CHUYÊN đề địa lý rèn kĩ NĂNG BIỂU đồ, NHẬN xét và GIẢI THÍCH BIỂU đồ

26 2.6K 12
CHUYÊN đề địa lý rèn kĩ NĂNG BIỂU đồ, NHẬN xét và GIẢI THÍCH BIỂU đồ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SỞ GD& ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT SÁNG SƠN BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ ÔN THI ĐẠI HỌC TÊN CHUYÊN ĐỀ: RÈN KĨ NĂNG BIỂU ĐỒ, NHẬN XÉT VÀ GIẢI THÍCH BIỂU ĐỒ Họ và tên người báo cáo: Nguyễn Duy Cương Môn:Địa Lí Tổ chuyên môn: Sử - Địa – Ngoại Ngữ Trường THPT Sáng Sơn Địa chỉ: Thị trấn Tam Sơn – Sông Lô – Vĩnh Phúc Sông lô, ngày 2 tháng 3 năm 2014 1 PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ * Lí do chọn chuyên đề: - Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích bảng số liệu ở đề thi đại học năm nào cũng có, thường chiếm 30% tổng số điểm. Sở dĩ năm nào cũng có nội nội này là vì: + Các bảng số liệu bao giờ cũng là nội dung khái quát hệ thống kiến thức đã được học + Thông qua vẽ biểu đồ nhận xét những số liệu học sinh có được kĩ năng tự phân tích đánh giá các hiện tượng địa lí. + Mặt khác, các biểu đồ rất đa dạng, có ở các bài các phần các cấp học, + Các bài tập vẽ và nhận xét biểu đồ đò hỏi người học cần có nhiệu kĩ năng địa lí, toán học,sự thẩm mĩ trong việc thể hiện các hình biểu đồ… - Việc rèn luyện kĩ năng biểu đồ cho học sinh là cần thiết, vì đa số các em trước khi bước vào kì thi khả năng nhận biết dạng biểu đồ, xử lí số liệu, cách nhận xét, giải thích các hiện tượng địa lí trong bảng số liệu còn rất yếu, chưa tự tin Để giúp các em học sinh có được những kĩ năng một các hệ thống về biêu đồ tội xin biên tập chuyên đề “rèn kĩ năng biểu đồ, nhận xét và giải thích biểu đồ” * Mục tiêu chuyên đề: - Rèn kĩ năng nhận dạng biểu đồ, nhận xét, giải thích các hiện tượng địa lí cho học sinh ôn thi đại học - Đối tượng là các em học sinh lớp 12 ôn thi đại học * Phương pháp và phương tiện thực hiện: - Thống kê toán học - Sử dụng công nghệ thông tin nghiêm cứu, vẽ biểu đồ,.. * Ý nghĩa của chuyên đề: - Đối với HS: + Các em có được kĩ năng về biểu đồ, nhận xét, giải thích các đối tượng biểu đồ. + Tạo tâm lí tốt nhất cho các em bước vào kì thi quan trọng. - Đối với GV: + Luôn phải trau dồi kĩ năng biểu đồ, kiến thức, học hỏi đồng nghiệp + Tự học để nâng cao chuyên môn, nhất là kĩ năng sử dụng công nghệ tin học vào việc vẽ biểu đồ. * Thời gian thực hiện 15 tiết. * Thực hiện lớp 12 2 PHẦN B: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Chương 1: Các dạng biểu đồ, cách nhận xét và giải thích : 1/ Các dạng biểu đồ 1.1/ Biểu đồ hình tròn: *Thường dùng để biểu diễn cơ cấu thành phần của 1 tổng thể và qui mô của đối tượng cần trình bày .Chỉ được thực hiện khi đánh giá trị tính của các đại lượng được tính bằng % và các giá trị thành phần cộng lại bằng 100%. Dùng để vẽ biểu đồ cơ cấu có ít năm, hoặc 1-3 vùng. - Bước 1 xử lí số liệu nếu là số liệu thô - Bước 2 : Xác định bán kính của hình tròn Lưu ý : Bán kính của hình tròn cần phù hợp với khổ giấy để đảm bảo tính trực quan và mĩ thuật cho bản đồ .Trong trường hợp phải vẽ biểu đồ bằng những hình tròn có bán kính khác nhau thì ta phait tính toán bán kính cho các hình tròn - Bước 3 : Chia hình tròn thành những nan quạt theo đúng tỉ lệ và trật tự của các thành phần có trong đề bài cho Lưu ý : toàn bộ hình tròn là 360 độ , tướng ứng với tỉ lệ 100% . Như vậy , tỉ lệ 1% ứng với 3,6 độ trên hình tròn . Khi vẽ các nan quạt nên bắt đầu từ tia 12 giờ và lần lượt vẽ theo chiều thuận với chiều quay của kim đồng hồ .Thứ tự các thành phần của các biểu đồ phải giống nhau để tiện cho việc so sánh - Bước 4: Hoàn thiện bản đồ (ghi tỉ lệ của các thành phần lên biểu đồ, tiếp ta sẽ chọn kí hiệu thể hiện trên biểu đồ và lập bảng chú giải cuối cùng ta ghi tên biểu đồ) - Các dạng biểu đồ tròn: + Dạng 1: hai đường tròn bằng nhau + Dạng 2: hai đường tròn đường kính khác nhau + Biểu đồ hình bán nguyệt 1. 2/ Biểu đồ miềm: Biểu đồ miền để thể hiện được cả cơ cấu và động thái phát triển của các đối tượng .Toàn bộ biểu đồ là 1 hình chữ nhật (hoặc hình vuông ), trong đó được chia thành các miền khác nhau. Dùng để vẽ biểu đồ cơ cấu có nhiều năm. Ví dụ : Biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu giá trị GDP của nước ta từ 1990-2000 *Các bước tiến hành khi vẽ biểu đồ miền Bước 1: Vẽ khung biểu đồ Bước 2: Vẽ ranh giới của miền (để vẽ nhanh chuẩn xác các em nên vẽ hai đầu mút trước) Bước 3 : Hoàn thiện biểu đồ (ghi tỉ lệ của các thành phần lên biểu đồ, tiếp ta sẽ chọn kí hiệu thể hiện trên biểu đồ và lập bảng chú giải cuối cùng ta ghi tên biểu đồ) * Lưu ý : - Nếu bảng số liệu cho là số liệu % ta tiến hành vẽ theo tường bước như trên; Nếu số liệu của đề bài cho là số liệu thô (số liệu tuyệt đối ) thì trước khi vẽ cần xử lí thành số liệu tinh (số liệu theo tỉ lệ %) 3 - Trường hợp bản đồ gồm nhiều miền chồng lên nhau , ta vẽ tuần tự từng miền theo thứ tự từ dưới lên trên .Việc sắp xếp thứ tự của các miền cần lưu ý sao cho có ý nghĩa nhất đồng thời cũng phải tính đến tính trực quan và tính mĩ thuật của biểu đồ .Khoảng cách cấc năm trên cạnh nằm ngang cần đúng tỉ lệ . Thời điểm năm đầu tiên nằm trên cạnh đứng bên trái của biểu đồ . 1.3/ Biểu đồ cột * Dạng này sử dụng để chỉ sự khác biệt về qui mô khối lượng của 1 hay 1 số đối tượng địa lí hoặc sử dụng để thực hiện tương quan về độ lớn giữa các đại lượng Ví dụ : Vẽ biểu đồ so sánh dân số , diện tích ...của 1 số tỉnh (vùng , nước )hoặc vẽ biểu đồ so sánh sản lượng (lúa , ngô , điện , than...)của 1 số địa phương qua 1 số năm *Các bước tiến hành khi vẽ biểu đồ hình cột : Bước 1: Chọn tỉ lệ thích hợp Bước 2: Kẻ hệ trục vuông góc (trục đứng thể hiện đơn vị của các đại lượng , trục ngang thể hiện các năm hoặc các đối tượng khác nhau ) Bước 3: Tính độ cao của từng cột cho đúng tỉ lệ rồi thể hiện trên giấy Bước 4: Hoàn thiện bản đồ ( ghi các số liệu tương ứng vào các cột tiếp theo vẽ kí hiệu vào cột và lập bản chú giải cuối cùng ta ghi tên biểu đồ ) *Một số dạng biểu đồ hình cột thường gặp +Biểu đồ cột đơn +Biểu đồ cột chồng +Biểu đồ cột đơn gộp nhóm (loại này gồm 2 loại cột ghép cùng đại lượng và cột ghép khác đại lượng ) Lưu ý : Các cột chỉ khác nhau về độ cao còn bề ngang của các cột phải bằng nhau .Tùy theo yêu cầu cụ thể mà vẽ khoảng cách các cột bằng nhau hoặc cách nhau theo đúng tie lệ thời gian . Cần lưu ý là ở biểu đồ hình cột thì việc thể hiện độ cao của các cột là điều quan trọng hơn cả bởi vì nó cho thấy rõ sự khác biệt vì qui mô số lượng giữa các năm hoặc các đối tượng cần thể hiện . Còn về khoảng cách các năm, nhìn chung cần theo đúng tỉ lệ . Tuy nhiên , trong 1 số trường hợp có thể vẽ khoảng cách các cột bằng nhau để đảm bảo tính trực quan và tính thẩm mĩ của biểu đồ . 2 Cách nhận xét 1.4 Biểu đồ đường - đồ thị * Đồ thị hay còn gọi là đường biểu diễn hoặc biểu đồ dạng đường , là dạng biểu đồ dùng để thể hiện tiến trình phát triển , sự biến thiên của các đối tượng qua thời gian *Các bước tiến hành khi vẽ biểu - Bước 1: Kẻ hệ trục tọa độ vuông góc (trục đứng thể hiện độ lớn của các đối tượng như số người , sản lượng , tỉ lệ %.. còn trục nằm ngang thể hiện thời gian ) - Bước 2: Xác định tỉ lệ thích hợp ở cả 2 trục ( chú ý tương quan giữa độ cao của trục đứng và độ dài của trục nằm ngang sao cho biểu đồ đảm bảo được tính trực quan và mĩ thuật ) - Bước 3: Căn cứ vào các số liệu của đề bài và tỉ lệ đã xác định đẻ tính toán và đánh giá dấu tọa độ của các điểm mốc trên 2 trục . Khi đánh dấu các năm trên 4 trục ngang cần chú ý đến tỉ lệ (cần đúng tỉ lệ cho trước) . Thời điểm năm đầu tiên nằm trên trục đứng Bước 4: Hoàn thiện biểu đồ ( ghi số liệu vào bản đồ , nếu sử dụng kí hiệu thì cần có bản chú giải cuối cùng ta ghi tên biểu dồ ) Lưu ý : + Nếu vẽ 2 hoặc nhiều đường biểu diễn có chung 1 đơn vị thì mỗi đường cần dùng 1 kí hiệu riêng biệt và có chú giải kèm theo +Nếu phải vẽ biểu đồ mà số liệu đã cho lại thuộc nhiều đơn vị khác nhau thì phải tính toán để chuyển số liệu tuyệt đối với các đơn vị khác nhau sang số tương đối , với cùng đơn vị thông nhất là đơn vị % ). Ta thường lấy số liệu năm đầu tiên là ứng với 100% , số liệu của các năm tiếp theo là tỉ lệ % so với năm đầu tiên . Sau đó ta sẽ vẽ đường biểu diễn + Trường hợp đặc biệt bảng số liệu cho về tỉ suất sinh và tỉ suất tử qua nhiều năm thì phải vẽ biểu đồ đồ thị này, khoảng cách giữa hai đường chính là gia tăng tự nhiên 1.5 Biểu đồ kết hợp (giữa biểu đồ cột và đường biểu diễn) * Dạng này các đối tượng được thể hiện trong biểu đồ kết hợp thường có quan hệ nhất định với nhau vì vậy khi chọn tỉ lệ cho mỗi đối tượng cần chú ý làm sao cho biểu đồ cột và đường biểu diễn không tách rời xa nhau thành 2 khối riêng biệt Ví dụ : Biểu đồ kết hợp về diện tích và sản lượng lúa của nước ta năm 2007 *Các bước tiến hành khi vẽ biểu đồ kết hợp (giữa biểu đồ cột và đường biểu diễn) - Bước 1: Kẻ hệ tọa độ vuông góc (Hai trục đứng nằm ở hai bên biểu đồ, xác định tỉ lệ thích hợp trên các trục ) - Bước 2: Vẽ biểu đồ hình cột - Bước 3: Vẽ đường biểu diễn - Bước 4: Hoàn thiện biểu đồ ( Ghi số liệu , lập bản chú giải , ghi tên biểu đồ ) - Một số dạng biểu đồ của biểu đồ kết hợp: + Dạng cột đơn kết hợp với đường biểu diễn + Dạng cột ghép kết hợp với đường biểu diễn + Cột chồng kết hợp với đường biểu diễn 2.1/ Nhận xét biểu đồ tròn, biểu đồ miền có nhận xét tương tự nhau - Có một vòng: nhận xét cơ bản như sau: Yếu tố nào lớn nhất và yếu tố nào nhỏ nhất? Lớn nhất so với nhỏ nhất thì gấp nhau mấy lần? - Có hai hoặc ba vòng (theo năm)Nhìn chung các vòng về thứ tự lớn nhỏ? Có thay đổi không? Thay đổi thế nào? Nhận xét cho từng vòng So sánh từng phần giữa các vòng xem tăng hay giảm tăng nhiều hay ít, giản nhiều hay ít? - Nhận xét từng miền, đánh giá cao nhất, thấp nhất..chỉ ra xu hướng Tóm lại cả hai biểu đồ cơ cấu có thể nhận xét theo cách sau: Nhận thấy xu hướng tăng hay giảm Cao thấp 5 2.2/Nhận xét biểu đồ hình cột và đồ thị - Nhận xét cơ bản:Tăng hay giảm? + Nếu tăng thì tăng như thế nào? (nhanh hay chậm hay đều) + Nếu giảm cũng vậy. (nhanh hay chậm hay đều) Mốc thời gian chuyển tiếp từ tăng qua giảm hay từ giảm qua tăng? Không ghi từng năm một trừ khi mỗi năm mỗi thay đổi. Hoặc mốc thời gian từ tăng chậm qua tăng nhanh hay ngược lại. - Biểu đồ cột và đồ thị có 2, 3 yếu tố. Thì ta nêu từng yếu tố một như nhận xét trên sau đó so sánh chúng với nhau. Lưu ý: Biểu đồ cột, miền chỉ thể hiện vùng kinh tế, các quốc gia… - Nhận xét cơ bản: Cao nhất là vùng nào hay quốc gia nào? (nếu nhiều vùng nhiều quốc gia thì chọn cái nhất và cái nhì) Tấp nhất là vùng nào hay quốc gia nào? (nếu nhiều vùng nhiều quốc gia thì chọn cái nhất và cái nhì). - So sánh giữa các yếu tố với nhau, đặc biệt lưu ý khi so sánh giữa cái cao nhất (lớn nhất) với cái thấp nhất (nhỏ nhất) xem chúng gấp nhau mấy lần? 2.3/ Nhận xét biểu đồ kết hợp Cách nhận xét tương tự giống như biểu đồ cột và biểu đồ đồ thị.(bản chất là sự kết hợp của hai biểu đồ trên) 3. Cách giải thích - Thông thường khi ta chỉ ra những đặc điểm nổi bật của các đối tượng địa lí qua bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ, chúng ta thường tự đặt câu hỏi tại sao giai đoạn này tăng, giai đoạn sau giảm, tại sao lại có tỉ lệ cao nhất, thấp nhất…. Khi giải thích các hiện tượng của các đối tượng đó ta có thể đi theo các hướng sau: + Lấy vai trò của các đối tượng đó ra để giải thích + Lấy các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố để giải thích Ví dụ: nội dung yêu cầu giải thích tại sao phân bố dân cư nước ta phân bố không đồng đều? Khi đó ta phải lấy các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư ra để giải thích: + Nhân tố tự nhiên + Nhân tố kinh tế - xã hội + Lịch sử khai thác lãnh thổ + Nuế là các yếu tố tự nhiên thì ta phải lấy các quy luật tự nhiên, mối quan hệ phụ thuộc giữa các yếu tố tự nhiên đó với nhau. 6 Chương II Phần bài tập thực hành 1. Biểu đồ hình tròn - Dạng 1: hai đường tròn bằng nhau Bài 1. Cho bảng số liệu: Tình hình sử dụng đất ở nước ta trong 2 năm 1993 và 2006. Năm 1993 2006 Các loại đất (%) (1000 ha) Đất nông nghiệp 22,2 9412200 Đất lâm nghiệp có rừng 30,0 14437300 Đất chuyên dùng và thổ cư 5,6 2003700 Đất chưa sử dụng 42,2 7268000 Tổng 100,0 33121200 a. Vẽ biểu đồ về cơ cấu sử dụng đất của nước ta năm 1993 và năm 2006. b. Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu sử dụng đất của nước ta trong 2 năm 1993 và 2006. Đáp án: a. Chọn biểu đồ: Vẽ biểu đồ hình tròn bằng nhau- Thực hiện đầy đủ theo qui trình vẽ biểu đồ hình tròn (như đã hướng dẫn). (không phải tính bán kính cho mỗi vòng tròn, vì tổng diện tích đất tự nhiên của nước ta không thay đổi) - Phải xử lý số liệu: Tính tỉ lệ cơ câu (%) của các loại đất năm 2006. Lập bảng: Cơ cấu sử dụng đất tự nhiên của nước ta năm 1993 và 2006 (%) Năm 1993 2006 Các loại đất Đất nông nghiệp 22,20 28,42 Đất lâm nghiệp có rừng 30,00 43,59 Đất chuyên dùng và thổ cư 5,60 6,05 Đất chưa sử dụng 42,20 21,94 Tổng 100,0 100,0 Vẽ biểu đồ: Biểu đồ thể hiện cơ cấu sử dụng đất tự nhiên trong 2 năm 1993 và 2006. 7 b. Nhận xét và giải thích: từ 1993 - 2006: - Diện tích đất nông nghiệp tăng cả về qui mô và cơ cấu (tương ứng là 2,06 triệu ha và 6,22%). Nguyên nhân do có chính sách khai hoang, mở rộng diện tích; Phát triển kinh tế trang trại; Do quản lý qui hoạch tốt đất chuyên dùng, nên tuy một phần đất nông nghiệp đã chuyển sang đất chuyên dùng và đô thị nhưng đất nông nghiệp vẫn tăng. - Đất lâm nghiệp tăng nhanh hơn (4,5 triệu ha và 13,59%), do có chính sách đóng cửa rừng; chính sách phủ xanh ĐTĐNT, phát triển rừng và phát triển kinh tế trang trại. - Đất chuyên dùng và thổ cư tăng chậm (1,48 triệu ha và 0,55%), do thực hiện tốt chính sách dân số, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng đất trong quá trình đô thị hoá. - Đất chưa SD giảm mạnh (giảm 6,7 triệu ha, tỉ trọng giảm 20,26%), do tăng cường khai hoang, đẩy mạnh phong trào trồng rừng. Như vậy khi tổng số không thay đổi thì ta luôn chọn biểu đồ có đường kính bằng nhau - Dạng 2: hai đường tròn đường kính khác nhau Bài tập 2 : Cho bảng số liệu: Diện tích cây chè, cà phê, cao su trong 3 năm 1985, 1995 và 2005 (Đơn vị: 1.000 ha). Năm Chè Cà phê 1985 50,8 44,7 1995 70,0 150,0 2005 122,5 497,4 a. Vẽ biểu đồ thể hiện qui mô, cơ cấu diện tích nghiệp trên. Cao su 180,2 260,0 482,7 của 3 loại cây công b. Từ biểu đồ đã vẽ rút ra nhận xét và giải thích nguyên nhân dẫn tới sự thay đổi diện tích cây công nghiệp theo bảng số liệu trên a. Vẽ biểu đồ - Xử lí số liệu. Tỉ trọng cây chè, cà phê và cao su các năm 1985, 1995 và 2005 (%) 8 Năm 1985 1995 2005 Tổng Chè Cà phê 100,0 18,43 16,21 100,0 14,58 31,25 100,0 11,10 45,11 Cao su 65,36 54,17 43,78 - Tính bán kính cho mỗi hình tròn R(1985) = 1,0  R(1995) =  R(2005) = 480 =1,3 275.7 1102.6 = 1,99 275.7 - Biểu đồ thể hiện qui mô, cơ cấu DT cây chè, cà phê và cao su ở nước ta năm 1985, 1995 và 2005 b. Nhận xét và giải thích: Trong thời gian từ 1985 - 2005: - Diện tích cả 3 loại cây công nghiệp tăng 4,00 lần. Trong đó, cây chè (2,41 lần), Cây cà phê (11,13 lần), Cây cao su (2,68 lần). - Do tốc độ tăng khác nhau nên tỉ trọng của 3 loại cây có sự thay đổi trong cơ cấu: Cây cà phê tăng 28,9%. Cây chè và cây cao su đều giảm tương ứng 7,29% và 21,62%. - Có sự thay đổi diện tích của 3 loại cây trên chủ yếu: + Vai trò của các cây công nghiệp: nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến, xuất khẩu, giải quyết vấn đề việc làm, nâng cao đời sống nhân…. + Diện tích cây công nghiệp tăng do nước ta có nhiều điều kiện về tài nguyên: đất, nước, khí hậu…. + Diện tích tăng do sự mở rộng của thị trường, nước ta đã xây dựng được các nhà máy chế biến, chính sách phát triển trong nông nghiệp của nhà nước… 9 Bài tập ứng dụng: Bài 1:Dựa vào bảng số liệu giá trị sản lượng công nghiệp và nông nghiệp của các vùng năm 2005 . (Đơn vị: tính: tỉ đồng) Vùng Công nghiệp Nông nghiệp Cả nước 396643,2 137112,0 ĐB sông Hồng 94210,8 24140,0 Đông Bắc 21245,3 11147,1 Tây Bắc 1295,8 3072,0 Bắc Trung Bộ 15302,2 11718,1 DH Nam Trung Bộ 24061,8 9253,2 Tây Nguyên 3504,6 16139,8 Đông Nam Bộ 199622,5 13872,0 ĐB sông Cửu Long 37400,2 47769,8 a. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu GTSL công nghiệp và nông nghiệp của các vùng trong giá trị tổng SLCN và giá trị tổng SLNN năm 2005. b. So sánh sự phát triển công nghiệp và nông nghiệp giữa các vùng nói trên. Giải thích vì sao có sự khác biệt giữa các vùng ? - Biểu đồ hình bán nguyệt Trong bảng số liệu có hai đối tượng cần phải thể hiện trên cùng biểu đồ, thành phần có cơ cấu Bài. Cho bảng số liệu: Tình hình xuất nhập khẩu phân theo nhóm hàng. (Đơn vị tính: Triệu USD) XUẤT KHẨU Hàng công nghiệp nặng & khoáng sản Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp Hàng nông sản NHẬP KHẨU Tư liệu sản xuất Hàng tiêu dùng 1991 2086,1 697,1 300,1 1088,9 2428,0 2102,8 325,2 1995 5448,6 1377,7 1549,8 2521,1 8155,4 6807,2 1348,2 a. Vẽ biểu đồ hai nửa hình tròn thể hiện rõ nhất qui mô, cơ cấu xuất nhập khẩu(X – NK) phân theo nhóm hàng ở nước ta năm 1991 và 1995 b. Nhận xét và giải thích tình hình xuất, nhập khẩu ở nước ta trong thời gian trên. Giải 10 a. Vẽ biểu đồ - Xử lí số liệu. XUẤT KHẨU Hàng công nghiệp nặng & khoáng sản Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp Hàng nông sản NHẬP KHẨU Tư liệu sản xuất Hàng tiêu dùng 1991 100,0 33,4 14,4 52,2 100,0 86,6 13,4 1995 100,0 25,3 28,4 46,3 100,0 83,5 16,5 + Tính bán kính cho các nửa hình tròn: Tổng xuất khẩu(XK 1995) gấp 2,61 lần tổng giá trị (XK 1991); Suy ra: bán kính nửa vòng tròn (XK 1995) lớn gấp 2,61 = 1,61 lần bán kính nửa vòng tròn (XK 1991).  Tương tự vậy, tổng giá trị (NK 1991) lớn gấp 1,16 lần tổng giá trị (XK 1991), suy ra bán kính nửa vòng tròn (NK 1991) lớn gấp 1,16 = 1,07 lần tổng giá trị (XK 1991)  và tổng giá trị (NK 1995) lớn gấp 3,91 lần (XK 1991), suy ra bán kính 3,91 = 1,97 lần (XK 1991). - Vẽ biểu đồ: Biểu đồ thể hiện qui mô, cơ cấu các mặt hàng xuất nhập khẩu của nước ta trong 2 năm 1991 và 1995. b. Nhận xét. Từ 1991- 1995: - Tổng kim ngạch X - NK nước ta tăng 3,01 lần. Trong đó: XK tăng 2,6 lần. NK tăng 3,35 lần. - Tuy bản chất của hoạt động X - NK của mỗi giai đoạn khác nhau, nhưng tình trạng nhập siêu còn lớn (năm 1991: Nhập siêu 341,9 triệu USD, C.Cân 341,9 triệu USD; năm 1995 nhập siêu lên 2706,8 triệu USD (- 2706,8 triệu USD.) c. Giải thích: hoạt động ngoại thương (xuất, nhập khẩu) của nước ta phát triển mạnh là do: 11 + Thành tựu của công cuộc đổi mới nền KT-XH. Có chính sách đổi mới trong cơ chế quản lý xuất nhập khẩu. Tiếp cận được với nhiều thị trường mới. +Nhập siêu lớn là do sản xuất ở trong nước chưa mạnh thể hiện trong cơ cấu xuất - nhập khẩu: Xuất khẩu chủ yếu là nông sản và khoáng sản. Nhập khẩu chủ yếu là tư liệu sản xuất và do nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội (đặc biệt là quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước) 2. Biểu đồ miền Bài tập Tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế các năm từ 1986 - 2005 Năm Tổng số 1986 1989 599,0 28093,0 140258, 1993 0 228892, 1995 0 1999 399942,0 200 0 441646,0 200 5 839211,0 N – L - TS 228,0 11818,0 (Đơn vị: Tỉ đồng VN) Chia ra CN - XD D.Vụ 173,0 198,0 6444,0 9831,0 41895,0 40535,0 57828,0 62219,0 101723,0 65820,0 137959,0 100853,0 160260,0 108356,0 162220,0 171070,0 175984,0 344224,0 319003,0 a. Vẽ biểu đồ thể hiện rõ nhất sự thay đổi cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (TSP)thời kỳ trên. b. Nhận xét và giải thích sự thay đổi đó. Bài làm a. Vẽ biểu đồ: - Xử lí số liệu: Bảng cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế từ 1986 – 2005 (%) Năm Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 1986 1989 1993 1995 1999 200 0 100,0 N – L - TS 38,06 42,07 29,87 27,18 25,43 Chia ra CN - XD 28,88 22,94 28,90 28,76 34,49 D.Vụ 33,06 34,99 41,23 44,06 40,07 24,53 36,73 38,73 12 200 5 100,0 20,97 41,02 38,01 - Vẽ biểu đồ. Biểu đồ sự thay đổi cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế từ 1986 – 2005 b. Nhận xét. Từ 1986 – 2005: - Về tốc độ tăng: Giá trị TSP trong nước tăng rất nhanh (1.401,0 lần). Tăng nhanh nhất là CN - XD (1.990,0 lần); đến Dịch vụ (1.611,0 lần) và sau cùng là N – L - TS (772,0 lần). - Về cơ cấu: TSP trong nước phân theo khu vực kinh tế đang có sự chuyển dịch theo hướng CNH’ và HĐH’: ▫ Giảm nhanh tỉ trọng khu vực N - L - TS từ 38,06% xuống 20,97% giảm 17,09%, riêng năm 1989 tăng về tỉ trọng & sau đó bắt đầu giảm nhanh. ▫ Tăng nhanh tỉ trọng trong khu vực CN - XD từ 28,88% lên 41,02% (tăng 12,14%), riêng năm 1989 tỉ trọng giảm so với năm 1986, sau đó bắt đầu tăng khá đều và đến 1995 đã vượt tỉ trọng của khu vực N - L – N, năm 2005 cũng vượt tỉ trọng của khu vực dịch vụ. ▫ Khu vực dịch vụ tăng trung bình và chiếm tỉ trọng khá cao. c. Giải thích. Có sự chuyển dịch cơ cấu như trên đó là thành tựu của công cuộc đổi mới nền KT-XH. Giai đoạn đầu khi chuyển sang cơ chế thị trường, ngành SX CN chưa thích ứng kịp với cơ chế, SX CN gặp nhiều khó khăn (tỉ trọng giảm - 1989), một vài năm sau do thích ứng được với cơ chế thị trường, thì SX CN bắt đầu tăng. Tỉ trọng giá trị sản xuất trong khu vực CN - XD và dịch vụ tăng thì tỉ trọng giá trị của khu vực N-L-N sẽ giảm, nhưng giá trị tuyệt đối của tất cả các khu vực đều tăng. Bài tập tự làm Bài 1. Dựa vào bảng số liệu: Giá trị sản xuất nông nghiệp(SXNN) của nước ta từ 1990 - 2006 (Đơn vị: tỉ đồng). năm Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ 1990 16393,5 3701,0 572,0 1995 66793,8 16168,2 2545,6 200 101043,7 24960,2 3136,6 13 0 200 2 200 4 200 6 111171,8 30574,8 3274,7 131551,9 37343,6 3599,4 144773,1 48654,5 3560,1 a, Vẽ biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị SXNN thời kì trên. b, Rút ra nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu giá trị SXNN thời kì trên. 3. Biểu đồ cột: * biểu đồ cột đơn Bài 1. Cho bảng số liệu: tình hình dân số ở Việt Nam thời kỳ từ 1901 - 2005 (Đơn vị: triệu người) Năm Số dân 1901 1921 1936 1955 1961 1970 1979 1989 1999 2005 13,0 15,6 19,0 25,0 32,0 41,0 52,5 64,0 76,3 83,1 a. Vẽ biểu đồ biểu hiện tình hình dân số nước ta thời kỳ 1901 - 2005. b. Rút ra nhận xét và giải thích. a. Vẽ biểu đồ: Biểu đồ thể hiện tình hình dân số nước ta thời kỳ từ 1901 2005 b. Nhận xét. Trong thời gian từ 1901 - 2005: - Nhịp độ tăng dân số của nước ta có xu hướng ngày càng tăng cao (tăng thêm 70,1 triệu người (tương đương số dân của một nước đông dân trên thế giới). Thời gian tăng dân số gấp đôi rút ngắn dần: từ 1921 - 1961 (40 năm) dân số tăng 2 lần, từ 1961 - 1989 (còn 28 năm) dân số lại tăng gấp đôi. - Xét theo từng thời kỳ: 14 + Trong nửa đầu của thế kỷ XX (1901-1961): dân số tăng chậm (nhưng TSS và TST đều rất cao). + Từ sau 1961: dân số bắt đầu tăng nhanh (mỗi năm tăng TB > 1,0 triệu người). Nguyên nhân là do tỉ suất tử vong ở trẻ em giảm rất nhanh, tỉ suất sinh tuy có giảm nhưng vẫn ở mức độ cao sinh vẫn lớn hơn tử gia tăng ở mức “+”. Dân số nước ta tăng nhanh là do có tỉ lệ gia tăng tự nhiên còn ở mức cao, trung bình cao hơn thế giới, + Vào những năm cuối của thế kỷ XX, dân số nước ta bắt đầu tăng chậm. Nguyên nhân do chúng ta đã ý thức được việc tăng nhanh dân số đã gây hậu quả rất lớn đến môi trường , lên sự phát triển kinh tế xã hội & ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng cuộc sống. Mặt khác, do chúng ta đã triển khai tốt công tác dân số kế hoạch hóa gia đình; Đời sống nhân dân đã được nâng cao. Bài tập ứng dụng Bài 2. Cho bảng số liệu về tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của nước ta qua các thời kỳ (Đơn vị: %). Thời kì 21-26 26-31 31-36 36-39 39-43 GT dân số TN 1,86 0,6 1,39 1,09 3,06 Thời kì 43-51 51-54 54-60 60-65 65-70 GT dân số TN 0,60 1,10 3,39 2,93 3,24 Thời kì 70-76 76-79 79-89 89-99 00-05 GT dân số TN 3,00 2,16 2,10 1,70 1,30 a. Hãy vẽ biểu đồ thể hiện tình hình gia tăng dân số tự nhiên thời kỳ từ 1921 - 2005. b. Nhận xét về sự gia tăng dân số tự nhiên trong thời gian trên. Ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội. * Biểu đồ cột chồng Bài 1 Cho bảng số liệu tổng giá trị xuất, (Đơn vị: Triệu USD) Năm 1980 1987 1992 Tổng số 1652,8 3309,3 5121,4 Xuất khẩu 338,6 854,2 2580,7 Nhập khẩu 1314,2 2455,1 2540,7 nhập khẩu thời kỳ 1980-2002. 1998 1999 2002 20600,0 23162,0 36438,8 9300,0 11540,0 16705,8 11300,0 11622,0 19733,0 a. Hãy vẽ biểu đồ thể hiện rõ nhất thể hiện tình hình xuất, nhập khẩu qua các năm. b. Nhận xét sự chuyển biến trong hoạt động xuất, nhập khẩu thời gian trên. a. Vẽ biểu đồ. Biểu đồ thể hiện tình hình xuất nhập khẩu của nước ta từ 1980 - 2002 15 b. Nhận xét: Từ 1980 - 2002 - Tổng giá trị xuất, nhập khẩu tăng 22,05 lần (xuất khẩu tăng 49,33 lần, nhập khẩu tăng 15,01 lần). - Cán cân xuất, nhập khẩu có chuyển biến rõ rệt. Có thể chia làm 2 giai đoạn chính: + Từ 1980 - 1992: Nhập siêu giảm dần, cán cân xuất, nhập khẩu trở nên cân đối.(dẫn chứng) + Từ sau 1992: Nhập siêu lại tăng lên, nhưng khác hẳn về bản chất so với giai đoạn trước.(dẫn chứng) c. Giải thích: Trước năm 1990, nhập khẩu chủ yếu là cho tiêu dùng (vì SX trong nước chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu nhân dân); Sau 1990: cả nước tập trung vào CNH’ và HĐH’ đất nước, nhu cầu lớn về thiết bị, máy móc, công nghệ cùng với các dự án đầu tư nước ngoài. Vì vậy, nhập siêu tăng nhưng khác hẳn về bản chất so với giai đoạn trước... 4. Biểu đồ đường – đồ thị * Trường hợp đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện chỉ số phát triển hoặc tốc độ phát triển Bài tập ứng dụng : Bài 1/Cho bảng số liệu về chỉ số phát triển tổng sản phẩm trong nước phân theo ngành từ 1990-2005 16 Đơn vị: % Năm Nông lâm ngư nghiệp Công nghiệp và xây dựng 100,00 134,51 127,71 124,38 117,61 Dịch vụ 1990 100,00 100,00 1993 111,68 134,85 1995 127,06 129,26 1997 107,03 114,32 1999 109,29 106,38 200 1 103,23 113,13 108,68 200 3 112,08 117,42 113,02 200 5 112,82 119,68 117,41 1. Vẽ các biểu đồ thể hiện chỉ số phát triển tổng sản phẩm trong nước. 2. Hãy phân tích xu hướng phát triển của tổng sản phẩm trong nước phân theo ngành kinh tế (1990 - 2005). Bài làm 1. vẽ biểu đồ: Nông lâm ngư nghiệp Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ (N-L-N) (CN-XD) (DV) 2. Phân tích xu hướng phát triển của tổng sản phẩm trong nước phân theo ngành kinh tế (1990 - 2005). ▫ Khu vực CN – XD có tốc độ tăng nhanh và khá đều (tăng 19,68%) 17 ▫ khu vực N - L – N có tốc độ tăng chậm nhất(12.8%) ▫ Khu vực dịch vụ có tốc độ gia tăng ngiệp(Tăng 17.41%) chỉ đứng sau lĩnh vực công Như vậy, từ sau 1990 khi cả nước đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước thì khu vực CN - XD có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất nhằm biến nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu sang một nước công nghiệp. * Dạng 2 bảng số liệu cho có nhiểu đơn vị, mà yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng. Khi đó chúng ta phải đưa vê cùng 1 đươ vị % để vẽ biểu đồ Bài tập ứng dụng: Baii tập 2: Cho bảng số liệu về số dân và sản lượng lúa từ 1982 - 2005. Năm 1982 1988 1990 1996 1999 2005 Số dân(triệu người) 56,2 63,6 66,2 75,3 76,3 83,1 Sản lượng lúa(triệu tấn) 14,4 17,0 19,2 26,4 31,4 35,8 a. Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng số dân, sản lượng và bình quân lúa trên người của nước ta thời kì trên. b. Rút ra nhận xét và giải tích từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ. a. Vẽ biểu đồ: Xử lý số liệu: Năm Số dân (triệu người) Sản lượng lúa (triệu tấn) Bình quân (kg/ người) * Tính bình quân lúa/người 1982 1988 1990 1996 56,2 63,6 66,2 75,3 14,4 17,0 19,2 26,4 256,2 267,3 290,0 350,6 1999 76,3 31,4 411,5 * Tính tốc độ tăng số dân, sản lượng lúa và bình quân lúa/người 1981 = 100.0). Năm 1982 1988 1990 1996 1999 Số dân 100 113,2 117,8 134,0 135,8 Sản lượng lúa 100 118,1 133,3 183,3 218,1 Bình quân lúa/người 100 104,3 113,2 136,8 160,6 2005 83,1 35,8 430,8 (%) ( năm 2005 147,9 248,6 168,2 Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng số dân, sản lượng và bình quân lúa/người của nước ta từ 1982 - 2005 18 b. Nhận xét. - Từ 1982 - 2005: Số dân, sản lượng và BQ lúa/người của nước ta đều tăng. Sản lượng lúa tăng ( 2,48 lần), BQ lúa/người (1,68 lần) và sau cùng là số dân (1,47 lần). -Từ năm 1982-2005 Dân số, sản lượng lúa, bình quân lúa / người đều tăng, nhưng tốc độ tăng không đều + Dân số tăng chậm nhất 47.9% + Sản lượng lúa tăng nhanh nhất 148.6% + Bình quân lúa/người tăng 68.2% * Giải thích: Nguyên nhân dẫn tới sản lượng & bình quân lúa/người của nước ta tăng là do: - diện tích gieo trồng không ngừng được mở rộng. - Công tác thủy lợi được quan tâm đúng mức. - Đưa các giống mới phù hợp với điều kiện sinh thái của mỗi vùng. - Do thay đổi cơ cấu mùa vụ. - Cơ chế khoán 10 cùng luật ruộng đất đã tạo ra sự chuyển biến nhanh trong SXNN. - Nhà nước tập trung đầu tư vào 2 vùng trọng điểm lúa (ĐBSH, ĐBSCL). - Thị trường (trong và ngoài nước) có nhu cầu lớn. - Ngoài ra, còn phải kể đến việc thực hiện tốt công tác dân số 19 Bài 3 – trường hợp đặc biệt Cho bảng số liệu sau đây: tỉ suất sinh, tỉ suất tử ở nước ta, giai đoạn 1960-2006 Đơn vị ‰ Năm 1960 1970 1979 1989 1994 1999 2006 Tỉ suất sinh 46 34.6 32.2 30.1 25.3 19.9 18.6 Tỉ suất tử 12.0 6.6 7.2 7.3 6.7 5.6 5.0 a, Vẽ biểu đồ thể hiện tỉ suất sinh, tỉ suất tử và gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta giai đoạn 1960-2006 b, Nhận xét xu hướng thay đổi tỉ suất sinh, tỉ suất tử, gia tăng dân số tự nhiên và giải thích. Giải đáp: a, Vẽ biểu đồ thể hiện tỉ suất sinh, tỉ suất tử và gia tăng dân số tự nhiên của nước ta giai đoạn 1960-2006 B, Nhận xét: - 1960-2006 tỉ suất sinh, tỉ suất tử và gia tăng dân số tự nhiêncủa nước ta có xu hướng giảm nhưng không đồng đều giữa các giai đoạn: + Giai đoạn: 1960-1979: tỉ suất sinh ở mức rất cao, tỉ suất tử có xu ướng giảm nên gia tăng dân số tự nhiên rất cao (trên dưới 3%). Đây là thời kì diễn ra bùng nổ dân số 20 Giải thích: Nền kinh tế nông nghiệp cần nhiều lao động, ảnh hưởng đến tư tưởng lạc hậu,.. tỉ suất tử giảm vì đây là thời kì hòa bình ở miền Bắc, đời sống nhân dân được cải thiện, tiến bộ về y tế … + Giai đoạn 1979-1994: tỉ suất sinh giảm mạnh(32,2 ‰ xuống còn 25,3‰), tỉ suất tử ổn định ở mức thấp nên gia tăng dân số tự nhiên giảm nhanh từ 2.5% xuống còn 1.86%. + Giai đoạn: 1994-2006: Tỉ suất sinh tiếp tục giảm mạnh(6.7‰), tỉ suất tử ổn định ở mức thấp nên gia tăng dân số tự nhiên giảm nhanh (từ 1.86% xuống còn 1.4%). Tuy nhiên, so với thế giới(trung bình 1.2%) mức này ở nước ta vẫn còn cao. Giải thích: do giai đoạn này Nhà nước đã thực hiện chính sách dân số đạt hiệu quả 5. Biểu đồ kết hợp: + Dạng cột đơn kết hợp với đường biểu diễn Dấu hiệu để chọn biểu đồ kết hợp cột và đường chúng ta dựa vào các thông tin: vẽ trên cùng một biểu đồ, có hai đơn vị khác nhau, đối tượng nào tănh nhanh hơn thì ta chọn vẽ đường Bài tập 1 . Cho bảng số liệu: Dân số và sản lượng lúa thời kì từ 1980 - 2005 Năm Số dân (Triệu người) Sản lượng lúa (Triệu tấn) 1980 54,0 11,6 1985 59,8 15,9 1990 66,1 19,2 1995 73,9 24,9 1999 76,3 31,4 2005 83,1 35,8 a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện mối quan hệ giữa số dân và sản lượng lúa của nước ta thời kì trên. b. Rút ra nhận xét cần thiết. a. Vẽ biểu đồ: Biểu đồ kết hợp (cột và đường) thể hiện số dân và SL lúa nước ta thời kì từ 1980 - 2005 21 b. Nhận xét. Trong thời gian từ 1980 - 2005: Cả số dân & SL lúa đều tăng. Mức độ tăng khác nhau: Dân số tăng 1,54 lần. Sản lượng lúa tăng 3,10 lần. Như vậy, mặc dù dân số tăng khá nhanh, nhưng do có nhiều cố gắng trong việc mở rộng diện tích, áp dụng những tiến bộ của KH – KT, mà quan trọng hơn cả là đẩy mạnh thâm canh nên BQ sản lượng lúa/người của nước ta tăng liên tục, từ 215 kg/ng (1980) lên 290 kg/ng (1990) và 400 kg/ng (2005). Tuy nhiên, với một quốc gia đông dân, GTDSTN vẫn còn cao, nhu cầu về LT là rất lớn. Vì vậy, để đảm bảo an ninh về LT, nâng cao CLCS của nhân dân cần phải tiếp tục đẩy mạnh việc thâm canh cây lúa Bài tập thực hành: Cho bảng số liệu sau: Tình hình xuất khẩu gạo ở nước ta, giai đoạn 1989 - 2005 Năm Lượng gạo xuất khẩu Kim ngạch xuất khẩu (nghìn tấn) (triệu USD) 1989 1425 321,811 1995 1998 546,800 2000 3477 667,349 2002 3241 725,535 2004 4060 950,000 2005 5202 1394,000 a. Vẽ biểu đồ kết hợp thể hiện sản lượng gạo và kim ngạch xuất khẩu gạo của nước ta, qua các năm. Tính giá gạo xuất khẩu bình quân qua các năm (USD/tấn) b. Nhận xét và giải thích tình hình xuất khẩu gạo ở nước ta, giai đoạn trên. + Dạng cột ghép kết hợp với đường biểu diễn Dấu hiệu để chọn biểu đồ kết hợp cột và đường chúng ta dựa vào các thông tin: vẽ trên cùng một biểu đồ, có hai đơn vị khác nhau, đối tượng nào tănh nhanh hơn thì ta chọn vẽ đường, nếu hai đối tượng độc lập có cùng đơn vị thì chúng ta chọn hai đối tượng đó vẽ cột. Bài tập 2 . Cho bảng số liệu: Diện tích gieo trồng mía, sản xuất đường và nhập khẩu đường qua các năm từ 1990 - 1995. a. Hãy vẽ biểu đồ thể hiện mối quan hệ về diện tích trồng mía với việc sản xuất đường và nhập khẩu đường của nước ta thời kì trên. b. 22 Năm 1990 1991 1992 1993 1994 1995 DT trồng mía (1000 ha) 130,6 143,7 146,5 143,0 164,8 224,8 SX đường (1000 tấn) 324,0 372,0 365,0 369,0 364,1 517,2 NK đường (1000 tấn) 23,8 15,9 11,3 44,3 124,4 145,5 b. Nhận xét và giải thích xu hướng biến đổi của sản xuất đường thời kỳ trên. a. Vẽ biểu đồ. Biểu đồ cột và đường thể hiện diện tích, SX đường và NK đường thời kỳ từ 1990 - 1995 b. Nhận xét: DTích gieo trồng mía tăng nhanh trong thập kỷ 90, (đặc biệt là trong 2 năm 1994 - 1995). Sản xuất đường mật tăng nhưng nhập khẩu đường cũng tăng. c. Giải thích: Nước ta có nhiều điều kiện để phát triển sản xuất mía đường. Trước kia, trồng mía chủ yếu trên đất bãi, ở đồng bằng, gần đây đã phát triển trên đồi, trên đất xám phù sa cổ. Phát triển sản xuất mía đường là để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong cả nước. Nhưng trong thời gian trên sản xuất chưa đáp ứng đủ nhu cầu, vì vậy sản xuất đường mật tuy có tăng, nhưng N.Khẩu đường cũng tăng. Bài tập thực hành: Bài tập Cho bảng số liệu sau: Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp(CN) nước ta, từ 1990 - 2007 Năm 1990 1995 2000 2005 2007 Than (triệu tấn) 4,6 8,4 11,6 31,4 42,5 Dầu (triệu tấn) 2,7 7,6 16,3 18,5 15,9 Điện (tỉ kwh) 8,8 14,7 26,7 52,1 64,1 23 a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sản lượng của các sản phẩm CN của nước ta qua các năm trên. b. Nhận xét, giải thích sản lượng của các sản phẩm CN của nước ta qua các năm trên. - Cột chồng kết hợp với đường biểu diễn Dấu hiệu để chọn biểu đồ kết hợp cột (cột chồng )và đường chúng ta dựa vào các thông tin: đề bài yêu cầu vẽ trên cùng một biểu đồ mà trong đó có 1 đối tượng có tổng của các thành phần thì chọn vẽ cột chồng, đối tượng địa lí còn lại ta xẽ đường biểu diễn Bâì tập: Cho bảng số liệu sau về diện tích và độ che phủ rừng ở nước ta, giao đoạn 1943-2005 Năm 1943 1976 1983 1990 2000 2005 Diện tích rừng(triệu ha) 14.3 11.1 7.2 9.2 10.9 12.4 Rừng tự nhiên(triệu ha) 14.3 11 6.8 8.4 9.4 9.5 Rừng trồng(triệu ha) 0 0.1 0.4 0.8 1.5 2.9 Độ che phủ(%) 43.8 33.8 22 27.8 33.1 37.7 `a, Vẽ biểu đồ thể hiện sự biến đổi diện tích rừng và độ che phủ rừng ở nước ta, giai đoạn 1943-2005 b, Nhận xét sự thay đổi diện tích rừng và độ che phủ rừng ở nước ta, giai đoạn 1943-2005 bài làm: `a, Vẽ biểu đồ thể hiện sự biến đổi diện tích rừng và độ che phủ rừng ở nước ta, giai đoạn 1943-2005 b, Nhận xét: 24 - Tổng diện tích rừng nước ta có nhiều biến đổi, do sự biến đổi diện tích rừng tự nhiên và diện tích rừng trồng . - Sự biến đổi của tổng diện tích rừng làm cho độ che phủ của rừng cũng bị biến đổi đổi - Năm 1943 rừng của nước ta hoàn toàn là rừng tự nhiên, chưa có diện tích rừng trồng. - Từ 1943 – 1983, nước ta mất đi 7,1 triệu ha rừng, trung bình mỗi năm nước ta mất đi 0,18 triệu ha rừng. trong giai đoạn này, diện tích rừng trồng tăng không đáng kể. Như vậy, diện tích rừng trồng của nước ta không bù lại được so với diện tích rừng tự nhiên bị mất nên độ che phủ rừng cũng bị giảm 21.8%. - Từ 1983-2005, diện tích rừng tự nhiên của nước ta có sự phục hồi, nên diện tich tự nhiên đã tăng được 2.7 triệu ha, diện tích rừng trồng cũng tăng lên 2.5 triệu ha. Vì vậy, tổng diện tích rừng của nước ta đã tăng lên 5.2 triệu ha, làm chô dộ che phủ rừng của nước ta tăng 15.7%. Bài tập thực hành Cho bảng số liệu sau: Tình hình phát triển du lịch nước ta 1995-2000 Năm Khách du lịch(triệu lượt người) Doanh thu Tổng số Khách quốc tế Khách nội địa (nghìn tỉ đồng) 1995 6.9 1.4 5.5 8.0 2000 13.3 2.1 11.2 17.4 2005 19.5 3.5 16.0 30.0 2007 23.3 4.2 19.1 56.0 `a, Vẽ biểu đồ thể hiện tình hình phát triển du nước ở nước ta, giai đoạn 19952007 b, Nhận xét và giải thích tình hình phát triển du nước ở nước ta, giai đoạn 19952007. 25 PHẦN C: KẾT LUẬT Do sự hạn chế về thời gian và trình độ nên vấn đề tôi đưa ra còn sơ sài và còn nhiều thiếu sót, đặc biệt là các biểu đồ. Rất mong các đồng nghiệp đóng góp ý kiến để chuyên đề của tôi hoàn thiện hơn Hy vọng nội dung của chuyên đề này sẽ là tài liệu cho các em học sinh trong việc ôn luyện thi đại học 26 [...]... 5202 1394,000 a Vẽ biểu đồ kết hợp thể hiện sản lượng gạo và kim ngạch xuất khẩu gạo của nước ta, qua các năm Tính giá gạo xuất khẩu bình quân qua các năm (USD/tấn) b Nhận xét và giải thích tình hình xuất khẩu gạo ở nước ta, giai đoạn trên + Dạng cột ghép kết hợp với đường biểu diễn Dấu hiệu để chọn biểu đồ kết hợp cột và đường chúng ta dựa vào các thông tin: vẽ trên cùng một biểu đồ, có hai đơn vị... 19,2 1995 73,9 24,9 1999 76,3 31,4 2005 83,1 35,8 a Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện mối quan hệ giữa số dân và sản lượng lúa của nước ta thời kì trên b Rút ra nhận xét cần thiết a Vẽ biểu đồ: Biểu đồ kết hợp (cột và đường) thể hiện số dân và SL lúa nước ta thời kì từ 1980 - 2005 21 b Nhận xét Trong thời gian từ 1980 - 2005: Cả số dân & SL lúa đều tăng Mức độ tăng khác nhau: Dân số tăng 1,54 lần Sản... 6.7 5.6 5.0 a, Vẽ biểu đồ thể hiện tỉ suất sinh, tỉ suất tử và gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta giai đoạn 1960-2006 b, Nhận xét xu hướng thay đổi tỉ suất sinh, tỉ suất tử, gia tăng dân số tự nhiên và giải thích Giải đáp: a, Vẽ biểu đồ thể hiện tỉ suất sinh, tỉ suất tử và gia tăng dân số tự nhiên của nước ta giai đoạn 1960-2006 B, Nhận xét: - 1960-2006 tỉ suất sinh, tỉ suất tử và gia tăng dân số... 8,8 14,7 26,7 52,1 64,1 23 a Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sản lượng của các sản phẩm CN của nước ta qua các năm trên b Nhận xét, giải thích sản lượng của các sản phẩm CN của nước ta qua các năm trên - Cột chồng kết hợp với đường biểu diễn Dấu hiệu để chọn biểu đồ kết hợp cột (cột chồng )và đường chúng ta dựa vào các thông tin: đề bài yêu cầu vẽ trên cùng một biểu đồ mà trong đó có 1 đối tượng có... Số dân 1901 1921 1936 1955 1961 1970 1979 1989 1999 2005 13,0 15,6 19,0 25,0 32,0 41,0 52,5 64,0 76,3 83,1 a Vẽ biểu đồ biểu hiện tình hình dân số nước ta thời kỳ 1901 - 2005 b Rút ra nhận xét và giải thích a Vẽ biểu đồ: Biểu đồ thể hiện tình hình dân số nước ta thời kỳ từ 1901 2005 b Nhận xét Trong thời gian từ 1901 - 2005: - Nhịp độ tăng dân số của nước ta có xu hướng ngày càng tăng cao (tăng thêm... nước ta vẫn còn cao Giải thích: do giai đoạn này Nhà nước đã thực hiện chính sách dân số đạt hiệu quả 5 Biểu đồ kết hợp: + Dạng cột đơn kết hợp với đường biểu diễn Dấu hiệu để chọn biểu đồ kết hợp cột và đường chúng ta dựa vào các thông tin: vẽ trên cùng một biểu đồ, có hai đơn vị khác nhau, đối tượng nào tănh nhanh hơn thì ta chọn vẽ đường Bài tập 1 Cho bảng số liệu: Dân số và sản lượng lúa thời... dân(triệu người) 56,2 63,6 66,2 75,3 76,3 83,1 Sản lượng lúa(triệu tấn) 14,4 17,0 19,2 26,4 31,4 35,8 a Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng số dân, sản lượng và bình quân lúa trên người của nước ta thời kì trên b Rút ra nhận xét và giải tích từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ a Vẽ biểu đồ: Xử lý số liệu: Năm Số dân (triệu người) Sản lượng lúa (triệu tấn) Bình quân (kg/ người) * Tính bình... 24960,2 3136,6 13 0 200 2 200 4 200 6 111171,8 30574,8 3274,7 131551,9 37343,6 3599,4 144773,1 48654,5 3560,1 a, Vẽ biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị SXNN thời kì trên b, Rút ra nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu giá trị SXNN thời kì trên 3 Biểu đồ cột: * biểu đồ cột đơn Bài 1 Cho bảng số liệu: tình hình dân số ở Việt Nam thời kỳ từ 1901 - 2005 (Đơn vị: triệu người) Năm... quốc tế Khách nội địa (nghìn tỉ đồng) 1995 6.9 1.4 5.5 8.0 2000 13.3 2.1 11.2 17.4 2005 19.5 3.5 16.0 30.0 2007 23.3 4.2 19.1 56.0 `a, Vẽ biểu đồ thể hiện tình hình phát triển du nước ở nước ta, giai đoạn 19952007 b, Nhận xét và giải thích tình hình phát triển du nước ở nước ta, giai đoạn 19952007 25 PHẦN C: KẾT LUẬT Do sự hạn chế về thời gian và trình độ nên vấn đề tôi đưa ra còn sơ sài và còn nhiều thiếu... 15,9 11,3 44,3 124,4 145,5 b Nhận xét và giải thích xu hướng biến đổi của sản xuất đường thời kỳ trên a Vẽ biểu đồ Biểu đồ cột và đường thể hiện diện tích, SX đường và NK đường thời kỳ từ 1990 - 1995 b Nhận xét: DTích gieo trồng mía tăng nhanh trong thập kỷ 90, (đặc biệt là trong 2 năm 1994 - 1995) Sản xuất đường mật tăng nhưng nhập khẩu đường cũng tăng c Giải thích: Nước ta có nhiều điều kiện để phát ... học sinh có kĩ hệ thống biêu đồ tội xin biên tập chuyên đề rèn kĩ biểu đồ, nhận xét giải thích biểu đồ * Mục tiêu chuyên đề: - Rèn kĩ nhận dạng biểu đồ, nhận xét, giải thích tượng địa lí cho... việc thể hình biểu đồ - Việc rèn luyện kĩ biểu đồ cho học sinh cần thiết, đa số em trước bước vào kì thi khả nhận biết dạng biểu đồ, xử lí số liệu, cách nhận xét, giải thích tượng địa lí bảng... nghệ thông tin nghiêm cứu, vẽ biểu đồ, * Ý nghĩa chuyên đề: - Đối với HS: + Các em có kĩ biểu đồ, nhận xét, giải thích đối tượng biểu đồ + Tạo tâm lí tốt cho em bước vào kì thi quan trọng - Đối

Ngày đăng: 23/10/2015, 16:28

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Bài 1. Dựa vào bảng số liệu: Giá trị sản xuất nông nghiệp(SXNN) của nước ta từ 1990 - 2006 (Đơn vị: tỉ đồng).

  • a, Vẽ biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị SXNN thời kì trên.

  • b, Rút ra nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu giá trị SXNN thời kì trên.

  • 3. Biểu đồ cột:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan