Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của các ngân hàng TMCP đang niêm yết tại việt nam

107 901 6
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của các ngân hàng TMCP đang niêm yết tại việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THUỲ LIÊN PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỜI CỦA CÁC NHTMCP ĐANG NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THUỲ LIÊN PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỜI CỦA CÁC NHTMCP ĐANG NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM TỐ NGA Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Nguyễn Thùy Liên, tác giả của luận văn tốt nghiệp “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng ñến tỷ suất sinh lời của các NHTMCP ñang niêm yết tại Việt Nam”. Tôi xin cam ñoan công trình nghiên cứu này là kết quả quá trình học tập, nghiên cứu khoa học ñộc lập và nghiêm túc của tôi dưới sự hướng dẫn của TS.Phạm Tố Nga. Các thông tin, dữ liệu sử dụng trong luận văn là trung thực, do tác giả tự thu thập số liệu. Tất cả tài liệu tham khảo ñược sử dụng trong luận văn ñều có trích dẫn ñầy ñủ và rõ ràng. Người cam ñoan Nguyễn Thùy Liên MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ CÁC TỪ NƯỚC NGOÀI DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC ĐỒ THỊ LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 1. Đặt vấn ñề ................................................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 2 3. Phạm vi và ñối tượng nghiên cứu ............................................................................ 2 4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 2 5. Ý nghĩa thực tiễn của ñề tài ..................................................................................... 3 6. Kết cấu của luận văn ................................................................................................ 4 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỜI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .......................................... 5 1.1. Hiệu quả hoạt ñộng kinh doanh của NHTM .......................................................... 5 1.2. Tỷ suất sinh lời của các NHTM ............................................................................. 6 1.3. Các chỉ số ño lường tỷ suất sinh lời của NHTM.................................................... 6 1.3.1. Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản (ROA) ....................................................... 7 1.3.2. Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE).................................................. 7 1.3.3. Các chỉ số khác ............................................................................................ 8 1.4. Sự ảnh hưởng của việc niêm yết ñến TSSL của các NHTM ............................... 10 1.5. Các nhân tố ảnh hưởng ñến tỷ suất sinh lời của các NHTM ............................... 11 1.5.1. Các nhân tố bên trong ngân hàng .............................................................. 11 1.5.1.1 Quy mô ngân hàng.................................................................................. 11 1.5.1.2 Vốn chủ sở hữu....................................................................................... 12 1.5.1.3 Quy mô tiền gửi ...................................................................................... 13 1.5.1.4 Quy mô các khoản vay ........................................................................... 14 1.5.1.5 Rủi ro tín dụng ........................................................................................ 14 1.5.1.6 Mức ñộ ña dạng hóa hoạt ñộng kinh doanh ........................................... 15 1.5.1.7 Chi phí hoạt ñộng của ngân hàng ........................................................... 16 1.5.2. Các nhân tố bên ngoài ................................................................................ 16 1.5.2.1 Tốc ñộ tăng trưởng kinh tế ..................................................................... 16 1.5.2.2 Tỷ lệ lạm phát ......................................................................................... 17 1.5.2.3 Sự phát triển của thị trường chứng khoán .............................................. 18 1.6. Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm trước ñây về các nhân tố ảnh hưởng ñến tỷ suất sinh lời tại các ngân hàng ................................................................................... 18 1.7. Mô hình nghiên cứu dự kiến ................................................................................ 21 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .................................................................................................. 22 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG TSSL CỦA CÁC NHTMCP ĐANG NIÊM YẾT TRÊN TTCK VIỆT NAM ............................................................................................................ 23 2.1. Tổng quan về các NHTMCP ñang niêm yết trên TTCK Việt Nam .................... 23 2.2. Phân tích các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng ñến tỷ suất sinh lời của các NHTMCP ñang niêm yết tại Việt Nam ......................................................................... 25 2.3. Phân tích các nhân tố bên trong ảnh hưởng ñến tỷ suất sinh lời của các NHTMCP ñang niêm yết tại Việt Nam ........................................................................................... 27 2.3.1. Tình hình tổng tài sản và vốn chủ sở hữu .................................................. 27 2.3.2. Hoạt ñộng huy ñộng vốn............................................................................ 29 2.3.3. Hoạt ñộng tín dụng và rủi ro tín dụng........................................................ 30 2.3.4. Mức ñộ ña dạng hóa hoạt ñộng kinh doanh ............................................... 35 2.3.5. Chi phí hoạt ñộng của ngân hàng .............................................................. 38 2.4. Đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố ñến tỷ suất sinh lời của các NHTMCP ñang niêm yết trên TTCK Việt Nam ...................................................................................... 39 2.5. Đánh giá thực trạng tỷ suất sinh lời của các NHTMCP ñang niêm yết trên TTCK Việt Nam........................................................................................................................ 42 2.5.1. Thành tựu ñạt ñược .................................................................................... 42 2.5.2. Những tồn tại và nguyên nhân ................................................................... 44 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................................................. 46 CHƯƠNG 3. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TSSL CỦA CÁC NHTMCP ĐANG NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM ........................................... 47 3.1. Mô hình nghiên cứu ............................................................................................. 47 3.1.1. Dữ liệu nghiên cứu..................................................................................... 47 3.1.2. Các biến trong mô hình nghiên cứu ........................................................... 47 3.1.2.1 Biến phụ thuộc ........................................................................................ 47 3.1.2.2 Biến ñộc lập ............................................................................................ 48 3.1.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 51 3.2. Kết quả phân tích ................................................................................................. 52 3.2.1. Phân tích thống kê mô tả............................................................................ 52 3.2.2. Phân tích sự tương quan của các biến ........................................................ 53 3.2.3. Kết quả phân tích hồi quy .......................................................................... 54 3.3. Phân tích kết quả mô hình .................................................................................... 57 3.3.1. Các nhân tố bên trong ngân hàng .............................................................. 57 3.3.2. Các nhân tố bên ngoài ngân hàng .............................................................. 61 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .................................................................................................. 63 CHƯƠNG 4. NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN NÂNG CAO TỲ SUẤT SINH LỜI TẠI CÁC NGÂN HÀNG TMCP NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM ........ 65 4.1. Định hướng phát triển ngành ngân hàng Việt Nam ............................................. 65 4.2. Một số giải pháp ñối với các NHTMCP niêm yết tại Việt Nam.......................... 65 4.2.1. Giải pháp phát triển tín dụng, hạn chế rủi ro tín dụng và xử lý nợ xấu của ngân hàng ................................................................................................................... 66 4.2.2. Giải pháp ña dạng hóa thu nhập của ngân hàng ........................................ 68 4.2.3. Giải pháp tăng trưởng VCSH và tăng tính hiệu quả sử dụng vốn ............. 69 4.2.4. Giải pháp tăng chất lượng quản lý cho các NHTMCP niêm yết tại VN ... 70 4.2.5. Giải pháp gia tăng tiền gửi khách hàng ..................................................... 73 4.2.6. Giải pháp phát triển và mở rộng quy mô của ngân hàng ........................... 74 4.3. Một số kiến nghị ñối với Chính phủ và Ngân hàng nhà nước ............................. 75 4.3.1. Kiến nghị ñối với Chính phủ ..................................................................... 75 4.3.2. Kiến nghị ñối với Ngân hàng nhà nước ..................................................... 76 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 .................................................................................................. 78 KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 1 PHỤ LỤC ............................................................................................................................ 7 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ CÁC TỪ NƯỚC NGOÀI ATM : Máy giao dịch tự ñộng (Automated teller machine) CPI : Chỉ số giá tiêu dùng (Consumer Price Index) FEM : Mô hình tác ñộng cố ñịnh (Fixed Effects model) GDP : Tổng sản phẩm quốc nội GNP : Tổng sản phẩm quốc dân HNX : Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội HOSE : Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM NH : Ngân hàng NHNN : Ngân hàng nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần REM : Mô hình tác ñộng ngẫu nhiên (Random Effects model) RRTD : Rủi ro tín dụng TSSL : Tỷ suất sinh lời TTCK : Thị trường chứng khoán UBCKNN : Ủy ban chứng khoán nhà nước VAMC : Công ty quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (Vietnam Asset Management Company) VCSH : Vốn chủ sở hữu VN : Việt Nam World Bank : Ngân hàng thế giới WTO : Tổ chức thương mại thế giới DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Danh sách các NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam ñến 31/12/2014 Bảng 2.2: Tỷ lệ tổng vốn ñiều lệ và tài sản của các NHTMCP niêm yết trên tổng của các NHTM tại Việt Nam năm 2014 Bảng 2.3: Tốc ñộ tăng trưởng kinh tế, lạm phát, giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam giai ñoạn 2007-2014 Bảng 2.4: Tổng tài sản và vốn chủ sở hữu trung bình của các NH TMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam giai ñoạn 2007-2014 Bảng 2.5: Tổng tiền gửi khách hàng bình quân của các NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam giai ñoạn 2007-2014 Bảng 2.6: Tình hình hoạt ñộng tín dụng của các NH TMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam giai ñoạn 2007-2014 Bảng 2.7: Tình hình thu nhập của các NH TMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam giai ñoạn 2007-2014 Bảng 2.8: Thu nhập hoạt ñộng và chi phí hoạt ñộng của các NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam giai ñoạn 2007-2014 Bảng 2.9: Tình hình TSSL của các NH TMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam giai ñoạn 2007-2014 Bảng 3.1: Các biến sử dụng trong mô hình quy Bảng 3.2: Thống kê mô tả các biến Bảng 3.3: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến Bảng 3.4: Tổng hợp kết quả hồi quy các mô hình DANH MỤC ĐỒ THỊ Đồ thị 2.1: Tốc ñộ tăng trưởng kinh tế, lạm phát, giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam giai ñoạn 2007-2014 Đồ thị 2.2: Tốc ñộ tăng trưởng tín dụng và chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của các NH TMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam giai ñoạn 2007-2014 Đồ thị 2.3: Tốc ñộ tăng trưởng thu nhập lãi và thu nhập ngoài lãi của các NH TMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam giai ñoạn 2007-2014 Đồ thị 2.4: ROA và ROE trung bình của các NH TMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam qua các chỉ tiêu ñánh giá khả năng sinh lời giai ñoạn 2007-2014 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn ñề Ngân hàng thương mại ñóng vai trò không thể thiếu trong tiến trình phát triển của ñất nước ta hiện nay, là nơi cung cấp và ñiều hòa vốn trong nền kinh tế, và thông qua hoạt ñộng của ngân hàng thương mại, ngân hàng nhà nước có thể ñiều hành các chính sách tiền tệ theo các mục tiêu ñã ñề ra. Chính vì vậy, việc xây dựng một hệ thống ngân hàng tốt, hoạt ñộng kinh doanh có hiệu quả , có khả năng ứng phó trước các biến cố, ñóng góp tích cực vào sự ổn ñịnh của hệ thống tài chính quốc gia là mục tiêu chung trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Từ khi trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới WTO năm 2007, ñiều ñó mở ra nhiều cơ hội và thách thức cho lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam. Việc mở cửa thị trường tài chính làm các ngân hàng Việt Nam phải ñối mặt với vấn ñề gia tăng khả năng sinh lời ñể tiếp tục tồn tại và phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Tuy nhiên, trong những năm gần ñây, tỷ suất sinh lời của hệ thống NH Việt Nam vẫn khá thấp, nhất là trong 2 năm vừa qua 2013-2014. Hoạt ñộng tín dụng vốn là hoạt ñộng mang lại nguồn thu chủ yếu cho các NHTM Việt Nam nhưng có sự sụt giảm do nợ xấu gia tăng, trong khi việc phát triển các hoạt ñộng ngoài tín dụng ñể tăng thu nhập ngoài lãi, giảm rủi ro chưa ñược chú trọng. Ngoài ra, còn có nhiều yếu tố khác tác ñộng ñến hoạt ñộng và lợi nhuận của các ngân hàng Việt Nam ñã làm cho tình hình tỷ suất sinh lời của hệ thống ngân hàng hiện nay chưa khả quan. Nhân tố nào có ảnh hưởng ñến TSSL của ngân hàng, tương quan của các nhân tố ñó ñến TSSL như thế nào không những là vấn ñề quan tâm của nhà quản trị trong công tác hoạch ñịnh kế hoạch kinh doanh cho năm 2015 và những năm về sau mà còn là mối quan tâm của nhà ñầu tư và nhiều ñối tượng khác trong nền kinh tế. Xuất phát từ tầm quan trọng phải nâng cao khả năng sinh lời của hệ thống NHTM Việt Nam trong bối cảnh hội nhập khu vực và toàn cầu hóa, tác giả quyết ñịnh lựa chọn ñề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng ñến tỷ suất sinh lời của các NHTMCP ñang 2 niêm yết tại Việt Nam” nhằm tìm ra câu trả lời về mối quan hệ giữa các yếu tố tác ñộng ñến TSSL của các NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam trong giai ñoạn vừa qua. 2. Mục tiêu nghiên cứu Luận văn nghiên cứu cần ñạt ñược các mục tiêu sau - Xác ñịnh các nhân tố bên trong và các nhân tố bên ngoài tác ñộng ñến tỷ suất sinh lời của các NHTMCP ñang niêm yết tại Việt Nam - Kiểm ñịnh mối tương quan và mức ñộ tác ñộng của các nhân tố ñến tỷ suất sinh lời của các NHTMCP ñang niêm yết tại Việt Nam - Dựa trên kết quả phân tích ñưa ra các giải pháp và các kiến nghị nhằm nâng cao tỷ suất sinh lời của các NHTMCP ñang niêm yết nói riêng và các NHTMCP tại Việt Nam nói chung. 3. Phạm vi và ñối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đề tài sẽ nghiên cứu các nhân tố bên trong và bên ngoài tác ñộng ñến tỷ suất sinh lời của các NHTMCP ñang niêm yết tại Việt Nam - Phạm vi nghiên cứu: Do hạn chế về việc thu thập số liệu ñối với toàn hệ thống ngân hàng, phạm vi nghiên cứu của ñề tài là nhóm NHTMCP ñang niêm yết trên TTCK Việt Nam. Tính ñến cuối năm 2014, có 9 NHTMCP niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) và Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX). Dữ liệu nghiên cứu về các nhân tố tác ñộng bên trong ngân hàng ñược lấy từ báo cáo tài chính ñã ñược kiểm toán của 9 NHTMCP niêm yết từ năm 2007 -2014. Số liệu phân tích các yếu tố vĩ mô bên ngoài tác ñộng ñến lợi nhuận của nhóm ngân hàng niêm yết từ năm 2007 – 2014 ñược lấy từ trang web của NH Thế giới (World Bank) 4. Phương pháp nghiên cứu 3 - Phương pháp nghiên cứu ñịnh tính: Đề tài ñã sử dụng các số liệu thống kê thông qua thu thập dữ liệu có sẵn, tiến hành lập bảng biểu, vẽ ñồ thị, biểu ñồ ñể dễ dàng so sánh và ñánh giá các nhân tố tác ñộng ñến TSSL. Bên cạnh ñó, ñề tài cũng ñã sử dụng phương pháp suy diễn ñể lập luận và giải thích ñặc ñiểm của từng nhân tố trong quá trình phân tích số liệu nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu ñịnh lượng: Đề tài sẽ thực hiện kiểm ñịnh và nhận diện các nhân tố tác ñộng ñến TSSL của các NH niêm yết thông qua giá trị, ñộ tin cậy, kiểm ñịnh mô hình tác giả nghiên cứu, xác ñịnh mức ñộ ảnh hưởng của các nhân tố ñến TSSL của các ngân hàng niêm yết. Các mô hình hồi quy ứng dụng trong nghiên cứu là mô hình hồi hồi quy với tác ñộng cố ñịnh (FEM) và mô hình hồi quy với tác ñộng ngẫu nhiên (REM). Kết quả của các mô hình sẽ ñược kiểm ñịnh ñể lựa chọn mô hình phù hợp nhất ñánh giá tác ñộng của các nhân tố ñến lợi nhuận của các NHTMCP tại Việt Nam. 5. Ý nghĩa thực tiễn của ñề tài Kết quả nghiên cứu giúp cho các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý trong ngành Ngân hàng tại Việt Nam có cái nhìn ñầy ñủ và toàn diện hơn về một phương pháp tiếp cận trong ño lường và ñánh giá tỷ suất sinh lời của ngân hàng. Đồng thời nhận diện các yếu tố cơ bản và vai trò tác ñộng của chúng ñến TSSL của các NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam. Qua việc phân tích các nhân tố bên ngoài và các nhân tố nội tại, ñề tài sẽ cung cấp những thông tin hữu ích ñể các nhà quản trị ngân hàng có thể ñưa ra những chính sách, những kế hoạch kinh doanh hợp lý nhằm nâng cao TSSL của các ngân hàng niêm yết trong lúc bức tranh tình hình hoạt ñộng chung của ngành ngân hàng vẫn chưa thực sự sáng sủa. Bên cạnh ñó, ñề tài cũng là cơ sở ñể Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước ñưa ra những chính sách kinh tế vĩ mô kịp thời và hợp lý ñể vừa có thể thực hiện các mục tiêu kinh tế ñã ñề ra, vừa hỗ trợ tốt nhất cho các ngân hàng tăng trưởng, phát triển bền vững và tao lập niềm tin với công chúng, các nhà ñầu tư. 4 6. Kết cấu của luận văn Luận văn bao gồm 4 chương - Chương 1: Cơ sở lý thuyết về các nhân tố tác ñộng ñến tỷ suất sinh lời của các ngân hàng thương mại - Chương 2: Thực trạng sự ảnh hưởng của các nhân tố ñến tỷ suất sinh lời của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên TTCK Việt Nam - Chương 3: Mô hình nghiên cứu các nhân tố tác ñộng ñến tỷ suất sinh lời của các NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam - Chương 4: Những giải pháp và kiến nghị góp phần nâng cao tỷ suất sinh lời tại các NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam. - Kết luận. 5 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỜI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Hiệu quả hoạt ñộng kinh doanh của NHTM Hiệu quả hoạt ñộng kinh doanh của các NHTM là một phạm trù kinh tế, phản ánh trình ñộ sử dụng các nguồn lực ñã có ñể ñạt ñược kết quả cao nhất với tổng chi phí thấp nhất. Hiệu quả hoạt ñộng kinh doanh của các NHTM quyết ñịnh trực tiếp tới vấn ñề tồn tại và phát triển của mỗi ngân hàng. Nếu NHTM hoạt ñộng có hiệu quả kinh doanh thì uy tín của ngân hàng ñó sẽ ñược tăng lên, người gửi tiền sẽ yên tâm và tin tưởng, do ñó công tác huy ñộng vốn của ngân hàng sẽ ñược thuận lợi và phát triển. Trên cơ sở nguồn vốn huy ñộng tăng dó, NHTM mới có khả năng mở rộng quy mô hoạt ñộng kinh doanh của mình và tạo ra ñược lợi nhuận ngày càng cao, tích lũy ñược nhiều và có ñiều kiện nâng cao chất lượng phục vụ ñể thu hút khách hàng và tạo ra hiệu quả ngày càng tăng. Chính vì vậy mà các NHTM coi hiệu quả là mục tiêu quan trọng hàng ñầu của hoạt ñộng kinh doanh. Hiệu quả hoạt ñộng kinh doanh của các NHTM ñược ñánh giá thông qua năng lực tài chính của ngân hàng ñược thể hiện ở các chỉ tiêu ñảm bảo an toàn trong hoạt ñộng kinh doanh của NHTM như chỉ tiêu an toàn vốn tối thiểu, giới hạn tín dụng ñối với khách hàng,.. và năng lực về hoạt ñộng kinh doanh, trong ñó các chỉ tiêu về tỷ suất sinh lời thường ñược nhắc ñến nhiều nhất. Hiệu quả hoạt ñộng kinh doanh của NHTM ñược ño lường một cách tổng quát thông qua tỷ lệ giữa lợi nhuận ñối với tổng tài sản và vốn chủ sở hữu. Lợi nhuận ñó phản ánh tỷ suất sinh lời của NHTM, nó ñược quyết ñịnh bởi mức lãi thu ñược từ các khoản cho vay, ñầu tư, bởi nguồn thu từ hoạt ñộng dịch vụ, bởi quy mô, chất lượng và thành phần của tài sản có. Việc phân tích hiệu quả hoạt ñộng kinh doanh NHTM thông qua các tỷ số phải ñược xem xét qua nhiều thời kỳ khác nhau ñể thấy ñược xu hướng phát triển và quy luật vận ñộng của chúng, ngoài ra việc nghiên cứu còn phải dựa vào thực tiễn môi trường hoạt 6 ñộng kinh doanh, từ ñó sẽ dễ dàng xác ñịnh nguyên nhân tăng giảm của các chỉ tiêu và ñưa ra các giải pháp phù hợp. 1.2. Tỷ suất sinh lời của các NHTM Lợi nhuận của ngân hàng luôn là vấn ñề ñược các nhà quản trị ngân hàng quan tâm hàng ñầu vì ngân hàng có lợi nhuận cao, bền vững sẽ có khả năng phát triển cao, ñủ sức cạnh tranh trong môi trường hội nhập quốc tế. Lợi nhuận phản ảnh kết quả hoạt ñộng, ñánh giá hiệu quả kinh doanh và mức ñộ phát triển của một NHTM. Đứng trên góc ñộ từ NHTM, thì một NHTM có lợi nhuận cao, sẽ có ñiều kiện trang bị, ñầu tư công nghệ, từ ñó nâng cao chất lượng dịch vụ thu hút khách hàng; mặt khác ñứng trên góc ñộ nhà ñầu tư, người gửi tiền sẽ quyết ñịnh giao dịch khi nhìn thấy NHTM ñó có thể an toàn do có thể bù ñắp rủi ro, từ ñó tạo ñiều kiện tăng trưởng tổng tài sản. Tỷ suất sinh lời là một trong các yếu tố phản ánh hiệu quả hoạt ñộng kinh doanh của ngân hàng. Theo thông lệ quốc tế người ta thường ño lường lợi nhuận của NHTM bằng các chỉ tiêu ñịnh lượng: giá trị tuyệt ñối của lợi nhuận sau thuế, tốc ñộ tăng trưởng lợi nhuận, cơ cấu của lợi nhuận và ñặc biệt là các chỉ tiêu thể hiện tỳ suất sinh lời như tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản (ROA), tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM)…Nhóm chỉ số này càng cao cho thấy ngân hàng kinh doanh càng có hiệu quả. Theo Horward và Upton, tỷ suất sinh lời (hay khả năng sinh lời) là khả năng của một sự ñầu tư nhất ñịnh có thể tạo ra lợi nhuận. Một số người hay nhầm lẫn giữa khái niệm lợi nhuận và khả năng sinh lợi. Đôi khi, thuật ngữ “lợi nhuận” và “tỷ suất sinh lời” ñược sử dụng thay thế cho nhau. Nhưng trong thực tế, hai thuật ngữ này khác nhau về mặt ý nghĩa. Lợi nhuận là thuật ngữ tuyệt ñối, ñề cập ñến tổng thu nhập của ngân hàng trong thời gian nhất ñịnh; trong khi tỷ suất sinh lợi là một khái niệm tương ñối, ñề cập ñến hiệu quả hoạt ñộng của ngân hàng. 1.3. Các chỉ số ño lường tỷ suất sinh lời của NHTM 7 Để ño lường khả năng sinh lợi, các ngân hàng cần phải xem xét mức lợi nhuận, khả năng bù ñắp chi phí cho những thất thoát xảy ra. Khả năng sinh lợi của ngân hàng thường ñược ño lường bằng các chỉ tiêu sau ñây: 1.3.1. Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản (ROA) Tài sản của ngân hàng ñược hình thành từ vốn vay và vốn chủ sở hữu, và cả hai nguồn vốn này ñều ñược sử dụng ñể tài trợ cho các hoạt ñộng của ngân hàng thương mại. Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản (ROA) là chỉ tiêu ñược sử dụng hầu hết trong các bài nghiên cứu ño lường khả năng sinh lời của các ngân hàng như Sufian(2011), Naceur và Goaied (2008)… ROA thể hiện khả năng của ñơn vị trong việc sử dụng các tài sản của mình ñể tạo ra lợi nhuận. ROA càng cao thể hiện khả năng quản lý của Ban quản trị ngân hàng trong việc chuyển tài sản của ngân hàng thành lợi nhuận ròng, và thể hiện hiệu quả kinh doanh cao của ngân hàng với cơ cấu tài sản sinh lời và không sinh lời khá hợp lý. Chính vì vậy, tỷ lệ ROA càng cao thì khả năng sinh lời của ngân hàng càng cao (Davydenko, 2011). ROA không những phụ thuộc vào các quyết ñịnh chính sách của ngân hàng mà còn phụ thuộc cả những yếu tố vĩ mô mà NH không thể kiểm soát ñược. ܴܱ‫ ܣ‬ൌ ‫ܮ‬ợ݅ ݄݊‫ݑ‬ậ݊ ‫ݑ݄ݐ ݑܽݏ‬ế ܶổ݊݃ ‫ݐ‬à݅ ‫ݏ‬ả݊ Theo Rivard và Thomas (1997), ROA là chỉ tiêu tốt nhất ño lường khả năng sinh lợi của 1 ngân hàng vì ROA không bị ảnh hưởng bởi sự tăng cao của nguồn vốn và ROA thể hiện khả năng tạo ra lợi nhuận của ngân hàng từ danh mục tài sản của chính ngân hàng ñó. Vấn ñề duy nhất của ROA là tỷ số trên không tính ñến các yếu tố ngoại bảng có thể ảnh hưởng ñến hoạt ñộng của ngân hàng (Davydenko, 2011). 1.3.2. Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE) Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE) là tỷ lệ giữa thu nhập thuần trên tổng vốn chủ sở hữu. Nó thể hiện 1 ñồng vốn chủ sở hữu của ngân hàng sẽ mang về bao nhiêu ñồng lợi nhuận trong một thời gian nhất ñịnh (thường là 1 năm). Nói cách khác, ROE 8 ñánh giá lợi ích mà cổ ñông (chủ sở hữu ngân hàng) có ñược từ nguồn vốn bỏ ra.Nghiên cứu ROE sẽ chỉ ra cách ngân hàng ñã sử dụng nguồn vốn ñầu tư của mình như thế nào ñể tạo ra lợi nhuận (Gul, Irshad và Zaman (2011)). ܴܱ‫ ܧ‬ൌ ‫ܮ‬ợ݅ ݄݊‫ݑ‬ậ݊ ‫ݑ݄ݐ ݑܽݏ‬ế ܶổ݊݃ ‫ݒ‬ố݊ ݄ܿủ ‫ݏ‬ở ݄ữ‫ݑ‬ Tỷ lệ ROE càng cao chứng tỏ NHTM sử dụng hiệu quả ñồng vốn của cổ ñông, cân ñối hài hòa giữa vốn cổ ñông và vốn ñi vay ñể khai thác lợi thế của mình trong quá trình huy ñộng vốn, mở rộng quy mô. Vì thế hệ số ROE càng cao thì cổ phiếu ngân hàng ñó càng hấp dẫn nhà ñầu tư. Các nhà quản trị ngân hàng luôn muốn tăng ROE ñể thoả mãn yêu cầu của cổ ñông thông qua nhiều biện pháp như kiểm soát rủi ro có hiệu quả, hạn chế khoản vay xấu… Theo Davydenko (2011), ñể ñánh giá tốt nhất khả năng sinh lời, cần xem xét cả 2 chỉ số ROA và ROE dù 2 chỉ số này mang ý nghĩa khác nhau nhưng cả 2 ñều chỉ ra hiệu quả quản lý trong việc tạo ra lợi nhuận từ tiền ñầu tư của cổ ñông và sự ñầu tư vào danh mục tài sản của các ngân hàng. 1.3.3. Các chỉ số khác Ngoài hai chỉ số ROA và ROE, TSSL của các NHTM còn ñược ño lường bằng các chỉ số khác trong các bài nghiên cứu của các tác giả khác như : Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) Trong các nghiên cứu của Rose (1999), Liu và Wilson (2010), Dietrich và Wanzenried (2011) tỷ lệ thu nhập lãi cận biên làm biến phụ thuộc ñể phân tích các nhân tố tác ñộng ñến khả năng sinh lời của ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao, thì khả năng sinh lời của ngân hàng càng cao. NIM ñược xác ñịnh bằng tổng doanh thu từ lãi trừ tổng chi phí trả lãi trên tổng tài sản có sinh lời bình quân. Trong ñó, tổng tài sản có sinh lời bình quân ñược xác ñịnh theo các khoản mục tiền gửi tại NHNN, tại các tổ chức tín dụng, cho vay các tổ chức tín dụng khác, cho vay khách hàng, chứng khoán ñầu tư. 9 NIM chỉ ra năng lực của hội ñồng quản trị và nhân viên ngân hàng trong việc duy trì sự tăng trưởng của các nguồn thu (chủ yếu là thu từ các khoản cho vay, ñầu tư và phí dịch vụ) so với mức tăng của chi phí (chủ yếu là chi phí trả lãi cho tiền gửi, những khoản vay trên thị trường tiền tệ) (Rose,1989). Thông qua tỷ lệ này, ngân hàng có thể kiểm soát tài sản sinh lời và ñánh giá nguồn vốn nào có chi phí thấp nhất. Tuy nhiên, NIM không tính ñến phí dịch vụ cũng như những thu nhập ngoài lãi khác và chi phí hoạt ñộng, như chi phí nhân sự và tài sản, hoặc chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, nên NIM không phản ánh ñược toàn diện tính sinh lời của toàn ngành ngân hàng (Naceur và Goaied, 2008). Tỷ lệ thu nhập trên vốn sử dụng (ROCE) Tỷ lệ thu nhập trên vốn sử dụng là chỉ số thể hiện khả năng thu lợi nhuận của ngân hàng dựa trên lượng vốn ñã sử dụng và ROCE càng cao thì khả năng sinh lời của ngân hàng càng cao (Gul, Irshad và Zaman (2011)). ROCE ñược tính toán theo công thức: Trong ñó: Vốn sử dụng = Tổng tài sản – nợ ngắn hạn Lợi tức cổ phiếu (EY – Earning Yields) Tất cả các chỉ số trên ñều sử dụng giá trị sổ sách, riêng EY sử dụng giá trị thị trường ñược tính bằng công thức Theo Sangoi (2011), lợi tức cổ phiếu là một chỉ số quan trọng chỉ ra khả năng sinh lời trong tương lai của NHTM dựa trên những ñánh giá của thị trường. Nếu EY cao hàm ý thị trường dự ñoán một sự tăng trưởng lợi nhuận thấp trong tương lai và EY thấp cho thấy sự hy vọng của thị trường về sự tăng trưởng lợi nhuận cao trong tương lai. 10 1.4. Sự ảnh hưởng của việc niêm yết ñến TSSL của các NHTM Ngân hàng thương mại niêm yết là ngân hàng thương mại cổ phần có cổ phiếu ñược ñăng ký và giao dịch tại thị trường giao dịch chứng khoán tập trung. Việc niêm yết trên thị trường chứng khoán mang tới những lợi ích cho các NHTMCP như sau: - Tiếp cận kênh huy ñộng vốn dài hạn và thuận lợi tăng vốn ñiều lệ: khi tham gia niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, các NHTMCP có thể huy ñộng vốn một cách nhanh chóng, thuận tiện, dễ dàng từ việc phát hành cổ phiếu dựa trên tính thanh khoản cao và uy tín của NHTM ñược niêm yết trên thị trường. Huy ñộng theo cách này, các NHTM không phải thanh toán lãi vay cũng như trả vốn gốc giống như việc vay nợ, từ ñó sẽ rất chủ ñộng trong việc sử dụng nguồn vốn huy ñộng ñược cho mục tiêu và chiến lược dài hạn của mình. Đây ñược coi là yếu tố quan trọng nhất khi quyết ñịnh niêm yết cổ phiếu trên TTCK. - Công khai minh bạch giúp dễ nhận diện khiếm khuyết, nhanh chóng khắc phục: các yêu cầu nghiêm ngặt về công khai minh bạch thông tin khi niêm yết trên TTCK giúp cho ngân hàng nhanh chóng phát hiện những khiếm khuyết, hạn chế, thúc ñẩy ngân hàng niêm yết hoàn thiện quản trị ngân hàng, ñáp ứng tốt hơn các tiêu chuẩn niêm yết và tiệm cận với các chuẩn mực quản trị ngân hàng quốc tế. - Tự ñánh giá và nâng cao khả năng cạnh tranh: Diễn biến giá cổ phiếu của NH trên TTCK là một thông tin quan trọng ñể ngân hàng tự ñánh giá ñược thực trạng hoạt ñộng của mình, quan hệ của NH với thị trường và xã hội. Từ ñó có thể lựa chọn các biện pháp tác ñộng vào giá và tính thanh khoản cổ phiếu nhằm tăng cường vị thế cũng như khả năng cạnh tranh của NH. - Khuếch trương uy tín: ñể ñược niêm yết chứng khoán, các NHTM phải ñáp ứng ñược các ñiều kiện chặt chẽ về mặt tài chính, hiệu quả sản xuất – kinh doanh cũng như cơ cấu tổ chức… Do ñó, các NHTM ñược niêm yết trên thị trường là các NHTM có hoạt ñộng sản xuất – kinh doanh tốt, từ ñó thuận lợi cho hoạt ñộng kinh doanh, tìm kiếm ñối tác… 11 - Tạo tính thanh khoản cho cổ phiếu: khi NHTM niêm yết trên thị trường chứng khoán sẽ giúp các cổ ñông dễ dàng chuyển nhượng cổ phiếu ñang nắm giữ, qua ñó tăng tính hấp dẫn của cổ phiếu. - Gia tăng giá trị thị trường: xét về dài hạn, giá cổ phiếu của các NHTM niêm yết ñều tăng so với mức giá tại thời ñiểm trước khi niêm yết. Tuy nhiên, những lợi ích cơ bản nêu trên ngay lập tức sẽ trở thành thách thức ñối với các ngân hàng ñã niêm yết và là rào cản khiến các ngân hàng chưa niêm yết e ngại, thậm chí né tránh niêm yết nếu thực chất hoạt ñộng của ngân hàng còn có khoảng cách xa so với tiêu chuẩn niêm yết trên TTCK. Đặc biệt là việc phải thực hiện công khai minh bạch thông tin trong khi ngân hàng vẫn muốn che dấu những thông tin tiêu cực của mình, né tránh sự kiểm tra, giám sát của cơ quan chức năng. 1.5. Các nhân tố ảnh hưởng ñến tỷ suất sinh lời của các NHTM 1.5.1. Các nhân tố bên trong ngân hàng Các nhân tố bên trong chủ yếu bị ảnh hưởng bởi các quyết ñịnh quản trị và mục tiêu chính sách của ngân hàng, gồm có: 1.5.1.1 Quy mô ngân hàng Theo lý thuyết tài chính, khi ñề cập ñến quy mô của ngân hàng là nói ñến quy mô tổng tài sản của ngân hàng. Trong hầu hết các bài nghiên cứu, ñể tránh sự chênh lệch quá lớn trong quy mô tổng tài sản của các ngân hàng lớn so với các ngân hàng nhỏ, các nghiên cứu ñều sử dụng logarit theo cơ số 10 của tổng tài sản ngân hàng với ký hiệu lA là một biến ñại diện quy mô ngân hàng tham gia vào mô hình nghiên cứu nhằm tránh hiện tượng phương sai thay ñổi. Bikker và Hu (2002), Goaddard và các cộng sự (2004), Gul, Irshad và Zaman (2011) ñã chỉ ra mối quan hệ thuận chiều giữa quy mô với khả năng sinh lời của ngân hàng. Khi quy mô của ngân hàng càng lớn, ngân hàng càng có nhiều nguồn vốn ñể giải ngân cho vay khách hàng và từ ñó tăng lợi nhuận kiếm ñược từ các khoản vay. Ngoài ra quan hệ ñồng biến còn ñược giải thích bởi tính kinh tế theo quy mô vì theo lý thuyết kinh tế học, doanh nghiệp nói chung và ngân hàng nói riêng 12 ñều ñược lợi khi tăng trưởng quy mô trong một giới hạn nhất ñịnh, mang lại ưu thế cho ngân hàng trong sự cạnh tranh, cũng như sự hiệu quả trong hoạt ñộng với các sản phẩm, dịch vụ có chi phí bình quân giảm, gia tăng lợi nhuận của ngân hàng. Tuy nhiên, Miller và Noulas (1997), Athanasoglou và các cộng sự (2005), Sufian và Razali (2008) chỉ ra rằng sự gia tăng quy mô ngân hàng chỉ tiết kiệm ñược một ít chi phí khi hệ thống ngân hàng mở rộng, nghĩa là sự gia tăng quy mô vốn chỉ tác ñộng cùng chiều lên TSSL ñến một mức ñộ nhất ñịnh nào ñó. Khi quy mô ngân hàng quá lớn, sẽ tốn kém nhiều chi phí trong quá trình quản lý, ñiều hành, nguồn nhân lực không theo kịp sự phát triển của quy mô khiến cho rủi ro của ngân hàng tăng lên, lúc ñó tính phi kinh tế theo quy mô xuất hiện, dẫn ñến TSSL của ngân hàng sụt giảm. 1.5.1.2 Vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu của NHTM là toàn bộ nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ ngân hàng, của các thành viên trong ñối tác liên doanh hoặc các cổ ñông trong ngân hàng, kinh phí quản lý do các ñơn vị trực thuộc nộp lên… Vốn chủ sở hữu bao gồm hai bộ phận: Vốn của chủ sở hữu ban ñầu và vốn của chủ sở hữu hình thành trong quá trình hoạt ñộng. Vốn của chủ sở hữu hình thành trong quá trình hoạt ñộng (Vốn chủ sở hữu bổ sung) do cổ phần phát hành thêm hoặc do ngân sách Nhà nước cấp bổ sung trong quá trình hoạt ñộng, do chuyển một phần lợi nhuận tích lũy, các quỹ dự trữ, quỹ ñầu tư, bổ sung vốn ñiều lệ, phát hành giấy nợ dài hạn… Quy mô vốn chủ sở hữu ñược xem như là một công cụ giá trị thể hiện tình trạng ñủ vốn và sự an toàn, lành mạnh về tài chính của một ngân hàng. Tác ñộng của yếu tố vốn chủ sở hữu lên lợi nhuận của ngân hàng có thể ñược lượng hóa thông qua tỷ số vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản với ký hiệu biến là EA. Molyneux và Thornton (1992) nghiên cứu khả năng sinh lợi của các ngân hàng 18 nước Châu Âu trong giai ñoạn 1986-1989 ñã tìm ra mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa vốn chủ sở hữu và TSSL của ngân hàng. Theo ñó, các ngân hàng có vốn chủ sở hữu cao không những ñáp ứng ñược các yêu cầu về vốn theo quy ñịnh của pháp luật mà còn là một tín hiệu tích cực gửi ñến thị trường là ngân hàng có những nguồn vốn dư ñể cung 13 ứng cho thị trường dưới dạng các khoản vay. Cùng quan ñiểm ñó, Bourke (1989) ñã chỉ ra mối quan hệ cùng chiều với thực tế các ngân hàng quản trị vốn tốt có thể tiếp cận nguồn vốn rẻ hơn, thị trường tốt hơn, ít rủi ro hơn. Hơn nữa, vốn chủ sở hữu càng lớn sẽ làm giảm chi phí sử dụng vốn (Molyneux, 1992) và giúp ngân hàng chống ñỡ hay bù ñắp những rủi ro tài chính bao gồm cả rủi ro phá sản (Berger, 1995), từ ñó làm gia tăng lợi nhuận của ngân hàng. Lập luận trên cũng ñược ủng hộ trong các nghiên cứu của Sufian và Razali (2008), Syfari (2012), Gul, Irashad và Zaman (2011). Trái ngược với các nhà nghiên cứu trên, Ali, Khizer, Akhtar, Farhan và Zafar (2011) ñã chỉ ra mối tương quan nghịch biến giữa tỷ lệ an toàn vốn và TSSL của ngân hàng, chứng tỏ việc tăng trưởng vốn chủ sở hữu phải ñồng thời với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tránh tình trạng dư thừa quá nhiều nguồn vốn không sinh lợi cho ngân hàng. 1.5.1.3 Quy mô tiền gửi DA là biến ñược sử dụng ñại diện cho quy mô tiền gửi của ngân hàng, ñược ño lường bằng số dư tiền gửi của khách hàng chia cho tổng tài sản. Tiền gửi của ngân hàng bao gồm tiền gửi của khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp và các ñịnh chế tài chính là nguồn cung cấp vốn lớn cho ngân hàng, sau ñó các nguồn vốn này chuyển thành các khoản cho vay khách hàng theo ñúng chức năng trung gian tài chính của ngân hàng, từ ñó mang lại lợi nhuận cho ngân hàng, vì vậy quy mô tiền gửi của ngân hàng ñược dự ñoán mang lại mối quan hệ tương quan dương với khả năng sinh lợi của ngân hàng. Quy mô tiền gửi càng lớn thì khả năng sử dụng vốn của ngân hàng ñể tài trợ cho các hoạt ñộng tín dụng và các hoạt ñộng kinh doanh khác càng tăng, góp phần mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Gul, Irshad và Zaman (2011) tại Pakistan, Naceur và Goaied (2008) tại Tunisia …là các bài nghiên cứu ñã chứng minh ñược ñiều ñó. Không những thế, tiền gửi của khách hàng là nguồn tài trợ ổn ñịnh và rẻ hơn so với các nguồn tài trợ khác, nếu các ngân hàng có quy mô tiền gửi nhỏ, ñiều ñó ñồng nghĩa với việc muốn ñảm bảo ñủ nguồn vốn cung ứng trên thị trường, ngân hàng phải vay 14 vốn trên thị trường liên ngân hàng, phát hành giấy tờ có giá… với chi phí cao hơn (Lim và Randhawa, 2005) làm tác ñộng tiêu cực ñến tỷ suất sinh lời của ngân hàng. Tuy nhiên, cũng chính trong nghiên cứu của mình, Lim và Randhawa (2005) cũng chỉ ra rằng nếu như tiền gửi của khách hàng quá lớn, nhưng các ngân hàng nhỏ không tận dụng hết ñể giải ngân cho vay hay thực hiện các hoạt ñộng kinh doanh khác sẽ làm phát sinh nguồn vốn dư thừa. Nguồn vốn dư thừa ñó càng nhiều thì chi phí lãi thanh toán cho khách hàng càng tăng, lợi nhuận của ngân hàng sẽ càng giảm, hàm ý mối tương quan âm giữa quy mô tiền gửi và tỷ suất sinh lời của ngân hàng. 1.5.1.4 Quy mô các khoản vay Các khoản cho vay khách hàng là yếu tố mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho các ngân hàng. Trong hầu hết các bài nghiên cứu, biến ñại diện cho quy mô các khoản vay thường ñược tính bằng tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng tài sản, ñề tài sử dụng ký hiệu là LoA. Thêm một khoản cho vay mới ñược giải ngân, ngân hàng sẽ có thêm thu nhập từ lãi vay. Chính vì vậy, Gul, Irshad và Zaman (2011), Athanasoglou và các cộng sự (2006) ñã tìm mối quan hệ tương quan dương giữa quy mô nợ với khả năng sinh lời của ngân hàng. Tuy nhiên, nếu như ngân hàng chỉ chú trọng cho vay, giải ngân thật nhiều mà không chú ý ñến rủi ro tín dụng ñang tăng cao thì khả năng ngân hàng sẽ không thu hồi ñược nguồn vốn ñã giải ngân và lợi nhuận của ngân hàng sẽ giảm. Lập luận ñó ñã ñược ủng hộ bởi kết quả nghiên cứu của Sufian và Razali (2008), Syfari (2012), Alper và Anbar (2011) với kết quả mối tương quan âm giữa biến LoA với tỷ suất sinh lời của ngân hàng, cho rằng các ngân hàng nên tập trung vào chất lượng tín dụng hơn là số lượng các khoản vay nhằm bảo ñảm thu nhập cho ngân hàng. 1.5.1.5 Rủi ro tín dụng Khi tăng trưởng tín dụng không ñi cùng với việc kiểm soát chất lượng tín dụng chặt chẽ thì rủi ro tín dụng chắc chắn sẽ xuất hiện. Rủi ro tín dụng là rủi ro ñối với thu nhập và vốn của ngân hàng do bên ñi vay không thực hiện ñược các ñiều khoản ñã cam kết trong hợp ñồng vay vốn của ngân hàng. Hầu hết các nghiên cứu ñều khẳng ñịnh rủi ro 15 tín dụng tác ñộng tiêu cực lên TSSL của ngân hàng. Miller và Noulas (1997),Duca và MCLaughlin (1990) ñã tìm ra mối quan hệ tương quan âm giữa rủi ro tín dụng và TSSL của ngân hàng: khi rủi ro tín dụng liên quan ñến các khoản vay càng lớn sẽ là 1 vấn ñề khó khăn trong việc tối ña hóa lợi nhuận của 1 ngân hàng khi danh mục cho vay của ngân hàng trở nên rủi ro hơn, các ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro nhiều hơn, từ ñó làm tăng chi phí hoạt ñộng và giảm TSSL của ngân hàng. Do ñó, chất lượng của các khoản vay quan trọng hơn số lượng. Để ñại diện cho rủi ro tín dụng mà các ngân hàng phải ñối mặt, các bài nghiên cứu thường sử dụng tỷ số chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ tín dụng là một biến ñộc lập trong mô hình với ký hiệu biến là LPL. 1.5.1.6 Mức ñộ ña dạng hóa hoạt ñộng kinh doanh Ngày nay, áp lực cạnh tranh gay gắt khiến các ngân hàng nói riêng và các ñịnh chế tài chính nói chung ñều cố gắng gia tăng lợi nhuận từ các hoạt ñộng kinh doanh khác ngoài những hoạt ñộng kinh truyền thống, nhằm tiếp tục giữ vững và gia tăng khả năng sinh lời. Lợi nhuận của ngân hàng có ñược từ hai nguồn: thu nhập lãi và thu nhập ngoài lãi. Thu nhập ngoài lãi thuần bao gồm lợi nhuận thuần từ hoạt ñộng dịch vụ, lợi nhuận thuần từ hoạt ñộng kinh doanh ngoại tệ, vàng, lợi nhuận thuần từ hoạt ñộng mua bán chứng khoán kinh doanh, mua bán chứng khoán ñầu tư, thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần và lợi nhuận từ hoạt ñộng khác. Tổng thu nhập ngoài lãi chia cho tổng tài sản với ký hiệu biến NIIA là biến ñộc lập ñược ñưa vào mô hình nghiên cứu nhằm xem xét mức ñộ ña dạng hóa hoạt ñộng kinh doanh của ngân hàng. Tỷ số này càng cao thì mức ñộ ña dạng hóa hoạt ñộng kinh doanh của ngân hàng càng cao, ngân hàng sẽ có nhiều nguồn thu nhập an toàn hơn, giảm sự phụ thuộc vào hoạt ñộng tín dụng. Kết quả nghiên cứu của Sufian (2011), Syfari (2012) ñều cho thấy các ngân hàng hoạt ñộng tốt nhất với khả năng sinh lời cao ñều là những NH cố gắng ña dạng hóa hoạt ñộng kinh doanh, gia tăng thu nhập ngoài lãi, giảm ñược sự phụ thuộc quá nhiều vào hoạt ñộng thu lãi tín dụng, vốn chứa ñựng rất nhiều rủi ro tiềm tàng. 16 1.5.1.7 Chi phí hoạt ñộng của ngân hàng Quản trị chi phí là một công việc quan trọng, thể hiện tài năng của ñội ngũ quản trị ngân hàng. Các nghiên cứu trước ñây ñã chỉ ra rằng chi phí hoạt ñộng của ngân hàng cũng là một biến số trong nghiên cứu TSSL của ngân hàng. Chi phí hoạt ñộng (hay chi phí ngoài trả lãi) của ngân hàng bao gồm chi nộp thuế, các khoản phí; chi lương, phụ cấp, trợ cấp cho nhân viên; chi về tài sản; chi hoạt ñộng quản lý công vụ; chi nộp bảo hiểm tiền gửi khách hàng; chi dự phòng (không bao gồm chi phí dự phòng rủi ro tín dụng và giảm giá chứng khoán). Tỷ số chi phí hoạt ñộng trên tổng thu nhập hoạt ñộng của ngân hàng, ký hiệu CIR ñược sử dụng ñể lượng hóa cho yếu tố chi phí hoạt ñộng của ngân hàng. CIR cũng là biến thể hiện chất lượng quản lý của ngân hàng. Guru và các cộng sự (2002), Bourke (1989), Sufian (2011), Syfari (2012) ñã chỉ ra rằng nếu ngân hàng biết cắt giảm chi phí, sử dụng chi phí quản lý hiệu quả thì sẽ là một nhân tố quan trọng mang lại TSSL cao cho ngân hàng, hàm ý một mối tương quan âm giữa chi phí hoạt ñộng và khả năng sinh lợi của ngân hàng. Tuy nhiên, Molyneux và Thornton (1992) lại phát hiện ra biến chi phí có tác ñộng tích cực ñến TSSL của ngân hàng từ 18 nước châu Âu trong vòng 4 năm từ 1986 ñến 1989, cho rằng tăng chi phí lương, thưởng cho những nhân viên hoạt ñộng hiệu quả trong ñiều kiện các yếu tố khác không ñổi sẽ thúc ñẩy nhân viên hoạt ñộng và gia tăng TSSL của ngân hàng. Kết quả trên ñã ủng hộ học thuyết về tiền lương: lương tăng thì năng suất lao ñộng cũng tăng. 1.5.2. Các nhân tố bên ngoài Các nhân tố bên ngoài phản ánh môi trường kinh tế và môi trường luật pháp của quốc gia nơi các ngân hàng ñặt trụ sở. Đó là các nhân tố khách quan, nằm ngoài khả năng kiểm soát của các nhà quản trị NH. Tuy nhiên, NH có thể dự ñoán trước sự thay ñổi của nền kinh tế, từ ñó ñưa ra những mục tiêu, chính sách phù hợp ñể tận dụng cơ hội phát triển và hạn chế những tác ñộng không mong muốn do các nhân tố bên ngoài mang lại. Trong phạm vi của bài nghiên cứu gồm có: 1.5.2.1 Tốc ñộ tăng trưởng kinh tế 17 Tốc ñộ tăng trưởng kinh tế ñược thể hiện qua sự gia tăng của GDP hoặc GNP hoặc thu nhập bình quân ñầu người trong một thời gian nhất ñịnh. Ở trong nghiên cứu này sẽ chọn tốc ñộ tăng trưởng GDP là biến ñộc lập trong mô hình nghiên cứu, ký hiệu là GR. Demirguc-Kunt và Huizinga (1999), Gul, Irshad và Zaman (2011) ñã chỉ ra rằng sự phát triển kinh tế mạnh mẽ ở 1 quốc gia sẽ gia tăng lợi nhuận của ngân hàng ở chính quốc gia ñó. Nguyên nhân là do khi kinh tế phát triển, kéo theo ñó là sự gia tăng trong cung và cầu của các khoản tiền gửi, nhu cầu tín dụng sẽ nhiều hơn và các dịch vụ ngân hàng sẽ ñược cải thiện, nhờ ñó lợi nhuận của ngân hàng tăng lên. Không những thế, kinh tế phát triển tốt sẽ là môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt ñộng kinh doanh ổn ñịnh, ñảm bảo công ăn việc làm cho cá nhân, từ ñó góp phần giảm thiểu rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Ngược lại, tình hình kinh tế không tốt có thể làm giảm chất lượng danh mục khoản cho vay, tăng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng và giảm khả năng sinh lời của ngân hàng. Tuy nhiên, nghiên cứu của Ayadi và Boujelbene (2011) lại ñưa ra kết quả tương quan âm giữa tốc ñộ tăng trưởng kinh tế và TSSL của NH. 1.5.2.2 Tỷ lệ lạm phát Sự ảnh hưởng của lạm phát lên TSSL của ngân hàng ñược xem xét ở khía cạnh lạm phát tác ñộng ñến các nguồn lực hiện có và các nguồn lực dự trữ của ngân hàng. Perry (1992) ñã chỉ ra rằng lạm phát tác ñộng ñến TSSL của ngân hàng tùy thuộc vào mức lạm phát kỳ vọng. Theo ñó, nếu trong trường hợp lạm phát ñã ñược dự báo trước một cách tương ñối chính xác, ngân hàng ñã tính toán và thêm vào phần lạm phát trong lãi suất của ngân hàng, ñảm bảo thu nhập lớn hơn chi phí, thì lạm phát sẽ tác ñộng tích cực ñến TSSL của ngân hàng. Lập luận trên ñã ñược ủng hộ bởi nghiên cứu của Molyneux và Thornton (1992), Gul, Irshad và Zaman (2011), Sufian (2011). Ngược lại, trong trường hợp lạm phát không ñược dự ñoán, lãi suất cho vay ñược ñiều chỉnh chậm hơn tốc ñộ tăng của chi phí vốn và chi phí hoạt ñộng, từ ñó doanh thu của các ngân hàng có thể tăng chậm hơn so với chi phí, và lạm phát tác ñộng tiêu cực ñến TSSL của NH. Hơn nữa, lạm phát làm giảm nhu cầu tín dụng và tiền gửi của khách hàng. Những bằng 18 chứng thực nghiệm trong nghiên cứu của Zeitun (2012) ñã cho kết quả tương quan âm giữa lạm phát và khả năng sinh lời. Trong hầu hết các bài nghiên cứu, biến INF ñại diện cho tỷ lệ lạm phát ñược ño lường bằng tỷ lệ lạm phát hàng năm ở các quốc gia, là tốc ñộ tăng của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của tất cả các hàng hóa và dịch vụ. 1.5.2.3 Sự phát triển của thị trường chứng khoán MC là biến ñại diện cho sự phát triển của thị trường chứng khoán trong mô hình nghiên cứu này. Trong các bài nghiên cứu, MC ñược tính bằng tỷ lệ vốn hóa thị trường của các công ty niêm yết trên tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Bikker và Hu (2002) ñã tìm ra mối tương quan âm giữa sự phát triển của thị trường chứng khoán và TSSL của ngân hàng. Điều ñó có nghĩa rằng 2 yếu tố trên hoạt ñộng như là 2 nhân tố thay thế thay vì bổ sung lẫn nhau vì 1 công ty có thể tìm kiếm nguồn tài chính từ sự tài trợ từ nợ ngân hàng hay tài trợ vốn từ thị trường chứng khoán. Trong khi ñó, Naceur & Goaied (2008) nghiên cứu các yếu tố bên ngoài tác ñộng ñến khả năng sinh lợi của các ngân hàng Tunisian từ năm 1980-2000 ñã chỉ ra rằng sự phát triển của thị trường chứng khoán lại có tác ñộng tích cực ñến khả năng sinh lợi của ngân hàng. Bởi vì khi thị trường chứng khoán phát triển, sự niêm yết thông tin rộng rãi sẽ giúp các ngân hàng giảm ñi sự rủi ro bất cân xứng thông tin khi tìm hiểu về các doanh nghiệp ñối tác, góp phần làm giảm rủi ro tín dụng, từ ñó làm gia tăng TSSL của ngân hàng. 1.6. Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm trước ñây về các nhân tố ảnh hưởng ñến tỷ suất sinh lời tại các ngân hàng Các nghiên cứu về tỷ suất sinh lời của ngân hàng thường phân tích hệ thống ngân hàng ở nhiều quốc gia hoặc ở một quốc gia. Trong ñề tài, tác giả sẽ tổng hợp 1 số nghiên cứu gần ñây như sau: 19 Bảng 1.1: Tổng hợp các nghiên cứu gần ñây Tác giả Dữ liệu Biến phụ Biến ñộc lập Kết quả thuộc Deger Sử dụng mô ROA, ROE Logarit tổng tài sản, tỷ Kết quả thực nghiệm cho Alper và hình FEM (Tỷ suất lệ vốn chủ sở hữu, tiền thấy quy mô ngân hàng, Adem với dữ liệu sinh lời trên gửi, quy mô nợ và tài và thu nhập ngoài lãi có Anbar bảng cho 10 vốn chủ sở sản (2011) NH niêm hữu) yết trên có tính thanh tác ñộng tích cực trong khoản trên tổng tài khi tỷ lệ nợ có tác ñộng sản, tỷ lệ thu nhập lãi tiêu cực lên lợi nhuận của TTCK và thu nhập ngoài lãi các ngân hàng. Trong các Istanbul trên tổng tài sản, tốc yếu tố vĩ mô chỉ có lãi (ISE) trong ñộ tăng trưởng GDP suất có tác ñộng và ñó là giai thực tế hàng năm, tỷ lệ tác ñộng tích cực lên lợi ñoạn nhuận của ngân hàng. 2002-2010 lạm phát, lãi suất Fadzlan Sử dụng mô ROA, ROE Quy mô tài sản, quy Kết quả bài nghiên cứu ñã Sufian hình hồi mô tiền gửi, giá trị sổ chỉ ra rằng rủi ro tín dụng (2011) quy FEM và sách vốn chủ sở hữu, và chi phí luôn tác ñộng REM với dữ quy mô nợ, dự phòng tiêu cực ñến lợi nhuận của liệu bảng rủi ro tín dụng, tổng ngân hàng. Trong khi ñó, cân chi phí hoạt ñộng, và mối quan hệ giữa quy mô ñối của các thu nhập phi lãi, tổng tổng tài sản, quy mô vốn ngân hàng sản phẩm quốc nội chủ sở hữu và khả năng Hàn Quốc (GDP), tỷ lệ lạm phát, sinh lợi của các NHTM giai tỷ lệ tập trung của 3 Hàn Quốc là cùng chiều, ñoạn 1992- ngân hàng có tổng tài sự ña dạng hóa hoạt ñộng 2003 sản lớn nhất, tỷ lệ vốn kèm với sự tập trung không trong hóa thị trường chứng mang lại tác ñộng tích 20 khoán và biến giả ñại cực, và ñặc biệt khủng diện cho thời gian hoảng tài chính Châu Á trước, trong và sau mang ñến tác ñộng tiêu khủng hoảng tài chính cực khi ngân hàng hoạt ñộng có hiệu quả hơn châu Á năm 1997 trong thời kì trước khủng hoảng so với thời kì sau khủng hoảng. Serish Mô Gul, OLS với dữ NIM (Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng mô tài sản, quy mô tiền Faiza liệu của 15 thu nhập lãi tài Irshad NHTM và Pakistan từ ROCE (Lợi tiền gửi/tổng tài sản, năng sinh lời, trong khi ñó Khalid năm 2005- nhuận trước tốc ñộ tăng trưởng quy mô vốn chủ sở hữu Zaman 2009 hình ROA, ROE, Logarit tổng tài sản, Nghiên cứu thể hiện quy cận sản, quy mô gửi, tỷ lệ lạm phát có mối biên), nợ/tổng tài sản, tỷ lệ tương quan thuận với khả thuể và lãi kinh tế, lạm phát, giá thể hiện mối tương quan (2011) vay/(Tổng tài trị vốn hóa thị trường nghịch chiều. các biến còn lại thể hiện tác ñộng sản-Nợ chứng khoán thuận/nghịch phụ thuộc ngắn hạn)) vào biến ñộc lập trong mô hình khảo sát Munyam Hồi quy ROAA (Tỷ Logarit tổng tài sản, tỷ Bonera REM cho suất sinh lời lệ vốn chủ sở hữu/tổng yếu tố nội tại như quy mô, (2013) 224 NHTM trên tổng tài tài sản,tỷ lệ dự phòng hiệu quả hoạt ñộng, tính từ 42 nước sản trung RRTD, tỷ lệ Kết quả khẳng ñịnh các chi thanh khoản, mức ñộ an châu Phi, bình) và phí/thu nhập, tỷ lệ dư toàn vốn, và các yếu tố vĩ giai ñoạn NIM nợ cho vay/tổng tài mô có tác ñộng ñến khả 1999-2006 sản, tốc ñộ tăng GDP năng sinh lời của các 21 hàng năm, lạm phát. NHTM. Riêng biến trễ có Và ñặc biệt bài nghiên tác ñộng mạnh ñến TSSL cứu ñã ñưa biến trễ của ngân hàng, với giá trị của các biến phụ thuộc hệ số gần bằng 0 cho thấy vào mô hình nghiên thị trường ngân hàng châu cứu như một biến ñộc Phi có tính cạnh tranh lập ñể ño lường sự liên cao. tục khả năng sinh lời của các ngân hàng châu Phi qua từng năm. 1.7. Mô hình nghiên cứu dự kiến Các nghiên cứu trên thế giới ñều sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính với dữ liệu bảng. Vì NIM không phản ánh ñược toàn diện tính sinh lời của NH, ñề tài sẽ tập trung phân tích ROA và ROE của các NHTMCP niêm yết. Để kiểm ñịnh mối quan hệ giữa TSSL của ngân hàng và các nhân tố tác ñộng ñã mô tả ở trên, ñề tài áp dụng mô hình nghiên cứu dưới ñây cho trường hợp các NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam: ܻ௜௧ ൌ ߚଵ ൅ ߚଶ ሺ݈‫ܣ‬ሻ௜௧ ൅ ߚଷ ሺ‫ܣܧ‬ሻ௜௧ ൅ ߚସ ሺ‫ܣܦ‬ሻ௜௧ ൅ ߚହ ሺ‫ܣ݋ܮ‬ሻ௜௧ ൅ ߚ଺ ሺ‫ܲܮܮ‬ሻ௜௧ ൅ ߚ଻ ሺܰ‫ܣܫܫ‬ሻ௜௧ ൅ ߚ଼ ሺ‫ܴܫܥ‬ሻ௜௧ ൅ ߚଽ ሺ‫ܴܩ‬ሻ௧ ൅ ߚଵ଴ ሺ‫ܨܰܫ‬ሻ௧ ൅ ߚଵଵ ሺ‫ܥܯ‬ሻ௧ ൅ ݁௜௧ Trong ñó: ܻ௜௧ : Tỷ suất sinh lời của ngân hàng i trong năm t ሺ݈‫ܣ‬ሻ௜௧ : Quy mô tài sản của ngân hàng i trong năm t ሺ‫ܣܧ‬ሻ௜௧ : Quy mô vốn chủ sở hữu trên tài sản của ngân hàng i trong năm t ሺ‫ܣܦ‬ሻ௜௧ : Quy mô tiền gửi khách hàng trên tài sản của ngân hàng i trong năm t ሺ‫ܣ݋ܮ‬ሻ௜௧ : Tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tài sản của ngân hàng i trong năm t ሺ‫ܲܮܮ‬ሻ௜௧ : Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trên dư nợ của ngân hàng i trong năm t 22 ሺܰ‫ܣܫܫ‬ሻ௜௧ : Mức ñộ ña dạng hóa hoạt ñộng kinh doanh của ngân hàng i trong năm t ሺ‫ ܴܫܥ‬ሻ௜௧ : Chi phí hoạt ñộng trên thu nhập hoạt ñộng của ngân hàng i trong năm t ሺ‫ ܴܩ‬ሻ௧ : Tốc ñộ tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm t ሺ‫ ܨܰܫ‬ሻ௧ : Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam trong năm t ሺ‫ ܥܯ‬ሻ௧ : Giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam/GDP trong năm t KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Chương 1 ñã tổng kết các kết quả nghiên cứu thực nghiệm của các tác giả ñối với các nhân tố ảnh hưởng ñến khả năng sinh lợi của các ngân hàng ở các quốc gia trên thế giới. Trong ñó, các nhân tố bên trong thường ñược sử dụng gồm có quy mô tài sản, vốn chủ sở hữu, quy mô nợ và rủi ro tín dụng, quy mô tiền gửi, mức ñộ ña dạng hóa hoạt ñộng kinh doanh và chi phí hoạt ñộng. Các yếu tố bên ngoài tác ñộng ñến bao gồm tốc ñộ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát và giá trị vốn hóa của thị trường chứng khoán. Kết quả nghiên cứu về mối tương quan của các nhân tố tác ñộng với khả năng sinh lời của ngân hàng có sự khác nhau thâm chí là mâu thuẫn xuất phát từ dữ liệu nghiên cứu khác nhau, mang ñặc thù riêng của từng vùng, từng quốc gia trong một giai ñoạn nhất ñịnh. Điều này dẫn ñến nghiên cứu của tác giả về thực trạng tại các NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam trong chương 2 và chương 3. 23 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG TSSL CỦA CÁC NHTMCP ĐANG NIÊM YẾT TRÊN TTCK VIỆT NAM 2.1. Tổng quan về các NHTMCP ñang niêm yết trên TTCK Việt Nam Hoạt ñộng của NHTM nói chung, của NHTMCP nói riêng và TTCK có quan hệ mật thiết, hữu cơ với nhau, dựa vào nhau ñể cùng phát triển. Các NHTMCP niêm yết trên TTCK là một thuận lợi và cũng là yêu cầu cần thiết ñể nâng cao hiệu quả cho hệ thống ngân hàng cũng như TTCK. Cuối năm 2005, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương tín ñã ñược Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho phép niêm yết cổ phiếu tại Trung tâm giao dịch Chứng khoán TP.HCM. Đây là lần ñầu tiên Ngân hàng Nhà nước ñồng ý cho một ngân hàng thương mại cổ phần ñược lên sàn chứng khoán. Kể từ ñó, luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 thông qua ngày 29/06/2006 và Thông tư số 26/2012/TT-NHNN ngày 13/09/2012 của Thống ñốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thủ tục chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ñối với việc niêm yết cổ phiếu trên TTCK trong nước và nước ngoài của tổ chức tín dụng cổ phần ra ñời thay thế Quyết ñịnh số 787/2004/QĐ-NHNN ñã tạo nên cơ sở pháp lý hướng dẫn cho các NHTMCP niêm yết trên TTCK VN. Tuy nhiên, tính ñến 31/12/2014, chỉ có 9/35 NHTMCP niêm yết trên TTCKVN, cụ thể như sau: Bảng 2.1: Danh sách các NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam ñến 31/12/2014 STT Tên ngân hàng Mã chứng Sàn giao Ngày giao khoán dịch dịch ñầu tiên ACB HNX 21/11/2006 HOSE 24/01/2014 HOSE 16/07/2009 HOSE 27/10/2009 HOSE 01/11/2011 1 Ngân hàng TMCP Á Châu 2 Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát Triển BID Việt Nam 3 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam 4 Ngân hàng TMCP Xuất nhập CTG khẩu EIB Việt Nam 5 Ngân hàng TMCP Quân ñội MBB 24 6 Ngân hàng TMCP Quốc Dân 7 Ngân hàng TMCP Sài NVB HNX 13/09/2010 Gòn SHB HNX 20/04/2009 – Hà Nội 8 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín STB HOSE 12/07/2006 9 Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam VCB HOSE 30/06/2009 Ghi chú: HOSE : Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh HNX: Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (Nguồn: cophieu68.vn) Rõ ràng, số lượng các ngân hàng ñã niêm yết chưa tương xứng với vai trò và số lượng của các ngân hàng cổ phần, với quy mô và vai trò của TTCK ñối với sự phát triển của hệ thống ngân hàng. Việc tăng số lượng và chất lượng các ngân hàng niêm yết ñã, ñang và sẽ trở thành nhu cầu tất yếu không chỉ ñối với sự phát triển của hệ thống ngân hàng và TTCK, mà còn của cả nền kinh tế nói chung. Cuối năm 2013, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) và NHNN cũng ñã hối thúc các ngân hàng cổ phần ñại chúng lên sàn ñể tăng cường kiểm soát và hạn chế dần tình trạng sở hữu chéo. Đến tháng 7/2014, NHNN và UBCK nhắc lại chủ trương trên và ñưa ra lộ trình trong năm 2015, yêu cầu tất cả NHTM phải lên niêm yết. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nhiều ngân hàng chưa mặn mà niêm yết, ñặc biệt trong bối cảnh ngành ngân hàng ñang thực hiện tái cơ cấu và cổ phiếu nhà băng chưa có dấu hiệu khởi sắc. Bảng 2.2: Tỷ lệ tổng vốn ñiều lệ và tài sản của các NHTMCP ñang niêm yết trên tổng của các NHTM tại Việt Nam năm 2014 Chỉ tiêu Vốn ñiều lệ năm 2014 Tài sản năm 2014 Tổng của các ngân Tổng của các NHTM hàng niêm yết tại Việt Nam (tỷ ñồng) (tỷ ñồng) 149.594 325.321 2.825.329 5.657.150 Tỷ lệ phần trăm (%) 45,98% 49,94% (Nguồn:NHNN, Báo cáo tài chính của các NH TMCP niêm yết trên TTCK VN) Tuy chỉ có 9 NHTMCP ñang niêm yết trên TTCK Việt Nam nhưng 9 NH này ñã chiếm 45,98% tổng vốn ñiều lệ và 49,94% tổng tài sản của các NHTM tại Việt Nam 25 năm 2014. Điều này cho thấy hoạt ñộng của các NHTMCP niêm yết có ảnh hưởng lớn ñến hệ thống NHTM tại VN, và nghiên cứu về TSSL của các NHTMCP niêm yết có thể rút ra ñược những ñánh giá sơ bộ về TSSL của các NHTM tại Việt Nam. 2.2. Phân tích các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng ñến tỷ suất sinh lời của các NHTMCP ñang niêm yết tại Việt Nam Bảng 2.3: Tốc ñộ tăng trưởng kinh tế, lạm phát, giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam giai ñoạn 2007-2014 Đơn vị tính: % Năm 2007 Tốc ñộ tăng trưởng kinh tế 8,5 Tỷ lệ lạm phát 8,3 Giá trị vốn hóa thị trường 25,24 chứng khoán (%GDP) 2008 6,2 23 9,67 2009 5,3 6,9 19,99 2010 6,8 9,2 17,58 2011 5,9 18,7 13,51 2012 5,2 9,2 21,14 2013 5,4 6.6 - 2014 6 4,1 - (Nguồn: Ngân hàng Thế Giới) Năm 2007, nền kinh tế Việt Nam ñạt mức tăng trưởng cao 8,5%. Bắt ñầu từ năm 2008, dưới tác ñộng của khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu, nên kinh tế Việt Nam chỉ ñạt tốc ñộ tăng trưởng 6,2%, chỉ số lạm phát lên tới 23%, nhập siêu cao, nguồn vốn ñầu tư nước ngoài chững lại…Hệ quả kéo theo là dòng vốn ñổ vào TTCKVN sụt giảm. Năm 2009 là năm nền kinh tế dần hồi phục sau khủng hoảng, tình hình kinh tế Việt Nam cũng ñược cải thiện. Để khắc phục tình trạng suy giảm kinh tế, kích cầu ñầu tư và tiêu dùng trong khuôn khổ chính sách khẩn cấp chung của Chính Phủ, NHNN ñã nới lỏng chính sách tiền tệ, cùng lúc ñó chính phủ ñưa ra biện pháp kích thích tài khóa khiến nhu cầu vay tăng cao, tăng trưởng GDP năm 2009 ñược hỗ trợ. Nền kinh tế Việt Nam ñã khá thành công khi ñạt ñược mức tăng trưởng tương ñối cao so với các nước trong khu vực (5,3%) trong khi vẫn giữ ñược lạm phát ở mức thấp (6,9%), Tuy nhiên, chính các biện pháp nới lỏng ñó ñã dẫn ñến hiện tượng lạm phát cao năm 2010-2011 cũng như hiện tượng bong bóng chứng khoán, bong bóng bất ñộng sản. 26 Chính vì vậy, sang năm 2010, theo Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ, mục tiêu kinh tế - xã hội của năm 2010 là phấn ñấu phục hồi tốc ñộ tăng trưởng kinh tế ở mức cao hơn năm 2009, tăng tính ổn ñịnh kinh tế vĩ mô, nâng cao chất lượng, ngăn chặn lạm phát cao trở lại, tăng khả năng bảo ñảm an sinh xã hội. Trong bối cảnh còn ñầy khó khăn, với sự ñiều hành linh hoạt và quyết liệt của Chính phủ, Việt Nam ñã duy trì ñược mức tăng trưởng GDP ñạt 6,8%, công nghiệp tăng 7,7%, kim ngạch xuất khẩu tăng 25,5% so với 2009. Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn tiềm ẩn những khó khăn nội tại, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, hiệu quả ñầu tư thấp, nhập siêu có xu hướng tăng, dự trữ ngoại tệ thấp, lạm phát tăng cao (9,2%). Trước tình hình ñó, ngày 24/02/2011 Chính phủ ñã ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP ñưa ra 6 nhóm giải pháp chủ yếu nhằm kiềm chế lạm phát, ổn ñịnh kinh tế vĩ mô và bảo ñảm an sinh xã hội trong năm 2011. Nhờ sự triển khai ñồng bộ các giải pháp, ñến hết quý IV/2011, kinh tế vĩ mô ñã có chuyển biến khả quan hơn: GDP tăng 5,9%; lạm phát tăng chậm lại, cả năm tăng 18,7%; thâm hụt cán cân thương mại thu hẹp, tỷ giá ổn ñịnh. Đồ thị 2.1: Tốc ñộ tăng trưởng kinh tế, lạm phát, giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam giai ñoạn 2007-2014 Đơn vị tính: % (Nguồn: Ngân hàng Thế Giới) Từ năm 2012 ñến năm 2014, nền kinh tế thế giới ñã từng bước có những dấu hiệu hồi phục mang tính tích cực nên kinh tế vĩ mô trong nước cũng ñạt ñược những kết quả 27 ban ñầu ñáng khích lệ khi tỷ lệ lạm phát ñã giảm dần từ 9,2% (năm 2012) xuống 6,6% (năm 2013) và 4,1% (năm 2014), trong khi tốc ñộ tăng trưởng kinh tế ngày càng cao từ 5,2% của năm 2012 ñã lên ñến 6% vào năm 2014. Giai ñoạn này ñược ñánh giá là năm khó khăn của nền kinh tế Việt Nam khi nhiều doanh nghiệp hoạt ñộng kém hiệu quả khiến hàng tồn kho tăng cao, số lượng các doanh nghiệp phá sản ngày càng tăng, thị trường bất ñộng sản và chứng khoán suy thoái,.. kéo theo ñó là tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng tăng cao, việc xử lý nợ xấu còn chậm dù tốc ñộ tăng trưởng tín dụng toàn ngành ngân hàng không bằng những năm trước ñó. Có thể nói nền kinh tế Việt Nam liên tục bất ổn trong suốt giai ñoạn 2008-2014 nhưng bằng những nỗ lực trong ñiều hành kinh tế vĩ mô, tình hình kinh tế trong nước ñang dần ñược ổn ñịnh 2.3. Phân tích các nhân tố bên trong ảnh hưởng ñến tỷ suất sinh lời của các NHTMCP ñang niêm yết tại Việt Nam 2.3.1. Tình hình tổng tài sản và vốn chủ sở hữu Bảng 2.4: Tổng tài sản và vốn chủ sở hữu trung bình của các NH TMCP ñang niêm yết trên TTCK Việt Nam giai ñoạn 2007-2014 Năm 2007 Tổng tài sản trung bình (tỷ ñồng) Tốc ñộ tăng trưởng (%) Tổng VCSH trung bình (tỷ ñồng) Tốc ñộ tăng trưởng (%) 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 89.289 105.981 138.692 190.099 230.161 246.123 271.627 313.925 41,64 18,69 30,87 37,07 21,07 6,93 10,36 15,57 6.891 8.444 10.178 13.028 15.914 18.810 22.408 22.935 86,89 22,54 20,53 28,00 22,15 18,19 19,13 2,35 (Nguồn: Báo cáo tài chính của các NH TMCP ñang niêm yết trên TTCK VN) Nhìn chung, tốc ñộ tăng trưởng của tổng tài sản có xu hướng tăng từ năm 20082010, giảm mạnh sau năm 2010 và có xu hướng tăng trở lại từ năm 2012 ñến nay, trong khi ñó, tình hình VCSH của các NHTMCP niêm yết có rất nhiều biến ñộng. Năm 2007, tốc ñộ tăng tài sản và VCSH của các NH ñạt mức cao nhờ nền kinh tế tăng trưởng nhanh, thuận lợi. Tuy nhiên, bước sang năm 2008, do ảnh hưởng của khủng 28 hoảng kinh tế toàn cầu, hoạt ñộng kinh doanh của NH gặp nhiều khó khăn, thu nhập của các ngân hàng sụt giảm so với năm 2007 làm cho khả năng tăng vốn tự có bằng lợi nhuận sau thuế giảm, thêm vào ñó, TTCK sụt giảm khiến các ngân hàng không thể tăng vốn bằng cách phát hành ra cổ phiếu trên thị trường. Kết quả là tốc ñộ tăng VCSH của các NHTMCP niêm yết trên TTCKVN năm 2008 giảm mạnh mẽ 64,35% chỉ còn 22,54% kéo theo tốc ñộ tăng trưởng tài sản cũng giảm chỉ còn 18,69% vào năm 2008. Nửa ñầu năm 2009, nền kinh tế Việt Nam vẫn chịu ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế, tốc ñộ tăng trưởng VCSH vẫn giảm, nhưng nhờ những chính sách kích cầu của Chính phủ, tốc ñộ tăng tài sản ñã có sự phục hồi ñáng kể, ñạt mức 30,87% và duy trì tăng lên mức 37,07% trong năm 2010. Tốc ñộ tăng trưởng tổng tài sản năm 2010 tăng cũng một phần nhờ tốc ñộ tăng trưởng VCSH ñã tăng trở lại ñể ñảm bảo lộ trình tăng vốn pháp ñịnh. Theo Nghị ñịnh số 141/2006/NĐ-CP ban hành ngày 22/11/2006, ñến hết 31/12/2010 các NHTMCP Việt Nam phải ñạt ñược mức vốn ñiều lệ 3.000 tỷ ñồng. Đến cuối năm 2009, chỉ có 2 NHTMCP niêm yết chưa ñáp ứng ñược yêu cầu là SHB và Nam Việt (tiền thân của NH NCB). Chính vì thế, năm 2010 chứng kiến nỗ lực của SHB trong việc tăng vốn ñiều lệ nên VCSH cũng tăng từ 2.417 tỷ ñồng năm 2009 lên 4.183 tỷ ñồng vào năm 2010, chỉ còn NH Nam Việt chưa ñạt ñược mức vốn ñiều lệ theo quy ñịnh. Tốc ñộ tăng trưởng tài sản và VCSH trung bình của các NHTMCP niêm yết sụt giảm trong những năm 2011-2012 dù năm 2011 NH Nam Việt ñã hoàn thành việc tăng vốn ñiều lệ theo mức vốn pháp ñịnh, ñặc biệt năm 2012 tốc ñộ tăng trưởng tài sản chỉ còn 6,93%, một phần là hệ quả tiêu cực của gói kích cầu năm 2009, nhưng chủ yếu là do năm 2012, kinh tế Việt Nam rơi vào tình trạng khó khăn, các ngân hàng không ñạt ñược chỉ tiêu kinh doanh, tốc ñộ tăng trưởng tín dụng thấp, nợ xấu tích lũy nhiều năm trước, kết quả lợi nhuận không như kì vọng cũng như những rủi ro hoạt ñộng ñã xảy ra nên dẫn ñến sự sụt giảm giá trị chứng khoán của các ngân hàng. 29 Năm 2013, nền kinh tế có những chuyển biến tích cực nên tốc ñộ tăng VCSH và tổng tài sản của ngân hàng ñều tăng trở lại nhưng tốc ñộ tăng trưởng còn chậm so với giai ñoạn trước ñó. Bước sang năm 2014, tốc ñộ tăng trưởng VCSH của các NH giảm mạnh chỉ còn 2,35% khi NH EIB có tốc ñộ tăng trưởng VCSH âm và các ngân hàng còn lại tốc ñộ tăng trưởng VCSH ở mức thấp. Tuy nhiên, tốc ñộ tăng trưởng tài sản vẫn tăng và ñạt ñược mức 15,57% vào năm 2014, một phần nhờ vào sự tăng trưởng tiền gửi bình quân của khách hàng (sẽ ñược phân tích ở phần sau) 2.3.2. Hoạt ñộng huy ñộng vốn Bảng 2.5: Tổng tiền gửi khách hàng bình quân của các NHTMCP ñang niêm yết trên TTCK Việt Nam giai ñoạn 2007-2014 Năm 2007 2008 2009 Số dư tiền gửi bình 59,834 69,557 83,912 quân (tỷ ñồng) Tốc ñộ tăng 34.46 16.25 20.64 trưởng (%) 2010 2011 2012 2013 2014 111,210 126,087 154,289 181,122 224,575 32.53 13.38 22.37 17.39 23.99 (Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTMCP ñang niêm yết trên TTCK VN) Nhìn chung, tiền gửi khách hàng bình quân của các NHTMCP niêm yết ñều tăng từ năm 2007-2014 nhưng tốc ñộ tăng trưởng có sự biến ñộng qua từng năm. Năm 2008, tốc ñộ tăng trưởng giảm mạnh so với năm tăng trưởng nóng 2007. Nguyên nhân không những do khủng hoảng kinh tế thế giới mà còn do cuộc chạy ñua lãi suất giữa các ngân hàng ñể ñảm bảo khả năng thanh khoản khi NHNN liên tục thực hiện các biện pháp thắt chặt tiền tệ. Hệ quả là các NHTM liên tục tăng lãi suất tiền gửi ñể huy ñộng vốn và có sự di chuyển tiền gửi từ ngân hàng có lãi suất tiền gửi thấp (thường là những ngân hàng lớn) sang các ngân hàng có lãi suất tiền gửi cao (thường là những ngân hàng có quy mô nhỏ) (Theo Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam www.div.gov.vn). Sang năm 2009-2010, tốc ñộ tăng tiền gửi của các NHTMCP niêm yết tăng ổn ñịnh với mức tăng trưởng lần lượt là 20,64% và 32,53% nhờ tác dụng của gói kích cầu kinh tế của Chính phủ năm 2009. Năm 2009 lãi suất ñược giữ ổn ñịnh, nhưng biến ñộng năm 2010 ñã ñẩy lãi suất lần lượt tăng lên 13%, 14%, 15%/năm… 30 Trước tình trạng lãi suất ngày một tăng, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư số 02/2011/TT-NHNN, chính thức áp trần 14%/năm. Mức lãi suất thấp hơn diễn biến thị trường ñã khiến nhiều NH gặp khó khăn trong việc huy ñộng vốn, tốc ñộ tăng trưởng bình quân năm 2010 chỉ còn 13,8%, thấp nhất trong giai ñoạn 2007-2014. Nhiều ngân hàng ñã dùng các hình thức khác như khuyến mãi, tặng quà, giao dịch ủy thác… ñể gia tăng lượng vốn huy ñộng. Đến năm 2012, NHNN liên tục hạ trần lãi suất huy ñộng, ñồng thời áp dụng các biện pháp thanh tra, giám sát công khai những sai phạm trong huy ñộng vốn vượt trần, các NH ñã dần thích ứng và gia tăng niềm tin khách hàng ñể tăng lượng tiền gửi khách hàng nên tốc ñộ tăng trưởng tiền gửi khách hàng tăng trở lại ở mức 22,37%. Riêng chỉ có ACB có số dư huy ñộng vốn giảm nhẹ do một số lãnh ñạo ACB bị khởi tố và NVB có tốc ñộ tăng trưởng âm vì hoạt ñộng kinh doanh kém hiệu quả, thanh khoản yếu kém và phải tiến hành tái cơ cấu theo yêu cầu của NHNN. Bước sang năm 2013, do hệ quả của năm 2012 tình hình kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp hoạt ñộng kinh doanh kém hiệu quả, lượng hàng tồn kho tăng cao,.. nên tốc ñộ tăng trưởng tiền gửi giảm còn 17,39% dù không có ngân hàng nào trong số các NHTMCP niêm yết tăng trưởng tiền gửi âm và sau ñó tăng trở lại năm 2014 ở mức 23,99% do tình hình kinh tế ñã dần dần ổn ñịnh và có những tín hiệu tích cực. 2.3.3. Hoạt ñộng tín dụng và rủi ro tín dụng Bảng 2.6: Tình hình hoạt ñộng tín dụng của các NH TMCP ñang niêm yết trên TTCK Việt Nam giai ñoạn 2007-2014 Dư nợ tín dụng bình quân (tỷ ñồng) Tốc ñộ tăng trưởng tín dụng (%) Chi phí dự phòng RRTD bình quân (%) Tốc ñộ tăng chi phí dự phòng RRTD (%) 2007 2008 2009 48.623 57.008 48,39 2010 2011 2012 2013 2014 80.441 109.019 128.314 148.091 168.942 195.743 17,24 41,11 35,53 17,70 15,41 14,08 15,86 785 738 516 811 1.640 1.763 1.904 2.279 76,48 -5,98 -30,08 57,16 102,23 7,52 8,02 19,69 (Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTMCP ñang niêm yết trên TTCK VN) 31 Tốc ñộ tăng trưởng tín dụng và chi phí dự phòng RRTD có sự biến ñộng qua từng năm. Năm 2007 là năm tăng trưởng nóng với tốc ñộ tăng trưởng 76,48%. Khi nền kinh tế tăng trưởng, trước áp lực cạnh tranh ñể phát triển, các ngân hàng có xu hướng nới lỏng ñiều kiện xét duyệt tín dụng. Điều này sẽ tích lũy rủi ro và bộc phát vào giai ñoạn kinh tế suy thoái sau này. Sang năm 2008, cuộc ñua lãi suất bắt ñầu bùng nổ khiến cho lãi suất cấp tín dụng cũng bị ñẩy lên mức cao, các doanh nghiệp ñã gặp khó khăn khi khủng hoảng kinh tế thế giới xảy ra lại càng gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay của ngân hàng, khiến cho tỷ lệ tăng trưởng tín dụng năm 2008 giảm chỉ còn 17,24% dù cho giá trị tín dụng thực tế của các NHTMCP niêm yết vẫn tăng. Để khắc phục tình trạng suy giảm kinh tế, kích cầu ñầu tư và tiêu dùng trong khuôn khổ chính sách khẩn cấp chung của Chính Phủ, NHNN ñã nới lỏng chính sách tiền tệ, ñẩy mạnh triển khai gói chính sách gồm hỗ trợ lãi suất 4% một năm cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ñể sản xuất, kinh doanh; giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp, 50% thuế VAT, miễn thuế thu nhập cá nhân trong 6 tháng và kích ñầu tư...theo Quyết ñịnh số 131/QĐ-TTg ngày 23/1/2009, Quyết ñịnh số 443/QĐ-TTg ngày 4/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Kết quả, tốc ñộ tăng trưởng tín dụng của 9 NHTMCP niêm yết ñã tăng trở lại mức 41,11% trong năm 2009. Bước sang năm 2010, tăng trưởng tín dụng có xu hướng giảm dần qua các năm. Nguyên nhân là do cuộc chay ñua lãi suất huy ñộng tăng cao làm cho lãi suất cho vay tăng tương ứng, khoảng 20-23%/năm trong năm 2011. Nền kinh tế chưa thực sự hồi phục, giá nguyên liệu ñầu vào tăng liên tục, thị trường chứng khoán có chỉ số liên tục giảm, các doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn nên lãi suất cho vay cao làm các doanh nghiệp sản xuất cần vốn khó tiếp cận, còn các doanh nghiệp chịu ñược mức lãi suất cao ñó hầu hết là ñầu tư ngắn hạn, phi sản xuất, nhưng thuộc ñối tượng mà các NHTMCP phải giảm tỷ trọng cho vay. Vì Tăng trưởng tín dụng của khối các NHTMCP niêm yết năm 2010 chỉ ñạt 35,5%. Năm 2011, tăng trưởng tín dụng tiếp tục 32 giảm và ñạt mức 17,7%. Theo Thống ñốc, toàn hệ thống ngân hàng năm nay ñã phải thắt lưng buộc bụng, thậm chí phải hy sinh rất lớn ñể thực hiện mục tiêu vĩ mô là kiềm chế lạm phát, ổn ñịnh kinh tế và ñảm bảo an sinh xã hội. Nếu so với tốc ñộ tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng tín dụng chỉ cao hơn 2 lần, trong khi tỷ lệ của các năm trước ñây thường lên tới 5-6 lần. Đồ thị 2.2: Tốc ñộ tăng trưởng tín dụng và chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của các NH TMCP ñang niêm yết trên TTCK Việt Nam giai ñoạn 2007-2014 (Nguồn: Báo cáo tài chính của các NH TMCP ñang niêm yết trên TTCK VN) Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của các ngân hàng có xu hướng giảm trong giai ñoạn 2007-2009, và tăng vọt trở lại vào năm 2010-2011. Chính việc tăng trưởng tín dụng quá nóng trong giai ñoạn trước 2010 và tập trung cho vay các ñối tượng ñầu tư vào bất ñộng sản, ñầu tư kinh doanh chứng khoán khi thị trường sôi nổi ñã làm chất lượng các khoản tín dụng giảm mạnh trong giai ñoạn 2010-2011, hệ quả là chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng theo Quyết ñịnh 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 và bổ sung bằng quyết ñịnh 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007. Tốc ñộ tăng chi phí dự 33 phòng rủi ro tín dụng năm 2010 là 57,16% và năm 2011 là 102,23% thể hiện sự sụt giảm về lợi nhuận của NH trong giai ñoạn này. Trong ñó, năm 2010, chi phí dự phòng RRTD của CTG tăng cao vượt trội với mức 521,98%, năm 2011 BID và VCB là 2 NH có mức tăng trưởng chi phí dự phòng RRTD với mức lần lượt là 246,91% và 151,68%. Nguyên nhân là do các NH này là những ngân hàng có quy mô nợ lớn và các ngân hàng này thực hiện phân loại nợ theo ñịnh tính, nhằm tăng cường chất lượng nợ và tiếp cận các chuẩn mực quốc tế nhằm thu hút và lựa chọn các ñối tác chiến lược, nhà ñầu tư tài chính lớn nước ngoài ñể bán cổ phiếu, giảm dần tỷ lệ sở hữu của nhà nước. Tốc ñộ tăng trưởng tín dụng trung bình của 9 NHTMCP niêm yết tiếp tục giảm trong giai ñoạn 2012-2013, ñạt mức 15,41% năm 2012 và 14,08% năm 2013. Nguyên nhân là do các ngân hàng bị ảnh hưởng tiêu cực do bị ñộng vốn trong nợ xấu nên không có ñiều kiện mở rộng tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ nợ xấu trung bình trên tổng dư nợ của chín ngân hàng ñến cuối năm 2012 là 2,44%. Xử lý nợ xấu cũng là một trong những mục tiêu quan trọng mà NHNN cần phải xử lý mà Quốc hội ñã giao nhiệm vụ và sự ra ñời của Công ty Quản lý tài sản Việt Nam (VAMC) vào tháng 8-2013 ñã nhen nhóm hi vọng cho việc gỡ nhanh nút thắt này. Tín dụng khó tăng, song các ngân hàng cũng hạn chế cho vay bằng cách kiểm tra kĩ các ñiều kiện tín dụng cũng như chọn lọc khách hàng ñể giải ngân thận trọng, vì lo ngại cho vay nhiều thì phải trích lập dự phòng cao, do ñó mà tốc ñộ tăng trưởng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng năm 2012 có sự sụt giảm mạnh về mức 7,52%. Không những thế, có sự chênh lệch giữa số liệu thống kê chi phí dự phòng RRTD cũng như tình hình nợ xấu của các NHTM khi các ngân hàng luôn trích ít, trích thiếu tạo nên lãi ảo cho hệ thống ngân hàng. Năm 2014 có ñộ tăng trưởng nhẹ. Dù tốc ñộ tăng trưởng dư nợ tín dụng ñã tăng trở lại nhưng tốc ñộ tăng trưởng ñó vẫn còn thấp và bị xem là thất bại trong việc khơi thông dòng vốn cho nền kinh tế. Trong thời gian vừa qua, NHNN ñã cố gắng ñưa ra nhiều biện pháp ñể ñạt ñược mục tiêu tăng trưởng tín dụng như cam kết ổn ñịnh tỷ giá ñể tăng dư nợ tín dụng ngoại tệ, gói hỗ trợ 30.000 tỷ ñồng ñược ñưa ra thị trường ngày 34 1/6/2013 với lãi suất ổn ñịnh 6% trong vòng 10 năm nhằm giải cứu cho thị trường bất ñộng sản, tuy nhiên các ngân hàng vẫn tỏ ra khá thận trọng. Theo ñó, có 3 nguyên nhân chính khiến tăng trưởng tín dụng của Việt Nam yếu. Đó là mặt bằng lãi suất cho vay vẫn cao so với các nước trong khu vực, tỉ lệ nợ xấu cao và khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế còn yếu. Hầu hết các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á ñều có mức lãi suất cho vay vào khoảng 5%. Trong khi ñó, dù ñã giảm mạnh so với các năm trước, mặt bằng lãi suất cho vay trung bình của Việt Nam vẫn ở mức 10,5% vào năm 2013. Tình trạng nợ xấu của toàn hệ thống tín dụng tiếp tục gây cản trở tăng trưởng tín dụng. Tính ñến hết năm 2014, tỉ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của 9 NHTMCP niêm yết là 1,87%. Tỉ lệ nợ xấu cao buộc các tổ chức tín dụng phải tiến hành xử lý nợ xấu và tài sản thu hồi nợ cũng như thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng nhằm hạn chế phát sinh nợ xấu mới. Trên tất cả, khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung vẫn là yếu tố cốt lõi ngăn cản tăng trưởng tín dụng. Sau một thời gian dài phải ñối mặt với khủng hoảng kinh tế và sức mua giảm sút, nhiều doanh nghiệp chỉ có thể hoạt ñộng cầm chừng và do sức mua trong nước chưa có dấu hiệu cải thiện rõ rệt nên họ trở nên thận trọng với nguồn vốn vay ngân hàng với mức lãi suất từ 10-12%/năm. Đối với các doanh nghiệp có nợ xấu cao, có nhu cầu vay vốn thì ngân hàng lại thận trọng cho vay vì e ngại rủi ro. Việc tỷ lệ nợ xấu cao cũng là nguyên nhân dẫn ñến tốc ñộ tăng trưởng chi phí dự phòng RRTD của các NH niêm yết tiếp tục tăng lên ở mức 19,69% trong năm 2014. Hầu hết các ngân hàng ñều phải thay ñổi quy ñịnh phân loại nợ từ 1/6/2014 theo tinh thần Thông tư 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014 sửa ñổi, bổ sung Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro. Thông tư 09 quy ñịnh từ 1/6 các ngân hàng phải gọi tên ñúng nợ xấu, các khoản nợ trước ñây không bị coi là rủi ro như tiền gửi quá hạn tại ngân hàng khác, các khoản ñầu tư trái phiếu doanh nghiệp mà không thể ñáo hạn…Và dù phải tới 1/1/2015, các ngân hàng mới phải thực hiện phân loại nợ theo cơ chế chặt chẽ hơn (theo kết quả xếp hạng 35 của Trung tâm Thông tin tín dụng), nhưng hầu hết các ñơn vị ñều trích lập sớm ñể tránh dồn cục khi tới thời ñiểm quy ñịnh bắt buộc. Ngoài ra, một nguyên nhân khác khiến cho số tiền trích lập dự phòng rủi ro của các nhà băng gia tăng là do VAMC không phát huy nhiều tác dụng. Thời ñiểm mới thành lập ñến cuối năm 2013, VAMC dồn dập mua lại nợ xấu của các tổ chức tín dụng mang lại khá nhiều tín hiệu tích cực. Tuy nhiên, suốt từ ñầu năm 2014 ñến nay, việc mua nợ xấu của VAMC gần như chững lại. Đến nay, con số nợ xấu mà các ngân hàng bán cho VAMC dao ñộng khoảng 50.000 tỷ ñồng, thực sự không thấm vào ñâu so với tổng số nợ xấu của toàn nền kinh tế. Lý do có thể VAMC ñến giờ vẫn ñang trong tiến trình hoàn thiện bộ máy nên chưa thực sự hoạt ñộng tốt. Thêm nữa, vấn ñề mua vào nợ xấu là một chuyện nhưng bài toán bán ra ñang là sự nan giải với tổ chức này. Như vậy, có thể thấy, trong giai ñoạn hiện nay khi mà tăng trưởng tín dụng ở mức thấp trong khi chi phí dự phòng RRTD tiếp tục tăng sẽ gây khó khăn cho hoạt ñộng của các ngân hàng. Dẫu vậy, ñây là thời kỳ mà các ngân hàng buộc phải quay về giá trị thực của hoạt ñộng ngân hàng. Các nhà băng phải tăng cường trích lập dự phòng ñể hoạt ñộng lành mạnh, an toàn, ứng phó kịp thời khi biến cố xảy ra, chứ không phải là sự ñánh bóng với con số lợi nhuận không phản ánh ñúng tình trạng sức khỏe của mình. Không những thế, nếu không quá chạy ñua theo chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng và huy ñộng lãi suất cao, mà tập trung vào mục tiêu tăng trưởng vừa phải cộng nâng cao chất lượng, thì sẽ ñạt ñược mục tiêu phát triển bền vững, lâu dài. 2.3.4. Mức ñộ ña dạng hóa hoạt ñộng kinh doanh Trong những năm gần ñây, áp lực cạnh tranh gay gắt dẫn ñến xu hướng các ngân hàng ñều ña dạng hóa nguồn thu của mình nhằm tiếp tục giữ vững và gia tăng khả năng sinh lời. Năm 2007, tăng trưởng kinh tế tốt nên thu nhập lãi và ngoài lãi ñều tăng. Bắt ñầu từ khủng hoảng tài chính năm 2008, tăng trưởng tín dụng và huy ñộng vốn ñều giảm, nguồn vốn ñầu tư vào chứng khoán của các ngân hàng bị siết chặt khi chỉ số VNIndex giảm mạnh làm tốc ñộ tăng trưởng thu nhập lãi và ngoài lãi của 9 ngân hàng ñều 36 giảm. Năm 2008 chứng kiến hiện tượng thu nhập ngoài lãi giảm mạnh với tốc ñộ tăng trưởng -11,35%. Nhiều ngân hàng có tốc ñộ tăng trưởng thu nhập ngoài lãi âm do khoản lỗ từ hoạt ñộng mua bán chứng khoán, cụ thể như ACB lỗ 30.067 triệu ñồng, Vietinbank lỗ 22.789 triệu ñồng… Bước sang năm 2009, với những nỗ lực trong ñiều hành chính sách tiền tệ của NHNN nhằm khắc phục tình trạng suy giảm kinh tế ñã góp phần làm tăng thu nhập ngoài lãi của khối ngân hàng niêm yết nhờ nguồn thu từ hoạt ñộng kinh doanh chứng khoán, kinh doanh ngoại hối tăng so với năm trước ñó. Tuy nhiên, tốc ñộ tăng trưởng thu nhập lãi thuần giảm, vì giá trị thực tế của thu nhập lãi tăng rất ít trong ñiều kiện chi phí lãi cũng ñã có một sự giảm nhẹ. Bảng 2.7: Tình hình thu nhập của các NH TMCP ñang niêm yết trên TTCK Việt Nam giai ñoạn 2007-2014 Đơn vị tính: tỷ ñồng Năm 2007 Thu nhập lãi thuần 1.943 trung bình Thu nhập ngoài lãi 1.182 trung bình Tổng thu nhập hoạt 3.125 ñộng trung bình 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2.679 3.495 5.070 7.858 7.339 7.287 7.645 1.048 1.405 1.391 1.243 1.464 2.012 2.293 3.727 4.901 6.461 9.101 8.802 9.299 9.938 (Nguồn: Báo cáo tài chính của các NH TMCP ñang niêm yết trên TTCK VN) Sang giai ñoạn 2010-2011, biến ñộng thu nhập lãi và thu nhập ngoài lãi tiếp tục biến ñộng ngược chiều như năm 2009. Trong khi thu nhập lãi có xu hướng tăng ổn ñịnh nhờ cho vay các ngân hàng thiếu thanh khoản thông qua thị trường liên ngân hàng với lãi suất cao ngất ngưởng trong thời gian này thì thu nhập ngoài lãi trung bình của chín ngân hàng sụt giảm mạnh chỉ còn 1.243 tỷ ñồng vào năm 2011 với tốc ñộ tăng trưởng âm 10,64% do sự biến ñộng mạnh của tỷ giá, lãi suất, thị trường chứng khoán biến ñộng phức tạp… Nhiều ngân hàng ñã phải chịu những khoản lỗ rất lớn từ hoạt ñộng kinh doanh vàng và ngoại tệ, hoạt ñộng kinh doanh chứng khoán. 37 Tình hình biến ñộng thu nhập lãi của các ngân hàng niêm yết ñã có sự ñảo chiều mạnh trong năm 2012, tốc ñộ tăng trưởng thu nhập lãi trung bình của toàn hệ thống giảm mạnh xuống mức -6,61%, thấp nhất trong giai ñoạn 2008-2014. Nguyên nhân là do năm 2012 môi trường kinh doanh không thuận lợi, nợ xấu khu vực ngân hàng vẫn ở mức cao, tình hình sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Trong khi ñó, chính phủ ñang làm tình hình khó khăn thêm khi cố gắng cắt giảm lãi suất cho vay về mức 15%, mức mà các ngân hàng cho rằng chưa ñủ ñể bù ñắp những rủi ro tín dụng mà họ sẽ phải gánh chịu nếu cho vay ra Ngoài ra, các NH nhỏ ñược hỗ trợ trực tiếp từ NHNN, giảm thiểu hẳn việc cạnh tranh lãi suất; do ñó thu nhập lãi ở các ngân hàng lớn giảm hẳn. Trái lại, thu nhập ngoài lãi ñạt mức tăng trưởng 17,76%, giữ cho tổng thu nhập hoạt ñộng trung bình của khối NH niêm yết không sụt giảm quá nhiều so với năm 2011. Đồ thị 2.3: Tốc ñộ tăng trưởng thu nhập lãi và thu nhập ngoài lãi của các NH TMCP ñang niêm yết trên TTCK Việt Nam giai ñoạn 2007-2014 (Nguồn: Báo cáo tài chính của các NH TMCP ñang niêm yết trên TTCK VN) 38 Sang năm 2013-2014, tốc ñộ tăng trưởng thu nhập lãi thuần ñã có sự tăng trưởng trở lại nhưng vẫn ở mức thấp là -0,7% vào năm 2013 và 4,91% vào năm 2014. Nguyên nhân là vì trong hai năm vừa qua, tăng trưởng tín dụng hầu như dậm chân tại chỗ, trong khi ñó các nhà băng còn phải giảm lãi suất rất nhiều ñể chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp. Có thể dễ dàng nhận thấy chênh lệch lãi suất ñầu vào - ñầu ra ngày càng co hẹp (dao ñộng 2-4%) trong khi số lượng khách hàng lại vơi ñi, ñiều này khiến cho thu nhập lãi khó khởi sắc. Ngược lại, thu nhập ngoài lãi tiếp tục thể hiện sự không ổn ñịnh, khi tăng lên mạnh vào năm 2013 với tốc ñộ 37,49% và giảm xuống vào năm 2014 với tốc ñộ tăng chỉ còn 13,98%. Nhìn chung, nguồn thu nhập từ hoạt ñộng tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu thu nhập của hầu hết các ngân hàng TMCP niêm yết trên TTCK VN với tỷ lệ trung bình trong giai ñoạn 2008-2014 là 75,77%. Điều này cho thấy cơ cấu thu nhập của các ngân hàng chưa có sự ña dạng, phụ thuộc nhiều vào hoạt ñộng tín dụng, kéo theo rủi ro về chất lượng tín dụng. Đồng thời, khi tăng trưởng tín dụng bị hạn chế như tình hình hiện tại, thu nhập của các ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. 2.3.5. Chi phí hoạt ñộng của ngân hàng Bảng 2.8: Thu nhập hoạt ñộng và chi phí hoạt ñộng của các NHTMCP ñang niêm yết trên TTCK Việt Nam giai ñoạn 2007-2014 Đơn vị tính: % Năm 2007 Thu nhập hoạt ñộng trên chi phí hoạt ñộng trung bình 33,73 2008 43,29 2009 40,04 2010 2011 41,72 43,51 2012 2013 2014 53,13 57,49 53,87 (Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTMCP ñang niêm yết trên TTCK VN) Nhìn chung, thu nhập trên chi phí hoạt ñộng trung bình có sự tăng giảm biến ñộng qua từng năm, nhưng có một thực tế là từ năm 2012 ñến nay, chi phí hoạt ñộng của các ngân hàng niêm yết chiếm hơn 50% tổng thu nhập hoạt ñộng, ñiều này sẽ ảnh hưởng ñến lợi nhuận cũng như TSSL của các NH niêm yết. 39 Theo khảo sát về ngành ngân hàng Việt Nam năm 2013 của KPMG, chi phí lương và các chi phí liên quan ñến nhân viên là cấu phần lớn nhất, chiếm hơn 50% tổng chi phí hoạt ñộng. Điều này ñi ngược lại xu hướng toàn cầu và các ngân hàng cần tìm nhiều biện pháp ñể cắt giảm chi phí này. 2.4. Đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố ñến tỷ suất sinh lời của các NHTMCP ñang niêm yết trên TTCK Việt Nam Đánh giá lợi nhuận của ngân hàng qua các chỉ số khả năng sinh lời, số liệu cho thấy hai chỉ số ROA, ROE có sự biến ñộng giống nhau trong giai ñoạn 2007-2014. Sau năm 2007 tăng trưởng nóng, sang năm 2008, cùng gánh chịu các tác ñộng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu, thị trường chứng khoán sụt giảm, tốc ñộ tăng trưởng tiền gửi, tài sản suy giảm, ñặc biệt là sự sụt giảm thu nhập ngoài lãi làm ROA trung bình của khối các ngân hàng niêm yết giảm xuống còn 1,26% và ROE trung bình giảm xuống mức 13,78%, ACB là ngân hàng có ROA và ROE cao nhất, lần lượt là 2,1% và 28,46%. Bảng 2.9: Tình hình TSSL của các NH TMCP ñang niêm yết trên TTCK Việt Nam giai ñoạn 2007-2014 Đơn vị tính: % Năm ROA trung bình ROE trung bình 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 1,30 14,32 1,26 1,31 13,78 16,48 1,16 15,75 1,19 0,86 0,76 16,31 11,05 9,07 0,66 8,80 (Nguồn: Báo cáo tài chính của các NH TMCP ñang niêm yết trên TTCK VN) Đến năm 2009, trước áp lưc suy giảm kinh tế của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, NHNN ñã có những nỗ lực trong việc ñiều hành chính sách tiền tệ, và chương trình cho vay hỗ trợ lãi suất ñã giúp cho lượng tiền gửi cũng như thu nhập ngoài lãi tăng, trong khi ñó chi phí dự phòng RRTD giảm mạnh góp phần làm cho ROA và ROE trung bình của khối ngân hàng niêm yết tăng nhẹ lần lượt là. STB là ngân hàng ñạt tỷ số ROA cao nhất 1,61% và ROE cao nhất thuộc về VCB với tỷ lệ là 23,61%. 40 Năm 2010, thị trường chứng khoán, tỷ giá, lãi suất… có những biến ñộng theo chiều hướng phức tạp khiến thu nhập ngoài lãi giảm. Tuy tốc ñộ tăng trưởng GDP ñã tăng trở lại nhưng sự cạnh tranh gay gắt của các NH niêm yết gây khó khăn không nhỏ cho hoạt ñộng kinh doanh của ngân hàng. Không những thế, áp lực tăng vốn ñiều lệ theo Nghị ñịnh số 141/2006/NĐ-CP ban hành ngày 22/11/2006 ñã làm vốn chủ sở hữu các ngân hàng niêm yết tăng quá nhanh nhưng hiệu quả sử dụng vốn chưa cao kết hợp với dự phòng RRTD tăng mạnh trở lại, tất cả dẫn ñến ROA và ROE có xu hướng giảm. ROA trung bình của chín ngân hàng niêm yết giảm xuống mức 1,16% và ROE giảm xuống mức 15,75%. Trong ñó, STB ñạt ROA cao nhất là 1,6% và VCB tiếp tục ñạt ROE cao nhất là 20,82%. Đồ thị 2.4: ROA và ROE trung bình của các NH TMCP ñang niêm yết trên TTCK Việt Nam giai ñoạn 2007-2014 Đơn vị tính: % (Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTMCP ñang niêm yết trên TTCK VN) Năm 2011 tiếp tục là một năm khó khăn với ngành ngân hàng với những diễn biến kinh tế vĩ mô phức tạp. Tốc ñộ tăng trưởng tín dụng và huy ñộng vốn ñều giảm, chi phí 41 dự phòng RRTD tăng mạnh nhưng thu nhập lãi tăng cao nhờ cho vay các ngân hàng thiếu thanh khoản thông qua thị trường liên ngân hàng và chi phí hoạt ñộng trên tổng thu nhập hoạt ñộng giảm. Nhờ ñó, hai chỉ số ñánh giá khả năng sinh lời của khối ngân hàng niêm yết ñều tăng, ROA tăng lên mức 1,19%, ROE lên mức 16,31%. Trong 3 năm gần ñây giai ñoạn 2012-2014, do chịu ảnh hưởng từ khó khăn kinh tế toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành ngân hàng nói riêng cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức ảnh hưởng ñến kết quả hoạt ñộng kinh doanh. Các ngân hàng phải ñối mặt với tình trạng chất lượng các khoản tín dụng ñi xuống, hậu quả của tăng trưởng tín dụng nóng những năm trước ñó. Lợi nhuận của một số ngân hàng sụt giảm cùng sự tăng lên của chi phí dự phòng rủi ro tín dụng ñã khiến cho các chỉ tiêu sinh lời ROA, ROE trong 3 năm gần ñây có xu hướng giảm. Năm 2012, có ñến 8/9 ngân hàng niêm yết ñạt tốc ñộ tăng trưởng ROA, ROE âm. Tốc ñộ tăng trưởng tín dụng tiếp tục giảm trong khi tốc ñộ tăng trưởng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng tiếp tục làm khả năng sinh lời của các ngân hàng niêm yết giảm trong năm 2013, với 5/9 ngân hàng niêm yết ñạt tốc ñộ tăng trưởng ROA, ROE âm. Năm 2014, dù thu nhập lãi thuần ñã có sự gia tăng trở lại, nhưng do thu nhập ngoài lãi giảm, cộng với tình hình nợ xấu khiến cho các ngân hàng phải tăng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng và làm giảm các chỉ số ñánh giá khả năng sinh lời. Hầu hết các ngân hàng Việt Nam thừa nhận trích lập dự phòng rủi ro ñang là hạng mục tiêu tốn chi phí lớn, trong bối cảnh nợ xấu tăng khi các nhà băng phải thực hiện phân loại nợ sát hơn nhằm thực hiện Thông tư 02/2013/TT-NHNN. Một nguyên nhân nữa cũng tác ñộng lớn tới lợi nhuận ngân hàng ñó là xu hướng giảm của lãi suất do áp lực cạnh tranh cao. Với áp lực cạnh tranh, các ngân hàng phải giảm lãi suất cho vay ñể kích thích tăng trưởng tín dụng. Dù thời gian qua, một số ngân hàng ñã giảm lãi suất huy ñộng nhằm tiết giảm chi phí và tạo cơ sở cho việc giảm lãi suất cho vay nhưng việc giảm lãi suất cho vay vẫn sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận ngân hàng. Nguyên nhân là do lãi suất cho vay thường giảm nhanh hơn lãi suất huy ñộng do khoản vay mới ñã phải áp dụng mức lãi suất mới, nhưng huy ñộng có 42 kỳ hạn thì không thể ñiều chỉnh ñược lãi suất. Nghiên cứu trường hợp EIB, trong khi cả năm 2014 Eximbank chỉ tăng trưởng tín dụng 4,5% nhưng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng này tăng gần 30% (từ 300 tỷ năm 2013 lên mức 825 tỷ năm 2014). Phần lớn khoản dự phòng này ñược lập trong quý IV (588 tỷ ñồng) dẫn ñến kết quả thua lỗ 677 tỷ ñồng của Eximbank trong quý cuối năm. Khoản lỗ này cũng xóa ñi phần lớn lợi nhuận trong 9 tháng ñầu năm của ngân hàng ñã ñạt ñược. Điều ñó cho thấy tăng cường dự phòng rủi ro dẫn ñến giảm lợi nhuận là thực tế trong nhiều báo cáo kết quả kinh doanh của hầu hết các ngân hàng niêm yết trong năm 2014. Nhìn chung, giai ñoạn 2008-2012 là giai ñoạn khó khăn của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Dù các ngân hàng niêm yết ñã cố gắng tăng trưởng tín dụng, gia tăng thu nhập nhưng khả năng sinh lời của ngân hàng vẫn giảm vì ñặc ñiểm của thị trường tài chính Việt Nam, tính cạnh tranh ngày càng cao của ngành ngân hàng và quan trọng nhất là những nguyên nhân ñến từ nội tại hoạt ñộng của ngân hàng như nợ xấu, chi phí hoạt ñộng cao…Một số ngân hàng hoạt ñộng không hiệu quả ñã phải sáp nhập hoặc tái cơ cấu ñể có thể vượt qua giai ñoạn khó khăn, và bài toán về tái cơ cấu vẫn sẽ tiếp tục diễn ra trong giai ñoạn tiếp theo sự chỉ ñạo quyết liệt của NHNN nhằm tạo lập một hệ thống ngân hàng có sức mạnh tài chính bền vững, ñủ sức cạnh tranh và hội nhập quốc tế. 2.5. Đánh giá thực trạng tỷ suất sinh lời của các NHTMCP ñang niêm yết trên TTCK Việt Nam 2.5.1. Thành tựu ñạt ñược Tốc ñộ toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại nhanh chóng trong những năm vừa qua ñã tạo ra nhiều thay ñổi to lớn về môi trường kinh tế quốc tế. Để gia tăng năng lực cạnh tranh, hệ thống các NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam ñã phát triển khá nhanh về số lượng các chi nhánh, phòng giao dịch, mạng lưới chi nhánh phát triển rộng gần khắp các tỉnh thành lớn trên cả nước và vươn ra cả thị trường tài chính quốc tế và khu vực. Đến nay, hầu hết các ngân hàng lớn trên thế giới ñã hiện diện thương hiệu tại 43 Việt Nam và một số ngân hàng của Việt Nam ñã hiện diện ở nước ngoài (Lào, Campuchia, Myanma, Trung Quốc, Đức). Ngoài ra, mạng lưới phục vụ khách hàng còn ñược ña dạng hóa với hàng ngàn máy ATM và các ñiểm chấp nhận thẻ trên toàn quốc, cố gắng ñáp ứng nhu cầu của mọi ñối tượng khách hàng, cũng như thực hiện mục tiêu của NHNN nâng cao tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt trong hệ thống. Mạng lưới ngân hàng mở rộng khắp nơi trong cả nước ñã tạo ñiều kiện cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận thuận lợi tới các dịch vụ ngân hàng. Bên cạnh kênh phân phối dưới hình thức hiện diện vật lý như ñiểm giao dịch, chi nhánh, phòng giao dịch thì các kênh phân phối ñiện tử cũng ñang phát triển nhanh. Có thể nói, các NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam là những ngân hàng có quy mô lớn, chiếm hơn 65% tổng tài sản của các NHTMCP Việt Nam. Trên cơ sở tận dụng thế mạnh của mình, các NHTMCP niêm yết luôn tích cực nâng cao năng lực cạnh tranh của mình thông qua chiến lược tăng vốn tự có, quy mô tổng tài sản và lợi nhuận, góp phần quan trọng trong việc tạo nguồn lực cho sự tăng trưởng kinh tế. Trong những năm trở lại ñây, bên cạnh hoạt ñộng tín dụng truyền thống, các ngân hàng niêm yết ñã chú trọng phát triển nhiều loại dịch vụ ngân hàng hiện ñại ñã triển khai và ngày càng phổ thông như thẻ thanh toán, dịch vụ ngân hàng ñiện tử, kinh doanh ngoại tệ, nghiệp vụ ngân hàng ñầu tư,…. ñể chia sẻ rủi ro với hoạt ñộng tín dụng. Các ngân hàng niêm yết bên cạnh việc thực hiện mở rộng mạng lưới và ña dạng hóa sản phẩm, vẫn chú tâm cải thiện chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng, ứng dụng công nghệ hiện ñại trong hoạt ñộng kinh doanh, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao cho ngành. Kinh doanh trong giai ñoạn khó khăn, nhưng các ngân hàng vẫn ñảm bảo sự tăng trưởng, cũng như những yêu cầu gắt gao của NHNN, cùng chia sẻ khó khăn với các doanh nghiệp, ñã cho thấy sự nỗ lực rất nhiều từ các NHTMCP niêm yết. Điều ñó cho thấy công tác quản trị ñiều hành ñang ngày càng phù hợp với các chuẩn mực quốc tế và mục tiêu phát triển bền vững ñang là vấn ñề cốt lõi mà các ngân hàng quan tâm, chứ 44 không phải là sự ñánh bong với con số lợi nhuận không phản ánh ñúng tình trạng sức khỏe. 2.5.2. Những tồn tại và nguyên nhân Tuy các NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam là những ngân hàng lớn, chiếm hơn 65% tổng tài sản của các NHTMCP tại Việt Nam, nhưng trong số chín ngân hàng niêm yết, quy mô các ngân hàng không ñồng ñều. Trong khi các NHTMCP mà nhà nước sở hữu vốn chủ yếu có quy mô lớn về cả tài sản, vốn ñiều lệ, hệ thống chi nhánh, bộ máy nhân sự, sức cạnh tranh cao trên thị trường tín dụng, thì trong số chín ngân hàng, vẫn có ngân hàng quy mô nhỏ như NVB hay những ngân hàng hoạt ñộng kinh doanh kém hiệu quả trong thời gian gần ñây và nằm trong diện tái cơ cấu của NHNN như EIB, NVB. Những ngân hàng có quy mô vốn nhỏ, nguồn nhân lực hạn chế, trình ñộ công nghệ sẽ có khoảng cách lớn so với các ngân hàng lớn. Xét trong nội bộ ngành NH, sự có mặt của các NH nước ngoài ñã làm tăng sức ép cạnh tranh trong lĩnh vực NH. Các NH nước ngoài không chỉ cạnh tranh với các NH trong nước trong việc cung cấp các dịch vụ NH hiện ñại, mà còn cạnh tranh ngay cả về các sản phẩm truyền thống như tín dụng, thanh toán, nhận tiền gửi v.v.. Mặc dù các NH VN có lợi thế so sánh về mạng lưới, về khách hàng truyền thống nhờ vai trò lịch sử nhưng kém hơn so về năng lực cạnh tranh với các NH nước ngoài về mức ñộ hiện ñại hóa công nghệ NH, về nguồn nhân lực, về trình ñộ quản trị hoạt ñộng và vấn ñề quản lý rủi ro. Hơn nữa, bức tranh lợi nhuận năm 2014 cho thấy các ngân hàng vẫn tiếp tục phụ thuộc quá nhiều vào tăng trưởng tín dụng. Sự phụ thuộc này có tính hai mặt, nó có thể giúp ngân hàng ñạt ñược lợi nhuận ấn tượng, nhưng cũng có thể khiến ngân hàng giảm lợi nhuận, thậm chí thua lỗ vì ñây là những hoạt ñộng chứa ñựng nhiều rủi ro. Việc cấp tín dụng nhưng chưa tuân thủ nghiêm ngặt các ñiều kiện cơ bản, cơ cấu tín dụng không ñược phân bổ hợp lí, tập trung vào các lĩnh vực có rủi ro cao, hệ thống khách hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro (nhất là hệ thống doanh nghiệp nhà nước, tập ñoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước có tình hình tài chính kém lành mạnh, kinh doanh kém hiệu quả) tất yếu ñã 45 dẫn ñến tình trạng chất lượng tín dụng thấp, nợ xấu gia tăng, chi phí trích lập dự phòng rủi ro lớn, dẫn ñến giảm lợi nhuận của ngân hàng. Mặt khác, tuy ñã quan tâm ñến việc ña dạng hóa sản phẩm, phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện ñại nhưng nhìn chung, các sản phẩm vẫn còn ñơn ñiệu, chưa ñáp ứng ñủ nhu cầu của khách hàng, trong khi thu nhập từ các sản phẩm và hoạt ñộng kinh doanh ngoài lãi còn chưa ổn ñịnh, tăng giảm thất thường. Rất nhiều dịch vụ phát triển chưa xứng với tiềm năng, ñặc biệt là các dịch vụ bán lẻ, dịch vụ dành cho khách hàng thượng lưu, dịch vụ quản lý tài sản, tư vấn và hỗ trợ tài chính, trung gian tiền tệ, trao ñổi công cụ tài chính, cung cấp thông tin tài chính và dịch vụ chuyển ñổi. Hoạt ñộng NH ñầu tư và kênh phân phối ñiện tử ñã tăng trưởng nhanh chóng nhưng tính tiện tích và hiệu quả kinh tế chưa cao. Các hoạt ñộng tiền tệ, lãi suất, công cụ tỷ giá, công cụ phát sinh ngoại hối, ñầu tư vẫn chưa phát huy ñược hiệu quả cao. Nguyên nhân ñến từ phía nền kinh tế, nhưng cũng ñến từ chính nội tại ngân hàng vì công tác quản trị hoạt ñộng kinh doanh khác thiếu hiệu quả, thiếu ñội ngũ nhân viên có năng lực, kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh phi truyền thống này. Đến nay công tác quản trị rủi ro ñối với mỗi NH tuy ñã ñược chú trọng, nhưng chưa thực sự trở thành công cụ hữu hiệu phục vụ quản trị ñiều hành. Tình trạng vay mượn với lãi suất lên xuống thất thường trên thị trường tiền tệ liên NH trong thời gian qua suy cho cùng ñều bắt nguồn từ việc các NH chưa quản trị tốt tài sản và thanh khoản. Do sự yếu kém từ quản trị tài sản Nợ, tài sản Có và sự thiếu hụt của các công cụ quản lý hữu hiệu, trong khi một số NHTM lại muốn sử dụng triệt ñể phần vốn này ñể cho các hoạt ñộng kinh doanh sinh lời, nên xảy ra thiếu thanh khoản cục bộ tại một số NH. Ngoài ra, các ngân hàng vẫn chưa kiểm soát tốt các rủi ro hoạt ñộng phát sinh trong hoạt ñộng, vẫn còn có các cán bộ thoái hóa, biến chất, vi phạm ñạo ñức nghề nghiệp ñể trục lợi cá nhân làm ảnh hưởng ñến hoạt ñộng của ngân hàng và làm giảm hệ số tín nhiệm của các ngân hàng trên thị trường quốc tế. 46 Không những thế, hạn chế của các ngân hàng niêm yết cũng xuất phát từ thực trạng nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần ñây. Tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế thấp, ñặc biệt là khu vực doanh nghiệp trong nước, dẫn ñến việc làm và thu nhập của người lao ñộng bị ảnh hưởng, doanh nghiệp ứ ñọng hàng tồn kho do sức mua thấp dẫn ñến giảm nhu cầu vay vốn mở rộng sản xuất. Về phía khu vực các tổ chức tín dụng, do không thể giảm ñược mặt bằng lãi suất cho vay cũng như những ñiều kiện vay vốn ñặt ra nên không thể cấp vốn cho nhiều doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn. Hệ quả là những doanh nghiệp này buộc phải ñóng cửa, cắt giảm tiền lương và nhân công. Vòng luẩn quẩn giữa doanh nghiệp, người tiêu dùng và ngân hàng chưa tìm ñược lối thoát. Trong khi Chính Phủ ñang loay hoay với bài toán kích cầu cho nền kinh tế nhưng lại bị rang buộc bởi tỉ lệ nợ công/GDP ñang ở mức cao và thâm hụt ngân sách triền miên từ năm này sang năm khác. Những khó khăn của nền kinh tế cùng những hạn chế trong hoạt ñộng ñã có những tác ñộng tiêu cực ñến kết quả hoạt ñộng của hệ thống NHTMCP niêm yết tại Việt Nam. Khả năng sinh lợi của các ngân hàng ñã không thể duy trì ñược kết quả khả quan của những năm trước và ñang có xu hướng giảm xuống trong những năm gần ñây. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Chương 2 ñã giới thiệu tổng quan về bối cảnh kinh tế Việt Nam và tình hình hoạt ñộng của các NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam giai ñoạn 2007-2014. Trước năm 2008, tình hình hoạt ñộng kinh doanh của các ngân hàng niêm yết rất tốt nhờ những ñiều kiện thuận lợi của nền kinh tế. Sau năm 2008, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, dù Chính phủ và NHNN ñã có những biện pháp kích thích kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp, nhưng hoạt ñộng kinh doanh của các ngân hàng vẫn gặp khó khăn. Nhất là trong giai ñoạn hiện nay, khi tăng trưởng tín dụng thấp, tỷ lệ nợ xấu tăng nhanh, khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế yếu…ñã tác ñộng không nhỏ làm giảm lợi nhuận và khả năng sinh lời của các NHTMCP niêm yết trên TTCK VN. 47 CHƯƠNG 3. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TSSL CỦA CÁC NHTMCP ĐANG NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM 3.1. Mô hình nghiên cứu 3.1.1. Dữ liệu nghiên cứu Như ñã ñề cập trong mục 2.2, tính ñến nay, chỉ có 9 NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam (Bảng 2.1). Do năm 2012 NHTMCP Nhà Hà Nội (HBB) chính thích sáp nhập vào NH TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) nên dữ liệu không bao gồm NH TMCP Nhà Hà Nội (HBB). Tuy thời ñiểm niêm yết của 9 NHTMCP là khác nhau, nhưng do giới hạn về khả năng thu thập số liệu, cũng như tác giả không ñi sâu vào so sánh sự khác nhau giữa các ngân hàng niêm yết và không niêm yết, nên số liệu sẽ ñược lấy ñồng nhất ở các ngân hàng từ năm 2007-2014 (bao gồm cả giai ñoạn trước và sau khi niêm yết). Số liệu về các nhân tố bên trong ñược lấy từ báo cáo tài chính hợp nhất ñã ñược kiểm toán của 9 ngân hàng niêm yết trên TTCK Việt Nam từ năm 2007-2014. Báo cáo tài chính của các NHTM ñược thu thập từ website của các ngân hàng. Số liệu về các nhân tố bên ngoài ñược lấy từ trang web của World Bank từ năm 2007-2014 tại ñịa chỉ: http://data.worldbank.org/indicator. Kết quả là mẫu nghiên cứu bao gồm 9 NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam với 72 quan sát ñược sử dụng ñể phục vụ nghiên cứu. 3.1.2. Các biến trong mô hình nghiên cứu 3.1.2.1 Biến phụ thuộc Dựa theo kết quả của các bài nghiên cứu trước ñây, tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) thường ñược sử dụng ñể ño lường TSSL của ngân hàng. Theo Rivard và Thomas (1997), ROA là chỉ tiêu tốt nhất ño lường khả năng sinh lợi của 1 NH vì ROA không bị ảnh hưởng bởi ñòn bẩy tài chính cao của ngân hàng như ROE. Các ngân hàng có xu hướng sử dụng ñòn bẩy tài chính cao, họ thường sử dụng nguồn vốn huy ñộng ñể thực hiện các hoạt ñộng kinh doanh tạo ra lợi nhuận. Tỷ số nguồn vốn huy ñộng trên tổng tài sản càng lớn, tỷ lệ vốn chủ sở 48 hữu càng nhỏ. Kết quả, cùng một mức lợi nhuận ròng, ngân hàng có thể ñạt ñược ROE cao nhưng ROA thấp. Đây là lý do ROA trở thành chỉ số lượng hóa chính xác hơn ROE khi ño lường tỷ suất sinh lời của ngân hàng, và nghiên cứu này sẽ chọn ROA và ROE là biến phụ thuộc ñể ño lường khả năng sinh lời của các NHTMCP niêm yết. 3.1.2.2 Biến ñộc lập Dựa trên phân tích thực trạng của các nhân tố ở chương 2, việc lượng hóa các biến phụ thuộc từ những nhân tố tác ñộng ñến TSSL của ngân hàng ñã phân tích ở chương 1 sẽ có kỳ vọng ở mô hình nghiên cứu ở VN như sau: 3.1.2.2.1. Các biến ñộc lập bên trong ngân hàng Quy mô tài sản ngân hàng (lA) Tổng kết các bài nghiên cứu truớc ñây, mối quan hệ giữa quy mô tài sản và tỷ suất sinh lời của các NHTM có thể là âm hoặc duơng. Trong ñiều kiện kinh tế Việt Nam hiện nay là nền kinh tế ñang phát triển, nghiên cứu này kì vọng sẽ có mối quan hệ ñồng biến giữa lA với ROA và ROE của các ngân hàng niêm yết tại Việt Nam. Quy mô vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (EA) Tại Việt Nam, vai trò của vốn chủ sở hữu là cực kì quan trọng ñối với các ngân hàng trong việc tạo ra một cấu trúc vốn vững chắc, có thể giảm mức ñộ thiệt hại của các cuộc khủng hoảng tài chính và nâng cao uy tín của ngân hàng ñối với khách hàng gửi tiền vượt qua giai ñoạn khó khăn của thị trường. Tuy nhiên, trong giai ñoạn 2009-2011, dưới áp lực tăng vốn ñiều lệ lên 3.000 tỷ ñồng theo quy ñịnh của Chính phủ, có ngân hàng chịu áp lực tăng vốn nhanh nhưng chưa có phương án sử dụng vốn hiệu quả dẫn ñến tình trạng thặng dư thanh khoản và tài sản không sinh lời cho ngân hàng. Chính vì vậy, bài nghiên cứu kì vọng có thể có mối tương quan dương hoặc âm giữa EA với ROA và ROE. Quy mô tiền gửi trên tổng tài sản (DA) Mối quan hệ giữa quy mô tiền gửi khách hàng và TSSL của các NHTM có thể là âm hoặc duơng. Trong ñiều kiện kinh tế Việt Nam, nhất là giai ñọan 2010-2011, nhiều NH 49 có tỷ lệ cho vay trên tổng vốn huy ñộng lớn hơn 100%. Điều ñó hàm ý sự thiếu hụt nguồn tiền gửi khách hàng cho các hoạt ñộng kinh doanh, ñặc biệt là hoạt ñộng giải ngân cho vay. Chính vì vậy, nghiên cứu này cũng kỳ vọng mối quan hệ tương quan dương giữa biến DA và TSSL của các NH niêm yết trong mô hình nghiên cứu. Tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng tài sản (LoA) Trong ñiều kiện thực tiễn ở Việt Nam, nguồn vốn thường ñược tập trung cho hoạt ñộng tín dụng ñể thu ñược nhiều lãi vay. Tuy nhiên, nếu dư nợ tín dụng càng tăng không ñi cùng với kiểm soát chất lượng tín dụng thì khả năng thu hồi nợ của ngân hàng không ñược ñảm bảo, buộc ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản vay có khả năng không thu hồi ñược, từ ñó làm tăng chi phí hoạt ñộng và làm giảm TSSL của ngân hàng. Vì vậy, trong nghiên cứu này, tác giả kỳ vọng có thể có mối tương quan dương hoặc âm giữa LA với ROA và ROE của các ngân hàng niêm yết. Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ (LPL) Tại Việt Nam, NHNN ñã quy ñịnh cụ thể mức dự phòng rủi ro ñối với các khoản tín dụng nhằm tối thiểu hóa rủi ro có thể xảy ra. Mức trích dự phòng càng lớn thì rủi ro tín dụng càng cao khi khách hàng vay không thanh toán ñược khoản vay và gây ra thiệt hại tài chính cho ngân hàng. Vì vậy, biến LPL trong nghiên cứu này ñược kỳ vọng mối tương quan âm ñối với tỷ suất sinh lời của các ngân hàng niêm yết tại Việt Nam. Mức ñộ ña dạng hóa hoạt ñộng kinh doanh (NIIA) Tất cả các nghiên cứu tham khảo ñược thực hiện trong nhiều khoảng thời gian khác nhau, tại nhiều khu vực khác nhau nhưng ñều thể hiện tác ñộng tích cực giữa mức ñộ ña dạng hóa hoạt ñộng kinh doanh ñến tỷ suất sinh lời của ngân hàng. Vì vậy, tác giả cũng kì vọng mối tương quan dương giữa NIIA với ROA và ROE của các NH TMCP niêm yết trên thị trường chứng khoán VN. Chi phí hoạt ñộng trên tổng thu nhập hoạt ñộng(CIR) Tác ñộng của biến CIR lên tỷ suất sinh lời của ngân hàng có thể là âm hoặc dương. Tuy nhiên, trong tình hình thực tế tại hệ thống ngân hàng Việt Nam, mối quan hệ kỳ 50 vọng giữa CIR và lợi nhuận của ngân hàng là nghịch biến, vì năng suất lao ñộng của nhân viên tại các ngân hàng là tương ñối thấp. 3.1.2.2.2. Các biến ñộc lập bên ngoài ngân hàng Tốc ñộ tăng trưởng kinh tế (GR) Tổng hợp các nghiên cứu trước ñây cho thấy tác ñộng của biến GR lên tỷ suất sinh lời của ngân hàng có thể là tác ñộng tích cực hoặc tiêu cực. Do ñó, trong nghiên cứu này, biến GR ñược kỳ vọng là có mối tương quan dương hoặc âm với ROE và ROA của các ngân hàng niêm yết. Tỷ lệ lạm phát (INF) Biến INF ñược ño lường bằng tỷ lệ lạm phát hàng năm ở Việt Nam, là tốc ñộ tăng của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của tất cả các hàng hóa và dịch vụ. Với những phân tích ở chuơng 1, biến INF có thể tác ñộng cùng chiều hoặc ngược chiều lên TSSL của ngân hàng trong mô hình nghiên cứu và sẽ ñược kiểm ñịnh lại ở thị trường Việt Nam. Sự phát triển của thị trường chứng khoán (MC) Bikker & Hu (2002) ñã tìm ra mối tương quan âm giữa sự phát triển của thị trường chứng khoán và tỷ suất sinh lời của ngân hàng, trong khi Naceur & Goaied (2008) lại chỉ ra mối tương quan dương. Vì vậy, trong nghiên cứu này, tác giả kì vọng có mối tương quan dương hay âm giữa biến MC với TSSL của các NHTM niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Tất cả các biến sử dụng trong mô hình hồi quy với kỳ vọng trong mô hình nghiên cứu tại Việt Nam ñược tóm tắt trong bảng sau: Bảng 3.1: Các biến sử dụng trong mô hình quy STT Ký hiệu Công thức tính Biến phụ thuộc 1 ROA Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản 2 ROE Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu Kỳ vọng 51 Nhóm biến ñộc lập bên trong ngân hàng 1 lA Lg (tài sản của ngân hàng) + 2 EA Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản +/- 3 DA Số dư tiền gửi khách hàng/Tổng tài sản + 4 LA Tỷ lệ dư nợ tín dụng/Tổng tài sản +/- 5 LLP Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng/Tổng dư nợ - 6 NIIA Tổng thu nhập ngoài lãi/Tổng tài sản + 7 CIR Tổng chi phí hoạt ñộng/Tổng thu nhập hoạt ñộng - Nhóm biến ñộc lập bên ngoài ngân hàng 1 GR Tốc ñộ tăng trưởng GDP hàng năm +/- 2 INF Tỷ lệ lạm phát hàng năm +/- 3 MC Giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán/GDP +/- 3.1.3. Phương pháp nghiên cứu Dựa trên mô hình nghiên cứu ñược ñề cập ñến ở mục 1.6, với 2 biến phụ thuộc là ROA và ROE, mô hình nghiên cứu dưới ñây cho trường hợp các NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam ñược viết lại như sau: ܴܱ‫ܣ‬௜௧ ൌ ߚଵ ൅ ߚଶ ሺ݈‫ܣ‬ሻ௜௧ ൅ ߚଷ ሺ‫ܣܧ‬ሻ௜௧ ൅ ߚସ ሺ‫ܣܦ‬ሻ௜௧ ൅ ߚହ ሺ‫ܣ݋ܮ‬ሻ௜௧ ൅ ߚ଺ ሺ‫ܲܮܮ‬ሻ௜௧ ൅ ߚ଻ ሺܰ‫ܣܫܫ‬ሻ௜௧ ൅ ߚ଼ ሺ‫ܴܫܥ‬ሻ௜௧ ൅ ߚଽ ሺ‫ܴܩ‬ሻ௧ ൅ ߚଵ଴ ሺ‫ܨܰܫ‬ሻ௧ ൅ ߚଵଵ ሺ‫ܥܯ‬ሻ௧ ൅ ݁௜௧ ܴܱ‫ܧ‬௜௧ ൌ ߚଵ ൅ ߚଶ ሺ݈‫ܣ‬ሻ௜௧ ൅ ߚଷ ሺ‫ܣܧ‬ሻ௜௧ ൅ ߚସ ሺ‫ܣܦ‬ሻ௜௧ ൅ ߚହ ሺ‫ܣ݋ܮ‬ሻ௜௧ ൅ ߚ଺ ሺ‫ܲܮܮ‬ሻ௜௧ ൅ ߚ଻ ሺܰ‫ܣܫܫ‬ሻ௜௧ ൅ ߚ଼ ሺ‫ܴܫܥ‬ሻ௜௧ ൅ ߚଽ ሺ‫ܴܩ‬ሻ௧ ൅ ߚଵ଴ ሺ‫ܨܰܫ‬ሻ௧ ൅ ߚଵଵ ሺ‫ܥܯ‬ሻ௧ ൅ ݁௜௧ Có rất nhiều mô hình nghiên cứu thường ñược sử dụng ñể ước lượng hồi quy dữ liệu bảng. Trong ñó, ba mô hình nghiên cứu thường ñược nhắc ñến ñầu tiên là mô hình bình phương bé nhất (pooled OLS – pOLS), mô hình hồi quy với các tác ñộng cố ñịnh (Fixed Effects/FEM) và mô hình hồi quy với các tác ñộng ngẫu nhiên (Random Effects/REM). 52 Tuy nhiên, do mô hình pOLS không thể hiện ñược tính riêng của từng ñơn vị nghiên cứu (ở ñây là các ngân hàng ñang niêm yết trên TTCK VN) cũng như chưa thể hiện sự biến ñộng của thời gian tác ñộng lên mô hình cần phân tích, nên nghiên cứu sẽ sử dụng hai phương pháp ước lượng mô hình nghiên cứu là FEM và REM. Việc lựa chọn mô hình phù hợp hơn sẽ ñược kiểm ñịnh bằng kiểm ñịnh Hausman với giả thiết như sau: Ho : Mô hình REM phù hợp hơn mô hình FEM H1 : Mô hình FEM phù hợp hơn mô hình REM Nếu kiểm ñịnh Hausman cho một kết quả có ý nghĩa thì mô hình tác ñộng cố ñịnh phù hợp hơn so với mô hình tác ñộng ngẫu nhiên và ngược lại. 3.2. Kết quả phân tích 3.2.1. Phân tích thống kê mô tả Phân tích thống kê mô tả ñược thực hiện nhằm mục ñích tóm tắt ñặc ñiểm của dữ liệu. Bảng 3.2 mô tả giá trị trung bình, ñộ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất và số mẫu quan sát dùng trong nghiên cứu như sau: Bảng 3.2: Thống kê mô tả các biến 53 Theo kết quả phân tích thống kê mô tả, biến ROA có giá trị trung bình là 1,064%. Trong khi ñó, giá trị trung bình của ROE (13,148%) nhưng ñộ lệch chuẩn của ROE (625,5%) là lớn gấp nhiều lần so với ñộ lệch chuẩn của ROA, ñiều này có nghĩa là có sự khác biệt rất lớn trong tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu giữa các ngân hàng niêm yết trong mẫu nghiên cứu (giá trị nhỏ nhất và lớn nhất của ROE lần lượt là 0,068% và 28,46%). Các kết quả thống kê mô tả của ROE có thể ñược giải thích là vì vốn chủ sở hữu thường chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. Trong các ngân hàng có quy mô nhỏ, tiền gửi của khách hàng và các khoản vay mới chính là nguồn lực chính gia tăng TSSL của ngân hàng chứ không phải vốn chủ sở hữu. 3.2.2. Phân tích sự tương quan của các biến Nghiên cứu kiểm tra khả năng có thể xuất hiện ña cộng tuyến giữa các biến số bằng cách thiết lập ma trận hệ số tương quan của các biến, ñược trình bày trong bảng 3.3 Bảng 3.3: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến 54 Tất cả các hệ số tương quan ñều nhỏ hơn 0,7, thể hiện rằng mối tương quan giữa các biến ñều không chặt, không tồn tại hiện tượng ña cộng tuyến giữa các biến ñộc lập hoặc hiện tượng ña cộng tuyến không nghiêm trọng. Các biến ñộc lập ñều có thể sử dụng ñể ước lượng cho mô hình. Kết quả phân tích tương quan cũng có thể xem xét mối quan hệ giữa biến ñộc lập và biến phụ thuộc, bước ñầu ñánh giá ñược các dự báo của mô hình. 3.2.3. Kết quả phân tích hồi quy Trước khi sử dụng mô hình hồi quy hồi quy FEM và REM ñể phân tích kết quả tác ñộng, tác giả ñã tiến hành kiểm ñịnh phương sai thay ñổi và tự tương quan trên dữ liệu gốc, với giả thuyết như sau: Ho: Phương sai không ñổi/ Chuỗi dữ liệu không bị tự tương quan bậc 1. H1: Phương sai thay ñổi/ Chuỗi dữ liệu bị tự tương quan bậc 1. Kết quả ở cả 2 kiểm ñịnh cho thấy, p-value > α, ta bác bỏ giả thuyết Ho, kết hợp sự phân tích tương quan giữa các biến, chứng tỏ chuỗi dữ liệu không bị ña cộng tuyến, tự tương quan và phương sai thay ñổi. (Phụ lục 8, 9, 10, 11) 55 Kết quả hồi quy của các mô hình xác ñịnh mức ñộ ảnh hưởng của các nhân tố ñến lợi nhuận của nhóm NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam ñược thể hiện ở bảng 3.4. Ở mô hình tác ñộng cố ñịnh (FEM), ngoại trừ biến EA, LoA không có ý nghĩa thống kê ñối với biến ROA, và biến GR không có ý nghĩa thống kê ñối với biến ROE thì tất cả các biến còn lại ñều có ý nghĩa thống kê. Ở mô hình tác ñộng ngẫu nhiên (REM) thì tất cả các biến ñều có ý nghĩa thống kê và có các hệ số tương quan mang dấu ñúng như giả ñịnh. Bảng 3.4: Tổng hợp kết quả hồi quy các mô hình Biến phụ thuộc Mô hình lA EA DA LoA LLP NIIA CIR GR INF ROA FEM ROE REM FEM REM 0,4987762 0,3909844 8,230187 6,474061 (0,2036419)** (0,1558353)** (2,865432)*** (1,954825)*** 1,707049 1,632992 -56,18686 -61,21302 (1,032585) (0,9595869)* (14,52944)*** (13,20371)*** 0,9182973 1,01178 11,96161 11,74669 (0,4188086)** (0,3736198)*** (5,893029)** (5,024567)** -0,7747623 -1,052153 -20,9726 -21,34151 (0,678457) (0,5540869)* (9,546527)** (7,108874)*** -31,28866 -30,79731 -341,4251 -328,9777 (5,660572)*** (5,345706)*** (79,64955)*** (74,3078)*** 24,36304 20,52238 221,6954 190,23 (8,787459)*** (7,469946)*** (123,6478)* (99,85471)* -1,97979 -2,024628 -22,78671 -22,19833 (0,3259063)*** (0,3040773)*** (4,585807)*** (4,21153)*** -0,057336 -0,068333 -0,7732258 -0,8569557 (0,342022)* (0,0306993)** (0,4812564) (0,4214994)** 0,0173126 0,0152571 0,2164241 0,2002634 (0,0052151)*** (0,0045435)*** (0,0733816)*** (0,0616137)*** 56 0,0135515 0,01272 0,2100111 0,1982409 (0,0038268)*** (0,0035406)*** (0,053847)*** (0,491486)*** cons -2,308079 -1,188841 -33,38951 -17,66218 R2 0,6199 0,7038 0,8354 0,8503 F 19,7 220,32 16,21 189,2 Prob 0,0000 0,0000 0,0000 0,0000 MC Hausman (Prob) 0,9999 0,9995 Ghi chú: *,** và *** chỉ hệ số có ý nghĩa thống kê ở các mức ý nghĩa lần lượt là 10%, 5% và 1%. Các số trong ngoặc là sai số chuẩn của từng hệ số. Cũng trong bảng kết quả, kiểm ñịnh Hausman cho thấy ñối với cả 2 biến phụ thuộc ROA và ROE, p-value>0,05, vì vậy tác giả chấp nhận giả thuyết Ho. Mô hình phù hợp hơn trong trường hợp này ñể hồi quy 2 biến phụ thuộc ROA và ROE là mô hình tác ñộng ngẫu nhiên (Random Effects -REM). - Trong mô hình Random Effects với biến phụ thuộc là ROA: Hệ số R2 ñạt 70,38% cho thấy 70,38% sự biến thiên của ROA ñược giải thích bởi các biến ñộc lập trong mô hình. Giá trị F ñạt 220,32 có ý nghĩa thống kê cao cho thấy giá trị của các hệ số tương quan trong mô hình không ñồng thời bằng không ở tất cả các mức ý nghĩa, mô hình hồi quy ñược xây dựng là phù hợp. - Trong mô hình Random Effects với biến phụ thuộc là ROE: Hệ số R2 ñạt 85,03% cho thấy các biến ñộc lập trong mô hình giải thích ñược 85,03% sự biến ñộng của ROE. Giá trị F ñạt 189,2 có ý nghĩa thống kê cao cho thấy giá trị của các hệ số tương quan trong mô hình không ñồng thời bằng không ở tất cả các mức ý nghĩa, mô hình hồi quy ñược xây dựng là phù hợp. Với giá trị R2 ñiều chỉnh cho thấy khả năng giải thích của mô hình là khá cao, hoàn toàn ñủ giá trị tin cậy và chấp nhận trong ñiều kiện kinh doanh ngành ngân hàng tại Việt Nam. Sử dụng kết quả mô hình REM ñối với 2 biến phụ thuộc ROA, ROE ñể giải thích quan hệ giữa các biến giải thích và biến phụ thuộc, kết quả nghiên cứu cho thấy 57 tất cả các biến ñộc lập ñều có ý nghĩa thống kê. Biến lA, DA, NIIA, INF, MC có tác ñộng cùng chiều với ROA, ROE và biến LoA, LLP, CIR, GR có tác ñộng ngược chiều với biến ROA, ROE. Riêng biến EA có tác ñộng cùng chiều với biến phụ thuộc ROA, nhưng lại có tác ñộng ngược chiều với biến ROE trong kết quả mô hình nghiên cứu. Từ các lập luận trên, kết quả nghiên cứu ñược trình bày lại như sau: ܴܱ‫ܣ‬௜௧ ൌ െ1,188841 ൅ 0,3909844ሺ݈‫ܣ‬ሻ௜௧ ൅ 1,632992ሺ‫ܣܧ‬ሻ௜௧ ൅ 1,01178ሺ‫ܣܦ‬ሻ௜௧ െ 1,052153ሺ‫ܣ݋ܮ‬ሻ௜௧ െ 30,79731ሺ‫ܲܮܮ‬ሻ௜௧ ൅ 20,52238ሺܰ‫ܣܫܫ‬ሻ௜௧ െ 2,024628ሺ‫ܴܫܥ‬ሻ௜௧ െ 0,068333ሺ‫ܴܩ‬ሻ௧ ൅ 0,0152571ሺ‫ܨܰܫ‬ሻ௧ ൅ 0,01272ሺ‫ܥܯ‬ሻ௧ ൅ ݁௜௧ ܴܱ‫ܧ‬௜௧ ൌ െ17,66218 ൅ 6,474061ሺ݈‫ܣ‬ሻ௜௧ െ 61,21302ሺ‫ܣܧ‬ሻ௜௧ ൅ 11,74669ሺ‫ܣܦ‬ሻ௜௧ െ 21,34151ሺ‫ܣ݋ܮ‬ሻ௜௧ െ 328,9777ሺ‫ܲܮܮ‬ሻ௜௧ ൅ 190,23ሺܰ‫ܣܫܫ‬ሻ௜௧ െ 22,19833ሺ‫ܴܫܥ‬ሻ௜௧ െ 0,8569557ሺ‫ܴܩ‬ሻ௧ ൅ 0,2002634ሺ‫ܨܰܫ‬ሻ௧ ൅ 0,1982409ሺ‫ܥܯ‬ሻ௧ ൅ ݁௜௧ 3.3. Phân tích kết quả mô hình Kết quả ước lượng cho thấy TSSL của NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam không chỉ phụ thuộc vào các nhân tố bên trong ngân hàng mà còn phụ thuộc vào các yếu tố vĩ mô bên ngoài ngân hàng. Các hệ số tương quan giữa các biến ñộc lập và phụ thuộc trong mô hình ñã chỉ ra những tác ñộng tích cực cũng như tiêu cực của từng nhân tố ñến khả năng sinh lời của ngân hàng, cụ thể như sau: 3.3.1. Các nhân tố bên trong ngân hàng Quy mô tài sản ngân hàng (lA) Quy mô tài sản ngân hàng có mối tương quan dương với TSSL của các NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam. Kết quả này thể hiện các NHTMCP niêm yết Việt Nam càng mở rộng quy mô thì TSSL càng tăng. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kỳ vọng của tác giả và các kết quả nghiên cứu trước ñây của Alper và Anbar (2011); Gul, Irshad và Zaman (2011) ñã xác nhận tính hiệu quả kinh tế của quy mô. Điều này rất phù hợp với thực tế của các NHTMCP niêm yết tại Việt Nam khi các ngân hàng có quy 58 mô lớn phần lớn ñều có lợi nhuận và khả năng sinh lời cao, nhất là khối NHTMCP có vốn nhà nước chiếm ña số là VCB, CTG và BIDV. Việc mở rộng mạng lưới, kênh phân phối và cung cấp nhiều sản phẩm, dịch vụ mới sẽ giúp các ngân hàng tiết kiệm ñược các chi phí, phục vụ thêm nhiều khách hàng giúp gia tăng nguồn thu và từ ñó tăng TSSL của các NHTMCP niêm yết nói riêng và các NHTM Việt Nam nói chung. Quy mô vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (EA) Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản có ảnh hưởng ñồng biến ñến ROA của ngân hàng. Kết quả này ủng hộ cho nghiên cứu của Bourke (1989). Molyneux và Thornton (1992), Demiruguc Kunt và Huizinga (2000), cấu trúc vốn mạnh là cần thiết cho các nền kinh tế ñang phát triển, vì nó chống ñỡ các cuộc khủng hoảng tài chính, và tăng sự an toàn cho các khoản tiền gửi trong các ñiều kiện vĩ mô không ổn ñịnh. Tuy nhiên, tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản càng cao thì ROE càng sụt giảm. Mối tương quan âm hợp với kỳ vọng tương quan nghịch ban ñầu, tức là có sự ñánh ñổi giữa rủi ro và lợi nhuận. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu trước ñây của Berger (1995), Ali, Khizer, Akhtar, Farhan và Zafar (2011). Điều này cũng phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam, ngân hàng có tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao tuy an toàn hơn nhưng ROE cũng bị giảm. Trong công thức tính ROE, vốn chủ sở hữu nằm ở mẫu số, vì vậy, khi các NHTMCP tăng vốn chủ sở hữu, ñòi hỏi các ngân hàng phải có phương án sử dụng vốn tăng thêm hiệu quả ñể tăng TSSL tương ứng, không làm giảm ñi TSSL trên vốn chủ sở hữu của cổ ñông. Ví dụ ñiển hình là NVB, năm 2011, NVB ñã tăng vốn ñiều lệ thành công lên hơn 3.000 tỷ ñồng theo quy ñịnh cũng NHNN nhưng cũng chính năm ñó, ROE của NH NVB giảm từ 7,76% năm 2010 xuống còn 5,17% vào năm 2011, chứng tỏ NVB chưa tận dụng ñược hiệu quả nguồn vốn tăng thêm. Do ñó, các NHTMVN cần tăng vốn ñể ñầu tư phát triển theo chiều sâu như phát triển các dịch vụ mới, ña dạng và nâng cao công nghệ nhằm có khả năng sinh lời cao hơn và phát triển bền vững hơn. Việc yêu cầu các NHTMCP tăng vốn ñiều lệ ñể nâng cao năng lực tài chính là một giải pháp ñúng ñắn của Chính phủ và NHNN, phù hợp 59 với bối cảnh của nền kinh tế và chủ trương xây dựng một hệ thống ngân hàng hoạt ñộng ổn ñịnh và bền vững. Quy mô tiền gửi trên tổng tài sản (DA) Cấu trúc nguồn vốn của ngân hàng tập trung chủ yếu ở khoản mục tiền gửi khách hàng. Quy mô tiền gửi khách hàng trên tổng tài sản càng cao thì khả năng sinh lời càng cao. Điều này ñược thể hiện bằng hệ số hồi quy dương giữa quy mô tiền gửi khách hàng và TSSL của các NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam. Kết quả ước lượng phù hợp với nghiên cứu của Gul, Irshad và Zaman (2011), Naceur và Goaied (2008). Mối tương quan dương này phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam vì tiền gửi khách hàng ñược cho là ổn ñịnh hơn so với các nguồn tài trợ khác, khi một NH có thể huy ñộng ñược nhiều tiền gửi từ khách hàng sẽ làm cho ngân hàng có thể dễ dàng tài trợ vốn cho các dự án và các ñối tượng cần vốn, từ ñó ngân hàng ñược hưởng phần chênh lệch lãi suất càng cao, góp phần làm tăng lợi nhuận cho các ngân hàng. Năm 2010-2011, khi mà tỷ lệ cho vay so với huy ñộng của nhiều NHTMCP ñạt trên 100%, nhiều ngân hàng nhỏ ñối diện với rủi ro thanh khoản và phải vay trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất cao ngất ngưởng, trong khi các ngân hàng lớn, có quy mô tiền gửi khách hàng lớn lại thu ñược lợi nhuận ñáng kể từ việc cho vay các ngân hàng nhỏ thiếu thanh khoản. Tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng tài sản (LoA) Trong cả 2 mô hình REM với 2 biến phụ thuộc ROA và ROE, các hệ số ñều âm và có ý nghĩa thống kê cho thấy mối tương quan âm giữa tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng tài sản và TSSL của ngân hàng niêm yết. Điều này cho thấy, tỷ lệ dư nợ tín dụng/tổng tài sản càng cao thì TSSL của NH niêm yết càng giảm. Mối tương quan này ñược giải thích là do các ngân hàng có mức tăng trưởng tín dụng cao sẽ có nguy cơ gặp rủi ro tín dụng cao hơn các ngân hàng khác. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu trước ñây của Sufian và Razali (2008), Syfari (2012). Điều này phù hợp với tình huống của các NHTMCP Việt Nam khi trong giai ñoạn tăng trưởng nóng, các NH niêm yết 60 cho vay những khách hàng không ñủ khả năng thanh toán nên làm phát sinh nợ xấu và phải gánh chịu các khoản lỗ do nợ xấu, từ ñó làm giảm TSSL của ngân hàng. Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ (LPL) Nghiên cứu ñã tìm ra mối tương quan âm giữa chi phí dự phòng rủi ro tín dụng và TSSL của NH niêm yết với mức ý nghĩa cao. Ngân hàng có rủi ro tín dụng càng cao thì sẽ có lợi nhuận càng thấp. Như ñã phân tích, trong giai ñoạn bùng nổ tín dụng những năm trước, các NHTM Việt Nam cho vay ồ ạt và ñiều này ñã ñể lại hậu quả nặng nề về nợ xấu, nợ quá hạn. Tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn càng cao, ñồng nghĩa với việc chi phí dự phòng rủi ro tín dụng càng cao, kéo theo ñó là lợi nhuận của ngân hàng sụt giảm nghiêm trọng, khả năng mất vốn lớn, ñặc biệt là ở giai ñoạn hiện nay, tình hình kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp thua lỗ, phá sản, sẽ làm cho việc thu hồi nợ càng khó khăn hơn, dẫn ñến ảnh hưởng xấu ñến tình hình tài chính của ngân hàng. Kết quả ước lượng này phù hợp với hầu hết các nghiên cứu của Miller và Noulas (1997), Athanasoglou và cộng sự (2008), Sufian (2009), Sufian (2011). Mối tương quan âm giữa lợi nhuận với dư nợ tín dụng và chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của các NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam ñặt ra thách thức cho các NHTMCP Việt Nam phải có những giải pháp ñể tăng trưởng tín dụng thật sự hiệu quả ñồng thời tăng cường khả năng quản lý rủi ro ñối với các khoản tín dụng tài trợ cho khách hàng. Mức ñộ ña dạng hóa hoạt ñộng kinh doanh (NIIA) Kết quả hồi quy ñã ủng hộ quan ñiểm mức ñộ ña dạng hóa thu nhập tương quan thuận với TSSL của các NHTMCP niêm yết với mức ý nghĩa cao. Kết quả cho thấy rằng ngân hàng có tỷ lệ thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng cao như mua bán ñầu tư chứng khoán và các dịch vụ khác có khả năng sinh lời tốt hơn. Các nghiên cứu gần ñây cũng ñưa ra cùng kết luận là ña dạng hóa thu nhập giúp tăng lợi nhuận của ngân hàng một cách ñáng kể, chẳng hạn nghiên cứu của Sufian (2011), Alper và Anbar (2011), Syfari (2012). Hệ số tương quan này ñã phản ánh ñúng thực trạng của các NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam trong thời gian vừa qua khi tăng trưởng tín dụng chậm lại, thu 61 nhập từ lãi thuần giảm, nhưng nhờ thu nhập ngoài lãi tăng mà tổng thu nhập hoạt ñộng của các ngân hàng ñược duy trì và không bị sụt giảm quá nhiều. Chi phí hoạt ñộng trên tổng thu nhập hoạt ñộng (CIR) Chi phí hoạt ñộng có quan hệ tỷ lệ nghịch với TSSL của các NH niêm yết, thể hiện ở dấu (-) của biến CIR trong phương trình ROA, ROE với mức ý nghĩa thống kê cao. Kết quả này cho thấy rằng chi phí hoạt ñộng tăng lên làm giảm khả năng sinh lời của các NHTMCP niêm yết. Rõ ràng, quản lý chi phí hoạt ñộng một cách hiệu quả là vấn ñề tiên quyết cho việc tăng cường khả năng sinh lời của ngân hàng. Điều này cũng phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam, chứng tỏ khi các yếu tố khác không ñổi, ngân hàng có chi phí hoạt ñộng trên tổng thu nhập hoạt ñộng càng cao thì sẽ làm giảm hiệu quả kinh doanh, lợi nhuận sẽ càng thấp. Kết quả này cũng tương tự như trong nghiên cứu của Guru và các cộng sự (2002), Bourke (1989), Syfari (2012). Như vậy, hiệu quả hoạt ñộng ñược cải thiện thì TSSL của các NH niêm yết cũng gia tăng. Tức NHTMCP muốn gia tăng lợi nhuận thì cần kiểm soát tốt chi phí hoạt ñộng của mình, nhất là chi phí liên quan ñến nhân viên vì khoản mục này chiếm tỷ trọng cao nhất. 3.3.2. Các nhân tố bên ngoài ngân hàng Tốc ñộ tăng trưởng kinh tế (GR) Tốc ñộ tăng trưởng kinh tế có mối tương quan âm với TSSL của các NHTTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam. Vấn ñề sự tăng lên của GDP ảnh hưởng nghịch biến ñến ROE và ROA của các ngân hàng niêm yết là kết quả khác với một số lý thuyết nhưng phù hợp với kết quả nghiên cứu trước ñây của Ayadi và Boujelbene (2011). Tuy nhiên, nó cũng thể hiện một thực trạng là trong giai ñoạn 2007 – 2014, tốc ñộ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam càng tăng thì lợi nhuận của ngân hàng càng giảm. Nguyên nhân là từ khi trở thành thành viên của WTO vào năm 2007, ngành ngân hàng phải chịu những sức ép lớn của quá trình hội nhập mà ñặc biệt là sức ép cạnh tranh không chỉ ñến từ những ngân hàng trong nước mà còn từ những ngân hàng, tổ chức tín dụng nước ngoài. Các NH nước ngoài không chỉ cạnh tranh với các NH trong nước trong 62 việc cung cấp các dịch vụ NH hiện ñại, mà còn cạnh tranh ngay cả về các sản phẩm truyền thống như tín dụng, thanh toán, nhận tiền gửi…từ ñó làm giảm lợi nhuận của các NHTMCP niêm yết. Không những thế, dưới áp lực tăng trưởng, nhất là trong giai ñoạn tăng trưởng nóng, một số khoản cho vay giải ngân không ñược thẩm ñịnh kĩ ñã dẫn ñến nợ xấu, làm giảm ñáng kể TSSL của ngân hàng. Tỷ lệ lạm phát (INF) Lạm phát tác ñộng tích cực ñến TSSL của các NHTMCP niêm yết trong cả 2 phương trình ROA và ROE, chỉ ra việc các nhà quản trị NHTMCP niêm yết ñã dự ñoán ñược lạm phát kỳ vọng và ñiều chỉnh lãi suất phù hợp ñể ñạt ñược mức lợi nhuận cao hơn. Kết quả này cũng ñược ủng hộ trong nghiên cứu của Sufian (2011), Gul, Irshad và Zaman (2011). Ở Việt Nam, trong giai ñoạn lạm phát khá cao, ñặc biệt là năm 2008 (23%), 2010 (9,2%) và 2011 (18.7%), các ngân hàng ñã chủ ñộng nâng lãi suất huy ñộng lên cao hơn lạm phát dưới các hình thức chi khuyến mãi, chi tiếp thị, chi hoa hồng môi giới huy ñộng vốn... ñể cạnh tranh trong việc huy ñộng vốn. Từ việc lãi suất huy ñộng tăng cao, các NHTM ñã tăng lãi suất cho vay lên khoảng 20- 23%/năm trong năm 2011. Do ñó, trong giai ñoạn này, lạm phát làm tăng hiệu suất hoạt ñộng. Sự phát triển của thị trường chứng khoán (MC) Sự phát triển của thị trường chứng khoán có mối tương quan dương với TSSL của các NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu trước ñây của Naceur & Goaied (2008). Mối tương quan dương chỉ ra rằng các NHTMCP niêm yết sẽ có cơ hội nâng cao lợi nhuận khi thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển và hoạt ñộng hiệu quả. Trong ñiều kiện thị trường chứng khoán hoạt ñộng có hiệu quả, ngân hàng có thể dễ dàng tăng vốn chủ sở hữu phục vụ cho mục ñích kinh doanh và các chiến lược dài hạn của mình, cũng như tìm kiếm các ñối tác, các nhà ñầu tư nước ngoài từ ñó góp phần làm tăng năng lực tài chính, lợi nhuận của ngân hàng. Không những thế, khi thị trường chứng khoán phát triển, thông tin tài chính của các công ty sẽ ñược công bố công khai, thực tế ñã chứng minh khi các NHTMCP 63 niêm yết trên TTCK Việt Nam chuẩn bị hồ sơ ñể ñăng ký giao dịch trên hai sàn giao dịch chứng khoán thì các ngân hàng ñã phải cố gắng hoàn thiện công tác quản trị ngân hàng, ñáp ứng tốt hơn các tiêu chuẩn niêm yết và tiệm cận với các chuẩn mực quản trị ngân hàng quốc tế. Tuy nhiên, tính ñến cuối năm 2014, chỉ có 9 NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam. Dù NHNN và Ủy ban chứng khoán Việt Nam ñã chủ trương ñưa các ngân hàng ñại chúng lên niêm yết trong năm 2015, nhưng các NHTMCP còn lại, có NH chưa ñủ ñiều kiện niêm yết và thậm chí có những ngân hàng né tránh niêm yết nhằm che dấu những thông tin tiêu cực của mình. Lý do chưa lên sàn của các nhà băng này khá phong phú: bối cảnh TTCK không thuận lợi, niêm yết sẽ gây thiệt hại cho cổ ñông khi thị giá cổ phiếu giao dịch ở mức thấp, hoặc phải ưu tiên cho những mục tiêu khác. Điều ñó ñặt ra yêu cầu Chính phủ, NHNN, Ủy ban chứng khoán và các nhà lãnh ñạo cấp cao ñể các NHTMCP niêm yết trên sàn chứng khoán giúp tăng tính minh bạch của hệ thống ngân hàng. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Với mục tiêu phân tích các nhân tố tác ñộng ñến TSSL tại các NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam, nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng của 9 NHTMCP trong khoảng thời gian từ 2007-2014. Kết quả nghiên cứu ñịnh lượng cho thấy mô hình phù hợp nhất ñể giải thích sự thay ñổi ROA và ROE của ngân hàng là mô hình Random Effects. Các biến tương quan dương với ROA, ROE là quy mô tài sản, quy mô tiền gửi khách hàng, mức ñộ ña dạng hóa hoạt ñộng kinh doanh, tỷ lệ lạm phát và sự phát triển của TTCK. Trong khi ñó, ROA và ROE có tương quan âm với tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, tỷ lệ chi phí hoạt ñộng trên tổng thu nhập hoạt ñộng, tốc ñộ tăng trưởng kinh tế. Kết quả nghiên cứu có phần khác biệt so với phần lớn các nghiên cứu trước khi nghiên cứu tìm ra rằng ñộ an toàn vốn tương quan dương với ROA nhưng lại có tương quan âm. Tức là, ñối với các NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt 64 Nam, tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản càng cao thì ROA càng tăng nhưng ROE càng giảm. Điều này có thể ñược giải thích là do các NHTM niêm yết dường như chưa tận dụng hiệu quả nguồn vốn tăng thêm của mình ñể tạo ra TSSL như mong muốn. Kết quả hồi quy mô hình REM cho thấy TSSL của NHTMCP niêm yết bị chi phối bởi cả 10 yếu tố, tuy nhiên theo kết quả ước lượng thì 10 yếu tố này chưa giải thích hết lợi nhuận của ngân hàng, vẫn còn những yếu tố khác có thể có ảnh hưởng ñến lợi nhuận của các NHTMCP niêm yết Việt Nam nhưng chưa ñược nghiên cứu này bao quát hết trong mô hình nghiên cứu hiện tại. Qua kết quả hồi quy chứng tỏ vai trò của các yếu tố trong việc góp phần nâng cao lợi nhuận của các NH niêm yết có tầm quan trọng khác nhau và ñược phân ñịnh thứ bậc rõ rệt. Vì thế, giải pháp ñể nâng cao TSSL cho các NHTMCP niêm yết nói riêng và các NHTM Việt Nam nói chung ở chương 4 sẽ dựa vào các kết quả nghiên cứu ở trên. 65 CHƯƠNG 4. NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN NÂNG CAO TỲ SUẤT SINH LỜI TẠI CÁC NGÂN HÀNG TMCP NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM 4.1. Định hướng phát triển ngành ngân hàng Việt Nam Căn cứ trên quyết ñịnh 254/QĐ-TTg ngày 1/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt ñề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai ñoạn 2011-2015 và quyết ñịnh số 112/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam ñịnh hướng ñến năm 2020 cho thấy chiến lược phát triển của ngành: - Phát triển hệ thống ngân hàng vững mạnh, cạnh tranh và năng ñộng, hỗ trợ và ñóng góp tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế, lành mạnh hóa tình trạng tài chính và củng cố năng lực hoạt ñộng của các tổ chức tín dụng, nâng cao trật tự kỹ cương và nguyên tắc thị trường trong hoạt ñộng ngân hàng - Phát triển hệ thống tổ chức tín dụng ña năng theo hướng hiện ñại, hoạt ñộng ổn ñịnh, an toàn, hiệu quả vững chắc với cấu trúc ña dạng về sở hữu, quy mô, loại hình có khả năng cạnh tranh lớn hơn dựa trên nền tảng công nghệ, quản trị ngân hàng tiên tiến phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế về hoạt ñộng ngân hàng nhằm ñáp ứng tốt hơn nhu cầu về dịch vụ tài chính, ngân hàng của nền kinh tế. Hệ thống ngân hàng ổn ñịnh, vững mạnh và an toàn, ñó là hệ thống có thể chịu ñược những cú sốc ñột ngột bất lợi về kinh tế và tài chính xảy ra từ bên trong và bên ngoài hệ thống mà không gây ảnh hưởng ñáng kể các chức năng trung gian và chức năng của nền kinh tế. Có một hệ thống ổn ñịnh, thì phải có các ñịnh chế tài chính hoạt ñộng vững mạnh, hiệu quả và có hiệu lực, có các qui ñịnh quản lý thận trọng, có hệ thống thanh tra giám sát mạnh mẽ và cơ sở hạ tầng tài chính ñáng tin cậy. 4.2. Một số giải pháp ñối với các NHTMCP niêm yết tại Việt Nam Dựa trên ñịnh hướng phát triển ngành ngân hàng Việt Nam, kết quả hồi quy các mô hình nghiên cứu ở chương 3 và thực trạng tỷ suất sinh lời của các ngân hàng TMCP 66 niêm yết ở chương 2, ñề tài sẽ ñưa ra các giải pháp gia tăng tỷ suất sinh lời của các ngân hàng niêm yết. Thứ tự giải pháp ñược ñưa ra dựa trên kết quả mức ñộ tác ñộng của các biến (các hệ số β) trong bảng kết quả mô hình hồi quy ở chương 3. 4.2.1. Giải pháp phát triển tín dụng, hạn chế rủi ro tín dụng và xử lý nợ xấu của ngân hàng Mặc dù thu nhập từ hoạt ñộng tín dụng chiếm tỷ lệ cao trong tổng thu nhập hoạt ñộng của các NHTMCP niêm yết, nhưng tỷ lệ cho vay/ tổng tài sản là nghịch biến với ROA, ROE ngụ ý rằng bên cạnh việc ña dạng hóa sản phẩm cho vay, tăng tỉ lệ cho vay ñể gia tăng lợi nhuận thì các ngân hàng cần siết chặt kiểm soát hoạt ñộng cho vay, ñặc biệt là quy trình thẩm ñịnh tín dụng của khác hàng, xét duyệt cho vay ñể tăng chất lượng của các khoản vay. Ngoài ra, các ngân hàng cần ban hành quy ñịnh về ñạo ñức của nhân viên ngân hàng ñể ñảm bảo nhân viên làm việc vì lợi ích chung của ngân hàng thay vì tư lợi riêng. Bên cạnh ñó, các NHTM niêm yết cần ñánh giá mức ñộ rủi ro của danh mục ñầu tư tín dụng, xác ñịnh mức tài trợ tối ưu vào mỗi ngành nghề - lĩnh vực kinh doanh, mỗi ñối tượng khách hàng, mỗi vùng miền ñể mức rủi ro là thấp nhất. Ngoài ra, việc xác ñịnh một khoản vay phải ñược thực hiện một các khoa học dựa trên chi phí vốn, mức ñộ rủi ro của khoản vay và mức lợi nhuận hợp lý của ngân hàng, không nên áp dụng một mức lãi suất chung cho tất cả mọi khách hàng. Các ngân hàng cũng nên chủ ñộng xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và hệ thống xếp hạng tài sản ñảm bảo, tính toán những chỉ tiêu ñánh giá phù hợp với ñặc thù của từng ngân hàng chứ không chỉ dựa vào những chỉ tiêu theo quy ñịnh của NHNN. Một khi hoạt ñộng cho vay ñược kiểm soát chặt chẽ và ñạo ñức của nhân viên ngân hàng ñược nâng cao thì nguy cơ phát sinh nợ xấu sẽ ít, do ñó góp phần làm tăng TSSL của ngân hàng. Đối với mức nợ xấu tồn ñọng của các năm trước, các ngân hàng cần phải nghiên cứu phương án giải quyết nợ xấu, lành mạnh hóa tài chỉnh bởi nợ xấu chứa ñựng nguy cơ ñổ vỡ của hệ thống ngân hàng, làm giảm lòng tin của dân chúng ñối với hệ thống ngân hàng và uy tín quốc tế cũng giảm. Có nhiều phương án giải quyết nợ xấu như sau 67 - Các NHTM phải thực hiện ñồng bộ việc ñánh giá lại chất lượng tài sản và từ ñó ñánh giá khả năng thu hồi và giá trị của nợ xấu bằng bảng thống kê chi tiết. Sau khi ñã ñánh giá chi tiết các khoản nợ xấu rồi các NHTM sẽ thực hiện tiến hành bán nợ xấu có tài sản ñảm bảo cho các công ty mua bán nợ. Các khoản nợ có tài sản ñảm bảo không bán ñược các ngân hàng sẽ tiến hành xử lý bằng cách thanh lý tài sản theo phương thức bán ñấu giá tài sản ñó theo mức của thị trường. Và nếu sau khi thanh lý tài sản ñảm bảo ñể thu nợ mà khoản nợ xấu ñó chưa ñược xử lý thì các ngân hàng sẽ dùng quỹ dự phòng rủi ro ñể xóa nợ. - Các ngân hàng cần chủ ñộng tăng mức trích lập dự phòng các khoản nợ xấu, nợ quá hạn, trên cơ sở mức rủi ro của từng khoản vay, chứ không chỉ trên cơ sở nợ quá hạn, chấp nhận giảm lợi nhuận hoặc thua lỗ. Vì trên thực tế có các khoản vay mặc dù chưa ñến hạn nhưng ñã tiềm ẩn khả năng mất vốn rất cao. Việc làm này tuy sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng, nhưng sẽ giúp ngân hàng ứng phó kịp thời nếu có xảy ra biến cố, và làm giảm số thuế thu nhập doanh nghiệp ngân hàng phải nộp. Để bù ñắp tổn thất, ngân hàng có thể thực hiện chính sách lương và thưởng một cách hợp lý ñể chia sẻ khó khăn hiện tại. - Phối hợp với các doanh nghiệp ñể xử lý nợ xấu: ngân hàng có thể chuyển các khoản vốn cho vay khó có khả năng (hoặc chậm) thu hồi thành vốn chủ sở hữu ñể trở thành cổ ñông của bên ñi vay. Đây là bước cần thiết ñể ngân hàng có thể tham gia vào hội ñồng quản trị của các doanh nghiệp, qua ñó tham gia cải tiến bộ máy tổ chức và hoạt ñộng của các doanh nghiệp nhằm mang lại hiệu quả hoạt ñộng cao hơn trong tương lai. Khi ñó, ngân hàng có thể có những khoản thu nhập cao hơn. - Ngoài ra, các NHTMVN cần học tập kinh nghiệm và cách thức quản lý rủi ro cũng như xử lý nợ xấu từ các ngân hàng nước ngoài. Vì giá trị của tài sản ñảm bảo là bất ñộng sản thường biến ñộng trong suốt thời gian cho vay, gây ảnh hưởng không tốt ñến việc xử lý nợ xấu của ngân hàng, nên trong thời gian gần ñây, các ngân hàng thế giới ñã bắt ñầu áp dụng hệ thống xếp hạng các khoản vay gắn với tài sản ñảm bảo 68 nhằm quản lý tài sản ñảm bảo và các khoản vay của khách hàng trước, trong và sau khi cho vay. Việc ñánh giá, chấm ñiểm tài sản ñảm bảo kết hợp với kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ có thể giúp ngân hàng ñưa ra các quyết ñịnh cấp tín dụng một cách ñúng ñắn, thận trọng và chính xác nhất. Ngoài ra, việc quản lý tài sản ñảm bảo sau khi cho vay giúp các ngân hàng có thể ước tính một các chính xác giá trị thu hồi tài sản trong tương lai, nhất là khi tài sản ñảm bảo bị tổn thất ñể ngân hàng có hướng xử lý kịp thời. Với những lợi ích mà hệ thống xếp hạng tài sản ñảm bảo mang lại, ñặc biệt là giai ñoạn hiện nay khi thị trường bất ñộng sản chưa thật sự ổn ñịnh, các ngân hàng cần nghiên cứu và cho ứng dụng hệ thống này ở ñơn vị mình ñể giảm ñến mức thấp nhất những tổn thất từ rủi ro tín dụng. 4.2.2. Giải pháp ña dạng hóa thu nhập của ngân hàng Để nâng cao TSSL của mình, các ngân hàng niêm yết cần phải không ngừng mở rộng sang các hoạt ñộng khác, nhất là hoạt ñộng dịch vụ bên cạnh hoạt ñộng tín dụng. Đây chính là xu thế phát triển tất yếu của các NHTMCP niêm yết tại Việt Nam trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn, cạnh tranh trong ngành ngày càng quyết liệt, và tín dụng vẫn là hoạt ñộng mang lại nguồn thu chính của các NHTMCP Việt Nam. Các ngân hàng cần tăng cường tìm kiếm, triển khai các dịch vụ và sản phẩm mới và ña dạng hơn, linh hoạt hơn trong việc cung cấp sản phẩm và tiện ích ngân hàng ña dạng, hiện ñại. Trong ñó, quan trọng nhất là việc ñẩy mạnh các dịch vụ ngân hàng ñiện tử như SMS-banking, Internet banking ñể thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng. Ngoài ra, các dịch vụ ủy thác, ñại lý thanh toán thẻ, phát hành thẻ tín dụng quốc tế, giữ hộ tài sản cho khách hàng, quản lý tài sản cá nhân, phát triển các dịch vụ tài chính phái sinh… cũng là những dịch vụ mang lại nguồn thu nhập từ phí dịch vụ cho ngân hàng cần ñược triển khai và phát triển. Đây hoàn toàn là nguồn thu nhập ít rủi ro hơn so với thu nhập từ lãi vay của khách hàng. Tuy nhiên, ñể phát triển các hoạt ñộng kinh doanh ngoài lãi, ñòi hỏi phải có một ñội ngũ nhân viên có trình ñộ chuyên môn cao, am hiểu nhiều lĩnh vực, nhạy bén và nhanh 69 chóng nắm bắt các cơ hội kinh doanh trước tình hình kinh tế trong nước và thế giới liên tục thay ñổi. Các ngân hàng có thể ưu tiên tuyền các sinh viên học tập bên nước ngoài hay các cán bộ ñã từng làm việc cho các ngân hàng nước ngoài ñể có ñược kinh nghiệm, hiểu biết rộng hơn. Ngoài ra, các ngân hàng có thể quan tâm ñào tạo các nghiệp vụ này cho các cán bộ bằng cách cử các cán bộ ñi khảo sát và học tập về nghiệp vụ tại các ngân hàng ñối tác ở nước ngoài. Đồng thời, cần phải tăng cường việc học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm giữa các ngân hàng với nhau ñể cùng nhau gia tăng thu nhập ngoài lãi trong báo cáo kết quả hoạt ñộng kinh doanh của mình. 4.2.3. Giải pháp tăng trưởng VCSH và tăng tính hiệu quả sử dụng vốn Kết quả nghiên cứu cho thấy việc tăng thêm vốn ñiều lệ là giải pháp ñúng ñắn nhằm nâng cao năng lực tài chính của các NHTMCP niêm yết và xây dựng một hệ thống ngân hàng hoạt ñộng ổn ñịnh và bền vững. Tuy nhiên, nhằm tránh tình trạng thặng dư thanh khoản do không tận dụng tối ña nguồn vốn tăng thêm, các ngân hàng cần xác ñịnh quy mô hoạt ñộng và quy mô vốn chủ sở hữu tối ña hóa lợi nhuận của mình. Trong hoạt ñộng kinh doanh, ngân hàng cũng giống như các doanh nghiệp khác, sau khi ñã ñạt ñược lợi thế kinh tế theo quy mô thì một sự tăng lên của quy mô vốn chủ sở hữu có thể làm giảm 1 cách tương ñối hiệu quả hoạt ñộng của ngân hàng, ñòi hỏi các ngân hàng phải tạo ra nhiều lợi nhuận hơn ñể bù ñắp chi phí tăng thêm. Để tránh tình trạng không sử dụng hết nguồn vốn chủ sở hữu tăng thêm, các NH niêm yết nên có chiến lược tăng vốn ñiều lệ rõ rang cụ thể, qua từng giai ñoạn, với chiến lược rõ ràng, ñầy ñủ, tránh tình trạng tăng dồn cục. Không những thế, cổ ñông của ngân hàng cũng phải nắm rõ chiến lược này ñể biểu quyết và có ý kiến hợp lý, ñảm bảo lượng vốn tăng thêm mang lại lợi nhuận cho mình. Thực tế năm 2010-2011 ñã có nhiều ngân hàng như NVB,STB…tăng vốn ñiều lệ lên 30.000 tỷ ñồng theo yêu cầu của CP, nhưng không sử dụng hiệu quả nguồn vốn tăng thêm ñã làm cho tỳ số ROE giảm, làm giảm tính hấp dẫn giá trị của cổ phiếu. Trong giai ñoạn hiện nay, việc gia tăng vốn ñiều lệ bằng phát hành thêm cổ phiếu là khá khó khăn do bối cảnh hoạt ñộng của ngành 70 ngân hàng còn nhiều khó khăn. Do ñó, các ngân hàng có thể gia tăng vốn ñiều lệ bằng nhiều cách khác như thuyết phục các cổ ñông stăng vốn từ lợi nhuận giữ lại, chia cổ tức bằng cổ phiếu… ñể ñảm bảo hoạt ñộng của ngân hàng và khả năng sinh lời của ñồng vốn mà các cổ ñông bỏ ra. Ngoài ra, các NH niêm yết có thể tăng VCSH của mình bằng cách sáp nhập các NHTM Việt Nam theo hai cách: sáp nhập ngân hàng mạnh với ngân hàng yếu ñể vực các NH yếu, hoặc sáp nhập các ngân hàng mạnh với nhau ñể tăng tính cạnh tranh và trở thành tập ñoàn tài chính lớn mạnh. Điều này cũng phù hợp với Chiến lược phát triển ngành ngân hàng của NHNN Việt Nam trong giai ñoạn hiện nay. Tuy nhiên, khi thực hiện sáp nhập, các NH cần ñặt lợi ích chung của cả hệ thống lên trên hết, không nên vì lợi ích của các nhân NH riêng lẻ có thể ảnh hưởng ñến hiệu quả hoạt ñộng của ngân hàng. 4.2.4. Giải pháp tăng chất lượng quản lý cho các NHTMCP niêm yết tại VN Kết quả nghiên cứu cho thấy chi phí hoạt ñộng có ảnh hưởng tiêu cực ñến TSSL của các ngân hàng niêm yết. Vì vậy, cần có những biện pháp ñể giảm chi phí hoạt ñộng của các NH niêm yết nói riêng hay tăng cường chất lượng quản lý cho các NHTMCP nói chung. Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gia tăng hiện nay, các ngân hàng cần tăng cường sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả nhất, ñồng thời cân nhắc cắt giảm chi phí hoạt ñộng cho hợp lý mà không ảnh hưởng tiêu cực ñến thu nhập của các NHTMCP. Điều ñó có thể thực hiện bằng các giải pháp sau ñây: - Giảm chi phí hoạt ñộng: Cần cắt giảm chi phí tổ chức hành chính bằng cách giảm ñịnh mức các chi phí du lịch, khám chữa bệnh.., giảm các chi phí hội họp, công tác như vé máy bay, khách sạn, tiếp khách, quà tặng, huấn luyện và ñào tạo nhân viên biết tiết kiệm và sử dụng hiệu quả tài sản của ngân hàng. Có nhiều biện pháp thực tế như: kết hợp ñi du lịch với hội nghị khách hàng, giao lưu các chi nhánh, thay vì tốn chi phí ñi học ở các tỉnh, thành phố lớn có thể học trực tuyến qua phần mềm. 71 - Hiện ñại hóa công nghệ, nâng cao các tiện ích, sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện ñại dựa trên công nghệ kỹ thuật tiên tiến: Công nghệ hiện ñại cho phép các NHTM theo dõi hoạt ñộng một cách hiệu quả. Phát triển hệ thống công nghệ thông tin hiệu quả có thể theo dõi thu thập, khai thác và xử lý thông tin về thị trường và khách hàng cũng như kiểm soát hoạt ñộng ngân hàng, quản lý tài sản, quản lý rủi ro, quản lý công nợ và công tác kế toán, hệ thống thanh toán liên ngân hàng, hệ thống giao dịch ñiện tử và giám sát từ xa… nhằm nâng cao chất lượng phục vụ cho khách hàng. Việc cập nhật, thu thập và xử lý thông tin cho phép các ngân hàng ñánh giá hiệu quả sử dụng vốn và tài sản, ñánh giá nguồn vốn và cơ cấu sử dụng vốn, tình hình tài chính của ngân hàng và chất lượng khách hàng, làm cơ sở ñể ban lãnh ñạo ngân hàng ra các quyết ñịnh quản lý, ñiều hành hoạt ñộng ngân hàng, có chính sách và giải pháp ñiều chỉnh hoạt ñộng kinh doanh ngân hàng phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô và nội bộ ngân hàng. Các NHTM phải tập trung vào ñào tạo ñội ngũ cán bộ chuyên sâu về công nghệ ñể có thể nắm bắt ñược tình hình và xu thế phát triển công nghệ, thành thạo trong việc vận hành, thiết kế và ñiều chỉnh qui trình công nghệ, ñảm bảo cho sự phối hợp thành công giữa các NHTM trong việc xây dựng hạ tầng công nghệ ngân hàng nhằm tận dụng các thành tựu công nghệ ñể tiết giảm chi phí, tính toán ñầu tư thích ñáng ñể có thể tồn tại và phát triển bền vững trong môi trường cạnh tranh quyết liệt và ẩn chứa nhiều rủi ro. - Nâng cao năng lực quản trị ñiều hành: Tăng cường nghiên cứu và dự báo các chỉ số kinh tế vĩ mô của ñất nước. Việc dự báo tốt các chỉ số kinh tế vĩ mô của ñất nước, trong ñó bao gồm lạm phát không những mang lại nhiều ñóng góp cho ñất nước mà còn góp phần tăng lợi nhuận của ngân hàng. Ngoài ra, quan trọng là các NH cần hạn chế rủi ro ñạo ñức. Theo ñó, các ngân hàng cần thực hiện xây dựng bộ quy chuẩn ñạo ñức chi tiết hơn, trong ñó có quy ñịnh cụ thể về quyền hạn và trách nhiệm của từng bộ phận, kèm theo ñó là thực hiện việc kiểm tra chéo ñể hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra. Hơn nữa trong quá trình cơ cấu hoạt ñộng các NHTMCP niêm yết cần xây dựng ñược các qui chế quản lý và hoạt ñộng phù hợp với chuẩn mực quốc tế như quản trị rủi 72 ro, quản trị nguồn vốn, kiểm tra kiểm toán nội bộ, xây dựng quy trình tín dụng hiện ñại và sổ tay tín dụng, xây dựng và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu ñánh giá mức ñộ chỉ số an toàn, hiệu quả kinh doanh ngân hàng, ñặc biệt cần ñổi mới cơ chế quản trị ñiều hành theo hướng tăng quyền tự chủ cho ñơn vị cơ sở, khuyến khích tính năng ñộng, sáng tạo của các chi nhánh cấp cơ sở nhưng phải thiết lập cơ chế quản trị rủi ro chặt chẽ. - Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, cơ cấu nhân sự, nâng cao chất lượng ñội ngũ nhân viên ngân hàng : Theo khảo sát về ngành ngân hàng Việt Nam năm 2013 của công ty kiểm toán KPMG, chi phí lương và các khoản liên quan ñến nhân viên chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí hoạt ñộng. Vì vậy, việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức và nhân sự là cần thiết nhằm tránh sự cồng kềnh và chồng chéo nhiệm vụ, gây nên lãng phí. Thực tế hoạt ñộng gần ñây cho thấy các NH niêm yết ñã giảm lương, cắt giảm nhân sự, nhưng nhìn chung bộ máy vẫn còn rườm rà, bộ phận hỗ trợ nên tập trung về một ñầu mối thay vì quản lý riêng; nhằm giảm thiểu một lượng lớn nhân sự, giảm chi phí và việc quản lý sẽ tập trung hơn, mang lại hiệu quả cao hơn. Các nhà quản trị ngân hàng cũng nên cơ cấu lại hệ thống lương thưởng nhằm tạo ra sự phụ thuộc tối ña giữa mức thu nhập của nhân viên với kết quả làm việc của họ, từ ñó thúc ñẩy nhân viên làm việc hết sức. Bên cạnh ñó, các NHTMCP cần chú trọng thêm về mặt tuyển dụng nhân sự phù hợp với vị trí công việc, tránh trùng lắp và dư thừa, ñưa ra các chương trình ñào tạo hữu ích cho nhân viên, nâng cao trách nhiệm, thái ñộ nghề nghiệp và ñánh giá kết quả công việc. Thường xuyên tổ chức thi sát hạch chuyên môn nhằm nâng bậc, nâng lương cho ñội ngũ cán bộ có như vậy mới bắt buộc người lao ñộng không ngừng học hỏi nâng cao năng lực chuyên môn của mình. Thực trạng tình hình hiện nay các NHTMCP ñang thiếu hụt một lượng nhân sự chất lượng cao, nhất là ñội ngũ quản trị, ñiều hành có trình ñộ chuyên môn cao, với khả năng phân tích, dự báo tổng hợp, am hiểu về pháp luật, cũng như khả năng linh hoạt, ñộc lập xử lý các vấn ñề thực tế. Điều ñó ñòi hỏi các NHTM niêm yết phải sắp xếp, tinh giảm lao ñộng dôi dư, bổ sung lao ñộng chuyên 73 môn nghiệp vụ mới, lao ñộng kỹ thuật, các chuyên viên giỏi; chuyển ñổi cơ cấu lao ñộng nghiệp vụ theo hướng giảm lao ñộng gián tiếp, trẻ hóa ñội ngũ nhân viên. 4.2.5. Giải pháp gia tăng tiền gửi khách hàng Để có nguồn vốn cho vay thì các NHTM niêm yết phải có những biện pháp thích hợp ñể thu hút tiền gửi của khách hàng, ñặc biệt là nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư, tạo một nguồn vốn rẻ và dồi dào ñể tài trợ cho các hoạt ñộng kinh doanh của NH như: - Đa dạng hoá các sản phẩm huy ñộng, nhất là các sản phẩm huy ñộng vốn dài hạn: Thực tế cho thấy nguồn vốn huy ñộng chủ yếu của các NHTM trong giai ñoạn hiện nay là những nguồn vốn kì hạn ngắn. Vì vậy, các ngân hàng có thể thiết kế nhiều sản phẩm huy ñộng vốn dài hạn khác nhau phù hợp với nhu cầu của người gửi tiền như tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm chọn kỳ lĩnh lãi, hay tiết kiệm lãi suất thả nổi với kỳ hạn dài, tiết kiệm hưu trí, tiết kiệm giáo dục…, hay phát hành các giấy tờ có giá, kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi dài hạn ñể thu hút vốn trung dài hạn từ dân cư. Các ngân hàng phải ñạt ñược mục tiêu là bất kỳ cá nhân nào có nguồn tiền chưa sử dụng ñều có thể tìm kiếm ở ngân hàng bất kỳ sản phẩm nào phù hợp với nhu cầu của họ. Có thể nguồn tiền nhàn rỗi ñó có giá trị nhỏ, nhưng nếu ngân hàng huy ñộng ñược khoản tiền ñó trong dài hạn thì sẽ ngân hàng sẽ có một nguồn vốn ổn ñịnh dài hạn phục vụ cho hoạt ñộng kinh doanh. Ngoài ra, ñể huy ñộng ñược nhiều hơn, các NH cần phải quan tâm và ñầu tư về các dịch vụ hiện ñại như huy ñộng qua tài khoản thanh toán, huy ñộng qua tài khoản ñầu tư, huy ñộng thông qua thị trường phái sinh. - Chính sách lãi suất: Các ngân hàng cần linh ñộng, tránh việc chạy theo lãi suất ñể huy ñộng tiền gửi với lãi suất cao và cho vay với lãi suất thấp vì ñiều này sẽ làm giảm lợi nhuận gộp từ hoạt ñộng cho vay. Thay vào ñó, các ngân hàng có thể tăng cường các dịch vụ tiện ích cho khách hàng ñể cạnh tranh thu hút tiền gửi của khách hàng và cho vay khách hàng 74 - Xây dựng ñội ngũ nhân viên bán hàng chuyên nghiệp, nắm bắt nhu cầu của khách hàng, giúp ban lãnh ñạo ngân hàng có thể thiết kế những sản phẩm thiết thực, phù hợp với từng phân ñoạn thị trường, với từng nhóm khách hàng khác nhau. - Tăng cường công tác marketing, tiếp thị khách hàng, xây dựng hình ảnh tốt ñẹp của ngân hàng trong lòng khách hàng, tạo thêm niềm tin cho khách hàng an tâm gửi tiền ở ngân hàng. - Phát triển công nghệ ngân hàng hiện ñại, tích hợp thêm nhiều sản phẩm tiện ích cho sản phẩm tiết kiệm của khách hàng. 4.2.6. Giải pháp phát triển và mở rộng quy mô của ngân hàng Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng nếu tăng quy mô tài sản của ngân hàng thì TSSL sẽ càng tăng. Danh mục tài sản của ngân hàng bao gồm các tài sản có sinh lời và tài sản không sinh lời. Những tài sản có sinh lời góp phần mang lại thu nhập cho ngân hàng như thu nhập lãi của các khoản cho vay khách hàng, thu nhập từ lãi của các chứng khoán ñầu tư, thu nhập từ hoạt ñộng góp vốn, mua cổ phần...Nhưng nếu tài sản có sinh lời quá cao trong khi tài sản không sinh lời thấp thì ngân hàng rất dễ gặp rủi ro thanh khoản. Vì vậy, các ngân hàng niêm yết cần phải thiết lập một danh mục tài sản theo hướng tối ưu, ñảm bảo cho ngân hàng hoạt ñộng an toàn và hiệu quả. Một danh mục tài sản tối ưu sẽ giúp ngân hàng phân tán rủi ro, ñảm bảo an toàn trong hoạt ñộng nhưng vẫn gia tăng khả năng sinh lời. Ngoài ra, các NHTM niêm yết cần phải quan tâm ñến chiến lược mở rộng mạng lưới hoạt ñộng ñể tạo ñiều kiện thuận lợi và thu hút khách hàng giao dịch. Tuy nhiên, việc tăng thêm các chi nhánh, phòng giao dịch có thể làm tăng thêm chi phí hoạt ñộng, chi phí lương cho nhân viên…làm giảm ñi lợi nhuận của ngân hàng. Điều ñó ñòi hỏi các nhà quản trị ngân hàng phải tính toán thật kĩ càng lợi nhuận mang lại từ việc mở thêm chi nhánh, phòng giao dịch có ñủ bù ñắp chi phí hoạt ñộng hay không? Các chi nhánh và PGD mới nên tập trung ở nơi ñông văn phòng, ñông dân cư, ñặc biệt là những khu dân cư mới xây theo các dự án ñể ñảm bảo lượng khách hàng ñến giao dịch. Vì vậy, 75 các ngân hàng có tìm hiểu các dự án, nhất là những dự án ngân hàng hỗ trợ cho vay ñể nắm ñược thông tin dự án, thông tin khách hàng, từ ñó quyết ñịnh liên kết mở chi nhánh hay PGD tại các dự án ñó hay không. Tuy nhiên, do mặt bằng có hạn, ñể nâng cao năng lực cạnh tranh, tối ưu hóa sự tiện lợi cho khách hàng, các ngân hàng nên tập trung ñầu tư vào các công nghệ ngân hàng hiện ñại như dịch vụ ngân hàng ñiện tử, dịch vụ thanh toán tự ñộng…Việc phát triển dịch vụ ngân hàng hiện ñại sẽ ñáp ứng nhu cầu của nhiều khách hàng nhất là những khách hàng khó tính muốn kiểm soát kĩ tài khoản của mình, những khách hàng hay ñi công tác, ít có ñiều kiện giao dịch tại ngân hàng, từ ñó làm gia tăng lợi nhuận và TSSL của các ngân hàng niêm yết. 4.3. Một số kiến nghị ñối với Chính phủ và Ngân hàng nhà nước Để nâng cao TSSL của các NHTMCP niêm yết tại Việt Nam thì rất cần sự quan tâm và ñiều hành ñúng mức của Chính phủ, Ngân hàng nhà nước ñể có những chính sách phù hợp phát triển NH Việt Nam ngang tầm các ngân hàng quốc tế. Sau ñây, nghiên cứu xin ñề xuất các kiến nghị bao gồm các nội dung sau: 4.3.1. Kiến nghị ñối với Chính phủ Trong giai ñoạn hiện nay, Chính phủ cần phải cân ñối hài hòa giữa mục tiêu kiềm chế lạm phát và tăng trưởng kinh tế bằng cách ñiều hành chủ ñộng, linh hoạt chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ, ñồng bộ với chính sách tài khóa, phòng chống tham nhũng, lãng phí, nâng cao hiệu quả ñầu tư công, cắt giảm chi tiêu công, phấn ñấu giảm bội chi ngân sách, bảo ñảm nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia nằm trong giới hạn an toàn. Hiện nay, tuy Chính phủ ñã có thể kiềm chế lạm phát, nhưng việc ñiều chỉnh giá các mặt hàng, dịch vụ do nhà nước ñịnh giá, các mặt hàng thiết yếu có thể tiềm ẩn khả năng lạm phát cao, ñòi hỏi Chính phủ cần có những biện pháp kiềm chế, tránh sự tăng giá quá ñột ngột. Ngoài ra, Chính phủ cần tập trung và có những biện pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, xử lý nợ xấu, phát triển thị trường, tăng sức mua, ñẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, cân ñối cung - cầu hàng hóa dịch vụ theo Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 76 10/5/2012 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường nhằm tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn và tạo ñiều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng một cách hiệu quả. Để làm ñược việc ñó, Chính phủ cần có những chính sách khuyến khích ñầu tư trong nước, thu hút ñầu tư nước ngoài, thúc ñẩy sản xuất, kinh doanh, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các thành phần kinh tế, cũng như tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm xây dựng cơ sở pháp lý rõ ràng cho hoạt ñộng của các doanh nghiệp và ngân hàng, các văn bản quy phạm pháp luật cần có sự thống nhất ñể tránh gây khó khăn cho các doanh nghiệp và ngân hàng trong quá trình hoạt ñộng cũng như xử lý các rủi ro phát sinh, khuyến khích cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng, bảo ñảm sự an toàn hiệu quả của hệ thống ngân hàng. Hiện nay, Chính phủ ñã và ñang trong quá trình cải cách hệ thống NHTM Việt Nam, Đây là một ñiều cần thiết hướng ñến việc lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng Việt Nam. Vì vậy, Chính phủ cần kiểm tra tiến ñộ thực hiện ñề án cơ cấu lại các NHTM giai ñoạn 2011-2015 ban hành theo quyết ñịnh 254/QĐ-TTg ngày 1 tháng 3 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ, nhằm giám sát quá trình thực hiện ñể có chỉ ñạo kịp thời nếu cần thiết. Chính phủ cần có những biện pháp cương quyết xử lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng, ñưa ra thời hạn cho các NHTM yếu kém tái cơ cấu, giải quyết nợ xấu, sau thời hạn nếu NHTM vẫn chưa khắc phục ñược thì tốt nhất các ngân hàng lớn, có tình hình tài chính lành mạnh và kết quả hoạt ñộng kinh doanh tốt cần tham gia tiếp quản các ngân hàng yếu kém ñể ñảm bảo hiệu quả hoạt ñộng sau sáp nhập là tăng. 4.3.2. Kiến nghị ñối với Ngân hàng nhà nước Thứ nhất: NHNN Việt Nam là một cơ quan quản lý nhà nước về tiền tệ tại Việt Nam. Đây là cơ quan ñảm trách việc phát hành tiền tệ, quản lý tiền tệ và tham ưu các chính sách liên quan ñến tiền tệ cho Chính phủ Việt Nam như: phát hành tiền tệ, chính sách tỷ giá, chính sách về lãi suất, quản lý dự trữ ngoại tệ, soạn thảo các dự thảo luật về kinh doanh ngân hàng và các tổ chức tín dụng, xem xét việc thành lập các ngân hàng 77 và tổ chức tín dụng, quản lý các NHTM nhà nước...Do ñó, NHNN cần nâng cao năng lực quản lý, ñiều hành, năng lực xây dựng chính sách, năng lực dự báo của NHNN, chất lượng cán bộ NHNN và hiện ñại hóa công nghệ ngân hàng của NHNN. Cơ cấu lại tổ chức và chức năng nhiệm vụ của NHNN nhằm nâng cao hiệu quả ñiều hành vĩ mô theo hướng xây dựng một ngân hàng trung ương hiện ñại phù hợp với thông lệ chung của thế giới, ñảm bảo tính ñộc lập của NHNN trong việc ñiều hành chính sách tiền tệ và quản lý nhà nước về hoạt ñộng Ngân hàng. Hạn chế sự can thiệp của Chính phủ và các cơ quan khác trong hoạt ñộng của NHNN. Thứ 2: NHNN phải chủ ñộng, linh hoạt hơn nữa về việc sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ, lãi suất theo nguyên tắc thị trường: Ngân hàng Nhà nước thực hiện ñiều hành linh hoạt chính sách tiền tệ theo hướng bảo ñảm thanh khoản của hệ thống các tổ chức tín dụng, ổn ñịnh tỷ giá, giảm dần lãi suất phù hợp ñiều kiện kinh tế vĩ mô, giảm bớt rủi ro thị trường cho tổ chức tín dụng và nền kinh tế; kiểm soát chặt chẽ tăng trưởng tín dụng, nhất là các tổ chức tín dụng yếu kém ñể bảo ñảm tổ chức tín dụng tăng trưởng phù hợp với khả năng thực tế, tập trung củng cố khả năng chi trả. Thứ 3: Với tình trạng nợ xấu xảy ra nghiêm trọng tại các NHTM Việt Nam hiện nay, NHNN cần có những biện phá quyết liệt ñể xác ñịnh sồ liệu thực tế và nợ xấu của các ngân hàng, từ ñó ñưa ra các giải pháp phù hợp cho từng ngân hàng, kiên quyết xử lý những ngân hàng yếu kém. Đồng thời, NHNN cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt ñộng của ngân hàng, ñịnh kì ñánh giá xếp loại các NHTM trong hệ thống, công bố danh sách những NH hoạt ñộng lành mạnh, gia tăng niềm tin của khách hàng cà ñồng thời công bố danh sách những ngân hàng yếu kém cần xem xét việc tái cơ cấu hoặc sáp nhập. Thứ 4: NHNN cần tập trung triển khai thực hiện Đề án, ngày 18/4/2012, Thống ñốc Ngân hàng Nhà nước ñã ký Quyết ñịnh số 734/QĐ-NHNN về việc ban hành Kế hoạch hành ñộng của ngành Ngân hàng triển khai thực hiện Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai ñoạn 2011-2015”. Nhằm thực hiện cơ cấu lại các tổ chức tín dụng 78 ñược tiến hành khẩn trương, quyết liệt, nhưng thận trọng ñể nguy cơ ñổ vỡ hệ thống ngân hàng ñược ñẩy lùi, thanh khoản của hệ thống ñược cải thiện, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ñược giữ vững; tâm lý, niềm tin của nhân dân vào chương trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng ñược củng cố. Thứ năm: NHNN cần phải giám sát chặt chẽ các cổ ñộng lớn của các ngân hàng, nhằm hạn chế sự chi phối, thao túng của các cổ ñông ñó ñối với các NHTM, kiên quyết xử lý ñối với người liên quan vi phạm quy ñịnh về giới hạn sở hữu cổ phần tại NHTM và các NHTM sở hữu vốn chéo lẫn nhau. Và cuối cùng, NHNN cần tiếp tục bổ sung, hoàn chỉnh khuôn khổ pháp lý và cơ chế chính sách, tạo nên một hành lang pháp lý vững chắc và ñồng bộ cho hoạt ñộng của các ngân hàng ñược thuận lợi, an toàn và hiệu quả, tránh ñến mức thấp nhất những rủi ro và sự cố có thể xảy ra. KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 Dựa vào kết quả từ mô hình hồi quy ở chương 3 và thực trạng hoạt ñộng kinh doanh của hệ thống NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam trong thời gian qua, nghiên cứu ñã ñề xuất một số kiến nghị và giải pháp góp phần nâng cao TSSL cho hệ thống NHTMCP Việt Nam nói chung và các ngân hàng niêm yết nói riêng. Đối với các NHTMCP Việt Nam, nghiên cứu ñưa ra một số giải pháp về vấn ñề tăng quy mô tài sản, tăng vốn chủ sở hữu kết hợp tăng tính hiệu quả sử dụng vốm, phát triển tiền gửi khách hàng, tăng trưởng tín dụng kết hợp xử lý nợ xấu, ña dạng hóa hoạt ñộng kinh doanh và giảm chi phí hoạt ñộng của ngân hàng. Ngoài ra, nâng cao TSSL của ngân hàng không chỉ là nhiệm vụ của ban quản trị các ngân hàng mà còn từ phía Chính phủ và NHNN. Vì vậy, ñề tài ñưa ra một số kiến nghị về công tác ñiều hành chính sách tiền tệ, kiềm chế lạm phát, ổn ñịnh kinh tế vĩ mô trong tăng trưởng kinh tế, tích cực xử lý nợ xấu và tiến ñến lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng Việt Nam. 79 KẾT LUẬN Những năm gần ñây, khi nền kinh tế chỉ vừa có dấu hiệu phục hồi, khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế còn yếu, trong khi tỷ lệ nợ xấu cao thì bài toán về việc gia tăng lợi nhuận luôn khiến các nhà quản trị ngân hàng phải ñau ñầu. Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt ñộng kinh doanh của các NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam, kết hợp với phân tích ñịnh lượng hồi quy với mô hình thích hợp, ñề tài ñã xác ñịnh ñược các nhân tố ảnh hưởng ñến TSSL của các NHTMCP niêm yết. Trong ñó, các nhân tố tác ñộng tích cực ñến TSSL của các ngân hàng niêm yết là quy mô tài sản, quy mô tiền gửi khách hàng, mức ñộ ña dạng hóa hoạt ñộng kinh doanh, tỷ lệ lạm phát và sự phát triển của thị trường chứng khoán. Những nhân tố tác ñộng tiêu cực ñến TSSL của ngân hàng bao gồm tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, tỷ lệ chi phí hoạt ñộng trên tổng thu nhập hoạt ñộng, tốc ñộ tăng trưởng kinh tế. Riêng quy mô vốn chủ sở hữu tác ñộng tích cực ñến chỉ số ROA nhưng tác ñộng tiêu cực ñến chỉ số ROE của các ngân hàng ñòi hỏi các ngân hàng bên cạnh việc tăng quy mô vốn chủ sở hữu phải kết hợp với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tăng thêm. Trên cơ sở ñó, ñề tài ñã ñề xuất một số kiến nghị và giải pháp góp phần nâng cao TSSL của các NHTMCP niêm yết nói riêng và các NHTMCP Việt Nam nói chung. Mặc dù ñã rất cố gắng nhưng ñề tài vẫn còn nhiều hạn chế. Hạn chế thứ nhất là các NHTMCP niêm yết Việt Nam nhưng chưa ñược nghiên cứu này bao quát hết trong mô hình nghiên cứu hiện tại. Hạn chế thứ hai về phần dữ liệu nghiên cứu, Bài nghiên cứu chỉ giới hạn trong số chín NHTMCP ñang niêm yết trên TTCK Việt Nam hiện nay, giai ñoạn từ năm 2007-2014 nên số lượng mẫu và quan sát còn hạn chế. Điều này cho thấy mẫu nghiên cứu chưa thật sự ñầy ñủ, chưa ñại diện hết cho tất cả các NHTM Việt Nam, và chưa bao gồm các ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh. Do ñó, các nghiên cứu tiếp theo sẽ tiến hành lấy mẫu rộng hơn và ño lường nhiều hơn các chỉ tiêu ảnh hưởng ñến lợi nhuận của hệ thống ngân hàng tại Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO A. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT - Báo cáo tài chính của 9 NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam (2006, 2007, 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014) - Cao Ngọc Thủy, 2013. Phân tích các nhân tố tác ñộng ñến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế. Trường Đại học Kinh Tế TP.HCM - Chính phủ, 2006. Quyết ñịnh số 112/2006/QĐ-TTg ngày 24/05/2006, Quyết ñịnh về việc phê duyệt Đề án phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam ñến năm 2010 và ñịnh hướng ñến năm 2020. - Chính phủ, 2011. Nghị ñịnh số 11/NĐ-CP ngày 24/02/2011, Nghị ñịnh về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn ñịnh kinh tế vĩ mô, bảo ñảm an sinh xã hội. - Hồ Thị Hồng Minh, Nguyễn Thị Cành, 2014. Đa dạng hóa thu nhập và các yếu tố tác ñộng ñến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, 106+107, 13-25 - KPMG, 2013. Khảo sát về Ngành Ngân hàng Việt Nam năm 2013, Tháng 10/2013 - Ngô Phương Khanh, 2013. Các yếu tố ảnh hưởng ñến lợi nhuận của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế. Trường Đại học Kinh Tế TP.HCM - Nguyễn Kim Thu, Đỗ Thị Thanh Huyền, 2013. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng ñến tỷ lệ thu nhập lãi thuần của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí khoa học DHQGHN: Kinh tế và kinh doanh, 4, 55-65. - Nguyễn Trần Thịnh, 2013. Phân tích yếu tố tác ñộng ñến lợi nhuận của các ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế. Trường Đại học Kinh Tế TP.HCM - NHNN Việt Nam, 2011. Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 01/03/2011, Chỉ thị về thực hiện giải pháp tiền tệ và hoạt ñộng ngân hàng nhằm kiểm soát lạm phát, ổn ñịnh kinh tế vĩ mô và bảo ñảm an sinh xã hội. - Phạm Thị Kiều Trang, 2013. Các nhân tố tác ñộng ñến khả năng sinh lợi của các ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế. Trường Đại học Kinh Tế TP.HCM - Phan Thị Hằng Nga, 2013. Năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế. Trường Đại học Kinh Tế TP.HCM B. TÀI LIỆU TIẾNG ANH - Ali, Khizer, Akhtar, Farhan Muhammad and Ahmed, Zafar Hafiz, 2011. Bankspecific and macroeconomic indicators of profitability-Empirical Evidence from the commercial banks of Pakistan. International Journal of Business and Social Science, 2, 235-242. - Allen N. Berger, 1995. The Relationship Between Capital And Earnings In Banking. Journal of Money, Credit and Banking, vol.27, No.2, pages 432-456. - Alper, A dan Anbar, A., 2011. Bank Specific and Macroeconomic Determinants ofCommercial Bank Profitability: Empirical Evidence fromTurkey. Business and Economics Research Journal, 2, 135-152. - Athanasoglou, P. P., Brissimis, S. N., Delis, M. D, 2005. Bank-specific, industry-specific and macroeconomic determinants of bank profitability. Journal of International Financial Markets, Institutions and Money, 18, 121136. - Athanasoglou, P., Delis, M. and Staikouras, C., 2006. Determinants of bank profitability in the South Eastern European Region. Munich Personal RePEc Archive, 10274, 1-31. - Athanasoglou, P. P., Brissimis, S. N., & Delis, M. D., 2008. Bank-specific, industry-specific and macroeconomic determinants of bank profitability. International Financial Markets Institutions & Money, 18, 121-136. - Ayadi, N. & Boujelbene, Y, 2012. The Determinants of the Profitability of the Tunisian Deposit Banks. IBIMA Business Review, 1-21. - Balachandher K.Guru, J.Staunton and B.Shanmugam, 2002. Determinants Of Commercial Bank Profitability In Malaysia. Journal of Money, Credit and Banking, pages 69-82 - Bikker, J.A., Hu, H., 2002. Cyclical patterns in profits, provisioning and lending of banks and procyclicality of the new Basel capital requirements. BNL Quarterly Review, 221, 143–175. - Bourke, P., 1989. Concentration and other determinants of bank profitability in Europe, North America and Australia. Journal of Banking and Finance, 13, 65– 79. - Davydenko A. (2011) - Demirguc – Kunt, A. and H. Huizinga, 1999. Determinants Of Commercial Bank Interest Margins And Profitability: Some International Evidence. World Bank Economic Review, 13, 379-408. - Dietrich Andreas & Wanzenried Gabrielle, 2011. Determinants of bank profitability before and during the crisis: Evidence from Switzerland. Journal of International Financial Markets, Institutions & Money, 21, 307-327. - Duca, J. and M. McLaughlin, 1990. Developments affecting the profitability of commercial banks. Federal Reserve Bulletin, July. - Fazlan Sufian, 2011. Profitability of Korean Banking Sector: Panel Evidence On Bank- Specific And Macroeconomic Determinants. Journal of Economics and Management, 7, 43-72. - Fadzlan Sufian & Habibullah Shah Muzafar, 2009. Bank specific and macroeconomic determinants of bank profitability: Empirical evidence from the China banking sector. Frontiers of Economics in China, l4, 274–291. - Fadzlan Sufian & Royfaizal Razali Chong, 2008. Determinants Of Bank Profitability In A Developing Economy: Empirical Evidences From The Philippines. Asian Academy of Management Journal of Accounting and Financial, 4, 91-112. - Goddard, J., Molyneux, P. and J. Wilson, 2004. Dynamics of growth and profitability in banking. Journal of Money, Credit and Banking, 36, 1069- 1090. - Gul, S., Irshad, F., dan Zaman, K., 2011. Factors Affecting Bank Profitability in Pakistan. The Romanian Economic Journal, 14, 61-87. - Howard and Upton, 1961. Introduction to Business finance. New York: Mcgraw Hill, page 150. - Lim, G.H., & D.S. Randhawa, 2005. Competition, liberalization and efficiency: Evidence from a two-stage banking model on banks in Hong Kong and Singapore. Managerial Finance, 31(1), 52-77. http://dx.doi.org/10.1108/03074350510769479 - Liu Hong & Wilson S.O.John, 2010. The profitability of banks in Japan. Applied Financial Economics, 20, 1851-1866. - Miller, S.M., Noulas, A.G., 1997. Portfolio mix and large-bank profitability in the USA. Applied Economics 29, 505–512. - Molyneux, P. and J. Thornton, 1992. Determinants Of European Bank Profitability: A Note. Journal of Banking and Finance, 16, 1173-1178. - Munyambonera, E.F, 2013. Determinants of Commercial Bank Profitability in Sub-Saharan Africa, International journal of Economics and Finance, 134. - Perry, P., 1992. Do banks gain or lose from inflation? Journal of Retail Banking 14, 25–30 - Rivard, R.J & Thomas, C.R, 1997. The Effect Of Interstate Banking On Large Banking Holding Company Profitability And Risk. Journal of Economics and Business, Vol.49, pages 61-76. - Rose, Peter S., 1999. Commercial bank management, Boston, Mass: Irwin/McGraw-Hil. - Samy Ben Naceur , 2003. The Determinants Of The Tunisian Banking Industry Profitability: Panel Evidence. Paper retrieved on April, 8, 2005, from - Samy Ben Naceur & Mohamed Goaied, 2008. The Determinants Of Commercial Bank Interest Margin And Profitability: Evidence from Tunisia. Frontiers in Finance and Economics, 5, 106-130. - Sangoi D., 2011. Keep an eye on the earning yield of equity vs. bonds. From www.indianexpress.com (December 30th, 2013) - Syafri, 2012. Factors Affecting Bank Profitability in Indonesia.The 2012 International Conference on Business and Management 6 – 7 September 2012, Phuket – Thailand. - Zeitun, R., 2012. Determinants of Islamic and Conventional Banks Performance in Gcc Countries Using Panel Data Analysis.Global Economy And Finance Journal, 5, 53-72. C. WEBSITE http://dautuchungkhoan.org/he-so-roe-la-gi-return-on-equity-ty-so-loi-nhuan-rong-trenvon-chu-so-huu/ http://www.worldbank.org/ http://www.fpts.com.vn/VN/Tin-tuc/Trong-nuoc/Thi-ruong/2015/05/3BA16A86_nganhang-thuong-mai-va-cau-chuyen-duong-toi-san/ http://www.thanhnien.com.vn/kinh-te/ngan-hang-ne-trich-lap-du-phong-rui-ro47966.html http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/ebank/ngan-hang/3-ly-do-ngan-hang-bat-ngotang-chi-phi-du-phong-rui-ro-3032669.html http://www.tin247.com/no_xau_am_que_loi_nhuan_ngan_hang-3-23311443.html http://www.tin247.com/loi_nhuan_ngan_hang_nam_2014_noi_len_dieu_gi-323347356.html http://vtc.vn/9-ngan-hang-dang-niem-yet-ai-vo-dich-ve-no-xau.1.544420.htm PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1 : Bảng số liệu nghiên cứu bank year ACB 2007 BID 2007 CTG 2007 EIB 2007 MBB 2007 NVB 2007 SHB 2007 STB 2007 VCB 2007 ACB 2008 BID 2008 CTG 2008 EIB 2008 MBB 2008 ROA lA EA DA LoA LLP 2,061 7,931 0,073 0,647 0,373 0,003 0,749 8,311 0,057 0,662 0,645 0,026 0,692 8,220 0,064 0,677 0,615 0,023 1,375 7,528 0,187 0,679 0,547 0,002 1,663 7,472 0,120 0,600 0,392 0,007 0,755 6,996 0,058 0,620 0,441 0,001 1,026 7,092 0,176 0,227 0,338 0,003 2,165 7,810 0,114 0,685 0,548 0,003 1,219 8,295 0,069 0,717 0,494 0,010 2,099 8,022 0,074 0,610 0,331 0,003 0,810 8,392 0,055 0,663 0,653 0,016 0,932 8,287 0,064 0,628 0,624 0,011 1,474 7,683 0,266 0,640 0,440 0,015 1,570 7,647 0,105 0,613 0,355 0,014 NIIA 0,020 0,014 0,012 0,010 0,014 0,014 0,014 0,020 0,008 0,014 0,009 0,008 0,012 0,005 CIR 0,266 0,305 0,416 0,348 0,342 0,493 0,280 0,304 0,282 0,375 0,412 0,570 0,319 0,339 GR INF MC ROE 8,500 8,300 25,243 28,12481 8,500 8,300 25,243 13,16238 8,500 8,300 25,243 10,7964 8,500 8,300 25,243 7,361735 8,500 8,300 25,243 13,87681 8,500 8,300 25,243 12,90663 8,500 8,300 25,243 5,824847 8,500 8,300 25,243 19,01989 8,500 8,300 25,243 17,79349 6,200 23,000 9,674 28,46444 6,200 23,000 9,674 14,81239 6,200 23,000 9,674 14,62744 6,200 23,000 9,674 5,535734 6,200 23,000 9,674 14,88682 NVB 2008 SHB 2008 STB 2008 VCB 2008 ACB 2009 BID 2009 CTG 2009 EIB 2009 MBB 2009 NVB 2009 SHB 2009 STB 2009 VCB 2009 ACB 2010 BID 2010 CTG 2010 EIB 2010 MBB 2010 0,524 1,354 7,038 7,158 0,099 0,158 0,552 0,661 0,502 0,435 0,003 0,003 1,395 7,835 0,113 0,674 0,512 0,002 1,209 8,347 0,062 0,707 0,508 0,021 1,311 8,225 0,060 0,518 0,371 0,005 0,950 8,472 0,060 0,632 0,696 0,010 1,060 8,387 0,052 0,609 0,669 0,003 1,730 7,816 0,204 0,592 0,586 0,004 1,701 7,839 0,100 0,579 0,429 0,012 0,762 7,272 0,062 0,515 0,533 0,008 1,159 7,439 0,088 0,534 0,467 0,008 1,606 8,017 0,101 0,582 0,574 0,005 1,544 8,407 0,065 0,662 0,554 0,006 1,138 8,312 0,055 0,521 0,425 0,003 1,027 8,564 0,066 0,668 0,694 0,005 0,928 8,566 0,050 0,560 0,637 0,013 1,384 8,118 0,103 0,444 0,476 0,004 1,592 8,040 0,081 0,600 0,445 0,011 0,005 0,022 0,019 0,010 0,013 0,011 0,004 0,009 0,012 0,010 0,008 0,017 0,011 0,006 0,006 0,007 0,006 0,005 0,666 0,399 0,518 0,292 0,367 0,447 0,572 0,352 0,295 0,426 0,396 0,386 0,376 0,393 0,483 0,484 0,280 0,307 6,200 23,000 9,674 5,310094 6,200 23,000 9,674 8,592838 6,200 23,000 9,674 12,3057 6,200 23,000 9,674 16,06624 5,300 6,900 19,996 21,78054 5,300 6,900 19,996 15,97283 5,300 6,900 19,996 20,21654 5,300 6,900 19,996 8,48076 5,300 6,900 19,996 17,03999 5,300 6,900 19,996 12,21366 5,300 6,900 19,996 13,17332 5,300 6,900 19,996 15,83955 5,300 6,900 19,996 23,60667 6,800 9,200 17,584 20,52249 6,800 9,200 17,584 15,52749 6,800 9,200 17,584 18,58424 6,800 9,200 17,584 13,43109 6,800 9,200 17,584 19,64762 NVB 2010 SHB 2010 STB 2010 VCB 2010 ACB 2011 BID 2011 CTG 2011 EIB 2011 MBB 2011 NVB 2011 SHB 2011 STB 2011 VCB 2011 ACB 2012 BID 2012 CTG 2012 EIB 2012 MBB 2012 0,784 7,301 0,101 0,536 0,538 0,004 0,969 7,708 0,082 0,502 0,478 0,006 1,254 8,183 0,092 0,514 0,541 0,004 1,399 8,488 0,067 0,666 0,575 0,008 1,142 8,449 0,043 0,506 0,366 0,003 0,789 8,608 0,060 0,593 0,724 0,015 1,359 8,663 0,062 0,558 0,637 0,017 1,655 8,264 0,089 0,292 0,407 0,004 1,380 8,142 0,069 0,645 0,417 0,011 0,739 7,352 0,143 0,659 0,574 0,005 1,061 7,851 0,082 0,490 0,411 0,003 1,411 8,151 0,103 0,531 0,569 0,005 1,150 8,564 0,078 0,619 0,571 0,017 0,445 8,246 0,072 0,710 0,583 0,005 0,530 8,686 0,055 0,625 0,701 0,010 1,225 8,702 0,067 0,574 0,662 0,013 1,257 8,231 0,093 0,414 0,440 0,003 1,321 8,245 0,073 0,671 0,424 0,027 0,002 0,005 0,008 0,011 0,004 0,008 0,005 0,005 -0,001 -0,002 0,005 0,006 0,007 -0,006 0,007 0,007 0,003 0,007 0,523 0,457 0,431 0,397 0,412 0,432 0,406 0,306 0,365 0,576 0,505 0,531 0,383 0,732 0,398 0,430 0,426 0,345 6,800 9,200 17,584 7,759039 6,800 9,200 17,584 11,81697 6,800 9,200 17,584 13,62746 6,800 9,200 17,584 20,81834 5,900 18,700 13,514 26,82345 5,900 18,700 13,514 13,11828 5,900 18,700 13,514 21,8101 5,900 18,700 13,514 18,64046 5,900 18,700 13,514 19,86421 5,900 18,700 13,514 5,16794 5,900 18,700 13,514 12,91453 5,900 18,700 13,514 13,72014 5,900 18,700 13,514 14,72599 5,200 9,200 21,135 6,210487 5,200 9,200 21,135 9,703237 5,200 9,200 21,135 18,23171 5,200 9,200 21,135 13,52534 5,200 9,200 21,135 18,03524 NVB 2012 SHB 2012 STB 2012 VCB 2012 ACB 2013 BID 2013 CTG 2013 EIB 2013 MBB 2013 NVB 2013 SHB 2013 STB 2013 VCB 2013 ACB 2014 BID 2014 CTG 2014 EIB 2014 MBB 2014 0,010 7,334 0,148 0,569 0,597 0,007 1,448 8,066 0,082 0,666 0,489 0,010 0,470 8,182 0,088 0,708 0,633 0,014 1,067 8,617 0,100 0,689 0,582 0,014 0,496 8,222 0,075 0,829 0,643 0,008 0,735 8,739 0,058 0,618 0,713 0,017 1,008 8,761 0,094 0,632 0,653 0,011 0,388 8,230 0,086 0,468 0,491 0,004 1,267 8,256 0,084 0,754 0,486 0,022 0,063 7,464 0,110 0,632 0,463 0,002 0,592 8,157 0,072 0,632 0,533 1,381 8,208 0,106 0,816 0,685 0,004 0,933 8,671 0,090 0,708 0,585 0,013 0,530 8,254 0,069 0,861 0,648 0,767 8,813 0,051 0,677 0,685 0,866 8,820 0,083 0,642 0,665 0,035 8,207 0,087 0,629 0,541 1,248 8,302 0,083 0,836 0,502 -0,006 0,000 0,009 0,002 0,010 0,008 0,010 0,006 0,003 0,009 0,002 0,002 0,006 0,010 0,008 0,007 0,016 0,009 0,009 0,005 0,009 0,001 0,020 0,009 0,876 0,571 0,606 0,398 0,665 0,386 0,455 0,653 0,359 0,927 0,786 0,553 0,390 0,570 0,394 0,467 0,696 0,375 5,200 9,200 21,135 0,068259 5,200 9,200 21,135 17,74942 5,200 9,200 21,135 5,326474 5,200 9,200 21,135 10,64098 5,400 6,600 0,000 6,609722 5,400 6,600 0,000 12,58025 5,400 6,600 0,000 10,69854 5,400 6,600 0,000 4,487001 5,400 6,600 0,000 15,08905 5,400 6,600 0,000 0,576051 5,400 6,600 0,000 8,205821 5,400 6,600 0,000 13,06341 5,400 6,600 0,000 10,32788 6,000 4,100 0,000 7,677492 6,000 4,100 0,000 14,9849 6,000 4,100 0,000 10,41068 6,000 4,100 0,000 0,398655 6,000 4,100 0,000 15,11367 NVB 2014 SHB 2014 STB 2014 VCB 2014 0,022 7,566 0,087 0,663 0,452 0,468 8,228 0,062 0,729 0,616 1,162 8,278 0,095 0,859 0,674 0,799 8,761 0,075 0,732 0,560 -0,001 0,002 0,003 0,003 0,008 0,009 0,014 0,010 0,911 0,499 0,541 0,397 6,000 4,100 0,000 0,253264 6,000 4,100 0,000 7,54525 6,000 4,100 0,000 12,21507 6,000 4,100 0,000 10,6377 PHỤ LỤC 2: Kết quả hồi quy mô hình Fixed Effects cho biến phụ thuộc ROA PHỤ LỤC 3: Kết quả hồi quy mô hình Random Effects cho biến phụ thuộc ROA PHỤ LỤC 4: Kết quả kiểm ñịnh Hausman mô hình Fixed Effects và Random Effects cho biển phụ thuộc ROA PHỤ LỤC 5: Kết quả hồi quy mô hình Fixed Effects cho biến phụ thuộc ROE PHỤ LỤC 6: Kết quả hồi quy mô hình Random Effects cho biến phụ thuộc ROA PHỤ LỤC 7: Kết quả kiểm ñịnh Hausman mô hình Fixed Effects và Random Effects cho biển phụ thuộc ROA PHỤ LỤC 8: Kết quả kiểm ñịnh phương sai thay ñổi cho biến phụ thuộc ROA PHỤ LỤC 9: Kết quả kiểm ñịnh phương sai thay ñổi cho biến phụ thuộc ROE PHỤ LỤC 10: Kết quả kiểm ñịnh hiện tượng tự tương quan bậc 1 cho biến phụ thuộc ROA PHỤ LỤC 11: Kết quả kiểm ñịnh hiện tượng tự tương quan bậc 1 cho biến phụ thuộc ROE [...]... thuyết về các nhân tố tác ñộng ñến tỷ suất sinh lời của các ngân hàng thương mại - Chương 2: Thực trạng sự ảnh hưởng của các nhân tố ñến tỷ suất sinh lời của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên TTCK Việt Nam - Chương 3: Mô hình nghiên cứu các nhân tố tác ñộng ñến tỷ suất sinh lời của các NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam - Chương 4: Những giải pháp và kiến nghị góp phần nâng cao tỷ suất sinh. .. 49,94% tổng tài sản của các NHTM tại Việt Nam 25 năm 2014 Điều này cho thấy hoạt ñộng của các NHTMCP niêm yết có ảnh hưởng lớn ñến hệ thống NHTM tại VN, và nghiên cứu về TSSL của các NHTMCP niêm yết có thể rút ra ñược những ñánh giá sơ bộ về TSSL của các NHTM tại Việt Nam 2.2 Phân tích các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng ñến tỷ suất sinh lời của các NHTMCP ñang niêm yết tại Việt Nam Bảng 2.3: Tốc ñộ tăng trưởng... TSSL của các NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam trong giai ñoạn vừa qua 2 Mục tiêu nghiên cứu Luận văn nghiên cứu cần ñạt ñược các mục tiêu sau - Xác ñịnh các nhân tố bên trong và các nhân tố bên ngoài tác ñộng ñến tỷ suất sinh lời của các NHTMCP ñang niêm yết tại Việt Nam - Kiểm ñịnh mối tương quan và mức ñộ tác ñộng của các nhân tố ñến tỷ suất sinh lời của các NHTMCP ñang niêm yết tại Việt Nam - Dựa... tại Việt Nam - Dựa trên kết quả phân tích ñưa ra các giải pháp và các kiến nghị nhằm nâng cao tỷ suất sinh lời của các NHTMCP ñang niêm yết nói riêng và các NHTMCP tại Việt Nam nói chung 3 Phạm vi và ñối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đề tài sẽ nghiên cứu các nhân tố bên trong và bên ngoài tác ñộng ñến tỷ suất sinh lời của các NHTMCP ñang niêm yết tại Việt Nam - Phạm vi nghiên cứu: Do hạn... của nhà ñầu tư và nhiều ñối tượng khác trong nền kinh tế Xuất phát từ tầm quan trọng phải nâng cao khả năng sinh lời của hệ thống NHTM Việt Nam trong bối cảnh hội nhập khu vực và toàn cầu hóa, tác giả quyết ñịnh lựa chọn ñề tài Phân tích các nhân tố ảnh hưởng ñến tỷ suất sinh lời của các NHTMCP ñang 2 niêm yết tại Việt Nam nhằm tìm ra câu trả lời về mối quan hệ giữa các yếu tố tác ñộng ñến TSSL của. .. chuẩn niêm yết trên TTCK Đặc biệt là việc phải thực hiện công khai minh bạch thông tin trong khi ngân hàng vẫn muốn che dấu những thông tin tiêu cực của mình, né tránh sự kiểm tra, giám sát của cơ quan chức năng 1.5 Các nhân tố ảnh hưởng ñến tỷ suất sinh lời của các NHTM 1.5.1 Các nhân tố bên trong ngân hàng Các nhân tố bên trong chủ yếu bị ảnh hưởng bởi các quyết ñịnh quản trị và mục tiêu chính sách của. .. nghiên cứu của tác giả về thực trạng tại các NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam trong chương 2 và chương 3 23 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TSSL CỦA CÁC NHTMCP ĐANG NIÊM YẾT TRÊN TTCK VIỆT NAM 2.1 Tổng quan về các NHTMCP ñang niêm yết trên TTCK Việt Nam Hoạt ñộng của NHTM nói chung, của NHTMCP nói riêng và TTCK có quan hệ mật thiết, hữu cơ với nhau, dựa vào nhau ñể cùng phát triển Các NHTMCP niêm yết trên TTCK... Danh sách các NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam ñến 31/12/2014 STT Tên ngân hàng Mã chứng Sàn giao Ngày giao khoán dịch dịch ñầu tiên ACB HNX 21/11/2006 HOSE 24/01/2014 HOSE 16/07/2009 HOSE 27/10/2009 HOSE 01/11/2011 1 Ngân hàng TMCP Á Châu 2 Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát Triển BID Việt Nam 3 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam 4 Ngân hàng TMCP Xuất nhập CTG khẩu EIB Việt Nam 5 Ngân hàng TMCP Quân... diện các yếu tố cơ bản và vai trò tác ñộng của chúng ñến TSSL của các NHTMCP niêm yết trên TTCK Việt Nam Qua việc phân tích các nhân tố bên ngoài và các nhân tố nội tại, ñề tài sẽ cung cấp những thông tin hữu ích ñể các nhà quản trị ngân hàng có thể ñưa ra những chính sách, những kế hoạch kinh doanh hợp lý nhằm nâng cao TSSL của các ngân hàng niêm yết trong lúc bức tranh tình hình hoạt ñộng chung của. .. niêm yết trên tổng của các NHTM tại Việt Nam năm 2014 Chỉ tiêu Vốn ñiều lệ năm 2014 Tài sản năm 2014 Tổng của các ngân Tổng của các NHTM hàng niêm yết tại Việt Nam (tỷ ñồng) (tỷ ñồng) 149.594 325.321 2.825.329 5.657.150 Tỷ lệ phần trăm (%) 45,98% 49,94% (Nguồn:NHNN, Báo cáo tài chính của các NH TMCP niêm yết trên TTCK VN) Tuy chỉ có 9 NHTMCP ñang niêm yết trên TTCK Việt Nam nhưng 9 NH này ñã chiếm 45,98% ... TTCK VIỆT NAM 23 2.1 Tổng quan NHTMCP ñang niêm yết TTCK Việt Nam 23 2.2 Phân tích nhân tố bên ảnh hưởng ñến tỷ suất sinh lời NHTMCP ñang niêm yết Việt Nam 25 2.3 Phân tích. .. 01/11/2011 Ngân hàng TMCP Á Châu Ngân hàng TMCP Đầu tư Phát Triển BID Việt Nam Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Ngân hàng TMCP Xuất nhập CTG EIB Việt Nam Ngân hàng TMCP Quân ñội MBB 24 Ngân hàng TMCP. .. ñộng ngân hàng 38 2.4 Đánh giá ảnh hưởng nhân tố ñến tỷ suất sinh lời NHTMCP ñang niêm yết TTCK Việt Nam 39 2.5 Đánh giá thực trạng tỷ suất sinh lời NHTMCP ñang niêm yết TTCK Việt

Ngày đăng: 23/10/2015, 11:32

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan