Chuyên đề môn lịch sử VIỆT NAM từ năm 1945 đến năm 1954

17 506 0
Chuyên đề môn lịch sử VIỆT NAM từ năm 1945 đến năm 1954

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SỞ GD& ĐT VĨNH PHÚC BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ ÔN THI ĐẠI HỌC TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2 MÔN: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1954 A. TÁC GIẢ CHUYÊN ĐỀ: Nguyễn Thị Thu Huyền Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THPT Yên Lạc 2 B. ĐỐI TƯỢNG BỒI DƯỠNG: Học sinh Lớp 12 Dự kiến số tiết bồi dưỡng: 12 tiết C. HỆ THỐNG KIẾN THỨC TRONG CHUYÊN ĐỀ: I. NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA TỪ SAU NGÀY 2–9–1945 ĐẾN TRƯỚC NGÀY 19–12–1946 1. Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám 1.1. Khó khăn Hiểu được tình hình nước ta trong hơn năm đầu sau cách mạng tháng Tám 1945 Chính quyền dân chủ nhân dân ở trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. - Từ vĩ tuyến 16 ra Bắc, 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc kéo theo các tổ chức phản động, hòng cướp chính quyền mà nhân dân ta đã giành được. - Từ vĩ tuyến 16 vào Nam, hơn 1 vạn quân Anh kéo vào, tạo điều kiện cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta. - Bọn phản động trong nước ngóc đầu dậy, câu kết với Pháp chống phá cách mạng. - Chính quyền cách mạng mới thành lập, còn non trẻ, lực lượng vũ trang còn yếu. - Nền kinh tế lạc hậu, nạn đói còn tiếp diễn, tiếp đó nạn lụt lớn, ruộng đất không canh tác được. Nhiều nhà máy còn nằm trong tay tư bản Pháp, hàng hóa khan hiếm, giá cả tăng vọt, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. - Di sản văn hóa lạc hậu của chế độ cũ rất nặng nề, hơn 90% dân số mù chữ. - Ngân sách Nhà nước trống rỗng. Chính quyền chưa quản lí được Ngân hàng Đông Dương. - Ngay sau cách mạng tháng Tám 1945, Nước Việt Nam DCCH đứng trước tình thế hiểm nghèo như “ngàn cân treo sợi tóc”. 1.2. Thuận lợi cơ bản - Nhân dân ta giành được quyền làm chủ, bước đầu được hưởng tự do, nên phấn khởi, gắn bó với chế độ. - Cách mạng nước ta có Đảng dày dạn kinh nghiệm, có lãnh tụ Hồ Chí Minh lãnh đạo. - Trên thế giới, CNXH đang trở thành hệ thống thế giới, phong trào giải phóng dâng cao ở nhiều nước thuộc địa, phong trào đấu tranh vì hòa bình, dân chủ phát triển ở nhiều nước tư bản. 2. Bước đầu xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng 1.1. Chính trị- quân sự: Trình bày được kết quả đạt được trong những năm đầu xây dựng chính quyền cách mạng: - Ngày 6/1/1946, cả nước cả nước tiến hành Tổng tuyển cử bầu Quốc hội (Quốc hội khóa 1), 333 đại biểu trúng cử vào Quốc hội đầu tiên của nước ta. - Ngày 2/3/1946, Quốc hội họp phiên đầu tiên, thông qua danh sách Chính phủ Liên hiệp kháng chiến, do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch nước. - Ngày 9/11/1946, thông qua Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. - Ở các địa phương thuộc Bắc bộ và Trung bộ tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp. 1 - Tháng 5/1946, Quân đội quốc gia Việt Nam ra đời. Lực lượng vũ trang được củng cố, phát triển. Hình 44 – hình ảnh Quốc hôi khóa I * Ý nghĩa: - Giáng một đòn mạnh mẽ vào âm mưu chia rẽ, lật đổ và xâm lược của đế quốc và tay sai, nâng cao uy tín của nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa trên trường quốc tế. - Tạo cơ sở pháp lí vững chắc của một nhà nước cách mạng để thực hiện nhiệm vụ đối nội, đối ngoại trong thời kì đầy chông gai thử thách. 1.2. Về kinh tế - tài chính: Trình bày được biện pháp và kết quả đạt được trong việc giải quyết nạn đói: - Biện pháp trước mắt: quyên góp, điều hòa thóc gạo, nghiêm trị những kẻ đầu cơ. Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi nhân dân cả nước “nhường cơm sẻ áo”... - Biện pháp lâu dài: kêu gọi “tăng gia sản xuất”, “tấc đất tấc vàng”, giảm tô 25%, giảm thuế đất 20%, tạm cấp ruộng đất bỏ hoang cho nhân dân thiếu ruộng. - Kết quả, nhờ những biện pháp trên nạn đói được đẩy lùi. Hình 45 - Ảnh nhân dân Nam Bộ quyên góp gạo giúp đồng bào ở Bắc Bộ (10/1945) - Tài chính: Trình bày được biện pháp và kết quả đạt được trong việc giải quyết những khó khăn về tài chính: + Biện pháp trước mắt: kêu gọi nhân dân quyên góp xây dựng “quỹ độc lập”, phát động “tuần lễ vàng” + Kết quả quyên góp được 370 kg vàng và 20 triệu đồng vào “quỹ độc lập”, 40 triệu đồng vào “quỹ đảm phụ quốc phòng”. + Biện pháp lâu dài: Nhà nước phát hành tiền Việt Nam. Ngày 23/11/1946, tiền Việt Nam được lưu hành thay cho đồng tiền Đông Dương trước đây. 1.3. Về văn hóa- giáo dục : Biết được những nét chính về kết quả đạt được trong việc giải quyết nạn dốt: - Ngày 8/9/1945, Hồ Chí Minh đã kí sắc lệnh lập Nha Bình dân học vụ, kêu gọi nhân dân cả nước tham gia phong trào xóa nạn mù chữ. - Trường học các cấp từ phổ thông đến đại học sớm được khai giảng, nội dung và phương pháp giáo dục bước đầu được đổi mới theo tinh thần dân tộc dân chủ. - Cuối 1946, cả nước có 76 ngàn lớp học, xóa mù chữ cho 2,5 triệu người. - Nêu nhận xét về biện pháp giải quyết khó khăn sau cách mạng. 3. Cuộc đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản, bảo vệ chính quyền cách mạng: 3.1. Kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược ở Nam Bộ. Biết được những diễn biến chính của công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược Nam Bộ: - Đêm 22 rạng 23/9/1945, Pháp đánh úp trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ, mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam lần thứ hai. - Quân dân Sài Gòn - Chợ lớn cùng nhân dân Nam Bộ nhất tề nổi dậy chống Pháp, đốt cháy tàu Pháp, đánh kho tàng, phá nguồn tiếp tế, dựng chướng ngại vật.... - Những đoàn quân “Nam tiến” vào Nam chiến đấu; Nhân dân quyên góp ủng hộ đồng bào Nam Bộ kháng chiến. Hình 46 – Đoàn quân “Nam tiến” lên đường vào Nam chiến đấu. * Ý nghĩa: Ngăn chặn kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp. Góp phần bảo vệ chính quyền cách mạng, nhân dân Nam Bộ xứng đáng với danh hiệu Thành đồng của Tổ quốc. 1.2. Đấu tranh với quân Trung Hoa Dân quốc và bọn phản động cách mạng ở Miền Bắc Trình bày được chủ trương, sách lược của Đảng và Chính phủ đấu tranh với quân Trung Hoa Dân quốc và bọn phản cách mạng ở miền Bắc, qua đó thấy được ý nghĩa của chủ trương, sách lược đó. 2 - Trước hoàn cảnh phải đối phó với thực dân pháp trở lại xâm lược ở miền Nam và sự uy hiếp của quân Trung Hoa Dân quốc ở miền Bắc, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Minh chủ trương hòa hoãn với quân Trung Hoa Dân quốc, tránh cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù, nhân nhượng một số yêu sách về kinh tế, chính trị của quân Trung hoa Dân quốc như tiêu tiền “Quan kim”, “Quốc tệ”, cung cấp một phần lương thực cho chúng, nhường cho các đảng Việt Quốc, Việt Cách 70 ghế trong Quốc hội không qua bầu cử và một số ghế trong Chính phủ. - Kiên quyết vạch trần âm mưu và những hành động chia rẽ, phá hoại của bọn phản động tay sai. Bọn phản động gây tội ác đều phải trừng trị theo pháp luật. - Ý nghĩa: Chúng ta đã hạn chế đến mức thấp nhất các hoạt động chống phá của quân Trung Hoa Dân quốc và tay sai, làm thất bại âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng của chúng. 1.3. Hòa hoãn với Pháp nhằm đẩy quân trung Hoa Dân quốc ra khỏi nước ta Hiểu được những chủ trương, sách lược của Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đối phó với Pháp và ý nghĩa của nó: - Pháp kí với Chính phủ Trung Hoa Dân quốc Hiệp ước Hoa – Pháp (2/1946), theo đó Pháp được đưa quân ra miền Bắc thay quân Trung Hoa Dân quốc làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật. - Hiệp ước Hoa - Pháp đặt nhân dân ta trước hai con đường phải lựa chọn: hoặc cầm súng chiến đấu không cho chúng đổ bộ lên miền Bắc, hoặc hòa hoãn nhân nhượng Pháp, để tránh đối phó cùng lúc với nhiều kẻ thù. - Ban thường vụ Trung ương Đảng họp, do Hồ Chí Minh chủ trì, đã chọn giải pháp “hòa để tiến”. - Chiều 6/3/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Việt Nam DCCH kí với G.Xanhtơni bản Hiệp định sơ bộ - Nội dung Hiệp định sơ bộ 6/3/1946: + Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do, có chính phủ, có nghị viện, quân đội và tài chính riêng nằm trong khối Liên hiệp Pháp. + Chính phủ Việt Nam đồng ý cho 15.000 quân Pháp, được ra miền Bắc làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật và rút dần trong 5 năm. + Hai bên ngừng mọi cuộc xung đột ở miền Nam, đi đến cuộc đàm phán chính thức ở Pari. - Ý nghĩa: với việc kí Hiệp định sơ bộ, ta tránh được cuộc chiến đấu với nhiều kẻ thù cùng một lúc, đẩy được quân Trung Hoa Dân quốc về nước, ta có thêm thời gian để chuẩn bị lực lượng...Pháp phải thừa nhận Việt Nam là một quốc gia tự do. - Ta và Pháp tiếp tục đàm phán ở Hội nghị Phôngtennơblô, nhưng thất bại. Ngày 14/9/1946, Hồ Chí Minh kí với Chính phủ Pháp bản Tạm ước, tạo thêm thời gian hòa bình để chuẩn bị lực lượng. 4. Ý nghĩa. - Những thành tựu bước đầu xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng có ý nghĩa hết sức to lớn - Thể hiện tính ưu việt của chế độ mới, thực sự là của dân, do dân, vì dân. - Tăng cường sức mạnh để đối phó với thù trong giặc ngoài. - Tạo điều kiện để nhân dân ta bước vào cuộc kháng chiến toàn quốc sau này. II. NHỮNG NĂM ĐẦU CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1946 – 1950) 1. Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ 1.1. Thực dân Pháp bội ước và tiến công nước ta: Hiểu nguyên nhân nổ ra cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp: 3 - Sau Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946 và Tạm ước 14/9/1946, thực dân Pháp tăng cường hoạt động khiêu khích, tiến công ta ở Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Hải Phòng, Lạng Sơn, Hà Nội (12/1946). - Ngày 18/12/1946, Pháp gởi tối hậu thư đòi ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, để cho Pháp làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự ở Hà Nội. Nếu không chúng sẽ hành động vào sáng 20/12/1946. 1.2. Đường lối kháng chiến của Đảng. Trình bày nội dung cơ bản Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng - Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng được thể hiện trong các văn kiện: Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng (12/12/1946); “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Hồ Chủ tịch (19/12/1946) và tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của Tổng bí thư Trường Chinh (9/1947). Đó là cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. - Kháng chiến toàn dân: Xuất phát từ truyền thống chống ngoại xâm của dân tộc ta, từ quan điểm “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng” của chủ nghĩa Mác-Lênin, từ tư tưởng “chiến tranh nhân dân” của Chủ tịch Hồ Chí Minh ...có lực lượng toàn dân tham gia mới thực hiện được kháng chiến toàn diện và tự lực cánh sinh. - Kháng chiến toàn diện: Do địch đánh ta toàn diện nên ta phải chống lại chúng toàn diện. Cuộc kháng chiến của ta bao gồm cuộc đấu tranh trên tất cả các mặt quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao...nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp. Đồng thời, ta vừa “kháng chiến” vừa “kiến quốc”, tức là xây dựng chế độ mới nên phải kháng chiến toàn diện. - Kháng chiến trường kỳ: So sánh lực lượng lúc đầu giữa ta và địch chênh lệch, địch mạnh hơn ta về nhiều mặt, ta chỉ hơn địch về tinh thần và có chính nghĩa. Do đó phải có thời gian để chuyển hóa lực lượng làm cho địch yếu dần, phát triển lực lượng của ta, tiến lên đánh bại kẻ thù, áp dụng chiến lược đánh lâu dài, dựa vào sức mạnh của mình là chính, với ưu thế tuyệt đối của ta về chính trị và tinh thần đê khắc phục dần những nhược điểm về vật chất kĩ thuật khiến cho ta càng đánh càng mạnh, địch càng đánh càng suy yếu dần dần, làm thay đổi tương quan lực lượng giữa ta và địch, cuối cùng đánh bại chúng. - Kháng chiến tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ quốc tế: Mặc dù rất coi trọng những thuận lợi và sự giúp đỡ của bên ngoài, nhưng bao giờ cũng theo đúng phương châm kháng chiến của ta là phải tự lực cánh sinh, vì bất cứ cuộc chiến tranh nào cũng phải do sự nghiệp của bản thân quần chúng, sự giúp đỡ bên ngoài chỉ là điều kiện hỗ trợ thêm vào. 2. Cuộc chiến đấu ở các đô thị và việc chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài. 2.1.Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 Trình bày được cuộc chiến đấu anh dũng của quân dân ta ở thủ đô Hà Nội và các đô thị từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc. Hiểu được ý nghĩa của cuộc chiến đấu đó: - Ở Hà Nội, khoảng 20 giờ ngày 19/12/1946, cuộc chiến đấu bắt đầu, nhân dân khiêng bàn, tủ...làm chướng ngại vật. Trung đoàn Thủ đô được thành lập, đánh địch quyết liệt ở Bắc Bộ phủ, chợ Đồng Xuân...Sau hai tháng chiến đấu, quân ta rút ra căn cứ an toàn (2/1947). - Ở các đô thị như Bắc Giang, Bắc Ninh, Huế...quân ta bao vây, tiến công tiêu diệt địch. - Ý nghĩa: tiêu hao một bộ phận sinh lực địch, giam chân chúng trong thành phố, chặn đứng kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh, tạo điều kiện, cả nước đi vào cuộc kháng chiến lâu dài. - Hình 47 - ảnh cuộc chiến đấu của quân và dân Hà Nội trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc. 2.2. Tích cực chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài Biết được sự chuẩn bị mọi mặt của ta cho cuộc kháng chiến lâu dài: 4 - Ta tiến hành sơ tán cơ quan Đảng, Chính phủ, Mặt trận...lên căn cứ địa Việt Bắc. - Về chính trị, Ủy ban kháng chiến hành chính ra đời, thành lập Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam (Liên Việt). - Về kinh tế, Chính phủ đề ra các chính sách phát triển sản xuất nhất là lương thực. - Về quân sự, quy định mọi người dân từ 18 đến 45 tuổi tham gia các lực lượng chiến đấu. 3. Chiến dịch Việt Bắc thu-đông năm 1947 và việc đẩy mạnh kháng chiến toàn dân toàn diện. 3.1. Chiến dịch Việt Bắc thu-đông năm 1947 Trình bày diễn biến trên lược đồ, nêu kết quả và ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc thu-đông năm 1947: - Cuộc tiến công của Pháp lên Việt Bắc: + Tháng 3 / 1947, Bôlae được cử sang làm Cao uỷ của Pháp ở Đông Dương, vạch ra kế hoạch tiến công Việt Bắc nhằm nhanh chóng kết thúc chiến tranh xâm lược. + Ngày 7 / 10 / 1947, Pháp huy động 12 ngàn quân mở cuộc tiến công lên căn cứ địa Việt Bắc. - Chủ trương của ta: + Ngày 15 / 10 / 1947, Ban thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị “phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp”. - Diễn biến: + Quân ta bao vây, tiến công địch ở Bắc Kạn, Chợ Mới, Chợ Đồn, Chợ Rã, buộc Pháp phải rút khỏi Chợ Đồn Chợ Rã (cuối tháng 11/ 1947). + Ở mặt trận hướng đông, ta chặn đánh địch trên Đường số 4, tiêu biểu là trận ở đèo Bông Lau (30/10/1947). + Ở hướng tây, ta phục kích, đánh địch trên sông Lô, tiêu biểu là trận Đoan Hùng, Khe Lau, đánh chìm nhiều tàu chiến, tiêu diệt hàng trăm tên địch. - Kết quả: Ngày 19/12/1947, quân Pháp rút khỏi Việt Bắc. Cơ quan đầu não kháng chiến được bảo vệ, bộ đội chủ lực của ta trưởng thành. - Ý nghĩa: Thắng lợi trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947, đã đưa kháng chiến chuyển sang giai đoạn mới, buộc Pháp phải thay đổi chiến lược ở Đông Dương. Chuyển từ đánh nhanh thắng nhanh sang đánh lâu dài với ta. 3.2. Đẩy mạnh kháng chiến toàn dân, toàn diện Biết được sau chiến thắng Việt Bắc thu-đông năm 1947, ta đã đẩy mạnh cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện: - Trên mặt trận chính trị, trong năm 1949 ta tổ chức bầu cử Hội đồng nhân dân và Ủy ban kháng chiến hành chính các cấp. Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt quyết định sẽ thống nhất thành Mặt trận Liên Việt. - Trên Mặt trận quân sự, bộ đội chủ lực phân tán, đi sâu vào vùng sau lưng địch, phát triển chiến tranh du kích. - Về kinh tế, Chính phủ ra sắc lệnh giảm tô 25% (7/1949), hoãn nợ, xóa nợ (5/1950), chia lại ruộng công (7/1950). - Về văn hóa, giáo dục, tháng 7/1950, Chính phủ đề ra chủ trương cải cách giáo dục phổ thông, hệ thống các trường đại học, trung học chuyên nghiệp bắt đầu xây dựng. 4. Hoàn cảnh lịch sử mới và chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950. 4.1. Hoàn cảnh lịch sử mới của cuộc kháng chiến Trình bày hoàn cảnh mới khi ta chủ động mở chiến dịch Biên giới thu-đông 1950, qua đó biết được tác động của cách mạng thế giới đối với cuộc kháng chiến chống Pháp của Việt Nam: - Thuận lợi: 5 + Ngày 1/10/1949, cách mạng Trung Quốc thành công, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời. + Đầu năm 1950, Trung Quốc, Liên Xô, các nước XHCN khác lần lượt công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với ta. - Khó khăn: + Tháng 5/1949, với sự đồng ý của Mĩ, Pháp đề ra kế hoạch Rơve, tăng cường hệ thống phòng thủ đường số 4, lập hành lang Đông - Tây; Hải Phòng – Hòa Bình – Sơn La, chuẩn bị tấn công Việt Bắc lần thứ hai. 4.2. Chiến dịch Biên giới thu-đông năm 1950. Trình bày được chủ trương của ta diễn biến (trên lược đồ), kết quả, ý nghĩa của chiến dịch: - Chủ trương của Đảng và Chính phủ: Tháng 6/1950, Đảng và Chính phủ quyết định mở chiến dịch Biên Giới nhằm tiêu hao một bộ phận sinh lực địch, khai thông đường sang Trung Quốc và thế giới, mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc. - Diễn biến: + Ngày 16/9/1950, ta mở màn chiến dịch bằng trận đánh Đông Khê, Thất Khê bị uy hiếp, Cao Bằng bị cô lập, Pháp phải rút khỏi Cao Bằng theo đường số 4. + Quân ta chặn đánh địch nhiều nơi trên đường số 4, buộc quân Pháp rút khỏi hàng loạt vị trí Thất Khê, Na Sầm... Đến 22/10/1950, đường số 4 được giải phóng. - Kết quả: + Loại khỏi vòng chiến đấu 8000 tên địch, giải phóng đường biên giới từ Cao Bằng đến Đình Lập với 35 vạn dân, chọc thủng hành lang Đông – Tây. Thế bao vây của địch đối với căn cứ Việt Bắc bị phá vỡ, kế hoạch Rơve của Pháp bị phá sản. - Ý nghĩa: + Đường liên lạc với các nước XHCN được khai thông. + Bộ đội ta trưởng thành. + Ta giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ. + Mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến. Hình 49 – Bác Hồ thăm một đơn vị tham gia chiến dịch Biên giới thu - đông 1950. III. BƯỚC PHÁT TRIỂN CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1951 – 1953 ) 1. Thực dân Pháp đẩy mạnh chiến tranh xâm lược Đông Dương 1.1. Mĩ can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh Biết được sau chiến dịch Biên giới thu-đông năm 1950, Mĩ ngày càng can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương: - Mĩ can thiệp sâu vào Đông Dương; ký với Pháp Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương (12/1950), tăng cường viện trợ cho Pháp và tay sai, từng bước thay chân Pháp ở Đông Dương. - Tháng 9/1951, Mĩ kí với Bảo Đại Hiệp ước kinh tế Việt – Mĩ nhằm trực tiếp ràng buộc Chính phủ Bảo Đại vào Mĩ. 1.2. Kế hoạch ĐờLát đơ Tátxinhi Trình bày được âm mưu và hành động mới của Pháp- Mĩ sau chiến dịch Biên giới thu-đông năm 1950, cụ thể là kế hoạch quân sự Đờ Lát đơ Tátxinhi: - Cuối năm 1950, Pháp đề ra kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi nhằm nhanh chóng kết thúc thắng lợi cuộc chiến tranh. - Nội dung kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi: xây dựng lực lượng cơ động chiến lược, xây dựng phòng tuyến công sự bằng xi măng cốt sắt (boongke), lập vành đai trắng, đánh phá hậu phương của ta. 6 - Kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi đẩy cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương lên một quy mô lớn, cuộc kháng chiến của ta ở vùng sau lưng địch trở nên khó khăn phức tạp. 2. Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (2/1951). Trình bày được nội dung và ý nghĩa của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (2-1951): - Nội dung Đại hội: + Đại hội thông qua Báo cáo chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tổng kết kinh nghiệm đấu tranh trong chặng đường đã qua. + Đại hội thông qua báo cáo “Bàn về cách mạng Việt Nam” của Tổng bí thư Trường Chinh, nêu rõ nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam là đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược, giành độc lập, xóa bỏ những tàn tích phong kiến thực hiện “Người cày có ruộng” phát triển chế độ dân chủ nhân dân. + Đại hội quyết định tách Đảng Cộng sản Đông Dương để thành lập ở mỗi nước một đảng Mác-Lênin riêng, có cương lĩnh phù hợp. Ở Việt Nam, đại hội quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam. + Thông qua Tuyên ngôn, Chính cương, Điều lệ mới...Bầu Ban Chấp hành Trung ương mới. Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch Đảng, Trường Chinh làm Tổng Bí thư. - Ý nghĩa của Đại hội. + Đại hội toàn quốc lần II của Đảng đánh bước phát triển mới, bước trưởng thành của Đảng ta, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với kháng chiến. + Đây là “Đại hội kháng chiến thắng lợi” Hình 51 - ảnh Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng. 3. Hậu phương kháng chiến phát triển mọi mặt Trình bày được những kết quả chính đã đạt được trong công cuộc xây dựng hậu phương về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, y tế từ năm 1951 đến năm 1952; ý nghĩa và tác dụng đối với cuộc kháng chiến: - Về chính trị: + Tháng 3/1951, Việt Minh và Hội Liên Việt hợp nhất thành Mặt trận Liên Việt, cùng với đó Mặt trận liên minh nhân dân Việt – Miên – Lào cũng được thành lập. + Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc họp (5/1952) bầu chọn 7 anh hùng (Cù Chính Lan, La Văn Cầu, Nguyễn Quốc Trị…) - Về kinh tế: + Năm 1952, Chính phủ mở cuộc vận động lao động sản xuất và thực hành tiết kiệm. Năm 1953, vùng tự do sản xuất được hơn 2.757.000 tấn thóc. + Thủ công và công nghiệp đáp ứng được những yêu cầu về công cụ sản xuất và những mặt hàng thiết yếu, về thuốc men, quân trang, quân dụng. + Đầu năm 1953, ta thực hiện triệt để giảm tô và cải cách ruộng đất ở vùng tự do Thái Nguyên, Thanh Hóa. - Về văn hóa, giáo dục, y tế: + Tiến hành cuộc cải cách giáo dục, đến năm 1952 có trên 1 triệu học sinh phổ thông ; khoảng 14 triệu người thoát nạn mù chữ... + Văn nghệ sĩ hăng hái thâm nhập mọi mặt đời sống chiến đấu và sản xuất. + Các hoạt động y tế được phát triển, như vệ sinh phòng bệnh, bài trừ mê tín dị đoan... Hình 52 - Ảnh Đại hội toàn quốc thống nhất Việt Minh – Liên Việt. 4. Những chiến dịch tiến công giữ vững quyền chủ động trên chiến trường 4.1. Các chiến dịch ở Trung du và đồng bằng Bắc Bộ (cuối năm 1950 đến giữa năm 1951) 7 Biết được sau chiến thắng Biên giới thu-đông năm 1950, ta liên tiếp mở các chiến dịch giữ vững thế chủ động đánh địch trên chiến trường chính Bắc Bộ: - Từ cuối năm 1950 đến giữa năm 1951, ta liên tục mở 3 chiến dịch Trần Hưng Đạo (chiến dịch Trung du), chiến dịch Hoàng Hoa Thám (chiến dịch đường số 18) và chiến dịch Quang Trung (chiến dịch Hà – Nam – Ninh). - Đánh vào phòng tuyến không kiên cố của địch ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ, tiêu diệt nhiều sinh lực địch. Nhưng kết quả bị hạn chế. 4.2. Chiến dịch Hòa Bình đông – xuân 1951- 1952 Biết được nét chính về chiến dịch Hoà Bình: - Pháp cho lực lượng cơ động lớn tiến đánh Chợ Bến (11/1951), sau đó tiến đánh Hòa Bình. Ta mở chiến dịch phản công và tiến công địch ở Hòa Bình. - Chiến dịch kết thúc, ta giải phóng hoàn toàn khu vực Hòa Bình – sông Đà, căn cứ du kích được được mở rộng nối liền từ Bắc Giang xuống Bắc Ninh tới sát đường 5, qua Hưng Yên, Hải Dương... 4.3. Chiến dịch Tây Bắc thu – đông năm 1952 Trình bày được nét chính về chiến dịch Tây Bắc: - Giữa tháng 10/1952 đến tháng 12/1952, ta mở chiến dịch Tây Bắc, tiến công địch ở Mộc Châu, Thuận Châu, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái . - Kết thúc chiến dịch, ta giải phóng hoàn toàn tỉnh Nghĩa Lộ, gần hết tỉnh Sơn La phá một phần âm mưu lập “xứ Thái tự trị” của địch. 4.4. Chiến dịch Thượng Lào xuân – hè năm 1953 Trình bày được nét chính về chiến dịch Thượng Lào - Bộ đội ta phối hợp với bộ đội Lào, mở chiến dịch Thượng Lào (từ tháng 4 đến tháng 5/1953) nhằm tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng đất đai. - Kết quả: ta giải phóng toàn bộ tỉnh Sầm Nưa, một phần tỉnh Xiêng Khoảng và tỉnh Phongxalì với 30 vạn dân. IV. CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP KẾT THÚC (1953 - 1954) 1. Âm mưu mới của Pháp Mĩ ở Đông Dương. Kế hoạch Nava Trình bày và phân tích bối cảnh lịch sử, âm mưu, thủ đoạn mới của thực dân Pháp và can thiệp Mĩ trong kế hoạch Nava: - Sau 8 năm tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam, Pháp bị thiệt hại ngày càng lớn, bị loại khỏi vòng chiến đấu 39 vạn quân, ngày càng lâm vào thế bị động trên chiến trường,vùng chiếm đóng bị thu hẹp, chiến phí tăng cao, chính trị, kinh tế, tài chính gặp khó khăn, bế tắc. - Mĩ ngày càng can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh ở Đông Dương. Được sự thỏa thuận của Mĩ, Pháp cử Nava sang làm Tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương. Nava đề ra kế hoạch quân sự mới. - Kế hoạch Nava: Thời gian thực hiện là 18 tháng, chia làm 2 bước : Bước thứ nhất, trong thu đông 1953 và xuân 1954: giữ thế phòng ngự chiến lược ở miền Bắc, tiến công chiến lược để bình định Trung Bộ và Nam Đông Dương, xây dựng đội quân cơ động chiến lược mạnh. Bước thứ hai, từ thu đông 1954: chuyển lực lượng ra chiến trường Bắc Bộ, thực hiện tiến công chiến lược, cố gắng giành thắng lợi quân sự quyết định, buộc ta phải đàm phán với những điều kiện có lợi cho chúng. - Từ thu đông 1953, Nava tập trung ở đồng bằng Bắc Bộ 44 tiểu đoàn cơ động, càn quét, bình định vùng chiếm đóng, mở cuộc tiến công lớn vào vùng tự do Ninh Bình, Thanh Hóa. 2. Cuộc tiến công chiến lược Đông- Xuân 1953 -1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ. 8 2.1. Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuấn 1953 – 1954 Trình bày diễn biến cuộc Tiến công chiến lược đông- xuân 1953-1954 theo lược đồ, hiểu rõ với thắng lợi của cuộc tiến công đã làm thất bại bước đầu kế hoạch quân sự Nava: - Chủ trương (kế hoạch) của ta. + Tập trung lực lượng tấn công vào những vị trí quan trọng mà địch tương đối yếu, nhưng lại quan trọng về chiến lược mà chúng không thể bỏ, nhằm tiêu diệt thêm nhiều sinh lực địch, giải phóng thêm đất đai. + Chủ động phân tán lực lượng địch, tạo điều kiện tiêu diệt chúng. - Cuộc tiến công chiến lược + Tháng 12/1953, quân ta giải phóng thị xã Lai Châu, Pháp buộc phải điều quân tăng cường cho Điện Biên Phủ, biến đây thành nơi tập trung quân đông thứ hai của Pháp. + Đầu tháng 12/1953, liên quân Lào - Việt tấn công Trung Lào, giải phóng Thà Khẹt, uy hiếp Xavanakhét và Xênô, buộc địch phải tăng quân cho Xênô, đây thành nơi tập trung binh lực thứ ba của Pháp. + Tháng 1/1954, liên quân Lào – Việt tấn công địch ở Thượng Lào, giải phóng lưu vực sông Nậm Hu và tỉnh Phongxalì, buộc Pháp phải tăng quân cho Luông Phabang và Mường Sài; Luông Phabang là nơi tập quân thứ tư của Pháp. + Tháng 2/1954, ta giải phóng thị xã Kon Tum, uy hiếp Plâyku, Pháp phải tăng cường lực lượng cho Plâyku; đây là nơi tập trung quân thứ năm của Pháp. Như vậy khối cơ động của Nava định tập trung ở Đồng bằng Bắc Bộ đã bị ta chủ động phân tán thành 5 nơi. Điện Biên Phủ bị cô lập. Kế hoạch Nava bước đầu đã bị phá sản. Tạo điều kiện cho ta giành thắng lợi lớn ở Điện Biên Phủ. 2.2. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. Trình bày diễn biến theo lược đồ, nêu kết quả, ý nghĩa của chiến dịch Điện Biên Phủ: - Âm mưu của Pháp. + Trong quá trình triển khai kế hoạch Nava, Pháp – Mĩ đánh giá Điện Biên Phủ là một địa bàn chiến lược quan trọng bậc nhất Đông Dương, có thể trở thành căn cứ lục quân và không quân chiến lược lợi hại trong mưu đồ xâm lược Đông Dương và Đông Nam Á. + Trong tình thế kế hoạch Nava bị phá sản, Pháp – Mĩ đã tập trung xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương, biến thành trung tâm điểm của kế hoạch Nava. + Điện Biên Phủ được Pháp – Mĩ đánh giá là “pháo đài không thể công phá”, nhằm thu hút lực lượng ta vào đây để tiêu diệt. + Pháp bố trí Điện Biên Phủ thành 1 hệ thống phòng ngự kiên cố gồm 49 cứ điểm, 2 sân bay, chia thành 3 phân khu với 16.200 quân, đủ các binh chủng và phương tiện chiến tranh hiện đại. - Chủ trương của ta. + Trung ương Đảng hạ quyết tâm tiêu diệt toàn bộ quân địch ở Điện Biên Phủ. + Ta chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược với Pháp vì: Điện Biên Phủ chỉ tiếp tế được bằng đường hàng không khi đường bộ bị cô lập. Quân đội, hậu phương ta đang phát triển thuận lợi, có thể khắc phục được khó khăn về đường sá, vận tải, tiếp tế. - Diễn biến. Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra trong 3 đợt: + Đợt 1 (13/3/1954 – 17/3/1954): ta tiêu diệt cụm cứ điểm Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc. + Đợt 2 (30/3/1954 – 26/4/1954): ta đồng loạt tấn công các cứ điểm phía Đông phân khu Trung tâm như các cứ điểm E1, D1, C1, A1...bao vây, chia cắt địch. 9 + Đợt 3 (1/5/1954 – 7/5/1954): quân ta đồng loạt tấn công phân khu Trung tâm và phân khu Nam; 17h30 ngày 7/5/1954, tướng Đờ Caxtơri và toàn bộ ban tham mưu địch bị bắt. Chiến dịch hoàn toàn thắng lợi. - Kết quả. Ta loại khỏi vòng chiến đấu 16.200 địch, trong đó có một thiếu tướng, hạ 62 máy bay các loại, thu toàn bộ vũ khí và các phương tiện chiến tranh. - Ý nghĩa. Đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava, giáng đòn quyết định vào thực dân Pháp, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta giành thắng lợi. 3. Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Đông Dương 3.1. Hội nghị Giơnevơ Biết một số nét chính về hội nghị: - Tháng 1-1954, Hội nghị ngoại trưởng của các nước; Liên Xô, Anh, Pháp, Mĩ họp ở Đức thỏa thuận triệu tập hội nghị lập lại hòa bình ở Đông Dương. - Ngày 7/5/1954, ta tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ thì ngày 8/5/1954 Hội nghị Giơnevơ bắt đầu thảo luận. Phái đoàn chính phủ ta đến dự Hội nghị do ông Phạm Văn Đồng làm trưởng đoàn. - Ngày 21/7/1954, Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được ký kết. 3.2. Hiệp định Giơnevơ Trình bày được nội dung cơ bản, ý nghĩa của Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương: + Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nhân dân Việt Nam, Lào, Campuchia. + Các bên tham chiến ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương. + Các bên tham chiến thực hiện tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực. + Cấm việc đưa quân đội, nhân viên quân sự, vũ khí nước ngoài vào các nước + Việt Nam: quân đội nhân dân Việt Nam và quân Pháp tập kết ở hai miền Bắc – Nam lấy vĩ tuyến 17 (dọc sông Bến Hải) làm giới tuyến quân sự tạm thời; tiến tới thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước sẽ tổ chức vào hai năm sau ngày kí hiệp định. - Ý nghĩa: + Hiệp định Giơnevơ đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp, buộc Pháp phải chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút hết quân đội về nước + Mĩ thất bại trong âm mưu kéo dài, mở rộng chiến tranh xâm lược Đông Dương. 4. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. 4.1. Nguyên nhân thắng lợi: Rút ra những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp: + Có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối chính trị, quân sự và đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo. + Có chính quyền dân chủ nhân dân, có Mặt trận dân tộc thống nhất, có lực lượng vũ trang ba thứ quân, có hậu phương rộng lớn vững mạnh. + có Liên minh chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương, sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô, các nước dân chủ nhân dân và các nước khác. 4.2.Ý nghĩa lịch sử Trình bày được ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược: 10 + Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược, đồng thời chấm dứt ách thống trị thực dân của Pháp gần một thế kỉ trên đất nước ta. + Miền Bắc được giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng XHCN. + Giáng một đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược, âm mưu nô dịch của chủ nghĩa đế quốc, góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chúng. + Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi và khu vực Mĩ Latinh. D. CÁC DẠNG BÀI TẬP ĐẶC TRƯNG CỦA CHUYÊN ĐỀ 1. Dạng bài tập trình bày Ví dụ: - Trình bày những khó khăn cơ bản của nước ta sau cách mạng tháng Tám. - Trình bày những biện pháp nhằm xây dựng chính quyền cách mạng sau cách mạng tháng Tám 1945. - Trình bày diễn biến, kết quả và phân tích ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947. - Trình bày được hoàn cảnh và chủ trương của ta khi mở chiến dịch Biên giới thu đông 1950; diễn biến, kết quả, ý nghĩa của chiến dịch này. - Trình bày được nét chính của chiến cuộc Đông xuân 1953-1954, chiến dịch Điện Biên Phủ và Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương . - Trình bày nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp ( 1945-1954). 2. Dạng bài tập phân tích, giải tích - Phân tích hoàn cảnh dẫn đến việc Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến; đường lối kháng chiến của Đảng. - Phân tích được ý nghĩa của chiến dịch này chiến dịch Biên giới thu đông 1950. - Phân tích được hoàn cảnh dẫn đến âm mưu, thủ đoạn mới của thực dân Pháp và bọn can thiệp Mỹ thể hiện trong kế hoạch Nava. - Phân tích được nét chính của chiến cuộc Đông xuân 1953-1954, chiến dịch Điện Biên Phủ và Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương . E. HỆ THỐNG CÁC PHƯƠNG PHÁP CƠ BẢN, ĐẶC TRƯNG ĐỂ GIẢI CÁC DẠNG CÂU HỎI TRONG CHUYÊN ĐỀ - Thuyết trình, miêu tả, phân tích, lập bảng so sánh. - Sử dụng lược đồ diễn biến các chiến dịch, sử dụng sơ đồ tư duy phát huy tư duy độc lập của học sinh. F. HỆ THỐNG CÁC VÍ DỤ, LỜI GIẢI MINH HỌA CHO CHUYÊN ĐỀ Câu 1. Trình bày những khó khăn cơ bản của nước ta sau cách mạng tháng Tám năm 1945. Trả lời: Hiểu được tình hình nước ta trong hơn năm đầu sau cách mạng tháng Tám 1945 - chính quyền dân chủ nhân dân ở trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. - Từ vĩ tuyến 16 ra Bắc, 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc kéo theo các tổ chức phản động, hòng cướp chính quyền mà nhân dân ta đã giành được. - Từ vĩ tuyến 16 vào Nam, hơn 1 vạn quân Anh kéo vào, tạo điều kiện cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta. - Bọn phản động trong nước ngóc đầu dậy, câu kết với Pháp chống phá cách mạng. - Chính quyền cách mạng mới thành lập, còn non trẻ, lực lượng vũ trang còn yếu. - Nền kinh tế lạc hậu, nạn đói còn tiếp diễn, tiếp đó nạn lụt lớn, ruộng đất không canh tác được. Nhiều nhà máy còn nằm trong tay tư bản Pháp, hàng hóa khan hiếm, giá cả tăng vọt, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. - Di sản văn hóa lạc hậu của chế độ cũ rất nặng nề, hơn 90% dân số mù chữ. 11 - Ngân sách Nhà nước trống rỗng. Chính quyền chưa quản lí được Ngân hàng Đông Dương. - Ngay sau cách mạng tháng Tám 1945, Nước Việt Nam DCCH đứng trước tình thế hiểm nghèo như “ngàn cân treo sợi tóc”. Câu 2. Trình bày những biện pháp nhằm xây dựng chính quyền cách mạng sau cách mạng tháng Tám 1945. Nêu ý nghĩa của những biện pháp đó. Trả lời: Trình bày được kết quả đạt được trong những năm đầu xây dựng chính quyền cách mạng. - Ngày 6/1/1946, cả nước cả nước tiến hành Tổng tuyển cử bầu Quốc hội (Quốc hội khóa 1), 333 đại biểu trúng cử vào Quốc hội đầu tiên của nước ta. - Ngày 2/3/1946, Quốc hội họp phiên đầu tiên, thông qua danh sách Chính phủ Liên hiệp kháng chiến, do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch nước. - Ngày 9/11/1946, thông qua Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. - Ở các địa phương thuộc Bắc bộ và Trung bộ tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp. - Tháng 5/1946, Quân đội quốc gia Việt Nam ra đời. Lực lượng vũ trang được củng cố, phát triển. * Ý nghĩa: - Giáng một đòn mạnh mẽ vào âm mưu chia rẽ, lật đổ và xâm lược của đế quốc và tay sai, nâng cao uy tín của nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa trên trường quốc tế. - Tạo cơ sở pháp lí vững chắc của một nhà nước cách mạng để thực hiện nhiệm vụ đối nội, đối ngoại trong thời kì đầy chông gai thử thách. 1.2. Về kinh tế - tài chính: Trình bày được biện pháp và kết quả đạt được trong việc giải quyết nạn đói: - Biện pháp trước mắt: quyên góp, điều hòa thóc gạo, nghiêm trị những kẻ đầu cơ. Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi nhân dân cả nước “nhường cơm sẻ áo”... - Biện pháp lâu dài: kêu gọi “tăng gia sản xuất”, “tấc đất tấc vàng”, giảm tô 25%, giảm thuế đất 20%, tạm cấp ruộng đất bỏ hoang cho nhân dân thiếu ruộng. - Kết quả, nhờ những biện pháp trên nạn đói được đẩy lùi. Hình 45 - Ảnh nhân dân Nam Bộ quyên góp gạo giúp đồng bào ở Bắc Bộ (10/1945) - Tài chính: Trình bày được biện pháp và kết quả đạt được trong việc giải quyết những khó khăn về tài chính: + Biện pháp trước mắt: kêu gọi nhân dân quyên góp xây dựng “quỹ độc lập”, phát động “tuần lễ vàng” + Kết quả quyên góp được 370 kg vàng và 20 triệu đồng vào “quỹ độc lập”, 40 triệu đồng vào “quỹ đảm phụ quốc phòng”. + Biện pháp lâu dài: Nhà nước phát hành tiền Việt Nam. Ngày 23/11/1946, tiền Việt Nam được lưu hành thay cho đồng tiền Đông Dương trước đây. 1.3. Về văn hóa- giáo dục: Biết được những nét chính về kết quả đạt được trong việc giải quyết nạn dốt: - Ngày 8/9/1945, Hồ Chí Minh đã kí sắc lệnh lập Nha Bình dân học vụ, kêu gọi nhân dân cả nước tham gia phong trào xóa nạn mù chữ. - Trường học các cấp từ phổ thông đến đại học sớm được khai giảng, nội dung và phương pháp giáo dục bước đầu được đổi mới theo tinh thần dân tộc dân chủ. - Cuối 1946, cả nước có 76 ngàn lớp học, xóa mù chữ cho 2,5 triệu người. - Nêu nhận xét về biện pháp giải quyết khó khăn sau cách mạng. 12 Câu 3. Trình bày diễn biến, kết quả và phân tích ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc thu - đông 1947. Trả lời: - Cuộc tiến công của Pháp lên Việt Bắc: + Tháng 3/1947, Bôlae được cử sang làm Cao uỷ của Pháp ở Đông Dương, vạch ra kế hoạch tiến công Việt Bắc nhằm nhanh chóng kết thúc chiến tranh xâm lược. + Ngày 7/10/1947, Pháp huy động 12 ngàn quân mở cuộc tiến công lên căn cứ địa Việt Bắc. - Chủ trương của ta: + Ngày 15/10/1947, Ban thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị “phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp”. - Diễn biến: + Quân ta bao vây, tiến công địch ở Bắc Kạn, Chợ Mới, Chợ Đồn, Chợ Rã, buộc Pháp phải rút khỏi Chợ Đồn Chợ Rã (cuối tháng 11/ 1947). + Ở mặt trận hướng đông, ta chặn đánh địch trên Đường số 4, tiêu biểu là trận ở đèo Bông Lau (30/10/1947). + Ở hướng tây, ta phục kích, đánh địch trên sông Lô, tiêu biểu là trận Đoan Hùng, Khe Lau, đánh chìm nhiều tàu chiến, tiêu diệt hàng trăm tên địch. - Kết quả: Ngày 19/12/1947, quân Pháp rút khỏi Việt Bắc. Cơ quan đầu não kháng chiến được bảo vệ, bộ đội chủ lực của ta trưởng thành. - Ý nghĩa: Thắng lợi trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947, đã đưa kháng chiến chuyển sang giai đoạn mới, buộc Pháp phải thay đổi chiến lược ở Đông Dương. Chuyển từ đánh nhanh thắng nhanh sang đánh lâu dài với ta. Câu 4. Trình bày nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp ( 1945-1954). Trả lời: 1. Nguyên nhân thắng lợi: Rút ra những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp: + Có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối chính trị, quân sự và đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo. + Có chính quyền dân chủ nhân dân, có Mặt trận dân tộc thống nhất, có lực lượng vũ trang ba thứ quân, có hậu phương rộng lớn vững mạnh. + có Liên minh chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương, sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô, các nước dân chủ nhân dân và các nước khác. 2. Ý nghĩa lịch sử Trình bày được ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược: + Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược, đồng thời chấm dứt ách thống trị thực dân của Pháp gần một thế kỉ trên đất nước ta. + Miền Bắc được giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng XHCN. + Giáng một đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược, âm mưu nô dịch của chủ nghĩa đế quốc, góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chúng. + Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi và khu vực Mĩ Latinh. Câu 5. Phân tích hoàn cảnh dẫn đến việc Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến; đường lối kháng chiến của Đảng. Trả lời: 1. Hiểu nguyên nhân nổ ra cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp - Sau Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946 và Tạm ước 14/9/1946, thực dân Pháp tăng cường hoạt động khiêu khích, tiến công ta ở Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Hải Phòng, Lạng Sơn, Hà Nội (12/1946). 13 - Ngày 18/12/1946, Pháp gởi tối hậu thư đòi ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, để cho Pháp làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự ở Hà Nội. Nếu không chúng sẽ hành động vào sáng 20/12/1946. 2. Đường lối kháng chiến của Đảng. Trình bày nội dung cơ bản Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng - Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng được thể hiện trong các văn kiện: Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng (12/12/1946); “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Hồ Chủ tịch (19/12/1946) và tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của Tổng bí thư Trường Chinh (9/1947). Đó là cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. Câu 6. Phân tích được hoàn cảnh dẫn đến âm mưu, thủ đoạn mới của thực dân Pháp và bọn can thiệp Mỹ thể hiện trong kế hoạch Nava. Trả lời: 1. Âm mưu mới của Pháp Mĩ ở Đông Dương. Trình bày và phân tích bối cảnh lịch sử, âm mưu, thủ đoạn mới của thực dân Pháp và can thiệp Mĩ trong kế hoạch Nava: - Sau 8 năm tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam, Pháp bị thiệt hại ngày càng lớn, bị loại khỏi vòng chiến đấu 39 vạn quân, ngày càng lâm vào thế bị động trên chiến trường,vùng chiếm đóng bị thu hẹp, chiến phí tăng cao, chính trị, kinh tế, tài chính gặp khó khăn, bế tắc. - Mĩ ngày càng can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh ở Đông Dương. Được sự thỏa thuận của Mĩ, Pháp cử Nava sang làm Tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương. Nava đề ra kế hoạch quân sự mới. 2. Kế hoạch Nava. - Kế hoạch Nava: Thời gian thực hiện là 18 tháng, chia làm 2 bước Bước thứ nhất, trong thu đông 1953 và xuân 1954: giữ thế phòng ngự chiến lược ở miền Bắc, tiến công chiến lược để bình định Trung Bộ và Nam Đông Dương, xây dựng đội quân cơ động chiến lược mạnh. Bước thứ hai, từ thu đông 1954: chuyển lực lượng ra chiến trường Bắc Bộ, thực hiện tiến công chiến lược, cố gắng giành thắng lợi quân sự quyết định, buộc ta phải đàm phán với những điều kiện có lợi cho chúng. - Từ thu đông 1953, Nava tập trung ở đồng bằng Bắc Bộ 44 tiểu đoàn cơ động, càn quét, bình định vùng chiếm đóng, mở cuộc tiến công lớn vào vùng tự do Ninh Bình, Thanh Hóa. Câu 7. Phân tích được nét chính của chiến cuộc Đông xuân 1953-1954, chiến dịch Điện Biên Phủ . Trả lời: 1. Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuấn 1953 – 1954 Trình bày diễn biến cuộc Tiến công chiến lược đông- xuân 1953-1954 theo lược đồ, hiểu rõ với thắng lợi của cuộc tiến công đã làm thất bại bước đầu kế hoạch quân sự Nava: - Chủ trương (kế hoạch) của ta. + Tập trung lực lượng tấn công vào những vị trí quan trọng mà địch tương đối yếu, nhưng lại quan trọng về chiến lược mà chúng không thể bỏ, nhằm tiêu diệt thêm nhiều sinh lực địch, giải phóng thêm đất đai. + Chủ động phân tán lực lượng địch, tạo điều kiện tiêu diệt chúng. - Cuộc tiến công chiến lược + Tháng 12/1953, quân ta giải phóng thị xã Lai Châu, Pháp buộc phải điều quân tăng cường cho Điện Biên Phủ, biến đây thành nơi tập trung quân đông thứ hai của Pháp. 14 + Đầu tháng 12/1953, liên quân Lào - Việt tấn công Trung Lào, giải phóng Thà Khẹt, uy hiếp Xavanakhét và Xênô, buộc địch phải tăng quân cho Xênô, đây thành nơi tập trung binh lực thứ ba của Pháp. + Tháng 1/1954, liên quân Lào – Việt tấn công địch ở Thượng Lào, giải phóng lưu vực sông Nậm Hu và tỉnh Phongxalì, buộc Pháp phải tăng quân cho Luông Phabang và Mường Sài; Luông Phabang là nơi tập quân thứ tư của Pháp. + Tháng 2/1954, ta giải phóng thị xã Kon Tum, uy hiếp Plâyku, Pháp phải tăng cường lực lượng cho Plâyku; đây là nơi tập trung quân thứ năm của Pháp. Như vậy khối cơ động của Nava định tập trung ở Đồng bằng Bắc Bộ đã bị ta chủ động phân tán thành 5 nơi. Điện Biên Phủ bị cô lập. Kế hoạch Nava bước đầu đã bị phá sản. Tạo điều kiện cho ta giành thắng lợi lớn ở Điện Biên Phủ. 2. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. Trình bày diễn biến theo lược đồ, nêu kết quả, ý nghĩa của chiến dịch Điện Biên Phủ: - Âm mưu của Pháp. + Trong quá trình triển khai kế hoạch Nava, Pháp – Mĩ đánh giá Điện Biên Phủ là một địa bàn chiến lược quan trọng bậc nhất Đông Dương, có thể trở thành căn cứ lục quân và không quân chiến lược lợi hại trong mưu đồ xâm lược Đông Dương và Đông Nam Á. + Trong tình thế kế hoạch Nava bị phá sản, Pháp – Mĩ đã tập trung xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương, biến thành trung tâm điểm của kế hoạch Nava. + Điện Biên Phủ được Pháp – Mĩ đánh giá là “pháo đài không thể công phá”, nhằm thu hút lực lượng ta vào đây để tiêu diệt. + Pháp bố trí Điện Biên Phủ thành 1 hệ thống phòng ngự kiên cố gồm 49 cứ điểm, 2 sân bay, chia thành 3 phân khu với 16.200 quân, đủ các binh chủng và phương tiện chiến tranh hiện đại. - Chủ trương của ta. + Trung ương Đảng hạ quyết tâm tiêu diệt toàn bộ quân địch ở Điện Biên Phủ. + Ta chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược với Pháp vì: Điện Biên Phủ chỉ tiếp tế được bằng đường hàng không khi đường bộ bị cô lập. Quân đội, hậu phương ta đang phát triển thuận lợi, có thể khắc phục được khó khăn về đường sá, vận tải, tiếp tế. - Diễn biến. Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra trong 3 đợt: + Đợt 1 (13/3/1954 – 17/3/1954): ta tiêu diệt cụm cứ điểm Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc. + Đợt 2 (30/3/1954 – 26/4/1954): ta đồng loạt tấn công các cứ điểm phía Đông phân khu Trung tâm như các cứ điểm E1, D1, C1, A1...bao vây, chia cắt địch. + Đợt 3 (1/5/1954 – 7/5/1954): quân ta đồng loạt tấn công phân khu Trung tâm và phân khu Nam; 17h30 ngày 7/5/1954, tướng Đờ Caxtơri và toàn bộ ban tham mưu địch bị bắt. Chiến dịch hoàn toàn thắng lợi. - Kết quả. Ta loại khỏi vòng chiến đấu 16.200 địch, trong đó có một thiếu tướng, hạ 62 máy bay các loại, thu toàn bộ vũ khí và các phương tiện chiến tranh. - Ý nghĩa. Đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava, giáng đòn quyết định vào thực dân Pháp, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta giành thắng lợi. 15 Câu 8. Phân tích được nét chính của Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương Trả lời: 1. Trình bày được nội dung cơ bản, ý nghĩa của Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương. + Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nhân dân Việt Nam, Lào, Campuchia. + Các bên tham chiến ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương. + Các bên tham chiến thực hiện tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực. + Cấm việc đưa quân đội, nhân viên quân sự, vũ khí nước ngoài vào các nước + Việt Nam: quân đội nhân dân Việt Nam và quân Pháp tập kết ở hai miền Bắc – Nam lấy vĩ tuyến 17 (dọc sông Bến Hải) làm giới tuyến quân sự tạm thời; tiến tới thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước sẽ tổ chức vào hai năm sau ngày kí hiệp định. 2. Ý nghĩa: + Hiệp định Giơnevơ đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp, buộc Pháp phải chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút hết quân đội về nước. + Mĩ thất bại trong âm mưu kéo dài, mở rộng chiến tranh xâm lược Đông Dương. H. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI CHUYÊN ĐỀ TẠI NHÀ TRƯỜNG 1. Đối tượng: 36 học sinh, tại lớp 12C–Trường THPT Yên Lạc 2, năm học 2013-2014 2. Nội dung: 4 câu hỏi thuộc cả 3 dạng tư duy. 3. Hình thức, thời gian: tự luận 150 phút 4. Kết quả cụ thể: Điểm Số lượng % 0-4 09 25% 5- 7 20 55,6% 16 8- 10 07 19,4% Tài liệu tham khảo 1. SGK Lịch sử 12, Nâng cao, Nxb Giáo dục, năm 2008. 2. Tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng Lịch sử 12, Nxb Giáo dục. 3. Phương pháp giải nhanh Lịch sử trọng tâm, Nxb Đại học sư phạm, năm 2012. 4. Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến nay, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 5. Hướng dẫn thi Đại học - Cao đẳng môn Lịch sử, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2004. 6. Luyện thi Đại học, Cao đẳng và Bồi dưỡng học sinh giỏi, Nxb Đại học sư phạm, năm 2012. 17 [...]... thức kĩ năng Lịch sử 12, Nxb Giáo dục 3 Phương pháp giải nhanh Lịch sử trọng tâm, Nxb Đại học sư phạm, năm 2012 4 Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến nay, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội 5 Hướng dẫn thi Đại học - Cao đẳng môn Lịch sử, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2004 6 Luyện thi Đại học, Cao đẳng và Bồi dưỡng học sinh giỏi, Nxb Đại học sư phạm, năm 2012 17 ... khỏi Việt Bắc Cơ quan đầu não kháng chiến được bảo vệ, bộ đội chủ lực của ta trưởng thành - Ý nghĩa: Thắng lợi trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947, đã đưa kháng chiến chuyển sang giai đoạn mới, buộc Pháp phải thay đổi chiến lược ở Đông Dương Chuyển từ đánh nhanh thắng nhanh sang đánh lâu dài với ta Câu 4 Trình bày nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp ( 1945- 1954) ... diễn ra trong 3 đợt: + Đợt 1 (13/3 /1954 – 17/3 /1954) : ta tiêu diệt cụm cứ điểm Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc + Đợt 2 (30/3 /1954 – 26/4 /1954) : ta đồng loạt tấn công các cứ điểm phía Đông phân khu Trung tâm như các cứ điểm E1, D1, C1, A1 bao vây, chia cắt địch + Đợt 3 (1/5 /1954 – 7/5 /1954) : quân ta đồng loạt tấn công phân khu Trung tâm và phân khu Nam; 17h30 ngày 7/5 /1954, tướng Đờ Caxtơri và toàn bộ... QUẢ TRIỂN KHAI CHUYÊN ĐỀ TẠI NHÀ TRƯỜNG 1 Đối tượng: 36 học sinh, tại lớp 12C–Trường THPT Yên Lạc 2, năm học 2013-2014 2 Nội dung: 4 câu hỏi thuộc cả 3 dạng tư duy 3 Hình thức, thời gian: tự luận 150 phút 4 Kết quả cụ thể: Điểm Số lượng % 0-4 09 25% 5- 7 20 55,6% 16 8- 10 07 19,4% Tài liệu tham khảo 1 SGK Lịch sử 12, Nâng cao, Nxb Giáo dục, năm 2008 2 Tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng Lịch sử 12, Nxb Giáo... diễn biến các chiến dịch, sử dụng sơ đồ tư duy phát huy tư duy độc lập của học sinh F HỆ THỐNG CÁC VÍ DỤ, LỜI GIẢI MINH HỌA CHO CHUYÊN ĐỀ Câu 1 Trình bày những khó khăn cơ bản của nước ta sau cách mạng tháng Tám năm 1945 Trả lời: Hiểu được tình hình nước ta trong hơn năm đầu sau cách mạng tháng Tám 1945 - chính quyền dân chủ nhân dân ở trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” - Từ vĩ tuyến 16 ra Bắc, 20... quả, ý nghĩa của chiến dịch này - Trình bày được nét chính của chiến cuộc Đông xuân 1953 -1954, chiến dịch Điện Biên Phủ và Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương - Trình bày nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp ( 1945- 1954) 2 Dạng bài tập phân tích, giải tích - Phân tích hoàn cảnh dẫn đến việc Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến; đường lối kháng chiến... nước phát hành tiền Việt Nam Ngày 23/11/1946, tiền Việt Nam được lưu hành thay cho đồng tiền Đông Dương trước đây 1.3 Về văn hóa- giáo dục: Biết được những nét chính về kết quả đạt được trong việc giải quyết nạn dốt: - Ngày 8/9 /1945, Hồ Chí Minh đã kí sắc lệnh lập Nha Bình dân học vụ, kêu gọi nhân dân cả nước tham gia phong trào xóa nạn mù chữ - Trường học các cấp từ phổ thông đến đại học sớm được... được hoàn cảnh dẫn đến âm mưu, thủ đoạn mới của thực dân Pháp và bọn can thiệp Mỹ thể hiện trong kế hoạch Nava - Phân tích được nét chính của chiến cuộc Đông xuân 1953 -1954, chiến dịch Điện Biên Phủ và Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương E HỆ THỐNG CÁC PHƯƠNG PHÁP CƠ BẢN, ĐẶC TRƯNG ĐỂ GIẢI CÁC DẠNG CÂU HỎI TRONG CHUYÊN ĐỀ - Thuyết trình, miêu tả, phân tích, lập bảng so sánh - Sử dụng lược đồ diễn... khu vực + Cấm việc đưa quân đội, nhân viên quân sự, vũ khí nước ngoài vào các nước + Việt Nam: quân đội nhân dân Việt Nam và quân Pháp tập kết ở hai miền Bắc – Nam lấy vĩ tuyến 17 (dọc sông Bến Hải) làm giới tuyến quân sự tạm thời; tiến tới thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước sẽ tổ chức vào hai năm sau ngày kí hiệp định 2 Ý nghĩa: + Hiệp định Giơnevơ đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng... qua Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Ở các địa phương thuộc Bắc bộ và Trung bộ tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp - Tháng 5/1946, Quân đội quốc gia Việt Nam ra đời Lực lượng vũ trang được củng cố, phát triển * Ý nghĩa: - Giáng một đòn mạnh mẽ vào âm mưu chia rẽ, lật đổ và xâm lược của đế quốc và tay sai, nâng cao uy tín của nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa trên trường ... SGK Lịch sử 12, Nâng cao, Nxb Giáo dục, năm 2008 Tài liệu chuẩn kiến thức kĩ Lịch sử 12, Nxb Giáo dục Phương pháp giải nhanh Lịch sử trọng tâm, Nxb Đại học sư phạm, năm 2012 Lịch sử Việt Nam từ. .. giáo dục, y tế từ năm 1951 đến năm 1952; ý nghĩa tác dụng kháng chiến: - Về trị: + Tháng 3/1951, Việt Minh Hội Liên Việt hợp thành Mặt trận Liên Việt, với Mặt trận liên minh nhân dân Việt – Miên... phủ đề chủ trương cải cách giáo dục phổ thông, hệ thống trường đại học, trung học chuyên nghiệp bắt đầu xây dựng Hoàn cảnh lịch sử chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 4.1 Hoàn cảnh lịch sử

Ngày đăng: 23/10/2015, 21:33

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan