chuyên đề hôi thao CHUYÊN đề ôn THI đaị học PHẦN địa lí dân cư

10 349 0
chuyên đề hôi thao CHUYÊN đề ôn THI đaị học PHẦN địa lí dân cư

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC I CHUYÊN ĐỀ ÔN THI ĐAỊ HỌC PHẦN :ĐỊA LÍ DÂN CƯ Tác giả: Trần Thị Khánh Ly Chức vụ: Tổ phó chuyên môn tổ Địa –GDCD Đơn vị công tác: Trường THPT Ngô Gia Tự I.PHẦN MỞ ĐẦU Phần “Địa lí dân cư”, là phần không thể thiếu trong đề thi ĐH hàng năm .Vì vậy để học sinh đạt tối đa điểm trong phần này, trong quá trình ôn luỵện thi ĐH Tôi đã lựa chọn một số phương pháp, nhằm giùp các em đạt được kết qủa tốt nhất như sau II. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ 1. KIẾN THỨC CƠ BẢN TRONG CHUYÊN ĐỀ Phần địa lí dân cư gồm 3 bài: -Đặc điểm dân số và sự phân bố dân cư -Lao động và việc làm -Đô thị hoá Chuyên đề dạy trong 8 tiết 2. PHƯƠNG PHÁP DẠY CHUYÊN ĐỀ Dùng phương pháp sơ đồ hoá như sau: -Hệ thống toàn bộ kiến thức, phần địa lí dân cư theo sơ đồ sau: ĐỊA LÍ DÂN CƯ Đặc điểm dân số và sự phân bố dân cư Đông đân,nhiều thành phân dân tộc Dân số tăng nhanh cơ cấu dân số trẻ Lao đông và việc làm làm Dân cư phân bố không đồng đều Chiến lược phát triển dân số hợp lí Nguồn lao động Đặc điểm Đô thị hoá Đặc điểm Mạng lưới đô thị Ảnh hưởng -Hệ thống kiến thức riêng từng bài theo sơ đồ sau Cơ cấu lao độngMạng lưới đô thị Vấn đề việc làm và hướng giải quyết việc làm Ảnh hưởng Đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ Đông dân, có nhiều thành phần dân tộc Đông dân Nhiều tp dân tộc Dân số tăng nhanh 3. MỘT SỐ CÂU HỎI TỰ GIẢI Câu 1: Cơ câu dân số trẻ Đô thị hoá Phân bố dân cư chưa hợp lí Giữa đb với trung du,miền núi Chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động Nông thôn với thành thị Đặc điểm Mạng lưới đô thị Ảnh hưởng của ĐTH đến ptkt-xh 1, Trình bày đặc điểm dân số nước ta. 2, Phân tích ảnh hưởng của đặc điểm dân số đến sự phát triển KT – XH và môi trường Tỉ lệ ta dân Phân bố 1. Đặc điểmChậm dân số nước Tiêu chí Cấp quản thành thị đô thị chap,trình Tích cực Tiêu cực a. Quy môđộ dân bố chưakhông hợp lí phân loại đô số thị và phân ngày càng lí tăngngười,đồng đềuthứ 3 ở ĐNA và thứ 13 trong số hơn 200 quốc - Năm 2007hoálàthấp 85,17 triệu đứng gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong khi về diện tích nước ta chỉ đứng thứ 62. Quy mô dân số đông song phân bố chưa hợp lí, có sự khác biệt theo vùng. Quy mô dân số lớn nhất thuộc về 2 vùng đồng bằng (ĐBSH 19,48 triệu và ĐBSCL 17,53 triệu). Chỉ riêng 2 đồng bằng này đã chiếm tới 43,5 % dân số cả nước trong khi diện tích chỉ chiếm 18,5 %. Vùng có quy mô dân số nhỏ nhất là Tây Nguyên chỉ có 4,93 triệu người (bằng ¼ dân số đồng bằng Sông Hồng trong khi diện tích lớn gấp 2,6 lần). b. Nước ta có nhiều thành phần dân tộc với những đặc điểm khác nhau - Nước ta có 54 dân tộc, nhưng số dân của các dân tộc có sự chênh lệch lớn: Đông nhất là người Kinh chiếm 86,2 % dân số trong khi 53 dân tộc chỉ chiếm 13,8 %. - Các dân tộc cư trú xen kẽ nhau, phân tán trên nhiều vùng lãnh thổ, hình thành các vùng trong đó có một số dân tộc chiếm ưu thế Dẫn chứng: Vùng núi Tây Bắc có 31 dân tộc, nhưng người Thái và người Mông đông nhất - Các dân tộc thiểu số thường sống tại những địa bàn có tầm quan trọng chiến lược về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng, môi trường sinh thái (ví dụ về chính trị và an ninh quốc phòng vùng các dân tộc thiểu số sinh sống có đường biên giới đất liền và trên biển – được coi là “nơi biên viễn, đất phên dậu”) - Có sự chênh lệch đáng kể về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các dân tộc. - Mỗi dân tộc đều có nền văn hóa riêng, với những nét độc đáo riêng hợp thành nền văn hóa Việt Nam đa bản sắc - Các dân tộc du có thời gian sinh sống ở Việt Nam khác nhau, song đều có truyền thống đoàn kết gắn bó để xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc, c. Dân số nước ta còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ, đang trong giai đoạn quá độ để có cơ cấu dân số già - Dân số nước ta tăng nhanh, nhưng tốc độ tăng không đồng đều giữa các giai đoạn + Trong giai đoạn 1960 – 2007, dân số nước ta tăng gấp 2,82 lần, tăng thêm 55 triệu người, bằng dân số của một nước đông dân trên thế giới hiện nay. + Tốc độ tăng dân số không đều giữa các giai đoạn: + 1931 – 1960: 1,85 % + 1965 – 1975: 3,0 % + 1979 – 1989: 2,1% + năm 2007: 1,2 % + Do kết quả của công tác dân số kế hoạch hóa gia đình nên tốc độ tăng dân số đã giảm đi, song trong giai đoạn 1999 – 2007 dân số nước ta vẫn tăng thêm 7,54 triệu người, bình quân mỗi năm tăng thêm gần 1 triệu người - Cơ cấu dân số trẻ, nhưng đang có nhiều thay đổi Biểu hiện: So với năm 1999, tháp dân số năm 2007 có nhiều thay đổi. + Tỉ lệ nhóm dưới 15 tuổi có xu hướng giảm (năm 1999 là 33,5 % đến năm 2007 còn 25,6 %), đáy tháp thu hẹp + Tỉ lệ nhóm trên 60 tuổi mặc dù có tăng nhưng vẫn dưới 10% (năm 2007 là 9,4 %). + Tỉ lệ nhóm trong độ tuổi lao động đông và tăng cao (từ 58,4% lên 65%) 2. ảnh hưởng của đặc điểm dân số nước ta đến sự phát triển KT – XH và môi trường a. Ảnh hưởng tích cực - Quy mô dân số đông, cơ cấu dân số trẻ tạo ra nguồn lục địa dồi dào, của cải làm ra nhiều, tác động tích cực đến nền kinh tế (thị trường tiêu thụ rộng lớn, thuận lợi trong việc phát triển các ngành sản xuất cần nhiều lục địa và có khả năng thu hút đầu tư nước ngoài). - Tỉ lệ người phụ thuộc ít đi, là cơ hội để cải thiện chất lượng cuộc sống, chất lượng dân số. b. Ảnh hưởng tiêu cực Dân số nước ta đông, trẻ và tăng nhanh đã tạo nên sức ép rất lớn đối với phát triển KT – XH, bảo vệ TNTN, môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống. - Đối với phát triển kinh tế + Tốc độ gia tăng dân số chưa phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế. Trên thực tế để tăng 1% dân số thì mức tăng trưởng kinh tế hàng năm phải đạt từ 3 – 4 % và lương thực phải tăng trên 4%. Trong điều kiện nền kinh tế nước ta còn chậm phát triển, dân số đông thì mức tăng dân số như hiện nay vẫn là cao. + Sự phát triển kinh tế chưa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và tích lũy, tạo nên mâu thuẫn giữa cung và cầu. + Dân số tăng nhanh làm chậm sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ. + Làm cho vấn đề việc làm trở thành một thách thức lớn đối với nền kinh tế - Đối với sự phát triển xã hội + Chất lượng cuộc sống chậm cải thiện, tỉ lệ nghèo của cả nước mặc dù đã giảm nhưng vẫn còn cao + GDP bình quân đầu người còn thấp (năm 2007 là 833 USD/người, thấp hơn so với các nước trong lưu vực ĐNA) + Các vấn đề phát triển y tế, văn hóa, giáo dục còn gặp nhiều khó khăn - Đối với tài nguyên môi trường + Nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức có nguy cơ cạn kiệt + Ô nhiễm môi trường + Không gian cư trú chật hẹp Câu 2: 1. Chứng minh dân cư nước ta phân bố không đồng đều. 2.Giải thích tại sao phải tiến hành phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng. 1. Dân cư nước ta phân bố chưa hợp lí a. Giữa đồng bằng với trung du miền núi - Ở vùng đồng bằng dân cư tập trung đông đúc với 75% dân số cả nước, mật độ rất cao: + ĐBSH phần lớn có mật độ dân số cao từ 1001 – 2000 người/km2 + Dải đất phù sa ngọt của ĐBSCL và một số vùng ven biển có mật độ từ 501 – 1000 người/km2 - Ở vùng miền núi và trung du dân cư thưa thớt, mật độ dân cư thấp hơn nhiều so với vùng đồng bằng + Tây bắc và tây nguyên có mật độ dân cư chủ yếu dưới 50 người/km 2 và từ 50 – 100 người/km2 + Vùng núi BTB có mật độ chủ yếu dưới 100 người/km2 b. Ngay trong nội bộ từng lãnh thổ (khu vực, vùng) - Giữa khu vực đồng bằng + ĐBSH là vùng có mật độ dân số cao nhất cả nước: phần lớn lãnh thổ có mật độ cao từ 1001 – 2000 người/km2 + Dải đồng bằng duyên hải Miền Trung có mật độ phổ biến từ 100 – 200 người/km 2 và từ 201 – 500 người/km2. + ĐBSCL phần lớn có mật độ dân số từ 101 – 200 người/km 2 và 201 – 500 người/km2, phía Tây tỉnh Long An và phía tây Kiên Giang chỉ có mật độ từ 50 – 100 người/km2 - Trong nội bộ từng vùng kinh tế + ĐBSH: vùng trung tâm, ven biển phía Đông và đông nam có mật độ cao trên 2000 người/km2. Rìa phía bắc, đông bắc và phía tây nam đồng bằng, mật độ chỉ từ 201 – 500 người/km2. + ĐBSCL: vùng ven S Tiền có mật độ từ 501 – 1000 người/km 2, phía tây tỉnh Long An và phía tây Kiên Giang chỉ có mật độ từ 50 – 100 người/km2 + BTB hoặc duyên hải NTB: dân cư tập trung đông ở dải đồng bằng ven biển phía đông (mật độ trung bình từ 201 – 500 người/km 2), thưa thớt ở vùng núi phía tây (mật độ dưới 50 người/km2). c. Giữa thành thị và nông thôn. - Căn cứ vào biểu đồ trong Át lát trang 15 có thể tính được tỉ lệ dân thành thị - nông thôn qua bảng sau: Cơ cấu dân số phân theo thành thị - nông thôn (đơn vị: %) Năm Thành Thị Nông thôn 1960 15,7 84,3 1976 24,7 75,3 1979 19,2 80,8 1989 20,1 79,9 1999 23,6 76,4 2000 24,2 75,8 2005 26,9 73,1 2007 27,4 72,6 - Như vậy, đa số dân cư sống ở nông thôn. Tỉ lệ dân thành thị còn thấp, song có xu hướng tăng, tỉ lệ dân nông thôn giảm. 2. Phải tiến hành phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng vì: Nước ta phải tiến hành phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng vì hiện nay sự phân bố dân cư và lao động của nước ta chưa phù hợp với tiềm năng của mỗi vùng làm ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng lục địa và khai thác tài nguyên. - Vùng đồng bằng tập trung khoảng 75% dân số, trong đó riêng 2 vùng ĐBSH và ĐBSCL đã chiếm 43%. Hai vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên chỉ chiếm 19% dân số với trên 47% diện tích tự nhiên, là nơi tập trung nhiều tài nguyên thiên nhiên quan trọng của đất nước. - Tỉ lệ dân số thành thị tuy đã tăng dần nhưng tỉ lệ dân số thành thị/nông thôn ở mức xấp xỉ 3/7 như hiện nay chứng tỏ Việt Nam vẫn đang phát triển ở trình độ thấp - Dưới tác động của nền kinh tế thị trường, dân số và lao động đã có sự phân bố lại, song Nhà nước cần có giải pháp điều tiết tình trạng di dân tự do, quan tâm hơn nữa tới phân bố dân cư và lao động thông qua kế hoạch xây dựng và phát triển kinh tế vùng để sử dụng có hiệu quả nguồn lực và thế mạnh của từng vùng. 2. Nhà Nước rất chú ý đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng đồng bào dân tộc ít người vì: - Phần lớn các dân tộc ít người đều sống ở các vùng trung du và miền núi. Đó là những nơi có nguồn tài nguyên giàu có,nhưng cơ sở hạ tầng lại chưa phát triển, kinh tế còn lạc hậu lại thiếu nguồn lao động có trình độ kĩ thuật. Vì thế đời sống của nhân dân các dân tộc đặc biệt là các dân tộc ở vùng cao còn gặp nhiều khó khăn. - Góp phần giảm thiểu sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng đồng bằng với trung du và miền núi. Đây được coi là một chủ trương lớn nhằm xóa đói giảm nghèo, đồng thời cũng là cơ sở để củng cố khối đoàn kết giữa các dân tộc anh em, giữ vững an ninh, quốc phòng vùng biên giới. Câu 3: Tình trạng việc làm ở ĐNB, ĐBSH và cả nước (%) Vùng Cả nước ĐBSH ĐNB Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị 2000 2007 6.42 4.64 7.36 5.74 6.16 5.47 Tỉ lệ thời gian được sử dụng ở nông thôn 2000 2007 74.16 93.9 79.53 91.77 79.58 96.31 Hãy nhận xét và giải thích về tình trạng việc làm ở nước ta và của 2 vùng trên. Vấn đề việc làm ở nước ta hiện nay đã được giải quyết như thế nào ? a. Nhận xét về tình trạng việc làm - Việc làm là vấn đề gay gắt ở nước ta hiện nay, trong đó vấn đề nổi cộm ở thành thị là tình trạng thất nghiệp, ở nông thôn là tỉ lệ thời gian sử dụng lao động. - tỉ lệ thất nghiệp + Cả nước: nhìn chung còn cao và đang có xã hội hướng giảm + ĐBSH có tỉ lệ thất nghiệp cao nhất (cao hơn mức trung bình của cả nước và của vùng ĐNB) do dân số đông, mạng lưới đô thị dày đặc trong khi công nghiệp, dịch vụ chưa đáp ứng được nhu cầu việc làm, chuyển dịch cơ cấu chậm, di dân về thành thị. Năm 2007, tỉ lệ này đã giảm xuống 5,74 % do các ngành công nghiệp và dịch vụ đã có bước phát triển + ĐNB có tỉ lệ thất nghiệp cao hơn mức trung bình cả nước, song thấp hơn ĐBSH vì tập trung nhiều trung tâm công nghiệp, cơ cấu kinh tế tiến bộ nên đáp ứng nhu cầu việc làm tốt hơn và tỉ lệ thất nghiệp giảm nhưng vẫn còn cao hơn cả nước do nhập cư - Thời gian sử dụng lao động ở nông thôn: + Cả nước nhìn chung còn thấp nhưng đã có xu hướng tăng lên do nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chính, thu hút nhiều lao động nhất nước ta, trong khi hoạt động kinh tế nông nghiệp chưa đa dạng, tỉ lệ hoạt động phi nông nghiệp thấp. + ĐBSH có thời gian sử dụng lao động cao hơn mức trung bình cả nước và có xu hướng tăng lên nhờ hoạt động phi nông nghiệp phát triển, nhưng thấp hơn ĐNB do là vùng thâm canh cây lương thực, nông nghiệp mang tính thời vụ. + ĐNB có thời gian sử dụng ở nông thôn cao do quỹ đất lớn và là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta, kinh tế phi nông nghiệp cũng phát triển ở nông thôn. Tình trạng việc làm thay đổi theo hướng tích cực: Giảm tỉ lệ thất nghiệp, tăng thời gian sử dụng lao động phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa. 2, Ảnh hưởng của đô thị hóa * Tích cực - về kinh tế + Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động (dẫn chứng theo Át lát ), tăng quy mô của khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, đảy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế + Thu hút đầu tư, nhất là trong xây dựng đô thị, kết cấu hạ tầng, phát triển công nghiệp – dịch vụ ở các đô thị. + Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm - Về xã hội + Tạo ra nhiều việc làm, thay đổi cơ cấu nghề nghiệp, nâng cao trình độ người lao động , tăng thu nhập cho người lao động. + Làm chậm lại (giảm) mức sinh và gia tăng tự nhiên - về môi trường: + Mở rộng không gian đô thị + Hình thành môi trường đô thị với chất lượng cuộc sống ngày càng cải thiện * Tiêu cực - Về kinh tế: Sự không phù hợp giữa công nghiệp hóa với đô thị hóa, đô thị nhanh hơn công nghiệp hóa, khó khăn trong xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị, các cơ sở kinh tế - Về xã hội: + Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị cao + khó khăn trong đào tạo lao động có chất lượng + Nhà ở, quản lí đô thị, trật từ xã hội, an ninh phức tạp + Sự phân hóa giàu nghèo - Về môi trường + Áp lực về môi trường đô thị: Giao thông, diện tích cây xanh,… + Môi trường bị ô nhiễm: rác thải, tiếng ồn, nước sạch và nước 4. DẤU HIỆU NHẬN BIẾT CỦA CHUYÊN ĐỀ - Đặc điểm - Ảnh hưởng đến ptkt-xh - Nguyên nhân III. KẾT LUẬN Trên đây là một trong những phương pháp cá nhân đã thực hiện với phần “Địa lí dân cư” trong quá trình viết vẫn con nhiều thiếu xót,rất mong được sự đóng góp của các đồng nghiệp. Chân trọng cám ơn. ... thức, phần địa lí dân cư theo sơ đồ sau: ĐỊA LÍ DÂN CƯ Đặc điểm dân số phân bố dân cư Đông đân,nhiều thành phân dân tộc Dân số tăng nhanh cấu dân số trẻ Lao đông việc làm làm Dân cư phân bố không... NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ KIẾN THỨC CƠ BẢN TRONG CHUYÊN ĐỀ Phần địa lí dân cư gồm bài: -Đặc điểm dân số phân bố dân cư -Lao động việc làm -Đô thị hoá Chuyên đề dạy tiết PHƯƠNG PHÁP DẠY CHUYÊN ĐỀ Dùng...I.PHẦN MỞ ĐẦU Phần Địa lí dân cư , phần thi u đề thi ĐH hàng năm Vì để học sinh đạt tối đa điểm phần này, trình ôn luỵện thi ĐH Tôi lựa chọn số phương pháp,

Ngày đăng: 23/10/2015, 08:51

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan