sách, pháp luật liên quan đến phát triển du lịch chậm sửa đổi, chƣa đồng bộ, thiếu nhất quán, thiếu ổn định, thiếu rõ ràng và thiếu thông thoáng; việc ban hành các văn bản hƣớng dẫn thực hiện Luật Du lịch còn chậm, gây khó khăn cho hoạt động quản lý nhà nƣớc về du lịch ở địa phƣơng. - Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực khác nhau, do các lĩnh vực khác thực hiện chƣa tốt đã ảnh hƣởng đến quá trình phát triển du lịch. - Bộ máy quản lý nhà nƣớc về du lịch ở Trung ƣơng thay đổi do sáp nhập, chia tách nhiều lần, thiếu tính ổn định đã ảnh hƣởng không nhỏ đến công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch, không đảm bảo tính liên tục trong quản lý, hiệu lực quản lý chƣa cao. Nguyên nhân chủ quan: - Công tác xây dựng, quản lí quy hoạch về du lịch còn gặp nhiều khó khăn và bất cập. Hiện nay Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ quản lý quy hoạch tổng thể trên địa bàn tỉnh, còn các quy hoạch du lịch do Sở Du lịch (cũ) làm chủ đầu tƣ thì hiện nay lại không do ngành du lịch quản lý theo chức năng của nhà nƣớc mà lại giao cho các cơ quan hay đơn vị khác quản lý. Mặt khác, mối quan hệ phối hợp trong quản lý quy hoạch du lịch giữa các cơ quan, ban, ngành trong tỉnh còn thiếu chặt chẽ. - Chức năng, nhiệm vụ của các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh còn chồng chéo, trùng lặp. Ngành du lịch là cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch nhƣng không đƣợc giao lập, quản lý quy hoạch cũng nhƣ đầu tƣ hạ tầng du lịch, trong khi đó nhiệm vụ này đƣợc giao cho các ngành khác nên ảnh hƣởng đến công tác xây dựng và quản lý thực hiện quy hoạch du lịch. 60 - Chƣơng trình đào tạo nguồn nhân lực quản lý nhà nƣớc về du lịch chƣa đa dạng, đáp ứng nhu cầu thực tiễn; quy mô đào tạo còn rất nhỏ, thiếu cơ sở vật chất, cơ sở thực hành; thiếu đội ngũ giảng viên chuyên ngành du lịch. Chƣơng trình đào tạo còn mang nặng tính lý thuyết, thiếu kỹ năng thực hành. Chính vì vậy, thời gian tới Tuyên Quang cần chú trọng đầu tƣ cơ sở vật chất cho các trƣờng, nâng cao năng lực và trình độ cho đội ngũ giảng viên, nhất là khả năng ứng dụng, thực hành của học viên khi trƣờng; đồng thời, có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong đào tạo, đào tạo lại và tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp. - Một bộ phận cán bộ và nhân dân chƣa nhận thức đúng về tầm quan trọng của kinh tế du lịch. Một số cấp ủy đảng và chính quyền trên địa bàn tỉnh trong lãnh đạo, điều hành công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch còn hạn chế, nên nhiều nơi quan tâm tạo môi trƣờng thuận lợi cho du lịch phát triển, chƣa chú trọng huy động các thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch. - Kinh phí dành cho xúc tiến du lịch còn ít, nên việc chủ động xây dựng chƣơng trình xúc tiến du lịch rất khó khăn. Cơ chế thanh quyết toán chƣa hợp lý, nhiều định mức, tiêu chuẩn theo quy định rất khó khăn trong chi phí cho quảng bá, xúc tiến du lịch. Chƣa xây dựng đƣợc nguồn quỹ phát triển du lịch Tuyên Quang để chủ động trong quảng bá, xúc tiến du lịch. Sự tham gia hƣởng ứng của một số doanh nghiệp du lịch còn hạn chế. Nhân lực làm công tác xúc tiến du lịch còn thiếu cả về số lƣợng và chất lƣợng còn thấp. Công tác đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức chuyên ngành chƣa đƣợc triển khai đúng mức. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, phƣơng tiện phục vụ xúc tiến du lịch còn tạm bợ, thiếu. - Nội dung, phƣơng thức và phƣơng pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật du lịch còn nghèo nàn, đơn điệu, chƣa thông tin rộng rãi đến toàn thể nhân dân, cán bộ công chức trên địa bàn. 61 - Việc phân bổ ngân sách cho đầu tƣ hạ tầng du lịch và đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch còn thấp, chƣa đƣợc đầu tƣ đúng mức. Đặc biệt, đầu tƣ và hỗ trợ đầu tƣ kết cấu hạ tầng du lịch còn nhỏ lẻ, thiếu cƣơng quyết trong công tác đền bù, nhiều nơi giải phóng mặt bằng chậm hoặc không giải phóng đƣợc và những bất cập về thủ tục hành chính đối với kinh doanh du lịch dẫn đến các dự án đầu tƣ bị chậm tiến độ, ảnh hƣởng đến việc thu hút đầu tƣ ở tỉnh, nhất là thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào các dự án phát triển du lịch. - Công tác quản lý nguồn nhân lực ngành du lịch trong toàn tỉnh vẫn chƣa có một cơ quan thống nhất quản lý. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ quản lý các lao động trong các cơ quan hành chính (tại Sở, các phòng Văn hoá - Thông tin). Lao động ngành du lịch thuộc các doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc và có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài chƣa có cơ chế quản lý phù hợp. Do đó, sự phối hợp giữa các cơ quan này trong quá trình quản lý hoạt động, quy hoạch, đào tạo,… chƣa thật sự chặt chẽ, dẫn đến tình trạng manh mún, thiếu sự liên kết, quy hoạch đồng bộ cũng nhƣ sử dụng nguồn lực hiện có và trong công tác phối hợp đào tào sử dụng trong thời gian tới. - Việc tổ chức thực hiện một số chủ trƣơng, chính sách về du lịch chƣa tốt, thiếu kiểm tra, đôn đốc và tổng kết rút kinh nghiệm; chƣa đồng bộ giữa cơ chế, chính sách đề ra và việc bố trí nhân lực để triển khai thực hiện. - Chƣa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan có thẩm quyền trong việc thanh tra, kiểm tra hoạt động động kinh doanh du lịch. Xử lý vi phạm trong quản lý nhà nƣớc về du lịch vẫn còn nhẹ, mức xử phạt chƣa đủ mạnh để răn đe những đối tƣợng vi phạm. 62 Chƣơng 4 PHƢƠNG HƢỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH Ở TỈNH TUYÊN QUANG 4.1. Phƣơng hƣớng nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc về du lịch ở tỉnh Tuyên Quang 4.1.1. Quan điểm phát triển du lịch của tỉnh Tuyên Quang Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XV xác định: “phát triển kinh tế du lịch, là một trong 4 lĩnh vực đột phá” (Tỉnh ủy Tuyên Quang (2007), tr 83) Theo đó, quan điểm cụ thể phát triển du lịch là: - Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. - Phát triển du lịch theo hƣớng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm; chú trọng phát triển theo chiều sâu, đảm bảo chất lƣợng và hiệu quả, khẳng định thƣơng hiệu và khả năng cạnh tranh. - Phát triển du lịch bền vững, gắn kết với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trƣờng; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội. - Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực đầu tƣ phát triển du lịch; phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của các huyện, thành phố; tăng cƣờng liên kết phát triển du lịch. 4.1.2. Mục tiêu phát triển du lịch của tỉnh Tuyên Quang 4.1.2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu tổng quát: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội; sớm đƣa Tuyên Quang thoát ra khỏi tình trạng kém phát triển và phấn đấu trở thành phát triển khá trong khu vực miền núi phía Bắc. 63 Về kinh tế: Phát triển du lịch g . Về văn hoá xã hội: Phát triển du lịch nhằm tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội, góp phần giảm nghèo; phát huy bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa, phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc, nâng cao dân trí và đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân, tăng cƣờng tình đoàn kết dân tộc. Về môi trƣờng: Phát triển du lịch gắn với giữ gìn và phát huy các giá trị tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng. Về an ninh quốc phòng: Phát triển du lịch phải đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội. 4.1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Khách du lịch: Đến năm 2015 đón trên 1.047.000 lƣợt khách; đến năm 2020 đón trên 1.695.000 lƣợt khách; đến năm 2030 đón trên 3.678.000 lƣợt khách. - Tổng thu từ khách du lịch: Đến năm 2015 đạt 1.125,6 tỷ đồng; đến năm 2020 đạt trên 2.731,23 tỷ đồng; đến năm 2030 đạt gần 11.268,18 tỷ đồng. - Cơ sở lƣu trú và hạ tầng kỹ thuật du lịch: Đến năm 2015 có trên 50 khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 1 sao trở lên, trong đó ít nhất có 8 khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 sao trở lên. Đến năm 2020 có 115 khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 1 sao trở lên, trong đó có ít nhất 10 khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao trở lên. Đến năm 2030 có trên 180 khách sạn đạt tiêu chuẩn 1 sao trở lên, trong đó có ít nhất 20 khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 3 - 5 sao. - Lao động và việc làm: Năm 2015 tạo việc làm cho 11.700 lao động; năm 2020 tạo việc làm cho 20.400 lao động; đến năm 2030 tạo việc làm cho 48.000 lao động. - Đầu tƣ du lịch: Huy động mọi nguồn vốn từ các thành phần kinh tế, vốn Ngân sách nhà nƣớc và các nguồn vốn hợp pháp khác. Đến năm 2015 cần 2.152 tỷ đồng; giai đoạn 2016 - 2020 cần 4.496 tỷ đồng; giai đoạn 2021- 2030 cần 23.903 tỷ đồng. 64 - Phấn đấu đến năm 2015, Khu di tích quốc gia đặc biệt 2030 có 2 khu du lịch đạt tiêu chuẩn quốc gia. 4.1.3. Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đến 2015 tầm nhìn đến năm 2020 Để đạt đƣợc mục tiêu phát triển du lịch nói trên, quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động du lịch phải đƣợc hoàn thiện với phƣơng hƣớng cụ thể đƣợc xác định nhƣ sau: Một là, nâng cao hiệu qủa quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động du lịch gắn liền với đổi mới nhận thức về vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế xã hội. Tuyên truyền cho mọi ngƣời hiểu rõ vai trò của du lịch đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh để từ đó có hành động thiết thực, cụ thể đƣa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Hai là, tạo môi trƣờng thuận lợi cho du lịch phát triển. Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, tỉnh cần vận dụng cơ chế, chính sách của trung ƣơng vào điều kiện đặc thù của địa phƣơng, cải cách thủ tục hành chính tích cực hơn nữa để tạo ra sự thông thoáng trong quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động du lịch. Ba là, nâng cao chất lƣợng quy hoạch du lịch đảm bảo khai thác lợi thế so sánh của tỉnh để phát triển du lịch bền vững, bảo vệ tốt tài nguyên du lịch và môi trƣờng tự nhiên và truyền thống văn hóa. Bốn là, lƣợc qu . Năm là, kiện toàn tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ quản lý nhà nƣớc về du lịch. Theo đó, bộ máy quản lý nhà nƣớc du lịch ở Tuyên Quang cần đƣợc sắp xếp tinh gọn, hoạt động hiệu quả, 65 , thực hiện các chức năng quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực này. Sáu là, tăng cƣờng kiểm tra, thanh tra đối với hoạt động du lịch, đảm bảo tính trật tự, nề nếp và cạnh tranh công bằng trong kinh doanh du lịch. 4.2. Các giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc về du lịch ở tỉnh Tuyên Quang 4.2.1. Hoàn thiện công tác quy hoạch phát triển du lịch Tập trung hoàn thiện Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Tuyên Quang thời kỳ từ nay đến năm 2015 và 2020 theo đó quy hoạch phát triển du lịch ở Tuyên Quang phải phù hợp với chiến lƣợc và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đảo đảm, an ninh, trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ, phát triển tài nguyên du lịch và môi trƣờng, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc; bảo đảm tính khả thi, cân đối giữa cung và cầu du lịch và phát huy thế mạnh để tạo ra sản phẩm du lịch đặc thù của địa phƣơng nhằm sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên du lịch, cụ thể : 4.2.1.1. Định hướng phát triển thị trường khách du lịch Căn cứ thực tế phát triển thị trƣờng du lịch của Tuyên Quang vừa qua, xu thế phát triển thị trƣờng khách du lịch Việt Nam và khu vực, khả năng phát triển sản phẩm phù hợp nhu cầu của thị trƣờng, định hƣớng thị trƣờng khách du lịch Tuyên Quang từ nay đến năm 2015 và định hƣớng đến năm 2020 đƣợc phân theo các thị trƣờng cơ bản, nhƣ sau: - Thị trƣờng trong nƣớc: + Thị trƣờng Hà Nội: Trong giai đoạn tới sẽ trở thành phân khúc thị trƣờng chủ đạo của Tuyên Quang chiếm tỷ trọng khoảng 40% tổng số khách du lịch của tỉnh. Trong đó tỷ lệ khách lƣu trú tại Tuyên Quang chiếm khoảng 75 - 80%. 66 Các hình thức du lịch chính của phân khúc này bao gồm: Du lịch văn hóa lịch sử: trong đó tập trung chính phát triển du lịch về nguồn (du lịch hoài niệm) và du lịch văn hóa gắn với cộng đồng các dân tộc thiểu số; du lịch tâm linh, tín ngƣỡng; du lịch nghỉ dƣỡng nƣớc khoáng nóng; du lịch thể thao, mạo hiểm. + Các thị trƣờng lân cận tỉnh Tuyên Quang: Bao gồm các thị trƣờng đô thị từ các tỉnh lân cận nhƣ Vĩnh Phúc; Phú Thọ, Yên Bái, Thái Nguyên...Dự báo chiếm tỷ trọng khoảng 25% tổng số khách đến Tuyên Quang. Tỷ lệ lƣu trú tại Tuyên Quang chiếm khoảng 50%. Các loại hình và sản phẩm chính của phân khúc thị trƣờng này bao gồm: Du lịch văn hóa lịch sử: trong đó tập trung chính phát triển du lịch về nguồn (du lịch hoài niệm) và du lịch văn hóa gắn với cộng đồng các dân tộc thiểu số; du lịch tâm linh, tín ngƣỡng; du lịch cuối tuần: Các điểm du lịch khu suối khoáng Mỹ Lâm, thắng cảnh Núi Dùm; du lịch sinh thái: Các điểm tài nguyên tự nhiên. + Thị trƣờng nội tỉnh: Tiếp tục là bộ phận quan trọng của du lịch Tuyên Quang, song không còn là phân khúc chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các phân khúc thị trƣờng. Dự báo thị trƣờng này chiếm tỷ trọng khoảng 20%. Về cơ cấu khách chủ yếu vẫn là khách tham quan, du lịch trong ngày. Tuy nhiên bộ phận khách lƣu trú (nghỉ cuối tuần) sẽ tăng lên trong các giai đoạn tới. Các loại hình và sản phẩm chính của phân khúc thị trƣờng này bao gồm: Du lịch tâm linh, tín ngƣỡng; du lịch cuối tuần: Các điểm du lịch khu suối khoáng Mỹ Lâm, thắng cảnh Núi Dùm; du lịch vui chơi giải trí, mua sắm: Phát triển gắn với các đô thị, tập trung ở thành phố Tuyên Quang; du lịch sinh thái: Các điểm tài nguyên tự nhiên; d 67 + Các thị trƣờng xa: Là các đối tƣợng khách từ các đô thị miền Trung và miền Nam, dự báo sẽ chiếm tỷ trọng khoảng 15% trong tổng số khách đến Tuyên Quang. Tỷ lệ khách lƣu trú tại Tuyên Quang đạt khoảng 80 - 90%. Các loại hình và sản phẩm chính của phân khúc thị trƣờng này gồm:Du lịch tâm linh, tín ngƣỡng; du lịch văn hóa lịch sử: trong đó tập trung chính phát triển du lịch về nguồn (du lịch hoài niệm) và du lịch văn hóa gắn với cộng đồng các dân tộc thiểu số. - Thị trƣờng nƣớc ngoài: + Thị trƣờng Hàn Quốc: Đây sẽ là thị trƣờng ƣu tiên nhất của Tuyên Quang, dự báo chiếm tỷ trọng khoảng 1 - 1,5% khách du lịch đến Tuyên Quang. Khách Hàn Quốc, chủ yếu đến Tuyên Quang từ Hà Nội (qua cửa khẩu hàng không Nội Bài). Mục đích của khách du lịch cũng có sự thay đổi với khách du lịch với mục đích thuần túy chiếm tỷ trọng lớn, khách du lịch doanh nhân, kết hợp công việc và tìm cơ hội đầu tƣ sẽ giảm tỷ lệ. Các loại hình và sản phẩm du lịch tập trung phát triển cho phân khúc thị trƣờng này bao gồm: Du lịch văn hóa lịch sử: trong đó tập trung chính phát triển du lịch về nguồn (du lịch hoài niệm) và du lịch văn hóa gắn với cộng đồng các dân tộc thiểu số; du lịch nghỉ dƣỡng: Tập trung phát triển sản phẩm du lịch nghỉ dƣỡng kết hợp du lịch thể thao cao cấp (Tennis; golf...); du lịch mạo hiểm; du lịch dịch vụ đô thị. + Thị trƣờng Trung Quốc: Tiếp tục là thị trƣờng đóng vai trò quan trọng, dự báo chiếm tỷ lệ từ 1 1,5% số khách đến Tuyên Quang. Khách Trung Quốc vào Tuyên Quang chủ yếu theo đƣờng bộ qua các cửa khẩu với Trung Quốc ở phía bắc. Mức chi tiêu không lớn so với thị trƣờng khách nƣớc ngoài khác. Đây là phân khúc chiếm tỷ trọng lớn nhất trong phân khúc thị trƣờng nƣớc ngoài, thống kê sơ bộ chiếm khoảng 1,5 - 2% tổng số khách. 68 Các loại hình và sản phẩm du lịch tập trung phát triển cho phân khúc thị trƣờng này bao gồm: Du lịch văn hóa lịch sử: ; du lịch dịch vụ đô thị; du lịch nghỉ dƣỡng: Tập trung phát triển sản phẩm du lịch nghỉ dƣỡng kết hợp du lịch thể thao cao cấp. + Thị trƣờng Pháp: Là thị trƣờng ƣu tiên khai thác quan trọng trong chiến lƣợc thị trƣờng của du lịch Tuyên Quang, dự báo chiếm tỷ trọng từ 0,5 - 1% tổng số khách đến Tuyên Quang. Với những ràng buộc về mặt lịch sử Tuyên Quang sẽ là một trong những điểm đến quan trọng và hấp dẫn khách du lịch Pháp khi đến Việt Nam. Các loại hình và ... + Các thị trƣờng khác: Bao gồm khách từ Châu Âu, Mỹ, các nƣớc ASEAN... Hiện nay, thị trƣờng này chiếm tỷ trọng không đáng kể, chủ yếu tập trung vào đối tƣợng khách du lịch ba lô, mức chi tiêu trung bình. Các loại hình và sản phẩm ƣa thích bao gồm: Du lịch văn hóa lịch sử: Tham quan di tích lịch sử, văn hóa, tín ngƣỡng và du lịch văn hóa gắn với cộng đồng các dân tộc thiểu số; du lịch dịch vụ đô thị; d , cảnh quan sinh thái… 4.2.1.2. Định hướng phát triển các sản phẩm du lịch Căn cứ đặc điểm tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn và nhu cầu thị trƣ n Quang nhƣ sau: 69 - :( ) + (Thái Nguyên), Chợ Đồn (Bắc Cạn). + (Yên Sơn) - Kim Bình (Chiêm Hóa). + Tuyên Quang. - Du lịch sinh thái: : ... - Du lịch nghỉ dƣỡng: ,n . - Du lịch dịch vụ gắn với các đô thị: ... 70 - Các hình thức du lịch khác: : + Du lịch thể thao cao cấp: Tập trung phát triển kết hợp với du lịch nghỉ dƣỡng để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Các sản phẩm chính tập trung phát triển bao gồm du lịch sân golf; du lịch du thuyền trên sông, hồ,… + lịch. Các sản phẩm chính bao gồm các khu công viên văn hóa dân tộc; các khu ,… + .... để phát triển thành các điểm du lịch cộng đồng. + ở . + . Các sản phẩm du lịch bổ trợ bao gồm: Du lịch khinh khí cầu; du lịch săn bắn (có kiểm soát); du : , ... 71 4.2.1.3. Tổ chức không gian phát triển du lịch Với vị trí quan trọng của Tuyên Quang trong chiến lƣợc phát triển kinh tế- xã hội của vùng núi phía Bắc cũng nhƣ vị trí địa lý và giao lƣu thuận lợi, không gian phát triển du lịch của Tuyên Quang sẽ là không gian du lịch "mở" cho phép tổ chức các tuyến du lịch liên vùng hấp dẫn với nhiều loại hình du lịch và các sản phẩm du lịch phong phú độc đáo. Tài nguyên du lịch của Tuyên Quang phân bố tƣơng đối tập trung theo các trục phát triển không gian du lịch đã đƣợc xác định, vì vậy khá thuận lợi trong khai thác sử dụng. Trên cơ sở các hƣớng phát triển không gian du lịch, căn cứ vào sự phân bố tài nguyên du lịch, nguồn lực và các điều kiện có liên quan, định hƣớng phân vùng các không gian du lịch của tỉnh Tuyên Quang nhƣ sau: - Không gian du lịch Trung tâm: Thành phố Tuyên Quang với vai trò là trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội của tỉnh. Không gian này đƣợc hình thành trên cơ sở khai thác du lịch dịch vụ khu vực thành phố Tuyên Quang và các vùng phụ cận. Các loại hình và sản phẩm du lịch chính: Du lịch văn hóa, lịch sử, tín ngƣỡng, tâm linh; du lịch sinh thái; du lịch sông nƣớc; du lịch vui chơi giải trí (du thuyền sông Lô, mua sắm, thƣởng thức nghệ thuật...) - Không gian du lịch phía Đông: Khai thác tiềm năng du lịch khu vực huyện Sơn Dƣơng và phía Đông Nam của huyện Chiêm Hóa, Phát triển trên cơ sở khai thác tiềm năng du lịch văn hóa gắn với di tích cách mạng và kháng chiến với động lực là Khu du lịch quốc gia đặc biệt Tân Trào. Các loại hình, sản phẩm du lịch chính: Du lịch về nguồn hoặc du lịch hoài niệm, lễ hội cách mạng; du lịch văn hóa gắn với hệ thống di tích lịch sử; du lịch sắc tộc (gắn với văn hóa dân tộc thiểu số); du lịch sinh thái; du lịch sông nƣớc. 72 - Không gian du lịch phía Bắc: Khai thác tiềm năng du lịch khu vực huyện Na Hang, huyện Lâm Bình và phía Bắc huyện Chiêm Hóa, nhằm khai thác tiềm năng du lịch sinh thái, văn hóa sắc tộc khu vực rừng núi phía Bắc với động lực chính là tiềm năng du lịch sinh thái hồ thủy điện Tuyên Quang, Chiêm Hóa...Sản phẩm du lịch chính: Du lịch lòng hồ thủy điện; Du lịch sinh thái (gắn với cảnh quan, hang động, khu bảo tồn…); Du lịch văn hóa sắc tộc (gắn với sinh thái nông nghiệp, văn hóa dân tộc ít ngƣời…). Các loại hình và sản phẩm du lịch chính: Du lịch lòng hồ thủy điện; du lịch sinh thái (gắn với cảnh quan, hang động, khu bảo tồn…); du lịch văn hóa sắc tộc (gắn với sinh thái nông nghiệp, văn hóa dân tộc ít ngƣời…). - Không gian du lịch phía Tây: Khai thác tiềm năng du lịch sinh thái khu vực huyện Hàm Yên và phía Tây của huyện Yên Sơn, phía Tây của huyện Chiêm Hóa. Các loại hình và sản phẩm du lịch chính:Du lịch sinh thái rừng nguyên sinh Cham Chu; du lịch sinh thái sông nƣớc; du lịch văn hóa (tham quan di tích lịch sử, di tích cách mạng). 4.2.1.4. Định hướng phát triển các điểm du lịch - Điểm du lịch trung tâm: Di tích lịch sử văn hóa - kiến trúc nghệ thuật (đền, chùa...) thắng cảnh Núi Dùm; di tích thành cổ Tuyên Quang; du thuyền sông Lô; hội thảo, hội nghị, mua sắm, tham quan Bảo tàng tổng hợp tỉnh; nghỉ dƣỡng nƣớc khoáng nóng Mỹ Lâm. - Điểm du lịch lịch sử văn hóa và sinh thái Tân Trào và vùng phụ cận: Các di tích lịch sử cách mạng, kháng chiến - Thủ đô khu giải phóng, Thủ đô kháng chiến. - Điểm du lịch lịch sử văn hóa và sinh thái Chiêm Hóa: Di tích lịch sử Kim Bình và hệ thống di tích kháng chiến; chùa Bảo Ninh Sùng Phúc, đền Bách Thần, lễ hội Lồng tông; làng văn hóa dân tộc Tày, thôn Tân Thịnh, xã Tân An; danh thắng thác Bản Ba, xã Trung Hà... 73 - Điểm du lịch sinh thái Na Hang: (Hồ thủy điện Tuyên Quang; khu bảo tồn thiên nhiên Tát Kẻ - Bản Bung; hệ thống núi đá, hang động; khám phá các làng văn hóa dân tộc Tày, Dao, Mông...). - Điểm du lịch lịch sử văn hóa, sinh thái Thƣợng Lâm, Lâm Bình: Thắng cảnh Thƣợng Lâm hệ thống núi đá, hang động - công viên địa chất Việt Nam; khám phá các làng văn hóa dân tộc Tày, Dao, Mông; chùa Phúc Lâm và các di chỉ khảo cổ...). - Điểm du lịch sinh thái Hàm Yên: Động Tiên, rừng Chạm Chu, đền Thác Cái, du lịch sinh thái nhà vƣờn; hồ Khởn... - Điểm du lịch lịch sử văn hóa - nghỉ dƣỡng Yên Sơn: Di tích lịch sử cách mạng Lào - Làng Ngòi, Đá Bàn, xã Mỹ Bằng; chùa Phật Lâm; nghỉ dƣỡng suối khoáng Mỹ Lâm, các làng văn hóa dân tộc Cao Lan, Quần Trắng; thể thao (golf, tennis, săn bắn có kiểm soát...). 4.2.1.5. Hệ thống tuyến du lịch - Các tuyến du lịch liên vùng: Hà Nội - Tuyên Quang - Hà Giang; Tuyên Quang - Hà Giang - Cao Bằng - Bắc Cạn - Thái Nguyên; Tuyên Quang - Yên Bái - Lào Cai; Tuyên Quang - Thái Nguyên - Bắc Kạn - Cao Bằng; Tuyên Quang - Vĩnh Phúc - Bắc Ninh- Quảng Ninh - Hải Phòng. - Các tuyến du lịch nội tỉnh: Thành phố Tuyên Quang - Kim Quan Tân Trào - Bình Ca; Thành phố Tuyên Quang - Chiêm Hóa - Nà Hangp; Thành phố Tuyên Quang - Mỹ Lâm - Đá Bàn; Thành phố Tuyên Quang Hàm Yên; Tuyến du lịch đƣờng sông (Sông Lô, sông Gâm)... - Các tuyến du lịch quốc tế: Tuyên Quang - Hà Giang - Châu Vân Sơn (Trung Quốc); Tuyên Quang - Lào Cai - Thành phố Côn Minh (Trung Quốc); Tuyên Quang - Lạng Sơn - Thành phố Bằng Tƣờng (Trung Quốc); Tuyên Quang - Quảng Ninh - Thành phố Nam Ninh (Trung Quốc); Tuyên Quang các nƣớc vùng Đông Nam Á. 74 4.2.1.6. Định hướng đầu tư phát triển du lịch Đến năm 2015 đầu tƣ xây dựng Khu du lịch lịch sử, văn hóa và sinh thái Tân Trào trở thành khu du lịch Quốc gia; đến năm 2020 tập trung đầu tƣ xây dựng Khu du lịch suối khoáng Mỹ Lâm mang tầm cỡ khu vực; Đến năm 2030 đầu tƣ xây dựng Khu du lịch sinh thái Na Hang thành khu du lịch Quốc gia. Phát triển điểm du lịch Thành phố Tuyên Quang và vùng phụ cận. Trƣớc mắt tập trung đầu tƣ phát triển điểm du lịch sinh thái núi Dùm, làng văn hóa dân tộc Tày hoặc Dao của đồng bào di dân tái định cƣ ở xã An Khang (thành phố Tuyên Quang); động Tiên (Hàm Yên), thác Bản Ba, Bó Ngoặng (Chiêm Hóa); Làng văn hóa-du lịch Giếng Tanh (Yên Sơn), Nà Tông (Lâm Bình), Nà Khá (Na Hang), Tân An (Chiêm Hóa), Ba Chãng (Hàm Yên)... Tiếp tục bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa. Phát triển và nâng cao chất lƣợng dịch vụ của hệ thống khách sạn, nhà hàng, các dịch vụ vui chơi giải trí, Khu Liên hợp thể thao tại khu vực thành phố Tuyên Quang, các khu, điểm du lịch. - Các lĩnh vực ƣu tiên đầu tƣ: + Phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch: Giao thông đƣờng bộ, đƣờng thủy có ý nghĩa quan trọng đối với du lịch đƣợc tập trung nâng cấp cải tạo bao gồm: Quốc lộ 2 kết nối Tuyên Quang với Phú Thọ, Hà Giang - dài 90 km; Quốc lộ 37 kết nối Tuyên Quang với Yên Bái, Thái nguyên - dài 63,50 km; Quốc lộ 2C kết nối Tuyên Quang với Vĩnh Phúc - dài 91,20 km; Quốc lộ 2B kết nối khu vực Tân Trào với Kim Bình, Nà Hang, Bắc Mê (Cao Bằng) - dài 235 km; Quốc lộ 37B kết nối Thành phố Tuyên Quang với Hàm Yên, Chiêm Hóa - dài 138 km. Tuyến du lịch đƣờng thủy Thành phố Tuyên Quang - Ngã ba Sông Lô Sông Gâm: Tập trung phát triển hệ thống bến tàu hai bên bờ kết hợp với các điểm du lịch sinh thái, cảnh quan; Tuyến du lịch trên lòng hồ thủy điện 75 Tuyên Quang: Pác Ban - Song Long- Bắc Mê; Tuyến du lịch trên lòng hồ thủy điện Tuyên Quang: Pác Ban - Đà Vị - Ba Bể; Tuyến du lịch sông Phó Đáy: Sơn Dƣơng - Hợp Hòa - Thiện Kế - Ninh Lai. Nâng cấp cải tạo các tuyến đƣờng trọng điểm đến các khu du lịch; tiếp tục thực hiện Dự án nâng cấp bảo tồn di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2012 - 2015. Phát triển hệ thống cơ sở lƣu trú: Phát triển về số lƣợng và nâng cao chất lƣợng các cơ sở lƣu trú; uu tiên đầu tƣ xây dựng các khách sạn cao cấp (3 sao trở lên) ở thành phố Tuyên Quang. Ƣu tiên các dự án đầu tƣ xây dựng các công trình thể thao tổng hợp, khu hội chợ triển lãm, khu hội nghị, hội thảo tầm cỡ khu vực và Quốc gia tại thành phố Tuyên Quang. Phát triển các công trình vui chơi giải trí dân gian kết hợp hiện đại, các khu mua sắm, thƣởng thức ẩm thực, văn hóa nghệ thuật, gắn với các công viên, các khu, điểm du lịch, với thiên nhiên nhƣ dã ngoại, leo núi, thể thao khám phá.... + Phát triển nguồn nhân lực, nâng cao trình độ quản lý và nghiệp vụ du lịch cho cán bộ và lao động ngành du lịch: Chú trọng phát triển nguồn nhân lực: Đào tạo trình độ đại học và tăng cƣờng khả năng nghiên cứu về du lịch; đào tạo trình độ trung học và học nghề về du lịch; tăng cƣờng năng lực cho cán bộ quản lý du lịch ở các cấp, bổ sung cán bộ có trình độ quản lý kinh tế. Tổ chức mở các lớp đào tạo, đào tạo lại về quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ đối với các cán bộ và lao động trong ngành du lịch tỉnh Tuyên Quang đảm bảo những tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế; đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ hƣớng dẫn viên, những ngƣời tham gia hoạt động dịch vụ du lịch cộng đồng. 76 + Phát triển loại hình và sản phẩm du lịch: Tập trung đầu tƣ phát triển sản phẩm du lịch theo hƣớng đa dạng hoá và nâng cao chất lƣợng sản phẩm du lịch. Du lịch văn hoá dựa trên cơ sở khai thác, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc thiểu số, chú trọng đầu tƣ khai thác các sản phẩm đặc thù của Tuyên Quang; loại hình làng văn hóa dân tộc Tày, Dao, Cao Lan, Mông...; du lịch cộng đồng, làng nghề, ẩm thực... Nghiên cứu đầu tƣ phát triển các sản phẩm du lịch mới nhƣ: Sân golf, du thuyền, săn bắn có kiểm soát... 4.2.1.7. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá, xây dựng thương hiệu Tăng cƣờng công tác quảng bá và xúc tiến du lịch trong nƣớc và quốc tế để mở rộng thị trƣờng, kêu gọi đầu tƣ và thu hút khách du lịch: Tổ chức các sự kiện văn hóa giới thiệu hình ảnh con ngƣời và mảnh đất Tuyên Quang, xây dựng các chƣơng trình, chuyên mục du lịch Tuyên Quang trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng; tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tƣ, liên kết du lịch trong vùng, quốc tế. Tập trung đầu tƣ xây dựng một số sản phẩm du lịch mang thƣơng hiệu Tuyên Quang (Thủ đô khu giải phóng, Thủ đô kháng chiến, đêm hội Trung thu Thành Tuyên...). 4.2.1.8. Bảo vệ, tôn tạo tài nguyên và môi trường du lịch Bảo vệ tài nguyên môi trƣờng du lịch là hƣớng ƣu tiên của du lịch Tuyên Quang nhằm mục tiêu phát triển du lịch bền vững. Việc đầu tƣ bảo vệ tài nguyên môi trƣờng du lịch bao gồm: - Tôn tạo, nâng cấp hệ thống tài nguyên du lịch, đặc biệt là đối với các di tích lịch sử, văn hoá, lễ hội, nghề thủ công truyền thống phục vụ du lịch. - Giáo dục và nâng cao ý thức cộng đồng bảo vệ tài nguyên môi trƣờng du lịch và nhận thức về phát triển du lịch bền vững. 77 4.2.2. Đẩy mạnh đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch Tập trung nâng cấp cải tạo mạng lƣới giao thông đƣờng bộ, đƣờng thủy bao gồm: Quốc lộ 2 kết nối Tuyên Quang với Phú Thọ, Hà Giang - dài 90 km, Quốc lộ 37 kết nối Tuyên Quang với Yên Bái, Thái nguyên - dài 63,50 km, Quốc lộ 2C kết nối Tuyên Quang với Vĩnh Phúc - dài 91,20 km, Quốc lộ 2B kết nối khu vực Tân Trào với Kim Bình, Nà Hang, Bắc Mê (Cao Bằng) - dài 235 km, Quốc lộ 37B kết nối Thành phố Tuyên Quang với Hàm Yên, Chiêm Hóa - dài 138 km. Tuyến du lịch đƣờng thủy Thành phố Tuyên Quang - Ngã ba Sông Lô Sông Gâm: Tập trung phát triển hệ thống bến tàu hai bên bờ kết hợp với các điểm du lịch sinh thái, cảnh quan. Tuyến du lịch trên lòng hồ thủy điện Tuyên Quang: Pác Ban - Song Long - Bắc Mê. Tuyến du lịch trên lòng hồ thủy điện Tuyên Quang: Pác Ban - Đà Vị - Ba Bể. Tuyến du lịch sông Phó Đáy: Sơn Dƣơng - Hợp Hòa - Thiện Kế - Ninh Lai. - Tiếp tục thực hiện Dự án nâng cấp bảo tồn di tích lịch sử cách mạng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2012 - 2015. - Phát triển hệ thống cơ sở lƣu trú: Phát triển về số lƣợng và nâng cao chất lƣợng các cơ sở lƣu trú; ƣu tiên đầu tƣ xây dựng các khách sạn cao cấp (3 sao trở lên) ở thành phố Tuyên Quang. - Ƣu tiên các dự án đầu tƣ xây dựng các công trình thể thao tổng hợp, khu hội chợ triển lãm, khu hội nghị, hội thảo tầm cỡ khu vực và Quốc gia tại thành phố Tuyên Quang. - Phát triển các công trình vui chơi giải trí dân gian kết hợp hiện đại, các khu mua sắm, thƣởng thức ẩm thực, văn hóa nghệ thuật, gắn với các công viên, các khu, điểm du lịch, với thiên nhiên nhƣ dã ngoại, leo núi, thể thao khám phá.... 78 Để khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch, trong điều kiện kinh tế còn khó khăn cần xác định các khu vực ƣu tiên đầu tƣ đó là các khu, điểm du lịch đƣợc xác định có ý nghĩa quốc gia, khu vực, các trung tâm du lịch: - Khu du lịch lịch sử văn hóa và sinh thái Tân Trào: Hoàn chỉnh việc lập hồ sơ Quy hoạch tổng thể bảo quản tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào gắn với phát triển du lịch đến năm 2025. - Khu du lịch trung tâm thành phố Tuyên Quang và phụ cận: Nâng cấp chỉnh trang đô thị, cải tạo đƣờng phố, vỉa hè; hoàn chỉnh dự án trƣng bày Bảo tàng Tuyên Quang đƣa vào hoạt động; hoàn thành Dự án Quảng trƣờng, tƣợng đài "Bác Hồ với nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang". - Khu du lịch suối khoáng Mỹ Lâm và vùng phụ cận: Tiếp tục thực hiện các Dự án đầu tƣ đã đƣợc phê duyệt; xây dựng kế hoạch bảo vệ và khai thác hợp lý nguồn nƣớc khoáng; thực hiện Dự án phục hồi, bảo tồn, tôn tạo Khu di tích cách mạng Lào, thôn Làng Ngòi- Đá Bàn. - Khu du lịch sinh thái Na Hang, Lâm Bình: Tập trung hoàn thành phục dựng chùa Phúc Lâm; Hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị Chính phủ công nhận khu hệ thống núi đá vôi, hang động là Công viên địa chất Việt Nam. Tập trung đầu tƣ hạ tầng công nghệ thông tin, điện, nƣớc... đáp ứng yêu cầu phục vụ các dự án phát triển du lịch. Khuyến khích xã hội hóa đầu tƣ trƣờng đào tạo du lịch. Bố trí ngân sách nhà nƣớc và lồng ghép với các dự án, chƣơng trình đầu tƣ của các ngành gắn với phát triển du lịch. 4.2.3. Tạo môi trường thuận lợi để phát triển du lịch trên địa bàn Tiếp tục đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính có liên quan đến lĩnh vực du lịch. Minh bạch hóa các thủ tục hành chính, áp dụng mô hình một cửa liên thông trong đăng ký đầu tƣ, kinh doanh du lịch nhằm đảm bảo cho các hoạt động này đƣợc thực hiện một cách thuận tiện và tiết kiệm nhất. Xây dựng văn hóa giao tiếp thân thiện, nhiệt tình tạo niềm tin cho nhân dân và các nhà đầu tƣ. 79 Tổ chức thực hiện tốt chính sách ƣu đãi đầu tƣ đã ban hành nhằm thu hút vốn đầu tƣ từ các thành phần kinh tế cho phát triển cơ sở hạ tầng và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch. Xây dựng mức phí và giá dịch vụ du lịch phù hợp, đặc biệt là giá vé tham quan thắng cảnh tại các khu du lịch lớn của tỉnh. Có chính sách ƣu đãi trong việc huy động vốn đầu tƣ trong lĩnh vực bảo vệ và tôn tạo nâng cao chất lƣợng môi trƣờng du lịch. Xây dựng các trung tâm công nghệ thông tin phục vụ cộng đồng, thƣờng xuyên tổ chức phổ biến kiến thức, phục vụ, chuyển giao công nghệ cho nhân dân. Xây dựng hệ thống nhà vệ sinh đạt chuẩn, làm tốt công tác xử lý rác thải trên mặt nƣớc, mặt đất tại các khu điểm du lịch. Có biện pháp khai thác tốt và bền vững các khu bảo tồn thiên nhiên, khu công viên địa chất quốc gia của tỉnh. Xây dựng các quy định chi tiết về bảo vệ tài nguyên rừng, bảo vệ các khu di tích, di sản. Thực hiện tích cực, đồng bộ công tác tái định cƣ, bồi thƣờng thiệt hại cho dân trong vùng dự án du lịch để tạo mặt bằng sạch nhằm thu hút đầu tƣ. Có chính sách đào tạo, chuyển đổi ngành nghề, ổn định đời sống nhân dân vùng giải phóng mặt bằng, thu hồi đất. 4.2.4. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch Thứ nhất, hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về du lịch ở tỉnh tinh gọn nhƣng đảm bảo thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về du lịch đạt chất lƣợng, hiệu quả cao. Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nƣớc về du lịch ở tỉnh mà cụ thể là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, bao gồm lãnh đạo, các phòng ban. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ các phòng ban để xác định số ngƣời cần thiết làm ở lĩnh vực này, từ việc để bố trí ngƣời, khắc phục tình trạng hiện nay là từ ngƣời bố trí việc. 80 Tinh giảm bộ máy quản lý nhà nƣớc, giảm số lƣợng, tăng chất lƣợng để làm tốt chức năng quản lý nhà nƣớc về du lịch của tỉnh. Thực hiện quản lý theo mô hình trực tuyến để công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch thực hiện coa hiệu quả. Đồng thời, có chính sách, chế độ thỏa đáng đối với những ngƣời bị tinh giảm. Cải cách bộ máy hành chính theo hƣớng, bỏ khâu trung gian, chồng chéo, đẩy mạnh phân cấp cho cấp huyện gắn trách nhiệm với ngƣời đứng đầu để đảm bảo sự năng động, tăng cƣờng trách nhiệm trong giải quyết công việc. Hình thành cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch riêng ở các huyện, thành phố trực thuộc ủy ban nhân dân cấp đó nhất là ở các huyện phát triển mạnh về du lịch nhƣ Sơn Dƣơng, Na Hang. Ở các cơ quan này cần bố trí số lƣợng biên chế hợp lý, có chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển du lịch của địa phƣơng. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động du lịch; tăng cƣờng sử dụng các công nghệ thông tin hiện đại, khai thác hiệu quả Internet, thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch. Ngoài ra, cần khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Hiệp hội du lịch của tỉnh để làm cầu nối giữa các cá nhân, tổ chức kinh doanh du lịch và Nhà nƣớc trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến phát triển du lịch trên địa bàn. Thứ hai, từng bƣớc xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động du lịch trên địa bàn tinh thông về nghề nghiệp, có phẩm chất tốt, có năng lực tổ chức quản lý, điều hành theo mục tiêu đã định. Có chiến lƣợc xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nƣớc về du lịch, trên cơ sở đó có kế hoạch cụ thể nhƣ dự báo tình hình cán bộ trong ngắn hạn và dài hạn, có kế hoạch tạo nguồn, kế hoạch đào tạo bồi dƣỡng, kế hoạch sử dụng. Việc làm này đảm bảo đội ngũ cán bộ không bị hụt hẫng, đảm bảo tính liên tục công tác quản lý. 81 Công tác tuyển dụng cán bộ phải làm chặt chẽ, đúng quy trình quy định để chọn ra đƣợc ngƣời có năng lực chuyên môn cao, đáp ứng yêu cầu công việc. Bên cạnh đó, phải chú trọng đến phẩm chất đạo đức, tránh tình trạng cực đoan, tuyệt đối hóa từng mặt. Bố trí và sử dụng cán bộ đảm bảo đúng tiêu chuẩn và sở trƣờng, đề bạt, bổ nhiệm đúng lúc, giao việc đúng tầm với cƣơng vị thích hợp để cán bộ có môi trƣờng phát triển đƣợc khả năng và cống hiến. Xác định rõ chức năng, quyền hạn, trách nhiệm của từng vị trí nhằm tạo sự chủ động cho cán bộ và thuận lợi cho việc đánh giá cán bộ. Dần loại bỏ những cán bộ có phẩm chất đạo đức kém và năng lực chuyên môn yếu. Có chính sách sử dụng, chính sách tiền lƣơng và đãi ngộ thích đáng, thƣởng, phạt rõ ràng, kịp thời để tạo động lực trong thực thi công việc 4.2.5. Đẩy mạnh công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành du lịch ở tỉnh Có thể nói nhân lực đóng vai trò quan trọng đến sự phát triển của ngành du lịch, góp phần tạo dựng thƣơng hiệu, hình thành chất lƣợng, sự phong phú của sản phẩm du lịch. Vì vậy, thời gian đến, tỉnh cần đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch, để làm tốt công tác này cần thực hiện các công việc sau: - Đẩy mạnh công tác dự báo về nhu cầu nhân lực của ngành du lịch. Làm tốt công tác này nhằm đảm bảo cân đối về số lƣợng, chất lƣợng và cơ cấu của đối tƣợng thực hiện các chức năng quản lý nhà nƣớc về du lịch và chức năng kinh doanh du lịch. - Đổi mới, cải thiện cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo. Vấn đề đặt ra đối với nhân lực quản lý nhà nƣớc du lịch là có kỹ năng và năng lực làm việc đáp ứng yêu cầu hiện nay. Do đó, tỉnh cần có sự đầu tƣ nhất định để cải thiện nâng cấp cơ sở vật chất cho các cơ sở đào tạo nhƣ đầu tƣ cho hệ thống phòng học, các phƣơng tiện dạy học, tài liệu, tƣ liệu dạy học hiện đại và hệ thống cơ sở thực hành. 82 - Phát triển về chƣơng trình đào tạo, mở rộng quy mô đào tạo. Chƣơng trình đào tạo là một trong những yếu tố quyết định đến chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực. Các chƣơng trình phải phản ánh đƣợc chất lƣợng đào tạo và đáp ứng đƣợc yêu cầu nguồn nhân lực sau đào tạo của các doanh nghiệp và của xã hội. Do đó, các chƣơng trình đào tạo phải đƣợc xây dựng khoa học và thực tiễn. Mặt khác, cập nhật những nội dung, những học phần mới phù hợp với sự thay đổi của nhu cầu xã hội, tăng tính thực hành, thực tiễn, hạn chế tính lý thuyết. Lựa chọn, tham khảo chƣơng trình đào tạo của các trƣờng có uy tín, có chất lƣợng ở trong nƣớc đã đƣợc thực tế kiểm chứng qua nhiều năm đào tạo, từ đó chọn lọc, tổng hợp thành một chƣơng trình tốt nhất, có sự kế thừa và phát triển của nhiều trƣờng khác nhau. Làm đƣợc nhƣ vậy sẽ giải quyết đƣợc vấn đề kinh nghiệm đào tạo và bổ sung đƣợc những yếu tố mới, những thay đổi trong khoảng thời gian gần đây. Hiện nay, Tuyên Quang còn thiếu nhân lực có chuyên môn ngoại ngữ, đặc biệt các tiếng Pháp, Hàn Quốc, Trung Quốc... Do đó, đẩy mạnh đào tạo các chuyên ngành này nhằm đáp ứng yêu cầu hiện nay. - Nâng cao chất lƣợng đội ngũ giảng viên ở các cơ sở đào tạo. Chất lƣợng đầu ra của nguồn nhân lực du lịch phụ thuộc rất nhiều vào chất lƣợng, trình độ của giảng viên. Do đó, công tác đào tạo đạt chất lƣợng cần phải nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ giảng dạy. Trƣớc hết, cần tăng cƣờng cử cán bộ, giảng viên đi học tập nâng cao trình độ, bồi dƣỡng nghiệp vụ du lịch để theo kịp sự phát triển của thực tiễn hoạt động du lịch, thu hút đội ngũ giảng viên có chất lƣợng về giảng dạy ở Tuyên Quang, cử các cán bộ trẻ ở các trƣờng đi đào tạo ở trong và ngoài nƣớc để đến những năm 2015, các trƣờng trong tỉnh có thể chủ động đƣợc đội ngũ giảng viên có chất lƣợng. - Tăng cƣờng hợp tác, liên kết trong công tác đào tạo. Có thể mời đội ngũ giảng viên có trình độ cao ở các trƣờng trong nƣớc thuộc các chuyên ngành du lịch đến Tuyên Quang thỉnh giảng một số chuyên đề chuyên sâu, chuyên đề nghiệp vụ ở các cơ sở đào tạo trong tỉnh nhằm tạo điều kiện để 83 ngƣời học đƣợc tiếp cận với những tri thức mới, phƣơng pháp làm việc hiệu quả, đặc biệt là tiếp cận đƣợc với trình độ đào tạo đạt chất lƣợng quốc gia, khu vực và thế giới. Đồng thời, mời các chuyên gia, các nhà quản lý lĩnh vực du lịch có kinh nghiệm đến giảng dạy, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực du lịch để sinh viên có thể học tập kiến thức thực tế nhiều hơn. Từ đó, ngƣời học và nhà trƣờng cập nhật những thay đổi của thực tiễn hoạt động du lịch vào trƣờng học, góp phần đào tạo đáp ứng, theo kịp nhu cầu của xã hội. Chính điều này sẽ góp phần khắc phục thực trạng nặng về lý thuyết nhƣng thiếu năng lực thực tiễn, thực hành. - Đầu tƣ kinh phí thích đáng cho công tác đào tạo. Công tác đào tạo đạt hiệu quả, chất lƣợng đòi hỏi phải có nguồn kinh phí nhất định. Do đó, tỉnh cần phân bổ nguồn ngân sách hợp lý cho công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch để đầu tƣ cơ sở vật chất, mở rộng quy mô đào tạo, thu hút nhân tài.. Ngoài ra, tỉnh nên tranh thủ các nguồn vốn khác đầu tƣ cho công tác đào tạo nhân lực du lịch, cụ thể: nguồn ngân sách từ các chƣơng trình mục tiêu hàng năm, nguồn vốn từ nguồn vồn từ xã hội hóa giáo dục, các tổ chức quốc tế có thể là một kênh tài chính, cơ sở vật chất quan trọng đƣợc tận dụng trong phục vụ đào tạo nguồn nhân lực du lịch. Tỉnh cần có một cơ chế huy động nguồn tài chính từ xã hội, các doanh nghiệp. 4.2.6. Tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến du lịch, liên kết hợp tác trong phát triển du lịch Vai trò của xúc tiến quảng bá du lịch trong lĩnh vực du lịch rất lớn nhằm giới thiệu và cung cấp thông tin cho các thị trƣờng khách du lịch, thu hút ngày càng nhiều lƣợng khách biết đến và đến với Tuyên Quang. Trƣớc nhu cầu thực tế, thực tiễn phát triển và xác định vai trò của xúc tiến, quảng bá, trong thời gian tới, xúc tiến quảng bá phải đƣợc thực hiện bài bản, chuyên nghiệp, là công cụ đắc lực cho việc giới thiệu các sản phẩm du lịch, tạo dựng đƣợc hình ảnh của du lịch Tuyên Quang. Để thực hiện đƣợc điều này, tỉnh cần tập trung vào những giải pháp sau: 84 - Tăng cƣờng ngân sách Nhà nƣớc cho hoạt động quảng bá, xúc tiến. Huy động sự tham gia hƣởng ứng, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc. Tranh thủ sự hỗ trợ từ trung ƣơng, sự liên kết, hợp tác với các địa phƣơng, các đơn vị dịch vụ liên quan nhƣ các hãng vận chuyển, các hãng lữ hành, cơ quan Ngoại giao ở nƣớc ngoài và các ngoại giao Đoàn tại Việt Nam trong công tác quảng bá, xúc tiến du lịch nói chung, xúc tiến quảng bá nƣớc ngoài nói riêng. - Công tác xúc tiến quảng bá phải từng bƣớc chuyên nghiệp, phải gắn kết hài hòa việc tổ chức các sự kiện chính trị, văn hóa, du lịch, thể thao và các sự kiện khác để tổ chức quảng bá, giới thiệu hình ảnh địa phƣơng gắn với quảng bá sản phẩm, dịch vụ du lịch của các doanh nghiệp, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về du lịch. - Xây dựng và công bố sớm kế hoạch, chƣơng trình tổ chức các hoạt động, sự kiện liên quan phát triển du lịch. Đây là điều kiện để tổ chức thực hiện tốt các nội dung đề ra và là cơ sở để quảng bá, giới thiệu, thu hút du khách đến với Tuyên Quang. - Tăng cƣờng sự hợp tác, tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các cơ quan truyền thông đại chúng trong thông tin, tuyên truyền về các hoạt động, sự kiện của địa phƣơng, nâng cao nhận thức cộng đồng về du lịch. Đẩy mạnh quảng bá tuyên truyền trên phƣơng tiện thông tin đại chúng (báo, đài...), trên các ấn phẩm (sách hƣớng dẫn, tờ rơi,catalogue...), trên các phƣơng tiện trực quan (pano, biểu ngữ...), thông qua tổ chức các sự kiện văn hóa - du lịch. - Xây dựng chƣơng trình xúc tiến, quảng bá du lịch hàng năm theo chuyên đề, gắn với xúc tiến quảng bá du lịch khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nƣớc; tổ chức và tham gia hội chợ, triển lãm, hội nghị, hội thảo du lịch ở trong nƣớc và quốc tế để giới thiệu rộng rãi tiềm năng du lịch của địa phƣơng, kích thích nhu cầu du lịch trong nƣớc và quốc tế. 85 - Đầu tƣ ứng dụng công nghệ cao cho xúc tiến quảng bá, khai thác tối ƣu công nghệ thông tin, truyền thông. Đẩy mạnh liên kết vùng, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế về du lịch, tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế góp phần đẩy mạnh phát triển và hội nhập của du lịch Tuyên Quang. Nâng cao thƣơng hiệu du lịch Tuyên Quang trên thị trƣờng quốc tế. - Tăng cƣờng cung cấp thông tin, hƣớng dẫn cho khách du lịch, xây dựng hệ thống các trung tâm hƣớng dẫn và cung cấp thông tin cho khách du lịch ở những đầu mối giao thông quan trọng, đặc biệt là ở trung tâm du lịch tỉnh và các trung tâm của từng cụm du lịch. 4.2.7. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, chính sách về du lịch Để hình thành một không gian lãnh thổ du lịch và môi trƣờng du lịch chuyên nghiệp, thân thiện, vận hành hiệu quả trên lãnh thổ Tuyên Quang, việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, chính sách về du lịch nhằm nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa, giá trị của các hoạt động du lịch, những kiến thức liên quan đến du lịch cho lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức ở các cơ quan chính quyền, các cấp quản lý ngành du lịch và cho toàn thể nhân dân tỉnh Tuyên Quang có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Công tác tuyên truyền có thể đƣợc thực hiện thông qua một số giải pháp cụ thể sau: - Thông qua sinh hoạt của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể: Việc triển khai các nghị quyết của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, các chiến lƣợc quy hoạch phát triển du lịch cần đến từng cán bộ, đảng viên,.. thông qua sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt đảng, sinh hoạt của các tổ chức đoàn thể. Việc đƣa nội dung liên quan đến phát triển du lịch cần đƣợc lồng ghép vào các nội dung sinh hoạt hàng tháng, quý; trong các chƣơng trình kế hoạch, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, cán bộ, nhân viên… Thực hiện đƣợc điều này sẽ tạo ra thống nhất trong tƣ tƣởng, nhận thức đến hành động của các cấp ủy đảng, chính quyền từ đó tạo sự lan tỏa ra toàn thể nhân dân, từ đó mỗi cán bộ, nhân viên, nhân dân có ý thức để có thể phục vụ tốt hơn cho sự phát triển du lịch của tỉnh nhà. 86 - Thông qua tập huấn, bồi dưỡng: Tổ chức các đợt tập huấn, bồi dƣỡng cho cán bộ các cấp, các ngành có liên quan đến hoạt động của ngành văn hóa du lịch nhằm cung cấp những thông tin, kiến thức cho đội ngũ này để tạo cơ sở cho các công việc liên quan đến du lịch. Đặc biệt là tổ chức tập huấn, bồi dƣỡng theo các hình thức khác nhau cho cộng đồng dân cƣ ở các khu vực có hoạt động du lịch và vùng lân cận, cho những ngƣời trực tiếp và gián tiếp làm việc liên quan đến hoạt động du lịch, cũng nhƣ những ngƣời có nhu cầu và có khả năng tham gia hoạt động du lịch khi có điều kiện. Đây cũng là một trong những hình thức nâng cao nhận thức mọi mặt của ngƣời dân ở các mức độ khác nhau. - Thông qua hệ thống các phương tiện truyền thông: Sử dụng các phƣơng tiện thông tin để phổ biến các văn bản, chính sách cũng nhƣ tuyên truyền quảng bá các hoạt động du lịch. Chính quyền cấp tỉnh cần tăng cƣờng chỉ đạo các cơ quan truyền thông nhƣ truyền thanh, truyền hình, báo của tỉnh, các trang thông tin điện tử cơ quan quản lý du lịch và các cơ quan có liên quan cần xây dựng các chuyên mục hàng ngày, hàng tuần về các vấn đề liên quan đến du lịch; các diễn đàn, các nội dung về du lịch để nâng cao nhận thức, trình độ hiểu biết của cán bộ, nhân dân. Đây là kênh thông tin quan trọng, hiệu quả nhất trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay. - Đưa các nội dung vào các cấp học: lồng ghép các môn học liên quan đến địa phƣơng nhƣ văn học, lịch sử, địa lý,.. hoặc các chuyên đề, hội thi, đợt tuyên truyền thông qua các đợt sinh hoạt ngoại khóa của các tổ chức đoàn thể. Đây là hình thức quan trọng trong việc định hƣớng lựa chọn ngành học, nghề nghiệp của học sinh, tạo ra lực lƣợng lao động có tiềm năng và ổn trong tƣơng lai gần. Việc lồng ghép, tích hợp cần lựa chọn những hình thức, nội dung phù hợp, hiệu quả. 87 - Thông qua tổ chức các sự kiện du lịch: Việc tổ chức các sự kiện có tác động lớn đến nhận thức của nhân dân nói chung và cán bộ viên chức ở các cấp nói riêng. Thông qua các sự kiện có tính tuyên truyền, quảng bá, ngƣời dân sẽ hiểu rõ hơn các giá trị văn hóa, kinh tế, môi trƣờng từ các hoạt động du lịch mang lại. Từ đó, họ sẽ có ý thức bảo vệ, tôn tạo tài nguyên, môi trƣờng du lịch ngày càng tốt hơn, đặc biệt ngƣời dân sẽ có ý thức chung tay xây dựng Tuyên Quang thành một không gian du lịch văn hóa - sinh thái thân thiện, trong lành. Nhận thức đƣợc cơ hội của mình khi tham gia vào các hoạt động du lịch, từ đó ngƣời dân sẽ tự học hỏi, đào tạo, nâng cao kiến thức, năng lực, kỹ năng làm du lịch của mình. Ngoài ra, tuyên truyền, vận động nhân dân trong vùng dự án đầu tƣ phát triển du lịch thực hiện việc giải phóng mặt bằng; chú trọng đến vấn đề giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho các hộ dân và lợi ích của cộng đồng dân cƣ nơi có dự án để cải thiện cuộc sống của ngƣời dân, qua đó nâng cao dần nhận thức cho quần chúng nhân dân về vai trò của hoạt động du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. 4.2.8. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động du lịch Công tác thanh tra của chính quyền tỉnh Tuyên Quang trong lĩnh vực du lịch là việc làm cần thiết trong thời gian đến nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý những những hành vi vi phạm pháp luật và vi phạm các chủ trƣơng, chính sách về du lịch của Đảng, Nhà nƣớc nhƣ các hành vi, tệ nạn gây ảnh hƣởng đến môi trƣờng du lịch nhƣ nạn chèo kéo khách, ăn xin, trật tự trị an, bảo vệ môi trƣờng tại các điểm tham quan du lịch. Do vậy, yêu cầu đặt ra trong thời gian đến là tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động du lịch góp phần tạo môi trƣờng cho du lịch phát triển bền vững. Để đạt đƣợc những nội dung trên, cần tập trung vào một số nội dung chủ yếu sau: 88 - Tuyển chọn cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra có đủ năng lực, trình độ, đáp ứng đƣợc yêu cầu của công tác thanh tra, kiểm tra trong tình hình mới. Năng lực của ngƣời cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra không đơn giản chỉ dừng lại ở kiến thức chuyên môn về du lịch mà đòi hỏi phải có một sự hiểu biết toàn diện về tình hình phát triển kinh tế - xã hội và có quan điểm đúng đắn khi tiến hành thanh tra, kiểm tra để có thể đánh giá chính xác, khách quan bản chất của vấn đề đƣợc thanh tra, kiểm tra, tránh sự cứng nhắc, máy móc. Cán bộ thanh tra khi thực thi công việc phải nghiêm minh, đảm bảo tính kỷ cƣơng của pháp luật. - Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, tiêu chí trong việc thanh tra, kiểm tra về du lịch một cách cụ thể phù hợp với các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn trên địa bàn. Nội dung thanh tra có trọng tâm, trọng điểm. Đặc biệt, tăng cƣờng công tác kiểm tra, kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng ở các khu du lịch, các điểm du lich lớn sinh thái nhạy cảm với môi trƣờng. - Thực hiện thanh tra, kiểm tra đột xuất, định kỳ đối với hoạt động kinh doanh du lịch để nâng cao chức năng thanh tra, kiểm tra. Tiến hành kiểm tra định kỳ theo đúng chƣơng trình, kế hoạch đề ra, kiểm tra đột xuất nhằm kịp thời phát hiện, uốn nắn, sửa chữa nhƣng khuyết điểm, vi phạm. Các cuộc thanh tra kết thúc nhanh gọn hơn, giảm bớt thời gian, không gây phiền hà cho doanh nghiệp kinh doanh du lịch. - Kết luận thanh tra có sức thuyết phục, chỉ rõ vi phạm, khuyết điểm; xử lý phù hợp với tính chất, mức độ mà pháp luật quy định nhằm giúp các doanh nghiệp và các cá nhân tham gia vào hoạt động du lịch khắc phục, sửa chữa đƣợc nhiều yếu kém, khuyết điểm, vi phạm. - Sau thanh tra, kiểm tra phải có thông báo cụ thể đến cá nhân, tập thể đƣợc thanh tra biết, thực hiện và theo dõi việc thực hiện kết luận sau thanh tra đến đâu. Có nhƣ vậy, công tác thanh tra mới đạt hiệu quả cao. 89 - Xử lý kỷ luật trong thanh tra không phải là chủ yếu mà để hỗ trợ, giúp đỡ, khắc phục kịp thời những sai lệch, vi phạm. Đối với những doanh nghiệp cố ý vi phạm nhiều lần mới sử dụng các biện pháp mạnh nhƣ thu hồi giấy phép, chuyển cơ quan pháp luật. - Tăng cƣờng giáo dục ý thức pháp luật cho nhân dân, tuyên truyền tổ chức, cá nhân nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật về du lịch; tổ chức quán triệt và chỉ đạo thực hiện các văn bản pháp luật của các cơ quan nhà nƣớc các cấp cho các doanh nghiệp du lịch; xây dựng môi trƣờng hoạt động kinh doanh lành mạnh, nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực du lịch. 4.2.9. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác quản lý nhà nước về du lịch Nghị quyết Đại hội X của Đảng xác định: "Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng... Đổi mới phƣơng thức lãnh đạo của Đảng, bảo đảm vừa nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, vừa phát huy tính chủ động, sáng tạo, tinh thần trách nhiệm của Nhà nƣớc" (Đảng cộng sản Việt Nam (2006), tr.76, 281). Để thực hiện đƣợc phƣơng hƣớng, mục tiêu phát triển du lịch cũng nhƣ việc hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về du lịch ở tỉnh Tuyên Quang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế nhƣ hiện nay thì vai trò lãnh đạo của các cấp ủy đảng phải đƣợc tăng cƣờng, nội dung và phƣơng thức lãnh đạo phải đƣợc đổi mới theo hƣớng sau: Một là, tiếp tục nâng cao nhận thức cho đảng viên về vai trò, vị trí của du lịch trƣớc yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay. Hai là, đổi mới phƣơng thức lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với chính quyền trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội nói chung và nhiệm vụ phát triển du lịch của tỉnh nói riêng. Cần xây dựng các chƣơng trình chỉ đạo chuyên đề, coi trọng chỉ đạo xây dựng các tập thể chi, 90 đảng bộ trong các cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch, trong các doanh nghiệp nhà nƣớc và các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác trong sạch, vững mạnh và tổng kết các phong trào thi đua để từ đó tiếp tục đổi mới phƣơng thức lãnh đạo của các cấp ủy đảng trƣớc yêu cầu mới đặt ra. Ba là, xây dựng kế hoạch thực hiện và chỉ đạo triển khai đồng bộ các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, nhất là các chỉ thị, nghị quyết về tăng cƣờng công tác phòng ngừa sai phạm trong cán bộ đảng viên, công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí, về phát triển du lịch trong tình hình mới... Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đối với tổ chức đảng và đảng viên trong việc chấp hành Điều lệ Đảng, các quy định của Nhà nƣớc, nhất là các quy định đối với hoạt động đầu tƣ và kinh doanh trong lĩnh vực du lịch. Bốn là, củng cố và phát triển các tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp hoạt động du lịch thuộc mọi thành phần kinh tế, nhất là các doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc; tăng cƣờng vai trò của cấp ủy cơ sở trong việc lãnh đạo cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân tham gia lao động sản xuất, làm giàu chính đáng, đấu tranh với các biểu hiện sai trái và các tiêu cực trong cơ quan, đơn vị. Năm là, tăng cƣờng quản lý cán bộ, đảng viên trong các doanh nghiệp, xây dựng đội ngũ cán bộ trong sạch, vững mạnh, thật sự là những ngƣời lãnh đạo quản lý và kinh doanh giỏi. 91 KẾT LUẬN Hội nhập kinh tế quốc tế đã mang lại cho nƣớc ta nói chung và Tuyên Quang nói riêng nhiều cơ hội để phát triển du lịch. Du lịch của Tuyên Quang những năm qua đã có nhiều kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, nhiều yêu cầu của hoạt động du lịch vẫn chƣa đƣợc thực hiện đầy đủ. Một trong những yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình phát triển du lịch của tỉnh là sự quản lý của nhà nƣớc đối với lĩnh vực này. Trong thời gian tới, để du lịch phát triển nhanh, bền vững thì việc hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về du lịch là vô cùng quan trọng. Việc hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động du lịch không những phát triển các hoạt động du lịch, qua đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Với tinh thần đó, luận văn đã giải quyết đƣợc một số vấn đề đƣợc coi là chủ yếu và then chốt nhất đó là: - Luận văn đã hệ thống hóa và làm rõ thêm những vấn đề lý luận cơ bản về du lịch và quản lý nhà nƣớc đối với du lịch của chính quyền cấp tỉnh hiện nay. Theo đó, luận văn đã nêu rõ khái niệm và vai trò của du lịch; quan niệm, vai trò của quản lý nhà nƣớc về du lịch; nội dung quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động du lịch của chính quyền cấp tỉnh; yêu cầu đối với quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động du lịch ở nƣớc ta hiện nay. - Nghiên cứu kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc về du lịch của tỉnh Hà Giang, tỉnh Phú Thọ và rút ra kinh nghiệm cho tỉnh Tuyên Quang. - Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động du lịch và quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động du lịch ở tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2009-2013, từ đó rút ra những mặt tích cực, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động du lịch. - Đề xuất 6 phƣơng hƣớng, 9 giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động du lịch ở tỉnh Tuyên Quang hiện nay. Để thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu trên, ngoài sự cố gắng của Sở Văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Tuyên Quang đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý 92 nhà nƣớc ở Trung ƣơng, địa phƣơng. Có nhƣ vậy, các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch ở tỉnh Tuyên Quang mà luận văn đề ra có thể mang lại hiệu quả cao khi đƣa vào thực thi. Quản lý nhà nƣớc về du lịch là vấn đề phức tạp, hơn nữa thời gian nghiên cứu và vốn kiến thức của tác giả còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Tác giả rất mong nhận đƣợc sự chỉ bảo các thầy cô giáo, các cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch ở Tuyên Quang để luận văn đƣợc bổ sung và hoàn thiện hơn. * Kiến nghị: Để thực hiện có hiệu quả "Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Tuyên Quang đến năm 2015, định hƣớng đến năm 2020", kiến nghị Chính phủ; Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch; các Bộ, Ban, Ngành Trung ƣơng nhƣ sau: - Trên cơ sở các nghị định của Chính phủ hƣớng dẫn thực hiện Luật Du lịch và các luật khác, các văn bản pháp quy có liên quan đến du lịch, điều chỉnh, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản hƣớng dẫn thực hiện nhằm tạo cơ sở pháp lý thống nhất, đồng bộ cho công tác quản lý du lịch phù hợp với quy định của Nhà nƣớc ta và thông lệ quốc tế, tăng cƣờng hội nhập quốc tế. - Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Bộ Tài chính ƣu tiên nguồn vốn ngân sách Trung ƣơng đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng du lịch tỉnh Tuyên Quang, trƣớc mắt bố trí nguồn vốn cho Khu du lịch lịch sử, văn hóa và sinh thái Tân Trào, Khu du lịch suối khoáng Mỹ Lâm; bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang; hỗ trợ thành lập Trƣờng trung học chuyên nghiệp hoặc khoa du lịch tại trƣờng Đại học Tân Trào tỉnh Tuyên Quang để tạo điều kiện phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch của tỉnh. - Bộ Giao thông -Vận tải tiếp tục đầu tƣ nâng cấp hệ thống giao thông các tuyến quốc lộ 2, 2C, 2B, 279...; sớm đầu tƣ tuyến đƣờng Hồ Chí Minh (đoạn từ Km124+500 QL.2 - Đoan Hùng, dài 15 km và 3 km từ Km124+500 93 đến Km127+500 Quốc lộ 2) theo quy mô đƣờng cấp I, từ 4 đến 6 làn xe; Bổ sung vào quy hoạch và sớm thực hiện đầu tƣ Dự án đấu nối đƣờng cao tốc Tuyên Quang - Lào Cai - Hải Phòng, với chiều dài tuyến 18,4 km, trong đó đoạn đi qua địa phận tỉnh Tuyên Quang dài 12,5km; đoạn đi qua tỉnh Phú Thọ dài 5,9km; ƣu tiên phát triển các tuyến giao thông đến các khu, điểm du lịch; xây dựng tuyến đƣờng sắt nối liền Thái Nguyên - Tuyên Quang - Yên Bái để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đón khách du lịch trong nƣớc và quốc tế. - Đề nghị các bộ, ban, ngành Trung ƣơng tạo điều kiện lồng ghép các chƣơng trình, các dự án có liên quan phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh để tháo gỡ khó khăn về vốn đầu tƣ phát triển du lịch của tỉnh Tuyên Quang. 94 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 12/6/2006 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XIV) về phát triển du lịch tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2006-2010; nhiệm vụ và giải pháp phát triển du lịch giai đoạn 2011-2015. 2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2007), Quyết định số 564/QĐBVHTTDL ngày 21-9, Ban hành Chương trình hành động của ngành du lịch thực hiện chương trình hành động của Chính phủ sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) giai đoạn 2007-2012. 3. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Bộ Nội vụ (2008), Thông tƣ liên tịch số 43/2008/TTLT-BVHTTDL-BNV ngày 06-6, Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thuộc UBND cấp tỉnh, Phòng Văn hóa và thông tin thuộc UBND cấp huyện. 4. Bộ Nội vụ (2005), Thông tƣ số 48/2005/TT-BNV ngày 29-4, Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp UBND quản lý nhà nước về du lịch ở địa phương. 5. Chính phủ (2006), Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7-9, Về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội. 6. Chính phủ (2008), Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04-02, Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. 7. Cục Thống kê tỉnh Tuyên Quang, niên giám thống kê (từ 2009 đến năm 2013). 8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 95 10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 11. Nguyễn Văn Đính - Trần Thị Minh Hòa (2008), Giáo trình Kinh tế du lịch, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân. 12. Nguyễn Văn Hậu (2007), "Vai trò quản lý kinh tế của Nhà nƣớc trong nền kinh tế thị trƣờng", Tạp chí Quản lý nhà nước, số 139. 13. Học viện Hành chính quốc gia (2010), Giáo trình Khoa học quản lý, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội. 14. Học viện Hành chính quốc gia (2010), Giáo trình Quản lý Kinh tế, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội. 15. Hội đồng Biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam (1966), Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam, Hà Nội. 16. Kết luận số 34-KL/TU ngày 25/8/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XV) về nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế du lịch giai đoạn 2011-2015. 17. Nguyễn Tƣ Lƣơng - Nguyễn Quốc Nghi (2012), "Phát triển bền vững du lịch Việt Nam", Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 5. 18. Nguyễn Văn Mạnh (2007), "Để du lịch Việt Nam phát triển nhanh và bền vững sau khi gia nhập WTO", Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 115. 19. Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII, kỳ họp thứ 5 Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020 và định hƣớng đến năm 2030. 20. Nghị quyết 03-NQ/TU, ngày 12/6/2006 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XIV) về phát triển du lịch tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2006 - 2010. 21. Quốc hội Nƣớc Cộng hòa XHCN Việt Nam (2005), Luật Du lịch, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 96 22. Quyết định số 48/2005/QĐ-UBND, ngày 29/4/2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quyết định phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010, định hƣớng phát triển đến năm 2020. 23. Quyết định số 28/QĐ-UBND ngày 28/01/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030. 24. Quyết định số 566/QĐ-UBND ngày 28/12/2013 của Ủy ban Nhân dân tỉnh về Đề án đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Tuyên Quang đến năm 2015. 25. Dƣơng Văn Sáu (2012), "Đào tạo nhân lực du lịch ở Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn", Tạp chí Nghiên cứu Văn hóa số 1 26. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tuyên Quang: Các Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ các năm từ 2009 đến năm 2013 của Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch tỉnh Tuyên Quang. 27. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tuyên Quang (2012), Báo cáo đánh giá thực hiện đề án, quy hoạch du lịch từ năm 2001 - 2011. 28. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tuyên Quang (2009), Đề án phát triển nguồn nhân lực du lịch Tuyên Quang đến 2020. 29. Sở VH, TT và DL tỉnh Tuyên Quang (2011), Báo cáo tổng kết công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch Tuyên Quang giai đoạn 1997 -2011. 30. Võ Thị Thắng (2001), "Tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc để du lịch Việt Nam phát huy vai trò ngành kinh tế mũi nhọn", Tạp chí Quản lý nhà nước, số 7(66). 31. Võ Thị Thắng (2007), "Cơ hội, thách thức và giải pháp phát triển du lịch sau khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO", Tạp chí du lịch Việt Nam, số tháng 1. 97 32. Tỉnh ủy Tuyên Quang (2005), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XIX, Xí nghiệp in Tuyên Quang. 33. Tỉnh ủy Tuyên Quang (2007), Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 25- 6, Về đẩy mạnh phát triển du lịch Tuyên Quang đến 2020 34. Tỉnh ủy Tuyên Quang (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XV, Xí nghiệp in Tuyên Quang. 35. Đinh Thị Thƣ (2005), Giáo trình Kinh tế Du lịch - Khách sạn, NXB Hà Nội 36. Thủ tƣớng Chính phủ (1995), Quyết định số 307/QĐ-TTg ngày 24-5, Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1996 - 2010. 37. Thủ tƣớng Chính phủ (2002), Quyết định số 97/2002/QĐ-TTg ngày 22-7, Phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001-2010. 38. Thủ tƣớng Chính phủ (2006), Quyết định số 121/2006/QĐ-TTg ngày 29-5, Về phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về du lịch giai đoạn 2006 - 2010. 39. Thủ tƣớng Chính phủ (2011), Quyết định số 2427/QĐ-TTg ngày 30-12, Phê duyệt chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến 2020 tầm nhìn 2030. 40. Thủ tƣớng Chính Phủ (2005), Quyết định số 148/2005/QĐ-TTg ngày 17 - 6, phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tuyên Quang đến năm 2015. 41. UBND tỉnh Tuyên Quang (2005), Quyết định số 61/QĐ-UBND ngày 14-9, Về việc ban hành Quy định, chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Sở VH, TT và DL Tuyên Quang. 42. http://www.phutho.gov.vn 43. http://www.hagiang.gov.vn 44. http://www.tuyenquang.gov.vn 45. http://www.vietnamtourism.com [...]... hỏi sau: - Thực trạng quản lý nhà nƣớc về du lịch của tỉnh Tuyên Quang hiện nay nhƣ thế nào? - Thành tựu và hạn chế trong quản lý nhà nƣớc về du lịch của tỉnh Tuyên Quang ra sao? - Những nguyên nhân nào dẫn đến những hạn chế trong quản lý nhà nƣớc về du lịch ở tỉnh Tuyên Quang? - Những giải pháp nào đƣợc đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc về du lịch ở tỉnh Tuyên Quang trong thời gian tới?... hoạt động du lịch để phòng ngừa hoặc ngăn chặn kịp thời những hành vi tiêu cực có thể xảy ra trong hoạt động du lịch, đồng thời cần xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm pháp luật về du lịch trên địa bàn 1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về du lịch 1.2.4.1 Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch Hoạt động quản lý nhà nƣớc về du lịch phụ thuộc vào tổ chức bộ máy quản lý, lĩnh vực du lịch không... giá về du lịch và quản lý nhà nƣớc về du lịch - Làm rõ các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về yêu cầu cấp thiết của việc nâng cao hiệu quả quản lý du lịch, góp phần phát triển ngành du lịch của Việt Nam nói chung và tại Tuyên Quang nói riêng - Phân tích thực trạng phát triển của ngành du lịch tại Tuyên Quang, làm rõ một số vấn đề nổi bật trong công tác quản lý nhà nƣớc đối với ngành du lịch. .. hiệu quả quản lý nhà nƣớc về du lịch ở tỉnh Tuyên Quang 4 Chƣơng 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH 1.1 Cơ sở lý luận về du lịch 1.1.1 Khái niệm du lịch Hoạt động du lịch đã xuất hiện rất lâu trong lịch sử phát triển của loài ngƣời, song cho đến nay khái niệm du lịch đƣợc hiểu khác nhau từ các quốc gia khác nhau và từ nhiều góc độ khác nhau, nhƣ một chuyên gia du lịch đã... thống 1.2 Quản lý nhà nƣớc về du lịch của chính quyền cấp tỉnh và yêu cầu đặt ra trong điều kiện hiện nay 1.2.1 Quan niệm quản lý nhà nước về du lịch 1.2.1.1 Khái niệm quản lý nhà nước về kinh tế Nhà nƣớc là công cụ quyền lực để quản lý mọi hoạt động của nền kinh tế - xã hội, đảm bảo sự phát triển của một quốc gia, và quản lý kinh tế vĩ mô Trong mỗi giai đoạn lịch sử, vai trò quản lý nhà nƣớc về kinh... hiệu quả quản lý nhà nƣớc về du lịch trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang nói riêng và Việt Nam nói chung 5 Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài đƣợc bố cục thành 4 chƣơng: Chƣơng 1 Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nƣớc về du lịch Chƣơng 2 Phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng 3 Thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch tại tỉnh Tuyên Quang Chƣơng... cụ quản lý vĩ mô của Nhà nƣớc trong quản lý nhà nƣớc về du lịch là hệ thống pháp luật, các kế hoạch, các chính sách kinh tế của Nhà nƣớc đƣợc sử dụng trong quá trình thực hiện mục tiêu phát triển du lịch đã đề ra Nhƣ vậy, khái niệm quản lý nhà nƣớc về du lịch: Quản lý Nhà nƣớc về du lịch là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực pháp luật nhà nƣớc đối với các quá trình, các hoạt động du. .. du lịch tỉnh Tuyên Quang giai đoạn hiện nay - Từ nghiên cứu điển hình tại tỉnh Tuyên Quang, đề xuất một số giải pháp gợi ý nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực của công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch 3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về quản lý nhà nƣớc về du lịch tại Tuyên Quang 3 3.2 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Nghiên cứu trƣờng hợp tỉnh Tuyên Quang -... tác giả lựa chọn đề tài: "Quản lý Nhà nƣớc về du lịch tại tỉnh Tuyên Quang" nhằm nghiên cứu, đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc về du lịch ở tỉnh Tuyên Quang, thúc đẩy ngành du lịch tỉnh Tuyên Quang phát triển, thực sự trở thành ngành kinh tế đột phá, mũi nhọn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh 2 Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa một số lý thuyết, chính sách, quan... Quản lý công tác đào tạo, bồi dƣỡng, việc bảo vệ tài nguyên du lịch, môi trƣờng, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc trong hoạt động phát du lịch Nhà nƣớc cũng phải kiểm tra, đánh giá sức mạnh của hệ thống tổ chức quản lý nhà nƣớc về du lịch cũng nhƣ năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nƣớc về du lịch 1.2.3 Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động du ... quản lý nhà nƣớc du lịch tỉnh Tuyên Quang nhƣ nào? - Thành tựu hạn chế quản lý nhà nƣớc du lịch tỉnh Tuyên Quang sao? - Những nguyên nhân dẫn đến hạn chế quản lý nhà nƣớc du lịch tỉnh Tuyên Quang? ... nâng cao hiệu quản lý nhà nƣớc du lịch tỉnh Tuyên Quang 27 Chƣơng THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG 3.1 Thực trạng hoạt động du lịch tỉnh Tuyên Quang 3.1.1 Điều... chức quản lý nhà nƣớc du lịch 1.2.3 Nội dung quản lý nhà nước hoạt động du lịch quyền cấp tỉnh Trên sở quy định Luật Du lịch, quy định hành Nhà nƣớc tình hình thực tiễn quản lý nhà nƣớc du lịch

Ngày đăng: 24/10/2015, 10:51

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan