Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản gồm 2 mặt hàng:cá ngừ hấp sốt cà chua và cá hồng hấp ngâm dầu ( full bản vẽ )

115 1.2K 3
Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản gồm 2 mặt hàng:cá ngừ hấp sốt cà chua  và cá hồng hấp ngâm dầu  ( full bản vẽ )

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ngành công nghiệp đồ hộp thực phẩm đã phát triển mạnh và có ý nghĩa to lớn, giúp cải thiện được đời sống nhân dân; giảm nhẹ việc nấu nướng hằng ngày; cung cấp thực phẩm cho các đoàn du lịch, thám hiểm; cung cấp cho quốc phòng; tăng nguồn hàng xuất khẩu và trao đổi hàng hóa với nước ngoài. Hiện nay nhờ các ngành cơ khí, điện lực, chất dẻo, v.v. phát triển mạnh đã làm cho công nghiệp đồ hộp được cơ giới hóa, tự động hóa ở nhiều dây chuyền sản xuất. Do tập quán và thói quen ăn uống của nhân dân ta từ xưa đến nay với món ăn chính là cơm dùng kèm với các món ăn mặn, do đó các sản phẩm đồ hộp từ cá thường chiếm số lượng lớn trong nhóm đồ hộp và được người tiêu dùng ưa chuộng. Ngoài ra, để cải thiện thể chất thể hình của người Việt Nam, việc sử dụng các loại thực phẩm giàu protein và lipid hiện nay rất được quan tâm. Việc thiết kế nhà máy sản xuất đồ hộp cá là rất quan trọng trong tình hình hiện nay. Chính vì những lý do đó, em đã được giao đề tài: “Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản gồm 2 mặt hàng: Mặt hàng: cá ngừ hấp sốt cà chua – năng suất: 7 tấn nguyên liệuca Mặt hàng: cá hồng hấp ngâm dầu – năng suất: 115 Đvspngày”.

Đồ án tốt nghiệp 1 GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các loại thực phẩm chế biến được bỏ vào hộp với thời hạn sử dụng dài đã bắt đầu xuất hiện. Vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, ngành công nghiệp đồ hộp đã phát triển mạnh trên thế giới và hiện nay đã có trên 1.000 mặt hàng đồ hộp khác nhau mà nổi tiếng là các sản phẩm của các nước Mỹ, Hà Lan, Italia, Pháp, Nhật, v.v. Ngành công nghiệp đồ hộp thực phẩm đã phát triển mạnh và có ý nghĩa to lớn, giúp cải thiện được đời sống nhân dân; giảm nhẹ việc nấu nướng hằng ngày; cung cấp thực phẩm cho các đoàn du lịch, thám hiểm; cung cấp cho quốc phòng; tăng nguồn hàng xuất khẩu và trao đổi hàng hóa với nước ngoài. Hiện nay nhờ các ngành cơ khí, điện lực, chất dẻo, v.v. phát triển mạnh đã làm cho công nghiệp đồ hộp được cơ giới hóa, tự động hóa ở nhiều dây chuyền sản xuất. Do tập quán và thói quen ăn uống của nhân dân ta từ xưa đến nay với món ăn chính là cơm dùng kèm với các món ăn mặn, do đó các sản phẩm đồ hộp từ cá thường chiếm số lượng lớn trong nhóm đồ hộp và được người tiêu dùng ưa chuộng. Ngoài ra, để cải thiện thể chất thể hình của người Việt Nam, việc sử dụng các loại thực phẩm giàu protein và lipid hiện nay rất được quan tâm. Việc thiết kế nhà máy sản xuất đồ hộp cá là rất quan trọng trong tình hình hiện nay. Chính vì những lý do đó, em đã được giao đề tài: “Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản gồm 2 mặt hàng: Mặt hàng: cá ngừ hấp sốt cà chua – năng suất: 7 tấn nguyên liệu/ca Mặt hàng: cá hồng hấp ngâm dầu – năng suất: 115 Đvsp/ngày”. Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản SVTH: Trương Văn Tâm Đồ án tốt nghiệp 2 GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan CHƯƠNG 1 LẬP LUẬN KINH TẾ KỸ THUẬT Trước khi bắt tay vào thiết kế một nhà máy thực phẩm, đầu tiên phải khảo sát toàn diện các vấn đề liên quan đến nhà máy như: vị trí địa lý, đặc điểm thiên nhiên, vùng nguyên liệu, nhân công, hợp tác hóa, nguồn cung cấp điện, nước, hơi, v.v. Đà Nẵng có điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn nguyên liệu phong phú, nguồn lao động đông và rẻ rất thích hợp để xây dựng một nhà máy chế biến thủy sản. 1.1. Vị trí đặt nhà máy Đà Nẵng là một thành phố thuộc vùng Nam Trung Bộ, phía bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế, phía nam và tây giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp biển Đông. Đây là trung tâm kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ lớn của khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Đà Nẵng có bờ biển dài 92 km, có vùng lãnh hải lớn với ngư trường rộng trên 15.000 km2. Biển Đà Nẵng có nhiều động vật biển phong phú với trên 266 giống loài, trong đó hải sản có giá trị kinh tế cao gồm 16 loài và tổng trữ lượng khoảng trên 1 triệu tấn hải sản các loại (theo dự báo của Bộ Thủy sản). Hàng năm, Đà Nẵng có khả năng khai thác trên 150.000 – 200.000 tấn hải sản các loại. [11] Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản SVTH: Trương Văn Tâm Đồ án tốt nghiệp 3 GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan Khu Công nghiệp Dịch vụ Thuỷ sản Đà Nẵng có tổng diện tích là 77,3 ha; nằm tại quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng; khu công nghiệp có vị trí trung tâm, bao quanh là các khu vực cảng biển, sân bay, xe lửa, v.v. rất thuận tiện cho việc lưu thông hàng hóa. Hạ tầng nội bộ khá tốt, bao quanh nhiều cây xanh, các dịch vụ phụ trợ, hệ thống xử lý nước thải đã được xây dựng và vận hành. Cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 3,5 km; cách cảng biển Tiên Sa 2,5 km; cách cảng biển Liên Chiểu 18,5 km; gần đường quốc lộ thuận lợi giao thông; khu đất xây dựng có diện tích đủ rộng; tương đối bằng phẳng cao ráo; có khả năng mở rộng thuận lợi; nguồn cung cấp năng lượng hơi, điện, nước trong mạng lưới của khu công nghiệp. [12] Hình 1.1 – Bản đồ khu công nghiệp dịch vụ thủy sản Đà Nẵng [23] 1.2. Đặc điểm thiên nhiên Địa hình thành phố Đà Nẵng vừa có đồng bằng duyên hải, vừa có đồi núi. Vùng núi cao và dốc tập trung ở phía tây và tây bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp. Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động. Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu cận nhiệt đới ở miền Bắc và nhiệt đới xavan miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới ở phía nam. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo dài. Hướng gió chủ đạo ở là hướng Đông - Nam, việc xây dựng nhà máy phải phù hợp với hướng gió, bộ phận bụi khói, lò hơi, nhà vệ sinh cần bố trí theo hướng gió chính. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,9 °C. Độ ẩm không khí trung bình là 83,4 %. Lượng mưa trung bình hàng năm là 2.504,57 mm. Số giờ nắng bình quân trong năm là 2.156,2 giờ. [13] 1.3. Vùng nguyên liệu Nguồn nguyên liệu cung cấp cho nhà máy chủ yếu là được khai thác, đánh bắt ở Đà Nẵng và các tỉnh lân cận như Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, v.v. Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản SVTH: Trương Văn Tâm Đồ án tốt nghiệp 4 GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan Các loại nguyên liệu khác như: - Cà chua được thu mua ở Đà Lạt, Lâm Đồng được bảo quản kỹ tránh dập nát, vận chuyển bằng container vào nhà máy rồi được công nhân bốc các sọt đựng cà chua đưa vào khu vực sản xuất. - Dầu nành mua từ công ty dầu Tường An, xe container chở các thùng dầu vào nhà máy và để ở kho nguyên vật liệu. - Các nguyên liệu phụ khác như gia vị, hương liệu, v.v. được thu mua tại thành phố rồi bảo quản tại kho nguyên vật liệu. 1.4. Hợp tác hóa Nhà máy đóng trong khu công nghiệp thủy sản Đà Nẵng nên khả năng hợp tác hóa rất cao. Sản phẩm của nhà máy có thể cung cấp cho xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng của người dân trong vùng cũng như dân ở ngoại thành. Trong khu công nhiệp còn có các công ty thủy sản khác nên nhà máy tiếp nhận nguyên liệu thuận lợi, việc thu mua dễ dàng hơn. Sự hợp tác giúp quá trình tiêu thụ sản phẩm nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí vận chuyển và nâng cao hiệu quả kinh tế. Ngoài ra sự hợp tác cũng giúp tăng cường sử dụng các cơ sở hạ tầng, các công trình điện nước. 1.5. Nguồn cung cấp điện Nhà máy sử dụng nguồn điện lấy từ lưới điện quốc gia thông qua trạm biến áp riêng. Ngoài ra nhà máy còn trang bị thêm một máy phát điện dự phòng để đảm bảo quá trình sản xuất liên tục khi có sự cố về điện. 1.6. Nguồn cung cấp hơi – nước Nguồn hơi cung cấp được lấy từ lò hơi của nhà máy để cung cấp nhiệt cho các quá trình: hấp, thanh trùng, làm nóng nước cho sinh hoạt, v.v. do đó nhà máy cần thiết kế lò hơi với áp lực cao 3 at và công suất lớn để đảm bảo cung cấp hơi liên tục cho nhà máy. Nước dùng trong nhà máy với mục đích chế biến, vệ sinh thiết bị và dùng cho sinh hoạt. Nước sử dụng phải đạt các chỉ tiêu: chỉ số coli; độ cứng; nhiệt độ; hỗn hợp vô cơ, hữu cơ trong nước. Nguồn cung cấp nước cho nhà máy lấy từ hai nơi: Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản SVTH: Trương Văn Tâm Đồ án tốt nghiệp 5 GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan - Nguồn nước của thành phố, hệ thống nước của khu công nghiệp: nước này có thể dùng ngay không cần xử lý. - Nguồn nước từ các giếng công nghiệp đề phòng khi bị thiếu nước, được đưa qua hệ thống xử lý và có đài nước để đưa vào phân xưởng. 1.7. Thoát nước Nhà máy có hệ thống xử lý nước thải riêng. Nước thải của nhà máy được qua khâu lý sơ bộ của nhà máy sau đó được đưa ra ngoài xử lý chung với nước thải của các nhà máy khác trong khu công nghiệp. Nếu nước thải ít bẩn và được phép có thể thải trực tiếp ra sông, biển sau khi qua hệ thống xử lý nước thải riêng của nhà máy. Bơm nước thải sau khi đã vô cơ hóa. 1.8. Giao thông vận tải Nhà máy thiết kế nằm gần trục giao thông chính đảm bảo cả giao thông đường bộ và đường thuỷ, đặc biệt gần cảng Tiên Sa thuận tiện cho việc vận chuyển nguyên nhiên liệu vào nhà máy và vận chuyển sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài. Vì vậy vấn đề giao thông không chỉ đảm bảo xây dựng nhà máy nhanh mà còn là sự tồn tại và phát triển nhà máy trong tương lai. Từ các vấn đề trên cho thấy giao thông thuận lợi là điều kiện quan trọng để xây dựng và phát triển nhà máy. 1.9. Cung cấp nhân công Lực lượng lao động của Đà Nẵng chiếm gần 50 % dân số thành phố. Theo số liệu thống kê của trung tâm xúc tiến đầu tư thành phố, năm 2011 lao động có trình độ đại học, cao đẳng chiếm 18 % lực lượng lao động thành phố, công nhân kỹ thuật chiếm 9 %, trung cấp chiếm 5 % và 68 % lực lượng lao động khác. [14] 1.10. Kết luận Với những điều kiện thuận lợi trên, việc xây dựng nhà máy chế biến thủy sản ở khu công nghiệp dịch vụ thủy sản Đà Nẵng là phù hợp, có tính thuyết phục cao, góp phần thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế Đà Nẵng nói riêng và khu miền Trung – Tây Nguyên nói chung. Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản SVTH: Trương Văn Tâm Đồ án tốt nghiệp 6 GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN 2.1. Đặc điểm nguyên liệu 2.1.1. Cá nguyên liệu Cá là nguyên liệu chính của nhà máy sản xuất đồ hộp thủy sản, cá tươi được thu mua từ các tàu thuyền đánh bắt xa bờ trên biển hay các công ty có loại cá ngừ, cá hồng đã được xử lý rồi bảo quản lạnh đông đạt tiêu chuẩn sản xuất. Cá chia thành phần ăn được (thịt, đầu, nội tạng) và phần không ăn được (xương, vây, vảy). Phần ăn được quyết định hiệu suất sử dụng cá nguyên liệu. Cơ cấu thành phần của 2 loại cá nguyên liệu được miêu tả trong bảng 2.1. 2.1.1.1. Cá ngừ (thunnus thynnus) Cá ngừ là tên chung chỉ các họ cá có tên khoa học Teleostei, Percida, Scombina, Scombridae, v.v. phân bố chủ yếu ở vùng biển khơi. Các dạng sản phẩm được chế biến từ cá ngừ như: cá ngừ cắt khúc sấy khô, cá ngừ ngâm dầu, cá ngừ đóng hộp sốt cà chua, cá ngừ đông lạnh, v.v. Cá ngừ bò (thunnus tonggol): Hình 2.1 – Cá ngừ bò [22] - Đặc điểm hình dáng: có kích thước nhỏ, có hai vây lưng. Vây lưng thứ hai cao hơn vây lưng thứ thất. Cơ thể thuôn dẹp bên, màu trắng xám. Đỉnh vây lưng thứ hai và vây hậu môn có màu hơi vàng. Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản SVTH: Trương Văn Tâm Đồ án tốt nghiệp 7 GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan - Vùng phân bố: cá ngừ bò phân bố ở vịnh Bắc Bộ, miền Trung và Tây Nam Bộ. Chúng thuộc nhóm cá nổi gần bờ, ít phân bố những vùng nước đục, độ mặn hay giảm như vùng cửa sông. [7] - Các dạng sản phẩm: cá ngừ bò trong dầu nành; cá ngừ bò trong nước muối; cá ngừ bò sốt cà chua, sốt cà ry, v.v. Cá ngừ mắt to (Bigeye Tuna): - Đặc điểm hình dáng:Hình là loại kích thước lớn, 2 bên sườn dẹt, bụng có màu 2.2có - Cá ngừ mắt to [21] hơi trắng. Ở cá còn sống dọc theo sườn cá có một dải màu xanh óng ánh. Cá có mắt to, vây ngực dài. [15] - Vùng phân bố: sống ở nhiệt độ nước 13 - 29 oC. Nó thường tập trung ở vùng biển Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương. [15] - Các dạng sản phẩm: thịt cá có giá trị nên làm sushi, sashimi, cá đóng hộp, hoặc cũng được bán ở dạng tươi. Cá ngừ vây vàng (Yellowfin Tuna): Hình 2.3 - Cá ngừ vây vàng [20] - Đặc điểm hình dáng: thân mập tròn, vây lưng thứ 2 và vây hậu môn dài đến gần chóp đuôi màu vàng. Da trơn mỏng không vảy có màu xanh đậm trên phần lưng và chuyển dần sang màu vàng ở hai bên lườn và màu bạc ở dưới bụng cá. [16] - Vùng phân bố: cá ngừ vây vàng tập trung ở ngoài khơi, cách bờ trên 100 hải lý, khu vực vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, kéo dài xuống dưới phía nam gần Malaysia, Indonesia. [16] Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản SVTH: Trương Văn Tâm Đồ án tốt nghiệp 8 GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan - Các dạng sản phẩm: sản phẩm cá ngừ vây vàng được đóng hộp hoặc cấp đông, cũng có thể để tươi, hun khói hoặc làm sashimi. 2.1.1.2. Cá hồng (Lutianus) Cá hồng là loài cá xương sống ở biển thuộc họ cá hồng (Lutianidae) phân bố ở vùng biển Ấn Độ và phía Tây Thái Bình Dương. Đây là loài cá có giá trị kinh tế, ở Việt Nam, loài cá này chiếm 10 – 12 % sản lượng cá đáy ở vịnh Bắc Bộ. [17] Cá hồng miêu (Datnioides polota): Hình 2.4 - Cá hồng miêu [18] - Đặc điểm hình thái: thân hình dẹp ngang, hơi cao và có màu nâu nhạt ở trên lưng, bụng cá màu trắng. Nó có khoản từ 8 đến 10 sọc đứng trên thân. Cá có mõm nhọn, hai răng cửa rất dài, nhọn và sắt; mắt to, tròn và đẹp. [18] - Vùng phân bố: sống chủ yếu ở Quảng Bình (tập trung tại sông Gianh). [18] Cá hồng lang (Lutjanus sebae Emperor Red snapper) - Đặc điểm hình thái: thân hình bán nguyệt, lưng gồ cao. Mang có lược ngắn, thô và cứng. Cá có thân màu hồng, bên thân có 3 vân màu đỏ sẫm. Các vây lưng, vây hậu môn và vây đuôi có phần nửa bên ngoài đều đen nâu. [19] Hình 2.5 - Cá hồng lang [19] - Vùng phân bố: cá hồng lang phân bố trên khắp vùng biển của nước ta, chúng sống ở độ sâu từ 10 – 120 m nước, nhiệt độ 16 – 33 oC, sinh trưởng tốt trong điều kiện nhiệt độ 20 – 33 oC, tốt nhất 27 – 30 oC. Cá phân bố khá rộng trong vùng biển Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản SVTH: Trương Văn Tâm Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan 9 Ấn Độ - Thái Bình Dương, xuống đến Bắc Úc và từ kinh Suez đi vào Địa Trung Hải. [19] Cá hồng đỏ (Lutjanus sanguineus): Hình 2.6 - Cá hồng đỏ [19] Tên cá Ngừ Hồng Thịt 59,0 49,7 Đầu 19,2 29,2 Xương 7,76 12,6 Vây, vảy 0,81 5,3 Nội tạng 11,4 3,67 - Đặc điểm hình thái: cá có thân hình bầu dục, dài, dẹp một bên; kích thước từ 0,3 – 0,5 m. Thân màu đỏ tươi, bụng hồng nhạt. Thân phủ vảy lược cứng cả ở má và nắp mang. [19] - Vùng phân bố: cá phân bố từ biển Đỏ, Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương, Nhật Bản, Việt Nam. [19] Ngoài ra, còn có các loại cá hồng khác: như cá hồng bạc (Lutjanus argentimaculatus), cá hồng sọc mờ (Lutjanus lineolatus), cá hồng vảy ngang (Ludjanus johni), cá hồng mala (Ludjanus malabaricus), v.v. [19] 2.1.1.3. Thành phần khối lượng và thành phần hóa học của thịt cá a. Thành phần khối lượng Là tỉ lệ phần trăm về khối lượng của các phần trong cơ thể so với toàn cơ thể nguyên liệu. Bảng 2.1- Cơ cấu thành phần của một số loài cá (tỉ lệ % toàn thân) b. Thành phần hóa học Thịt cá là một hệ keo đặc được tạo nên từ các màng ngăn, các sợi cơ và nội mạc. Các màng ngăn cấu tạo chủ yếu là colagen và elastin. [5, tr 10] Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản SVTH: Trương Văn Tâm Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan 10 Thành phần hóa học trong 100 gam phần ăn được của 2 loại nguyên liệu được thể hiện ở bảng 2.2 [9] Bảng 2.2 – Thành phần hóa học của cá ngừ và cá hồng trong 100 gam phần ăn được Thành phần hóa học Cá ngừ Cá hồng Năng lượng (Kcal) Nướ c (g) Protein (g) Lipi d (g) Tr o (g) Ca (mg ) P (mg ) Fe (mg) 107 74,4 23,6 1,4 2,3 65 471 1 100 - 18 1,34 - 32 198 0,18 Vitamin (µg) A 14 0 10 6 B1 B2 P P 0,02 0,2 1 16 46 - - 2.1.1.4. Một số yêu cầu đối với nguyên liệu Thân cá chắc, còn nguyên vẹn, không bị xây xát, không bị tổn thương, mặt ngoài da có màu sáng xanh tự nhiên, không có vết máu đọng, không bị bầm dập. Mang cá màu đỏ tươi, không có nhớt, không có mùi hôi. Vảy cá tươi óng ánh, dính chặt vào thân. Bụng và hậu môn bình thường, không bị trương phình. Phương pháp đánh giá chất lượng: Cá hồng: đánh giá cảm quan là phương pháp phổ biến nhất được dùng để đánh giá chất lượng. Cá ngừ: - Về nhiệt độ: nhiệt độ tâm cá (0 – 4 oC) với cá tươi và < - 10 oC đối với cá ở kho lạnh đông. Kiểm tra nhiệt độ bằng nhiệt kế. - Cảm quan: thông qua cảm quan bên ngoài của cá (vây, mang, mắt, da, bụng, v.v.) để phân loại cá. - Hàm lượng Histamine < 50 ppm (theo quy định của Bộ Y Tế). 2.1.2. Cà chua (Solanum lycopersicum) Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản Hình 2.7 - Cà chua [51] SVTH: Trương Văn Tâm Đồ án tốt nghiệp 11 GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan Cà chua là một quả ôn đới, được đưa vào trồng ở Việt Nam từ lâu. Ở nước ta, cà chua được thu hoạch vụ chính vào tháng 12 đến tháng 2. Cà chua có nhiều giống, giống có chất lượng tốt biểu hiện ở quả to vừa phải, thành quả dày, hạt ít, hàm lượng chất khô 6 – 8 %. Cà chua là loại quả có tầm quan trọng đặc biệt về mặt dinh dưỡng và y tế. Nó cung cấp nhiều thành phần như chất khoáng, đường, vitamin, v.v. Thành phần hóa học trong 100 g cà chua được thể hiện ở bảng 2.3 [10] Thành phần Nước Gluxit Protit Xenluloza Tro Ca P Vitamin C Hàm lượng 94 4,2 0,6 0,8 0,4 0,012 0,026 0,013 Bảng 2.3 – Thành phần hóa học trong 100 g cà chua (g/100g) Cà chua dùng để ăn ở dạng tươi, muối chua hay dầm dấm, và là nguyên liệu cho công nghiệp đồ hộp. Cà chua tạo cho sản phẩm cá hộp màu sắc, mùi, vị đặc trưng và làm tăng giá trị dinh dưỡng của đồ hộp. 2.1.2.1. Các yêu cầu về cà chua khi chế biến pure Độ chín: màu đỏ là màu đặc trưng cho độ chín của cà chua, giống cà chua được đánh giá là tốt khi chín đỏ từ trong ra ngoài, từ phần thịt đến vỏ, khi đó đảm bảo tích lũy tối đa đường, vitamin và các chất khác. Hàm lượng chất khô: hàm lượng chất khô cao hay thấp phụ thuộc vào giống, thời kỳ phát triển, kỹ thuật chăm bón cà chua, độ khô càng cao chứng tỏ chất lượng càng tốt. 2.1.2.2. Phương pháp bảo quản Khi bảo quản cà chua trong điều kiện không thuận lợi sẽ dẫn đến mất mát do thối rữa bởi hoạt động của vi sinh vật, nhất là các loại nấm. Thông thường cà chua được bảo quản ở giai đoạn chưa chín, khi quả còn xanh, chỉ mới có chấm hồng ở đáy quả. Chế độ bảo quản cà chua xanh: nhiệt độ: 8 – 10 oC, độ ẩm: 80 – 85 %, thời gian bảo quản có thể đến 45 ngày. Không bảo quản cà chua ở nhiệt độ dưới 5 oC vì sẽ rối loạn sinh lý dẫn tới không chín hoặc chín không đặc trưng. Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản SVTH: Trương Văn Tâm Đồ án tốt nghiệp 12 GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan Đối với cà chua chín đỏ nửa quả trở lên thì cần bảo quản ở độ ẩm khoảng 90 %. [24] 2.1.3. Dầu nành 2.1.3.1. Giá trị dinh dưỡng của dầu nành Dầu nành giúp tăng sự hấp thu và sử dụng các loại vitamin tan trong chất béo (vitamin A, D, E, K). Trong dầu mỡ còn có các axít béo thiết yếu (còn gọi là vitamin F) thuộc nhóm Omega - 3 và Omega - 6, có tác dụng chống các bệnh lý tim mạch, nuôi dưỡng da, tóc; dầu nành còn chứa nguồn chất béo có nhiều axít béo thiết yếu và đặc biệt là không chứa Cholesterol. [25] 2.1.3.2. Vai trò của dầu nành trong đồ hộp Dầu rót làm tăng giá trị cảm quan cho sản phẩm. Trong dầu nành có chứa một lượng nhỏ phosphatid, đặc biệt nhiều lecithin có tác dụng làm cơ thể trẻ lâu, sung sức, tăng trí nhớ, tái sinh mô, cứng xương, tăng sức đề kháng. 2.1.3.3. Các yêu cầu của dầu Dầu dùng phải trong suốt, không có tạp chất hay kết tủa lởn vởn, màu nhạt và phản quang, khi lắc không sinh bọt, ăn vào miệng không dính, có mùi thơm, không có vị chua và đắng, hàm lượng axit béo tự do thấp. 2.1.4. Bao bì đồ hộp Bao bì đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất, phân phối và tiếp thị sản phẩm ra thị trường. Ngày nay, trong công nghiệp chế biến đồ hộp sử dụng nhiều loại bao bì như: bao bì thủy tinh, bao bì giấy, bao bì bằng vật liệu polime, bao bì sắt tây, v.v. Bao bì sắt tây được sử dụng phổ biến nhất trong công nghiệp đồ hộp thủy sản vì những ưu điểm sau: - Lớp tráng thiếc của sắt tây có thể tránh được sự ăn mòn của thực phẩm và bảo quản thực phẩm được lâu ngày. - Trong thời gian thực phẩm đựng trong hộp lâu, có thể lớp thiếc bị thực phẩm ăn mòn hòa tan trong hộp nhưng không gây hại tới sức khỏe người. - Chịu được quá trình tiệt trùng mà không biến dạng, tiện lợi cho việc vận chuyển và bảo quản thực phẩm được lâu hơn. Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản SVTH: Trương Văn Tâm Đồ án tốt nghiệp 13 GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan - Có màu sáng bóng, có thể in và tráng véc ni hoặc in các màu sắc hấp dẫn để nâng cao giá trị hàng hóa của sản phẩm. [26] 2.1.5. Các nguyên liệu phụ 2.1.5.1. Nước a. Vai trò của nước Cung cấp cho các quá trình chế biến như hấp cá, rửa cá, rửa cà chua, v.v. Cung cấp cho sinh hoạt. b. Những chỉ tiêu về nước Phải đạt tiêu chuẩn nước uống: không chứa mầm bệnh, các chất độc, không màu, không mùi, không vị lạ. - Độ cứng: 5 - 6 mg/l - Muối carbonate: < 50 mg/l - Muối Mg: < 100 mg/l - Muối CaSO4: 130 – 200 mg/l - Fe2+: < 0,3 mg/l - Khí NH3, NO2-, NO3- : không được có - Tổng vi sinh vật: < 100 tế bào/ml - pH: thường được quy định nằm trong khoảng 6,5 - 8,5. Tuy nhiên, nếu độ kiềm tổng thấp hơn 50 ppm (tính theo CaCO 3) thì có thể sử dụng nước có pH trong khoảng 4 - 9. [6, tr 7] 2.1.5.2. Các gia vị và hương liệu khác Đường: cho vào để tạo vị, tăng chất dinh dưỡng nên chỉ dùng lượng nhỏ. Ở đây sử dụng đường saccaroza. Yêu cầu đường phải tinh khiết, trắng, lượng saccaroza trên 99 %, nước không quá 0,2 %, lượng đường khử dưới 0,1 %. Mì chính: hay còn gọi là bột ngọt có tinh thể màu trắng, vị hơi ngọt, hòa tan nhiều trong nước, mì chính làm cho đồ hộp cá có vị dịu. Muối ăn: tạo vị mặn, muối dùng sản xuất phải tinh khiết, có hàm lượng NaCl trên 95 %, độ ẩm dưới 0,5 %, không có tạp chất, v.v. Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản SVTH: Trương Văn Tâm Đồ án tốt nghiệp 14 GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan 2.2. Tổng quan về sản phẩm 2.2.1. Giới thiệu về sản phẩm Cá ngừ hấp sốt cà chua từ lâu đã trở thành một món ăn được đông đảo người tiêu dùng ưa chuộng vì chúng vừa ngon, rẻ và nhất là có giá trị dinh dưỡng cao. Cá ngừ hấp sốt cà chua được làm từ nguyên liệu chính là cá, cà chua cùng với một số nguyên liệu phụ khác như: đường, muối, v.v. Đây là mặt hàng chủ lực của nhiều công ty sản xuất đồ hộp, mang lại giá trị kinh tế cao cho doanh nghiệp và là nguồn hàng xuất khẩu quan trọng của nước ta. Cá hồng hấp ngâm dầu: thịt cá ngon, giàu chất dinh dưỡng nên được dùng làm nguyên liệu chính để chế biến nhiều sản phẩm đồ hộp, một trong số đó là sản phẩm đồ hộp cá hồng hấp ngâm dầu. Thành phần chính của sản phẩm này gồm cá hồng, dầu nành, và một số nguyên liệu phụ khác như đường, muối, bột ngọt, v.v. Đồ hộp cá hồng hấp ngâm dầu cung cấp nhiều năng lượng, protein, v.v. 2.2.2. Tiêu chuẩn thành phẩm đồ hộp thủy sản 2.2.2.1. Chỉ tiêu cảm quan Mùi vị: giữ được mùi vị của nguyên liệu có trước, giữ được mùi vị đặc trưng của sản phẩm. Màu sắc: phải đồng nhất, giữ được màu sắc của nguyên liệu. Nước sốt: trên bề mặt có một lớp dầu mỏng, cho phép nước sốt không được trong vì có nhiều vụn bã. Trạng thái: các khúc và miếng cá phải đồng đều, xếp hộp chặt chẽ, khúc đuôi và nhỏ không được quá nhiều, da không bị lóc rời. Độ chặt chẽ: tổ chức cơ thịt chặt chẽ, có nhiều nước, nếu lấy khúc cá ra không vỡ vụn. Tạp chất: trong hộp không có đầu, vây, vảy, nội tạng, máu và những tạp chất khác. Bao bì: hộp còn nguyên vẹn, không bị móp méo, phía trong vách hộp không bị ăn mòn biến chất. Trong và ngoài hộp không có vết gỉ, mép hộp trơn nhẵn, đều đặn. Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản SVTH: Trương Văn Tâm Đồ án tốt nghiệp 15 GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan 2.2.2.2. Chỉ tiêu vật lý Độ chân không: không được thấp dưới 270 mmHg, nếu ghép mí bằng máy ghép mí chân không thì có độ chân không là 250 mmHg. 2.2.2.3. Chỉ tiêu hóa học Kim loại nặng: trong một kg thực phẩm có: Sn < 200 mg, Cu < 10 mg, Pb < 3 mg. Tốt nhất không có Pb. Chất phòng thối: không có chất phòng thối nào. 2.2.2.4. Chỉ tiêu vi sinh vật Không có vi trùng gây bệnh và vi sinh vật hoạt động gây thối rửa. 2.2.3. Một số chỉ tiêu chất lượng thành phẩm Chỉ tiêu chất lượng thành phẩm thể hiện ở bảng 2.4. Bảng 2.4 - Bảng chỉ tiêu chất lượng Chỉ tiêu Mùi vị Hình dáng Màu sắc Cách xếp hộp Cá ngừ hấp sốt cà chua Mùi thơm của thịt cá ngừ, nước sốt cà chua và mùi thơm của các loại gia vị. Khúc cá đồng đều, các mặt cắt bằng phẳng, thịt cá chắc, miếng cá nguyên vẹn. Cá có màu trắng hồng, màu sắc nước sốt cà chua từ đỏ đến vàng da cam. Cần bằng phẳng, đẹp, các khúc cá xếp song song nhau trong hộp Cá hồng hấp ngâm dầu Mùi thơm đặc trưng của cá hồng ngâm dầu. Sợi cá nguyên vẹn, đồng đều. Thịt cá có màu đặc trưng, dầu có màu vàng. Dầu cho vào ngập cá, cá phân bố đều trong dầu. 2.3. Chọn phương án thiết kế 2.3.1. Bảo quản nguyên liệu 2.3.1.1. Bằng nước đá Bằng cách giảm nhiệt độ xuống gần 0 oC, sự sinh trưởng của các vi sinh vật gây ươn hỏng và gây bệnh giảm, do vậy sẽ giảm được tốc độ ươn hỏng và làm giảm hoặc loại bỏ được một số nguy cơ về mất an toàn thực phẩm Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản SVTH: Trương Văn Tâm Đồ án tốt nghiệp 16 GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan 2.3.1.2. Bằng tủ cấp đông Thực phẩm được đưa lên các băng tải chạy trong buồng lạnh. Không khí lạnh - 30 oC được thổi qua các lỗ nhỏ trên băng tải để làm lạnh nhanh thực phẩm, thực phẩm sẽ được xáo trộn để sau khi cấp đông nhanh, chúng không bị đóng thành tảng. Thời gian cấp đông kéo dài từ 2 – 3 giờ. 2.3.2. Sơ chế nguyên liệu Dựa vào đặc tính của nguyên liệu cá nên ta chỉ có lựa chọn bàn để công nhân thực hiện thủ công xử lý nguyên liệu cá cho sạch ruột, mang, chất bẩn bám dính lên cá. 2.3.3. Ngâm muối Quá trình ngâm muối làm tăng hương vị cho sản phẩm. Trong quá trình ngâm muối có một ít lượng nước tách ra từ cá. Để ngăn chặn sự lây nhiễm, nước muối được thay mới thường xuyên. Ở đây, em chọn phương pháp ngâm muối ướt với tỉ lệ cá/nước muối là 1/3 về khối lượng. Tiến hành ngâm muối cá trong các thùng chứa. Thực hiện: cá được xếp cẩn thận vào thùng chứa sạch, đổ dung dịch nước muối vào thùng, đảm bảo khối cá phải ngập hoàn toàn trong dung dịch. Đỉnh khối cá ít nhất phải cách mặt thoáng của dung dịch 2 cm. Thời gian ngâm 15 – 30 phút. Nồng độ dịch muối ngâm là 10 %. Nồng độ muối của cá sau khi ướp đạt khoảng 1,5 - 2 %. 2.3.4. Hấp Đối với nguyên liệu cá, việc làm chín rất quan trọng làm cho lớp protit ở mặt ngoài đông vón, đuổi khí trong nguyên liệu tránh phồng hộp khi thanh trùng, tạo màng làm cho các chất bên trong ít ngấm ra. Sử dụng thiết bị hấp bằng hơi nóng, hình chữ nhật, dạng nằm ngang, có vòi nước phun sương bên trong để rửa cá lại trước khi hấp và làm nguội sơ bộ cá trước khi lấy ra. Do nhiệt độ hấp dao động trong khoảng 93 – 100 0C nên có thể hấp ở điều kiện áp suất khí quyển, không cần tăng áp lực trong thiết bị. Cá được xếp trên các khay và đặt lên xe đẩy (xe đẩy có nhiều tầng để xếp các khay lên). Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản SVTH: Trương Văn Tâm Đồ án tốt nghiệp 17 GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan 2.3.5. Tiệt trùng Vì pH của sản phẩm lớn hơn 4,6 nên chọn chế độ tiệt trùng ở 112 – 121 oC trong 100 – 115 phút. Thời gian có tác dụng tiêu diệt vi sinh vật là khoảng 30 – 40 phút, thời gian còn lại có tác dụng làm mềm xương cá. Nhiệt độ tiệt trùng dựa vào độ axit (pH) của đồ hộp. Thông thường nhiệt độ tiệt trùng là 112 ÷ 121 0C. Có hai loại thiết bị tiệt trùng: tiệt trùng thẳng đứng và tiệt trùng nằm ngang. Ở đây ta sử dụng thiết bị tiệt trùng loại đặt nằm ngang với chế độ tiệt trùng ở nhiệt độ cao trong thời gian dài nhằm đảm bảo tiêu diệt hoàn toàn vi sinh vật có hại, và giữ được chất lượng sản phẩm. Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản SVTH: Trương Văn Tâm Đồ án tốt nghiệp 18 GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan CHƯƠNG 3 CHỌN VÀ THUYẾT MINH QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ 3.1. Sản phẩm cá hồng ngâm dầu 3.1.1. Quy trình công nghệ sản xuất cá hồng hấp ngâm dầu Quy trình công nghệ sản xuất cá hồng hấp ngâm dầu được thể hiện ở hình 3.1. 3.1.2. Thuyết minh quy trình 3.1.2.1. Tiếp nhận cá nguyên liệu Mục đích: giúp kiểm soát được nguồn nguyên liệu đầu vào, sản phẩm tránh được hư hỏng do nguyên liệu không đạt chất lượng. Thực hiện: dựa vào các chỉ tiêu cảm quan bên ngoài của cá (vây, mang, mắt, da, bụng, v.v.) như miêu tả ở phần 2.1.1.4 để phân loại cá theo chất lượng. 3.1.2.2. Bảo quản Mục đích: làm chậm sự ươn hỏng của nguyên liệu, bảo quản cá trong thời gian dài nhằm bảo đảm chất lượng. Đồng thời trữ cá nguyên liệu phòng khi không có nguyên liệu tươi. Thực hiện: đối với cá tiếp nhận là cá tươi và đưa vào chế biến liền thì cá sau khi tiếp nhận chứa trong các thùng lớn (300 kg cá) và được ướp lạnh bằng đá vảy đến khi nhiệt độ tâm đạt 0 – 4 oC thì đưa vào chế biến. Kiểm tra bằng nhiệt kế. Đối với cá tiếp nhận là cá tươi và không chế biến liền thì đem đi rửa sạch, cho vào bao polime và chuyển đến phòng cấp đông ở - 50 oC. Cá đông bảo quản ở - 18 ± 2 oC từ 6 tháng đến 1 năm. Bảo quản ở nhiệt độ này có thể ức chế sự hoạt động phát triển của vi sinh vật, kéo dài thời gian bảo quản. 3.1.2.3. Rã đông Mục đích: làm cho cá mềm để dễ dàng rửa và xử lý. Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản SVTH: Trương Văn Tâm Đồ án tốt nghiệp 19 GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan Thực hiện: dùng nước có t = 7 oC bơm trực tiếp vào máy rã đông. Rã đông trong 1 h. Quá trình rã đông kết thúc khi nhiệt độ tâm cá đạt 0 – 4 oC. 3.1.2.4. Rửa/ Xử lý/nhận Rửacá nguyên liệu Tiếp Mục đích: xử lý nhằm mục đích loại bỏ phần không ăn được (ruột, mang, vảy Cá tươi Cá đông cá, v.v.) và tách bớt tạp chất, kim loại tạo điều kiện thuận lợi cho các công đoạn sau.Bảo quản (t = - 18 ± 2 oC) Rã đông (tnước = 7 oC, ttâm cá = 0 – 4 oC, 1 h) Rửa/ Xử lý/ Rửa Nội tạng, tạp chất, v.v. Ngâm muối/ Rửa muối (cá : muối = 1 : 3, 10 – 30 phút) Hấp (t = 93 - 97 oC, ttâm sp = 72 ± 2 oC, 30 – 35 phút) Làm nguội (tnước = 1 - 2 oC, tsp = 40 – 45 oC) Da, vây, đầu, xương Cạo da/ Phi lê Muối, nước, gia vị Vụn cá Cắt khúc (l = 2,5 cm) Dầu Lọc Hộp Dò kim loại Đun nóng Rửa/ Sấy khô Xé (0,2 x 0,2 x 2,5 cm) Đun nóng (t = 80 - 90 oC) ) Phối chế Vào hộp/ Định lượng Rót sốt Bài khí/ Ghép mí Rửa hộp Tiệt trùng/ Làm nguội In date/ Bảo ôn (30 – 35 oC, 7 – 10 ngày) Lưubiến kho/ Bảo Đề tài: Thiết kế nhà máy chế thủyquản sản (25 - 30 oC, 12 – 24 tháng) Dán nhãn/ Đóng thùng SVTH: Trương Văn Tâm Hình 3.1 – Quy trình công nghệ sản xuất cá hồng hấp ngâm dầu Đồ án tốt nghiệp 20 GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan Thực hiện: Đối với cá hồng tươi hoặc cá sau khi rã đông, công nhân đổ cá lên bàn inox để lấy nội tạng và rửa. Công nhân đổ cá ra bàn inox trước hết đánh vẩy rồi bỏ mang, nội tạng, các tạp chất bám, máu bằng dụng cụ đánh vảy chuyên dụng và dao. Rồi sau đó cá được cho vào thùng rửa 3 ngăn để rửa sạch cá trước khi đem hấp. 3.1.2.5. Ngâm muối/ Rửa muối Mục đích: tạo cho cá có cấu trúc săn chắc, giảm lượng nước, khử mùi tanh, hạn chế sự phát triển của vi sinh vật, tạo cho sản phẩm có hương vị đậm đà. Thực hiện: cá được xếp cẩn thận vào thùng chứa sạch. Đổ dung dịch muối có nồng độ 10 % vào thùng, đảm bảo khối cá phải ngập hoàn toàn trong dung dịch. Đỉnh khối cá ít nhất phải cách mặt thoáng của dung dịch 2 cm. Ngâm khoảng 30 phút ở 7 ÷ 8 0C. Cá sau khi ngâm muối xong thì được vớt ra, dùng nước sạch để rửa lại cá, nhằm giảm dịch muối trong công đoạn ngâm muối, làm cho cá có vị mặn đều. Sau đó để ráo. Yêu cầu: cá phải thấm đều muối. Tỷ lệ khối lượng giữa cá và dung dịch muối là 1/3. Nồng độ muối của cá sau khi ướp đạt khoảng 1,5 %. 3.1.2.6. Hấp Mục đích: làm thịt cá dễ tách ra khỏi xương, loại bớt nước trong cá, diệt vi sinh vật có trong cá nguyên liệu, vô hoạt enzyme có trong cá, khử mùi tanh, tăng mùi vị, làm chín cá và định hình. Thực hiện: cá hồng sau khi rửa được phân loại lần nữa để xếp vào các khay hấp vì mỗi kích cỡ cá có một chế độ hấp khác nhau, thời gian hấp cá được tính từ Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản SVTH: Trương Văn Tâm Đồ án tốt nghiệp 21 GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan khi nhiệt độ đạt khoảng 93 – 97 0C, ttâm sp = 72 ± 2 0C. Sau khi xếp vào khay, các khay được xếp lên các xe đẩy và được đẩy vào thiết bị hấp. Tại đây, cá được phun nước để rửa sạch lại một lần nữa sau đó được nâng lên tới nhiệt độ cần thiết để hấp. Thời gian nâng nhiệt 10 phút. Thiết bị: Sử dụng thiết bị hấp bằng hơi nóng, hình chữ nhật, dạng nằm ngang, có vòi nước phun sương bên trong để rửa cá lại trước khi hấp và làm nguội sơ bộ cá trước khi lấy ra. Do nhiệt độ hấp dao động trong khoảng 93 – 97 0C nên có thể hấp ở điều kiện áp suất khí quyển, không cần tăng áp lực trong thiết bị. Cá được xếp trên các khay và đặt lên xe đẩy (xe đẩy có nhiều tầng để xếp các khay lên). 3.1.2.7. Làm nguội Mục đích: thuận tiện cho công đoạn cạo da, phi lê, thịt cá săn cứng lại tránh làm vỡ miếng phi lê khi tách xương, tránh hiện tượng chín tiếp. Thực hiện: các xe cá được kéo ra và làm nguội bằng cách công nhân dội nước lạnh lên trên cá làm nguội đến khoảng 40 - 45 0C. Rồi sau đó đặt trên băng tải inox để làm nguội. 3.1.2.8. Cạo da/ Phi lê Mục đích: loại bỏ da ra khỏi thịt cá, loại bỏ các hợp chất gây mùi tanh trên da cá tạo giá trị cảm quan cho sản phẩm. Tách riêng phần thịt cá và xương cá, loại bỏ phần thịt đỏ của cá tạo điều kiện dễ dàng thao tác cho các công đoạn tiếp theo Thực hiện: Cạo da: công nhân dùng dao cạo sạch da. Trong khi cạo da cá cần chú ý loại bỏ đầu, vây, v.v. còn sót. Phi lê: để phi lê cá, công nhân giữ cá phía trước mặt, bụng cá quay về người công nhân. Dao cắt từ sau xương đầu của cá đến xương sống lưng, lạng theo sát trục sống và kéo đến đuôi. Lách thịt khỏi xương, để phần thịt còn dính sát ở xương càng ít càng tốt, loại bỏ xương sống, bụng đen, vàng. Cuối cùng mũi dao cắt rời miếng phi lê khỏi thân cá và chu trình tiếp tục theo mặt thân còn lại. Cá phải tiến hành phi lê cẩn thận theo yêu cầu của chế biến. Kiểm xương từng con một, loại bỏ xương bằng nhíp. Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản SVTH: Trương Văn Tâm Đồ án tốt nghiệp 22 GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan 3.1.2.9. Cắt khúc Mục đích: làm giảm kích thước của khối nguyên liệu, tăng diện tích tiếp xúc, tạo độ đồng đều và làm tăng giá trị cảm quan cho sản phẩm. Thực hiện: cá sau khi phi lê được đưa qua bàn inox và công nhân đặt cá lên thớt, cắt bằng dao sao cho cá có kích thước 2,5 cm cho vào khay inox. 3.1.2.10. Dò kim loại Mục đích: kiểm tra để loại bỏ kim loại ra khỏi cá Thực hiện: sau khi cắt khúc các khay cá được chuyển đến thiết bị dò kim loại để loại bỏ kịp thời các mảnh kim loại có kích thước ≥ 3 mm lẫn trong cá. Lần lượt các khay cá được băng tải của máy dò kim loại đưa qua bộ phận dò. Nếu khay cá nào có kim loại thì máy sẽ phát tín hiệu kêu tít tít. 3.1.2.11. Xé Mục đích: tạo hình cho thịt cá hồng có kích thước nhỏ dạng sợi theo thớ thịt cá, tạo nét đặc trưng cho sản phẩm, mặt khác việc xé cũng giúp dầu dễ ngấm vào thịt cá. Thực hiện: những miếng cá hồng được đặt trong khay và công nhân dùng tay xé nhỏ miếng thịt cá theo thớ thịt thành dạng sợi có kích thước 0,2 x 0,2 x 2,5 cm. Do thịt cá dễ gãy khúc trong quá trình xé nên công nhân phải cẩn thận để hạn chế gãy thành những khúc nhỏ < 2,5 cm (chiều dài). 3.1.2.12. Vào hộp/ Định lượng Mục đích: phân phối thịt cá vào hộp để thực hiện những công đoạn tiếp theo (rót dầu, bài khí, ghép mí, v.v.) để hoàn thiện sản phẩm đóng hộp, giúp sản phẩm có khối lượng đồng đều và chính xác theo yêu cầu, thuận tiện cho quá trình vận chuyển và dễ dàng thực hiện các công đoạn tiếp theo, bước đầu cho sự tách ly sản phẩm với môi trường bên ngoài. Thực hiện: hộp sau khi rửa sạch được vận chuyển đến băng tải vào hộp và định lượng sản phẩm. Sử dụng hộp hình tròn, số hiệu hộp N o8. Đặt hộp lên cân điện tử đã được hiệu chỉnh. Công nhân lấy thịt cá hồng cho vào hộp. Sai số trong quá trình cân không được vượt quá 3 %. Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản SVTH: Trương Văn Tâm Đồ án tốt nghiệp 23 GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan 3.1.2.13. Rót sốt Mục đích: góp phần ngăn cá tiếp xúc với không khí, bảo vệ cá với môi trường bên ngoài, tạo vị cho sản phẩm, rót nóng còn góp phần bài khí một phần. Tạo điều kiện cho việc truyền vào hộp một cách điều đặn và nhanh chóng. Thực hiện: các hộp cá được đưa vào băng chuyền, lượng sốt rót vào các hộp cá được cố định bằng cách điều chỉnh vận tốc cho phù hợp. Nước sốt sử dụng là dầu nành, nước muối và gia vị (đã lọc sạch) được đun nóng đến 80 - 90 0C trước khi rót (rót nóng). Trong quá trình rót, nhiệt độ nước sốt luôn được giữ ổn định. 3.1.2.14. Bài khí/ Ghép mí a. Bài khí Mục đích: giảm áp suất bên trong hộp khi tiệt trùng để hộp khỏi bị biến dạng dạng, bật nắp, nứt các mối hàn. Tạo cho hộp được an toàn với tác động của môi trường xung quanh và khi va đập cơ học. Hạn chế sự ăn mòn vỏ hộp, tạo độ chân không trong hộp khi làm nguội. Hạn chế sự phát triển của vi sinh vật hiếu khí tồn tại trong hộp sau khi tiệt trùng. Ngăn ngừa phản ứng oxy hoá của oxy không khí với dầu nóng và với cơ thịt cá. Thực hiện: thực hiện bài khí bằng cách phun hơi. Dùng hơi nước nóng phun vào khoảng không đỉnh hộp trước khi ghép mí, hơi nước sẽ đẩy không khí ra ngoài, sau khi ghép kín và làm nguội, hơi nước sẽ ngưng tụ và tạo độ chân không cho hộp. b. Ghép mí Mục đích: ngăn cách sản phẩm với môi trường không khí và vi sinh vật ở bên ngoài. Đây là một quá trình quan trọng, có ảnh hưởng tới thời gian bảo quản lâu dài sản phẩm. Thực hiện: cho hộp vào băng chuyền của máy ghép. Sau khi qua máy ghép, hộp được ghép kín, sau đó các hộp này được đưa vào máy rửa hộp. 3.1.2.15. Rửa hộp Mục đích: hộp sau khi bài khí, ghép mí sẽ chạy qua băng chuyền và vào thiết bị rửa hộp để vệ sinh bên ngoài vỏ hộp. Thực hiện: máy rửa hộp có 2 ngăn. Khi hộp qua ngăn thứ nhất, ở đây vòi phun nước xà phòng sẽ tẩy đi dầu, muối, v.v. dính trên hộp. Khi hộp qua ngăn thứ 2, hộp Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản SVTH: Trương Văn Tâm Đồ án tốt nghiệp 24 GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan sẽ được rửa sạch hoàn toàn nhờ vào hệ thống phun nước rửa sạch xà phòng. Khi ra ngoài hộp được rửa sạch lần cuối bằng nước lạnh và qua hệ thống mâm xoay. Hộp ra khỏi máy rửa sẽ được công nhân lấy ra cho vào xe đem đi tiệt trùng. 3.1.2.16. Tiệt trùng/ Làm nguội a. Tiệt trùng Mục đích: tiêu diệt vi sinh vật và nha bào của nó, nấu chín thực phẩm tới mức có thể ăn liền được, tạo mùi vị đặc trưng cho cá (nhờ xử lý ở nhiệt độ cao, thời gian dài). Thực hiện: tiệt trùng bằng hơi nóng quá bão hòa, thiết bị dạng nằm ngang. Công thức tiệt trùng đối với hộp số 8 là: b. Làm nguội Mục đích: đồ hộp sau khi tiệt trùng được làm nguội nhanh chóng để màu sắc và mùi vị của thực phẩm ít bị ảnh hưởng. 3.1.2.17. In date/ Bảo ôn Sau khi hoàn tất các công đoạn trên, sản phẩm có thể sử dụng được ngay. Tuy nhiên, theo nghiên cứu cho thấy đồ hộp cá hồng ngâm dầu sẽ không ngon nếu đem đi sử dụng liền. Do đó nên tiến hành quá trình bảo ôn trong 3 tháng để dầu thấm vào sản phẩm, màu cá trở nên hồng hơn và dậy được mùi thơm đặc trưng của sản phẩm. 3.1.2.18. Dán nhãn/ Đóng thùng a. Dán nhãn Hộp trước khi dán nhãn phải được lau sạch, chà sét và quét vecni. Nhãn được dán chặt, phẳng, ngay ngắn, ghi đầy đủ thông tin: tên xí nghiệp, tên sản phẩm, hạn sử dụng, địa chỉ, khối lượng thành phần, sau đó hộp được chuyển sang giai đoạn in date: ngày sản xuất và hạn sử dụng. Sau đó đem đóng thùng. b. Đóng thùng Các hộp được đựng trong các thùng giấy carton để việc vận chuyển được thuận lợi và dễ dàng. Các thùng giấy phải được làm chắc chắn và chỉ dùng giấy dày, sạch, không mục nát, khô. Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản SVTH: Trương Văn Tâm Đồ án tốt nghiệp 25 GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan 3.1.2.19. Lưu kho/ Bảo quản Mục đích: để cho các thành phần của đồ hộp tiếp tục ổn định. Các hợp phần khuếch tán vào nhau tiến đến cân bằng về nồng độ làm cho đồ hộp có hương vị, màu sắc đồng đều. Thời gian ổn định ít nhất là 15 ngày. Ngoài ra còn phát hiện sớm các hộp bị hư hỏng. Tiến hành: hộp sau khi dán nhãn được đóng thùng và đem đi bảo quản trong kho ở nhiệt độ 25 – 30 0C, độ ẩm từ 70 – 80 %, không nên quá 90% vì độ ẩm cao thường làm cho bao bì và nắp kim loại bị gỉ. 3.2. Sản phẩm cá ngừ hấp sốt cà chua 2.2.1. Quy trình công nghệ sản xuất Quy trình công nghệ sản xuất cá ngừ hấp sốt cà chua thể hiện ở hình 3.2 3.2.2. Thuyết minh quy trình 3.2.2.1. Tiếp nhận nguyên liệu Cá ngừ nhập vào nhà máy ở dạng cá nguyên con lạnh đông hoặc ướp đá được chuyển đến kho lạnh của nhà máy để bảo quản và dự trữ nguyên liệu cho sản xuất. Khi cần sản xuất thì sẽ xuất kho và rã đông cho cá. Kiểm tra hàm lượng histamin < 50 ppm (theo quy định của Bộ Y Tế). 3.2.2.2. Bảo quản Mục đích: nếu lượng cá tiếp nhận trong ngày nhiều không sơ chế kịp thì phải bảo quản bằng phương pháp cấp đông. Cấp đông nhằm ức chế sự phát triển và hoạt động của vi sinh vật và kéo dài thời gian bảo quản nguyên liệu. Thực hiện: nguyên liệu đem đi phân loại, sau đó cho vào các bao polime và chuyển đến phân xưởng lạnh đông để cấp đông. Cá được cấp đông ở - 50 0C, nhiệt độ tâm cá đạt -18 0C. Cá bảo quản ở nhiệt độ này có thể giữ được từ 6 tháng đến 1 năm. Tuy nhiên, cá giữ càng lâu thì chất lượng cá càng giảm. 3.2.2.3. Rã đông Mục đích: đưa nhiệt độ của cá về nhiệt độ thích hợp để sử dụng cho những công đoạn chế biến tiếp theo Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản SVTH: Trương Văn Tâm Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan 26 Thực hiện: cá ngừ được đưa liên tục tới thiết bị rã đông bằng xe vận chuyển, nhiệt độ nước rã đông: 7 oC, thời gian rã đông: 2 h. 3.2.2.4. Xử lý/ Rửa Mục đích: tẩy sạch nội tạng, máu và chất nhớt, làm sạch các tạp chất còn bám Tiếp nhận cá nguyên liệu trên cá, ngoài ra còn giảm một phần lượng vi sinh vật còn sót hay bị nhiễm trong Cá tươi đông quá trìnhCácắt, đồng thời rửa sạch chất béo chảy ra ngoài để tránh hiện tượng oxy hóa gây thối Bảo ôi quản (t =biến - 18màu. ± 2 oC) vận chuyển đến thùng rửa. Công nhân đứng xung Rã đông (tnước = Thực 7 oC, hiện: ttâm cá =ngừ 0 – 4được oC, 2 h) Cà chua quanh thùng rửa cá. Sau đó cá được sắp xếp lên xe vận chuyển và đưa qua quá trình tiếp theo. Xử lý/ Rửa (tnước = 10 – 15 oC)c Nội tạng, tạp chất Tiếp nhận nguyên liệu Ướp muối/ Rửa muối (cá : muối = 1 : 3, 10 – 30 phút) Hấp (t = 95 - 100 oC, Rửa, xé tơi Đun nóng (t = 85 ± 2 oC, 10 phút ttâm sp = 72 ± 2 oC, 70 – 75 phút) Làm nguội (tsp = 40 – 45 oC) Da, vây, đầu, xương Cạo da/ Phi lê Hộp Cắt khúc (l = 2,5 cm) Rửa/ Sấy khô Dò kim loại Vụn cá Vào hộp/ Định lượng Nắp Vỏ, hạt Chà Gia vị Phối chế Cô đặc (t = 50 – 55 oC, P = 0,82 – 0,88 at) Rót sốt Bài khí/ Ghép mí Rửa hộp Tiệt trùng/ Làm nguội In date/ Bảo ôn 30 – 35 oC, 10 ngày Lưu kho/ Bảo quản Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản (25 – 30 oC, 12 – 24 tháng) Dán nhãn/ Đóng thùng SVTH: Trương Văn Tâm Hình 3.2 – Quy trình công nghệ sản xuất cá ngừ hấp sốt cà chua Đồ án tốt nghiệp 27 GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan 3.2.2.5. Ngâm muối/ Rửa muối Mục đích: làm tăng hương vị cho sản phẩm, khử bớt lượng nước trong cá, làm cho kết cấu tổ chức thịt cá chặt chẽ hơn, săn chắc hơn. Thực hiện: cá được ngâm vào dung dịch nước muối 10 % trong thời gian 15 - 20 phút ở các thùng inox. Trong suốt quá trình ngâm muối có một lượng nước tách ra từ cá, để ngăn chặn lây nhiễm, muối cần thay mới thường xuyên, nồng độ muối trong cá sau khi rửa muối là 1,6 – 2 %. 3.2.2.6. Hấp Mục đích: nhằm biến tính và đông tụ protein để tạo sự săn chắc của thịt cá, tránh xảy ra hiện tượng thịt cá bị mềm nhũn khi rót nước sốt vào. Tiêu diệt một phần vi sinh vật, chủ yếu là vi sinh vật bám trên bề mặt cá và một số vi sinh vật không chịu nhiệt. Tăng giá trị cảm quan của sản phẩm do làm bay hơi bớt một số khí sinh ra do phản ứng phân hủy protein như H2S, NH3, v.v. làm cho cá bớt tanh. Thực hiện: sử dụng thiết bị hấp bằng hơi nóng, hình chữ nhật, dạng nằm ngang, có vòi nước phun sương bên trong để rửa cá lại trước khi hấp và làm nguội sơ bộ cá trước khi lấy ra. Hơi sử dụng được gia nhiệt đến nhiệt độ khoảng 95 – 100 oC, sau đó được dẫn vào buồng hấp, phía dưới buồng hấp là bộ phận phân bố hơi. Thời gian hấp khoảng 70 – 75 phút. Sau khi hấp hơi thoát ra ngoài theo ống thoát hơi ở phía trên. Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản SVTH: Trương Văn Tâm Đồ án tốt nghiệp 28 GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan 3.2.2.7. Làm nguội Mục đích: giúp thân nhiệt cá hạ xuống một cách nhanh chóng, tránh hiện tượng da cá bám chặt vào cơ thịt khi hấp. Thực hiện: cá sau khi hấp xong được chuyển từ buồng hấp qua buồng làm nguội bằng 1 dây xích. Nước lạnh được xả từ trên xuống, nước thải theo đường ống phía dưới ra ngoài. Nhiệt độ trung tâm cá sau khi làm nguội khoảng 40 – 45 oC, thời gian làm nguội từ 1 – 2 h tùy theo kích thước. 3.2.2.8. Cạo da/ Phi lê Mục đích: loại bỏ những phần không hoặc chứa ít chất dinh dưỡng của cá nguyên liệu. Các phần loại bỏ có thể là đầu cá, xương, da, những phần xấu của con cá. Những bộ phận này có thể thu hồi để chế biến làm thức ăn gia súc. Thực hiện: cá ngừ đã chín được vận chuyển đến băng tải cạo da, phi lê. Sau khi cạo da, phi lê xong cá được cân sau đó lấy xương ra, chỉ tách xương sống của các khúc cá còn xương khác vẫn giữ nguyên. Tách xương để tăng giá trị cảm quan khi xếp cá vào hộp. 3.2.2.9. Cắt khúc Mục đích: tạo độ đồng đều và làm tăng giá trị cảm quan cho sản phẩm. Thực hiện: cá sau khi phi lê được đưa qua bàn inox để tiến hành cắt khúc. Công nhân đặt cá lên thớt, cắt bằng dao sao cho cá có kích thước 2,5 cm. 3.2.2.10. Dò kim loại Mục đích: phát hiện và loại bỏ các mảnh kim loại. Thực hiện: Sau khi cắt khúc các khay cá được chuyển đến thiết bị dò kim loại để loại bỏ kịp thời các mãnh kim loại có kích thước ≥ 3 mm lẫn trong cá. Lần lượt các khay cá được băng tải của máy dò kim loại đưa qua bộ phận dò. Nếu khay cá nào có kim loại thì máy sẽ phát tín hiệu báo động, khi đó công nhân lấy khay đó ra. 3.2.2.11. Chuẩn bị sốt cà chua Nguyên liệu: chọn cà tươi, màu đỏ sáng, không dập nát, không sâu bệnh, nguyên liệu được lựa chọn bằng tay trên băng tải Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản SVTH: Trương Văn Tâm Đồ án tốt nghiệp 29 GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan Xử lý: công đoạn này gồm rửa và xé tơi cà, rửa cà trong nước sạch nhằm loại bỏ tạp chất, đất, cát loại bỏ những quả bị thối, không đủ quy cách chế biến. Rồi sau đó đem cà chua qua xé tơi, làm nhỏ để thuận lợi cho đun nóng. Đun nóng: nhằm vô hoạt enzym pectinase để giữ cho sản phẩm không bị tách nước. Bên cạnh đó, enzym oxy hóa cũng bị vô hoạt. Ngoài ra, đun nóng cũng làm cho cấu trúc mềm hơn nhằm tăng hiệu suất thu hồi dịch quả. Đun nóng gián tiếp dịch quả sau khi xé tơi ở 85 oC trong 10 phút trong nồi hai vỏ. Chà: loại bỏ phần nguyên liệu có giá trị dinh dưỡng thấp hoặc không ăn được. Làm cho nguyên liệu cà chua đồng nhất về trạng thái và thành phần để chế biến được thuận lợi và nâng cao chất lượng thành phẩm. Cà chua sau khi được đun nóng sẽ được chuyển vào máy chà cánh đập để được chà nhỏ. Phối chế: thành phần gồm đường, muối, bột ngọt. Cho cà chua sau chà và nguyên liệu phụ vào nồi hai vỏ đảo trộn đều. Cô đặc: quá trình cô đặc được thực hiện trong điều kiện chân không với độ chân không khoảng 600 - 650 mmHg. Trong điều kiện chân không nhiệt độ sôi của dung dịch rất thấp, khoảng 50 – 55 oC, cô đặc từ nồng độ 7 % đến 12 %. [27] 3.2.2.12. Vào hộp/ Định lượng Mục đích: phân phối thịt cá vào hộp để thực hiện những công đoạn tiếp theo để hoàn thiện sản phẩm đóng hộp, giúp sản phẩm có khối lượng đồng đều và chính xác theo yêu cầu, thuận tiện cho quá trình vận chuyển và dễ dàng thực hiện các công đoạn tiếp theo, bước đầu cho sự tách ly sản phẩm với môi trường bên ngoài. Thực hiện: hộp sau khi rửa sạch được vận chuyển đến băng tải vào hộp. Sử dụng hộp hình tròn, số hiệu hộp N o8. Đặt hộp lên cân điện tử đã được hiệu chỉnh. Công nhân lấy từng khúc cá cho vào hộp. Sai số trong quá trình cân không được vượt quá 3 %. 3.2.2.13. Rót sốt Mục đích: góp phần ngăn cá tiếp xúc với không khí, bảo vệ cá với môi trường bên ngoài, tạo vị cho sản phẩm, rót nóng còn góp phần bài khí một phần. Thực hiện: Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản SVTH: Trương Văn Tâm Đồ án tốt nghiệp 30 GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan Cá được xếp vào hộp, cho nước sốt vào bằng máy chiết rót lúc nhiệt độ còn nóng khoảng hơn 85 oC theo tỉ lệ cá : sốt = 7 : 3 sau đó tiến hành ghép nắp. Trước khi ghép nắp thực hiện bài khí bằng cách phun hơi. Dùng hơi nước nóng phun vào khoảng không đỉnh hộp trước khi ghép mí, hơi nước sẽ đẩy không khí ra ngoài, sau khi ghép kín và làm nguội, hơi nước sẽ ngưng tụ và tạo độ chân không cho hộp. 3.2.2.14. Bài khí/ Ghép mí a. Bài khí Mục đích: ngăn chặn sự tăng áp suất trong quá trình tiệt trùng ở nhiệt độ cao do sự giản nở không khí ở khoảng trống trong hộp, giảm sự oxy hóa sản phẩm bên trong hộp và giảm hiện tượng ăn mòn hộp. Thực hiện: hộp đi qua băng chuyền, hơi nước phun vào hộp khi đó hơi nước chiếm chỗ của không khí và đẩy không khí trong hộp ra ngoài, sau đó ghép mí hộp ngay lập tức. Hơi nước trong hộp sẽ ngưng tụ và tạo độ chân không. b. Ghép mí Mục đích: ngăn cách sản phẩm với môi trường không khí và vi sinh vật ở bên ngoài. Đây là một quá trình quan trọng, có ảnh hưởng tới thời gian bảo quản lâu dài sản phẩm. Thực hiện: cho vào băng chuyền của máy ghép mí. Sau khi qua máy ghép, hộp được ghép kín. Thiết bị: ghép mí tự động 9.000 hộp/ h 3.2.2.15. Rửa hộp Hộp sau khi bài khí, ghép mí sẽ chạy ra băng chuyền và vào máy rửa hộp. 3.2.2.16. Tiệt trùng/ Làm nguội Mục đích: tiêu diệt vi sinh vật và nha bào của nó, nấu chín thực phẩm tới mức có thể ăn liền được, tạo mùi vị đặc trưng cho cá (nhờ xử lý ở nhiệt độ cao, thời gian dài). Thực hiện: sau khi xếp đầy bán thành phẩm vào các xe đẩy, các xe đẩy được đẩy vào thiết bị tiệt trùng kết hợp làm nguội. Chọn chế độ tiệt trùng ở 112 0C, trong Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản SVTH: Trương Văn Tâm Đồ án tốt nghiệp 31 GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan 100 - 110 phút (thời gian ban đầu tác dụng tiêu diệt vi sinh vật khoảng 75 phút, thời gian còn lại có tác dụng làm mềm xương cá). Chế độ tiệt trùng đối với hộp số 8 là: 3.2.2.17. In date/ Bảo ôn Sau khi in date hộp được đem đi bảo ôn. Trong thời gian bảo ôn khoảng 10 ngày, các thành phần trong đồ hộp được tiếp tục ổn định về mặt phẩm chất và có thể phát hiện hư hỏng. 3.2.2.18. Dán nhãn/ Đóng thùng Dán nhãn đồ hộp bằng thiết bị dán nhãn. Yêu cầu: - Nhãn phải có đầy đủ thông tin cần thiết - Mép dán phải phẳng - Nhãn không ảnh hưởng đến chất lượng của hộp. 3.2.2.19. Lưu kho/ Bảo quản Mục đích: để cho các thành phần của đồ hộp tiếp tục ổn định. Các hợp phần khuếch tán vào nhau tiến đến cân bằng về nồng độ làm cho đồ hộp có hương vị, màu sắc đồng đều. Ngoài ra còn phát hiện sớm các hộp bị hư hỏng. Tiến hành: hộp sau khi dán nhãn được đóng thùng và đem đi bảo quản trong kho ở nhiệt độ 25 – 30 0C, độ ẩm từ 70 – 80 %, không nên quá 90 % vì độ ẩm cao thường làm cho bao bì và nắp kim loại bị gỉ. Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản SVTH: Trương Văn Tâm Đồ án tốt nghiệp 32 GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan CHƯƠNG 4 TÍNH CÂN BẰNG VẬT CHẤT 4.1. Lập biểu đồ sản xuất Nhà máy sản xuất đồ hộp thủy sản hoạt động theo số ngày quy định trong năm để bảo đảm hiệu quả kinh tế. Nhà máy chỉ nghỉ sản xuất vào những ngày lễ, tết và tháng 11 nghỉ để đại tu máy móc thiết bị vì tháng này là tháng mưa nên nguồn nguyên liệu cá ít. Những tháng còn lại đều hoạt động bình thường, mỗi ngày 3 ca liên tục. Số ngày trong năm: 365 ngày Số ngày nghỉ để tu sửa máy móc, thiết bị: 30 ngày Số ngày nghỉ lễ, tết và trùng tu thiết bị (mỗi tháng một ngày): 22 ngày Số ngày sản xuất: 365 - (30 + 22) = 313 ngày Số ca sản xuất: 313 x 3 = 939 ca Số giờ sản xuất: 939 x 8 = 7512 giờ Bảng 4.1 - Biểu đồ thời gian sản xuất trong năm Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản SVTH: Trương Văn Tâm Đồ án tốt nghiệp Tháng 01 Số ngày 26 Số cá 78 0 2 2 2 6 6 GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan 33 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 Cả năm 30 28 30 29 30 30 29 29 x 30 313 90 84 90 87 90 90 87 87 x 90 939 4.2. Tính cân bằng vật chất 4.2.1. Tính cân bằng vật chất sản phẩm cá hồng hấp ngâm dầu 4.2.1.1. Tính lượng nguyên liệu chính Năng suất dây chuyền sản xuất: 115 đvsp/ngày. Mà theo quy định của đồ hộp thủy sản hộp N o8 là hộp tiêu chuẩn, kích thước hộp như sau: thể tích hộp: 353 cm3; trọng lượng hộp: 80 g; đường kính ngoài: 102,3 mm; chiều cao ngoài: 52,8 mm và 1.000 hộp tiêu chuẩn = 1 đơn vị sản phẩm như vậy 115 đvsp/ngày = 115.000 hộp tiêu chuẩn/ngày. [8, tr 16] Mà một hộp số 8 có khối lượng tịnh 353 g = 0,353 kg. Năng suất tính theo kg trong một ngày là: 115.000 x 0,353 = 40.595 kg/ngày. Bảng 4.2 - Mức hao hụt ở các công đoạn (%) STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Công đoạn Tiếp nhận nguyên liệu Bảo quản Rã đông Xử lý, rửa Ngâm muối Hấp Làm nguội Cạo da/ phi lê Cắt khúc Dò kim loại Xé Vào hộp/ Định lượng Rót hộp Ghép mí/ Tiệt trùng/ Làm nguội/ Bảo ôn Tổng hao hụt Hao hụt 1 0,5 0,5 25 2 22 1 20 1 0,1 2 1 1 1 78,1 Chi phí nguyên vật liệu ở từng công đoạn tính theo công thức: Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản SVTH: Trương Văn Tâm Đồ án tốt nghiệp 34 T= GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan [8, tr 22] Trong đó: S: lượng nguyên liệu cuối cùng trong một đơn vị thành phẩm n: số công đoạn x1, x2, xn: là % hao phí nguyên liệu ở các công đoạn 1, 2,…, n so với lúc nguyên liệu đưa vào. a. Ghép mí/ Tiệt trùng/ Làm nguội/ Bảo ôn Lượng bán thành phẩm đưa vào bảo ôn, làm nguội, tiệt trùng, ghép mí: Lượng bán thành phẩm hao hụt trong bảo ôn, làm nguội, tiệt trùng, ghép mí: M1’ = 41.005,05 – 40.595 = 410,05 (kg/ngày) b. Rót sốt Lượng bán thành phẩm đưa vào rót sốt: Lượng bán thành phẩm hao hụt trong rót sốt: M2’ = 41.419,24 – 41.005,05 = 414,19 (kg/ngày) Trong sản xuất cá hồng hấp ngâm dầu, khi rót sốt thì ngoài cá hồng còn có các nguyên liệu phụ khác cho nên dựa vào bảng thành phần sau: Bảng 4.3 - Bảng số liệu về thành phần của sản phẩm cá hồng hấp ngâm dầu STT 1 2 3 4 5 Thành phần nguyên liệu Cá hồng Nước Muối Bột ngọt Dầu ăn Chiếm theo % khối lượng 70 13,20 1,26 0,54 15 Lượng cá hồng khi rót sốt là: Lượng cá hồng hao hụt khi rót sốt: c. Vào hộp/ Định lượng Lượng cá hồng đưa vào hộp/ định lượng: Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản SVTH: Trương Văn Tâm Đồ án tốt nghiệp 35 GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan Lượng cá hồng hao hụt khi vào hộp, định lượng: M3’ = 29.286,33 – 28.993,47 = 292,86 (kg/ngày) d. Xé Lượng cá hồng đưa vào xé: Lượng cá hồng hao hụt khi xé: M4’ = 29.884,01 – 29.286,33 = 597,68 (kg/ngày) e. Dò kim loại Lượng cá hồng đưa vào dò kim loại: Lượng cá hồng hao hụt khi dò kim loại: M5’ = 29.913,92 – 29.884,01 = 29,91 (kg/ngày) f. Cắt khúc Lượng cá hồng đưa vào cắt khúc: Lượng cá hồng hao hụt khi cắt khúc: M6’ = 30.216,08 – 29.913,92 = 302,16 (kg/ngày) g. Cạo da/ Phi lê Lượng cá hồng đưa vào cạo da, phi lê: Lượng cá hồng hao hụt khi cạo da, phi lê: M7’ = 37.770,10 – 30.216,08 = 7.554,02 (kg/ngày) h. Làm nguội Lượng cá hồng đưa vào làm nguội: Lượng cá hồng hao hụt khi làm nguội: M8’ = 38.151,62 – 37.770,10 = 381,52 (kg/ngày) i. Hấp Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản SVTH: Trương Văn Tâm Đồ án tốt nghiệp 36 GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan Lượng cá hồng đưa vào hấp: Lượng cá hồng hao hụt khi hấp: M9’ = 48.912,33 – 38.151,62 = 10.760,71 (kg/ngày) j. Ngâm muối Lượng nguyên liệu đưa vào ngâm muối: Lượng nguyên liệu hao hụt khi ngâm muối: M10’ = 49.910,54 – 48.912,33 = 998,21 (kg/ngày) k. Xử lý/ Rửa Lượng nguyên liệu đưa vào xử lý, rửa: Lượng nguyên liệu hao hụt khi xử lý, rửa: M11’ = 66.547,39 – 49.910,54 = 16.636,85 (kg/ngày) l. Rã đông Lượng nguyên liệu đưa vào rã đông: Lượng nguyên liệu hao hụt khi rã đông: M12’ = 66.881,80 – 66.547,39 = 334,41(kg/ngày) m. Bảo quản Lượng nguyên liệu đưa vào bảo quản: Lượng nguyên liệu hao hụt khi bảo quản: M13’ = 67.217,89 – 66.881,80 = 336,09 (kg/ngày) n. Tiếp nhận nguyên liệu Lượng nguyên liệu khi tiếp nhận nguyên liệu: Lượng nguyên liệu hao hụt khi tiếp nhận nguyên liệu: M14’ = 67.896,86 – 67.217,89 = 678,97 (kg/ngày) Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản SVTH: Trương Văn Tâm Đồ án tốt nghiệp 37 GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan 4.2.1.2. Tính lượng nguyên liệu phụ STT Công đoạn Hao hụt Bảng 4.4 – Mức hao hụt của các nguyên liệu phụ ở các công đoạn (%) 1 Nấu 1,5 2 Phối chế 1 a. Nước - Phối chế: Lượng nước khi phối chế: Lượng nước hao hụt khi phối chế: - Nấu: Lượng nước khi nấu: Lượng nước hao hụt khi nấu: HN´ nấu = 5.550,60 – 5.467,34 = 83,26 (kg/ngày) b. Dầu nành - Phối chế: Lượng dầu nành khi phối chế: Lượng dầu nành hao hụt khi phối chế: - Nấu: Lượng dầu nành khi nấu: Lượng dầu nành hao hụt khi nấu: HD´ nấu = 6.307,50 – 6.212,89 = 94,61 (kg/ngày) c. Muối - Phối chế: Lượng muối khi phối chế: Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản SVTH: Trương Văn Tâm Đồ án tốt nghiệp 38 GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan Lượng nước muối hao hụt khi phối chế: Nồng độ muối trong dung dịch muối là 2 %, vậy lượng nước muối dùng trong 1 ngày là: - Nấu: Lượng muối khi nấu: Lượng muối hao hụt khi nấu: HM´ nấu = 529,83 – 521,88 = 7,95 (kg/ngày) d. Bột ngọt - Phối chế: Lượng bột ngọt khi phối chế: Lượng bột ngọt hao hụt khi phối chế: - Nấu: Lượng bột ngọt khi nấu: Lượng bột ngọt hao hụt khi nấu: HBN´ nấu = 227,07 – 223,66 = 3,41 (kg/ngày) 4.2.1.3. Tính lượng nắp, hộp, nhãn - Hộp: 115.000 (hộp/ngày) - Nắp: Tỷ lệ nắp tiêu hao trong 1 ngày so với số hộp cho 1 ngày là: 2 %. Vậy số nắp dùng trong 1 ngày: 115.000 + 115.000 x 0,02 = 117.300 (nắp). - Nhãn : Tỷ lệ nhãn tiêu hao trong một ngày so với số hộp cho một ngày là: 2 % Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản SVTH: Trương Văn Tâm Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan 39 Lượng nhãn dùng để dán hộp là: 115.000 + 115.000 × 0,02 = 117.300 (nhãn). Kết luận: sau quá trình tính toán hao hụt nguyên liệu ta được 2 bảng tổng kết nguyên liệu chính và nguyên liệu phụ của quy trình sản xuất đồ hộp cá hồng hấp ngâm dầu, thể hiện ở bảng 4.5 và bảng 4.6. Bảng 4.5 - Bảng tổng kết tính cân bằng vật chất sản phẩm cá hồng hấp ngâm dầu Công đoạn Năng suất Năng suất Năng suất Khối lượng Hao hụt theo ngày theo ca theo giờ hao hụt (%) (kg/ngày) (kg/ca) (kg/h) (kg/h) Tiếp nhận 1 67.896,86 22.632,29 2.829,04 nguyên liệu Bảo quản 0,5 67.217,89 22.405,96 2.800,75 Rã đông 0,5 66.881,80 22.293,93 2.786,74 Xử lý, rửa 25 66.547,39 22.182,46 2.772,81 Ngâm muối 2 49.910,54 16.636,85 2.079,61 Hấp 22 48.912,33 16.304,11 2.038,01 Làm nguội 1 38.151,62 12.717,21 1.589,65 Cạo da, phi lê 20 37.770,10 12.590,03 1.573,75 Cắt khúc 1 30.216,08 10.072,03 1.259,00 Dò kim loại 0,1 29.913,92 9.971,31 1.246,41 Xé 2 29.884,01 9.961,34 1.245,17 Vào hộp, định 1 29.286,33 9.762,11 1.220,26 lượng Bảng 4.6 - Bảng tổng kết nguyên vật liệu phụ (kg/ngày) 28.29 14,00 13,93 693,20 41.59 448,36 15,90 314,75 12,59 1,25 24,90 Rót hộp 12,20 1 41.419,24 13.806,41 1.725,80 17,26 1 41.005,05 13.668,35 1.708,54 17,09 40.595,00 13.531,67 1.691,46 Ghép mí/ Tiệt trùng/ Làm nguội/ Bảo ôn Sản phẩm Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản SVTH: Trương Văn Tâm Đồ án tốt nghiệp Nguyên vật liệu Nướ c Dầu nành Muối Bột ngọt 40 Công đoạn Hao hụt Nấu Phối chế Nấu Phối chế Nấu Phối chế Nấu Phối chế 1,5 1 1,5 1 1,5 1 1,5 1 0 2 2 Hộp Nhãn Nắp GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan Năng suất Lượng hao hụt (kg/ngày) 5.550,60 5.467,34 6.307,50 6.212,89 529,83 521,88 227,07 223,66 115.000 117.300 117.300 (kg/ngày) 83,26 54,67 94,61 62,13 7,95 5,22 3,41 2,24 0 2.300 2.300 4.2.2. Tính cân bằng vật chất sản phẩm cá ngừ hấp sốt cà chua 4.2.2.1. Tính lượng nguyên liệu chính Năng suất dây chuyền sản xuất: 7 tấn nguyên liệu/ca = 7.000 (kg/ca) a. Tiếp nhận nguyên liệu Lượng nguyên liệu cá còn lại sau đưa vào tiếp nhận: Lượng nguyên liệu cá hao hụt khi tiếp nhận: b. Bảo quản Lượng nguyên liệu cá còn lại sau đưa vào bảo quản: Lượng nguyên liệu cá hao hụt trong bảo quản: c. Rã đông Lượng nguyên liệu cá còn lại sau khi đưa vào rã đông: Lượng nguyên liệu cá hao hụt khi rã đông: d. Xử lý/ Rửa Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản SVTH: Trương Văn Tâm Đồ án tốt nghiệp STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 41 GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan Công đoạn Tiếp nhận nguyên liệu Bảo quản Rã đông Xử lý/ Rửa Ngâm muối Hấp Làm nguội Cạo da/ Phi lê Cắt khúc Dò kim loại Vào hộp/ Định lượng Rót sốt Hao hụt 1 0,5 0,5 25 2 20 1 20 1 0.1 1 1 Ghép mí/ Tiệt trùng/ Làm nguội/ Bảo ôn 1 Lượng nguyên liệu cá còn lại sau đưa vào xử lý, rửa: Lượng nguyên liệu cá hao hụt khi xử lý, rửa: e. Ngâm muối Lượng nguyên liệu cá còn lại sau khi ngâm muối: Lượng nguyên liệu cá hao hụt khi ngâm muối: Bảng 4.7 - Bảng hao hụt qua các công đoạn (%) f. Hấp Lượng nguyên liệu cá còn lại sau hấp: Lượng nguyên liệu cá hao hụt khi hấp: g. Làm nguội Lượng nguyên liệu cá còn lại sau làm nguội: Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản SVTH: Trương Văn Tâm Đồ án tốt nghiệp 42 GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan Lượng nguyên liệu cá hao hụt sau khi làm nguội: h. Cạo da/ Phi lê Lượng nguyên liệu cá còn lại sau khi cạo da/ phi lê: Lượng nguyên liệu cá hao hụt sau cạo da/ phi lê: i. Cắt khúc Lượng nguyên liệu cá còn lại sau khi cắt khúc: Lượng nguyên liệu cá hao hụt sau khi cắt khúc: j. Dò kim loại Lượng nguyên liệu cá còn lại sau khi dò kim loại: Lượng nguyên liệu cá hao hụt khi dò kim loại: k. Vào hộp/ Định lượng Lượng nguyên liệu cá còn lại sau khi vào hộp, định lượng: Lượng nguyên liệu cá hao hụt khi vào hộp, định lượng: l. Rót sốt Nhà máy sử dụng bao bì là hộp số 8, có khối lượng tịnh 353 g, trong đó cá ngừ chiếm 70 %. Vậy số lượng hộp cần dùng để cho cá vào hộp: Làm tròn: 12.661 (hộp/ca) Lượng sốt cà chua chiếm 30 % so với khối lượng tịnh của hộp, vậy trong một hộp lượng sốt cà chua là: Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản SVTH: Trương Văn Tâm Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan 43 Như vậy lượng sốt cà chua cần dùng để cho vào hộp là: 12.661 x 0,1059 = 1.340,80 (kg/ca) Vậy tổng lượng bán thành phẩm khi cho vào hộp: G12 = 3.128,37 + 1.340,80 = 4.469,17 (kg/ca) Lượng bán thành phẩm hao hụt trong công đoạn rót sốt: m. Ghép mí/ Tiệt trùng/ Làm nguội/ Bảo ôn Lượng bán thành phẩm đưa vào ghép mí/ tiệt trùng/ làm nguội/ bảo ôn: Lượng bán thành phẩm hao hụt khi ghép mí/ tiệt trùng/ làm nguội/ bảo ôn: 4.2.2.2. Tính lượng nguyên liệu phụ Trong quả cà chua ở Việt Nam hàm lượng chất khô là 7 % mà sản xuất cá sốt cà yêu cầu hàm lượng chất khô của cà chua là 12 %, do vậy khi sản xuất sốt cà chua có lượng nước bốc hơi trong công đoạn cô đặc. Trong công đoạn này, tỉ lệ hao hụt chính là lượng hơi nước bốc ra so với lượng cà chua đem đi cô đặc. Công thức tính lượng nước bốc hơi: Trong đó: Gđ: khối lượng dung dịch cần cô đặc (kg) m1: nồng độ chất khô ban đầu, m1 = 7 % m2: nồng độ chất khô sau cô đặc, m2 = 12 % Bảng 4.8. Bảng lượng hao hụt ở các công đoạn làm sốt cà chua (%) Vậy lượng nước bốc hơi là: W = Gđ x (1 - 7 12 ) = 0,42 x G đ = 42 % x Gđ Như vậy tỉ lệ hao hụt trong công đoạn cô đặc là 42 %. Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản SVTH: Trương Văn Tâm Đồ án tốt nghiệp STT 1 2 3 4 5 6 7 44 GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan Công đoạn Tiếp nhận nguyên liệu Rửa/ xé tơi Đun nóng Chà Phối chế Cô đặc Rót sốt Hao hụt 2 1,5 0,5 3,5 1 42 1 a. Rót sốt Lượng sốt cà chua khi rót sốt: Lượng sốt cà chua hao hụt trong công đoạn rót sốt là: b. Phối chế Lượng cà chua cho vào phối chế: Lượng cà chua hao hụt trong công đoạn phối chế là: Khi phối chế sốt cà thì có các nguyên liệu phụ: dầu, muối, bột ngọt. Do đó cần phải tính lượng nguyên liệu phụ để biết được lượng cà chua dùng: Thành phần nguyên liệu phụ được thể hiện ở bảng 4.9. Bảng 4.9 - Bảng thành phần nguyên liệu phụ (%) Nguyên liệu Dầu Muối Bột ngọt Đường Khối lượng chiếm 4,5 2 0,54 5,46 - Dầu nành: Lượng dầu nành khi phối chế: - Muối: Lượng muối khi phối chế: Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản SVTH: Trương Văn Tâm Đồ án tốt nghiệp 45 GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan Nồng độ muối trong dung dịch muối là 2%, vậy lượng nước muối cần dùng trong một giờ là: - Bột ngọt: Lượng bột ngọt khi phối chế: - Đường: Lượng đường khi phối chế: - Cà chua: Vậy lượng cà chua cần dùng để phối chế là: Hcc = 1.368,02 – (61,56 + 27,36 + 7,39 + 74,69) = 1.197,02 (kg/ca) Lượng cà chua hao hụt khi phối chế: b. Cô đặc Lượng cà chua cho vào cô đặc: Lượng cà chua hao hụt trong công đoạn cô đặc là: c. Chà Lượng cà chua đưa vào chà: Lượng cà chua hao hụt trong công đoạn chà: d. Đun nóng Lượng cà chua đưa vào đun nóng: Lượng cà chua hao hụt trong công đoạn đun nóng là: e. Xử lý Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản SVTH: Trương Văn Tâm Đồ án tốt nghiệp 46 GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan Lượng cà chua đem đi xử lý: Lượng cà chua hao hụt trong công đoạn xử lý là: f. Thu nhận Lượng cà chua khi thu nhận: Lượng cà chua hao hụt trong công đoạn thu nhận là: 4.2.2.3. Tính lượng hộp, nắp, nhãn a. Hộp Nhà máy sản xuất cá cho vào hộp số 8 với khối lượng tịnh 353 g, như vậy lượng hộp dùng để sản xuất là: Vậy lượng hộp sử dụng trong 1 ca là: 12.661. b. Nắp Tỷ lệ nắp tiêu hao trong 1 ca so với số hộp cho 1 ca là 2 %. Vậy số nắp dùng cho 1 ca: 12.661 + 12.661 x 0,02 = 12.914,22 (nắp/ca) c. Nhãn Tỷ lệ nhãn tiêu hao trong một ca so với số hộp cho một ca là: 2 % Vậy lượng nhãn dùng để dán hộp: 12.661 + 12.661 x 0,02 = 12.914,22 (nắp/cá) Kết luận: sau quá trình tính toán hao hụt nguyên liệu ta được 2 bảng tổng kết nguyên liệu chính và nguyên liệu phụ của quy trình sản xuất đồ hộp cá ngừ hấp sốt cà chua, thể hiện ở bảng 4.10 và bảng 4.11. Bảng 4.10 - Bảng tổng kết cân bằng vật chất sản phẩm cá ngừ hấp sốt cà chua Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản SVTH: Trương Văn Tâm Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan 47 Năng suất Bảng 4.11 - Bảng nguyên vật liệu phụ sản phẩm cá ngừ hấp sốt cà chua Công đoạn Hao hụt Năng suất theo giờ Khối lượng cà chua (kg/ca, nắp, hộp, nhãn) (%) theo ca (kg/ca) (kg/h) hao hụt (kg/h) Nguyên vật liệu Khối lượng Tiếp nhận nguyên 1 6.930 866,25 8,75 Cà chua 1.197,02 liệu Dầu nành 61,56 Bảo quản 0,5 6.895,35 861,92 4,33 Muối 27,36 Rã đông 0,5 6.860,87 857,61 4,29 Đường 74,69 Xử lý,Bột rửangọt 25 5.145,65 643,21 160,80 7,39 NgâmHộp muối 2 5.042,74 630,34 12,61 12.661 Hấp Nắp 20 4.034,19 504,27 100,86 12.915 Làm nguội 1 3.993,85 499,23 4,99 Nhãn 12.915 Cạo da, phi lê 20 3.195,08 399,39 79,88 Cắt khúc 1 3.163,13 395,39 3,95 Dò kim loại 0,1 3.159,97 394,99 0,395 Vào hộp, định lượng 1 3.128,37 391,05 3,94 Rót sốt 1 4469,17 558,65 5,59 1 4.424,48 553,06 5,53 Ghép mí/ Tiệt trùng/ Làm nguội/ Bảo ôn CHƯƠNG 5 TÍNH VÀ CHỌN THIẾT BỊ 5.1. Bàn phân loại có kệ Bàn được làm bằng inox không phản chiếu, có kệ tạo thuận lợi cho quá trình phân loại. Thông số kỹ thuật: Bảng 5.1 - Thông số kỹ thuật bàn phân loại [28] Model Sức chứa Kích thước bàn Bề dày BCB 4 100 (kg) 2300L x 1100W x 800H (mm) 1,5 (mm) Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản SVTH: Trương Văn Tâm 5.1 - loại Bàn[28] phân loại có kệ [26] Hình 5.1 – Hình Bàn phân Đồ án tốt nghiệp 48 GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan 5.1.1. Với sản phẩm cá hồng hấp ngâm dầu Năng suất công đoạn phân loại: 2.829,04 (kg/h) (theo bảng 4.5). Mỗi công nhân trung bình phân loại được: 95 (kg/h). Số công nhân trong công đoạn phân loại: 2.829,04/95 = 29,78. Chọn 30 người. Mỗi bàn bố trí khoảng 10 công nhân đứng ở hai bên, vậy số lượng bàn phân loại cần là: 30/10 = 3 (bàn). Số công nhân vận chuyển trong công đoạn phân loại là: 3 người. Vậy số lượng công nhân trong công đoạn này là: 30 + 3 = 33 (người). 5.1.2. Với sản phẩm cá ngừ hấp sốt cà chua Năng suất công đoạn phân loại: 866,25 (kg/h) (theo bảng 4.10). Mỗi công nhân trung bình phân loại được: 90 (kg/h). Số công nhân trong công đoạn này: 866,25/90 = 9,63. Chọn 10 (người). Mỗi bàn bố trí khoảng 10 công nhân đứng ở hai bên, vậy số lượng bàn phân loại cần là: 10/10 = 1 (bàn). Số công nhân vận chuyển trong công đoạn phân loại là: 1 (người). Vậy số lượng công nhân trong công đoạn này là: 10 + 1 = 11 (người). 5.2. Máy rã đông (Rửa) cá nguyên liệu 5.2.1. Với sản phẩm cá hồng hấp ngâm dầu Thông số kỹ thuật : Bảng 5.2 - Thông số kỹ thuật máy rã đông [29] Model CHDF-3000 Năng suất 3000 (kg/mẻ) Kích thước 9300 x 2200 x 1500 (mm) Rã đông nhanh mỗi mẻ trong 2 (h). Lượng nguyên liệu đem rã đông: 2.786,74 (k g/h) = 5.573,48 (kg/mẻ) (theo bảng 4.5). Hình 5.2 - Máy rã đông CHDF-3000 [29] Số máy rã đông: 5.573,48/3000 = 1,86 (máy). Vậy chọn 2 máy rã đông. Công đoạn này cần 2 công nhân vận chuyển, 2 công nhân vận hành. Vậy số công nhân trong công đoạn này là: 4 (người). 5.2.2. Với sản phẩm cá ngừ hấp sốt cà chua Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản SVTH: Trương Văn Tâm Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan 49 Thông số kỹ thuật : Bảng 5.3 - Thông số kỹ thuật máy rã đông [29] Model CV - 2000 Năng suất 2000 kg/mẻ Kích thước 6500 x 2200 x 1500 (mm) Hình 5.3 – Máy rã đông CV - 2000 [29] Rã đông nhanh mỗi mẻ trong 1 (h). Lượng nguyên liệu đem rã đông: 857,61 (kg/h) (theo bảng 4.10). Số máy rã đông: 857,61/2000 = 0,43 (máy). Vậy chọn 1 máy rã đông. Công đoạn này cần 1 công nhân vận chuyển, 1 công nhân vận hành. Vậy số công nhân trong công đoạn này là: 2 (người). 5.3. Bàn xử lý Thông số kỹ thuật: Bảng 5.4 – Thông số của bàn xử lý [30] Model Sức chứa Kích BCBVN1-1.5-H-4 100 (kg) 2300L x 1100W x 800H thước Bề dày (mm) 1,5 (mm) ngâm dầu 5.3.1. Với sản phẩm cá hồng hấp Hình 5.4 – Bàn xử lý [30] Năng suất công đoạn xử lý: 2.772,81 (kg/h) (theo bảng 4.5). Mỗi công nhân trung bình xử lý được: 45 (kg/h). Số công nhân cần: 2.772,81/45 = 61,62 (người). Chọn 62 (người). Mỗi bàn bố trí khoảng 8 công nhân đứng ở hai bên, vậy số lượng bàn xử lý cần là: 62/8 = 7,75 (bàn). Chọn 8 (bàn) Số công nhân vận chuyển trong công đoạn xử lý là: 8 (người). Vậy số lượng công nhân trong công đoạn này là: 62 + 8 = 70 (người). 5.3.2. Với sản phẩm cá ngừ hấp sốt cà chua Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản SVTH: Trương Văn Tâm Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan 50 Lượng nguyên liệu công đoạn này: 643,21 (kg/h) (theo bảng 4.10). Mỗi công nhân trung bình xử lý được: 42 (kg/h). Số công nhân cần: 643,21/42 = 15,31 (người). Chọn 16 người. Mỗi bàn bố trí khoảng 8 công nhân đứng ở hai bên, vậy số lượng bàn xử lý cần là: 16/8 = 1,5 bàn. Chọn 2 bàn Số công nhân vận chuyển trong công đoạn xử lý là 2 người. Vậy số lượng công nhân trong công đoạn này là: 12 + 2 = 14 người. 5.4. Thùng rửa 3 ngăn (sau khi rã đông) Thùng rửa có 3 ngăn giúp thao tác dễ dàng, mỗi ngăn có van xả nước và đường dẫn nước riêng biệt. - Thông số kỹ thuật: Bảng 5.5 - Thông số kỹ thuật của thùng ba ngăn [31] Model Kích thước ngăn chứa Kích thước bồn rửa Số lượng chậu nhỏ B3N 600L x 600W x 420H 1880L x 600W x 850H 3 Hình 5.5 - Thùng ba ngăn [31] - Thể tích mỗi ngăn chứa: V1 = W x L x H = 0,6 x 0,6 x 0,42 = 0,15 (m3). - Chọn hệ số chứa của mỗi ngăn là 0,85. Vậy thể tích làm việc của mỗi ngăn chứa: V2 = 0,85 x V1 = 0,85 x 0,15 = 0,13 (m3). - Thể tích làm việc của thùng chứa: V3 = V2 x 3 = 0,13 x 3 = 0,39 (m3). - Tỷ lệ cá/nước trong thùng rửa là 1/3 (về khối lượng), tỷ trọng của cá gần bằng tỷ trọng của nước, khi đó: mnước = 3mcá; dcá ≈ dnước = d = 1.000 (kg/m3) Mặt khác: Vcá + Vnước = Vtc và V = m d Khối lượng cá có thể chứa là: mcá = . Vậy: Vtc × d 4 4 × m cá d = = Vtc 0,39× 1000 4 = 97,5 (kg/mẻ). 5.4.1. Với sản phẩm cá hồng hấp ngâm dầu Thời gian rửa một mẻ là: 10 phút. Lượng cá hồng đưa vào công đoạn rửa: 2.772,81 (kg/h) (theo bảng 4.5) Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản SVTH: Trương Văn Tâm Đồ án tốt nghiệp 51 GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan Năng suất thùng rửa: 97,5 (kg/mẻ). Số lượng thùng rửa cần: Chọn 5 thùng. Số công nhân trong công đoạn này: 20 người. 5.4.2. Với sản phẩm cá ngừ hấp sốt cà chua Thời gian rửa một mẻ là: 10 phút. Lượng cá ngừ đưa vào công đoạn rửa: 643,21 (kg/h) (theo bảng 4.10). Năng suất thùng rửa: 97,5 (kg/mẻ) Số lượng thùng rửa cần: Chọn 2 thùng. Số công nhân trong công đoạn này: 8 người. 5.5. Thùng ngâm muối Làm bằng inox, có van xả nước muối sau khi ngâm, có bốn bánh xe di chuyển được. Thông số kỹ thuật: Bảng 5.6 – Thông số kỹ thuật thùng ngâm muối [32] Model Kích thước Năng suất SUS 304 3.000L – 1.200R – 1.500H (mm) 500 (kg/mẻ) Hình 5.6 – Thùng ngâm muối [32] 5.5.1. Với sản phẩm cá hồng hấp ngâm dầu Thời gian ngâm một mẻ: 30 phút. Lượng nguyên liệu đem ngâm muối: 2.079,61 (kg/h) = 1.039,81 (kg/mẻ) (theo bảng 4.5). Số thùng ngâm cần: 1.039,81/500 = 2,08 (thùng). Chọn 3 thùng. Số công nhân trong công đoạn này: 6 người. Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản SVTH: Trương Văn Tâm Đồ án tốt nghiệp 52 GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan 5.5.2. Với sản phẩm cá ngừ hấp sốt cà chua Thời gian ngâm một mẻ: 30 phút. Lượng nguyên liệu đem ngâm muối: 630,34 (kg/h) = 315,17 (kg/mẻ) (theo bảng 4.10). Số thùng ngâm cần: 315,17/500 = 0,63 thùng. Chọn 1 thùng. Số công nhân trong công đoạn này: 2 người. 5.6. Thùng rửa 3 ngăn (sau khi ngâm muối) Sử dụng thùng rửa 3 ngăn có các thông số kỹ thuật như thùng rửa 3 ngăn dùng sau khi xử lý. 5.6.1. Với sản phẩm cá hồng hấp ngâm dầu Thời gian rửa một mẻ là: 10 phút. Lượng cá hồng đưa vào công đoạn rửa: 2.079,61 (kg/h) (theo bảng 4.5) Năng suất thùng rửa: 97,5 (kg/mẻ) Số lượng thùng rửa cần: Chọn 4 thùng. Số công nhân trong công đoạn này: 16 người. 5.6.2. Với sản phẩm cá ngừ hấp sốt cà chua Thời gian rửa một mẻ là:10 phút. Lượng cá ngừ đưa vào công đoạn rửa: 630,34 (kg/h) (theo bảng 4.10) Năng suất thùng rửa: 97,5 (kg/mẻ) Số lượng thùng rửa cần: Chọn 2 thùng. Số công nhân trong công đoạn này: 8 người. 5.7. Thiết bị hấp Thông số kỹ thuật: Bảng 5.7 – Thông số kỹ thuật thiết bị hấp [53] Năng suất 1.500 (kg/h) Kích thước máy 3.000L x 1.500W x 1.800H (mm) Áp suất hơi 2 - 3 (at) Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản Chi phí hơi 450 (kg/h) Công suất động cơ 4,5 (kw) Hình 5.7 - Thiết bị hấp [53] SVTH: Trương Văn Tâm Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan 53 5.7.1. Với sản phẩm cá hồng hấp ngâm dầu Lượng nguyên liệu cá đem hấp: 2.038,01 (kg/h) (theo bảng 4.5) Số lượng thiết bị: 2.038,01/1.500 = 1,36 (thiết bị). Vậy chọn 2 thiết bị. Số công nhân trong công đoạn này: 4 người. 5.7.2. Với sản phẩm cá ngừ hấp sốt cà chua Lượng nguyên liệu cá: 504,27 (kg/h) (theo bảng 4.10) Số lượng thiết bị: 504,27/1.500 = 0,34 (thiết bị). Vậy chọn 1 thiết bị. Số công nhân trong công đoạn này: 2 người. 5.8. Băng tải lưới inox Sử dụng băng tải lưới inox 304 của Việt Nam, động cơ Đài Loan để làm nguội cá sau khi hấp, nhờ băng tải vận chuyển cá lần lượt để làm nguội cá. Băng tải làm bằng thép không gỉ, trên bề mặt có dạng lưới nhằm để cá lên thông thoáng mau tản nhiệt ra. Thông số kỹ thuật: Bảng 5.8 – Thông số kỹ thuật băng tải lưới inox [54] Năng suất Kích thước máy Công suất động cơ 950 (kg/h) 3.100L x 1.100W x 960H (mm) 4,2 (Kw) Hình 5.8 - Băng tải lưới inox [54] 5.8.1. Với sản phẩm cá hồng hấp ngâm dầu Lượng nguyên liệu làm nguội: 1.589,65 (kg/h) (theo bảng 4.5). Số lượng thiết bị: 1.589,65/950 = 1,67 (băng tải). Vậy chọn 2 băng tải. Số công nhân trong công đoạn này là 2 người. 5.8.2. Với sản phẩm cá ngừ hấp sốt cà chua Lượng nguyên liệu làm nguội: 499,23 (kg/h) (theo bảng 4.10) Số lượng thiết bị: 499,23/950 = 0,53 (băng tải). Vậy chọn 1 băng tải. Số công nhân trong công đoạn này là 1 người. Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản SVTH: Trương Văn Tâm Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan 54 5.9. Băng tải cạo da, phi lê Công nhân đứng hai bên lấy cá nguyên liệu từ dây đai ở giữa đem đi cạo da, phi lê sau đó bán thành phẩm bỏ vào rổ để dây đai trên chuyển đi còn da, xương bỏ xuống thùng có trục vít chuyển đi. Thông số kỹ thuật: Bảng 5.9 – Thông số kỹ thuật băng tải [33] Model BTFL-16R-K Năng suất 1.500 ÷ 2.500 (kg/h) Kích thước 10340L x 1220W x 850H (mm) Hình 5.9 – Băng tải BTFL-16R-K [33] 5.9.1. Với sản phẩm cá hồng hấp ngâm dầu Lượng nguyên liệu đem cạo da, phi lê: 1.573,75 (kg/h) (theo bảng 4.5). Mỗi công nhân trung bình cạo da, phi lê được 55 (kg). Số công nhân cần: 1.573,75/55 = 28,61 (người). Chọn 29 (người). Số lượng băng tải cần là: 29/16 = 1,81 (băng tải). Chọn 2 (băng tải). 5.9.2. Với sản phẩm cá ngừ hấp sốt cà chua Lượng nguyên liệu đem cạo da, phi lê: 399,39 (kg/h) (theo bảng 4.10). Mỗi công nhân trung bình cạo da, phi lê được 53 (kg). Số công nhân cần: 399,39/53 = 7,54 (người). Chọn 8 người. Số lượng băng tải cần là: 8/16 = 0,5 (băng tải). Chọn 1 băng tải. 5.10. Bàn cắt khúc Thông số kỹ thuật: Bảng 5.10 – Thông số kỹ thuật bàn cắt khúc [34] Model Sức chứa Kích thước Bề dày BCBP1-1.5-H-4 100 (kg) 2.300L – 1.100W - 800H (mm) Hình 5.10 – Bàn cắt khúc [34] 5.10.1. Với sản phẩm cá hồng hấp ngâm dầu 1,5 (mm) Lượng nguyên liệu công đoạn này: 1.259,00 (kg/h) (theo bảng 4.5) Mỗi công nhân trung bình cắt khúc được: 65 (kg/h). Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản SVTH: Trương Văn Tâm Đồ án tốt nghiệp 55 GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan Số công nhân cần: 1.259,00/65 = 19,37 (người). Chọn 20 người. Số lượng bàn cần là: 20/8 = 2,5 (bàn). Chọn 3 bàn. Số công nhân vận chuyển trong công đoạn cắt khúc là 3 người. Vậy số lượng công nhân trong công đoạn này là: 20 + 3 = 23 (người). 5.10.2. Với sản phẩm cá ngừ hấp sốt cà chua Lượng nguyên liệu công đoạn này: 395,39 (kg/h) (theo bảng 4.10). Mỗi công nhân trung bình cắt khúc được: 62 (kg/h). Số công nhân cần: 395,39/62 = 6,38 (người). Chọn 7 người. Số lượng bàn cần là: 7/8 = 0,88 (bàn). Chọn 1 bàn. Số công nhân vận chuyển trong công đoạn cắt khúc là 1 người. Vậy số lượng công nhân trong công đoạn này là: 7 + 1 = 8 người. 5.11. Máy dò kim loại Thông số kỹ thuật: Bảng 5.11 – Thông số kỹ thuật máy dò kim loại [35] Model Kích thước máy Chiều cao đầu dò Chiều rộng đầu dò Chiều rộng băng tải Vận tốc băng tải PHANTOM 500400 Hình 5.11 – Máy dò kim loại [35] 1700 x 385 x 1100 (mm) 380 (mm) 5.11.1. Với sản phẩm 500 (mm) 450 (mm) cá hồng hấp ngâm dầu 10 – 50 (m/phút) Lượng nguyên liệu cá cần dò là: 1.246,41 (kg/h) (theo bảng 4.5) Số lượng máy dò kim loại: Vậy chọn 1 máy. Số lượng công nhân trong công đoạn này là 1 người. 5.11.2. Với sản phẩm cá ngừ hấp sốt cà chua Lượng nguyên liệu cá cần dò là: 394,99 9 (kg/h) (theo bảng 4.10) Số lượng máy dò kim loại: Vậy chọn 1 máy. Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản SVTH: Trương Văn Tâm Đồ án tốt nghiệp 56 GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan Số lượng công nhân trong công đoạn này là 1 người. 5.12. Bàn dùng để xé cá Dùng bàn mặt phẳng BCBP1-1.5-H-4 Lượng nguyên liệu công đoạn này: 1.245,17 (kg/h) (theo bảng 4.5) Mỗi công nhân trung bình xé được: 30 (kg/h). Số công nhân cần: 1.245,17/30 = 41,51 (người). Chọn 42 người. Số lượng bàn cần là: 42/8 = 5,25 (bàn). Chọn 6 bàn. Số công nhân vận chuyển trong công đoạn xé là 6 người. Vậy số lượng công nhân trong công đoạn này là: 42 + 6 = 48 người. 5.13. Máy rửa hộp sắt kiểu băng chuyền Nguyên tắc hoạt động: thiết bị gồm một hệ thống băng tải bằng thép không gỉ và các buồng phun nước lạnh, buồng phun nước nóng, buồng phun hơi nước, buồng sấy hộp. Băng tải mang hộp nằm ngang di chuyển lần lượt qua các buồng. Bên trong buồng có các vòi phun nước hoặc hơi nước được bố trí dọc hai bên thành băng chuyền. Hộp lần lượt được phun nước lạnh, nước nóng, hơi nước và được sấy khô bằng không khí nóng. Bụi bẩn sẽ được mang ra theo dòng nước. Trong buồng sấy khô, một hệ thống quạt thổi không khí nóng làm khô hộp trong khi di chuyển. Thông số kỹ thuật: Bảng 5.12 - Thông số kỹ thuật máy rửa hộp sắt [36] Model Năng suất Tiêu hao hơi Kích thước máy GT6B7 100 (hộp/phút) 50 (kg/h) 3800L x 500W x 1300H Hình 5.12 – Máy rửa hộp sắt [36] Năng suất dây chuyền sản xuất cá hồng hấp ngâm dầu: Năng suất dây chuyền sản xuất cá ngừ hấp sốt cà chua: Vậy năng suất của cả 2 dây chuyền: 4.792 + 1.583 = 6.375 (hộp/h). Năng suất thiết bị: 100 (hộp/phút) = 6.000 (hộp/h). Số thiết bị: 6375/6.000 = 1,06. Chọn 2 máy. Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản SVTH: Trương Văn Tâm Đồ án tốt nghiệp 57 GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan Số công nhân trong công đoạn này là 4 người. 5.14. Băng tải xếp hộp Chọn băng tải có ký hiệu BH 3-2. Thông số kỹ thuật: Bảng 5.13 - Thông số kỹ thuật băng tải xếp hộp Năng suất 7.200 (hộp/h) Tốc độ vận chuyển của khay 0,19 (m/s) Công suất 1,7 (KW) Số vòng quay 930 vòng/phút Kích thước băng tải 5.280 x 1.400 x 2.500 (mm) 5.14.1. Với sản phẩm cá hồng hấp ngâm dầu Số hộp cần xếp: 115.000 (hộp/ngày) = 4.792 (hộp/h) (theo bảng 4.5) Số băng tải cần: 4.792/7.200 = 0,67. Chọn 1 băng tải. Định mức lao động xếp hộp: 95 hộp/h. Số công nhân tham gia xếp hộp: 4.792/95 = 50,44. Chọn 51 công nhân. 5.14.2. Với sản phẩm cá ngừ hấp sốt cà chua Số hộp cần xếp: 12.661 (hộp/ca) = 1.583 (hộp/h) (theo bảng 4.10) Số băng tải cần: 1.583/7.200 = 0,22. Chọn 1 băng tải. Định mức lao động xếp hộp: 95 hộp/h. Số công nhân tham gia xếp hộp: 1.583/95 = 16,66. Chọn 17 công nhân. 5.15. Máy kiểm tra trọng lượng Nguyên tắc hoạt động: hệ thống được nối với máy tính đã được nhập các mức khối lượng cần kiểm tra với sai số cho phép. Sản phẩm được đặt trên băng tải khi đi ngang qua hệ thống, nếu không nằm trong phạm vi trọng lượng đã lưu trữ trong máy thì hệ thống sẽ phát âm thanh báo động. - Thông số kỹ thuật: Bảng 5.14 - Thông số kỹ thuật máy KW6366BW66 [37] Model KW6366BW66 Phạm vi cân 12 – 600 (g) Tốc độ 200 (hộp/phút) Kích thước 3800L x 500W x 1300H Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản SVTH: Trương Văn Tâm máy (mm) Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan 58 Hình 5.13 - Máy KW6366BW66 [37] 5.15.1. Với sản phẩm cá hồng hấp ngâm dầu Số hộp cá đưa qua máy kiểm tra trọng lượng: 4.791,67 (hộp/h) (theo bảng 4.5) Năng suất thiết bị: 200 (hộp/phút) = 12.000 (hộp/h). Số thiết bị: 4.791.67/12.000 = 0,40. Chọn 1 máy. Số công nhân trong công đoạn này: 2 người. 5.15.2. Với sản phẩm cá ngừ hấp sốt cà chua Số hộp cá đưa qua máy kiểm tra trọng lượng: 1.582,63 (hộp/h) (bảng 4.10) Năng suất thiết bị: 200 (hộp/phút) = 12.000 (hộp/h). Số thiết bị: 1.582,63/12.000 = 0,13. Chọn 1 máy. Số công nhân trong công đoạn này: 2 người. 5.16. Máy rót hộp Nguyên tắc hoạt động: thiết bị bao gồm nhiều vòi phun, hoạt động theo nguyên lý thay đổi thể tích với piston ở trung tâm dịch chuyển qua lại. - Thông số kỹ thuật: Bảng 5.15 - Thông số kỹ thuật máy rót hộp [38] Hình 5.14 - Máy rót hộp [38] Năng suất 15000 (hộp/h) Chiều cao 800 – 940 (mm) băng tải 5.16.1. Với sản phẩm cá hồng Kích thước 1000L x 1000W x 700H (mm) thùng chứa hấp ngâm dầu Kích thước 3025L x 1050W x 1400H (mm) Nhà máy sử dụng hộp có khối máy lượng tịnh 353 (g), trong đó lượng dầu chiếm 30 %. Nên trong 1 hộp lượng dầu cần rót là: Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản SVTH: Trương Văn Tâm Đồ án tốt nghiệp 59 GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan Khối lượng riêng của dầu ăn là 800 (kg/m3). Như vậy 1 lít dầu = 0,8 (kg) cho nên lượng sốt dầu rót vào 1 hộp là: Theo tính toán nhà máy sản xuất: Số máy rót cần sử dụng: 4.791,67/15.000 = 0,32 (máy) Vậy ta chọn 1 máy rót. Số công nhân trong công đoạn này: 1 người. 5.16.2. Với sản phẩm cá ngừ hấp sốt cà chua Nhà máy sử dụng hộp có khối lượng tịnh 353 (g), trong đó lượng nước sốt chiếm 30 %. Nên 1 lon lượng sốt cần rót là: Theo tính toán nhà máy sản xuất: Số máy rót cần sử dụng: 1.582,63/15.000 = 0,11 (máy). Vậy ta chọn 1 máy rót. Số công nhân trong công đoạn này: 1 người. 5.17. Máy ghép mí Thông số kỹ thuật: Bảng 5.16 – Thông số kỹ thuật máy ghép mí [39] Model Công suất Cỡ hộp Chiều cao hộp tối thiểu Chiều cao hộp tối đa Kích thước máy Trọng lượng máy Canco 400 9000 (lon/h) 200 – 404 25,4 (mm) 152,4 (mm) 1.250L x 1.650W x 2.200H 2.400 (kg) Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản SVTH: Trương Văn Tâm Đồ án tốt nghiệp 60 GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan Hình 5.15 - Máy ghép mí [39] 5.17.1. Với sản phẩm cá hồng hấp ngâm dầu Lượng bán thành phẩm để ghép mí: 1.708,54 kg/h (theo bảng 4.5) Số hộp mà nhà máy đem ghép mí: Số lượng thiết bị: Vậy chọn 1 máy. Số công nhân trong công đoạn này: 1 người. 5.17.2. Với sản phẩm cá ngừ hấp sốt cà chua Lượng bán thành phẩm để ghép mí: 553,06 kg/h (theo bảng 4.10). Số hộp mà nhà máy đem ghép mí: Số lượng thiết bị: Vậy chọn 1 máy. Số công nhân trong công đoạn này: 1 người. 5.18. Máy rửa hộp sản phẩm sau ghép mí Nguyên tắc hoạt động: hộp sản phẩm đi vào bộ phận tiếp nhận hộp và được giữ trên hệ thống băng tải của thiết bị. Tiếp theo hộp được đưa vào khoang rửa để rửa trôi các tạp chất bám trên thân hộp rồi được đưa ra ngoài. Thông số kỹ thuật: Bảng 5.17 - Thông số kỹ thuật của máy rửa hộp [55] Model Năng suất Kích thước máy Tiêu hao hơi GT6B6 30 - 165 (hộp/phút) 1.900L x 1.100W x 1.200H (mm) 60 (kg/h) Hình 5.16 - Máy rửa hộp [55] 5.18.1. Với sản phẩm cá hồng hấp ngâm dầu Năng suất nhà máy: 1.708,54 (kg/h) (theo bảng 4.5) Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản SVTH: Trương Văn Tâm Đồ án tốt nghiệp 61 GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan Số hộp mà nhà máy đem đi rửa. Năng suất thiết bị: 100 (hộp/phút) = 6.000 (hộp/h). Số lượng thiết bị: Vậy chọn 1 máy. Số công nhân trong công đoạn này: 1 người. 5.18.2. Với sản phẩm cá ngừ hấp sốt cà chua Năng suất nhà máy: 553,06 kg/h (theo bảng 4.10). Số hộp mà nhà máy đem đi rửa: Năng suất thiết bị: 100 (hộp/phút) = 6.000 (hộp/h). Số lượng thiết bị: Vậy chọn 1 máy. Số công nhân trong công đoạn này: 1 người. 5.19. Thiết bị tiệt trùng - Thông số kỹ thuật: Bảng 5.18 – Thông số kỹ thuật thiết bị tiệt trùng [38] Model Kích thước bên trong Kích thước thiết bị Model Tiêu hao hơi Kích thước chứa Đường kính bánh xe Kích thước xe SJG1400-3.5 Hình 5.17 – Thiết bị tiệt trùng [38] Ø2000 x 6.000L (mm) 7500L x 2600W x 2300H Bảng 5.19 – Thông số kỹ thuật của xe chứa hộp [38] XH 200 (kg/h) 1000L x 900W x 880H (mm) 150 (mm) 1400L x 940W x 1030H (mm) Hình 5.18 – Xe chứa hộp [38] Chiều dài bên trong thiết bị tiệt trùng: Ltb = 6.000 (mm). Chiều dài xe chứa hộp: Lxe = 1.400 (mm). Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản SVTH: Trương Văn Tâm Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan 62 Số lượng xe chứa có thể đưa vào thiết bị tiệt trùng trong một mẻ: Chọn Nxe = 4 (xe). Hộp sản phẩm có kích thước: D x H = 102,3 x 52,8 (mm). Thể tích một hộp sản phẩm chiếm: Thể tích chứa của xe: Vxe = W × L × H = 0,9 × 1 × 0,88 = 0,79 (m3). Số lượng hộp mỗi xe có thể chứa: Vậy số lượng hộp sản phẩm thiết bị tiệt trùng có thể chứa trong một mẻ: M = nxe × nhộp = 4 × 1.816 = 7.264 (hộp/mẻ). 5.19.1. Với sản phẩm cá hồng hấp ngâm dầu Số lượng thiết bị tiệt trùng cần sử dụng: Trong đó: G là năng suất của dây chuyền ở công đoạn tiệt trùng (hộp/h). T là tổng thời gian công đoạn tiệt trùng (phút). M: số hộp trong 1 mẻ (hộp). Nồi tiệt trùng theo công thức: + Thời gian nâng nhiệt: 15 phút. + Thời gian giữ nhiệt: 65 phút. + Thời gian hạ nhiệt: 20 phút. Chu kỳ tiệt trùng: T = T1 + A + B + C + T2 T1, T2: thời gian đưa giỏ vào và lấy giỏ ra (phút), T1 = T2 = 5 phút . A = 15, B = 65, C = 20 T = 5 + 15 + 65 + 20 + 5 = 110 phút. Lượng thành phẩm tiệt trùng: 1.708,54( kg/h) = 4.840,06 (hộp/h) (theo bảng 4.5). Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản SVTH: Trương Văn Tâm Đồ án tốt nghiệp 63 GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan Số thiết bị tiệt trùng: Vậy chọn 2 thiết bị tiệt trùng. Số công nhân trong công đoạn này: 4 người. Số lượng xe chứa: - Xe chuẩn bị xếp hộp: 4 xe cho mỗi thiết bị tiệt trùng. - Xe nằm trong thiết bị tiệt trùng: 4 xe cho mỗi thiết bị tiệt trùng. - Xe chứa hộp trong quá trình làm nguội: 4 xe cho mỗi thiết bị tiệt trùng. Vậy tổng số xe chứa cho một thiết bị tiệt trùng là 24 xe. 5.19.2. Với sản phẩm cá ngừ hấp sốt cà chua Số lượng thiết bị tiệt trùng cần sử dụng: Trong đó: G là năng suất của dây chuyền ở công đoạn tiệt trùng (hộp/h). T là tổng thời gian công đoạn tiệt trùng (phút). M: số hộp trong 1 mẻ (hộp). Nồi tiệt trùng theo công thức: + Thời gian nâng nhiệt: 15 phút. + Thời gian giữ nhiệt: 75 phút. + Thời gian hạ nhiệt: 15 phút. Chu kỳ tiệt trùng: T = T1 + A + B + C + T2 T1, T2: thời gian đưa giỏ vào và lấy giỏ ra (phút), T1 = T2 = 5 (phút) . A = 15, B = 65, C = 20 T = 5 + 15 + 75 + 15 + 5 = 115 (phút). Lượng bán thành phẩm tiệt trùng: 553,06 kg/h = 1.566,74 (hộp/h) (theo bảng 4.10) Số thiết bị tiệt trùng: Vậy chọn 1 thiết bị tiệt trùng. Số công nhân trong công đoạn này: 2 người. Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản SVTH: Trương Văn Tâm Đồ án tốt nghiệp 64 GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan Số lượng xe chứa: - Xe chuẩn bị xếp hộp: 4 xe cho mỗi thiết bị tiệt trùng. - Xe nằm trong thiết bị tiệt trùng: 4 xe cho mỗi thiết bị tiệt trùng. - Xe chứa hộp trong quá trình làm nguội: 4 xe cho mỗi thiết bị tiệt trùng. Vậy tổng số xe chứa cho một thiết bị tiệt trùng là 12 xe. 5.20. Máy rửa hộp sản phẩm sau tiệt trùng Nguyên tắc hoạt động: hộp sản phẩm đi vào bộ phận tiếp nhận hộp và được giữ trên hệ thống băng tải của thiết bị. Tiếp theo hộp được đưa vào khoang rửa để rửa trôi các tạp chất bám trên thân hộp rồi được đưa ra ngoài. Thông số kỹ thuật: Bảng 5.20 - Thông số kỹ thuật máy rửa hộp [55] Model Năng suất Kích thước máy Tiêu hao hơi GT6B6 30 - 165 (hộp/phút) 1.900L x 1.100W x 1.200H 60 (kg/h) Hình 5.19 - Máy rửa hộp [55] 5.20.1. Với sản phẩm cá hồng hấp ngâm dầu Năng suất nhà máy: 1.708,54 (kg/h) Số hộp mà nhà máy đem đi rửa. Năng suất thiết bị: 100 (hộp/phút) = 6.000 (hộp/h). Số lượng thiết bị: Vậy chọn 1 máy. Số công nhân trong công đoạn này: 1 người. 5.20.2. Với sản phẩm cá ngừ hấp sốt cà chua Năng suất nhà máy: 553,06 (kg/h) Số hộp mà nhà máy đem đi rửa: Năng suất thiết bị: 100 (hộp/phút) = 6.000 (hộp/h). Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản SVTH: Trương Văn Tâm Đồ án tốt nghiệp 65 GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan Số lượng thiết bị: Vậy chọn 1 máy Số công nhân trong công đoạn này: 1 người. 5.21. Máy dán nhãn - Thông số kỹ thuật: Bảng 5.21 - Thông số kỹ thuật máy dán nhãn [41] Model Năng suất Kích thước hộp Kích thước máy TB300 20 - 300 (hộp/phút) 83D x 140H (mm) 2300L x 900W x 1.500H (mm) Hình 5.20 – Máy dán nhãn [41] 5.21.1. Với sản phẩm cá hồng hấp ngâm dầu Năng suất dây chuyền: 115.000 (hộp/ngày) = 4.792 (hộp/h) Năng suất thiết bị: 100 (hộp/phút) = 6.000 (hộp/h). Số lượng: 4.792/6000 = 0,80. Chọn 1 máy. Số công nhân trong công đoạn này: 1 người. 5.21.2. Với sản phẩm cá ngừ hấp sốt cà chua Năng suất dây chuyền: 12.661 (hộp/ca) = 1.582,63 (hộp/h) Năng suất thiết bị: 100 (hộp/phút) = 6000 (hộp/h). Số lượng: 1.582,63/6000 = 0,26. Chọn 1 máy. Số công nhân trong công đoạn này: 1 người. 5.22. Máy in date Máy in date series MY là thiết bị in đặc biệt và thích hợp để in nhãn trên bề mặt giấy, màng nhựa và màng nhôm. Vị trí in được điều khiển bởi thiết bị điện và có thể điều chỉnh tuỳ ý theo người sử dụng. - Thông số kỹ thuật Bảng 5.22 – Thông số kỹ thuật máy in date [42] Model MY - 380 Tốc độ in 100 (hộp/phút) Kích thước vật Dài: 55 – 550 (mm) đóng gói Rộng: 30 – 300 (mm) Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản SVTH: Trương Văn Tâm Đồ án tốt nghiệp Kích thước máy 66 GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan 440L x 340W x 260H (mm) Hình 5.21 – Máy in date [42] 5.22.1. Với sản phẩm cá hồng hấp ngâm dầu Năng suất dây chuyền: 115.000 (hộp/ngày) = 4.792 (hộp/h) Năng suất thiết bị: 100 (hộp/phút) = 6.000 (hộp/h). Số thiết bị: 4.792/6.000 = 0,80. Chọn 1 máy. Số công nhân trong công đoạn này: 1 người. 5.22.2. Với sản phẩm cá ngừ hấp sốt cà chua Năng suất dây chuyền: 12.661 (hộp/ca) = 1.583 (hộp/h) Năng suất thiết bị: 100 (hộp/phút) = 6.000 (hộp/h). Số thiết bị: 1.583/6.000 = 0.26. Chọn 1 máy. Số công nhân trong công đoạn này: 1 người. 5.23. Máy gấp và dán đáy thùng Nguyên tắc hoạt động: bộ phận tiếp nhận thùng carton dạng thẳng đứng, thùng có thể được đưa vào mọi lúc mà không cần phải ngừng máy. Có thể thay đổi kích thước thùng carton đưa vào máy bằng cách điều chỉnh bằng tay các thanh trượt ở bộ phận tiếp nhận. Thiết bị được điều khiển bằng hệ thống cảm ứng điện quang cải tiến. Quá trình định hình, gấp nếp và dán thùng được thực hiện đồng thời. Chọn kích thước hộp: D x H = 102,3 x 52,8 (mm). Chọn loại thùng carton chứa được 20 hộp/thùng. - Thông số kỹ thuật của máy gấp và dán đáy thùng: Bảng 5.23 – Thông số kỹ thuật máy gấp và dán đáy thùng [43] Model GPK – 40 Hình 5.22 – Máy gấp và dán Năng suất 300 (thùng/h) đáy thùng [43] Lượng thùng tiếp nhận 100 thùng Kích thước thùng lớn 450L x 400W x 400L 5.23.1. Với sản nhất Kích thước thùng nhỏ 1900L x 2000W x 1500H phẩm cá hồng hấp nhất ngâm dầu Năng suất dây chuyền: 115.000 (hộp/ngày) = 4.792 (hộp/h) Số lượng thùng cần: 4.792/20 = 239,6 (thùng/h). Chọn 240 (thùng/h). Năng suất thiết bị: 300 (thùng/h). Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản SVTH: Trương Văn Tâm Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan 67 Số thiết bị: 240/300 = 0,8. Chọn 1 máy. Số công nhân trong công đoạn này: 1 người. 5.23.2. Với sản phẩm cá ngừ hấp sốt cà chua Năng suất dây chuyền: 12.661 (hộp/ca) = 1.583 (hộp/h) Số lượng thùng cần: 1.583/20 = 79,15 (thùng/h). Chọn 80 (thùng/h). Năng suất thiết bị: 300 (thùng/h). Số thiết bị: 80/300 = 0,27. Chọn 1 máy. Số công nhân trong công đoạn này: 1 người. 5.24. Máy xếp hộp vào thùng Thông số kỹ thuật: Bảng 5.24 – Thông số kỹ thuật máy xếp hộp vào thùng [44] Model ACF – 20 Năng suất 200 (hộp/phút) Kích thước 4.500L x 1.450W x 2.100H (mm) Hình 5.23 – Máy xếp hộp vào thùng [44] 5.24.1. Với sản phẩm cá hồng hấp ngâm dầu Năng suất nhà máy: 115.000 (hộp/ngày) = 4.792 (hộp/h) Năng suất thiết bị: 200 (hộp/phút) = 12.000 (hộp/h). Số lượng thiết bị: 4.792/12.000 = 0,40. Chọn 1 máy. Số công nhân trong công đoạn này: 1 người. 5.24.2. Với sản phẩm cá ngừ hấp sốt cà chua Năng suất nhà máy: 12.661 (hộp/ca) = 1.583 (hộp/h) Năng suất thiết bị: 200 (hộp/phút) = 12.000 (hộp/h). Số lượng thiết bị: 1.583/12.000 = 0,13. Chọn 1 máy. Số công nhân trong công đoạn này: 1 người. 5.25. Máy dán thùng Thông số kỹ thuật: Bảng 5.25 – Thông số kỹ thuật máy dán thùng [45] Model Tốc độ dán Trọng lượng thùng Kích thước máy CSB – 1D 30 (thùng/ phút) 30 – 40 (kg) 970L x 890W x 1280H Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản Hình 5.24 – Máy dán thùng [45] SVTH: Trương Văn Tâm Đồ án tốt nghiệp 68 GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan 5.25.1. Với sản phẩm cá hồng hấp ngâm dầu Năng suất nhà máy: 240 (thùng/h) Năng suất thiết bị: 30 (thùng/phút) = 1.800 (thùng/h). Số lượng thiết bị: 240/1.800 = 0,13. Chọn 1 máy. Số công nhân trong công đoạn này: 2 người. 5.25.2. Với sản phẩm cá ngừ hấp sốt cà chua Năng suất nhà máy: 80 (thùng/h) Năng suất thiết bị: 30 (hộp/phút) = 1.800 (hộp/h). Số lượng thiết bị: 80/1.800 = 0,04. Chọn 1 máy. Số công nhân trong công đoạn này: 2 người. 5.26. Nồi hai vỏ Sử dụng nồi hai vỏ hiệu BBMO 1. Vỏ bên trong; 6. Van xả nước ngưng; 2. Vỏ bên ngoài; 7. Van an toàn; 3. Phòng hơi; 8. Áp kế; 4. Van cấp hơi; 9. Chân đỡ. 5. Van xả khí không ngưng; Hình 5.25 - Nồi hai vỏ [56] Bảng 5.26 – Thông số kỹ thuật của nồi hai vỏ [56] Model Dung tích Kích thước Khối lượng BBMO 200 ÷ 250 (l) 1705 x 1090 x 1160 (mm) 487 (kg) Năng suất nhà máy: A = B x C/1000 Trong đó: A: là khối lượng có đơn vị tính bằng kg. B: là dung tích có đơn vị tính bằng lít. Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản SVTH: Trương Văn Tâm Đồ án tốt nghiệp 69 GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan C: là khối lượng riêng tính trên 1 m3 = 1.000 lít 5.26.1. Cá hồng hấp ngâm dầu 5.26.1.1. Nồi dùng để đun nóng nước Khối lượng riêng của nước: 1.000 (kg/m3) Năng suất công đoạn: Vậy năng suất nhà máy: Số thiết bị: Vậy chọn 1 thiết bị. Số công nhân trong công đoạn này: 1 người. 5.26.1.2. Nồi dùng để đun nóng dầu trước khi phối chế Khối lượng riêng của dầu: 800 (kg/m3) Năng suất công đoạn: Vậy năng suất nhà máy: Số thiết bị: Vậy chọn 2 thiết bị Số công nhân trong công đoạn này: 2 người. 5.26.1.3. Nồi dùng để đun nóng nước muối trước khi phối chế Khối lượng riêng của nước muối: 1.125 (kg/m3) Năng suất công đoạn: Vậy năng suất nhà máy: Số thiết bị: Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản SVTH: Trương Văn Tâm Đồ án tốt nghiệp 70 GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan Vậy chọn 1 thiết bị. Số công nhân trong công đoạn này: 1 người. 5.26.2. Cá ngừ hấp sốt cà chua 5.26.2.1. Đun nóng cà chua Khối lượng riêng của cà chua: 1.024 (kg/m3) Năng suất công đoạn: Vậy năng suất nhà máy: Số thiết bị: Vậy chọn 2 thiết bị Số công nhân trong công đoạn này: 2 người. 5.26.2.2. Nấu sốt cà chua Khối lượng riêng của sốt cà chua: 950 (kg/m3) Năng suất công đoạn: Vậy năng suất nhà máy: Số thiết bị: Vậy chọn 1 thiết bị Số công nhân trong công đoạn này: 1 người. 5.27. Băng tải tiếp nhận cà chua Chọn băng tải con lăn để lựa chọn nguyên liệu, công nhân đứng hai bên để chọn cà chua. Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản SVTH: Trương Văn Tâm Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan 71 Năng suất băng tải: Trong đó: B: chiều rộng băng tải, B = 500 (mm). V: vận5.26 tốc băng tải,tải V tiếp = 0,1nhận (m/s). Hình – Băng cà chua [46] ŋ: hệ số sử dụng của băng tải, ŋ = 0,75. h: chiều cao trung bình của lớp cà chua, h = 0,05 (m). y: khối lượng riêng của cà chua, y = 550 (kg/m3) Thay số vào ta tính được: Q = 3.600 × 0,5 × 0,1 × 550 × 0,05 × 0,75 = 3.712,5 (kg/h). Số băng tải cần chọn: Vậy ta chọn 1 băng tải. Tính chiều dài băng tải: L = N/2 × L1 + L2 (m). Trong đó: L: Chiều dài băng tải (m). L1: Chiều rộng chỗ làm việc của 1 công nhân, L1 = 0,5 (m). L2: Chiều dài bộ phận dẫn động và tang quay, L2 = 1 (m). N: Số chỗ làm việc của công nhân (tức là số công nhân). Một công nhân làm được 48 (kg/h). Lượng cà chua ban đầu là: 2.175,80 (kg/ca) = 271,98 (kg/h) Số công nhân cần làm: Vậy có 6 công nhân trong 1 băng chuyền. Chiều dài mỗi băng tải: L= 1 × 0,5 + 8 = 8,25 2 (m). Chiều cao băng tải: 0,95 (m). Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản SVTH: Trương Văn Tâm Đồ án tốt nghiệp 72 GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan 5.28. Máy rửa thổi khí Chọn máy rửa thổi khí kiểu KMB Cà chua vào máy được kéo đi trên băng tải qua thùng ngâm để ngâm cho bở chất bẩn bám dính sau đó được xối lại nhờ hệ thống vòi phun gần ngay phía trên băng tải, trước khi cho ra khỏi máy. Không khí được quạt gió thổi vào thùng ngâm làm đảo trộn nguyên liệu trong nước, nhờ đó nguyên liệu va chạm với nhau và với nước, giúp chất bẩn hòa tan vào nước dễ dàng. Thông số kỹ thuật: Bảng 5.27 – Thông số kỹ thuật máy rửa thổi khí [47] Năng suất máy Tiêu hao nước Vận tốc băng tải Kích thước 3500 kg/h 4,5 m3/h 0,17 m/s 6755L x 1040W x 1340H Hình 5.27 – Máy rửa thổi khí [47] Năng suất công đoạn: 2.132,28 (kg/ca). Số thiết bị cần chọn: Vậy ta chọn 1 máy. Số công nhân trong công đoạn này: 1 người. 5.29. Máy xé tơi Dùng máy xé có lưỡi dao cong, chế tạo bằng thép không gỉ kiểu REITRP-12K của Mỹ. Dao xé được gắn trên trục, chiều dày của dao 10 – 20 (mm), dao có hình lưỡi liềm dùng để xé cà chua, dao được lắp so le trên trục. Khi làm việc hai trục quay ngược chiều nhau với vận tốc khác nhau để cuốn nguyên liệu vào khe nghiền và tác dụng lực cắt xé nguyên liệu. Thông số kỹ thuật: Bảng 5.28 – Thông số kỹ thuật máy xé tơi [48] Model REITRP-12K Kích thước 1150 x 900 x 1500 (mm) Năng suất máy 6000 (kg/h) Công suất động cơ 4 (KW) Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản SVTH: Trương Văn Tâm Hình 5.28 – Máy xé tơi [48] Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan 73 Năng suất công đoạn: Số thiết bị: Chọn 1 thiết bị Số công nhân trong công đoạn này: 1 người. 5.30. Máy chà Chọn máy chà cánh đập kiểu KПY-M Cấu tạo: Máy chà gồm hai bộ phận chủ yếu: Bộ phận chà gồm có trục quay làm bằng thép không gỉ gắn các cánh đập bằng gỗ có nẹp cao su hoặc cánh đập thép. Các cánh đập lắp nghiêng so với đường sinh của trục quay một góc 1,5 - 2 độ. Do có góc nghiêng này mà nguyên liệu di chuyển theo đường xoắn ốc và bã được đun ra ngoài ở cuối máy. Rây tròn cố định bằng đồng hay bằng thép không gỉ có đục nhiều lỗ nhỏ có kích thước 1,0 - 1,5 mm. Trục vít, rây, cánh đập nên chế tạo từ thép không gỉ. Thông số kỹ thuật: Bảng 5.29 – Thông số kỹ thuật máy chà cánh đập [49] Năng suất máy Công suất động cơ Kích thước Khối lượng máy 3500 (kg/h) 4,5 (KW) 1940L x 1130W x 1015H 270 (kg) Vậy ta chọn 1 thiết bị. Năng suất công đoạn: Số thiết bị cần chọn: Hình 5.29 - Máy chà cánh đập [49] Số công nhân trong công đoạn này: 1 người. 5.31. Thiết bị cô đặc ống xoắn ruột gà Thiết bị này sử dụng phổ biến trong sản xuất, người ta cho môi chất chảy bên trong các ống xoắn ruột gà để gia nhiệt gián tiếp cho thực phẩm. Thiệt bị có thân hình trụ, đáy hình bán cầu, làm bằng thép không gỉ, bên trong có cánh khuấy để đảo trộn khối thực phẩm nhằm tăng hệ số truyền nhiệt, làm việc ở áp suất chân không. Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản SVTH: Trương Văn Tâm Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan 74 Thông số kỹ thuật: Bảng 5.30 – Thông số kỹ thuật của thiết bị cô đặc ống xoắn ruột gà Dung tích làm việc Năng suất 1 chu kỳ làm việc Khả năng bốc hơi Năng suất thiết bị 1500 (l) 1500 (kg/h) 450 (kg/h) 1500 × 60/ 55 = 1.636,36 (kg/h) Năng suất công đoạn: Số thiết bị cần chọn: Vậy ta chọn 1 nồi cô đặc chân không. Số công nhân trong công đoạn này: 1 người. 5.32. Thùng chứa Chọn thùng chứa có đáy hình bán trụ. Gọi: H1, H2 lần lượt là chiều cao phần đáy và thân thùng chứa (m) D là đường kính đáy (m) L là chiều dài thùng chứa (m) Chọn D = H2 = L 3 , H1 = Thể tích phần đáy: VĐ = D 2 = L 6 π × D2 × L 8 Thể tích phần thân: VT = D × H2 × = π × L3 72 L= L3 9 Vậy thể tích thùng chứa là: V = VĐ + VT = (m3). (m3). π × L3 72 + L3 9 =( π +8 72 × ) L3 (m3). Chọn hệ số chứa là φ = 0,8. Vậy thể tích làm việc của thùng chứa là: V0 = 0,8 × V=( Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản π +8 90 × ) L3 (m3) SVTH: Trương Văn Tâm Đồ án tốt nghiệp 75 GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan 5.32.1. Thùng chứa dầu nành tinh luyện 5.32.1.1. Với sản phẩm cá hồng hấp ngâm dầu Lượng dầu nành cần dùng để phối chế trong một ngày là: 6.212,89 (kg/ngày) Khối lượng riêng của dầu nành là: 800 (kg/m 3). Vậy thể tích dầu nành dùng để phối chế trong 1 ngày là: 6.212,89/800 = 7,77 (m3/ngày). Mỗi ngày nấu 4 mẻ, vậy thể tích mỗi mẻ nấu là: V0 = 7,77/4 = 1,94 (m3/mẻ). + Chiều dài thùng chứa: + Đường kính và chiều cao thân thùng chứa: + Chiều cao đáy thùng chứa: + Tổng chiều cao thùng chứa: H = H1 + H2 = 2,5 + 0,42 = 2,92 (m) Vậy kích thước thùng chứa là: D x L x H = 830 x 2.500 x 2.920 (mm). 5.32.1.2. Với sản phẩm cá ngừ hấp sốt cà chua Lượng dầu nành cần dùng để phối chế trong một ngày là: 106,14 (kg/ca) (theo bảng 4.11) Khối lượng riêng của dầu nành là: 800 (kg/m 3). Vậy thể tích dầu nành dùng để phối chế trong 1 ngày là: 106,14/800 = 0,13 (m3/ca). Mỗi ca nấu 1 mẻ, vậy thể tích mỗi mẻ nấu là: V0 = 0,13/1 = 0,13 (m3/mẻ). + Chiều dài thùng chứa: + Đường kính và chiều cao thân thùng chứa: + Chiều cao đáy thùng chứa: + Tổng chiều cao thùng chứa: H = H1 + H2 = 0,17 + 0,34 = 0,51 (m) Vậy kích thước thùng chứa là: D x L x H = 340 x 1.020 x 510 (mm). Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản SVTH: Trương Văn Tâm Đồ án tốt nghiệp 76 GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan 5.32.2. Thùng chứa nước muối 5.32.2.1. Với sản phẩm cá hồng hấp ngâm dầu Lượng nước muối cần dùng để phối chế trong một ngày là: 521,88 (kg/ngày) (theo bảng 4.6) Khối lượng riêng của nước muối là: 1.180 (kg/m 3). Vậy thể tích nước muối để phối chế trong 1 ngày là: 521,88/1180 = 0,44 (m3/ngày). + Chiều dài thùng chứa: + Đường kính và chiều cao thân thùng chứa: + Chiều cao đáy thùng chứa: + Tổng chiều cao thùng chứa: H = H1 + H2 = 0,26 + 0,51 = 0,77 (m) Vậy kích thước thùng chứa là: D x L x H = 510 x 1.530 x 770 (mm). 5.32.2.2. Với sản phẩm cá ngừ hấp sốt cà chua Lượng nước muối cần dùng để phối chế trong một ngày là: 47,17 (kg/ca) (theo bảng 4.11) Khối lượng riêng của nước muối là: 1.180 (kg/m 3). Vậy thể tích nước muối để phối chế trong 1 ngày là: 47,17/1.180 = 0,04 (m3/ca). + Chiều dài thùng chứa: + Đường kính và chiều cao thân thùng chứa: + Chiều cao đáy thùng chứa: + Tổng chiều cao thùng chứa: H = H1 + H2 = 0,12 + 0,23 = 0,35 (m) Vậy kích thước thùng chứa là: D x L x H = 230 x 690 x 350 (mm). 5.32.3. Thùng chứa nước nóng Lượng nước nóng cần dùng để phối chế trong một ngày là: 5.550,60 (kg/ngày) (theo bảng 4.6) Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản SVTH: Trương Văn Tâm Đồ án tốt nghiệp 77 GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan Khối lượng riêng của nước là: 1.000 (kg/m3). Vậy thể tích nước dùng phối chế trong 1 ngày là: 5.550,60/1000 = 5,55 (m3/ngày). + Chiều dài thùng chứa: + Đường kính và chiều cao thân thùng chứa: + Chiều cao đáy thùng chứa: + Tổng chiều cao thùng chứa: H = H1 + H2 = 0,28 + 0,55 = 0,83 (m) Vậy kích thước thùng chứa là: D x L x H = 550 x 1.650 x 830 (mm). 5.33. Thùng đựng dịch Chọn thùng làm bằng thép không gỉ. Thùng có gắn cánh khuấy. Chiều cao thùng: 1.800 (mm). Đường kính thùng: 1.500 (mm). Thể tích: 3.000 (lít). Số vòng quay động cơ: 40 (vòng/phút). Hệ số chứa đầy: 0,8. Thể tích thực: 3.000 × 0,8 = 2.400 (lít). 5.33.1. Thùng đựng dịch sau chà Năng suất của công đoạn: 2.016,66 (kg/ca)= 252,08 (kg/h) Năng suất nhà máy : Vậy ta dùng 1 thùng chứa. 5.33.2. Thùng đựng dịch sau cô đặc Năng suất của công đoạn: 2.358,66 (kg/ca) = 294,83 (kg/h). Năng suất nhà máy : Vậy ta dùng 1 thùng chứa. 5.34. Bơm Bảng 5.31 – Thông số kỹ thuật của bơm [50] Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản SVTH: Trương Văn Tâm Đồ án tốt nghiệp Model Năng suất Số vòng quay của roto Kích thước 78 GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan OIIH-5 2,5 (m3/h) 960 (vòng/phút) 330 x165 x 180 – Bơm OIIH-5 [50] Bơm dịch cà chua từ thiết bị xé vào thiết Hình bị đun5.30 nóng: Năng suất công đoạn xé: 2.132,28 (kg/ca) = 266,54 (kg/h) Năng suất cần thiết: Số bơm cần dùng: Chọn 1 bơm. Tương tự chọn bơm cà chua sau đun nóng vào máy chà: 1 bơm. Chọn bơm cà chua sau chà vào thùng chứa: 1 bơm. Chọn bơm cà chua từ thùng chứa vào nồi phối chế: 1 bơm. Chọn bơm dịch cà chua từ nồi phối chế vào thiết bị cô đặc: 1 bơm. Chọn bơm dịch sau cô đặc vào thùng chứa: 1 bơm. Chọn bơm sốt cà chua từ thùng chứa vào máy rót sốt: 1 bơm. Chọn bơm dầu và nước muối từ thùng chứa vào nồi phối chế trong dây chuyền đồ hộp cá ngừ: 2 bơm. Chọn bơm dầu, nước nóng, nước muối từ nồi đun nóng vào thùng chứa đối với dây chuyền cá hồng hấp ngâm dầu: 3 bơm. Chọn bơm dầu, nước muối và nước nóng từ thùng chứa vào nồi phối chế trong dây chuyền đồ hộp cá hồng: 3 bơm. Chọn bơm sốt từ nồi phối chế vào máy rót sốt trong dây chuyền cá hồng hấp ngâm dầu: 1 bơm. Tổng kết các thiết bị sử dụng trong nhà máy và số công nhân trong từng công đoạn được thể hiện ở bảng 5.32 và bảng 5.33. Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản SVTH: Trương Văn Tâm Đồ án tốt nghiệp 79 GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan Bảng 5.32 - Tổng kết các thiết bị sử dụng trong nhà máy ST T 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 Số lượng Cá hồng Cá ngừ hấp Thiết bị hấp ngâm sốt cà chua dầu Thiết bị chung cho hai dây chuyền Bàn phân loại có kệ 3 1 Bàn xử lý 6 2 Thùng rửa 3 ngăn (sau 5 2 xử lý) Thùng ngâm muối 3 1 Thùng rửa 3 ngăn (sau 4 2 ngâm muối) Thiết bị hấp 2 1 Băng tải lưới inox 2 1 Băng tải cạo da, phi lê 2 1 Bàn cắt khúc 3 1 Máy dò kim loại 1 1 Máy rửa hộp sắt kiểu 2 băng chuyền Băng tải xếp hộp 1 1 Máy kiểm tra trọng 1 1 lượng Máy rót sốt 1 1 Máy ghép mí 1 1 Máy rửa hộp sau ghép 1 1 mí Thiết bị tiệt trùng 2 1 Máy rửa hộp sau tiệt 1 1 trùng Máy dán nhãn 1 1 Máy in date 1 1 Máy gấp và dán đáy 1 1 thùng Máy xếp hộp vào thùng 1 1 Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản Kích thước (mm) Dài x Rộng x Cao 2300 x 1100 x 800 2300 x 1100 x 800 1880 x 600 x 850 3000 x 1200 x 1500 1880 x 600 x 850 3000 x 1500 x 1800 3100 x 1100 x 960 10340 x 1200 x 850 2300 x 1100 x 800 1700 x 385 x 110 3800 x 500 x 1300 5280 x 1400 x 2500 3800 x 500 x 1300 3025 x 1050 x 1400 1250 x 1650 x 2200 1900 x 1100 x 1200 7500 x 2600 x 2300 1900 x 1100 x 1200 2300 x 900 x 1500 440 x 340 x 260 1900 x 2000 x 1500 4500 x 1450 x 2100 SVTH: Trương Văn Tâm Đồ án tốt nghiệp ST T 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 80 GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan Số lượng Cá hồng Cá ngừ hấp Thiết bị hấp ngâm sốt cà chua dầu Máy dán thùng 1 1 Cá hồng hấp ngâm dầu Máy rã đông CHDF 1 3000 Bàn mặt phẳng (xé cá) 6 Nồi đun nóng dầu 2 Nồi đun nóng nước 1 Nồi đun nóng nước 1 muối Nồi phối chế 1 Thùng chứa dầu nành 1 Thùng chứa nước muối 1 Thùng chứa nước nóng 1 Bơm 7 Cá ngừ hấp sốt cà chua Máy rã đông CV - 2000 1 Băng tải tiếp nhận cà 1 chua Máy rửa thổi khí 1 Máy xé tơi 1 Nồi đun nóng cà chua 2 Nồi phối chế 1 Máy chà 1 Thiết bị cô đặc ống xoắn 1 ruột gà Thùng chứa dầu nành 1 Thùng chứa nước muối 1 Thùng đựng dịch sau 1 chà Thùng đựng dịch sau cô 1 đặc Bơm 9 Kích thước (mm) Dài x Rộng x Cao 970 x 890 x 1280 9300 x 2200 x 1500 2300 x 1100 x 800 1705 x 1090 x 1160 1705 x 1090 x 1160 1705 x 1090 x 1160 1705 x 1090 x 1160 2500 x 830 x 2920 1530 x 510 x 770 550 x 1650 x 830 330 x 165 x 180 6500 x 2200 x 1500 8250 x 500 x 950 6755 x 1040 x 1340 1150 x 900 x 1500 1705 x 1090 x 1160 1705 x 1090 x 1160 1940 x 1130 x 1015 1.350 x 1.200 1020 x 340 x 510 690 x 230 x 350 1500 x 1800 1500 x 1800 330 x 165 x 180 Bảng 5.33 – Bảng tổng kết số công nhân Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản SVTH: Trương Văn Tâm Đồ án tốt nghiệp STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 81 Thiết bị Bàn phân loại có kệ Bàn xử lý Thùng rửa 3 ngăn (sau rã đông) Thùng ngâm muối Thùng rửa 3 ngăn (sau ngâm GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan Số công nhân tham gia Cá hồng hấp Cá ngừ hấp sốt ngâm dầu 33 70 20 6 16 muối) Thiết bị hấp 4 Băng tải lưới inox 2 Băng tải cạo da, phi lê 29 Bàn cắt khúc 23 Máy dò kim loại 1 Máy rửa hộp sắt kiểu băng chuyền 4 Băng tải xếp hộp 51 Máy kiểm tra trọng lượng 2 Máy rót hộp 1 Máy ghép mí 1 Máy rửa hộp sau ghép mí 1 Thiết bị tiệt trùng 4 Máy rửa hộp sau tiệt trùng 1 Máy dán nhãn 1 Máy in date 1 Máy gấp giấy và dán đáy thùng 1 Máy xếp hộp vào thùng 1 Máy dán thùng 1 Tổng cộng 272 Số công nhân trong dây chuyền cá hồng hấp ngâm dầu Máy rã đông 4 Bàn mặt phẳng BCBP1-1.5-H-4 48 Nồi đun nóng dầu 2 Nồi đun nóng nước muối 1 Nồi đun nóng nước 1 Tổng cộng 56 Số công nhân trong dây chuyền cá ngừ hấp sốt cà chua Máy rã đông 2 Băng tải tiếp nhận cà chua 6 Máy rửa thổi khí 1 Máy xé tơi 1 Thiết bị đun nóng cà chua 2 Nồi phối chế 1 Máy chà 1 Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản cà chua 11 14 8 2 8 2 1 8 8 1 17 2 1 1 1 2 1 1 1 1 1 1 95 SVTH: Trương Văn Tâm Đồ án tốt nghiệp STT GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan 82 Số công nhân tham gia Cá hồng hấp Cá ngừ hấp sốt Thiết bị ngâm dầu 36 Thiết bị cô đặc Tổng cộng Tộng cộng công nhân của nhà máy cà chua 1 15 438 CHƯƠNG 6 TÍNH NHIỆT Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản SVTH: Trương Văn Tâm Đồ án tốt nghiệp 83 GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan 6.1. Tính hơi 6.1.1. Lượng hơi dùng cho sản xuất 6.1.1.1. Tính lượng nước dùng cho các thiết bị nấu a. Nồi nấu dầu - Tính chi phí nhiệt cho quá trình đun nóng: Q = Q1 + Q2 + Q3; (Kj) Q1 - Chi phí nhiệt đun nóng thiết bị; (Kj) Q2 - Chi phí nhiệt đun nóng dầu trong thiết bị; (Kj) Q3 - Chi phí nhiệt toả ra môi trường xung quanh; (Kj) + Chi phí nhiệt đun nóng thiết bị: Q1 = G1 x C1 x (t2 – t1); (Kj) [3, tr 11] G1 - Khối lượng thiết bị; G1 = 487 (Kg) C1 - Nhiệt dung của thép; C1 = 0,5 (Kj/Kg0C) [2, tr 162] t1 - Nhiệt độ ban đầu của thiết bị; t1 = 27,5 (0C) t2 - Nhiệt độ cuối của thiết bị; t2 = 85 (0C) Vậy Q1 = 487 x 0,5 x (85 – 27,5) = 14.001,25 (Kj) + Chi phí nhiệt đun dầu trong thiết bị: Q2 = 1.000 x α x V x C2 x (t4 – t3); (Kj) [4, tr 269] V - Dung tích của thiết bị; V = 250 (l) = 250 x 10-3 (m3) α - Hệ số chứa đầy trong thiết bị; α = 0,5 C2 - Nhiệt dung dầu; C2 = 0,5 (Kj/Kg 0C) t3 - Nhiệt độ đầu của dầu; t3 = 27,5 (0C) t4 - Nhiệt độ cuối của dầu; t4 = 85 (0C) Vậy Q2 = 1.000 x 0,5 x 250 x 10-3 x 0,5 x (85 – 27,5) = 3.593,75 (Kj) + Chi phí nhiệt toả ra môi trường xung quanh: Q3 = F x α x (t6 – t5) x T; (Kj) [4, tr 269] F - Tiết diện toả nhiệt xung quanh thiết bị; F = 1,3 (m2) t5 - Nhiệt độ của môi trường không khí xung quanh; t5 = 27,5 (0C) t6 - Nhiệt độ của thành thiết bị; t6 = 40 (0C) Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản SVTH: Trương Văn Tâm Đồ án tốt nghiệp 84 GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan α - Hệ số toả nhiệt: α = 9,3 + 0,058 x t6 = 9,3 + 0,058 x 40 = 11,62 (W/m2 0C) T - Thời gian đun nóng; T = 10/60 (h) Vậy Q3 = 1,3 x 11,62 x (40 – 27,5) x 10 / 60 = 31,47 (Kj) Vậy chi phí nhiệt cho quá trình đun nóng : Q = 14.001,25 + 3.593,75 + 31,47 = 17.626,47 (Kj) - Lượng hơi chi phí cho giai đoạn này: i - Nhiệt hàm của hơi ở áp suất làm việc 3 at; i = 2.730 (Kj/Kg) ik - Nhiệt hàm của nước ngưng; ik = 558,9 (Kj/Kg) Vậy chi phí hơi riêng trong 1 giờ: - Chi phí nhiệt cho giai đoạn giữ nhiệt: Q4 = F x α x (tt – tkk) x T; (Kj) [4, tr 269] F = 1,3 (m2); α = 11,62 (W/m2/0C); tt = 40 (0C); tkk = 27,5 (0C); T = 40/60 (h). Vậy Q4 = 1,3 x 11,62 x (40 – 27,5) x 40 / 60 = 125,88 (Kj) - Chi phí hơi cho giai đoạn giữ nhiệt: Lượng hơi tiêu tốn trong 1 giờ: Vậy lượng hơi tiêu tốn khi đun dầu: 48,71 + 0,09 = 48,8 (Kg/h). b. Nồi nấu nước muối Tính toán tương tự vì sử dụng cùng 1 loại thiết bị. - Tính chi phí nhiệt cho quá trình đun nóng: Q = Q1 + Q2 + Q3 ; (Kj) Q1 - Chi phí nhiệt đun nóng thiết bị; (Kj) Q2 - Chi phí nhiệt đun nóng nước muối trong thiết bị; (Kj) Q3 - Chi phí nhiệt toả ra môi trường xung quanh; (Kj) Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản SVTH: Trương Văn Tâm Đồ án tốt nghiệp 85 GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan + Chi phí nhiệt đun nóng thiết bị: Q1 = G1 x C1 x (t2 – t1); (Kj) [3, tr 11] Vậy Q1 = 487 x 0,5 x (85 – 27,5) = 14.001,25 (Kj). + Chi phí nhiệt đun nước muối trong thiết bị: Q2 = 1.000 x α x V x C2 x (t4 – t3); (Kg) [4, tr 269] V - Dung tích của thiết bị; V = 250 (l) = 250 x 10-3 (m3) α - Hệ số chứa đầy trong thiết bị; α = 0,5 C2 - Nhiệt dung của nước muối; C2 = 0,93 (Kj/Kg 0C) Vậy Q2 = 1000 x 0,5 x 250x10-3 x 0,93 x (85 – 27,5) = 6684,38 (Kj) + Chi phí nhiệt toả ra môi trường xung quanh: Q3 = F x α x (t6 – t5) x T; (Kj) [4, tr 269] F - Tiết diện toả nhiệt xung quanh thiết bị; F = 1,3 (m2) t5 - Nhiệt độ của môi trường không khí xung quanh; t5 = 27,5 (0C) t6 - Nhiệt độ của thành thiết bị; t6 = 40 (0C) α - Hệ số toả nhiệt: α = 9,3 + 0,058 x t6 = 9,3 + 0,058 x 40 = 11,62 (W/m20C) T - Thời gian đun nóng; T = 10/60 (h) Vậy Q3 = 1,3 x 11,62 x (40 – 27,5) x 10 / 60 = 31,47 (Kj) Vậy chi phí nhiệt cho quá trình đun nóng : Q = 14.001,25 + 6.684,38 + 31,47 = 20.717,10 (Kj) Lượng hơi chi phí cho giai đoạn này: i - Nhiệt hàm của hơi ở áp suất làm việc 3 at; i = 2.730 (Kj/Kg) ik - Nhiệt hàm của nước ngưng; ik = 558,9 (Kj/Kg) Chi phí hơi trong 1 giờ: - Chi phí nhiệt cho giai đoạn giữ nhiệt: Q4 = F x α x (tt – tkk) x T; (Kj) [4, tr 269] F = 1,3 (m2); α = 11,62 (W/m2.0C); tt = 40 (0C); tkk = 27,5 (0C); T = 40/60 (h) Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản SVTH: Trương Văn Tâm Đồ án tốt nghiệp 86 GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan Vậy Q4 = 1,3 x 11,62 x (40 – 27,5) x 40/60 = 188,83 (Kj) Chi phí hơi cho giai đoạn giữ nhiệt: Lượng hơi tiêu tốn trong 1 giờ: Vậy lượng hơi tiêu tốn cho phối chế sốt: 57,25 + 0,13 = 57,38 (Kg/h) c. Nồi nấu nước Tính toán tương tự vì sử dụng cùng 1 loại thiết bị. - Tính chi phí nhiệt cho quá trình đun nóng: Q = Q1 + Q2 + Q3; (Kj) Q1 - Chi phí nhiệt đun nóng thiết bị; (Kj) Q2 - Chi phí nhiệt đun nóng nước trong thiết bị; (Kj) Q3 - Chi phí nhiệt toả ra môi trường xung quanh; (Kj) + Chi phí nhiệt đun nóng thiết bị: Q1 = G1 x C1 x (t2 – t1); [3, tr 11] Vậy Q1 = 487 x 0,5 x (85 – 27,5) = 14.001,25 (Kj). + Chi phí nhiệt đun nước trong thiết bị: Q2 = 1.000 x α x V x C2 x (t4 – t3) [4, tr 269] V - Dung tích của thiết bị; V = 250 (l) = 250 x 10-3 (m3) α - Hệ số chứa đầy trong thiết bị; α = 0,5 C2 - Nhiệt dung của nước muối; C2 = 4,186 (Kj/Kg 0C) Vậy Q2 = 1000 x 0,5 x 250 x 10-3 x 4,186 x (85 – 27,5) = 30086,88 (Kj) + Chi phí nhiệt toả ra môi trường xung quanh: Q3 = F x α x (t6 – t5) x T; (Kj) [4, tr 269] F - Tiết diện toả nhiệt xung quanh thiết bị; F = 1,3 (m2) t5 - Nhiệt độ của môi trường không khí xung quanh; t5 = 27,5 (0C) t6 - Nhiệt độ của thành thiết bị; t6 = 40 (0C) α - Hệ số toả nhiệt: α = 9,3 + 0,058 x t6 = 9,3 + 0,058 x 40 = 11,62 (W/m2 0C) Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản SVTH: Trương Văn Tâm Đồ án tốt nghiệp 87 GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan T - Thời gian đun nóng; T = 30/60 (h) Vậy Q3 = 1,3 x 11,62 x (40 – 27,5) x 30 / 60 = 94,41 (Kj) Vậy chi phí nhiệt cho quá trình đun nóng : Q = 14.001,25 + 30.086,88 + 94,41 = 44.182,54 (Kj) Lượng hơi chi phí cho giai đoạn này: i - Nhiệt hàm của hơi ở áp suất làm việc 3 at; i = 2730 (Kj/Kg) ik - Nhiệt hàm của nước ngưng; ik = 558,9 (Kj/Kg) Chi phí hơi trong 1 giờ: - Chi phí nhiệt cho giai đoạn giữ nhiệt: Q4 = F x α x (tt – tkk) x T; (Kj) [4, tr 269] F = 1,3 (m2); α = 11,62 (W/m2.0C); tt = 40 (0C); tkk = 27,5 (0C); T = 40/60 (h) Vậy Q4 = 1,3 x 11,62 x (40 – 27,5) x 40/60 = 188,83 (Kj) Chi phí hơi cho giai đoạn giữ nhiệt: Lượng hơi tiêu tốn trong 1 giờ: Vậy lượng hơi tiêu tốn cho phối chế sốt: 40,70 + 0,13 = 40,83 (Kg/h). d. Nồi đun nóng cà chua Tính toán tương tự vì sử dụng cùng 1 loại thiết bị. - Tính chi phí nhiệt cho quá trình đun nóng: Q = Q1 + Q2 + Q3; (Kj) Q1 - Chi phí nhiệt đun nóng thiết bị; (Kj) Q2 - Chi phí nhiệt đun nóng cà chua trong thiết bị; (Kj) Q3 - Chi phí nhiệt toả ra môi trường xung quanh; (Kj) + Chi phí nhiệt đun nóng thiết bị: Q1 = G1 x C1 x (t2 – t1); (Kj) [3, tr 11] Vậy Q1 = 487 x 0,5 x (85 – 27,5) = 14.001,25 (Kj). Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản SVTH: Trương Văn Tâm Đồ án tốt nghiệp 88 GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan + Chi phí nhiệt đun nóng cà chua trong thiết bị: Q2 = 1.000 x α x V x C2 x (t4 – t3) [4, tr 269] V - Dung tích của thiết bị; V = 250 (l) = 250 x 10-3 (m3) α - Hệ số chứa đầy trong thiết bị; α = 0,5 C2 - Nhiệt dung của cà chua; Cc = 4.186 × (1 - x) (J/kg.0C) = 1 - x (kcal/kg.0C) Với x là hàm lượng chất khô trong cà chua. Cc = 1 - 0,08 = 0,92 (kcal/kg.0C). Vậy Q2 = 1.000 x 0,5 x 250 x 10-3 x 0,92 x (85 – 27,5) = 6.612,5 (Kj) + Chi phí nhiệt toả ra môi trường xung quanh: Q3 = F x α x (t6 – t5) x T; (Kj) [4, tr 269] F - Tiết diện toả nhiệt xung quanh thiết bị; F = 1,3 (m2) t5 - Nhiệt độ của môi trường không khí xung quanh; t5 = 27,5 (0C) t6 - Nhiệt độ của thành thiết bị; t6 = 40 (0C) α - Hệ số toả nhiệt: α = 9,3 + 0,058 x t6 = 9,3 + 0,058 x 40 = 11,62 (W/m2. 0C) T - Thời gian đun nóng; T = 30/60 (h) Vậy Q3 = 1,3 x 11,62 x (40 – 27,5) x 30 / 60 = 94,41 (Kj) Vậy chi phí nhiệt cho quá trình đun nóng : Q = 14.001,25 + 6.612,5 + 94,41 = 20.708,16 (Kj) Lượng hơi chi phí cho giai đoạn này: i - Nhiệt hàm của hơi ở áp suất làm việc 3 at; i = 2.730 (Kj/Kg) ik - Nhiệt hàm của nước ngưng; ik = 558,9 (Kj/Kg) Chi phí hơi trong 1 giờ: - Chi phí nhiệt cho giai đoạn giữ nhiệt: Q4 = F x α x (tt – tkk) x T; (Kj) [4, tr 269] F = 1,3 (m2); α = 11,62 (W/m20C); tt = 40 (0C); tkk = 27,5 (0C); Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản SVTH: Trương Văn Tâm Đồ án tốt nghiệp 89 GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan T = 40/60 (h) Vậy Q4 = 1,3 x 11,62 x (40 – 27,5) x 40/60 = 188,83 (Kj) Chi phí hơi cho giai đoạn giữ nhiệt: Lượng hơi tiêu tốn trong 1 giờ: Vậy lượng hơi tiêu tốn cho phối chế sốt: 19,08 + 0,13 = 19,21 (Kg/h) e. Nồi nấu sốt cà chua Tính toán tương tự vì sử dụng cùng 1 loại thiết bị. - Tính chi phí nhiệt cho quá trình đun nóng: Q = Q1 + Q2 + Q3 ; (Kj) Q1 - Chi phí nhiệt đun nóng thiết bị; (Kj) Q2 - Chi phí nhiệt đun nóng sốt cà chua trong thiết bị; (Kj) Q3 - Chi phí nhiệt toả ra môi trường xung quanh; (Kj) + Chi phí nhiệt đun nóng thiết bị: Q1 = G1 x C1 x (t2 – t1); (Kj) [3, tr 11] Vậy Q1 = 487 x 0,5 x (85 – 27,5) = 14.001,25 (Kj). + Chi phí nhiệt đun nóng sốt cà chua trong thiết bị: Q2 = 1.000 x α x V x C2 x (t4 – t3); (Kg) [4, tr 269] V - Dung tích của thiết bị; V = 250 (l) = 250 x 10-3 (m3) α - Hệ số chứa đầy trong thiết bị; α = 0,5 C2 - Nhiệt dung của sốt cà chua; C2 = 4.186 × (1 - x) (J/kg.0C) = 1 - x (kcal/kg.0C) Với x là hàm lượng chất khô trong cà chua. Cc = 1 - 0,3 = 0,7 (kcal/kg.0C). Vậy Q2 = 1.000 x 0,5 x 250 x 10-3 x 0,7 x (85 – 27,5) = 5.031,25 (Kj) + Chi phí nhiệt toả ra môi trường xung quanh: Q3 = F x α x (t6 – t5) x T; (Kj) [4, tr 269] F - Tiết diện toả nhiệt xung quanh thiết bị; F = 1,3 (m2) Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản SVTH: Trương Văn Tâm Đồ án tốt nghiệp 90 GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan t5 - Nhiệt độ của môi trường không khí xung quanh; t5 = 27,5 (0C) t6 - Nhiệt độ của thành thiết bị; t6 = 40 (0C) α - Hệ số toả nhiệt: α = 9,3 + 0,058 x t6 = 9,3 + 0,058 x 40 = 11,62 (W/m2. 0C) T- Thời gian đun nóng; T = 1 (h) Vậy Q3 = 1,3 x 11,62 x (40 – 27,5) x 1 = 188,83 (Kj) Vậy chi phí nhiệt cho quá trình đun nóng : Q = 14.001,25 + 5.031,25 + 188.83 = 19.221,33 (Kj) Lượng hơi chi phí cho giai đoạn này: i - Nhiệt hàm của hơi ở áp suất làm việc 3 at; i = 2.730 (Kj/Kg) ik - Nhiệt hàm của nước ngưng; ik = 558,9 (Kj/Kg). - Chi phí nhiệt cho giai đoạn giữ nhiệt: Q4 = F x α x (tt – tkk) x T; (Kj) [4, tr 269] F = 1,3 (m2); α = 11,62 (W/m20C); tt = 40 (0C); tkk = 27,5 (0C); T = 40/60 (h) Vậy Q4 = 1,3 x 11,62 x (40 – 27,5) x 40/60 = 188,83 (Kj) Chi phí hơi cho giai đoạn giữ nhiệt: Lượng hơi tiêu tốn trong 1 giờ: Vậy lượng hơi tiêu tốn cho nấu sốt: 8,85 + 0,13 = 8,98 (Kg/h) 6.1.1.2. Lượng hơi nước dùng cho các thiết bị khác * Thiết bị tiệt trùng: - Tiêu hao hơi của một thiết bị: 200 (kg/h) - Số thiết bị sử dụng: 3 - Tổng lượng hơi tiêu hao: Dh = 3 x 200 = 600 (kg/h). * Thiết bị rửa hộp rỗng: - Tiêu hao hơi của một thiết bị: 50 (kg/h) - Số thiết bị sử dụng: 2 Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản SVTH: Trương Văn Tâm Đồ án tốt nghiệp 91 GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan - Tổng lượng hơi tiêu hao: Dh = 2 × 50 = 100 (kg/h). * Thiết bị rửa hộp sau ghép mí - Tiêu hao hơi của một thiết bị: 60 (kg/h) - Số thiết bị sử dụng: 2 - Tổng lượng hơi tiêu hao: Dh = 2 × 60 = 120 (kg/h). * Thiết bị rửa hộp sau tiệt trùng: - Tiêu hao hơi của một thiết bị: 60 (kg/h) - Số thiết bị sử dụng: 2 - Tổng lượng hơi tiêu hao: Dh = 2 × 60 = 120 (kg/h). * Thiết bị hấp: - Tiêu hao hơi của một thiết bị: 450 (kg/h) - Số thiết bị sử dụng: 3 - Tổng lượng hơi tiêu hao: Dh = 3 x 450 = 1.350 (kg/h) * Thiết bị cô đặc ống ruột gà: - Tiêu hao hơi của một thiết bị: 450 (kg/h) - Số thiết bị sử dụng: 1 - Tổng lượng hơi tiêu hao: Dh = 1 x 450 = 450 (kg/h) Bảng 6.1 - Lượng hơi tiêu thụ của các công đoạn STT Công đoạn 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Hấp cá hồng Hấp cá ngừ Tiệt trùng cá hồng Tiệt trùng cá ngừ Nấu dầu Nấu nước Nấu nước muối Đun nóng cà chua Nấu sốt cà chua Cô đặc ống ruột gà Rửa hộp rỗng Rửa hộp sau ghép mí Rửa hộp sau tiệt trùng 12 13 Lượng hơi tiêu thụ (kg/h) 450 450 200 200 17,01 40,83 2,66 32,62 8,96 450 50 Số lượng thiết bị 2 1 2 1 2 1 1 1 1 1 2 Lượng hơi tiêu thụ (kg/h) 900 450 400 200 34,02 40,83 2,66 32,62 8,96 450 100 60 2 120 60 2 120 Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản SVTH: Trương Văn Tâm Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan 92 Tổng 2.859,09 6.1.2. Lượng hơi dùng trong sinh hoạt, nấu ăn Tính cho ca đông nhất định mức lượng hơi cho một người là: 0,5 (kg/h). Số công nhân trong nhà máy lúc đông nhất là: 462 người. Vậy lượng hơi dùng trong sinh hoạt: HSH = 0,5 × 462 = 231 (kg/h) 6.1.3. Tổng lượng hơi cần thiết Tổng lượng hơi cần thiết: D0 = Dsx + Dsh = 2.859,09 + 231 = 3.090,09 (kg/h). 6.1.4. Lượng hơi tiêu tốn cho lò hơi Định mức tổn thất hơi chiếm 10 % so với lượng hơi cần thiết: Dtt = 0,1 × 3.090,09 = 309,01 (kg/h). Vậy tổng lượng hơi trong một giờ là: D = 3.090,09 + 309,01 = 3.399,1 (kg/h). Chọn lò hơi nằm vách ướt đốt dầu của NETD. Thông số kỹ thuật: Bảng 6.2 – Thông số kỹ thuật nồi hơi [51] Model Công suất Tiêu hao nhiên liệu Kích thước TD – 3500N 3.500 (kg/h) 237 (l/h) 5015L x 2380W x 2710H Hình 6.1 – Nồi hơi [51] 6.2. Tính nước Trong nhà máy sản xuất đồ hộp thủy sản việc cấp nước là một vấn đề quan trọng. Nước dùng để xử lý nguyên liệu; nấu; rửa bao bì, thiết bị, nền nhà; nấu ăn; v.v. tuỳ từng công đoạn mà chất lượng nước khác nhau. 6.2.1. Nước dùng cho sản xuất 6.2.1.1. Nước rã đông, rửa và xử lý nguyên liệu a. Nước rã đông - Tỷ lệ cá/nước trong công đoạn rã đông là 1/3 (về khối lượng). - Lượng cá đưa vào rã đông: Mr = 2.786,74 + 857,61 = 3.644,35 (kg/h). - Khối lượng nước cần: Nrđ = 3.644,35 x 3 = 10.933,05 (kg/h) = 10,93 (m3/h). b. Nước dùng trong quá trình xử lý Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản SVTH: Trương Văn Tâm Đồ án tốt nghiệp 93 GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan - Định mức: 0,2 (m3/người). - Số công nhân trong công đoạn xử lý: 84 (người/ca) (theo bảng 5.32). - Lượng nước sử dụng: Nm = 0,2 x 84 = 16,8 (m3/ca) = 2,1 (m3/h). c. Nước dùng trong ngâm muối Lượng cá ngâm muối: Mc = 2.079,61 + 630,34 = 2.709,95 (kg/h). Ngâm cá theo tỉ lệ cá : nước muối = 1 : 3 Vậy lượng nước muối dùng để ngâm cá = 3 x 2.709,95 = 8.129,85 (kg/h). Nồng độ muối của dung dịch ngâm là 10 %, vậy lượng nước muối dùng trong một giờ là: - Khối lượng nước muối sử dụng rót hộp: 1.087,25 + 171 = 1.258,25 (kg/h) - Khối lượng muối dùng rót hộp: 21,75 + 3,42 = 25,17 (kg/h). - Khối lượng nước cần dùng: Nn = (8.129,85 – 812,99) + (1.258,25 – 25,17) = 8.549,94 (kg/h) = 8,55 (m3/h) d. Nước rửa nguyên liệu * Rửa cá sau khi mổ: - Khối lượng cá sau mổ: Gm = 2.079,61 + 630,34 = 2.709,95 (kg/h). - Khối lượng nước cần dùng: Nnm = 2.709,95 x 3 = 8.129,85 (kg/h) = 8,13(m3/h). * Rửa cá sau ngâm muối: - Khối lượng cá sau ngâm muối: Gn = 2.038,01 + 504,27 = 2.542,28 (kg/h). - Khối lượng nước cần dùng: Gsn = 2.542,28 x 3 = 7.626,84 (kg/h) = 7,63 (m3/h). * Nước dùng để rửa cà chua: 4,5 (m3/h) * Tổng lượng nước rửa: Nr = 8,13 + 7,63 + 4,5 = 20,26 (m3/h). e. Tổng lượng nước dùng để xử lý, sơ chế nguyên liệu Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản SVTH: Trương Văn Tâm Đồ án tốt nghiệp 94 GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan Nxl = 10,93 + 2,1 + 8,55 + 20,26 = 41,84 (m3/h). 6.2.1.2. Nước dùng để vệ sinh, làm nguội hộp a. Nước rửa vỏ hộp rỗng, sau ghép mí, sau tiệt trùng - Định mức: 5 (m3/máy.ca). - Số lượng thiết bị: 6 (mỗi công đoạn 2 máy). - Lượng nước cần dùng: Nr = 5 x 6 = 30 (m3/ca) = 3,75 (m3/h). b. Nước dùng cho quá trình làm nguội sau hấp và sau tiệt trùng - Lượng nước sử dụng trong 2 máy: 2 (m3/h). - Lượng nước cần dùng: Nt = 2 x 3 = 6 (m3/h). 6.2.1.3. Tổng lượng nước dùng trong sản xuất Nsx = 41,84 + 3,75 + 6 = 51,59 (m3/h). 6.2.1.4. Nước rửa dụng cụ, thiết bị sản xuất, sàn nhà Định mức bằng 10 % lượng nước dùng cho sản xuất: 51,59 x 0,1= 5,16 (m3/h). 6.2.2. Nước dùng cho sinh hoạt 6.2.2.1. Nước dùng cho nhà ăn - Định mức: 0,03 m3/người/ngày. [8, tr 37] - Lượng nước cần dùng là: Na = 0,03 x 462 = 13,86 (m3/ngày) = 0,58 (m3/h). 6.2.2.2. Nước tắm, vệ sinh - Định mức: 0,05m3/người/ngày. [8, tr 37] - Lượng nước cần dùng là: Nv = 0,05 x 438 = 21,9 (m3/ngày) = 0,91 (m3/h). 6.2.2.3. Nước tưới đường, tưới cây xanh - Định mức: 2,5 lít/ngày/m2. [8, tr 37] - Diện tích đường giao thông và cây xanh: 1.700 + 2.550 = 4.250 (m2). - Lượng nước cần: Ntđ = 4.250 x 0,0025 = 10,63 (m3/ngày) = 0,44 (m3/h). 6.2.2.4. Nước dùng cho cứu hoả Lượng nước cần dùng 2,5 lít/s đủ dùng trong 3 giờ. [8, tr 37] Lượng nước cần dùng trong 3 giờ: 3.600 x 3 x 2,5 = 27.000 (lít/3h) = 27 (m3/3h) = 9 (m3/h). 6.2.2.5. Tổng lượng nước sinh hoạt Nsh = 0,58 + 0,91 + 0,44 + 9 = 10.93 (m3/h). Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản SVTH: Trương Văn Tâm Đồ án tốt nghiệp 95 GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan 6.2.3. Nước dùng cho nồi hơi Năng suất của lò hơi sử dụng là 3.500 (kg/h). Giả sử 1 kg nước sẽ cho 1 kg hơi và lượng nước tổn thất là 10 % thì lượng nước cần dùng cho lò hơi là: Nh = 3.500 + (3.500 x 0,1) = 3.850 (kg/h) = 3,9 (m3/h). 6.2.4. Tổng lượng nước sử dụng N = 51,59 + 5,16 + 10,93 + 3,9 = 71,58 (m3/h). CHƯƠNG 7 TÍNH XÂY DỰNG VÀ QUY HOẠCH TỔNG MẶT BẰNG 7.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy Giám đốc Phó giám đốc kỹ thuật Phó giám đốc kinh tế Phòng KCS xưởng sản Phòng thuật hành chính nhân Phòng sự tài vụ Phòng kế hoạch Phòng kinh doanh Phân Phân xuấtxưởng chính cơ điện lạnhkỹ Phòng Hình 7.1- Sơ đồ tổ chức bộ máy 7.2. Nhà sản xuất chính và các kho 7.2.1. Phân xưởng sản xuất chính Phân xưởng sản xuất chính có kích thước: - Dài x rộng x cao = 78 x 30 x 7,2 (m) - Diện tích: 2.340 (m2) * Kết cấu phân xưởng: - Nhịp nhà: L = 30 (m) - Bước cột: B = 6 (m) Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản SVTH: Trương Văn Tâm Đồ án tốt nghiệp 96 GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan - Mái nhà: chọn loại mái dốc. - Dầm mái: hình thang. - Cột: được làm bằng bêtông cốt thép có kích thước 0,4 x 0,4 (m). - Tường: do phân xưởng sản xuất xây dựng một tầng nên tường chỉ có nhiệm vụ bao che chứ không chịu lực nên chọn vật liệu xây dựng là gạch dày 250 (mm). - Cửa sổ: cao x rộng = 3 x 2,5 (m) - Cửa ra vào chính: cao x rộng = 3 x 3 (m) - Cửa ra vào bên trong phân xưởng: cao x rộng = 3 x 2 (m). 7.2.1.1. Phòng thay quần áo Tính cho công nhân trực tiếp sản xuất trong ca đông nhất: 438 (người), định mức 0,2 (m2/công nhân). [8, tr 55] Diện tích phòng thay quần áo: 0,2 x 438 = 87,6 (m2) Vì còn chừa lối đi nên ta chọn diện tích phòng thay đồ là: 100 (m2) Chọn kích thước phòng thay quần áo là: dài x rộng x cao = 18 x 6 x 4 (m) 7.2.1.2. Phòng tắm, nhà vệ sinh a. Phòng tắm Tính cho 60 % số công nhân ca đông nhất: 438 x 0,6 = 262,8 (người) [8, tr 56] Định mức: 10 người/1 nhà tắm. Số phòng cần: 27 phòng. - Nhà tắm được bố trí thành hai dãy, một dãy dãy 14 phòng và một dãy 13 phòng. - Diện tích phòng tắm: 0,9 x 1,9 (m2) - Diện tích khu nhà tắm: 0,9 x 0,9 x 27 = 21,87 (m2). Vì còn lối đi nên ta chọn diện tích là 45 (m2). b. Nhà vệ sinh Số lượng nhà vệ sinh bằng 1/4 số nhà tắm, vậy số nhà vệ sinh là 7 (phòng). [8, tr 56] Nhà vệ sinh cũng được xây dựng thành 2 dãy cho nam và nữ. Dãy dành cho nữ có 4 phòng, dãy dành cho nam có 3 phòng, diện tích mỗi phòng là: Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản SVTH: Trương Văn Tâm Đồ án tốt nghiệp 97 GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan 0,9 x 1,2 = 1,08 m2. Diện tích nhà vệ sinh là: 7 x 1,08 = 7,56 (m2) Vì còn chừa lối đi nên ta chọn diện tích nhà vệ sinh là: 15 (m2) c. Tổng diện tích phòng tắm, nhà vệ sinh Diện tích phòng tắm, nhà vệ sinh: 45 + 15 = 60 (m2). Chọn kích thước: 10 x 6 x 3 (m) 7.2.1.3. Phòng quản đốc Định mức: 10 (m2/ người) [8, tr 54] Số quản đốc: 2 người. Vậy diện tích phòng quản đốc: 20 (m2) Chọn phòng có kích thước: 5 x 4 x 4 (m) 7.2.1.4. Phòng KCS Định mức: 4 (m2/ người) [8, tr 54] Số nhân viên KCS: 6 người. Vậy diện tích phòng KCS: 24 (m2) Chọn phòng có kích thước: 6 x 4 x 4 (m) 7.2.1.5. Kho bảo ôn Có 5 % đồ hộp sản xuất ra được giữ ở kho bảo ôn trong 10 ngày. Vậy lượng kho đem bảo ôn trong 10 ngày là: 0,05 x (115.000 + 12.661 x 3) x 10 = 76.491,5 (hộp) Tiêu chuẩn xếp hộp trong kho: 1 túp/m2 (kể cả lối đi) tương đương 1.000 hộp số 8. Vậy thể tích kho bảo ôn: 76.491,5/1.000 = 76,49 (m2) Diện tích kho bảo ôn: dài x rộng x cao = 12 x 7 x 2,2 (m) 7.2.2. Kho tiếp nhận và bảo quản nguyên liệu - Lượng nguyên liệu ban đầu đưa vào nhà máy: 67.917,86 (kg/ngày) - Tiêu chuẩn xếp kho: 350 (kg/m2) [8, tr 52] - Thời gian dự trữ: 5 (ngày) - Diện tích chứa nguyên liệu: Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản SVTH: Trương Văn Tâm Đồ án tốt nghiệp 98 GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan - Diện tích lối đi, cột (chiếm 30 % diện tích phòng): 0,3 x 970,26 = 291,08 (m2) - Tổng diện tích kho: 970,26 + 291,08 = 1.261,34 (m2) - Kích thước kho: dài x rộng x cao = 50 x 26 x 5 (m) 7.2.3. Kho thành phẩm 7.2.3.1. Kho chứa sản phẩm cá hồng hấp ngâm dầu - Năng suất: 115.000 (hộp/ngày) - Năng suất trong 20 ngày: 115.000 x 20 = 2.300.000 (hộp) - Tiêu chuẩn xếp hộp trong kho: 3,5 túp/m 2 tương đương 3.500 hộp số 8, xếp cao 3 (m). [8, tr 52] - Diện tích xếp hộp: 7.2.3.2. Kho chứa sản phẩm cá ngừ hấp sốt cà chua - Năng suất: 12.661 x 3 = 37.983 (hộp/ngày) - Năng suất trong 20 ngày: 37.983 x 20 = 759,660 (hộp) - Tiêu chuẩn xếp hộp trong kho: 3,5 túp/m 2 tương đương 3.500 hộp số 8, xếp cao 3 (m). [8, tr 52] - Diện tích xếp hộp: Tổng diện tích nhà kho: 219,05 + 72,35 = 291,14 (m2). - Diện tích lối đi và cột: 0,3 x 291,14 = 87,42 (m2) - Tổng diện tích kho chứa thành phẩm: 291,14 + 87,42 = 378,56 (m2) - Kích thước: dài x rộng x cao = 30 x 13 x 5 (m) 7.2.4. Kho chứa nguyên vật liệu phụ Dùng để chứa tất cả các nguyên vật liệu cho nhà máy. - Diện tích kho: 80 (m2) [8, tr 53] - Kích thước kho: dài x rộng x cao = 10 x 8 x 5 (m) Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản SVTH: Trương Văn Tâm Đồ án tốt nghiệp 99 GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan 7.2.5. Kho chứa vỏ hộp sắt tây - Diện tích chứa vỏ hộp: Số vỏ hộp chứa trong 5 ngày: (115.000 + 12.661 x 3) x 5 = 764.915 (hộp) + 30 hộp xếp thành một chồng, vậy số chồng là: + Diện tích đáy của hộp: 3,14 x 0,051152 = 8,22 x 10-3 (m2) + Diện tích chứa vỏ hộp: 25.497 x 8,22 x 10-3 = 209,46 (m2) - Diện tích lối đi và cột: 0,3 x 209,46 = 62,84 (m2) - Diện tích kho: 209,46 + 62,84 = 272,30 (m2) - Kích thước kho: dài x rộng x cao = 20 x 15 x 5 (m) 7.3. Nhà hành chính và các nhà phục vụ sinh hoạt 7.3.1. Nhà hành chính Nhà hành chính là nơi làm việc của cán bộ lãnh đạo nhà máy, công nhân viên ở các phòng ban bao gồm: Bảng 7.1 - Diện tích các phòng làm việc STT 1 2 3 4 5 6 7 8 Phòng Phòng giám đốc Phòng phó giám đốc Phòng tổ chức hành chính Phòng kế hoạch vật tư Phòng cung tiêu Phòng kỹ thuật Phòng y tế Phòng vệ sinh Tổng cộng Diện tích (m2/người) 12 10 4 4 4 4 4 42 Số người 1 2 5 4 2 8 2 24 Diện tích phòng (m2) 12 20 20 16 8 32 8 6,48 122,48 Vì còn chừa hành lang và lối đi nên chọn diện tích nhà hành chính là 170 (m2) Vậy nhà hành chính xây dựng 2 tầng với kích thước sau: - Tầng 1: dài x rộng x cao = 17 x 5 x 4 (m) - Tầng 2: dài x rộng x cao = 17 x 5 x 4 (m) 7.3.2. Nhà ăn, hội trường a. Nhà ăn Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản SVTH: Trương Văn Tâm Đồ án tốt nghiệp 100 GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan Tính cho 2/3 số nhân viên 1 ca đông nhất, với diện tích tiêu chuẩn là 2,25 (m2/công nhân). [8, tr 56] Diện tích nhà ăn là: 2/3 x 462 x 2,25 = 693 (m2) Vậy nhà ăn được thiết kế có kích thước sau: dài x rộng x cao = 35 x 20 x 5 (m) b. Hội trường Tính cho 2/3 số lượng nhân viên trong nhà máy. Giả sử chọn tiêu chuẩn cho mỗi nhân viên là: 0,6 (m2/người). Diện tích cần: 2/3 x 462 x 0,6 = 184,8 (m2) Vậy hội trường được thiết kế có kích thước: dài x rộng x cao = 20 x 10 x 8 (m) 7.3.3. Nhà xe Nhà xe được tính cho 30 % số công nhân viên cho một ca đông nhất, giả sử trong đó có 30 % xe đạp, 70 % xe máy. Diện tích được tính cho 3 xe đạp/m 2 và 1 xe máy/m2. Diện tích nhà xe là: 0,3 x 462 x (0,3 x 1/3 + 0,7) = 110,88 (m2). Vì còn chừa lối đi và khoảng cách các xe, chọn diện tích nhà xe là: 120 (m 2) Vậy thiết kế nhà xe có kích thước: dài x rộng x cao = 15 x 8 x 4 (m 2) 7.3.4. Gara ô tô Lượng xe ô tô cần dùng: + 5 xe vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm. + 2 xe đưa đón công nhân, 2 xe lãnh đạo, 1 xe chở nhiên liệu. Nhà máy có 10 xe, diện tích chiếm chỗ của 1 xe là: 6 (m2). Diện tích các xe chiếm chỗ là: 10 x 6 = 60 (m2). Vì còn chừa lối đi và khoảng cách của các xe, vậy chọn diện tích của gara ô tô là: 90 (m 2). Chọn kích thước gara ô tô là: dài x rộng x cao = 15 x 6 x 5 (m) 7.3.5. Nhà để xe điện động Xây nhà có kích thước: dài x rộng x cao = 12 x 6 x 4 7.3.6. Nhà bảo vệ - Diện tích: 9 (m2) - Kích thước: dài x rộng x cao = 3 x 3 x 3 (m) - Số nhà bảo vệ: 1. Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản SVTH: Trương Văn Tâm Đồ án tốt nghiệp 101 GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan 7.4. Các công trình phụ trợ 7.4.1. Bể chứa nước - Diện tích: 100 (m2) - Kích thước: dài x rộng x cao = 12,5 x 8 x 5 (m) 7.4.2. Đài nước Đài nước được làm bằng bê tông cốt thép. - Diện tích: 20 (m2) - Kích thước: đường kính x chiều cao = 5 x 10 (m) 7.4.3. Phân xưởng cơ điện Diện tích tiêu chuẩn: 54 - 120 (m2), chọn diện tích: 10 m x 6 m = 60 (m2) 7.4.4. Phân xưởng lò hơi - Diện tích: 42 (m2) - Kích thước: dài x rộng x cao = 7 x 6 x 5 (m) 7.4.5. Kho nhiên liệu - Diện tích: 55 (m2) - Kích thước: dài x rộng x cao = 11 x 5 x 5 (m) 7.4.6. Trạm điện Trạm điện dùng để đặt máy biến áp và máy phát điện dự phòng. - Diện tích: 24 (m2) - Kích thước: dài x rộng x cao = 6 x 4 x 5 (m) 7.4.7. Khu xử lý nước thải - Diện tích: 60 (m2) - Kích thước: dài x rộng = 10 x 6 (m) 7.4.8. Khu xử lý nước Có kích thước: 10 x 8 (m), vậy khu xử lý có diện tích là: 80 m2 7.4.9. Khu đất mở rộng Định mức khu đất mở rộng có bằng 30 % diện tích phân xưởng sản xuất chính. Phân xưởng sản xuất chính có diện tích là 2.340 (m2), vậy khu đất mở rộng có: - Diện tích: 0,3 x 2.340 = 702 (m2) - Kích thước: dài x rộng = 40 x 18 (m) Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản SVTH: Trương Văn Tâm Đồ án tốt nghiệp 102 GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan 7.5. Tính diện tích đất xây dựng và hệ số sử dụng 7.5.1. Diện tích các công trình xây dựng trong xí nghiệp Tổng kết các công trình xây dựng được thể hiện ở bảng 7.2. Bảng 7.2 - Bảng tổng kết các công trình xây dựng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Tên công trình Số lượng Kích thước (m) Phân xưởng sản xuất 1 78 x 30 x 7,2 Kho tiếp nhận và bảo quản 1 50 x 26 x 5 nguyên liệu Kho thành phẩm 1 30 x 13 x 5 Kho nguyên vật liệu phụ 1 10 x 8 x 5 Kho hộp sắt 1 20 x 15 x 5 Nhà hành chính 1 17 x 5 x 8 Nhà ăn 1 35 x 20 x 5 Hội trường 1 20 x 10 x 8 Nhà xe 2 bánh 1 15 x 8 x 4 Gara ô tô 1 15 x 6 x 5 Nhà để xe điện động 1 12 x 6 x 4 Phòng bảo vệ 1 3x3x3 Phân xưởng cơ điện 1 10 x 6 x 5 Bể chứa nước 1 12,5 x 8 x 5 Đài nước 1 D = 5, H = 10 Phân xưởng lò hơi 1 7x6x5 Trạm điện 1 6x4x5 Kho chứa nhiên liệu 1 11 x 5 x 5 Khu xử lý nước thải 1 10 x 6 Khu xử lý nước 1 10 x 8 Tổng diện tích xây dựng Diện tích (m2) 2.340 1.300 390 80 300 170 700 200 120 90 72 9 60 100 20 42 24 55 60 80 6.212 Tổng diện tích các công trình: Fxd = 6.212 (m2). 7.5.2. Diện tích khu đất xây dựng Diện tích đất xây dựng: Fkđ = Fxd K xd (m2) [8, tr 44] Trong đó: Fkđ: diện tích đất nhà máy (m2). Fxd: diện tích xây dựng các công trình, (m2). Kxd: hệ số xây dựng (%). Đối với nhà máy thực phẩm thì: Kxd = 35 % - 50 %. Chọn Kxd = 38 %. Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản SVTH: Trương Văn Tâm Đồ án tốt nghiệp 103 GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan Vậy: Chọn kích thước khu đất: dài x rộng = 170 x 100 (m). 7.5.3. Hệ số sử dụng Trong đó : Ksd: hệ số sử dụng đánh giá chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật. Fkđ: diện tích sử dụng khu đất. Fsd = Fxd + Fcx + Fgt + Fhr Trong đó: + Fcx: diện tích trồng cây. Fcx = 15 % x Fkd = 0,15 x 17.000 = 2.550 (m2). + Fgt: diện tích đường giao thông trong nhà máy. Fgt = 10 % x Fkd = 0,1 x 17.000 = 1.700 (m2). + Fhr: diện tích hè rãnh. Fhr = 10 % x Fkd = 0,1 x 17.000 = 1.700 (m2). => Fsd = 6.212 + 2.550 + 1.700 + 1.700 = 12.162 (m2). Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản SVTH: Trương Văn Tâm Đồ án tốt nghiệp 104 GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan CHƯƠNG 8 KIỂM TRA SẢN XUẤT – ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG THÀNH PHẨM 8.1. Kiểm tra sản xuất 8.1.1. Kiểm tra nguyên liệu tiếp nhận Kiểm tra các tính chất cảm quan: nguyên liệu tiếp nhận phải tươi, đồng đều về kích thước, khối lượng và màu sắc, mùi đặc trưng, thịt còn chắc, nguyên vẹn không bị tổn thương, mắt tươi trong. 8.1.2. Công đoạn phân loại Kiểm tra vệ sinh và bảo hộ lao động của công nhân. Kiểm tra kích thước nguyên liệu sau khi phân loại và độ đồng nhất. 8.1.3. Công đoạn rã đông Kiểm tra nhiệt độ nước rã đông Kiểm tra nhiệt độ cá nguyên liệu. 8.1.4. Công đoạn rửa Kiểm tra nước rửa nguyên liệu, bán thành phẩm. 8.1.5. Công đoạn mổ, cạo da, phi lê Kiểm tra vệ sinh và bảo hộ lao động của công nhân. Kiểm tra nguyên liệu và bán thành phẩm có được ướp đá đầy đủ không. Kiểm tra vật tư, dụng cụ sản xuất phải sạch sẽ, nhúng nước Chlorine 100 ppm trước khi dùng. Dao chế biến phải đúng quy cách, sắc bén, không rỉ. 8.1.6. Công đoạn hấp Kiểm tra máy móc, động cơ trước khi vận hành thiết bị. Kiểm tra nhiệt độ của hơi, nhiệt độ tâm của sản phẩm. Kiểm tra thời gian hấp 8.1.7. Công đoạn cắt khúc Kiểm tra vệ sinh và bảo hộ lao động của công nhân. Kiểm tra trạng thái cũng như kích thước của nguyên liệu sau khi cắt. 8.1.8. Công đoạn dò kim loại Kiểm tra máy móc, động cơ của thiết bị. Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản SVTH: Trương Văn Tâm Đồ án tốt nghiệp 105 GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan 8.1.9. Công đoạn xé Kiểm tra vệ sinh và bảo hộ lao động của công nhân. Kiểm tra trạng thái, mức độ đồng đều sau xé. 8.1.10. Công đoạn xếp hộp Kiểm tra vệ sinh và bảo hộ lao động của công nhân. Kiểm tra bán thành phẩm. 8.1.11. Công đoạn rót hộp Kiểm tra vệ sinh và bảo hộ lao động của công nhân. Kiểm tra nồng độ sốt, nồng độ nước muối rót. Kiểm tra các quá trình nấu dịch, đảm bảo phối liệu chính xác, đúng thao tác. 8.1.12. Công đoạn ghép mí/ Rửa Kiểm tra vệ sinh và bảo hộ lao động của công nhân. Kiểm tra độ kín của hộp. 8.1.13. Công đoạn rửa hộp sản phẩm Kiểm tra hộp sau khi rửa có còn dính bẩn trên mép hộp hay không. 8.1.14. Tiệt trùng/ Làm nguội Kiểm tra vệ sinh và bảo hộ lao động của công nhân. Kiểm tra chế độ tiệt trùng. 8.1.15. Dán nhãn/ In date Kiểm tra nhãn có được dán chặt vào hộp hay không, đảm bảo nhãn không bị mờ, rách, hạn sử dụng được in rõ ràng trên nắp hộp. 8.1.16. Bảo ôn Kiểm tra các tính chất lý, hóa, sinh và tính chất cảm quan của hộp sản phẩm sau khi bảo ôn 10 ngày. 8.1.17. Công đoạn cho hộp vào thùng Kiểm tra hộp đã dán kín chưa. 8.1.18. Công đoạn bảo quản Kiểm tra nhiệt độ phòng bảo quản. 8.1.19. Công đoạn vận chuyển Kiểm tra vệ sinh phương tiện vận chuyển. Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản SVTH: Trương Văn Tâm Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan 106 8.2. Kiểm tra chất lượng sản phẩm hoàn chỉnh 8.2.1. Yêu cầu cảm quan Yêu cầu cảm quan của đồ hộp thủy sản được qui định trong bảng 8.1. Bảng 8.1 – Yêu cầu cảm quan của cá hộp Tên chỉ tiêu Trạng thái Màu sắc Yêu cầu Đặc trưng cho từng loại sản phẩm Đặc trưng cho từng loại sản phẩm Đặc trưng cho từng loại sản phẩm, không có mùi lạ và có mùi Mùi, vị thơm của gia vị 8.2.2. Các chỉ tiêu lý hoá Các chỉ tiêu lý hoá của đồ hộp thủy sản được quy định trong bảng 8.2. Bảng 8.2 – Chỉ tiêu lý hoá của đồ hộp Tên chỉ tiêu Chỉ số peroxyt, số mililit natri thiosulfate (Na2S2O3) 0,002 N dùng để trung hoà hết lượng peroxyt trong 1 kg, không lớn hơn Giới hạn cho phép 5 Theo tiêu chuẩn đã được công bố của nhà sản xuất Tỷ lệ cá/sốt 8.2.3. Yêu cầu bên trong của hộp sau khi mở Đối với loại bao bì không tráng vecni, mặt trong cho phép có vết đen nhẹ. Đối với loại bao bì tráng vecni, mặt trong không được có bọt, vết nứt, lớp vecni phủ đều, không bị bong. 8.2.4. Dư lượng kim loại nặng Bảng 8.3 – Dư lượng kim loại nặng của cá hộp Tên chỉ tiêu Chì (Pb) Thiếc (Sn) Thuỷ ngân (Hg) 8.2.5. Các chỉ tiêu vi sinh vật Giới hạn tối đa (mg/kg) 0,5 250 0,03 Các chỉ tiêu vi sinh vật của đồ hộp được quy định trong bảng 8.4. Bảng 8.4 – Các chỉ tiêu vi sinh vật của đồ hộp Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản SVTH: Trương Văn Tâm Đồ án tốt nghiệp 107 GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan Tên chỉ tiêu Tổng số nấm men - nấm mốc, số khuẩn lạc trong 1 g Giới hạn tối đa 0 sản phẩm E.coli, số vi khuẩn trong 1 g sản phẩm Staphylococcus aureus, số vi khuẩn trong 1 g sản phẩm Clostridium perfringens, số vi khuẩn trong 1 g sản phẩm 0 0 0 Clostridium botulinum, số vi khuẩn trong 1 g sản phẩm 0 Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản SVTH: Trương Văn Tâm Đồ án tốt nghiệp 108 GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan CHƯƠNG 9 AN TOÀN LAO ĐỘNG - VỆ SINH XÍ NGHIỆP 9.1. An toàn lao động Vấn đề an toàn lao động được đặc biệt chú trọng và được đưa vào tiêu chuẩn thi đua hàng đầu. Vì có làm tốt vấn đề an toàn lao động thì năng suất lao động mới cao, giá thành sản phẩm mới hạ. 9.1.1. An toàn về máy móc thiết bị Phải che chắn tốt các bộ phận truyền động. Mỗi thiết bị phải có nội qui vận hành và yếu tố kỹ thuật cần khống chế. Sử dụng thiết bị đúng tiêu chuẩn, năng suất và công suất cho phép, không làm việc quá tải để kéo dài tuổi thọ của thiết bị. Cần phải kiểm tra thiết bị thường xuyên và bảo dưỡng định kỳ. 9.1.2. An toàn về điện Thực hiện nghiêm chỉnh qui tắc vận hành máy móc, thiết bị, thường xuyên kiểm tra các bộ phận đóng ngắt mạch, dây dẫn. Bố trí thiết bị điện hợp lý, thuận tiện cho thao tác. 9.1.3. An toàn lao động trong sản xuất Phải đặt các dụng cụ cứu hỏa và thuốc men cứu thương ở nơi dễ lấy. Phải sử dụng hệ thống thông gió đầy đủ khi làm việc trong nhà máy. Đảm bảo hệ thống chiếu sáng đầy đủ. Khi làm việc với hóa chất phải tuân thủ sự chỉ dẫn của nhà sản xuất. Dầu bôi trơn, dầu tẩy rửa là những chất độc hại đối với có thể con người nên phải đậy kín các bình chứa sau khi dùng và cất giữ ở nơi an toàn. Phải duy trì dụng cụ sửa chữa ở trạng thái tốt, phải sử dụng đồ nghề đúng cỡ, đúng loại và đúng công việc. Không cho người không có trách nhiệm vào khu sản xuất, khu sửa chữa. Không hút thuốc trong khi làm việc cạnh các khu vực chứa xăng dầu và các chất dễ cháy nổ. Không dùng xăng để rửa tay vì xăng có hóa chất chì sẽ làm trầy da, cắt da. Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản SVTH: Trương Văn Tâm Đồ án tốt nghiệp 109 GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan 9.2. Vệ sinh xí nghiệp 9.2.1. Vệ sinh cá nhân Rửa tay kỹ bằng chất tẩy rửa (hoặc chất khử trùng khi cần thiết), làm khô tay ngay sau khi rửa trước khi bắt tay vào làm việc. Mặc áo choàng sạch, sáng màu, đội mũ trùm đầu tóc, đeo khẩu trang, đi ủng và găng tay sáng màu bằng vật liệu không thấm nước và không bị ăn mòn. Với những người làm việc ở khu vực ướt cần có tạp dề bằng vật liệu không thấm nước. Không đeo đồ trang sức (nhẫn, vòng, đồng hồ, v.v.) có thể rơi vào thực phẩm hoặc rơi vào thiết bị khi đang vận hành. Không được ăn uống, nhai kẹo cao su, hút thuốc, ngậm tăm, ăn trầu, ngậm thuốc chữa bệnh, thậm chí nói to, ho, v.v. có thể gây nhiễm bẩn thực phẩm. Chấp hành đúng các quy định sử dụng các phương tiện vệ sinh, cất giữ quần áo và đồ dùng cá nhân bên ngoài khu vực sản xuất. 9.2.2. Vệ sinh thiết bị Tất cả các thiết bị và dụng cụ phải được làm sạch thường xuyên và khử trùng ở những nơi có yêu cầu. - Đối với các bề mặt tiếp xúc với thực phẩm: + Dùng để sản xuất hoặc chứa đựng các sản phẩm có độ ẩm thấp phải luôn khô, sạch trước khi sử dụng. + Dùng để sản xuất hoặc chứa đựng các sản phẩm ướt phải được rửa sạch và khử trùng trước khi sử dụng, sau thời gian nghỉ giữa ca. + Các bề mặt không tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm phải được rửa sạch và khử trùng thường xuyên. - Đối với thiết bị máy móc: ngoài việc định kỳ vệ sinh thì trong thời gian máy ngừng hoạt động phải vệ sinh sát trùng. 9.2.3. Vệ sinh nhà máy Phải ngăn ngừa và tiêu diệt động vật gây hại (côn trùng, chuột, bọ, v.v.). Định kỳ kiểm tra trần, tường, rèm chắn, v.v. để phát hiện và sửa chữa kịp thời những hư hỏng có khả năng là nơi xâm nhập của động vật gây hại. Sân, đường ở khu phụ cận và khu cung cấp nguyên liệu phải luôn giữ sạch sẽ. Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản SVTH: Trương Văn Tâm Đồ án tốt nghiệp 110 GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan Định kỳ thu gom chất thải rắn ở mương, cống thoát nước bên ngoài xưởng sản xuất và chuyển ngay đến bãi rác. Ngay sau mỗi ca làm việc hoặc trong thời gian nghỉ giữa ca, phải làm sạch và khử trùng tường, sàn, cống rãnh thoát nước và các công trình phụ. 9.2.4. Xử lý nước thải Nước thải chứa nhiều tạp chất hữu cơ do đó vi sinh vật đễ dàng phát triển gây ô nhiễm môi trường sống của con người. Vì vậy trước khi thải ra ngoài nước thải được xử lý ở khu vực xử lý nước thải của nhà máy. Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản SVTH: Trương Văn Tâm Đồ án tốt nghiệp GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan 111 KẾT LUẬN Qua tham khảo tài liệu cùng với sự hướng dẫn của giáo viên em đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp với đề tài: “Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản: Mặt hàng: cá ngừ hấp sốt cà chua – Năng suất: 7 tấn nguyên liệu/ca Mặt hàng: cá hồng hấp ngâm dầu – Năng suất: 115 Đvsp/ngày”. Qua thời gian thực hiện, đã giúp em có một cách nhìn toàn diện về công nghệ sản xuất, cách bố trí các máy móc, thiết bị trong phân xưởng của nhà máy, thao tác trên từng vị trí. Đồng thời nắm bắt đựợc phần nào tình hình sản xuất ngành chế biến đồ hộp thủy sản sản của nước ta hiện nay. Do hạn chế về mặt kiến thức cũng như thiếu kinh nghiệm thực tế nên đồ án còn nhiều thiếu sót. Em rất mong tất cả các thầy cô và các bạn góp ý để đề tài được hoàn thiện hơn. Đà Nẵng, ngày tháng năm 2014 Sinh viên thực hiện Trương Văn Tâm Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản SVTH: Trương Văn Tâm Đồ án tốt nghiệp 112 GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Bin (2001), Tính toán quá trình thiết bị trong công nghệ hóa chất và thực phẩm – Tập 1, NXB khoa học và kỹ thuật. 2. Nguyễn Bin, Đỗ Văn Đài, Long Thanh Hùng, Đinh Văn Huỳnh, Nguyễn Trọng Khuông, Phan Văn Thơm, Phạm Xuân Toàn, Trần Xoa (2006), Sổ tay quá trình và thiết bị công nghệ hóa chất - tập 1, NXB khoa học và kỹ thuật. 3. Nguyễn Bin, Đỗ Văn Đài, Long Thanh Hùng, Đinh Văn Huỳnh, Nguyễn Trọng Khuông, Phan Văn Thơm, Phạm Xuân Toàn, Trần Xoa (2006), Sổ tay quá trình và thiết bị công nghệ hóa chất - tập 2, NXB khoa học và kỹ thuật. 4. Đỗ Văn Đài, Nguyễn Trọng Khuông, Trần Quang Thảo, Võ Ngọc Tươi (2000), Cơ sở các quá trình và thiết bị công nghệ hóa học – Tập 1”, NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp. 5. Lê Văn Hoàng (2004), Cá thịt và chế biến công nghiệp, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội 6. Lê Mỹ Hồng (2005), Giáo trình Công nghệ chế biến thực phẩm đóng hộp, Trường Đại học Cần Thơ. 7. Trần Văn Phước (2008), “Đặc tính sinh học cá ngừ bò (Thunnus tonggol, Bleeker 1851) khai thác tại vùng biển Khánh Hòa”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển T8 (2), tr 67 – 75. 8. Th.S. Trần Thế Truyền (2006), Cơ sở thiết kế nhà máy, Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học Bách Khoa 9. http://bienvanguoi.wordpress.com/2011/08/28/ca-hong/ 10. http://dinhduong.com.vn/news/dinh-du-ng-tu-trai-ca-chua 11.http://www.vietrade.gov.vn/vung-kinh-te-trong-diem-mien-trung/2412-da-nang -tiem-nang-va-phat-trien.html 12.http://mobile.coviet.vn/detail.aspx?pid=N0JDMzBBMEM&key=Khu+c%C3% B4ng+nghi%E1% B%87p+%C4%90%C3%A0+N%E1%BA%B5ng 13. http://www.amo.gov.vn/content/mahasri2013/list.asp?menu_id=3 14. http://www.danang.gov.vn/portal/page/portal/danang/chuyen_de/ho_tro_doanh Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản SVTH: Trương Văn Tâm Đồ án tốt nghiệp 113 GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan _nghiep/so_lieu_tham_khao? p_pers_id=&p_folder_id=15547166&p_main_news_id=15658520 15. http://www.vitaco.com.vn/collection/cacloaicangu.pdf 16. http://www.4so9.com/archive/index.php/t-7449.html 17. http://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A1_h%E1%BB%93ng 18. http://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A1_h%E1%BB%93ng_mi%C3%AAu 19. http://bienvanguoi.wordpress.com/2011/08/28/ca-hong/ 20.http://www.asknature.org/images/uploads/strategy/0cf3b1f05bac5b6c32c5d5e3 8aeb747e/ yellowfintuna.png 21.http://i1018.photobucket.com/albums/af307/fishwreckapedia/bigeyetunaNOA Awebsite.jpg 22. http://www.uetusa.com/images/sea.jpg 23. http://muabannhadat.com.vn/du-an/kcn-dich-vu-thuy-san-da-nang-1355/ 24.http://doc.edu.vn/tai-lieu/tieu-luan-tim-hieu-nhung-yeu-to-anh-huong-toi-ca -chua-sau-thu-hoach-49204/ 25. http://ykhoa.net/yhoccotruyen/baiviet/94-02.html 26. http://vi.scribd.com/doc/91224621/Ba-i-tie-u-lua-n-bao-bi-th%C6%B0-c-pha-m 27. http://cnx.org/content/m29858/latest/?collection=col10811/latest 28. http://namdung.vn/cac-dung-cu-che-bien/ban-che-bien-co-ke-nvitt44k83.htm 29. http://www.voltekgroup.com/catalog/item/150_defrosteri-yuzhnaya-koreya.html 30.http://namdung.vn/cac-dung-cu-che-bien/ban-che-bien-co-voi-nuocnvitt44k84.htm 31. http://thuysansucsan.files.wordpress.com/2011/03/3ngan.png 32.http://www.chicong.com.vn/index.php?option=com_content&view=article&id =83%3Abon-cha-nguyen-lieu&catid=11%3Abon-cac-loai&Itemid=14&lang=vi 33. http://namdung.vn/nhom-thiet-bi-che-bien-ca/bang-tai-fillet-nvitt42k60.htm 34.http://namdung.vn/cac-dung-cu-che-bien/ban-che-bien-mat-phanvitt44k85.htm 35.http://www.ngocthomachine.com/products/detail/may-do-kim-loai-thuy-san -thuc-pham -20.html 36. http://www.alibaba.com/product-detail/linear-empty-can-washer_360003445 Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản SVTH: Trương Văn Tâm Đồ án tốt nghiệp 114 GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan 37. http://www.novum.sk/admin/download/produkt_100118012920.pdf 38.http://enbien.com/san-pham-gian-hang/6599/34602/Ma-y-chie-t-cha-t-lo-ng-tudo-ng-ma-y-chie-t-do-ng-na-p-chai-nuo-c-tinh-khie-t-tra-siro-bia-nuo-c-ngo-t-cogas.html 39.http://sieuthihangchatluong.com/?Id=EStore&Act=View&Man=Chitiet&Doa n hNghiep=ame_ vn&SanPham=250ba6dfdc120cef3b947da3ff431a19 40.http://williamyepes.es.tl/PROYECTO-ATUNERO-PARA-TUMACO-Y-SU -PUEBLO.htm 41. http://mayduocpham.com//Tin-trong-nganh/May-dan-nhan-/115/100/446..vtn 42. http://kiencuong.com/1276/may-indate-my-380 43.http://vietnamese.alibaba.com/product-gs/ykx-01-automatic-carton-packin g -erectingmach ine-erector-open-machine-1763010648.html 44. http://www.jiexinjx.com/en/product.asp?pid=27&id=179&jj=10 45. http://www.viettanmachinery.com/sanpham/p72/CSB---1D.html 46.http://luanvan.net.vn/luan-van/luan-van-tim-hieu-ve-ca-chua-va-quy-trinh-sanxuat-san -pham-44423/ 47. http://hoaloico.com/may-rua-rau-qua-thuc-pham/may-rua-rau-qua-da-chuc-nang -fengxiang-wa-2000-123500.html 48.http://luanvan.net.vn/luan-van/luan-van-tim-hieu-ve-ca-chua-va-quy-trinh-sanxuat-san -pham-44423/ 49. http://cndhtp34.wordpress.com/2012/06/03/ 50. http://bomnuoc.vn/may-bom-nuoc/may-bom-ly-tam-truc-ngang-dau-gang 51. http://netd.vn/newscontent.aspx?cateid=31 52. http://proslimming.edu.vn/cach-giam-can/thuc-don-giam-can-voi-sup-ca-chua 53.http://donganhnoihoi.com/pages/viet-nam/san-pham/thiet-bi-ap-luc---thiet-binhiet/thiet-bi-hap---say---tam.php 54. http://www.namthanhlong.com/Products/395-Bang-tai-luoi-inox.html 55.http://www.p-wholesale.com/cn-pro/19/760to1/qs-16-automatic-pop-top-can -washer-690438.html 56. http://www.vatgia.com/10210/2350013/n%E1%BB%93i-2-v%E1%BB%8F Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản SVTH: Trương Văn Tâm Đồ án tốt nghiệp 115 Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản GVHD: Th.S. Trần Thế Truyền TS. Nguyễn Thị Trúc Loan SVTH: Trương Văn Tâm [...]... (kg/ngày) d Xé Lượng cá hồng đưa vào xé: Lượng cá hồng hao hụt khi xé: M4’ = 29 .884,01 – 29 .28 6,33 = 597,68 (kg/ngày) e Dò kim loại Lượng cá hồng đưa vào dò kim loại: Lượng cá hồng hao hụt khi dò kim loại: M5’ = 29 .913, 92 – 29 .884,01 = 29 ,91 (kg/ngày) f Cắt khúc Lượng cá hồng đưa vào cắt khúc: Lượng cá hồng hao hụt khi cắt khúc: M6’ = 30 .21 6,08 – 29 .913, 92 = 3 02, 16 (kg/ngày) g Cạo da/ Phi lê Lượng cá hồng. .. bảng 2. 4 Bảng 2. 4 - Bảng chỉ tiêu chất lượng Chỉ tiêu Mùi vị Hình dáng Màu sắc Cách xếp hộp Cá ngừ hấp sốt cà chua Mùi thơm của thịt cá ngừ, nước sốt cà chua và mùi thơm của các loại gia vị Khúc cá đồng đều, các mặt cắt bằng phẳng, thịt cá chắc, miếng cá nguyên vẹn Cá có màu trắng hồng, màu sắc nước sốt cà chua từ đỏ đến vàng da cam Cần bằng phẳng, đẹp, các khúc cá xếp song song nhau trong hộp Cá hồng. .. 410,05 (kg/ngày) b Rót sốt Lượng bán thành phẩm đưa vào rót sốt: Lượng bán thành phẩm hao hụt trong rót sốt: M2’ = 41.419 ,24 – 41.005,05 = 414,19 (kg/ngày) Trong sản xuất cá hồng hấp ngâm dầu, khi rót sốt thì ngoài cá hồng còn có các nguyên liệu phụ khác cho nên dựa vào bảng thành phần sau: Bảng 4.3 - Bảng số liệu về thành phần của sản phẩm cá hồng hấp ngâm dầu STT 1 2 3 4 5 Thành phần nguyên liệu Cá hồng. .. đóng thùng và đem đi bảo quản trong kho ở nhiệt độ 25 – 30 0C, độ ẩm từ 70 – 80 %, không nên quá 90% vì độ ẩm cao thường làm cho bao bì và nắp kim loại bị gỉ 3 .2 Sản phẩm cá ngừ hấp sốt cà chua 2. 2.1 Quy trình công nghệ sản xuất Quy trình công nghệ sản xuất cá ngừ hấp sốt cà chua thể hiện ở hình 3 .2 3 .2. 2 Thuyết minh quy trình 3 .2. 2.1 Tiếp nhận nguyên liệu Cá ngừ nhập vào nhà máy ở dạng cá nguyên con... ngọt Dầu ăn Chiếm theo % khối lượng 70 13 ,20 1 ,26 0,54 15 Lượng cá hồng khi rót sốt là: Lượng cá hồng hao hụt khi rót sốt: c Vào hộp/ Định lượng Lượng cá hồng đưa vào hộp/ định lượng: Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản SVTH: Trương Văn Tâm Đồ án tốt nghiệp 35 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền TS Nguyễn Thị Trúc Loan Lượng cá hồng hao hụt khi vào hộp, định lượng: M3’ = 29 .28 6,33 – 28 .993,47 = 29 2,86 (kg/ngày)... thời gian sản xuất trong năm Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản SVTH: Trương Văn Tâm Đồ án tốt nghiệp Tháng 01 Số ngày 26 Số cá 78 0 2 2 2 6 6 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền TS Nguyễn Thị Trúc Loan 33 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 Cả năm 30 28 30 29 30 30 29 29 x 30 313 90 84 90 87 90 90 87 87 x 90 939 4 .2 Tính cân bằng vật chất 4 .2. 1 Tính cân bằng vật chất sản phẩm cá hồng hấp ngâm dầu 4 .2. 1.1 Tính... kế nhà máy chế biến thủy sản (2 5 – 30 oC, 12 – 24 tháng) Dán nhãn/ Đóng thùng SVTH: Trương Văn Tâm Hình 3 .2 – Quy trình công nghệ sản xuất cá ngừ hấp sốt cà chua Đồ án tốt nghiệp 27 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền TS Nguyễn Thị Trúc Loan 3 .2. 2.5 Ngâm muối/ Rửa muối Mục đích: làm tăng hương vị cho sản phẩm, khử bớt lượng nước trong cá, làm cho kết cấu tổ chức thịt cá chặt chẽ hơn, săn chắc hơn Thực hiện: cá. .. đưa vào cạo da, phi lê: Lượng cá hồng hao hụt khi cạo da, phi lê: M7’ = 37.770,10 – 30 .21 6,08 = 7.554, 02 (kg/ngày) h Làm nguội Lượng cá hồng đưa vào làm nguội: Lượng cá hồng hao hụt khi làm nguội: M8’ = 38.151, 62 – 37.770,10 = 381, 52 (kg/ngày) i Hấp Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản SVTH: Trương Văn Tâm Đồ án tốt nghiệp 36 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền TS Nguyễn Thị Trúc Loan Lượng cá hồng đưa vào... doanh nghiệp và là nguồn hàng xuất khẩu quan trọng của nước ta Cá hồng hấp ngâm dầu: thịt cá ngon, giàu chất dinh dưỡng nên được dùng làm nguyên liệu chính để chế biến nhiều sản phẩm đồ hộp, một trong số đó là sản phẩm đồ hộp cá hồng hấp ngâm dầu Thành phần chính của sản phẩm này gồm cá hồng, dầu nành, và một số nguyên liệu phụ khác như đường, muối, bột ngọt, v.v Đồ hộp cá hồng hấp ngâm dầu cung cấp... tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản SVTH: Trương Văn Tâm Đồ án tốt nghiệp 18 GVHD: Th.S Trần Thế Truyền TS Nguyễn Thị Trúc Loan CHƯƠNG 3 CHỌN VÀ THUYẾT MINH QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ 3.1 Sản phẩm cá hồng ngâm dầu 3.1.1 Quy trình công nghệ sản xuất cá hồng hấp ngâm dầu Quy trình công nghệ sản xuất cá hồng hấp ngâm dầu được thể hiện ở hình 3.1 3.1 .2 Thuyết minh quy trình 3.1 .2. 1 Tiếp nhận cá nguyên liệu Mục ... phần hóa học cá ngừ cá hồng 100 gam phần ăn Thành phần hóa học Cá ngừ Cá hồng Năng lượng (Kcal) Nướ c (g) Protein (g) Lipi d (g) Tr o (g) Ca (mg ) P (mg ) Fe (mg) 107 74,4 23 ,6 1,4 2, 3 65 471 100... 67.896,86 22 .6 32, 29 2. 829 ,04 nguyên liệu Bảo quản 0,5 67 .21 7,89 22 .405,96 2. 800,75 Rã đông 0,5 66.881,80 22 .29 3,93 2. 786,74 Xử lý, rửa 25 66.547,39 22 .1 82, 46 2. 7 72, 81 Ngâm muối 49.910,54 16.636,85 2. 079,61... da, bụng, v.v .) để phân loại cá - Hàm lượng Histamine < 50 ppm (theo quy định Bộ Y T ) 2. 1 .2 Cà chua (Solanum lycopersicum) Đề tài: Thiết kế nhà máy chế biến thủy sản Hình 2. 7 - Cà chua [51] SVTH:

Ngày đăng: 23/10/2015, 16:38

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Bảng 8.4 – Các chỉ tiêu vi sinh vật của đồ hộp

  • Tổng số nấm men - nấm mốc, số khuẩn lạc trong 1 g sản phẩm

  • E.coli, số vi khuẩn trong 1 g sản phẩm

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG 1

    • 1.1. Vị trí đặt nhà máy

    • 1.2. Đặc điểm thiên nhiên

    • 1.3. Vùng nguyên liệu

    • 1.4. Hợp tác hóa

    • 1.5. Nguồn cung cấp điện

    • 1.6. Nguồn cung cấp hơi – nước

    • 1.7. Thoát nước

    • 1.8. Giao thông vận tải

    • 1.9. Cung cấp nhân công

    • 1.10. Kết luận

    • CHƯƠNG 2

    • TỔNG QUAN

      • 2.1. Đặc điểm nguyên liệu

        • 2.1.1. Cá nguyên liệu

          • 2.1.1.1. Cá ngừ (thunnus thynnus)

          • 2.1.1.2. Cá hồng (Lutianus)

          • 2.1.1.3. Thành phần khối lượng và thành phần hóa học của thịt cá

          • 2.1.1.4. Một số yêu cầu đối với nguyên liệu

          • 2.1.2. Cà chua (Solanum lycopersicum)

            • 2.1.2.1. Các yêu cầu về cà chua khi chế biến pure

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan