ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CỦA ĐỊA PHƯƠNG

19 4.6K 1
ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CỦA ĐỊA PHƯƠNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CỦA ĐỊA PHƯƠNG Thực hiện Công văn số 12782UBNDNN ngày 26122014 của Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Quyền về việc báo cáo tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai tại các nông, lâm trường quốc doanh giai đoạn 2004 – 2014. Trên cơ sở các báo cáo của đơn vị, Sở Nông nghiệp và PTNT tổng hợp và báo cáo các nội dung như sau:

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HOÁ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Số: 309 /SNN&PTNT-PTNT Thanh Hoá, ngày 12 tháng 02 năm 2015 V/v báo cáo tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng đất tại các nông, lâm trường quốc doanh giai đoạn 2004 – 2014. Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa Thực hiện Công văn số 12782/UBND-NN ngày 26/12/2014 của Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Quyền về việc báo cáo tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai tại các nông, lâm trường quốc doanh giai đoạn 2004 – 2014. Trên cơ sở các báo cáo của đơn vị, Sở Nông nghiệp và PTNT tổng hợp và báo cáo các nội dung như sau: PHẦN I ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CỦA ĐỊA PHƯƠNG I . KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI 1. Khái quát về diện tích đất, rừng, dân số, dân tộc và tình hình tế - xã hội của địa phương Thanh Hoá là tỉnh nằm Bắc Trung bộ có tổng diện tích tự nhiên 1.112.948 ha. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp là 626.576,10 ha, trong đó: rừng đặc dụng 81.332,00 ha; rừng phòng hộ 190.352,45 ha; rừng sản xuất 354.891,65 ha; đất khác (nông nghiệp, thổ cư...) 477.083,36 ha, tỷ lệ che phủ rừng năm 2014 là 51,5%. Dân số năm 2014 là 3.400.595 người, gồm 7 dân tộc (Kinh, Mường, Thái, Mông, Giao, Thổ và Khơ Mú); trong đó, dân số khu vực nông thôn chiếm 88,9%; tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2014 là 10,4%. Ngành dịch vụ tăng 10,7%, ngành công nghiệp - xây dựng 12,3% và ngành nông, lâm, thủy sản đóng góp 3,8%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản trong GDP chiếm 24%, giảm 0,6%; công nghiệp – xây dựng chiếm 37,5% tăng 0,3%; dịch vụ chiếm 38,5% tăng 0,3% so với cùng kỳ. Tuy tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thanh Hóa đạt khá nhưng chất lượng, hiệu quả nền kinh tế còn thấp. Nguyên nhân chủ yếu là quá trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, cơ cấu các ngành còn nhiều bất cập, chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa chuyển dịch cơ cấu gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng. 2. Tình hình thiếu đất ở và đất sản xuất trên địa bàn tỉnh hiện nay. Theo báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh, số hộ thiếu đất ở, đất sản xuất qua các năm như sau: - Năm 2004 toàn tỉnh Thanh Hóa có 18 huyện đề nghị giải quyết nhu cầu thiếu đất ở và đất sản xuất, trong đó: hộ thiếu đất ở 5002 hộ, diện tích 66,45 ha; đất sản xuất 16.155 hộ, diện tích 2.585,14 ha; hộ là đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất ở 4866 hộ, diện tích 63,9 ha; đất sản xuất 15.399 hộ, diện tích 2.439 ha 1 - Năm 2008 toàn tỉnh Thanh Hóa có 8 huyện đề nghị giải quyết nhu cầu thiếu đất sản xuất cho hộ 14.292 hộ. - Năm 2014 toàn tỉnh Thanh Hóa có 18 huyện đề nghị giải quyết nhu cầu thiếu đất ở và đất sản xuất, trong đó: hộ thiếu đất ở 1802 hộ, diện tích 30,795 ha; đất sản xuất 5672 hộ, diện tích 1.844,48 ha; hộ là đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất ở 1.738hộ, diện tích 29,51ha; đất sản xuất 5.102 hộ, diện tích 1.734,6ha Các hộ thiếu đất ở, đất sản xuất chủ yếu là hộ đồng bào dân tộc thiếu số thuộc 11 huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa. Từ năm 2004 – 2014 các nông, lâm trường rà soát quỹ đất và đã bàn giao về cho địa phương quản lý 7.625,15 ha đất sản xuất nông lâm nghiệp và đất ở; trên cơ sở đó các địa phương cũng đã chủ động xây dựng phương án sử dụng đất ưu tiên giao đất cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất ở và đất sản xuất, đến nay cơ bản cũng đã giải quyết được khoảng 3200 hộ, chiếm 56% số hộ thiếu đất ở và 10.483 hộ, chiếm 65% số hộ thiếu đất sản xuất. II. SỐ LƯỢNG NÔNG, LÂM TRƯỜNG QUỐC DOANH Thanh Hoá là tỉnh có số lượng nông, lâm trường lớn, lúc cao nhất có tới 12 nông trường, 15 lâm trường, các nông, lâm trường chủ yếu được hình thành từ năm 1956 – 1960; theo chủ trương của Đảng, Nhà nước chuyển một bộ phận quân đội sau kháng chiến chống Pháp sang làm kinh tế và năm 1979 xây dựng mới một số lâm trường để tăng cường bảo vệ biên giới; qua các giai đoạn khác nhau do nhiều cấp quản lý, từ năm 1995 chuyển về địa phương và năm 2003 các nông, lâm trường hoạt động theo luật doanh nghiệp. Thực hiện Nghị quyết số 28NQ/TW ngày 16/3/2003 của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển nông, lâm trường quốc doanh trong thời kỳ này có một số nông, lâm trường tỉnh Thanh Hóa đã sáp nhập, chuyển đổi. 1. Nông trường quốc doanh Trước năm 2004, Thanh Hóa còn 12 nông trường gồm: Bãi Trành, Thạch Quảng, Vân Du, Thạch Thành, Phúc Do, Lê Đình Chinh, Sao Vàng, Yên Mỹ, Thống Nhất, Lam Sơn, Sông Âm và Hà Trung, trong đó: Nông trường quốc doanh do địa phương quản lý là 09 nông trường; Nông trường quốc doanh do Trung ương quản lý là 03; giai đoạn từ năm 2003-2006 đã sáp nhập 6 Nông trường, gồm: nông trường Lê Đình Chinh vào Công ty đường Nông Cống (nay là Công ty CP mía đường Nông Cống); nông trường Phúc Do, Bãi Trành, Thạch Thành, Thạch Quảng và Vân Du vào Công ty Cao su Thanh Hoá (để gia nhập Tổng Công ty Cao su, nay là Tập đoàn Công nghiêp Cao su Việt Nam. Như vậy, đến thời điểm này còn lại 6 nông trường là: Yên Mỹ, Lam Sơn, Thống Nhất, Sông Âm, Hà Trung và Sao Vàng, các nông trường quốc doanh chủ yếu đóng trên địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn các huyện trung du, miền núi tỉnh Thanh Hóa. Tổng số lao động của các nông trường thời kỳ năm 2004 là 8.392 người, trong đó cán bộ quản lý là 236 người; lao động trực tiếp là 2.589 người; lao động nhận khoán là 5.567 người. Cán bộ công nhân viên và người lao động trực tiếp của các nông trường thời kỳ này đều được tập thể lãnh đạo nông trường giao khoán đất để sản xuất và bố 2 trí đất ở để thực hiện nhiệm vụ sản xuất nông nghiệp theo quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất và hoạt động sản xuất kinh doanh của nông trường, ngoài ra nông trường còn giao khoán đất cho các hộ là nhân dân trong vùng. Tổng diện tích đất ở mà các nông trường giao cho các hộ gia đình là cán bộ công nhân viên của nông trường năm 2004 là 599,44 ha; các hộ nhân dân chỉ tham gia nhận khoán đất với nông trường và không được bố trí đất ở. 2. Lâm trường quốc doanh Trước năm 2004, Thanh Hoá có 15 lâm trường, từ 2003-2005 đã sáp nhập 3 Lâm trường là: Bá Thước, Luồng Lang Chánh và Cẩm Thuỷ vào Công ty nguyên liệu giấy Thanh Hoá (thuộc Tổng Công ty giấy Việt Nam); thời điểm 2004 Thanh Hóa còn 13 đơn vị trong đó: 12 lâm trường (Thanh Kỳ, Như Xuân, Sim, Sông Chàng, Sông Đằn, Lang Chánh, Sông Lò, Na Mèo, Thạch Thành, Hà Trung, Mường Lát và Tĩnh Gia) và 01 BQL khu vực lâm nghiệp và rừng phòng hộ đầu nguồn Sông Chu. Các lâm trường chủ yếu đóng trên địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, toàn bộ 13 lâm trường đều thuộc tỉnh Thanh Hóa quản lý. Các lâm trường của tỉnh Thanh Hóa được giao đất chủ yếu thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, khoanh nuôi, bảo vệ và phát triển rừng. Cán bộ công nhân viên và người lao động trực tiếp của các lâm trường đều được giao khoán đất theo Nghị định 01/NĐ-CP để sản xuất và thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ rừng theo quy hoạch lâm trường, ngoài ra lâm trường còn giao khoán đất cho các hộ là nhân dân trong vùng. Tổng số lao động của các lâm trường thời kỳ năm 2004 là 5.480 người, trong đó cán bộ quản lý là 179 người; lao động trực tiếp là 487 người; lao động nhận khoán là 4.814 người. Diện tích đất ở mà các lâm trường giao cho các hộ là cán bộ công nhân viên của lâm trường năm 2004 là 232,31 ha; các hộ nhân dân chỉ tham gia nhận khoán đất với lâm trường, lâm trường không bố trí đất ở. III. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI TRONG CÁC NÔNG, LÂM TRƯỜNG QUỐC DOANH ĐẾN NĂM 2004 1. Nông trường quốc doanh a. Tình hình đất đai của các nông trường năm 2004 (Chi tiết biểu 02) Năm 2004 tổng diện tích đất đai của 6 nông trường thuộc tỉnh Thanh Hóa quản lý là: 12.385,43 ha, trong đó: + Đất sản xuất nông nghiệp: 7.382,23 ha; + Đất lâm nghiệp: 1.311,60 ha; + Đất chuyên dùng: 1.573,45 ha; + Đất ở: 599,44ha; + Đất nông nghiệp khác: 863,42 ha; + Đất chưa sử dụng: 655,29 ha; b. Tình hình quản lý, sử dụng đất đai đến năm 2004 (Chi tiết biểu 03) Các nông trường sau khi được UBND tỉnh giao đất đã chủ động xây dựng phương án sản xuất kinh doanh và thực hiện giao khoán đất cho cán bộ công 3 nhân viên, nhân dân trong vùng theo Nghị định 01/NĐ-CP của Chính phủ, tổng diện tích giao khoán là 8.769,44 ha; diện tích tự sản xuất là 2.731,82 ha, diện tích này chủ yếu là đất sông suối, ao hồ, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng, đất xấu không giao khoán được các nông trường để lại quản lý. Các nông trường trước đây đã được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với tổng diện tích đất 12.385,43 ha; tính đến thời điểm 2004 có nông trường Sao Vàng còn 87,70 ha đất bị tranh chấp, lấn chiếm; nông trường Hà Trung cho UBND phường Bắc Sơn mượn 90,69 ha đất để sử dụng. 2. Lâm trường quốc doanh a. Tình đất đai của các lâm trường năm 2004 (Chi tiết biểu 04) Năm 2004 tổng diện tích đất đai của 13 lâm trường thuộc tỉnh Thanh Hóa quả lý là: 82.145,68 ha, trong đó: - Đất lâm nghiệp: 78.661,45 ha; + Đất rừng sản xuất: 16.697,75 ha; + Đất rừng phòng hộ: 62.280,05 ha; + Đất rừng đặc dụng: 518,50 ha; + Đất chuyên dùng: 1.573,45 ha; - Đất SXNN, đất phi NN, đất chưa sử dụng: 3.483,96 ha. b. Tình hình quản lý sử dụng đất đai của lâm trường đến năm 2004 (Chi tiết biểu 05) Các lâm trường sau khi được UBND tỉnh giao đất đã chủ động xây dựng phương án bảo vệ và phát triển rừng, thực hiện giao khoán đất cho cán bộ công nhân viên, nhân dân trong vùng theo Nghị định 01/NĐ-CP của Chính phủ, tổng diện tích giao khoán là 56.748,91 ha, trong đó khoán hàng năm 10.225,41 ha; khoán nghị định 01/NĐ-CP 42.738,96 ha; khoán công đoạn 2.169,10 ha và khoán khác 1.585,44 ha; diện tích tự sản xuất là 24.987,80 ha, diện tích này chủ yếu là đất sông suối, ao hồ, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng, đất xấu không giao khoán được các nông trường để lại quản lý. Các lâm trường trước đây đã được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với tổng diện tích đất 82.145,68 ha; đến thời điểm 2004 có lâm trường Mường Lát còn 156,67 ha đất bị tranh chấp, lấn chiếm; lâm trường Tĩnh Gia cho mượn 225,30 ha đất để sử dụng. IV. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT VỀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI CỦA CÁC NÔNG, LÂM TRƯỜNG QUỐC DOANH ĐẾN NĂM 2004 1. Đối với nông trường quốc doanh Nhìn chung tình hình quản lý sử dụng đất đai của các nông trường khi được giao đất vẫn chưa phát huy được tiềm năng và hiệu quả sử dụng đất; đất đai tuy đã giao khoán theo Nghị định 01/NĐ-CP cho các hộ, nhưng các nông trường vẫn chưa chủ động được việc bố trí sản xuất kinh doanh mà chỉ thực hiện thu phần trăm theo sản lượng hoặc theo diện tích khoán để duy trì hoạt động của bộ máy nông trường, do vậy hiệu quả sản xuất kinh doanh của nông trường chưa cao. Tổng doanh thu của các nông trường năm 2004 là 78.550,87 triệu đồng, 4 doanh thu bình quân 13.091,8 triệu đồng, lợi nhuận bình quân 89,85 triệu đồng/năm; đơn vị có doanh thu thấp nhất là nông trường Yên Mỹ 2.949 triệu đồng; lợi nhuận 12,46 triệu đồng/năm; cao nhất là nông trường Thống Nhất doanh thu 19.777 triệu đồng, lợi nhuận175 triệu đồng/năm; thu nhập bình quân của người lao động đạt 0,8 – 1,5 triệu đồng/người/tháng. Công tác quản lý đất đai của nông trường tuy đã thực hiện theo đúng quy định của pháp luật đất đai nhưng tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất đai, cho thuê, cho mượn vẫn còn xảy ra như nông trường Sao Vàng, Hà Trung. - Những tồn tại, yếu kém và nguyên nhân. + Các nông trường đang được quản lý sử dụng tài nguyên đất đai lớn, nhiều tiềm năng lợi thế nhưng do năng lực tài chính hạn hẹp, cơ chế chính sách còn bất cập nên khả năng đầu tư tái cơ cấu gặp khó khăn, chưa gắn sản xuất với chế biến, chủ yếu bán sản phẩm cho chế biến, hiệu quả không cao; + Đội ngũ lãnh đạo chưa năng động sáng tạo trong việc chủ động sản xuất kinh doanh của đơn vị theo cơ chế thị trường, chỉ trông chờ các khoản thu từ việc giao khoán để ổn định duy trì bộ máy; + Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất kinh doanh còn chậm, sản phẩm chưa đa dạng, chất lượng thấp, chưa thực hiện được vai trò của doanh nghiệp Nhà nước đối với nông dân trên địa bàn; + Các nông trường chưa thực hiện quy hoạch sử dụng đất, cắm mốc ranh giới, đo đạc địa chính toàn bộ khu đất được giao; + Công tác phối, kết hợp giữa đơn vị với cấp ủy, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng trên địa bàn trong việc giải quyết tranh chấp đất đai, chồng lấn, ngăn chặn và xử lý vi phạm quy định của pháp luật chưa tốt và chưa thường xuyên; 2. Đối với lâm trường quốc doanh Căn cứ vào diện tích rừng và đất lâm nghiệp được giao, các lâm trường chủ động việc xây dựng phương án sử dụng đất, phương án sử dụng rừng, xây dựng phương án điều chế rừng cho từng giai đoạn cụ thể trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, đưa vào thực hiện. + Hiệu quả kinh doanh đối với rừng phòng hộ: Diện tích đất có rừng tăng thông qua hoạt động trồng rừng hàng năm tại đơn vị, rừng được bảo vệ nghiêm ngặt, phát triển ổn định, chất lượng rừng không ngừng tăng về sinh khối và độ che phủ, đáp ứng được vai trò to lớn cho phòng hộ, chống xói mòn và bảo vệ môi trường sinh thái. Bên cạnh nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng, việc khai thác tận thu, tận dụng lâm sản và khai thác lâm sản phụ trong rừng phòng hộ; hoạt động bảo vệ, phát triển rừng đã giải quyết việc làm cho công nhân và lao động tại địa phương, tăng thu nhập cho nhân dân vùng rừng, góp phần xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống, từ đó góp phần làm giảm áp lực xâm hại rừng. + Hiệu quả kinh tế đối với rừng sản xuất: Rừng sản xuất được quy hoạch vào nhiệm vụ chính là sản xuất kinh doanh gỗ và các loại lâm sản khác, việc khai thác và kinh doanh rừng luôn phát triển bền vững, tuân thủ theo quy định của Nhà nước, đối với rừng giàu và rừng trung bình hàng năm các Ban quản lý khai 5 thác chọn cung cấp ra thị trường hàng 1000 m 3 gỗ; ngoài ra còn khai thác luồng, nứa, vầu; đối với rừng nghèo kiệt xây dựng phương án cải tạo nâng cao chất lượng rừng bằng trồng thay thế những cây gỗ có giá trị kinh tế cao; đối với đất trống đã khuyết khích các hộ gia đình, công nhân trồng và chăm sóc rừng, do đó diện tích, chất lượng rừng được nâng lên rõ rệt mang lại hiệu quả kinh tế và môi trường, ổn định tăng thu nhập, ổn định việc làm cho công nhân trong đơn vị, tạo công việc làm ổn định theo mùa vụ cho hàng trăm lao động địa phương góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định an ninh chính trị tại địa bàn. - Những tồn tại, yếu kém. + Công tác giao đất lâm nghiệp trước đây còn có những hạn chế thiếu sót (dùng và kế thừa nhiều hệ thống bản đồ khác nhau, việc đo vẽ chủ yếu sử dụng các thiết bị thủ công) nên vị trí, diện tích và ranh giới các khu đất, khu rừng giao thiếu chính xác, chồng chéo. Vì vậy, còn hiện tượng xâm lấn rừng ở phạm vi nhỏ để sản xuất nông lâm nghiệp. + Trong quá trình quản lý và sử dụng đất, sử dụng rừng do địa hình phức tạp, thuộc vùng sâu, vùng xa, giao thông không thuận tiện nên việc tổ chức sản xuất kinh doanh rừng một số điểm chưa mang lại hiệu quả. Các loại sản phẩm từ rừng như: gỗ, luồng, giang, nứa, vầu chỉ mới dừng lại ở dạng tiêu thụ sản phẩm thô dẫn đến hiệu quả kinh tế từ sản phẩm rừng không cao. + Việc giao đất, giao rừng trước đây là giao theo địa hình và sông suối nên không phù hợp với điều kiện hiện tại vì chưa chi tiết đến từng thửa đất, lô rừng, nên việc lập quy hoạch sử dụng đất, sử dụng rừng hay bị chồng chéo diện tích. Sự quan tâm đầu tư của Nhà nước cho hoạt động lâm nghiệp vẫn còn hạn chế. Một số chủ trương, chính sách đưa ra chưa thực hiện được như: cấp đồng phục, công cụ hỗ trợ cho lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách... + Công tác quản lý, lãnh đạo của các cấp chính quyền; chính quyền thôn bản tại địa phương và cán bộ chuyên môn chưa ý thức đầy đủ và thực hiện nghiêm túc trách nhiệm của mình theo quy định của pháp luật. Một số nơi còn thiếu tinh thần trách nhiệm, xử lý vi phạm thiếu cương quyết, buông lỏng quản lý, thậm chí làm ngơ cho hành vi vi phạm của công dân thuộc xã quản lý. + Kinh phí đầu tư cho việc bảo vệ và phát triển rừng hạn chế, chưa tìm ra biện pháp nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng rừng, đất rừng được giao quản lý, để nâng cao đời sống cho cán bộ CNVC-NLĐ, định xuất biên chế của Nhà nước quá cao 1000ha/1 bảo vệ rừng chuyên trách nên đơn vị được biên chế lực lượng mỏng gặp khó khăn trong nhiệm vụ bảo vệ rừng. PHẦN THỨ II TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI TẠI CÁC NÔNG, LÂM TRƯỜNG QUỐC DOANH TỪ 2004 – 2014 I. CÔNG TÁC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN 1. Công tác tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật về quản lý đất đai trong các nông, lâm trường quốc doanh UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị quán triệt, tổ chức triển khai thực hiện kịp thời Luật Đất đai năm 2003, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 6 2003 cho tất cả các Sở, Ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn toàn tỉnh; giao Sở Tài nguyên & Môi trường chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT, Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh, Uỷ ban MTTQ tỉnh thường xuyên tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về đất đai cho người sử dụng đất; giao các cơ quan báo, đài phát thanh truyền hình xây dựng các chuyên mục để thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, nhà nước về đất đai để các tổ chức, nhân dân biết, tự giác chấp hành và giám sát việc thực hiện của các cơ quan nhà nước. Nhằm tạo điều kiện cho các đội ngũ cán bộ, công chức kịp thời cập nhật các văn bản pháp luật mới về đất đai, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các ngành có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức nhiều đợt tập huấn, hướng dẫn các văn bản pháp luật đất đai, các Luật và các văn bản pháp luật khác có liên quan đến công tác quản lý, sử dụng đất đai cho cán bộ, công chức cấp huyện, cấp xã; Sở Nông nghiệp & PTNT cũng tổ chức hội nghị mời giám đốc, cán bộ địa chính các nông, lâm trường, các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia triển khai Luật đất đai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, các Nghị định, Thông tư liên quan đến việc quản lý sử dụng đất đai của các tổ chức sử dụng đất trên địa bàn tỉnh như: Nghị định 170/2004/NĐ-CP ngày 22/9/2004; Nghị định 200/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 của Chính phủ, Quyết định 138/2006/QĐ-TTG ngày 16/6/2006 của Thủ tướng chính phủ về việc tiến hành sắp xắp đổi mới nông lâm trường quốc doanh. Nghị định 135/2005/NĐ-CP ngày 08/11/2005 của Chính phủ về việc giao khoán đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản trong các doanh nghiệp nhà nước; Thông tư 102/2006/TT-BNN ngày 13/11/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn một số điều của Nghị định số 135/2005/NĐ-CP ngày 08/11/2005 của Chính phủ về việc giao khoán đất nông nghiệp, đất rừng sản xuất và đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản trong các nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh Thông tư 04/2005/TT-BTNMT ngày 18/7/2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn các biện pháp quản lý, sử dụng đất đai khi sắp xếp, đổi mới và phát triển các nông, lâm trường quốc doanh ..v.v 2. Công tác tổ chức, chỉ đạo triển khai thực hiện của địa phương về quản lý, sử dụng đất đai trong các nông, lâm trường quốc doanh Để tạo cơ sở pháp lý cho công tác quản lý, sử dụng đất ở các địa phương đảm bảo tính thống nhất, phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh, UBND tỉnh đã ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện theo thẩm quyền. Sở Nông nghiệp & PTNT tham mưu cho UBND tỉnh đã ban hành Quyết định 1903/QĐ-UBND ngày 10/7/2006 về việc tiến hành sắp xắp đổi mới nông, lâm trường quốc doanh, trên cơ sở rà soát lại đất đai theo tinh thần Nghị định 170/NĐ-CP ngày 22/9/2004, Nghị định 200/NĐ-CP ngày 3/12/2004 của Chính phủ và Thông tư 04/TTBTNMT ngày 18/7/2005 của Bộ Tài nguyên & Môi trường; Hướng dẫn các đơn vị thực hiện quản lý sử dụng đất đai theo quy định và đúng pháp luật. 3. Kết quả thẩm định, phê duyệt phương án sắp xếp, đổi mới và phát triển nông, lâm trường quốc doanh 7 Thực hiện Nghị định 170/2004/ND-CP ngày 22/9/2004 và Nghị định 200/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển nông, lâm trường quốc doanh, UBND tỉnh Thanh Hoá đã chỉ đạo các nông, lâm trường xây dựng đề án trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Ngày 16/6/2006 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 138/2006/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án “Sắp xếp, đổi mới nông, lâm trường quốc doanh thuộc UBND tỉnh Thanh Hoá” trên cơ sở: - Duy trì, củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của 8 nông trường (Vân Du, Hà Trung, Thống Nhất, Lam Sơn, Sông Âm, Yên Mỹ, Thạch Thành và Thạch Quảng); - Chuyển nguyên trạng Nông trường Sao Vàng thành lập Công ty TNHH 2 thành viên Lam Sơn – Sao Vàng; - Chuyển 12 Lâm trường (Thanh Kỳ, Sông Chàng, Như Xuân, Sim, Sông Đằn, Lang Chánh, Sông Lò, Na Mèo, Thạch Thành, Hà Trung, Mường Lát và Tĩnh Gia) thành các Ban quản lý rừng phòng hộ và thành lập 01 Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Chu trên cơ sở Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Sông Chu, trước đây thực hiện dự án phát triển lâm nghiệp bằng vốn ADB; Đến nay Thanh Hoá còn 12 Ban quản lý rừng (Thanh Kỳ, Sông Chàng, Như Xuân, Sim, Sông Đằn, Lang Chánh, Sông Lò, Na Mèo, Thạch Thành, Mường Lát và Tĩnh Gia, Sông Chu) và 1 Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ KHKT giống lâm nghiệp (chuyển từ ban quản lý RPH đặc dụng Hà Trung sang); 03 Công ty TNHH 1 thành viên (Yên Mỹ, Lam Sơn, Sông Âm) và 03 Công ty TNHH 2 thành viên (Hà Trung; Thống Nhất và Lam Sơn – Sao Vàng). a. Phương án đối với nông trường quốc doanh (Chi tiết biểu 06) - Năm 2006 theo đề nghị của Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam được sự đồng ý của Văn phòng Chính phủ, Thanh Hoá đã bàn giao nguyên trạng nông trường Thạch Quảng, Thạch Thành và Vân Du về Công ty cao su Thanh Hoá thuộc Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam. - Cho phép sử dụng nguyên trạng lao động, đất đai, cơ sở vật chất kỹ thuật, vật tư, tiền vốn của nông trường Sao Vàng để cùng Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn thành lập Công ty TNHH 2 thành viên Lam Sơn- Sao Vàng; Do vậy, sau khi thực hiện sắp xếp đổi mới nông trường quốc doanh, Thanh Hóa còn 6 nông trường: Lam Sơn, Thống Nhất, Sông Âm, Yên Mỹ, Hà Trung và Sao Vàng. + Diện tích đất đang quản lý là: 10.691,94 ha; + Diện tích đất giữ lại để phát triển sản xuất kinh doanh: 9.850,14 ha; + Diện tích đất chuyển giao về địa phương quản lý: 2.541,72 ha b. Phương án đối với lâm trường quốc doanh (Chi tiết biểu 07) Năm 2006 Thanh Hóa có 13 lâm trường chuyển thành 13 Ban QLRPH. + Tổng diện tích đang quản lý là: 81.763,05 ha; + Diện tích đất được quy hoạch để phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng: 79.784,33 ha; 8 + Diện tích đất chuyển giao về địa phương quản lý: 2.449,3 ha; II. TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI NÔNG, LÂM TRƯỜNG (CÔNG TY NÔNG, BAN QUẢN LÝ RỪNG) TỪ 2004 – 2014 1. Đối với công ty nông nghiệp a. Tình hình diễn biến đất đai từ 2004 -2014 (Chi tiết biểu 08) Công tác quản lý và sử dụng đất đai của nông trường (nay là Công ty TNHH) từ khi sắp sếp, chuyển đổi hình thức đã phát huy được kết quả tốt. Diện tích năm 2008 là 10.199,28 ha, năm 2014 là 9.167,09 ha giảm 1.032,19 ha so với khi phê duyệt đề án, diện tích giảm này các công ty giao về cho địa phương. Các Công ty đã chủ động lập quy hoạch sử dụng đất, nhằm quản lý sử dụng đất có hiệu quả. Ranh giới với các xã đã được xác định rõ ràng, không có tranh chấp lấn chiếm đất đai. Việc phân bổ sử dụng đất phù hợp với từng loại cây trồng, từng đối tượng sử dụng. Đất sản xuất nông nghiệp, trước hết giao cho công nhân và giành một phần đất ưu tiên cho con em hưu trí và nhân dân trong vùng. Trong quá trình giao khoán theo Nghị định 135/NĐ-CP của Chính phủ, các Công ty có điều kiện dồn điền đổi thửa tạo thành những cánh đồng mẫu lớn để đưa cơ giới hóa vào sản xuất. Đồng thời đầu tư cho người lao động toàn bộ chi phí làm đất, vật tư phân bón, tiền mặt và bao tiêu sản phẩm. Hàng năm một số công ty đã giành một phần quỹ hỗ trợ những diện tích bị thiên tai, dịch bệnh, diện tích mía trồng và thu hoạch không đúng thời vụ, tổ và chức thăm quan học hỏi kinh nghiệm như (Công ty TNHH Sông Âm, Thống Nhất). Phương án giao khoán đất, phương án thanh quyết toán, giá cả vật tư phân bón và kế hoạch sản xuất kinh doanh đều thông qua hội nghị người lao động từ tổ đội và toàn Công ty, do vậy từ khi chuyển đổi Nông trường đến nay, người lao động yên tâm sản xuất, cùng với Công ty đầu tư thâm canh tăng năng suất cây trồng. Vì vậy, năng suất một số loại cây trồng tăng cao như: cây cao su năng suất luôn ổn định 1 tấn mủ khô/ha trở lên. Năng suất mía trước đây chỉ đạt bình quân 30 – 45 tấn/ha nay đã tăng lên 65 – 75 tấn/ha, nhiều hộ gia đình đạt năng suất 100 – 120 tấn/ha. Điển hình là Công ty Sông Âm, Công ty TNHH Thống Nhất vụ mía 2011 – 2012 năng suất mía bình quân toàn Công ty 73 tấn/ha, giá trị bình quân 78 triệu đồng/ha, lợi nhuận bình quân 1 ha mía sau khi đã trừ chi phí đầu tư và chi phí nhân công là 35 triệu đồng/ha, đời sống người lao động nâng lên rõ rệt. Công ty ổn định và phát triển. b. Tình hình quản lý, sử dụng đất trong công ty nông nghiệp (Chi tiết biểu 09 và biểu 10) Thực hiện Nghị định 170/2004/NĐ-CP ngày 22/9/2004; Thông tư 04/0005/TT-BTNMT và chỉ đạo của UBND tỉnh đến nay 6 nông trường lập xong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 được UBND tỉnh phê duyệt, riêng có Nông trường Thống Nhất đã thực hiện xong việc đo đạc cắm mốc đất đai ngoài thực địa và lập hồ sơ xin thuê đất, còn lại 5 nông trường do nguồn kinh phí đo đạc và cắm mốc sử dụng đất đai lớn, cho nên các đơn vị chưa thực hiện việc đo đạc cắm mốc và trình UBND tỉnh cấp lại giấy CNQSDĐ. 9 Do quản lý tốt diện tích đất được UBND tỉnh giao các đơn vị đã quy hoạch lại vùng sản xuất do vậy việc tranh chấp, lấn chiếm đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai ở các công ty đến thời điểm hiện nay là không có. UBND tỉnh đã chỉ đạo các Sở, ban ngành và các công ty thực hiện nhiều lần rà soát đất đai (trước năm 2006, năm 2008 và năm 2014) tính đến thời điểm năm 2014 các công ty đang quản lý sử dụng 9.167,09 ha trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 7.064 ha; đất lâm nghiệp 860 ha; đất phi nông nghiệp và đất khác 1.243,09 ha; đã bàn giao về cho địa phương quản lý là 3.065,95 ha. Diện tích đất các công ty bàn giao lại cho địa phương quản lý, các địa phương đã chủ động rà soát lại các đối tượng thiếu đất, ưu tiên là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số chưa có đất ở và đất sản xuất hoặc thiếu đất. Thực hiện quy hoạch diện tích sản xuất kinh doanh theo định hướng của riêng của các Công ty đã mang lại hiệu quả rõ rệt, các công ty đã quy hoạch và đưa cơ giới hóa vào sản xuất, hộ nhận khoán đã áp dụng tiến bộ KHKT và đưa quy trình kỹ thuật chăm sóc các loại cây trồng vào sản xuất. Tổng doanh thu của các công ty năm 2004 là 78.550,87 triệu đồng, đến năm 2014 là 282.552 triệu đồng; công ty Yên Mỹ có doanh thu thấp nhất: 2,1 triệu đồng; công ty Thống Nhất có doanh thu cao nhất 73.72 triệu đồng; năm 2004 tổng lợi nhuận bình quân của các công ty 89,85 triệu đồng/năm, năm 2014 lợi nhuận bình quân đạt 3.239,67 triệu đồng/năm; lợi nhuận thấp nhất là công ty Yên Mỹ 241,01 triệu đồng/năm; cao nhất là công ty Thống Nhất với lợi nhuận là 15.787 triệu đồng/năm; giá trị thu nhập của hộ tăng theo hàng năm, năm 2004 chỉ đạt 15- 20 triệu/ha đến nay đạt trung bình 30- 40 triệu/ha; công ty có thu nhập/ha cao nhất là công ty Thống Nhất là 61 triệu đồng/ha; lương bình quân của công nhân 2,5 – 3 triệu đồng/ người/tháng. Nộp ngân sách nhà nước bình quân năm 2014 là 1.449,6 triệu đồng. Từ hiệu quả sản xuất kinh doanh đã góp phần nâng cao mức sống, thu nhập cho cán bộ công nhân, người lao động trong các Công ty, thu hút thêm lao động của một số xã lân cận vào ngành sản xuất công nghiệp và dịch vụ, tạo sự ổn định tình hình chính trị - xã hội, tạo đà phát triển cho toàn khu vực. 2. Đối với ban quản lý rừng phòng hộ a. Tình hình diễn biến đất đai từ 2004 -2014 (Chi tiết biểu 11) Thực Nghị định 200/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển nông, lâm trường Quốc doanh, năm 2006 các lâm trường đã xây dựng đề án trình Chính phủ phê duyệt sắp xếp, đổi mới, 13 lâm trường của tỉnh Thanh Hóa chuyển thành 13 Ban quản lý RPH. Tổng diện tích đất các lâm trường trình duyệt theo đề án 81.763,05 ha; diện tích rà soát năm 2008 là 80.869,73 ha và năm 2014 diện tích các đơn vị đang quản lý là 78.362,22ha, trong đó: + Rừng phòng hộ: 52.042,72 ha + Rừng sản xuất: 24.788,69 ha + Rừng đặc dụng: 518,50 ha + Đất sản xuất nông nghiệp: 646,65 ha 10 + Đất phi nông nghiệp và đất khác: 365,61 ha b. Tình hình quản lý, sử dụng đất, rừng (Chi tiết biểu 12, biểu 13) Thanh Hoá đã hoàn thành việc quy hoạch 3 loại rừng năm 2007, năm 2011 UBND tỉnh ban hành Quyết định 4364/QĐ-UBND ngày 28/12/2011 về phê duyệt quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2011 – 2020, nên đã có tác động tốt đến việc quản lý và sử dụng rừng, các Ban QLRPH đã thực hiện xây dựng phương án giao khoán chuyển từ giao khoán 01/CP sang phương án giao khoán theo Nghị định 135/NĐ-CP ngày 8/11/2005 của Chính phủ, từ đó các đơn vị đã rà soát lại danh sách nhận khoán, diện tích, loại rừng, thời gian giao khoán, hoàn chỉnh sơ đồ, hồ sơ giao khoán để quản lý chặt chẽ hơn. Các lâm trường quốc doanh sau khi chuyển thành Ban Ban quản lý rừng phòng hộ tiếp tục được UBND tỉnh Thanh Hóa giao đất để sản xuất nông lâm nghiệp, bảo vệ và phát triển rừng, sau khi rà soát lại đất đai đến nay 100% các Ban quản lý RPH đã được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Từ đó, các đơn vị đã thực hiện tốt việc quản lý đất đai, tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất đai cũng như việc phá rừng, cháy rừng và diện tích rừng bị xâm hại trong những năm qua cơ bản không xảy ra trên địa bàn. Qua các lần rà soát đất đai (trước năm 2006, năm 2008 và năm 2014) đến nay, các Ban quản lý RPH đang quản lý sử dụng 78.361,97 ha; diện tích giao khoán 57.479,97ha, trong đó: khoán theo Nghị định 01/NĐ-CP 26.305,04 ha, khoán Nghị định 135/NĐ-CP 12.415,41 ha; khoán hàng năm 18.759,52 ha; diện tích tự sản xuất là 20.725,89 ha, diện tích này chủ yếu là rừng phòng hộ, các Ban quản lý RPH không giao khoán mà giữ lại để khoanh nuôi, chăm sóc và bảo vệ; diện tích này có cả diện tích các ban quản lý RPH giao khoán đất theo Nghị định 01/NĐ-CP nhưng các hộ không nhận giao khoán nên giữ lại; còn lại một phần diện tích các Ban QLRPH giao khoán theo hàng năm, công đoạn theo hình thức chăm sóc, bảo vệ hết chu kỳ 5 năm không còn tiền đầu tư các hộ nhận khoán trả lại cho đơn vị tự quản lý. Từ năm 2004 đến năm 2014 các Ban QLRPH đã bàn giao về cho địa phương quản lý 4.599,20 ha. Diện tích đất các Ban quản lý RPH bàn giao lại cho địa phương quản lý, các địa phương đã chủ động rà soát lại các đối tượng thiếu đất, ưu tiên là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số chưa có đất ở và đất sản xuất hoặc thiếu đất. Số lượng lao động sau khi chuyển thành Ban quản lý RPH giảm 1.929 người, năm 2004 là 5.480 người; năm 2014 còn 3.551 người, giảm 54% so với năm 2004. Lao động trong danh sách năm 2004 là 666 người, năm 2014 là 382 người, giảm 284 người, chiếm 42,6% so với năm 2004; Bộ máy của các Ban quản lý RPH sau khi chuyển đổi được tinh giảm gọn nhẹ, chất lượng lao động trong các Ban QLRPH cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ. Các Ban quản lý RPH chỉ thực hiện công tác khoanh nuôi, chăm sóc và bảo vệ rừng, thực hiện các chương trình dự án của nhà nước đầu tư trong lĩnh vực lâm nghiệp, năm 2004 vốn đầu tư tà ngân sách là 11.211,7 triệu đồng; năm 2014 là 144.450 triệu đồng có một số Ban quản lý RPH thực hiện công tác khai thác tận thu lâm sản như: Lang Chánh, Sông Lò, Thạch Thành, Thanh Kỳ. 11 Tổng doanh thu của các Ban QLRPH năm 2004 là 3.656,5 triệu đồng, đến năm 2014 là 15.047,5 triệu đồng; Ban QLRPH Thạch Thành doanh thu cao nhất 9.050,8 triệu đồng, thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên 3,5 triệu – 4 triệu đồng/người/tháng. 3. Tổng hợp tình hình diễn biến đất đai của các công ty nông nghiệp, Ban QLRPH trên địa bàn toàn tỉnh từ năm 2004 – 2014 (Chi tiết biểu 14) Năm 2004 tổng diện tích đất của các nông, lâm trường quản lý là 94.531,11 ha, trong đó; - Đất sản xuất nông nghiệp: 9.384,99ha; - Đất lâm nghiệp: 80.808,02 ha; + Đất rừng phòng hộ: 62.342,91ha; + Đất rừng sản xuất: 17.946,61; - Đất phi nông nghiệp: 3.655,81 ha; - Đất chưa sử dụng: 682,29 ha. Sau khi thực hiện nhiều lần rà soát đất đai, đến nay các nông, lâm trường đã bàn giao đất về cho địa phương quản lý 7.625,15 ha, tổng diện tích đất đai năm 2014 của các nông, lâm trường hiện tại đang quản lý đất đai là: 87.529,06ha, trong đó; - Đất sản xuất nông nghiệp: 7.710,65 ha; - Đất lâm nghiệp: 78.209,91ha; + Đất rừng phòng hộ: 52.071 ha; + Đất rừng sản xuất: 25.620,41 ha; - Đất phi nông nghiệp: 1.402,64 ha; - Đất chưa sử dụng: 205,86 ha. Diện tích giảm 7.002,05 ha so với năm 2004, một số nông, lâm trường sau khi rà soát lại đất đai năm 2008 tăng lên so với diện tích được giao 623,10 ha như: Công ty TNHH Sông Âm, tăng 47,24ha; Ban quản lý RPH Sông Chàng 269,2 ha; Ban QLRPH Sông Đằn 306,66 ha; Diện tích đất sản xuất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp giảm do bàn giao về địa phương; đất rừng phòng hộ giảm 10.271,91 ha, đất rừng sản xuất tăng 7.673,80 do rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng năm 2007; đất chưa sử giảm 476,43 ha do được cải tạo đưa vào sản xuất nông, lâm nghiệp. Như vậy giai đoạn 2004 – 2014 các nông, lâm trường tỉnh Thanh Hóa đã bàn giao 7.625,15 ha đất sản xuất nông lâm nghiệp về cho địa phương quản lý; các địa phương chủ động xây dựng phương án sử dụng đất, ưu tiên giải quyết cho các hộ thiếu đất ở, đất sản xuất cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số, cụ thể năm 2004 tổng số hộ thiếu đất ở là 5.002 hộ, 16.155 hộ thiếu đất sản xuất đến năm 2014 đã giải quyết cơ bản hiện còn 1.802 hộ thiếu đất ở và 5.672 hộ thiếu đất sản xuất; trong thời gian tới các đơn vị đang dự kiến bàn giao tiếp 206,02 ha. 12 PHẦN THỨ III ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHẤP LUẬT VỀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI TRONG NÔNG, LÂM TRƯỜNG QUỐC DOANH, BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ TỪ 2004 -2014 I. NHẬN ĐỊNH ĐÁNH GIÁ 1. Kết quả đạt được 1.1. Đối với các Công ty TNHH, - Sau chuyển đổi, một số Công ty trách nhiệm hữu hạn đã sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tập trung ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, như: Công ty TNHH nông - công nghiệp Hà Trung đưa giống cam Cara vào trồng thử nghiệm; Công ty TNHH Lam Sơn - Sao Vàng và Thống Nhất đã áp dụng cơ giới hóa và tưới nước theo phương pháp công nghệ cao. Công ty TNHH Thống Nhất, Sông Âm khai thác quỹ đất khá tốt, xây dựng phương án giao khoán theo Nghị định 135/NĐ-CP của Chính phủ, công khai dân chủ, kế hoạch sản xuất kinh doanh, vật tư, phân bón, tiền công lao động...cơ bản tạo được sự đồng tình của người nhận khoán. - Các Công ty đã lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, tiến hành rà soát quỹ đất đúng quy định của pháp luật; Qua sắp xếp lại, doanh nghiệp đã tinh giản bộ máy, hiệu quả sử dụng đất được nâng lên, doanh thu, lợi nhuận của công ty tăng lên, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Doanh nghiệp tiếp tục duy trì ổn định và đang có chiều hướng phát triển; một số công ty TNHH đã sửa chữa, nâng cấp trụ sở làm việc khang trang hơn. - Các công ty đã chủ động ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các đơn vị, doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm. Do đó, sản phẩm nông nghiệp của các hộ nhận khoán và nhân dân trong vùng đều được bao tiêu kịp thời, giá cả ổn định; - Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh về liên doanh, liên kết mô hình sản xuất, 2 Công ty TNHH 1 thành viên (Thống Nhất và Yên Mỹ) đã thực hiện xong việc chuyển đổi mô hình sản xuất liên doanh với các doanh nghiệp lớn có tiềm năng tài chính mạnh thành lập Công ty TNHH 2 thành viên Bò sữa Thống Nhất; Công ty TNHH 1 TV Yên Mỹ đã hoàn thiện hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chuyển đổi thành Công ty Cổ phần ứng dụng công nghệ cao nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm sữa TH; 1.2. Về các Ban quản lý RPH - Sau chuyển đổi, công tác quản lý và sử dụng đất đai, bảo vệ và phát triển rừng của các ban quản lý rừng phòng hộ nhìn chung đã ổn định và có những chuyển biến tích cực. Đa số các đơn vị đã lập phương án quy hoạch sử dụng đất đai gắn với phương án sản xuất kinh doanh; quy hoạch 3 loại rừng (đặc dụng, phòng hộ, sản xuất) và đã thực hiện bàn giao diện tích đất đai theo quyết định thu hồi đất của Ủy ban nhân dân tỉnh cho địa phương quản lý và sử dụng, góp phần giải quyết tình trạng thiếu đất sản xuất của một số hộ dân và vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Công tác bố trí sắp xếp cán bộ, công nhân viên phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mình, tổ chức bộ máy tinh giảm, gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả hơn. 13 - Đa số diện tích đất đai được giao khoán đến cán bộ, công nhân viên, các hộ gia đình và cá nhân sinh sống trên địa bàn theo Nghị định số 01/CP và Nghị định số 135/NĐ-CP của Chính Phủ. Nhiều diện tích giao khoán đã được người nhận khoán trồng mới, chăm sóc, bảo vệ có hiệu quả, chất lượng rừng được nâng lên, nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai. - Ban quản lý rừng phòng hộ đã triển khai thực hiện một số chương trình, dự án trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng như: trồng mới, chăm sóc, bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng, từng bước nâng cao chất lượng rừng và tăng độ che phủ rừng trên diện tích rừng được giao; tỷ lệ che phủ rừng của các BQL RPH đạt 70 - 80%. - Ban quản lý rừng phòng phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương và Hạt kiểm lâm, xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả phương án bảo vệ và phòng, chống cháy rừng. Tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi xâm hại rừng, xâm lấn đất rừng phòng hộ, phát nương làm rẫy trái phép, không để xảy ra các vụ cháy rừng lớn; việc khai thác trái phép lâm sản từng bước được ngăn chặn, rừng được bảo vệ và phát triển tốt hơn. Có thể nói, sau chuyển đổi các Ban quản lý rừng phòng hộ đã triển khai giao khoán ổn định cho cán bộ, công nhân viên và các hộ dân sống trên địa bàn theo đúng Nghị định số 01/CP và Nghị định số 135/NĐ-CP của Chính chủ; đất đai được quản lý và sử dụng có hiệu quả hơn, góp phần nâng độ che phủ rừng chung của tỉnh từ 36,3% năm 1999 lên 51,5% năm 2014; giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho nhân dân trong vùng, góp phần xóa đói, giảm nghèo, tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân bổ lao động, dân cư; phát huy vai trò rừng phòng hộ, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học. 2. Hạn chế, yếu kém 2.1. Đối với các Công ty TNHH, - Việc thực hiện Đề án đổi mới và sắp xếp nông, lâm trường do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vẫn mang tính "hình thức"; một số đơn vị thực chất chỉ là “đổi tên gọi", chưa đi vào đổi mới thực chất toàn diện, chưa xác định rõ vai trò, chức năng, nhiệm vụ trong việc quản lý và sử dụng đất đai, chưa tạo được sự an tâm cho người lao động. Bước đầu hoạt động còn nhiều lúng túng khi chuyển sang hạch toán, sản xuất kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp. Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất kinh doanh còn chậm, sản phẩm chưa đa dạng, chất lượng thấp, chưa thực hiện được vai trò của doanh nghiệp Nhà nước đối với nông dân trên địa bàn, vẫn còn tình trạng để đất hoang hóa, chưa sử dụng. - Tuy doanh thu, lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh có tăng so với trước khi chuyển đổi, hiệu quả sản xuất kinh doanh năm 2014 của các Công ty là: 282.552 triệu đồng; doanh thu bình quân trên 1 ha của các công ty là: 30 triệu – 40 triệu đồng/ha, nhưng kết quả đạt được chưa tương xứng với lợi thế về tiềm năng đất đai và lao động hiện có; - Công tác rà soát đất đai tại một số đơn vị còn đơn giản, rà soát chưa chính xác. Trong quá trình rà soát, chưa phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để làm rõ phần diện tích đất nhỏ lẻ, diện tích đất thực hiện nhiệm vụ 14 công ích, diện tích đang bị tranh chấp, xâm canh như: Công ty TNHH Lam Sơn – Sao Vàng 87,67 ha; - Bình quân diện tích đất giao khoán cho các đối tượng nhận khoán là cán bộ công nhân ở các công ty TNHH cao hơn (1,3 ha/lao động nhận khoán) so với các hộ dân địa phương nhận khoán (0,71 ha/ lao động nhận khoán); - Việc giao khoán chưa thực hiện đầy đủ thủ tục theo quy định của pháp luật, công tác quản lý, tổ chức giao khoán cho các đối tượng được nhận khoán theo quy định của Chính phủ chưa tốt. Xây dựng phương án giao khoán chưa đầy đủ, chi tiết, chưa niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã để lấy ý kiến người có nhu cầu sử dụng đất. - Định mức khoán theo năng xuất khoán của từng loại đất ở mỗi Công ty cũng khác nhau. Đối với đất trồng cây lâu năm, như: cây cao su, Công ty TNHH Lam Sơn thu từ 10% đến 13%; Công ty TNHH Lam Sơn - Sao Vàng từ 10% đến 12%; Công ty Sông Âm thu 10%; Công ty TNHH Yên Mỹ thu 7% ... Đối với đất trồng cây hàng năm như: cây mía, mức khoán ở Công ty TNHH nông - công nghiệp Hà Trung thu 4,5%; Công ty TNHH Thống nhất thu 8%; Công ty Lam Sơn - Sao Vàng thu từ 10% đến 12%; Công ty TNHH Yên Mỹ thu 7%.... Mức khoán và hình thức khoán thiếu công khai, dân chủ. Quyền lợi được hưởng của các hộ nhận khoán trong cùng một đơn vị, vùng khác nhau. - Công tác quản lý nhà nước đối với việc sử dụng đất tại các Công ty TNHH còn buông lỏng, chưa có biện pháp để tiến hành cho thuê đất hoặc giao đất có thu tiền sử dụng đất. Hiện nay còn 5/6 Công ty TNHH chưa làm các thủ tục thuê đất, gây thất thu cho ngân sách nhà nước và chưa làm thủ tục để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai. - UBND một số huyện có liên quan chưa làm hết trách nhiệm quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn; có nơi chính quyền địa phương còn ỷ lại cho các công ty tự giải quyết các tranh chấp, vi phạm pháp luật đất đai. Công tác phối hợp giữa chính quyền địa phương với các công ty trong việc giải quyết các tranh chấp, xử lý các vi phạm pháp luật đất đai chưa thường xuyên, kịp thời và chưa chặt chẽ. 2.2. Đối với các Ban QLRPH. - Hầu hết các ban quản lý chưa thực hiện việc cắm mốc ranh giới trên thực địa cho nên vẫn còn tình trạng tranh chấp, xâm lấn, chồng lấn đất đai do chính quyền địa phương quản lý với đất của các ban quản lý rừng phòng hộ như Ban quản lý RPH Mường Lát 156,67 ha; - Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và quản lý lâm nghiệp chưa được nhiều. Trong công tác giao khoán, chưa quan tâm hình thức tổ chức sản xuất phù hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai được giao, nên chất lượng rừng, hiệu quả kinh tế rừng chưa cao. Diện tích rừng trồng mới chủ yếu là gỗ nhỏ, chưa có nhiều diện tích trồng rừng gỗ lớn. Thu nhập của các hộ nhận khoán đất rừng còn thấp, nhất là rừng phòng hộ, do đó các đối tượng nhận khoán đất rừng chưa yên tâm phát triển sản xuất. - Hầu hết các Ban quản lý rừng phòng hộ đều có tình trạng giao khoán đất cho cán bộ, công nhân viên có vị trí thuận lợi và diện tích cao hơn nhiều lần so 15 với các hộ dân. Ban quản lý rừng phòng hộ Thanh Kỳ, diện tích hộ nhận khoán cao nhất là 55,44 ha, thấp nhất là 0,9 ha; ban quản lý rừng phòng hộ Lang Chánh, diện tích hộ nhận khoán cao nhất là 34 ha, thấp nhất là 2,5 ha; ban quản lý rừng phòng hộ Thạch Thành hộ diện tích hộ nhận khoán cao nhất là 24,83 ha, thấp nhất là 1,50 ha; ban quản lý rừng phòng hộ Sông Đằn, diện tích hộ nhận khoán cao nhất 20 ha, thấp nhất 2,0 ha. Hiện nay, có một số hộ dân sống trên địa bàn trước đây giao đất nhận khoán nhưng không tham gia nhận khoán, đến nay do thấy hiệu quả kinh tế của việc nhận khoán đất lâm nghiệp và có nhu cầu sản xuất, nên các hộ này đã đề nghị được giao đất dẫn đến tình trạng tranh chấp, xâm lấn và khiếu kiện. - Công tác phối hợp giữa các ban quản lý rừng phòng hộ với cấp ủy, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng trên địa bàn trong việc giải quyết tranh chấp đất đai, chồng lấn, ngăn chặn và xử lý vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ rừng chưa thường xuyên. - Công tác sơ kết, tổng kết đánh giá việc thực hiện giao khoán rừng và đất lâm nghiệp cho các đối tượng nhận khoán chưa được tiến hành thường xuyên để phát huy những ưu điểm, nhân rộng điển hình tiên tiến, kịp thời chấn chỉnh, khắc phục những yếu kém trong công tác quản lý và sử dụng đất tại các ban quản lý rừng phòng hộ. Một số ban quản lý rừng phòng hộ chưa làm được vai trò là điểm tựa cho phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội ở vùng sâu, vùng xa. II. NGUYÊN NHÂN CỦA HẠN CHẾ, YẾU KÉM 1. Nguyên nhân từ cơ chế, chính sách; - Vốn đầu tư, cơ sở hạ tầng, cũng như vốn đầu tư cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng còn hạn hẹp, chỉ đầu đầu tư mang tính hỗ trợ, trong khi đó nhân dân miền núi nghèo nên không có khả năng thâm canh, chuyển giao tiến bộ KHKT; việc khai thác gỗ quản lý chưa chặt chẽ, đồng thời với sức ép đời sống của nhân dân nhất là đồng bào di dân tự do, tình trạng phát nương làm rẫy, khai thác lâm sản trái phép là những vấn đề khó khăn chưa khắc phục được; do điều kiện địa bàn xa, phức tạp; số lượng cán bộ không đáp ứng; khi giao khoán chỉ giao về diện tích và trạng thái rừng, chưa tính trữ lượng nên không xác định sinh khối giai tăng để thực hiện chính sách hưởng lợi của người nhận rừng; thu nhập từ rừng thấp, người làm rừng chưa thực sự an tâm với nghề rừng, chưa trở thành chủ thực sự để quản lý, bảo vệ rừng. 2. Nguyên nhân từ công tác tổ chức, chỉ đạo, thực hiện. - Một số cấp ủy, chính quyền và các ngành chức năng chưa quán triệt và tích cực triển khai thực hiện các Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về sắp xếp, chuyển đổi, đổi mới mô hình quản lý nông, lâm trường. Trong tổ chức, chỉ đạo thực hiện chưa có sự phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành để giải quyết, nhiều vấn đề tồn tại trong một thời gian dài, nhưng chưa được xử lý. - Công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý và sử dụng đất đai, quản lý tài nguyên rừng, có lúc, có nơi còn buông lỏng nên để xảy ra tình trạng vi phạm về quản lý và sử dụng đất kéo dài, chậm được được khắc phục. 16 - Nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật đất đai của một bộ phận cán bộ ở các ban quản lý rừng phòng hộ, công ty trách nhiệm hữu hạn còn hạn chế. Vẫn còn mang nặng tư tưởng bao cấp, chờ vào sự ưu đãi của Nhà nước, nhất là người đứng đầu, chưa chú trọng thực hiện các giải pháp về quản lý và sử dụng đất theo quy định của pháp luật, không tích cực chuyển đổi nội dung và phương thức hoạt động theo cơ chế mới. III. TRÁCH NHIỆM CỦA CHÍNH PHỦ, BỘ NGÀNH VÀ CHÍNH QUYỀN CÁC CẤP ĐỐI VỚI NHỮNG HẠN CHẾ, YẾU KÉM 1. Trách nhiệm của Chính phủ, Bộ, Ngành Trung ương. - Nghị quyết 30/NQ-CP ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị; Nghị định số 118/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ đã ban hành, tuy nhiên việc xây dựng các Thông tư hướng dẫn của các Bộ, ngành chưa kịp thời; mới có Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Thông tư số 02/TT-BNN&PTNT ngày 27/01/2015 về Hướng dẫn xây dựng đề án và phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp; còn lại các Bộ (Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Lao động Thương binh và Xã hội, Nội vụ) chưa có hướng dẫn, cho nên công tác triển khai ở địa phương gặp nhiều lúng túng, các công ty không chủ động xây dựng được phương án và chưa thực hiện được; - Chưa ban hành quy định cụ thể về quyền hạn và chức năng xử lý của các chủ rừng Nhà nước; trang bị công cụ hỗ trợ, trang phục cho lực lượng bảo vệ rừng khi thực hiện nhiệm vụ trong công tác truy bắt đối tượng vi phạm lâm luật còn hạn chế; - Vốn hỗ trợ từ Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng trong thời gian qua giảm nên diện tích rừng phòng hộ, đặc dụng đã được đầu tư bảo vệ quá 5 năm hiện không có nguồn kinh phí đầu tư; mặt khác, định suất đầu tư cho công tác bảo vệ rừng có 200 nghìn đồng/ha/năm là thấp, do vậy, khó khăn cho việc lập kế hoạch sản xuất và tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý và bảo vệ rừng của các đơn vị, chưa khuyến khích người dân tham gia bảo vệ và phát triển rừng; - Chưa bố trí được kinh phí thực hiện việc Dự án cắm mốc ranh giới, đo đạc bản đồ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính và xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đất đai các nông, lâm trường (theo nội dung chỉ đạo tại Công văn số 7451/VPCP-KTN ngày 31/10/2008 của Văn phòng Chính phủ). 2. Trách nhiệm của địa phương. - Việc chỉ đạo của địa phương, đơn vị trong công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đến toàn thể cán bộ, viên chức, người lao động trong công tác quản lý đất đai, bảo vệ và phát triển rừng tuy đã có biến chuyển về chiều rộng nhưng chưa sâu, thiếu đồng bộ và chưa thường xuyên, liên tục; - Chưa chỉ đạo quyết liệt các đơn vị rà soát đất đai và thực hiện nghĩa vụ thuê đất theo quy định của pháp luật; công tác giám sát, quản lý và thực hiện các quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch 3 loại rừng…vv, ở một số đơn vị chưa tốt vẫn để xảy ra tình trạng chanh chấp, lấn chiếm đất đai, vẫn còn tình trạng khiếu kiện, khiếu nại về đất đai như: Ban quản lý RPH Mường Lát; Nông trường Sao Vàng. 17 IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ 1. Chính phủ, các Bộ, ngành trung ương: - Nghiên cứu các chính sách tăng kinh phí đầu tư cho công tác BVRPCCCR, đầu tư cho việc sữa chữa nâng cấp các công trình xây dựng cơ bản như đường lâm nghiệp, trạm quản lý bảo vệ rừng; đầu tư hỗ trợ phương tiện, dụng cụ để phục vụ cho công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng và tăng suất định biên chế cho công tác quản lý bảo rừng phòng hộ, hỗ trợ kinh phí cho việc bảo vệ rừng tự nhiên sản xuất mà các đơn vị giao khoán theo Nghị Định 135/NĐ-CP của Chính phủ; - Tiếp tục duy trì hiện trạng mô hình hoạt động của các Ban QLRPH nhằm tận dụng lợi thế quy mô đất đai, khi có điều kiện để thu hút các doanh nghiệp lớn, có đủ tiềm lực vào đầu tư; - Hiện nay UBND tỉnh Thanh Hóa đang giao cho Sở Nông nghiệp và PTNT thực hiện Phương án thí điểm giao rừng, cho thuê rừng gắn liền với giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp giai đoạn 2013-2015 tỉnh Thanh Hoá, trên địa bàn 3 xã (Vạn Xuân, Yên Nhân và Bát Mọt) của huyện thường Xuân, thực tế mô hình đang phát huy hiệu quả tốt trong việc bảo vệ và phát triên rừng, tuy nhiên nguồn kinh phí để thực hiện cho việc giao rừng, cho thuê rừng gắn liền với giao đất rất lớn, đề nghị các bộ, ngành Trung ương cấp kinh phí cho tỉnh Thanh Hóa thực hiện đề án giao rừng, cho thuê rừng gắn liền với giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh giai đoạn 2015 – 2020; 2. UBND tỉnh: - Giao Sở Tài nguyên và Môi trường yêu cầu các đơn vị thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật đất đai (thuê đất và thực hiện nghĩa vụ tài chính, trả lại diện tích đất không sử dụng, sử dụng kém hiệu quả, không đúng mục đích...), có biện pháp xử lý hành chính đối với người đứng đầu các tổ chức, doanh nghiệp không chấp hành các quy định của pháp luật đất đai; không thực hiện việc thuê đất và thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất. - Chỉ đạo các Sở, Ban, ngành căn cứ Nghị định 118/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp; Thông tư hướng dẫn của các Bộ, hướng dẫn thực hiện việc chuyển đổi mô hình sản xuất đối với các Công ty TNHH 1 thành viên trên địa bàn tỉnh. Sở Nông nghiệp và PTNT báo cáo UBND tỉnh./. Nơi nhận: GIÁM ĐỐC - Như trên; - Lưu: VT, PTNT. Lê Như Tuấn (đã ký) 18 19 [...]... rừng của các ban quản lý rừng phòng hộ nhìn chung đã ổn định và có những chuyển biến tích cực Đa số các đơn vị đã lập phương án quy hoạch sử dụng đất đai gắn với phương án sản xuất kinh doanh; quy hoạch 3 loại rừng (đặc dụng, phòng hộ, sản xuất) và đã thực hiện bàn giao diện tích đất đai theo quyết định thu hồi đất của Ủy ban nhân dân tỉnh cho địa phương quản lý và sử dụng, góp phần giải quyết tình. .. thu của các Ban QLRPH năm 2004 là 3.656,5 triệu đồng, đến năm 2014 là 15.047,5 triệu đồng; Ban QLRPH Thạch Thành doanh thu cao nhất 9.050,8 triệu đồng, thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên 3,5 triệu – 4 triệu đồng/người/tháng 3 Tổng hợp tình hình diễn biến đất đai của các công ty nông nghiệp, Ban QLRPH trên địa bàn toàn tỉnh từ năm 2004 – 2014 (Chi tiết biểu 14) Năm 2004 tổng diện tích đất của. .. giao về địa phương; đất rừng phòng hộ giảm 10.271,91 ha, đất rừng sản xuất tăng 7.673,80 do rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng năm 2007; đất chưa sử giảm 476,43 ha do được cải tạo đưa vào sản xuất nông, lâm nghiệp Như vậy giai đoạn 2004 – 2014 các nông, lâm trường tỉnh Thanh Hóa đã bàn giao 7.625,15 ha đất sản xuất nông lâm nghiệp về cho địa phương quản lý; các địa phương chủ động xây dựng phương án... tích các Ban QLRPH giao khoán theo hàng năm, công đoạn theo hình thức chăm sóc, bảo vệ hết chu kỳ 5 năm không còn tiền đầu tư các hộ nhận khoán trả lại cho đơn vị tự quản lý Từ năm 2004 đến năm 2014 các Ban QLRPH đã bàn giao về cho địa phương quản lý 4.599,20 ha Diện tích đất các Ban quản lý RPH bàn giao lại cho địa phương quản lý, các địa phương đã chủ động rà soát lại các đối tượng thiếu đất, ưu tiên... nước theo phương pháp công nghệ cao Công ty TNHH Thống Nhất, Sông Âm khai thác quỹ đất khá tốt, xây dựng phương án giao khoán theo Nghị định 135/NĐ-CP của Chính phủ, công khai dân chủ, kế hoạch sản xuất kinh doanh, vật tư, phân bón, tiền công lao động cơ bản tạo được sự đồng tình của người nhận khoán - Các Công ty đã lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, tiến hành rà soát quỹ đất đúng quy định của pháp... hiện việc cắm mốc ranh giới trên thực địa cho nên vẫn còn tình trạng tranh chấp, xâm lấn, chồng lấn đất đai do chính quyền địa phương quản lý với đất của các ban quản lý rừng phòng hộ như Ban quản lý RPH Mường Lát 156,67 ha; - Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và quản lý lâm nghiệp chưa được nhiều Trong công tác giao khoán, chưa quan tâm hình thức tổ chức sản xuất phù hợp để... dân sống trên địa bàn trước đây giao đất nhận khoán nhưng không tham gia nhận khoán, đến nay do thấy hiệu quả kinh tế của việc nhận khoán đất lâm nghiệp và có nhu cầu sản xuất, nên các hộ này đã đề nghị được giao đất dẫn đến tình trạng tranh chấp, xâm lấn và khiếu kiện - Công tác phối hợp giữa các ban quản lý rừng phòng hộ với cấp ủy, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng trên địa bàn trong... cực chuyển đổi nội dung và phương thức hoạt động theo cơ chế mới III TRÁCH NHIỆM CỦA CHÍNH PHỦ, BỘ NGÀNH VÀ CHÍNH QUYỀN CÁC CẤP ĐỐI VỚI NHỮNG HẠN CHẾ, YẾU KÉM 1 Trách nhiệm của Chính phủ, Bộ, Ngành Trung ương - Nghị quyết 30/NQ-CP ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị; Nghị định số 118/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ đã ban hành, tuy nhiên việc xây dựng các Thông tư hướng dẫn của các Bộ, ngành chưa kịp... đất và thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất - Chỉ đạo các Sở, Ban, ngành căn cứ Nghị định 118/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp; Thông tư hướng dẫn của các Bộ, hướng dẫn thực hiện việc chuyển đổi mô hình sản xuất đối với các Công ty TNHH 1 thành viên trên địa bàn tỉnh Sở Nông nghiệp và PTNT báo... chất lượng thấp, chưa thực hiện được vai trò của doanh nghiệp Nhà nước đối với nông dân trên địa bàn, vẫn còn tình trạng để đất hoang hóa, chưa sử dụng - Tuy doanh thu, lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh có tăng so với trước khi chuyển đổi, hiệu quả sản xuất kinh doanh năm 2014 của các Công ty là: 282.552 triệu đồng; doanh thu bình quân trên 1 ha của các công ty là: 30 triệu – 40 triệu đồng/ha, ... phi nông nghiệp đất khác 1.243,09 ha; bàn giao cho địa phương quản lý 3.065,95 Diện tích đất công ty bàn giao lại cho địa phương quản lý, địa phương chủ động rà soát lại đối tượng thiếu đất, ưu... nông dân địa bàn; + Các nông trường chưa thực quy hoạch sử dụng đất, cắm mốc ranh giới, đo đạc địa toàn khu đất giao; + Công tác phối, kết hợp đơn vị với cấp ủy, quyền địa phương quan chức địa bàn... tích đất quy hoạch để phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng: 79.784,33 ha; + Diện tích đất chuyển giao địa phương quản lý: 2.449,3 ha; II TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI NÔNG, LÂM

Ngày đăng: 23/10/2015, 11:29

Mục lục

  • SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

    • Lê Như Tuấn (đã ký)

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan